You are on page 1of 91

Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa

có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

ĐIỂM SAI CỦA THUYẾT TƯƠNG ĐỐI - NGUYÊN LÝ TUYỆT ĐỐI -


NHỮNG HIỆU ỨNG CỦA VẬT THỂ VỪA CHUYỂN ĐỘNG QUAY TRÒN
VỪA DỜI CHỖ:

1. Chuyển động quay tròn và chuyển động dời chỗ của vật thể/hạt:

a. Khái niệm về chuyển động dời chỗ và chuyển động quay tròn:

Nghiên cứu này nghiên cứu vai trò của hai chuyển động sơ cấp là chuyển động
quay tròn và chuyển động dời chỗ của các vật thể /hạt, với các chức năng sinh ra từ
những phối hợp bởi hai loại chuyển động này trong sự vận động của vật chất, trong sự
hình thành các hiệu ứng hay các hiện tượng vật lý. Do đó, khi đề cập đến chuyển động
của một vật thể thì cần nói đủ cả hai trạng thái chuyển động dời chỗ và chuyển động quay
tròn của vật thể hay của hạt/vật thể đó vì thiếu một trong hai trạng thái này sẽ tạo nên một
sự khiếm khuyết làm sai lệch kết quả được đề cập, đây cũng là nét khác biệt với cơ học
hiện nay là chỉ xét riêng lẻ chuyển động tịnh tiến hoặc chuyển động quay tròn và chủ yếu
cập nhiều đến chuyển động tịnh tiến và tương tác giữa các vật hạt có chuyển động tịnh
tiến chứ không xét đến sự phối hợp giữa hai chuyển động sơ cấp là chuyển động quay
tròn của vật thể/hạt sẽ sinh ra các hiệu ứng vật lý mà khi vật không có chuyển động quay
tròn nhưng dời chỗ không thể có các hiệu ứng đó, mặt khác sự tương tác giữa các vật thể
vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ sẽ cho kết quả hoàn toàn khác
với sự tương tác giữa các vật thể chỉ có chuyển động dời chỗ.

Trong nhiều trường hợp để việc hình dung được dễ dàng nên một số chuyển động
quỹ đạo tròn kín như chuyển động quỹ đạo kín của các hạt dưới hạt nhân nguyên tử có
thể được xem là chuyển động quay tròn, cách dùng chuyển động quay tròn thay thế
chuyển động quay quỹ đạo cũng không làm sai lệch kết quả nghiên cứu được đề cập.

b. Định nghĩa chuyển động dời chỗ và chuyển động quay tròn của một vật thể/hạt:

Để phân biệt với tính chất của các loại chuyển động mà vật lý hiện nay đang dùng
để chỉ sự chuyển động có sự thay đổi vị trí của một vật thể/hạt, chẳng hạn như chuyển
động tịnh tiến, chuyển động chuyển động tâm khối …, tuy nhiên chuyển động tịnh tiến
đó là chuyển động với đặc tính là các điểm trên vật thể vạch ra trong không gian những
đường thẳng song song nhau, tức chuyển động tịnh tiến là chuyển động của vật thể đi từ
vị trí này sang vị trí khác mà vật thể không có chuyển động quay tròn. Còn chuyển động
tâm khối là chuyển động mà các lực tác dụng lên vật thể đều qui về tác động lên tâm khối
nên không có đề cập đến lực có thể tác động một cách bất đối xứng vào các phần tử thành
phần trên thân vật thể.

*Ghi chú: Các hiệu ứng từ thực nghiệm và các mô hình mô phỏng liên quan được quay
thành các video clips và trình bày tại trang web initialphysics.org , xin đọc giả vui lòng
tham khảo thêm các video clips để có thể dễ hình dung hơn khi đọc tài liệu nghiên cứu
này.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 1


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Do đó để phân biệt chuyển động của vật thể khi vật thể đi từ vị trí này sang vị trí
khác một cách rõ hơn, vì loại chuyển động khi vật thể đi từ vị trí này sang vị trí khác là
một loại chuyển động cơ bản sơ cấp quan trọng mà chuyển động sơ cấp này không do các
chuyển động thành phần khác hợp thành. Như vậy có thể định nghĩa chuyển động dời chỗ
như bên dưới. (Có thể dùng từ dịch chuyển thay cho dùng từ dời chỗ, tuy nhiên từ dời
chỗ sử dụng trong tiếng Việt sẽ tốt hơn vì miêu tả được sự thay đổi vị trí của vật chuyển
động).

Định nghĩa chuyển động dời chỗ:

“Chuyển động dời chỗ của vật thể/hạt là chuyển động có sự thay đổi vị trí của tâm đối
xứng của vật thể trong không gian, tức là có sự thay đổi vị trí của vật thể trong không
gian mà vật thể đó có thể có hay không có chuyển động quay tròn xung quanh trục quay
qua tâm đối xứng của nó”.

c. Định nghĩa chuyển động quay tròn của vật thể/hạt:

Do chuyển động quay tròn của vật thể/hạt cũng là loại chuyển động cơ bản sơ cấp
quan trọng, mà chuyển động sơ cấp này không do các chuyển động thành phần khác hợp
thành, vì vậy chuyển động quay tròn được định nghĩa theo bên dưới.

Định nghĩa chuyển động quay tròn của vật thể/hạt:

“Chuyển động quay tròn của vật thể/hạt là chuyển động quay của vật thể hạt xung quanh
trục quay đối xứng của nó và trục quay đối xứng này luôn đi qua tâm đối xứng của vật
thể”.

2. Khái niệm trạng thái chuyển động quay tròn của vật thể/hạt so với trạng
thái chuyển động dời chỗ của vật thể/hạt ở các thời điểm khác nhau, hay
nguyên lý tuyệt đối để nhận ra sự thay đổi trạng thái của vật thể/hạt ở một
thời điểm khảo sát bằng cách dùng trạng thái của chính nó ở một thời điểm
trước đó:

a. Khái niệm chuyển động quay tròn của vật thể so với phương chiều chuyển động dời
chỗ của vật thể:

Khi vật thể chuyển động trong không gian trừ trường hợp chuyển động quay tròn
của vật thể có trục quay tròn trùng với phương chuyển động dời chỗ của vật thể như cách
chuyển động của viên đạn xoáy là loại chuyển động đối xứng, còn lại tất cả chuyển động
của vật thể/hạt vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ đều là chuyển
động mang tính bất đối xứng, trong đó luôn có một biên của vật thể có chiều chuyển
động ngược chiều với chiều chuyển động dời chỗ của vật thể và một biên đối diện thì có
chuyển động cùng chiều với chiều chuyển động dời chỗ của vật thể (có thể cùng chiều
nhưng khác phương), vận tốc chuyển động quay tròn của những vật thể như các thiên
thạch hay các sao chổi sẽ thay đổi so với phương chuyển động dời chỗ của nó khi các
thiên thể hay các sao chổi có sự thay đổi độ cong của lộ trình chuyển động cong hay có
sự chuyển động có gia tốc, hoặc vận tốc chuyển động quay tròn của những vật thể như

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 2


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

các thiên thạch hay các sao chổi sẽ thay đổi so với phương chiều chuyển động dời chỗ
của nó khi các thiên thể hay các sao chổi có sự va chạm với các thiên thể khác hay có sự
tương tác hấp dẫn với thiên thể khác, và những sự thay đổi chuyển động quay tròn của
vật thể so với phương chiều chuyển động dời chỗ của vật thể đó luôn dẫn đến sự xuất
hiện các hiệu ứng vật lý khác kèm theo trên vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có
chuyển động dời chỗ.

b. Khái niệm chuyển động quay tròn của vật thể có mặt phẳng xích đạo quay tròn của
vật thể có góc như thế nào so với mặt phẳng tạo ra bởi lộ trình chuyển động dời chỗ
theo cong của vật thể:

Khi vật thể có chuyển động quay tròn như vật thể có dạng hình cầu hay có dạng
hình đĩa tròn thì luôn tồn tại một trạng thái phương mặt phẳng so sánh giữa phương mặt
phẳng xích đạo quay tròn của vật thể với phương của mặt phẳng tạo ra bởi lộ trình
chuyển động dời chỗ theo đường cong của vật thể, và hai mặt phẳng này có thể trùng
nhau hoặc tạo với nhau thành một góc nhất định. Do các hiệu ứng vật lý có sự phụ thuộc
vào trạng thái phương so sánh giữa hai mặt phẳng này nên trong nhiều trường hợp sẽ cần
nêu ra yếu tố so sánh này trong việc mô tả trạng thái chuyển động của vật thể.

c. Khái niệm chuyển động quay tròn của vật thể so với chiều chuyển động dời chỗ theo
lộ trình cong của vật thể:

Khi vật thể có chuyển động quay tròn như vật thể có dạng hình cầu hay có dạng
hình đĩa tròn thì luôn tồn tại một trạng thái chiều so sánh giữa chiều chuyển động quay
tròn của vật thể và chiều chuyển động theo lộ trình chuyển động dời chỗ theo đường cong
của vật thể. Do các hiệu ứng vật lý có sự phụ thuộc vào trạng thái chiều quay tròn so sánh
của vật thể với chiều chuyển động theo lộ trình chuyển động dời chỗ theo đường cong
của vật thể nên trong nhiều trường hợp sẽ cần nêu ra yếu tố so sánh này trong việc mô tả
trạng thái chuyển động của vật thể.

d. Khái niệm chuyển động quay tròn của vật thể so với độ cong lộ trình chuyển động
dời chỗ theo lộ trình cong của vật thể:

Khi vật thể có chuyển động quay tròn như vật thể có dạng hình cầu hay có dạng
hình đĩa tròn thì luôn tồn tại một trạng thái chiều so sánh giữa chuyển động quay tròn của
vật thể và độ cong lộ trình chuyển động dời chỗ theo lộ trình cong của vật thể. Do các
hiệu ứng vật lý có sự phụ thuộc vào trạng thái chuyển động quay tròn so sánh của vật thể
với cong lộ trình chuyển động dời chỗ theo lộ trình cong của vật thể nên trong nhiều
trường hợp sẽ cần nêu ra yếu tố so sánh này trong việc mô tả trạng thái chuyển động của
vật thể.

e. Cách mô tả trạng thái chuyển động đầy đủ và mô tả vắn tắt trạng thái chuyển động
của vật thể:

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 3


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Do vật thể khi chuyển động sẽ có một trong hai loại chuyển động sơ cấp là
chuyển động quay tròn và chuyển động dời chỗ hoặc có thể có cả hai loại chuyển động sơ
cấp này cùng một lúc, và chuyển động quay tròn của vật thể tại một thời điểm cần so với
đường thẳng chỉ phương chuyển động dời chỗ của vật thể, chuyển động quay tròn của vật
thể cần so với bán kính cong lộ trình chuyển động dời chỗ theo đường cong của vật thể,
mặt phẳng xích đạo quay tròn của vật thể cần so với mặt phẳng tạo bởi đường cong
chuyển động dời chỗ của vật thể, và chuyển động quay tròn của vật thể có chiều quay
tròn như thế nào so với chiều chuyển động dời chỗ theo lộ trình cong của vật thể.

Như vậy về sau này, trong cơ học khi nêu trạng thái chuyển động của vật thể nếu
nêu đầy đủ thì cần phải nêu đầy đủ hai loại chuyển động sơ cấp của vật thể là chuyển
động quay tròn của vật thể và chuyển động dời chỗ của vật thể, đồng thời cần nêu ra
trạng thái chuyển động quay tròn của vật thể so với phương chuyển động dời chỗ của vật
thể và so với đường cong chuyển động dời chỗ của vật thể, và cần nêu chiều chuyển động
quay tròn của vật thể so với chiều chuyển động dời chỗ theo đường cong của vật thể, và
đồng thời cũng cần nêu góc của mặt phẳng xích đạo quay tròn của vật thể so với mặt
phẳng tạo bởi lộ trình chuyển động dời chỗ theo đường cong của vật thể .

Tuy nhiên việc nêu đầy đủ như vậy sẽ làm cho việc mô tả bị kéo rất dài, do đó tốt
hơn là chỉ nêu những yếu tố có liên quan đến việc cần xem xét, và như vậy khi mô tả
trạng thái chuyển động của vật thể mà không nói đến một trong hai chuyển động sơ cấp
đó thì tức là đã đề cập đến chuyển động sơ cấp của vật thể ở đầu đoạn mô tả. Hoặc khi
mô tả trạng thái chuyển động của vật thể mà chỉ có nêu một loại chuyển động sơ cấp thì
vật thể đang xét chỉ có duy nhất một loại chuyển động sơ cấp đó. Các yếu tố khác nếu có
liên quan thì cần nêu ít nhất một lần ở đầu đoạn mô tả.

Do để tránh bớt sự mô tả trạng thái tuyệt đối của vật một cách quá dài bởi việc liệt
kê một cách đầy đủ các trạng thái chuyển động quay tròn của vật so với trạng thái chuyển
động dời chỗ của vật, nên chỉ cần nêu lên phương chiều vận tốc chuyển động quay tròn
của vật, trong đó phương chuyển động quay tròn của vật là phương mặt phẳng xích đạo
của vật so với đường chỉ phương chiều của vật, vì mọi vật trong vũ trụ đều chuyển động
theo đường cong nên với đường chỉ phương chiều của vật đã bao hàm là đường cong và
đường cong đó đã bao hàm phương mặt phẳng tạo ra bởi đường cong đó, đường chỉ
phương chiều cũng đã bao hàm độ cong của nó, và chiều chuyển động dời chỗ theo
đường cong đã bao hàm chiều chuyển động theo quỹ đạo cong của vật. Do đó, trong các
phần dưới trạng thái chuyển động quay tròn của vật chỉ nêu vắn tắt là vận tốc phương
chiều chuyển động quay tròn của vật so với đường chỉ phương chiều chuyển động dời
chỗ của vật.

f. Nguyên lý tuyệt đối trong việc nghiên cứu bản chất sự vận động của vật chất:

Dùng cách nhận ra trạng thái mới hay để nhận ra sự thay đổi trạng thái của một
vật ở thời điểm sau bằng cách lấy một trạng thái trước đó của chính vật đó làm hệ quy
chiếu là nguyên lý tuyệt đối mà nghiên cứu đưa ra để nhận thấy được những thay đổi có
tính chất tuyệt đối trong bản thân từng vật thể/hạt ở những thời điểm khác nhau mà không
cần dùng vật khác làm hệ quy chiếu, nguyên lý này cũng giúp cho thấy tất cả sự vận động
của vật chất đều mang tính tuyệt đối, đồng thời và cũng cho thấy có sự khác biệt tuyệt đối
của các vật thể/hạt ở cùng một thời điểm.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 4


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

So sánh các trạng thái chuyển động quay tròn của vật thể/hạt so với trạng thái
chuyển động dời chỗ của vật thể/hạt ở các thời điểm khác nhau là nguyên lý tuyệt đối để
khảo sát các trạng thái chuyển động đầy đủ của vật thể/hạt, để khảo sát các hiệu ứng vật
lý sinh ra và thay đổi bởi sự thay đổi trạng thái so sánh này của vật thể chuyển động, nhờ
nguyên lý này mà có thể nhận ra bản chất sự thay đổi của vật thể/hạt vật chất ngay bên
trong vật thể/hạt ở các thời điểm sau bằng cách lấy một thời điểm trước của chính vật
thể/hạt đó làm hệ quy chiếu mà không cần lấy các vật thể/hạt khác làm hệ quy chiếu.

g. Sự bế tắt của vật lý trong việc nghiên cứu bản chất vận động của vật chất do sử
dụng cách so sánh tương đối (tức là dùng cách dựa vào một vật khác làm hệ quy chiếu
để nhận ra sự thay đổi của vật khảo sát):

Dùng cách so sánh tương đối là lấy các vật thể/hạt khác làm hệ quy chiếu để khảo
sát sự thay đổi trạng thái của một vật thể/hạt có vai trò lớn trong việc khảo sát các chuyển
động chậm trong phạm vi không quá rộng, dùng cách so sánh tương đối thì không có vai
trò trong việc tìm hiểu bản chất vận động của vật chất. Vì vậy, việc dùng cách so sánh
tương đối để nghiên cứu bản chất vận động của vật chất đặc biệt là những thay đổi tuyệt
đối ở bên trong vật chất sẽ không mang bất cứ một kết quả nào.

Do vậy việc dùng cách so sánh tương đối trong nghiên cứu bản chất sự vận động
của vật chất của vật lý đã dẫn đến những lý thuyết không phản ánh đúng những gì đã xảy
ra trong tự nhiên bên trong vật chất, và việc nghiên cứu vật lý về bản chất sự vận động
của vật chất theo hướng dùng cách so sánh tương đối sẽ không bao giờ có thể tìm ra bản
chất sự vận động của vật chất, và những thuyết vật lý mới đi theo hướng này được đề ra
nhằm phản ánh bản chất sự vận động của vật chất, bản chất sự vận động của vũ trụ đã và
đang ngày càng mang tính xa rời những nền tảng sơ cấp của tự nhiên nên các thuyết vật
lý ngày càng mang tính tưởng tượng phi tự nhiên nhiều hơn.

3. Chuyển động dời chỗ theo lộ trình cong của vật thể, và vận tốc chuyển
động dời chỗ của mỗi điểm trên thân vật thể có chuyển động dời chỗ theo
đường cong hay trên thân vật thể có chuyển động quay tròn:

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 5


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Chuyển động cong là một dạng của chuyển động dời chỗ là loại chuyển động cơ
bản sơ cấp. Chuyển động dời chỗ là loại chuyển động của tất cả vật thể của tất cả các hạt
cơ bản sơ cấp* trong vũ trụ, vì trong vũ trụ các thiên hà có dạng là những đĩa tròn xoắn
với các hệ thiên thể sao đều có chuyển động quay tròn quanh lỗ đen trung tâm thiên hà,
các thiên thể hành tinh của hệ thiên thể sao đều có chuyển quỹ đạo quanh thiên thể sao và
các hành tinh đều có chuyển động quay tròn, nên các vật thể hay các hạt cấu tạo nên vật
thể luôn chịu áp đặt theo chuyển động của các thiên thể vì vậy các vật thể vá các hạt cấu
tạo nên vật thể luôn có chuyển động dời chỗ theo các đường cong, và dạng chuyển động
này là loại chuyển động tồn tại tất yếu trong sự vận động của vật chất trong vũ trụ.

Hình vẽ một hòn tạ gắn vào dây quay theo một quỹ đạo cong tròn, các phần tử trên hòn
tạ có vận tốc chuyển động khác nhau và vạch ra lộ trình chuyển động khác nhau. Trong
đó, một điểm ở biên hòn tạ phía xa tâm đường cong luôn có vận tốc lớn hơn điểm ở biên
hòn tạ phía gần tâm của đường cong.

*Ghi chú: Hạt cơ bản sơ cấp là các hạt nhỏ nhất không thể chia nhỏ thành các hạt khác
được, và các hạt sơ cấp tham gia vào việc cấu tạo nên các hạt cơ bản là những hệ hạt
gồm các hạt cơ bản sơ cấp.

Các chuyển động cong của vật chất như chuyển động theo các quỹ đạo cong hay
chuyển động của các điểm trên một vật thể quay tròn có những đặc tính là các phần tử
của vật thể có vận tốc chuyển động dời chỗ không như nhau khi lấy tâm của đường cong

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 6


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

chuyển động làm hệ quy chiếu, các phần tử của vật thể ở phía xa tâm luôn có một vận tốc
chuyển động quỹ đạo cong lớn hơn các phần tử nằm ở phía gần tâm đường cong, và trong
cùng một đơn vị thời gian thì các phần tử nằm ở phía gần tâm luôn vạch ra trong không
gian một cung cong với các phần tử ở phía tâm đường cong luôn vạch thành những
đường cong ngắn và có bán kính cong nhỏ hơn so với những phần tử nằm phía xa tâm
đường cong.

4. Lộ trình chuyển động của một điểm trên biên của vật thể vừa có chuyển
động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ:

a. Khái niệm về trạng thái chuyển động đủ của một vật thể hay của một hạt:

Trạng thái chuyển động đủ của một vật thể là trạng thái phản ảnh đầy đủ sự vận
động chuyển động của vật thể/hạt xét đến, trong đó phải bao gồm hai loại chuyển động sơ
cấp cơ bản là chuyển động dời chỗ và chuyển động quay tròn của vật đó.

Các nền tảng cơ học trước đây và cho đến nay hầu như chỉ xét đến chuyển động
dời chỗ và tương tác của các chuyển động dời chỗ trong các quá trình vật lý và tạo nên
các hiệu ứng vật lý trong sự vận động của vật chất mà hầu như đã bỏ sót chuyển động
quay tròn phối hợp với chuyển động dời chỗ của vật thể/hạt đã cùng tham gia vào sự tạo
nên hình hài và sự vận động của vật chất. Chuyển động quay tròn trong cơ học lượng tử
được số hóa để phản ánh các trạng thái quay tròn (spin) của các hạt cơ bản lại không
phản ánh được sự vận động trong tự nhiên của các hạt cơ bản.

Do nền tảng vật lý mới của nghiên cứu luôn có yếu tố chuyển động quay tròn của
vật thể/hạt phối hợp với chuyển động dời chỗ của chúng tham gia vào các quá trình vật lý
và tạo ra các hiệu ứng vật lý khác nhau. Do đó, khi nói đến một vật đứng yên hay chuyển
động thì cần nói đủ về cả hai trạng thái chuyển động là chuyển động quay tròn và trạng
thái dời chỗ, chẳng hạn như nói một quả cầu đứng yên hay đang có chuyển động dời chỗ
thì cần nói quả cầu đó có chuyển động quay tròn hay không và cần nói đến phương chiều
vận tốc chuyển động quay tròn của quả cầu đó như thế nào. Do không đề cập đến vai trò
của yếu tố chuyển động quay tròn tham gia vào các quá trình vật lý hay tạo nên các hiệu
ứng vật lý nên cơ học hiện tại không phải khiếm khuyết một nữa các qui luật hay các
định luật vốn có của vật lý, mà cơ học hiện tại đang khiếm khuyết một lượng lớn các qui
luật hay định luật vật lý chưa được tìm ra, nên tình trạng vật lý hiện nay chưa phản ánh
đúng những sự thật đang diễn ra trong tự nhiên.

Do đó khi nói đến chuyển động của vật thể/hạt thì trong bài viết thường sẽ nói đủ
đến hai trạng thái chuyển động của vật thể/hạt xét đến, hai trạng thái đó là chuyển động
quay tròn và chuyển động dời chỗ của vật thể đó, chẳng hạn như một thiên thạch đang lao
về phía trái đất thì cần nêu đủ thiên thach đó đang lao về trái đất với vận tốc bao nhiêu và
vận tốc chuyển động quay tròn (vận tốc góc của thiên thach so với phương chuyển động
dời chỗ của thiên thạch), vận tốc chuyển động dời chỗ của thiên thạch đó là bao nhiêu và
phương chiều quay tròn của chuyển động quay tròn của thiên thạch so với phương
chuyển động dời chỗ của thiên thạch đó là như thế nào, có đủ các yếu tố này phối hợp với
lực hấp dẫn của trái đất thì có thể dự đoán chính xác được lộ trình chuyển động tương lai
của thiên thạch đó.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 7


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Hình vẽ lộ trình vạch ra của một điểm trên biên bánh xe khi bánh xe lăn bánh trên mặt
đường.

b. Sự khác nhau về vận tốc chuyển động của các điểm trên bánh xe so với vận tốc
chuyển động dời chỗ của trục của bánh xe, và so với mặt đường:

Xét chuyển động của một điểm trên biên bánh xe chuyển động lăn trên mặt
đường. chẳng hạn như bánh xe lăn trên mặt đường với vận tốc chuyển động dời chỗ của
trục xe so với mặt đường là 70 km/giờ, thì tại thời điểm mà điểm trên biên bánh xe đang
xét chạm mặt đường thì vận tốc chuyển động dời chỗ của điểm này so với mặt đường là
bằng 0 km/giờ và vận tốc chuyển động dời chỗ của trục xe so với mặt đường là 70km/giờ
và điểm trên biên trên của bánh xe đối diện với điểm trên biên bánh xe chạm đất có vận
tốc chuyển động dời chỗ là 140km/giờ so với mặt đường (một đoạn ngắn trong thời gian
ngắn có thể xem như một vận tốc chuyển động thẳng), như vậy mỗi điểm trên biên bánh
xe có vận tốc chuyển động dời chỗ khác nhau so với mặt đường và vận tốc chuyển động
dời chỗ của điểm đó bằng 0km/giờ khi điểm này chạm mặt đường (vì mặt đường luôn
đứng yên và bánh xe có ma sát nghỉ với mặt đường), sau đó điểm này tăng dần vận tốc
chuyển động dời chỗ đến trị số vận tốc lớn nhất là vận tốc chuyển động dời chỗ ở đỉnh
biên trên đối diện với điểm chạm đất rồi sau đó chậm dần lại đến khi điểm này chạm đất,
và các chu kỳ kế tiếp cứ lập đi lập lại như vậy, do đó mỗi điểm trên biên bánh xe sẽ luôn
chuyển động có gia tốc tăng dần và giảm dần xen kẽ nhau so với hệ quy chiếu là mặt
đường, với hình chiếu từ trên nhìn xuống lộ trình của một điểm trên bánh xe có dạng như
một vật thể ở trạng thái đứng yên rồi chuyển động nhanh dần sau đó chuyển động chậm
dần rồi đứng yên và cứ tiếp tục như vậy.

Tuy nhiên nếu lấy chính phương và vận tốc chuyển động dời chỗ của trục bánh xe
đang chuyển động làm hệ quy chiếu, thì hai phía biên trên và dưới của bánh xe sẽ có một
biên có chuyển động dời chỗ ngược chiều và một biên có chuyển động cùng chiều với
chiều chuyển động dời chỗ của bánh xe, chính sự khác biệt có tính tuyệt đối so với sự
chuyển động dời chỗ của bản thân bánh xe tạo nên hiệu ứng của vật thể vừa có chuyển
động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ sẽ được nêu bên dưới.

Như vậy chuyển động lăn của bánh xe bao gồm chuyển động quay tròn và chuyển
động dời chỗ, và cách chuyển động lăn của bánh xe là loại chuyển động có tính bất đối
xứng từ trong nội tại bản thân của bánh xe.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 8


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

c. Lộ trình của một điểm trên biên bánh xe vạch ra trong không gian khi bánh xe lăn
trên mặt đường:

Xem xét lộ trình chuyển động của một điểm trên bánh xe theo mặt phẳng có
phương là mặt phẳng của bánh xe, và lộ trình này được ghi lại bằng cách gắn một cây
viết vào một điểm trên biên của bánh xe, cây bút đặt vuông góc với mặt phẳng của bánh
xe, đặt đầu viết lên một mặt phẳng song song với mặt phẳng của bánh xe, cho bánh xe
chuyển động chậm trên mặt đất để dầu bút ghi lại lộ trình chuyển động của một điểm trên
biên của bánh xe, sau khi ghi lại lộ trình, quan sát lộ trình này sẽ thấy có dạng là những
vòm cong nối tiếp nhau với chân của vòm cong là điểm mà bánh xe chạm đất, như vậy có
một sự bất đối xứng trong chuyển động của bánh xe tức là chuyển động lăn gồm chuyển
động quay tròn của bánh xe và chuyển động về phía trước của bánh xe, và chuyển động
bất đối xứng này có mang lại điều gì khác biệt về mặt trọng lượng so với giả sử bánh xe
chuyển động không lăn mà trượt trên mặt băng, hoặc so với bánh xe chỉ quay tròn tại chỗ
(không chạm đất) mà không có chuyển động dời chỗ. Tức là xem xét “trọng lượng nghỉ”
của bánh xe mà “trọng lượng nghỉ” của bánh xe là trọng lượng mà bánh xe không có
chuyển động quay tròn và không có chuyển động dời chỗ, còn trọng lượng động của bánh
xe là trọng lượng mà bánh xe có được khi bánh xe có thêm chuyển động quay tròn hoặc
bánh xe vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ, như vậy định nghĩa
về trọng lượng nghỉ và trọng lượng động của một vật sẽ được nêu như bên dưới.

Về vận tốc chuyển động của một điểm trên biên bánh xe theo lộ trình này thì khi
lấy vận tốc chuyển động dời chỗ của bánh xe làm vận tốc so sánh thì điểm ở biên trên
luôn chuyển động chậm hơn điểm biên dưới ở phía chạm mặt đất nếu lấy đường thẳng
chuyển động của trục làm hệ quy chiếu, do đó lực ly tâm của những phần tử bánh xe ở
phía biên chạm mặt đất sẽ lớn hơn lực ly tâm của những phần tử bánh xe ở phía biên đối
diện với biên trên, như vậy sẽ xuất hiện sự bất đối xứng ly tâm của các phần tử trong thân
bánh xe khi xe lăn bánh và điều này sẽ dẫn đến là bánh xe có tổng các lực ly tâm có
phương và chiều là phương vuông góc với mặt đất và có chiều là hướng xuống mặt đất,
và tổng lực ly tâm này sẽ làm bánh xe tăng trọng lượng khi bánh xe có chuyển động lăn
trên mặt đường, đây là hiệu ứng của chuyển động của vật thể vừa chuyển động quay tròn
vừa chuyển động dời chỗ với trục quay tròn của vật thể vuông góc với phương chuyển
động dời chỗ của vật thể, hiệu ứng này sẽ được làm rõ hơn qua các phân tích ở các phần
sau.

d. Định nghĩa về trọng lượng nghỉ của một vật hay khối lượng hấp dẫn nghỉ của vật
thể:

Theo phân tích chuyển động lăn bánh của bánh xe nêu trên thì bánh xe khi lăn
bánh trên mặt đường sẽ có trọng lượng nặng hơn so với trọng lượng của bánh xe đứng
yên không có chuyển động quay tròn và không có chuyển động dời chỗ. Vì vậy có thể
định nghĩa trọng lượng của một vật không có chuyển động quay và không có chuyển
động dời chỗ, hay gọi tắt là trọng lượng nghỉ của vật thể hay khối lượng hấp dẫn nghỉ của
một vật thể như sau:

“Trọng lượng nghỉ hay khối lượng hấp dẫn nghỉ của một vật là trọng lượng của vật đó
được sinh ra do lực hấp dẫn của thiên thể hấp dẫn chứa vật đó tác động lên vật đó khi vật
đó không có chuyển động quay tròn hay không có chuyển động dời chỗ so với thiên thể
hấp dẫn vật thể đó làm hệ quy chiếu”.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 9


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

e. Khái niệm và định nghĩa về khối lượng hữu hướng chung của vật thể tức cũng là
trọng lượng động của một vật hay khối lượng hấp dẫn động của vật thể:

- Khái niệm về khối lượng hữu hướng chung của vật thể tức cũng là trọng lượng động
của một vật hay khối lượng hấp dẫn động của vật thể:

Như đã biết khi vật thể chuyển động có gia tốc chuyển động dời chỗ thì sinh ra
khối lượng quán tính gia tốc của vật thể tùy và khối lượng này mang tính có hướng và
hướng này tùy thuộc theo chiều gia tốc của vật thể, trong đó hướng của khối lượng gia
tốc chuyển động dời chỗ của vật thể sẽ trùng với phương và cùng chiều với chiều chuyển
động dời chỗ của vật thể khi vật thể chuyển động dời chỗ với gia tốc tăng vận tốc, ngược
lại hướng của khối lượng gia tốc chuyển động dời chỗ của vật thể sẽ trùng với phương và
ngược chiều với chiều chuyển động dời chỗ của vật thể khi vật thể chuyển động dời chỗ
với gia tốc giảm vận tốc.

Và khi vật thể chuyển động dời chỗ theo đường cong thì sẽ xuất hiện khối lượng
quán tính ly tâm lên vật thể và khối lượng này mang tính có hướng và hướng này tùy
thuộc theo đường cong và vận tốc chuyển động dời chỗ theo đường cong đó của vật thể,
và hướng của khối lượng quán tính ly tâm sẽ có hướng từ tâm của đường cong mà vật thể
đi qua tâm đối xứng của vật thể ra phía xa tâm đường cong lộ trình chuyển động dời chỗ
của vật thể.

