You are on page 1of 7

VPIT – Giáo trình phần cứng máy tính – Chương V

Trang 1

CHƯƠNG V:
KHE CẮM MỞ RỘNG VÀ CÁC LOẠI BUS
I. Các khái niệm cơ bản :

1. Bus là gì ?

Để khỏi nhức đầu về những từ chuyên môn, bạn chỉ cần biết một cách đơn giản
là đường dẫn tín hiệu, dữ liệu nội bộ truyền trong máy tính từ bộ phận này đến bộ
phận kia hoặc đến thiết bị ngoại vi. Vậy nó có đặc trưng là tần số làm việc tính theo
MHz, nếu có mainboard nào nói Bus66/100/133 là nó có thể làm việc với các tần số
66/100 hoặc 133 MHz.

2. Cache là gì ?

Hiểu đơn giản cache là một loại Ram đặc biệt, có tốc độ và vị trí khác Ram.
Cache trước đây còn đặt trên mainboardboard với khe cắm riêng, hiện nay cache được
tích hợp vào bộ xử lý. Cache có hai mức là L1 (bên trong bộ vi xử lý) và L2 (trong
hoặc ngoài chip, nếu ngoài thì rất gần chip, thường chạy với một nửa xung nhịp bộ vi
xử lý). Vậy cache gần CPU hơn Ram nên nó hiệu quả hơn ram. Để hiểu thêm về cơ
cấu làm việc của CPU với Ram, cache, ta xem cơ cấu tìm kiếm dữ liệu như thế nào:
Khi cần tìm kiếm dữ liệu, CPU tìm dữ liệu đó trước hết ở cache L1, nếu không thấy
nó quay ra tìm ở cache L2, lại không thấy nữa thì tìm trên Ram, và vẫn không thấy,
thất vọng quá nó đành tìm trên đĩa cứng. Như vậy cache càng lớn, Ram càng lớn thì
dữ liệu được chuyển vào dần bên trong gần CPU hơn và thế nên CPU không phải chờ
mỗi khi cần tìm kiếm một dữ liệu mới nên xử lý liên tục – khi đó chương trình của ta
chạy nhanh hơn. Tuy nhiên không phải chip nào cũng có cache, và chúng có kích
thước, tần số làm việc khác nhau theo từng loại chip.

3. ROM (Read Only Memory) là gì ?

Ðây là loại bộ nhớ được dùng trong các hãng sản xuất là chủ yếu. Nó có đặc tính
là thông tin lưu trữ trong ROM không thể xoá được và không sửa được, thông tin sẽ
được lưu trữ mãi mãi. Nhưng ngược lại ROM có bất lợi là một khi đã cài đặt thông tin
vào rồi thì ROM sẽ không còn tính đa dụng (xem như bị gắn "chết" vào một nơi nào
VPIT – Giáo trình phần cứng máy tính – Chương V
Trang 2

đó). Ví dụ điển hình là các con "chip" trên motherboard hay là BIOS ROM để vận
hành khi máy vi tính vừa khởi động.

4. ISA, PCI, AGP... là gì ?

Bạn thường nghe nói mainboardboard này 5 PCI, 2 ISA, AGP 4X mà bạn lại
không hiểu chúng. Khi bạn mở thùng máy của bạn ra, thấy các thanh ngang màu đen,
trắng, xám... nằm song song nhau có khe ở giữa như có thể cắm một thứ gì mỏng vào
đấy, thì chính là nó đấy – đây là hệ thống BUS mở rộng của máy tính, nó giúp cho
máy tính cá nhân phát triển mạnh hơn. Bạn hình dung ra cái radio cổ lỗ của mình, trên
mạch của nó chi chít linh kiện và chắc là không thể nâng cấp để nó chạy được đĩa CD
hay VCD được rồi, nhưng với PC thì làm được điều này chính nhờ các khe cắm ấy.
Nếu ai có cái máy hiệu “Compaq” thì sẽ chẳng thấy cardsound, card màn hình của
mình ở đâu, chính là hãng Compaq đã tích hợp chúng trên mainboardboard, điều này
có cái hay và có cái không hay. Hay là ở chỗ các linh kiện của chính hãng, được tích
hợp và hoàn toàn tương thích nhau, nên chạy ổn định và bền. Không hay là ở chỗ nó
không nâng cấp được, muốn chơi games 3D mà không làm sao được vì đòi hỏi phải
có AGP 4X. Tích hợp sẵn, người ta thường gọi là “onboard”, vậy nếu mainboardboard
có “sound onboard” là bạn mua mainboardboard đã có sẵn soundcard tích hợp trên
mainboard, cũng có thể mainboard ghi: “MSI 5191 Ali Sound&Graphics ATX S7” thì
có nghiã là tích hợp sẵn cả sound lẫn card màn hình. Trở lại vấn đề chính, Bus ISA là
BUS cổ nhất, chậm nhất và có tần số làm việc là 8MHz rộng 16 bit, thường thấy dùng
cho soundcard hoặc modem lắp trong, ngày nay ISA không đáp ứng được tốc độ của
vi xử lý và các thiết bị ngoại vi nên bị xoá bỏ. PCI (Peripheral Component
Interconnechương trình) là chuẩn mới hơn, có tần số BUS là 33 MHz và sau đó là 66
Mhz, rộng 32 hoặc 64 bit, hỗ trợ plug-and-play (“cắm là chạy”, cho phép máy tính tự
động cài đặt và hiệu chỉnh các thẻ cắm mới từ HĐH Win95 trở đi). AGP (Accelerated
Graphics Port) là một khe cắm dành riêng cho card hiển thị đồ hoạ cực nhanh nên PC
chỉ có duy nhất một khe cắm này, AGP không thực sự là một BUS mở rộng, vi xử lý
của card màn hình được cắm vào có thể truy cập bộ nhớ hệ thống (Ram) trực tiếp,
BUS AGP bình thường làm việc với tần số 66MHz.

