You are on page 1of 21

HÀNG HOÁ GIẢ MẠO HAY HÀNG HÓA XÂM PHẠM QUYỀN NHÃN HIỆU

Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hai thanh niên đang vận chuyển 240 micro mang nhãn hiệu Yamaha vào ngày 1.11.2006. Lần theo
hai người này phát hiện thêm 1.640 micro khác cũng mang nhãn hiệu Yamaha tại cửa hàng HT.
Đại diện cửa hàng HT cho biết đã mua hơn 1.880 micro trên tại chợ Nhật Tảo. Hóa đơn ghi rõ của chi nhánh Công ty HT xuất bán
2.000 micro với giá 15.200 đồng /cái.
Đại diện SHCN của Công ty Yamaha (chủ sở hữu nhãn hiệu Yamaha) xác nhận toàn bộ số hàng trên mang dấu hiệu trùng hoàn toàn
với nhãn hiệu Yamaha đang được bảo hộ tại Việt Nam. Số micro này không phải do Yamaha đưa ra thị trường, vì công ty này đã
ngừng sản xuất mặt hàng micro từ 15 năm nay. Xem xét nhận thấy là 1.880 sản phẩm này đều được làm khá tinh vi, nhãn hiệu và logo
Yamaha được in trực tiếp lên sản phẩm nên người tiêu dùng sẽ bị nhầm lẫn.
(Nguồn:VnExpress.net, ngày 3.11.2006; Lao động, ngày 3.11.2006)
Lời bình
1. Luật SHTT xác định, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá có gắn dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn
địa lý) đang được bảo hộ sử dụng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu (hoặc tổ chức quản lý chỉ
dẫn địa lý).
Như vậy, để kết luận một sản phẩm, hàng hoá nào đó là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) thì phải đồng thời đáp ứng
hai điều kiện: 1 - Nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) đang được bảo hộ và 2 - Mặt hàng
gắn nhãn hiệu, dấu hiệu đó trùng với mặt hàng mà chủ sở hữu nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) gắn nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý)
đang được bảo hộ. Nói cách khác, để có thể kết luận hàng hoá giả mạo nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) cần phải có mặt hàng thật cùng
loại để so sánh.
Tuy nhiên, tại thời điểm phát hiện và tạm giữ số micro nói trên, Công ty Yamaha đã ngừng sản xuất loại sản phẩm này từ cách đây 15
năm nên trên thị trường Việt Nam không có sản phẩm thật, cùng loại mang nhãn hiệu Yamaha. Trong trường hợp này, điều kiện thứ 2
đã không được đáp ứng, nên không thể kết luận số micro nói trên là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu của Công ty Yamaha. Vì vậy, không
thể xử lý Công ty HT, cửa hàng HT vì có hành vi buôn bán, vận chuyển hàng hoá giả mạo nhãn hiệu.
2. Công ty Yamaha là chủ sở hữu nhãn hiệu Yamaha đăng ký bảo hộ cho nhóm hàng hoá trong đó có micro và sự bảo hộ này vẫn
đang trong thời hạn hiệu lực cho dù Yamaha đã không còn sản xuất sản phẩm cụ thể là micro mang nhãn hiệu này. Vì vậy, chỉ có thể
kết luận các micro mang nhãn hiệu Yamaha bị phát hiện là hàng hoá xâm phạm quyền. Công ty HT, cửa hàng HT và hai cá nhân này
có hành vi vận chuyển, buôn bán hàng hoá xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Yamaha.
Tuy nhiên, tại thời điểm phát hiện hành vi nói trên (ngày 1.11.2006), Luật SHTT, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành
Luật và Nghị định số 106/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về SHCN đã có hiệu lực thi hành. Theo đó, hành vi xâm phạm
quyền SHCN chỉ bị xử phạt hành chính khi tổ chức, cá nhân có hành vi đó không chấm dứt trong thời hạn hợp lý, mặc dù chủ sở hữu
quyền đã cảnh báo, yêu cầu (khoản 2 Điều 211 Luật SHTT). Trong trường hợp này, đại diện SHTT của Công ty Yamaha chưa có hành
động cảnh báo, đưa ra thời hạn hợp lý để các cơ sở đó chấm dứt hành vi buôn bán. Vì vậy chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy
định để có thể xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vận chuyển, buôn bán số micro này.
Lê Văn Kiều
Nguyên Chánh Thanh tra Bộ KH&CN

http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=3205

TÊN THƯƠNG MẠI VÀ NHÃN HIỆU


Công ty CP nhựa Bình Minh (CP Bình Minh) hoạt động hợp pháp từ năm 1994. ống nước nhựa và phụ kiện mang nhãn hiệu Bình Minh
là nhãn hiệu được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu số 23374 từ ngày 12.12.1996 và đang trong thời gian hiệu lực, được
bày bán ở nhiều nơi.
Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Sản xuất nhựa ống Bình Minh (TNHH Bình Minh) được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh ngày
15.2.2008, dù có tên rất dài nhưng tên riêng trùng với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.
Do vậy, trên sản phẩm ống nhựa các loại của Công ty CP Bình Minh và Công ty TNHH Bình Minh đều có dấu hiệu Bình Minh. Chính
điều đó đã gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm của hai công ty này. Sản phẩm nào cũng có dấu hiệu Bình Minh, mặc
dù là của hai công ty khác nhau trên cùng địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, dấu hiệu Bình Minh đã được Công ty CP Bình Minh đăng ký làm nhãn
hiệu từ trước khi Công ty TNHH Bình Minh sử dụng làm tên riêng để đăng ký hoạt động nên Bình Minh thuộc về Công ty CP Bình
Minh. Trong khi đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư lại cho rằng Bình Minh thuộc về Công ty TNHH Bình Minh vì đã được cấp đăng ký kinh
doanh theo Luật Doanh nghiệp.
Để tránh nhầm lẫn, Công ty CP Bình Minh đã gửi đơn khiếu nại, thuê văn phòng luật sư đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của mình,
nhưng đến nay, sự việc vẫn chưa được giải quyết. Vậy trong trường hợp này, việc sử dụng dấu hiệu Bình Minh thuộc về quyền của
bên nào?
(Nguồn: Web SGGP online, ngày 9.4.2008; dddn.com, ngày 25.9.2008)
Lời bình
1. Luật SHTT xác định tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh. Kết cấu của tên thương
mại gồm hai phần: Phần mô tả và phần phân biệt (tên riêng). Để được công nhận là tên thương mại của tổ chức, cá nhân cần phải đáp
ứng 3 điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 78 Luật SHTT về khả năng phân biệt. Đó là: 1) Chứa thành phần tên riêng để phân biệt; 2)
Không trùng và tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước đó; 3) Không trùng hoặc tương tự
tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã sử dụng trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
2. Xét dưới góc độ tên thương mại theo quy định của Luật SHTT thì tên thương mại của Công ty CP Bình Minh và Công ty TNHH Bình
Minh trùng phần tên riêng là Bình Minh. Hai công ty này lại cùng kinh doanh trong một lĩnh vực là các sản phẩm nhựa và cùng khu vực
kinh doanh là thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó cho thấy, hai công ty này trùng nhau về tên thương mại.
Xét về thời gian đăng ký hoạt động, Công ty CP Bình Minh ra đời từ năm 1994 và Công ty TNHH Bình Minh ra đời từ tháng 2.2008. Rõ
ràng là, Công ty CP đã hoạt động với phần tên riêng Bình Minh từ trước Công ty TNHH đến 14 năm. Như vậy, Công ty TNHH Bình
Minh đặt tên thương mại có thành phần tên riêng trùng với thành phần tên riêng của Công ty CP Bình Minh đã có từ trước. Việc Công
ty TNHH Bình Minh gắn tên riêng Bình Minh lên sản phẩm cùng loại với Công ty CP Bình Minh là có dấu hiệu vi phạm quy định tại
Khoản 2 Điều 129 Luật SHTT. Đó là, mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại (bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, nhãn hàng,
slogan, logo, bao bì) trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã sử dụng trước đó cho cùng loại sản phẩm/dịch vụ
hoặc sản phẩm/dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh đều bị coi là xâm
phạm quyền đối với tên thương mại.
Từ quy định trên cho thấy, xét dưới góc độ tên thương mại, Công ty TNHH Bình Minh có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với tên thương
mại của Công ty CP Bình Minh.
3. Xét dưới góc độ nhãn hiệu, do Công ty CP Bình Minh đã sử dụng phần phân biệt, tên riêng của tên thương mại là dấu hiệu Bình
Minh để đăng ký làm nhãn hiệu của mình và đã được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu số 23374 từ ngày 12.12.1996 (đã gia hạn nên
đang trong thời gian có hiệu lực). Vì vậy, khi Công ty TNHH Bình Minh sử dụng dấu hiệu Bình Minh để gắn lên sản phẩm của mình,
trùng với sản phẩm của Công ty CP Bình Minh là vi phạm điểm a Khoản 1 Điều 129 Luật SHTT. Vì hành vi đó là sử dụng dấu hiệu
trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa/dịch vụ trùng với hàng hoá/dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó,
nên Công ty TNHH có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Bình Minh của Công ty CP.
4. Tuy nhiên, Công ty TNHH lại được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với tên riêng là Bình Minh. Vậy
việc công nhận này có phù hợp với Luật Doanh nghiệp và các văn bản khác quy định về tên thương mại hay không?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Doanh nghiệp thì tên doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Điều 10 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP quy định thành tố thứ nhất là loại hình doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách
nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty cổ phần, từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, từ hợp danh có thể viết tắt
là HD; doanh nghiệp tư nhân, từ tư nhân có thể viết tắt là TN). Thành tố thứ hai là tên riêng của doanh nghiệp. Các quy định này của
Luật Doanh nghiệp cũng phù hợp với quy định của Điều 78 Luật SHTT quy định về tên thưong mại.
Điều 34 Luật Doanh nghiệp quy định tên trùng và tên gây nhầm lẫn gồm có tên trùng, tên gây nhầm lẫn và được cụ thể hóa tại Điều 12
Nghị định số 88/2006/NĐ-CP quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn có chỉ ra nhiều trường hợp bị coi là trùng hoặc gây nhầm lẫn.
Theo đó, Khoản 2 Điều 12 quy định các trường hợp gây nhầm lẫn tại điểm h. Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của
doanh nghiệp đã đăng ký thì sẽ không được chấp nhận.
Trong trường hợp này, hai công ty hoạt động cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh bị trùng tên riêng. Tên riêng lại có chức
năng dùng để phân biệt các công ty khác nhau. Vì vậy việc đặt tên riêng của Công ty TNHH là vi phạm điểm h Khoản 2 Điều 12 của
Nghị định số 88/2006/NĐ-CP.
5. Như vậy là đã rõ. Dấu hiệu Bình Minh xét dưới góc độ tên riêng của tên thương mại quy định tại Luật SHTT, Luật Doanh nghiệp và
hướng dẫn tại điểm h Khoản 2 Điều 12 là không có sự mẫu thuẫn. Việc Công ty TNHH sử dụng Bình Minh là tên riêng của tên thương
mại của mình là không đúng quy định của pháp luật. Việc công nhận tên riêng này cho Công ty TNHH là không phù hợp quy định của
Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP.
Nếu xét dấu hiệu Bình Minh là nhãn hiệu của Công ty CP đã được bảo hộ thì việc sử dụng dấu hiệu này trên sản phẩm của Công ty
TNHH là hành vi xâm phạm quyền.
6. Làm thế nào để tránh trường hợp trên? Bên cạnh việc lập hệ thống tra cứu riêng của từng cơ quan xác lập quyền nhãn nhiệu (Cục
SHTT) và cơ quan cấp đăng ký (Phòng đăng ký kinh doanh - công nhận tên doanh nghiệp), cần có sự liên thông tra cứu khi công nhận
tên riêng của tên thương mại của doanh nghiệp. Đó là cơ quan cấp đăng ký kinh doanh cần tra cứu phần tên riêng của tên thương mại
với nhãn hiệu đã được bảo hộ trước thời điểm đăng ký của các doanh nghiệp khác trong trường hợp cùng lĩnh vực và khu vực kinh
doanh. Có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân khi đăng ký kinh doanh phải tra cứu tên riêng của mình dự định đặt cho doanh nghiệp xem có
trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác đã đăng ký trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Nếu làm như vậy, có thể khắc phục được tình trạng tên riêng trong tên thương mại của doanh nghiệp đăng ký sau lại trùng với tên
riêng được sử dụng làm nhãn hiệu đang được bảo hộ của doanh nghiệp khác như trường hợp Công ty CP Bình Minh và Công ty
TNHH Bình Minh ν
LÊ VĂN KIỀU
Nguyên Chánh Thanh tra Bộ KH&CN
http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=3255
GIẢ CHẤT LƯỢNG HAY GIẢ NHÃN HIỆU?
Ông D.V.H (quận 12, thành phố Hồ Chí Minh) đã lấy cồn chuyên dùng để rửa vết thương hoặc lau chùi máy móc pha với nước suối,
hương liệu và nước màu để cho ra đời các chai rượu ngoại đắt tiền và chuyển cho ông L.Q.M tiêu thụ.
"Công nghệ" được ông H áp dụng như sau: Mua cồn công nghiệp 96 độ dùng trong y tế hay lau chùi các chi tiết máy móc rồi pha với
nước suối cho tới khi còn 40 độ, cho thêm hương liệu có mùi giống các loại rượu ngoại. Công đoạn cuối cùng là dùng màu thắng từ
đường, ông H đã cho ra lò hàng loạt sản phẩm của Hennessy hay Remy Matin, ST-Remy, Johnnie Walker...
Các sản phẩm này sau khi đóng vào chai, bọc giấy báo bên ngoài được cho vào thùng giấy, ông H chuyển ông M để giao cho mối
hàng với giá từ 70.000 đồng đến 150.000 đồng/chai. Tại tòa, ông H khai nhận, do lúc trước có thời gian đi thu mua ve chai nên biết
chỗ bán các loại vỏ rượu ngoại và "thu lượm" trên sách vở về cách pha chế rượu nên nảy sinh ý định làm hàng giả. Ban đầu, vì không
có vốn nên ông H làm công cho em trai, sau đó vợ chồng ông đã mở "lò sản xuất" riêng.
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt ông H 6 năm tù, ông M 3 năm tù về tội sản xuất hàng giả là thực phẩm.
(Nguồn: thoisu.com, ngày 26.9.2006)
Lời bình
1 - Các quy định hiện hành phân hàng hoá giả mạo thành hai loại: Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và giả mạo bao bì, nhãn
hàng (giả mạo hình thức bên ngoài); Hàng hoá giả mạo chất lượng, không đúng bản chất, công dụng của hàng hoá (giả mạo nội dung
bên trong).
Trong một loại hàng hoá giả mạo có thể xảy ra một trong ba tình huống sau: 1) Hàng hoá giả mạo hình thức; 2) Hàng hoá giả mạo nội
dung; 3) Hàng hoá giả mạo cả về hình thức và nội dung.
Pháp luật hiện hành quy định đối với các hành vi liên quan đến hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý thì xử phạt hành chính theo
quy định của Nghị định số 106/2006/NĐ-CP. Hành vi liên quan đến hàng giả mạo bao bì, nhãn hàng thì xử phạt theo Nghị định số
06/2006/ NĐ-CP. Đối với hàng hoá không đúng bản chất, công dụng thì xử phạt theo quy định của Nghị định số 126/2005/NĐ-CP và
Nghị định 06/2006/NĐ-CP. Trường hợp đến mức độ phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa
lý thì áp dụng theo Điều 171 của Bộ luật hình sự. Đối với hàng hoá giả mạo nội dung thì áp dụng theo Điều 156, Điều 157 và Điều 158
(tuỳ thuộc loại hàng hoá) của Bộ luật hình sự.
2. Trong trường hợp này, chất lượng rượu là cồn công nghiệp 96 độ dùng trong y tế hay lau chùi các chi tiết máy móc rồi pha với nước
suối cho tới khi còn 40 độ, cho thêm hương liệu có mùi giống các loại rượu ngoại. Công đoạn cuối cùng là dùng màu thắng từ đường.
Như vậy, hàng hoá bên trong chai rượu không đảm bảo chất lượng của rượu. Bản chất cồn là để sử dụng cho công nghiệp, không
phải dành cho thực phẩm, đồ uống, trong đó còn có nhiều tạp chất không được phép có trong đồ uống. Như vậy, rượu bên trong là
hàng hoá giả mạo về chất lượng.
3. Hình thức bên ngoài của các chai rượu mang các dấu hiệu trùng hoàn toàn với các nhãn hiệu Hennessy, “Remy Matin, “ST-Remy,
“Johnnie Walker thuộc quyền sở hữu của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam cho mặt hàng là rượu. Như vậy, các chai rượu
này đáp ứng điều kiện để bị coi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Với các tình tiết nêu trên, hành vi của ông D V H và những người cộng tác là vừa sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo chất lượng,
nếu phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì áp dụng Điều 156 Bộ luật hình sự; vừa sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu phải
áp dụng Điều 171 Bộ luật hình sự.
Lê Văn Kiều
Nguyên Chánh Thanh tra Bộ KH&CN