*Ghi chú: Các loại khối lượng có hướng trên được gọi là khối lượng hữu hướng trong
tiếng Việt. Vì trong tiếng Việt nhằm tránh sự trùng lập với từ có do từ có thường được sử
dụng một cách thông dụng, chẳng hạn như tránh được cách viết như: Khi vật thể chuyển
động dời chỗ theo đường cong vật thể sẽ có khối lượng có hướng của vật thể có hướng
hướng về phía ra xa tâm đường cong lộ trình chuyển động dời chỗ của vật thể, cách viêt
này sẽ tạo nên sự lặp lại do việc dùng từ có, việc dùng từ hữu hướng thay vì từ có hướng
là vì lý do này.

Và khi vật thể ở trong môi trường hấp dẫn của một thiên thể hấp dẫn thì vật thể sẽ
có khối lượng hấp dẫn, khối lượng hấp dẫn này có hướng hướng về phía tâm của thiên
thể hấp dẫn.

Ngoài ra còn một loại khối lượng mang tính có hướng khác của vật thể nữa là loại
khối lượng xuất hiện khi vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời
chỗ, khối lượng này sẽ được đề cập ở những phần sau.

Các loại khối lượng mang tính có hướng trên hay gọi là các loại khối lượng hữu
hướng trên có một đặc tính là chúng có tính cộng với nhau, tức là khi các hướng của khối
lượng hữu hướng cùng xuất hiện trên một vật thể thì khối lượng hữu hướng thành phần
có thể khử bớt nhau hoặc công lại với nhau để khối lượng hữu hướng chung của vật thể
có thể giảm xuống hoặc tăng lên hoặc đổi phương chiều so với khối lượng hữu hướng
thành phần của vật thể.

Như vậy có thể định nghĩa khối lượng hữu hướng cung của vật thể như bên dưới.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 10


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

- Định nghĩa về khối lượng hữu hướng chung của vật thể tức cũng là trọng lượng
động của một vật hay khối lượng hấp dẫn động của vật thể:

“Khối lượng hữu hướng chung của một vật thể có chuyển động trong một môi trường hấp
dẫn là vec tơ tổng của các vec tơ khối lượng hữu hướng thành phần của một vật thể với
các vec tơ khối lượng thành phần là vec tơ khối lượng hấp dẫn, vec tơ khối lượng quán
tính gia tốc, vec tơ khối lượng quán tính ly tâm, và vec tơ khối lượng quán tính
Boomerang của vật thể”. (Vui lòng xem khối lượng quan tính Boomerang của vật thể ở
các phần sau).

f. Trạng thái trọng lượng của bánh xe khi bánh xe lăn bánh:

Hình vẽ bánh xe và lộ trình mà một điểm trên biên bánh xe vạch ra khi bánh xe lăn, lộ
trình này cho thấy khi bánh xe lăn thì bánh xe có trọng lượng nặng hơn so với trọng
lượng của bánh xe ở trạng thái nghỉ.

Xét lại một điểm trên biên của bánh xe khi xe lăn bánh thì điểm này sẽ vạch thành
lộ trình trong không gian gồm những hình vòm nối tiếp nhau với các chân vòm chạm mặt
đất, và mái vòm là đường cong có bán kính đường cong lớn hơn chân vòm, đồng thời
phần mái ở đoạn mái vòm chuyển động dời chỗ của điểm đó sẽ có vận tốc chậm và cùng
chiều so với chuyển động dời chỗ của bánh xe, và ngược lại ở đoạn phía chân vòm thì
chuyển động dời chỗ của điểm đó sẽ có chiều ngược chiều với chiều chuyển động dời
chỗ của trục bánh xe. Do đó so sánh hai cung tròn mà điểm đang xét chuyển động qua
cung đường cong ở vị trí bánh xe xe tiếp xúc với mặt đất thì lực quán tính ly tâm sẽ lớn
hơn nhiều so với lực quán tính ly tâm khi điểm đang xét chuyển động qua cung đường
cong ở đỉnh mái vòm, vì cung đường cong ở phía chạm mặt đất có bán kính cong rất nhỏ
so với cung đường cong phía đỉnh mái vòm, nên điểm đang xét sẽ có trạng thái bị kéo
xuống mặt đất khi chuyển động qua đoạn cung tròn phía chạm mặt đất và bị kéo yếu hơn
nhiều lên phía trên khi điểm đang xét chuyển động qua đoạn cung tròn mái vòm, lực tổng
hợp của các lực quán tính ly tâm của tất cả các phần tử trên bánh xe khi bánh xe chuyển
động thì sẽ tạo thành một lực quán tính của vật thể vừa có chuyển động, trong trường hợp
này vì mặt đường tạo sự cản không cho bánh xe tiến về phía lòng đất, nên lực này sẽ làm
tăng trọng lượng cho bánh xe, phân tích theo theo nguyên lý này sẽ cho thấy khi bánh xe
chuyển động lăn với vận tốc càng lớn thì trọng lượng bánh xe càng tăng nặng hơn, và khi
hai bánh xe có cùng trục ngoặc cua thì bánh xe phía xa tâm của đường cong ngoặc cua sẽ
có trọng lượng nặng hơn bánh xe nằm phía trong gần tâm của đường cong.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 11


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Vì vậy lực tổng hợp tác động lên bánh xe khi bánh xe chuyển động hay còn gọi là
lực quán tính của vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ, lực
này sẽ có phương là phương đường cao của hình vòm mà một điểm trên biên của bánh xe
vạch ra và có chiều là chiều hướng từ mái vòm về phía chân vòm. Lực này có thể gọi là
lực quán tính của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ hay có thể gọi là lực quán tính
Boomerang và sẽ được phân tích thêm ở phần lực quán tính Boomerang.

Vì khi vật thể quay tròn có chuyển động dời chỗ (trừ cách chuyển động theo dạng
chuyển động của viên đạn xoáy là chuyển động quay tròn có mặt phẳng vuông góc với lộ
trình di chuyển và di chuyển theo đường thẳng) thì vật thể chuyển động luôn có một biên
có chuyển động cùng chiều và một biên đối diện có chuyển động trái chiều với chiều
chuyển động dời chỗ của vật thể, so sự bất đối xứng này sẽ làm lực quán tính của vật thể
vừa chuyển động quay tròn vừa chuyển động dời chỗ có hướng hướng về phía biên của
vật thể có chuyển động ngược chiều so với chiều chuyển động dời chỗ của vật thể, và
một điểm trên biên của vật thể luôn vạch thành những hình vòm gối lên nhau với chân
vòm và mái vòm hướng theo hai hướng ngược chiều nhau và xen kẻ nhau, và chính nhờ
vạch nên những đường cong trong không gian như vậy nên sẽ xuất hiện lên vật thể lực
của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ có hướng hướng về phía chân vòm và có độ
lớn phụ thuộc vào vận thốc chuyển động quay tròn của vật thể so với phương chuyển
động dời chỗ của vật thể.

Qua các phân tích và các hiệu ứng xuất hiện trên vật thể vừa có chuyển động quay
tròn vừa có chuyển động dời chỗ nêu trên, kết luận sẽ được rút ra là cơ học chất điểm của
Newton sẽ không còn đúng trong trường hợp vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa
có chuyển động di chuyển như chuyển động của bánh xe trên mặt đường, như chuyển
động của Boomerang, chuyển động của các thiên thể trong vũ trụ vì tất cả các các thiên
thể trong vũ trụ đều luôn có chuyển động vừa quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ,
mặt khác vật chất được cấu tạo bởi các hạt cơ bản và các hạt cơ bản luôn có chuyển động
quay tròn như hạt nhân nguyên tử và các hạt cơ bản cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử, nên
khi vật thể có thêm chuyển động dời chỗ thì các hạt nhân nguyên tử và các hạt cơ bản sẽ
trở thành những vật vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ, vì vậy
do chúng đều là những vật chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ nên chúng sẽ không
tuân theo định luật 1 của Newton, tức là định luật 1 của Newton đã không còn đúng đối
trường hợp vật có thêm chuyển động quay tròn, các mẫu thí nghiệm được nêu ra ở phần
sau sẽ được làm rõ hơn kết luận này.

Và sự phát sinh thay đổi trạng thái trọng lượng bánh xe khi bánh xe lăn theo các
vận tốc khác nhau này có được là do sự bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn của
hạt cơ bản cấu tạo nên vật chất bánh xe trong quá trình bánh xe lăn bánh nên đã sinh ra
hiệu ứng làm thay đổi trạng thái trọng lượng của bánh xe, vấn đề sự bảo toàn trạng thái
chuyển động của các hạt cơ bản khi bánh xe lăn bánh hay khi vật thể chuyển động sẽ
được nêu ra chi tiết ở các phần sau.

g. Lộ trình của một điểm trên biên của vật thể quay tròn khi vật thể vừa có chuyển
động quay tròn vừa chịu áp đặt chuyển động dời chỗ theo lộ trình cong:

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 12


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Hình Lộ trình của một điểm trên biên đĩa tròn vạch ra khi đĩa tròn vừa có chuyển động
quay tròn vừa chịu áp đặt chuyển động theo một quỹ đạo tròn. Với chuyển động quay
tròn của đĩa tròn cùng chiều với chiều chuyển động của nó theo quỹ đạo tròn.

Hình Lộ trình của một điểm trên biên đĩa tròn vạch ra khi đĩa tròn vừa có chuyển động
quay tròn vừa chịu áp đặt chuyển động theo một quỹ đạo tròn. Với chuyển động quay
tròn của đĩa tròn ngược chiều với chiều chuyển động của nó theo quỹ đạo tròn.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 13


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Gần giống như bánh xe chuyển động lăn trên mặt đất, lộ trình của một điểm trên
biên của vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ theo lộ trình
cong, (xét trường hợp đơn giản là vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa chịu áp đặt
chuyển động dời chỗ theo lộ trình cong với trục quay của chuyển động quay tròn của vật
thể song song với trục tâm chuyển động quỹ đạo cong) thì vật thể sẽ có hai dạng chuyển
động với dạng thứ nhất là dạng những hình vòm gối lên nhau với chân vòm có hình giọt
nước và chân vòm hướng vào tâm đường cong khi chiều quay tròn của vật thể cùng chiều
với chiều chuyển động dời chỗ theo đường cong của vật thể, và dạng thứ hai là dạng
những vòm cong gối lên nhau với chân vòm có hình giọt nước và chân vòm hướng ra
phía xa tâm đường cong khi chiều quay tròn của vật thể ngược chiều với chiều của
chuyển động dời chỗ theo đường cong của vật thể.

Hai dạng chuyển động khác nhau như vừa nêu sẽ sinh ra hiệu ứng khác nhau lên
vật thể, và khác hẳn với hiệu ứng ly tâm xuất hiện khi vật thể không có chuyển động
quay tròn mà chỉ có chuyển động theo lộ trình cong. Ở dạng chuyển động thứ nhất thì
một lực xuất hiện trên vật thể trong quá trình vật thể chuyển động như vậy, và lực này
hướng về phía tâm đường cong chuyển động của vật thể, ở dạng chuyển động thứ hai thì
một lực xuất hiện trên vật thể trong quá trình vật thể chuyển động như vậy, và lực này
hướng về phía ra xa tâm đường cong chuyển động của vật thể. Trong hai trường hợp này
thì tổng các lực xuất hiện lên vật thể ở trường hợp thứ nhất sẽ lớn hơn lực quán tính ly
tâm khi vật thể chuyển động theo cùng đường cong và cùng vận tốc chuyển động dời chỗ,
còn trong trường hợp thứ hai thì tổng các lực xuất hiện lên vật thể ở trường hợp thứ hai sẽ
nhỏ hơn lực quán tính ly tâm khi vật thể chuyển động theo cùng đường cong và cùng vận
tốc chuyển động dời chỗ, có nghĩa là ở trường hợp thứ nhất vật thể bị kéo ra xa tâm
đường cong chuyển động yếu hơn so với vật thể chuyển động cong đối chứng với vật thể
đối chứng không có chuyển động quay tròn, và ở trường hợp thứ hai thì vật thể bị kéo ra
xa tâm đường cong chuyển động mạnh hơn so với vật thể chuyển động cong đối chứng
với vật thể đối chứng không có chuyển động quay tròn.

5. Tính bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn sẵn có của vật thể khi vật
thể chịu áp đặt chuyển động theo một đường cong, và hệ quả từ tính bảo toàn
trạng thái chuyển động quay tròn của vật thề khi vật thể chịu áp đặt chuyển
động theo lộ trình cong:

a. Mô hình thực nghiệm với mẫu hình vật thể vật chất chứa một nguyên tử và một la
bàn bị áp đặt chuyển động theo lộ trình cong:

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 14


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Hình hiện tượng của hiệu ứng giữ phương của kim la bàn khi la bàn bị áp đặt chuyển
động cong giống với hiện tượng của hiệu ứng một đĩa tròn có khả năng quay tròn tự do
bị áp đặt chuyển động theo đường cong thì đĩa tròn cố gắng duy trì trạng thái chuyển
động quay tròn sẵn có của nó, trong trường hợp này trạng thái không có chuyển động
quay tròn ban đầu sẵn có của nó, từ hai hiện tượng này có thể nhận ra nguyên tử bảo
toàn trạng thái chuyển động quay tròn khi vật thể chứa nguyên tử đó bị áp đặt chuyển
động theo một lộ trình cong.

- Mô hình thực nghiệm biểu tượng vật thể hình vuông ( biểu tượng cho một phần tử
điểm) chứa một “nguyên tử tròn” là một đĩa tròn có khả năng chuyển động quay
tròn tự do, với mặt phẳng của “vật thể hình vuông” song song với mặt phẳng đĩa
tròn, và mặt phẳng của “nguyên tử tròn” trùng với mặt phẳng tạo ra bởi đường
cong mà “nguyên tử tròn” chuyển động dời chỗ:

Một hình vuông biểu tượng cho một phần tử điểm (vui lòng xem thêm phần tử
điểm ở mục khái niệm phần tử điểm) của vật thể vật chất, trên phần tử điểm hình vuông
này là một đĩa có khả năng quay tròn tự do/hoặc có chuyển động quay tròn sẵn có so với
vật thể hình vuông, đĩa tròn biểu thị cho một nguyên tử, mô hình mẫu này còn có thể hình
dung như như một vật thể vật chất hình vuông chứa một nguyên tử duy nhất để tiện diễn
giải.

“Phần tử điểm hình vuông” với “đĩa tròn nguyên tử” mô hình được gắn lên một đầu thanh
quay với mặt phẳng của hình vuông và đĩa tròn song song nhau và song song với mặt đất,
thanh quay có thể quay để tạo ra cho “vật thể hình vuông” chuyển động theo một quỹ đạo
cong tròn với mặt phẳng của quỹ đạo tròn song song với mặt đất, và phương chuyển động
dời chỗ của “phần tử điểm hình vuông” luôn có phương theo phương lộ trình chuyển
động dời chỗ của “phần tử điểm hình vuông”, vì vậy phương của thân “phần tử điểm hình
vuông” cũng là phương chuyển động dời chỗ của chính nó, vì vậy khi quay thanh quay
thì sẽ xuất hiện trạng thái quay tròn phát sinh thêm giữa “nguyên tử đĩa tròn” và phương

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 15


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

chuyển động dời chỗ của “nguyên tử đĩa tròn” tức là xuất hiện trạng thái quay tròn phát
sinh thêm giữa “nguyên tử đĩa tròn” và thân “phần tử điểm hình vuông” chứa “nguyên tử
đĩa tròn” đó.

Và trạng thái quay tròn phát sinh thêm giữa “nguyên tử đĩa tròn” và thân “phần tử
điểm hình vuông” chứa “nguyên tử đĩa tròn” đó sẽ không xuất hiện khi “phần tử điểm
hình vuông” đứng yên hoặc chuyển động theo lộ trình đường thẳng. Có nghĩa là trạng
thái quay tròn phát sinh thêm giữa “nguyên tử đĩa tròn” và thân “phần tử điểm hình
vuông” chứa “nguyên tử đĩa tròn” sẽ xuất hiện khi “phần tử điểm hình vuông” chuyển từ
chuyển động dời chỗ theo đường thẳng sang lộ trình chuyển động theo đường cong, và
với cùng vận tốc chuyển động dời chỗ thì trạng thái quay tròn phát sinh thêm giữa
“nguyên tử đĩa tròn” và thân “phần tử điểm hình vuông” chứa “nguyên tử đĩa tròn” đó sẽ
càng lớn khi lộ trình chuyển động dời chỗ theo đường cong có bán kính cong càng nhỏ.

- Mô hình thực nghiệm để thấy kim la bàn bảo toàn phương của nó khi la bàn có
chuyển động dời chỗ theo đường cong, cho thấy kim la bàn và “nguyên tử tròn”
cùng có tính bảo toàn trạng thái không có chuyển động quay tròn so với mặt đất
tương tự như nhau và cùng có sự tương tự như nhau là xuất hiện trạng thái chuyển
động quay tròn phát sinh thêm so với phương chuyển động dời chỗ theo đường cong
của chúng:

Cùng trên mô hình nêu trên ở phía đầu kia của thanh quay là một mô hình của
một là bàn tròn với kim nam châm của la bàn luôn luôn giữ phương chuyển động khi la
bàn bị thanh quay áp đặt chuyển động cong, và phương của la bàn được giữa theo
phương của thanh quay.

Khi quay la bàn bởi thanh quay làm la bàn chuyển động dời chỗ cong theo một
cung cong thì kim la bàn sẽ có chuyển động quay ngược chiều với chiều chuyển động dời
chỗ cong của la bàn để luôn giữ phương kim la bàn theo phương nam-bắc và kim la bàn
chỉ về phương bắc. Tương tự như vậy, trên “đĩa tròn nguyên tử” có một chấm đánh dấu
và chấm này hợp với tâm đĩa tròn tạo thành phương nam-bắc và dấu chấm trên đĩa tròn
chỉ về phương bắc, khi quay “đĩa tròn nguyên tử” một cung thì phương giữa tâm và dấu
chấm trên đĩa tròn luôn giữ phương nam-bắc và dấu chấm luôn chỉ về phương bắc, đồng
thời “đĩa tròn nguyên tử” có chuyển động quay tròn ngược chiều với chiều chuyển động
dời chỗ “vật thể hình vuông chứa “nguyên tử đĩa tròn” khi lấy phương chuyển động dời
chỗ của “vật thể hình vuông” làm hệ quy chiếu. Bỏ qua ma sát đối với đĩa tròn thì hai
hiện tượng này có tính chất giữ phương hay nói cách khác là kim la bàn và “đĩa tròn
nguyên tử” giữ nguyên trạng thái phương ban đầu tức trạng thái không có chuyển động
quay tròn so với mặt đất của chúng khi la bàn hay “đĩa tròn nguyên tử” bị áp đặt chuyển
động theo lộ trình cong trong trường hợp này.

Sự giống nhau giữa hai hiện tượng trên với một bên là đĩa tròn duy trì trạng thái
đứng yên hay chuyển động quay tròn sẵn có của nó khi biểu tượng hình vuông bị áp đặt
chuyển động theo đường cong, và một bên là kim nam châm la bàn luôn luôn giữ nguyên
trạng thái giữ phương của nó khi la bàn bị áp đặt chuyển động theo đường cong, nếu
không có ma sát ở vòng bi và ma sát với không khí thì hai hiện tượng này hoàn toàn có
tính như nhau, trong đó một bên là “đĩa tròn nguyên tử” bảo toàn trạng thái không có
chuyển động quay so với mặt đất hoặc trạng thái chuyển động quay tròn sẵn có so với
mặt đất (nếu đĩa tròn có chuyển động quay tròn với vận tốc quay tròn đều nhất định so

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 16


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

với mặt đất) khi “vật thể hình vuông” bị áp đặt chuyển động cong, và bên kia là la bàn
bảo toàn phương của kim la bàn khi la bàn bị áp đặt chuyển động cong. Qua hai hiện
tượng trong thí nghiệm này cho thấy có thể nhận ra phần nào về tính bảo toàn trạng thái
chuyển động quay tròn tự nhiên của nguyên tử khi vật thể chứa các nguyên tử đó bị áp
đặt chuyển động theo lộ trình cong.

Như vậy nếu xem đĩa tròn là một nguyên tử và hình vuông là một phần tử điểm
chứa vừa vặn nguyên tử đó thì khi “phần tử điểm hình vuông” này bị áp đặt chuyển động
cong với phương của phần tử điểm luôn trùng với phương chuyển động dời chỗ của vật
thể (trong trường hợp vật thể không có chuyển động quay tròn) thì trạng thái chuyển
động quay tròn sẵn có của “nguyên tử đĩa tròn” ( hoặc trạng thái không quay tròn sẵn có
của đĩa tròn so với mặt đất) sẽ bảo toàn khi “phần tử điểm hình vuông” có chuyển động
cong.

b. Tính trừ và cộng vận tốc quay tròn của vật thể/hạt có khả năng chuyển động quay
tròn tự do khi vật thể đó bị áp đặt chuyển động theo quỹ đạo cong:

Hình đĩa tròn bị áp đặt chuyển động một cung tròn có góc bao nhiêu thì đĩa tròn chuyển
động theo chiều ngược lại với góc bấy nhiêu, tức vận tốc góc của đĩa tròn bị áp đặt
chuyển động trên cung tròn bằng đúng với vận tốc góc chuyển động quay tròn của của
đĩa tròn theo chiều ngược lại.

Mô hình thực nghiệm cho thấy tính bảo toàn trạng thái quay tròn hoặc không
quay tròn ban đầu của vật thể khi vật thể có khả năng chuyển động quay tròn tự do
chuyển động theo một cung đường cong, trong đó mô hình gồm một đĩa tròn có khả năng
quay tròn tự do nhờ cơ cấu vòng bi và trục ở giữa tâm của đĩa tròn, trục của đĩa tròn được
gắn vào một đầu thanh quay với mặt phẳng tạo bởi sự quay của thanh quay và mặt phẳng

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 17


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

của đĩa tròn song song nhau và song song với mặt đất, đầu kia của thanh quay gắn vào cơ
cấu vòng bi và trục thanh quay để thanh quay có thể quay tròn song song với mặt đất.

Quay thanh quay làm vật thể đĩa tròn bị áp đặt chuyển động cong theo một cung
đường cong với vận tốc góc của thanh quay đó bao nhiêu thì vật thể sẽ có chuyển động
quay tròn theo chiều quay ngược với chiều chuyển động dời chỗ của vật thể theo đường
cong, với vận tốc góc chuyển động quay tròn của vật thể luôn bằng vận tốc góc của thanh
quay khi lấy phương đường cong chuyển động dời chỗ theo lộ trình cong của tâm đĩa tròn
làm hệ quy chiếu.

Tạo một vận tốc chuyển động quay tròn đều ban đầu cho đĩa tròn, sau đó quay
thanh quay theo hai chiều khác nhau, quan sát, khi chuyển động dời chỗ của đĩa tròn cùng
chiều với chiều chuyển động quay tròn của đĩa tròn thì vận tốc quay tròn của đĩa tròn so
với phương chuyển động dời chỗ của đĩa tròn giảm đi, với vận tốc mới của đĩa tròn so với
phương chuyển động dời chỗ theo đường cong của đĩa tròn là vận tốc góc ban đầu của đĩa
tròn trừ cho vận tốc góc của thanh quay, ngược lại khi chuyển động dời chỗ của đĩa tròn
cùng ngược chiều với chiều chuyển động quay tròn của đĩa tròn thì vận tốc quay tròn cũa
đĩa tròn so với phương chuyển động dời chỗ của đĩa tròn tăng lên, với vận tốc mới của
đĩa tròn so với phương chuyển động của đĩa tròn là vận tốc góc ban đầu của đĩa tròn cộng
với vận tốc góc của thanh quay, trong cả hai trường hợp này vận tốc quay tròn của đĩa
tròn luôn không thay đổi so với mặt đất khi đĩa tròn có chuyển động dời chỗ theo đường
cong bất kỳ theo chiều nào hay vận tốc chuyển động dời chỗ nào (bỏ qua ma sát).

Nói theo cách khác nữa là khi vật thể này bị áp đặt chuyển động theo quỹ đạo tròn
n vòng thì đĩa tròn sẽ quay tròn đúng n vòng với chiều quay của đĩa tròn theo chiều
ngược lại với chiều mà đĩa tròn bị áp đặt chuyển động cong.

c. Với cùng vận tốc chuyển động dời chỗ của vật thể thì sự thay đổi vận tốc chuyển
động quay tròn của vật thể so với phương chiều chuyển động của vật thể phụ thuộc
vào bán kính cong chuyển động dời chỗ của vật thể, tức phụ thuộc vào khoảng cách từ
vật thể đến tâm đường cong chuyển động dời chỗ của vật thể:

Nhờ tính bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn ban đầu sẵn có của vật thể khi
vật thể đó chịu áp đặt chuyển động theo lộ trình cong nên sẽ tạo ra hệ quả là:

“Với cùng một vận tốc chuyển động dời chỗ theo quỹ đạo cong thì khi vật thể có chuyển
động quay tròn sẵn có càng ở xa tâm của đường cong quỹ đạo chuyển động dời chỗ của
vật thể thì vận tốc chuyển động quay tròn phát sinh thêm của đĩa tròn so với phương
chuyển động dời chỗ của nó càng nhỏ đi, và với cùng vận tốc chuyển động dời chỗ theo
lộ trình cong thì lực quán tính Boomerang vật thể càng nhỏ đi khi vật thể quay tròn đó
càng ở xa tâm của lộ trình chuyển động dời chỗ theo đường cong của vật thể”.

Tính bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn ban đầu sẵn có của vật thể khi vật
thể đó chịu áp đặt chuyển động theo đường cong là quán tính chuyển động quay tròn của
vật thể, quán tính chuyển động quay tròn của vật thể giúp duy trì trạng thái chuyển động
quay tròn sẵn có của vật thể khi vật thể bị áp đặt di chuyển theo một lộ trình cong, quán
tính này còn có thể được gọi là quán tính góc và quán tính góc giúp vận tốc góc của vật
thể được duy trì khi vật thể bị áp đặt theo mọi lộ trình chuyển động cong với mọi phương
chiều và mọi vận tốc chuyển động dời chỗ khác nhau.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 18


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Quán tính góc của vật thể xuất xứ từ sự bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn
tự nhiên của các hạt cơ bản ( tức chuyển động quay tròn tự nhiên của nguyên tử khi lấy
nguyên tử làm đại diện cho các hạt cơ bản) khi vật thể chứa các hạt cơ bản chịu áp đặt
chuyển động dời chỗ (tức chuyển động cong, vì chuyển động trong vũ trụ đều là những
chuyển động theo những đường cong), và có thể hình dung qua chuyển động dời chỗ của
một phần tử chứa một nguyên tử, do khi vật thể chịu áp đặt chuyển động theo đường
cong thì quán tính góc giữa nguyên tử và phần tử điểm chứa nguyên tử sẽ sinh ra và tạo
ra lực quay tác động làm quay phần tử điểm đó, các lực quay có được của các phần tử
chứa các nguyên tử trên thân vật thể sẽ làm vật thể quay theo.

6. Khái niệm về trạng thái so sánh giữa trạng thái chuyển động quay tròn của
một nguyên tử/hạt cơ bản với phương lộ trình chuyển động của phần tử điểm
chứa hạt nguyên tử/ hạt cơ bản đó:

a. Khái niệm và định nghĩa về phần tử điểm trên thân vật thể và phương chuyển động
dời chỗ là phương của thân phần tử điểm:

Vì sao cần có khái niệm phần tử điểm:

Tuy trong vật lý đã thường dùng khái niệm chất điểm, với chất điểm là hoặc khối
điểm là khái niệm vật lý chỉ những vật có khối lượng và thể tích có thể bỏ qua trong quá
trình khảo sát chúng, nhưng do các khảo sát trong nghiên cứu này về những phần tử nhỏ
như những phần tử của vật thể vật chất chứa vừa vặn một nguyên tử, một hạt cơ bản… và
luôn có sự quan tâm đến khối lượng động của phần tử đó, tức luôn quan tâm đến khối
lượng khác nhau khi phần tử đó có sự chuyển động, đồng thời luôn quan tâm đến phương
của của phần tử đó so với phương chuyển động dời chỗ của phần tử đó… vì vậy khái
niệm phần tử điểm cần thiết được nêu ra để có thể hình dung, phân tích và nhận ra được
sự vận động của các nguyên tử/hạt cơ bản khi phần vật chất chứa chúng có sự thay đổi
chuyển động.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 19


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Hình vẽ một nguyên tử thay đổi trạng thái chuyển động quay tròn của nó so với phương
chuyển động của nó khi phần tử điểm chứa nguyên tử chuyển từ lộ trình chuyển động dời
chỗ theo đường thẳng sang lộ trình chuyển động theo đường cong cho thấy tính độc lập
chuyển động quay tròn của nguyên tử không phụ thuộc vào lộ trình chuyển động dời chỗ
của nguyên tử.

- Khái niệm phần tử điểm:

Khái niệm này dùng để hình dung chuyển động quay tròn của các nguyên tử/hạt
cơ bản so với phương chuyển động dời chỗ của thân phần tử vật chất chứa vừa vặn hạt cơ
bản cần xét tại thời điểm cần xét khi vật thể chứa hạt cơ bản có chuyển động cong có gia
tốc hoặc không có gia tốc. Tuy nhiên do việc phân tích để tìm hiểu nguồn gốc của lực
quán tính gia tốc, lực ly tâm, lực hấp dẫn, lực quán tính Boomerang chỉ cần dùng đến
khái niệm trạng thái chuyển động quay tròn của nguyên tử là đủ để phân tích nên các
phần bên dưới sẽ dùng phần lớn khái niệm phần tử điểm của nguyên tử.

Khi vật thể có chuyển động cong hoặc vật thể có chuyển động quay tròn thì các
điểm trên thân vật thể không có vận tốc chuyển động như nhau và các điểm đó cũng
chuyển động theo các cung cong có độ dài khác nhau trong cùng một khoảng thời gian,
do đó cần xét riêng vận tốc quay tròn của các hạt cơ bản so với chính phần tử vật chất
chứa hạt cơ bản, nhưng vì điểm không phải là khái niệm thuộc về vật chất mà chỉ là một
khái niệm hình học, do đó phần tử vật chất chứa đúng một hạt cơ bản cần xét là một khái
niệm vật chất và là một thể tích vật chất chứa vừa vặn đúng một hạt cơ bản cần xét hoặc
chứa vừa vặn một nguyên tử cần xét, và phần tử điểm được dùng làm hệ quy chiếu để xét
trạng thái chuyển động quay tròn của hạt cơ bản hay của nguyên tử chứa trong phần tử
điểm, với phương của thân phần tử điểm luôn trùng với phương chuyển động dời chỗ của
phần tử điểm cần xét đến.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 20


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Mặc khác để đơn giản trong việc hình dung, vì sự vận động của nguyên tử được
tạo nên bởi chuyển động của các hạt cơ bản dưới nguyên tử như chuyển động quay tròn,
chuyển động quỹ đạo, và vì sự vận động của nguyên tử đều kéo theo sự vận động của các
hạt cơ bản một cách đồng bộ, do đó cụm từ “chuyển động quay tròn của nguyên tử” hay
“trạng thái chuyển động quay tròn của nguyên tử” hay “vận tốc chuyển động quay tròn
mới phát sinh của nguyên tử” (vui lòng xem khái niệm và định nghĩa về “vận tốc chuyển
động quay tròn mới phát sinh của nguyên tử khi phần tử điểm có chuyển động cong” ở
phần sau) được dùng để tránh đi sự phức tạp không cần thiết trong nhiều trường hợp mà
không cần phải xem xét đến chuyển động quay tròn hay chuyển động quỹ đạo của các hạt
cơ bản.

