You are on page 1of 18

CHÚA NHẬT 4B PHỤC SINH

Slideshow : Giuse Maria Định


GMD.080.09

HƯỚNG VỀ NĂM THÁNH 2010 - VIỆT NAM

Enter hay bấm chuột để xem tiếp


Công Đồng Vatican 2 xác nhận mọi tín hữu đều tham dự vào chức vụ
ngôn sứ, tư tế và vương giả của Chúa Kitô, chứ không chỉ riêng hàng
giáo sĩ.

Thượng Hội Ðồng Giám mục Á châu gọi ngàn năm thứ 3 là “KỶ NGUYÊN
CỦA GIÁO DÂN”

Vậy thành phần ‘MỤC TỬ’ gồm những ai ?

Hướng về NĂM THÁNH 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập


hàng giáo phẩm Việt Nam, tức hàng ngũ những MỤC TỬ
thuộc GIÁO HỘI CƠ CHẾ, việc nhìn thấy thực trạng của
giáo hội cơ chế VN với toàn thể Dân Chúa trong 50 năm
qua, dưới ánh sáng Công đồng Vatican 2, cùng lúc với
thực trạng đất nước, và đặc biệt việc phát triển hợp nhất
sức mạnh các thành phần Dân Chúa để loan truyền Tin
Mừng xem ra phải là điều chủ yếu và cấp thiết nhất.
Theo nghĩa thông dụng MỤC TỬ là các giáo sĩ
Theo nghĩa mở rộng ‘MỤC TỬ’ là hết những ai được Thiên
Chúa trao nhiệm vụ chăn dắt con cái Ngài như : bậc ông
bà, cha mẹ, anh chị - người phụ trách các nhóm sinh hoạt
đạo đức hoặc xã hội, trong đó đặc biệt : các thày cô giáo,
các chủ nhân, những chức vị cầm quyền dân sự…

Theo Công Đồng Vatican 2, tất cả các Kitô hữu đều tham
dự vào sứ vụ ngôn sứ, tư tế và vương giả của Ðức Kitô.
Những khác biệt về ơn gọi thực sự chỉ nhằm để phục vụ
cộng đoàn Dân Chúa, với những đặc sủng khác nhau Thiên
Chúa ban cho mỗi bậc sống.

Bất cứ bạn thuộc hàng ngũ ‘mục tử’ nào,


LỜI sau đây dành cho bạn và TRUYỀN bạn noi theo :

“Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi
biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh
mạng sống mình cho đoàn chiên. Tôi còn có những chiên khác không
thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về” Tin Mừng CB4BPS - Ga 10:14-16
HY SINH MẠNG SỐNG CHO ĐÀN CHIÊN Ga 10:11
Không chỉ hy sinh mạng sống thể xác (như thánh Lm
Maximilien Maria Kolbe nêu gương) mà nhất là hy sinh
“mạng sống” tinh thần : ý riêng, sở thích, quyền lợi,
thời giờ, vv… Không né tránh trách nhiệm giúp chiên
được sống, chủ yếu là sống tâm linh…

BIẾT RÕ CHIÊN Ga 10:14


Gần gũi chiên, nhất là chiên “ghẻ” (nghèo, không cảm
tình) – Lắng nghe chiên - Biết nhu cầu ước vọng của
chiên – chia sẻ cuộc sống tinh thần vật chất với
chiên…

KHẮC KHOẢI HỢP NHẤT CÁC CHIÊN CÒN NGOÀI ĐÀN


Ga 10:16
Không né tránh, hất hủi chiên ngoài đàn – tìm cách hợp
nhất chiên ngoài đàn theo cách sống yêu thương của
Mục Tử Tối Cao đã dạy và đã làm gương.
HY SINH MẠNG SỐNG CHO ĐÀN CHIÊN Ga 10:11
Ngài đã thực hiện điều Ngài nói : “Tôi hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên”
trong suốt cuộc đời Ngài, từ ngày sinh ra đến giây phút trút Thần Khí trên thập giá.

BIẾT RÕ CHIÊN Ga 10:14


Ngài biết rõ tính nết và lòng dạ từng môn đệ của
mình: biết Phêrô sẽ chối mình, nhưng Phêrô sẽ là
tảng đá trên đó Ngài xây giáo hội Ngài – biết rõ
Giuđa sẽ phản mình, nhưng Ngài vẫn quí xuống
rửa chân, chia sẻ bữa ăn, và nhất là đã siết chặt
Giuđa vào lòng khi nhận nụ hôn phản bội…

