You are on page 1of 8

Truy tìm cánh hạc đen

Truy tìm cánh hạc đen

Hồi năm 1890, một công ti điện đã cám dỗ nhà vật lí người Đức Max Planck hỗ trợ họ
trong những nỗ lực của họ nhằm sản xuất các bóng đèn hiệu quả hơn. Planck, với tư cách là một
nhà lí thuyết, đương nhiên đã bắt đầu với những điều cơ bản và sớm trở nên bị vướng vào vấn đề
gai góc là giải thích phổ của bức xạ vật đen, bài toán cuối cùng ông đã giải bằng cách đưa ra
quan niệm – một giả thuyết ―hoàn toàn mang tính hình thức‖, như khi đó ông nhìn nhận – rằng
năng lượng điện từ chỉ có thể phát ra hoặc bị hấp thụ thành từng lượng tử rời rạc. Cái còn lại là
lịch sử. Các bóng đèn điện và quy luật toán học tất yếu đã đưa Planck đến khám phá ra lí thuyết
lượng tử và đã kích hoạt cuộc cách mạng khoa học lớn nhất của thế kỉ 20.

Max Planck (trái) và Wilhelm Röntgen (phải) đều có những khám phá quan trọng hết sức bất ngờ (Ảnh [trái]:
American Institute of Physics/Science Photo Library; [phải]: Jean-Loup Charmet/Science Photo Library)

1
Cùng khoảng thời gian đó, người đồng nghiệp của Planck, Wilhelm Röntgen, đang làm
thí nghiệm với tia ca-tôt khi ông lưu ý đến lóe sáng kì quặc phát ra từ màn hình huỳnh quang
nằm cách đấy khá xa không có liên quan gì trong thí nghiệm đã dự tính; khi làm như vậy, ông đã
phát hiện ra tia X, và đã giúp thúc đẩy nền y khoa vào thời kì hiện đại. Tất nhiên, không phải chỉ
có các nhà khoa học Đức tiến hành những khám phá làm thay đổi thế giới bằng những con
đường bất ngờ. Năm 1964, các nhà vật lí người Mĩ Arno Penzias và Robert Wilson đã phát hiện
ra bức xạ nền vi sóng vũ trụ nổi tiếng trong tín hiệu nhiễu bực mình mà họ không thể nào loại trừ
hết ra khỏi máy thu vi sóng lạnh lẽo của họ tại Phòng thí nghiệm Bell.

Transistor (trái) và laser (phải) cũng là những sản phẩm của sự may mắn (Ảnh [trái]: Ton Kinsbergen/Science Photo
Library; [phải]: Giphotostock/Science Photo Library)

Đây là cách thức sự khám phá được thực hiện: các phản hồi của sự đầu tư cho nghiên cứu
không đến một cách đều đặn và tiên liệu được, mà đến một cách thất thường và không thể đoán
trước, theo kiểu giống như những trận động đất trí tuệ. Thật vậy, quan điểm này có vẻ không hẳn
chỉ đơn thuần là định tính. Dữ liệu về sự phát minh của loài người, cho dù về khoa học cơ bản
hoặc công nghệ hoặc kinh doanh, cho thấy các tiến bộ xuất hiện từ một quá trình thất thường đi
cùng với tính không thể tiên đoán nỗi. Chẳng hạn như nhà vật lí Didier Sornette thuộc trường
ETH ở Zurich và các cộng sự chỉ ra cách nay vài năm trước, rằng số liệu thống kê mô tả những
khoản thu kếch sù của những bộ phim Hollywood trong 20 năm qua không tuân theo tập hợp
thống kê bình thường mà tuân theo một đường cong quy luật hàm số mũ – rất giống với định luật
nổi tiếng Gutenberg— Richter cho những trận động đất – với một cái đuôi dài cho những bộ
phim thu nhập cao. Một hình ảnh tương tự mô tả sự phản hồi tài chính cho những loại thuốc mới
được sản xuất ra bởi ngành công nghiệp công nghệ sinh học, cho những khoản tiền đầu tư mà
các trường đại học được tài trợ, hay cho các phản hồi thị trường chứng khoán từ các công ti khởi
nghiệp công nghệ cao.