Vì vậy để phần lớn các trường hợp không xét riêng lẽ đến chuyển động của từng
loại hạt cơ bản mà sẽ lấy nguyên tử làm đại diện với trạng thái chuyển động quay tròn
của nguyên tử đại diện chung cho sự vận động của các hạt cơ bản. Đồng thời sẽ lấy
phương của thân phần tử điểm có phương trùng với phương chuyển động dời chỗ của
phần tử điểm đó làm hệ quy chiếu để xét trạng thái chuyển động quay tròn của từng
nguyên tử khi phần tử điểm đó có chuyển động dời chỗ. Phần tử điểm tuy là phần tử vật
chất nhưng để dể hình dung cho việc phần tử điểm làm hệ quy chiếu để xem xét chuyển
động quay tròn của các hạt chứa trong phần tử điểm, nên phần tử điểm có thể được hình
dung là phần tử ở trên thân vật thể có dạng như một khung rổng hình khối lập phương
chứa vừa vặn một nguyên tử (hay một hạt cơ bản) và phương của phần tử điểm khối lập
phương này luôn theo phương chuyển động dời chỗ của chính nó.

- Định nghĩa phần tử điểm chứa một nguyên tử/hạt cơ bản trên thân vật thể:

“Phần tử điểm là phần tử vật chất nằm trên thân vật thể và chứa vừa vặn một hạt cơ bản
hay một nguyên tử cần xét đến, phần tử điểm là một hệ quy chiếu để xem xét trạng thái
chuyển động quay tròn của hạt cơ bản hay nguyên tử chứa trong nó, với trạng thái quay
tròn gồm vận tốc, phương và chiều chuyển động quay tròn của hạt cơ bản hay nguyên tử,
và phần tử điểm có tính cố định tại vị trí của nó trên thân vật thể với phương của phần tử
điểm thay đổi theo phương chuyển động dời chỗ của chính phần tử điểm, khi phần tử
điểm có chuyển động dời chỗ theo lộ trình cong thì sẽ có sự thay đổi trạng thái quay tròn
giữa nguyên tử/hạt cơ bản so với phương chuyển động dời chỗ của phần tử điểm tức so
với thân phần tử điểm”.

b. Khái niệm về trạng thái so sánh giữa trạng thái chuyển động quay tròn của một
nguyên tử (hay một hạt cơ bản) và phương chuyển động dời chỗ của phần tử điểm
chứa hạt cơ bản đó làm hệ quy chiếu, hay phương của đường thẳng có hướng chỉ
phương chiều chuyển động của phần tử điểm đó làm hệ quy chiếu:

Vì khi vật thể có chuyển động dời chỗ theo một lộ trình cong thì vận tốc phương
chiều của chuyển động quay tròn tự nhiên của nguyên tử sẽ bảo toàn, do trạng thái
chuyển động quay tròn tự nhiên của nguyên tử được bảo toàn khi vật thể có sự thay đổi lộ
trình chuyển động dời chỗ nên sẽ tạo ra sự khác biệt so sánh giữa nguyên tử và đường
thẳng chỉ phương chiều chuyển động dời chỗ của phần tử điểm chứa nguyên tử đó, tức
tạo ra sự khác biệt so sánh giữa nguyên tử và thân phần tử điểm chứa nguyên tử đó.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 21


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Nếu như thân vật thể không có chuyển động quay tròn như thân máy bay, thân xe,
thân vệ tinh nhân tạo hiện nay thì sự khác biệt so sánh giữa thân các phần tử điểm với các
trạng thái chuyển động quay tròn của nguyên tử chứa trong các phần tử điểm đó có sự
khác biệt không đáng kể, do đó trong những trường hợp này có thể xem các phần tử điểm
có cùng một trạng thái so sánh giữa các thân phần tử điểm và trạng thái chuyển động
quay tròn của các nguyên tử, và các phần tử điểm trên thân vật thể trong những trường
hợp này có cùng trạng thái ly tâm như nhau.

Nhưng đối với vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ
như bánh xe lăn trên mặt đường, quả bóng xoáy chuyển động theo đường cong cầu vòng
hay Boomerang chuyển động trở lại người ném thì mỗi điểm trên thân của những vật thể
này có vận tốc trong không gian không như nhau, và mỗi phần tử điểm sẽ chuyển động
theo lộ trình cong khác nhau với vận tốc chuyển động dời chỗ khác nhau và trạng thái ly
tâm xuất hiện trên mỗi phần tử điểm trong trường hợp này đều khác nhau, do đó trạng
thái chuyển động quay tròn của mỗi nguyên tử so với mỗi phần tử điểm chứa nguyên tử
cũng khác nhau, vì vậy việc lấy mỗi phần tử điểm làm một hệ quy chiếu với phương của
phần tử điểm là phương chuyển động dời chỗ của chính phần tử điểm đó để xem xét
trạng thái chuyển động quay tròn của nguyên tử khi vật thể có chuyển động cong là điều
cần thiết cho các phân tích và tính toán.

c. Khái niệm về trạng thái cân bằng giữa thân phần tử điểm (hay phương chuyển động
dời chỗ của nguyên tử) và chuyển động quay tròn của nguyên tử chứa trong phần tử
điểm được dùng làm mốc quy chiếu để so sánh trạng thái chuyển động quay tròn của
nguyên tử với thân phần tử điểm chứa nó ở các thời điểm không có trạng thái cân
bằng khác:

Để nhận ra sự khác biệt trạng thái của một vật thể như trạng thái chuyển động dời
chỗ đều hay chuyển động dời chỗ có gia tốc hay trạng thái chuyển động quay tròn mà
không có chuyển động dời chỗ hay trạng thái mà có sự phối hợp giữa chuyển động quay
tròn với chuyển động dời chỗ thì cần có trạng thái ổn định để làm mốc so sánh, một trạng
thái ổn định mà nguyên tử không có sự thay đổi trạng thái chuyển động quay tròn so với
phần tử điểm chứa nó để có thể chọn làm trạng thái mốc chẳng hạn như trạng thái của
một phần tử điểm trên thân vật thể không có chuyển động quay tròn và nằm yên trên mặt
đất ở đường xích đạo của trái đất. Ở trạng thái ổn định này nguyên tử sẽ có một giá trị
vận tốc phương chiều chuyển động quay tròn ổn định so với thân phần tử điểm chứa nó,
nên có thể xem trạng thái này là trạng thái mốc để đối chiếu với các trạng thái khác sau
khi vật thể có sự thay đổi trạng thái chuyển động trong môi trường hấp dẫn của trái đất.
Tuy nhiên cũng có thể xem những trạng thái chuyển động khác làm trạng thái mốc khi
xác định được giá trị vận tốc phương chiều chuyển động quay của nguyên tử so với
phương chuyển động dời chỗ của vật thể đó tại thời điểm làm mốc đó.

d. Khái niệm về trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh thêm (hay mới phát sinh)
của nguyên tử/hạt cơ bản so với thân phần tử điểm chứa nguyên tử/hạt cơ bản khi
phần tử điểm đó có chuyển động cong:

Do giữa nguyên tử/hạt cơ bản với thân phần tử điểm chứa chúng ở trạng thái mốc
như trạng thái đứng yên hay các trạng thái chuyển động đều có một giá trị vận tốc
phương chiều chuyển động quay tròn ổn định nhất định, tuy nhiên không cần phải xét

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 22


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

một cách cụ thể vận tốc chuyển động quay tròn thực của nguyên tử/hạt cơ bản so với thân
phần tử điểm chứa chúng vì điều này gây ra những phức tạp và trong phần lớn trường
hợp liên quan đến việc xét lực quán tính ly tâm, lực quán tính gia tốc, lực hấp dẫn sinh ra
trên vật thể không cần phải biết được vận tốc phương chiều thực của các hạt cơ
bản/nguyên tử so với thân phần tử điểm chứa chúng, mà chỉ cần biết đến trạng thái
chuyển động quay tròn mới phát sinh (hay trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh
thêm) khi phần tử điểm trong thân vật thể có chuyển động cong hay chuyển động dời chỗ
có gia tốc, tức là có thể xem nguyên tử/hạt cơ bản như những khối cầu (khối cầu tạo bởi
chuyển động của các hạt nhỏ hơn và chuyển động của các hạt nhỏ hơn tạo thành đám
mây có dạng cầu, trong một số trường hợp khảo sát nguyên tử/hạt cơ bản có thể xem là
khối cầu rắn) và nhờ trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh thêm của nguyên tử/hạt
cơ bản có tính chất như khối cầu rắn này mà có thể tính toán được lực quán tính
Boomerang nguyên tử/hạt cơ bản sinh ra trên nguyên tử/hạt cơ bản đó, vì trạng thái
chuyển động quay tròn phát sinh thêm luôn có phương mặt phẳng chuyển động quay tròn
của nó trùng với phương của mặt phẳng tạo bởi đường cong mà nó chuyển động, và vận
tốc chuyển động quay tròn mới phát sinh nào có giá trị vận tốc góc đúng bằng vận tốc
góc tạo bởi chuyển động theo cung đường cong mà vật thể chuyển động dời chỗ.

Đối với những trường hợp chuyển động của vật thể không có chuyển động quay
tròn thì trạng thái chuyển động quay tròn mới phát sinh của nguyên tử/hạt cơ bản so với
thân phần tử điểm chứa nguyên tử/hạt cơ bản chỉ cần so với phương chuyển động dời chỗ
của vật thể.

Trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh thêm của nguyên tử/hạt cơ bản so với
trạng thái chuyển động của phần tử điểm chứa nguyên tử/hạt cơ bản được dùng đề khảo
sát lực quán tính Boomerang của nguyên tử/hạt cơ bản đó khi phần tử điểm chứa nguyên
tử/hạt cơ bản đó có chuyển động dời chỗ, mà lực quán tính Boomerang của nguyên tử/hạt
cơ bản đó cũng là lực quán tinh ly tâm của phần tử điểm đó khi phần tử điểm đó chuyển
động dời chỗ theo đường cong, và cũng là lực quán tính Boomerang nguyên tử/hạt cơ
bản, cũng là lực quán tính gia tốc khi vật thể đó chuyển dời chỗ có gia tốc.

Ở trạng thái ổn định không có sự thay đổi vận tốc chuyển động quay tròn giữa
nguyên tử/hạt cơ bản so với thân vật thể như trạng thái của một phần tử điểm trên thân
vật thể nằm yên tại xích đạo dùng làm mốc quy chiếu như vừa nêu phần trên, để nhận ra
sự khác biệt của trạng thái chuyển động quay tròn giữa nguyên tử/hạt cơ bản so với phần
từ điểm chứa chúng khi vật thể có sự chuyển động, thì tại trạng thái ổn định dùng làm
mốc quy chiếu đó có thể xem nguyên tử/hạt cơ bản là các khối vật chất rắn như các khối
cầu rắn (hoặc các đĩa tròn rắn đứng yên), và khi vật thể chuyển động kéo theo các phần tử
điểm trên thân nguyên tử/hạt cơ bản chuyển động thì sẽ phát sinh riêng một trạng thái
chuyển động quay tròn mới giữa thân phần tử điểm và khối cầu rắn nguyên tử/hạt cơ bản
đó, và chuyển động quay tròn phát sinh thêm của “quả cầu rắn nguyên tử/các hạt cơ bản”
này so với thân phần tử điểm sẽ đổng thời xuất hiện chiều quay tròn của chuyển động
quay tròn phát sinh thêm và xuất hiện phương quay xích đạo của chuyển động quay tròn
phát sinh thêm.

e. Khái niệm một điểm chuyển động đồng bộ ảo với chuyển động quay tròn mới phát
sinh của nguyên tử khi phần tử điểm chứa nguyên tử có chuyển động cong:

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 23


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Như đã nêu trên khi phần tử điểm chứa nguyên tử có chuyển động cong thì sẽ
xuất hiện trạng thái chuyển động quay tròn mới phát sinh giữa nguyên tử và thân phần tử
điểm chứa nguyên tử so với trạng thái mà phần tử điểm đó đứng yên hay chuyển động
thẳng, trong việc xét lực quán tính Boomerang xuất hiện trên nguyên tử cần đến việc một
điểm trên nguyên tử sẽ vạch trong không gian của lộ trình chuyển động dời chỗ như thế
nào, tuy nhiên do qui luật chuyển động quay tròn của nguyên tử phức tạp, nên có thể
dùng một điểm chuyển động đồng bộ ảo trên biên của “khối cầu rắn nguyên tử/hạt cơ bản
với chuyển động quay tròn phát sinh thêm của khối cầu rắn này” để phân tích lộ trình
chuyển động phát sinh thêm của một điểm trên biên nguyên tử/hạt cơ bản khi phần tử
điểm có chuyển động dời chỗ theo đường cong, như vậy một điểm chuyển động đồng bộ
với chuyển động quay tròn mới phát sinh của nguyên tử là điểm ảo và điểm ảo này có sự
chuyển động đồng bộ theo chuyển động quay tròn mới phát sinh của nguyên tử so với
thân phần tử điểm chứa nguyên tử.

Từ các khái niệm định nghĩa và phân tích trên có thể nêu ra lại nguyên lý tuyệt
đối một cách chi tiết và việc dùng nguyên lý tuyệt đối để khảo sát sự vận động của vật
chất sẽ thuận tiện hơn theo như mục nguyên lý tuyệt đối ở phần ngay bên dưới.

7. Nguyên lý Tuyệt Đối:

a. Khái niệm về nguyên lý tuyệt đối:

Nguyên lý tuyệt đối là nguyên lý phản ảnh sự tuyệt đối các trạng thái vận động
của vật chất và nguyên lý giúp phân biệt sự thay đổi trạng thái vận động của vật thể vật
chất bằng các thay đổi xảy ra trong chính bản thân vật thể nhờ mỗi trạng thái vận động
của vật thể vật chất tồn tại những đặc thù riêng xác định, nhờ những đặc thù riêng xác
định của mỗi trạng thái vận động của vật thể vật chất mà có thể biết được vật thể có sự
thay đổi trạng thái vận động ngay từ bên trong vật thể đó mà không cần phải đối chứng
với những sự vận động của các vật thể vật chất khác bên ngoài vật thể vật chất đó, tức là
bằng các thí nghiệm vật lý từ bên trong vật thể để xác định sự giữ nguyên hay thay đổi
trạng thái của một vật thể tại hai thời điểm và cũng như có thể xác định được vật thể đó
đang ở trong môi trường đang chịu hấp dẫn hoặc đang chịu quán tính gia tốc hoặc đang
chịu quán tính ly tâm mà không cần phải đối chiếu với các hệ quy chiếu bên ngoài khác.
Nói tóm tắt, nguyên lý tuyệt đối là nguyên lý giúp phân biệt các trạng thái của vật thể vật
chất bằng cách so sánh các biến đổi bên trong vật thể vật chất ở những thời đi63m khác
nhau, tức là so sánh các thay đổi bên trong vật thể vật chất bằng cách lấy trạng thái ban
đầu của vật thể làm hệ quy chiếu để làm mốc so sánh với các trạng thái sau đó của vật
thể.

Nguyên lý này nói lên trong bản thân vật thể có một sự thay đổi mang tính tuyệt
đối khi vật thể thay đổi trạng thái chuyển động hoặc thay đổi môi trường chịu tác động
như đang hấp dẫn hoặc đang chịu ly tâm hoặc đang chịu gia tốc chuyển động dời chỗ. Do
có sự thay đổi tuyệt đối trong bản thân mỗi vật khi vật thể thay đổi trạng thái chuyển
động hay thay đổi môi trường chịu tác động, cho nên các hiện tượng vật lý hay các định
luật vật lý xảy ra trên các vật đó hay trên các hệ quy chiếu quán tính khác nhau sẽ không
hoàn toàn như nhau, nói cách khác các hiện tượng vật lý hay các định luật vật lý không
hoàn toàn như nhau, tức có tính địa phương đối với mỗi hệ quy chiếu quán tính khác
nhau.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 24


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Và như vậy cần phải tìm ra những thí nghiệm vật lý cho những hiệu ứng có sự
thay đổi khi vật thay đổi trạng thái ở khác thời điểm để phân biệt được vật đã có sự thay
đổi trạng thái dù đang có cùng hiện tượng vật lý chẳng hạn như các vật thể có cùng gia
tốc nhưng có vận tốc chuyển động khác nhau.

b. Khái niệm về trạng thái chuyển động quay tròn của nguyên tử so với phương chiều
chuyển động dời chỗ của vật thể hay so với đường thẳng có hướng chỉ phương chiều
chuyển động dời chỗ của vật thể:

*Ghi chú: Mặt phẳng xích đạo chuyển động quay tròn của vật thể có chuyển động quay
tròn trong trường hợp này trùng với mặt phẳng tạo ra bởi lộ trình chuyển động dời chỗ
theo đường cong của vật thể.

Khi vật thể nằm trong vùng hấp dẫn của thiên thể hấp dẫn và vật thể trong không
gian chuyển động có gia tốc chuyển động dời chỗ một cách liên tục và vật thể không có
chuyển động quay tròn thì vật thể sẽ luôn thay đổi phương chuyển động dời chỗ của nó
so với thiên thể hấp dẫn. Khi vật thể gia tốc một cách liên tục trong không gian thì vật thể
sẽ có một lộ trình chuyển động trong không gian theo một đường cong lệch về phía ra xa
thiên thể hấp dẫn nếu vật thể có gia tốc dương và đường cong lệch về phía đến gần thiên
thể hấp dẫn nếu vật thể có gia tốc âm, và tại mỗi thời điểm gia tốc của vật thể thì luôn có
một giá trị xác định trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh thêm của nguyên tử so
với phương chuyển động dời chỗ của vật thể tại thời điểm đó. Vì vậy trạng thái chuyển
động quay tròn mới phát sinh của nguyên tử so với phương chuyển động dời chỗ của vật
thể làm hệ quy chiếu tại mỗi thời điểm vật thể đang gia tốc là yếu tố có tính tuyệt đối để
biết được trạng thái chuyển động của vật thể tại thời điểm đó cũng như lộ trình chuyển
động dời chỗ tương lai của vật thể mà không cần phải so sánh với các hệ quy chiếu khác
bên ngoài thân vật thể.

c. Tính tuyệt đối ở các hệ quy chiếu quán tính khác nhau, tức các hệ quy chiếu quán
tính có vận tốc chuyển động đều khác nhau:

“Mỗi vật hay mỗi hiện tượng vật lý đều xảy ra theo quá trình khác nhau trong những hệ
quy chiếu quán tính khác nhau, nói cách khác mỗi hệ quy chiếu quán tính đều mang tính
địa phương và trạng thái vật lý mang tính địa phương của mỗi hệ quy chiếu quán tính đã
chi phối các hiện tượng, những quá trình vật lý trên những hệ quy chiếu quán tính đó, nên
các hiện tượng vật lý trên các hệ quy chiếu quán tính khác nhau đều xảy ra không như
nhau, tức là các định luật vật lý trên các hệ quy chiếu khác nhau sẽ không hoàn toàn như
nhau, vì trên mỗi hệ quy chiếu quán tính khác nhau sẽ có trạng thái vận tốc phương chiều
chuyển động quay tròn mới phát sinh của nguyên tử so với phương chuyển động dời chỗ
của vật thể đều khác nhau”.

d. Tính tuyệt đối ở các hệ quy chiếu quán tính có gia tốc khác nhau:

Và cũng tương tự như vậy đối với hệ quy chiếu gia tốc khác nhau tức là các hệ
quy chiếu có cùng gia tốc nhưng có vận tốc chuyển động khác nhau:

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 25


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

“Mỗi vật hay mỗi hiện tượng vật lý đều xảy ra không như nhau trong những hệ quy chiếu
quán tính gia tốc khác nhau, nói cách khác mỗi hệ quy chiếu gia tốc đều mang tính địa
phương và tính địa phương của mỗi hệ quy chiếu gia tốc đã chi phối các quá trình vật lý
trên những hệ quy chiếu gia tốc đó, nên các hiện tượng vật lý trên các hệ quy chiếu gia
tốc khác nhau thì xảy ra không như nhau, vì trên mỗi hệ quy chiếu gia tốc khác nhau với
vận tốc chuyển động khác nhau sẽ có vận tốc chuyển động quay tròn mới phát sinh của
nguyên tử so với phương chuyển động dời chỗ của vật thể đều khác nhau”.

e. Định nghĩa nguyên lý tuyệt đối:

Trong bản thân mỗi vật thể ở mỗi vị trí trong không gian tại một thời điểm nhất
định đã tồn tại một trạng thái xác định mà trạng thái xác định này có thể xác lập được qua
các hiệu ứng vật lý thu được bởi các thí nghiệm bên trong vật thể, chẳng hạn hiệu ứng
của các đồng hồ nguyên tử trên các vệ tinh có vận tốc chuyển động khác nhau dẫn đến sự
đếm thời gian khác nhau là một ví dụ, vì mỗi đồng hồ nguyên tử đếm thời gian qua số lần
bức xạ mà vách nhận bức xạ của đồng hồ nguyên tử nhận được trong một giây và chuyển
đổi số lần bức xạ nhận được đó thành số giây của đồng hồ nguyên tử, nhưng khi vệ tinh
thay đổi vận tốc chuyển động quỹ đạo thì sẽ tạo nên sự thay đổi trạng thái vật lý bên
trong bản thân vật thể và sự thay đổi vận tốc quỹ đạo đó sẽ dẫn tới việc xuất hiện một
trạng thái chuyển động quay tròn của nguyên tử mới phát sinh ở thời điểm mới so với
thời điểm mà nguyên tử đó ở trạng thái vận tốc quỹ đạo củ của vệ tinh, và việc xuất hiện
một trạng thái chuyển động quay tròn của nguyên tử mới phát sinh này dẫn tới làm thay
đổi sự đếm thời gian của đồng hồ nguyên tử.

Vì vậy nguyên lý tuyệt đối là nguyên lý cần thiết để xác định vị trí và trạng thái
của vật thể chuyển động từ bên trong vật thể, đồng thời để có thể nhận ra không gian và
thời gian là hai yếu tố có tính tuyệt đối và không có sự thay đổi đối với sự vận động của
vật chất.

- Định nghĩa Nguyên lý Tuyệt Đối về trạng thái vật lý của vật thể:

“Nguyên lý Tuyệt Đối là nguyên lý để nhận ra sự khác biệt khi thay đổi vị trí hoặc thay
đổi trạng thái chuyển động hay trạng thái chịu tác động của vật thể bằng các hiệu ứng xảy
ra bên trong vật thể bằng cách lấy trạng thái của chính vật thể ở một thời điểm trước đó
làm hệ quy chiếu để nhận ra sự thay đổi trạng thái của vật thể ở các thời điểm khác nhau
sau đó, nói cách khác nguyên lý tuyệt đối là nguyên lý để nhận ra sự khác nhau về trạng
thái vật lý của vật bởi sự khác biệt của các hiệu ứng vật lý xảy ra bên trong cùng một vật
ở thời điểm khảo sát so với một thời điểm khác trước đó làm hệ quy chiếu”.

Nguyên lý tuyệt đối có ý nghĩa tìm hiểu sự thay đổi thực sự của bản thân vật mà
không phải phụ thuộc vào việc so sánh đối chiếu với các vật khác, vì sự so sánh đối chiếu
với các vật khác có thể sẽ cho nhiều kết quả sai lệch không phản ánh đúng những gì xảy
ra một cách tự nhiên của bản thân vật đó.

Chẳng hạn như có một nhóm ba đứa trẻ sống ở thời kỳ xa xưa mà vào thời kỳ đó
chưa có thước để đo, vào thời điểm đó khi ba đứa trẻ còn nhỏ thì cả ba đứa trẻ đó cùng đo
với nhau và chúng thấy chiều cao của chúng là bằng nhau và bằng 80 cm, sau thời gian
10 năm thì ba đứa trẻ đó cùng đo chiều cao lại bằng cách so sánh đối chiếu chiều cao lẫn

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 26


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

nhau, do sự phát triển chiều cao của ba đứa trẻ đó không đồng đều nên chiều cao của đứa
thứ nhất 1,3 mét, đứa thứ hai là 1,4 mét, và đứa thứ ba là 1,6 mét, sau khi đo bằng cách so
sánh với nhau như vậy thì đứa thứ nhất có thể phát biểu là nó bị lùn xuống so với 10 năm
trước một tấc, đứa thứ hai thì có thể phát biểu là nó giữ nguyên chiều cao so với 10 năm
trước và đứa thứ ba thì có thể phát biểu là nó đã cao lên so với 10 năm trước là hai tấc, vì
3 đứa chọn chiều cao của đứa thứ hai làm hệ quy chiếu, và với cách so sánh tượng đối
này thì ba đứa bé có thể phát biểu hàng loạt kết quả khác nhau mà vẫn đúng theo giá trị
chênh lệch chiều cao giữa chúng, tuy nhiên chúng không thể nào có thể biết chúng đã
phát triển tuyệt đối một cách như thế nào, và giữa chúng có thể diễn ra những trận tranh
cải về chiều cao thực nếu bất kỳ ai trong chúng cũng muốn được chọn làm hệ quy chiếu,
và như vậy không có hệ quy chiếu nào bằng cách lấy chiều cao của một trong ba đứa là
có thể công bằng, vì vậy nguyên lý so sánh tương đối sẽ sinh ra nhiều rối rắm do có thể
cho nhiều kết quả khác nhau bởi không thể chọn một hệ quy chiếu nào là công bằng và
nếu so hai vật thể với nhau trong đó có một vật thể có chuyển động có gia tốc thực và vật
thể đang có chuyển động đều nhưng có hấp dẫn thì sẽ có một sự không phân biệt được
vật nào là có gia tốc thực nếu không quan sát ra bên ngoài. Nhưng nếu như cũng ba đứa
trẻ này cùng sống và lớn lên chẳng hạn như ở thế kỷ 22 thì chúng sẽ nhận ra mình đã phát
triển chiều cao như thế nào mà không cần phải so chiều cao với hai đứa trẻ kia bằng cách
kiểm tra số lượng nguyên tử như nguyên tử carbon sắp xếp thẳng hàng từ chân đến đầu
của chúng tại thời điểm sau 10 năm và đối chiếu với số lượng nguyên tử Carbon sắp xếp
thẳng hàng từ chân đến đầu của chúng tại thời điểm trước đó 10 năm, và sau khi đo bằng
cách này thì cả ba đứa trẻ đó sẽ phát biểu chính xác về sự phát triển chiều cao của mình
sau thời gian 10 năm và sẽ không còn những trận tranh cải vì tính không công bằng khi
hai trong ba đứa không được xem là nhân vật trọng tâm để chọn là người quy chiếu.

Có thể lấy hai ví dụ khác liên quan đến chuyển động dể khảo sát hơn và không
liên quan đến công cụ đo đạt mà vẫn biết được có sự thay đổi vận tốc một cách tuyệt đối
của vật thể chuyển động mà không phải đối chứng với một hệ quy chiếu quán tính bên
ngoài vật thể.

Ví dụ thứ nhất là ba người sống ở thời tiền sử, thời chưa có được các công cụ đo
đạt như thước đo hay đồng hồ đo vận tốc bằng định vị toàn cầu, và ba người này gặp
nhau tại một thời điểm và cùng chạy đua với nhau từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời
lặn, và kết quả là tại thời điểm ban dầu này cả ba người này cùng chạy được một khoảng
cách như nhau sau nữa ngày có ánh nắng mặt trời, ba người này sau đó thách đố nhau về
tập chạy để sau một năm trở lại gặp nhau để chạy thi, trong ba người này thì hai người
thứ nhất và người thứ hai là bạn nhau và rủ nhau cùng tập chạy chung hàng ngày, còn
người thứ ba thì đơn độc tập chạy một mình hàng ngày. Hàng ngày người thứ nhất với
người thứ hai tập chạy chung từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn và trong thời gian
tập thì có nhiều ngày người thứ nhất chạy dẫn trước người thứ hai khi xế chiều xuống, và
ngược lại một số ngày thì người thứ hai chạy dẫn trước người thứ nhất khi xế chiều
xuống, cả hai đinh ninh rằng họ đang tiến bộ một cách khá đều đặn và vô thức tập chạy
theo một cách có sự ỉ lại và chỉ duy trì một vận tốc giới hạn mà họ cảm thấy vừa chớm
mệt. Người thứ ba do không có người so sánh nên phải lầm lũi tập chạy một mình hàng
ngày và nơi tập chạy lại là sa mạt cát nên không có cột mốc để người thứ ba có thể biết
được sự tiến bộ của mình, sau một số ngày chạy người thứ ba quyết tâm làm sao mình
phải có sự tiến bộ hàng ngày và sự tiến bộ đó phải quan sát được, và cuối cùng thì người
thứ ba tìm được cách là hể mỗi lần mắt nhìn thấy một chân đưa ra phía trước thì người
thứ ba này đếm cộng dồn số lần như vậy suốt thời gian tập từ mặt trời mọc đến xế chiều,
và mỗi ngày tập và có được số lần bước chân đưa ra phía trước thì người thứ ba so lại với

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 27


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

sối lần đưa bước chân ra phía trước của những ngày trước đó, và nhờ sự so sánh này với
những ngày sau thì người thứ ba này luôn cố gắng chạy để ngày đang tập có dược số lần
đưa chân ra trước nhiều hơn và người thứ ba luôn phá giới hạn mệt của ngày hôm trước
và cứ như vậy người thư ba duy trì sự tiến bộ của mình một cách đều đặn hằng ngày một
cách có ý thức và không ỉ lại, sau một năm tập thì người thứ ba này biết rõ mình tiến như
thế nào so với thời điểm bắt đầu tập, và đến thời gian ba người này tập hợp lại để chạy thì
người thứ ba bỏ xa được người thứ nhất và người thứ hai vì do người thứ ba tìm được
một phương pháp tốt để biết mình tiến bộ, con người thứ nhất và người thứ hai trong lúc
tập chạy với nhau thì hai người này lại thường xuyên giấu lẫn nhau khả năng chạy thật sự
của mình và do cứ mãi lo chăm chú so sánh vận tốc chạy với nhau nên cuối cùng họ
không có sự tiến bộ đáng kể.

Cũng tương tự như trên đối với ba người đánh xe bò chạy đua, với chiếc xe bò thứ
nhất và chiếc xe bò thứ hai do người thứ nhất và người thứ hai điều khiển và tập chạy
chung, còn người thứ ba thì chịu phải tập độc lập riêng một mình, và cách thức quan sát
sự tiến bộ là người thứ ba đánh dấu một điểm trên biên một bánh xe bò, và khi xe bò chạy
thì người thứ ba quan sát và đếm số lần điểm đó chạy ngang qua sàn xe bò từ lúc mặt trời
mọc đến mặt trời lặn, và nhờ vậy hàng ngày người thứ ba biết được vận tốc xe bò chạy
hàng ngày so với ngày trước đó hay so với ngày đầu mới tập.

Nguyên lý sử dụng các trạng thái quá khứ của chính bản thân vật thể mà không
cần so sánh với hệ quy chiếu bên ngoài để biết được sự thay đổi trạng thái của vật thể tại
thời điểm khảo sát được nghiên cứu này gọi là “nguyên lý tuyệt đối” vì tên này hợp với
sự thay đổi có tính tuyệt đối của sự vận động của vật chất trong tự nhiên, và cách gọi đầy
đủ của nguyên lý này là “Nguyên lý lấy trạng thái quá khứ của bản thân vật làm hệ quy
chiếu để nhận ra sự thay đổi tuyệt đối của vật thể tại thời điểm khảo sát”, tuy nhiên có thể
gọi vắn tắt là nguyên lý tuyệt đối hay “Nguyên lý hệ quy chiếu bản thân”

Như vậy nguyên lý tuyệt đối sẽ giúp tìm hiểu được bản chất của vật chất của vật
thể ở một thời điểm một cách chính xác bằng cách so sánh trạng thái có được của vật thể
tại thời điểm khảo sát rồi đối chiều với trạng thái có được của vật thể đó ở một thời điểm
được chọn trước đó để làm hệ quy chiếu, và nguyên lý này cũng là nguyên lý duy nhất để
có thể khảo sát và để có thể nhận ra sự thay đổi từ bên trong vật thể khi vật thể thay đổi
trạng thái chuyển động hay thay đổi trạng thái vật lý.

