You are on page 1of 51

Lời Chúa

trong đời sống và sứ vụ


của Giáo Hội
Tài liệu làm việc, chuẩn bị cho phiên họp khoáng đại
thường lệ lần thứ XII, Thượng Hội Đồng Giám Mục, tại
Rôma từ 5 tới 26 tháng Mười năm 2008, được Đức TGM
Nikola Eterovic, TTK Thượng Hội Đồng, công bố ngày 12
tháng Sáu.

Lời Tựa

Lời Chúa thượng thặng chính là Chúa Giêsu Kitô, vừa là Thiên Chúa vừa là Người. Chúa Con
chính là Lời Vĩnh Cửu, luôn hiện diện nơi Thiên Chúa, vì Người chính là Thiên Chúa: “Từ nguyên
thủy đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời ở với Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa” (Ga 1:1). Ngôi
Lời mạc khải mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Được Chúa Cha qua tình yêu Chúa Thánh Thần nói từ
thuở đời đời, Ngôi Lời tiến hành một cuộc đối thoại nói lên hiệp thông và dẫn con người vào sự sâu
thẳm trong sự sống thần thiêng của Ba Ngôi Chí Thánh. Trong Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Vĩnh
Cửu, Thiên Chúa chọn chúng ta trước khi tạo thành thế giới, để chúng ta trở nên dưỡng tử của
người (Xem Eph 1:4,5). Trong khi Chúa Thánh Thần là là trên mặt nước và bóng tối còn đang bao
trùm vực thẳm (xem St 1:2), thì Chúa Cha đã tạo nên trời và đất, qua Ngôi Lời, nhờ Người mà
muôn vật đi vào hiện hữu (Xem Ga 1:3). Bởi thế, vết tích Ngôi Lời có thể tìm thấy nơi thế giới tạo
dựng: “Các tầng trời đang thuật lại vinh quang Thiên Chúa; và bầu trời đang tuyên xưng các công
trình của bàn tay Người” (Tv 18:2). Con người nhân bản, được tạo dựng giống hình ảnh và hoạ ảnh
Thiên Chúa (xem St 1:26-27) là tuyệt tác của sáng thế, có khả năng bước vào đàm thoại với Đấng
Hóa Công, nhận ra trong sáng thế dấu ấn Tác Giả của nó, tức Ngôi Lời Tạo Hóa, và qua Chúa
Thánh Thần, sống trong hiệp thông với Đấng hằng có (xem Xh 3:14), tức Thiên Chúa hằng sống và
chân thật (xem Giêrêmia 10:10).

Tình bằng hữu ấy bị phá nát bởi tội của nguyên tổ của ta (xem St 3:1-24), một thứ tội cũng cản ngăn
không cho ta vươn tới Thiên Chúa qua sáng tạo. Nhưng, Thiên Chúa nhân từ và thương xót (xem
2Cor 30:9), vì lòng tốt của Người, đã không bỏ rơi nhân loại. Người chọn một dân tộc trong số
nhiều dân nước (xem St 22:18) và trong nhiều thế kỷ, tiếp tục nói với các tổ phụ và tiên tri, tức
những con người được chọn từ trước để duy trì sống động niềm hy vọng mang lại phấn khích, nhất
là trong các biến cố bi tráng của lịch sử cứu độ. Các sách Cựu Ước ghi lại các lời linh hứng của họ,
các lời duy trì sống động niềm hy vọng vào cuộc xuất hiện của Đấng Được Xức Dầu, Con Vua
Đavít (xem Mt 22:42), mầm nhồi lên từ gốc Giét-sê (xem Is 11:1).

Vào thời viên mãn (xem Gl 4:4), Thiên Chúa muốn mạc khải cho nhân loại mầu nhiệm sự sống
Người, từng bị dấu kín trong nhiều thế kỷ và thế hệ (xem Cl 1:26). Để làm việc ấy, Con Duy Nhất
của Thiên Chúa đã xuống thế làm người: “Ngôi Lời đã thành nhục thân và ở giữa chúng ta” (Ga
1:14). Giống chúng ta mọi sự chỉ trừ tội lỗi (xem Dt 2:17; 4:15), Ngôi Lời Thiên Chúa phải phát
biểu mình ra theo phương cách nhân bản, bằng lời nói và việc làm, đã được ghi lại trong Tân Ước,
nhất là các Phúc Âm. Ngôn ngữ sử dụng hoàn toàn nhân bản, nhưng không lầm lẫn. Với con mắt
đức tin, tín hữu khám phá ra vẻ huy hoàng chói lọi của vinh quang Thiên Chúa trong cái mỏng dòn
dễ vỡ của bản tính nhân loại nơi Chúa Giêsu Kitô, “Con duy nhất của Chúa Cha, đầy ân sủng và
chân lý” (Ga 1:14). Cùng cách ấy, mọi Kitô hữu đều được mời gọi nhờ lời lẽ Sách Thánh mà khám
phá ra Lời Thiên Chúa, vẻ chói lọi nơi Phúc Âm vinh quang của Chúa Kitô, giống như Thiên Chúa
(xem 2Cor 4:4). Việc ấy xẩy ra trong một diễn trình nhiều đòi hỏi, cần nhẫn nại và liên tục, bao hàm
việc nghiên cứu theo phương pháp sử học phê phán (ngay cả nghiên cứu sự biến đổi ngôn từ qua
lịch sử nữa – diachronic), việc áp dụng mọi phương pháp khoa học và văn chương hiện có (vốn cần
để hiểu nghĩa của một thời – synchronic) và việc tìm tòi từ một lợi điểm (vantage point) nào đó của
nền văn chương nữa. Nhờ được Chúa Thánh Thần, hồng phúc của Chúa Kitô Phục Sinh, soi sáng,
và nhờ được Huấn Quyền hướng dẫn, tín hữu sẽ chăm chú đọc các Sách Thánh và rút tỉa được ý
nghĩa đầy đủ của chúng khi gặp gỡ Ngôi Lời Thiên Chúa, Ngôi Vị của Chúa Giêsu Kitô, Đấng vốn
có lời ban sự sống đời đời (xem Ga 6:68).

Chủ đề của Phiên Khoáng Đại Khóa XII Thường Lệ của Thượng Hội Đồng Giám Mục, Lời Chúa
trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội, có thể hiểu theo nghĩa Kitô học, tức là, Chúa Giêsu Kitô
trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội. Phương thức Kitô học này, khi nhất thiết liên kết với phương
thức thần khí học (pneumatological), sẽ dẫn ta tới việc khám phá ra chiều kích Ba Ngôi của mạc
khải. Xét chủ đề theo cách này sẽ bảo đảm được tính đơn nhất của mạc khải. Mọi lời nói và việc
làm, được các tác giả linh hứng ghi lại trong Sách Thánh và được Thánh Truyền trung thành gìn
giữ, đều gặp nhau trong Ngôi Vị Chúa Giêsu, Lời của Thiên Chúa. Điều ấy thấy rõ trong Tân Ước,
là bộ sách thuật lại và tuyên xưng mầu nhiệm cái chết, sự sống lại và sự có mặt của Người trong
lòng Giáo Hội, tức cộng đồng các môn đệ của Người được mời gọi để cử hành các mầu nhiệm
thánh thiêng kia. Nhờ ơn thánh từng dẫn tới việc hủy diệt tội lỗi (xem Rm 6:6), những kẻ bước chân
theo Người tìm cách trở nên đồng hình đồng dạng với Thầy Chí Thánh để mỗi người được sống
Chúa Kitô (xem Gl 2:20). Cả Cựu Ước cũng thế, bộ sách, mà theo chính lời Chúa Giêsu, cũng chỉ
về Người (xem Ga 5:39; Lc 24:27). Đọc Sách Thánh theo viễn tượng Kitô học và thần khí học sẽ
dẫn ta từ chữ nghĩa đi vào tinh thần và từ lời lẽ đi vào Ngôi Lời Thiên Chúa.

Thực vậy, lời lẽ thường che dấu ý nghĩa thực sự của chúng, nhất là lúc được xem xét theo quan
điểm văn chương và văn hóa của các tác giả linh hứng và cách họ hiểu thế giới và luật lệ của họ.
Làm thế sẽ dẫn tới việc tái khám phá ra tính đơn nhất của Lời Thiên Chúa trong rất nhiều lời lẽ của
Thánh Kinh. Sau diễn trình cần thiết và nhiệt tâm đó, Lời Thiên Chúa sẽ toả chiếu một vẻ huy
hoàng đầy ngạc nhiên, đền bù quá cả công khó đã bỏ ra.

Tài liệu làm việc này, một tài liệu trình bày nghị trình cho phiên họp thượng hội đồng sắp tới, sử
dụng một cách tiếp cận hai mặt, có tính bổ túc cho nhau đối với Lời Thiên Chúa và chứa nội dung
câu trả lời cho các câu hỏi của Bản Đề Cương (Lineamenta), do các hội đồng Giáo Hội Phương
Đông, các hội đồng giám mục, các bộ của Giáo Triều Rôma, Liên Hiệp Các Bề Trên Tổng Quyền
và nhiều vị khác đệ trình, là những vị muốn đóng góp các nhận xét của họ cho đề tài hết sức quan
trọng này. Diễn trình suy tư này đã nhận được sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI,
Mục Tử của Giáo Hội Phổ Quát, Đấng nhiều lần đã nhắc tới chủ đề của thượng hội đồng trong các
bài diễn văn của mình. Khi nhắc nhở như thế, ngài đã cùng các vị khác nói lên ý muốn rằng nhờ tái
khám phá Lời Thiên Chúa, Lời luôn hợp thời và không bao giờ lỗi thời, Giáo Hội sẽ trẻ trung hóa
chính mình và cảm nghiệm được một thời thanh xuân tươi mới. Nhờ thế Giáo Hội sẽ có khả năng
mạnh mẽ mới, gánh vác được sứ mệnh phúc âm hóa và thăng tiến nhân bản trong thế giới ngày nay,
một thế giới đang khao khát Thiên Chúa và lời lẽ của đức tin, đức cậy và đức mến.

Một cách tích cực, Tài Liệu Làm Việc này tường trình lại ý thức được nhiều người duy trì về tầm
quan trọng của Lời Thiên Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội. Tuy nhiên, nó cũng chứa
đựng nhiều khía cạnh thuộc chủ đề này, những khía cạnh cần được nói tới và cải thiện, đặc biệt, là
việc lui tới nhiều hơn với Sách Thánh và việc hiểu biết Sách Thánh hơn trong lòng Giáo Hội.
Những điều ấy tất yếu sẽ xẩy ra trong quá trình công bố Tin Mừng, với một lòng nhiệt thành tông
đồ và mục vụ canh tân, cho mọi người gần xa và thổi sức sống vào mọi khía cạnh của cuộc sống
nhân bản, nhờ thế góp phần vào việc xây dựng một thế giới công bằng và hòa bình hơn.
Hội Đồng Thường Lệ Thứ XI của Văn Phòng Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, cơ quan
soạn thảo tập Tài Liệu Làm Việc này, với sự trợ giúp của nhiều chuyên viên, hy vọng rằng tập tài
liệu này thực sự sẽ có ích cho các cuộc thảo luận của Thượng Hội đồng và là tập hướng dẫn để các
nghị phụ của thượng hội đồng tái khám phá ra Lời Thiên Chúa, tức Chúa Giêsu Kitô, vừa là Thiên
Chúa vừa là người. Diễn trình này sẽ xẩy ra cách đặc biệt tại các cuộc cử hành phụng vụ mà đỉnh
cao chính là Lễ Tạ Ơn, nơi Lời Chúa biểu lộ sự hữu hiệu diệu kỳ của mình. Thực vậy, căn cứ vào
các lời lẽ minh nhiên của Chúa Giêsu Kitô “Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta” (Lc 22:19), mà các
lời do linh mục đọc nhân danh con người Chúa Kitô là Đầu “Hãy lãnh nhận; vì này là mình Ta” (Mc
14:22), “này là máu Ta” (Mc 14:24), nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, đã biến bánh thành Mình
Chúa Kitô và rượu nho thành Máu của Người. Từ nguồn suối ơn thánh và tình yêu không bao giờ
cạn này, Giáo Hội không ngừng hút tỉa được mật sống và sức mạnh để thi hành sứ mệnh của mình
trong thế giới ngày nay, một thế giới mà các công dân đang được mời gọi khám phá ra Lời Thiên
Chúa trong Ngôi Vị Chúa Giêsu Kitô, Đấng vốn là “đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14:6) đối
với từng người và đối với toàn hể nhân loại.

Nikola ETEROVIC
Tổng giám mục hiệu tòa Sisak
Tổng thư ký
Thành Vatican, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, 11 tháng Năm năm 2008

Dẫn Nhập

“Ðiều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều
chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống. Quả vậy, sự sống đã
được tỏ bày, Chúng tôi đã thấy và làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời: sự
sống ấy vẫn hướng về Chúa Cha và nay đã được tỏ bày cho chúng tôi. Ðiều chúng tôi đã thấy và đã
nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi,
và chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Ðức Giêsu Kitô, Con của Người. Những điều này,
chúng tôi viết ra để niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn” (1 Ga 1:1-4).

I. Một công bố toàn bộ, được tiếp nhận tận tình

Phiên Khoáng Đại Thường Lệ Lần Thứ XII của Thượng Hội Đồng Giám Mục.

Phiên Khoáng Đại Thường Lệ Lần Thứ XII của Thượng Hội Đồng Giám Mục, sẽ diễn ra từ ngày 5
tới ngày 26 tháng Mười năm 2008, sẽ bàn đến Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội. Việc
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI chọn chủ đề này vào ngày 6 tháng Mười năm 2006 đã được các
giám mục và Dân Chúa đón nhận rộng rãi. Việc chuẩn bị cho đề tài này bắt đầu với việc soạn thảo
Bản Đề Cương (Lineamenta) mời gọi suy tư, dưới ánh sáng Công Đồng Vatican II, một số kinh
nghiệm và khía cạnh trong cuộc gặp gỡ Lời Chúa trong Giáo Hội ngày nay, theo các truyền thống
và nghi lễ khác nhau và từ vọng nhìn thuận lợi của đức tin.

Câu trả lời cho các câu hỏi của bản Đề Cương xuất phát từ Các Giáo Hội Đông Phương, các hội
đồng giám mục, các bộ thuộc Giáo Triều Rôma và Hiệp Hội Các Bề Trên Tổng Quyền. Các nhận
xét cũng được ghi nhận từ các cá nhân giám mục, linh mục, tu sĩ, thần học gia và tín hữu giáo dân.
Các cố gắng nghiêm chỉnh, chú tâm diễn ra tại các Giáo hội đặc thù thuộc khắp các châu lục, cho
thấy tầm rộng dài của Lời Chúa trên khắp thế giới. Nội dung các đệ trình này đã theo thường lệ
được tóm lược và nay trình bầy trong Tài Liệu Làm Việc này.

II. Tài liệu làm việc và cách sử dụng nó.


Các điểm qui chiếu

Thời gian một lần nữa lại kêu gọi ta phải ngoan ngoãn lắng nghe Lời Chúa trong kết hợp với Truyền
Thống Giáo Hội, dưới ánh sáng Công Đồng Vatican II, nhất là tiếp nhận nội dung Hiến Chế Tín Lý
về Mạc Khải “Dei Verbum” (DV), và các tài liệu khác của Công Đồng, đặc biệt là Hiến Chế Tín Lý
về Phụng Vụ Thánh “Sacrosanctum Concilium” (SC), Hiến Chế về Giáo Hội “Lumen Gentium”
(LG) và Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay “Gaudium et Spes” (GS) (1). Hai
tài liệu của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh “The Interpretation of the Bible in the Church”
(Giải Thích Thánh Kinh trong Giáo Hội) và “The Jewish People and Their Sacred Scriptures in the
Christian Bible” (Dân Do Thái và Sách Thánh của họ trong Thánh Kinh Kitô Giáo) cũng trực tiếp
có liên quan tới chủ đề của thượng hội đồng. Ngoài ra, Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo và
cuốn Tóm Lược (Compendium) của nó cũng như cuốn “Hướng Dẫn Tổng Quát về Giáo Lý” (The
General Directory for Catechesis) cũng có đặc tính thẩm quyền đối với chủ đề này. Giáo huấn của
các Đức GH Piô XII, Phaolô VI, Gioan Phaolô II, Bênêđíctô XVI đều là thành phần của Huấn
Quyền về Lời Chúa, cũng như các tài liệu được các bộ của Giáo Triều Rôma công bố trong bốn
mươi năm qua kể từ Công Đồng Vatican II. Nhiều Giáo Hội đặc thù và bộ phận của nhiều Giáo hội
cấp lục địa, cấp miền và cấp quốc gia cũng đưa ra nhiều tài liệu về chủ đề này. Tuy nhiên, Thượng
Hội Đồng này còn có thêm hai điểm qui chiếu nữa. Điểm thứ nhất xuất phát từ thượng hội đồng
trước đây về phép Thánh Thể, một bí tích cùng với Lời Chúa đã tạo nên bàn thánh duy nhất chứa
Bánh Sự Sống (xem DV 21). Biến cố nữa hết sức quan trọng, đầy ân sủng, từng linh hứng cho
thượng hội đồng là Năm Thánh Phaolô để mừng kính Thánh Tông Đồ Phaolô, đấng đã làm chứng
cho Lời Chúa, đã công bố nó với một mức độ gương mẫu và mãi mãi là thầy dạy đầy thế giá về nó
trong Giáo Hội.

Các mong chờ chung

Đệ trình của các Mục Tử đã cùng nhau chia sẻ các mong chờ sau đây ở thượng hội đồng:

- Cần dành nhiều ưu tiên hơn cho Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội; việc này đòi can
đảm và sáng tạo trong khoa sư phạm thông đạt, thích ứng nó vào thời đại (văn hóa, các hoàn cảnh
đời thực, truyền thông);

- Tín hữu cần biết rằng Lời Thiên Chúa chính là Chúa Giêsu Kitô, một cái hiểu sẽ đem lại cảm thức
huyền nhiệm đối với việc đọc mọi lời lẽ trong Thánh Kinh, nhất là trong các cử hành phụng vụ, trên
hết và trước hết trong Thánh Lễ Chúa Nhật;

- Lời Chúa chỉ có thể hiểu được cách trọn vẹn nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho
nó ý nghĩa và linh hứng việc đọc Thánh Kinh trong Giáo Hội, trong đồng văn Truyền Thống sống
động của Giáo Hội chuyên công bố và thực thi đức ái. Theo cách đó, việc nghe Lời Chúa và đọc
Thánh Kinh được quan niệm như cần phải có sự tham gia vào cộng đồng Giáo Hội trong tinh thần
hiệp thông và phục vụ;

- Thánh Kinh cần được quan niệm là Lời Thiên Chúa vẫn còn tiếp tục mạc khải, bất chấp nhiều khó
khăn trong việc hiểu một số đoạn, nhất là các đoạn trong Cựu Ước;

- Tín hữu Chúa Kitô đang cho thấy một lòng khát khao lớn lao muốn được nghe Lời Chúa. Niềm
khát khao này đã đem lại nhiều sáng kiến đáng giá về mục vụ. Tuy nhiên, về phương diện này, phải
khẩn trương chú trọng tới cảm thức dửng dưng, thiếu hiểu biết và lẫn lộn đối với chân lý đức tin
liên quan đến Lời Chúa, cũng như việc chuẩn bị xứng đáng và những trợ giúp cần thiết về thánh
kinh.
- Cần phải khai triển các chương trình mục vụ về Thánh Kinh. Thực vậy, mọi sinh hoạt mục vụ, kể
cả việc giảng dạy các chân lý đức tin, phải đặt căn bản trên Lời Chúa và liên tục được Lời ấy linh
hứng;

- Hiệp thông đức tin nhất thiết đòi phải đem Lời Chúa ra thực hành; mỗi giáo hội đặc thù phải cam
kết tiếp nhận Lời Chúa và áp dụng Lời ấy trong mọi hoàn cảnh địa phương;

- Các cách tiếp cận Thánh Kinh khác nhau trong các truyền thống La Tinh và Đông Phương cần
được biết tới và đánh giá sự phong phú của chúng;

- Khả năng và trách nhiệm của các mục tử trong việc công bố Lời Chúa đòi phải được cập nhật hóa
trong diễn trình đào tạo;

- Giáo dân cần ý thức một cách khẩn trương rằng họ không phải là những người thụ động đối với
Lời Chúa; mà đúng ra họ phải trở nên cả người nghe Lời Chúa và người Công bố Lời ấy nữa, sau
khi đã được cộng đồng chuẩn bị và nâng đỡ; và

- Tín hữu cần xác tín rằng Chúa ngỏ Lời cứu độ của Người với hết mọi người không trừ ai; thành
thử ra, Người muốn Lời của Người trở thành một phần trong sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội, để
mọi người nhận ra nó như Tin Mừng giải phóng, ủi an và cứu độ. Lời Chúa tìm kiếm một cuộc đối
thoại bên trong Giáo Hội, với các cộng đồng Kitô giáo, với các tôn giáo khác và với cả các nền văn
hóa, luôn luôn chú tâm đến nhiều mầm mống sự thật mà Chúa quan phòng đã đặt để ở đó;

Mục tiêu của Thượng Hội Đồng

Thượng Hội Đồng có ý bàn luận chủ đề Lời Chúa qua đó, “Thiên Chúa vô hình (xem Cl 1:15; 1Tm
1:17), vì tình yêu dư thừa của Người, đã ngỏ lời với con người như bằng hữu (xem Xh 33:11; Ga
15:14-15) và bằng lòng sống giữa họ (xem Barúc 3:38), ngõ hầu Người có thể mời gọi và đưa họ
vào tình thân hữu với Người” (DV 2). Trách vụ này hàm nghĩa việc nghe và yêu Lời Chúa đến độ
đem ra áp dụng vào các hoàn cảnh sống thực của con người thời nay. Lời Chúa xác định ra ơn gọi,
tạo ra hiệp thông và sai đi truyền giáo, để điều đã tiếp nhận được cho đi như tặng phẩm gửi tới
người khác. Mục tiêu của Thượng Hội Đồng chủ yếu có tính mục vụ và truyền giáo, nghĩa là xem
sét cặn kẽ giáo huấn tín lý của chủ đề và, trong diễn trình ấy, truyền bá và củng cố thói quen gặp gỡ
Lời Chúa như nguồn sự sống đối với nhiều lãnh vực của kinh nghiệm, và nhờ đó, có thể lắng nghe
Thiên Chúa và nói với Người một cách chân thực và đúng nghĩa.

a. Nói cách cụ thể, Thượng Hội Đồng mong muốn làm sáng tỏ hơn nữa các chân lý căn bản của
Mạc Khải, như Lời Chúa, đức tin, Thánh Truyền, Thánh Kinh và Huấn Quyền, tất cả đều tạo cơ sở
và đảm bảo một hành trình đức tin thực sự hữu hiệu. Hội Đồng cũng mong muốn đem tới một lòng
yêu thích Thánh Kinh sâu sắc hơn, ngõ hầu “các tín hữu, nhờ năng lui tới hơn” với Thánh Kinh
(xem DV 22), có thể đạt tới chỗ nhận ra tính hiệp nhất giữa bánh của Lời và Mình Chúa Kitô mà
nuôi dưỡng được cuộc sống Kitô hữu của họ cách trọn vẹn (2). Hơn nữa, Thượng Hội Đồng có
trách vụ xem sét mối liên hệ năng động giữa Lời Chúa và phụng vụ; khuyến khích việc thực hành
“Đọc Lời Chúa” (Lectio Divina) đã khá phổ biến hiện nay, một thực hành cần được thích ứng xứng
đáng với các hoàn cảnh khác nhau; và đem đến cho người nghèo một sứ điệp ủi an và hy vọng.
Thượng Hội Đồng cũng nhắm hỗ trợ việc áp dụng đúng đắn khoa giải thích vào Thánh Kinh, nhấn
mạnh nhiều vào diễn trình phúc âm hóa và bản vị hóa (inculturation), và cổ vũ cuộc đối thoại đại
kết, một cuộc đối thoại hết sức gắn bó với việc nghe Lời Chúa. Sau cùng, Thượng Hội Đồng mong
muốn cổ vũ cuộc đối thoại giữa Do thái giáo và Kitô giáo và theo một nghĩa rộng hơn, cuộc đối
thoại liên tôn và liên văn hóa nữa.
b. Nhiều mục tử ngỏ ý muốn rằng Thượng Hội Đồng không nên chỉ cung cấp tín liệu mà thôi,
nhưng nên thực sự đụng chạm tới cuộc sống và hướng dẫn để người ta tham gia nhiều hơn vào đời
sống và sứ vụ của Giáo Hội. Khi được thông truyền bằng một ngôn ngữ vừa đơn giản vừa dễ hiểu
đối với người ta, Lời Chúa sẽ được coi là sống động, hữu hiệu và sắc bén (xem Dt 4:12). Về
phương diện này, chúng ta nhớ các hạn từ “Thánh Kinh” (Bible), “Sách Thánh” (Sacred Scripture
hay Holy Book) đều có nghĩa như nhau. Tuy nhiên, trong một đồng văn đặc thù, “Lời Chúa” cũng
có nghĩa là “Sách Thánh” vậy.

Vào Đầu

Mấy dòng lịch sử: Các dấu chỉ thời đại sau 40 năm kể từ Công Đồng Vatican II

"Để Lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh” (2 Tx 3:1)

Một Mùa Nhiều Hoa Trái

5. Cộng đồng Kitô giáo đã cảm nghiệm được nhiều điều tích cực như là hậu quả từ sinh hoạt năng
động của Lời Chúa. Nói chung, những kinh nghiệm ấy có thể kể như sau:

- Biết đánh giá Thánh Kinh mới mẻ hơn trong phụng vụ, giáo lý, và quan trọng hơn nữa trong các
nghiên cứu chú giải và thần học;

- Thực hành việc Đọc Lời Chúa (Lectio Divina) nhiều hơn và có hiệu quả hơn, dưới nhiều hình thức
khác nhau;

- Phân phối Thánh Kinh sâu rộng hơn qua các cơ quan tông đồ thánh kinh và các cố gắng của nhiều
cộng đồng, nhóm và phong trào giáo hội;

- Con số người đọc mới và thừa tác viên mới Lời Chúa gia tăng hơn bao giờ hết;

- Các phương cách và phương tiện truyền thông hiện đại được dùng nhiều hơn; và

- Trong lãnh vực văn hóa, người ta chú trọng nhiều hơn tới Thánh Kinh.

Các Điều Không Chắc Chắn và Vấn Nạn

6. Tuy nhiên, một số khía cạnh của chủ đề vẫn còn là dấu hỏi mở rộng và đặt ra nhiều vấn nạn. Các
vấn nạn sau đây được nhận ra tại hầu hết các giáo hội địa phương:

- Thiếu quen biết với hiến chế “Dei Verbum”;

- Nhiều người đọc Thánh Kinh hơn; tuy nhiên, họ đọc mà không có đủ kiến thức về toàn bộ kho
tàng đức tin, là kho tàng mà Thánh Kinh vốn là thành phần;

- Một vài người cảm thấy khó có thể đọc và khó có thể hiểu một số đoạn Cựu Ước đến độ liều mình
có thể dùng chúng cách sai lạc;

- Cách tiếp cận Lời Chúa trong phụng vụ Thánh Lễ đôi khi vẫn còn cần phải tạo ra hiệu quả;

- Tương quan giữa Thánh Kinh và khoa học vẫn còn căng thẳng và khó khăn trong việc giải thích
thế giới và đời sống con người;
- Vẫn còn một thứ xa lánh nào đó nơi tín hữu đối với Thánh Kinh; Người ta vẫn còn chưa cầm lấy
Thánh Kinh và đọc nó;

- Cần phải xem sét mối liên kết gần gũi giữa giáo huấn luân lý tổng quát của Giáo Hội và Sách
Thánh, nhất là Mười Giới Răn, các giới luật yêu Chúa và yêu tha nhân, Bài Giảng Trên Núi và giáo
huấn của Thánh Phaolô về sự sống trong Chúa Thánh Thần; và

- Cuối cùng, không những cần phải có tài nguyên vật chất để truyền bá Thánh Kinh, mà còn cần các
phương tiện để truyền đạt nó nữa. Các phương tiện ấy đôi khi không thoả đáng.