Cái chúng ta biết về những quá trình có động lực học tuân theo quy luật hàm mũ là những
sự kiện lớn nhất rất không tương xứng với các hệ quả của chúng. Theo phép ẩn dụ của cuốn sách
best seller năm 2007 của Nassim Nicholas Taleb, Cánh hạc đen, đó không phải là những sự kiện
bình thường, ―những cánh hạc trắng‖ trần tục và như đa số mọi người trông đợi, mà là ―những
cánh hạc đen‖ nằm cách biệt, hoàn toàn không báo trước. Trong ngữ cảnh lịch sử, bạn hãy nghĩ

2
tới sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 hoặc sự phát minh ra web. Tương tự, lịch sử khoa học
dường như xoay chuyển trên những dịch chuyển địa chấn hiếm gặp mà không có thể tiên đoán
hoặc có cơ hội tiên đoán, và trên những khám phá hết sức sâu sắc làm biến chuyển thế giới.
Chúng không trôi chảy theo cái nhà triết lí khoa học Thomas Kuhn gọi là ―nền khoa học bình
thường‖ – được xây dựng vững chải và hoạt động trên những ý tưởng đã có sẵn – mà từ nền
khoa học ―mang tính cách mạng‖, dễ đổ vỡ và đầy rủi ro.

Cuộc sống tầm thường nằm ngoài sự cách tân, đổi mới

Tất cả những yếu tố đó, như Sornett đã tranh luận trong nhiều năm, có hàm ý quan trọng
đối với cách thức chúng ta suy nghĩ và phán xét các đầu tư cho nghiên cứu. Nếu con đường dẫn
đến khám phá là hoàn toàn bất ngờ, và nếu đa số thành tựu có được chỉ xuất hiện trong một
nhóm sự kiện hiếm có và đặc biệt, thì cả việc phán xét một chương trình nghiên cứu có được thai
nghén tốt hay không là cả một vấn đề. ―Hầu như bất kì nỗ lực nào nhằm ước định tác động của
nghiên cứu trong một thời gian hữu hạn‖, Sornett nói, ―cũng sẽ chỉ bao gồm một vài khám phá
chủ yếu và vì thế không đáng tin cậy cho lắm, cho dù là có một xu hướng tích cực lâu dài đi
chăng nữa‖.

Vấn đề này làm phát sinh một câu hỏi quan trọng: nền văn hóa khoa học ngày nay có tôn
trọng thực tại này hay không? Chúng ta có đang làm những gì tốt đẹp nhất để cho những khám
phá quan trọng nhất và đột phá nhất xuất hiện hay không? Hay chúng ta có đang trở nên quá bảo
thủ và bị gượng ép bởi áp lực xã hội và nhu cầu phản hồi nhanh chóng và dễ đo đạc hay không?
Khả năng thứ hai, dường như thế, thuộc về một vấn đề đang phát sinh đối với nhiều nhà khoa
học, họ cho rằng nền khoa học hiện đại đang ở trong trạng thái nguy hiểm mất tính sáng tạo của
nó, trừ khi chúng ta có thể tìm ra một phương pháp có hệ thống xây dựng một nền văn hóa kiểm
soát rủi ro tốt hơn.

Lí lẽ đưa ra lập luận này có nhiều bất đồng. Ví dụ, nhà vật lí Geoffrey West, người hiện
là chủ tịch Viện Santa Fe (SFI) ở New Mexico, Mĩ, chỉ ra rằng trong những năm sau Thế chiến
thứ hai, nền công nghiệp Mĩ đã tạo ra một luồng ổn định những cách tân làm thay đổi kiểu thức,
trong đó có transistor và laser, và điều đó xảy ra vì những nơi như Phòng thí nghiệm Bell đã thai
nghén ra một nền văn hóa đổi mới hết sức tự do. ―Họ đã mang những nhà khoa học lớn – nhà vật
lí, kĩ sư và nhà toán học – lại với nhau từ những ngành khoa học khác nhau‖, West nói, ―và đã
tạo ra một nền văn hóa tự do suy nghĩ mà không có nó thì thật khó mà tưởng tượng nổi làm thế
nào những ý tưởng này có thể xoay chuyển bất ngờ tình thế như vậy‖.