- Định nghĩa về trạng thái chuyển động tuyệt đối của một vật:

“Tại mỗi thời điểm mỗi vật có một trạng thái chuyển động tuyệt đối xác định so với một
trạng thái xác định của chính nó ở một thời điểm khác trước đó, trạng thái chuyển động
tuyệt đối của một vật ở mỗi thời điểm được xác định bằng trạng thái chuyển động quay
tròn của vật so với trạng thái chuyển động dời chỗ của chính nó tại thời điểm đó, và trạng
thái chuyển động tuyệt đối của một vật ở mỗi thời điểm đó được xác định bằng trạng thái
quay tròn của vật bao gồm phương của mặt phẳng xích đạo quay tròn của vật, vận tốc
chuyển động quay tròn của vật, và chiều của chuyển động quay tròn của vật, và ba yếu tố
này so với phương của mặt phẳng tạo bởi đường cong chuyển động dời chỗ của vật thể,
chiều chuyển động theo quỹ đạo cong của vật thể, và độ cong của đường cong chuyển
động theo quỹ đạo cong của vật thể ”.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 28


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

f. Khái niệm về nguyên lý tuyệt đối về trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh
thêm của nguyên tử/hạt cơ bản so với trạng thái chuyển động dời chỗ của nguyên
tử/hạt cơ bản làm hệ quy chiếu:

Do vật mỗi trạng thái vật chất tại một thời điểm có trạng thái chuyển động quay
tròn của nguyên tử/hạt cơ bản so với trạng thái chuyển động dời chỗ của nó trong không
gian rất phức tạp, tuy nhiên có nhiều trạng thái có tính cân bằng và ít có sự thay đổi trạng
thái chuyển động quay tròn của nguyên tử/hạt cơ bản so với trạng thái chuyển động dời
chỗ của nó, do đó trong nhiều trường hợp không cần xét cụ thể đến trạng thái chuyển
động quay tròn thực của nguyên tử/hạt cơ bản mà chỉ cần xét đến trạng thái phát sinh
thêm (hay mới phát sinh) trong quá trình chuyển động dời chỗ của nguyên tử/hạt cơ bản
mà trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh thêm của nguyên tử/hạt cơ bản chỉ xuất
hiện khi phần tử điểm của vật thể có chuyển động từ đứng yên hay chuyển động đều sang
chuyển động dời chỗ có gia tốc, hoặc từ đứng yên hay chuyển động đều sang chuyển
động cong hoặc có sự thay đổi độ cong của lộ trình chuyển động.

Do đó để nhận ra sự thay đổi trạng thái chuyển động quay tròn của nguyên tử/hạt
cơ bản khi phần tử điểm chứa các nguyên tử/hạt cơ bản có sự thay đổi chuyển động dời
chỗ theo lộ trình cong hay có sự gia tốc chuyển động dời chỗ thì một cách đơn giản là có
thể chọn trạng thái tại thời điểm ban đầu nào đó làm trạng thái mốc, và khi phần tử điểm
(hay vật thể) có chuyển động dời chỗ theo các cách vừa nêu thì sẽ có trạng thái chuyển
động quay tròn phát sinh thêm (hay mới phát sinh) so với trạng thái mốc đã chọn.

Và sự xuất hiện trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh thêm của nguyên tử so
với trạng thái chuyển động dời chỗ của nguyên tử tại thời điểm khảo sát so với thời điểm
quy chiếu của vật thể là yếu tố để nhận ra sự khác biệt các trạng thái chuyển động hay các
trạng thái chịu tác động của phần tử vật chất chứa nguyên tử đó.

- Định nghĩa nguyên lý tuyệt đối về trạng thái chuyển động quay tròn của vật
thể/hạt so với trạng thái chuyển động dời chỗ của vật thể/hạt làm hệ quy chiếu:

“Nguyên lý tuyệt đối về trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh thêm của nguyên
tử/hạt cơ bản so với trạng thái chuyển động dời chỗ của nguyên tử/hạt cơ bản làm hệ quy
chiếu là nguyên lý dùng cách so sánh trạng thái vận tốc chuyển động quay tròn của một
vật thể/hạt so với phương chiều chuyển động dời chỗ, độ cong của lộ trình chuyển động
dời chỗ, mặt phẳng xích đạo của vật thể/hạt với mặt phẳng tạo ra bới chuyển động dời
chỗ theo lộ trình cong của chính vật thể/hạt đó tại thời điểm khảo sát so với thời điểm
trước đó của chính nó làm hệ quy chiếu sẽ giúp nhận ra được sự thay đổi từ trong bản
thân vật thể/hạt ở những thời điểm khác nhau cũng như đánh giá được trạng thái của vật
thể/hạt tại thời điểm khảo sát”.

g. Nguyên lý tuyệt đối về trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh thêm của nguyên
tử/hạt cơ bản so với trạng thái chuyển động dời chỗ của nguyên tử/hạt cơ bản làm hệ
quy chiếu:

Nguyên lý tuyệt đối về trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh thêm của
nguyên tử/hạt cơ bản so với trạng thái chuyển động dời chỗ của nguyên tử/hạt cơ bản làm
hệ quy chiếu là nguyên lý dùng cách so sánh trạng thái chuyển động quay tròn của

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 29


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

nguyên tử/hạt trong đó bao gồm trạng thái vận tốc chuyển động quay tròn, phương của
mặt phẳng xích đạo quay tròn và chiều chuyển động quay tròn của nguyên tử/hạt so với
phương chiều chuyển động dời chỗ, độ cong của lộ trình chuyển động dời chỗ, mặt phẳng
tạo ra bởi chuyển động dời chỗ theo lộ trình cong của chính vật thể/hạt đó tại thời điểm
khảo sát so với thời điểm trước đó của chính nó làm hệ quy chiếu, trạng thái chuyển động
quay tròn mới phát sinh này sẽ giúp nhận ra được sự thay đổi từ trong bản thân vật chất ở
những thời điểm khác nhau cũng như đánh giá được trạng thái của vật thể vật chất tại thời
điểm khảo sát, đồng thời sẽ giúp tính toán được lực quán tính Boomerang nguyên tử/hạt
cơ bản và biết được phương chiều của lực quán tính Boomerang nguyên tử/hạt cơ bản để
làm cơ sở tính toán và nhận ra phương chiều của lực quán tính Boomerang vật thể.

Nguyên lý tuyệt đối này được nghiên cứu đưa ra để nhận thấy được những thay
đổi có tính chất tuyệt đối trong bản thân từng vật thể/hạt mà không cần dùng vật khác làm
hệ quy chiếu, nguyên lý này cũng giúp cho thấy tất cả sự vận động của vật chất đều mang
tính tuyệt đối, và tính tuyệt đối này cho thấy sự khác biệt có tính tuyệt đối so với chính
bản thân vật thể/hạt ở hai thời điểm khác nhau, cũng như cho thấy có sự khác biệt tuyệt
đối của hai vật thể/hạt ở cùng thời điểm.

h. Cách dùng vắn tắt nguyên lý tuyệt đối về trạng thái chuyển động quay tròn phát
sinh thêm của vật thể/nguyên tử/hạt cơ bản so với trạng thái chuyển động dời chỗ của
vật thể/nguyên tử/hạt cơ bản làm hệ quy chiếu:

Do việc liệt kê đầy đủ các yếu tố của trạng thái chuyển động quay tròn của vật
thể/nguyên tử/các hạt cơ bản so với trạng thái chuyển động dời chỗ của vật thể/nguyên
tử/các hạt cơ bản như trên sẽ làm cho việc mô tả bị kéo rất dài, nên cách d2ung vắn tắt
mà đủ ý nghĩa là chỉ cần nêu lên phương chiều vận tốc chuyển động quay tròn của vật,
trong đó phương chuyển động quay tròn của vật là phương mặt phẳng xích đạo của vật so
với đường chỉ phương chiều của vật, vì mọi vật trong vũ trụ đều chuyển động theo đường
cong nên với đường chỉ phương chiều của vật đã bao hàm là đường cong và đường cong
đó đã bao hàm phương mặt phẳng tạo ra bời đường cong đó, và đường chỉ phương chiều
cũng đã bao hàm độ cong của nó, và chiều chuyển động dời chỗ theo đường cong đã bao
hàm chiều chuyển động theo quỹ đạo cong của vật, vì vậy trong các phần dưới trạng thái
chuyển động quay tròn của vật chỉ nêu vắn tắt là vận tốc phương chiều chuyển động quay
tròn so với đường chỉ phương chiều chuyển động dời chỗ của vật thể/nguyên tử/hạt cơ
bản là đủ, và trong nhiều trường hợp khi các phương đã xác định trước thì chỉ cần nêu
vận tốc chuyển động quay tròn và chiều chuyển động quay tròn của vật thể/nguyên tử/các
hạt cơ bản so với đường chỉ phương chiều chuyển động dời chỗ của vật thể/nguyên tử/các
hạt cơ bản đó.

i. Khái quát và tên gọi cho nguyên lý tuyệt đối và hệ quy chiếu trạng thái quá khứ bản
thân:

Từ các phần nêu trên về nguyên lý tuyệt đối, có thể khái quát một phương thức để
khảo sát và để nhận ra được sự thay đổi một cách thật sự từ bên trong vật thể vật chất khi
vật thể vật chất đó có sự thay đổi hoàn cảnh theo thời gian một cách tuyệt đối thì cần lấy
một trạng thái (mà trạng thái đó có sự thay đổi khi vật thể vật chất có sự thay đổi hoàn
cảnh bên ngoài) từ bên trong vật thể vật chất trong một giai đoạn hay trong một thời điểm

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 30


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

trong quá khứ để làm hệ quy chiếu (hoặc trong thời điểm hiện tại để làm hệ quy chiếu
cho tương lai), và như vậy cần tìm ra những trạng thái có sự thay đổi từ bên trong vật thể
khi có sự thay đổi hoàn cảnh bên ngoài, nguyên lý tuyệt đối này còn có thể hiểu là
“nguyên lý lấy một trạng thái bên trong bản thân vật thể ở một thời điểm (hay một giai
đoạn) làm hệ quy chiếu để nhận ra những thay đổi tuyệt đối của bản thân vật thể vật chất”
và hệ quy chiếu như vậy có thể gọi là “hệ quy chiếu trạng thái tại một thời điểm của bản
thân vật thể” hay “hệ quy chiếu trạng thái quá khứ bản thân vật thể”, hay gọi một cách
vắn tắt là “hệ quy chiếu bản thân”.

8. Những trạng thái khác nhau của vật thể tạo nên sự khác nhau của trạng
thái chuyển động quay tròn của nguyên tử so với thân vật thể tức so với
phương chuyển động dời chỗ vật thể (trong trường hợp này xét vật thể không
có chuyển động quay tròn):

a. Khái niệm sơ lượt về trạng thái chuyển động quay tròn của nguyên tử/các hạt cơ
bản so với thân vật thể hay so với phương chuyển động dời chỗ của vật thể:

Tất cả các hạt như nguyên tử/hạt cơ bản chứa trong vật thể đều có có một trạng
thái chuyển động quay tròn nhất định so với thân của vật thể (để đơn giản xét vận tốc
chuyển động quay tròn của nguyên tử so với thân vật thể ở vật thể không có chuyển động
quay) tại thời điểm khảo sát. Để khảo sát trạng thái chuyển động quay tròn của nguyên tử
so với thân vật thể chứa nguyên tử thì nguyên tử được xem là một khối cầu rắn và không
cần quan tâm đến chuyển động của các hạt cơ bản dưới nguyên tử bên trong nguyên tử
đang khảo sát, khi vật thể chuyển từ trạng thái chuyển động dời chỗ theo đường thẳng
sang trạng thái chuyển động dời chỗ theo đường cong thì lập tức có sự thay đổi trạng thái
chuyển động quay tròn của nguyên tử so với thân vật thể, tuy nhiên trong nhiều trường
hợp chỉ cần quan tâm đến trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh thêm so với thân
vật thể tức là so với phương chuyển động dời chỗ của vật thể trong quá trình vật thể thay
đổi chuyển động dời chỗ như thay đổi độ cong của đường cong chuyển động dời chỗ,
thay đổi vận tốc chuyển động dời chỗ, vì chuyển động quay tròn phát sinh thêm này là
hiện tượng dễ được nhận ra thông qua chuyển động quay tròn phát sinh thêm của vật thể
vĩ mô so với phương chuyển động dời chỗ của vật thể vĩ mô, và giá trị chuyển động quay
tròn phát sinh thêm của vật thể vĩ mô so với phương chuyển động của vật thể vĩ mô hay
chuyển động quay tròn phát sinh thêm của nguyên tử/hạt cơ bản so với thân vật thể hay
so với phương chuyển động dời chỗ của nguyên tử/hạt cơ bản được dùng làm căn cứ để
thực hiện các tính toán liên quan đến các hiệu ứng xuất hiện khi vật thể có chuyển động
dời chỗ theo đường cong (hay vật thể vùa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ).

b. Khái niệm về khối lượng hữu hướng của vật thể:

Khi vật thể ở trạng thái có trọng lượng thì các phần tử vật chất trong vật luôn bị
kéo về một hướng nhất định và hướng này phụ thuộc vào tác động của hấp dẫn thiên thể,
phụ thuộc vào gia tốc chuyển động của vật thể, phụ thuộc vào trạng thái ly tâm của vật
thể và phụ thuộc vào sự phối hợp chuyển động quay tròn với chuyển động dời chỗ của
vật thể, trong đó tác động hấp dẫn thiên thể làm cho các phần tử vật chất của vật thể bị
kéo về phía thiên thể hấp dẫn, và tác động gia tốc tăng vận tốc làm các phần tử vật chất
của vật thể bị đẩy về phía sau, tức phần tử vật chất trong vật thể bị đẩy về hướng có

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 31


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

phương cùng phương và ngược chiều với chiều gia tốc tăng vận tốc của vật thể, còn tác
động gia tốc gĩam vận tốc làm các phần tử vật chất của vật thể bị đẩy về phía trước tức
phần tử vật chất trong vật thể bị đẩy về hướng có phương cùng phương và cùng chiều với
chiều gia tốc gĩam vận tốc của vật thể, và tác động của chuyển động theo một lộ trình
cong thì làm các phần tử trong vật thể bị đẩy theo hướng từ tâm đường cong ra đỉnh
đường cong tại điểm mà vật thể đi qua, riêng tác động của chuyển động vừa quay tròn
vừa chuyển động dời chỗ của vật thể thì sẽ được đề cập đến ở các phần sau.

Như vậy vật thể sẽ có một khối lượng hữu hướng và sự có hướng thể hiện qua
phần tử vật chất bị đẩy về phía nào, muốn nhận ra khối lượng hữu hướng này của vật thể
có thể theo cách đơn gian là treo một con rọi vào một điểm giữa thân vật thể, khi con rọi
với dây rọi di chuyển về hướng nào thì đó là hướng của khối lượng hữu hướng chung của
vật thể, và trong trường hợp vật thể có chuyển động thì đây là khối lượng hữu hướng
động của vật thể, tức là khối lượng hữu hướng chung của vật thể khi vật thể có chuyển
động.

Vì vậy khối lượng hữu hướng của vật thể có thể xác định theo cách bên dưới.

c. Phương pháp xác định khối lượng hữu hướng của một vật thể:

“Khối lượng hữu hướng của vật thể là khối lượng có tính chất có hướng về một phía nhất
định và khối lượng hữu hướng có thể xác định hướng so với thân vật thể được bằng cách
quan sát phương chiều sợi dây rọi và con rọi được mắc bên trong lòng vật thể, và giá trị
của khối lượng hữu hướng có thể xác định bằng cách cân một vật nặng có khối lượng
nghỉ xác định bởi một cân lò xo mà lò xo của cân được mắc ở đoạn giữa của sợi dây treo
vật nặng đó”.

d. Định nghĩa về trạng thái khối lượng hấp dẫn nghỉ hay trọng lượng hấp dẫn nghĩ:

- Định nghĩa về trạng thái khối lượng hấp dẫn nghỉ hay trọng lượng hấp dẫn nghĩ,
tức khối lượng có hướng của vật thể khi vật thể không có chuyển động so với thiên
thể hấp dẫn

“Khối lượng hấp dẫn nghỉ hay trọng lượng hấp dẫn nghỉ của vật thể là khối lượng mang
tính có hướng được sinh ra trên vật thể khi vật thể không có chuyển động quay tròn hoặc
không có chuyển động dời chỗ so với thiên thể hấp dẫn khi vật thể đó ở trong môi trường
hấp dẫn của thiên thể hấp dẫn, khối lượng hấp dẫn nghỉ được tạo ra bởi gia tốc hấp dẫn,
khoảng cách hấp dẫn và khối lượng nghỉ của vật thể, và ở trạng thái khối lượng hấp dẫn
nghỉ trạng thái chuyển động quay tròn của các nguyên tử so với thân vật thể là có cùng
giá trị khi các nguyên tử đó có cùng độ cao như nhau đồng thời giá trị này không thay đổi
theo thời gian”.

Hay:

“Vật thể ở trạng thái có khối lượng hấp dẫn nghỉ hay ở trạng thái trọng lượng hấp dẫn
nghỉ chính là trọng lượng hấp dẫn của vật thể khi vật thể này không có cả hai chuyển
động là chuyển động quay tròn và chuyển động dời chỗ so với thiên thể hấp dẫn, do đó

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 32


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

vận tốc chuyển động quay tròn của một nguyên tử so với thân vật thể chứa nó làm hệ quy
chiếu luôn không thay đổi theo thời gian”.

e. Các vật thể có vận tốc chuyển động dời chỗ đều khác nhau sẽ có trạng thái chuyển
động quay tròn của nguyên tử so với thân vật thể (trong trường hợp này vật thể không
có chuyển động quay tròn) tức là so với phương chuyển động dời chỗ của vật thể trong
từng vật thể có vận tốc chuyển động dời chỗ khác nhau sẽ có giá trị khác nhau:

“Các vật thể có trạng thái chuyển động dời chỗ với vận tốc đều có giá trị khác nhau thì
trạng thái chuyển động quay tròn của nguyên tử so với thân vật thể tức so với phương
chuyển động dời chỗ của vật thể sẽ có các giá trị khác nhau một cách tương ứng với các
giá trị vận tốc chuyển động dời chỗ đều của mỗi vật thể đó”.

f. Nguyên lý tuyệt đối để xác định vật thể ở trạng thái chuyển động có gia tốc:

“Vật thể ở trạng thái chuyển động dời chỗ có gia tốc thì vận tốc chuyển động quay tròn
mới phát sinh của nguyên tử so với thân vật thể hay so với phương chuyển động dời chỗ
của vật thể sẽ có gia tốc chuyển động quay tròn và gia tốc chuyển động quay tròn này
tương ứng với sự gia tốc của vật thể, và khi vật thể có chuyển động dời chỗ cong với gia
tốc chuyển động dời chỗ dương thì chiều của chiều chuyển động quay tròn mới phát sinh
của nguyên tử so với phương chuyển động dời chỗ của vật thể sẽ ngược chiều với chiều
lộ trình chuyển động dời chỗ cong của vật thể, ngược lại khi vật thể có chuyển động dời
chỗ cong với gia tốc chuyển động dời chỗ âm thì chiều của chiều chuyển động quay tròn
mới phát sinh của nguyên tử so với phương chuyển động dời chỗ của vật thể sẽ cùng
chiều với chiều lộ trình chuyển động dời chỗ cong của vật thể”.

g. Nguyên lý tuyệt đối để xác định vật thể có trạng thái ly tâm:

“Vật thể ở trạng thái ly tâm thì ít nhất hai trong ba phần tử điểm không nằm trong cùng
một mặt phẳng trong thân vật thể sẽ có sự khác nhau về trạng thái vận tốc chuyển động
quay tròn mới phát sinh của nguyên tử so với thân phần tử điểm chứa các nguyên tử đó
làm hệ quy chiếu”.

9. Qui luật về chuyển động nhanh hoặc chậm tuyệt đối và trạng thái sít chặt
của lỗ đen và trạng thái tỉ trọng của các thiên thể thuộc các hệ sao từ rìa thiên
hà vào lỗ đen trung tâm thiên hà:

Vật chất được hình thành khi thiên hà hình thành như đã nêu ở phần sự hình thành
và vận động của thiên hà tương tự như qui luật hình thành cơn bão, trong đó động năng
chuyển động dời chỗ của dòng hạt không gian thiên hà dần dần tích lũy thành động năng
chuyển động quay tròn của các hạt cơ bản và thành động năng chuyển động quỹ đạo
quanh trung tâm thiên hà của các hệ thiên thể sao. Do những sự tích lũy động năng của
vật chất này nên các hạt cơ bản sơ cấp càng đi vào tâm thiên hà thì càng có vận tốc quỹ
đạo lớn so với thân thiên thể chứa nó nên sinh ra hiệu ứng là đường kính quỹ đạo chuyển
động của các hạt sơ cấp khi tiến càng gần về phía lỗ đen trung tâm thiên hà (vui lòng xem
video clips về hiệu ứng giảm đường kính quỹ đạo của các vật nặng treo trên một đĩa tròn

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 33


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

khi đĩa tròn tăng vận tốc chuyển động quỹ đạo trên video clips của trang
Initialphysics.org, tức là các thiên thể càng về phía gần lỗ đen trung tâm thiên hà thì tỉ
trọng vật chất của thiên thể ngày càng tăng, và khi các thiên thể bị nhập vào lỗ đen trung
tâm thiên hà thì vận tốc quay tròn của các hạt cơ bản sơ cấp sẽ lớn nhất so với thân lỗ
đen, đồng thời lỗ đen cũng là thiên thể có vận tốc quay tròn lớn nhất trong thiên hà, và
khi các thiên thể bị nhập vào lỗ đen thì một thể tích không gian lớn được giải phóng đồng
thời một lượng lớn các hạt không gian được trả lại môi trường vũ trụ qua hai cực của lỗ
đen trung tâm vũ trụ.

Vì vậy có thể thấy rằng trong một thiên hà, chuyển động dời chỗ tăng lên một
cách tuyệt đối là chuyển động của vật thể vật chất kèm theo sự tăng vận tốc chuyển động
quay tròn tuyệt đối các hạt cơ bản so với thân của vật thể chứa chúng, ngược lại chuyển
động dời chỗ giảm đi một cách tuyệt đối là chuyển động của vật thể vật chất kèm theo sự
giảm vận tốc chuyển động quay tròn tuyệt đối các hạt cơ bản so với thân của vật thể chứa
chúng. Vì vậy các hệ thiên thể sao càng đi vế phía biên thiên hà thì có xu hướng càng
giảm tỉ trọng do các hạt cơ bản sơ cấp có đường kính chuyển động quỹ đạo của chúng
càng lớn. Ngược lại lỗ đen trung tâm thiên hà do các hạt sơ cấp có chuyển động quỹ đạo
với đường kính quỹ đạo rất nhỏ nên khối lượng riêng của lỗ đen trung tâm thiên hà sẽ rất
lớn tức thể tích của lỗ đen thiên hà sẽ rất nhỏ so với khối lượng rất lớn của nó, vật chất
bên trong lỗ đen thiên hà cụ thể là các hạt có một loại tương tác khác có lực hút nhau rất
mạnh đủ để thắng lực Boomerang của các hạt sơ cấp, lực này là một loại lực sơ cấp và sẽ
được nêu ra ở các phần sau ở phần lực tương tác giữa các hạt.

Như vậy trong không gian thiên hà có một chiều ưu tiên mà khi vật thể chuyển
động theo chiều ưu tiên đó sẽ làm giảm hoặc tăng vận tốc chuyển động quay tròn của các
hạt cơ bản so với phần tử điểm chứa các hạt cơ bản đó, chiều ưu tiên đó là khi vật thể tiến
về phía tâm thiên hà thì vận tốc chuyển động quay tròn của các hạt cơ bản sơ cấp so với
thân thiên thể chứa chúng trong vật thể sẽ tăng lên, và ngược lại khi vật thể tiến về phía
rìa thiên hà thì vận tốc quay tròn của các hạt cơ bản so với thân thiên thể chứa chúng sẽ
giảm đi.

Đây là nguyên nhân vì sao khi thiên thể bị nuốt vào lỗ đen thì vật chất của thiên
thể đó trở nên sít chặt, sự sít chặt xảy ra là do các hạt cơ bản sơ cấp vừa có vận tốc
chuyển động quay tròn lớn và thiên thể lỗ đen có vận tốc quay tròn lớn làm giảm đường
kính chuyển động quỹ đạo nên làm cho thể tích không gian chiếm chổ của các hạt cơ bản
sơ cấp giảm mạnh kéo theo vật chất trong lỗ đen thiên hà có trạng thái sít đặc, điều này
giống như vũ công vũ ba lê khi co cụm tay và chân lại sát trục quay là thân người thì vận
tốc chuyển động quay tròn của thân người tăng lên và đồng thời do sự bảo toàn trạng thái
chuyển động quay tròn tự nhiên của các hạt cơ bản trên tay và chân thực hiện sự co cụm
nên vận tốc quay tròn của các hạt cơ bản sẽ tăng lên so với tay và chân ở vị thế co cụm
lại.

Từ qui luật trên có thể thấy rằng một phần lực quán tính gia tốc sinh ra khi vật thể
gia tốc chuyển động dời chỗ luôn kèm theo sự thay đổi vận tốc quay tròn (hoặc thay đổi
vận tốc chuyển động quỹ đạo) của các hạt cơ bản so với phần tử điểm chứa chúng khi vật
thể gia tốc đó thay đổi vị trí không gian trong thiên hà và như vậy có thể nêu ra phần đó
là:

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 34


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

“Khi vật thể thay đổi vị trí không gian bằng cách vật thể gia tốc chuyển động dời chỗ thì
có nghĩa là năng lượng tạo nên chuyển động dời chỗ của vật thể có một phần là năng
lượng làm thay đổi động năng chuyển động quay tròn của các hạt cơ bản so với thân vật
thể trước và sau khi vật thể gia tốc” (phần sự vận động của các hạt cơ bản trong vật thể
gia tốc sẽ được nêu tiếp ở các phần sau).

10. Hiệu ứng cuốn vật thể và hiệu ứng cuốn nguyên tử/hạt cơ bản:

a. Hiệu ứng bảo toàn momen động lượng quay của hệ cô lập:

Như đã biết định luật bảo toàn momen động lượng đã chỉ ra là momen động
lượng của một hệ cô lập được bảo toàn, có nghĩa là không thể dùng nội lực từ bên trong
hệ cô lập mà có thể tạo ra được chuyển động quay tròn mới thực sự cho cả hệ cô lập, tuy
nhiên có thể làm thay đổi vận tốc quay tròn của hệ cô lập một cách cục bộ.

Khi động cơ của máy bay trực thăng truyền động cho cánh quạt lớn của máy bay
trực thăng thì xảy ra hiệu ứng quay thân máy bay trực thăng ngược chiều với chiều quay
cánh quạt, và lực truyền động xuất phát từ động cơ bên trong máy bay trực thăng là nội
lực từ bên trong hệ quay là máy bay trực thăng.

Tính bảo toàn momen quay của hệ cô lập với hệ cô lập trong trường hợp này
(chưa kể đến hoạt động là thân máy bay và cánh quat máy bay bảo toàn cho thấy máy bay
trực thăng hoạt động theo cách này không thể hoạt động được nếu như không có ngoại
lực từ cánh quạt đuôi của máy bay trực thăng, tức là máy bay trực thăng không thể hoạt
động được nếu như không có “chổ tựa” là không khí hay không có chổ tựa bởi khí phụt
phản lực trong trường hợp máy bay trực thăng dùng cách khử momen quay thân của máy
bay trực thăng bằng dòng khí phụt ngang ở đuôi máy bay trực thăng. Do đó máy bay trực
thăng hoạt động cần một ngoại lực từ cánh quạt nhỏ ở đuôi máy bay trực thăng để tạo ra
momen quay cho thân máy bay trực thăng để khử chuyển động quay ngược chiều của
thân máy bay trực thăng.

b. Hiệu ứng cuốn quay thân vật thể chứa vật thể quay thành phần khi vật thể quay
thành phần chịu monen quay có nguồn gốc từ ngoại lực:

- Hiện tượng cuốn quay thân vật thể chứa khi vật thể thành phần chứa trong vật thể
chứa có chuyển động quay tròn bằng ngoại lực:

Ngược lại, giả sử nếu tạo chuyển động quay tròn của cánh quạt lớn của máy bay
bằng ngoại lực như lắp đặt các động cơ phản lực nhỏ vuông góc với cánh quạt máy bay
trực thăng và các động cơ phản lực có phương phụt khí song song với mặt đất và phương
phụt khí của các động cơ phản lực này cùng chiều nhau trên quỹ đạo tròn khi chúng hoạt
động, khi các động cơ phản lực trên cánh máy bay trực thang này hoạt động thì sẽ làm
cánh quạt máy bay trực thăng quay theo một chiều nhất định đồng thời dần dần sẽ kéo
thân của máy bay trực thăng quay theo chiều quay của cánh quạt máy bay, và chuyển
động quay theo chuyển động quay tròn của cánh quạt lớn máy bay trực thăng càng lớn
khi cơ cấu vòng bi giữa thân máy bay trực thăng và cánh quạt máy bay có sự ma sát càng
lớn, và hoạt động này làm sinh nhiệt ra ở cơ cấu trục vòng bi giữa trục cánh quạt máy bay
trực thăng và thân máy bay trực thăng, hiệu ứng này có thể gọi là hiệu ứng cuốn lẫn nhau

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 35


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

giữa vật thể quay thành phần và vật thể chứa vật thể thành phần, hiệu ứng này xuất hiện
khi có ngoại lực tác động vào vật thể quay thành phần hoặc vật thể chứa vật thể thành
phần, trong trường hợp máy bay trực thăng có gắn động cơ phản lực trên cánh quạt máy
bay như vừa ví dụ thì vật thể quay thành phần là cánh quạt lớn của máy bay trục thăng và
vật thể chứa vật thể thành phần là thân máy bay trực thăng.

- Thực nghiệm để nhận thấy hiện tượng cuốn quay thân vật thể chứa khi vật thể
thành phần chứa trong vật thể chứa có chuyển động quay tròn bằng ngoại lực:

Mô hình thí nghiệm được bố trí gồm một hoặc nhiều vật thể thành phần với các
đĩa tròn nhỏ có cơ cấu vòng bi và trục quay, và trục quay của đĩa tròn nhỏ được gắn cố
định vào một điểm trên thân vật thể chứa vật thể thành phần là một đĩa tròn lớn, và hai
mặt phẳng của hai đĩa tròn này song song song nhau.

Thí nghiệm được thực hiện bằng cách giữ yên đĩa tròn lớn và quay một hoặc các
đĩa tròn nhỏ bằng ngoại lực với chiều quay cùng chiều nhau, sau đó thả các đĩa tròn lớn
ra thì đĩa tròn lớn dần dần có chuyển động quay tròn với chiều quay tròn cùng chiều quay
tròn của các đĩa tròn nhỏ, hiện tượng này xảy ra là do vòng bi có ma sát nên động năng
chuyển động quay tròn của các đĩa tròn nhỏ được chuyển dần thanh động năng chuyển
động quay tròn của đĩa tròn lớn, xét một đĩa tròn nhỏ và bỏ qua khối lượng của đĩa tròn
lớn thì động năng chuyển động quay tròn của đĩa tròn nhỏ theo thời gian sẽ chuyển thành
động năng chuyển động quay tròn của đĩa tròn lớn nếu lực ma sát giữa đĩa tròn nhỏ và đĩa
tròn lớn xuất hiện.

Như vậy khi một vật thể thành phần có chuyển động quay tròn nhờ ngoại lực thì
dần dần động năng chuyển quay tròn của vật thể thành phần sẽ chuyển thành động năng
chuyển động quay tròn của vật thể chứa vật thể thành phần với chiều quay tròn của vật
thể chứa sẽ có chiều quay tròn cùng chiều với chiều quay tròn của vật thể thành phần và
mặt phẳng quay xích đạo của vật thể thanh phần và vật thể chứa có phương quay song
song nhau.

