You are on page 1of 8

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG A1

Bậc đào tạo : CAO ĐẴNG CHUYÊN NGHIỆP


Loại hình đào tạo : CHÍNH QUI
Ngành : ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
Thời gian đào tạo : 3 NĂM
Mã số môn học :

KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG


NĂM 2008

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC


VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG A1
I. MỤC ĐÍCH:
1. Tên môn học: vật lí đại cương A1, mã môn học VL1
2. Tổng số tiết: 64
3. Môn học được phân bố trong học kì 1, số tiết 64, số đơn vị học trình 4
4. Vị trí: vật lí đại cương là môn khoa học cơ bản được dạy cho sinh viên năm thứ nhất của
hệ Cao Đẳng, song song với môn toán cao cấp A1 , A2
5. Mục tiêu của môn học:
 Đây là môn học hỗ trợ đắc lực cho việc tiếp thu các kiến thức cơ sở và chuyên ngành
của sinh viên sau này, đặc biệt là sinh viên các trường thuộc khối kĩ thuật công
nghiệp.
 Trang bị cho sinh viên các kiến thức tổng quan về cơ, điện, điện tử, trong đó nhấn
mạnh các kiến thức vật lí thiết thực cho việc học nghề của sinh viên, nhất là các
ngành cơ khí, điện tử. Đó chính là một khâu rất quan trọng trong mục tiêu đào tạo
chất lượng cao.
6. Yêu cầu:
 Sinh viên phải hiểu rõ bản chất quy luật biến đổi của các sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, biết vận dụng vào trong công việc, trong cuộc sống.
 Nắm được nguyên lí cấu tạo, hoạt động của các máy móc, các thiết bị trong sản xuất
và trong sinh hoạt hàng ngày.
 Có trình độ nhận thức tốt và có khả năng tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu.
II. CÁC HÌNH THỨC DẠY VÀ HỌC CHÍNH TRONG MÔN HỌC
 Học tập trung trên lớp
III. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC HỖ TRỢ CẦN THIẾT
 Phòng học lí thuyết có máy chiếu.
 Phòng thí nghiệm.
IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN

TT THỜI GIAN 64 TIẾT


TÊN CHƯƠNG Tổng Lí Bài tập Kiểm
số thuyết tra
0 NHẬP MÔN VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG (*) 1
1 PHẦN I: CƠ HỌC 42 2
2 ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM (*) 7 2
3 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM (*) 8 2
4 CÔNG - NĂNG LƯỢNG (*) 6 2
5 CƠ HỌC VẬT RẮN (*) 5 2
6 CƠ HỌC LƯU CHẤT 4 2
7 PHẦN II: NHIỆT HỌC 21 1
8 THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ VÀ 4 2
CHẤT KHÍ LÍ TƯỞNG
9 NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 12 3
TỔNG SỐ 46 15 3
V. NỘI DUNG CHI TIẾT
CHƯƠNG THỜI LƯỢNG
0 NHẬP MÔN VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG LT BT KT
1
MỤC TIÊU:
Sau khi học chương này sinh viên:
 Biết được đối tượng nghiên cứu của vật lí học, hệ đơn vị vật lí, thứ nguyên của các đại
lượng vật lí
 Giải được bài toán vật lí bằng phương pháp phân tích thứ nguyên.
 Vận dụng được các phép toán vectơ, các hệ trục tọa độ
 Giải quyết được các bài toán liên quan đến vectơ
YÊU CẦU:
 Sinh viên phải đọc trước giáo trình.
NỘI DUNG:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 Nắm được hệ đơn vị SI trong vật lí
 Vận dụng được các kiế thức toán học vào trong khoa học vật lí
II. NỘI DUNG MÔN HỌC
 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của vật lí học
 Các đại lượng vật lí – hệ đơn vị
 Các kiến thức toán học cần thiết.
BÀI TẬP
CHƯƠNG THỜI LƯỢNG
1 ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM LT BT KT
7 2
MỤC TIÊU:
Sau khi học chương này sinh viên:
 Biết được chuyển động cơ học là gì, các khái niệm vận tốc, gia tốc, các dạng chuyển
động đơn giản .
 Vận dụng giải được các bài tập cơ bản.
 Giải quyết được các bài toán vật lí của động học chất điểm.

