You are on page 1of 24

Báo cáo đề tài tốt nghiệp

Đề tài:
Đánh giá tác động môi trường
mỏ đá Lộc Trung trong giai đoạn
bốc lớp phủ và xây dựng cơ bản.
GVHD: PGS.TS Hà Quang Hải.
SVTH: Huỳnh Thị Thúy Nguyên.
Giới thiệu
- Hiện nay, nhu cầu về vật liệu xây dựng của tỉnh gia tăng
đáng kể để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của xã hội, do đó
hoạt động khai thác đá xây dựng cũng ngày càng phát triển.
- Khu mỏ đá Núi Bà Đen thực hiện đóng cửa theo công
văn số 443/DSVH-DT do Cục trưởng Cục di sản văn hóa Đặng
Văn Bài ký gửi UBND tỉnh Tây Ninh nêu rõ: Núi Bà Đen đã
được xếp hạng di tích quốc gia theo quyết định số 100/VHQĐ
ngày 21/1/1989 của Bộ Văn hóa - Thông tin nên mọi hoạt động
trong khu di tích núi Bà Đen đều phải thực hiện theo quy định
của Luật Di sản văn hóa
Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 2 mỏ đá đang hoạt động:
- Mỏ Tây Nam Núi Đất (công suất 400.000 m3/năm ), đang
thực hiện đóng cửa mỏ.
- Mỏ Đông Bắc Núi Phụng (công suất 200.000 m3/năm),
đến năm 2010 mỏ cũng thực hiện đóng cửa.
Hiện nay mỏ này cung cấp vật liệu xây dựng cho thị
trường khoảng 19000 m3/tháng, trong khi đó nhu cầu về vật
liệu xây dựng có thể lên đến 40000 m3/tháng.
Với lý do đó, tỉnh chuyển sang khai thác ở mỏ đá Lộc
Trung, xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu để đáp ứng nhu
cầu về đá xây dựng với công suất 800.000 m3/năm.
Mục tiêu đề tài:
- Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn bốc lớp
phủ và xây dựng cơ bản.
- Dự báo các tác động trong giai đoạn khai thác.
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và cải tạo môi
trường cảnh quan sau khi kết thúc khai thác.
 Đề tài được thực hiện với các phương pháp sau:
- Thu thập, tổng hợp tài liệu.
- Kĩ thuật GIS.
- Khảo sát thực địa, đo đạc.
- Điều tra cộng đồng.
- Đánh giá tác động môi trường mỏ đá Lộc Trung bằng
các phương pháp: danh mục,dự báo, so sánh.
Mô tả hoạt động của dự án:
- Tên dự án: Khai thác - chế biến đá xây dựng mỏ đá Lộc
Trung xã Lộc Ninh huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh.
- Vị trí địa lý:
+ Mỏ đá Lộc Trung nằm trên địa phận xã Lộc Ninh,
huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Trung tâm khu mỏ
cách thị xã Tây Ninh 20 km theo đường chim bay về phía Tây
Bắc và cách núi Bà Đen 17 km về phía Bắc.
+ Địa hình khu vực mỏ đá tương đối bằng phẳng, độ cao
thấp nhất +13,71 m (biên giới phía Đông khu mỏ), cao nhất
+16,3 m (Tây Bắc khu mỏ gần diện tích lộ đá).
Biên giới kết thúc khai thác của mỏ như sau:
+ Phía Đông và Đông Bắc là tuyến đường cấp phối liên
xã nối từ đường lộ liên tỉnh (từ quốc lộ 22 đến sông Sài Gòn).
+ Phía Bắc, Tây, Nam và Đông Nam là đồng màu và kênh
mương thuỷ lợi.
- Diện tích khai trường là: 420 m x 540 m = 226.800 m2
(22,68 ha).
- Mức khai thác thấp nhất: - 40 m
- Trữ lượng đá cát kết từ mức +0 m xuống mức -40 m là:
8.856.665 m3 nguyên và 3.563.289 m3 nguyên đất phủ, chiều dày
thân khoáng khoảng 50 m
Sơ đồ công nghệ khai thác
của mỏ đá Lộc Trung