Các hoàn cảnh đa dạng và đòi hỏi của Đức Tin

7. Khi xem sét những điểm sáng và những điểm tối trên, câu trả lời của các mục tử đã nêu bật ba
khía cạnh, trong việc sống đức tin, đáng được suy nghĩ: khía cạnh bản thân, khía cạnh cộng đồng và
khía cạnh xã hội.

a. Trên bình diện bản thân, quá nhiều tín hữu ngần ngại không muốn mở Thánh Kinh vì nhiều lý do
khác nhau, nhất là vì họ cảm thấy nó quá khó hiểu. Nhiều Kitô hữu rất muốn nghe những Lời nào
đặt căn bản trên xúc cảm hơn là trên xác tín, vì họ ít hiểu biết về tín lý. Việc tách rời chân lý đức tin
ra khỏi cuộc sống hàng ngày đó chủ yếu thấy rõ trong việc gặp Lời Chúa trong Phụng Vụ. Ngoài ra,
một tách rời tương tự như thế đôi khi cũng xẩy ra giữa các học giả thánh kinh và các mục tử một
bên và bên kia là các dân dã tầm thường trong cộng đồng Kitô giáo. Thứ đến, các câu trả lời cũng
nhìn nhận điều này nữa là nhiều người vẫn còn ở giai đoạn sơ khai trong tiếp xúc trực diện với Sách
Thánh. Về phương diện này, cần công nhận công lao của một số phong trào và gương sáng của các
linh mục sống đời tận hiến.

b. Vì Lời Chúa hiện được nhiều người sốt sắng trên khắp thế giới lắng nghe, nên trên bình diện
cộng đoàn, việc vẫn tồn tại nhiều dị biệt đáng kể bên trong Giáo Hội là điều dễ hiểu. Người ta thấy
trong các giáo hội trẻ trung, hay các giáo hội trong đó Kitô hữu là nhóm thiểu số, các tín hữu sử
dụng Thánh Kinh nhiều hơn là ở những nơi khác. Các hình thức tiếp cận thay đổi tùy theo bối cảnh.
Ngày nay, ta có thể đề cập tới nhiều cách tiếp cận Thánh Kinh khác nhau ở Âu Châu, ở Phi Châu, ở
Á Châu, ở Mỹ và Đại Dương Châu. Tuy nhiên, sự khác nhau trong việc sử dụng Lời Chúa luôn có
tính bổ túc cho nhau, bất kể nó xẩy ra ở các giáo hội La Tinh hay các giáo hội Đông Phương, hay
trong mối tương quan với các giáo hội và cộng đồng giáo hội khác.

c. Trên bình diện xã hội, sự gia tăng nhanh chóng diễn trình hoàn cầu hóa cũng gây ảnh hưởng đối
với Giáo Hội. Một cách tổng quát, các câu trả lời nhắc đến ba nhân tố ảnh hưởng tới cuộc gặp gỡ
với Sách Thánh:

- Hiện tượng thế tục hóa đang ảnh hưởng đối với cuộc sống mọi người, khiến họ dễ dàng trở thành
nạn nhân của chủ nghĩa tiêu thụ, chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa thờ ơ đối với tôn giáo. Điều ấy
càng đúng đối với các thế hệ trẻ;

- Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo và văn hóa dẫn tới việc xuất hiện nhiều hình thức ngộ đạo và bí
nhiệm trong việc giải thích Thánh Kinh và việc các nhóm tôn giáo biệt lập trăm hoa đua nở ngay
trong lòng Giáo Hội. Đàng khác, việc sử dụng Thánh Kinh càng ngày càng làm tăng các đối kháng
khó chịu và tranh chấp đau lòng, nhất là đối với các nhóm thiểu số Kitô giáo trong các bối cảnh
không thuộc Kitô giáo; và

- Một số người còn mạnh mẽ muốn được thấy Lời Chúa như là nguồn giải phóng con người khỏi
các điều kiện hạ giá nhân phẩm và như một an ủi thực sự đối với người nghèo và người đau khổ.
Trong chương trình tân phúc âm hóa, việc chuyền giao đức tin cần phải đi song song với việc khám
phá Lời Chúa có chiều sâu. Lời Chúa cần được trình bầy như của nuôi dưỡng đức tin của Giáo Hội
xuyên qua các thời đại.

Cấu trúc của Tài Liệu Làm Việc

8. Tài liệu này có ba phần: phần đầu chú trọng tới ý nghĩa Lời Thiên Chúa, theo đức tin của Giáo
Hội, phần hai xem sét Lời Chúa trong đời sống của Giáo Hội; và phần ba đề nghị ra một số suy tư
về Lời Chúa trong sứ vụ của Giáo Hội.

Để cho sáng sủa và dễ đọc, mỗi phần sẽ được chia thành nhiều chương. Xét chung, mục tiêu của
Thượng Hội Đồng là suy gẫm, trình bầy và dâng lời tạ ơn vì mầu nhiệm vĩ đại Lời Chúa vốn là quà
tặng tối cao của Chúa.

Phần Một: Mầu Nhiệm Thiên Chúa nói với ta

”Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ;
nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ
Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Ðấng thừa hưởng muôn vật muôn loài” (Dt 1:1-2).

Trong phúc trình của mình, các mục tử nhắc tới một số vấn đề thần học rất quan trọng trong sinh
hoạt mục vụ của các ngài, thí dụ: vấn đề ý nghĩa Lời Chúa, vấn đề mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo
Hội, tính trung tâm của Lời Chúa; Thánh Kinh như Lời linh hứng và các chân lý của nó; việc giải
thích Thánh Kinh theo đức tin của Giáo Hội; và xu hướng đúng đắn trong việc lắng nghe Lời Chúa.

Chương Một

A. Thiên Chúa nói với chúng ta, ý nghĩa Lời Chúa

“Thiên Chúa nói với con người như bằng hữu" (DV 2).

Hiến chế “Dei Verbum” trình bầy thần học mạc khải như là một cuộc đối thoại, đem theo mình ba
khía cạnh chằng kéo lẫn nhau như sau: nghĩa rộng của hạn từ “Lời Chúa” trong Mạc Khải Thiên
Chúa; mầu nhiệm Chúa Kitô, vốn phát biểu Lời Chúa cách đầy đủ và hoàn hảo; và mầu nhiệm Giáo
Hội và Bí Tích Lời Chúa.

Lời Chúa như bản Thánh Ca Nhiều Giọng

9. Lời Chúa giống như một bản thánh ca nhiều giọng, được Chúa cất lên bằng nhiều cách và hình
thức khác nhau (xem Dt 1:1). Lịch sử Mạc Khải là một lịch sử lâu dài và có nhiều sứ giả khác nhau,
nhưng luôn có đặc điểm phẩm trật về ý nghĩa và chức năng.

a. Lời Chúa hiện hữu trong Thiên Chúa Ba Ngôi, nơi nó phát xuất, nhờ Ba Ngôi nó được nuôi
dưỡng và nó sẽ trở về với Ba Ngôi. Lời Chúa là chứng ước bền vững cho tình yêu của Chúa Cha,
cho công trình cứu rỗi của Chúa Con Giêsu Kitô và cho hành động đầy hoa trái của Chúa Thánh
Thần. Trong Mạc Khải, Lời là Ngôi Lời Vĩnh Cửu của Thiên Chúa, Ngôi Thứ Hai trong Ba Ngôi
Chí Thánh, Con Chúa Cha, nền tảng của thông đạt bên trong và bên ngoài Ba Ngôi: “Từ nguyên
thủy đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời ở với Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Từ nguyên thủy,
Người đã ở cùng Thiên Chúa; mọi sự đều nhờ Người mà được tạo thành, và nếu không có Người,
không sự gì được tạo thành cả” (Ga 1:1-3; xem Cl 1:16).
b. Do đó, mọi tạo vật đều thuật lại vinh quang Thiên Chúa (xem Tv 19:1). Từ nguyên thủy thời
gian, Thiên Chúa đã dùng Lời của Người mà tạo nên vũ trụ (xem St 1:1) và đã đóng ấn cuộc sáng
tạo ấy bằng sự khôn ngoan của Người, nhờ thế mọi sự đều là tiếng nói của Người (xem Giảng Viên
46:17; Tv 68:34). Một cách đặc biệt, con người nhân bản, vì được tạo dựng giống hình ảnh và họa
ảnh Thiên Chúa (xem St 1:26), nên mọi thời vẫn là dấu chỉ chắc chắn và là nhà giải thích thông thái
Lời của Người. Thực vậy, nhờ Lời, nhân loại trở nên có khả năng bước vào đối thoại với Thiên
Chúa và sáng tạo. Bởi thế, đầu hết, Thiên Chúa đã biến toàn thể tạo vật và con người nhân bản
thành “chứng tá bền vững về chính mình” (DV 3). Xét rằng vì “mọi sự đã được tạo nên nhờ Người
và vì Người… và trong Người mọi sự được tồn tại” (Cl 1:16-17), nên “mầm mống Lời” (AG 11,15)
tức ‘tia sự thật đang soi sáng muôn người’ (NA 2); những điều này đều tìm thấy nơi cá nhân lẫn nơi
các truyền thống tôn giáo của nhân loại (3).

c. “Lời đã thành nhục thân” (Ga 1:14): Lời tối hậu và dứt khoát của Thiên Chúa là chính Chúa
Giêsu Kitô. Con người của Người, sứ vụ và cuộc sống của Người trên trần gian hợp nhất một cách
thân mật với nhau, theo kế sách Chúa Cha mà cao điểm chính là Lễ Phục Sinh. Nhưng kế sách ấy sẽ
không hoàn tất cho tới Lúc Chúa Giêsu dâng nước Người cho Chúa Cha (xem 1 Cor 15:24). Người
là Tin Mừng của Thiên Chúa gửi tới mọi con người nhân bản (xem Mc 1:1).

d. Dưới cái nhìn Lời Thiên Chúa như Chúa Con Nhập Thể, trong dĩ vãng, Chúa Cha đã nói qua các
tiên tri (xem Dt 1:1). Nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ tiếp tục công bố Chúa Giêsu
và Phúc Âm của Người. Như thế, Lời Chúa đã được phát biểu ra bằng lời nhân bản trong các công
bố của các tiên tri và các Tông Đồ.

e. Sách Thánh là sứ điệp mạc khải được viết ra dưới sự linh hứng của Thiên Chúa. Trong tư cách ấy,
có thể nói nó thực sự là Lời của Thiên Chúa (xem DV 24), một lời hoàn toàn tập chú vào Chúa
Giêsu, vì “chính chúng (các sách thánh) đã làm chứng về Ta” (Ga 5:39). Nhờ đặc sủng linh hứng
của Thiên Chúa, các sách trong bộ Thánh Kinh có một sức mạnh lôi cuốn trực tiếp và cụ thể mà
không một bản văn nào hay lời nói nhân bản nào khác có thể có được.

f. Nhưng Lời Chúa không bị khóa kín trong chữ viết. Mặc dù Mạc Khải chấm dứt với việc qua đời
của vị tông đồ cuối cùng (xem DV 4), Lời Mạc Khải vẫn tiếp tục được công bố và được lắng nghe
xuyên suốt lịch sử Giáo Hội. Giáo Hội có trách nhiệm công bố Lời cho toàn thể thế giới như để đáp
lại lời kêu cầu được cứu rỗi của nó. Qua cách đó, Lời tiếp tục đường đi của nó nhờ việc rao giảng
vang dội và nhiều hình thức phúc âm hóa của nó, trong đó, việc công bố, việc dạy giáo lý, việc cử
hành phụng vụ và việc phục vụ bác ái chiếm một vị trí rất cao. Theo nghĩa này, rao giảng dưới
quyền lực Chúa Thánh Thần chính là Lời của Thiên Chúa hằng sống được thông đạt tới những con
người sống động.

g. Giống trái cây mọc ra từ gốc rễ thế nào, các chân lý trong đức tin của Giáo Hội, thuộc các lãnh
vực tín lý và luân lý, cũng phát xuất từ phạm vi Lời Thiên Chúa như vậy. Từ vọng nhìn này, mỗi khi
Mạc Khải Thiên Chúa được công bố bằng đức tin, nó trở thành giây phút Mạc Khải thực sự, và
cũng được gọi chính xác là “Lời Chúa” trong Giáo Hội.

Các Hệ Quả Mục Vụ

10. Nhiều câu trả lời của các giáo hội đặc thù nhắc tới các hệ quả mục vụ sau đây:

- Lời Chúa cho thấy tất cả các đặc tính của một thông đạt chân thực giữa các ngôi vị với nhau, điều
mà Thánh Kinh thường gọi là cuộc đối thoại giao ước, trong đó Thiên Chúa và con người nói với
nhau như những người cùng một gia đình.
- Từ vọng nhìn ấy, không thể định nghĩa Kitô giáo là “tôn giáo của Sách” theo nghĩa tuyệt đối được,
vì sách linh hứng có mối liên kết sinhh tử với toàn bộ cơ thể Mạc Khải (4).

- Thế giới tạo dựng bầy tỏ Lời Chúa ra, mà mầm mống đã có sẵn trong đời sống và lịch sử nhân
bản. Bởi thế, nhiều phúc trình đã nêu ra các câu hỏi rất quan hệ với ngày nay liên quan đến luật tự
nhiên, nguồn gốc của thế giới và sinh thái.

- Ý niệm “lịch sử cứu rỗi” (historia salutis), được các Giáo Phụ rất trân qúy, coi như “lịch sử thánh”,
đáng được bàn tới trong bối cảnh Thánh Truyền. Các hệ luận từ “tôn giáo của Lời Nhập Thể” cần
được hiểu thấu, nghĩa là Lời Thiên Chúa không được đóng thùng khóa kín trong các công thức trừu
tượng hay tĩnh tụ, mà phải có sức mạnh năng động trong lịch sử, một lịch sử được làm thành bởi
những con người và biến cố, lời nói và hành động, phát triển và căng thẳng, như Thánh Kinh đã chỉ
ra cách rõ ràng. Lịch sử cứu rỗi ấy, sau khi hoàn tất giai đoạn ‘lập hiến’, phải tiếp tục gây hiệu quả
qua thời gian trong Giáo Hội.

- Sự viên mãn của Lời Chúa phải được nhìn qua tất cả các biểu hiện của nó, theo vai trò của mỗi
người. Vì bản chất của nó, Sách Thánh lập tức xuất hiện trong tâm trí ta như sinh lực dành cho Giáo
Hội. Đồng thời, mỗi hành vi trong thừa tác vụ Lời Chúa phải hành động qua lại theo phương cách
cùng gây lợi và cùng hòa điệu với nhau. Công bố, dạy giáo lý, phụng vụ và phục vụ bác ái
(diaconia) thẩy đều có vai trò chủ yếu trong việc biểu hiện Lời Chúa ra.

- Các mục tử có nhiệm vụ giúp tín hữu thủ đắc một cái hiểu chân thực, đầy đủ và đúng đắn về các
việc vận hành đầy hoà điệu trong thừa tác vụ Lời Chúa, giúp họ khả năng trở thành những người
biết chăm chú lắng nghe Lời Chúa bất cứ nó được công bố ở đâu và biết thưởng thức lối phát biểu
dù là đơn sơ nhất của Thánh Kinh.

B. Ở tâm điểm, là mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội

"Trong thời sau hết, Người nói với chúng ta qua Con Một Người” (Dt 1:2).

Ở tâm điểm Lời Chúa, là Mầu Nhiệm Chúa Kitô

11. Nói cách tổng quát, các Kitô hữu biết rằng Ngôi Vị Chúa Giêsu Kitô nằm ngay tại trung tâm
Mạc Khải Thiên Chúa. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng biết lý do của tầm quan trọng ấy và
cũng không hiểu Chúa Giêsu ở tại trung tâm Lời Chúa theo nghĩa nào. Thành thử ra, họ khó chịu
khi phải đọc Thánh Kinh với Chúa Giêsu trong tâm tư. Vấn nạn, được hầu hết các câu trả lời của
các vị được tham khảo này nhắc đến, đã được nêu lên vì hai quan tâm chính sau đây: thứ nhất, để
tránh hiểu lầm do việc đọc Thánh Kinh cách nông cạn, đọc từng điểm, và thứ hai, để chỉ ra con
đường chắc chắn bước vào Nước Thiên Chúa và thừa hưởng sự sống đời đời. Thực sự, “sự sống đời
đời là chúng nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất, và Đấng Được Xức Dầu mà Cha sai đến” (Ga
17:3). Mối liên hệ yếu tính trong Mạc Khải Lời Chúa với mầu nhiệm Chúa Kitô là việc công bố;
rồi, xuyên suốt lịch sử Giáo Hội, việc hiểu thấu sự công bố ấy càng ngày càng được thâm hậu hóa.

Sau đây là một số điểm thần học về mối liên hệ ấy, những điểm rõ ràng có thể áp dụng vào sinh
hoạt mục vụ.

- Theo hiến chế “Dei Verbum”, Thiên Chúa thể hiện kế hoạch của Người một cách hoàn toàn nhưng
không: “Người sai Con Một Người,… Ngôi Lời Vĩnh Cửu, Đấng sáng soi mọi người, đến nỗi
Người có thể cư ngụ giữa loài người và nói cho họ biết hữu thể thâm cung nhất của chính Thiên
Chúa (xem Ga 1:1-18). Bởi vậy, Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời thành nhục thân…’nói lời của Thiên
Chúa’ (Ga 3:34) và hoàn tất công trình cứu rỗi mà Cha Người đã trao cho Người thực hiện (xem Ga
5:36; 17:4)”. Chúa Giêsu lãnh nhận và hoàn toàn chu tất mục tiêu, ý nghĩa, lịch sử và kế hoạch Lời
Chúa trong cuộc sống trần gian của Người và hiện nay, trên thiên đàng, vì như lời Thánh Irênê,
Chúa Kitô “đem đến cho chúng ta mọi điều mới mẻ bằng cách đem chính Người đến cho chúng ta”
(5).

- Kế hoạch Thiên Chúa giả thiết rằng mạc khải phải có một lịch sử. Tác giả thư Do Thái viết:
“Trong dĩ vãng, bằng nhiều cách khác nhau, Thiên Chúa đã qua các tiên tri mà nói với cha ông ta;
nhưng trong những ngày sau hết này, Người nói với chúng ta qua Con Một Người” (Dt 1:1-2). Như
thế, trong tư cách Lời Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã diễn dịch ý nghĩa của Người từ chính sứ vụ của
mình, nghĩa là, mục tiêu của Người là đem người khác tới Nước Thiên Chúa (xem Mt 13:1-9);
Người tỏ mình ra qua lời nói và việc làm; Người phát biểu quyền lực của mình qua các phép lạ;
trách vụ của Người là thổi sự sống vào sứ vụ của các môn đệ, nâng đỡ họ trong tình yêu Chúa và
yêu người lân cận và chăm sóc người nghèo; Người mạc khải sự viên mãn trong sự thật của Người
bằng mầu nhiệm Vượt Qua, trong khi chờ đợi sự mạc khải toàn diện vào ngày chung cục của lịch
sử; trong khi chờ đợi điều ấy, Người hướng dẫn cuộc sống của Giáo Hội trong lịch sử thời gian.

- Đồng thời, như chính Người đã nói, phải hiểu Lời Chúa Giêsu theo Sách Thánh (xem Lc 24:44-
49), nghĩa là, theo lịch sử Dân Chúa trong Cựu Ước, là Dân mong đợi Người trong tư cách Đấng
Được Xức Dầu, và ngày nay, theo lịch sử cộng đồng Kitô giáo, là cộng đồng đang tuyên xưng
Người bằng rao giảng, đang suy gẫm về Người trong Thánh Kinh, đang cảm nhận tình bằng hữu
của Người và đang sống dưới sự hướng dẫn của Người. Theo Thánh Bernard, trong kế hoạch Nhập
Thể của Ngôi Lời, Chúa Kitô là tâm điểm của Sách Thánh. Lời Thiên Chúa, từng nghe thấy trong
giao ước đầu tiên, đã trở nên hữu hình trong Chúa Kitô (6).

- Chúng ta không nên quên rằng “mọi sự đã được dựng nên nhờ Người và vì Người” (Cl 1:16).
Chúa Giêsu là tâm điểm của vũ trụ, Vua Vũ Trụ và là Đấng đem lại ý nghĩa tối hậu cho mọi thực tại.
Nếu Lời Chúa được ví như bài thánh ca nhiều giọng, thì chìa khóa giải thích nó, dưới sự linh hứng
của Chúa Thánh Thần, chính là Chúa Kitô trong đặc tính mầu nhiệm phổ quát của Người. “Lời
Chúa, Lời từ nguyên thủy vốn ở với Thiên Chúa, không phải là một đa phức các lời vào thời viên
mãn; nó không phải nhiều lời mà chỉ là Lời duy nhất bao gồm hết các ý niệm mà mỗi ý niệm đều là
thành phần của Lời trong tính toàn bộ của nó… và nếu Chúa Kitô sai chúng ta tới với ‘Sách Thánh’,
vốn là chữ viết dùng để làm chứng về Người, thì hẳn Người cũng coi các sách của Sách Thánh chỉ
như một sách duy nhất, vì mọi điều viết về Người đều được tóm lược trong một toàn bộ duy nhất
(7).

Ở tâm điểm Lời Chúa, là Mầu Nhiệm Giáo Hội

12. Vì Giáo Hội là mầu nhiệm Thân Thể Chúa Kitô, nên Lời Chúa là lời công bố về bản chất của
Giáo Hội, là ơn trở lại của Giáo Hội, là mệnh lệnh sứ vụ của Giáo Hội, là nguồn tiên tri của Giáo
Hội và là lý do hy vọng của Giáo Hội. Giáo Hội được lập thành nhờ cuộc đối thoại thân mật với
Lang Quân và được biến đổi thành người tiếp nhận và nhân chứng ưu hạng của Lời yêu thương và
cứu rỗi nơi Thiên Chúa. Việc càng ngày càng thuộc về “mầu nhiệm” này, mầu nhiệm đã lập nên
Giáo Hội, đúng là phát xuất từ việc lắng nghe Lời Chúa. Xét cách đó, cuộc gặp gỡ liên tục với Lời
là nguồn canh tân của Giáo Hội và là nguồn “Suối thiêng liêng mới mẻ” (8). Ý thức sắc bén thấy
mình thuộc về Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, chỉ hữu hiệu tới mức các mối liên hệ khác nhau đối
với Lời Chúa kia được tuân theo một cách gắn bó rõ ràng, nghĩa là, phải công bố Lời, suy gẫm và
học hỏi Lời, cầu nguyện và cử hành Lời, sống và truyền bá Lời. Thành thử ra, Lời Chúa trong Giáo
Hội không phải là kho lẫm bất động mà là quy luật tối cao của đức tin và là sức mạnh sự sống trổ
sinh nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Nhờ sức mạnh Chúa Thánh Thần, Lời ấy lớn lên qua
việc tín hữu Chúa Kitô chịu suy tư và học hỏi, nhằm đi sâu vào kinh nghiệm bản thân trong cuộc
sống thiêng liêng. Các giám mục (xem DV 8), trong tư cách người của Chúa, biết sống Lời của
Người, sẽ làm chứng cho Lời ấy cách đặc biệt (9). Rõ ràng, sứ mệnh hàng đầu của Giáo Hội là
thông truyền Lời Thiên Chúa cho mọi người. Lịch sử chứng thực rằng việc đó từng xẩy ra trong
nhiều thế kỷ và ngày nay vẫn còn tiếp tục xẩy ra với nhiều thành công và sức sống, bất chấp mọi trở
ngại khó khăn. Những lời đầu tiên của hiến chế “Dei Verbum” đáng cho ta liên tục suy tư và trung
thành đem ra thi hành: “Kính cẩn lắng nghe Lời Chúa và vững tin công bố Lời ấy” (DV 1). Các
khía cạnh kép của việc lắng nghe và công bố Lời Chúa đã tóm lược được đặc điểm yếu tính của
Giáo Hội. Hiển nhiên, ta phải dành cho Lời Chúa địa vị hàng đầu của nó. Ta chỉ có thể hiểu được
Giáo Hội nhờ vào Lời Chúa. Giáo Hội tự định nghĩa mình như một “Giáo Hội lắng nghe”. Mà Giáo
Hội cũng chỉ có thể là một Giáo Hội công bố bao lâu Giáo Hội biết lắng nghe. Theo Đức Thanh
Cha Bênêđíctô XVI, “Giáo Hội không sống bằng chính mình, mà sống bằng Phúc Âm, và luôn luôn
tìm được hướng đi mới cho cuộc hành trình của mình trong Phúc Âm” (10).

Các hệ quả Mục Vụ

13. Dựa vào Lời Chúa, cộng đồng Kitô giáo được đánh động và canh tân nhờ việc khám phá ra
khuôn mặt Chúa Kitô. Thành thử ra, lời của Thánh Giêrôm có được đặc tính trong sáng và thuyết
phục: “Ignoratio enim Scripturarum, ignoratio Christi est” (11) (dốt Thánh Kinh là dốt Chúa Kitô
vậy). Về phương diện này, một số hệ luận mục vụ hết sức thúc bách sau đây đã được nhắc tới trong
các câu trả lời cho Bản Đề Cương:

- Đưa ra một chương trình nhằm xem sét mối quan hệ của chính Chúa Giêsu với Thánh Kinh,
Người đọc Thánh Kinh ra sao và Thánh Kinh giúp ta hiểu Người như thế nào;

- Trình bầy những tiêu chuẩn đơn giản để đọc Thánh Kinh với Chúa Kitô trong tâm tư, nhờ thế giải
quyết được các khó khăn gặp trong Cựu Ước;

- Giúp các tín hữu Chúa Kitô biết nhờ sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần mà coi Giáo Hội như là
nơi chủ yếu để công bố Lời Chúa cách sống động và liên tục;

- Cung cấp giảng dạy thích đáng cho các Kitô hữu tự nhận mình không đọc Thánh Kinh vì họ thích
được giao tiếp trực diện và bản thân với Chúa Giêsu hơn;

- Coi phụng vụ như nơi hàng đầu để gặp gỡ Lời Chúa, vì Chúa Phục Sinh thực sự hiện diện trong
các dấu chỉ bí tích;

- Liên tục nhấn mạnh đến việc giảng dạy cách đọc Thánh Kinh, tính ưu tiên của Phúc Âm, là các
sách phải được đọc song song với các sách khác của Cựu Ước và Tân Ước và các tài liệu của Huấn
Quyền Giáo Hội.

Chương 2

A. Thánh Kinh, lời linh hứng của Chúa và các chân lý của nó

"Giáo Hội luôn tôn kính Sách Thánh như đã tôn kính Mình Thánh Chúa Kitô” (DV 21).

Các Câu Hỏi

14. Một trong các khó khăn dai dẳng được các Mục Tử liệt kê trong mối liên hệ giữa Lời đang bàn
và ơn linh hứng cũng như chân lý của Thánh Kinh. Việc này được xét trên ba bình diện:

- một số câu hỏi liên quan tới chính Thánh Kinh: “linh hứng nghĩa là gì?”, “quy điển Thánh Kinh là
gì?”, “phải gán cho Sách Thánh loại chân lý nào?” và “Đâu là đặc tính lịch sử của Thánh Kinh?”;
- các câu hỏi khác liên quan tới mối liên hệ của Sách Thánh với Thánh Truyền và Huấn Quyền của
Giáo Hội;

- và các câu hỏi liên quan tới các phần khó hiểu của Thánh Kinh, nhất là các phần trong Cựu Ước.
Về phương diện này, chủ đề Lời Chúa cần được bàn tới trong việc dạy giáo lý.

Sách Thánh, Lời linh hứng của Chúa

15. Nhiều vị khi trả lời cho Bản Đề Cương đã đặt ra các câu hỏi về cách đúng đắn để giải thích cho
tín hữu Chúa Kitô hiểu đặc sủng linh hứng và chân lý chứa đựng trong Sách Thánh. Về phương
diện này, trước nhất cần xác định rõ mối liên hệ giữa Thánh Kinh và Lời Chúa, giải thích rõ hành
động của Chúa Thánh Thần và giải thích đôi điều cho biết Thánh Kinh là gì.

a. Thánh Kinh hiệp nhất một cách độc đáo với Lời Chúa. Thánh Kinh chứng thực cho ý định đồng
nhất hóa Lời Chúa với Thánh Kinh. Lời Chúa là thực tại sống động và hữu hiệu (xem Dt 4:12-13);
nó trường cửu (xem Is 40:8), “toàn năng” (Kn 18:15), sức mạnh sáng tạo (xem St 1:3ff) và là người
tạo ra lịch sử. Trong Tân Ước, Lời này chính là Con Thiên Chúa, Ngôi Lời thành nhục thân (xem
Ga 1:1ff; Dt 1:2). Thánh Kinh cũng chứng thực cho mối liên hệ giữa Thiên Chúa và nhân loại, soi
sáng cho mối liên hệ ấy và hướng dẫn mối liên hệ ấy theo một cách thế nào đó. Đồng thời, Lời
Chúa trải dài quá bên kia Sách, vươn tới nhân loại bằng Truyền Thống sống động của Giáo Hội.
Truyền thống hiểu Lời Chúa này đi ngược lại lối giải thích tư riêng về Thánh Kinh và lối giải thích
chỉ giam mình trong Sách Thánh mà thôi. Thay vào đó, Thánh Kinh được đọc trong một đoàn rước
Lời Chúa rộng lớn hơn, không bao giờ chấm dứt, như đã được chứng tỏ qua sự kiện Lời ấy tiếp tục
nuôi dưỡng hết thế hệ này qua thế hệ nọ thuộc nhiều thời đại mới và khác nhau. Hiểu như thế, thì
cộng đồng Kitô giáo đã trở thành tác nhân thông truyền Lời Chúa và đồng thời, là nơi ưu tuyển để
hiểu được ý nghĩa thâm sâu của Sách Thánh trong diễn tiến phát biểu đức tin và, qua đó, trong diễn
tiến phát triển tín điều. Nhờ đặc quyền này, ngay từ đầu, Giáo Hội đã tôn kính các sách Thánh Kinh
và một cách chắc chắn đã lập ra danh sách dứt khoát dưới hình thức lệnh truyền một quy điển
Thánh Kinh gồm 73 cuốn, 46 cuốn làm ra bộ Cựu Ước và 27 cuốn làm ra bộ Tân Ước (12).

b. Thánh Thần thổi sự sống vào chữ viết, đặt để Sách Thánh vào mầu nhiệm rộng lớn hơn là mầu
nhiệm Nhập Thể và mầu nhiệm Giáo Hội. Thánh Thần biến Lời Chúa thành thực tại phụng vụ và
tiên tri, tức việc rao giảng (kerygma) trước khi nó trở thành Sách và là chứng ước của Chúa Thánh
Thần làm chứng cho sự hiện diện của Chúa Kitô.

c. Tóm lại, ta có thể nói chắc chắn rằng:

- đặc sủng linh hứng khiến Chúa trở thành tác giả của Thánh Kinh theo cách thế không loại trừ
vieêc nhân loại là tác giả thực sự của nó. Thực vậy, linh hứng khác với đọc cho chép; nó vẫn giữ y
nguyên tự do và khả năng cá nhân của người viết, trong khi soi sáng và gợi hứng cho cả hai thứ ấy;

- về câu hỏi điều gì trong nhiều phần của Thánh Kinh được linh hứng, thì sự vô ngộ chỉ áp dụng cho
“chân lý nào Thiên Chúa muốn đặt để trong các trước tác thánh để cứu rỗi mà thôi” (DV 11);

- vì đặc sủng linh hứng, Chúa Thánh Thần lập các sách Thánh Kinh làm Lời Chúa và ủy thác chúng
cho Giáo Hội, để chúng được tiếp nhận trong vâng phục đức tin;

- tính toàn bộ và hiệp nhất hữu cơ trong quy điển Thánh Kinh thiết lập ra các tiêu chuẩn để giải
thích Sách Thánh; và
- vì Thánh Kinh là Lời Chúa được ghi chép bằng ngôn ngữ nhân bản, nên việc giải thích nó phải
đồng thanh với các tiêu chuẩn văn chương, triết học và thần học, tuy nhiên, luôn phải tùy thuộc vào
sức mạnh hiệp nhất của đức tin và sự hướng dẫn của Huấn Quyền (13).