Thật đáng tiếc, các nền văn hóa hàn lâm và hợp tác ngày nay dường như đang tiến triển
theo xu hướng ngược lại, với thói quen dập tắt ngay những người không theo lề thói mà có một
quan điểm rộng về khoa học. Tại các trường đại học và các cơ quan tài trợ nghiên cứu, chẳng
hạn, giới lãnh đạo và các ủy ban tai to mặt lớn đưa ra quyết định dựa trên những điều kiện hẹp
hòi (tập trung vào cách danh sách đã công bố, danh sách trích dẫn và hệ số tác động) hoặc dựa
trên những kế hoạch đặc biệt cho những kết quả ngắn hạn, tất cả vốn dĩ nghiêng về những người
đang làm việc trong những lĩnh vực đã hiểu rõ với mẫu hình được chấp nhận rộng rãi. Trong
những năm qua, các thói quen thương mại gò bó và những nỗ lực nhằm cải thiện hiệu quả cũng
đã chi phối các chương trình hợp tác theo chiều hướng tương tự. ―Điều đó có thể tốt trong khâu
quản lí hành chính‖, West nói, ―nhưng cuộc sống tầm thường thì nằm ngoài sự cách tân‖.

3
Cánh hạc đen của khoa học

Một vấn đề thiết yếu, như đề xuất của nhà vật lí toán Eric Weinstein thuộc Nhóm Natron,
một cơ quan tài trợ ở New York, là thật quá dễ dàng cho các nhà khoa học trong bất kì lĩnh vực
nào ―đã xác lập‖ đưa ra những ý tưởng mới, và họ làm như thế mà thật sự chẳng chịu chút rủi ro
nào, từ đó đưa đến một nền văn hóa có thiên hướng nghiêng lệch một cách có hệ thống về phía
thận trọng. ―Nền khoa học rủi ro cao đồng hành nhiều hơn với những nhân vật từ quá khứ‖, ông
nói.

Kết quả, ông đề xuất, là khoa học đang trở thành một sự nghiệp khảo sát bánh-xe-tự-do
kém mang tính ―từ dưới lên‖ hơn – như loại suy nghĩ đã đưa Einstein đến thuyết tương đối – và
là một quá trình ―từ trên xuống‖ nhiều hơn bị trói buộc bởi ý chí xã hội, với tiền chi cho tài trợ
khoa học tuân theo những lộ trình hợp mốt. Nguyên tắc công-bố-hay-là-chết, đặc biệt, thưởng
công xứng đáng cho những nhà khoa học tiến hành kĩ thuật ít hay nhiều mang tính thường lệ
trong những lĩnh vực đã xác lập rõ ràng, và đối xử không tốt với sự nghiên cứu rủi ro hơn đang
khảo sát những ý tưởng chưa được chứng minh có thể mất một khoảng thời gian lớn để đạt tới
chín muồi.

Vấn đề này đặc biệt đang gây hại cho những lợi ích không tương xứng phát sinh từ những
khám phá quan trọng nhất, cái dường như vốn dĩ không có khả năng đoán trước được cả về thời
gian lẫn bản chất. Như Taleb biện luận hết sức thuyết phục trong Cánh hạc đen, bất kì chiến lược
lâu dài có thể nhận thức được nào trong một thế giới bị thống trị bởi những sự kiện cực độ và
không thể tiên đoán cũng phải chấp nhận, và thậm chí phải tóm bắt lấy, tính không thể tiên đoán
ấy. Ông minh họa quan điểm này trong ngữ cảnh tài chính. Những người đang đầu tư vào những
công ti khởi nghiệp tư bản mạo hiểm, chẳng hạn, phải đặt kì vọng vào những đợt thua lỗ liên tiếp
trong thời gian ngắn, và đầu tư tiền của vào thực tế rằng cuối cùng họ sẽ thu xếp xong những
thua lỗ ấy bằng cách tác động lên một vài kẻ chiến thắng thật sự to lớn trong cuộc đua dài hơi.

Nói chung, chiến lược đầu tư cơ bản của Taleb – có thể dễ dàng dịch sang các thuật ngữ
nghiên cứu – là đưa một phần hợp lí nguồn quỹ vào những quá trình rất thận trọng sẽ không đánh
mất giá trị của chúng, cho dù chúng có ít cơ hội tạo ra những món lợi lớn; và đưa một phần nhỏ
nhưng hợp lí vào những tiến trình rủi ro cao, mang lại phần thưởng lớn, từ đó thu được sự quảng
bá những món lợi kếch sù có thể có từ những khoản đầu tư này. Những tiến trình này không thể
dự đoán trước một cách tường tận, nhưng thống kê đưa ra tỉ suất về lâu dài là rất cao.