4. Slot, Socket là gì ?
VPIT – Giáo trình phần cứng máy tính – Chương V
Trang 3

Đây là các tên gọi của các loại đế cắm chip khác nhau (chính vì có sự khác nhau
đấy mà đã cản trở việc nâng cấp của bạn). Socket là loại đế cắm nằm, hình hộp chữ
nhật mỏng (thường màu trắng), bạn nhìn vào socket sẽ thấy chi chít lỗ nhỏ nhiều hàng
xung quanh thành một hình vuông. Slot thì có dạng khe (giống như khe cắm PCI,
AGP vậy nhưng thường nằm vuông góc với nó). Socket thì có nhiều loại, máy đời cũ
thường là Socket 7 (S7) mà các loại chip cắm trên nó là: Cyrix, Pentium MMX...chạy
với BUS66 (có loại super S7 chạy BUS100). Socket 8 chỉ dành riêng cho Pentium Pro
(ra đời 95, BUS66, 150-200MHz) mà ít gặp trên thị trường. Socket 370 (do có 370
chân) thiết kế cho: Celeron, Pentium!!!. Socket A dành riêng cho AMD thế hệ sau.
Slot thì có Slot 1 dành cho Pentium II (BUS66 cho Pentium II đời đầu 233-333MHz,
BUS 100 cho đời sau 350-450HZ) và Pentium!!! 450 trở lên. Slot 2 dùng cho các loại
Pentium Xeon (II, !!!) là loại dành riêng cho thị trường máy chủ và máy chất lượng
cao, đa xử lý.

5. MMX là gì ?

MMX (MultiMedia eXtensions) không phải là một cái gì đó thuộc phần cứng,
có thể coi đây là một khái niệm chăng ?. Pentium MMX ra đời năm 87 là vi xử lý có
thêm 57 lệnh mới dành riêng cho xử lý video, âm thanh và dữ liệu đồ hoạ
(Multimedia). Như vậy MMX là công nghệ riêng của Intel, được thừa kế cho Pentium
II và Pentium!!! (Celeron những phiên bản đầu không có những lệnh này). Nhân nói
về lệnh tôi xin giải thích theo ý riêng về P!!! - Thực ra P!!! không có thay đổi cấu trúc
gì so với PII mà chỉ thêm 70 lệnh mới (50 trong số đó để cải tiến các phép toán số
thực dấu chấm động, 15 cho điều hành đa môi trường và 8 lệnh còn lại cho điều khiển
cache, như vậy P!!! không có sự đột phá trong công nghệ nhiều lắm nên có lẽ Intel
không dám đặt tên là Pentium III mà lại là Pentium và 3 dấu chấm than. Sau này Intel
đã đột phá công nghệ thay dây dẫn nhôm bằng đồng (mã Coppermine), tích hợp L2
vào chip và chạy cùng tần số vi xử lý (cache L2 của PII nằm trên thẻ SEC của Slot
nên vẫn nằm ngoài và chạy với tần số bằng một nửa chip) – nhưng vẫn là P!!! cho dù
công nghệ này làm tăng tốc độ tối đa của chip có thể đến trên 1G.