Thánh Truyền, Thánh Kinh và Huấn quyền

16. Công đồng Vatican II nhấn mạnh tới tính hiệp nhất về nguồn gốc và nhiều mối dây liên kết giữa
Thánh Truyền và Thánh Kinh mà Giáo Hội đã quy tụ “với một cảm thức trung thành và tôn kính
như nhau” (DV 9). Về phương diện này, chúng ta nhớ rằng, trong Chúa Kitô, Lời Chúa đã trở thành
Phúc Âm hay Tin Mừng (xem Rm 1:16), và trong tư cách ấy, được ủy thác cho các tông đồ rao
giảng. Lời Chúa tiếp tục diễn tiến như sau:

- đầu hết, qua tiến trình Thánh Truyền sống động được biểu lộ bằng “tất cả những gì Giáo Hội là và
Giáo Hội tin” (DV 8), như trong thờ phượng, giảng dạy, thực thi bác ái, sống thánh thiện và tử đạo;

- rồi, qua Sách Thánh, Thánh Truyền sống động này được bảo tồn, dưới sự linh hứng của Chúa
Thánh Thần, dưới hình thức chữ viết không thay đổi, trong đó các yếu tố nhờ đó nó phát sinh và các
yếu tố làm thành ra nó được ghi chép. “Bởi thế, Thánh Truyền và Sách Thánh cả Cựu Ước lẫn Tân
Ước đều như một chiếc gương trong đó Giáo Hôi lữ hành trên trần gian nhìn vào Chúa, mà từ
Người Giáo Hội từng tiếp nhận mọi sự, cho tới ngày cuối cùng, Giáo Hội được đưa về để Người ra
sao Giáo Hội thấy Người như vậy, diện đối diện (xem 1Ga 3:2)” (DV 7).

Cuối cùng, Huấn Quyền của Giáo Hội, vốn không ở trên Lời Chúa, có trách nhiệm “giải thích Lời
Chúa cách chân chính, dưới cả hình thức viết lẫn truyền khẩu” bằng cách “lắng nghe nó cách sùng
kính, gìn giữ nó cách cẩn trọng và giải thích nó cách trung thành” (DV 10). Tóm lại, chỉ có thể đọc
Sách Thánh cách chân thực, coi nó như Lời Chúa, ở bên trong Giáo Hội, phù hợp với giáo huấn của
Giáo Hội mà thôi.

Cược Ước và Tân Ước, Nhiệm cục Cứu rỗi duy nhất

17. Nhận biết Cựu Ước như Lời Chúa xem ra là một vấn đề thực sự đối với nhiều người Công Giáo,
nhất là khi nói tới mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội. Vì những khó khăn chú giải chưa được giải
quyết, nên nhiều người ngần ngại không chịu tiếp nhận một số đoạn Cựu Ước xem ra khó hiểu, kết
quả: những đoạn ấy hoặc là bị lựa lọc cách võ đoán hoặc là không bao giờ được đọc tới. Đức tin của
Giáo Hội coi Cựu Ước là một phần trong bộ Thánh Kinh duy nhất của Kitô Giáo và là phần không
thể thiếu của Mạc Khải và, do đó, là Lời Chúa. Tình thế ấy cấp bách đòi phải có một nền đào tạo
đặt trọng tâm trên việc đọc Cựu Ước với Chúa Kitô trong tâm trí, là cách đọc biết nhìn nhận sợi dây
nối kết giữa hai giao ước và giá trị vĩnh viễn của Cựu Ước (xem DV 15-16) (14). Người ta có thể
yểm trợ trách vụ này bằng thực hành phụng vụ, là thực hành luôn luôn công bố Bản Văn Thánh của
Cựu Ước như phần cốt yếu để hiểu Tân Ước, điều mà chính Chúa Giêsu đã chứng thực trong câu
truyện Emmaus, trong đó, Chúa “bắt đầu với Mô-sen và mọi tiên tri, mà giải thích cho họ mọi điều
trong Thánh Kinh liên quan đến Người” (Lc 24:27). Về việc này, câu của Thánh Augustinô quả rất
đúng: “Novum in Vetere latet et in Novo Vetus patet” (15) (“Cái Mới được dấu kín trong Cái Cũ và
Cái Cũ được tỏ bầy trong Cái Mới”). Thánh Grêgôriô Cả thì cho rằng: “Điều Cựu Ước hứa hẹn đã
được đem ra ánh sáng trong Tân Ước; điều được công bố cách dấu ẩn trong quá khứ, đã được công
bố công khai trong hiện tại. Như thế, Cựu Ước công bố Tân Ước, và Tân Ước là lời bình luận Cựu
Ước hay nhất” (16). Cái hiểu như thế đem lại nhiều hệ quả thực tiễn quan trọng.

Các hệ quả Mục vụ


18. Người ta càng ngày càng hiểu rằng không nên đọc Thánh Kinh một cách hời hợt. Trong diễn
trình khám phá Sách Thánh, một số nhóm học hỏi Lời Chúa bắt đầu thì hết sức hứng khởi nhưng
sau đó mất hứng dần dần, vì quả họ thiếu một mảnh đất mầu mỡ, nghĩa là không hiểu Lời Chúa
trong mầu nhiệm ơn thánh, như Chúa Giêsu từng truyền dạy trong dụ ngôn người gieo giống (xem
Mt 13:20-21). Tình huống này đưa lại những hệ quả mục vụ sau đây:

a. Vì Thánh Kinh liên kết chặt chẽ với Giáo Hội, nên Cộng đồng Kitô giáo hành xử một vai trò chủ
yếu trong việc tiếp cận Lời Chúa và đem lại cho Lời Chúa đặc tính chân thực của nó. Giáo Hội trở
thành tiêu chuẩn để hiểu đúng đắn Thánh Truyền, vì cả phụng vụ lẫn việc dạy giáo lý đều rút tỉa
‘của ăn’ từ Thánh Kinh. Như trên đã nói, các sách Thánh Kinh có sức mạnh lôi cuốn trực tiếp và cụ
thể mà không một bản văn nào khác của Giáo Hội có được.

b. Cần phải cân nhắc các hệ quả thực tiễn của việc phân biệt một bên là Truyền Thống Tông Đồ,
một bên là các truyền thống Giáo Hội. Truyền Thống đầu xuất phát từ chính các Tông đồ và truyền
lại điều các ngài đã tiếp nhận từ Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần. Các truyền thống Giáo Hội xuất
phát từ từ trong các giáo hội địa phương và là các thích ứng từ ‘Truyền thống cao cả” (17). Bảng
dứt khoát các sách quy điển Thánh Kinh do Giáo Hội đưa ra cần phải được coi như một bảo đảm
cho tính xác thực của Sách Thánh, vì có quá nhiều sách giả mạo và ngụy thư lúc ấy. Ta cần phải giải
thích để phe ngộ đạo ngày nay, phe vốn dựa vào việc bình dân hóa chân lý ở đầu thời đại Kitô giáo,
để họ hiểu rõ quy điển Thánh Kinh là gì và quy điển ấy đã được thu thập ra sao. Việc ấy sẽ đem lại
một chiều hướng thực hành và truyền bá Thánh Kinh đúng đắn và cho thấy tại sao người ta cần phải
nhìn nhận Giáo Hội. Cần phải nghiên cứu về Thánh Kinh, Thánh Truyền và các dấu chỉ của Lời
Chúa trong thế giới tạo vật, nhất là nơi nhân loại và lịch sử của họ, vì mỗi tạo vật đều là Lời Chúa
cả, vì toàn thể sáng thế đều công bố Thiên Chúa (18).

c. Khi ban hành chỉ thị và tín điều, Huấn Quyền không có ý đặt giới hạn trên việc đọc Sách Thánh
có tính bản thân. Đúng hơn, giáo huấn của Giáo Hội nhằm cung cấp một hậu cảnh chắc chắn để
việc nghiên cứu học hỏi này an tâm diễn tiến. Không may, giáo huấn của Huấn Quyền cũng như
việc hiểu một số trình độ trong các công bố của huấn quyền ấy đôi khi không được biết tới hay
không được tiếp nhận tốt. Thượng Hội Đồng đem lại một cơ hội để tái khám phá ra hiến chế “Dei
Verbum” và các tài liệu giáo hoàng sau đó. Ở đây, nhiều diễn văn của Đức Thánh Cha Bênêđíctô
XVI về việc hiểu và dùng Lời Chúa trong Thánh Kinh có thể đem ra áp dụng được.

d. Trong bối cảnh Thánh Truyền sống động của Giáo Hội và do đó, như một phục vụ chân chính đối
với Lời Chúa, các sách giáo lý cũng cần được xem sét, từ tín điều đầu hết của đức tin, vốn được coi
là cốt lõi của bất cứ sách giáo lý nào, cho tới những biểu thức khác của đức tin xưa nay vốn được cổ
vũ trong lịch sử Giáo Hội, trong số này phải kể những cuốn mới đây như cuốn Sách Giáo Lý Của
Giáo Hội Công Giáo và nhiều sách giáo lý tương tự khác của các giáo hội địa phương.

e. Đến đây, tưởng cần phải nhấn mạnh rõ một điều nền tảng, một nhấn mạnh sẽ đưa lại nhiều tiếng
vang nghiêm trọng trong lãnh vực thực hành mục vụ. Đó là cuộc gặp gỡ đầu hết với Sách Thánh
phải xẩy ra trong hai hành động vĩ đại của Giáo Hội, tức phụng vụ và dạy giáo lý, trong đó, Thánh
Kinh được đặt trong đồng văn của thừa tác vụ công cộng. Hơn nữa, việc Đọc Sách Thánh (Lectio
Divina), các lớp dạy Thánh Kinh, các nhóm học hỏi Thánh Kinh cũng đều là các phương thế để ta
gặp gỡ Thánh Kinh cách cận kề. Ngày nay, tất cả những phương thế trên đang được cổ vũ để phản
công lại sự kiện một số Dân Chúa đang tự tách mình ra khỏi việc sử dụng Sách Thánh trên bình
diện bản thân.

f. Phải hiểu Cựu Ước như một giai đoạn trong việc phát triển đức tin và cố gắng nhận biết Thiên
Chúa. Đặc điểm tượng hình và mối liên hệ của nó với não trạng khoa học và lịch sử của thời ta cần
được minh giải. Đồng thời, nhiều đoạn trong Cựu Ước có sức mạnh thiêng liêng, sắc bén và văn
hóa độc đáo. Chúng cho ta một nền giáo lý phong phú về các thực tại nhân bản và soi sáng nhiều
giai đoạn trong hành trình đức tin của Dân Chúa. Biết và đọc các Phúc Âm không loại bỏ việc hiểu
biết hơn về Cựu Ước; thay vào đó, Cựu Ước đem lại cho ta sự sâu sắc lớn lao hơn để ta đọc và hiểu
Tân Ước.

g. Sau cùng, một tầm nhìn mục vụ thực tiễn đòi một số quan sát giúp tín hữu nhận thức rõ hơn mối
liên hệ của họ với việc giảng dậy đức tin. Nói tổng quát, tín hữu phân biệt rõ Thánh Kinh và các bản
văn tôn giáo khác và dành cho nó tầm quan trọng rất lớn trong việc sống đức tin. Tuy thế, trên thực
tế, nhiều người vẫn thích đọc các sách thiêng liêng dễ hiểu, các buổi nói truyện hay các trước tác
dạy đời và các tác phẩm khác có liên quan đến lòng đạo đức bình dân hơn. Nhiều người cho rằng
người ta gặp gỡ Lời Chúa một cách thực tiễn bằng cách đem Lời ấy ra sống, trong cuộc sống hàng
ngày, hơn là tìm biết nguồn gốc hay lý lẽ của nó, do đó tạo nên một tình huống hết sức mỏng manh.
Nói thế nào để người ta hiểu là điều hiện rất cần thiết. Sinh hoạt mục vụ sau đó còn phải nghĩ ra các
phương cách giúp tín hữu nhận biết bản chất Thánh Kinh, lý do nó hiện diện, giá trị của nó trong
đời sống đức tin và phải sử dụng nó ra sao.

B. Giải thích Thánh Kinh theo đức tin của Giáo Hội

"Lời Chúa sống động và hữu hiệu” (Heb 4:12).

Vấn đề chú giải trong viễn tượng mục vụ

19. Khoa chú giải, trong đó Lời Chúa và việc bản vị hóa (19) được thể hiện, là một chủ đề quan
trọng nhưng khá tế nhị. Việc Chúa thông đạt với người nào đó không phải chỉ là vấn đề truyền đạt
một thứ thông tri ít nhiều thích thú, và càng không phải chỉ thuộc lãnh vực thuần túy nhân bản hay
khoa bảng. Đúng hơn, Chúa thông đạt cho ta lời sự thật và cứu rỗi, lời đòi người nghe phải đáp ứng
cách thông minh, sống động và thực sự. Điều ấy bao hàm một chuyển động hai chiều: một chiều
phát xuất từ người biết cảm thức một cách đúng đắn Lời nói hay Lời viết như đã được Chúa truyền
đạt qua các tác giả thánh. Chiều kia phát xuất từ chính Lời Chúa mà đối với người biết lắng nghe
ngày nay đúng là có một ý nghĩa thực sự.

Lắng nghe kinh nghiệm

20. Câu trả lời của các giám mục cho hay các tín hữu của Chúa Kitô đang chuyên chú giải thích Lời
Chúa, bất chấp các mâu thuẫn bên ngoài. Nhiều Kitô hữu, từng cá nhân hay theo nhóm, đang say
sưa đọc Lời Chúa với lòng sẵn sàng tìm hiểu điều Chúa muốn nói, và trung thành vâng theo điều ấy.
Giáo Hội nhận ra một cơ may giá trị trong việc tín hữu sẵn sàng giúp nhau hiểu đúng đắn Sách
Thánh và áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày. Xét về một phương diện nào đó, điều này ngày nay
(kairos) đặc biệt đúng, vì việc đọc Sách Thánh có thể tạo ra cuộc gặp gỡ mới mẻ giữa Lời Chúa và
cái học nhân bản, đặc biệt là trong lãnh vực tìm tòi triết lý, khoa học và lịch sử. Việc tiếp xúc giữa
Lời Chúa và văn hóa có thể giúp người ta đạt được sự hiểu biết chân lý và các giá trị liên quan tới
Chúa, tới con người và muôn vật. Trong diễn trình này, lý trí đi tìm đức tin, đem lại kết quả: người
ta sẽ cùng nhau làm việc cho chân lý và sự sống theo Mạc Khải của Chúa và khát vọng của nhân
loại.

Nhưng đồng thời, hiện tượng trên rất có thể có nguy cơ như sau: Người ta rất dễ giải thích Thánh
Kinh một cách võ đoán hay theo nghĩa đen, như trường hợp chủ nghĩa cực đoan. Một đàng, phương
thức này muốn trung thành với bản văn, nhưng đàng khác, nó lại cho thấy họ thiếu hẳn kiến thức về
chính các bản văn ấy. Do đó, chủ nghĩa này mắc nhiều lầm lỗi và còn tạo ra nhiều cuộc tranh cãi vô
ích (20). Một mối nguy khác trong việc đọc Sách Thánh có thể phát xuất từ việc quan niệm Sách
Thánh dưới một “ý thức hệ” nào đó hay đơn giản coi nó như lời phàm nhân, tách biệt khỏi đức tin
(xem 2Pr 1:19-20; 3:16), kết quả đã tạo ra nhiều ý kiến chống chọi nhau hay nhiều dịch bản khác
nhau về Thánh Kinh. Thực ra, Sách Thánh công bố Lời Chúa một cách mạnh mẽ và là nguồn sống
đối với các tín hữu. Nói chung, các phúc trình cho thấy hiện người ta ít biết hay biết không chính
xác các quy luật chú giải Lời Chúa.

Ý nghĩa Lời Chúa và làm thế nào tìm ra ý nghĩa ấy

21. Ngày nay, các khía cạnh khác trong giáo huấn của Công đồng Vatican II và các tài liệu tiếp theo
của Huấn Quyền đòi phải được xem sét chi tiết để Lời Chúa có khả năng được thông truyền cách
đúng đắn trong sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội (21). Thánh Kinh, Sách của Chúa và của con người,
phải được đọc với tinh thần tổng hợp chính xác cả nghĩa chiểu tự lịch sử lẫn nghĩa thiêng liêng thần
học, hay nói đơn giản hơn, nghĩa thiêng liêng của nó (22). Tài liệu của Ủy Ban Giáo Hoàng về
Thánh Kinh khi bàn đến chủ đề này đã viết: “Theo luật chung, nghĩa thiêng liêng, nghĩa do đức tin
Kitô giáo ấn định, là nghĩa do bản văn Thánh Kinh phát biểu khi chúng được đọc dưới ảnh hưởng
của Chúa Thánh Thần, trong bối cảnh Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, và đời sống mới từ
mầu nhiệm này phát sinh ra. Bối cảnh này hiện hữu một cách đầy hiệu lực. Tân Ước nhìn nhận rằng
trong bối cảnh ấy, Thánh Kinh đã nên trọn. Cho nên, thông thường ta phải đọc đi đọc lại Sách
Thánh dưới ánh sáng bối cảnh mới mẻ ấy, bối cảnh sự sống trong Thần Khí (23)”.

Do đó, việc giải thích bản văn cho đúng đắn cần phải dựa vào phương pháp phê phán sử học, tuy
cần được các phương thức khác làm cho phong phú thêm (24). Đây là căn bản để giải thích Sách
Thánh. Tuy nhiên, để đạt được nghĩa trọn vẹn và toàn diện, thì tiêu chuẩn thần học, được trình bầy
trong hiến chế “Dei Verbum”, cần được xem sét và chú trọng. Tiêu chuẩn ấy là “nội dung và tính
thống nhất của toàn bộ Sách Thánh…truyền thống sống động của toàn bộ Giáo Hội… cùng với sự
hoà hợp hiện có giữa các yếu tố của đức tin” (DV 12) (25).

Hiện nay, suy tư thông suốt về thần học và mục vụ là điều cần thiết trong việc đào luyện các cộng
đoàn Giáo Hội để họ biết một cách đúng đắn và có hiệu quả rằng Sách Thánh quả là Lời Chúa. Về
vấn đề này, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nhận xét như sau: “Tôi rất muốn thấy các thần học gia
chịu học hỏi cách giải thích và yêu mến Sách Thánh như Công Đồng từng muốn, nghĩa là theo hiến
chế ‘Dei Verbum’: ước chi họ cảm nghiệm được tính thống nhất nội tại của Sách Thánh, một điều
hiện nay đang được ‘khoa chú giải quy điển’ [canonical exegesis] trợ giúp (tuy khoa này mới đang
ở trong giai đoạn đầu tiên chập chững của nó), và rồi giải thích theo nghĩa thiêng liêng bất cứ điều
gì bề ngoài không có tính dạy bảo nhưng bên trong rõ ràng có thấm nhuần sự hiện diện của Lời
Chúa. Đối với tôi, thực hiện một điều gì đó về phương diện này, đóng góp vào việc đưa ra được một
dẫn nhập vào Sách Thánh sống động như một cập nhật hóa Lời Chúa bên ngoài, hay cùng với và
bên trong khoa chú giải có tính phê phán lịch sử thẩy đều là trách vụ quan trọng” (26).

Các hệ quả mục vụ

22. Khi hướng dẫn Dân Chúa để họ khám phá ra các viễn ảnh vĩ đại của Lời Chúa, Giáo Hội ráng
tránh không làm cho việc đọc Thánh Kinh thành quá phức tạp. Dĩ nhiên, những vấn đề quan trọng
nhất trong Thánh Kinh là các vấn đề có liên hệ trực tiếp hơn hết với cuộc sống hàng ngày, cũng như
với Chúa Giêsu. Sau đây là một số điểm chủ yếu trong việc giải thích Sách Thánh cách đúng đắn.

a. Trước nhất, việc giải thích Lời Chúa được thực hiện mỗi lần Giáo Hội tụ họp nhau để cử hành
các Mầu Nhiệm Thánh. Sách “Dẫn Nhập Các Bài Đọc”, tức sách chứa các bài đọc được công bố
trong lúc cử hành Thánh Lễ, nói như sau về chủ đề này: “Vì, do ý của chính Chúa Kitô, dân mới
của Chúa độc đáo trong tính đa dạng kỳ diệu về thành phần và cả về nhiệm vụ và chức vụ mà mỗi
người đảm nhiệm trong tương quan với Lời Chúa, nên các tín hữu có trách nhiệm phải lắng nghe và
suy niệm Lời ấy; nhưng giải thích nó lại là trách nhiệm của những người, nhờ quyền được phong
chức thánh, hay được ủy nhiệm, mà đảm nhiệm. Như thế, trong giáo huấn, trong đời sống và việc
thờ phượng của mình, Giáo Hội tiến hành và thông truyền cho mọi thế hệ điều chính Giáo Hội là và
Giáo Hội tin. Qua cách đó, Giáo Hội không ngừng đảm bảo rằng Lời Chúa được thể hiện trong lòng
Giáo Hội qua suốt mọi thời đại, trong sự thật thần thánh viên mãn của nó” (27).

b. Ta nên nhớ rằng “không nên lẫn nghĩa thiêng liêng với cách giải thích có tính chủ quan do óc
tưởng tượng sai khiến hay do suy diễn trí thức. Nghĩa ấy phát sinh từ ba bình diện của thực tại: văn
bản Thánh Kinh (nghĩa đen), Mầu Nhiệm Vượt Qua và các hoàn cảnh hiện hữu nơi cuộc sống trong
Chúa Thánh Thần (28)”. Bất cứ trong trường hợp nào, văn bản Thánh Kinh cũng là khởi điểm
không thể miễn chước trong việc giải thích cũng như trong sinh hoạt mục vụ.

c. Vì tài liệu của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, tựa là “The Interpretation of the Bible in the
Church”, rõ ràng không phải chỉ được giới chuyên môn đọc mà thôi, nên cần phải khuyến khích các
tín hữu đọc tài liệu ấy, giúp họ biết các quy luật căn bản để tiếp cận bản văn Thánh Kinh. Các trợ
huấn cụ cho mục tiêu ấy rất có giá trị.

d. Về vấn đề này, việc giải thích có tính nổi bật của các Giáo Phụ (29) nên được tiếp nhận một lần
nữa và hiểu thấu một cách đúng đắn cũng như các ấn định vĩ đại thời Trung Cổ về “bốn nghĩa của
Sách Thánh”, và quan tâm muốn giữ cho chúng sống động. Cũng không nên coi thường các thực
hành và truyền thống khác nhau về Thánh Kinh từng triển nở trong Dân Chúa nhờ các thánh, các
bậc thầy linh đạo và các bậc hiển tu. Về phương diện này, cái học thần lý và nhân bản cũng có ích
cho mục tiêu ở đây và cả môn “lịch sử hiệu quả” (Wirkunsgeschichte = History of effects) nữa, nhất
là trong hội họa, là môn chứa rất nhiều điển hình của lối đọc Thánh Kinh theo nghĩa thiêng liêng.
Việc ngày nay có những người không phải là tín hữu nhưng vẫn đọc Thánh Kinh cho ta thấy nhiều
giá trị nhân học, nên việc giải thích khía cạnh này rất có thể mang lại nhiều phong phú hóa. Phải
đọc Sách Thánh trong hiệp thông với Giáo Hội ở mọi nơi và mọi thời, trong tình đồng hành với rất
nhiều nhân chứng của Lời Chúa, từ những vị đầu hết trong các Giáo Phụ, rất nhiều cuộc sống các
thánh qua các thế kỷ cho tới Huấn Quyền ngày nay (30).

e. Ngoài việc xem sét các vấn đề cổ điển liên quan tới Thánh Kinh, một yêu cầu cũng đòi Thượng
Hội Đồng xem sét, dựa trên cùng một viễn ảnh Thánh Kinh như trên, chính là các vấn đề hiện đang
được ngành đạo đức sinh học (bioethics) và bản vị hóa đặt ra. Các nhóm Thánh Kinh thường đặt
những câu hỏi như sau: “Ta phải đi từ kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày để vươn tới bản văn Thánh
Kinh ra sao, và đi từ bản văn Thánh Kinh tới cuộc sống hàng ngày của ta như thế nào?” và “Ta phải
đọc Thánh Kinh như thế nào bằng cuộc sống của ta và đọc cuộc sống của ta bằng Thánh Kinh ra
sao?”

f. Một vấn đề mới của khoa chú giải Thánh Kinh trong diễn trình thông đạt đức tin, không những
đòi phải hiểu điều Thánh Kinh nói mà còn đòi phải quen biết với nền văn hóa ngày nay, một nền
văn hóa ít bị gò bó vào lời nói hay chữ viết mà hướng nhiều vào truyền thông điện tử hơn. Với việc
con người thời nay bị tấn kích bởi đủ loại kỹ thuật thông tin, các hình thức công bố Lời Chúa theo
lối cổ truyền có thế gặp khó khăn nơi người nghe.

Chương III: Các thiên hướng cần thiết để nghe Lời Chúa

"Dân Ta ơi, hãy lắng nghe” (Tv 50:7)

Trong các câu trả lời cho Bản Đề Cương, các vị giám mục có nhắc đến nhu cầu phài vun trồng nơi
tín hữu, từng cá nhân hay từng nhóm, thói quen cầu nguyện bằng Lời Chúa, một thói quen sẽ thúc
đẩy và nuôi dưỡng việc đáp ứng đức tin.

Lời gây hiệu quả


23. Các nhân vật chính trong việc thông đạt Lời là Thiên Chúa, Đấng công bố, và người tiếp nhận,
xét từng cá nhân hay theo nhóm. Nếu Thiên Chúa nói mà tín hữu không lắng nghe, thì Lời chỉ được
nói chứ không được nghe. Bởi thế, có thể nói: mạc khải trong Thánh Kinh là một cuộc gặp gỡ giữa
Thiên Chúa và con người, là những kẻ, khi cảm nhận được Lời độc nhất và duy nhất, đã cùng nhau
“làm” Lời thực sự. Đức tin hành động, còn Thiên Chúa thì tạo ra đức tin ấy.

Đoạn thư Do Thái 4:12-13 cùng với đoạn Isaia 55:9-11, chưa kể nhiều đoạn văn khác, đã chứng
thực tính gây hiệu quả không hề sai sẩy của Lời Chúa. Ta phải hiểu tính gây hiệu quả này ra sao?
Nhiều phúc trình khác nhau của các giám mục cho thấy: vấn đề này cần được nêu ra vì đôi lúc, có
những Kitô hữu mới trở lại đạo gán cho việc đọc Thánh Kinh một thứ sức mạnh ma thuật không cần
phải có cam kết và trách nhiệm bản thân. Thực ra, dụ ngôn người gieo giống (Mc 4:1-20) dạy rằng
Lời Chúa chỉ đem lại hiệu quả khi ta biết loại bỏ các chướng ngại của nó và tạo ra các điều kiện
thích đáng để hạt giống Lời ấy có thể đơm hoa kết trái.

Tính hữu hiệu của Lời Chúa được chứng tỏ qua đoạn Phúc Âm nói về việc hạt giống phải chết đi
trước khi sinh hoa kết trái. Chúa Kitô phán rằng cái chết của Người là điều cần thiết để hoàn tất kế
hoạch cứu rỗi của Người. Như thế thánh giá chính là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên
Chúa. Thánh Phaolô cho các Kitô hữu Côrintô hay: Phúc Âm chính là “lời của thánh giá” (1Cor
1:18). Như thế, tính hữu hiệu của Lời Chúa quả phát xuất từ thánh giá; cả Lời lẫn thánh giá đều là
hai khía cạnh của cùng một kế hoạch duy nhất. Sức mạnh của chúng đặt cơ sở trên năng động tính
của tình yêu Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến độ đã ban Con Một Mình (cho
thế gian)” (Ga 3:16; xem Rm 5:8). Ai tin vào tình yêu Thiên Chúa, ai nói Lời Chúa sẽ nhận được
hoa trái của Lời ấy. Tiềm năng của Lời Chúa được tác động hóa, được thể hiện và được biến thành
bản thân theo cách ấy.

Tín hữu: người lắng nghe Lời Chúa bằng đức tin

24. "Ta phải lấy đức tin mà vâng nghe Thiên Chúa, Đấng mạc khải (cho ta)”. Con người phải lắng
nghe Đấng đang ban phát qua lời nói, “bằng cách hoàn toàn phó thác trọn bản thân mình” (DV 5).
Trong thẳm sâu nội tâm người lắng nghe Lời Chúa, Chúa ban ơn thánh để họ đáp ứng bằng đức tin.
Điều ấy dẫn tới thiên hướng nơi từng tín hữu và nơi toàn bộ cộng đoàn biết hoàn toàn chấp nhận lời
mời hiệp thông trọn vẹn với Chúa và thực thi ý Người (xem DV 2). Thiên hướng đức tin và hiệp
thông này hiện thực rõ trong mọi cuộc gặp gỡ Lời Chúa, trong các bài giảng đầy thần khí và trong
việc đọc Sách Thánh. Chính vì thế, khi tiếp cận Sách Thánh, hiến chế “Dei Verbum” khuyên ta điều
đã được mọi người xác nhận về Lời Chúa: “Thiên Chúa…nói với con người như bạn bè…đến độ
Người sẵn sàng mời và đưa họ vào tình bằng hữu với Người” (DV 2). “Trong Sách Thánh, Chúa
Cha ở trên trời gặp gỡ yêu thương vô hạn với con cái mình và nói truyện với họ” (DV 21). Mạc
khải là thông đạt yêu thương, một thông đạt đôi khi được Thánh Kinh gọi là giao ước. Tóm lại, qua
thiên hướng cầu nguyện đúng đắn, “Thiên Chúa và con người truyện vãn với nhau; vì ‘ta nói với
Người khi ta cầu nguyện, ta nghe Người, khi ta đọc các lời thánh thiêng” (DV 25) (31).