YÊU CẦU:
 Sinh viên phải đọc trước giáo trình.
NỘI DUNG:
Bài 1: Chuyển động của chất điểm ( 1 Tiết )
1. Chuyển động cơ học – chất điểm – hệ qui chiếu
a. Chuyển động cơ học – chất điểm
b. Hệ qui chiếu
2. Phương trình chuyển động – phương trình quỹ đạo.
a. Phương trình chuyển động
b. Phương trình quỹ đạo
Bài 2: Vận tốc ( 1tiết )
1. Vận tốc trung bình
2. Vận tốc tức thời
3. Biểu thức giải tích của vecto vận tốc.
Bài 3: Gia tốc ( 1tiết )
1. Định nghĩa gia tốc
2. Biểu thức giải tích của vecto gia tốc
3. Gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến
Bài 4: Vận tốc và gia tốc trong chuyển động tròn ( 1 Tiết )
1. Vận tốc góc
2. Gia tốc góc
Bài 5: Một số chuyển động đơn giản ( 3 Tiết )
1. Chuyển động thẳng đều
2. Chuyển động thẳng biến đổi đều
3. Chuyển động tròn đều
4. Chuyển động tròn biến đổi đều
5. Chuyển động ném xiên
Bài tập ( 2 Tiết )

CHƯƠNG THỜI LƯỢNG


2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM LT BT KT
7 2 1
MỤC TIÊU:
Sau khi học chương này sinh viên:
 Biết được khái niệm lực, ba định luật Newton, phương trình cơ bản của động lực học
chất điểm, động lượng, xung lượng, momen động lượng, định luật bảo toàn momen
động lượng.
 Giải quyết được các bài toán vật lí của động lực học chất điểm.
YÊU CẦU:
 Sinh viên phải đọc trước giáo trình.
NỘI DUNG:
Bài 6: Khái niệm lực – Ba định luật Newton – Phương trình cơ bản của động lực học chất
điểm ( 1 Tiết )
1. Khái niệm lực.
2. Ba định luật Newton
3. Phương trình cơ bản của động lực học chất điểm
Bài 7: Các lực cơ học ( 2 Tiết )
1. Lực đàn hồi
2. Lực ma sát
3. Lực hấp dẫn – định luật vạn vật hấp dẫn
Bài 8: Động lượng – Xung lương ( 2 Tiết )
1. Động lượng
2. Các định lí về động lượng
3. Ý nghĩa của động lượng và xung lượng
4. Định luật bảo toàn động lượng
5. Một số ứng dụng của định luật bảo toàn động lượng.
Bài 9: Momen Động lượng – Momen lực ( 1 Tiết )
1. Momen động lượng
2. Momen lực
3. Định lí về momen động lượng
Bài 10: Nguyên lí tương đối Galile ( 2 tiết )
1. Không gian và thời gian trong cơ học cổ điển
2. Tổng hợp vận tốc và gia tốc theo quan điểm cổ điển
3. Nguyên lí tương đối Galille
4. Lực quán tính
Bài tập ( 2 tiết )
CHƯƠNG THỜI LƯỢNG
3 CÔNG – NĂNG LƯỢNG LT BT KT
7 2 1
MỤC TIÊU:
Sau khi học chương này sinh viên:
 Phân biệt được khái niêm công và năng lương
 Các khái niệm động năng, thế năng
 Nắm được định luật bảo toàn
 Vận dụng được các định luật bảo toàn
 Vận dụng giải được các bài toán liên quan đến các định luật bảo toàn
YÊU CẦU:
 Sinh viên phải đọc trước giáo trình.
NỘI DUNG
Bài 11: Công – công suất ( 1 Tiết )
1. Công
a. Định nghĩa
b. Công của các lực cơ học
2. Công suất
a. Định nghĩa
b. Liên hệ giữa công suất, lực, vận tốc