http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=3214
QUẢNG CÁO TRÊN WEB CÓ XÂM PHẠM?
Nhãn hiệu " Polynum" do Công ty Polyon Barkai Industries (Israel) là chủ sở hữu theo Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
số 50967 cấp ngày 1.12.2003.
Công ty CT - HY là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại vật liệu cách âm, cách nhiệt. Từ đầu năm 2005 các loại vật liệu cách âm,
cách nhiệt mới với tên gọi Aluminum Foil và Polynum C.T đã xuất hiện trên thị trường. Sản phẩm của CT - HY được cấu tạo bởi màng
nhôm nguyên chất (bề mặt nhôm đã được xử lý chống oxy hoá) phủ lên tấm nhựa tổng hợp polyethylene chứa túi khí. Công ty CT - HY
còn sử dụng các cụm từ Aluminum Foil và Polynum CT - HY trên các tờ rơi, trên các trang Web để quảng cáo cho sản phẩm của mình.
Sau nhiều lần đại diện sở hữu công nghiệp (SHCN) của Công ty Polyon Barkai Industries khuyến cáo, yêu cầu chấm dứt hành vi trên,
Công ty CT - HY đã không sử dụng dấu hiệu " Polynum" trên các sản phẩm của mình bán trên thị trường.
Tuy nhiên, đại diện SHCN phát hiện thấy, Công ty CT - HY vẫn tiếp tục tàng trữ nhiều sản phẩm có gắn dấu hiệu là nhãn hiệu của
Công ty Polyon Barkai Industries. Để ngăn chặn việc tàng trữ nhằm tiếp tục bán sản phẩm vật liệu cách nhiệt có gắn dấu hiệu
"Polynum", đại diện SHCN lại tiếp tục có văn bản khuyến cáo, yêu cầu Công ty CT - HY chấm dứt hành vi này trong thời gian thích
hợp.
Hết thời hạn này, đại diện SHCN đã có văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi tàng trữ để bán hàng hoá xâm phạm
quyền. Kết quả là, Công ty CT - HY bị xử phạt 14 triệu đồng vì hành vi này. Đồng thời, phải loại bỏ các dấu hiệu xâm phạm trên các
sản phẩm.
(Nguồn:Hanoimoionline, ngày 8.11.2007; Website: muasam, ngày 3.12.2007)
Lời bình
1. Công ty CT - HY sử dụng các trang Web để quảng cáo sản phẩm có yếu tố xâm phạm quyền SHCN của người khác. Quảng cáo
trên trang Web có bị coi là vi phạm không? Để kết luận một hành vi có phải là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) hay không thì
hành vi đó phải đồng thời đáp ứng 4 điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP. Đó là: Đối tượng bị xem xét thuộc
phạm vi đang được bảo hộ quyền SHTT; có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét; người thực hiện không phải là chủ thể quyền
và hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Ba điều kiện trên, trong trường hợp này đều đáp ứng. Điều kiện thứ 4 cần làm rõ là việc
quảng cáo trên trang Web có bị coi là xảy ra tại Việt Nam không?
Công ty CT - HY cho rằng, họ quảng cáo trên các trang Web nhằm vào khách hàng ở nước ngoài, không phải dành cho khách hàng tại
Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại là trang Web của Công ty và sử dụng tiếng Việt. Bất kỳ người tiêu dùng nào ở Việt Nam cũng có thể truy
cập vào trang Web này và đều có thể đọc các thông tin quảng cáo sản phẩm của Công ty. Do đó, thông tin quảng cáo mang dấu hiệu
xâm phạm nhãn hiệu có tác động đến người tiêu dùng ở Việt Nam và gây nhầm lẫn cho họ như quy định là hành vi xảy ra trên mạng
Internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam. Vì vậy, hành vi quảng cáo nêu trên bị coi là xảy ra tại Việt
Nam. Như vậy, hành vi của Công ty CT - HY chứa đựng đầy đủ các điều kiện để bị kết luận là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu đang được bảo hộ.
Vậy trường hợp nào thì việc quảng cáo trên trang Web có thể coi là không xảy ra tại Việt Nam. Theo chúng tôi, trường hợp quảng cáo
trên trang Web bằng tiếng nước ngoài không thông dụng ở Việt Nam, nhằm vào đối tượng khách hàng là người ở nước ngoài thì có
thể coi là không xảy ra tại Việt Nam.
2. Công ty CT - HY đã chấm dứt hành vi bán hàng hoá xâm phạm quyền. Tuy nhiên, Công ty không thực hiện triệt để trong việc xử lý
các tang vật là hàng hoá có yếu tố xâm phạm quyền. Trái lại, vẫn tiếp tục tàng trữ trong kho khối lượng lớn hàng hoá này mà không có
lý do. Vì vậy, việc xử phạt đối với hành vi tàng trữ để bán hàng hoá có yếu tố xâm phạm quyền SHCN là đúng quy định.
Lê Văn Kiều
Nguyên Chánh Thanh tra Bộ KH&CN

http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=3206
HÀNG HOÁ GIẢ MẠO HAY HÀNG HÓA XÂM PHẠM QUYỀN NHÃN HIỆU
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hai thanh niên đang vận chuyển 240 micro mang nhãn hiệu Yamaha vào ngày 1.11.2006. Lần theo
hai người này phát hiện thêm 1.640 micro khác cũng mang nhãn hiệu Yamaha tại cửa hàng HT.
Đại diện cửa hàng HT cho biết đã mua hơn 1.880 micro trên tại chợ Nhật Tảo. Hóa đơn ghi rõ của chi nhánh Công ty HT xuất bán
2.000 micro với giá 15.200 đồng /cái.
Đại diện SHCN của Công ty Yamaha (chủ sở hữu nhãn hiệu Yamaha) xác nhận toàn bộ số hàng trên mang dấu hiệu trùng hoàn toàn
với nhãn hiệu Yamaha đang được bảo hộ tại Việt Nam. Số micro này không phải do Yamaha đưa ra thị trường, vì công ty này đã
ngừng sản xuất mặt hàng micro từ 15 năm nay. Xem xét nhận thấy là 1.880 sản phẩm này đều được làm khá tinh vi, nhãn hiệu và logo
Yamaha được in trực tiếp lên sản phẩm nên người tiêu dùng sẽ bị nhầm lẫn.
(Nguồn:VnExpress.net, ngày 3.11.2006; Lao động, ngày 3.11.2006)
Lời bình
1. Luật SHTT xác định, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá có gắn dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn
địa lý) đang được bảo hộ sử dụng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu (hoặc tổ chức quản lý chỉ
dẫn địa lý).
Như vậy, để kết luận một sản phẩm, hàng hoá nào đó là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) thì phải đồng thời đáp ứng
hai điều kiện: 1 - Nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) đang được bảo hộ và 2 - Mặt hàng
gắn nhãn hiệu, dấu hiệu đó trùng với mặt hàng mà chủ sở hữu nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) gắn nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý)
đang được bảo hộ. Nói cách khác, để có thể kết luận hàng hoá giả mạo nhãn hiệu (hoặc chỉ dẫn địa lý) cần phải có mặt hàng thật cùng
loại để so sánh.
Tuy nhiên, tại thời điểm phát hiện và tạm giữ số micro nói trên, Công ty Yamaha đã ngừng sản xuất loại sản phẩm này từ cách đây 15
năm nên trên thị trường Việt Nam không có sản phẩm thật, cùng loại mang nhãn hiệu Yamaha. Trong trường hợp này, điều kiện thứ 2
đã không được đáp ứng, nên không thể kết luận số micro nói trên là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu của Công ty Yamaha. Vì vậy, không
thể xử lý Công ty HT, cửa hàng HT vì có hành vi buôn bán, vận chuyển hàng hoá giả mạo nhãn hiệu.
2. Công ty Yamaha là chủ sở hữu nhãn hiệu Yamaha đăng ký bảo hộ cho nhóm hàng hoá trong đó có micro và sự bảo hộ này vẫn
đang trong thời hạn hiệu lực cho dù Yamaha đã không còn sản xuất sản phẩm cụ thể là micro mang nhãn hiệu này. Vì vậy, chỉ có thể
kết luận các micro mang nhãn hiệu Yamaha bị phát hiện là hàng hoá xâm phạm quyền. Công ty HT, cửa hàng HT và hai cá nhân này
có hành vi vận chuyển, buôn bán hàng hoá xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Yamaha.
Tuy nhiên, tại thời điểm phát hiện hành vi nói trên (ngày 1.11.2006), Luật SHTT, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành
Luật và Nghị định số 106/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về SHCN đã có hiệu lực thi hành. Theo đó, hành vi xâm phạm
quyền SHCN chỉ bị xử phạt hành chính khi tổ chức, cá nhân có hành vi đó không chấm dứt trong thời hạn hợp lý, mặc dù chủ sở hữu
quyền đã cảnh báo, yêu cầu (khoản 2 Điều 211 Luật SHTT). Trong trường hợp này, đại diện SHTT của Công ty Yamaha chưa có hành
động cảnh báo, đưa ra thời hạn hợp lý để các cơ sở đó chấm dứt hành vi buôn bán. Vì vậy chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy
định để có thể xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vận chuyển, buôn bán số micro này.
Lê Văn Kiều
Nguyên Chánh Thanh tra Bộ KH&CN
http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=3205
GIẢ MẠO HÌNH THỨC HAY GIẢ MẠO NỘI DUNG
Ông NK (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), thành lập cơ sở sản xuất nước mắm. Do sinh sau đẻ muộn, lại không có tên tuổi
nên cơ sở ít có khách hàng. Thấy mọi người thích các nhãn hiệu phổ biến như Tám Phú, Bốn Phương, Phú Quốc - Thanh Châu..., ông
đã thu mua vỏ chai cũ của các cơ sở này về làm sạch rồi bơm nước mắm của mình vào để đem bán. Được một thời gian, ông mua
chai mới, in nhãn hàng mới có các dấu hiệu, hình thức hệt như sản phẩm của các cơ sở trên để làm thành các chai nước mắm thành
phẩm loại 1 lít và 1/2 lít.
Công an phát hiện ra các hành vi trên. Cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định chất lượng nước mắm do cơ sở của ông K sản xuất.
Kết quả giám định ghi nhận: “Sản phẩm không có lạc khuẩn, giới hạn phát hiện nhỏ hơn 0,03 ml, nồng độ đạm ghi trên nhãn mác đúng
với độ đạm được xác định ở nước mắm trong chai. Tức là nước mắm của cơ sở ông K hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe của
người tiêu dùng và đảm bảo như tiêu chuẩn cơ sở đã công bố. Từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến khi bị phát hiện, cơ sở của ông NK đã
sản xuất khoảng 5.000 lít nước mắm, thu lợi nhuận khoảng 3 triệu đồng.
Tháng 2.2008, Viện kiểm sát nhân dân huyện Châu Đức đã ra quyết định truy tố ông NK về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực
phẩm theo khoản 1 Điều 157 Bộ luật Hình sự. Tháng 3.2008, Tòa án nhân dân huyện mở phiên tòa sơ thẩm để xét xử bị cáo NK về tội
danh này. Xét thấy hành vi của bị cáo gây thiệt hại không lớn, chất lượng nước mắm do cơ sở của bị cáo sản xuất tương đương với
chất lượng nước mắm của các cơ sở mà bị cáo đã làm giả nên Tòa tuyên phạt bị cáo K 2 năm tù . ông NK đã kháng cáo.
(Nguồn: Báo Pháp luật online - thành phố Hồ Chí Minh, ngày 9.5.2008)
Lời bình
1. Hành vi của ông NK là hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm (giả về nội dung hàng hoá) quy định tại khoản 1 Điều 157
hay là hành vi xâm phạm quyền, sản xuất buôn bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu (giả về hình thức hàng hoá) quy định tại Điều 171
của Bộ luật Hình sự?
Kết quả giám định cho thấy, nước mắm mà ông NK sản xuất và buôn bán: Không có lạc khuẩn, giới hạn phát hiện nhỏ hơn 0,03 ml,
nồng độ đạm ghi trên nhãn mác đúng với độ đạm được xác định ở nước mắm trong chai, chất lượng tương đương với chất lượng
nước mắm của các cơ sở mà bị cáo đã làm giả - nhận định của Toà. Như vậy, hàng hoá này không phải là không có giá trị sử dụng,
hoặc không đúng bản chất của nó là nước mắm. Loại hàng này không có hàm lượng chất phụ gia cao đến mức làm thay đổi bản chất,
trở thành loại hàng hoá khác với tên ghi bên ngoài; trong nước mắm này không có các chất lạ để có thể làm thay đổi bản chất của
hàng hóa là nước mắm, thành một loại nước khác, và nó đúng là nước mắm như bản chất tự nhiên. Như vậy, nước mắm của ông NK
không vi phạm về chất lượng, không phải là hàng giả chất lượng, như quy định của Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-
BCA-BKHCNMT ngày 27.4.2000 của Liên bộ Thương mại - Tài chính - Công an - Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Vì vậy, áp dụng
Điều 157 Bộ Luật Hình sự để xử lý hành vi của ông NK là không phù hợp.
2. ông NK đã sử dụng các dấu hiệu làm nhãn hiệu cho sản phẩm của mình trùng với các nhãn hiệu của người khác đang sử dụng và
hàng hoá này cùng loại với hàng hoá của người khác mà không được sự đồng ý của những người này. ở đây cần phân biệt hai tình
huống:
Thứ nhất: Cần làm rõ các dấu hiệu được các cơ sở khác sử dụng làm nhãn hiệu đã được Cục SHTT bảo hộ chưa, có văn bằng
không? Nếu các nhãn hiệu này chưa được bảo hộ thì ông NK không có hành vi xâm phạm quyền SHCN của các cơ sở này. Bởi vì một
trong các điều kiện để kết luận một hành vi có bị coi là xâm phạm quyền hay không phải là: Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi đối
tượng đang được bảo hộ quyền SHCN của người khác.
Thứ hai: Nếu các nhãn hiệu này đã được bảo hộ thì ông NK đã có hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu vì đã sử
dụng nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hoá của người khác.
Nếu đúng như tình huống thứ hai, thì ông NK có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 171 Bộ luật Hình sự không? Để trả lời câu
hỏi này cần xem xét điều kiện để áp dụng Điều 171, đó là: 1) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về SHCN nay tái phạm. Trong trường
hợp này, ông NK vi phạm lần đầu; 2) Vi phạm lần đầu nhưng mức độ từ nghiêm trọng trở lên.
Theo Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-VKSNDTC-BTP-BCA ngày 28.2.2008 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ
Công an hướng dẫn về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu theo Điều 171 Bộ luật
Hình sự, điều kiện để đánh giá mức độ gây hậu quả nghiêm trọng phải là: Đã thu được lợi nhuận từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu
đồng, hoặc gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 50 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng, hoặc hàng hóa giả mạo có giá
trị từ 50 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng.
Đối chiếu với quy định trên, lợi nhuận thu được do hành vi vi phạm mà có từ khi bắt đầu sản xuất đến khi bị phát hiện của ông NK chỉ
là 3 triệu đồng. Như vậy chưa đáp ứng điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu trong trường hợp này đáng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại
Điều 15 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22.9.2006. Mức tiền phạt căn cứ trên giá trị hàng hoá mang nhãn hiệu của người khác bị
phát hiện.

TẠI SAO PHẢI TRẢ LẠI HÀNG?


Ngày 3.11.2008, từ đơn tố cáo của một doanh nghiệp cho rằng Công ty Nhật Tiến đã xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (SHCN)
của họ, lực lượng kiểm tra liên ngành tỉnh Bình Định đã đến khám xét, niêm phong toàn bộ số vỏ bình gas tại Công ty Nhật Tiến. Biên
bản làm việc với Công ty Nhật Tiến ghi nhận trong kho của Công ty có 2.729 vỏ bình gas loại 12 kg, trong đó có một số vỏ bình gas
của các doanh nghiệp khác.
Tuy chưa có kết luận nào về sai phạm của Công ty Nhật Tiến, nhưng ngay sau đó, Chương trình truyền hình Vì an ninh tổ quốc của
tỉnh Bình Định đã liên tiếp phát sóng hai lần phản ánh Công ty Nhật Tiến đã có kiểu kinh doanh không lành mạnh, chiếm giữ các bình
gas mang nhãn hiệu của doanh nghiệp khác, xâm phạm quyền SHCN. Bằng cách này, Công ty Nhật Tiến không để số vỏ bình gas của
các doanh nghiệp khác quay lại thị trường, gây khốn đốn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó vì thiếu bình gas.
Tuy nhiên, theo trình bày của Công ty Nhật Tiến thì toàn bộ số vỏ bình gas mang thương hiệu VT gas của Công ty đều do Công ty liên
doanh khí hóa lỏng Việt Nam cung cấp. Nhưng khi mua bán gas trên thị trường, nhiều khách hàng đã trả lại cho Công ty Nhật Tiến vỏ
bình gas của các công ty khác. Thấy chúng đã mục nát, Công ty đã cất vào kho và không chiết nạp lại. Như vậy, không thể kết luận
Công ty Nhật Tiến đã có hành vi chiếm dụng thương hiệu của doanh nghiệp khác. Trường hợp vẫn muốn kết tội Nhật Tiến có hành vi
xâm phạm quyền thì doanh nghiệp bị xâm phạm nhãn hiệu phải chứng minh về việc xâm phạm để các cơ quan chức năng có cơ sở xử
lý. Nhưng trên thực tế, từ ngày Công ty Nhật Tiến bị niêm phong vỏ bình gas đến nay, doanh nghiệp tố cáo đã án binh bất động.
Ngoài ra, khi nhận được thắc mắc của Công ty Nhật Tiến, Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT) đã có văn bản nêu rõ: Đến ngày 1.12.2008 (sau
thời điểm niêm phong nêu trên) thì hàng loạt nhãn hiệu bình gas có trong kho của Công ty Nhật Tiến đều chưa thực hiện quyền đăng
ký bảo hộ.
Ngày 23.1.2009, cơ quan kiểm tra đã làm việc với Công ty Nhật Tiến và lập biên bản khẳng định Nhật Tiến không vi phạm về SHCN.
Toàn bộ 2.729 vỏ bình gas để tại Công ty được Công ty này toàn quyền sử dụng theo quy định của pháp luật. Tính ra, số vỏ bình gas
của Công ty Nhật Tiến đã bị niêm phong oan trong hơn hai tháng.
Công ty bức xúc: “Chính từ việc niêm phong và cách đưa tin vội vã nêu trên mà doanh thu của Công ty sụt giảm thê thảm, từ 800 bình
gas/ngày xuống dưới 400 bình gas/ngày. Các cơ quan làm sai không thể phủ nhận trách nhiệm đối với những thiệt hại của Công ty.
(Nguồn: Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13.2.2009)