Lời Chúa biến đổi cuộc sống những ai tới gần Người bằng đức tin. Lời ấy không bao giờ sai chạy;
nó được canh tân hàng ngày. Tuy nhiên, việc ấy đòi người nghe phải có đức tin. Trong nhiều chỗ,
Thánh Kinh đã chứng thực rằng nghe chính là điều đã biến Israel thành Dân Chúa: “nếu các ngươi
vâng theo tiếng Ta và giữ giao ước Ta, các ngươi sẽ là sở hữu của riêng Ta giữa mọi dân tộc” (Xh
19:5; xem Giêrêmia 11:4). Nghe dẫn tới thuộc về; nghe tạo ra sự nối kết và cho phép người ta bước
vào giao ước. Trong Tân Ước, ta được chỉ thị lắng nghe Ngôi Vị Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa:
“Đây là Con yêu dấu Ta, đẹp lòng Ta mọi đàng; hãy nghe Người” (Mt 17:5).

Tín hữu chính là người nghe. Người nghe là người sẽ công bố sự hiện diện của Đấng nói và muốn
được liên kết với Người. Người nghe là người tạo ra một khoảng sống trong trái tim mình dành cho
người nói. Người nghe là người tin tưởng vào người nói. Bởi thế, các sách Phúc Âm mời gọi ta phải
nhận thức rõ điều được nghe (xem Mc 4:24) và cách nghe điều ấy (xem Lc 8:18). Thực sự, ta là
điều ta nghe được! Con người nhân bản, từng được mô tả trong Thánh Kinh, là người có khả năng
nghe, có trái tim biết lắng nghe (xem 1Vua 3:9). Loại nghe này không phải chỉ là nghe một đoạn
Thánh Kinh mà là một diễn trình biết nhận thức rõ Lời Chúa trong Chúa Thánh Thần, một Lời đòi
ta phải có đức tin và phải phát xuất từ chính Chúa Thánh Thần.

Đức Maria, gương mẫu cho mọi tín hữu trong việc tiếp nhận Lời Chúa

25. Lịch sử cứu rỗi cho ta nhiều điển hình vĩ đại cả người nghe lẫn người rao giảng Lời Chúa:
Abraham, Mô-sen, các tiên tri, hai thánh Phêrô và Phaolô, các thánh Tông Đồ khác và các tác giả
phúc âm. Qua việc trung thành nghe Lời Chúa và thông truyền nó cho người khác, các vị này đã tạo
nên một không gian cho Nước Chúa.

Từ vọng nhìn này, Đức Trinh Nữ Maria đảm nhiệm một vai trò chính yếu trong tư cách người sống
hết sức độc đáo cuộc gặp gỡ với Lời Chúa, là chính Chúa Giêsu. Như thế, Ngài là gương mẫu về
mọi phương diện trong việc lắng nghe và công bố. Vốn quen biết với Lời Chúa qua kinh nghiệm
phong phú đọc Sách Thánh của Dân Chúa Chọn, kể từ lúc được Truyền Tin cho tới lúc hiện diện
dưới chân Thánh Giá, và cho tận cả lúc tham dự vào biến cố Ngày Lễ Ngũ Tuần, Đức Maria thành
Nadarét đã tiếp nhận Lời Chúa bằng đức tin, suy gẫm Lời ấy, nội tâm hóa Lời ấy và sống cao độ
Lời ấy (xem Lc 1:38; 2:19, 51; Cv 17:11). Nhờ lời “xin vâng” bất tận của Ngài đối với Lời Chúa,
Ngài biết cách xem sét mọi điều đang xẩy ra quanh mình và sống các tất yếu của cuộc sống hàng
ngày, luôn ý thức trọn vẹn rằng điều Ngài nhận được từ Chúa Con như ơn phúc đều là một ơn phúc
dành cho mọi người: khi phục vụ Elizabeth, lúc ở Ca-na và lúc ở dưới chân thánh giá (xem Lc 1:19;
Ga 2:1-12; 19:25-27). Cho nên, các lời Chúa Giêsu nói trước sự hiện diện của Ngài cũng chỉ một
thích đáng vào chính Ngài: “Mẹ tôi và anh em tôi là những ai biết nghe lời Chúa và thực hành lời
ấy” (Lc 8:21). “Vì Đức Maria hoàn toàn thấm nhiễm Lời Chúa, nên Ngài đã trở thành Mẹ Ngôi Lời
Nhập Thể” (32).

Cách Đức Maria nghe Lời Chúa đáng để ta đặc biệt xem sét. Lời Phúc Âm: “Đức Maria giữ mọi
điều ấy, suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2:19) có nghĩa là Ngài nghe và biết Sách Thánh, suy niệm
Sách ấy trong lòng bằng một diễn trình trưởng thành nội tâm, trong đó cái trí không tách biệt khỏi
cái tâm. Đức Maria tìm kiếm nghĩa thiêng liêng của Sách Thánh và đã tìm ra nghĩa ấy bằng cách
liên kết nó (symallousa) với chữ viết, với cuộc đời Chúa Giêsu và giờ phút khám phá trong lịch sử
bản thân của Ngài. Đức Maria là gương mẫu của ta không những chỉ trong việc tiếp nhận đức tin,
vốn là Lời, mà còn cả trong việc học hỏi Lời ấy nữa. Đối với Ngài, tiếp nhận thôi không đủ. Ngài
còn suy niệm về nó nữa. Ngài không những chỉ chiếm hữu, mà còn biết trân qúy Lời. Ngài không
những nhất trí với Lời Chúa. Mà Ngài còn khai triển nó. Làm thế, Đức Maria đã trở thành gương
mẫu đức tin cho mọi người chúng ta, từ các linh hồn nhỏ hèn nhất cho tới những học giả uyên thâm
nhất trong hàng ngũ Tiến Sĩ của Giáo Hội, là những vị tìm kiếm, xem sét và nêu ra phương cách
làm chứng cho Phúc Âm.

Trong việc tiếp nhận Tin Mừng, Đức Maria là gương mẫu lý tưởng của đức tin vâng lời, là biểu
tượng sống của việc Giáo Hội phục vụ Lời Chúa. Isaac thành Stella phát biểu: “Trong Sách Thánh
linh hứng, điều nói về người mẹ đồng trinh theo nghĩa phổ quát, đã được Giáo Hội hiểu về Đức Nữ
Trinh Maria theo nghĩa cá thể…Theo nghĩa tổng quát, gia sản của Chúa Kitô là chính Giáo Hội; mà
theo nghĩa đặc biệt, thì lại chính là Đức Maria; còn theo nghĩa cá thể, là các Kitô hữu. Chúa Kitô cư
ngụ 9 tháng trong nhà tạm cung lòng Đức Maria, Người cư ngụ trong nhà tạm đức tin của Giáo Hội
cho đến ngày tận thế. Người sẽ mãi mãi cư ngụ trong nhận thức và tình yêu của mỗi linh hồn tín
trung (33)”. Ngài dạy chúng ta không làm người bàng quang đứng dửng dưng trước Lời Sự Sống,
nhưng làm người tham gia, sẵn sàng thưa “Lạy Chúa con đây” như nhà tiên tri ngày xưa (xem Is
6:8) và phó mình cho Chúa Thánh Thần dẫn dắt, Đấng vốn cư ngụ trong ta. Ngài “tán tụng” Chúa,
khám phá ra lòng thương xót Chúa trong cuộc sống mình, Đấng đã làm Ngài trở nên “diễm phúc” vì
Ngài “đã tin mọi sự Chúa nói với Ngài đều sẽ được thực hiện trọn vẹn” (Lc 1:45). Thánh Ambrose
nói: mọi tín hữu Kitô đều thai nghén và hạ sinh Lời Chúa. Theo xác thịt, Chúa Kitô chỉ có một
người mẹ; nhưng theo đức tin, mọi người đều hạ sinh ra Người (34).

Hệ quả mục vụ

26. Sau đây là một số hệ quả quan trọng về mục vụ liên quan đến đức tin vào Lời Chúa.

a. Đức tin có thể không cần thiết để đọc Thánh Kinh. Tuy nhiên, Đức tin quả là điều cần phải có nếu
người ta muốn nghe Lời Chúa trong Thánh Kinh. Các nhóm Thánh Kinh sẽ thành công nếu các
thành viên của mình, trong khi đọc Thánh Kinh, cũng được thụ huấn về đức tin, để họ có thể sống
cuộc sống Kitô hữu của họ phù hợp với các chỉ dẫn của Thánh Kinh cũng như làm cho đức tin ấy
đứng vững trong những lúc khó khăn.

b. Người thời nay cần được nghe sứ điệp tích cực và đầy khích lệ có thể đưa lại nhiều cách khác
nhau để tiếp cận các bản văn Thánh Kinh trong lối đọc Sách Thánh theo nghĩa thiêng liêng, trong
lúc cầu nguyện, trong lúc chia sẻ Lời Chúa… Việc ấy được thực hiện chủ yếu nhờ coi Lời Chúa
không phải là kho bất động chứa chân lý tín điều hay tham chiếu mục vụ cho bằng là suối nước
sống động, ở đó, con người hân hoan chờ được nghe Chúa phán qua các biến cố của đời sống hàng
ngày. Chu kỳ toàn diện của chú giải phải được tuân theo nghĩa là tin để hiểu, và hiểu để tin; đức tin
tìm hiểu biết và hiểu biết mở đường cho đức tin. Câu truyện Emmaus vẫn còn là mẫu mực điển hình
cho việc người tín hữu gặp gỡ Lời Nhập Thể (xem Lc 24:13-35).

c. “Hỡi Israel, hãy nghe!” (Shema Israel) là lệnh truyền đầu hết của Dân Chúa (Đnl 6:4). “Hãy
nghe” cũng là lời đầu hết trong Luật của Thánh Bêneđíctô. Thiên Chúa mời gọi tín hữu nghe bằng
lỗ tai trái tim họ. Trong Thánh Kinh, tim không những là nơi chứa tình cảm hay xúc cảm, nhưng
còn là cái lõi thâm sâu của con người, nơi mọi quyết định được đưa ra. Bởi thế, một im lặng kéo
dài, không thể diễn tả bằng lời, phải hiện diện ở đó, để Chúa Thánh Thần có thể mạc khải ý định và
cách hiểu Lời Chúa và âm thầm kết hiệp Người với tâm trí ta (xem Rm 8:26-27).

d. Mỗi người cần phải nghe như Đức Maria và cùng với Đức Maria, Mẹ và Thầy Lời Chúa. Trong
các mầu nhiệm Kinh Mân Côi, Đức Maria cho ta một hình thức đơn giản, ai áp dụng cũng được để
nghe Lời Chúa trong cầu nguyện. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh nhiều đến sự
phong phú của lời cầu nguyện này, gọi nó là “bản tóm lược Phúc Âm”, trong đó, việc công bố các
mầu nhiệm “đã để Thiên Chúa lên tiếng” và cho phép ta “cùng với Đức Maia, chiêm ngắm Chúa
Kitô” (35). Hơn nữa, giống đức Trinh Nữ Maria, Đền Thờ Chúa Thánh Thần, Giáo Hội, trong cuộc
sống thầm lặng, khiêm cung và ẩn dật của mình, đã học được cách đem chứng tá đến cho mối liên
hệ gần gũi kia giữa Lời và Im Lặng và giữa Lời và Thần Trí Thiên Chúa. Nơi tín hữu, điều ấy khiến
cho việc nghe Lời bằng đức tin trở thành việc hiểu, suy gẫm, hiệp thông, chia sẻ và nên trọn vốn là
các thành tố của việc Đọc Lời Chúa (Lectio Divina), một lối tiếp cận Thánh Kinh bằng đức tin hết
sức ưu hạng.

e. Thiên hướng đức tin được nối kết với Lời Chúa trong mọi dấu chỉ và biểu thức của nó. Đức tin
tiếp nhận sự thông truyền chân lý từ Lời Chúa qua truyện kể hay công thức tín lý. Đức tin nhìn nhận
Lời Chúa là thúc đầy tiên khởi hướng người ta đến chỗ hồi tâm cách hữu hiệu, là ánh sáng trả lời
cho nhiều câu hỏi của tín hũu, là hướng dẫn để người ta khôn ngoan nhận biết rõ thực tại và là lời
mời thực hành Lời Chúa (xem Lc 8:21) chứ không phải chỉ đọc hay nói nó; và sau cùng, là nguồi
suối không bao giờ cạn của niềm ủi an và hy vọng. Như thế, tín hữu phải cố gắng hướng tới việc
nhìn nhận và đảm bảo tính tối thượng của Lời Chúa trong cuộc sống họ, tiếp nhận nó y hệt như
Giáo Hội đã công bố, đã hiểu, đã giải thích và đã sống.
f. Cuối cùng, trong việc sử dụng các phương thế thích đáng, cần phải nghĩ ra các phương pháp
nhằm thông truyền Lời Chúa cho nhiều người không biết đọc.

Phần II: Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội

“Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng
của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy. Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không
trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo
có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ
không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta
giao phó” (Is 55:9-11)

Chương IV: Lời Chúa ban sự sống cho Giáo Hội

“Lá thư Thiên Chúa gửi cho nhân loại”(36)

Khi Chúa Thánh Thần khởi đầu hoạt động trong đời sống Dân Người, một trong các dấu chỉ đầu hết
và thúc bách nhất cho thấy sự hiện diện của Người là lòng yêu mến đối với Lời Chúa trong Thánh
Kinh và lòng ước ao được biết Lời ấy nhiều hơn. Sở dĩ như thế là vì Lời của Sách Thánh là lời
chính Chúa gửi như một lá thư tới từng người, trong các hoàn cảnh cụ thể của đời họ. Sự thông đạt
này có đặc tính hết sức tức khắc và có sức mạnh đi mạnh vào tâm điểm hữu thể nhân bản. Thực thế:

- Giáo Hội được hạ sinh từ Lời Chúa và sống nhờ Lời ấy;

- Lời Chúa nuôi dưỡng Giáo hội dọc dài qua suốt lịch sử;

- Lời Chúa thẩm thấu và làm cho toàn bộ đời sống của Giáo Hội linh động, nhờ quyền năng Chúa
Thánh Thần;

Giáo Hội được hạ sinh từ Lời Chúa và sống nhờ Lời ấy

27. Sách Tông Đồ Công Vụ thuật rằng khi hai ông Phaolô và Banaba tới Antiôkia, “các ngài tụ tập
Giáo Hội lại và công bố với họ mọi điều Chúa đã làm cho các ngài, và Người đã mở lòng cho Dân
Ngoại tiến tới đức tin ra sao” (Cv 14:27).

Như đã xẩy ra tại Antiôkia và tại cuộc tụ tập ở Giêrusalem trong đó dân chúng lắng nghe Banaba và
Phaolô (xem Cv 15:12) như thế nào, thì Thượng Hội Đồng chắc chắn cũng sẽ chứng kiến “nhiều
phép lạ và điều kỳ diệu” của Lời Chúa như thế. Thực vậy, các giáo hội đặc thù tường trình nhiều
kinh nghiệm về Lời Chúa: trong Phép Thánh Thể; trong Lối Đọc Lời Chúa (Lectio Divina) ở phạm
vi cá nhân hay phạm vi cộng đoàn; trong những ngày đặc biệt dành cho Thánh Kinh; trong các khóa
giảng về Thánh Kinh; trong các nhóm học hỏi Phúc Âm và những nhóm nghe Lời Chúa; trong các
chương trình Thánh Kinh cấp giáo phận; trong các buổi linh thao; trong các cuộc hành hương tới
Đất Thánh; trong các cử hành Lời Chúa; và trong âm nhạc, hội họa, văn chương và phim ảnh.

Các câu trả lời cho Bản Đề Cương cung cấp cho ta nhiều điển hình như sau:

- Sau Công Đồng Vatican II, Lời Chúa càng ngày càng được đọc nhiều hơn, chủ yếu trong phụng vụ
Thánh Thể. Nhiều Giáo Hội dành cho Thánh Kinh một vị trí hết sức ưu hạng, trưng bầy nó một
cách rõ ràng cạnh bàn thờ hay ngay trên bàn thờ, giống như trường hợp các Giáo Hội Đông
Phương.
- Các Giáo Hội đang gia tăng đáng kể các cố gắng làm cho Thánh Kinh đến tay mọi người nhiều
hơn. Trong mười năm qua, các hội đồng giám mục, các giáo phận, các giáo xứ, các cộng đoàn tu trì,
các hiệp hội và phong trào đã can dự vào nhiều công cuộc lớn lao về Lời Chúa theo một cách thế
hoàn toàn mới mẻ.

- Đáp ứng ý muốn mỗi ngày một cao, giáo dân đã được dẫn khởi vào việc thưởng ngoạn Lời Chúa;
trong một số trường hợp, việc ấy được coi là ưu tiên hàng đầu so với các yêu cầu mục vụ khác.
Nếm được mùi vị Chúa Giêsu trong Phúc Âm vẫn là một nhu cầu căn bản của người ta, ngay cả
những người ít để ý nhất.

- Việc làm quen với Lời Chúa có nhiều hình thức. Trong thế giới Kitô giáo thời xưa, Thánh Kinh là
một kinh nghiệm sống hơn là một tài liệu đọc. Dữ kiện từ một số miền trên thế giới cho thấy việc sử
dụng Thánh Kinh có ý nghĩa cần được gia tăng đáng kể và tín hữu nên ý thức được hơn vai trò nền
tảng và dứt khoát của Lời Chúa trong cuộc sống Kitô hữu của họ.

- Tại những miền địa dư khác, vấn đề phát sinh nhiều hơn do việc thiếu các phương tiện, nhất là các
bản dịch Thánh Kinh. Các cố gắng mà anh chị em nghèo hơn của chúng ta đang đưa ra nhằm tiếp
xúc với Lời Chúa quả thực hết sức khích lệ. Chính Tài liệu của Uỷ Ban Giáo Hoàng Về Thánh Kinh
cũng đã có nhắc tới điều đó: “người ta có lý để vui mừng khi thấy Thánh Kinh được đặt trong tay
những người tầm thường và nghèo khó; những người này có thể đem tới cho việc giải thích nó và
thể hiện nó một ánh sáng sâu sắc hơn, nhờ các quan điểm tâm linh và hiện sinh của họ, hơn là các
quan điểm xuất phát từ việc nghiên cứu thường chỉ biết dựa vào chính các nguồn tài nguyên của
mình mà thôi” (37).

- Một nghịch lý ngày càng rõ rệt là: việc tín hữu khao khát Lời Chúa không phải lúc nào cũng nhận
được một đáp ứng thoả đáng trong lời giảng của các mục tử Giáo Hội, do sự thiếu chuẩn bị ngay
trong các chủng viện hay trong các thực hành mục vụ.

Lời Chúa nuôi dưỡng Giáo Hội dọc dài qua suốt lịch sử

28. Dân Chúa ngày càng múc được năng lực từ Lời Chúa. Lời Chúa không tĩnh tụ (static); Lời ấy
phổ biến mau chóng (xem 2Tx 3:1) và từ trời rơi xuống như trận mưa phong phú (xem Is 55:10-11).
Việc ấy đã xẩy ra khi các tiên tri nói với dân, khi Chúa Giêsu nói với đám đông và môn đệ, và khi
các tông đồ nói với các cộng đoàn tiên khởi, tiếp diễn qua nhiều thế hệ đến tận ngày nay. Ta có thể
nói rằng việc phục vụ Lời Chúa là đặc điểm của nhiều thời kỳ được ghi chép trong Thánh Kinh, và
sau đó, trong lịch sử Giáo Hội.

Thời các giáo phụ, Thánh Kinh là tâm và là nguồn của thần học, linh đạo học và sinh hoạt mục vụ.
Các Giáo Phụ là các bậc thầy không ai sánh nổi trong việc được mệnh danh là đọc Sách Thánh
“cách thiêng liêng”, nghĩa là một cách đọc, nếu thực hiện cho đúng, sẽ không phá hủy “chữ viết”
hay nghĩa cụ thể, nghĩa lịch sử của nó mà giúp ta đọc “chữ viết” trong Thần Khí. Thời Trung Cổ,
Sách Thánh cũng là nền tảng của suy tư thần học. Phương pháp hồi ấy phân biệt bốn thứ nghĩa
trong việc đọc Sách Thánh (nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa luân lý và nghĩa hướng thượng hay cánh
chung [anagogical]) (38). Truyền thống Đọc Sách Thánh [Lectio Divina] đã có từ lâu, vốn là hình
thức cầu nguyện của đan viện. Nó được dùng như nguồn gây cảm hứng nghệ thuật và được nhiều
hình thức rao giảng và đạo đức bình dân truyền đạt tới các tín hữu. Ngày nay, tinh thần con người,
một tinh thần càng ngày càng có tính phê phán hơn, tiến bộ khoa học và các chia rẽ trong hàng ngũ
Kitô hữu, và sau đó là nhiệm vụ đại kết, đang dẫn ta tới một phương pháp tiếp cận thực sự có
phương pháp và một cái hiểu tốt hơn đối với mầu nhiệm Thánh Kinh trong lòng Thánh Truyền.
Hiện nay, Giáo Hội đang kinh qua một cuộc canh tân dựa trên tính trung tâm của Lời Chúa, trên kế
hoạch vĩ đại của Công Đồng Vatican II, một kế hoạch vẫn còn đang tiếp diễn vào thời của Thượng
Hội Đồng này.
Trong khung cảnh tổng quát của Truyền Thống sống động trong Giáo Hội, với thời gian, mỗi giáo
hội đặc thù đều khai triển ra các truyền thống và các đặc điểm đúng đắn riêng của mình. Trong diễn
trình ấy, lịch sử vẫn để lộ nhiều dấu chỉ cho thấy có thể có những liên kết, những ảnh hưởng và trao
đổi lẫn nhau giữa các Giáo Hội. Trong trường hợp này, ta có thể chia các câu trả lời cho Bản Đề
Cương thành hai phần. Một đàng, Lời Chúa xem như được truyền bá nhờ công trình phúc âm hóa
tại các giáo hội đặc thù khắp năm châu. Lời ấy được bản vị hóa từ từ trong các giáo hội ấy, nhờ thế
trở nên nguồn sinh động hóa đức tin của nhiều người, nền tảng hiệp thông trong Giáo Hội, một
chứng tá cho thấy sự phong phú khôn tả của mầu nhiệm Lời Chúa và là nguồn suối linh hứng và
biến đổi không cùng các nền văn hóa và các xã hội. Mặt khác, công cuộc tông đồ về thánh kinh xem
ra đang gặp nhiều khó khăn, không những chỉ vì các lý do lịch sử liên quan đến lúc mới bắt đầu
phúc âm hóa mà còn vì những vấn đề đức tin đúng nghĩa, do các hoàn cảnh sống khác nhau hay do
thiếu các tài nguyên kinh tế.

Lời Chúa thẩm thấu và làm cho toàn bộ đời sống của Giáo Hội linh động, nhờ quyền năng
Chúa Thánh Thần

29. Việc sử dụng Thánh Kinh, việc quan niệm về Giáo Hội và thực hành mục vụ thẩy đều tương
quan hỗ tương với nhau. Khi Chúa Thánh Thần tạo ra sự hoà điệu giữa Thánh Kinh và cộng đồng,
thì ta đã đạt được mối tương quan ấy một cách đúng nghĩa. Thành thử ra, tôn trọng nhu cầu nội bộ
muốn đánh động cộng đoàn gặp gỡ Lời Chúa là điều rất quan trọng. Đồng thời, cần phải kiểm soát
một số khuynh hướng như tính quá tự phát, các kinh nghiệm quá chủ quan và các thực hành có tính
dị đoan. Cũng cần chú trọng tới điều bản văn Thánh Kinh muốn nói, suy niệm về nó để hiểu rõ
nghĩa đen của nó trước khi đem ra áp dụng vào đời sống. Điều ấy không luôn dễ, vì ta rất dễ mắc
nguy cơ cực đoan (fundamentalism). Hiện tượng ấy ảnh hưởng trên nhân học, xã hội học và tâm lý
học, nhưng nhất là nó được đặc biệt áp dụng vào việc đọc Sách Thánh và sau đó đến việc Sách ấy
giải thích về thế giới. Khi đọc Thánh Kinh, chủ nghĩa cực đoan hay bám vào chủ nghĩa duy tự
(literalism) mà từ khước không chịu xem sét gì tới chiều kích lịch sử của mạc khải Thánh Kinh. Do
đó, nó không có khả năng tiếp nhận trọn vẹn chính sự Nhập Thể. Lối giải thích này càng ngày càng
được nhiều người tin theo… cả nơi người Công Giáo nữa. Chủ nghĩa này đòi người ta phải hoàn
toàn gắn bó với quan điểm tín lý cứng ngắc và áp đặt một lối đọc Thánh Kinh không chấp nhận bất
cứ sự tra vấn nào và bất luận một thứ tìm tòi phê phán nào, môt lối đọc được họ coi là nguồn giáo
huấn duy nhất cần cho đời sống Kitô hữu và ơn cứu rỗi của họ” (39). Hình thức cực đoan của loại
khuynh hướng này tìm thấy nơi các giáo phái, trong đó Sách Thánh bị cô lập khỏi hành động đầy
năng lực và ban sự sống của Chúa Thánh Thần. Kết quả: cộng đoàn trở thành teo lại và không còn
là một cơ thể sống động nữa, nhưng đã trở nên một nhóm khép kín không biết nhìn nhận các bị biệt
và đa nguyên tính nội tại; ngược lại cho thấy thái độ gây hấn đối với những lối suy nghĩ khác với
mình (40).

Thay vào đó, cộng đoàn cần duy trì sự vâng phục sống động đối với Chúa Thánh Thần, và tránh
nguy cơ dập tắt Chúa Thánh Thần bằng chủ nghĩa duy hành động thái quá và các khía cạnh phô
trương trong đời sống đức tin. Cũng vậy, cộng đoàn cũng phải chống trả cái nguy cơ muốn biến
Giáo Hội thành một cơ quan bàn giấy nhằm giới hạn sinh hoạt mục vụ vào các khía cạnh định chế
của mình mà thôi và thu gọn việc đọc Thánh Kinh thành một sinh hoạt giống các sinh hoạt khác.

30. Chúa Giêsu phán rằng Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội tới chân lý toàn bộ (xem Ga
16:13), giúp Giáo Hội hiểu nghĩa chân thực của Lời Chúa và sau cùng dẫn Giáo Hội tới chỗ gặp gỡ
chính Ngôi Lời, Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu Nadarét. Chúa Thánh Thần là linh hồn và là nhà giải
thích Sách Thánh. Do đó, “phải đọc và giải thích Sách Thánh trong Thần Trí cực thánh, nơi Sách
Thánh ấy đã được viết ra” (DV 12). Được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, Giáo hội tìm cách vươn tới
một hiểu biết sâu sắc hơn để có thể cung cấp của nuôi cho con cái mình. Nhờ làm như thế, Giáo Hội
cũng rút tỉa được một cách đặc biệt từ việc nghiên cứu các Giáo Phụ thuộc Giáo Hội Đông và Tây
Phương (xem DV 23), từ việc nghiên cứu thần học và chú giải và từ đời sống các thánh và các
chứng tá đức tin.

Về phương diện này, lời ghi chú lấy từ “Những điều cần ghi chú trước” (Praenotanda) của Sách Các
Bài Đọc đáng được trưng dẫn: “Ta cần Chúa Thánh Thần hành động nếu muốn cho Lời Chúa làm
cho điều ta nghe bên ngoài gây được các hiệu quả bên trong của nó. Nhờ linh hứng và ơn trợ giúp
của Chúa Thánh Thần, Lời Chúa trở thành nền tảng cho cử hành phụng vụ và là kim chỉ nam và sức
nâng đỡ cho mọi sinh hoạt đời ta. Hành động của Chúa Thánh Thần đi trước, đi theo và đem toàn
bộ cử hành Phụng Vụ tới chỗ hoàn tất. Nhưng Chúa Thánh Thần cũng mang về nhà (xem Ga 14:15-
17, 25, 26; 15:26-16:15) cho mỗi con người cá thể chúng ta mọi sự đã được nói tới trong công bố
Lời Chúa vì lợi ích của toàn bộ cộng đồng tín hữu. Khi củng cố sự hiệp nhất giữa mọi người, Chúa
Thánh Thần cũng cổ vũ tính đa dạng của các ơn phúc và đẩy xa hơn nữa hoạt động muôn hình
muôn vẻ của chúng (41).

Cộng đồng Kitô giáo được bồi đắp hàng ngày, giúp nó luôn được Lời Chúa hướng dẫn dưới hành
động của Chúa Thánh Thần, Đấng ban ánh sáng, ơn hồi tâm và sự an ủi. Thực thế, “vì bất cứ điều gì
đã được viết ra trước đây cũng đã được viết để giáo huấn ta, để nhờ sự kiên định và được Thánh
Kinh khích lệ mà ta có hy vọng” (Rm 15:4). Công việc đầu hết của các mục tử là giúp tín hữu hiểu
cách gặp gỡ Lời Chúa dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Một cách đặc biệt, các ngài phải
dạy cách làm thế nào để diễn trình này xẩy ra trong khi đọc Thánh Kinh theo nghĩa thiêng liêng,
trong thiên hướng lắng nghe và cầu nguyện. Về phương diện này, Thánh Peter Damascene viết như
sau: “Bất cứ ai từng cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của Sách Thánh đều biết rằng lời đơn sơ
nhất và lời sâu sắc nhất của Sách này thực ra duy nhất chỉ là một, vì cả hai đều nhằm mục đích cứu
rỗi nhân loại mà thôi” (42).

Các hệ quả mục vụ

31. Nếu Lời Chúa là nguồn sống cho Giáo Hội, thì Sách Thánh phải được chủ yếu coi là của nuôi
sống. Điều này bao gồm các việc sau:

a. duy trì việc duyệt xét thường xuyên địa vị hữu hiệu của Lời Chúa trong đời sống cộng đồng, các
cảm nghiệm xây dựng nhất và các rủi ro thường lặp đi lặp lại.

b. hiểu biết lịch sử và việc truyền bá Lời Chúa trong chính cộng đồng, giáo phận, quốc gia, lục địa
của mình, và cả trong Giáo Hội hoàn vũ nói chung nữa, ngõ hầu biết nhìn nhận các kỳ công vĩ đại
của Thiên Chúa (Magnalia Dei), biết nhận thức tốt hơn điều cần phải nói ra và các sáng kiến nào
cần phải đưa ra cũng như tỏ tình liên đới với các cộng động nhờ các tài nguyên vật chất và thiêng
liêng.

c.một cách chính xác, thể hiện được một chương trình mục vụ do Lời Chúa gây sinh khí, đồng thời
nhìn nhận và cổ vũ vai trò độc đáo của các giáo hội đặc thù trong hiệp thông giữa họ với nhau. Các
sáng kiến trong tư cách Dân Chúa trong hiệp nhất với vị giám mục của họ, mà từ đó các kinh
nghiệm lớn nhỏ phát sinh ra, phải tạo nên sinh hoạt liên tục cho Lời Chúa trong các cộng đồng khác
nhau.