- Thực nghiệm cho thấy giữa các vật thể thành phần có sự thay đổi trạng thái quay
tròn so sánh lẫn nhau giữa các vật thể thành phần ở gần tâm và vật thể thành phần
xa tâm quay của vật thể chứa vật thể thanh phần:

Mô hình thực nghiệm gồm hai đĩa tròn nhỏ tương tự như mô hình thực nghiệm
trên nhưng được gắn cạnh nhau trên một đĩa tròn lớn, thí nghiệm được thực hiện bằng
cách các đĩa tròn không có chuyển động quay tròn ban đầu, sau đó quay đĩa tròn lớn, hai
đĩa tròn nhỏ ban đầu do tính bảo toàn chuyển động quay tròn sẵn có của nó nên khi đĩa
tròn lớn có chuyển động quay sẽ tạo chuyển động quay tròn của hai đĩa tròn nhỏ, và
chuyển động quay tròn mới phát sinh của hai đĩa tròn này có tạo nên một sự khác biệt vận
tốc hai biên cận kề của hai đĩa tròn, nếu hai đĩa tròn này có hai biên chạm nhẹ nhau thì
hiện tượng ma sát sẽ sinh ra. Như vậy khi vật thể chứa có chuyển động quay tròn thì các
vật thể thành phần chứa trong vật thể chứa vì tính chất bảo toàn chuyển động quay tròn
của chúng mà giữa các vật thể thành phần thay đổi trạng thái so sánh lẫn nhau và kéo
theo sự thay đổi vận tốc biên lẫn nhau giữa các vật thể thành phần kế cẫn nhau, và điều
này có thể sinh ra ma sát nếu biên các vật thể thành phần có sự giao nhau hay chạm nhẹ
vào nhau.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 36


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

c. Hiệu ứng cuốn phần tử vật chất của vật thể khi khối vật chất chứa các nguyên
tử/hạt cơ bản có chuyển động cong:

Tương tự như thí nghiệm đĩa tròn lớn chứa hai đĩa tròn phần tử vừa nêu trên, nếu
xem hai đĩa tròn nhỏ là hai nguyên tử, và khi đĩa tròn lớn có chuyển động quay tròn thì
phần tử vật chất chứa hai đĩa tròn nhỏ sẽ có chuyển động dời chỗ theo đường cong, và
việc chuyển động dời chỗ theo đường cong của hai “nguyên tử đĩa tròn ở cạnh nhau này
sẽ làm cho hai biên ở cạnh nhau của hai “nguyên tử đĩa tròn” này tăng sự tương tác ma
sát với nhau.

Do đó khi quay một vật thể trong chân không theo vận tốc tăng dần sẽ xuất hiện
một nhiệt độ từ bên trong vật chất của vật thể quay đó, và cũng tương tự như vậy các
thiên thể sao khi hình thành kết tụ dần vật chất thì chuyển động quay tròn của các hạt cơ
bản tạo nên thiên thể sao tăng dần vận tốc chuyển động quay tròn vì quá trình kết tụ kèm
theo sự giảm thể tích và để bảo toàn momen động lượng thì dần dần các thiên thể sao
tăng dần vận tốc chuyển động quay tròn, và chuyển động quay tròn của các thiên thể sao
tăng lên làm kèm theo sự thay đổi so sánh vận tốc biên của các hạt cơ bản gần kề nhau,
điều này dẫn đến tăng sự tương tác và tạo ra nhiệt lượng bởi quá trình tăng vận tốc
chuyển động quay tròn của thiên thể sao, và như vậy trong chu kỳ hình thành thiên thể
sao thì thiên thể sao sẽ có vận động có qui luật là sự hình thành thiên thể sao kết tụ vật
chất trong thiên thể sao kèm theo sự giảm dần thể tích của thiên thể sao, và sự giảm dần
thể tích của thiên thể sao kèm theo sự tăng vận tốc chuyển động quay tròn của thiên thể
sao cùng với sự tăng dần vận tốc chuyển động quỹ đạo của các hạt sơ cấp, và sự tăng dần
vận tốc chuyển động quay tròn của thiên thể sao làm kèm theo sự thay đổi trạng thái vận
tốc so sánh của các hạt cơ bản liền kề nhau trong thiên thể sao và điều này dẫn đến làm
tăng nhiệt độ thiên thể sao.

Như vậy khi tăng dần vận tốc chuyển động quay tròn của một vật thể sẽ làm sản
sinh ra các tương tác giữa các hạt cơ bản và đến một vận tốc đủ lớn và kèm theo sự va
chạm với các hạt cơ bản với nhau do sự khác biệt vận tốc biên liền kề giữa chúng nên sẽ
xảy ra các phản ứng giải phóng năng lượng nhiệt đồng thời sẽ làm tăng khả năng hút
nhau giữa các hạt (phần tương tác giữa các hạt ở phần sau sẽ nêu rỏ về tính chất của các
loại tương tác) và sẽ biến chuyển được một phần động năng chuyển động quay tròn của
các hạt cơ bản trong khối vật chất đó sang thành động năng chuyển động quay tròn và
động năng chuyển động dời chỗ của thiên thể chứa chúng, tuy nhiên nếu kèm theo quá
trình va chạm vào các nguyên tử nhẹ thì các phản ứng sẽ dễ xảy ra hơn vì năng lượng để
gia tốc chuyển động quỹ đạo của khối vật chất chứa các nguyên tử đó sẽ ít hơn. Đây cũng
là lý do vì sao ở trong lòng các thiên thể các hành tinh có nhiệt độ nóng cao, vì khi khối
vật chất chuyển động với bán kính cong càng nhỏ thì các hạt cơ bản chứa trong khối vật
chất đó sẽ có sự chênh lệch vận tốc biên càng lớn hơn.

d. Lực cuốn vật thể khi vật thể bị áp đặt chuyển động theo đường cong:

Khi vật thể bị áp đặt chuyển động dời chỗ từ đường thẳng chuyển dần sang
chuyển động dời theo đường cong, hoặc lộ trình chuyển động dời chỗ theo đường cong
của vật thể tăng độ cong, hoặc vật thể chuyển động dời chỗ có gia tốc dương trên một lộ
trình cong có độ cong không đổi thì sẽ xuất hiện một lực cuốn tròn, và lực cuốn tròn này
sinh ra làm cuốn vật thể nhằm duy trì trạng thái chuyển động quay tròn sẵn có ban đầu
của vật thể theo chiều ngược với chiều chuyển động theo lộ trình cong của vật thể và có

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 37


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

phương mặt phẳng xích đạo của chuyển động quay tròn mới sinh này trùng với phương
của mặt phẳng tạo ra bởi đường cong chuyển động dời chỗ của vật thể. Lực này sinh ra
thường thấy bởi hiện tượng khi xe gia tốc dương với gia tốc lớn thì xe thường hay bị cất
đầu lên.

Ngược lại, khi vật thể bị áp đặt chuyển động dời chỗ từ đường cong chuyển dần
sang chuyển động dời chỗ theo đường thẳng hoặc lộ trình đường cong chuyển động dời
chỗ của vật thể giảm độ cong, hoặc vật thể chuyển động dời chỗ có gia tốc âm trên một lộ
trình cong có độ cong không đổi thì sẽ xuất hiện một lực cuốn tròn, và lực cuốn tròn này
sinh ra làm cuốn vật thể nhằm duy trì trạng thái chuyển động quay tròn sẵn có ban đầu
của vật thể theo chiều cùng với chiều chuyển động theo lộ trình cong của vật thể và có
phương mặt phẳng xích đạo của chuyển động quay tròn mới sinh này trùng với phương
của mặt phẳng tạo ra bởi đường cong chuyển động dời chỗ của vật thể. Lực này sinh ra
thường thấy bởi hiện tượng khi xe gia tốc âm với gia tốc lớn thì xe thường hay bị cấm
đầu xuống.

Lực này có giá trị bằng động năng chuyển động quay tròn mới sinh của vật thể
khi lấy đường chỉ phương chiều chuyển động dời chỗ của vật thể làm hệ quy chiếu, và
lực này có độ lớn bằng động năng chuyển động quay tròn mới sinh của vật thể, và lực
này cũng có giá trị bằng hiệu số động năng chuyển động dời chỗ của vật thể sau và trước
khi vật thể có sự thay đổi chuyển động quay tròn so với đường chỉ phương chuyển động
dời chỗ của vật thể. Lực này xuất hiện trên những vật thể không có hoặc ít có chuyển
động quay tròn tự do, tức là thân vật thể luôn giữ phương tiếp tuyến với đường cong
chuyển động dời chỗ của vật thể khi vật thể chuyển động theo đường cong.

11. Các nguyên nhân bên ngoài tạo nên sự giống nhau giữa hiện tượng kim la
bàn giữ phương và sự bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn sẵn có của
đĩa tròn khi đĩa tròn bị áp đặt chuyển động theo đường cong:

a. Nguyên nhân tạo nên sự bảo toàn phương của kim la bàn khi la bàn bị áp đặt
chuyển động cong hay khi la bàn chịu áp đặt thay đổi phương:

Hiện tượng hay hiệu ứng kim la bàn bảo toàn phương và chiều chỉ về phương bắc
khi la bàn bị áp đặt chuyển động theo lộ trình cong hay khi la bàn bị áp đặt thay đổi
phương đã được biết từ xưa, hiện tượng hay hiệu ứng này có được là do nguyên nhân bên
ngoài, và nguyên nhân bên ngoài đó là do từ trường trái đất tác động kim nam châm la
bàn làm cho kim la bàn luôn giữ được phương và chiều chỉ về phương bắc của nó khi la
bàn bị áp đạt chuyển động cong hay khi la bàn chịu áp đặt thay đổi phương của la bàn.

b. Nguyên nhân tạo nên hiệu ứng bảo toàn trạng thái không có chuyển động quay tròn
của đĩa tròn ban đầu của đĩa tròn khi đĩa tròn bị áp đặt chuyển động theo đường cong:

Hiệu ứng đĩa tròn bảo toàn trạng thái không có chuyển động quay tròn ban đầu
của đĩa tròn khi đĩa tròn bị áp đặt chuyển động theo đường cong, hoặc hiệu ứng đĩa tròn
bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn sẵn có ban đầu khi đĩa tròn bị áp đặt chuyển
động theo đường cong có tính chất chung như nhau và có cùng nguyên nhân như nhau và
hai hiện tượng này chỉ là cùng một loại hiệu ứng đó là “Hiệu ứng bảo toàn trạng thái
chuyển động quay tròn sẵn có của vật thể khi vật thể chịu áp đặt chuyển động theo lộ

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 38


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

trình cong”, nhưng ở trường hợp thứ nhất thì trạng thái quay tròn sẵn có của đĩa tròn có
vận tốc góc của đĩa tròn so với mặt đất là bằng 0, còn ở trường hợp thứ hai thì trạng thái
quay tròn sẵn có của đĩa tròn là một vận tốc góc xác định so với mặt đất. Vì sao thực
nghiệm này có cùng một hiệu ứng và cùng bản chất nên để tiện cho việc hình dung bên
dưới đây sẽ lấy trường hợp thứ nhất là trường hợp đơn giản để làm mô hình thí nghiệm
đại diện.

- Mô hình thí nghiệm kim nam châm bảo toàn trạng thái phương chiều chỉ hướng
bắc so với thân la bàn làm hệ quy chiếu khi la bàn bị áp đặt chuyển động theo lộ
trình cong:

Mô hình là một thanh quay với trục quay ở giữa, một đầu của thanh quay được
gắn một la bàn lớn với mặt phẳng của la bàn và mặt phẳng tạo bởi sự quay của thanh
quay là song song với mặt đất, phía kia của thanh quay được gắn một đĩa tròn có khả
năng quay tròn tự do nhờ cơ cấu vòng bi và trục đĩa tròn nằm tại trục tâm của đĩa tròn,
trục tâm đĩa tròn gắn vào đầu thanh quay với mặt phẳng của đĩa tròn song song với mặt
đất.

Hình mô tả thực nghiệm cho thấy sự giống nhau về tính bảo toàn phương của kim la bàn
và sự bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn ban đầu sẵn có của đĩa tròn(trong
trường hợp này đĩa tròn có trạng thái chuyển động quay tròn với vận tốc góc là bằng 0)
khi la bàn hoặc đĩa tròn bị áp đặt chuyển động theo lộ trình cong.

Khi áp đặt la bàn chuyển động theo một lộ trình cong, quan sát, kim la bàn luôn
bảo toàn phương và chiều chỉ về phương bắc, có thể hình dung thêm và thấy rằng khi la
bàn bị áp đặt chuyển động theo những lộ trình cong dù lộ trình cong có bất kỳ bán kính
cong như thế nào thì kim la bàn vẫn được bảo toàn, và khi bán kính đường cong chuyển
động của la bàn càng nhỏ thì góc so sánh giữa kim la bàn và thân la bàn thay đổi càng
nhanh.

Đây là một loại thí nghiệm cho thấy sự bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn
sẵn có của một phần tử chứa trong một vật thể chuyển động theo lộ trình cong, với phần
tử bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn sẵn có ban đầu trong trường hợp này là
trạng thái chuyển động với vận tốc góc bằng 0 so với mặt đất, tức là trong trường hợp này
có thể lấy kim la bàn làm hệ quy chiếu để nhận ra vận tốc góc hay phương của la bàn

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 39


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

thay đổi như thế nào khi la bàn thay đổi chuyển động, để thay cho việc lấy mặt đất làm hệ
quy chiếu, nhất là trong những trường hợp có sự cách ly không quan sát được mặt đất.

Hiện tượng cũng xảy ra hoàn toàn giống như vậy đối với đĩa tròn với trạng thái
chuyển động quay tròn sẵn có ban đầu có vận tốc góc bằng 0 so với mặt đất, khi đĩa tròn
bị áp đặt chuyển động theo lộ trình cong theo chuyển động quay của thanh quay thì quan
sát một chấm ở biên đĩa tròn sẽ nhận thấy là đường thẳng của chấm này hợp với tâm của
đĩa tròn tạo thành một đường thẳng giống như kim nam châm là phương của đường thẳng
này luôn được bảo toàn cho dù áp đặt đĩa tròn chuyển động với những vận tốc khác nhau
và chiều của lộ trình chuyển động cong khác nhau (bỏ qua ma sát). Vì sao có hiệu ứng
đĩa tròn bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn sẵn có ban đầu của đĩa tròn khi đĩa
tròn bị áp đặt chuyển động theo đường cong? mô hình bên dưới sẽ giúp nhận ra nguyên
nhân của hiệu ứng này.

- Mô hình được mô phỏng với phần tử điểm vật chất có hình vuông và chứa một
nguyên tử là đĩa tròn có khả năng chuyển động quay tròn tự do, mô hình này để
nhận ra sự thay đổi trạng thái chuyển động quay tròn của nguyên tử so với thân vật
thể khi vật thể đó chuyển động theo lộ trình cong:

Hình mô hình mô phỏng một phần tử điểm của vật thể vật chất chứa một nguyên tử, trong
đó đĩa tròn là một nguyên tử còn khung vuông là phần tử điểm chứa nguyên tử đó hay
cũng có thể hình dung là một vật thể chỉ chứa một nguyên tử duy nhất. Mô hình thực
nghiệm này cho thấy trạng thái chuyển động quay tròn mới phát sinh của nguyên tử so
với thân phần tử điểm chứa nguyên tử khi phần tử điểm chứa nguyên tử chịu áp đặt
chuyển động động theo đường cong, và sự bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn
sẵn có của nguyên tử chính là nguyên nhân tạo nên trạng thái chuyển động quay tròn
phát sinh thêm của nguyên tử có chuyển động quay tròn ngược chiều với chiều chuyển
động dời chỗ theo đường cong của phần tử điểm chứa nguyên tử.

Mô hình mô phỏng và được thực nghiệm gồm một đĩa tròn có trục vòng bi ở trục
tâm và trục được gắn lên trên một tấm phẳng vuông để biểu tượng cho một phần tử điểm
trên thân vật thể hoặc biểu tượng cho một vật thể chứa duy nhất một nguyên tử, quan sát
khi áp đặt đĩa tròn chuyển động theo lộ trình cong thì lập tức đĩa tròn có chuyển động
quay tròn ngược chiều với chiều chuyển động theo quỹ đạo cong mà đĩa tròn bị áp

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 40


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

chuyển động. Hiện tượng hay hiệu ứng này có sự tương tự với hiện tượng kim nam châm
la bàn bảo toàn trạng thái phương khi la bàn bị áp đạt chuyển động cong như đã nêu trên.

Qua thí nghiệm này có thể nhận ra rằng do nguyên tử có sự bảo toàn chuyển động
khi phần tử điểm chứa nguyên tử đó chuyển động theo đường cong thì sẽ xuất hiện quán
tính góc lên phần tử chất điểm đó tạo nên lực quay lên phần tử điểm, và lực quay sinh ra
lên mỗi phần tử điểm sẽ làm đĩa tròn quay theo.

Sự bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn của mỗi nguyên tử tạo nên sự
chuyển động quay tròn của đĩa tròn khi đĩa tròn bị áp đặt chuyển động cong có thể thấy
rõ được qua mô hình thực nghiệm có hiệu ứng “đồng đội chung sức quay”. Thực nghiệm
mô hình” đồng đội chung sức quay” được bố trí gồm một đĩa tròn lớn với hai đĩa tròn nhỏ
phần tử ở hai biên và các đĩa tròn này có mặt phẳng song song nhau, mỗi đĩa tròn nhỏ
được xem là một phần tử điểm, khi giữ đĩa tròn lớn và quay hai đĩa tròn nhỏ cùng chiều
nhau, sau đó thả đĩa tròn lớn ra thì đĩa tròn lớn sẽ dần dần quay với chiều quay của đĩa
tròn lớn cùng chiều với chiều đĩa tròn nhỏ.

Như vậy sự bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn sẵn có của đĩa tròn khi đĩa
tròn bị áp đặt chuyển động cong là xuất phát từ sự bảo toàn trạng thái chuyển động quay
tròn của các hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử , do để vắn tắt và dễ hình dung nên chỉ
dùng trạng thái quay tròn của nguyên tử làm đại diện cho các trạng thái chuyển động
quay tròn của các hạt cơ bản vì có sự tương ứng chặt chẽ giữa sự thay đổi trạng thái quay
tròn của các hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử với nguyên tử đó khi nguyên tử bị áp đặt
thay đổi trạng thái chuyển động cong hay chuyển động dời chỗ,

Vật chất trong vũ trụ đều di chuyển theo đường cong bởi mặt cong của các bề mặt
thiên thể nên khi vật thể chuyển động theo bề mặt thiên thể hay theo quỹ đạo không gian
quay quanh thiên thể và thiên thể lại chuyển động quỹ đạo quanh thiên hà, do chuyển
động cong như vậy nên bất cứ chuyển động dời chỗ nào cũng đều làm xuất hiện quán tính
Boomerang nguyên tử lên phần tử điểm chứa nguyên tử đó và lực quán tính Boomerang
nguyên tử là nguồn gốc của lực quán tính ly tâm, nguồn gốc của lực quán tính gia tốc và
lực quán tính Boomerang nguyên tử còn có vai trò làm tăng hay khử bớt sự tác động của
lực hấp dẫn lên phần tử điểm đó, tức lên vật thể đó khi vật thể đó có chuyển động quay
tròn hay có chuyển động dời chỗ hay vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ.

Như vậy kết luận được rút ra là sự bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn tự
nhiên của các nguyên tử/hạt cơ bản khi vật thể chứa các nguyên tử đó có chuyển động
cong hay chuyển động có gia tốc là nguyên nhân tạo nên sự bảo toàn trạng thái chuyển
động quay tròn sẵn có của vật thể khi vật thể có chuyển động cong.

Đi sâu vào hơn vì sao nguyên tử bảo toàn vận tốc chuyển động quay tròn của nó
khi vật thể chứa nguyên tử có chuyển động theo mọi lộ trình khác nhau và mọi vận tốc
khác nhau là do sự chuyển động quay tròn tự nhiên của nguyên tử chịu kiểm soát bởi các
hạt không gian có chuyển động xoắn ốc lò xo tác động một cách bất đối xứng vào các
biên của các hạt sơ cấp tạo nên hạt nhân nguyên tử làm duy trì chuyển động quay tròn
(hoặc chuyển động quỹ đạo của các hạt sơ cấp đó) và chuyển động quay tròn ( hoặc
chuyển động quỹ dạo của các hạt sơ cấp tạo nên chuyển động quay tròn của nguyên tử,
nói cách khác chuyển động của các hạt không gian có dạng lò xo xoắn bất đối xứng
tương tác với các hạt cơ bản và kiểm soát chuyển động quay tròn (hoặc chuyển động quỹ

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 41


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

đạo) của các hạt cơ bản, và như vậy chuyển động của các hạt không gian tác động một
cách gián tiếp vào sự kiểm soát trạng thái chuyển động quay tròn của vật nguyên tử. Các
hạt không gian có tính chất ngược lại với các hạt cơ bản là có chuyển động quay tròn
cùng chuyển động quỹ đạo ngược chiều với chuyển động quay tròn hoặc chuyển động
quỹ đạo của các hạt cơ bản làm cho chuyển động của các hạt trong không gian chứa các
hạt không gian mang tính không ma sát, về lộ trình chuyển động của các hạt không gian
và cách tương tác với các hạt cơ bản cấu tạo nên vật chất sẽ được đề cập chi tiết hơn ở
các phần sau.

12. Hiện tượng ly tâm và quán tính ly tâm trong chuyển động theo đường
cong:

Hiện tượng ly tâm đã được biết đến từ rất lâu và hiện tượng ly tâm với quán tính
ly tâm xuất hiện trên vật thể khi vật thể có được chuyển động cong. Chẳng hạn như nước
đặt trong một cái xô và quai của xô nước được buộc vào một sợi dây và quay sợi dây để
xô nước có chuyển động quỹ đạo quay tròn quanh tâm quay là đầu mút sợi dây phía tạo
lực quay, quay xô nước theo phương quay có mặt phẳng của quỹ đạo quay vuông góc với
mặt đất, khi xô nước chuyển động quỹ đạo đến một vận tốc đủ lớn nhất định thì nước
trong xô bị đẩy về phía đáy xô và không đổ ra ngoài. Nhờ chuyển động quay mà nước
trong xô có được quán tính ly tâm làm nước bị đẩy theo hướng từ tâm của quỹ đạo quay
ra đáy xô nước. Và sẽ có một vận tốc quay quỹ đạo nhất định khiến nước trong xô vừa tới
trạng thái không đổ ra khỏi xô nước khi xô nước ở vị trí đỉnh của đường cong quỹ đạo,
khi đó tại vị trí này xuất hiện hiện tượng trung hòa lực hấp dẫn của trái đất bởi quán tính
ly tâm làm cho nước trong xô có được trạng thái không trọng lượng. Như vậy có một sự
liên quan giữa lực hấp dẫn và lực ly tâm và chúng có thể khử lẫn nhau.

Một hiện tượng ly tâm khác có thể hình dung là khi đặt vật thể trong môi trường
ly tâm như trong lòng của một cái ống và ống này có chuyển động quay tròn và đặt ống
có chuyển động quay tròn này ra ngoài khoảng không vũ trụ - là mội trường không trọng
lượng, thì trong lòng ống quay sẽ xuất hiện một môi trường hấp dẫn nhân tạo lên các vật
thể bên trong ống mà các vật thể đó có chuyển động theo chuyển động quay tròn của ống,
và nếu ống quay với vận tốc đủ lớn nhất định để tạo ra lực quán tính ly tâm tương đương
với lực hấp dẫn của trái đất thì môi trường trong lòng quay sẽ có tính hấp dẫn nhân tạo
tương tự như tính hấp dẫn trên bề mặt trái đất.

Hiện tượng này có thể dùng để tạo ra các vệ tinh, các tàu không gian có thêm
chuyển động quay tròn để các phi hành gia khi thoát khỏi lực hấp dẫn của trái đất mà vẫn
sống trong điều kiện hấp hẫn tương tự như điều kiện hấp dẫn của trái đất để các phi hành
gia có thể sinh hoạt dễ dàng và các hoạt động sinh lý của cơ thể có điều kiện diễn ra bình
thường như trên mặt đất giúp các phi hành gia có thể ở lâu trên các con tàu không gian.

Vì trong thiên nhiên tất cả các thiên thể đều chuyển động theo những quỹ đạo
cong, và các phần tử trên bề mặt hành tinh hay các chuyển động quỹ đạo của các hạt cơ
bản đều chuyển động theo những quỹ đạo cong, như vậy hiện tượng chuyển động theo
quỹ đạo cong là loại hiện tượng cơ bản trong thiên nhiên và lực ly tâm cần được xem là
một lực cơ bản mang tính sơ cấp của tự nhiên. Do lực ly tâm có tính chất cùng loại như
lực hấp dẫn và khử được lực hấp dẫn, đồng thời nghiên cứu này xem lực ly tâm là loại
lực cơ bản nên việc hiểu được nguyên nhân vì sao có hiện tượng ly tâm là một việc quan
trọng, nên nghiên cứu đã nêu ra vấn đề sớm là nếu hiểu được nguyên nhân tạo nên lực ly

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 42


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

tâm thì sẽ hiểu được nguyên nhân tạo nên lực hấp dẫn cũng như nguyên nhân tạo nên các
lực cơ bản khác. Các phần bên dưới sẽ nêu ra vì sao có lực ly tâm.

13. Hiệu ứng trượt trong chuyển động cong, quán tính ly tâm tạo nên hiện
tượng trượt ly tâm khi vật thể chuyển động cong hay các vật thể ở bên trong
không được cố định theo đường cong chuẩn:

Hình vẽ hai máy bay chuyển động có cùng vận tốc nhưng theo hai đường cong có bán
kính cong khác nhau, thì máy bay chuyển động theo bán kính cong nhỏ sẽ bị trượt xa hơn
khỏi quỹ đạo cong chuẩn. ( quỹ đạo cong chuẩn là quỹ đạo được tạo thành và được hình
dung là khi máy bay chuyển động theo bán kính cong khi máy bay thực hiện chuyển động
cong thì máy bay bị cột vào sợi dây không giãn và tâm của sợi dây là tâm của đường
cong quỹ đạo mà máy bay thực hiện và tâm này được giữ cố định).

a. Quán tính ly tâm:

Khi một vật thể chuyển động trong không gian với cùng một vận tốc chuyển động
dời chỗ nhưng chuyển động theo những đường cong có bán kính cong nhỏ dần thì vật thể
sẽ xuất hiện quán tính ly tâm lớn dần, quán tính ly tâm tạo nên lực ly tâm đẩy vật thể có
chuyển động cong ra xa tâm đường cong mà nó chuyển động.

b. Hiệu ứng quán tính trượt ly tâm:

Hiệu ứng hay hiện tượng trượt ly tâm quan sát được khi máy bay bay trong khí
quyển hay ca nô chạy trên mặt nước hoặc xe chạy trên đường trơn khi rẽ ngoặc theo một
đường cong với vận tốc cao. Và đối với bên trong máy bay hay ca nô hoặc xe thì khi
chúng rẽ ngoặc đi qua đỉnh của đường cong thì đồ vật và người trong máy bay hay ca nô

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 43


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

nếu không được giữ chặc cố định vào thân máy bay thì sẽ bị đẩy làm trượt về phía ra xa
tâm đường cong.

Như vậy khi một vật thể chuyển động đều theo một quỹ đạo cong thì lực quán
tính ly tâm được sinh ra trên vật thể và không có sự thay đổi nếu đường quỹ đạo cong này
có bán khính cong không đổi, đường cong có bán kính cong không đổi của vật thể
chuyển động như trường hợp vật thể được cột vào sợi dây không đàn hồi và quay sợi dây
xung quanh một tâm cố định.

c. Các điều kiện làm lực quán tính ly tâm thay đổi:

Chuyển động của máy bay là chuyển động của vật thể chịu áp đặt chuyển động
cong chỉ có chuyển động dời chỗ và không có chuyển động quay tròn do máy bay không
có khả năng quay tròn tự do, nên loại chuyển động cong theo dạng này sẽ xuất hiện quán
tính ly tâm đồng thời quán tính ly tâm trượt lên vật thể. Lực quán tính ly tâm của vật thể
sẽ có sự thay đổi nếu lộ trình đường cong chuyển động của vật thể không bị cố định
(chẳng hạn như trường hợp xe rẽ ngoặc trên đường không trơn là lộ trình cong bị cố định,
hoặc vật nặng quay cột vào sợi dây đàn hồi và quay sợi dây với vận tốc quay khác nhau
quanh một tâm cố định). Khi có hiện tượng trượt ly tâm thì một phần lực quán tính ly tâm
sẽ chuyển thành động năng chuyển động thẳng làm vật thể có chuyển động ra xa tâm
đường cong chuyển động của nó, nên chuyển động trượt ly tâm sẽ làm giảm bớt quán tính
ly tâm lên vật thể đó.

Lực quán tính ly tâm thay đổi đối với chuyển động cong áp đặt lên vật thể, nhưng
đối với vật thể có khả năng chuyển động quay tròn tự do như chuyển động của quả bóng
ném không xoáy theo đường xiên tạo thành lộ trình hình cầu vòng thì hiện tượng trượt ly
tâm ít xảy ra vì quả bóng sẽ quay ngược chiều với chiều của nó chuyển động theo hình
cong cầu vòng và cách chuyển động này sẽ giúp quả bóng ít bị trượt ly tâm( vui lòng xem
thêm ở phần lộ trình chuyển động của vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có
chuyển động dời chỗ).

Lực đẩy quán tính ly tâm sẽ thay đổi khi vật thể chuyển động cong có thêm
chuyển động quay tròn sẵn có trước khi vật thể bị áp đặt chuyển động cong, khi đó
chuyển động vừa dời chỗ vừa quay tròn sẽ trở thành loại chuyển động Boomerang và
xuất hiện lực quán tính Boomerang lên vật thể chuyển động, và lực quán tính Boomerang
sẽ chi phối lộ trình chuyển động của vật thể. (vui lòng xem thêm ở phần lộ trình chuyển
động của vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ).

d. Khái niệm về lực quán tính ly tâm của phần tử điểm của vật thể có chuyển động
cong hay vật thể có chuyển động quay tròn:

“Lực quán tính ly tâm của phần tử điểm trên thân vật thể có chuyển động cong hay có
chuyển động quay tròn là một loại lực cơ bản xuất hiện trên mọi phần tử điểm trong thân
vật thể khi phần tử điểm đó chuyển động theo lộ trình cong, hay xuất hiện trên mọi phần
tử trong thân vật thể của vật thể có chuyển động quay tròn, lực quán tính ly tâm của phần
tử điểm có chuyển động cong là một loại lực cơ bản và lực này có phương là phương từ
tâm đường cong hướng ra đỉnh cung vòm của đường cong lộ trình của phần tử điểm, và

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 44


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

điểm đặt là tâm đối xứng phần tử điểm đó, và tính chất của lực này được duy trì phương
của các phần tử điểm đó chịu áp đặt chuyển động theo sự chuyển động của thân vật thể”.

14. Hiệu ứng làm lệch chuyển động dời chỗ của vật thể khi vật thể có chuyển
động dời chỗ đồng thời có thêm chuyển động quay tròn, hay hiệu ứng
Boomerang:

a. Lộ trình chuyển động của Boomerang, Boomerang là loại vật thể khi hoạt động sẽ
vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ:

Hình vẽ lộ trình chuyển động của Boomerang trong không gian, kể cả không gian chân
không và không trọng lực, lộ trình này uốn cong về phía biên của Boomerang có vận tốc
chuyển động chậm so với biên đối khi Boomerang hoạt động.

Khi ném chiếc Boomerang thì Boomerang đồng thời có hai chuyển động gồm
chuyển động quay tròn và chuyển động dời chỗ mà trong đó chuyển động dời chỗ ban
đầu từ khi vừa thoát ra khỏi tay ném là chuyển động thẳng (vì giống như ném một vật từ
tay ra, dù quỹ đạo của tay theo lộ trình cong thì vật được ném ra vẫn theo đường thẳng).