Lời bình:
1. Theo quy định của Luật SHTT, cụ thể tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22.6.2006 thì để kết luận một hành vi
có bị coi là xâm phạm quyền hoặc hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo SHTT hay không thì phải đồng thời đáp ứng bốn điều
kiện sau: 1) Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền SHTT; 2) Có yếu tố xâm phạm trong đối
tượng bị xem xét; 3) Người thực hiện hành vi bị xem xét đó không phải là chủ thể quyền SHTT và không phải là người được pháp luật
hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật SHTT; 4) Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam (hành vi bị xem xét
cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng Internet, nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại
Việt Nam).
Điều kiện thứ nhất để xem xét liệu việc một tổ chức/cá nhân sử dụng đối tượng SHTT có xâm phạm đến đối tượng SHTT tương ứng
của người khác hay không thì phải đáp ứng điều kiện là đối tượng SHTT của người đó đang được bảo hộ. Phải xem xét đối tượng,
phạm vi được bảo hộ quyền SHTT của đối tượng đó. Hoạt động bảo vệ quyền SHTT cho đối tượng đó chỉ tiến hành khi đối tượng đó
đang trong thời hạn được bảo hộ. Luật SHTT, Bộ luật dân sự và Bộ luật hình sự không có điều khoản nào quy định áp dụng biện pháp
hình sự, dân sự, hành chính hay biện pháp kiểm soát biên giới để bảo vệ các đối tượng SHTT chưa được bảo hộ.
Trong trường hợp này, rõ ràng là ngay cả đến ngày 1.12.2008, sau ngày hàng hoá của Công ty Nhật Tiến bị niêm phong (3.11.2008),
thì hàng loạt dấu hiệu trên vỏ bình gas có trong kho của Nhật Tiến đều chưa thực hiện quyền đăng ký bảo hộ. Các dấu hiệu này chưa
được bảo hộ là nhãn hiệu theo quy định của Luật SHTT cho các doanh nghiệp đã sử dụng các dấu hiệu đó. Như vậy, cho dù Nhật Tiến
có sử dụng các vỏ bình gas có dấu hiệu của người khác thì theo quy định của Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày
22.6.2006 thì vẫn chưa đáp ứng điều kiện thứ nhất để hành vi sử dụng đó bị coi là xâm phạm quyền hoặc là sản xuất buôn bán hàng
hoá giả mạo nhãn hiệu. Việc các cơ quan có trách nhiệm vẫn xem xét đơn tố cáo và kê biên, niêm phong hàng hoá của Nhật Tiến là
thiếu sót, không nắm vững nghiệp vụ. Chỉ trong trường hợp hồ sơ đầy đủ, đảm bảo theo yêu cầu, khi đó cơ quan xử lý sẽ thực hiện
các thủ tục theo quy định (tiến hành thanh tra, kiểm tra, niêm phong, lập biên bản) để xử lý hành vi xâm phạm quyền.
2. Cơ quan có thẩm quyền lập biên bản niêm phong hàng hoá, rồi sau đó mới tra cứu tại Cục SHTT (kết quả cho thấy các dấu hiệu
trên vỏ bình gas này chưa được bảo hộ) là vi phạm thủ tục quy định tại Nghị định số 105/2006/NĐ-CP và Nghị định số 106/2006/NĐ-
CP.
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP, tổ chức/cá nhân (ở đây là doanh nghiệp) khi gửi đơn tố cáo đến cơ quan
thẩm quyền yêu cầu xử lý hành vi của Nhật Tiến phải gửi kèm theo các tài liệu, chứng cứ, hiện vật chứng minh hành vi xâm phạm. Một
trong các tài liệu đó là chứng cứ chứng minh doanh nghiệp gửi đơn yêu cầu xử lý là chủ sở hữu quyền SHTT bị xâm phạm, nếu người
yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền SHTT đối với các nhãn hiệu có trên vỏ bình gas
mà Nhật Tiến sử dụng. Trong trường hợp này, chứng cứ phải là bản gốc văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (hoặc bản sao có công chứng,
hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp các văn bằng).
Cơ quan nhận đơn phải kiểm tra và ghi nhận danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn. Trong trường hợp này, cơ quan tiếp nhận yêu
cầu đã không kiểm tra hồ sơ nên không phát hiện được hồ sơ yêu cầu xử lý thiếu tài liệu. Đó là tài liệu, chứng cứ do doanh nghiệp nộp
đơn cung cấp chưa đủ chứng minh tư cách chủ thể quyền. Khi đó, cơ quan nhận đơn phải ra văn bản thông báo yêu cầu người nộp đơn
bổ sung các văn bằng này trong thời hạn tối đa là 30 ngày.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp yêu cầu xử lý không thể xuất trình, bổ sung văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Vì, cho đến thời điểm
này, các dấu hiệu đó chưa được bảo hộ nên không thể có văn bằng. Trong trường hợp hết thời hạn quy định mà doanh nghiệp yêu
cầu xử lý xâm phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý xâm phạm về việc bổ sung văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thì cơ quan xử
lý xâm phạm từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm, có nêu rõ lý do từ chối là doanh nghiệp này không có quyền yêu cầu xử lý. Cơ quan tiếp
nhận hồ sơ đã vi phạm Điều 20 Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định thủ tục tiếp nhận và xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm khi không từ
chối xem xét yêu cầu của doanh nghiệp. Nếu xem xét, nghiên cứu hồ sơ yêu cầu xử lý của vụ này nghiêm túc và đúng quy định thì sẽ
không xảy ra tình huống phải kiểm tra tại Nhật Tiến.
3. Vậy trách nhiệm của doanh nghiệp đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý Nhật Tiến ra sao? Điều 26 Nghị định số 105/2006/NĐ-
CP quy định trách nhiệm của người yêu cầu xử lý xâm phạm: 1) Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về
sự trung thực của các thông tin, tài liệu, chứng cứ mà mình cung cấp; 2) Người yêu cầu xử lý xâm phạm lợi dụng quyền yêu cầu xử lý
xâm phạm nhằm mục đích không lành mạnh, gây thiệt hại cho tổ chức/cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại.
Đối chiếu với quy định trên, rõ ràng doanh nghiệp yêu cầu xử lý đã không trung thực trong thông tin đã cung cấp. Họ chưa phải là chủ
thể quyền đối với các dấu hiệu gắn trên vỏ bình gas mà Nhật Tiến đang cất giữ. Các doanh nghiệp đã lợi dụng quyền yêu cầu xử lý
hành vi xâm phạm quyền để gây khó khăn, làm thiệt hại cho Công ty Nhật Tiến về vật chất (giảm lượng hàng hoá tiêu thụ), thiệt hại về
tinh thần (mất uy tín vì thông tin trên đài phát thanh - truyền hình). Nhật Tiến có thể chứng minh các thiệt hại trực tiếp do hành vi nói
trên và khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại.
4. Việc yêu cầu và áp dụng biện pháp ngăn chặn (ở đây là kê biên, niêm phong các vỏ bình gas) cũng phải tuân thủ các nguyên tắc.
Trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn theo yêu cầu của doanh nghiệp thì trong nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và
bảo đảm xử phạt phải có cam kết của người yêu cầu đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do yêu cầu không đúng gây ra cho tổ
chức/cá nhân liên quan.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền chủ động áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt, tự mình quyết định nhưng không có đủ
chứng cứ cần thiết chứng minh thuộc một trong các trường hợp được áp dụng biện pháp này, áp dụng biện pháp không phù hợp hoặc không
đúng theo yêu cầu của người yêu cầu áp dụng thì phải bồi thường thiệt hại gây ra cho tổ chức/cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
5. Từ các phân tích trên cho thấy, đã có những sai sót trong việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu xử lý xâm phạm quyền SHTT. Hồ sơ, tài liệu, chứng cứ
không đủ điều kiện để có thể kết luận hành vi tàng trữ các vỏ bình gas của Nhật Tiến là xâm phạm quyền nhãn hiệu của người khác đã được bảo
hộ, nên cơ quan đã niêm phong buộc phải trả lại các vỏ bình gas này cho Nhật Tiến. Việc làm đó là đúng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính về xử lý tang vật khi không thể ra quyết định xử phạt hành chính, trong đó có hình thức tịch thu tang vật.
Lê Văn Kiều
Nguyên Chánh Thanh tra Bộ KH&CN

http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=3215

YÊU CẦU XỬ LÝ LẠI BỊ XỬ LÝ


Tháng 8.2007, Công ty Nhã Quán nhận được thông báo của Công ty Ý Thiên, yêu cầu Nhã Quán không được sản xuất, kinh doanh 33
kiểu áo quan mà Ý Thiên đã nhận chuyển nhượng quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp (KDCN) từ Công ty Trường Sanh. Cho rằng
việc chuyển nhượng giữa Công ty Trường Sanh và Công ty Ý Thiên là trái luật, tháng 6.2008, Công ty Nhã Quán đã khởi kiện, yêu
cầu Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương công nhận quyền sở hữu KDCN đối với sản phẩm áo quan của mình, buộc Công ty Ý Thiên
chấm dứt hành vi xâm phạm.
Lý do của Công ty Nhã Quán là, năm 2002, Công ty Trường Sanh liên doanh với đối tác nước ngoài và thành lập liên doanh với tên
Công ty Nhã Quán chuyên sản xuất áo quan. Khi hoạt động, Trường Sanh lại tự ý lấy các KDCN áo quan do liên doanh Nhã Quán làm
ra đứng tên Trường Sanh để đăng ký KDCN và đến năm 2007 thì chuyển nhượng cho Công ty Ý Thiên.
Ngược lại, Công ty Ý Thiên phản đối, cho rằng Công ty Nhã Quán biết rõ quyền sở hữu các KDCN áo quan thuộc về Trường Sanh và
biết rõ cả việc Trường Sanh chuyển nhượng hợp pháp quyền sở hữu KDCN cho Công ty Ý Thiên. Với tư cách là chủ sở hữu mới, Ý
Thiên đã nhiều lần yêu cầu Công ty Nhã Quán không sản xuất các kiểu dáng áo quan này để bán ra thị trường nhưng Nhã Quán
không thực hiện nên đã nhiều lần bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính.
Công ty Ý Thiên cho rằng, việc Công ty Nhã Quán khởi kiện thực ra chỉ nhằm cản trở các cơ quan chức năng xử lý vi phạm và để tiếp
tục sử dụng các kiểu dáng áo quan mà Ý Thiên đang sở hữu. Hành vi này là có chủ ý, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của
Công ty Ý Thiên nên đã yêu cầu Công ty Nhã Quán phải bồi thường 500 triệu đồng.
Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã dựa trên Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) để làm căn cứ xét xử. Theo Điều 6 Luật SHTT, quyền sở
hữu KDCN được xác lập trên cơ sở văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập. Vì thế theo Tòa, Công ty Nhã
Quán không có văn bằng bảo hộ KDCN nhưng lại sản xuất áo quan không khác biệt với KDCN của Công ty ý Thiên, sau đó lại khởi
kiện để tranh chấp các kiểu dáng mà Công ty Trường Sanh được bảo hộ và đã chuyển nhượng quyền sở hữu cho Công ty Ý Thiên là
trái pháp luật.
Mặt khác, trong bản thỏa thuận liên doanh của Công ty Trường Sanh để ra đời Công ty Nhã Quán, đã ghi nhận các KDCN áo quan là
sự sáng tạo và tài sản SHTT của Trường Sanh. Công ty Trường Sanh chỉ đồng ý cho Công ty Nhã Quán sử dụng KDCN trước khi
chuyển nhượng cho Công ty ý Thiên. Vì thế nên trước đây, Nhã Quán từng khiếu nại với Cục SHTT đề nghị hủy bỏ hiệu lực các văn
bằng độc quyền KDCN của Trường Sanh, nhưng không được chấp nhận. Dù Công ty Nhã Quán nói không biết gì về bản thỏa thuận
trên, nhưng theo kết quả giám định của Viện Khoa học Hình sự thì văn bản đó có chữ ký, con dấu của Công ty Nhã Quán.
Ngoài ra, Công ty Ý Thiên hiện đang là chủ sở hữu các KDCN áo quan thông qua việc chuyển nhượng hợp pháp với Công ty Trường
Sanh. Khi ý Thiên yêu cầu Nhã Quán ngưng sản xuất các kiểu dáng mà Công ty ý Thiên sở hữu, Công ty Nhã Quán không thực hiện
mà vẫn tiếp tục sản xuất hàng loạt và đã bị lực lượng quản lý thị trường nhiều lần xử phạt, thu giữ hàng hóa. Việc làm trên đã gây thiệt
hại không nhỏ cho Công ty Ý Thiên.
Từ các phân tích trên, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã bác yêu cầu khởi kiện và buộc Công ty Nhã Quán phải bồi thường 440
triệu đồng thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần cho Công ty Ý Thiên. Sau phiên xử, Nhã Quán đã kháng cáo.
(Nguồn: Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6.7.2008)

Lời bình
1. Các đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN) là tài sản ngày càng có giá trị trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty Trường
Sanh đã đầu tư, sáng tạo ra các kiểu dáng áo quan, đã đăng ký để sở hữu hợp pháp các sản phẩm sáng tạo của mình. Sau đó,
Trường Sanh lại sử dụng quyền của chủ sở hữu được pháp luật quy định để chuyển nhượng quyền sở hữu các kiểu dáng này cho
Công ty ý Thiên. Các việc làm của Công ty Trường Sanh thể hiện doanh nghiệp này có nhận thức, hiểu biết luật pháp về SHCN. Điều
đó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp vì đã thu được lợi nhuận từ việc chuyển nhượng tài sản trí tuệ.
Tài sản trí tuệ, cụ thể ở đây là các KDCN, theo quy định của pháp luật về SHTT, cũng có thể đem góp vốn trong hợp tác, liên doanh
với các đối tác khác. Tuy nhiên, trong trưòng hợp cụ thể này, Công ty Trường Sanh cho biết, họ không góp vốn bằng quyền sở hữu
kiểu dáng. Vì thế, các kiểu dáng áo quan này không thuộc quyền sở hữu của liên doanh dưới tên Công ty Nhã Quán. Vì vậy, Công ty
Nhã Quán không có quyền sử dụng các kiểu dáng này trong sản xuất các sản phẩm của mình.
2. Công ty Nhã Quán khởi kiện Công ty ý Thiên trong việc sử dụng kiểu dáng với lý do việc chuyển nhượng này là bất hợp pháp. Nhã
Quán cho rằng, các kiểu dáng này được sáng tạo ra trong quá trình thực hiện liên doanh. Để thuyết phục được Toà, Nhã Quán có
nghĩa vụ chứng minh nguồn gốc KDCN có được từ liên doanh của Công ty Nhã Quán.
Nhưng Công ty Nhã Quán lại không chứng minh được ai là người tạo ra kiểu dáng đó và liên doanh đã đầu tư kinh phí, phương tiện
vật chất gì cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc hay thỏa thuận nào khác để tạo ra các kiểu dáng đó. Việc Công ty Nhã Quán
đổ lỗi do tình hình nhân sự công ty xáo trộn, dẫn đến việc quản lý không tốt, làm mất tài liệu là không có cơ sở. Pháp luật về SHCN và
tố dụng dân sự đều quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về các bên tranh chấp, mà ở đây là nghĩa vụ của Công ty Nhã Quán.
Đây là một bài học về việc quản lý quá trình tạo ra đối tượng SHCN. Để phân chia quyền lợi sau khi xác lập quyền, các bên tham gia
cần phải có cam kết, tốt nhất là hợp đồng bằng văn bản. Trong đó có các cam kết về trách nhiệm, nghĩa vụ và phân chia quyền lợi khi
tạo ra các đối tuợng SHCN và được bảo hộ. Có như vậy, khi xảy ra tranh chấp, sẽ có cơ sở để giải quyết.
3. Nhân chứng Công ty Trường Sanh cho biết: Trước đây đã sản xuất áo quan, sau đó mới liên doanh thành lập Nhã Quán để tăng
cường tiềm lực tài chính. Trong liên doanh, Trường Sanh chỉ góp vốn bằng máy móc, nhà xưởng chứ không góp vốn bằng quyền sở
hữu các kiểu dáng áo quan mà Trường Sanh đã có văn bằng bảo hộ.
Công ty Nhã Quán viện dẫn việc trên một số áo quan của Trường Sanh sản xuất có logo của Nhã Quán để nói rằng đó là kiểu dáng
của mình là không đúng. Công ty Trường Sanh chỉ chấp thuận cho Công ty Nhã Quán gắn logo để tiện kinh doanh, nên dù có gắn logo
của Công ty Nhã Quán thì các kiểu dáng đó vẫn là của Công ty Trường Sanh đã chuyển nhượng hợp pháp cho ý Thiên. Bên cạnh đó,
nhãn hiệu (thể hiện dưới dạng logo) và kiểu dáng là hai đối tượng SHCN khác nhau.
Ngoài ra, Công ty Trường Sanh còn cho biết, trước thời điểm Công ty Nhã Quán khởi kiện, Công ty Trường Sanh đã đăng ký các
KDCN áo quan và đã được công bố trên Công báo SHCN.
Thủ tục xác lập quyền SHCN quy định việc công bố công khai các kiểu dáng đã nộp đơn đăng ký xác lập quyền trên Công báo SHCN.
Việc công bố công khai này để các tổ chức /cá nhân khác có điều kiện theo dõi, phát hiện và có thể thông báo cho Cục SHTT biết tình
trạng của kiểu dáng đã nộp đơn. Quá thời hạn đã không có ai, kể cả Công ty Nhã Quán phản đối quyền đăng ký của Công ty Trường
Sanh.
4. Trước khi khởi kiện, đề nghị huỷ bỏ văn bằng kiểu dáng đã cấp cho Công ty Trường Sanh và sau đó được chuyển nhượng cho
Công ty Ý Thiên. Công ty Nhã Quán có thể khiếu nại về văn bằng này. Việc khiếu nại, đề nghị huỷ bỏ văn bằng phải thực hiện theo
trình tự, thủ tục quy định. Đó là khiếu nại với Cục SHTT. Nếu không thoả mãn với kết luận của Cục thì có thể khiếu nại với Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện ra Toà Hành chính. Trong trường hợp này, Nhã Quán chưa sử dụng hết các quyền mà
pháp luật dành cho mình. Giả thiết rằng, sau khi khiếu nại với Cục SHTT, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Toà Hành chính,
Công ty Nhã Quán đều nhận được kết luận như nhau, văn bằng đã cấp cho Công ty Trường Sanh không bị huỷ bỏ, thì đó sẽ là yếu tố
cần thiết để Công ty Nhã Quán cân nhắc có nên tiếp tục sản xuất các sản phẩm theo kiểu dáng của Công ty Ý Thiên, hay là chấm dứt
để khỏi bị kết luận là xâm phạm quyền SHCN của Công ty Ý Thiên và phải chịu bồi thường thiệt hại.
Công ty Nhã Quán đã kháng cáo, nhưng với các tình tiết thể hiện trong phiên sơ thẩm, khó có kết quả nghiêng về Công ty Nhã Quán
trong phiên phúc thẩm.
5. Công ty Trường Sanh đã chuyển nhượng quyền sở hữu KDCN cho Công ty Ý Thiên. Luật SHTT và và các văn bản dưới Luật đã
quy định chi tiết về thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu và đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN. Căn cứ hợp đồng
chuyển nhượng này, Cục SHTT sẽ điều chỉnh chủ sở hữu đối tượng SHCN trên văn bằng. Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng,
hai bên phải đăng ký tại Cục SHTT thì việc chuyển quyền đó sẽ có giá trị đối với bên thứ ba khi xảy ra tranh chấp.