Chương V: Lời Chúa trong các thừa tác vụ của Giáo Hội

“Bánh Ban Sự Sống từ Bàn Thánh của cả Lời Chúa lẫn Thân Thể Chúa Kitô” (DV21)

Thừa tác vụ Lời Chúa


32. "Giống như chính Kitô giáo, tất cả các rao giảng của Giáo Hội phải được Sách Thánh nuôi
dưỡng và điều hướng” (DV 21). Điều trói buộc đặc thù này, từng được Công đồng Vatican II nhắc
nhở, đòi ta phải cố gắng thực sự.

Các giáo hội đặc thù đang đưa ra nhiều chương trình phục vụ Lời Chúa trong nhiều khung cảnh và
hoàn cảnh khác nhau. Nơi đệ nhất hạng đang được đưa ra để cảm nghiệm Lời Chúa là trong phụng
vụ Thánh Thể và các bí tích. Các câu trả lời (cho Bản Đề Cương) đều đề nghị dùng lối Đọc Lời
Chúa (Lectio Divina), làm lối đọc lý tưởng, tức lối vừa đọc vừa cầu nguyện Lời Chúa, theo từng cá
nhân hay theo nhóm. Nên dùng việc dạy giáo lý như một dẫn nhập vào Sách Thánh. Các chương
trình và các bài giáo lý, ấy là chưa kể việc rao giảng và các hình thức đạo đức bình dân, nên đặt cơ
sở trên Thánh Kinh. Hơn nữa, các cơ quan tông đồ thánh kinh cần tạo ra cuộc gặp gỡ Lời Chúa
bằng cách thành lập và hướng dẫn các nhóm học hỏi Thánh Kinh cách nào đó để bảo đảm rằng Lời,
Bánh Ban Sự Sống, cũng trở thành bánh vật chất để trợ giúp người nghèo và người đau khổ. Học
hỏi và gặp gỡ, nhất là trong các cuộc trao đổi liên tôn và liên văn hóa, hết sức cần phải dành một địa
vị trân qúy cho Lời Chúa so với văn hóa và tinh thần con người. Việc thể hiện các mục tiêu này đòi
phải có một đức tin chăm chú, một lòng nhiệt thành tông đồ và một chương trình mục vụ đầy sáng
tạo, thực hiện chu đáo, và liên tục, đặt trọng tâm vào việc cổ vũ tinh thần hiệp thông. Nhu cầu phải
có một chương trình mục vụ luôn đặt căn bản trên Thánh Kinh chưa bao giờ lại lớn hơn lúc này.

Theo viễn tượng hiệp nhất và hành động qua lại, đặc điểm năng động trong cuộc gặp gỡ giữa Lời
Chúa với con người cần được nhìn nhận và hỗ trợ trọn vẹn, một năng động tính vốn tạo cơ sở cho
mọi sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội. Điều tất yếu là Lời, khi được công bố và được nghe, sẽ trở
thành Lời được cử hành trong Phụng vụ và trong các bí tích, ngõ hầu linh hứng cho những cuộc đời
biết sống theo Lời Chúa trong hiệp thông, trong đức ái và trong sứ vụ sai đi (43).

Một kinh nghiệm trong Phụng vụ và Cầu nguyện

33. Các giáo hội đặc thù có nhiều kinh nghiệm chung. Đối với đa số Kitô hữu khắp thế giới, việc cử
hành Thánh Thể vào các Chúa Nhật là cuộc gặp gỡ duy nhất với Lời Chúa. Dân Chúa càng ngày
càng ý thức được sự quan trọng của các buổi phụng vụ Lời Chúa, một phần nhờ sự thúc đẩy do việc
tham chiếu và tái duyệt chúng trong Sách Bài Đọc mới đem lại. Về phương diện này, một số câu trả
lời (cho Bản Đề Cương) có gợi ý rằng các ngài muốn thấy có sự phối trí tốt hơn về chủ đề của ba
bài đọc cũng như sự trung thành hơn trong việc dịch bản văn gốc. Các bài giảng cần được cải thiện
cách rõ ràng. Trong một số trường hợp, Phụng vụ Lời Chúa cũng được dùng như một hình thức của
lối Đọc Lời Chúa (Lectio Divina). Vẫn cần phải làm nhiều nữa để khuyến khích tín hữu giáo dân
tham gia vào việc cầu nguyện Phụng Vụ Các Giờ Kinh. Đồng thời, một số vị cũng cho thấy Dân
Chúa chưa bao giờ thực sự được dẫn nhập vào thần học Lời Chúa trong phụng vụ. Một số người
vẫn sống một cách thụ động, không biết gì tới đặc tính bí tích của nó và chưa ý thức được các nét
phong phú chứa trong các phần dẫn nhập của các sách nói về phụng vụ, đôi khi vì các vị giám mục
tỏ ra thờ ơ. Nhiều dấu hiệu và cử chỉ đúng nghĩa của Phụng Vụ Lời Chúa thường vẫn bị coi là thủ
tục bề ngoài mà không hiểu ý nghĩa bên trong. Đôi khi, mối liên hệ của Lời Chúa với các bí tích,
nhất là bí tích Thống Hối, xem ra chỉ nhận được rất ít giá trị.

Nền tảng thần học và mục vụ: Lời, Thần trí, Phụng vụ và Giáo hội

34. Người thuộc mọi phạm vi trong đời sống Giáo Hội cần hiểu tốt hơn rằng phụng vụ là nơi ưu
tuyển của Lời Chúa, nơi Giáo Hội được xây dựng bồi đắp. Thành thử, một số điểm nền tảng, rất
quan trọng sau đây, cần được lưu ý

- Thánh Kinh là sách của một dân tộc và dành cho một dân tộc, được tiếp nhận như một gia bảo và
là một chứng ước được trao cho người đọc để hiện thực hóa, ngay trong đời sống họ, lịch sử cứu độ
đã được ghi lại trong đó. Cho nên, giữa Dân và sách có cả một mối liên hệ hỗ tương và đem lại sự
sống. Thánh Kinh trở thành sinh động khi Dân đọc nó. Dân không thể hiện hữu nếu không có Sách,
vì Sách chứa đựng lý do làm họ hiện hữu, ơn gọi và chính bản sắc họ.

- Mối liên hệ hỗ tương giữa Dân và Sách Thánh được cử hành trong cộng đoàn phụng vụ, vốn là nơi
diễn ra công việc tiếp nhận Thánh Kinh. Về phương diện này, bài diễn văn của Chúa Giêsu ở Hội
Đường Nadarét (xem Lc 4:16-21) có một ý nghĩa đặc biệt. Điều đã diễn ra ở đấy cũng diễn ra mỗi
lần Lời Chúa được công bố trong phụng vụ.

- Việc công bố Lời Chúa trong Sách Thánh là kết quả hành động của Chúa Thánh Thần. Sức mạnh
từng biến Lời thành sách, và giờ đây, thành phụng vụ, đang biến đổi sách thành Lời. Thực thế,
truyền thống phụng vụ ở Alexandria có đến hai lời epiclesis, tức lời khẩn cầu Thần Trí trước khi
công bố các bài đọc và lời cầu sau bài giảng (44). Thần Trí hướng dẫn vị chủ tế, trong nhiệm vụ tiên
tri, phải hiểu, phải công bố và giải thích thỏa đáng Lời Chúa cho cộng đoàn và, theo chiều song
hành, cầu khấn cho việc tiếp nhận chân chính và xứng đáng Lời Chúa nơi cộng đoàn tụ tập.

- Nhờ Chúa Thánh Thần, cộng đoàn phụng vụ lắng nghe Chúa Giêsu “chính Người nói khi Sách
Thánh được đọc lên trong Giáo Hội” (SC 7) và tiếp nhận giao ước, được Thiên Chúa canh tân với
Dân Người. Như thế, Sách Thánh và phụng vụ đồng quy về một mục đích duy nhất là đem Dân vào
cuộc đối thoại với Chúa. Lời, vốn do miệng Thiên Chúa phán ra và được chứng thực trong Sách
Thánh, nay trở về với Thiên Chúa dưới hình thức cầu nguyện đáp trả của Dân Người (xem Is 55:10-
11).

- Trong các cử hành phụng vụ, việc công bố Lời Chúa trong Sách Thánh là một cuộc đối thoại đầy
tính năng động, một cuộc đối thoại đạt tới đỉnh cao nhất của năng động tính trong cộng đoàn Thánh
Thể. Xuyên suốt lịch sử Dân Chúa, cả trong thời thánh kinh lẫn thời hậu thánh kinh, ngay từ khởi
thủy, Thánh Kinh đã là sách cung cấp sự trợ giúp trong mối liên hệ của Chúa với Dân Người, nghĩa
là, sách thờ phượng và cầu nguyện. Thực vậy, Phụng Vụ Lời Chúa “không hẳn là lúc suy gẫm hay
học giáo lý mà đúng hơn là một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và Dân của Người, một cuộc đối
thoại trong đó các kỳ công của cứu rỗi được công bố và các yêu cầu của Giao Ước liên tục được
thuật lại” (45).

- Một phần cấu thành mối liên hệ của Lời với hành động phụng vụ là việc cầu nguyện Phụng Vụ
Các Giờ Kinh. Dù hết sức quan trọng đối với toàn bộ Giáo Hội, Phụng Vụ Các Giờ Kinh có một ý
nghĩa đặc thù trong đời sống tận hiến. Phụng Vụ Các Giờ Kinh đặc biệt thích hợp để đào tạo việc
cầu nguyện, chủ yếu vì các Thánh Vịnh đã minh hoạ cách tuyệt vời đặc điểm nhân thần của Sách
Thánh. Các Thánh Vịnh quả là trường dạy cầu nguyện, trong đó, người hát hay đọc thánh vịnh học
nghe, học nội tâm hóa và học giải thích Lời Chúa.

- Ngoài việc tiếp nhận Lời Chúa trong việc cầu nguyện bản thân và cộng đoàn ra, mọi Kitô hữu còn
có trách nhiệm không thể tránh né phải tiếp nhận nó trong cầu nguyện phụng vụ. Việc này đòi phải
có một cái nhìn mới đối với Sách Thánh, một cái nhìn coi Thánh Kinh không phải chỉ là một cuốn
sách viết, nhưng là một công bố về và một chứng ước đối với Con Người Chúa Giêsu Kitô nhờ
Chúa Thánh Thần. Theo đoạn đã trích dẫn truớc đây từ Công Đồng Vatican II, “Chúa Kitô hiện diện
trong Lời của Người, vì chính Người nói khi Sách Thánh được đọc lên trong Giáo Hội” (SC 7).
Thành thử, “Sách Thánh có tầm quan trọng lớn nhất trong cử hành phụng vụ” (SC 24).

Lời Chúa và Thánh Thể

35. Đôi khi, Phụng Vụ Lời Chúa không được chuẩn bị đầy đủ hay không được nối kết đúng đắn với
Phụng Vụ Thánh Thể. Có một sợi dây chặt chẽ liên kết Lời Chúa với Thánh Thể được coi như
chứng ước có tính thánh kinh (xem Ga 6), được các Giáo Phụ củng cố và được Công Đồng Vatican
II tái khẳng định (xem SC 48, 51, 56; DV 21, 26; AG 6, 15; PO 18; PC 6). Về phương diện này,
Truyền Thống vĩ đại của Giáo Hội có nhiều biểu thức có ý nghĩa có thể dùng làm điển hình:
“Corpus Christi intelligitur etiam Scriptura Dei" ("Sách Thánh cũng được coi là Thân Thể Chúa
Kitô”) (46), và "Ego Corpus Iesu Evangelium puto" ("tôi coi Phúc âm là Thân Thể Chúa Kitô”)(47).

Việc càng ngày càng ý thức được sự hiện diện của Chúa Kitô trong Lời Người đang được chứng tỏ
là hữu ích trong việc chuẩn bị tức khắc để cử hành Thánh Thể cũng như trong hành động kết hợp
với Chúa trong cử hành Lời Người. Thành thử, Thượng Hội Đồng lần này, dù vẫn luôn chủ trương
tính ưu tiên của Bí Tích Thánh Thể, đã tìm cách suy tư một cách đặc biệt về mối liên hệ của Lời
Chúa với Phép Thánh Thể (48). Thánh Giêrôm nhận định về vấn đề này như sau: “Thịt Chúa là
lương thực thật sự và máu Người là của uống thật sự; đây thật là của cải của ta ở đời này: nuôi sống
ta bằng thịt của Người và uống máu của Người không phải chỉ trong Phép Thánh Thể mà còn trong
việc đọc Sách Thánh nữa. Thực vậy, Lời Chúa, được rút ra từ nhận thức Sách Thánh, là của ăn và
của uống thật sự” (49).

Lời Chúa và nhiệm cục Bí Tích

36. Lời Chúa phải được sống trong nhiệm cục Bí Tích, được coi không những chỉ là thông truyền sự
thật, giáo huấn và giới răn luân lý, mà còn là tiếp nhận sức mạnh và ơn thánh. Một cái hiểu như thế
không những tạo ra cuộc gặp gỡ cho người nghe bằng đức tin, mà còn làm nó trở thành một cử hành
giao ước thật sự.

Một số vị trả lời đã kêu gọi phải dành một xem xét ngang nhau cho nhiều hình thức gặp gỡ Lời
Chúa khác nhau: trong hành động phụng vụ, trong các bí tích, trong việc cử hành năm phụng vụ,
trong Phụng Vụ Các Giờ Kinh và trong các á bí tích. Cần phải đặc biệt chú ý tới Phụng Vụ Lời
Chúa trong cử hành ba Bí Tích Khai Tâm Kitô Giáo: Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể. Cần phải
có ý thức đổi mới trong việc công bố Lời Chúa trong các cử hành khác nhau, nhất là trong việc cử
hành Bí Tích Thống Hối của cá nhân. Các vị cũng kêu gọi phải có sự am tường Lời Chúa trong
nhiều hình thức thuyết giảng và đạo đức bình dân.

Các hệ quả mục vụ

37. Thánh Thể, nhất là Thánh Thể Chúa Nhật, đáng được ta chú ý trước nhất trong sinh hoạt mục
vụ, vì “bàn thánh Lời và Bánh Sự Sống” liên kết với nhau hết sức mật thiết (DV 21). Thánh Thể là
“nơi ưu tuyển trong đó sự hiệp thông luôn được công bố và nuôi dưỡng” (50). Vì đối với phần đông
Kitô hữu, Thánh Lễ Chúa Nhật là giây phút độc nhất trong cuộc gặp gỡ bí tích của họ với Chúa
Giêsu, nên việc nhiệt thành cổ vũ các buổi Phụng Vụ Thánh Thể chân chính và vui tươi trở thành
vừa là một bổn phận vừa là một ơn phúc. Mục đích chính của việc công bố và đời sống Kitô giáo
nói chung chính là Phép Thánh Thể, được cử hành theo chiều hướng biểu lộ được sự kết hợp mật
thiết giữa Lời Chúa, hy lễ và hiệp thông.

Cần phải thận trọng để bảo đảm cho các phần khác nhau của Phụng Vụ Lời Chúa được diễn tiến
một cách hoà hợp (công bố các bài đọc, bài giảng, tuyên xưng đức tin và lời nguyện giáo dân), để ý
tới mối liên kết mật thiết của chúng với phụng vụ Thánh Thể (51). Đấng, được bản văn nhắc đến, tự
làm Người hiện diện trong hy lễ toàn thiêu dâng lên Chúa Cha.

Phần dẫn nhập trong các sách phụng vụ, là sách giải thích các yếu tố trong phụng vụ, cần được trân
trọng nhiều hơn, nhất là những Ghi chú trước (Prænotanda) của Sách Lễ Rôma, Kinh Thượng Tiến
(Anaphore) của các Giáo Hội Đông Phương, Thứ Tự Các Bài Đọc Thánh Lễ (Ordo Lectionum
Missæ), Sách Các Bài Đọc (Lectionaries), và Kinh Thần Vụ (Divine Office), tất cả nên được bao
gồm trong chương trình đào tạo phụng vụ cho các mục tử và tín hữu, cùng với Hiến Chế về Phụng
Vụ Thánh của Công Đồng Vatican II.
Trong các công trình phiên dịch, cần phải bớt việc phân đoạn và trung thành hơn với nguyên bản.
Vì nghi thức và lời nói phải được liên kết cách mật thiết với nhau trong phụng vụ (xem SC 35), nên
việc gặp gỡ Lời Chúa phải xẩy ra qua đặc tính đặc thù của các dấu hiệu đang diễn ra trong cử hành
phụng vụ, như nơi đặt bục đọc sách, việc chăm sóc các sách phụng vụ, phong cách đọc sao cho
đúng đắn, và việc rước và xông hương Phúc Âm.

Trong Phụng Vụ Lời Chúa, phải hết sức chú ý tới việc công bố rõ ràng, dễ hiểu bản văn và bài
giảng dựa trên Lời Chúa (52). Điều này đòi người đọc phải có khả năng, được chuẩn bị kỹ. Vì mục
đích ấy, họ cần được huấn luyện tại trường, nếu cần thì tại những trường do giáo phận thiết lập.
Đồng thời, Lời Chúa sẽ được hiểu tốt hơn nếu người đọc có thể thực hiện mấy lời giới thiệu ngắn về
ý nghĩa của bài đọc sẽ được công bố.

Trong bài giảng, các vị giảng thuyết cần cố gắng hơn để trung thành với bản văn thánh kinh và lưu
ý tới điều kiện của tín hữu, giúp họ có thể giải thích được chính các biến cố trong cuộc sống bản
thân của họ và các biến cố lịch sử dưới ánh sáng đức tin. Khía cạnh thánh kinh này, nếu thuận tiện,
nên được bổ túc bằng những điều căn bản về thần học và luân lý.

Thành thử, việc đào tạo đúng đắn các thừa tác viên tương lai là điều tối cần. Một số vị đề nghị pha
trộn cả thánh ca và âm nhạc vào việc thông truyền Lời Chúa và biết trân qúy hơn đối với cả lời nói
lẫn im lặng. Bên ngoài phụng vụ, các hình thức kịch hóa Lời Chúa khác nhau có thể thực hiện bằng
trước tác, hình ảnh và cả công trình nghệ thuật nữa, tỷ dụ như các cuộc trình diễn tôn giáo (religious
shows).

Một số vị lại muốn các cộng đoàn tu trì, nhất là các cộng đoàn đan viện, hỗ trợ các cộng đoàn giáo
xứ khám phá ra khiếu thưởng ngoạn Lời Chúa qua các cử hành phụng vụ. Vì giáo dân ngày nay
càng ngày càng tỏ ra thích thú tham dự vào Phụng Vụ Các Giờ Kinh, nên ngày nay, cần phải xem
sét cách làm cho phương tiện truyền thông Lời Chúa tuyệt diệu này dễ tới tay tín hữu hơn và tham
dự nhiều hơn vào sinh hoạt mục vụ.

Lối Đọc Lời Chúa (Lectio Divina)

38. Cầu nguyện bằng Lời Chúa là một cảm nghiệm ưu hạng, xưa nay vẫn gọi là Lối Đọc Lời Chúa.
“Lectio Divina có nghĩa là đọc, cả trên bình diện cá nhân lẫn bình diện cộng đoàn, một đoạn Sách
Thánh dài ngắn tùy theo, được tiếp nhận như Lời Chúa và nhờ ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy, sẽ
dẫn ta tới suy niệm, cầu nguyện và chiêm niệm”(53). Toàn thể Giáo Hội ngày nay xem ra đang tái
chú ý đặc biệt tới Lối Đọc Lời Chúa này. Ở một số nơi, người ta vốn dùng lối này theo truyền
thống. Tại một số giáo phận, thói quen này đã từ từ gia tăng sau Công đồng vatican II. Nhiều cộng
đoàn đang coi nó như một hình thức cầu nguyện mới và là một nền linh đạo Kitô giáo có thể đem
lại nhiều lợi ích có ý nghĩa cho phong trào đại kết. Đồng thời, một số vị nhận ra nhu cầu phải xem
sét các khả thể thật sự trong hàng ngũ tín hữu và thích ứng hình thức cổ điển này vào các hoàn cảnh
khác nhau, cách nào đó để có thể bảo tồn được cả yếu tính lối vừa đọc vừa cầu nguyện này mà vẫn
nhấn mạnh được các giá trị nuôi dưỡng của nó đối với đức tin của người ta. Lối Đọc Lời Chúa là lối
đọc Thánh Kinh đã có từ thuở sơ khai của Kitô giáo và từng là một gia tài của Giáo Hội trong suốt
lịch sử của mình. Các đan viện là nơi đã bảo tồn lối thực hành này. Tuy nhiên, ngày nay, Chúa
Thánh Thần, qua Huấn Quyền, đã đề nghị dùng lối đọc này làm một phương tiện mục vụ hữu hiệu
và là một dụng cụ giá trị trong Giáo Hội để giáo dục và đào tạo thiêng liêng cho các linh mục, trong
đời sống hàng ngày của nam nữ tu sĩ sống đời tận hiến, trong các cộng đồng giáo xứ, trong các gia
đình, hiệp hội và phong trào, và nơi tín hữu bình thường, cả già lẫn trẻ, bất cứ ai biết coi hình thức
đọc này như một phương thế thực tiễn và có thể áp dụng được, để mọi cá nhân cũng như mọi cộng
đoàn có thể tiếp xúc với Lời Chúa (xem OT 4) (54).
Theo Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Điều đặc biệt cần thiết là việc lắng nghe Lời Chúa phải
trở thành cuộc gặp gỡ đem lại sự sống, theo truyền thống Đọc Lời Chúa ngày xưa nhưng luôn có
giá trị, là lối đọc rút tỉa lời hằng sống từ bản văn Thánh Kinh, vốn là lời tra vấn, điều hướng và lên
khuôn đời ta” (55). Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cũng nói cụ thể rằng điều ấy phát sinh “qua việc
dùng các phương pháp mới, đã được suy tư qua và cùng nhịp với nhiều thời kỳ” (56). Một cách đặc
biệt, Đức Thánh Cha nhắc nhở giới trẻ rằng: “Điều luôn quan trọng là phải đọc Thánh Kinh theo lối
hết sức bản thân, theo lối chuyện vãn bản thân với Thiên Chúa; nhưng, đồng thời, điều cũng quan
trọng nữa là phải đọc nó trong tình đồng hành với người ta có thể cùng họ thăng tiến…” (57). Ngài
thúc giục họ: “hãy trở nên quen thuộc với Thánh Kinh, và luôn có nó trong tay để nó trở thành kim
chỉ nam chỉ đường cho chúng con đi theo” (58). Trong một sứ điệp gửi nhiều lớp người khác nhau,
nhất là giới trẻ, Đức Thánh Cha bày tỏ ý muốn thâm sâu của Ngài rằng việc ước chi việc thực hành
lối Đọc Lời Chúa được truyền bá như một yếu tố quan trọng trong việc canh tân đức tin ngày nay.
Ngài phát biểu: “Cha đặc biệt muốn nhắc nhớ và đề nghị truyền thống Đọc Lời Chúa cổ xưa: tức
việc siêng năng đọc Sách Thánh kèm với lời cầu nguyện; lối đọc này sẽ đem lại cuộc đối thoại thân
mật kia, cuộc đối thoại trong đó người đọc nghe Chúa nói, và trong lúc cầu nguyện, họ đáp lại tiếng
Người với một trái tim rộng mở tin yêu (xem DV 25). Nếu ta chịu cổ vũ nó một cách hữu hiệu, Cha
tin chắc lối thực hành này sẽ đem về cho Giáo Hội một mùa xuân thiêng liêng mới. Là một trọng
điểm trong thừa tác vụ thánh kinh, nên Lối Đọc Lời Chúa nên được khích lệ mỗi ngày một hơn,
cùng với việc dùng các phương pháp mới, đã được suy tư qua và cùng nhịp với nhiều thời kỳ.
Không bao giờ nên quên rằng Lời Chúa là ngọn đèn soi bước chân ta và là ánh sáng dẫn lối ta đi
(xem Tv 119:105)” (59).

Tính cách mới mẻ của Lối Đọc Lời Chúa nơi Dân Chúa đòi phải có một nền sự phạm khai tâm thích
hợp để dẫn người ta tới việc hiểu biết tốt điều đang được nói tới và cung cấp được một giáo huấn rõ
ràng về ý nghĩa của từng bước và cách áp dụng chúng vào cuộc sống một cách vừa trung thành vừa
khôn ngoan một cách sáng tạo. Các chương trình khác nhau, như Bẩy Bước (Seven Steps), ngày
nay cũng đang được nhiều giáo hội đặc thù ở Phi Châu thực hành. Hình thức Đọc Lời Chúa này có
cái tên đó là do bẩy thời điểm gặp gỡ Thánh Kinh (nhìn nhận sự hiện diện của Chúa, đọc bản văn,
dừng lại ở bản văn, ở thinh lặng, chia sẻ những cái nhìn thông sáng, cùng nhau tìm tòi và cùng nhau
cầu nguyện) trong đó, suy niệm, cầu nguyện và chia sẻ Lời Chúa là chính yếu. Ở một số nơi khác,
Lối Đọc Lời Chúa được gọi bằng tên khác, như “Trường Lời Chúa” (the School of the Word) hay
“Đọc trong Cầu Nguyện” (Reading in Prayer). Vì sự thay đổi nhanh chóng và vì hoàn cảnh đôi khi
quá phân mảnh trong đời sống người thời nay, nên người nghe hay người đọc Lời Chúa có khác với
người nghe hay người đọc trước đây, nên đòi hỏi hàng giáo sĩ, các vị tận hiến và tín hữu giáo dân
phải nhận được một sự đào tạo có tính huấn giáo, kiên nhẫn và liên tục. Về phương diện này, việc
chia sẻ kinh nghiệm, rút tỉa từ việc lắng nghe Lời Chúa (collatio) (60) hay các áp dụng thực tiễn và
trên hết từ các công tác bác ái (actio), từng được thực hiện ở nhiều nơi, quả là hữu ích. Lối Đọc Lời
Chúa nên trở thành nguồn gây hứng cho các thực hành khác nhau của cộng đoàn, như các buổi linh
thao, cấm phòng, tôn sùng và cảm nghiệm tôn giáo. Một mục tiêu quan trọng là giúp người ta
trưởng thành trong việc đọc Lời Chúa và nhận thức rõ ràng được thực tại một cách khôn ngoan.

Lối Đọc Lời Chúa không chỉ dành cho một ít người, tức các cá nhân nhiều cam kết nhất trong hàng
ngũ tín hữu hay các nhóm chuyên cầu nguyện. Thực ra, Lối Đọc Lời Chúa này là một yếu tố cần
thiết trong cuộc sống Kitô hữu chân chính giữa lòng một xã hội bị tục hóa, một xã hội cần có những
người chiêm niệm, chăm chú, biết phê phán và quả cảm, những người đôi lúc phải đưa ra những lựa
chọn hoàn toàn mới, chưa ai thử bao giờ. Các trách vụ đặc thù ấy không phải chỉ là thói quen hoàn
toàn cũng không do công luận mà có nhưng do lắng nghe Lời Chúa mà phát sinh ra và nhận ra sự
đánh động huyền nhiệm của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn.

Lời Chúa và việc phục vụ bác ái


39. Diakonia (hàng ngũ phó tế) hay việc phục vụ bác ái là một ơn gọi trong Giáo Hội Chúa Giêsu
Kitô để đáp lại đức ái đã được Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập Thể biểu lộ bằng lời nói và việc làm. Lời
Chúa vì thế cần phải dẫn ta tới tình yêu thương người khác. Nhiều cộng đoàn đang chứng tỏ rằng
cuộc gặp gỡ với Lời Chúa không chỉ giới hạn vào việc nghe mà thôi hay vào việc cử hành không
hơn không kém, nhưng còn là tìm cách trở thành một cam kết thật sự, trong tư cách cá nhân hay
một cộng đoàn, đối với người nghèo vốn là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa giữa chúng ta. Cái hiểu
này tạo cơ sở cho cách tiếp cận Thánh Kinh có tính giải thoát. “Yếu tố quyết định” trong việc triển
khai hơn nữa các tiếp cận này và các ích lợi của nó đối với Giáo Hội “sẽ hệ ở việc minh giải các giả
định chú giải (hermeneutical presuppositions) của nó, các phương pháp của nó và các gắn bó rõ rệt
của nó với đức tin và Truyền Thống của Giáo Hội như một toàn bộ” (61).

Mối liên hệ của Lời Chúa với đức ái cần phải được chứng tỏ ngay tức khắc, vì đức ái đặc biệt có
sức mạnh tạo ra cuộc gặp gỡ với Lời Chúa đối với cả người tin lẫn người không tin. Đức Thánh Cha
Bênêđíctô XVI đã chứng thực được mối liên hệ ấy trong thông điệp

Deus Caritas Est (Thiên Chúa là tình yêu) của Ngài, khi Ngài nhấn mạnh tới ba yếu tố tạo nên bản
chất yếu tính của Giáo Hội: công bố Lời Chúa (Kerygma-martyria = rao giảng và tử đạo), cử hành
các bí tích (leitourgia = phụng vụ) và thực thi thừa tác vụ bác ái (diakonia = hàng ngũ phó tế). Đức
Thánh Cha viết: “Giáo Hội không thể lãng quên việc phục vụ bác ái cũng như không thể quên các
Bí Tích Lời Chúa” (62). Thông Điệp Spe Salvi (Được cứu rỗi nhờ Đức Cậy) cũng tuyên bố rằng:
“sứ điệp Kitô giáo không phải chỉ ‘thông tri’ mà còn ‘thông diễn’ (performative) nữa. Nghĩa là:
Phúc Âm không chỉ thông truyền điều cần biết, mà còn làm cho sự vật xẩy ra và thay đổi cuộc sống.
Cánh cửa đen tối của thời gian, của tương lai, đã được mở toang ra. Người có đức cậy sống cách
khác hẳn; người hy vọng là người được ban cho quà phúc sự sống mới” (63). Căn bản cho mối
tương quan giữa Lời và đức ái rõ ràng là gương sáng của chính Ngôi Lời làm người, tức Chúa
Giêsu Nadarét, Đấng “đi khắp nơi làm việc thiện và chữa lành mọi người bị qủy ám, vì Thiên Chúa
ở với Người” (Cv 10:38).