Tuy vậy, cần có tinh thần kỉ luật và tính chịu đựng để trung thành với chiến lược này.
Như Taleb vạch rõ, nếu mọi người xung quanh bạn tin vào ưu thế của số liệu thống kê bình
thường, thì họ sẽ nghĩ rằng bạn thật dại dột, và bằng chứng trước mắt có thể sẽ ủng hộ họ. Bạn sẽ
mất tiền trong cuộc đua ngắn hạn, chẳng nhìn thấy phản hồi gì, và điều này có thể tiếp diễn trong
một khoảng thời gian đáng kể. Điều tương tự xảy ra đối với nền khoa học rủi ro cao so với
nghiên cứu theo đuổi những mục tiêu ngắn hạn hơn. Trong cuộc đua ngắn hạn, cái do kẻ cuồng
ngông làm sẽ dường như hoàn toàn kém thành công, có lẽ còn làm lãng phí thời gian của họ, và
người ta dễ nghĩ rằng đây là loại nghiên cứu chúng ta không nên theo đuổi, cho dù đây thật sự rất
có khả năng là sai lầm.

4
Đây là một cái bẫy, West đề xuất, mà những người làm kế hoạch khoa học hiện đại đã rơi
vào. ―Lo ngại của tôi‖, ông nói, ―là khi loại trừ những kẻ cuồng ngông không theo quy tắc, chúng
ta cũng đã đặt dấu chấm hết cho khả năng của chúng ta phát hiện ra những ý tưởng mới, to tát –
transistor thế hệ tiếp theo. Đó là một sai lầm nghiêm trọng và thật bi kịch‖.

Viện Santa Fe (trái) và Viện Peremete (phải) đang xúc tiến một phương pháp độc lập, chi phối bởi sự ham hiểu biết,
đối với vật lí học (Ảnh [trái]: Viện Santa Fe Institute; [phải]: Viện Perimeter)

Người leo đồi và kẻ băng qua thung

Vậy người ta đã làm gì? Một số cơ quan tài trợ, tất nhiên, từ lâu đã nhận ra nhu cầu tài trợ
cho nghiên cứu ―bầu trời xanh‖ – công trình có thể rủi ro cao nhưng đồng thời mang lại giải
thưởng lớn. Ở Mĩ, chẳng hạn, Quỹ Khoa học quốc gia có những chương trình rủi ro cao dành cho
những lĩnh vực đa dạng từ vật lí cho đến nhân chủng học. Tương tự, Ủy ban châu Âu, còn dành
cho cả lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông mang tính thực tiễn cao, có hẳn một chương
trình cho những công nghệ tương lai và công nghệ đang xuất hiện chỉ tài trợ cho nghiên cứu
được nhận ra là có tiềm năng đánh đổ những mô hình hiện có. Có lẽ trung tâm nổi tiếng nhất ủng
hộ cho nghiên cứu khoa học dài hạn mang tính rủi ro cao là Viện Santa Fe (SFI), được cá nhân
tài trợ. Trong vài năm qua, SFI đã được hậu thuẫn bởi ông chủ của những trung tâm mới, ví dụ
như Viện Vật lí Lí thuyết Peremeter ở Waterloo, Canada, một sáng kiến cá nhân được chính phủ
Canada hỗ trợ và thành lập vào năm 1999 bởi Mike Lazaridis, ông chủ cơ quan Research in
Motion, nơi chế tạo ra BlackBerry.

Nhưng nhà vật lí Lee Smolin, hiện ở Viện Peremeter, cho rằng nền khoa học nói chung
đòi hỏi một cách tiếp cận rộng rãi hơn và đồng nhất hơn với nền khoa học rủi ro. Để xem loại
chính sách nào là cần thiết, ông đề nghị, thật hữu ích là hãy lưu ý rằng các nhà khoa học, ít nhất
là trong chừng mực nào đó, theo đuổi những phong cách làm việc thuộc hai loại rất khác nhau,
phản ánh sự khác biệt của Kuhn giữa khoa học bình thường và khoa học cách mạng.