QUYỀN SỞ HỮU NHÃN HIỆU VÀ QUYỀN TÁC GIẢ


Giám đốc Công ty Ngôi Sao đề nghị cơ quan có thẩm quyền tỉnh Tiền Giang xử lý việc Công ty Hải Yến vi phạm quyền tác giả đối với
logo do ông sáng tác.
Công ty Hải Yến trình bày rằng, chính Công ty Ngôi Sao xâm phạm quyền SHCN của mình. Lý do là trước đây, giám đốc hai Công ty
Hải Yến và Ngôi Sao là vợ chồng, cùng gây dựng nên Công ty Hải Yến. Năm 2003, Công ty Hải Yến đăng ký lại nhãn hiệu Hải Yến cho
sản phẩm cầu lông, dịch vụ thể thao... Năm 2005, Cục SHTT đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Công ty Hải Yến. Cũng
trong năm 2005, hai người này đã chia tay sau khi đã thỏa thuận phân chia tài sản. Một người sở hữu Công ty Hải Yến bao gồm nhãn
hiệu, logo... và cả nợ nần của Công ty. Người kia lấy tiền mặt, xe và một phần bất động sản.
Sau ly hôn, người chồng thành lập Công ty Ngôi Sao và đăng ký thiết kế logo. Tháng 3.2008, Cục Bản quyền tác giả đã cấp giấy
chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người chồng, lúc này đã là giám đốc Công ty Ngôi Sao, công nhận ông là tác giả thiết kế mẫu
logo. Logo này được xem là một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Tuy nhiên, logo này lại tương tự như nhãn hiệu của Công ty Hải Yến.
Trên thực tế, nhãn hiệu mà Công ty Hải Yến đang sử dụng có khác đôi chút so với mẫu nhãn hiệu đăng ký độc quyền. Mẫu được sử
dụng thực tế có thêm chữ Hải Yến nửa bên dưới và dòng chữ Công ty TNHH Thể thao chạy vòng tròn ở nửa trên, còn mẫu đăng ký ở
Cục SHTT không có. Chính vì vậy mới nảy sinh tranh chấp.
Công ty Ngôi Sao cho rằng, nếu Công ty Hải Yến sử dụng đúng mẫu nhãn hiệu được bảo hộ thì không sai. Tuy nhiên, Công ty Hải Yến
lại thêm thắt chi tiết khiến hình ảnh đó giống với tác phẩm của Công ty Ngôi Sao. Vì vậy, Công ty Ngôi Sao có cơ sở để yêu cầu xử lý.
Ban đầu cơ quan có thẩm quyền cho rằng, Công ty Hải Yến xâm phạm quyền của Công ty Ngôi Sao và dự kiến buộc tháo gỡ bảng
hiệu. Sau đó, Cục Bản quyền tác giả đã có quyết định hủy bỏ giấy chứng nhận quyền tác giả đối với logo của Công ty Ngôi Sao. Lý do
hủy là đã khai báo không trung thực trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận.
(Nguồn - Pháp luật online thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17.6.2008; Diễn đàn Doanh nghiệp, ngày 16.5.2008)
Lời bình
1. Theo Luật SHTT, một biểu tượng, hình ảnh, logo... có thể được bảo hộ quyền SHCN dưới dạng nhãn hiệu hoặc được bảo hộ quyền
tác giả dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Một mẫu thiết kế bao bì gói mì ăn liền, chai đựng nước, hộp đựng sản phẩm... có thể
được bảo hộ như KDCN hoặc tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Dù bảo hộ dưới dạng nào cũng được độc quyền sử dụng hình ảnh, thiết
kế đó trên bao bì, trên sản phẩm hoặc dùng trong quảng cáo.
Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, Cục SHTT phải thẩm định nội dung, xem xét dấu hiệu đó có khác biệt với những nhãn hiệu đã đăng ký
trước đó hay không. Nếu có khả năng phân biệt, và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định thì mới cấp giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu. Trong khi đó, quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có khâu thẩm định nội dung, không tra cứu xem
nội dung tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng... có trùng hay có sao chép của ai hay không. Chỉ sau khi
có sự khiếu nại, thì nội dung bên trong của tác phẩm mới được xem xét. Vì vậy, việc Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận cho
giám đốc Công ty Ngôi Sao là đúng quy trình. Đó là lý do tại sao dấu hiệu của Công ty Hải Yến được bảo hộ nhãn hiệu sau đó lại có
thể bảo hộ quyền tác giả.
2. Vấn đề ở đây là, sau khi dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu thì ai là người sẽ được cấp quyền tác giả cho dấu hiệu này. Nếu chủ sở
hữu nhãn hiệu đồng thời là người tạo ra dấu hiệu này thì họ sẽ có quyền tác giả đối với sự sáng tạo ra dấu hiệu đó. Người khác sẽ
không thể được công nhận quyền tác giả. Ngay cả trong trường hợp, nếu trước kia giám đốc Công ty Ngôi Sao đúng là người sáng tác
mẫu nhãn hiệu cho Công ty Hải Yến thì có quyền đăng ký quyền tác giả đối với sản phẩm của mình. Tuy nhiên, chủ sở hữu vẫn là
Công ty Hải Yến. Do đó, giám đốc Công ty Ngôi Sao hiện nay chỉ có một số quyền nhân thân như đặt tên, công bố, bảo vệ sự toàn vẹn
của tác phẩm... chứ không có quyền khai thác, sử dụng hay mua bán đối với nhãn hiệu trên.
Trong trường hợp nêu trên, khi phân chia tài sản, Công ty Hải Yến được sở hữu khối tài sản bao gồm nhãn hiệu, logo... và cả nợ nần.
Người kia lấy tiền mặt, xe và một phần bất động sản. Do đó, Công ty Ngôi Sao không sở hữu dấu hiệu đã được bảo hộ dưới dạng
nhãn hiệu.
3. Vậy trong trường hợp này, văn bằng bảo hộ nào sẽ phải thu hồi, giấy chúng nhận đăng ký nhãn hiệu hay giấy chúng nhận quyền tác
giả. Nếu so sánh về thời gian thì thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu là tháng 6.2003 và đến tháng 6.2005 được cấp. Trong khi đó,
Công ty Ngôi Sao được cấp giấy chứng nhận quyền tác giả vào tháng 3.2008. Như vậy, thời điểm xác lập quyền tác giả sau thời điểm
nộp đơn đăng ký nhãn hiệu 5 năm và thời điểm được cấp văn bằng 3 năm.
Chính vì lý do này mà việc cấp giấy chứng nhận quyền tác giả không đáp ứng Điều 14.3 của Luật SHTT. Đó là tác phẩm không sao
chép từ tác phẩm của người khác. Điều đó đã dẫn tới việc Cục Bản quyền tác giả huỷ văn bằng quyền tác giả đã xác lập cho giám đốc
Công ty Ngôi Sao.
4. Ngay cả trong trường hợp Công ty Ngôi Sao không yêu cầu Công ty Hải Yến chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu, để nhãn hiệu Hải
Yến và tác phẩm của Công ty Ngôi Sao cùng tồn tại, thì Công ty Hải Yến vẫn có quyền làm đơn yêu cầu Cục Bản quyền tác giả xem
xét, hủy giấy đã cấp cho giám đốc Công ty Ngôi Sao. Nếu Công ty Ngôi Sao tiếp tục sử dụng các dấu hiệu đã được bảo hộ quyền tác
giả thì đó sẽ là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Công ty Hải Yến đang được bảo hộ từ trước.
5. Vụ này lại chứng minh một điều là các doanh nghiệp phải coi các đối tượng SHTT là tài sản như các loại tài sản khác. Vì vậy phải
tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu. Cần làm rõ ngay từ đầu quyền sở hữu thuộc về tổ chức hay cá nhân, xác định rõ quyền
sở hữu và quyền tác giả. Đặc biệt khi xác định, phân chia tài sản khi chia tách, sáp nhập, tổ chức, cá nhân phải làm rõ tài sản SHTT
thuộc về bên nào bằng văn bản. Ngay sau đó phải đăng ký việc thay đổi tên chủ văn bằng, địa chỉ của tổ chức /cá nhân với Cục SHTT.

VỤ XÂM PHẠM NHÃN HIỆU HWASUNG


Công ty Thiên Phú - Hà Nội là chủ sở hữu của nhãn hiệu HWASUNG cho các sản phẩm dây, cáp điện và một số thiết bị điện thuộc
nhóm 09 theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 67384 ngày 19.10.2005 và đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu SEOUL
cũng cho các sản phẩm tương tự.
Công ty Cáp điện SH-VINA - Vĩnh Phúc là công ty chuyên sản xuất, kinh doanh dây cáp điện và cáp điện thoại các loại tại Việt Nam.
Công ty này được các công ty HWASUNG, SEOUL và SIMEX của Hàn Quốc góp vốn thành lập.
Cuối tháng 8.2006, theo đề nghị của Công ty Thiên Phú, cơ quan có thẩm quyền đã kiểm tra và thu giữ số lượng lớn hàng hoá gồm
dây cáp điện và cáp điện thoại mang nhãn hiệu SH-HWASUNG của Công ty Duy Tân và Công ty Duy Yên. Đây là hai đại lý tiêu thụ lớn
nhất của Công ty SH-VINA. Số hàng nói trên đã bị lập biên bản, niêm phong và tạm giữ để chờ xử lý.
Công ty SH-VINA trình bày, dây cáp điện mang nhãn hiệu HWASUNG đã được Công ty HWASUNG nhập và tiêu thụ tại Việt Nam
thông qua một số đại lý từ năm 2002 đến 2006. Việc nhập khẩu này chỉ dừng lại kể từ khi Công ty SH-VINA sản xuất tại Việt Nam. Dây
cáp điện do SH-VINA sản xuất tại Việt Nam mang nhãn hiệu SH-HWASUNG. Tuy nhiên, đến ngày 25.5.2006, Công ty mới nộp đơn tại
Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) để đăng ký nhãn hiệu HWASUNG cho các sản phẩm dây, cáp điện và các thiết bị điện thuộc nhóm 09.
Nhãn hiệu này đã bị từ chối đăng ký với lý do trùng với nhãn hiệu HWASUNG đã được cấp cho Công ty Thiên Phú đã đăng ký trước
đó.
Đầu tháng 9.2006, Công ty SH-VINA đã nộp đơn đề nghị Cục SHTT huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu HWASUNG của Công
ty Thiên Phú với lý do nhãn hiệu này trùng với tên Công ty HWASUNG của Hàn Quốc và nhãn hiệu HWASUNG đã được sử dụng tại
thị trường Việt Nam trước khi Công ty Thiên Phú nộp đơn đăng ký.
Trước tình trạng tranh chấp trong việc xác lập quyền diễn ra đồng thời với việc yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền, cơ quan có
thẩm quyền đã có thông báo tạm ngừng việc xử lý hành vi xâm phạm quyền của Công ty SH-VINA. Lý do của việc tạm ngưng là đang
có sự tranh chấp về quyền đăng ký nhãn hiệu của Công ty SH-VINA và Công ty Thiên Phú.
Ngày 28.11.2007, Cục SHTT đã ra quyết định huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu HWASUNG đã cấp cho Công ty Thiên Phú.
(Nguồn: Website Sở KH&CN Vĩnh Phúc, Hanoimoionline và Website shvinacable)

Lời bình
1. Vụ tranh chấp nhãn hiệu HWASUNG cho thấy, Công ty SH-VINA đã không chú trọng đúng mức tới việc đăng ký xác lập quyền đối
với nhãn hiệu khi đầu tư vào Việt Nam. Theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, quyền sở hữu một nhãn hiệu thuộc về người nộp đơn đăng
ký trước. Thành lập từ tháng 10.2004 tại Việt Nam, nhưng Công ty SH-VINA đã chậm chân hơn Công ty Thiên Phú trong việc tiến hành
thủ tục đăng ký, dẫn đến bị buộc tội làm hàng giả, và phải tiến hành các thủ tục tranh chấp nhãn hiệu. Đây là bài học đắt giá cho tất cả
các doanh nghiệp. Vì vậy, khi xây dựng chiến lược kinh doanh (trong đó có việc xâm nhập thị trường) phải song hành có kế hoạch
thực hiện việc đăng ký các đối tượng SHCN, trong đó có nhãn nhiệu.
2. Sau khi đầu tư vào Việt Nam, Công ty SH-VINA đã có đơn đề nghị Cục SHTT huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
HWASUNG đã cấp cho Công ty Thiên Phú. Tiếp theo, sau khi bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ hàng hoá theo yêu cầu của Công ty
Thiên Phú, Công ty SH-VINA đã tiếp tục gửi đơn đề nghị Cục SHTT huỷ bỏ văn bằng đã cấp cho Công ty Thiên Phú với lý do: Nhãn
hiệu của Công ty Thiên Phú đang được bảo hộ trùng với tên Công ty HWASUNG của Hàn Quốc. Công ty Thiên Phú không trung thực
khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu HWASUNG.
Như vậy, khi bị tố cáo doanh nghiệp mình có hành vi xâm phạm quyền SHCN của người khác, một trong các công việc cần phải làm là
xem xét tính hợp pháp của văn bằng bảo hộ của người tố cáo và căn cứ trên kết quả đánh giá mà có cách ứng xử thích hợp. Trong
trường hợp này, Công ty SH-VINA đã có cách xử lý thích hợp khi khiếu nại, đề nghị huỷ bỏ hiệu lực văn bằng đã cấp cho Công ty
Thiên Phú.
3. Vì có sự tranh chấp về chủ thể quyền đối với nhãn hiệu, sau khi tham khảo ý kiến của cơ quan xác lập quyền về khả năng duy trì
hiệu lực văn bằng đã cấp cho Công ty Thiên Phú, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc đã tạm dừng việc giải quyết đơn tố cáo,
yêu cầu xử lý của Công ty Thiên Phú, mặc dù tại thời điểm này Công ty Thiên Phú đang là chủ sở hữu nhãn hiệu hợp pháp.
Quyết định nói trên căn cứ theo quy định của Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22.9.2006. Trong đó Điều 22.1 quy định “ trường hợp
đơn yêu cầu xử lý vi phạm có tranh chấp về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền SHCN, cơ quan đã nhận đơn hướng
dẫn người nộp đơn, người có quyền, lợi ích liên quan thực hiện quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền”.
Đề nghị huỷ bỏ văn bằng đã cấp cho Công ty Thiên Phú có nội dung là tranh chấp về quyền nộp đơn. SH-VINA cho rằng, Công ty
Thiên Phú không có quyền nộp đơn vì đã biết HWASUNG là địa danh của Hàn Quốc, là tên thương mại của doanh nghiệp Hàn Quốc
và trước đó đã có quan hệ thương mại với công ty này trong mua, bán hàng hoá có mang nhãn hiệu này.
Việc tạm dừng xử lý, chờ kết luận cuối cùng của Cục SHTT, hoặc Bộ KH&CN hoặc Toà Hành chính về việc có huỷ bỏ văn bằng đã cấp
cho Công ty Thiên Phú hay không, là đúng quy định. Tạm dừng xử lý như vậy sẽ tránh được hậu quả nếu như sau này văn bằng của
Công ty Thiên Phú bị huỷ bỏ.
Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền cũng cần thận trọng trong việc tạm dừng việc xử lý khi có tranh chấp quy định tại Điều 22.1 Nghị
định số 106/2006/NĐ-CP. Nên tham khảo ý kiến của Cục SHTT về khả năng duy trì hay huỷ bỏ văn bằng đã cấp trước khi quyết định
để tránh tình trạng lợi dụng quy định tạm dừng khi có tranh chấp để lẩn tránh trách nhiệm, kéo dài thời gian xử lý.
4. Cục SHTT đã huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu HWASUNG đã cấp cho Thiên Phú. Cục SHTT đã ra quyết định
này sau khi xem xét các chứng cứ do hai Công ty SH-VINA và Thiên Phú cung cấp cùng với việc đối chiếu các quy định về điều kiện
bảo hộ nhãn hiệu quy định tại Nghị định số 63/CP năm 1996 (văn bản áp dụng để xem xét các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn
bằng cho Công ty Thiên Phú).
Thứ nhất, HWASUNG là tên thưong mại của Công ty HWASUNG. Đó là công ty nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy,
thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 54/2000/NĐ-CP (phần quy định về tên thương mại). Tại thời điểm Công ty Thiên Phú nộp
đơn thì Công ty HWASUNG đã có hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và là một trong 3 pháp nhân tham gia thành lập Công ty SH-VINA
theo Giấy phép của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy, tên thương mại HWASUNG đã được tự động xác lập. Do đó, nhãn hiệu HWASUNG
không đủ tiêu chuẩn để bảo hộ là nhãn hiệu vì trùng với tên thương mại đã có trước đó.
Thứ hai, dấu hiệu HWASUNG trùng với tên chỉ địa danh một địa phương của Hàn Quốc. Như vậy, HWASUNG là tên thưong mại, gắn
với địa danh của Hàn Quốc và chính là nhãn hiệu đã gắn với sản phẩm dây cáp điện đã xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2002, trước thời
điểm Công ty Thiên Phú nộp đơn đăng ký. Công ty Thiên Phú sử dụng HWASUNG làm nhãn hiệu sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu
dùng về xuất xứ hàng hoá và có tính chất lừa dối khách hàng. Như vậy, không đạt yêu cầu quy định tại Nghị định số 63/CP. Hơn nữa
HWASUNG là địa danh. Vì vậy, không được bảo hộ là nhãn hiệu nếu không được chính quyền có địa danh đó đồng ý.
Như vậy, đối chiếu các tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu quy định tại Nghị định 63/CP thì HWASUNG không hội đủ điều kiện để bảo hộ là
nhãn hiệu cho Công ty Thiên Phú.
Đây không phải là vụ đầu tiên Cục SHTT huỷ bỏ văn bằng đã cấp. Những trường hợp thông qua quan hệ đại lý, nhập khẩu hàng hoá,
rồi sử dụng nhãn hiệu của bên kia, sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp nước ngoài, sử dụng tên thương mại của người khác để
đăng ký làm nhãn nhiệu của mình không phải là không xảy ra. Như vậy là không trung thực khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Việc đăng ký dấu hiệu không do doanh nghiệp tạo dựng từ sự sáng tạo của mình để làm nhãn hiệu sẽ không bền vững. Sử dụng nhãn
nhiệu của doanh nghiệp khác sẽ vô tình quảng cáo, gây dựng uy tín cho doanh nghiệp đó. Đến thời điểm nào đó sẽ vướng vào tình
trạng tranh chấp về quyền đăng ký và không có cơ sở nào đảm bảo doanh nghiệp mình vẫn tiếp tục duy trì được hiệu lực văn bằng.
Lúc đó, không chỉ mất tiền mà còn mất uy tín.
Trong trường hợp này, Công ty Thiên Phú không những không đạt được mục đích xử lý hàng hoá của Công ty SH-VINA, mà còn bị
kiện ngược lại và bị huỷ bỏ hiệu lực văn bằng đã cấp trước đó.