Nhiều trang Sách Thánh không những khuyên mà còn ra lệnh phải kính trọng công lý đối với người
lân cận của mình (xem Đnl 24:14-15; Am 2:6-7; Giêrêmia 22:13; Ge 5:4). Trung thành với Lời
Chúa chỉ có, khi hình thức bác ái đầu tiên được thể hiện qua việc tôn trọng các quyền của con người
nhân bản và qua việc bênh vực kẻ bị áp bức và những ai đau khổ. Vì lý do đó, các cộng đoàn đức
tin đã đáp lại bằng một tầm quan trọng đặc thù, đặt cơ sở trên việc đọc Thánh Kinh, một việc đọc
cũng phải bao gồm cả người nghèo nữa, là những người cần nghe sứ điệp ủi an và hy vọng. Bằng
Lời của mình, Chúa chúng ta, Đấng vốn yêu sự sống, hằng muốn soi sáng, hướng dẫn và đem an ủi
khích lệ đến cho các tín hữu trong suốt cuộc đời họ và ở mọi khía cạnh của cuộc đời ấy: nơi làm
việc, lúc cử hành, lúc đau khổ, lúc vui chơi nhàn tản, trong các bổn phận đối với gia đình và xã hội
và trong mọi khoảnh khắc đời sống, để mọi người có thể cân nhắc mọi sự và giữ vững lấy điều tốt
(xem 1 Tx 5:21), nhờ thế mà tiến được đến chỗ nhận ra ý Thiên Chúa và đem nó ra thực hành (xem
Mt 7:21).

Chú giải Sách Thánh và thần học

40. "Việc học hỏi Sách Thánh hiện nay, cũng như trước đây, vẫn là linh hồn của thần học thánh”
(DV 24). Chắc chắn một điều: ta phải ca ngợi Chúa vì những hoa trái phát sinh trong thời kỳ sau
Công Đồng Vatican II, mà một trong các hoa trái đó chính là sự cam kết của đa số các nhà chú giải
và thần học trong việc nghiên cứu và giải nghĩa Thánh Kinh “theo cảm thức của Giáo Hội” cũng
như giải thích và trình bầy Lời Chúa, đã được viết trong Thánh Kinh, trong bối cảnh Thánh Truyền
sống động. Khi làm như thế, họ cũng xét tới gia sản của các Giáo Phụ và các hướng dẫn của Huấn
Quyền (DV 12). Qua cách đó, họ đem lại cho các mục tử nhiều trợ giúp đối với thừa tác vụ của các
ngài, và vì thế, đáng được cám ơn và khích lệ (64).
Theo một nghĩa, vì Lời Thiên Chúa đã thành nhục thân và ở giữa chúng ta (xem Ga 1:14), nên Thần
Trí đang thúc giục ta phải suy niệm về lộ trình mới, một lộ trình Người có ý định theo đuổi giữa
người thời nay. Đồng thời, cũng một Thần Trí này đã sai ta đi để quy tụ mọi viễn tượng và thách
thức của con người về cho Lời. Cả hai khía cạnh ấy đòi phải có nhiều cố gắng mới để học hỏi và
phục vụ cộng đoàn.

Học hỏi nghiên cứu trong phạm vi này đòi phải có một chương trình được thiết lập dựa trên các
hướng dẫn của Huấn Quyền, gồm kiến thức, phương pháp nghiên cứu và diễn trình giải thích tập
chú vào tính viên mãn do nghĩa thiêng liêng của bản văn thánh đem lại (65). Khi tiến hành công
việc, cần phải vượt qua sự chia rẽ biểu kiến giữa việc nghiên cứu chú giải và phát biểu thần học và
phải dẫn tới sự hợp tác hỗ tương (giữa hai ngành đó). Rồi thần học phải dùng các dữ kiện thánh
kinh một cách khác quan, còn khoa nghiên cứu chú giải thì đừng tự giới hạn mình vào việc giải
thích theo nghĩa đen mà thôi, trái lại phải biết nhìn nhận và thông truyền nội dung thần học có trong
bản văn linh hứng. Một cách đặc biệt, khoa nghiên cứu thần học phải làm việc tay trong tay với
khoa thần học Thánh Kinh coi nó như một trợ giúp để hiểu và biết đánh giá chân lý của Thánh Kinh
trong đời sống đức tin, trong đối thoại với các nền văn hóa và trong việc phản ảnh đối với các trào
lưu nhân học, các vấn nạn luân lý, đức tin và lý trí và đối thoại với các tôn giáo lớn thời nay.

Nghiên cứu chú giải và nghiên cứu thần học cũng phải biết đánh giá chứng tá từ Thánh Truyền, như
phụng vụ và các Giáo Phụ. Đối với những người hiến thân chuyên chăm nghiên cứu, cộng đồng
Kitô giáo chờ mong ở họ “các trợ giúp thích hợp”, giúp các thừa tác viên Lời Chúa mang lại được
“của dưỡng nuôi của Lời Chúa cho Dân Chúa, để soi sáng tâm trí họ, củng cố ý chí họ, và làm tâm
hồn họ rực lên lửa yêu mến Chúa” (DV 23). Để thực hiện được điều ấy, một vài vị kêu gọi phải có
cuộc đối thoại liên tục có tính xây dựng giữa các nhà chú giải, thần học và mục tử, một đối thoại có
thể dẫn tới việc biến suy tư thần học thành những đề nghị phúc âm hóa chính xác hơn. Nói tổng
quát, cần phải chú ý hơn tới các khuyến cáo trong Sắc lệnh Optatam Totius nói về chủ đề giảng dậy
thần học và chú giải thánh kinh cũng như suy tư về phương pháp học trong khi chuẩn bị đào tạo các
mục tử tương lai. Phần lớn các khuyến cáo này vẫn còn đang chờ được đem ra thi hành.

Lời Chúa trong đời sống tín hữu

41. Ý thức rằng Lời Chúa là ơn phúc không tài nào lượng giá được nên ta có trách nhiệm phải tiếp
nhận ơn phúc này trong đức tin. Bởi thế, như Chúa Giêsu nói, nội tại trong việc nghe Lời Chúa ta
thấy có việc phải thực hành Lời ấy (xem Mt 7:21). Giáo Hội luôn rao giảng một cuộc sống phù hợp
với Lời Chúa, luôn tìm cách bồi đắp một huấn luyện dựa trên nền linh đạo thánh kinh.

Loại liên hệ mà tín hữu có với Lời Chúa phải được đức tin xác định cách rõ ràng. Nghiên cứu các
câu trả lời, chúng tôi thấy đối với một số người, Thánh Kinh được quan niệm chỉ như một đối vật
văn hóa không hề có bất cứ hiệu quả nào đối với đời sống, trong khi một số người khác, tuy tỏ ra
đôi chút yêu qúy sách, nhưng lại không biết lý do tại sao. Tuy nhiên, nói tổng quát, giống như các
loại đất trong dụ ngôn người gieo giống, cũng có những người mang lại hoa trái, gấp ba mươi, sáu
mươi, một trăm lần (xem Mc 4:20). Kinh nghiệm đang chứng minh rằng tiến bộ trong khoa giáo lý
và linh đạo học là một trong những khiá cạnh hấp dẫn và hứa hẹn nhất của việc gặp gỡ giữa Lời
Chúa với Dân của Người.

Căn bản cho mối liên hệ sinh tử của tín hữu với Thánh Kinh đã được tóm lược trong Hiến Chế Dei
Verbum, là phải bám chặt vào Sách Thánh qua việc siêng năng đọc và cẩn trọng học hỏi nó (DV
25), vì Thánh Kinh là “nguồn sự sống thiêng liêng tinh ròng và không bao giờ cạn” (DV 1). Một
nền linh đạo chân chính về Lời Chúa phải đòi hỏi rằng “kèm theo việc đọc Sách Thánh phải là việc
cầu nguyện, để Thiên Chúa và con người có thể nói truyện với nhau; vì ‘ta nói với Người khi ta cầu
nguyện; ta nghe Người khi ta đọc những lời thần thánh của Người” (DV 25) (66). Thánh Augustinô
xác nhận điều ấy: “lời cầu nguyện của bạn là lời bạn ngỏ cùng Thiên Chúa. Khi bạn đọc Thánh
Kinh, Thiên Chúa nói với bạn; khi bạn cầu nguyện, bạn nói với Thiên Chúa” (67). Trong cuộc sống
Kitô hữu của mình, tín hữu phải học điều sẽ dẫn họ đến việc đọc Thánh Kinh cách chân thực bằng
đức tin. Khi làm thế, họ sẽ biến tâm hồn họ thành một thư viện Lời Chúa (68).

Lời Chúa tác động mạnh lên cuộc sống đức tin, trước nhất không phải như một bộ các câu hỏi thuộc
giáo thuyết hay một loạt các nguyên tắc đạo đức học, nhưng là tình yêu thương của Thiên Chúa mời
gọi bản thân tín hữu tới gặp gỡ Người và là một biểu hiện sự cao cả khôn sánh của Người trong
Mầu Nhiệm Vượt Qua. Lời Chúa trình bầy cho ta kế hoạch cứu rỗi của Chúa Cha dành cho mỗi
người và dành cho mọi người. Lời Chúa tra vấn, khuyên bảo và thúc đẩy tín hữu trên đường làm
môn đệ và trên đường bước theo Chúa Kitô; nó chuẩn bị người ta để họ chấp nhận hành động biến
đổi của Chúa Thánh Thần; nó cổ vũ mạnh mẽ sự hiệp thông và tạo ra các dây nối kết thân mật trong
tình bằng hữu; và nó linh hứng cho việc cam kết quảng bá Lời Chúa. Điều đó rất đúng, nhất là đối
với bậc tu trì tận hiến.

Một vài khía cạnh liên quan tới chủ đề cần được cẩn thận xem sét. Trước nhất, Lời Chúa được
những người nghèo trong tinh thần, cả bề trong lẫn bề ngoài, gặp gỡ, “vì nhờ ơn thánh của Chúa
Giêsu Kitô Chúa chúng ta, chúng ta biết rằng dù Người giầu có, song vì bạn, Người đã trở nên
nghèo khó, để nhờ sự nghèo khó của Người bạn có thể trở nên giầu có” (2 Cor 8:9). Nghèo khó
trong tinh thần là cách để trở nên người biết lắng nghe Lời Chúa Cha và công bố Lời ấy cho người
nghèo (Xem Lc 4:18). Một số người, nhất là phụ nữ, phải làm việc cực nhọc, phải trông nom gia
đình, hiến mình trọn vẹn cho con cái, và vì đức tin nồng cháy, còn thực hiện nhiều phục dịch đối với
tha nhân, đã nhắc người ta nhớ được nhiều Thánh Vịnh và Phúc Âm. Chứng tá một cuộc sống tốt
lành bao giờ cũng làm cho việc đọc Thánh Kinh thành đáng tin.

Các bậc thầy trong cuộc sống thiêng liêng thường miêu tả một số hoàn cảnh trong đó Lời Chúa có
thể nuôi dưỡng được đời sống tín hữu, nhờ thế mà tạo ra được một nền linh đạo thánh kinh: sâu sắc
nội tâm hóa Lời Chúa; kiên vững trong thử thách nhờ linh hứng của Thánh Kinh; và tiếp tục trận
chiến thiêng liêng chống lại các ngôn từ, tư tưởng và việc làm lầm lạc và hận thù. Thánh Kinh cũng
ở dưới biểu hiệu Thánh Giá, nơi Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh hiện diện. Các hoàn cảnh trên hiện
diện trong nhiều cộng đoàn tôn giáo và trung tâm linh đạo. Các cộng đoàn và trung tâm này đang
cung cấp nhiều trợ giúp thật sự để ta thâm hậu hóa cảm nghiệm Lời Chúa của chúng ta.

Chương VI: Hướng tới “việc mở rộng lối vào Sách Thánh nhiều hơn”(DV 22)

Sứ vụ của Giáo Hội là công bố Lời Chúa và xây dựng Nước Chúa

43. Đầu thiên niên kỷ này, sứ vụ của Giáo Hội cần được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa qua việc trở
thành người phục vụ Lời Chúa trong công trình phúc âm hóa (70).Không còn hoài nghi gì nữa, công
bố Phúc Âm chính là lý do hiện hữu (raison d’être) của Giáo Hội và của sứ vụ Giáo Hội. Điều ấy
hàm nghĩa rằng Giáo Hội phải sống điều mình giảng dạy. Làm như thế một cách cương quyết nhất
định sẽ biến được điều Giáo Hội công bố thành khả tín, bất kể các thiếu sót và yếu đuối của các
thành phần Giáo Hội. Trước đây, khi đáp lại Lời Chúa, dân Israel đã thưa như sau: “Chúng tôi sẽ
thực hiện mọi điều Chúa phán, và chúng tôi sẽ vâng theo” (Xh 24:7). Trong Bài Giảng Trên Núi,
Chúa Giêsu cũng mời gọi các môn đệ thực hiện cùng một đáp trả như thế (xem Mt 7:21-27).

Theo giáo huấn của Chúa Giêsu,việc công bố Lời Chúa phải lấy Nước Chúa làm sức mạnh và nội
dung bên trong (xem Mc 1:14-15). Nước Chúa chính là Ngôi Vị Chúa Giêsu, Đấng, qua lời nói và
việc làm, đã đem lại cứu rỗi cho mọi người. Thành thử, khi rao giảng Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội dự
phần vào việc lớn mạnh vững chắc của Nước Chúa, như đã được minh họa trong câu truyện Phúc
Âm về hạt giống nẩy mầm (xem Mc 4:27), một Nước mà ai cũng được mời tiếp nhận.
Lời than thở của Thánh Phaolô “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm!” (1Cor 9:16) cũng
đang vang vọng trong Giáo Hội ngày nay. Lời than ấy, đối với mọi Kitô hữu, đã trở thành không
phải một sự kiện đơn giản mà là một lời kêu gọi phải phục vụ Phúc Âm vì ích lợi của thế giới. Thực
vậy, như Chúa Giêsu từng nói, “lúa chín đầy đồng” (Mt 9:37); mà mùa gặt này lại hết sức đa dạng.
Nhiều người chưa bao giờ được nghe Phúc Âm và đang mong chờ nó được công bố lần đầu, nhất là
tại các lục địa Phi Châu và Á Châu, trong khi nhiều người khác đã quên hết Phúc Âm và đang mong
được tái phúc âm hóa. Điều tiên quyết để trung thành với sứ vụ của Giáo Hội, là người ta cần một
chứng tá can đảm, được nhiều người chia sẻ, biết sống theo Lời Chúa, như gương sống của Chúa
Giêsu. Về phương diện này, ta thấy có nhiều khó khăn và chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn. Các khó
khăn này đang cản trở việc công bố Phúc Âm và việc Nghe Chúa nói. Người ta đưa ra nhiều lý do
giải thích: như hai chủ nghĩa duy tương đối và duy thế tục trong nền văn hóa ngày nay; các đòi hỏi
khác nhau của thế giới cũng như chủ nghĩa tranh đấu ở đời đang làm tê cứng tinh thần con người,
và là các yếu tố gây khó khăn đáng kể cho việc nội tâm hóa sứ điệp Phúc Âm; và việc thiếu yểm trợ
tại nhiều miền làm cho việc sử dụng Thánh Kinh, việc phiên dịch và phân phối Thánh Kinh trở nên
không thực hiện được. Hơn nữa, các giáo phái (sects) và phe cực đoan (fundamentalism) đang gây
trở ngại cho việc giải thích Thánh Kinh cách đúng đắn. Đem Lời Chúa đến với người ta là một sứ
mệnh quan trọng đòi ta xác tín sâu xa nhu cầu phải cùng cảm nhận với Giáo Hội (sentire cum
Ecclesia).

Một trong các đòi hỏi đầu tiên để công bố Phúc Âm cách hiệu quả là tin tưởng vào quyền lực biến
đổi của Lời Chúa nơi trái tim người nghe. Thực vậy, “Lời Chúa sống động và tích cực…biết nhận
rõ tư tưởng và ý định trong tâm hồn con người” (Dt 4:12). Đòi hỏi thứ hai, được thời nay chú ý và
dễ tin một cách đặc biệt, là phải công bố Lời Chúa như nguồn mang lại hồi tâm, công lý, hy vọng,
tình giao hảo và bình an. Các đòi hỏi khác bao gồm: phải mạnh bạo, can đảm, có tinh thần nghèo
khó, khiêm nhu, rõ ràng mạch lạc, và thân hữu nơi người phục vụ Lời Chúa. Theo Thánh
Augustinô, “ta nên hiểu rõ rằng Lề Luật và nhất là Sách Thánh được hoàn tất và có cùng đích trong
tình yêu… Như thế, bất cứ ai nghĩ mình hiểu Sách Thánh, hay phần nào trong Sách Thánh, nhưng
lại giải thích như chúng không hướng về việc bồi đắp tình yêu hai mặt là yêu Chúa và yêu tha nhân,
thì người ấy chưa hiểu chúng như họ phải hiểu” (71).

Tóm lại, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI muốn nhấn mạnh rằng tiếp nhận Lời Chúa, Lời vốn là tình
yêu, cần ta phải công bố Chúa qua việc thực thi công lý và bác ái (72).

Sứ vụ của Giáo Hội được hoàn thành nhờ phúc âm hóa và dạy giáo lý

44. Dọc dài lịch sử Dân Chúa, việc công bố Lời Chúa đã diễn ra qua việc phúc âm hóa và dạy giáo
lý. Từ Công đồng Vatican II, Thánh Kinh hưởng được mối liên hệ hết sức gần gũi với việc phúc âm
hóa dưới nhiều hình thức khác nhau của nó: từ việc công bố đầu tiên tới việc dạy giáo lý liên tục. Ở
khắp nơi, các sách giáo lý cấp quốc gia và các sách chỉ dẫn dựa trên các sách giáo lý kia đã dùng
Thánh Kinh làm nét nổi bật, dành cho Lời Chúa lấy từ Thánh Kinh một chỗ đứng hàng đầu. Tuy
nhiên, ta cần làm sáng tỏ điểm chính yếu sau đây: là khi bàn tới Thánh Kinh, ta phải tổng hợp các
nhận thức đức tin từng được Thánh Truyềnn và Huấn Quyền đưa ra.

Trên nguyên tắc, Công đồng Vatican II tuyên bố một cách đặc trưng như sau: “Nhờ cùng một lời
trong Sách Thánh, cả thừa tác vụ Lời Chúa nữa, tức việc giảng thuyết theo mục vụ, việc dạy giáo lý
và mọi huấn giáo Kitô giáo, trong đó bài giảng phụng vụ phải giữ địa vị hàng đầu, cũng được nuôi
dưỡng một cách lành mạnh và triển nở một cách thánh thiện” (DV 24). Đức Giáo Hoàng Gioan
Phaolô II nhận xét rằng: “việc phúc âm hóa và dạy giáo lý…đang hút nhựa sống mới từ việc chăm
chú lắng nghe Lời Chúa” (73). Tập Chỉ Dẫn Tổng Quát về Việc Dạy Giáo Lý nói rõ ràng hơn nữa
liên quan tới “Lời Chúa, nguồn suối của việc dạy giáo lý” khi nấn mạnh rằng: “Việc dạy giáo lý
luôn luôn phải rút tỉa nội dung từ nguồn sống động của Lời Chúa vốn được lưu truyền trong Thánh
Truyền và Sách Thánh” (74).
Điều quan trọng phải nhớ là không nên coi Lời Chúa trong việc dạy giáo lý chỉ như đối tượng
nghiên cứu khoa bảng. Đúng hơn, theo vọng nhìn của Mạc Khải, phải hiểu việc gặp gỡ Lời Chúa
trong khoa giáo lý như một hành động qua đó Thiên Chúa lên tiếng nói với người ta, như Người
vốn làm trong cử hành phụng vụ. Các bản văn Thánh Kinh, vì thế, phải thông truyền một cảm
nghiệm về sự hiện diện lâu dài và đầy ơn phúc của Chúa, Đấng không ngừng tỏ mình ra cho nhân
loại. Qua cách đó, khoa giáo lý sẽ được liên kết chặt chẽ với lối Đọc Lời Chúa (Lectio Divina), lối
đọc vốn là một cảm nghiệm phát sinh ngay lúc còn ít tuổi trong việc lắng nghe và cầu nguyện Lời
Chúa.

45. Nói một cách thực tiễn, ta cần chú ý tới các hình thức truyền thông Lời Chúa cũng như các đòi
hỏi hiện nay của tín hữu, theo tuổi và theo hoàn cảnh tâm linh, văn hóa và xã hội của cuộc sống họ,
như tập Chỉ Dẫn Tổng Quát về Việc Dạy Giáo Lý cũng như các Tập Chỉ Dẫn Giáo Lý của các giáo
hội đặc thù từng chỉ ra (75).

Các cử hành trong năm phụng vụ, các khóa dạy Khai Tâm Kitô Giáo và việc đào tạo liên tục đều là
những dịp hết sức thích hợp để phúc âm hóa (76). Bằng cách năng rút tỉa từ Lời Chúa, giai đoạn dự
tòng và giai đoạn giáo lý nhiệm tích (mystogogical catechesis) cho ta một nhãn quan thánh kinh rất
hữu hiệu sẽ mang lại nhiều hậu quả bổ ích cho lòng đạo bình dân. Việc tiếp xúc trực tiếp với Sách
Thánh đóng một vai trò quan trọng và là một mục tiêu hàng đầu: khoa giáo lý “phải hấp thụ và thấm
nhiễm các ý nghĩ, tinh thần và thái độ phúc âm bằng cách không ngừng tiếp xúc với chúng” (77).

Nhờ các hiệu quả đặc thù của Lời Chúa đối với văn hóa, ta cần xem sét nhiều hơn việc dạy Thánh
Kinh trong các trường học, nhất là trong các khóa trình về tôn giáo, bằng cách trình bày cả một
giảng khóa để học những bản văn có ý nghĩa nhất của Thánh Kinh cũng như các phương pháp giải
thích được Giáo Hội nhìn nhận. Đối với mục đích này, Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo là
“dụng cụ hợp lệ hợp pháp cho việc hiệp thông giáo hội và là chuẩn thước chắc chắn cho việc giảng
dạy đức tin “ (78). Tuy nhiên, Sách Giáo Lý này không nhằm thay thế cho khoa giáo lý dựa vào
Thánh Kinh mà chỉ là phương tiện để tích nhập nó vào tầm nhìn rộng lớn hơn của Giáo Hội mà
thôi.

Nhiều thay đổi có ý nghĩa về văn hóa và xã hội đang xẩy ra trên thế giới đòi ta phải có một khoa
giáo lý giúp giải thích được “những trang khó hiểu” của Sách Thánh, nhất là của Cựu Ước, là
những trang vốn đưa ra một quan điểm nào đó về lịch sử, về khoa học và cuộc sống luân lý, nhất là
tác phong đạo đức và mô tả về Thiên Chúa. Muốn có một giải đáp toàn diện, ta phải xem sét đến
những điều không phải chỉ được khoa chú giải và khoa thần học cung cấp mà còn được cả khoa
nhân học và khoa sư phạm cung cấp nữa.

Cuối cùng, việc thuyết giảng, dưới nhiều hình thức, tuy vẫn là một trong những phương thế ưu hạng
của việc thông truyền đức tin trong Giáo Hội, nhưng đồng thời cũng là một phương thế bị giáo dân
phê phán hơn cả. Cần có một phương thức chuẩn bị kỹ cho việc đào tạo các vị giảng thuyết Lời
Chúa (xem DV 25). Về diễn trình thông truyền, Tông Huấn Evangellii Nuntiandi của Đức Giáo
Hoàng Phaolô VI vẫn có đặc điểm hợp thời của nó, nhất là khi tuyên bố tính tối thượng cần phải
dành cho chứng tá bản thân trong khi công bố Lời Chúa và việc thông truyền chứng tá ấy trong gia
đình và trong các kinh nghiệm hàng ngày.

Chương VII: Lời Chúa trong việc phục vụ và đào tạo Dân Chúa

Gắn bó với Sách Thánh (xem DV 25)

Đào tạo tín hữu trong việc tiếp nhận và thông truyền Lời Chúa là một cam kết mục vụ hết sức quan
trọng. Hiến chế Dei Verbum nhắc tới nhiệm vụ này bằng cách nhắc ta nhớ tới giá trị nhiều mặt của
Lời Chúa và bằng cách chỉ ra các trách vụ, các trách nhiệm và chương trình đào tạo.
Đói khát Lời Chúa (xem Am 8:11): chú ý tới nhu cầu của Dân Chúa

46. Biết, hiểu và thực hành Lời Chúa là việc cần được xem sét. Biết quan tâm tới bản chất chân thực
của Lời Chúa và các phương tiện thông truyền nó, tức Thánh Kinh và Thánh Truyền, và các dịch vụ
do Huấn Quyền cung cấp. Dù từ Công đồng Vatican II đến nay, nhiều công trình đáng kể đã được
thực hiện, nhu cầu cần sự rõ ràng và chắc chắn về điều do Mạc Khải mang tới vẫn còn rất lớn. Như
trên đã ghi nhận, vấn đề chính trong việc hiểu là giải thích và bản vị hóa (inculturation) Lời Chúa.
Các khó khăn trong thực hành Thánh Kinh vẫn còn đấy. Nhiều người chưa có sẵn các bản dịch
Thánh Kinh.

Ngày nay, ta cũng cần phải lưu ý tới các khía cạnh khác nữa. Như nạn mù chữ ở nhiều nơi trên thế
giới đang đặt ra nhiều khó khăn cho việc đọc. Đối với nhiều người, việc học chủ yếu tùy thuộc việc
nhìn và nghe, do đó hiện cũng đang mỏng manh và bị giới hạn. Ở một số nơi trên thế giới, nền văn
hóa tôn giáo đang thịnh hành tại các nơi ấy không cho phép người ta sử dụng Thánh Kinh một cách
cận kề.

"Trong Sách Thánh, người ta thấy rõ lòng ‘hạ cố’ (condescension) diệu kỳ của Khôn Ngoan
Trường Cửu” (DV 13).

47. Đã có chứng cớ cho thấy Thần Trí đang thúc đẩy các giáo hội đặc thù phải đọc lại các tài liệu
của Công đồng Vatican II, nhất là bốn Hiến Chế, mà Dei Verbum là chính, và biến chúng thành đối
tượng của khoa giáo lý cho toàn thể Dân Chúa, làm cách nào để giúp Dân hiểu chúng hơn. Thần
học về mạc khải, thần học về Thánh Kinh, mối liên hệ của Cựu Ước với Tân Ước và sư phạm Thiên
Chúa là các chủ đề quan trọng chỉ có thể bàn tới trong một chương trình giáo lý giá trị và một
nghiên cứu Thánh Kinh có cơ cấu.

Điều ấy nhất thiết đòi hỏi một phương pháp tiếp cận và yểm trợ sống động. Có thể nghe Lời Chúa
nhiều cách. Tuy nhiên, vấn đề chính yếu là Lời Chúa phải thực sự đánh động trái tim con người và
trở thành Lời sống động chứ không phải chỉ là Lời đơn giản để nghe hay để biết. Thành thử ra,
không gì thay thế được việc người ta phải chuyên chăm nhẫn nại cầu nguyện như một thói quen.
Cần phải cung cấp cho họ những trợ giúp và khích lệ đơn giản mà ai cũng với tới được. Các phong
trào khác nhau, như Công Giáo Tiến hành chẳng hạn, đang cung cấp nhiều cách áp dụng Lời Chúa
vào cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, kỹ thuật và phương tiện làm người ta tiếp xúc với Thánh Kinh
thì khá nhiều và thường là được soạn thảo rất tốt, trong đó có các bình luận, các tài liệu dẫn nhập
vào Thánh Kinh, Thánh Kinh cho trẻ em và thanh thiếu niên, các sách thiêng liêng và các tạp chí
bác học cũng như bình dân về Thánh Kinh, ấy là chưa kể đến lãnh vực rộng lớn của các phương tiện
đơn giản và công phu dùng để thông truyền Lời Chúa. Bánh Lời Chúa cần được cung hiến và làm
cho dễ hiểu đối với anh chị em chúng ta trong đức tin. Điều này đòi các giáo hội đặc thù phải liên
đới với nhau trên nhiều bình diện, kể cả trợ giúp vật chất.

Tất cả những điều có liên hệ đến hình thức thông truyền mới cần được suy nghĩ lại một cách mới
mẻ và đúng đắn. Việc quen thuộc với Sách Thánh không phải là một trách vụ dễ dàng. Như viên bộ
trưởng trong triều Hoàng Hậu Ethiopia, hiểu được nội dung một bản văn Thánh Kinh đòi một khoa
sư phạm bắt đầu ngay trong Sách Thánh và từ đó mới hiểu và chấp nhận Tin Mừng của Chúa Giêsu
(xem Cv 8:26-40). Trên hết, một chương trình như thế cần phải tuân theo đường lối sáng tạo và linh
hứng của Phúc Âm mà đem vào thực hành các giáo huấn của Hiến chế Dei Verbum, các giáo huấn
mà đến lúc sẽ cung cấp cho người ta sự tiếp xúc chân chính, có phẩm tính và phẩm lượng đối với
Lời Chúa trong Thánh Kinh.

Các giám mục trong thừa tác vụ Lời Chúa


48. Công đồng Vatican II dạy rằng “các giám mục có trách nhiệm dạy dỗ thích đáng các tín hữu đã
được ủy thác cho mình để họ sứ dụng các sách thánh cho đúng” (DV 25). Thành thử, theo bổn phận
dạy dỗ (munus docendi) của giám mục, trách vụ này trực tiếp liên hệ tới bản thân giám mục vừa
phải là người nghe vừa phải là người phục vụ Lời Chúa (79). Trong thế giới truyền thông, giám mục
phải là một nhà truyền thông xứng đáng, chuyên chở được sự khôn ngoan chứa trong Thánh Kinh,
không hẳn nhờ học vấn uyên bác về chủ đề này cho bằng thói quen năng tiếp xúc với Sách Thánh,
do đó trở nên người hướng dẫn cho bất cứ ai hàng ngày mở Thánh Kinh ra đọc.