5
Một số nhà khoa học, ông đề xuất, là cái chúng ta có thể gọi là ―người leo đồi‖. Họ có
khuynh hướng thành thạo về thao tác kĩ thuật và công việc của họ chủ yếu đi theo những lối đã
có sẵn đưa họ tiến xa hơn; họ leo lên trên những ngọn đồi trong không gian có phần trừu tượng
của trạng thái khoa học, luôn luôn tiến những bước nhỏ để cải thiện sự ăn khớp của lí thuyết và
quan sát. Những nhà khoa học này làm khoa học ―bình thường‖. Trái lại, các nhà khoa học khác
thì có tinh thần phiêu lưu và quyết liệt hơn, và họ có thể xem là ―những kẻ băng qua thung‖. Họ
có thể kém kĩ năng công nghệ hơn, nhưng họ có khuynh hướng trực giác khoa học mạnh mẽ -
khả năng vạch ra những giả định tiềm ẩn và nhìn vào cũng những chủ đề đó bằng những phương
thức hoàn toàn mới.

Để đạt hiệu quả nhất, Smolin tranh luận, khoa học cần đến một sự phối hợp của những
người leo đồi và kẻ băng qua thung. Có quá nhiều người leo đồi đang làm khoa học bình thường,
thì sớm hay muộn bạn sẽ thấy rất nhiều trong số họ bị mắc kẹt trên những ngọn đồi cục bộ, mỗi
người phòng thủ một lãnh thổ riêng của họ. Nền khoa học khi đó sẽ thiếu những người băng qua
thung có khả năng bứt phá ra khỏi tình thế ngăn nắp trí tuệ đó để thám hiểm những vùng đất xa
hơn và tìm thấy những đỉnh cao hơn.

―Đây là tình huống tôi tin rằng chúng ta đang ở trong đó‖, Smolin nói, ―và chúng ta ở
trong đó vì khoa học đã trở nên chuyên nghiệp hóa theo kiểu những đặc điểm của một người leo
đồi giỏi là tiêu biểu cho đặc điểm của một nhà khoa học giỏi, hay triển vọng. Những người băng
qua thung mà chúng ta cần đã bị ngăn chặn hoặc tống khứ ra rìa‖.

Smolin cho rằng chúng ta cần phải dịch chuyển cán cân sao cho có nhiều kẻ băng qua
thung hơn, và việc này thật ra chẳng quá khó thực hiện nếu chúng ta có phương pháp làm việc rõ
ràng, dứt khoát. Cái chúng ta cần, nói chung, là đặt ra các chính sách ở nơi sẽ đánh giá các nhà
khoa học trẻ không phải xem họ có dính líu vào những chương trình đã được thiết lập hàng thập
kỉ trước đây bởi các nhà khoa học thâm niên hiện nay hay không, mà chỉ dựa trên cơ sở năng lực
cá nhân, sự sáng tạo và tính độc lập của họ. Có thể có một số bước đặc biệt nào đó, ông đề xuất,
để đảm bảo rằng các khoa mạnh về những lĩnh vực đã có nào đó cũng có các nhà khoa học với
các quan điểm chia rẽ. Tương tự, các hội nghị tập trung vào một chương trình nghiên cứu nên
khuyến khích sự tham gia của các đối tác đến từ những chương trình đang cạnh tranh sống còn.

Ngoài ra, các cơ quan tài trợ nên phát triển một phương tiện trừng phạt các nhà khoa học
vì bỏ qua những vấn đề thật sự ―khó‖, và trao giải cho những ai công phá vào những vấn đề mở
tồn tại từ lâu. Có lẽ, Smolin đề xuất, cơ quan hay quỹ tài trợ nên có một số suất học bổng thật sự
dài hơi để tài trợ các nhà nghiên cứu trẻ, nói ví dụ, trong 10 năm, như vậy sẽ cho phép họ theo
đuổi những ý tưởng sâu sắc mà không bị gây áp lực cho các kết quả nhanh chóng.

