You are on page 1of 5

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG NỐI ĐẤT AN TOÀN TRONG TRẠM

BIẾN ÁP THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM 4756-1989 VÀ TIÊU


CHUẨN IEEE80- 1986.
RESEARCH ON SAFETY GROUNDING SYSTEMS IN SUBSTATION ACCORDING
TO VIET NAM 4756-1989 AND IEEE80-1986 STANDARDS

TRẦN CÔNG THÀNH


Học viên Cao Học khoá 2007-2010,
Chuyên nghành Mạng và Hệ Thống Điện
Đại Học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Bài báo trình bày tổng quan về nối đất an toàn trong trạm biến áp, quy định và phương pháp tính toán
thiết kế HTNĐ an toàn theo tiêu chuẩn TCVN 4756-1989 và tiêu chuẩn IEEE80-1986. Áp dụng phương
pháp tính toán theo hai tiêu chuẩn trên vào thực tiễn cho trạm biến áp 110KV Ba Đồn-Quảng Bình để
đánh giá vấn đề về kinh tế và kĩ thuật.

ABSTRACT
This article presents the generally safety ground systems in power substation, the reglation and methods
of caculation for safety ground systems according to VN 4756-1989 and IEEE80-1986 standards. We put
the methods of calculation of these standards into practice for Ba Đồn-Quảng Bình 110KV substation in
oder to evaluate economic and technical problem.

1. Đặt vấn đề

An toàn trong công tác vận hành trạm biến áp là yêu cầu quan trọng công tác quản lý và vận
hành hệ thống điện. Tai nạn điện giật thường xảy ra do người vận hành không tuân theo các qui tắt an
toàn trong vận hành hoặc tiếp xúc với các bộ phận của thiết bị điện mà cách điện bị chọc thủng
…Nhằm hạn chế mức độ nguy hiểm này yêu cầu hệ thống nối đất phải đảm bảo tản nhanh dòng điện
ngắn mạch, dòng điện sét tạo nên một điện áp an toàn cho người và thiết bị .
Hệ thống nối đất của trạm biến áp truyền tải ở Việt Nam hiện nay nói chung là một hệ thống
gồm các lưới và cọc thép bố trí đều trên các mặt trạm điện. Các thông số kĩ thuật yêu cầu được lấy
theo nghành điện vốn được soạn từ tiêu chuNn của Liên Xô trong những năm trước thập kỷ 70 thế kỷ
trước. Về cơ bản việc áp dụng vẫn đáp ứng được các yêu cầu thực tế. Tuy nhiên trong một số trường
hợp việc áp dụng trở nên khó khăn gây tốn kém mà hiệu quả dường như không tỉ lệ với kinh phí đầu
tư.
Do vậy việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp nối đất an toàn theo tiêu chuNn IEEE80-1986
đang được áp dụng ở các nước tiên tiến trên thế giới vào hệ thống điện Việt Nam nhằm đáp ứng yêu
cầu bài toán về kinh tế, kĩ thuật trở nên cấp thiết trong sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà.

2. Tổng quan về nối đất an toàn trong trạm biến áp


2.1 Nối đất an toàn cho TBA:
Nối đất an toàn tại các TBA là nối vỏ các TBĐ của TBA vào TBNĐ. Việc nối đất này nhằm
mục đích làm giảm điện áp xuất hiện trên vỏ kim loại của TBĐ khi có hư hỏng cách điện bên trong
thiết bị và chênh lệch điện thế trên TBNĐ đặt trên hai chân người đến một giá trị an toàn mà con
người có thể chịu đựng được.
2.2 Điện áp tiếp xúc và điện áp bước:
a. Điện áp tiếp xúc:
Điện áp đặt trên cơ thể người khi tiếp xúc gián tiếp với nguồn điện được gọi là điện áp tiếp xúc.
Utx = ϕđ - ϕ (1)
ϕđ - điện thế lớn nhất tại điểm tiếp xúc.
ϕ -điện thế tại điểm trên mặt đất, chỗ chân người đứng.
b. Điện áp bước:
Điện áp mà con người phải chịu khi chân tiếp xúc tại hai điểm trên mặt đất hay trên sàn, nằm
trong phạm vi dòng điện trong đất do có chênh lệch điện thế gọi là điện áp bước.
Ub = ϕ1 - ϕ2 (2)
ϕ1 và ϕ2: Là điện thế đặt lên hai chân ngưòi
2.3 Yêu cầu nối đất an toàn cho TBA:
Mục đích của việc nối đất an toàn là giảm điện áp tiếp xúc và điện áp bước đến giá trị an toàn
đối với con người khi tiếp xúc gián tiếp với nguồn điện.