Khoan nổ mìn Xúc bốc

Vận tải bằng ô tô

Trạm đập nghiền


Hiện trạng của khu mỏ:
- Hoạt động vận chuyển các nguyên vật liệu, các con
đường vận chuyển nội bộ chưa hoàn chỉnh gây ra các tác động ô
nhiễm môi trường không khí vào mùa khô.
- Hai hộ dân nằm sát biên giới khai thác của mỏ đá do không
nằm trong quy hoach, cách xa khu mỏ khoảng 300 m có các hộ
dân sinh sống. Sau này khi mỏ đi vào hoạt động, dân cư nơi đây
sẽ bị ảnh hưởng.
Đánh giá tác động môi trường
1. Giai đoạn bốc lớp phủ và xây dựng cơ bản:
Các hoạt động chính trong giai đoạn này
- Bốc lớp phủ: hoạt động bốc đất, vận chuyển.
- Xây dựng các khu sản xuất: san lấp mặt bằng, chặt phá
các bụi cây tầm vông hiện hữu, xây dựng bãi thải, bãi lắng,
xưởng chế biến, khu văn phòng, xây dựng bãi chứa, kho, bồn
chứa nhiên liệu.
- Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cho nhà máy
như: đường giao thông, hệ thống cấp, thoát nước, cấp điện, hàng
rào, trạm xử lý nước thải....
- Vận chuyển đất cát, thiết bị, nguyên vật liệu.
- Lắp đặt thiết bị, máy móc.
- Sinh hoạt của công nhân tại công trường.
Các kết quả đo nồng độ bụi
Kết quả đo đạc bụi PM 10

Bụi PM10 Gió:Hướng Nhiệt độ Lưu tốc


Vị trí Thời gian Tọa độ Ghi chú
(µg/m3) Tốc độ (oC) (lít/phút)

Khu dân cư cách


x= 0639149 Đông nam
N1 31,63 6 giờ 33,3 30 khu bốc đất
y= 1245099 1 m/s
500 m

Khu dân cư cách


x= 0639374 Tây bắc
N2 21,24 8 giờ 35 30 khu bốc đất
y= 1245055 1 m/s
100 m

x=0639492 Bắc Đường vận


N3 1658 4 giờ 46,1 35
y=1245801 6 m/s chuyển

x=0639785 Đông nam


N4 45,92 4 giờ 40,6 35 Khu văn phòng
y=1244251 3 m/s

x=0639780 Bắc
N5 290,45 8 giờ 38,9 35 Khu vực bốc đất
y=1244575 6 m/s
So với TCVN 5937-2005 trung bình 24 giờ là 150 µg/m3,
nồng độ bụi ở các vị trí đo đạc như sau:
- Khu vực dân cư cách khu bốc đất 500 m (N1), Khu dân
cư cách khu vực bốc đất 100 m (N2) nồng độ bụi nhỏ hơn giới
hạn cho phép của TCVN.
- Mẫu được lấy ở đường vận chuyển (N3) nồng độ bụi vào
18/4/2009 vượt giới hạn cho phép gấp 11 lần: 1658 µg/m3.
- Mẫu được lấy ở khu vực văn phòng (N4) với điều kiện vi
khí hậu: trời nắng, ít gió, nồng độ bụi nhỏ hơn giới hạn cho
phép.
- Khu vực bốc đất (N5) nồng độ bụi lớn hơn giới hạn cho
phép của TCVN gấp 2 lần: 290,45 µg/m3 trong điều kiện vi khí
hậu: trời nắng, gió mạnh.
Kết quả đo đạc bụi TSP

Bụi TSP Gió:Hướng Nhiệt độ Lưu tốc


Thời gian Tọa độ Ghi chú
Vị trí (µg/m3) Tốc độ (oC) (lít/phút)

x=0639565 Đông nam Cách khu vực


N6 2153,74 6 giờ 46,1 35
y=1245280 5 m/s bốc đất 50 m

Đường vận
x=0639821 Bắc
N7 523,76 6 giờ 38,9 30 chuyển ngoài
y=1245070 4 m/s
khu mỏ

x=0639920 Đông nam Đường vận


N8 13304,53 4 giờ 38,9 35
y=1245650 4 m/s chuyển nội bộ

x=0639870 Bắc Khu vực văn


N9 113,19 8 giờ 41,7 35
y=1244151 2 m/s phòng

x=0639786 Đông nam Khu vực bốc


N10 678,70 6 giờ 35 35
y=1244680 6 m/s đất
So với TCVN 5937-2005 trung bình 1 giờ: 300 µg/m3, trung
bình 24 giờ: 200 µg/m3, nồng độ bụi ở các vị trí đo đạc như sau:
- Cách khu vực bốc đất 50 m (N6) nồng độ bụi lớn hơn
TCVN trung bình 1 giờ gấp 8 lần, trung bình 24 giờ gấp 10 lần
- Nồng độ bụi ở đường vận chuyển ngoài mỏ (N7) lớn hơn
giới hạn cho phép của TCVN trung bình 1 giờ gấp 1,7 lần, trung
bình 24 giờ gấp 2,5 lần.
- Ở đường vận chuyển nội bộ của mỏ (N8) nồng độ bụi lớn
hơn TCVN trung bình 1 giờ gấp 44 lần, trung bình 24 giờ gấp 66
lần: 13304,53 µg/m3
- Nồng độ bụi ở khu vực văn phòng (N9) nhỏ hơn giới hạn
cho phép của TCVN.
- Nồng độ bụi ở khu vực bốc đất (N10) lớn hơn giới hạn cho
phép của TCVN trung bình 1 giờ gấp 2,3 lần, trung bình 24 giờ
gấp 3,4 lần: 678,70 µg/m3.
Kết quả điều tra cộng đồng:
- 100% số người được hỏi cho rằng bụi rất nhiều vào những ngày nắng,
chủ yếu là do hoạt động vận chuyển, 19% bụi còn ảnh hưởng tới hoa màu, lúa
làm chậm sự phát triển và sinh trưởng của cây
- 15,38% số người được phỏng vấn cho rằng nước sử dụng bị đục do hoạt
động bốc lớp phủ.
- Việc đắp đường vận chuyển làm mất kênh thoát nước của bà con, ruộng
lúa, đậu, dưa hấu, hoa màu bị ngập úng, gây thất mùa đối với nhân dân.
- Giảm thảm thực vật (rừng cây tầm vông, cây vẹt, vườn cây ăn trái), ảnh
hưởng tới hoa màu do hoạt động giải phóng, san nền, lấp mặt bằng sẽ phá hủy
toàn bộ thảm thực vật tại khu vực dự án.