Sự thông thái của số đông

Weinstein đề xuất một ý tưởng khác – cái chúng ta sẽ phải vay mượn một số ý tưởng từ
kĩ thuật tài chính và lại làm cho các nhà khoa học hồi sinh những chỉ trích của họ khi xem xét
những rủi ro tài chính thật sự. Bạn nghĩ rằng lí thuyết có phần mới đó thật hết sức vô giá trị và
đáng bị giễu cợt? Trong thế giới Weinstein hình dung ra, bạn không thể vứt một nghiên cứu vào
sọt rác trong một bài đánh giá nặc danh, nhưng bạn sẽ mua một số loại lựa chọn cho bạn món
cược tài chính vào tương lai khoa học của nó, một món hời sẽ tuột khỏi tay nếu, như bạn trông

6
đợi, công trình trôi êm ả vào trong tăm tối. Tiền sẽ đến từ những người đề xướng của lí thuyết
đó, họ cũng thu lợi như vậy nếu cát đã được đãi thành vàng.

Quan điểm của Weinstein là thị trường, ít nhất là trên lí thuyết, hoạt động hiệu quả và -
hãy đặt cuộc suy thoái tài chính hiện nay sang một bên – dẫn tới sự định giá chính xác của các
sản phẩm. Họ khai thác ―sự từng trải của đám đông‖, như một quyển sách nổi tiếng cùng tên gần
đây đã nêu ra. Hãy xét thị trường dự báo điện tử tại trường Đại học Iowa, gồm quan điểm của
hàng nghìn cá nhân đa dạng và dường như luôn cho tiên đoán tốt hơn bất kì chuyên gia nào.
Chẳng hạn, họ đã dự đoán cuộc bầu cử tổng thống Mĩ hồi năm ngoái chính xác đến nửa phần
trăm.

Điều tương tự có thể nào thực hiện đối với việc cân đong giá trị của các ý tưởng khoa học
hay không? Những ý tưởng đó, Weinstein tranh luận, ngày nay không nặng cân lắm. Như ông
chỉ rõ, những kẻ cuồng ngông vô tổ chức có những bài báo của họ thường bị từ chối vì cái họ
cảm thấy là những lí do không hợp lí, và họ thường cảm thấy bị cản trở bởi cộng đồng đang xuôi
theo dòng chảy chung, trong khi các nhà khoa học đang xuôi dòng chính đó nghĩ thật hoàn toàn
hiển nhiên rằng các ý tưởng của họ thật buồn cười và không nên lãng phí thời gian của cộng
đồng. Thực tiễn nghiên cứu hiện nay thiếu cơ chế sắp xếp một cuộc gặp hiệu quả giữa hai bên –
khiến cho ý tưởng của những kẻ vô tổ chức kia bị chèn ép tự do trong khi đó thì những người
phê bình tha hồ vung búa vung đe dựa trên kiến thức của riêng họ.

―Bạn sẽ làm gì khi bạn đối mặt với một số người cuồng ngông với một ý tưởng rồ dại?‖,
ông hỏi. ―Bạn đã thử, học trò của bạn đã thử, và bạn biết hầu như chắc chắn nó thất bại. Tại sao
bạn không sử dụng kiến thức này làm lợi thế của riêng bạn? Hiện tại, bạn chỉ không thể trình bày
quan điểm của bạn một cách hiệu quả trước công chúng‖.

Tình huống na ná như một người kinh doanh trên thị trường vốn nghe biết được rằng, ví
dụ, một tài sản nhất định nào đó hiện bị đánh giá thấp, nhưng, vì những lí do gì đó, không thể
nào mua nó và hưởng lợi từ sự hiểu biết đó. Trong lí thuyết tài chính, một thị trường thuộc loại
này được gọi là ―không đầy đủ‖, và tính không đầy đủ của nó dẫn đến sự không hiệu quả, vì mọi
kiến thức có liên quan không được thể hiện trong thị trường.

Để đối phó với tính không hiệu quả tương tự trong trường hợp khoa học, Weinstein đề
xuất, có thể cho nhà phê bình chọn một chỗ đứng trên ý tưởng đó. ―Sẽ hiệu quả hơn‖, ông nói,
―nếu kẻ ngông cuồng có thể yêu cầu nhà phê bình, nếu lí thuyết của tôi hiển nhiên sai như vậy,
thì tại sao ông không định lượng nó bằng cách viết cho tôi hợp đồng cá cược dựa trên những
trích dẫn tương lai trên top 20 tạp chí hàng đầu được đảm bảo bởi nhà cửa, nội thất, nhà nghỉ và
lương hưu của ông?‖

Mang những cơ hội như vậy vào cuộc chơi, Weinstein đề xuất, sẽ đưa thực tiễn nghiên
cứu đến gần hơn với ―tiền tuyến hiệu quả‖ – nơi các ý tưởng được phán xét công bằng dựa trên
toàn bộ những kiến thức đã có, thay vì phải chịu sức ép từ lề thói xã hội, khuyến khích những
người đặt cược tài chính vào hàng loạt hệ quả tiềm tàng của sự thành công của chúng. Những cơ
chế như vậy, Weinstein đề xuất, sẽ giúp tranh đi sự kiểm duyệt đang tồn tại thường gây khó cho
việc đánh giá ngang hàng, và hiện giữ nghiên cứu ở trên phía thận trọng của tiền tuyến hiệu quả.