KHẮC KHOẢI HỢP NHẤT CÁC CHIÊN CÒN NGOÀI ĐÀN Ga 10:16
“Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ
lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha
để họ cũng ở trong chúng ta” Ga 17:20-21 - “Mọi người sẽ nhận biết anh em là
môn đệ của Thày ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau” Ga 13:25
Chân Phước Mẹ Têrêsa Calcutta,
trong dịp nói chuyện với các linh mục (1)
“Ngày nay, nhiều linh mục càng lúc càng dấn thân vào
lòng xã hội, và công tác phát triển vượt ra khỏi những
bổn phận của linh mục. Thực ra nhiều người khác
cũng có thể thay thế linh mục trong nhiều lãnh vực
khác nhau”
“Người ta không cần tìm một linh mục hoạt động xã hội. Nhiều người có thể hoạt
động xã hội nghìn lần xuất sắc hơn các linh mục. Chúng ta không nên tranh giành
những công việc mà người khác có thể làm hữu hiệu hơn chúng ta”
“Do đó anh em đừng thay thế công việc của anh em bằng công việc của người
khác, cho dù những công việc cao đẹp đến đâu”

“Linh Mục, quà tặng hay gánh nặng” (2)


“Sẽ là gánh nặng, khi xử dụng quyền bính để coi dân riêng của Chúa là dân đen của
mình… Sẽ là gánh nặng, khi xử dụng quyền bính để đặt nặng chuyện xây dựng các
cơ sở vật chất, mà coi nhẹ chuyện xây dựng đền thờ sống động là những con
người… Sẽ là gánh nặng, khi người giáo dân nghèo luôn trở thành những kẻ vô
danh… vv…

(1) LM Peter Vũ Chương (2) Xuân Thái –Xem cả bài (bấm xem)
Còn gọi là “linh mục phổ quát” , “linh mục cộng đồng”
Trích đoạn ý kiến của một ‘mục tử giáo dân’ (1) :
“Vì đời sống đức tin hoàn toàn phụ thuộc vào linh mục như thế,
nên người giáo dân mất dần khả năng suy tư độc lập và từ đó, ý
thức mỗi ngày một bị bào mòn để biến thành các con cừu
Panurge, những gánh nặng của chính mình. Họ không còn là
những cộng tác viên Nước Trời như Chúa muốn và Công đồng
(Vatican 2) mời gọi, nhưng đã tự biến mình thành những gia nhân
cua Cha xứ, chỉ có nhiệm vụ : đóng tiền, cầu nguyện và vâng lời
tối mặt…”
Trích đoạn ý kiến của một linh mục về một
giáo dân trưởng thành (2) :
“… Thiết tưởng một người giáo dân trưởng thành không thể trông
đợi người khác mở đường hay dẫn dắt mình đi. Trái lại, người
giáo dân trưởng thành sẽ tự mở đường cho mình và cho cả cộng
đoàn. Thái độ thụ động chờ lệnh hoặc tán tụng và kêu la, phải
chăng là một biểu hiệu của tình trạng thiếu trưởng thành và không
phù hợp với tinh thần của công đồng Vatican 2 ?”

(1) Xuân Thái – gpphucuong.net


(2) LM P. Nguyễn Thái Hợp, O.P.
“Công đồng (Vatican 2) cũng đòi các linh mục phải
tôn trọng tự do chính đáng của giáo dân, trong tư
cách họ là những người con của Thiên Chúa, được
Chúa Thánh Linh hướng dẫn” (1)

“Ngoài ra, với sự trợ giúp của Chúa, các linh mục
hãy tìm cách phân biệt các đặc sủng của giáo dân dù
là khiêm hạ hay trổi vượt và hãy vui mừng chuyên
cần hun đúc, nuôi dưỡng các đặc sủng đó” (1)

“Công đồng Vatican 2 khuyến khích các linh mục hãy


nhìn nhận và cổ vũ sự cộng tác của giáo dân trong
công tác tông đồ và trong việc mục vụ cộng đoàn
Công giáo, đừng do dự ủy thác cho giáo dân những
trách nhiệm phục vụ Giáo hội và để cho họ được tự
do hành động bằng cách tự lập chính đáng” (1)

(1) LM Peter Vũ Chương - Xem cả bài viết : (bấm xem)


HÃY CHẠY ĐẾN VỚI

Trích bài nói chuyện của Mẹ Têrêsa Calcutta về


vai trò của Đức Maria trong đời sống của vị linh mục (1)

“Không ai có thể là linh mục tuyệt hảo hơn Mẹ Maria bởi


vì Mẹ thực sự có thể nói: “Này là Mình Ta”, “Này là Máu
Ta”
“… Dù vậy Mẹ vẫn là người tôi tớ…”
“Đó là lý do tại sao Mẹ đã được Chúa để lại trên trần gian.
Mẹ ở lại trên trần gian là để thiết lập Giáo hội, là để củng
cố chức linh mục của các Tông đồ, là để trở thành Mẹ của
các Tông đồ”

“Anh em, hãy đặt bàn tay của anh em vào bàn tay của Mẹ
Maria và xin Mẹ dẫn dắt anh em đến cùng Chúa Giê-su”