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 45


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

b. Lộ trình vạch ra trong không gian bởi một điểm ở trên thân của Boomerang:

Hình vẽ Boomerang đang chuyển động với chuyển động của Boomerang là chuyển động
của vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ với lộ trình
chuyển động dời chỗ sẽ uốn cong về phía nào tùy thuộc vào một điểm trên thân của vật
thể vạch nên lộ trình chuyển động trong không gian có dạng những hình vòm mà chân
vòm hướng về phía đó, hoặc lộ trình chuyển động của Boomerang sẽ chuyển động theo
đường cong lệch về phía biên của Boomerang có chuyển động ngược chiều với chuyển
động dời chỗ của Boomerang.

Xét lộ trình vạch ra trong không gian của một điểm trên biên ở một cánh của
Boomerang khi Boomerang hoạt động, thì lộ trình của điểm này là các hình vòm gối lên
nhau với chân vòm dạng hình giọt nước và chân vòm có bán kính cong nhỏ hơn mái vòm,
đồng thời chân vòm hướng về phía biên của Boomerang có vận tốc nhỏ trên đường
chuyển động của Boomerang. Do chân vòm hướng về phía biên có vận tốc biên nhỏ của
Boomerang nên Boomerang sẽ có lộ trình chuyển động bị lệch về phía biên có vận tốc
chuyển động nhỏ đó.

c. Lực quán tính của vật thể/hạt vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ theo cách chuyển động của Boomerang hay có thể gọi là lực quán tính
Boomerang:

Có thể giải thích chuyển động dời chỗ của Boomerang theo lộ trình uốn cong về
phía biên Boomerang có vận tốc nhỏ trên đường Boomerang chuyển động theo lực quán
tính tổng hợp của tất cả các phần tử điểm trên thân của Boomerang như sau:

Do mỗi điểm trên thân Boomerang chuyển động theo lộ trình các hình vòm gối
lên nhau như vừa nêu trên nên ở mỗi biên các phần tử điểm sẽ nhận được lực đẩy quán
tính ly tâm khác nhau, xem lộ trình vạch ra trong không gian của một phần tử điểm này
sẽ thấy được tính bất đối xứng trong chuyển động của Boomerang. Chuyển động
Boomerang đã tạo ra cho các phần tử điểm ở thời điểm có lộ trình dạng chân vòm nhận

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 46


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

được lực đẩy quán tính ly tâm lớn hơn lực đẩy quán tính ly tâm phần tử điểm ở thời điểm
có lộ trình dạng mái vòm, vì các chân vòm luôn có bán kính cong nhỏ hơn nhiều so với
bán kính cong của mái vòm, do đó tổng hợp lực đẩy quán tính ly tâm nhận được của tất
cả phần tử điểm trên thân Boomerang sẽ tạo thành một lực đẩy chung Boomerang có
điểm đặt là tâm đối xứng Boomerang và phương là phương của đường cao hình vòm và
chiều là chiều hướng từ phía mái vòm về phía chân vòm, lực này là lực quán tính của vật
thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ, hay có thể gọi là lực quán
tính Boomerang. Lực quán tính Boomerang hay qui luật chuyển động của Boomerang
đúng với vật chuyển động ngoài không gian không trọng lực và chân không và đúng với
chuyển động của tất cả các hạt cơ bản.

15. Lộ trình chuyển động của vật thể có dạng hình đĩa tròn hoặc có dạng hình
cầu vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ, và lộ trình
vạch ra trong không gian của một điểm trên biên của vật thể đó và tính chất
vận tốc chuyển động dời chỗ của điểm này:

a. Lộ trình chuyển động của vật thể có dạng hình đĩa tròn hoặc có dạng hình cầu vừa
có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ:

Hình vẽ vật thể hình tròn vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ với
lộ trình chuyển động dời chỗ sẽ uốn cong về phía nào tùy thuộc vào một điểm trên thân
của vật thể vạch nên lộ trình chuyển động trong không gian có dạng những hình vòm mà
chân vòm hướng về phía đó.

Vật thể có dạng hình đĩa tròn hay có dạng hình cầu khi chúng chuyển động vừa
quay tròn vừa chuyển động dời chỗ với mặt phẳng xích đạo quay của vật thể nằm trên
đường chỉ phương chiều chuyển động dời chỗ của vật thể, thì vật thể này có cùng qui luật
lộ trình chuyển động như Boomerang, các vật thể hình đĩa tròn hay vật thể hình cầu vừa
có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ sẽ có lộ trình uốn cong về phía

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 47


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

biên nào mà có chuyển động ngược chiều với chuyển động dời chỗ của vật thể hình tròn
hay vật thể hình cầu, và đường cong chuyển động của chúng sẽ khép dần độ cong cho
đến khi có được trạng thái cân bằng giữa quán tính Boomerang và quán tính ly tâm thì
đường cong chuyển động của chúng sẽ thành một quỹ đạo tròn ổn định.

b. Lộ trình vạch ra trong không gian của một điểm trên biên của vật thể và tính chất
vận tốc chuyển động dời chỗ của điểm này:

Lộ trình của một điểm trên biên của vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa
chịu chuyển động theo quỹ đạo cong áp đặt thì có tính bất đối xứng, và tính bất đối xứng
này tùy theo chiều quay tròn của vật thể so với chiều chuyển động theo quỹ đạo cong của
vật thể và tùy theo sự phối hợp hai vận tốc chuyển động quay tròn và vận tốc chuyển
động dời chỗ của nó, lộ trình này có dạng những hình vòm gối lên nhau với chân vòm có
bán kính cong nhỏ hơn mái vòm. Khi vật thể này chuyển động dời chỗ theo đường cong
và có chiều quay tròn ngược chiều với chiều chuyển động dời chỗ theo đường cong của
vật thể thì chân vòm sẽ hướng về phía xa tâm, và ở trường hợp này vận tốc ở đoạn chân
vòm so với vận tốc chuyển động dời chỗ của vật thể sẽ bằng vận tốc chuyển động dời chỗ
của vật thể cộng với vận tốc chuyển động dời chỗ của điểm khảo sát tại vị trí qua đường
cong chân vòm, còn ở trường hợp điểm này qua vị trí đỉnh mái vòm thì vận tốc chuyển
động dời chỗ của điểm này so với vận tốc chuyển động dời chỗ của vật thể sẽ bằng vận
tốc chuyển động dời chỗ của vật thể trừ đi với vận tốc chuyển động dời chỗ của điểm
khảo sát tại vị trí mà nó đi qua đỉnh của mái vòm.

Như vậy khi vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ
thì so với vận tốc chuyển động dời chỗ của vật thể thì một điểm trên thân ( hay một điểm
trên biên vật thể để dể hình dung hơn) của vật thể luôn có tính bất đối xứng so với trạng
thái chuyển động dời chỗ của vật thể, với vận tốc của điểm đó đi qua vị trí chân vòm bao
giờ cũng lớn hơn vận tốc của điểm đó đi qua vị trí mái vòm, đồng thời chân vòm bao giờ
cũng có bán kính cong nhỏ hơn mái vòm, hai yếu tố này làm cho một phía sẽ có lực quán
tính Boomerang nguyên tử xuất hiện lớn hơn phía đối diện hay một phía có lực quán tính
Boomerang nguyên tử lớn hơn phía đối diện, do đó đối với vật thể vừa có chuyển động
quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ thì khối lượng hữu hướng sẽ hướng về phía biên
có của vật thể có chuyển động dời chỗ của một điểm trên biên đó ngược chiều với chiều
chuyển động dời chỗ của vật thể, hoặc khối lượng hữu hướng của vật thể sẽ hướng về
phía chân vòm của lộ trình những mái vòm gối lên nhau.

Lộ trình này cho thấy lực quán tính ly tâm đối với từng phần tử điểm trên biên của
vật thể quay tròn sẽ lớn hơn khi phần tử điểm đang xét đi qua đoạn chân vòm so với đoạn
mà phần tử điểm này đi qua đoạn mái vòm, do đó tổng hợp tất cả các phần tử điểm của
vật thể thì một lực quán tính của vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển
động theo lộ trình cong sẽ xuất hiện trên vật thể, lực này được gọi là lực quán tính
Boomerang vật thể xuất hiện lên vật thể có cách chuyển động theo cách chuyển động của
Boomerang như đã nêu, với điểm đặt của lực này là tâm vật thể tròn và phương là đường
cao của hình vòm và chiều là chiều hướng về phía chân vòm.

Như vậy vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động theo quỹ đạo
cong sẽ không còn tính chất chất điểm trong chuyển động theo định luật Newton 1 vì tính
bất đối xứng làm lệch chuyển động dời chỗ của nó, trong khi vật thể chất điểm theo cơ
học Newton thì không có tính bất đối xứng trong chuyển động dời chỗ, và một vật thể
như một vật thể hình tròn hay hình cầu có chuyển động quay tròn và đang ở trạng thái

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 48


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

không có chuyển động dời chỗ (trạng thái đứng yên tại một chổ nhưng có chuyển động
quay tròn) hay đang có chuyển động dời chỗ thì sẽ không giữ nguyên trạng thái đứng yên
hay không giữa nguyên trạng thái chuyển động dời chỗ đều mãi mãi đó, mà vật thể có
thêm chuyển động quay tròn này sẽ chuyển động theo một lộ trình và vận tốc khác với
vật thể tròn không có chuyển động quay tròn.

(Các mẫu thí nghiệm đề xuất phần sau sẽ nêu rõ những trường hợp vật thể đứng yên
nhưng có chuyển động quay tròn dù không có ngoai lực tác động vẫn không đứng yên
mãi mãi, và mẫu thì nghiệm cho thấy vật thể có thêm chuyển động quay tròn đang
chuyển động đều sẽ không chuyển động đều mãi mãi dù không có ngoại lực tác động lên
vật thể đó, nhờ những mẫu thí nghiệm này mà có thể thấy được những trường hợp sự vận
động của vật thể không tuân theo định luật 1 Newton, xin vui lòng xem thêm ở phần các
mẫu thí nghiệm kiểm chứng).

Khảo sát các chuyển động trong vũ trụ sẽ thấy các thiên hà đều có dạng hình đĩa
tròn dẹt và có chuyển động quay tròn, các thiên thể đều dạng hình cầu và có chuyển động
quay tròn quanh trục của nó đồng thời có chuyển động theo các quỹ đạo cong, tương tự
các hạt cơ bản cũng có chuyển động vừa quay tròn và vừa dời chỗ theo quỹ đạo của
chúng hoặc chuyển động theo một lực áp đặt. Hơn nữa vật thể vật chất lại được cấu tạo
bởi các hạt cơ bản mà các hạt cơ bản luôn có chuyển động quay tròn tự nhiên của chúng,
vì vậy định luật 1 Newton đã không thể chi phối được những chuyển động có sự phối hợp
của hai chuyển động là chuyển động vừa quay tròn và chuyển động vừa dời chỗ.

Như vậy lực quán tính Boomerang vật thể, và ở các phần sau sẽ nêu tiếp lực quán
tính Boomerang nguyên tử/hạt cơ bản là một loại lực cơ bản sơ cấp nhất xuất phát từ tính
bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn ( hoặc chuyển động quỹ đạo) của các hạt cơ
bản cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử, và lực quán tính Boomerang nguyên tử/hạt cơ bản sẽ
xuất hiện trên các nguyên tử/hạt cơ bản khi vật thể chứa nguyên tử/hạt cơ bản đó có
chuyển động dời chỗ theo đường cong.

Lực quán tính Boomerang nguyên tử/hạt cơ bản xuất hiện trên vật thể vĩ mô khi
vật thể vĩ mô đó vừa có chuyển động dời chỗ vừa có chuyển động quay tròn, lực quán
tính Boomerang quán tính Boomerang nguyên tử/hạt cơ bản sẽ giúp giải thích được lực ly
tâm, lực quán tính gia tốc chuyển động dời chỗ, giúp giải thích được sự khử lẫn nhau
giữa các loại lực bao gồm lực hấp dẫn với các loại lực liên quan đến chuyển động là lực
quán tính ly tâm, lực quán tính Boomerang, lực quán tính gia tốc chuyển động dời chỗ.
Đồng thời lực quán tính Boomerang của các hạt cơ bản làm cơ sở để thấy được nguồn
gốc của tất cả các lực cơ bản khác mà các phần sau sẽ nêu tiếp.

16. Lộ trình chuyển động của một điểm trên biên của vật thể hình tròn hay
vật thể hình cầu có chuyển động quay tròn với tâm của vật thể chịu áp đặt
chuyển động theo một quỹ đạo tròn và trục quay của vật thể vuông góc với
mặt phẳng tạo ra bởi quỹ đạo tròn do lộ trình chuyển động tâm của vật thể:

a. Lộ trình chuyển động của một điểm trên biên của vật thể hình tròn hay vật thể hình
cầu có chuyển động quay tròn với tâm của vật thể chịu áp đặt chuyển động theo một
quỹ đạo tròn và trục quay của vật thể vuông góc với mặt phẳng tạo ra bởi quỹ đạo tròn
do lộ trình chuyển động tâm của vật thể, và chiều chuyển động quay tròn của vật thể
cùng chiều với chiều chuyển động quỹ đạo của vật thể:

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 49


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Hình vẽ lộ trình chuyển động của một điểm trên biên của vật thể hình tròn hay vật thể
hình cầu có chuyển động quay tròn với tâm của vật thể chịu áp đặt chuyển động theo một
quỹ đạo tròn và trục quay của vật thể vuông góc với mặt phẳng tạo ra bởi quỹ đạo tròn
do lộ trình chuyển động của vật thể, và chiều chuyển động quay tròn của vật thể cùng
chiều với chiều chuyển động quỹ đạo của vật thể, lộ trình này có dạng những hình vòm
gối lên nhau với chân vòm có bán kính nhỏ hơn mái vòm đồng thời những hình vòm này
uốn cong theo một hình tròn với chân vòm hướng vào tâm của quỹ đạo tròn mà vật thể
chuyển động.

Lộ trình chuyển động của một điểm trên biên của vật thể ở trường hợp này có
dạng những hình vòm gối lên nhau với chân vòm có dạng hình giọt nước và chân vòm có
bán kính nhỏ hơn mái vòm đồng thời những hình vòm này uốn cong theo một hình tròn
với chân vòm hướng vào tâm của quỹ đạo tròn mà vật thể chịu áp đặt chuyển động dời
chỗ.

b. Lộ trình chuyển động một điểm trên biên của vật thể hình tròn hay vật thể hình cầu
có chuyển động quay tròn với tâm của vật thể chịu áp đặt chuyển động theo một quỹ
đạo tròn và trục quay của vật thể vuông góc với mặt phẳng tạo ra bởi quỹ đạo tròn do
lộ trình chuyển động tâm của vật thể, và chiều chuyển động quay tròn của vật thể
ngược chiều với chiều chuyển động quỹ đạo của vật thể:

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 50


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Hình vẽ lộ trình chuyển động của một điểm trên biên của vật thể hình tròn hay vật thể
hình cầu có chuyển động quay tròn với tâm của vật thể chịu áp đặt chuyển động theo một
quỹ đạo tròn và trục quay của vật thể vuông góc với mặt phẳng tạo ra bởi quỹ đạo tròn
do lộ trình chuyển động của vật thể, và chiều chuyển động quay tròn của vật thể ngược
chiều với chiều chuyển động quỹ đạo của vật thể, lộ trình này có dạng những hình vòm
gối lên nhau với chân vòm có bán kính nhỏ hơn mái vòm đồng thời những hình vòm này
uốn cong theo một hình tròn với chân vòm hướng ra xa tâm của quỹ dạo tròn mà vật thể
chuyển động.

Lộ trình chuyển động của một điểm trên biên của vật thể ở trường hợp này có
dạng những hình vòm gối lên nhau với chân vòm có dạng hình giọt nước và chân vòm có
bán kính nhỏ hơn mái vòm đồng thời những hình vòm này uốn cong theo một hình tròn
với chân vòm hướng về phía ra xa tâm của quỹ đạo tròn mà mà vật thể chịu áp đặt
chuyển động dời chỗ.

17. Khái niệm về chuyển động sơ cấp và các chuyển động thứ cấp:

Trong tự nhiên có hai loại chuyển động sơ cấp mà không thể phân ra thành các
chuyển động phần tử nhỏ hơn được, đó là chuyển động quay tròn và chuyển động dời chỗ
của vật/hạt. Hai chuyển động này phối hợp lại tạo nên tất cả các loại chuyển động trong
tự nhiên như chuyển động dao động, chuyển động quỹ đạo, chuyển động xoắn trôn ốc,
chuyển động theo dạng lò xo xoắn, chuyển động zigzag, chuyển động hình sin…, các
chuyển động do hai chuyển động sơ cấp này tạo nên là chuyển động thứ cấp cấp 1, nếu
chuyển động thứ cấp cấp 1 lại tạo nên chuyển động thứ cấp nữa thì chuyển động đó gọi là
chuyển động thứ cấp cấp 2 và cứ như vậy tiếp theo là chuyển động thứ cấp cấp 3….

Trong thiên nhiên tồn tại nhiều chuyển động thứ cấp với nhiều cấp chẳng hạn như
lộ trình chuyển động của một hạt cát trên mặt đất trong ngân hà chứa trái đất, do hạt cát

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 51


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

đứng yên so với mặt đất nên chuyển động của hạt cát là chuyển động của một phần tử
điểm trên bề mặt của trái đất. Đầu tiên hạt cát sẽ có chuyển động quỹ đạo theo chuyển
động quay tròn của trái đất, tức hạt cát sẽ chuyển động quỹ đạo quanh trục quay của trái
đất, kế tiếp ở thang hệ mặt trời hạt cát chuyển động theo quỹ đạo của trái đất quanh mặt
trời tạo thành chuyển động có dạng lò xo rất dẹt ( vì trái đất thay đổi trục quay của nó
theo mùa) mà hình chiếu ngang của lò xo này có dạng là những hình vòm gối lên nhau
với chân vòm nhỏ hơn mái vòm và chân vòm hướng về phía mặt trời, tiếp theo nữa
chuyển động quỹ đạo của hệ mặt là quanh lỗ đen trung tâm ngân hà sẽ tạo thành một lò
xo dẹt lớn từ lò xo nhỏ ở thang hệ mặt trời vừa tả. Như vậy các chuyển động thứ cấp bậc
dưới có thể xem là một chuyển động dời chỗ mà trong chuyển động dời chỗ này lại có thể
chứa nhiều chuyển động dời chỗ bậc dưới nữa, tức là có thể xem chuyển động thứ cấp
bậc dưới như là một chuyển động dời chỗ thông thường để sự khảo sát, hình dung và
phân tích được dễ dàng hơn.

18. Lộ trình chuyển động của các vật thể hình cầu có chuyển động quay tròn
và chịu lực áp đặt chuyển động dời chỗ với phương của lực áp đặt đó không
nằm thẳng hàng hay vuông góc với trục quay của vật thể:

Vật thể hình cầu có chuyển động quay tròn và chịu lực áp đặt chuyển động dời
chỗ với lực này không nằm thẳng hàng hay vuông góc với trục quay của vật thể, trong
trường hợp này do chịu lực áp đặt chuyển động dời chỗ một cách liên tục chẳng hạn
giống như một khối cầu nhẹ có sẵn chuyển động quay tròn và chịu áp đặt dời chỗ bởi một
dòng gió thì quả cầu này sẽ chuyển động dời chỗ theo dạng xoắn lò xo với các vòng xoắn
lò xo xiên, với hai biên đối diện thì có một biên có độ xiên lớn và một biên có độ xiên
nhỏ, và hai phía biên của lò xo này xoắn vào nhau như hai sợi dây xoắn vào nhau.

Đối với chuyển động của các hạt cơ bản như chuyển động của các hạt dưới hạt
nhân nguyên tử trong hạt nhân nguyên tử hay chuyển động của các hạt cơ bản trong
những môi trường chịu áp đặt chuyển động thì do chúng luôn có chuyển động quay tròn
tự nhiên nên khi bị áp đặt chuyển động dời chỗ thì chuyển động dời chỗ của chúng sẽ có
lộ trình có dạng theo dạng xoắn lò xo với các vòng xoắn lò xo xiên, với hai biên đối diện
thì có một biên có độ xiên lớn và một biên có độ xiên nhỏ, và hai phía biên của lò xo này
xoắn vào nhau như hai sới dây xoắn vào nhau.

19. Lộ trình chuyển động của các hạt cơ bản khi các hạt cơ bản chịu áp đặt
chuyển động dời chỗ liên tục:

a. Các dạng lộ trình của các vật thể/hạt có chuyển động quay tròn và chịu áp đặt
chuyển động dời chỗ theo phương thẳng một cách liên tục:

Hình vẽ lộ trình chuyển động của một hạt cơ bản như hạt electron hay hạt proton có
dạng lò xo xoắn khi chúng chuyển động trong môi trường chịu áp đặt chuyển động thẳng.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 52


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Khác với lộ trình chuyển động của Boomerang, do Boomerang chỉ có lực áp đặt
chuyển động ban đầu là lúc ở giai đoạn sau khi ném Boomerang còn có gia tốc nên sau
đó Boomerang có chuyển động theo một đường cong đơn. Còn các hạt cơ bản như các
electron chuyển động trong dây dẫn hay các hạt proton chuyển động trong các máy gia
tốc thì chúng chịu lực áp đặt chuyển động dời chỗ một cách có tính liên tục nên chúng
không chuyển động theo một đường cong đơn mà chúng chịu chi phối bởi qui luật lộ
trình chuyển động của các vật thể hình cầu có chuyển động quay tròn và chịu lực áp đặt
chuyển động dời chỗ với phương của lực áp đặt đó không nằm thẳng hàng hay vuông góc
với trục quay của vật thể.

Vì đối với các hạt cơ bản, do mỗi loại hạt cơ bản luôn có chuyển động quay tròn
tự nhiên của riêng chúng và do trục của chuyển động quay tròn của chúng không hoàn
toàn song song với trục của lộ trình chuyển động dời chỗ mà chúng chuyển động, đồng
thời lực áp đặt chúng chuyển động dời chỗ tồn tại một cách liên tục, nên lộ trình chuyển
động của các hạt cơ bản chịu áp đặt chuyển động một cách liên tục sẽ có dạng như bên
dưới.

- Dạng lộ trình chuyển động dời chỗ theo mặt phẳng: là dạng lộ trình chuyển động của
các hạt gồm những hình mái vòm gối lên nhau với chân vòm có bán kính cong nhỏ hơn
mái vòm.

- Dạng lộ trình chuyển động dời chỗ theo hình ống: là dạng lộ trình có hình xoắn lò xo
xiên với một phía biên của lò xo có độ xiên nhỏ và một phía biên của lò xo có độ xiên lớn
so với phương của lực tác động tạo chuyển dời chỗ cho hạt cơ bản, và hai biên đối diện
độ xiên khác nhau của lò xo xoắn quanh nhau có dạng như hai sợi dây xoắn vào nhau.

Các hạt không gian cũng chuyển động theo qui luật tương tự như các hạt cơ bản
nêu trên nhưng có vận tốc chuyển động dời chỗ lớn hơn và có chuyển động quay tròn có
vận tốc nhỏ hơn nên các hạt không gian có độ cong của chuyển động dời chỗ lớn hơn, vì
vậy các hạt không gian ít có tính khối lượng, tức ít chịu ảnh hưởng bởi hấp dẫn hơn.

Ngoài hai dạng lộ trình chuyển động như vừa nêu các hạt cơ bản thành phần của
các hạt dưới hạt nhân hay dưới hạt quark, các hạt thành phần đó còn có thể có thêm nhiều
cấp chuyển động, do đó cần có khái niệm về các loại chuyển động này để có thể phân tích
và xây dựng được mẫu hình lộ trình chuyển động của các hạt sơ cấp đó.

b. Sự khác biệt lộ trình chuyển động của vật thể có chuyển động quay tròn có áp đặt
chuyển động dời chỗ ban đầu và vật thể có chuyển động quay tròn chịu sự áp đặt
chuyển động dời chỗ liên tục:

- Chuyển động của vật thể có chuyển động quay tròn chịu áp đặt chuyển động
không liên tục sẽ có lộ trình là một đường cong kín:

Khác với chuyển động chịu lực áp đặt lên chuyển động dời chỗ một cách liên tục
như chuyển động các hạt electron trong dây dẫn hay chuyển động của các hạt proton
trong máy gia tốc, chuyển động Boomerang chỉ chịu áp đặt lên chuyển động dời chỗ của
Boomerang trong giai đoạn ban đầu khi sau khi Boomerang được ném, tức là trong giai
đoạn đầu sau khi được ném ra Boomerang còn gia tốc chuyển động dời chỗ dương,
nhưng sau đó gia tốc dương của Boomerang giảm dần vì Boomerang ma sát với không
khí đồng thời động năng chuyển động dời chỗ theo đường thẳng của Boomerang chuyển

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 53


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

thành động năng chuyển động quỹ đạo cong của Boomerang, mà chuyển động quỹ đạo
cong kín có thể xem là một dạng của chuyển động quay tròn. Do đó nếu gia tốc dương
không duy trì lâu thì Boomerang sẽ chuyển động thành một đường cong tròn dần và
thành đường cong kín sau đó.

- Chuyển động của vật thể có chuyển động quay tròn chịu áp đặt chuyển động liên
tục sẽ có lộ trình là một đường cong hở có dạng hình những mái vòm gối lên nhau:

Chuyển động của vật thể có chuyển động quay tròn và chịu áp đặt chuyển động
dời chỗ liên tục thì đối với chuyển động (xét đơn giản là chuyển động trong một mặt
phẳng), chẳng hạn như trường hợp lộ trình chuyển động của trái đất trong không gian, do
hấp dẫn của mặt trời áp đặt chuyển động dời chỗ lên trái đất tao nên chuyển động quỹ
đạo kín của trái đất quanh mặt trời, kế theo là hấp dẫn lỗ đen trung tâm thiên hà áp đặt lên
hệ mặt trời làm hệ mặt trời chuyển động theo quỹ đạo kín quanh lỗ đen trung tâm thiên
hà, do tính áp đặt lên chuyển động dời chỗ của trái đất như vừa nêu có tính liên tục nên
lộ trình chuyển động dời chỗ của trái đất vạch ra trong không gian sẽ có dạng những hình
vòm gối lên nhau và lộ trình dạng những hình vòm này tạo thành một quỹ đạo kín quanh
lỗ đen trung tâm thiên hà.

- Chuyển động của các hạt cơ bản/hạt không gian có lộ trình là dạng vòng xoắn lò
xo hoặc dạng những hình vòm gối lên nhau:

Do các hạt cơ bản như các hạt proton trong máy gia tốc luôn chịu lực áp đặt dời
chỗ theo phương của ống gia tốc, và do hạt proton có chuyển động quay tròn tự nhiên sẵn
có của nó chịu kiểm soát bởi sự vận động của các hạt không gian, do đó khi máy gia tốc
hoạt động proton chịu áp đặt chuyển động dời chỗ trong máy gia tốc, các yếu tố vừa nêu
tạo cho proton có chuyển động dời chỗ theo dạng lò xo có đường kính cực nhỏ và các
biên đối diện nhau có độ xiên khác nhau, và các biên đối diện nhau tạo thành dạng như
hai sợi dây xoắn vào nhau, và phương của lò xo cực nhỏ này uốn cong theo phương ống
cong của máy gia tốc. Chuyển động của electron trong dây dẫn cũng tương tự vậy,
electron khi bị áp đặt chuyển động trong dây dẫn, electron sẽ chuyển động theo dạng lò
xo xoắn cực nhỏ và phương của lò xo là phương của dây dẫn.

Do cách chuyển động như vậy nên các hạt cơ bản tương tác với các hạt không
gian tạo ra các vùng không gian quanh chúng gồm các hạt không gian có chuyển động
dời chỗ với dạng lò xo hở hoặc dạng những mái vòm gối lên nhau hở và hướng ra xa dần
các hạt cơ bản tạo thành vùng không gian xung quanh các hạt cơ bản tức vùng không
gian xung quanh vật thể có các hạt không gian xoáy xoắn hở, và chính vùng không gian
xung quanh vật chất có các hạt không gian vận động theo cách như vậy đã tạo nên vùng
không gian hấp dẫn, và các hạt không gian xoáy xung quanh các hạt cơ bản tùy theo loại
tương tác và các loại hạt không gian đặc trưng cảm ứng mà các vùng không gian chứa
các hạt không gian vận động quanh các hạt cơ bản mà sẽ tạo nên các loại tương tác khác
nhau như tương tác hấp dẫn, tương tác điện từ, tương tác quán tính…

20. Khối lượng hữu hướng sinh ra bởi lực quán tính Boomerang của vật
thể/hạt vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ và tính
chất của nó:

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 54


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

a. Khái niệm về khối lượng hữu hướng:

Khối lượng hữu hướng là khối lượng sinh ra khi vật thể có sự chuyển động như
chuyển động có gia tốc, chuyển động cong hay chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ.
Khối lượng hữu hướng sinh ra do sự sinh ra lực quán tính gia tốc và lực quán tính ly tâm
như đã biết, tuy nhiên khối lượng hữu hướng sinh ra do lực quán tính Boomerang thì
chưa được biết đến. Khối lượng hữu hướng là khối lượng sinh ra do sự chuyển động của
vật thể trong không gian và có tính cộng với khối lượng hấp dẫn của thiên thể hấp dẫn,
khối lượng hữu hướng mang tính có hướng tùy thuộc vào cách chuyển động của vật thể,
chẳng hạn như khối lượng hữu hướng ly tâm thì có hướng rời xa tâm đường cong mà vật
thể chuyển động, còn khối lượng quán tính gia tốc thì có hướng về phía sau ngược với
hướng chuyển động dời chỗ tăng vận tốc của vật thể hoặc có hướng về phía trước cùng
với hướng chuyển động dời chỗ giảm vận tốc của vật thể.

b. Khái niệm về khối lượng hữu hướng Boomerang hay lực quán tính Boomerang của
vật vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ hay chuyển động quỹ
đạo:

*Ghi chú: Mặt phẳng xích đạo chuyển động quay tròn của vật thể có chuyển động quay
tròn trong trường hợp này trùng với mặt phẳng tạo ra bởi lộ trình chuyển động dời chỗ
theo đường cong của vật thể.

Khác với khối lượng nghỉ hay trọng lượng sinh ra bởi hấp dẫn, khối lượng hữu
hướng của một vật thể, một thiên thể hay một hạt cơ bản (gọi chung là vật) là khối lượng
mà nó có được do trạng thái chuyển động từ nội bản thân mà nó sinh ra, khối lượng (hay
lực) này xuất hiện trên những vật mà chúng có trạng thái chuyển động phối hợp hai
chuyển động là vừa có chuyển động quay tròn và vừa có chuyển động dời chỗ. Khối
lượng hữu hướng là khối lượng mang tính có hướng và hướng của khối lượng này phụ
thuộc vào chiều và phương chuyển động quay tròn của vật so với phương chuyển động
dời chỗ của vật đó, khi vật vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ
(hay chuyển động quỹ đạo) thì một điểm trên biên của vật sẽ vạch ra một lộ trình có dạng
những mái vòm gối lên nhau và chân vòm có dạng hình giọt nước với bán kính cong nhỏ
hơn nhiều so với bán kính cong mái vòm, tùy theo dạng của lộ trình này mà khối lượng
hữu hướng (hay lực hữu hướng) này sẽ có phương là của đường thằng vuông góc với
đường thẳng tiếp tuyến tại đỉnh đường cong mái vòm và chiều là từ chiều hướng từ mái
vòm về phía chân vòm.

Khối lượng hữu hướng hay lực quán tính Boomerang này sẽ có giá trị tăng nhanh
theo vận tốc quay tròn, vận tốc quỹ đạo và bán kính quỹ đạo cong mà vật chuyển động,
nên khối lượng hữu hướng ở quy mô các hạt cơ bản do các hạt có vận tốc quỹ đạo rất lớn
cùng với vận tốc quay tròn rất lớn và bán kính quỹ đạo chuyển động rất nhỏ nên lực này
có giá trị độ lớn rất lớn giúp cho các hạt trong hệ gồm nhiều hạt (mỗi hạt có được quỹ
đạo riêng do tính bất đối xứng của nó trong hệ hạt) giữ được các khoảng cách gần nhau.