Bằng cách biến Lời Chúa và Sách Thánh trở thành linh hồn cho sinh hoạt mục vụ của mình, giám
mục sẽ có khả năng đưa tín hữu tới gặp gỡ Chúa Kitô, Nguồn Sự Sống. Đức Thánh Cha Bênêđíctô
XVI từng nhấn mạnh đến nhu cầu phải giáo dục người ta đọc và suy niệm Lời Chúa, coi Lời ấy như
của ăn thiêng liêng, “ngõ hầu, nhờ chính kinh nghiệm bản thân của họ, tín hữu có thể nhận ra lời
của Chúa Giêsu quả là thần trí và là sự sống (xem Ga 6:63)… Ta phải xây dựng cam kết truyền giáo
và toàn bộ cuộc sống ta trên nền đá Lời Chúa. Chính vì thế, tôi khích lệ các giám mục hãy cố gắng
làm Lời ấy được mọi người biết đến” (80).

Cho nên, cách tốt nhất để cổ vũ người ta thưởng ngoạn Sách Thánh là chính vị giám mục phải được
Lời Chúa đào luyện. Nhờ thế ngài sẽ liên tục có khả năng giúp tín hữu biết thưởng ngoạn Sách
Thánh. Mỗi lần giám mục nói với tín hữu Chúa Kitô, nhất là với các linh mục, ngài có thể đưa ra
một số điển hình cũng như lời khôn ngoan từ Lối Đọc Lời Chúa (Lectio Divina). Nếu ngài thường
xuyên thực hành lối đọc trên và trình bày lối đọc ấy một cách đơn giản, chắc chắn các tín hữu sẽ
được dẫn dắt tới nhận thức chân thực. Mọi thực hành Thánh Kinh và mọi sáng kiến để cổ vũ nó, và
đây chắc chắn là mục tiêu của thừa tác vụ mục tử, đều cần phải xem sét đến đường lối của Giáo Hội
và căn bản của mọi việc sùng kính.

Trách vụ các linh mục và phó tế

49. Việc biết và làm quen với Lời Chúa cũng đặc biệt quan trọng đối với các linh mục và phó tế
trong ơn gọi thừa tác vụ phúc âm hóa của họ. Công đồng Vatican II công bố rằng nhất thiết, toàn thể
hàng giáo sĩ, mà chủ yếu là linh mục và phó tế, phải liên tục tiếp xúc với Sách Thánh, qua việc
chăm chỉ đọc và chú tâm học hỏi các sách thánh, để không trở thành những nhà thuyết giảng Lời
Chúa cách lười lĩnh, chỉ đọc Lời Chúa với lỗ tai chứ không đọc nó với trái tim mình (xem DV 25;
PO 4). Để phù hợp với giáo huấn công đồng này, giáo luật cũng nói đến thừa tác vụ Lời Chúa được
ủy thác cho các linh mục và phó tế trong tư cách cộng sự viên của giám mục (81).

Nhờ tiếp xúc hàng ngày với Lời Chúa, các linh mục và phó tế sẽ hút tỉa được sức sống cần thiết để
cưỡng lại việc chạy theo não trạng thế gian và tiếp nhận được khả năng biết khôn ngoan phân biệt
được các vấn đề bản thân và các vấn cộng đồng, nhờ vậy, trong khi thi hành công việc tông đồ, họ
có thể nhiệt thành hướng dẫn Dân Chúa theo đường lối của Người. Thành thử, dạy dỗ và đào luyện
mục vụ dựa vào Lời Chúa luôn là một điều cần thiết. Các khai triển trong cái học thánh kinh, các
nhu cầu đa dạng và hoàn cảnh mục vụ luôn thay đổi đòi phải có sự đào luyện liên tục.

Trách vụ công bố đòi phải có những sáng kiến đặc thù, như, phải để tâm đánh giá đầy đủ Thánh
Kinh trong mọi dự án mục vụ. Tại mỗi giáo phận, một chương trình mục vụ thánh kinh, dưới sự
hướng dẫn của giám mục, cần phải lồng Thánh Kinh vào các sáng kiến phúc âm hóa và dạy giáo lý
lớn của Giáo Hội. Thực hiện được việc đó, Lời Chúa sẽ được coi như căn bản và là biểu hiện hiệp
thông giữa giáo sĩ và giáo dân, và do đó, giữa các giáo xứ, các cộng đồng tu trì tận hiến và các
phong trào trong Giáo Hội.

Từ vọng nhìn thừa tác vụ linh mục, việc huấn luyện tại chủng viện càng ngày càng đòi phải có một
kiến thức lớn hơn, cập nhật hơn về chú giải và thần học, một đào tạo vững chắc về việc sử dụng
Thánh Kinh cho mục vụ và một khai tâm chân thực và đúng đắn về linh đạo thánh kinh, mà vẫn
không bỏ qua việc giảng dạy một lòng say mê yêu Lời Chúa, được phát biểu cụ thể qua việc phục
vụ Dân Chúa. Như thế, các thành phần trong hàng giáo sĩ được yêu cầu phải chuyên chăm trở thành
sinh viên học Sách Thánh, ngay cả sinh viên cao học của Sách ấy nữa.

Các thừa tác vụ khác nhau của Lời Chúa

50. Cuộc canh tân về Sách Thánh và Phụng Vụ đòi phải có người phục vụ Lời Chúa, trước nhất
trong lãnh vực phụng vụ và sau đó trong các hình thức thông truyền Thánh Kinh khác. Đối với việc
phục vụ phụng vụ, thừa tác vụ Lời Chúa được thể hiện qua việc công bố các bài đọc và nhất là
trong bài giảng. Công bố Lời Chúa trong phụng vụ là chức đúng nghĩa dành cho thừa tác vụ đọc
sách (lector). Không có chức này, một giáo dân, bất kể nam hay nữ, cũng có thể công bố các bài
đọc. Nhưng bài giảng thì phải được một thừa tác viên thụ phong đảm nhiệm (82). Trong một số
trường hợp, giáo luật có dự liệu để giáo dân giảng trong nhà thờ hay nhà nguyện (83).

Các người phục vụ Lời Chúa bao gồm các giáo lý viên, các người điều khiển các nhóm học hỏi
Thánh Kinh và những ai có vai trò trong việc huấn luyện phụng vụ cho giáo dân, trong hoạt động
bác ái và trong việc giảng dạy tôn giáo ở các trường. Tập Chỉ Dẫn Tổng Quát về Việc Dạy Giáo Lý
có liệt kê các khả năng những người trên cần có. Vấn đề liên quan tới các phụ tá mục vụ (pastoral
assistants) đang nhận được sự chú tâm đặc biệt nơi các giáo hội đặc thù, là các giáo hội hiện đang
rất đói khát Sách Thánh nhưng mặt khác lại gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra các dịch vụ cần
thiết để thoả mãn cơn đói khát ấy.

Trách vụ giáo dân

51. Là thành viên của Giáo Hội nhờ Phép Rửa và là người chia sẻ chức vụ tư tế, tiên tri và vương
giả của Chúa Kitô, tín hữu giáo dân phải tham dự vào sứ vụ mà Chúa Cha đã ủy thác cho Chúa Con
trong việc cứu rỗi mọi người (LG 34-36) (84). Nhờ việc thực thi sứ vụ của mình, tín hữu giáo dân
“trở thành người chia sẻ cảm thức đức tin siêu nhiên của Giáo Hội, vốn ‘không sai lầm trong các
vấn đề đức tin’” (LG 12) và chia sẻ cả ơn phúc Lời Chua nữa (xem Cv 2:17-18; Kh 19:10). Họ cũng
được kêu gọi mỗi ngày phải làm sáng lên tính mới mẻ và sức mạnh của Phúc Âm trong gia đình và
trong sinh hoạt xã hội của họ (85). Nhờ cách đó, lòng trung thành với Lời Chúa của họ sẽ góp được
phần xây dựng Nước Thiên Chúa.

Trong việc thực thi sứ vụ của họ trong thế gian, người giáo dân có trách nhiệm công bố Tin Mừng
cho nhân loại trong hoàn cảnh sống hàng ngày của mình. Theo phong cách tiên tri của Chúa Giêsu
Nadarét, việc công bố Lời Chúa “cần phải được mỗi người coi như một giải pháp cho các vấn đề
riêng của họ, một giải đáp cho các vấn nạn của họ, một mở rộng các giá trị của họ và một thoả mãn
đầy đủ các hoài mong của họ” (86).

Trong hành trình gặp gỡ Lời Chúa của họ, tín hữu giáo dân không nên thụ động nghe mà phải tích
cực tham dự vào mọi lãnh vực được Thánh Kinh đụng tới: trong những cái học cao hơn, trong việc
phục vụ Lời Chúa trong phụng vụ và dạy giáo lý và trong việc điều khiển các nhóm học hỏi Thánh
Kinh. Tuy nhiên, việc phục vụ của giáo dân đòi phải có những khả năng khác nhau và các khả năng
này cần nhiều huấn luyện đặc thù về Thánh Kinh. Sau đây là một vài trách vụ đặc thù:Thánh Kinh
trong khai tâm Kitô giáo trẻ em; thánh kinh trong việc chăm sóc mục vụ giới trẻ, như trong Đại Hội
Giới Trẻ Thế Giới; và Thánh Kinh cho người đau yếu, binh lính, và tù nhân.

Phương thế ưu hạng để gặp gỡ Lời Chúa là việc dạy giáo lý trong gia đình, một việc người ta có thể
làm tốt hơn nhờ dùng các trích đoạn Thánh Kinh và việc chuẩn bị các bài đọc trong phụng vụ Chúa
Nhật. Trách vụ của gia đình là dẫn nhập các em vào Sách Thánh qua việc đọc các truyện vĩ đại của
Thánh Kinh, nhất là cuộc đời Chúa Giêsu và qua lời cầu nguyện dựa trên Thánh Vịnh hay các sách
thích đáng khác.
Các phong trào hay các nhóm, như các hiệp hội, các liên hội (aggregations) và các cộng đoàn tân
lập, cũng đáng được xem sét. Dù các tổ chức này rất khác nhau cả về phương pháp học lẫn lãnh vực
dấn thân, nhưng họ có chung đặc điểm khám phá Lời Chúa và dành cho Lời Chúa một chỗ đứng ưu
hạng trong các chương trình linh đạo và sư phạm của họ, những chương trình nhằm nâng đỡ và nuôi
dưỡng cuộc sống thiêng liêng của họ. Các tổ chức này có thể cung cấp nhiều chương trình đào
luyện rất hữu hiệu tập chú vào việc hấp thụ thực sự Lời Chúa. Nhờ đặt tầm quan trọng lớn vào Lời
Chúa, họ có thể giáo dục thành viên của họ cách phải sống ra sao giây phút hồng phúc trong phụng
vụ của Giáo Hội và dấn thân vào việc cầu nguyện có tính bản thân. Trong các tổ chức này, đọc kinh
Thần Vụ và Lối Đọc Lời Chúa (Lectio Divina) cũng được thực hành như là những giờ phút nuôi
dưỡng thiêng liêng.

Trách vụ trước mắt là làm sao bảo đảm để trong cuộc gặp gỡ đầy sốt sắng này với Lời Chúa, sự
hiệp thông và đức bác ái trong Giáo Hội luôn được thực thi đối với các tín hữu chưa thuộc các tổ
chức này.

Phục vụ của bậc tu trì tận hiến

52. Các vị trong đời sống tận hiến có một vai trò đặc biệt trong chương trình Lời Chúa đối với cuộc
sống Kitô hữu. Công đồng Vatican vốn nhấn mạnh rằng các vị này, “trước hết, nên hàng ngày chạy
tới với Sách Thánh để, nhờ đọc và suy gẫm Lời Chúa, họ có thể biết được ‘giá trị trổi vượt của việc
nhận biết Chúa Giêsu Kitô’ (Pl 3:8)” (PC 6) và tìm được năng lực đổi mới cho công tác giảng dạy
và phúc âm hóa, nhất là nơi người nghèo, người thấp cổ bé miệng, qua các trước tác của Tân Ước,
“nhất là các Phúc Âm, vốn là ‘tâm điểm của toàn bộ Sách Thánh’…Nhờ các cách thế thích đáng với
ơn phúc đặc thù của từng người, việc đó sẽ dẫn tới việc thiết lập ra các trường phái cầu nguyện, linh
đạo và đọc Sách Thánh dựa trên cầu nguyện” (87).

Các vị tu trì tận hiến nên biến bản văn Thánh Kinh thành đối tượng nghiền ngẫm (rumination) và
điểm quy chiếu hàng ngày nhằm đạt được sự biện biệt (discernment) cho bản thân mình và cho
cộng đoàn mình trong các công tác phúc âm hóa. Thánh Ambrose nhấn mạnh rằng khi ta bắt đầu
đọc Sách Thánh, Thiên Chúa sẽ tới cùng đi dạo với chúng ta trong vườn địa đàng trên trái đất (88).
Đọc Lời Chúa với giới trẻ theo phương thức cầu nguyện là cách rất tốt dẫn tới việc gia tăng ơn gọi
và gắn bó cách hiệu quả với Phúc Âm và tới tinh thần của chính vị sáng lập, một việc được Công
đồng Vatican II ước muốn và gần đây được chính Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI khuyến dụ đối
các vị trong cuộc sống tận hiến (89). Một cách đặc biệt, các vị tu trì tận hiến nên qúy trọng việc tiếp
xúc với Lời Chúa của họ trong cộng đoàn, một việc sẽ dẫn đến tình hiệp thông huynh đệ và tình sẻ
chia hân hoan các kinh nghiệm về Chúa trong cuộc sống của họ và sẽ giúp họ lớn mạnh trong đời
sống thiêng liêng (90).

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết rằng: “Lời Chúa là nguồn đầu hết của mọi nền linh đạo Kitô
giáo. Nó phát sinh ra mối liên hệ bản thân với Thiên Chúa hằng sống và với ý chí cứu rỗi và thánh
hóa của Người. Chính vì lý do đó, mà ngay từ đầu các Định Chế Đời Sống Tận Hiến, và một cách
đặc biệt trong phong trào đan viện, điều gọi là Lối Đọc Lời Chúa (Lectio Divina) từng được coi rất
trọng. Nhờ các phương tiện của nó, Lời Chúa được dùng gây ảnh hưởng trên cuộc sống bằng cách
cung cấp cho nó những soi sáng khôn ngoan vốn là ơn phúc của Chúa Thánh Thần” (91).

Mọi người phải được dễ dàng tới với Lời Chúa mọi lúc

53. Giáo Hội chủ trương rằng “Mọi tín hữu Kitô phải luôn được dễ dàng tới với Sách Thánh” (DV
22) (92), vì “mọi người đều có quyền biết chân lý” (93). Đây là điều tiên quyết đối với việc truyền
giáo ngày nay. Tuy nhiên, đôi khi, việc gặp gỡ thực sự với Lời Chúa trong Giáo Hội có nguy cơ bị
biến mất vì nó là cái gì chủ quan và khá tùy tiện. Thành thử, sinh hoạt mục vụ cần phải mạnh mẽ và
một cách đáng tin cổ vũ Thánh Kinh bằng cách công bố, cử hành và sống Lời Chúa trong cộng
đồng Kitô giáo, dấn thân vào cuộc đối thoại với các nền văn hóa ngày nay, đặt Lời Chúa phục vụ
chân lý chứ không phục vụ các ý thức hệ thịnh hành hiện nay, và cổ vũ cuộc đối thoại mà Chúa
muốn có với từng người (xem DV 21).

Muốn hoàn thành được điều ấy, cần phải yểm trợ cách thích đáng việc truyền bá các thực hành
Thánh Kinh, qua việc lập ra các phong trào Thánh Kinh nơi giáo dân, cung cấp việc đào tạo các
trưởng nhóm học hỏi Thánh Kinh, nhất là trong giới trẻ (94), và giảng dạy đức tin bằng Lời Chúa,
cho cả người di dân lẫn những ai đang đi tìm ý nghĩa cho đời mình.

Vì “đồi areopagus [nơi Thánh Phaolô rao giảng Tin Mừng tại Hy lạp] đầu tiên của thời hiện đại là
thế giới truyền thông, một thế giới đang hiệp nhất nhân loại…Nên việc sử dụng truyền thông đã trở
thành chủ yếu cho việc phúc âm hóa và dạy giáo lý. Thực thế, Giáo Hội sẽ cảm thấy mình có lỗi với
Thiên Chúa, nếu không biết lợi dụng các phương tiện mạnh mẽ này…Nơi chúng, trong một diễn
đàn mới và hữu hiệu hơn, Giáo Hội tìm được một chiếc bục hay một tòa giảng để từ đó lên tiếng nói
với đám đông” (95) (xem NA 11). Người ta đã dành nhiều cơ hội và thuộc những tầm cỡ thích đáng
cho các phương pháp và hình thức truyền thông mới này trong công việc phát truyền Lời Chúa như
truyền thanh, truyền hình, kịch nghệ, phim ảnh, âm nhạc và ca hát, kể cả những hình thức truyền
thông mới nhất như CD, DVD và Internet…Sử dụng tốt truyền thông trong sinh hoạt mục vụ đòi
phải có những người nghiêm chỉnh, biết cam kết dấn thân và được huấn luyện kỹ. Sứ điệp cũng cần
phải được tổng hợp thành một “nền văn hóa mới” do ngành truyền thông hiện đại tạo nên với các
yếu tố mới, các kỹ thuật mới và một khoa tâm lý mới (96)

Cuối cùng, cũng cần nhắc đến sự hiện hữu và công việc của Liên Đoàn Thánh Kinh Công Giáo
(Catholic Biblical Federation [CBF]), được Đức Phaolô VI lập năm 1968 để truyền bá giáo huấn
của Công Đồng Vatican II về Lời Chúa.

Chương VIII: Lời Chúa và ơn hiệp thông

Lời Chúa: sợi dây đại kết

54. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã dành một tầm quan trọng hàng đầu cho việc hiệp nhất trọn
vẹn và hữu hình mọi môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, và tác động của sự hiệp nhất ấy đối với việc làm
chứng cho Phúc Âm (97). Các Kitô hữu vốn có chung hai thực tại sau đây: Lời Chúa và Phép Rửa.
Nhờ cổ vũ hai ơn phúc ấy, phong trào đại kết sẽ thu lượm được thành đạt. Bài diễn văn từ biệt của
Chúa Giêsu tại Thượng Lầu đã mạnh mẽ cho thấy rõ ràng rằng sự hiệp nhất kia phải được biểu hiện
bằng việc cùng nhau làm chứng cho Lời của Chúa Cha, Lời chính Chúa Giêsu đã nói (xem Ga
17:8). Theo Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, “Lắng nghe Lời Chúa là một ưu tiên đối với việc dấn
thân đại kết của chúng ta. Thực vậy, không phải ta hành động hay tổ chức ra sự hiệp nhất của Giáo
Hội. Giáo Hội không tự tạo ra mình mà cũng không tự sống bằng chính mình, nhưng là sống nhờ
Lời sáng tạo từ miệng Thiên Chúa phán ra. Cùng nhau nghe Lời Chúa, thực hành lối Đọc Lời Chúa
(Lectio Divina) trong Thánh Kinh, nghĩa là lối đọc nối liền với cầu nguyện, ngưỡng phục trước tính
mới mẻ của Lời Chúa, Lời không bao giờ già nua hay cằn cỗi, khắc phục sự giả điếc giả mù của ta
đối với những lời không phù hợp với thiên kiến và ý kiến ta; lắng nghe và cũng nghiên cứu nữa,
trong tình hiệp thông với tín hữu mọi thời; tất cả những điều ấy sẽ tạo nên con đường cần phải theo
để thực hiện việc hiệp nhất trong đức tin như một đáp ứng đối với việc lắng nghe Lời Chúa” (98).

Nói tổng quát, quả là vui mừng khi thấy ngày nay Thánh Kinh được dùng làm điểm gặp gỡ chính
cho việc cầu nguyện và đối thoại giữa Giáo Hội và các cộng đồng giáo hội khác. Đức tin vốn hiệp
nhất ta và các dị biệt trong việc giải thích cùng một Lời Chúa kia mời gọi ta phải cùng nhau khám
phá lại các lý do vốn gây ra các chia rẽ. Đồng thời, các tiến bộ thực hiện được trong cuộc đối thoại
đại kết với Lời Chúa chắc chắn sẽ dẫn tới nhiều ơn ích khác. Một thí dụ rõ rệt của hiện tượng đó,
trong thập niên qua, là hiệu quả tích cực trong việc cùng nhau đưa ra Bản Dịch Thánh Kinh Đại
Kết(Traduction oecuménique de la Bible [TOB]), và sự hợp tác của nhiều Hiệp Hội Thánh Kinh
Kitô Giáo, là các hiệp hội chuyên lo cổ vũ việc hiểu biết nhau và đối thoại với nhau giữa các tuyên
tín khác nhau. Tuy nhiên, sợi dây gắn bó chung trong phong trào đại kết, kể từ đầu thế kỷ trước cho
đến nay, chính là việc cùng nhau khẩn cầu Chúa, một việc vốn được Chúa Thánh Thần linh hứng,
Đấng luôn cổ vũ tinh thần đại kết giữa các Kitô hữu. Theo Công đồng Vatican II, “sự thay đổi tâm
hồn và đời sống thánh thiện này, cùng với việc công tư cầu nguyện cho việc hiệp nhất các Kitô hữu,
phải được coi là linh hồn của toàn bộ phong trào đại kết” (UR 8).

Lời Chúa: nguồn đối thoại giữa các Kitô hữu và người Do Thái

55. Phải đặc biệt chú ý tới dân Do Thái. Kitô hữu và người Do Thái đều là con cháu Abraham, đều
đặt cơ sở trên cùng một Giao Ước, vì Thiên Chúa, Đấng luôn trung thành với lời Người hứa hẹn,
chưa bao giờ thu hồi Giao Ước đầu tiên (xem Rm 9-11) (99). Theo Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô
II, “dân tộc này đã được Chúa, Đấng dựng nên trời đất, quy tụ và dẫn dắt. Như thế, sự hiện hữu của
họ không phải chỉ là một sự kiện tự nhiên hay văn hóa, theo nghĩa nhờ văn hóa, con người biểu lộ
các tài nguyên thuộc bản chất riêng của mình. Mà nó là một sự kiện siêu nhiên. Dân tộc này đứng
vững, bất chấp mọi sự vì họ là dân Giáo Ước, và Chúa là Đấng luôn trung thành với Giao Ước của
mình, bất chấp mọi bất trung của con người” (100). Kitô hữu và người Do Thái chia sẻ phần lớn các
sách qui điển của Thánh Kinh. Kitô hữu gọi Cựu Ước là “Thánh Kinh” của họ (xem Rm 1:2). Mối
liên hệ thân cận dựa trên Thánh Kinh ấy đưa lại cho cuộc đối thoại giữa Kitô hữu và người Do Thái
một đặc điểm hết sức độc đáo. Về phương diện này, tài liệu của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh
Kinh, tựa là “The Jewish People and their Sacred Scriptures in the Christian Bible” (Dân Do Thái
và các Sách Thánh của họ trong Thánh Kinh Kitô Giáo) (101) đã phản ảnh mối liên hệ gần gũi
trong đức tin giữa hai bên, điều cũng đã được nhắc đến trong Hiến chế “Dei Verbum” (xem DV 14-
16). Việc nhìn nhận Chúa Giêsu Nadarét là “người con của Dân Do Thái” (102) sẽ dẫn tới một hiểu
biết tốt hơn về chính Bản Vị của Người. Chúa Giêsu là và luôn luôn vẫn là một người Do Thái. Cần
phải đặc biệt xem sét hai điểm sau đây. Điểm thứ nhất, cái hiểu Thánh Kinh của người Do Thái có
thể giúp người Kitô giáo hiểu và nghiên cứu Thánh Kinh (103). Trong một số trường hợp, nhiều
cách nghiên cứu Thánh Kinh với nhau đang được khai triển, và có thể được khai triển xa hơn nữa,
đưa lại nhiều dịp để học hỏi lẫn nhau mà vẫn tôn trọng các dị biệt của nhau. Điểm thứ hai, cần phải
cố gắng loại cho được mọi hình thức kỳ thị Do Thái. Công đồng Vatican II nhấn mạnh rằng “không
nên trình bày người Do Thái như người bị Thiên Chúa bỏ rơi hoặc nguyền rủa, như thể điều ấy có
trong Sách Thánh” (NA 4). Ngược lại, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường nhắc đến sự kiện
này là vì Abraham, ta có thể và phải trở thành nguồn ơn phúc cho nhau và cho thế giới (104).

Cuộc đối thoại liên tôn

56. Khi nhắc đến điều Huấn Quyền của Giáo Hội vốn phát biểu từ trước đến nay (xem AG 11; NA
2-4) (105), và nhiều đáp ứng sau đó, các điểm sau đây cần được suy nghĩ và đánh giá. Giáo Hội,
vốn được sai đi đem Phúc Âm đến mọi tạo vật (xem Mc 16:15), đang gặp gỡ rất nhiều tín hữu của
các tôn giáo truyền thống và những ai từng có sách thánh với lối hiểu riêng của họ. Nơi nào, Giáo
Hội cũng gặp những người đang tích cực tìm kiếm hay đang chờ đợi “Tin Mừng”. Trong bất cứ
trường hợp nào, Giáo Hội cũng đều cảm thấy mình có nhiệm vụ đối với Lời cứu rỗi cả (xem Rm
1:14). Về phương diện tích cực, cần phải cố gắng biện biệt được nơi người ta các “hạt giống Lời
Chúa” (Semina Verbi), những hạt giống có thể coi như các chuẩn bị dẫn tới Phúc âm (106). Các tôn
giáo và truyền thống tôn giáo đáng được chú ý đặc biệt vì tính cổ xưa và tính truyền bá lớn như Ấn
giáo, Phật giáo, Lão giáo, cần phải trở thành đối tượng nghiên cứu của người Công Giáo, dưới ánh
sáng cuộc đối thoại trung thành và tương kính.
Cách đặc biệt, “Giáo Hội rất coi trọng Hồi Giáo. Họ tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất, Đấng hằng
sống và tự tại, khoan nhân và quyền năng, dựng nên trời đất, từng lên tiếng nói với loài người” (NA
3). Giống người Kitô hữu và người Do Thái, người Hồi Giáo cũng nhìn lên Abraham, tìm cách bắt
chước ông trong đức vâng phục Thiên Chúa, Đấng họ tôn thờ bằng lời cầu nguyện, bố thí và ăn
chay. Dù họ không nhìn nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng họ tôn kính Người như một tiên tri
và tôn kính Đức Maria, mẹ đồng trinh của người (xem NA 3). Họ mong đợi ngày phán xét và coi
trọng đời sống luân lý.

Cuộc đối thoại của Kitô hữu với người Hồi Giáo và tín hữu của các tôn giáo khác là một nhu cầu
cấp bách, đem lại sự hiểu biết lẫn nhau và cùng làm việc với nhau để cổ vũ các giá trị tôn giáo, đạo
đức và luân lý, nhờ đó, đóng góp vào việc xây đắp một thế giới tốt hơn.

Cuộc gặp gỡ ở Assisi năm 1986 nhắc ta nhớ rằng việc nghe tiếng Chúa phải dẫn ta tới chỗ loại bỏ
mọi hình thức bạo lực, vì Lời Người đã trở nên tích cực trong tâm hồn người ta qua việc cổ vũ công
lý và hoà bình (107). Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI từng nói: “Chúng ta phải tìm các nẻo đường
hòa giải và học cách sống với sự kính trọng phẩm giá của nhau” (108).

Khi xem sét Thánh Kinh trong tương quan với bản văn thánh của các tôn giáo khác, ta cần phải hết
sức thận trọng, tránh rơi vào chủ nghĩa chiết trung, các phương thức phiến diện hay bóp méo sự
thật, chỉ vì một vài quan niệm nào đó về tính linh hứng của các bản văn ấy. Cần phải đặc biệt chú ý
tới nhiều giáo phái (sects) hiện đang hoạt động tại nhiều châu lục khác nhau: họ đang giải thích
Thánh Kinh một cách không đúng đắn và đang áp dụng nhiều phương pháp không phù hợp với
Giáo Hội.

Thánh Kinh không độc chiếm dành cho Kitô hữu; nó là gia bảo của chung nhân loại. Qua tiếp xúc
huynh đệ và bản thân, nó có thể trở thành nguồn linh hứng cho cả người không tin vào Chúa Kitô.

Lời Chúa: Men làm nổi bột các nền văn hóa hiện đại

57. Qua nhiều thế kỷ, Thánh Kinh đã đi vào nhiều nền văn hóa, đến độ đã linh hứng cho nhiều lãnh
vực nhận thức, gồm đủ triết lý, sư phạm, khoa học, nghệ thuật và văn chương. Tư tưởng Thánh
Kinh đã vào sâu đến độ trở thành bản tóm lược và linh hồn của chính văn hóa. Trong một khảo luận
về thông điệp “Fides et Ratio” (Đức tin và Lý trí), Đức Hồng Y Ratzinger lúc ấy viết như sau:
“Trong Thánh Kinh, ta đã thấy thành hình cả một gia tài tư tưởng đa nguyên tôn giáo và triết học
thoát thai từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Lời Chúa phát triển trong bối cảnh rất nhiều
các gặp gỡ khác nhau với cuộc tìm kiếm của con người nhằm giải đáp các câu hỏi tối hậu của mình.
Nó không từ trời rơi thẳng xuống, nhưng quả là một tổng hợp văn hóa” (109). Các ảnh hưởng kinh
tế và kỹ thuật của truyền thông đại chúng hết sức phổ thông, được chủ nghĩa duy tục gợi hứng mạnh
mẽ, đòi một cuộc đối thoại sâu sắc giữa Thánh Kinh và văn hóa. Đôi khi, cuộc đối thoại này có tính
biện chứng nhưng luôn đầy tiềm năng đối với việc công bố Lời Chúa, nhờ tính giầu ý nghĩa của nó.
Nhờ cách đó, Lời Chúa được chứng nghiệm như kinh nghiệm giải thoát.