Bài 12: Năng lương ( 1 Tiết )


1. Khái niệm năng lượng
2. Định luật bảo toàn năng lượng
3. Ý nghĩa định luật bảo toàn năng lượng
4. Quan hệ giữa năng lượng và công
Bài 13: Động năng – thế năng ( 2 Tiết )
1. Động năng
a. Định nghĩa động năng
b. Định lí động năng
2. Thế năng
a. Định nghĩa thế năng
b. Quan hệ giữa thế năng và lực thế
c. Thế năng hấp dẫn
d. Thế năng trọng lực
e. Thế năng đàn hồi
Bài 14: Định luật bảo toàn cơ năng ( 1 Tiết )
1. Cơ năng – Định luật bảo toàn cơ năng
2. Sơ đồ thế năng
Bài 15: Va chạm ( 1 Tiết )
1. Khái niệm về va chạm
2. Phân loại va chạm
3. Các định luật bảo toàn trong va chạm
4. Khảo sát va chạm đàn hồi
5. Khảo sát va chạm mềm
Bài 16: Chuyển động trong trường hấp dẫn ( 1 Tiết )
1. Chuyển động của vệ tinh quanh trái đất
2. Chuyển động cũa mặt trăng quay quanh trái đất – hiện tượng thủy triều
Bài tập ( 2 Tiết )
CHƯƠNG THỜI LƯỢNG
4 CƠ HỌC VẬT RẮN LT BT KT
5 2 1
MỤC TIÊU:
Sau khi học chương này sinh viên:
 Biết được khái niệm chuyển động của vật rắn, phương trình chuyển động của vật rắn,
momen quán tính
 Giải được bài toán về động lực học vật rắn
YÊU CẦU:
 Sinh viên phải đọc trước giáo trình.
NỘI DUNG
Bài 17: Vật rắn – Chuyển động của vật rắn ( 2 Tiết )
1. Vật rắn
a. Khái niệm về vật rắn
b. Khối tâm của vật rắn
2. Chuyển động của vật rắn
a. Chuyển động tịnh tiến
b. Chuyển động bất kì
Bài 18: Phương trình chuyển động của vật rắn (3 Tiết )
1. Vật rắn chỉ có chuyển động quay quanh một trục cố định
2. Momen quán tính
3. Momen quán tính của: trụ rỗng, đĩa tròn, cầu đặc, thanh đồng chất
Bài Tập ( 2 Tiết )
CHƯƠNG THỜI LƯỢNG
5 CƠ HỌC CHẤT LƯU LT BT KT
4 2
MỤC TIÊU:
Sau khi học chương này sinh viên:
 Biết được khái niệm đường dòng, ống dòng, phương trình liên tục, phương trình Bec-
nu-li
 Giải thích được các hiện tượng liên quan đến phương trình liên tục, phương trình Bec-
nu-li
YÊU CẦU:
 Sinh viên phải đọc trước giáo trình.
NỘI DUNG
Bài 19: Các khái niêm và các đại lượng cơ bản ( 1 Tiết )
1. Đường dòng - ống dòng
2. Khối lượng riêng, áp suất
Bài 20: Chuyển động của chất lưu lí tưởng ( 2 Tiết )
1. Phương trình liên tục- định luật Bec-nu-li
2. Công thức Torixenli
3. Ứng dụng
Bài 21: Phương trình cơ bản của tĩnh học chất lưu ( 1 Tiết )
1. Phương trình cơ bản của tĩnh học chất lưu
2. Nguyên lí Pascal
3. Định luật Archimede
4. Ứng dụng
Bài tập ( 2 Tiết )
CHƯƠNG THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ VÀ THỜI LƯỢNG
6 CHẤT KHÍ LÍ TƯỞNG LT BT KT
4 2
MỤC TIÊU:
Sau khi học chương này sinh viên:
 Biết được khái niệm cơ bản của nhiệt học, các định luật thực nghiệm của chất khí.
YÊU CẦU
 Sinh viên phải đọc trước giáo trình