Ub ≤ Ubcp
(3)
Utx ≤ Utxcp

3. Quy định và phương pháp tính toán hệ thống nối đất an toàn
3.1 Quy định và phương pháp tính toán nối đất theo qui phạm hiện hành ở việt nam
3.1.1 Qui định về nối đất theo qui phạm hiện hành ở Việt Nam :
- Điện trở nối đất an toàn ở các trạm biến áp trong hệ thống có trung tính trực tiếp nối đất được
qui định theo :
Rht ≤ 0.5 Ω (4)
3.1.2 Phương pháp tính toán điện trở hệ thống nối đất :
Áp dụng công thức Schwarz ta có điện trở tổng của một hệ thống gồm lưới nằm ngang kết hợp
với các cọc là:
R1 .R2 − R 212
Rg = (5)
R1 + R2 − 2 R12
Trong đó :
R1 : điện trở lưới nằm ngang.
R2 : điện trở của tất cả các cọc.
R12 : điện trở hỗ cảm giữa lưới và cọc.
Schwarz đã trình bày một nhóm các công thức tiện lợi xác định R1 , R2 , R12 bằng những thông
số thiết kế cơ bản.
ρ  2l l 
R1 = 1  Ln 1 + K 1 1 − K 2  (6)
π .l1  h' A 

R2 =
ρa  8.l 2
 Ln
2n.π .l 2 d2
l
− 1 + 2K 1 2( )2
n −1  (7)
 A 
ρ  2l l 
R12 = a  Ln 1 + K 1 1 − K 2 + 1 (8)
π .l1  l 2 A 
Trong đó :
ρ1 : điện trở suất của lớp đất ở độ sâu h chôn lưới [Ω.m]
ρa : điện trở suất biểu kiến của đất nhờ biết một điện cực [Ω.m]
ρ2 : điện trở suất của lớp đất ở độ sâu H trở xuống [Ω.m]
h : bề dày lớp đất ở trên [m]
l1 : tổng chiều dài thanh dẫn lưới [m]
l2 : chiều dài trung bình của một cọc [m]
h’ = d1 .h khi thanh dẫn được chôn ở độ sâu h hoặc
h’ = 0.5d1 khi thanh dẫn đặt trên mặt đất (h = 0)
S : diện tích bao phủ bởi lưới a.b [m2]
n : số cọc đặt trong diện tích S
K1 , K2 là những hằng số liên quan đến yếu tố hình học của hệ thống.
d1 : đường kính thanh dẫn [m]
d2 : đường kính cọc [m]
a : chiều rộng lưới [m]
b : chiều dài lưới [m]
điện trở suất biểu kiến ρa được xác định như sau :
l 2 .ρ1 .ρ 2
ρa= (9)
[ρ 2 ( H − h) + ρ1 (l 2 + h − H )]

XXX
ρ1 h
H
H-h

ρ2 l l+h-H

Hình 1 : Điện trở suất được nhìn thấy từ cọc

3.2 Qui định và phương pháp tính toán về nối đất an toàn theo tiêu chun IEEE 80 – 1986
3.2.1 Giới hạn điện áp tiếp xúc cho phép (UTiếp Xúc ) :
0,116.(1000 + 1.5.C s .ρ s )
UTiếp Xúc 50kg = (10)
ts
0,157.(1000 + 1.5.C s .ρ s )
UTiếp Xúc 70kg = (11)
ts
3.2.2 Giới hạn điện áp bước cho phép (UBước) :
0,116.(1000 + 6.C s .ρ s )
UBước 50kg = (12)
ts
0,157.(1000 + 6.Cs .ρ s )
UBước 70kg = (13)
ts
Điều kiện an toàn cho người là :
UT < U Tiếp Xúc
UB < UBước

Trong đó:
UBước 50kg v à U Tiếp Xúc 50kg : Điện áp bước và điện áp tiếp xúc cho phép người 50 kg
UBước 70kg v à U Tiếp Xúc 70kg : Điện áp bước và điện áp tiếp xúc cho phép người 70 kg
- Số 1000: là điện trở cơ thể người tính bằng Ω
- ts = 1 sec thời gian sự cố.
- Cs là hệ số hiệu chỉnh điện trở suất được xác định theo công thức gần đúng của Jacksson và
Several:
1 − ρ/ρ s
Cs = 1- 0,106 (14)
0,106 + 2.h s
h s : Độ dày lớp đá bề mặt trạm [m]
ρs: Điện trở suất của lớp đá bề mặt trạm [Ω.m]
3.2.3 Tính toán điện áp tiếp xúc cực đại (UT ) và điện áp bước cực đại ( UB )
Thông thường :
ρ.K T .K i .I G
U T= (15)
L