Khối lượng hữu hướng sinh ra từ lực quán tính Boomerang, và lực quán tính
Boomerang này xuất hiện khi vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ, lực quán tính Boomerang này có nguồn gốc từ sự bảo toàn trạng thái chuyển
động quay tròn tự nhiên của các hạt cơ bản cấu tạo nên vật thể đó, hay nói đơn giản hơn
là có nguồn gốc từ sự bảo toàn chuyển động quay tròn của nguyên tử, trong đó trạng thái

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 55


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

chuyển động quay tròn tự nhiên của nguyên tử/hạt cơ bản bao gồm vận tốc, phương,
chiều chuyển động quay tròn của nguyên tử/hạt cơ bản đó, như vậy lực quán tính ly tâm
là một lực cơ bản sơ cấp của vật lý và có thể dùng lực này dưới các dạng khác nhau để
giải thích tất cả lực cơ bản khác của vật lý. (Đối với các hạt cơ bản chẳng hạn các hạt cấu
tạo nên hạt quark thì có thể xem chuyển động quỹ đạo kín của chúng như là chuyển động
quay tròn để đơn giản hóa việc phân tích và sự bảo toàn chuyển động quỹ đạo kín của
chúng tương đương với sự bảo toàn chuyển động quay tròn của một hạt dưới hạt nhân
nguyên tử).

Như vậy nguồn gốc của khối lượng hữu hướng hay lực quán tính Boomerang xuất
xứ từ tình bảo toàn chuyển động quay tròn của nguyên tử/hạt cơ bản, và sự bảo toàn này
xuất xứ từ sự tương tác bất đối xứng giữa các hạt cơ bản với các dòng hạt không gian
chuyển động theo các lộ trình xoắn lò xo và xoắn hình vòm, các dòng hạt không gian
tương tác với các hạt cơ bản và trao đổi động năng chuyển động quay tròn cho các hạt cơ
bản, tương tác này tạo sự kiểm soát chuyển động quay tròn (hay chuyển động quỹ dạo
kín) cho các hạt cơ bản vì vậy mà chuyển động quay tròn của các hạt cơ bản không phụ
thuộc vào chuyển động của vật thể.

Khối lượng sinh ra trong quá trình gia tốc hay trong quá trình vật thể có chuyển
động cong cũng là khối lượng hữu hướng, nhưng khối lượng này sớm mất đi khi vật thể
mất gia tốc và mất chuyển động cong, vì vậy có thể gọi các khối lượng hữu hướng là khối
lượng hữu hướng gia tốc, khối lượng hữu hướng ly tâm và khối lượng hữu hướng
Boomerang, ba loại khối lượng này đều có chung nguồn gốc là do sự bảo toàn chuyển
động quay tròn của nguyên tử/hạt cơ bản khi vật thể chuyển động đã tạo ra trạng thái
chuyển động quay tròn mới phát sinh so với phương chuyển động dời chỗ của vật thể và
chuyển động quay tròn mới phát sinh của hạt cơ bản/nguyên tử so với phương chuyển
động dời chỗ của vật thể đã tạo ra khối lượng hữu hướng Boomerang cho từng hạt cơ bản
hay vắn tắt là cho từng nguyên tử, và tổng tất cả các khối lượng hữu hướng Boomerang
nguyên tử có trong vật thể sẽ là khối lượng hữu hướng của vật thể đối với vật thể có
chuyển động vửa quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ hay đối với vậy thể đang gia tốc
hay đối với vật thể đang có chuyển động cong.

c. Nguyên nhân của lực quán tính Boomerang vật thể hay nguyên nhân của khối
lượng hữu hướng Boomerang vật thể:

Xét độ cong của lộ trình chuyển động dời chỗ của một điểm trên biên của vật thể
vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ vạch ra trong không gian, thì
lộ trình này luôn có sự bất đối xứng với một phía biên luôn có độ cong với bán kính cong
nhỏ thì luôn có chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động của vật thể, và một phía
biên thì có bán kính cong lớn thì luôn có chuyển động cùng chiều với chiều chuyển động
của vật thể, tức là nếu lấy phương và chiều chuyển động của vật thể làm hệ quy chiếu thì
phía biên có chuyển động ngược chiều đó sẽ có vận tốc so sánh với vận tốc chuyển động
dời chỗ của vật thể được cộng thêm tức là tăng lên, còn phía biên có chuyển động cùng
chiều đó sẽ có vận tốc so sánh với vận tốc chuyển động dời chỗ của vật thể được trừ đi
thêm tức là giảm đi.

Do đó ở phía biên thì có lộ trình chân vòm có độ cong nhỏ thì luôn có vận tốc lớn
so với vận tốc chuyển động dời chỗ của vật thể, còn phía biên có độ cong lớn thì luôn có

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 56


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

vận tốc nhỏ so với vận tốc chuyển động dời chỗ của vật thể, do đó ở phía biên của vật thể
có lộ trình chuyển động dời chỗ của một điểm là có hình nhân vòm ( hay bán kính cong
nhỏ) thì các nguyên tử vào thời điểm ở phía biên đó sẽ có trạng thái vận tốc chuyển động
quay tròn phát sinh thêm lớn làm luôn xuất hiện lực quán tính Boomerang nguyên tử lớn,
ngược lại ở phía biên đối diện thì do có lộ trình chuyển động dời chỗ của một điểm là có
hình mái vòm (hay bán kính cong lớn) thì các nguyên tử vào thời điểm ở phía biên đó sẽ
có trạng thái vận tốc chuyển động quay tròn phát sinh thêm nhỏ làm luôn xuất hiện lực
quán tính Boomerang nguyên tử lớn. Vì vậy tổng các lực quánh tính Boomerang của tất
cả các nguyên tử có trên vật thể sẽ là lực quán tính Boomerang vật thể và lực quán tính
Boomerang vật thể luôn hướng về phía biên của vật thể có lộ trình một điểm trên biên
của nó trong không gian có dạng chân vòm (hay bán kính cong nhỏ), hay lực Boomerang
vật thể có hướng hướng về phía biên có chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động
dời chỗ của vật thể.

d. Tính chất hướng của khối lượng hữu hướng vật thể của một vài chuyển động vừa
quay tròn vừa chịu áp đặt chuyển động dời chỗ đơn giản:

Hình vẽ lộ trình chuyển động của một điểm trên biên vật thể vạch ra trong không gian
với chân vòm hướng về phía nào thì lực quán tính Boomerang và khối lượng hữu hướng
Boomerang hướng về phía đó.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 57


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Hình vẽ lộ trình chuyển động của một điểm trên biên vật thể vạch ra trong không gian
với chân vòm hướng về phía nào thì lực quán tính Boomerang và khối lượng hữu hướng
Boomerang hướng về phía đó.

Tính chất hướng của khối lượng hữu hướng của vật thể có dạng hình đĩa tròn và
chuyển động theo đường cong với mặt phẳng của đĩa tròn trùng với mặt phẳng tạo bởi
đường cong quỹ đạo mà đĩa tròn chuyển động, là một dạng chuyển động có sự phối hợp
giữa chuyển động quay tròn và chuyển động dời chỗ đơn giản hoạt động trong một không
gian phẳng hai chiều.

Nếu vật thể quay tròn có chuyển động quay tròn cùng chiều với chiều chuyển
động của vật thể theo đường cong thì sẽ xuất hiện khối lượng hữu hướng sẽ hướng vào
phía tâm đường cong chuyển động áp đặt của vật thể, vì một điểm trên biên vật thể sẽ
vạch ra một lộ trình có dạng gồm nhiều hình vòm nối tiếp gối lên nhau với chân vòm có
hình giọt nước và bán kính cong của chân vòm nhỏ hơn nhiều so với bán kính của mái
vòm, đồng thời chân vòm hướng vào trong tâm đường cong của chuyển động dời chỗ áp
đặt của vật thể.

Khối lượng hữu hướng của vật thể sẽ có chiều ngược lại với trường hợp vật thể có
chuyển động quay tròn và chiều của chuyển động quay tròn có chiều ngược lại với chiều
chuyển động theo quỹ đạo cong bị áp đặt của vật thể, trong trường hợp này thì một điểm
trên biên của đĩa tròn sẽ vạch ra trong không gian một lộ trình có dạng những hình vòm
gối lên nhau với chân vòm có dạng hình giọt nước và bán kính cong của chân vòm nhỏ
hơn nhiều so với bán kính cong của mái vòm, đồng thời chân vòm hướng về phía ra xa
tâm của đường cong mà vật thể chịu áp đặt chuyển động.

Như vậy hiệu ứng Boomerang sẽ có tính cộng với lực ly tâm của vật thể, tuy
nhiên khi xét chung lực quán tính ly tâm và lực quán tính Boomerang vật thể tổng hợp
hai lực ly tâm vật thể và lực quán tính Boomerang vật thể tác động lên một nguyên tử thì
thì chỉ có duy nhất một lực quán tính Boomerang nguyên tử, và lực quán tính Boomerang
nguyên tử đó có được là do sự xuất hiện trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh thêm
của nguyên tử so với lộ trình chuyển động dời trong không gian của chính nó.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 58


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Do có hiệu ứng Boomerang này nên các hành tinh bị hấp dẫn bởi các thiên thể
sao, ngoài lực hấp dẫn lên thiên thể sao còn lực quán tính ly tâm và còn có lực quán tính
Boomerang tạo nên khối lượng hữu hướng của chuyển động vừa quay tròn vừa chuyển
động quỹ đạo của hành tinh, như vậy những hành tinh nào có chuyển động quay tròn
cùng chiều với chiều chuyển động theo quỹ đạo của nó sẽ có lực hấp dẫn thuần của thiên
thể sao lên hành tinh đó nhỏ hơn lực hấp dẫn theo công thức Newton tính và ngược lại
đối với trường hợp chuyển động quay tròn của hành tinh ngược chiều với chiều chuyển
động theo quỹ đạo của hành tính đó. Có nghĩa là khối lượng hấp dẫn tính theo công thức
của Newton giữa hai thiên thể hấp dẫn như thiên thể sao và các hành tinh của thiên thể
sao đó là chưa tính đủ vì chưa tính đến khối lượng hữu hướng sinh ra do hiệu ứng
Boomerang, đặc biệt đối với những thiên thể có chuyển động quay tròn nhanh thì khối
lượng hữu hướng của nó sinh ra sẽ càng lớn.

Cũng như vậy đối với các hệ sao chuyển động quanh lỗ đen thiên hà cũng vừa
chịu lực hấp dẫn của lỗ đen thiên hà đồng thời còn chịu thêm lực quán tính ly tâm hệ
thiên thể sao và lực quán tính Boomerang hệ thiên thể sao, vì các hệ thiên thể sao luôn có
chuyển động quỹ đạo và luôn có chuyển động quay tròn.

Cùng với lực ly tâm lực Boomerang có một nguồn gốc sinh ra từ một loại lực sơ
cấp và loại lực sơ cấp này sẽ được nêu ở phần sau trong phần các lực tương tác sơ cấp,
với các lực tương tác này là nguồn gốc sơ cấp tạo nên các lực cơ bản hiện nay, nói cách
khác 4 lực cơ bản mà vật lỳ hiện nay nêu ra nói một cách đúng nghĩa vẫn chưa phải là lực
cơ bản.

21. Các trạng thái ly tâm của phần tử điểm trên vật thể và các vận tốc
phương chiều quay tròn so sánh mới phát sinh thêm của nguyên tử so phần
tử điểm chứa nguyên tử làm hệ quy chiếu khi phần tử điểm chứ nguyên tử đó
ở các trạng thái ly tâm:

a. Khái niệm về trạng thái không ly tâm của phần tử điểm trong vật thể không có sự ly
tâm:

Lực quán tính ly tâm là một lực phần tử của lực quán tính Boomerang nguyên tử,
vì khi phần tử điểm chuyển động cong sẽ có được trạng thái chuyển động quay tròn phát
sinh thêm của nguyên tử so với thân phần tử điểm chứa nó, và trạng thái chuyển động
quay tròn phát sinh thêm của nguyên tử khi nguyên tử đó bị áp đăt chuyển động cong sẽ
sinh ra lực quán tính Boomerang lên nguyên tử đó, và lực quán tính Boomerang nguyên
tử trong trường hợp này bằng với lực quán tính ly tâm khi làm phần tử điểm có khối
lượng của nguyên tử đó có chuyển động cong. Lực quán tính ly tâm của một vật thể trong
thời điểm khi một vật thể đi qua đoạn cong đỉnh của lộ trình mái vòm với mái vòm hướng
lên trên và với vận tốc thích hợp có thể khử lực hấp dẫn cho vật thể. Do lực ly tâm vật thể
là tổng hợp tất cả lực quán tính Boomerang của các phần tử điểm có trong vật thể đó, vì
vậy cần xét đến lực quán tính Boomerang của mỗi phần tử điểm hay lực ly tâm của mỗi
phần tử điểm trên vật thể đó. Nhờ biết được lực quán tính Boomerang nguyên tử của mỗi
phần tử điểm hay lực quán tính ly tâm của mỗi phần tử điểm trên vật thể mà có thể nhận
ra các trạng thái chuyển động của vật thể hoặc các trạng thái hấp dẫn của vật thể từ bên
trong lòng vật thể.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 59


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Đối với vật thể có chuyển động quay tròn và chịu chuyển động dời chỗ áp đặt thì
khối lượng hữu hướng sẽ sinh ra và hướng về phía mà một điểm trên thân của nó vạch ra
có chân vòm hướng về phía nào. Vì vậy để nhận ra được lực quán tính Boomerang của
vật thể thì cần biết đươc trạng thái ly tâm của mỗi phần tử điểm chứa trong vật thể vừa có
chuyển động dời chỗ vừa có chuyển động quay tròn, do đó cần có sự phân biệt các phần
tử điểm không có trạng thái ly tâm với các phần tử điểm có trạng thái ly tâm khác nhau,
trong đó có sự khác nhau của phần tử điểm ở trạng thái ly tâm và phần tử điểm ở trạng
thái cân bằng không ly tâm, với trạng thái ly tâm thì vận tốc chuyển động quay tròn của
nguyên tử so với thân phần tử điểm chứa nguyên tử đó sẽ có một giá trị phát sinh thêm so
với trạng thái cân bằng không ly tâm, đồng thời cũng có giá trị phương chiều phát sinh
thêm, tuy nhiên trong nhiều trường hợp chỉ xét đến vận tốc chuyển động quay tròn phát
sinh thêm của nguyên tử so với thân phần tử điểm chứa nó.

Như vậy trạng thái không ly tâm sẽ xuất hiện trên các vật thể không có chuyển
động quay tròn và không có chuyển động cong hay không có chuyển động dời chỗ, tuy
nhiên trạng thái không ly tâm như trạng thái của một vật thể nằm ở xích đạo mặt đất chỉ
là trạng thái mang tính làm mốc để xét các trạng thái khác chứ không hoàn toàn là trạng
thái không mang tính ly tâm, vì ở trạng thái này thì vật thể vẫn có một ít quán tính ly tâm
bời chuyển động quay tròn của trái đất áp đặt lên thành chuyển động dời chỗ của vật thể.

b. Khái niệm về trạng thái cân bằng không ly tâm của phần tử điểm (đối với trường
trường hợp thiên thể hấp dẫn là trái đất):

Do nguyên tử luôn có một vận tốc quay tròn so với thân phần tử điểm chứa nó,
nhưng vì trạng thái vận tốc quay tròn của nguyên tử được tạo nên từ các hạt cơ bản dưới
nguyên tử có những chuyển động khác nhau và vận tốc chuyển động quỹ đạo và vận tốc
chuyển động quay tròn của chúng cũng khác nhau, tất cả sự vận động của các hạt cơ bản
dưới nguyên tử ( hay hạ nguyên tử) tạo nên trạng thái quay tròn của nguyên tử. Vì vậy
nguyên tử có chuyển động quay tròn so với thân phần tử điểm chứa nó không đơn giản
như chuyển động của một quả cầu quay quanh trục của chúng trong khung của phần tử
điểm chứa nó, mà chuyển động quay tròn của nguyên tử có sự thay đổi trục quay liên tục
vì vật chất như vật chất trên trái đất chịu chi phối bởi chuyển động quay của hệ mặt trời,
chịu chi phối bởi chuyển động quay quỹ đạo của trái đất và chịu chi phối bởi chuyển
động quay tròn của trái đất, mà các chuyển động này theo chu kỳ luôn có sự thay đổi
phương trục quay của chúng.

Vì vậy để đơn giản trong việc hình dung, phân tích và tính toán cần chọn trạng
thái chuyển động quay tròn với vận tốc phương chiều ưu thế của nguyên tử so với phần
tử điểm chứa nó trong vật thể đứng yên trên xích đạo trái đất làm mốc vì ở trạng thái này
có tính cân bằng ổn định và tính không thay đổi. Và trạng thái không ly tâm này có thể
gọi là trạng thái mốc tức ở trạng thái cân bằng do được làm mốc nên không có vận tốc
chuyển động quay tròn phát sinh thêm của nguyên tử so với thân phần tử điểm chứa nó,
hay có thể gọi ở trạng thái cân bằng này vận tốc chuyển động quay tròn phát sinh thêm
của nguyên tử so với thân phần tử điểm chứa nguyên tử là bằng 0.

c. Khái niệm về trạng thái nghỉ ly tâm của vật thể:

- Khái niệm về trạng thái nghỉ ly tâm của vật thể vật chất:

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 60


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Trạng thái nghỉ ly tâm của vật thể vật chất là trạng thái xuất hiện trên vật thể khi
mà các phần tử điểm trên vật thể không xuất hiện lực quán tính ly tâm do các phần tử
điểm trên vật thể không có sự khác nhau về vận tốc chuyển động dời chỗ.

Để phân biệt được từ bên trong các vật thể nào có lực quán tính ly tâm cần xác
định trạng thái ly tâm của các phần tử điểm chứa trong vật thể.

Chẳng hạn như để phân biệt các vật thể nào đang chịu ly tâm, vật thể nào đang
chịu hấp dẫn và vật thể nào đang chịu quán tính gia tốc, có thể phân biệt bằng những cách
đơn giản là bên trong lòng mỗi vật thể đó đặt it nhất 3 đĩa tròn có phương của mặt phẳng
đĩa tròn theo 3 chiều không gian khác nhau, đối với vật thể có lực quán tính ly tâm thì sẽ
có một đĩa tròn có chuyển động quay tròn nhanh và liên tục, đối với vật thể có lực quán
tính gia tốc thì có một đĩa tròn có chuyển động quay tròn nhưng quay khá chậm, đối với
vật thể có quán tính hấp dẫn thì có 1 đĩa tròn quay rất chậm (tuy nhiên do ma sát có thể
làm đĩa này hầu như không có chuyển động quay tròn), chuyển động quay tròn của các
đĩa tròn này có được là do trạng thái ly tâm của các phần tử điểm trên mỗi vật thể tạo nên
từ lực quán tính ly tâm của các phần tử điểm thành phần chứa trong vật thể.

- Định nghĩa vật thể ở trạng thái nghỉ ly tâm:

“ Vật thể ở trạng thái nghỉ ly tâm là vật thể chứa các phần phần tử điểm không có vận tốc
chuyển động dời chỗ khác nhau, do không có sự khác biệt vận tốc chuyển động dời chỗ
giữa các phần tử điểm nên lực quán tính ly tâm không xuất hiện lên mỗi phần tử điểm của
vật thể, ở trạng thái nghỉ ly tâm thì vận tốc chuyển động quay tròn của tất cả các nguyên
tử so với thân tất cả các phần tử điểm chứa trong chúng đều như nhau”.

d. Định nghĩa vận tốc chuyển động quay tròn phát sinh thêm của nguyên tử của phần
tử điểm ở trạng thái ly tâm so với trạng thái cân bằng không ly tâm:

Như vậy khi phần tử điểm ở trạng thái ly tâm thì so với phần tử điểm ở trạng thái
không ly tâm thì sẽ có một trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh thêm mà trạng thái
chuyển động quay tròn phát sinh thêm này không có sự trùng với phương chiều chuyển
động quay tròn của nguyên tử, do đó ở trạng thái ly tâm nếu chỉ xét yếu tố vận tốc quay
tròn thì các nguyên tử có trạng thái ly tâm sẽ có vận tốc quay tròn phát sinh thêm ly tâm
so với nguyên tử không có trạng thái ly tâm.

Hay nói cách khác khi phần tử điểm ở trạng thái ly tâm thì sẽ có một vận tốc
chuyển động quay tròn phát sinh thêm so với trạng thái cân bằng không ly tâm của
nguyên tử với vận tốc quay tròn phát sinh thêm của nguyên tử không ở trạng thái ly tâm
là bằng không. Vì vậy có thể định nghĩa vận tốc chuyển động quay tròn phát sinh thêm
của nguyên tử của phần tử điểm ở trạng thái ly tâm như bên dưới.

“Vận tốc chuyển động quay tròn phát sinh thêm của nguyên tử của phần tử điểm ở trạng
thái ly tâm là vận tốc chuyển động quay tròn của nguyên tử so với thân phần tử điểm
chứa nó mới phát sinh ra trong quá trình phần tử điểm đó thay đổi từ trạng thái không ly
tâm sang trạng thái ly tâm”.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 61


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

e. Định nghĩa vật thể ở trạng thái ly tâm hay vật thể ở trạng thái tồn tại quán tính gia
tốc hoặc tồn tại quán tính chuyển động quay tròn:

- Định nghĩa vật thể ở trạng thái ly tâm hay trạng thái tồn tại quán tính gia tốc hoặc
tồn tại quán tính chuyển động quay tròn:

“Vật thể ở trạng thái ly tâm là trạng thái xuất hiện trên vật thể khi có ít nhất 3 phần tử
điểm ở điều kiện nằm trên một đường thẳng có vận tốc chuyển động dời chỗ khác nhau,
tức là các phần tử điểm trên vật thể đều chuyển động theo lộ trình cong và do sự chuyển
động theo lộ trình cong nên trạng thái ly tâm xuất hiện trên từng phần tử điểm, nếu tổng
các lực ly tâm của các phần tử điểm trên thân vật thể khác 0 thì sẽ có lực ly tâm bất đối
xứng xuất hiện trên vật thể, nếu tổng các lực ly tâm của các phần tử điểm trên thân vật
thể bằng 0 thì sẽ có lực ly tâm đối xứng qua tâm quay của vật thể”.

f. Sử dụng hiệu ứng bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn của khối hình trụ tròn
để nhận ra các trạng thái nghỉ ly tâm và các trạng thái ly tâm từ bên trong vật thể như
bên trong các vệ tinh nhân tạo:

Có thể nhận ra vật thể có quán tính ly tâm bằng sự xuất hiện chuyển động quay
tròn của các đĩa có khả năng chuyển động quay tròn tự do gắn trên vật thể đó. Có một
cách khác mang lại kết quả tốt hơn để khảo sát 3 lực là lực quán tính ly tâm, lực gia tốc
quán tính và lực hấp dẫn nêu trên bằng cách khác, cách khác đó là thay các đĩa tròn bằng
các khối hình trụ tròn có chuyển động quay quanh trục với vận tốc nhanh và giữa trục là
một vòng bi lớn bao quanh chu vi ở giữa thân trụ tròn và 2 phía của vòng bi là 2 trục để
trụ tròn có thể chuyển động quay quanh 2 trục đó, tạo cho trụ tròn một vận tốc quay tròn
lớn xung quanh trục đứng của bản thân nó, nhờ vận tốc quay tròn lớn quanh trục đứng
của bản thân nó mà trụ tròn sẽ duy trì tốt được phương ban đầu của nó tạo cho nó có chức
năng giống như “kim la bàn nhân tạo” là duy trì phương ban đầu của nó, do đó khi vật thể
có sự chuyển động với vận tốc khác nhau giữa 2 điểm trên thân vật thể thì “kim la bàn
nhân tạo” sẽ lập tức có 1 “kim la bàn nhân tạo” sẽ chuyển động quay so với thân vật thể
và nhờ sự thay đổi phương của “kim la bàn nhân tạo” này sẽ nhân ra được các trạng thái
khác nhau từ bên trong vật thể.

g. Mô hình đơn giản để nhận ra vận tốc chuyển động quay tròn phát sinh thêm của
nguyên tử so với phần tử điểm chứa nó ở các trạng thái ly tâm:

Như đã thấy ở các thí nghiệm phần trên ở mô hình biểu tượng một vật thể có hình
vuông chứa duy nhất một nguyên tử biểu tượng là một đĩa tròn có khả năng chuyển động
quay tròn tự do, khi “vật thể vuông” chuyển động theo một lộ trình cong thì lập tức
“nguyên tử đĩa tròn” có chuyển động quay tròn với chiều quay tròn ngược lại với chiều
chuyển động theo lộ trình cong của “vật thể vuông”. Trong trường hợp này “vật thể
vuông” do chuyển động theo lộ trình cong nên “nguyên tử đĩa tròn: sẽ không ở trạng thái
nghỉ ly tâm mà “nguyên tử đĩa tròn” có chuyển động quay tròn ngược chiều lại so với
trạng thái nghỉ ly tâm của nó.

Do khi chuyển động cong nên nguyên tử chứa trong phần tử điểm sẽ có thêm
chuyển động quay tròn ngược chiều lại so với trạng thái nghỉ ly tâm của nguyên tử và
phần tử điểm chứa nó, vận tốc chuyển động quay tròn của nguyên tử mới phát sinh này

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 62


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

so với thân phần tử điểm chứa nó sẽ giúp khảo sát tính ly tâm của phần tử điểm có
chuyển động cong một cách dễ dàng hơn.

h. Vận tốc trên biên của Boomerang khi lấy vận tốc chuyển động dời chỗ của
Bommerang làm vận tốc so sánh:

Khi chiếc Boomerang chuyển động thì cũng tương tự như bánh xe lăn, chiếc
Boomerang sẽ vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ và nếu lấy
thân của Boomerang làm hệ quy chiếu thì sẽ luôn có một biên có chuyển động ngược
chiều và luôn có một biên chuyển động thuận chiều với chiều chuyển động của thân
Boomerang, trong đó phía biên có chuyển động ngược chiều với thân Boomerang thì
luôn có vận tốc lớn và bằng vận tốc thân Boomerang cộng với vận tốc chuyển động trên
biên của Boomerang, và ngược lại phía biên có chuyển động cùng chiều với thân
Boomerang thì luôn có vận tốc nhỏ và bằng vận tốc thân Boomerang trừ đi vận tốc
chuyển động trên biên của Boomerang, và lộ trình chuyển động dời chỗ của Boomerang
luôn có đường cong lệch về phía biên của Boomerang có chuyển động ngược chiều với
chiều chuyển động dời chỗ của chiếc Boomerang, có nghĩa là lực quán tính Boomerang
có phương là đường thẳng nối tâm đối xứng quay của Boomerang ra đến điểm trên biên
có vận tốc chuyển động ngược chiều lớn nhất của chiếc Boomerang, và có chiều là chiều
hướng về phía biên của Boomerang có chuyển động ngược chiều so với chiều chuyển
động dời chỗ của chiếc Boomerang. Do lực quán tính Boomerang có phương chiều
hướng về phía biên có chuyển động ngược chiều với chuyển động dời chỗ của
Boomerang nên khối lượng hữu hướng Boomerang vật thể cũng sẽ có phương chiều
hướng về phía biên của Boomerang có chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động
dời chỗ của chiếc Boomerang.

i. Nguyên nhân xuất hiện quán tính ly tâm trên mỗi phần tử điểm của vật thể:

Xem xét lại mô hình của “phần tử điểm hình vuông” chứa một “nguyên tử đĩa
tròn” chuyển động theo lộ trình cong ở phần trên để hình dung ra các trạng thái so sánh
giữa nguyên tử và thân phần tử điểm chứa nguyên tử khi phần tử điểm chuyển động theo
lộ trình cong.

Nhờ biết được vận tốc chuyển động quay tròn phát sinh thêm của nguyên tử so
với thân phần tử điểm chứa nó khi phần tử điểm từ trạng thái không ly tâm sang trạng
thái ly, và chuyển động quay tròn phát sinh thêm này sẽ luôn có chiều quay tròn ngược
chiều với chiều chuyển động của phần tử điểm chuyển động theo lộ trình cong.

Bây giờ hình dung ngược lại là xem nguyên tử như một đĩa tròn và phần tử điểm
là khung hình vuông chứa nguyên tử đó, do nguyên tử có được vận tốc chuyển động quay
tròn phát sinh thêm so với thân phần tử điểm chứa nó khi phần tử điểm chuyển động
cong, và chuyển động quay tròn phát sinh thêm này có chiều ngược với chiều chuyển
động theo lộ trình cong của phần tử điểm. Nên trong trường hợp này chuyển động quay
tròn phát sinh thêm của nguyên tử đóng vai trò của chuyển động quay tròn của đĩa tròn
với chuyển động quay tròn sinh thêm của “đĩa tròn nguyên tử” này ngược chiều với chiều
mà “hình vuông phần tử điểm” chứa nó chuyển động theo lộ trình cong. Tức là nguyên tử
trở thành vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ với chuyển
động quay tròn ngược chiều với chiều chuyển động dời chỗ, vì vậy sẽ xuất hiện lực quán
tính Boomerang lên “vật thể nguyên tử” này, và như vậy sẽ tạo cho phần tử điểm chứa

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 63


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

nguyên tử đó có được lực quán tính Boomerang, và trong trường hợp này lực quán tính
Boomerang của phần tử điểm đang khảo sát là thành phần của lực ly tâm của phần tử
điểm đó khi phần tử điểm đó chuyển động theo lộ trình cong. (Về nguồn gốc sơ cấp của
lực quán tính ly tâm cùng với lực quán tính Boomerang có tính chất cùng loại nhau và sẽ
được nêu ở phần sau ở phần các lực tương tác sơ cấp hay các lực khởi nguồn, tức là các
lực khởi nguyên là nguồn gốc tạo nên các lực cơ bản và những lực khác, những lực khởi
nguồn này có thể gọi với tiếng Anh là initial forces).

j. Sử dụng trạng thái ly tâm khác nhau và vận tốc chuyển động quay tròn phát sinh
thêm của các nguyên tử ở hai phần tử điểm trên hai máy bay gồm máy bay bay từ đông
sang tây và máy bay bay từ tây sang đông để giải thích nguyên nhân có sự đếm giờ
khác nhau của đồng hồ điện tử trên hai máy bay này:

Các thực nghiệm kiểm tra việc đếm thời gian bởi đồng hồ nguyên tử trên hai máy
bay trong đó gồm một máy bay bay từ đông sang tây và một chiếc bay từ tây sang đông
đã được thực hiện, và đã cho kết quả là sau lộ trình bay có khoảng cách bằng nhau và vận
tốc độ cao bay xấp xỉ bằng nhau thì có một đồng hồ chạy nhanh và một đồng hồ chạy
chậm hơn đồng hồ đối chứng trên mặt đất.

Với máy bay có chiều bay cùng chiều với chiều chuyển động quay tròn của trái
đất thì vận tốc chuyển động dời chỗ của một phần tử điểm trên máy bay sẽ bằng vận tốc
của máy bay cộng với vận tốc chuyển động dời chỗ của một vật thể đứng yên trên mặt
đất do chuyển động quay tròn của trái đất áp đặt mà có. Với máy bay có chiều bay ngược
chiều với chiều chuyển động quay tròn của trái đất thì vận tốc chuyển động dời chỗ của
một phần tử điểm trên máy bay sẽ bằng vận tốc của máy bay trừ đi vận tốc chuyển động
dời chỗ của một vật thể đứng yên trên mặt đất do chuyển động quay tròn của trái đất áp
đặt mà có.