XÂM PHẠM NHÃN HIỆU GIẾNG ĐÁY


Công ty Cổ phần gốm xây dựng Giếng Đáy (Công ty Giếng Đáy) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cấp Giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu “GIENG DAY” và “GIENG DAY I QN” cho nhóm hàng hoá 19 (gạch lá dừa, gạch mắt na, gạch lá nem, ngói mũi, ngói) có giá
trị đến năm 2015. Vì nhãn hiệu “GIENG DAY” của Công ty Giếng Đáy đã bị một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh xâm phạm nên
Công ty đã thu thập các tài liệu, tiến hành thực hiện các biện pháp cảnh báo theo quy định và sau đó đề nghị Thanh tra Sở Khoa học
và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Quảng Ninh xử lý các doanh nghiệp ở Quảng Ninh và Bắc Ninh có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu “GIENG DAY”.
Tại Quảng Ninh, Thanh tra Sở KH&CN Quảng Ninh đã thanh tra 8 đại lý kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn. Kết quả cho thấy,
có 4 đại lý kinh doanh gạch lát nền có dấu hiệu “TAN GIENG DAY” xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “GIENG DAY”. Do đó đã xử
phạt bằng hình thức cảnh cáo và tịch thu toàn bộ số tang vật vi phạm. Đối với Công ty Cổ phần xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng
Hà Khẩu (Công ty Hà Khẩu) có dấu hiệu xâm phạm, đã được cảnh báo nhưng không chấm dứt nên đã tiến hành thanh tra cơ sở này.
Kết quả thanh tra cho thấy, tại đây đã sản xuất, buôn bán các sản phẩm có gắn nhãn hiệu “HA KHAU GIENG DAY; HA KHAU GIENG
DAY - QN” cho sản phẩm gạch ngói. Như vậy, Công ty Hà Khẩu có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “GIENG DAY” và
“GIENG DAY I QN”.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định xử phạt đối với Công ty Hà Khẩu với mức tiền phạt là 100 triệu đồng. Hình thức phạt
bổ sung là loại bỏ dấu hiệu xâm phạm trên 4 khuôn tạo hình. Đối với số sản phẩm mang dấu hiệu xâm phạm, do không thể loại bỏ
được yếu tố xâm phạm, cho phép Công ty Hà Khẩu được sử dụng vào mục đích tu sửa nhà xưởng, nhà ở cho công nhân, không được
đưa ra ngoài Công ty dưới bất kỳ hình thức nào.
Tại tỉnh Bắc Ninh, sau khi nhận được đề nghị và hồ sơ từ Thanh tra Sở KH&CN tỉnh Quảng Ninh, Thanh tra Sở KH&CN Bắc Ninh đã
tiến hành kiểm tra Công ty Tân Giếng Đáy và kết luận: Công ty Tân Giếng Đáy sản xuất ngói lợp có gắn dấu hiệu “TAN GIENG DAY” là
xâm phạm quyền của Công ty Giếng Đáy và xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp đối với Công ty này.
Nguồn: Quangninhonline (18.6.2006, 2.7.2006) và Website: cand.com.vn (29.6.2006)
Lời bình
1. Trước hết, cần xem xét việc sử dụng nhãn hiệu của Công ty Hà Khẩu tại sao lại dẫn đến kết luận là có hành vi xâm phạm quyền. Từ
năm 1998, Công ty Hà Khẩu đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “Hà Khẩu - Giếng đáy q-n’’ cho nhóm vật liệu xây dựng phi kim loại như:
Gạch, ngói các loại, gạch ốp lát các loại tại Cục Sở hữu công nghiệp (nay là Cục SHTT). Ngày 13.4.2000, Cục đã cấp Giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho Công ty. Như vậy, Công ty Hà Khẩu đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho nhóm sản
phẩm gạch ngói và đang trong thời hạn hiệu lực. Tuy nhiên, khi sản xuất các sản phẩm của mình, Công ty không sử dụng nhãn hiệu
“Hà khẩu - Giếng đáy q-n” như trong văn bằng bảo hộ mà sử dụng dấu hiệu “HK GIENG DAY I QN’’ và “HK GIENG DAY’’ cho sản
phẩm gạch, ngói. Như vậy, Công ty Hà Khẩu đã không sử dụng đúng nhãn hiệu đang được bảo hộ, mà sử dụng dấu hiệu làm nổi bật
cụm từ ‘’GIENG DAY’’ và “GIENG DAY I QN’’ là nhãn hiệu của Công ty Giếng Đáy. Hành vi đó dẫn đến việc người tiêu dùng bị nhầm
lẫn giữa các sản phẩm gạch, ngói do Công ty Hà Khẩu sản xuất với sản phẩm gạch ngói của Công ty Giếng Đáy sản xuất sử dụng
nhãn hiệu ‘’GIENG DAY’’ và ‘’GIENG DAY I QN’’.
Như vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu đang được bảo hộ cũng có thể trở thành người xâm phạm quyền của người khác, nếu như không sử
dụng đúng nhãn hiệu đã đăng ký. Đồng thời, dấu hiệu không đúng đó lại tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác cũng
đang trong thời hạn được bảo hộ cho cùng nhóm hàng hoá.
2. Tại tỉnh Bắc Ninh lại có công ty sử dụng dấu hiệu TÂN cộng thêm GIẾNG ĐÁY để làm tên thương mại của mình (Công ty Tân Giếng
Đáy). Như vậy, lại tương tự với nhãn hiệu “GIENG DAY” của Công ty Cổ phần Giếng Đáy có cùng lĩnh vực là sản xuất vật liệu xây
dựng (gạch, ngói). Việc lấy nhãn hiệu của người khác đã đăng ký rồi thêm các từ như: TÂN, TÂY, ĐÔNG, NAM hoặc BẮC để làm
thành tên thương mại của mình, gắn lên hàng hoá của/do cơ sở mình sản xuất đều có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Vì
lý do đó, Thanh tra Sở KH&CN Bắc Ninh đã xử lý hành vi này là đúng quy định.
3. Chủ thể quyền đối với nhãn hiệu là Công ty Giếng Đáy có trụ sở tại Quảng Ninh. Nhưng cơ sở có hành vi xâm phạm quyền không
chỉ ở tỉnh Quảng Ninh mà cả tỉnh Bắc Ninh. Vì vậy, sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xác định hành vi xâm phạm quyền, trao đổi với cơ
quan chuyên môn về nhãn hiệu được bảo hộ, các nhãn hiệu nghi ngờ và kết luận về tình trạng xâm phạm quyền, Thanh tra Sở
KH&CN tỉnh Quảng Ninh đã chuyển hồ sơ, đề nghị Thanh tra Sở KH&CN tỉnh Bắc Ninh xử lý hành vi của cơ sở thuộc địa bàn tỉnh Bắc
Ninh

NHẬP KHẨU HAY QUÁ CẢNH


Hãng Nokia có nhãn hiệu “NOKIA” đang được bảo hộ tại Việt Nam. Nhằm mục đích ngăn chặn các hành vi nhập khẩu hàng hoá xâm
phạm quyền sở hữu của mình vào thị trường Việt Nam, Hãng đã có đơn đề nghị cơ quan hải quan giám sát, kiểm tra, phát hiện các
hành vi nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền và giả mạo nhãn hiệu của Nokia.
Tại kho L, hải quan phát hiện 1 container chứa linh kiện điện thoại di động có dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu của Hãng Nokia. Vì vậy, khi
phát hiện dấu hiệu trên, hải quan đã tạm dừng làm thủ tục thông quan. Trên hồ sơ, lô hàng này được Công ty VT - Quảng Ninh là đơn
vị trung gian đại diện các chủ hàng để làm thủ tục nhận về cảng và sau đó chuyển khẩu bằng đường bộ ra Móng Cái để xuất cho Công
ty Thái Hoà (Đông Hưng, Trung Quốc). Theo vận đơn, lô hàng trên gồm hàng tạp hoá, hàng tiêu dùng của Công ty R - Hồng Kông bán
cho Công ty Thái Hòa.
Từ các thông tin trên cho thấy, có dấu hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu của hàng hoá đang chờ thực hiện thủ tục hải quan để quá
cảnh. Do đó, hải quan đã quyết định tiến hành kiểm tra thực tế lô hàng chứa trong container trong tình trạng còn nguyên kẹp chì niêm
phong của hải quan nước xuất khẩu trước sự chứng kiến của đại diện chủ hàng là Công ty VT và đại diện uỷ quyền của Hãng Nokia.
Kết quả kiểm tra đã phát hiện một số lượng lớn các loại phụ kiện phổ biến dành riêng cho các dòng điện thoại di động mang nhãn hiệu
“NOKIA” như pin, sạc, tai nghe: 716 kg tai nghe (tương đương với 37.232 chiếc); 592 kg cục sạc (10.656 chiếc) và 175 kg pin (4.550
chiếc). Các loại phụ kiện này đã dán sẵn tem chính hãng, tem vỡ chống tháo lắp và cả tem chống giả.
Mặc dù, doanh nghiệp chưa mở tờ khai cho lô hàng nhưng có những dấu hiệu cho thấy lô hàng sẽ được chuyển tiếp đi một nước
khác.
Nguồn: Lao Động( 27.6.2008), Công an nhân dân (28.6.2008)
Lời bình
1. Qua xác nhận của Công ty VT, đại diện Hãng Nokia và qua xem xét các dấu hiệu “NOKIA” gắn trên phụ kiện của điện thoại di động,
đủ cơ sở để kết luận số hàng này là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu (trùng nhãn hiệu và trùng mặt hàng). Để phòng, chống các hành vi
nhập khẩu hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, hàng hoá xâm phạm quyền, Luật SHTT đã quy định quyền của các chủ sở hữu tài sản trí tuệ
trong việc đề nghị cơ quan hải quan giám sát, phát hiện hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Khi phát hiện được hàng hoá có dấu hiệu
xâm phạm thì tạm dừng tiến hành thủ tục hải quan để xác minh, xử lý. Vì vậy, Hãng Nokia thực hiện các hoạt động yêu cầu giám sát,
phát hiện và tạm dừng thủ tục hải quan là phù hợp với quy định của Luật SHTT.
2. Với hành vi trên, liệu Công ty VT có bị xử phạt hành vi nhập khẩu hàng hoá vi phạm về sở hữu công nghiệp theo quy định tại Nghị
định số 106/2006/NĐ-CP hay không? Vấn đề cần xem xét là, bản chất hành vi của Công ty VT là “nhập khẩu” hay “quá cảnh” cho
doanh nghiệp khác hàng hoá giả mạo nhãn hiệu. Luật SHTT tại điểm c, khoản 1 Điều 211 và Nghị định số 106/2006/NĐ-CP đã quy
định hành vi “nhập khẩu” hàng hoá giả mạo nhãn hiệu thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vậy hành vi “quá cảnh” có phải là “nhập khẩu” hay không? Điều 4 khoản 14 Luật Hải quan quy định: “Quá cảnh là việc chuyển hàng
hoá, phương tiện vận tải từ một nước qua cửa khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đến một nước khác hoặc trở về nước đó”. Điều 40 khoản 1
quy định: “Hàng hoá quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng; phải chịu sự
giám sát của hải quan trong quá trình vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam... Việc kiểm tra hàng hoá quá cảnh chỉ áp dụng trong trường
hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật”. Trường hợp khác là “hàng hoá quá cảnh chỉ được bán tại Việt Nam khi được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền của Việt Nam cho phép và phải được làm thủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu”.
Từ khái niệm và quy định trên có thể hiểu rằng “quá cảnh” không phải là một hình thức của “nhập khẩu” và hàng hoá quá cảnh không
được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam nếu không được phép.
3. Nếu hồ sơ về lô hàng trên phù hợp với thực tế là Công ty VT- Quảng Ninh là đơn vị trung gian đại diện các chủ hàng để làm thủ tục
nhận về cảng và sau đó chuyển khẩu bằng đường bộ ra Móng Cái để xuất sang Trung Quốc cho Công ty Thái Hòa thì lô hàng hoá nói
trên là “quá cảnh”, không được “nhập khẩu”, không được bán tại Việt Nam nên chưa đáp ứng điều kiện thứ 4 của Điều 5 Nghị định số
105/2006/NĐ-CP khi xác định hành vi xâm phạm.
4. Mục 4 của Hiệp định TRIPS “các yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện pháp kiểm soát biên giới” (từ Điều 51 đến Điều 58) chỉ quy
định các yêu cầu đối với hoạt động kiểm soát, biện pháp chế tài đối với hàng hoá nhập khẩu. Như vậy, cả Luật SHTT và Hiệp định
TRIPS có liên quan đều không xem xét các dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT đối với hàng hoá quá cảnh.
Nhưng thực tế, nếu không kiểm soát, giám sát chặt chẽ hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng hoá giả
mạo nhãn hiệu trong quá trình “quá cảnh” từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu xuất thì đây có thể sẽ là hành vi mượn đường để xâm nhập
hàng hoá vi phạm vào Việt Nam. Vì vậy, giám sát hàng hoá “quá cảnh” trong thời hạn di chuyển ở Việt Nam cũng là một biện pháp tích
cực để chống hàng hoá giả mạo vận chuyển qua biên giới, để các hàng hoá này không có điều kiện tiêu thụ ở thị trường Việt Nam,
bảo vệ quyền của các chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp.

VỤ NHÃN HIỆU TRÀ XANH KHÔNG ĐỘ


Nhãn hiệu Trà xanh không độ của Công ty THP đã được bảo hộ quyền SHCN từ tháng 9.2005. Ngay sau đó, trên thị trường xuất hiện
thêm hai loại nước uống c nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu Trà xanh không độ của THP là: Trà xanh O2 của Công ty VM và Trà xanh
có dấu hiệu hình Omega của Công ty QM.
Ngày 2.8.2007, Công ty THP đã công bố thông tin khuyến cáo về dấu hiệu của hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và hành vi
cạnh tranh không lành mạnh của Công ty VM và Công ty QM đối với sản phẩm nước uống Trà xanh không độ và yêu cầu cơ quan có
thẩm quyền xử lý các hành vi của hai công ty trên. Công ty THP cho rằng, hai loại sản phẩm nước uống trà xanh trên xâm phạm quyền
sử dụng nhãn hiệu (đã được bảo hộ độc quyền) và gây ảnh hưởng lớn đến sản phẩm mang nhãn hiệu của họ.
Hết thời hạn để các bên có hành vi xâm phạm quyền chấm dứt hành vi của mình, Công ty THP đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
thanh tra, kiểm tra và lập biên bản vi phạm đối với Công ty VM và Công ty QM về việc nhái nhãn hiệu “Trà xanh không độ”.
Sau khi có sự khuyến cáo và vào cuộc của cơ quan có thẩm quyền, Công ty VM đã có công văn xin lỗi Công ty THP và thu hồi 30.000
chai Trà xanh O2. Đối với số sản phẩm còn lại đang bán trên thị trường, VM cam kết thu hồi toàn bộ trong tháng 8.2007. Công ty QM
cũng đã cho dừng, không sản xuất sản phẩm nước uống Trà xanh có hình Omega.
Công ty THP quyết định không tiếp tục yêu cầu xử lý hành chính hoặc khởi kiện hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với các công ty
này.
(Nguồn: Người lao động thành phố Hồ Chí Minh, ngày8.8.2007, Website: HVNCLC)

Lời bình

1. Phát hiện có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình, Công ty THP đã có khuyến cáo, yêu cầu các bên có hành vi xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ và hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải chấm dứt. Hành động của Công ty THP
là đã thực hiện đúng quy định tại Điều 211.1.b Luật SHTT. Theo đó, hành vi xâm phạm quyền SHCN bị xử lý bằng biện pháp hành
chính khi tổ chức/cá nhân có hành vi xâm phạm không chịu chấm dứt hành vi này trong thời hạn hợp lý do chủ thể quyền ấn định.
Luật SHTT quy định chỉ bị xử lý hành chính trong trường hợp không chịu chấm dứt hành vi xâm phạm nhãn hiệu là tài sản trí tuệ của tổ
chức, cá nhân đã được Nhà nước bảo hộ. Vì vậy, khi có sự xâm phạm, việc xem xét, xử lý phải tôn trọng các nguyên tắc chung của
biện pháp dân sự. Đó là thương lượng, hoà giải và nếu các biện pháp này không giải quyết được việc xâm phạm tài sản trí tuệ thì Toà
Dân sự sẽ ra phán quyết. Việc áp dụng biện pháp hành chính theo trình tự hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu
tạo nên sự căng thẳng trong quan hệ dân sự giữa bên chủ thể quyền và bên xâm phạm. Trong khi đó, có thể hành vi xâm phạm là vô
ý, thiếu hiểu biết về nhãn hiệu. Thực tế là, tỷ lệ các vụ xâm phạm quyền được xử lý bằng biện pháp dân sự so với các vụ được xử lý
bằng biện pháp hành chính là thấp. Điều đó làm cho quan hệ dân sự về quyền SHTT bị thiên lệch. Chính vì vậy, Luật SHTT đã quy
định sử dụng biện pháp hành chính để xử lý hành vi xâm phạm quyền khi bên xâm phạm không chịu chấm dứt sau khi đã được cảnh
báo, yêu cầu.
2. Thời hạn do bên chủ thể quyền ấn định để yêu cầu bên xâm phạm phải chấm dứt phải hợp lý (thời hạn hợp lý). Hành vi xâm phạm
thể hiện ở yếu tố xâm phạm quyền có trên hàng hoá. Vì vậy, để nếu bên xâm phạm là vô tình, có tinh thần tôn trọng quyền và tài sản
của chủ thể quyền thì phải để họ có thời gian tổ chức thực hiện việc thu hồi hàng hoá và loại bỏ các yêu tố xâm phạm. Tuỳ thuộc vào
tính chất hàng hoá, quy mô, địa bàn kinh doanh khác nhau mà thời gian vật chất phải khác nhau, nên không thể có một thời hạn
chung cho tất cả các trường hợp xâm phạm. Việc ấn định thời hạn cũng cần phải tính đến thiện chí của bên chủ thể quyền, tạo điều
kiện để bên xâm phạm chấm dứt hành vi của mình.
3. Trong tình huống này, sau khi hết thời hạn hợp lý ấn định, các bên xâm phạm không chấm dứt hành vi xam phạm, Công ty THP đã
vừa khởi kiện ra Toà Dân sự, vừa yêu cầu các cơ quan hành chính xử lý xâm phạm. Điều 4.1 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định
cho phép một hành vi đang hoặc đã bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc hình sự thì vẫn có thể yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự
để giải quyết bồi thường thiệt hại. Như vậy, có thể bảo đảm giải quyết toàn diện một vụ xâm phạm quyền, vừa chấm dứt hành vi xâm
phạm, vừa đảm bảo quyền lợi cho bên chủ thể quyền (nếu có thiệt hại). Chủ thể quyền có thể yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự để
giải quyết bồi thường thiệt hại, biện pháp hành chính để chấm dứt ngay hành vi xâm phạm và xử lý lượng hàng hóa xâm phạm. Do đó,
việc Công ty THP đồng thời yêu cầu các cơ quan khác nhau áp dụng biện pháp hành chính và dân sự là phù hợp với quy định của
pháp luật.
4. Từ sự phục thiện của hai doanh nghiệp có hành vi xâm phạm, thể hiện thông qua việc chấm dứt hành vi xâm phạm quyền của họ
(có công văn xin lỗi, thu hồi 30.000 chai, cam kết thu hồi toàn bộ sản phẩm đang bán trên thị trường trong tháng 8 năm 2007, dừng
việc sản xuất sản phẩm nước uống Trà xanh có dấu hiệu Omega), Công ty THP đã không yêu cầu xử lý hành chính hoặc tiếp tục khởi
kiện ra Toà Dân sự.
Như vậy, nếu bên xâm phạm quyền SHCN có thiện chí, tôn trọng quyền SHCN của người khác thì việc giải quyết được thuận lợi, đảm
bảo quyền lợi cho chủ thể quyền. Đồng thời, bên xâm phạm quyền có thể tránh được các biện pháp trừng phạt của pháp luật.