- Chất lượng đất khu vực bị thay đổi do giải phóng mặt bằng.Thay đổi cơ
cấu đất: giảm diện tích đất nông nghiệp và gia tăng diện tích đất bị bê tông
hoá.
2. Giai đoạn khai thác
- Trong giai đoạn khai thác của mỏ đá Lộc Trung các tác
động đến môi trường tự nhiên đã được trình bày rất chi tiết trong
báo cáo đánh giá tác động môi trường đã lập trước đó, do báo cáo
trình bày bị trùng lắp nhiều vấn đề nên sinh viên tiến hành dự báo
lại các tác động này dựa vào số liệu được cung cấp từ STNMT.
- Ngoài ra, sinh viên đề xuất các dự báo tác động đến môi
trường kinh tế - xã hội thông qua việc khảo sát thực tế trong giai
đoạn hiện nay của mỏ đá ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp
xung quanh khu mỏ, ảnh hưởng đến đời sống của hai hộ dân sát
biên giới khai thác của mỏ và các khu dân cư xung quanh. Các
chính sách quy hoạch, các biện pháp giảm thiểu tác động môi
trường cần được xem xét lại cho phù hợp.
Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường
Sinh viên đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động
trên, trong đó có các biện pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp chống bụi silic bằng công nghệ khép kín
hiện đại để giảm phát sinh bụi ngay tại nguồn.
- Bố trí các khu chế biến đá tập trung thành từng cụm,
càng xa khu dân cư càng tốt, bố trí ở những khu vực khuất gió,
ngược hướng gió về phía khu dân cư, khu vực có nhiều cây
xanh.
- Cần nghiên cứu thêm các phương pháp nổ mìn mới,
có hiệu quả, sử dụng khối lượng thuốc nổ nhỏ, loại thuốc nổ
mới ANFO có mức độ an toàn cao hơn
-Tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát môi
trường đối với hoạt động khai thác của mỏ.
- Định hướng sử dụng mặt bằng sau khai thác một cách
hợp lý, hài hòa với cảnh quan lân cận.
- Về moong khai thác sinh viên đề xuất phương pháp
khai thác phân tầng sẽ giảm được sự cố sạt lở trong quá
trình khai thác, thay cho các moong khai thác dốc thẳng
như tình trạng khai thác hiện nay của các mỏ ở nước ta.

Khai thác theo kiểu phân tầng ở Adelaide Hill, South Autralia
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được lập trước đó
không thực hiện đánh giá tác động trong giai đoạn bốc lớp phủ và
xây dựng cơ bản, giai đoạn khai thác được đánh giá rất chi tiết,
dẫn đến nhiều nội dung bị trùng lắp.
- Sinh viên đã tiến hành đánh giá tác động trong giai đoạn bốc
lớp phủ và xây dựng cơ bản; dự báo và đề xuất các tác động môi
trường trong giai đoạn khai thác thông qua các số liệu được cung
cấp từ STNMT tỉnh Tây Ninh. Trong giai đoạn khai thác sinh
viên đề xuất dự báo các tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
như hoạt động nông nghiệp, đời sống của hai hộ dân sát biên
giới, khu dân cư xung quanh mỏ.
2. Kiến nghị:
- Cần có các quy định nghiêm ngặt hơn thay cho các
báo cáo tác động môi trường hiện nay, vì đa số các báo cáo
hiện nay chỉ là hình thức để được khai thác đá xây dựng.
- Cần thực hiện đúng các quy định về hoạt động khai
thác đá:
• Hoàn chỉnh các con đường vận chuyển, thường xuyên
tu bổ các đoạn đường có mật độ giao thông cao.
• Phải có các bản vẽ, thiết kế công trình trước khi thi
công.
• Người quản lý cần có chuyên môn về an toàn lao
động và môi trường.
• Mở lớp đào tạo về an toàn lao động cho công nhân

• Thường xuyên giám sát các tác động của hoạt động
khai thác và chế biến
• Quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng.

You might also like