7
Là một ý tưởng đặc biệt, Weinstein hình dung ra cái ông gọi là sự chiếm hữu tổng hợp,
cái cộng hưởng với lời kêu gọi của Smolin cho những suất học bổng dài hạn. Ngày ngay, ông đề
xuất, các nhà khoa học trẻ có thể dễ dàng thoái chí từ việc xử lí những vấn đề thật sự khó vì họ lo
sợ cho sự nghiệp của họ nếu như họ nghiên cứu một vấn đề trong một thập kỉ và không đạt được
sự tiến bộ đáng kể nào. Để mang lại cho các nhà nghiên cứu ngoại hạng sự yên tâm xử lí những
vấn đề khó, ông đề xuất rằng cơ quan hay quỹ tài trợ có thể đưa ra một thỏa thuận trong đó họ
hoan nghênh người nào có được địa vị tốt trong tương lai trong một số lĩnh vực hào hứng nào đó,
nếu dự án của họ không đi tới kết quả cuối cùng.

Những Einstein mới

Đây đúng là thứ cần thiết, Smolin tranh luận. Nếu như có người nhà khoa học trở lại với
nền khoa học độc lập, chi phối bởi sự ham hiểu biết, thì điều này còn có thể khuyến khích các cơ
quan tài trợ lớn và những nguồn quỹ cá nhân mới, ví dụ như Viện Peremeter hay Howard
Hughes and Gates Foundations. Thật vậy, Weinstein đề xuấ, những cấu trúc mới này có thể có
những tương tự với những phát triển gần đây trong kĩ thuật tài chính với những cấu trúc mới
đang xuất hiện là ―nguồn quỹ rào cản trí tuệ‖ đối phó với sự không hiệu quả nhận thấy được của
việc có nhiều tác nhân truyền thống hơn, cái giữ vai trò của các nguồn quỹ tương trợ chống rủi
ro.

Cái giá phải trả cho việc không chuyển sang thiết lập lại sự độc lập như thế sẽ nằm ở sự
thất bại trước việc nhận ra những khám phá lớn và không thể đoán trước làm chuyển dịch nền
khoa học về trước nhiều nhất trong thời gian dài – những khám phá chỉ có thể thực hiện khi các
cá nhân thoát ra khỏi cái tiện nghi và được chấp nhận, và tha thẩn vào những không gian chưa
biết. Đó là tầm vóc thật sự của những món lợi tiềm tàng làm cho mục tiêu đạt tới ―tiền tuyến hiệu
quả này‖ thật quan trọng. Nếu ngày nay dường như chúng ta có quá ít những Einstein mới,
Smolin đề xuất, thì điều này có lẽ chỉ phản ánh rằng chúng ta đã trở thành kẻ chống rủi ro hơi
nhiều.

Những Einstein mới, ông chỉ rõ, sẽ không hoạt động trong những lĩnh vực đã được thiết
lập sẵn trong hàng thập kỉ qua. Họ có lẽ cũng không hoạt động trong một lĩnh vực liên quan đến
tên tuổi của bất kì nhà khoa học chủ đạo, đã có danh tiếng nào. Những Einstein mới có thể đi
trượt quan điểm và bị đẩy ra khỏi khoa học hoàn toàn chỉ bởi vì nền văn hóa khoa học của chúng
ta hiện nay đơn giản là chẳng có phương thức nào khuyến khích họ cả.

Mark Buchanan là một nhà viết sách khoa học sinh sống ở Anh. Cuốn sách gần đây nhất
của ông là Nguyên tử Xã hội (2007, Cyan Books).

Trần Tiểu Gia (theo Physics World, số tháng 4/2009)


http://www.thuvienvatly.com
http://www.scribd.com/hiepkhachquay

You might also like