Lê Văn Kiều
Nguyên Chánh Thanh tra Bộ KH&CN

VỤ XỬ PHẠT XÂM PHẠM QUYỀN NHÃN HIỆU MISS SÀI GÒN


Công ty SG là chủ sở hữu nhãn hiệu “Miss Sài Gòn” và kiểu dáng công nghiệp vỏ chai cho các loại nước hoa.
Công ty SG phát hiện hai Cơ sở TN và LH sản xuất, kinh doanh các loại nước hoa có dấu hiệu xâm phạm quyền SHCN của mình. Hai
Cơ sở TN và LH sản xuất, kinh doanh sản phẩm nước hoa có các nhãn hiệu “Miss Rezza” và có kiểu dáng bên ngoài không khác biệt
với kiểu dáng gắn nhãn hiệu “Miss Sài Gòn” của Công ty SG.
Sau khi xem xét các yếu tố xâm phạm của nhãn hiệu và kiểu dáng này, cơ quan có thẩm quyền đã lập biên bản vi phạm hành chính
đối với hai Cơ sở LH và TN, tạm giữ 7.000 chai nước hoa có nhãn hiệu và kiểu dáng xâm phạm và gần 700 vỏ chai.
Hồ sơ vụ việc được trình và Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định xử phạt ở mức 75 triệu đồng đối với mỗi
Cơ sở, tước quyền kinh doanh trong 1 năm, tịch thu, tiêu huỷ số hàng có yếu tố xâm phạm.
Sau khi nhận được quyết định xử phạt, hai Cơ sở LH và TN đã khiếu nại và nhận được quyết định giải quyết khiếu nại với nội dung là
giữ nguyên các nội dung của quyết định xử phạt.
Không chấp nhận quyết định giải quyết khiếu nại nói trên, hai Cơ sở LH và TN tiếp tục khiếu nại quyết định xử phạt này trước Toà
Hành chính Toà án ND thành phố Hồ Chí Minh.
Tại phiên toà sơ thẩm, Hội đồng xét xử tuyên bác đơn khiếu kiện của hai cơ sở, buộc phải chấp hành quyết định xử phạt. LH và TN
tiếp tục kháng cáo lên Toà phúc thẩm - Toà án nhân dân Tối cao.
Tại phiên toà phúc thẩm, sau khi xem xét, tranh luận công khai, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã tuyên: LH và TN có hành vi xâm phạm
quyền SHCN trong việc sử dụng nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp của Công ty SG. Tuy nhiên, quyết định xử phạt vi phạm hành
chính ban hành chậm 2 ngày so với thời hạn do Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định. Do đó, thời hiệu xử phạt hành chính đã
hết. Căn cứ trên tình tiết đó, Hội đồng xét xử đã bác bỏ phần phạt tiền và tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, giữ nguyên hình
thức phạt bổ sung buộc LH và TN phải loại bỏ yếu tố xâm phạm (phần chữ Miss trên nhãn hiệu), buộc phải trả lại số tang vật đang tạm
giữ để hai Cơ sở thực hiện nghĩa vụ này.
Thi hành phán quyết của phiên toà phúc thẩm, cơ quan có thẩm quyền đã trả lại số hàng hoá này cho hai Cơ sở LH và TN. Tuy nhiên,
hai Cơ sở này từ chối nhận lại số hàng hoá bị tạm giữ. Lý do đưa ra là số hàng hoá này đã không được niêm phong đầy đủ. Vì vậy,
không đảm bảo có phải đây chính là số hàng hoá của họ hay không.
(Nguồn: Vnexpressnete, ngày 21.7.2005; VietnamNet, ngày 4.11.2005)

Lời bình:
1. Việc hai Cơ sở LH và TN có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp của Công ty SG là rõ ràng, không
thể chối cãi và bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN là chính xác.
Tuy nhiên, việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định. Đó là trong thời hạn 10 ngày
làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải ban hành quyết định xử phạt. Trong trường hợp có
nhiều tình tiết phức tạp, cần phải xác minh thì thời hạn này có thể gia hạn đến 30 ngày hoặc chậm nhất không quá 60 ngày. Tuy nhiên,
để được áp dụng thời hạn này, người có thẩm quyền ký quyết định xử phạt phải báo cáo, xin phép và được sự đồng ý của cấp trên
trực tiếp của mình.

2. Luật Khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính cho phép tổ chức/cá nhân có quyền khiếu nại quyết định xử phạt
hành chính. Trước hết là khiếu nại với người ra quyết định xử phạt. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết của người này thì có
quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện vụ kiện trước Toà Hành chính.
LH và TN đã khiếu nại với Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh. Không đồng ý với kết quả giải quyết của Chủ tịch, hai doanh nghiệp
đã khởi kiện ra Toà Hành chính thể hiện doanh nghiệp đã hiểu và sử dụng đúng quyền của mình.
3. Trong vụ việc này, cơ quan thụ lý vụ việc đã chậm trình Chủ tịch UBND thành phố, nên quyết định xử phạt ban hành chậm so với
thời hiệu 2 ngày. Do quá thời hiệu nên việc ra quyết định áp dụng hình thức xử phạt chính bằng tiền (75 triệu đồng) và áp dụng hình
thức phạt bổ sung là tịch thu giấy phép kinh doanh 1 năm là không đúng quy định. Vì lý do đó, Toà Hành chính - Toà án Nhân dân Tối
cao đã huỷ bỏ hình thức phạt chính và phạt bổ sung là đúng quy định.
Trong trường hợp này, cấp có thẩm quyền chỉ được áp dụng biện pháp khác. Đó là buộc loại bỏ yếu tố xâm phạm như phán quyết của
Toà là đúng quy định. Tuy nhiên, việc này lại không thực hiện được vì LH và TN từ chối nhận lại hàng hoá xâm phạm bị tạm giữ. Lý do
vì hàng hoá không được niêm phong đúng quy định. Đây lại là một thiếu sót của cơ quan có thẩm quyền vì không đảm bảo thủ tục
niêm phong khi tạm giữ hàng hoá với số lượng lớn.
4. Một hành vi xâm phạm quyền nhưng không bị xử lý triệt để vì không đảm bảo trình tự, thủ tục trong quá trình xử lý. Vì vậy, trong quá
trình xử lý các vụ xâm phạm quyền SHCN, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, các cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo
tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định.

Lê Văn Kiều
Nguyên Chánh Thanh tra Bộ KH&CN

TÌM HIỂU VỀ THỰC THI PHÁP LUẬT SHTT

VỤ KHỞI KIỆN XÂM PHẠM KIỂU DÁNG KHUNG VÕNG


Tháng 1.2006, Cơ sở DL (nguyên đơn) đã có đơn khởi kiện Công ty TT (bị đơn) lên Toà Dân sự - Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh. Lý do khởi kiện là: Khung võng xếp của bị đơn xâm phạm kiểu dáng công nghiệp đối với khung võng xếp của nguyên đơn đã
được Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cấp Bằng độc quyền sáng chế số 7173 từ ngày 31.7.2003. Trước đó, tháng 9.2005, cơ quan có thẩm
quyền đã kiểm tra hành chính tại cơ sở sản xuất của bị đơn, đã niêm phong tạm giữ 488 chiếc võng của bị đơn. Lý do là số võng này
có dấu hiệu xâm phạm kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ độc quyền.
Trong thời gian cơ quan có thẩm quyền chưa đưa ra kết luận và biện pháp xử lý hành chính thì nguyên đơn khởi kiện và yêu cầu Toà
Dân sự ban hành lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với nội dung tiếp tục tạm giữ, niêm phong số hàng của bị đơn xâm phạm
kiểu dáng công nghiệp đã bị phát hiện trước đây (gồm 438 khung võng thành phẩm và 50 khung võng bán thành phẩm); buộc bị đơn
chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, không sản xuất, buôn bán khung võng có kiểu dáng xâm phạm; buộc bị đơn bồi thường thiệt hại với
số tiền là 100 triệu đồng.
Trong khi đó, phía bị đơn, thông qua Đại diện Sở hữu công nghiệp (SHCN) đã nhiều lần nộp đơn lên Cục SHTT khiếu nại, đề nghị huỷ
bỏ hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 7173 đã cấp cho khung võng xếp của nguyên đơn, nhưng chưa được Cục
SHTT chấp nhận.
Bị đơn tiếp tục cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền và Toà Dân sự 3 khung võng xếp do mình thu thập và cho rằng chúng đã xuất
hiện từ trước và có kiểu dáng không khác biệt khung võng xếp của nguyên đơn để thuyết phục rằng: Khung võng xếp đã có từ lâu ở
Việt Nam, đặc biệt là ở miền Nam từ trước tháng 4.1975. Đã có một số người làm chứng cho rằng, kiểu dáng võng như thế này đã
được sản xuất từ cách đây rất lâu. Một số cơ sở cho rằng, họ đã sản xuất loại võng này từ năm 1980. Theo quan điểm của bị đơn, các
sản phẩm võng xếp hiện nay chỉ khác võng xếp trước đây về vật liệu, còn cơ cấu và kiểu dáng không khác.
Mặt khác, bị đơn đưa ra thêm một chứng cứ khác. Đó là chứng thư giám định năm sản xuất, lưu thông của 3 khung võng này. Với
chứng thư này, bị đơn cho rằng, việc xác định thời điểm xuất hiện kiểu dáng đã được một đơn vị có uy tín chứng nhận nên có thể xem
là ý kiến khách quan, có thể sử dụng làm chứng cứ cho việc giải quyết vụ việc. Từ đó dẫn tới lập luận rằng, kiểu dáng của nguyên đơn
đã mất “tính mới” tại thời điểm đăng ký, không đảm bảo điều kiện để bảo hộ. Bị đơn cho rằng, nếu Cục SHTT không hủy Bằng độc
quyền kiểu dáng công nghiệp của nguyên đơn, cũng sẽ khởi kiện vụ việc ra tòa án.
Tuy nhiên, để đảm bảo khách quan, Cục SHTT cũng yêu cầu nguyên đơn phải có ý kiến về nội dung đề nghị hủy bỏ hiệu lực bằng độc
quyền trước ngày 25.12.2005. Trường hợp không nhận được ý kiến trả lời trong thời hạn đã định, Cục sẽ xem xét lại hiệu lực của
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 7173 theo các chứng cứ hiện có.
Trong bối cảnh như vậy, Toà Dân sự - Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định tổ chức hòa giải vụ kiện xâm phạm kiểu
dáng đã được bảo hộ theo Bằng độc quyền kiểu dáng số 7173.
Trước Toà, bị đơn cho biết đã dừng sản xuất và kinh doanh loại khung võng giống kiểu dáng được bảo hộ theo Văn bằng 7173 và cam
kết không sản xuất, lưu thông, trưng bày, kinh doanh khung võng có kiểu dáng giống kiểu dáng của nguyên đơn cho tới khi có quyết
định chính thức của Cục SHTT và cơ quan thẩm quyền về số phận hiệu lực Văn bằng 7173. Do đó, nguyên đơn rút yêu cầu thứ nhất.
Đối với yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, nguyên đơn sẽ tạm bảo lưu, chờ đến khi có quyết định cuối cùng về Văn bằng 7173. Trường
hợp quyết định của Cục hủy hiệu lực Văn bằng 7173, nguyên đơn sẽ ngưng khiếu kiện. Ngược lại, nếu Văn bằng 7173 được tiếp tục
duy trì, nguyên đơn sẽ tái nộp đơn kiện, yêu cầu bị đơn bồi thường.
(Nguồn: Vietnamnet ngày 1.2.2006; Vnexpress ngày 3.1.2006)
Lời bình:
1. Diễn biến của quá trình tố cáo hành vi xâm phạm, khởi kiện yêu cầu xử lý vụ xâm phạm quyền đan xen giữa biện pháp hành chính
và biện pháp dân sự. Chủ thể quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền, đình chỉ hành vi bằng biện pháp hành chính và yêu cầu
bồi thường thiệt hại bằng biện pháp dân sự. Bởi vì biện pháp hành chính chỉ có hiệu lực đình chỉ ngay hành vi xâm phạm, phạt tiền và
áp dụng hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khác để xử lý hàng hoá xâm phạm; trong khi đó, đối với hành vi xâm phạm quyền
thường gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần cho chủ thể quyền nên cần phải có biện pháp dân sự. Tổn thất về tài sản được xác định
theo mức độ giảm sút hoặc bị mất về giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền SHTT được bảo hộ.
Giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền SHTT được xác định theo một hoặc các yếu tố như: Giá chuyển nhượng quyền sở
hữu hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền SHTT; giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền SHTT; giá trị quyền SHTT
trong tổng số tài sản của doanh nghiệp; giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng quyền SHTT, bao gồm các chi phí tiếp thị,
nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế và các chi phí khác.
Mức độ giảm sút về thu nhập, lợi nhuận là sự giảm sút thu nhập, lợi nhuận trong sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền SHTT;
cho thuê đối tượng quyền SHTT; chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền SHTT khi đối tượng quyền bị xâm phạm.
Ngoài các thiệt hại trên, thiệt hại còn có thể là tổn thất về cơ hội kinh doanh và chi phí để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại do hành vi của
bên xâm phạm gây ra. Các thiệt hại này trong nhiều trường hợp là rất lớn, không thể giải quyết bằng việc áp dụng biện pháp hành
chính và dân sự. Vì vậy, Luật SHTT và các văn bản khác cho phép chủ thể quyền yêu cầu áp dụng biện pháp hình sự để xử lý hành vi
xâm phạm quyền SHTT gây ra thiệt hại vật chất và tinh thần cho các tổ chức/cá nhân, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng
biện pháp hành chính hoặc biện pháp dân sự.
Vì vậy, Cơ sở DL đã yêu cầu các cơ quan hành chính (cơ quan Quản lý thị trường) ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền của Cơ sở TT
(9.2005) và khởi kiện vụ kiện dân sự với Toà Dân sự để đòi bồi thường thiệt hại với số tiền là 100 triệu đồng (1.2006).
2. Trong vụ việc này, yêu cầu xử lý xâm phạm quyền và đề nghị huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đan xen nhau. Yêu cầu áp dụng biện
pháp hành chính và biện pháp dân sự cũng được bên nguyên đưa ra. Trong khi đó, sự tranh chấp về phạm vi bảo hộ chưa có kết luận
cuối cùng của Cục SHTT, hoặc Bộ KH&CN (trong trường hợp không đồng ý với kết luận của Cục SHTT), hoặc của Toà Hành chính
(trong trường hợp không đồng ý với kết luận của Cục SHTT và của Bộ KH&CN).
Trong bối cảnh như vậy, các bên không tự thương lượng được với nhau nên việc Toà Dân sự - Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh tổ chức hoà giải để giải quyết vụ kiện là biện pháp phù hợp. Theo đó, các bên tự rút lại các yêu cầu, tự kiềm chế trong việc sử
dụng các đối tượng SHCN đang tranh chấp và chờ kết luận của cơ quan có trách nhiệm trong việc xác lập quyền. Đó là giải pháp thích
hợp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của các bên.
3. Chứng cứ là một trong những yếu tố quan trọng để Cục SHTT, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ xâm phạm sử dụng làm
căn cứ giải quyết tranh chấp trong quá trình xác lập quyền bảo hộ. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về các bên tranh chấp và liên
quan đến vụ xâm phạm.
Trong vụ tranh chấp về chủ thể quyền, phạm vi ở đây là bị đơn trong vụ kiện dân sự đề nghị Cục SHTT huỷ bỏ văn bằng đã cấp phải
cung cấp chứng cứ để chứng minh rằng việc cấp văn bằng đó không đảm bảo các yêu cầu. Cụ thể là chứng minh cho thấy các kiểu
dáng tương tự đã có trên thị trường trước ngày nộp đơn để được cấp Văn bằng 7173. Do vậy, kiểu dáng này đã mất tính mới. Bị đơn
đã sử dụng vật chứng, nhân chứng cũng như các văn bản xác nhận của các cơ quan biết sự việc để chứng minh, bảo vệ ý kiến của
mình.