“Anh em là linh mục của Mẹ. Anh em hãy cùng với Mẹ vội vã mang Chúa Giê-su
đến cho người khác. Nhưng anh em, nên nhớ rằng: người ta không thể cho điều
mình không có. Để có thể cho, anh em cần phải sống kết hiệp với Chúa Giê-su.
Ngài đang có mặt trong nhà tạm. Chính nơi mà anh em đã đặt Ngài vào”

Ảnh Đức Mẹ Bạch Lâm (Gia Kiệm) hiển linh với hình Thánh Thể Chúa * Xem lời chứng (bấm xem)
(1) LM Peter Vũ Chương
“Các linh mục nên thăm viếng các gia đình, đặc
biệt hơn là các gia đình không giữ đạo và đã quên
Chúa. Các linh mục nên đem theo Phúc Âm của
Chúa Giêsu đến với mọi người và dạy họ cách cầu
nguyện. Các linh mục nên cầu nguyện thêm và
nên ăn chay. Họ nên tặng cho người nghèo những
gì mà họ không cần” Medj 30.5.84

“Tất cả các linh mục hãy cầu nguyện


Chuỗi Mân Côi”
Medj 25.6.85
VỀ CÁC LINH HỒN ƯU TUYỂN (GIÁO SĨ)
QUA CHỊ THÁNH FAUSTINA

“…Vì thế Cha quay về với các con, hỡi những linh hồn
ưu tuyển... Ở đây, Trái Tim Cha cũng gặp thất vọng :
Cha không tìm được sự phó thác hoàn toàn cho tình
yêu Cha. Quá nhiều đắn đo, quá nhiều ngờ vực, quá
nhiều đề phòng...” (NKLTX.367)

“…Cũng có những linh hồn làm Trái Tim Cha được tràn
đầy niềm vui… Con số những linh hồn này quá ít ỏi…
Tình yêu và hy sinh của những linh hồn này giúp cho thế
giới được trường tồn. Sự bất trung của một linh hồn
được Cha ưu tuyển gây nên thương tích hết sức nhức
nhối cho Trái Tim Cha...” (NKLTX.367)
Thánh Linh Mục
Gioan Maria Vianney Chân Phước Mẹ Đức Hồng Y
Cha Sở Xứ Ars Têrêsa Calcutta FX. Nguyễn Văn Thuận

Thánh Linh Mục Giám Mục Đức Cố Giáo Hoàng


Maximilien Maria Kolbe Jean Cassaigne Gioan Phaolô II

Kính mời xem chi tiết cuộc sống các vị Mục Tử này tại
GMD.010.08 – MỤC TỬ NHÂN LÀNH HÔM NAY (bấm xem)
GMD.053.08 – MẸ TÊRÊSA CALCUTTA, NGƯỜI CHĂM SÓC ĐỀN THỜ THIÊN CHÚA
(bấm xem)
Chân Phước Chân Phước
LOUIS MARTIN MARIE-ZÉLIE GUÉRIN

song thân của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu


được phong chân phước ngày 19.10.2008 tại Lisieux, Pháp
KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP HÀNG GIÁO PHẨM VIỆT NAM
(trong “kỷ nguyên của giáo dân”)

“Nhân loại đã bước sang “ngàn năm thứ ba”, một thiên niên kỷ mà Sứ điệp
của Thượng Hội Ðồng Giám mục Á châu gọi là “kỷ nguyên của giáo dân”.
Nhiều người nghĩ rằng để có thể trả lời cho những thách đố của thời đại và
chu toàn sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho con người hôm nay, Giáo hội Công
giáo phải can đảm làm một chuyển hướng căn bản: cải tổ cơ cấu để mọi thành
phần Dân Chúa thực sự tham dự vào sinh hoạt và trách nhiệm về sứ vụ của
Giáo hội. Ðã đến lúc giáo hữu, giáo sĩ và tu sĩ phải cùng nhau xây dựng một kỷ
nguyên mới, trong đó ba thành phần của Dân Chúa hỗ trợ, bổ túc, tôn trọng
đặc sủng của nhau và chân thành cộng tác với nhau ngõ hầu giúp Giáo hội
chu tòan sứ vụ Rao giảng Tin Mừng trong thế giới hôm nay” (1)

(1) LM P. Nguyễn Thái Hợp, O.P.