ρ.K B .K i .I G
UB = (16)
L
Với :
IG : dòng điện lưới cực đại
ρ : điện trở suất của đất
KT : hệ số hình học điện áp ô lưới
Ki : hệ số hình dáng
KB: hệ số hình học điện áp bước
IG
: mật độ dòng điện trên một đơn vị dài của điện cực thanh .
L

4. Kết quả nghiên cứu


4.1 Áp dụng phương pháp tính toán theo hai tiêu chun trên cho TBA 110KV Ba Đồn-
Quảng Bình.
Các thông số của TBA 110KV Ba Đồn :
- Cấp điện áp 110/35/22 KV
- Thời gian sự cố: t = 1 sec
- Dòng điện ngắn mạch một pha: I = 2,2 KA
- Điện trở suất của đất phía trên : ρ1 = 400 Ω m
- Điện trở suất của đất phía dưới : ρ2 = 120 Ω m
- Điện trở suất của lớp đá vụn rải trên bề mặt trạm ρs = 3000 Ω m
- Độ dày lớp đá: hS = 0,15m
- Độ dày lớp đất trên: h1 = 2,8 m
- Độ chôn sâu lưới nối đất: h = 0,8 m
- Diện tích mặt bằng của trạm: A = 75 × 90 m2
kết quả tính toán và so sánh của hai phương pháp được thể hiện ở bảng sau:

Tiêu chuNn Việt Nam Tiêu chuNn IEEE 80 - 1986


Nối đất
TCVN 4756 -1989
Giá trị quan tâm R nối đất UBước cho phép, UTiếp xúc cho phép
Hình thức nối đất Dạng lưới - cọc. Dạng lưới - cọc
2
Diện tích lưới nối đất S = 6750 m S = 6750 m2
Tổng số thép sử dụng L = 4510 m L = 2865 m

Điện trở nối đất Rđ = 0,497 Ω RG = 2,272 Ω

Điện áp bước và tiếp xúc UTiếp Xúc 50kg = 520 V > UT = 411 V
cho phép UTiếp Xúc 70kg = 704 V > UT = 411 V
UBước 50kg = 1732 V > UB = 209 V
UBước 70kg = 2344 V > UB= 209 V

Bảng 1: kết quả so sánh hai phương pháp nối đất

5. Kết luận
Từ bảng kết quả tính toán ta thấy để thiết kế TBNĐ cho TBA 110KV Ba Đồn nếu theo yêu cầu
của TCVN 4756-1989 để đạt được Rđ ≤ 0,5Ω thì tổng số thép sử dụng lớn hơn tổng số thép cần sử
dụng theo yêu cầu tiêu chuNn IEEE 80-1986, và chỉ quan tâm đến điện trở của hệ thống nối đất mà
không đưa ra giá trị điện áp bước và điện áp tiếp xúc cho phép, đảm bảo điều kiện an toàn cho người.
Trong khi đó thiết kế TBNĐ theo tiêu chuNn IEEE 80-1986 thì tổng số thép sử dụng để nối đất sẽ
giảm đi và đảm bảo an toàn cho người vận hành khi xuất hiện điện áp bước và điện áp tiếp xúc nhưng
không quan tâm đến giá trị điện trở của hệ thống nối đất.
Vậy việc lựa chọn phương pháp tính toán nối đất theo tiêu chuNn IEEE80-1986 thay thế cho
TCVN 4756-1989 nhằm đáp ứng được yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật có thể thực hiện được trong hệ
thống điện Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] ANSI/IEEE Std 80- 1986, IEEE Guide for Safety in AC Substation Grounding, Institute of
Electrical and Electronics Engineers, ISBN 471-85393-3, New York, NY, 1986.
[2] ANSI/IEEE Std 142-1991, IEEE Recommended Practice for Grounding of Industrial and
Commercial Power Systems, (Green Book), Institute of Electrical and Electronic Engineers, ISBN 1-
55937-141-2, New York, NY, 1992.
[3] Võ Viết Đạn, Giáo trình kĩ thuật điện cao áp, Đại học Bách khoa Hà Nội, 1972

You might also like