VỤ KHIẾU NẠI HUỶ BỎ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP TẠI NHẬT BẢN VÀ MỸ
Cơ sở DL nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho một kiểu võng xếp với Cục SHTT vào tháng 3.2000. Đơn này được công bố tại
Công báo SHCN vào tháng 6.2000. Mặt dù chưa được bảo hộ, nhưng các sản phẩm có kiểu dáng này vẫn được Cơ sở DL sản xuất và
xuất sang thị trường nước ngoài, trong đó có thị trường Nhật Bản.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, ông J.M đã nộp đơn cho Cục Sáng chế Nhật Bản (JPO) đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho khung
võng không khác với kiểu khung võng của Cơ sở DL. Sau khi được JPO chấp nhận đơn, quyền nộp đơn được chuyển nhượng cho
Pacific Brockerage Company (PBC) và được tiếp tục chỉ định đăng ký tại một số nước thông qua hệ thống PCT. Việc đăng ký này diễn
ra vào tháng 4.2001.
Sau khi đã được cấp văn bằng bảo hộ tại Nhật Bản, tháng 8.2002, PBC khuyến cáo Cơ sở DL không nên tiếp tục sản xuất loại võng có
kiểu dáng này, bồi thường thiệt hại cho PBC, thu hồi các sản phẩm trên thị trường Nhật Bản. Trường hợp nếu muốn tiếp tục đưa hàng
vào Nhật Bản thì phải chịu phí nhượng quyền sử dụng kiểu dáng với giá 4 USD/chiếc.
Thông qua Đại diện SHCN, Cơ sở DL khiếu nại, đề nghị JPO huỷ bỏ sự bảo hộ đối với kiểu dáng đang thuộc quyền của PBC. Lý do
được đưa ra là kiểu dáng này đã mất tính mới tại thời điểm nộp đơn cho JPO. Chứng cứ là tại Công báo SHCN Việt Nam đã công bố
kiểu dáng này vào tháng 6.2000.
Trên cơ sở khiếu nại và các chứng cứ như vậy, sau 6 tháng xem xét hồ sơ, JPO đã quyết định huỷ bỏ Bằng bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp đã cấp cho PBC với lý do việc cấp văn bằng trên vi phạm quy định của Luật Patent Nhật Bản, kiểu dáng trên đã mất tính mới tại
thời điểm nộp đơn. Kiểu dáng công nghiệp khung võng của Cơ sở DL được Cục SHTT cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có
ngày ưu tiên là ngày 23.3.2000, trong khi ông J.M lại nộp đơn xin cấp bằng tại Nhật Bản vào tháng 4.2001.
Sau khi tìm hiểu nhu cầu và có đơn hàng nên Cơ sở DL xuất khẩu một container hàng là võng xếp sang Mỹ, nhưng sau đó không thấy
công ty nào đặt hàng tiếp. Sau khi tra cứu trên mạng, Cơ sở DL phát hiện một loại khung võng gấp giống y hệt khung võng của mình,
đã được Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp Bằng sáng chế độc quyền cho ông C.S.W (Đài Loan) với ngày nộp đơn
là 15.8.2001 và ngày cấp là 22.10.2002.
Ngày 29.9.2004, thông qua Đại diện SHCN, Cơ sở DL đã tiến hành các bước cần thiết để khiếu nại và yêu cầu USPTO hủy hiệu lực
văn bằng đã cấp cho ông C.S.W. Lý do đề nghị huỷ là kiểu dáng khung võng xếp của Cơ sở DL có ngày công bố sớm hơn 1 năm so
với ngày nộp đơn của ông C.S.W. Do đó kiểu dáng này đã mất tính mới.
Ngày 14.12.2004, USPTO đã ra thông báo chấp nhận xem xét lại văn bằng đã cấp cho ông C.S.W. Sau một thời gian giám định những
chi tiết liên quan đến loại khung võng xếp của cả hai bên và rà soát lại các thủ tục cần thiết, USPTO kết luận về việc kiểu dáng của ông
C.S.W không khác biệt với khung võng xếp của Cơ sở DL. Ngày 19.9.2005, USPTO đã công bố phán quyết hủy bỏ văn bằng bảo hộ
đối với khung võng xếp của ông C.S.W.
(Nguồn: Thanhnienonline ngày 4.4.2006; Vietnamnet ngày 12.10.2005)
Lời bình:
1. Doanh nghiệp cần lưu ý giữ gìn các bí mật sáng tạo và nhanh chóng nộp đơn đăng ký càng sớm càng tốt. Khi hình thành sản phẩm
sáng tạo cần phải lựa chọn hình thức và thời điểm thích hợp để đăng ký bảo hộ quyền SHCN. Nếu chậm trễ, người sáng tạo ra kiểu
dáng có thể bị mất quyền nộp đơn đăng ký vì không đảm bảo tính mới do đã bị bộc lộ công khai. Trường hợp khác cũng có thể bị
người khác đăng ký trước.
2. Quyền SHTT chỉ được xác lập tại quốc gia khi nộp đơn đăng ký. Hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền SHCN chỉ có giá trị ở lãnh thổ
đăng ký. Trong trường hợp này, mặc dù sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Mỹ, nhưng Cơ sở DL không cân nhắc
việc đăng ký vào thị trường này. Do vậy, đã bị người khác nộp đơn tại Nhật Bản và Mỹ, chủ sở hữu kiểu dáng đã thuộc về người khác
do họ đã nộp đơn đăng ký trước. Điều này có nghĩa bất cứ loại võng xếp nào có kiểu dáng tương tự đều sẽ bị ngăn chặn khi xâm nhập
vào thị trường các nước này. Nếu sau khi nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT, Cơ sở DL chỉ định đăng ký theo đường PCT vào Nhật Bản
và Mỹ thì không tốn kinh phí để khiếu nại, yêu cầu huỷ bỏ văn bằng mà JPO và USPTO đã cấp.
3. Chi phí cho việc đăng ký, xác lập quyền ít hơn nhiều so với chi phí để tiến hành việc yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng đã cấp cho
người khác.
Việc huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền SHCN tại nước ngoài hầu hết phải thông qua tổ chức tư vấn cả trong và ngoài nước.
Phải tốn khoản chi phí dịch vụ. Chi phí này thông thường lớn gấp nhiều lần so với lệ phí đăng ký. Nếu bị kháng cáo lên Toà án tối cao
thì vụ việc sẽ kéo dài. Như vậy, nếu theo đuổi vụ kiện thì Cơ sở DL sẽ phải chịu thêm các phí tổn. Bên cạnh đó, thời hạn giải quyết một
vụ đề nghị huỷ bỏ hiệu lực văn bằng thường kéo dài hàng năm. Điều đó ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, đưa hàng hóa vào
thị trường nước đang có tranh chấp.
Ngay cả trong quá trình thương thảo, tìm kiếm thị trường và đại lý, doanh nghiệp vẫn cần cẩn trọng với thông tin về các đối tượng
SHCN của mình. Đã có trường hợp trong quá trình thương thảo, đối tác đã nhanh chân đăng ký nhãn hiệu. Từ đó doanh nghiệp phải
chấp nhận để đối tác làm nhà phân phối sản phẩm tại nước đó với những thiệt thòi nhất định.
Khi xây dựng và triển khai chiến lược phát triển kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường phải kèm theo chiến lược phát triển các đối tượng
SHCN ở thị trường đó. Cần xác lập quyền đối với các đối tượng SHCN trước khi đưa hàng hoá vào thị trường đó. Tốt nhất là đăng ký
bảo hộ quyền SHCN trước khi đưa sản phẩm, hàng hoá ra thị trường.
4. Trong trường hợp này, văn bằng cấp cho ông C.S.W và PBC đã bị huỷ bỏ. Chứng cứ giúp Cơ sở DL đã thắng trong vụ khiếu nại này
là do có ngày đăng ký tại Cục SHTT Việt Nam sớm hơn.
Một số trường hợp khác văn bằng không bị huỷ bỏ. Do vậy, phải thương lượng, phải chấp nhận những điều kiện không thuận lợi để
có thể đưa hàng của mình vào thị trường mà quyền sở hữu các đối tưọng SHCN không thuộc về mình.

Lê Văn Kiều
Nguyên Chánh Thanh tra Bộ KH&CN

Phạt ai ?
Ngày 14.9.2007, Đội Chống hàng giả (Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an Hà Nội) đã phát
hiện và bắt quả tang một xe ôtô tải nhỏ đang vận chuyển dây điện trên cầu Thanh Trì. Lái xe M và anh T - nhân viên giao nhận hàng
của Công ty H.S tường trình, số dây điện trên là do Công ty sản xuất và đang trên đường vận chuyển giao cho khách hàng. Trên xe
chở 79 cuộn dây điện mang nhãn hiệu SEC (thuộc sở hữu của Công ty Cáp điện SH-VINA) và SANG-JIN (thuộc sở hữu của Công ty
Thiên Phú). Khám xét hai điểm sản xuất và chứa hàng của Công ty H.S, đã thu giữ 8 quả lô cùng máy móc, thiết bị đang sản xuất dây
điện in nhãn hiệu của hai đơn vị nói trên. Tại kho chứa hàng mà Công ty H-S thuê của Công ty ĐB, đã thu giữ 51 bao tải, trọng lượng
2.040 kg, gồm 17 bao nhãn hàng hoá có dấu hiệu “Trần Phú”, 13 bao có dấu hiệu “Thiên Phú” và 21 bao có dấu hiệu “SIMEX”.
(nguồn: CAND online 15.9.2007)
Lời bình:
1. Số hàng hóa đang được vận chuyển bao gồm 79 cuộn dây điện có gắn dấu hiệu “SEC” và “SANG-JIN” là do Công ty H.S sản xuất.
SEC và SANG-JIN là nhãn hiệu đang được bảo hộ của hai Công ty SH-VINA và Thiên Phú. Như vậy, H.S sử dụng dấu hiệu trùng với
nhãn hiệu của người khác đang được bảo hộ. Mặt hàng được Công ty H.S gắn dấu hiệu này lại cũng trùng với mặt hàng của hai Công
ty SH-VINA và SANG-JIN sản xuất mà không được sự đồng ý của họ. Hành vi của Công ty H.S. đáp ứng điều kiện của hành vi sản
xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Công ty H.S là tổ chức thực hiện hành vi này nên sẽ bị xử lý.
2. Lái xe M và nhân viên giao nhận T là người trực tiếp thực hiện hành vi vận chuyển 79 cuộn dây điện là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Vậy M và T có bị xử phạt vì hành vi này không? Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính có quy định đối tượng bị xử phạt là tổ chức
hoặc cá nhân thực hiện hành vi vi phạm. Trường hợp nhiều người cùng thực hiện một hành vi thì từng người sẽ bị xử phạt. Mức phạt
đối với từng người cao hay thấp tùy thuộc vào mức độ cá nhân đó tham gia vào hành vi vi phạm.
Trong trường hợp này, M và T là nhân viên của Công ty H.S. Họ thực hiện chức trách, công việc theo nhiệm vụ do Công ty H.S giao là
chuyên chở và giao hàng. Họ không phải là các cá nhân độc lập với nhau mà là người của Công ty H.S. Do đó, Công ty H.S chính là tổ
chức thực hiện hành vi vận chuyển hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
3. Điều 171 Bộ luật Hình sự quy định điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp (SHCN) là đã bị xử phạt vi phạm hành chính nay tái phạm, hoặc vi phạm lần đầu nhưng mức độ vi phạm từ nghiêm trọng
đến đặc biệt nghiêm trọng.
Với quy định này, khó đáp ứng điều kiện để xử lý hình sự đối với Công ty H.S, ngay cả trong trường hợp Công ty tiếp tục tổ chức sản
xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo hoặc xâm phạm quyền. Lý do là biện pháp hành chính áp dụng để xử phạt cá nhân và tổ chức. Biện
pháp hình sự áp dụng để xử lý cá nhân. Vì vậy, trong xử phạt vi phạm hành chính về SHCN cần phải cá thể hoá đối tượng bị xử phạt.
Nên chăng trong những trường hợp như vụ việc này, cần căn cứ vào Đăng ký thành lập doanh nghiệp để xác định cá nhân chịu trách
nhiệm trước pháp luật của Công ty H.S để xử phạt cá nhân này. Như vậy sẽ có tính răn đe lớn. Nếu tiếp tục tổ chức sản xuất, buôn
bán hàng hoá giả mạo hoặc có hành vi xâm phạm quyền thì sẽ đáp ứng điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đại
diện trước pháp luật của doanh nghiệp.
4. Đối với 79 cuộn dây điện có gắn dấu hiệu SEC và SANG-JIN là các nhãn hiệu của công ty khác đang được bảo hộ, đó là hàng hóa
giả mạo nhãn hiệu. Vậy đối với 2.040 kg giấy đã được in mang nhãn hiệu “Trần Phú”, “Thiên Phú”, “SIMEX” có phải là hàng hóa giả
mạo nhãn hiệu không? Đây là các nhãn hàng, chứa nhãn hiệu xâm phạm, chưa gắn lên hàng hoá nên chưa phải là hàng hoá (dây
điện) mà là “vật mang nhãn hiệu” của người khác. Hành vi sản xuất, buôn bán “vật mang nhãn hiệu” của người khác cũng là hành vi
xâm phạm quyền SHCN và bị xử phạt hành chính.
5. Trong quá trình khám xét tại cơ sở, cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ 8 quả lô. Đây chính là dụng cụ được sử dụng để
trực tiếp in các nhãn hiệu lên dây diện. Các dụng cụ này có chức năng duy nhất là để in các nhãn hiệu xâm phạm mà không được sử
dụng vào việc khác. Vì vậy, 8 quả lô này phải bị tịch thu, tiêu huỷ để ngăn chặn tái diễn việc vi phạm.
Vậy các máy móc, trang thiết bị khác có bị tịch thu không? Rõ ràng là các máy móc, thiết bị khác có tham gia vào quá trình sản xuất ra
các dây điện mang nhãn hiệu xâm phạm (sản xuất hàng hoá xâm phạm quyền, hàng hoá giả mạo). Tuy nhiên, nếu không chứng minh
được rằng các máy móc, trang thiết bị này chỉ được sử dụng với mục đích duy nhất là sản xuất hàng hoá xâm phạm, hàng hoá giả
mạo các nhãn hiệu SEC, SANG-JIN thì không thể tịch thu chúng.
Tương tự, liệu ôtô là phương tiện vận chuyển 79 cuộn dây điện giả mạo nhãn hiệu có bị tịch thu không? Trong trường hợp này, ôtô
cũng không bị tịch thu vì phương tiện chuyên chở này không chỉ được sử dụng cho mục đích duy nhất là chỉ dùng để chở hàng hoá
giả mạo nhãn hiệu mà còn được sử dụng vào mục đích chuyên chở các loại hàng hoá khác.
Lê Văn Kiều
Nguyên Chánh Thanh tra Bộ KH&CN
“HƯNG THỊNH” LÀ CỦA AI?
Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh nước mắm Hưng Thịnh (thành phố Hồ Chí Minh - sau đây viết tắt là Công ty Hưng Thịnh) đã nộp
đơn đến Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương khởi kiện Cơ sở nước chấm Hưng Thịnh (ở huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, sản xuất nước
mắm hiệu Hồng Thịnh - sau đây viết tắt là Cơ sở Hồng Thịnh). Theo đơn khởi kiện, trong quá trình kinh doanh, Cơ sở Hồng Thịnh đã
luôn sử dụng các tên gọi như “Cơ sở nước chấm Hưng Thịnh”, “Cơ sở sản xuất nước mắm Hưng Thịnh” hay “Cơ sở nước mắm Phú
Quốc Hưng Thịnh” để tiếp thị và bán sản phẩm trên thị trường. Việc sử dụng các tên thương mại giống nhau đã làm cho người tiêu
dùng nhầm lẫn hai sản phẩm nước mắm Hưng Thịnh và Hồng Thịnh có cùng một nguồn gốc.
Trong khi đó, Hưng Thịnh là nhãn hiệu nước mắm tồn tại trên thị trường hơn 10 năm nay, đã được Cục SHTT xác lập quyền sở hữu.
Vì thế, Công ty đã đề nghị Tòa cấm Cơ sở Hồng Thịnh sử dụng các tên thương mại có mang dấu hiệu “Hưng Thịnh” để tránh gây
nhầm lẫn, đồng thời buộc Cơ sở Hồng Thịnh phải đăng ký kinh doanh lại với tên gọi khác.
Trái lại, phía Cơ sở Hồng Thịnh nói, việc mình đặt tên là Hưng Thịnh không hề trái pháp luật bởi đã được UBND huyện Dĩ An cấp Giấy
đăng ký kinh doanh từ năm 2006, trước ngày Luật SHTT (năm 2005) có hiệu lực. Việc đặt tên Cơ sở Hồng Thịnh cũng không phạm
vào các trường hợp bị cấm trong Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra, Cơ sở Hồng Thịnh dẫn giải theo Nghị định số 88 ngày 29.8.2006 của
Chính phủ về đăng ký kinh doanh thì các doanh nghiệp đăng ký trước khi Nghị định này có hiệu lực có tên trùng hoặc tên gây nhầm
lẫn với tên doanh nghiệp khác không phải thay đổi tên.
Tại phiên sơ thẩm, Tòa cho rằng, nhãn hiệu Hưng Thịnh đã được Cục SHTT xác lập quyền sở hữu cho Công ty Hưng Thịnh từ năm
2001 và được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Ngoài ra, tên thương mại của Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh nước mắm Hưng
Thịnh cũng đã được xác lập từ trước đó. Vì vậy, Hưng Thịnh vừa là nhãn hiệu, vừa là tên thương mại của Công ty. Còn phía Cơ sở
Hồng Thịnh thì ra đời sau (năm 2006). Từ lập luận trên, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã chấp nhận yêu cầu của Công ty Hưng
Thịnh, cấm Cơ sở Hồng Thịnh sử dụng tên thương mại có thành phần riêng là “Hưng Thịnh” để xưng danh trong hoạt động kinh
doanh. Phía Cơ sở Hồng Thịnh còn có nghĩa vụ phải đăng ký lại tên gọi khác không trùng, không gây nhầm lẫn với nhãn hiệu và tên
thương mại của Công ty Hưng Thịnh.
Ngay sau đó, Cơ sở Hồng Thịnh kháng cáo. Tuy nhiên, tại phiên phúc thẩm, Cơ sở Hồng Thịnh lại chấp nhận thay đổi tên thương mại
với điều kiện là phải có lộ trình khoảng từ 1 đến 2 năm để Cơ sở này bán hết các sản phẩm đã vào chai, dán nhãn. Ngoài ra, Cơ sở
Hồng Thịnh còn yêu cầu Công ty Hưng Thịnh hỗ trợ 3 tỷ đồng để “vượt qua khó khăn”. Tòa phúc thẩm cho rằng các yêu cầu trên của
Cơ sở Hồng Thịnh là không hợp lý nên đã bác các yêu cầu này.
(nguồn: Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16.6.2008)

Lời bình:
1. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá và dịch vụ cùng loại của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Trong khi đó tên
thưong mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ
thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Điều kiện để được công nhận tên thương mại là chứa thành phần tên riêng. Phần tên riêng đó không trùng, hoặc tương tự đến mức
gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã sử dụng trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Đồng thời không trùng hoặc
tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ trước đó cho người khác.
Nhãn hiệu và tên thưong mại đều là đối tượng điều chỉnh của Luật SHTT. Trong nhiều trường hợp, phần tên riêng, phân biệt trong tên
thương mại được sử dụng để đăng ký bảo hộ là nhãn hiệu.
Điều rắc rối là nhãn hiệu phải đăng ký xác lập quyền và được cấp văn bằng bảo hộ bởi Cục SHTT. Trong khi đó, tên thưong mại lại tự
xác lập khi tổ chức kinh doanh, dịch vụ ra đời và được ghi nhận khi đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh. Do được xác
lập và ghi nhận tại hai cơ quan khác nhau nên xảy ra trường hợp phần tên riêng để phân biệt trong tên thương mại của doanh nghiệp
này lại trùng, tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác .
2. Luật STTT quy định phần tên riêng, phân biệt của tên thương mại không được trùng, tương tự với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được
bảo hộ trước đó. Như vậy, trong trường hợp này cần xem xét phần phân biệt của tên thương mại của Cơ sở Hồng Thịnh trùng với
phần phân biệt của tên thương mại của Công ty Hưng Thịnh, đồng thời trùng với nhãn hiệu “Hưng Thịnh” của Công ty này. Nhưng
nhãn hiệu và tên thương mại của Cơ sở Hồng Thịnh và Công ty Hưng Thịnh được xác lập và sử dụng ở thời điểm trước khi Luật SHTT
có hiệu lực. Vì vậy, vấn đề đầu tiên là Toà sẽ áp dụng văn bản luật nào để làm căn cứ xử lý vụ này. Toà đã căn cứ quy định về chuyển
tiếp là đối với các văn bằng bảo hộ đã được cấp (trong đó có nhãn hiệu và tên thương mại) theo quy định của các văn bản có hiệu lực
trước khi ban hành Luật SHTT (năm 2005) và các thủ tục (trong đó có việc giải quyết tranh chấp liên quan đến văn bằng bảo hộ) vẫn
tiếp tục được áp dụng bởi Luật SHTT (2005). Do đó, Tòa áp dụng Luật này để giải quyết tranh chấp trong việc sử dụng nhãn hiệu đồng
thời là tên thương mại “Hưng Thịnh” của Công ty Hưng Thịnh trùng với tên thương mại “Hưng Thịnh” của Cơ sở Hồng Thịnh.
3. Theo sự việc, nhãn hiệu Hưng Thịnh đã được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ cho Công ty Hưng Thịnh từ năm 2001 và được
người tiêu dùng biết. Tên thương mại của Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh nước mắm Hưng Thịnh (trong đó có phần tên riêng,
phân biệt là Hưng Thịnh) cũng đã được xác lập từ trước đó nữa. Vì vậy, “Hưng Thịnh” vừa là nhãn hiệu, vừa là phần tên riêng trong
tên thưong mại của Công ty Hưng Thịnh.
Trong khi đó, Cơ sở Hồng Thịnh ra đời vào năm 2006, (sau khi Công ty Hưng Thịnh đã xác lập quyền đối với nhãn hiệu “Hưng Thịnh”)
và sử dụng nhãn hiệu “Hưng Thịnh” cho sản phẩm cùng loại với sản phẩm của Công ty Hưng Thịnh.
Dù nhãn hiệu “Hồng Thịnh” của Cơ sở Hồng Thịnh có thể không gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hưng Thịnh” của Công ty Hưng Thịnh
nhưng trên nhãn hàng hoá của Cơ sở Hồng Thịnh lại có ghi dòng chữ “vô chai dán nhãn tại cơ sở Hưng Thịnh”. Vì thế, đối với người
tiêu dùng, dấu hiệu “Hưng Thịnh” trên nhãn hàng hoá của Cơ sở Hồng Thịnh có khả năng làm người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn
hiệu và tên thương mại của Công ty Hưng Thịnh. Như vậy, Cơ sở Hồng Thịnh sử dụng dấu hiệu “Hưng Thịnh” là đã vi phạm quyền
SHCN về nhãn hiệu và tên thương mại của Công ty Hưng Thịnh.
Việc Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã chấp nhận yêu cầu của Công ty Hưng Thịnh, cấm Cơ sở Hồng Thịnh sử dụng nhãn hàng
hoá có dấu hiệu là “Hưng Thịnh” để xưng danh trong hoạt động kinh doanh là phù hợp. Phía Cơ sở Hồng Thịnh còn có nghĩa vụ phải
đăng ký tên thương mại khác có phần phân biệt, tên riêng trong tên thương mại khác để không trùng, không gây nhầm lẫn với nhãn
hiệu và tên thương mại “Hưng Thịnh” của Công ty Hưng Thịnh.
4. Mặc dù có kháng cáo, nhưng tại phiên phúc thẩm (23.5.2008), Cơ sở Hồng Thịnh đã chấp nhận thay đổi tên thương mại với điều
kiện là phải có lộ trình khoảng từ 1 đến 2 năm để Cơ sở bán hết các sản phẩm đã vào chai, dán nhãn và yêu cầu Công ty Hưng Thịnh
hỗ trợ 3 tỷ đồng để “vượt qua khó khăn”. Tất nhiên, Công ty Hưng Thịnh không chấp nhận yêu cầu này. Việc Cơ sở Hồng Thịnh sử
dụng tên thưong mại trùng với nhãn hiệu đang được bảo hộ của Công ty Hưng Thịnh đã là hành vi xâm phạm quyền. Hành vi đó gây
thiệt hại về tài sản và tinh thần, Công ty Hưng Thịnh hoàn toàn có quyền khởi kiện vụ kiện dân sự để yêu cầu Cơ sở Hồng Thịnh bồi
thường các thiệt hại. Ở đây, Cơ sở Hồng Thịnh lại yêu cầu Công ty Hưng Thịnh “hỗ trợ” là điều phi lý.
Vì vậy, Tòa phúc thẩm cũng cho rằng các yêu cầu trên của Cơ sở Hồng Thịnh là không hợp lý. Cấp sơ thẩm đã xử đúng luật nên Tòa y
án và buộc Cơ sở Hồng Thịnh có trách nhiệm thi hành bản án là đúng.
Lê Văn Kiều
Nguyên Chánh Thanh tra Bộ KH&CN