II. Các khe cắm mở rộng :


Các khe cắm mở rộng (expansion slots) được lắp trực tiếp trên bản mạch in
của bo mạch chủ. Tất cả các máy tính đều có các khe cắm mở rộng này nhằm cho
VPIT – Giáo trình phần cứng máy tính – Chương V
Trang 4

phép hỗ trợ thêm nhiều thiết bị khác (như card màn hình, card âm thanh, card mạng,
card TV, ...).
Một bo mạch chủ có thể có nhiều loại khe cắm mở rộng. Số lượng và loại khe
cắm mở rộng trên máy tính biểu thị khả năng nâng cấp hệ thống trong tương lai.
Thông thường, các khe cắm mở rộng bao gồm các loại sau :
1. ISA (Industry Standard Architecture):
Đây là loại khe cắm mở rộng 16-bit được phát triển bởi IBM có tốc độ truyền
trên bo mạch chủ là 8 MHz, có thể truyền dữ liệu tối đa 8 MB/s. Hiện nay, các khe
cắm ISA đã trở nên lỗi thời và đã được thay thế bởi loại khe cắm PCI trong các hệ
thống mới. Tuy nhiên, nhiều hãng sản xuất bo mạch chủ vẫn còn hỗ trợ 1 hoặc 2 khe
cắm ISA trên bo mạch chủ của họ nhằm đảm bảo tính “tương thích ngược” với các
card mở rộng cũ.

Vào năm 1987, IBM đã giới thiệu loại khe cắm ISA 32-bit, có thể truyền dữ
liệu tối đa 33 MB/s, được gọi là Extended ISA (EISA), thích hợp với các loại vi xử lý
Pentium. EISA trở nên thông dụng trên thị trường máy tính.
2. MCA (Micro Channel Architecture):
Là cấu trúc khe cắm mở rộng hoàn toàn khác với ISA. Bus MCA hổ trợ tính
năng tự nhận dạng các card điều khiển được gắn vào (là tiền thân của tính năng Plug
and Play). Bus MCA rộng 32 bit, tốc độ 10 MHz. Bus MCA ngày nay đã qua xưa nên
chúng ta khó mà gặp được.
3. VESA (Video Electronics Standard Association):
Sự ra đời giao diện đồ hoạ của phần mềm Windows yêu cầu màn hình có độ
phân giải cao hơn và độ sâu về màu sắc lớn hơn, mà với card điều khiển màn hình
được kết nối thông qua bus ISA thì có những giới hạn, bus VESA là sự cải tiến nhằm
hỗ trợ điều đó. Bus VESA rộng 32 bit hoặc 64 bit. Tốc độ truyền trên bo mạch chủ là
33MHz, tốc độ truyền tải tối đa 150 MB/s. Bus này ngày nay cung trở nên lỗi thời.
4. PCI (Peripheral Component Interconnect):
Đây là loại khe cắm 32-bit được phát triển bởi Intel. Với tốc độ truyền trên bo
mạch chủ là 33 MHz, có thể truyền dữ liệu tối đa lên đến 528 MB/s, khe cắm PCI tạo
nên sự cải tiến vượt trội so với loại khe cắm ISA hoặc EISA. Đối với PCI bus, mỗi
card cắm thêm vào bo mạch chủ đều có chứa thông tin nhằm để CPU sử dụng cho
việc cấu hình tự động. PCI bus là một trong ba thành phần cần thiết cho khả năng
Cắm-và-Chạy (Plug-and-Play). Mục đích chính của PCI bus là cho phép truy cập trực
VPIT – Giáo trình phần cứng máy tính – Chương V
Trang 5

tiếp đến CPU đối với các thiết bị như bộ nhớ và video. Khe cắm PCI thường được sử
dụng trong các loại bo mạch chủ ngày nay.
5. AGP (Accelerated Graphics Port):
Được phát triển bởi Intel, AGP là một bus tốc độ cao được dành riêng nhằm
đáp ứng những nhu cầu cao của các phần mềm đồ hoạ. Khe cắm này được dành riêng
cho các card chuyển đổi tín hiệu video (video adapters). Đây là cổng đồ họa chuẩn
trong tất cả các hệ thống mới. Trong các bo mạch chủ có trang bị khe cắm AGP, chỉ
có duy nhất một khe cắm AGP dành riêng hỗ trợ card màn hình, các khe PCI dùng để
cắm những thiết bị khác. Hơi nhỏ hơn các khe cắm PCI màu trắng, khe cắm AGP
thường có màu khác và được đặt phía trên các khe cắm PCI khoảng 1 inch. AGP có
tốc độ truyền trên bo mạch chủ là 66 MHz, phiên bản mới nhất của AGP, AGP-8,
được giới thiệu vào năm 1992, có tốc độ truyền dữ liệu khoảng 2.1-GB.