Để làm việc đó, Lời Chúa phải như men bột mà đi vào thế giới đa nguyên và tục hóa, vào những
ngọn đồi areopaghi hiện đại, bằng cách đem “sức mạnh Phúc Âm vào tận trái tim văn hóa và các
nền văn hóa” (110), để thanh tẩy chúng, nâng cao chúng lên và biến chúng thành dụng cụ của Nước
Chúa. Trách vụ này đòi phải có việc bản vị hóa Lời Chúa, một việc phải được thực hiện cách
nghiêm chỉnh ngõ hầu có thể chuẩn bị con người một cách thích đáng để họ biết cân nhắc các yếu tố
trái ngược nhau mà trình bầy rõ ràng được mầu nhiệm Kitô giáo và các hiệu quả bổ ích của nó đối
với cuộc sống bản thân của mọi người. Diễn trình này đòi ta phải tìm tòi cho được điều người ta
thường gọi là “lịch sử hiệu quả” (Wirkungsgeschichte) nơi Thánh Kinh đối với nền văn hóa và triết
lý sống của mọi người (common ethos), điều mà Thánh Kinh có nhắc đến và được coi như “bộ luật
vĩ đại” (Great Code), nhất là đối với Phương Tây. Theo Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, “Ngày
nay hơn bao giờ hết, sự cởi mỡ lẫn nhau giữa các nền văn hóa là một bối cảnh ưu tuyển cho cuộc
đối thoại giữa những người đang dấn thân vào con đường tìm kiếm một nền nhân bản chân chính,
vượt quá và vượt trên các dị biệt từng chia rẽ họ. Trong địa hạt văn hóa cũng thế, Kitô giáo phải
cung hiến cho mọi người một sức mạnh canh tân và phấn khích hết sức mạnh mẽ vốn là Tình Yêu
Chúa, Đấng đã biến chính mình thành tình yêu nhân bản” (111). Nhiều trung tâm văn hóa khắp nơi
trong thế giới Kitô giáo đang đảm nhiệm công tác ấy một cách hết sức nghiêm chỉnh và đáng khen.

Lời Chúa và lịch sử con người

58. Tại Công đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI miêu tả Giáo Hội như là “đầy tớ của
nhân loại” (112) dẫn nhân loại về Nước Thiên Chúa, theo cung cách của Chúa Giêsu Kitô, Con
Người Hoàn Hảo (GS 22). Như thế, Giáo Hội đã nhìn nhận dấu ấn của Thiên Chúa trên lịch sử, một
lịch sử thoát thai từ tự do cá nhân và được ơn thánh Chúa nâng đỡ.

Trong bối cảnh ấy, Giáo Hội ý thức rằng Lời Chúa phải được đọc trong các biến cố và dấu chỉ thời
đại, qua đó Thiên Chúa mạc khải mình ra trong lịch sử. Theo Công đồng Vatican II, “để thi hành
một trách vụ như thế [phục vụ thế giới], Giáo Hội luôn có bổn phận lục tìm các dấu chỉ thời đại và
giải thích chúng dưới ánh sáng Phúc Âm. Như thế, bằng một ngôn ngữ được từng thế hệ thấu hiểu,
Giáo Hội có khả năng trả lời được các câu hỏi mà con người vốn hỏi về sự sống đời này và sự sống
đời sau cũng như mối liên hệ lẫn nhau giữa hai đời sống ấy” (GS 4). Nhờ tham dự sâu sắc vào các
biến cố nhân bản, nên Giáo Hội “giải mã được các dấu chỉ chân chính cho thấy sự hiện diện và mục
tiêu của Chúa ngay trong các biến cố, các nhu cầu và ước muốn trong đó dân tộc này có dự phần
cùng với các dân tộc khác của thời đại ta” (GS 11). Nhờ cách đó, khi thi hành vai trò tiên tri qua các
chi thể của mình, Giáo Hội sẽ có khả năng giúp nhân loại gặp gỡ được, ngay trong lịch sử này, con
đường dẫn họ từ cái chết tới sự sống.

Về phương diện này, Chúa Thánh Thần mời gọi toàn thể Giáo Hội hãy công bố Lời Chúa như
nguồn ơn thánh, tự do, công lý, hòa bình và bảo vệ sáng thế. Giáo Hội cũng có nhiệm vụ phải đem
Lời Chúa ra thực hành bằng nhiều cách trong hợp tác với mọi người thiện chí. Trên hết, các chi thể
Giáo Hội rút tỉa được của nuôi dưỡng từ lời nói và gương sáng của chính Chúa Giêsu và dùng làm
điểm quy chiếu và nguồn khích lệ các lời đầu hết Thiên Chúa nói trong Thánh Kinh khi tạo nên thế
giới và con người: “Thiên Chúa thấy…nó tốt lành…rất tốt lành” (St 1:4-31). Như thế, nhờ các
phương tiện thích đáng của văn hóa, Thánh Kinh linh hứng và động lực hóa bổn phận cổ vũ công lý
và nhân quyền, bổn phận tham gia đời sống công trong tư cách người Công Giáo và bổn phận săn
sóc môi trường như gia tài chung của mọi người.

Nhờ cách trên, Lời Chúa, Lời vốn được Chúa Kitô gieo trồng như hạt giống Nước Chúa, sẽ tìm
được đường băng qua suốt lịch sử con người (xem 2Tx 3:1). Khi Chúa Giêsu trở lại trong vinh
quang, Lời ấy sẽ vang lên một lần nữa để mời ta tham dự đầy đủ vào niềm vui Nước Chúa (xem Mt
25:24). Đáp lại lời hứa chắc chắn này, Giáo Hội hân hoan vang lên lời cầu sốt sắng sau đây:
“Maranatha" (1 Cor 16:22) "Lạy Chúa xin hãy đến!" (Kh 22:20).

Kết Luận

"Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo
nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên
Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng. Anh em có làm gì, nói
gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha (Cl 3:16-
17).
Lời Chúa: Ơn phúc cho Giáo Hội

59. Vì lòng nhân hậu vĩ đại của mình, Thiên Chúa Ba Ngôi muốn thông truyền cho nhân loại mầu
nhiệm sự sống dấu kín từ muôn thuở (cf. Eph 3:9). Thiên Chúa, qua Chúa Thánh Thần, đã phán Lời
sau hết nơi Con duy nhất đầy yêu thương của Người là Chúa Giêsu Kitô cho mỗi con người khi họ
bước vào trần gian. Chăm chú lắng nghe Lời Chúa, vì thế, là nền tảng cho cuộc gặp gỡ giữa bản
thân ta và Thiên Chúa. Sống theo Chúa Thánh Thần là kết quả của việc dành chỗ cho Lời Chúa và
cho phép Lời ấy sinh hạ trong tâm hồn ta. Không ai đo lường được sự sâu thẳm của Lời Chúa. Tuy
nhiên, chỉ bằng cách nêu trên, Lời Chúa mới bén sâu và cải hóa con người, làm họ khám phá được
sự phong phú và các bí quyết của nó, mở rộng được các chân trời, nền tự do đầy hứa hẹn và phát
triển nhân bản đầy đủ của họ (xem Eph 4:13). Biết Thánh Kinh là một trong các đặc sủng của Giáo
Hội; Giáo Hội thông truyền kiến thức này cho các tín hữu biết mở rộng lòng mình cho Chúa Thánh
Thần.

Theo Thánh Maximus Hiển Tu: “Các Lời của Chúa, nếu chỉ được đọc thuộc lòng mà không được
nghe, sẽ không có vang vọng gì trong hành động của những người nói chúng. Thay vào đó, nếu
chúng được đọc và đem ra thực hành, chúng sẽ có quyền lực xua đuổi ma qủy và giúp người ta xây
dựng đền thờ Thiên Chúa trong tâm hồn họ và tạo ra tiến bộ cho các công trình công lý” (113). Việc
ấy xẩy tới qua hành vi tán tụng, phát xuất từ trái tim, mà không cần đến lời, một lời cầu phát xuất từ
tính đơn thành và thờ lạy, theo gương Đức Maria, Đấng Nữ Đồng Trinh hằng biết lắng nghe đến độ
mọi Lời Chúa đều được Ngài tiếp nhận và sống bằng yêu thương (xem Đnl 6:5; Ga 13:34,35).

Là cộng đồng các tín hữu, Giáo Hội được Lời Chúa kêu gọi. Đó là nơi ưu tuyển để các tín hữu gặp
gỡ Thiên Chúa, Đấng hằng tiếp tục lên tiếng trong phụng vụ, trong cầu nguyện và trong phục vụ
đức ái. Qua Lời được cử hành, nhất là trong Phép Thánh Thể, tín hữu càng ngày càng hòa mình
nhiều hơn vào sự hiệp thông trong Giáo Hội, một sự hiệp thông có cội nguồn nơi Chúa Ba Ngôi vốn
là mầu nhiệm hiệp thông vô tận.

Chúa Cha, trong tình yêu Chúa Thánh Thần, đã dựng nên mọi sự nhờ Con một mình và vì Con Một
mình (xem Cl 1:16). Trong công trình đầu hết ấy, Người tiến hành điều chính Con Một mình đang
thực hiện trên trần gian (Ga 5:17). Công trình của Người chính là Giáo Hội, Giáo Hội của Lời Nhập
Thể, Con Đường, xét theo một chiều, đã từ Thiên Chúa mà xuống với con người, và xét theo chiều
kia, đã từ con người mà lên cùng Thiên Chúa (xem Ga 3:13). Trong Lời ban sự sống và linh hoạt
này (xem Dt 4:12), Giáo Hội đã được sinh ra, đã được xây đắp (xem Ga 15:16; Cv 2:4 ff) và tìm
thấy sự sống dư dật (xem Ga 10:10).

Đáp ứng mệnh lệnh của Chúa Phục Sinh, Giáo Hội, tức cộng đồng tín hữu, được các Tông đồ
hướng dẫn, đã được sai đi để công bố ơn cứu rỗi cho mọi thời mọi nơi, hoàn toàn trung thành với
Lời của Thầy: “Hãy đi khắp thế gian và rao giảng Phúc Âm cho mọi tạo vật” (Mc 16:15).

Chú thích

(1) Cf. SYNODUS EPISCOPORUM, Relatio Finalis Synodi Episcoporum Exeunte Coetu Secundo:
Ecclesia sub Verbo Dei Mysteria Christi Celebrans pro Salute Mundi (07.12.1985), B, a), 1-4:
Enchiridion del Sinodo dei Vescovi 1, EDB, Bologna 2005, pp. 2316-2320.

(2) BENEDICTUS XVI, Adhort. Apost. Post-Syn. Sacramentum caritatis (22.2.2007), 6; 52: AAS
99 (2007) 109-110; 145.

(3) IOANNES PAULUS II, Litt. Enc Redemptoris Missio (7.12.1990), 56: AAS 83 (1991) 304.

(4) Cf. BENEDICTUS XVI, Litt. Enc. Deus Caritas Est (25.12.2005), 1: AAS 98 (2006) 217.
(5) S. IRENAEUS, Adversus Haereses IV, 34, 1: SChr 100, 847.

(6) Cf. S. BERNARDUS, Super Missus Est, Homilia IV, 11: PL 183,86.

(7) ORIGENES, In Johannem V, 5-6: SChr 120, 380-384.

(8) BENEDICTUS XVI, Ad Conventum Internationalem Sacred Scripture in the Life of the Church
(16.09.2005): AAS 97 (2005) 957. Cf. PAULUS VI, Epist. Apost. Summi Dei Verbum
(04.11.1963): AAS 55 (1963) 979-995; IOANNES PAULUS II, Weekly General Audience
(22.05.1985): L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 27.05.1985, pp. 1-2; Discourse on
the Interpretation of the Bible in the Church (23.04.1993): L’Osservatore Romano: Weekly Edition
in English, 28.04.1993, pp. 3-4, 6; BENEDICTUS XVI, Angelus (06.11.2005): L’Osservatore
Romano: Weekly Edition in English, 09.11.2005, p. 1.

(9) Cf. CATECHIMUS CATHOLICAE ECCLESIAE, 825.

(10) BENEDICTUS XVI, Ad Conventum Internationalem Sacred Scripture in the Life of the
Church (16.09.2005): AAS 97 (2005) 956.

(11) S. HIERONIMUS, Com. In Is., Prol: PL 24, 17.

(12) Cf. CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE, 120.

(13) Cf. PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, L’Interprétation de la Bible dans l’Église


(15.04.1993), IV, C3: Enchiridion Vaticanum 13, EDB, Bologna 1995, p. 1724.

(14) Cf. PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, Le peuple juif et ses Saintes Écritures dans la Bible
chrétienne (24.05.2001), 19: Enchiridion Vaticanum 20, EDB, Bologna 2004, pp. 570-574.

(15) S. AUGUSTINUS, Quaestiones in Heptateucum, 2, 73: PL 34, 623; cf. DV, 16.

(16) S. GREGORIUS MAGNUS, In Ezechielem, I, 6, 15: CCL 142, 76.

(17) Cf. CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE, 83; RATZINGER J. Commento alla Dei
Verbum, L Th K, 2, pp. 519-523.

(18) Cf. S. BONVENTURA, Itinerarium mentis in Deum, Prol. 2; II, 12: ed. Quaracchi, 1891, Vol
V., pp. 302ff; cf. RATZINGER J., Un tentativo circa il problema del concetto di tradizione:
RAHNER K.-RATZINGER J, Rivelazione e Tradizione, Morcelliana, Brescia 2006, pp. 27-73.

(19) Cf. PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, L’interprétation de la Bible dans l’Église


(15.04.1993), IV, A-B: Enchiridion Vaticanum 13, EDB, Bologna 1995, pp. 1702-1714.

(20) Cf. ibidem., I, A-F, pp. 1568-1634.

(21) Cf. CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE, 115-119; PONTIFICIA COMMISSIO


BIBLICA, L’interprétation de la Bible dans l’Église (15.04.1993), IV, A-B: Enchiridion Vaticanum
13, EDB, Bologna 1995, pp. 1628-1634.

(22) Cf. CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE, 117.


(23) PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, L’interprétation de la Bible dans l’Église (15.04.1993),
IV, A-B: Enchiridion Vaticanum 13, EDB, Bologna 1995, pp. 1648-1650.

(24) Ibidem, I, pp. 1568-1628.

(25) Cf. CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE, 109-114..

(26) BENEDICTUS XVI, Address to the Bishops of Switzerland (7.11.2006): L’Osservatore


Romano: Weekly Edition in English, 22.11.2006, pp. 5, 10; cf. RATZINGER J., Jesus of Nazareth,
Doubleday, New York 2007, pp. XI-XXIV.

(27) MISSALE ROMANUM, Ordo Lectionum Missae: Editio typica altera, Libreria Editrice
Vaticana, Città del Vaticano 1981: Praenotanda, n. 8.

(28) PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, L’interprétation de la Bible dans l’Église (15.04.1993),


IV, A-B: Enchiridion Vaticanum 13, EDB, Bologna 1995, p. 1650.

(29) Cf. ibidem, III, B 2, pp. 1672-1676.

(30) Cf. BENEDICTUS XVI, Ad Sacrorum Alumnos Seminarii Romani Maioris (19.02.2007): AAS
99 (2007) 254.

(31) S. AMBROSIUS, De Officiis Ministrorum, I, 20, 88: PL 16, 50.

(32) BENEDICTUS XVI, Litt. Enc. Deus Caritas Est (25.12.2005), 41: AAS 98 (2006) 251.

(33) Isaac de Stella, Serm. 51: PL 194, 1862-1863, 1865.

(34) Cf. S. AMBROSIUS, Evang. secundum Lucam 2, 19: CCL 14, 39.

(35) IOANNES PAULUS II, Epist. Apost. Rosarium Virginis Mariae (16.10.2002), 1; 3; 18; 30:
AAS 95 (2003) 5, 7, 17, 27.

(36) S. GREGORIUS MAGNUS, Registrum, Epistolarum V, 46, ed. Ewald-Hartmann, pp. 345-346.

(37) PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, L’interprétation de la Bible dans l’Église (15.04.1993),


IV, A-B: Enchiridion Vaticanum 13, EDB, Bologna 1995, p. 1724.

(38) Cf. CATECHISMUS CATHOLICAE ECCLESIAE, 115-119.

(39) Cf. PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, L’interprétation de la Bible dans l’Église


(15.04.1993), IV, A-B: Enchiridion Vaticanum 13, EDB, Bologna 1995, p. 1630.

(40) Cf. IOANNES PAULUS II, Discourse on Interpreting the Bible in the Church (23.04.1993):
L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, (28.04.1993), p. 4.

(41) MISSALE ROMANUM, Ordo Lectionum Missae: Editio typica altera, Libreria Editrice
Vaticana, Città del Vaticano 1981: Praenotanda, n. 9.

(42) PETRUS DAMASCENUS, Liber II, vol. III, 159: La Filocalia, vol. 3º, Torino 1985, p. 253.
(43) Cf. CONGREGATIO PRO CLERICIS, Directorium Generale pro Catehesi (15.08.1997), pp.
47-49: Enchiridion Vaticanum 16, EDB, Bologna 1999, pp. 662-664.

(44) Cf. Euchologion Serapionis, 19-20, ed. JOHNSON, M.E., The Prayers of Serapion of Thmuis
(Orientalia Christiana Analecta 249), Roma 1995, pp. 70-71.

(45) IOANNES PAULUS II, Epist. Apost. Dies Domini (31.05.1998), 41: AAS 90 (1998) 738-739.

(46) WALTRAMUS, De Unitate Ecclesiae Conservanda: 13, ed. W. Schwenkenbecher, Hannover


1883, p. 33: "Dominus enim Iesus Christus ipse est, quod praedicat Verbum Dei, ideoque Corpus
Christi intelligitur etiam Evangelium Dei, doctrina Dei, Scriptura Dei."

(47) ORIGENES, In Ps. 147: CCL 78, 337.

(48) Cf. BENEDICTUS XVI, Adhort Apost. Post-Syn. Sacramentum caritatis (22.02.2007), 44-46:
AAS 99 (2007) 139-141.

(49) S. Hieronymus, Commentarius in Ecclesiasten, 313: CCL 72, 278.

(50) IOANNES PAULUS II, Litt. Apost. Novo Millennio Ineunte (06.01.2001), 36: AAS 93 (2001)
291.

(51) Cf. BENEDICTUS XVI, Adhort Apost. Post-Syn. Sacramentum caritatis (22.02.2007), 44-48:
AAS 99 (2007) 139-142.

(52) Cf. ibidem, 46; AAS 99 (2007) 141.

(53) PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, L’interprétation de la Bible dans l’Église (15.04.1993),


IV, C 2: Enchiridion Vaticanum 13, EDB, Bologna 1995, p. 1718.

(54) Cf. IOANNES PAULUS II, Adhort. Apost. Post-Syn. Pastores Dabo Vobis (25.03.1992), 47:
AAS 84 (1992) 740-742; BENEDICTUS XVI, Meeting of the Youth of Rome and the Lazio Region
(06.04.2006); L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 12.04.2006, pp. 6-7; Message for
the 21st World Youth Day (22.02.2006): L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English,
01.03.2006, p. 3.

(55) IOANNES PAULUS II, Litt. Apost. Novo Millennio Ineunte (06.01.2001), 39: AAS 93 (2001)
294.

(56) BENEDICTUS XVI, Ad Conventum Internationalem The Sacred Scripture in the Life of the
Church (16.09.2005): AAS 97 (2005) 957.

(57) BENEDICTUS XVI, Meeting of the Youth of Rome and the Lazio Region (06.04.2006);
L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 12.04.2006, p. 6.

(58) BENEDICTUS XVI, Message for the 21st World Youth Day (22.02.2006): L’Osservatore
Romano: Weekly Edition in English, 01.03.2006, p. 3.

(59) BENEDICTUS XVI, Ad Conventum Internationalem The Sacred Scripture in the Life of the
Church (16.09.2005): AAS 97 (2005) 957; cf. DV 21, 25; PO 18-19; CATECHISMUS
CATHOLICÆ ECCLESIÆ, 1177; IOANNES PAULUS II, Adhort. Apost. Post-Syn. Pastores Dabo
Vobis (25.03.1992), 47: AAS 84 (1992) 740-742; Adhort. Apost. post-syn, Vita Consecrata
(25.03.1996), 94: AAS 88 (1996) 469-470; Litt. Apost. Novo Millennio Ineunte (06.01.2001), 39-
40: AAS 93 (2001) 293-295; Adhort. Apost. post-syn, Ecclesia in Oceania (22.11.2001), 38: AAS
94 (2002) 411; Adhort. Apost. Post-Syn. Pastores Gregis (16.10.2003), 15: AAS 96 (2004) 846-847.

(60) Cf. IOANNES PAULUS II, Adhort. Apost. Post-Syn. Vita Consecrata (25.03.1996), 94: AAS
88 (1996) 469-370.

(61) PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, L’interprétation de la Bible dans l’Église (15.04.1993),


I, E 1: Enchiridion Vaticanum 13, EDB, Bologna 1995, p. 1622.

(62) BENEDICTUS XVI, Litt. Enc. Deus Caritas Est (25.12.2005), 22: AAS 98 (2006) 234-235.

(63) BENEDICTUS XVI, Litt. Enc. Spe Salvi (30.11.2007), 2: AAS 99 (2007) 986.

(64) RATZINGER J., Jesus of Nazareth, Doubleday, New York 2007, p. XXIII.

(65) Cf. ibidem, p. 256.

(66) S. AMBROSIUS, De Officiis Mnistrorum, I, 20, 88: PL 16, 50.

(67) S. AUGUSTINUS, Enarrat. In Ps. 85, 7: CCL 39, 1177.

(68) Cf. ORIGENES, In Genesim homiliae, 2.6: SChr 7 bis, 108.

(69) Cf. IOANNES PAULUS II, Litt. Enc. Redemptoris Missio (07.12.1990), 33: AAS 83 (1991)
277-278.

(70) Cf. IOANNES PAULUS II, Litt. Apost. Novo Millennio Ineunte (06.01.2001), 40: AAS 93
(2001) 294.

(71) S. AUGUSTINUS, De Doctrina Christiana, I, 35, 39 - 36, 40: PL 34, 34.

(72) Cf. BENEDICTUS XVI, Litt. Enc. Deus Caritas Est (25.12.2005): AAS 98 (2006) 217-252

(73) IOANNES PAULUS II, Litt. Apost. Novo Millennio Ineunte (06.01.2001), 39: AAS 93 (2001)
293.

(74) CONGREGATIO PRO CLERIS, Directorium Generale pro Catechesi (15.08.1997), 94:
Enchiridion Vaticanum 16, EDB, Bologna 1999, pp. 738-740; cf. IOANNES PAULUS II, Adhort.
Apost. Catechesi Tradendae (16.10.1979), 27: AAS 71 (1979) 1298.

(75) Cf. CONGREGATIO DE CULTU DIVINO ET DISCIPLINA SACRAMENTORUM,


Direttorio su pietà popolare e liturgia (09.04.2002), 87-89, Libreria Editrice Vaticana, Città del
Vaticano 2002, pp. 81-82.

(76) Cf. CONGREGATIO PRO CLERICIS, Directorium Generale pro Catechesi, (15.08.1997), I,
2: Enchiridion Vaticanum 16, EDB, Bologna 1999, pp. 684-7908.

(77) Ibidem, 127, p. 794; cf. IOANNES PAULUS II, Adhort. Apost. Catechesi Tradendae
(16.10.1979), 27: AAS 71 (1979) 1298.

(78) IOANNES PAULUS II, Const. Apost. Fidei Depositum (11.101992), IV: AAS 86 (1994) 117.
(79) Cf. IOANNES PAULUS II, Adhort. Apost. Post-Syn. Pastores Gregis (16.10.2003), III: AAS
96 (2004) 859-867.

(80) BENEDICTUS XVI, Allocutio In Inauguratione Operum V Coetus Generalis Episcoporum


Americae Latinae et Regionis Caraibicae (13.05.2007), 3; AAS 99 (2007) 450.

(81) Cf. CIC can. 757; CCEO, can. 608; 614.

(82) Cf. MISSALE ROMANUM, Institutio Generalis, 66, editio typica III, Typis Vaticanis 2002, p.
34.

(83) Cf. CIC can. 766; CCEO, can. 614, § 3; 4.

(84) Cf. IOANNES PAULUS II, Adhot. Apost. Post-Syn. Christifideles Laici (30.12.1988), 8, 14:
AAS 81 (1989) 404-405, 409-411; CIC, can. 204; CCEO, can. 7, 1.

(85) IOANNES PAULUS II, Adhot. Apost. Post-Syn. Christifideles Laici (30.12.1988), 14: AAS 81
(1989) 411.

(86) PAULUS VI, Voti e norme per il IV Congresso Nazionale Francese dell’insegnamento
religioso (01-03.04.1964): L’Osservatore Romano (04.04.1964), p. 1.

(87) IOANNES PAULUS II, Adhort. Apost. Post-Syn. Vita Consecrata (25.03.1996), 94: AAS 88
(1996) 469.

(88) Cf. S. AMBROSIUS, Epist. 49, 3: PL 16, 1154 B.

(89) Cf. BENEDICTUS XVI, Address for the World Day of Consecrated Life (02.02.2008):
L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 06.02.2008, pp. 2, 4.

(90) Cf. IOANNES PAULUS II, Adhort. Apost. Post-Syn. Vita Consecrata (25.03.1996), 94: AAS
88 (1996) 469.

(91) Ibidem.

(92) Cf. CIC, can. 825; CCEO, can. 662, § 1; 654.

(93) CONGREGATIO PRO DOCTRINA FIDEI, Doctrinal Notes on Some Aspects of


Evangelization (03.12.2007): L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 19/26.12.2007,
pp. 10-12.

(94) Cf. BENEDICTUS XVI, Message for the 21st World Youth Day (22.02.2006): L’Osservatore
Romano: Weekly Edition in English, (01.03.2006), p. 3.

(95) CONGREGATIO PRO CLERICIS, Directorium Generale pro Catechesi (15.08.1997), 160:
Enchiridion Vaticanum 16, EDB, Bologna 1999, p. 844; Cf. PAULUS VI, Adhort Apost. Evangelii
Nuntiandi (08.12.1975), 45: AAS 68 (1976) p. 35; IOANNES PAULUS II, Litt. Enc. Redemptoris
Missio (07.12.1990), 37: AAS 83 (1991) pp. 284-286; CIC, can. 761; CCEO, can. 651 § 1.

(96) CONGREGATIO PRO CLERICIS, Directorium Generale pro Catechesi (15.08.1997), 161:
Enchiridion Vaticanum 16, EDB, Bologna 1999, p. 846;
(97) Cf. BENEDICTUS XVI, Pontificatus Exordia: Sermo ad S.R.E. Cardinales ad Universumque
Orbem Catholicum (20.04.2005), 5; AAS 97 (2005) 697-698.

(98) BENEDICTUS XVI, Homily: Our World Awaits the Common Witness of Christians
(25.01.2007): L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 31.01.2007, p. 5.

(99) Cf. IOANNES PAULUS II, Allocutio Mogontiaci ad Iudaeos habita Veteris Testamenti
Hæreditas ad pacem et iustitiam fovendas trahit (Mains, 17.11.1980): AAS 73 (1981) 78-82.

(100) IOANNES PAULUS II, Ai partecipanti all’incontro di studio su Radici dell’antigiudaismo in


ambiente cristiano (31.10.1997), 3: Insegnamenti di Giovanni Paolo II, 20/2, Libreria Editrice
Vaticana, Città del Vaticano 2000, p. 725.

(101) Cf. PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, Le peuple juif et ses Saintes Écritures dans la
Bible chrétienne (24.05.2001): Enchiridion Vaticanum 20, EDB, Bologna 2004, pp. 506-834.

(102) Ibidem, 2, p. 524; cf. RATZINGER J., Jesus of Nazareth, Doubleday, New York 2007, pp.
101ff.

(103) Cf. Cf. PONTIFICIA COMMISSIO BIBLICA, Le peuple juif et ses Saintes Écritures dans la
Bible chrétienne (24.05.2001) 22: Enchiridion Vaticanum 20, EDB, Bologna 2004,, pp. 584-586.

(104) Cf. IOANNES PAULUS II, Messaggio agli Ebrei polacchi in occasione del 50º Anniversario
dell’insurrezione (06.04.1993): Insegnamenti di Giovanni Paolo II, 16/1, Libreria Editrice Vaticana,
Città del Vaticano 1993, p. 830: "As Christians and Jews, following the example of the faith of
Abraham, we are called to be a blessing for the world (Cf. Gen 12: 2ff). This is the common task
awaiting us. It is therefore necessary for us, Christians and Jews, to be first a blessing to one
another."

(105) Cf. CONGREGATIO PRO DOCTRINA FIDEI, Declaratio Dominus Jesus (06.08.2000), 20-
22: AAS 92 (2000) 761-764.

(106) Cf. CONGREGATIO PRO CLERICIS, Directorium Generale pro Catechesi (15.08.1997), p.
109: Enchiridion Vaticanum 16, EDB, Bologna 1999, pp. 764-766.

(107) Cf. BENEDICTUS XVI, Nuntii ob Diem ad Pacem Fovendam Nella verità, la pace
(08.12.2005): AAS 98 (2006) 56-64; La persona umana, cuore della pace (08.12.2006):
L’Osservatore Romano (13.12.2006), pp. 4-5.

(108) BENEDICTUS XVI, Address at a Meeting of Representatives of some Muslim Communities


(20.08.2005): L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 24.08.2005, p. 9

(109) RATZINGER, J., Allocutio Fede e Ragione in occasione dell’incontro su "La Fede e la ricerca
di Dio" (Roma, 17.11.1998): L’Osservatore Romano (19.11.1998), p. 8.

(110) IOANNES PAULUS II, Adhort. Apost. Catechesi Tradendæ (16.10.1979), 53: AAS 71 (1979)
1320.

(111) BENEDICTUS XVI, Discourse to the Pontifical Council for Culture (15.06.2007):
L’Osservatore Romano: Weekly Edition in English, 11.07.2007, p. 4.

(112) PAULUS VI, Homilia ad Patres Conciliares (07.12.1965): AAS 68 (1966) 57.
(113) S. Maximus Confessor, Capitum Theologicorum et onomicorum Du Enturi IV, 39: MG 90,
1084.

You might also like