XÂM PHẠM HAY KHÔNG XÂM PHẠM


Sản phẩm "bạt chắn nắng mưa tự cuốn" của Công ty Thành Đồng đã được cấp Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp số 8595 (ngày
29.9.2005). Ngày 9.5.2006, sản phẩm này tiếp tục được cấp Bằng Sáng chế số 5633. Như vậy, sản phẩm "bạt chắn nắng mưa tự
cuốn" có hình dáng bên ngoài được bảo hộ là kiểu dáng công nghịêp và cơ cấu bên trong được bảo hộ là sáng chế.
Nhưng điều đáng tiếc là sau khi sản phẩm "bạt chắn nắng mưa tự cuốn" xuất hiện và được ưa chuộng, lại xuất hiện các sản phẩm
tương tự nhưng không phải do Công ty Thành Đồng đưa ra thị trường. Qua tìm hiểu thì thấy, đó chính là các sản phẩm của Cơ sở NT
có trụ sở cùng địa phương với Công ty Thành Đồng.
Sau khi xem xét bạt chắn nắng mưa tự cuốn có thể thấy tất cả các dấu hiệu cấu thành sản phẩm do Cơ sở NT sản xuất đều trùng
hoặc tương đương với các dấu hiệu tương ứng, cấu thành cơ cấu của Sáng chế số 5633. Về hình dáng bên ngoài, loại "bạt chắn nắng
mưa tự cuốn" do Cơ sở NT sản xuất có kiểu dáng về cơ bản là bản sao, giống với sản phẩm cùng loại của Công ty Thành Đồng. Đây
là hiện tượng xâm phạm quyền SHCN của chủ thể quyền. Sau khi phát hiện tình trạng trên, Công ty Thành Đồng đã yêu cầu cơ quan
có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền của Cơ sở NT.
Trong quá trình kiểm tra, Cơ sở NT không xuất trình được các văn bản hoặc chứng cứ liên quan đến việc bảo hộ sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, hoặc thuộc các trường hợp loại trừ. Do đó, sản phẩm "bạt chắn nắng mưa tự cuốn" của Cơ sở NT có dấu hiệu xâm phạm
quyền SHCN của Công ty Thành Đồng. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền đã lập biên bản tạm giữ một số máy móc, thiết bị của cơ sở NT.
Tuy nhiên, chưa đưa ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở này.
Trước tình hình đó, thông qua Đại diện SHCN, Công ty Thành Đồng đã khởi kiện Cơ sở NT lên Toà Dân sự, với yêu cầu Toà buộc Cơ
sở NT bồi thường toàn bộ những thiệt hại với số tiền là 250 triệu đồng do hành vi xâm phạm quyền sáng chế và kiểu dáng công
nghiệp.
Căn cứ vào các chứng cứ, tham khảo văn bản, phân tích, đánh giá về chuyên môn của Cục SHTT, bản án sơ thẩm của Tòa án đã
buộc Cơ sở NT phải bồi thường các khoản thiệt hại cho Công ty Thành Đồng với tổng số tiền 143 triệu đồng và phải công khai xin lỗi
trên các phương tiện thông tin đại chúng vì hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với sản phẩm bạt chắn nắng mưa tự cuốn.
Tuy nhiên, bản án này bị bác bỏ trong phiên toà phúc thẩm, với lý do chưa đủ căn cứ pháp lý, khiến cho Công ty Thành Đồng chỉ còn
biết nhìn người khác thu lợi từ thành quả của mình.
(Nguồn: Thanhhoaonline, ngày 12.2.2007; Pháp luật và đời sống, ngày 11.9.2007)
Lời bình
1. Trong một sản phẩm, hàng hoá có thể có nhiều đối tượng SHCN bị xâm phạm. Trường hợp này, sản phẩm "bạt chắn nắng mưa tự
cuốn" chứa đựng không chỉ sáng chế mà còn cả kiểu dáng công nghiệp bị xâm phạm.
2. Việc sản xuất sản phẩm "bạt chắn nắng mưa tự cuốn" của Cơ sở NT bị coi là sử dụng sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản
phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế (Bằng Sáng chế số 5633). Việc sử dụng cơ cấu trùng đó lại không được chủ thể quyền cấp
licence sử dụng sáng chế đang được bảo hộ, cũng không thuộc các trường hợp loại trừ theo quy định. Việc sử dụng đó được tiến
hành sau ngày cấp bằng bảo hộ, nên bị coi là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với sáng chế.
Cơ sở NT sản xuất sản phẩm có kiểu dáng không khác biệt đáng kể với kiểu dáng của Công ty Thành Đồng mà không được phép và
không có quyền sử dụng trước nên đây cũng là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp của Công ty Thành
Đồng đang được bảo hộ.
3. Đối với hành vi xâm phạm quyền SHCN, có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau. Trong trường hợp này, chủ sở hữu quyền
yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính nhằm mục đích buộc bên xâm phạm chấm dứt ngay hành vi xâm
phạm, xử phạt cảnh cáo hoặc bằng tiền, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khác đối
với bên xâm phạm. Bên cạnh đó, chủ thể quyền có thể đồng thời hoặc sau khi có quyết định xử phạt hành chính, có thể khởi kiện vụ
kiện dân sự nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền gây ra cho mình. Trong trường hợp này Công ty
Thành Đồng đã hành động như vậy. Vừa yêu cầu áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền, sau đó khởi
kiện dân sự trong việc đòi bồi thường thiệt hại sẽ đạt mục đích vừa ngăn chặn ngay hành vi xâm phạm, vừa giải quyết vấn đề thiệt hại
là giải pháp khôn ngoan và được pháp luật về SHTT cho phép.
4. Vụ việc Công ty Thành Đồng bị xâm phạm quyền SHCN từ thời điểm có đơn khởi kiện đến khi có bản án phúc thẩm đã kéo dài hơn
1 năm. Trong vụ án xâm phạm SHCN, thời gian chờ đợi bản án có hiệu lực của Toà án ảnh hưỏng tới các bên. Nếu cứ kéo dài thời
gian xử lý, thiệt thòi nhất vẫn là doanh nghiệp đang bị xâm phạm quyền SHTT mà thôi.
Vì trong quá trình chờ đợi xét xử của vụ kiện này, toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm khômg áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối
với bị đơn, không cấm bị đơn sản xuất sản phẩm này trong khi chờ bản án của Toà. Do đó bên bị vẫn cứ vi phạm và điều này thật sự
gây nên những tổn thất về kinh tế khó có thể tính hết cho phía nguyên đơn. Chính điều đó đã lý giải cho tình trạng hiện nay ở nước ta
là có đến hơn 90% số vụ xâm phạm quyền SHCN được doanh nghiệp chọn phương thức bảo vệ quyền bằng biện pháp hành chính.
5. Trong vụ án này, phán quyết của cấp sơ thẩm và phúc thẩm trái ngược nhau. Nhận định, đánh giá các yếu tố xâm phạm quyền đối
với các đối tuợng SHCN như sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, hiểu biết nhất định về
các đối tuợng này. Chính vì vậy, Luật SHTT và Nghị định 105/2006/NĐ-CP đã xác định vai trò của cơ quan quản lý SHTT trong việc có
trách nhiệm đưa ra ý kiến chuyên môn để giúp các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý các tranh chấp, vi phạm quyền SHCN.
Thực tế, các ý kiến này đã giúp ích rất nhiều cho các cơ quan xét xử làm rõ bản chất, nội dung và đánh giá các hành vi vi phạm.
Nhưng đáng tiếc là trong trường hợp này, ý kiến của cơ quan chuyên môn đã không được Toà phúc thẩm sử dụng.

CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP


Trên thị trường tân dược xuất hiện sản phẩm mang nhãn hiệu Thekan & Hình của Công ty DTH. Ngay sau khi phát hiện trên thị trường
xuất hiện loại thuốc mang nhãn hiệu này, Công ty Dược MEDIPLANTEX đã có thông báo, khuyến cáo Công ty DTH về tình trạng thể
hiện nhãn hiệu và bao bì mang các chỉ dẫn thương mại trùng với các chỉ dẫn thương mại của MEDIPLANTEX. Tuy nhiên, Công ty DTH
không chấp nhận các khuyến cáo này và vẫn cho lưu hành các sản phẩm của mình trên thị trường.
Căn cứ của khuyến cáo trên là do sản phẩm mang nhãn hiệu Thekan & Hình có cách trình bày các chỉ dẫn trên bao bì, kể cả màu sắc
và phần hình lá cây Ginkgo cách điệu tương tự với bao bì sản phẩm thuốc Superkan & Hình của Công ty Dược MEDIPLANTEX. Đây
là nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ tại Văn bằng số 44906 ngày 20.1.2003 cho nhãn hiệu Superkan & Hình đối với các sản phẩm
thuộc nhóm 5: Thuốc và dược phẩm các loại. Nhãn hàng hóa của MEDIPLANTEX đăng ký với Cục quản lý Dược từ ngày 21.10.2001
và được lưu hành từ ngày 25.2.2002. Còn nhãn hàng của Công ty DTH được lưu hành từ năm 2004.
Từ các so sánh trên, cơ quan có thẩm quyền kết luận bao bì 2 sản phẩm được sản xuất bởi hai đơn vị khác nhau nhưng: Về tổng thể
cách trình bày dấu hiệu Thekan & Hình trên vỏ hộp thuốc của Công ty DTH tương tự như cách trình bày dấu hiệu Superkan & Hình
trên vỏ hộp thuốc của MEDIPLANTEX. Các sản phẩm thuốc mang dấu hiệu Superkan & Hình và Thekan & Hình đều có chỉ định điều
trị các chứng bệnh về rối loạn tuần hoàn não và mạch máu ngoại biên như: Suy tuần hoàn não cấp và mạn tính, giảm chú ý tập trung,
nhức đầu, giảm trí nhớ, mất trí do xơ cứng động mạch não và các tình trạng xảy ra sau đột qụy, sau chấn thương sọ não, rối loạn tuần
hoàn máu và thần kinh tai, thần kinh mắt...
Từ căn cứ do hai bên cung cấp, cơ quan có thẩm quyền kết luận hành vi cạnh tranh không lành mạnh của DTH thể hiện ở việc sử
dụng vỏ hộp thuốc mang nhãn hiệu Thekan & Hình đã vi phạm Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT). Việc xử phạt đối với hành vi cạnh
tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp (SHCN) sẽ áp dụng theo quy định tại Điều 30 của Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày
30.9.2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Do đó, cơ quan có thẩm quyền đã lập biên
bản về hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHCN của Công ty DTH. Trong khi chuẩn bị hoàn chỉnh hồ sơ để ra quyết định xử phạt
thì MEDIPLANTEX có thông báo cho cơ quan có thẩm quyền rằng, hai bên sẽ tự giải quyết, có sự thoả thuận với nhau về biện pháp
giải quyết. Trên cơ sở thông báo rút đơn yêu cầu xử lý của doanh nghiệp bị canh tranh không lành mạnh về SHCN, cơ quan có thẩm
quyền đã khép hồ sơ, không xử phạt Công ty DTH.
(Nguồn: Pháp luật & Đời sống, ngày 20.9.2007)
Lời bình
1. Quyền SHCN là tài sản vô hình chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, quyền SHCN đang
khẳng định vai trò to lớn, tạo nên giá trị và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì thế, các doanh nghiệp đã và
đang tích cực thực hiện các hoạt động bảo vệ các đối tượng SHCN của mình, trong đó có quyền chống các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh xuất hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Do việc kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền, hàng hoá giả mạo SHCN bị các lực lượng bảo vệ quyền SHCN tích cực phát hiện
và xử lý, nên một số doanh nghiệp làm ăn không chính đáng chuyển sang sử dụng các chỉ dẫn thương mại để gây nhầm lẫn cho
người tiêu dùng, cạnh tranh không lành mạnh về SHCN với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực hoạt động. Vì vậy, các doanh
nghiệp cần phát triển công nghệ in ấn chống giả, kỹ thuật phản quang, làm tem chống giả, tạo sự khác biệt, ghi nhãn rõ ràng, giúp
khách hàng nhận biết, phân biệt để lựa chọn đúng các sản phẩm của doanh nghiệp mình.
3. Trên hàng hóa, bao bì chứa hàng hóa, nhà sản xuất thường trình bày nhãn hiệu, nhãn hàng, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh và tên thương mại của doanh nghiệp mình. Pháp luật về SHCN gọi các đối tượng trên là chỉ dẫn thương mại. Tuy nhiên, nếu
việc trình bày các chỉ dẫn thương mại dẫn tới gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của
hàng hoá/dịch vụ. Hoặc trình bày chỉ dẫn thương mại dẫn tới gây nhầm lẫn về xuất xứ của hàng hóa, cách sản xuất ra hàng hóa, tính
năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc tính khác của hàng hóa/dịch vụ hoặc về điều kiện cung cấp hàng hóa/dịch vụ thì đó là hành vi
cạnh tranh không lành mạnh về SHCN. Hành vi này khác với hành vi cạnh tranh không lành mạnh về thương mại theo quy định của
pháp luật về thương mại và cạnh tranh.
4. Cơ quan có thẩm quyền đã xem xét hai vỏ hộp thuốc của hai công ty và nhận thấy: Hai sản phẩm này sử dụng nhãn hiệu Superkan
và Thekan có khả năng phân biệt. Vì vậy, không phải là hàng nhái nhãn hiệu của nhau. Tuy nhiên, phần chữ Superkan được trình bày
bằng chữ viết màu xanh da trời đậm trên nền hộp màu trắng. Phần chữ Thekan cũng được trình bày trên nền hộp màu trắng, cùng
kiểu chữ với chữ Superkan. Màu sắc trình bày Thekan cũng là màu xanh da trời nhưng nhạt hơn và tương tự với màu sắc trình bày
của Superkan. Hơn nữa, trên mặt chính của hộp thuốc gắn dấu hiệu Superkan & Hình có hình chữ nhật với đường viền màu xanh lá
cây, bên trong hình chữ nhật có chứa chữ Superkan, hình 1 lá cây Ginkgo màu xanh. Lá cây nằm ở chính giữa phía trên chữ
Superkan, ở phía dưới chữ này là dòng chữ màu xanh da trời nhạt “ Cao bạch quả 40 mg”. Trong khi đó, sản phẩm Cao bạch quả của
Công ty DTH ra đời sau, có vỏ hộp tương tự của MEDIPLANTEX. Hộp thuốc mang dấu hiệu Thekan & Hình cũng có hình chữ nhật
nhưng được cách điệu ở 4 góc với đường viền màu xanh lá cây. Bên trong hình chữ nhật cách điệu có chứa chữ Thekan, hình 1 lá cây
Ginkgo màu xanh lá cây nằm ở phía bên trái chữ Thekan và ở phía dưới chữ này là dòng chữ màu xanh da trời nhạt Cao bạch quả 40
mg.
Như vậy, mặc dù có mặt trên thị trường sau, nhưng hàng hóa của Công ty DTH có cách thể hiện các thành phần của chỉ dẫn thương
mại tương tự với các thành phần tương ứng của sản phẩm cùng loại của MEDIPLANTEX. Hành vi đó làm cho người tiêu dùng nhầm
lẫn về nguồn gốc của hàng hóa, công ty kinh doanh loại hàng hóa này, tính năng, chất lượng của hàng hóa. Vì vậy, MEDIPLANTEX đã
yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHCN của Công ty DTH.
5. Quyền SHCN là quyền của chủ thể quyền. Vì vậy, trong một số trường hợp, chủ thể quyền có quyền định đoạt các đối tượng SHCN.
Trong trường hợp cụ thể nêu trên, sau khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chủ thể
quyền rút đơn, không yêu cầu xử lý bên có hành vi cạnh tranh không lành mạnh với mình.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 106/2006/NĐ-CP trong trường hợp người nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm có văn bản
thông báo rút yêu cầu xử lý hoặc có văn bản thông báo các bên đã đạt được thỏa thuận giải quyết vụ việc bằng biện pháp khác, không
trái pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không tiếp tục xử lý hành vi này. Do quy định như vậy, nên trong trường hợp này cơ quan
có thầm quyền tôn trọng ý kiến của bên yêu cầu xử lý.
LÊ VĂN KIỀU
Nguyên Chánh Thanh tra Bộ KH&CN

http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=3256

You might also like