Loại Tốc độ (MHz) Bit dữ liệu Dùng cho


ISA 4.77, 8 8, 16 Các loại card mở rộng 8-bit.
MCA 10 32 Đã lỗi thời.
EISA 8 8, 16, 32 Hầu hết đã lỗi thời và được thay thế
bởi các khe cắm PCI trong các hệ
thống mới.
VESA Local 33 32, 64 Được dùng thay ISA bus để thực hiện
các xử lý video nhanh. Hiện nay cũng
đã lỗi thời.
PCI 33 32, 64 Card âm thanh, card mành hình, card
mạng, modems, card chuyển SCSI, ...
AGP 66 32 Chỉ dùng cho card màn hình

Bảng 1-1 Tóm tắt những thông tin hữu ích của các loại khe cắm mở rộng thông dụng.

III. Các loại BUS :


Tất cả các thành phần cơ bản của máy tính đều được kết nối với nhau bởi các
đường dẫn giao tiếp được gọi là BUS(ES). Bus hệ thống là các đường chạy song song
truyền dẫn dữ liệu và các tín hiệu điều khiển từ một thành phần này đến một thành
VPIT – Giáo trình phần cứng máy tính – Chương V
Trang 6

phần khác. Có thể xem những đường truyền dẫn đó trong các hệ thống máy tính hiện
đại chính là những vết kim loại chạy trên bo mạch.
Các loại bus hệ thống chính được định nghĩa dựa trên loại dữ liệu mà nó truyền dẫn.
Bao gồm các loại sau :
1. Bus địa chỉ (Address bus):
Đây là loại đường truyền dẫn một chiều (uni-directional). Chức năng của loại bus
này là truyền dẫn các địa chỉ do CPU sinh ra đến bộ nhớ hoặc các phần tử I/O của hệ
thống. Số lượng các đường dẫn trong bus định nghĩa kích cỡ của bus địa chỉ; hoặc nói
cách khác, đó chính là số lượng các vị trí bộ nhớ và các phần tử I/O mà bộ vi xử lý có
thể đánh địa chỉ.
2. Bus dữ liệu (Data bus):
Không giống như bus địa chỉ, đây là loại đường dẫn hai chiều (bi-directional). Dữ
liệu sẽ được truyền dẫn dọc theo bus dữ liệu từ CPU đến bộ nhớ trong thao tác GHI
(write), ngược lại, dữ liệu có thể di chuyển từ bộ nhớ máy tính đến CPU trong thao tác
ĐỌC (read). Tuy nhiên, khi có hai thiết bị cùng chiếm quyền sử dụng bus dữ liệu
trong cùng một thời điểm, lỗi dữ liệu sẽ xuất hiện. Vì vậy, bất kỳ một thiết bị nào
được kết nối đến bus dữ liệu đều có khả năng lưu tạm những dữ liệu cần xuất của thiết
bị đó khi nó không được bao hàm trong một thao tác với bộ vi xử lý. Kích cỡ của bus
dữ liệu được đo bằng bits. Hệ thống có bus kích cỡ lớn hơn sẽ nhanh hơn một hệ
thống có kích cỡ bus thấp hơn. Thông thường, bus dữ liệu có kích cỡ là 8 bits hay 16
bits (trong hệ thống cũ) và 32 bits (trong hệ thống mới hơn). Trong thời điểm hiện
nay, các hệ thống bus dữ liệu có kích cỡ 64 bits đang được xây dựng.
3. Bus điều khiển (control bus):
Là loại bus dùng truyền dẫn những tín hiệu điều khiển và tín hiệu đồng hồ cần
thiết để kết hợp tất cả các hoạt động của toàn hệ thống máy tính. Không giống như
các thông tin được truyền dẫn bởi bus dữ liệu và bus địa chỉ, các tín hiệu của bus điều
khiển không liên quan đến những dạng thông tin khác. Một số tín hiệu xuất ra từ
CPU, số khác là các tín hiệu nhập từ các phần tử I/O của hệ thống chuyển đến CPU.
Mỗi loại vi xử lý phát ra hoặc phản hồi lại chính nó một tập hợp các tín hiệu điều
khiển. Hầu hết các tín hiệu điều khiển được sử dụng hiện nay gồm có :
- Xung nhịp hệ thống (System clock – SYSCLK).
- Đọc từ bộ nhớ (Memory read – MEMR).
- Ghi lên bộ nhớ (Memory write – MEMW).
VPIT – Giáo trình phần cứng máy tính – Chương V
Trang 7

- Đọc/ghi dòng (R/W line).


- Đọc thông tin Nhập/Xuất (I/O Read - IOR).
- Ghi thông tin Nhập/Xuất (I/O Write - IOW).

You might also like