ÔN CỐ TRI TÂN
“Người giáo dân Việt Nam rất quý trọng “thánh chức” và yêu
mến đời sống tu trì. Ðó là một tâm tình và một món quá rất
quý báu mà giáo sỹ nên đón nhận với lòng biết ơn và khiêm
tốn. Ðiều bất bình thường là một số linh mục lại viện dẫn
“chức thánh của mình” để đòi hỏi được vâng lời và tôn
trọng, mà quên đi ý nghĩa phục vụ cộng đoàn Dân Chúa của
thừa tác vụ linh mục và tình huynh đệ giữa tất cả các kitô
hữu theo giáo huấn của Ðức Kitô và tinh thần của công đồng
Vatican II” (1)
“Thái độ “trịch thượng” này đã làm cho giáo sĩ trở thành một thứ quan quyền. Có lẽ
vì vậy mà một số người đã ví linh mục với ông quan và cho rằng trong đầu nhiều
linh mục vẫn phảng phất hình ảnh một ông quan phong kiến. Không biết thực hư ra
sao và giống nhau đến bao nhiêu? Trên thực tế, nghi lễ trao ban thừa tác vụ linh
mục thường được gọi là lễ phong chức. Và dĩ nhiên cũng đầy đủ lễ nghi chúc
mừng, chiêu đãi, ăn khao. Có nơi cũng rước tân chức... na ná như ngày xưa rước
quan trạng về làng. Tại nhiều cộng đoàn Công giáo miền Bắc hoặc gốc miền Bắc,
chúng ta gặp thấy vài nét tương đồng khá thú vị. Chẳng hạn song thân của các linh
mục thường được gọi là Ông Bà Cố. Hơn thế nữa, anh chị em của linh mục cũng
được “thăng quan tiến chức”, cho lên họ nhà quan. Từ đây được gọi là: quan bác,
quan chú, quan cô, quan cậu” (1)

(1) LM P. Nguyễn Thái Hợp, O.P.


DƯỚI ÁNH SÁNG CÔNG ĐỒNG VATICAN 2
“Giáo dân được đặc biệt mời gọi giúp Giáo hội hiện diện và hoạt động trong tất
cả những nơi và tất cả hoàn cảnh mà Giáo hội chỉ có thể trở thành muối trần
gian nhờ sự trung gian của giáo dân” - (Vatican 2 – Lumen Gentium, số 37)

“Giáo dân có một vai trò quan trọng trong Giáo hội ở ngàn năm thứ ba. Có nhiều
dấu hiệu chứng tỏ Chúa Thánh Linh đang chuẩn bị để giáo dân giữ một vai trò
ngày càng quan trọng trong Ngàn Năm thứ ba, Ngàn năm có thể gọi là kỷ nguyên
của giáo dân” - (Sứ điệp của các Giám mục Á châu gởi cộng đoàn Dân Chúa)

ƯỚC MONG NĂM THÁNH 2010


LÀ THỜI GIAN ƠN HUỆ THIÊN CHÚA,
GIÚP CHO CÁC MỤC TỬ VN NHÌN LẠI CHẶNG ĐƯỜNG ĐÃ QUA
ĐỂ PHÁT TRIỂN THỰC SỰ ƠN GỌI CHUNG CÁC TÍN HỮU
LÀ THAM DỰ VÀO SỨ VỤ NGÔN SỨ, TƯ TẾ, VƯƠNG GIẢ
CỦA MỤC TỬ NHÂN LÀNH DUY NHẤT LÀ ĐỨC KITÔ
PHÁT TRIỂN ĐẶC BIỆT VAI TRÒ GIÁO DÂN
KẾT HỢP HÀI HOÀ HAI QUAN NIỆM
GIÁO HỘI HIỆP THÔNG VÀ GIÁO HỘI CƠ CHẾ
KIỆN TOÀN CÔNG CUỘC CANH TÂN CỦA CÔNG ĐỒNG VATICAN 2
Để có thể hiểu tương đối đầy đủ và cặn kẽ vai trò của giáo dân
theo tinh thần Công Đồng Vatican 2, các bạn có thể đọc :
HIẾN CHẾ ÁNH SÁNG MUÔN DÂN (LUMEN GENTIUM)
SẮC LỆNH TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN (APOSTOLICAM ACTUOSITATEM)
(bấm xem)

Và 2 bài viết sâu sắc và súc tích, có cùng tựa đề


“VAI TRÒ CỦA GIÁO DÂN VIỆT NAM DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA VATICAN 2”
1/ Của GM FX. Nguyễn Văn Sang 2/ Của LM P. Nguyễn Thái Hợp O.P
(bấm xem) (bấm xem)

Đề cương học hỏi Năm Thánh 2010 của HĐGMVN


(bấm xem)
Lời cầu nguyện của Thày trong giờ hấp hối ở vườn Cây Dầu
“…để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở
trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên
một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai
con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con” Ga
17:22-23

“VÀ SẼ CHỈ CÓ MỘT ĐOÀN CHIÊN


VÀ MỘT MỤC TỬ”
Tin Mừng CN4BPS - Ga 10:16

Các slideshow khác có thể tải xuống tại :


http://www.scribd.com/people/documents/1063193-giusemariadinh Slideshow : Giuse Maria Định
GMD080-09

You might also like