Bài 22: Phương trình cơ bản của thyết động học phân tử ( 1 Tiết )
1. Mẫu khí lí tưởng
2. Áp suất khí lí tưởng
3. Thiết lập phương trình
Bài 23: Nhiệt độ - nhiệt giai ( 1Tiết )
1. Khái niệm nhiệt độ
2. Nhiệt giai celcius
3. Nhiệt giai kelvin
4. Nhiệt giai Fahrenheit.
Bài tập ( 2 Tiết )
Bài 24:Các định luật thực nghiệm ( 2 Tiết )
1. Phương trình trạng thái khí lí tưởng
2. Các định luật thực nghiệm
CHƯƠNG NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC THỜI LƯỢNG
7 LT BT KT
12 3
Bài 25: Nguyên lí I nhiệt động lực học ( 2 Tiết )
1. Các khái niệm
2. Nguyên lí I nhiệt động lực học
Bài 26: Dùng nguyên lí I để khảo sát các quá trình ( 4 Tiết )
1. Trạng thái cân bằng và quá trình cân bằng
2. Quá trình đẳng tích
3. Quá trình đẳng áp
4. Quá trình đẳng nhiệt
5. Quá trình đoạn nhiệt
Bài 27: Nguyên lí II nhiệt động lực học ( 4 Tiết )
1. Những hạn chế của nguyên lí I
2. Nội dung nguyên lí II
3. Các quá trình thuân nghịch và quá trình không thuận nghịch
4. Hiệu suất động cơ nhiệt
5. Hệ số làm lạnh
6. Biểu thức định lượng của nguyên lí II
Bài 28: Khái niệm entropi ( 2 Tiết )
1. Khái niệm entropi
2. Các tính chất entropi
3. Nguyên lí tăng entropi
Bài tập ( 3 Tiết )
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Quán triệt đầy đủ mục tiêu đào tạo, căn cứ vào mục đích yêu cầu của từng chương để lựa
chọn phương pháp dạy học, mô hình dạy học, tổ chức lớp học…nhằm mang lại hiệu quả
tích cực cho môn học
2. Đối với các bài mang tính trừu tượng, sinh viên khó nhận thức cần phải dùng phần mềm
mô phỏng, mô hình học cụ.
3. Phải bám sát đối tượng sinh viên từng khoa để biết phần kiến thức nào trọng tâm mà mở
rộng, nâng cao nhằm giúp sinh viên vận dụng vào các môn học chuyên ngành.
4. Kiểm tra định kì theo bảng chỉ dẫn ở mục trên
5. Tổ chức ôn tập và tiến hành thi nhằm kiểm tra kết quả học tập của sinh viên.
6. Đối với sinh viên ngành:

 Đối với sinh viên ngành CĐĐT thời lượng 64 tiết nên thực hiện đúng như chỉ dẫn trên.
 Đối với sinh viên ngành CĐĐ,CĐNL thời lượng 52 tiết nên giảm 1 tiết ở các bài:
5,7,16,17,18,20,26,27, bỏ bài tập chương 5 và bỏ bài 28
 Đối với sinh viên ngành CĐĐĐTVT lượng 48 tiết nên bỏ chương cơ học chất lưu ;
giảm 1 tiết ở các bài: 5,16,17,18 ; giảm hai tiết ở các bài 26,27, 28
 Các phần có dấu (*) dành cho sinh viên ngành:
CĐÔTÔ,CĐCK,CĐCĐT,CĐTĐ,CĐTH

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Vật lí đại cương ( dùng cho các trường thuộc khối kĩ thuật công nghiệp – tập 1). Tác giả :
Lương Duyên Bình, Dư Công Trứ, Nguyễn Hữu Hồ - Nguyễn Quang Sính
2. Sách bài tập vật lí đại cương. Tác giả: Lương Duyên Bình, Dư Công Trứ, Nguyễn Hữu
Hồ - Nguyễn Quang Sính

You might also like