Như vậy đối với máy bay bay theo chiều thuận với chiều quay tròn của trái đất thì
vận tốc chuyển động quay tròn phát sinh thêm của nguyên tử trên máy bay này sẽ lớn hơn
so với vận tốc chuyển động quay tròn phát sinh thêm của nguyên tử trên máy bay có
chiều bay ngược với chiều quay tròn của trái đất, vì vậy đồng hồ nguyên tử trên máy bay
bay chiều thuận với chiều quay tròn của trái đất thì vách nhận bức xạ sẽ nhận được số lần
bức xạ phát sinh thêm từ nguyên tử nhiều hơn so với vách bức xạ phát sinh thêm của
đồng hồ nguyên tử trên máy bay bay chiều ngược với chiều chuyển động quay tròn của
trái đất, do đó sau một thời gian bay như nhau ( lấy thời gian đồng hồ trên mặt đất làm
chuẩn) thì đồng hồ trên hai máy bay bay thuận và ngược với chều chuyển động quay tròn
của trái đất sẽ biểu hiện chỉ giờ khác nhau.

Hiệu ứng này có thể hình dung qua video clip về mô hình con tàu không gian
chứa một nguyên tử bay quanh trái đất theo chiều quay của trái đất. Điều này cho thấy
thời gian thay đổi ở những đồng hồ nguyên tử trên các vật thể chuyển động nhanh khác
nhau như trên các máy bay, trên các tàu không gian hay trên các vệ tinh nhân tạo là do
trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh thêm giữa nguyên tử so với thân phần tử điểm
chứa nguyên tử thay đổi dẫn tới sớ lần nhận bức xạ của các vách nhận bức xạ trên các
đồng hồ đó khác nhau làm việc đếm thời gian trên các động hồ đó lệch nhau chứ không
phải do chuyển động nhanh của vật thể có tác động làm thời gian giãn nở ra như Thuyết
tương Đối đã nêu, như vậy hiệu ứng này cho thấy một cách rõ rằng nhờ tính bảo toàn
trạng thái chuyển động quay tròn của nguyên tử khi vật thể chứa các nguyên tử có chuyển

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 64


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

theo bất kỳ lộ trình hay vận tốc nào đã tạo ra trạng thái so sánh mới giữa thân vật thể và
các nguyên tử chứa trong vật thể, và điều này đã dẫn đến hiệu ứng đếm giờ khác nhau
trên các đồng hồ ở các vật thể có vận tốc chuyển động khác nhau.

22. Hiệu ứng quả lắc Boomerang và mô hình thực nghiệm con lắc Boomerang
lắc để nhận ra hiệu ứng Boomerang trong không gian:

a. Cơ cấu của mô hình thực nghiệm con lắc Boomerang:

Mô hình gồm một Boomerang lớn bằng gỗ, giữa Boomerang có một vòng bi nối
với một trục dài thẳng đứng, chổ đặt vòng bi là điểm thăng bằng tạo nên sự nằm ngang
của Boomerang so với mặt đất khi treo Boomerang, tại điểm thăng bằng trục của vòng bi
được nối với một thanh dài ( để hạn chế các hiệu ứng chuyển động nhiễu), phía đầu kia
của thanh dài được nối vào một sợi dây dài để sợi dây cùng hợp với thanh dài thành sợi
dây treo con lắc, phía đầu còn lại của dây được mắc vào một trục của vòng bi để sợi dây
treo có thể quay tròn tự do và vòng bi được gắn cố định trên trần nhà. Cơ cấu này là cơ
cấu con lắc Boomerang và con lắc cũng như sợi dây của con lắc có khả năng quay tròn tự
do, phía dưới mặt đất kẻ một đường thẳng để làm đường thẳng đối chứng với đường dao
động của con lắc khi cho con lắc Boomerang dao động với hai chiều chuyển động quay
tròn ban đầu khác nhau.

b. Thực hiện thí nghiệm con lắc Boomerang:

- Cách 1 với Boomerang không có chuyển động quay tròn và tạo dao động để
Boomerang có chuyển động dời chỗ tới lui:

Hình con lắc Boomerang, con lắc gắn Bomereng để Boomerang vừa có chuyển động
quay tròn vừa có chuyển động dao động, khi con lắc Boomerang hoạt động dao động sẽ
có lộ trình chuyển dộng dời chỗ là đường cong ngoặc về về phía biên Boomerang có
chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động dời chổ của Boomerang và dần dần dao
động này chuyển thành chuyển động theo quỹ đạo tròn.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 65


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Kéo con lắc Boomerang ra một đoạn xa với điểm đứng yên tự nhiên của con lắc
Boomerang và tâm của vòng bi nằm trên đường thẳng đối chứng, không quay con lắc
Boomerang, thả Bommerang ra, quan sát, con lắc Bomerang dao động bình thường như
con lắc đồng hồ với lộ trình hình chiếu từ trên nhìn xuống dao động của con lắc
Boomerang chuyển động qua lại theo đường thẳng đối chứng đến khi con lắc ngừng hẳn.

- Cách 2 với Boomerang có chuyển động quay tròn theo chiều ngược chiều kim đồng
hồ và tạo dao động để Boomerang có chuyển động dời chỗ tới lui:

Hình con lắc Boomerang, con lắc gắn Bomereng để Boomerang vừa có chuyển động
quay tròn vừa có chuyển động dao động, khi con lắc Boomerang hoạt động dao động sẽ
có lộ trình chuyển dộng dời chỗ là đường cong ngoặc về phía biên Boomerang có chuyển
động ngược chiều với chiều chuyển động dời chỗ của Boomerang, và dần dần dao động
này chuyển thành chuyển động quỹ đạo tròn.

Kéo con lắc Boomerang ra một đoạn xa với điểm đứng yên tự nhiên của con lắc
Boomerang, và tâm của vòng bi nằm trên đường thẳng đối chứng, giữ trục và quay con
lắc Boomerang theo chiều ngược chiều kim đồng hồ để tạo chuyển động quay tròn ngược
chiều kim đồng hồ cho con lắc, thả con lắc ra, quan sát, lộ trình hình chiếu từ trên nhìn
xuống của con lắc Boomerang chuyển động từ điểm thả ra đến điểm dừng đối diện của
Boomerang sẽ có dạng một đường cong có độ cong nhỏ ngoặc sang phía chiều ngược
với kim đồng hồ, sau đó ở lộ trình trở ngược lại của dao động thì con lắc Boomerang
chuyển động theo một đường cong có độ cong lớn hơn và sẽ ngoặc vầ phía biên của
Boomerang có chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động dời chỗ của Boomerang,
tức là dao động của con lắc Boomeran ngày càng giãm dần độ dẹt quỹ đạo elip để thành
quỹ đạo tròn, như vậy lộ trình hình chiếu chuyển động của con lắc Boomerang có dạng
hình elip ban đầu hẹp sau đó rộng dần ra và cuối cùng là quỹ đạo tròn, đồng thời khi quan
sát từ trên nhìn xuống sẽ thấy lộ trình này dần dần tạo với phương của đường thẳng đối
chứng dưới mặt đất một góc rõ rệt và góc này tăng dần. Như vậy lộ trình chuyển động
của con lắc Boomerang quay tròn trong trường hợp này là chuyển động theo hình elip và

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 66


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

nếu Boomerang đủ nặng và có trớn quay đủ lâu đồng thời ma sát nhỏ thì quỹ đạo hình
elip sẽ giãm dần độ dẹt và cuối cùng là chuyển động theo một quỹ đạo hình tròn ổn định.

.
- Cách 3 với Boomerang có chuyển động quay tròn theo chiều cùng chiều kim đồng
hồ và tạo dao động để Boomerang có chuyển động dời chỗ tới lui:

Hình con lắc Boomerang, con lắc gắn Bomereng để Boomerang vừa có chuyển động
quay tròn vừa có chuyển động dao động, khi con lắc Boomerang hoạt động dao động sẽ
có lộ trình chuyển dộng dời chỗ là đường cong ngoặc về phía biên Boomerang có chuyển
động ngược chiều với chiều chuyển động dời chổ của Boomerang và dần dần dao động
này chuyển thành chuyển động quỹ đạo tròn.

Cũng tương tự như thí nghiệm của cách 2 nhưng con lắc Boomerang được quay
theo thuận chiều kim đồng hồ thì sự vận động của con lắc sẽ tương tự nhưng theo chiều
ngược lại.

c. Kết luận về hiệu ứng Boomerang:

Nhờ có chuyển động vừa quay tròn và vừa dời chỗ của các vật thể như
Boomerang trong khí quyển và có trọng lực, và cả trong không gian chân không và
không trọng lực thì Bommerang vẫn hoạt động là chuyển động dời chỗ theo một lộ trình
cong với đường cong nhỏ dần bán kính đến khi thành một quỹ đạo tròn ổn định, nhờ
Boomerang là vật thể vừa chuyển động quay tròn vừa chịu áp đặt chuyển động dời chỗ
bởi lực ném ban đầu sinh ra hai chuyển động là chuyển động quay tròn và chuyển động
dời chỗ có gia tốc ban đầu mà Boomerang đã chuyển động vòng trở lại người ném.

Qua hiệu ứng này rút ra được là vật thể có chuyển động quay tròn chuyển động
trong không gian không có tính chất điểm, như các thiên thạch có chuyển động quay tròn
chuyển động trong không gian, các hành tinh có vận tốc quay tròn khác nhau hay chuyển
động quay tròn ngược chiều với chiều quỹ đạo đều không có tính chất điểm, ngoài quán
tính duy trì chuyển động dời chỗ đều của chúng, chúng sẽ còn có có thêm một lực nữa là
lực tạo bởi hiệu ứng Boomerang. Đối với các hành tinh chuyển động quanh thiên thể sao

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 67


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

hấp dẫn thì những hành tinh có chuyển động quay tròn cùng chiều với chiều chuyển động
của quỹ đạo hành tinh sẽ làm hành tinh đó có quỹ đạo gần hơn là hành tinh có chuyển
động quay tròn theo chiều ngược lại (giả sử các hành tinh có cùng khối lượng và có cùng
vận tốc quay quỹ đạo), và như vậy cơ học chất điểm của Newton sẽ bị hạn chế đối với
những vật thể có thêm chuyển động quay tròn, nhất là những vật thể có vận tốc chuyển
động dời chỗ lớn. Mặt khác vật chất đều chứa các hạt cơ bản luôn có chuyển động quay
tròn hay chuyển động theo các quỹ đạo kín nên khi vật thể chứa các phần tử có chuyển
động như vậy cũng sẽ không có tính chất điểm, và tính không chất điểm của chuyển động
vật thể sẽ biểu lộ càng rỏ khi vật thể chuyển động với vận tốc chuyển động dời chỗ càng
lớn.

23. Mô hình thực nghiệm con lắc đĩa tròn về hiệu ứng boomerang để biết
được lộ trình và khối lượng hữu hướng của vật thể vừa có chuyển động quay
tròn vừa có chuyển động dời chỗ:

Hình con lắc đĩa tròn vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dao động có
cùng hiệu ứng lộ trình chuyển động như con lắc Boomerang.

Mô hình thực nghiệm này tương tự như mô hình thực nghiệm con lắc Boomerang,
nhưng mô hình này để cho thấy vật thể có dạng hình đĩa tròn hoặc hình cầu hoặc các
dạng khác vẫn chịu chi phối bởi qui luật của hiệu ứng Boomerang, đồng thời để thấy lộ
trình chuyển động trở lại vị trí của Boomerang không có nguyên nhân do khí động học
của Boomerang và không khí.

Mô hình được lập lại tương tự thí nghiệm theo cách 3 như trên, nhưng thay
Boomerang quay tròn bằng đĩa nhôm tròn để có được tính đồng nhất và tính hoàn toàn
đối xứng của vật thể tròn. Kết quả nhận được cũng tương tự dù thay vật thể có chuyển
động quay tròn bằng vật thể hình đĩa tròn, tức là vật thể có chuyển động quay tròn như
đĩa quay tròn hay quả banh khi đẩy chúng bằng một lực để có chuyển động áp đặt dời chỗ

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 68


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

ban đầu thì chúng sẽ có chuyển động quay tròn sẽ có lộ trình chuyển động theo một
đường cong với chiều chuyển động của đường cong cùng chiều với chiều chuyển động
quay tròn của vật thể. Trường hợp này cũng thường thấy trong chuyển động của quả bóng
xoáy thường kèm theo chuyển động cong.

Lộ trình của một điểm trên biên của một đĩa có chuyển động quay tròn di chuyển
trên một đường thẳng cũng tương tự như lộ trình vạch ra của một điểm trên biên vật thể
vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ, nhưng bên dưới là thực
nghiệm để dể dàng thấy được lộ trình vạch ra bởi một điểm đó được ghi lại trên một mặt
phẳng.

Dùng một cây bút gắn vào biên của một đĩa tròn, đặt trục của đĩa tròn lên hai
thanh ray song song với mặt đất một mặt giấy phẳng cứng đặt chạm vào ngòi bút và song
song với mặt phẳng của đĩa tròn, vừa quay tròn đều đặn đĩa tròn vừa dịch chuyển trục của
đĩa tròn theo đường ray để ngọn bút vạch lên mặt phẳng giấy, sau khi vẽ xong lộ trình
quan sát sẽ thấy lộ trình là những hình vòm nối tiếp nhau với mái vòm là đường cong có
bán kính lớn và chân vòm là những đường cong có bán kính rất nhỏ và chân vòm hướng
về phía biên của đĩa tròn có vận tốc nhỏ. Khi quay tròn đĩa theo chiều ngược chiều kim
đồng hồ thì quá trình xảy ra ngược lại và lộ trình trên hình vẽ trên mặt giấy sẽ có chân
vòm hướng theo chiều ngược lại.

Nếu ném một đĩa tròn ra với phương ném ban đầu song song với mặt đất và tạo
cho đĩa tròn một vận tốc quay tròn ban đầu, và phương của mặt phẳng đĩa tròn vuông góc
với mặt đất và chiều quay tròn của đĩa là chiều mà biên trên của nó có vận tốc nhỏ hơn
vận tốc biên dưới của nó, thì đĩa tròn sẽ di chuyển theo đường cong hướng lên trên xa dần
mặt đất, tức do khối lượng hữu hướng sinh ra trong trường hợp này hướng ngược hướng
với mặt đất làm vật thể giảm bớt trọng lượng trong quá trình chuyển động nên đĩa tròn sẽ
chuyển động theo hướng lên trên, nếu chuyển động quay tròn và chuyển động dời chỗ
theo cách này đủ lớn thì đường cong hướng lên trên sẽ thẳng đứng dần, chuyển động theo
cách này có thể ứng dụng để phóng vệ tinh và tạo ra một loại vệ tinh vừa có chuyển động
quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ nhằm nhanh chóng giảm trọng lượng cho vệ tinh
để tiết kiệm năng lượng tăng vận tốc theo chiều cao, đồng thời bên trong lòng vệ tinh có
được trọng lực nhân tạo đẩy vào lòng vách vệ tinh.

Theo hiệu ứng của vật thể có chuyển động quay tròn cùng với chuyển động dời
chỗ cho thấy rằng định luật một của Newton không còn đúng trong trường hợp với vật
thể có chuyển động quay tròn như đĩa quay tròn, quả cầu quay tròn và các thiên thể có
chuyển động quay tròn, vì chẳng hạn như một đĩa tròn có sẵn chuyển động quay tròn và
đĩa tròn này có một mặt nằm trên bề mặt băng thì sau một thời gian đĩa tròn này dù không
có ngoại lực tác động tạo ra chuyển động dời chỗ cho nó nó vẫn dịch chuyển ra khỏi vị trí
ban đầu của nó theo phương của dường xích đạo vì chuyển động quay tròn của trái đất đã
áp đặt cho nó có được chuyển động dời chỗ, còn đối với đĩa tròn không có chuyển động
quay tròn và nằm yên trên mặt băng để làm đối chứng thì không có sự xê dịch xảy ra, như
vậy một vật có chuyển động quay tròn sẽ có qui luật chuyển động khác với vật không có
chuyển động quay tròn tức là vật có chuyển động quay tròn sẽ không có tính chất điểm và
không tuân theo các định luật của cơ học chất điểm Newton. Mẫu thí nghiệm đề xuất ở
phần sau sẽ nêu chi tiết hơn về mô hình thí nghiệm về tính không chất điểm của vật có
chuyển động quay tròn.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 69


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Cũng vì vậy mà tương tác hấp dẫn giữa các thiên thể để tính giá trị lực hấp dẫn
lẫn nhau giữa các thiên thể không còn chính xác nếu tính theo công thức tính lực hấp dẫn
của Newton mà bỏ qua lực quán tính Boomerang sinh ra trên vật bởi chuyển động vừa
quay tròn vừa có chuyển động quỹ đạo của vật đó, và điều này đã dẫn đến nhiều tính toán
có sai số lớn trong thiên văn khi tính khối lượng của các thiên thể và lộ trình chuyển động
của các thiên thể hay của các thiên thạch hay của các sao chổi…

Một số mô hình thực nghiệm để cho thấy hiệu ứng Boomerang sinh ra khối lượng
hữu hướng lên vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ sẽ
được trình bày ở các phần kế tiếp bên dưới.

24. Mô hình thực nghiệm của hiệu ứng Boomerang làm giảm trọng lượng
hoặc làm tăng trọng lượng cho vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có
chuyển động dời chỗ và nguyên lý tác động làm giảm hoặc tăng trọng lượng
cho vật thể:

(Vui lòng xem các thực nghiệm về hiệu ứng Boomerang trên các video clips
liên quan ở trang web Initialphysics.org để dể hình dung hơn)

Cơ cấu của thí nghiệm gồm một đòn cân dạng cân đòn gánh dài 1,2 mét, giữa đòn
cân có gắn 1 vòng bi và vòng bi gắn vào một trục với trục có đường kính nhỏ hơn đường
kính của lổ vòng bi để đòn cân có thể dịch chuyển lên xuống xung quanh vị trí thăng
bằng đồng thời đòn cân có thể quay tạo thành một mặt phẳng quay tròn song song với
mặt đất. ở mỗi đầu đòn cân gắn một đĩa tròn bằng nhôm có đường kính 40 cm, dầy 1,5
cm và nặng 5,5 kg, với trục của đĩa nhôm có gắn vòng bi và trục của đĩa nhôm gắn song
song vào trục của đòn cân để mặt phẳng của đĩa tròn nhôm vuông góc với đòn cân, và hai
đĩa tròn nhôm ở hai đầu đòn cân tạo nên sự thăng bằng cho đòn cân khi hai đĩa nhôm ở
trạng thái không có chuyển động quay tròn và đòn cân không có chuyển động quay.

a. Cách 1 với một đĩa có chuyển động quay tròn nhưng đĩa tròn không có chuyển động
dời chỗ:

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 70


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Hình cơ cấu thí nghiệm với hai đĩa tròn gắn ở hai dầu đòn cân và mặt phẳng đĩa tròn
vuông góc với đòn cân, và đòn cân có thể quay được quanh trục giữa của nó.

Dùng một tay giữ đòn cân ở vị trì nằm ngang, dùng một tay quay tròn 1 trong 2
đĩa tròn nhôm để tạo cho đĩa nhôm đó có được chuyển động quay tròn ban đầu, thả đĩa
tròn nhôm và đòn cân ra, quan sát, đòn cân vẫn ở thế cân bằng và nằm ngang.

b. Cách 2 với một đĩa có chuyển động quay tròn và có chuyển động dời chỗ áp đặt
bằng chuyển động quay của đòn cân:

Hình hiệu ứng tăng trọng lượng xảy ra trên đĩa tròn với độ dốc cân dốc về phía đĩa tròn
có chuyển động quay tròn và vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ
mà trong đó một điểm trên biên của đĩa tròn này vạch lên lộ trình các hình vòm gối lên
nhau với chân vòm có hình dạng giọt nước và có bán kính cong của chân vòm nhỏ, và
các chân vòm hướng xuống mặt đất.

Cơ cấu như thí nghiệm thứ nhất.

Dùng một tay giữ đòn cân ở vị trì nằm ngang, dùng tay khác quay tròn 1 trong 2
đĩa nhôm với chiều quay nhìn từ ngoài vào chiều quay của đĩa tròn nhôm cùng chiều với
chiều kim đồng hồ, sau đó thả đĩa tròn nhôm và đòn cân ra rồi dùng một tay quay đòn cân
theo chiều kim đồng hồ nhìn từ trên xuống, quan sát, đòn cân ở thế dốc xuống về phía
chiếc đĩa nhôm được quay tròn, chứng tỏ trọng lượng chiếc đĩa nhôm có chuyển động

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 71


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

quay tròn trong trường hợp này nặng hơn chiếc đĩa nhôm không có chuyển động quay
tròn khi cả hai chiếc đĩa này có thêm chuyển động dời chỗ theo quỹ đạo bởi chuyển động
quay của đòn cân.

Gắn một cây viết vào biên của đĩa tròn và đầu viết hướng ra phía ngoài, lập lại thí
nghiệm nhưng thật chậm và dùng một ống giấy hình trụ áp nhẹ vào đầu viết, đầu viết sẽ
vẽ lên trong lòng mặt giấy có dạng ống hình trụ một lộ trình các hình vòm gối lên nhau
với mái vòm hướng lên trên và chân vòm có hình dạng giọt nước với bán kính cong nhỏ
hướng xuống dưới. Do có chân vòm hướng xuống dưới nên tạo ra khối lượng hữu hướng
hướng xuống mặt đất làm đĩa tròn vừa có chuyển động quay vừa có chuyển động quỹ đạo
tròn trở nên nặng hơn đĩa tròn không có chuyển động tròn quay phía đối diện.

c. Cách 3 với một đĩa nhôm có chuyển động quay tròn và chuyển động quay tròn này
ngược chiều với chiều chuyển động quay tròn của đĩa nhôm trong cách thí nghiệm thứ
2, và đĩa nhôm có chuyển động dời chỗ áp đặt bằng chuyển động quay của đòn cân:

Hình hiệu ứng giảm trọng lượng xảy ra trên đĩa tròn với độ dốc cân dốc về phía đĩa tròn
không có chuyển động quay tròn nhưng có chuyển động dời chỗ mà trong đó một điểm
trên biên của đĩa tròn này vạch lên lộ trình các hình vòm gối lên nhau với chân vòm có
hình dạng giọt nước và có bán kính cong của chân vòm nhỏ, và các chân vòm lên trên.

Cơ cấu như thí nghiệm thứ nhất.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 72


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Thực hiện tương tự như thí nghiệm thứ 2, nhưng quay đòn cân theo chiều ngược
chiều kim đồng hồ nhìn từ trên xuống, quan sát, đòn cân bị nghiêng theo dốc xuống về
phía chiếc đĩa nhôm không có chuyển động quay tròn, chứng tỏ trọng lượng chiếc đĩa
nhôm có chuyển động quay tròn trong trường hợp này nhẹ hơn chiếc đĩa nhôm không có
chuyển động quay tròn khi cả hai chiếc đĩa nhôm này có thêm chuyển động dời chỗ theo
quỹ đạo tròn bởi sự quay của đòn cân.

Dùng cách ghi lại lộ trình của một điểm trên biên của đĩa nhôm có chuyển động
quay tròn và chuyển động theo quỹ đạo tròn như ở thí nghiệm thứ 2, trong trường hợp
này thì lộ trình gồm những mái vòm gối lên nhau và chân vòm có hình dạng giọt nước
với bán kính cong của chân vòm nhỏ và chân vòm hướng lên trên, do chân vòm hướng
lên trên nên khối lượng hữu hướng sinh ra hướng lên trên làm cho trọng lượng chiếc đĩa
nhôm vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động quỹ đạo tròn trở nên nhẹ hơn
chiếc đĩa nhôm không có chuyển động quay tròn phía đối diện, vì một điểm trên biên
chiếc đĩa nhôm không có chuyển động quay chỉ vạch nên lộ trình đơn thuần là một quỹ
đạo tròn nên không sinh ra hiệu ứng làm tăng hay giảm trọng lượng cho nó.

d. Cách 4 với một đĩa nhôm có chuyển động quay tròn và có chuyển động dời chỗ áp
đặt bằng chuyển động quay của đòn cân và một cục cân được treo vào phía đĩa nhôm
có chuyển động quay tròn:

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 73


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Hình một phía đòn cân được treo thêm vật nặng phía đĩa tròn có hiệu ứng giảm trọng
lượng cho thấy rõ ràng hơn hiệu ứng giảm trọng trên đĩa tròn vừa có chuyển động quay
tròn vừa có chuyển động dời chỗ với lộ trình một điểm trên biên đĩa tròn có chân vòm
hướng lên trên.

Cơ cấu như thí nghiệm thứ nhất.

Thí nghiệm thực hiện tương tự như thí nghiệm thứ 3, nhưng ở phía đĩa nhôm có
chuyển động quay tròn cột vào đòn cân một vật nặng có khối lượng 150 gram tại vị trí
gần sát đĩa nhôm, rồi tiến hành tương tự như thí nghiệm thứ 3, thì hiện tượng vẫn như thí
nghiệm 3, tức là đĩa nhôm có chuyển động quay tròn đã giảm trọng lượng một cách rõ rệt
so với trọng lượng hấp dẫn của nó khi nó không có chuyển động quay tròn và không có
chuyển động dời chỗ.

e. Cách 4 với hai đĩa có chuyển động quay tròn cùng chiều nhau và có chuyển động
dời chỗ áp đặt bằng chuyển động quay của đòn cân:

Hình hai đĩa tròn quay ngược chiều nhau (theo hướng nhìn từ ngòai vào) và đòn cân
quay tròn tạo ra hiệu ứng tăng trọng lượng cho đĩa tròn có vận tốc chuyển động một
điểm trên biên của nó vạch ra lộ trình các hình vòm với chân hình vòm hướng xuống
dưới và ngược lại với đĩa tròn kia.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 74


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Cơ cấu như thí nghiệm thứ nhất.

Quay cả hai đĩa tròn với một đĩa theo chiều kim đồng hồ và một đĩa ngược chiều
kim đồng hồ nhìn từ ngoài vào, rồi quay đòn cân theo chiều cùng chiều kim đồng hồ,
quan sát, độ dốc cân lệch hẳn mạnh về một phía chiếc đĩa có chiều quay có chiều quay
tròn cùng chiều kim đồng hồ, trong trường hợp này do chiếc đĩa có chiều quay cùng
chiều kim đồng hồ trờ nên năng hơn, còn chiếc đĩa có chiều quay tròn ngược chiều kim
đồng hồ nên nhẹ hơn, và do 1 bên trở nên nặng và một bên trở nên nhẹ hơn làm cho đòn
cân lệch dốc hằng về phí bên nhẹ.

Với các thí nghiệm trên cho thấy chuyển động của một vật thể vừa có chuyển
động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ bị áp đạt sẽ tạo cho vật thể đó có được khối
lượng hữu hướng, và tùy theo hướng của khối lượng hữu hướng mà sẽ làm tăng hay giảm
trọng lượng chung khi vật thể vận động. Như vậy bằng một cách nhân tạo làm cho vật thể
vừa có chuyển động quay tròn vừa bi áp đặt chuyển động cong sẽ có thể tạo ra một cơ
cấu làm tăng trọng lượng hay giảm trong lượng, và có thể tiến tới làm vật thể có được
tình trạng phi trọng lượng hay phản trọng lượng ứng dụng vào kỹ thuật nói chung cũng
như vào kỹ thuật chinh phục không gian nói riêng, đồng thời có thể nhận ra sự vận động
của vật chất có mối liên quan chặt chẽ giữa sự vận động của vật chất vĩ mô với các hạt vi
mô các hạt cấu tạo nên vật chất, đồng thời cũng có thể nhận ra sự tương tác giữa các hạt
cơ bản cấu tạo nên vật chất và các hạt của môi trường không gian đã tạo nên những hiện
tượng như vậy, và như vậy cho thấy vật chất không có tính chất điểm và không có tính
tương đối, vì khi vật chất có tính chất điểm và tính tương đối thì sẽ không có những hiệu
ứng những hiện tượng như thí nghiệm vừa nêu ra.

25. Trọng lượng hấp dẫn nghỉ và trọng lượng hấp dẫn động:

Với các thí nghiệm trên để phân biệt giữa trong lượng hấp dẫn của vật thể ở trạng
thái không có chuyển động quay tròn và không có chuyển động dời chỗ có thể định nghĩa
trạng thái trọng lượng của vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời
chỗ hoặc chỉ có chuyển động dời chỗ như sau:

a. Định nghĩa trọng lượng hấp dẫn nghĩ:

“Trọng lượng hấp dẫn nghỉ là trọng lượng được tạo ra bởi thiên thể hấp dẫn lên vật thể
chịu hấp dẫn khi vật thể chịu hấp dẫn ở trạng thái không có một trong hai chuyển động là
chuyển động quay tròn hoặc chuyển động dời chỗ”

b. Định nghĩa trọng lượng hấp dẫn động:

“Trọng lượng hấp dẫn động là trọng lượng được tạo ra bởi thiên thể hấp dẫn lên vật thể
chịu hấp dẫn khi vật thể chịu hấp dẫn ở trạng thái động là trạng thái mà có một trong hai
chuyển động là chuyển động quay tròn hoặc chuyển động dời chỗ”

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 75


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Định nghĩa về trọng lượng nghỉ và trọng lượng động của vật thể được áp dụng
cho các vật thể trên từng thiên thể hấp dẫn khác nhau và có ứng dụng để khảo sát trọng
lượng thật mà vật thể chuyển động trong vùng hấp dẫn của thiên thể hấp dẫn nó.

26. Các hiệu ứng để nhận ra vật có sự bảo toàn trạng thái chuyển động quay
tròn sẵn có của vật thể khi vật thể/nguyên tử/hạt cơ bản khi vật thể/nguyên
tử/hạt cơ bản bị áp đặt chuyển động cong, sự bảo toàn này tạo nên sự thay
đổi trạng thái chuyển động quay tròn so sánh giữa phương chuyển động dời
chỗ của vật thể/nguyên tử/hạt cơ bản và chuyển động quay tròn của vật
thể/nguyên tử/hạt cơ bản:

a. Hiệu ứng ánh sáng không có tính cộng, tức là vận tốc ánh sáng không thay đổi khi
vật thể mang nguồn phát sáng chuyển động với bất kỳ vận tốc nào và phương chiều
nào:

Do ánh sáng được phát ra từ vỏ nguyên tử khi một electron ở lớp ngoài của
nguyên tử thay đổi tầng quỹ đạo thì bức xạ photon được phát ra môi trường tạo nên sóng
ánh sáng, vì trạng thái vận tốc phương chiều tự nhiên của nguyên tử luôn không thay đổi
dù vật thể chuyển động theo bất kỳ vận tốc phương chiều nào, nên vận tốc photon được
bức xạ ra từ vỏ nguyên tử vào trong môi trường chân không và tác động vào môi trường
chân không tạo nên sóng ánh sáng luôn luôn như nhau. Và vì bức xạ được phát ra từ vỏ
nguyên tử luôn có trạng thái như nhau bất kể vật thể chứa nguyên tử đó chuyển động theo
bất kỳ vận tốc chuyển động hay phương chiều nào do đó bức xạ tác động vào môi trường
chân không theo một trạng thái như nhau tạo nên sóng ánh sáng có vận tốc ánh sáng như
nhau. Như vậy có thể nhận thấy và giải thich được hiệu ứng ánh sáng không có tính cộng
vận tốc với nguồn phát ra ánh sáng là do nguyên nhân có nguồn gốc bởi tính bảo toàn
trạng thái chuyển động quay tròn của nguyên tử khi nguyên tử đó có chuyển động dời
chỗ theo vật thể chứa nó.

Ngoài ra nhờ hiệu ứng này mà có thể hiểu được sự bảo toàn trạng thái chuyển
động quay tròn của nguyên tử luôn được kiểm soát bởi yếu tố bên ngoài, sự bảo toàn
trạng thái chuyển động quay tròn của các hạt cơ bản mà đại diện là trạng thái chuyển
động quay tròn của nguyên tử là nguyên nhân tạo nên quán tính cho vật thể vật chất khi
vật thể vật chất có chuyển động dời chỗ, trong đó sẽ có sự chuyển đổi động năng chuyển
động dời chỗ của vật thể thành động năng quay tròn của các nguyên tử trong vật thể đó.

b. Hiệu ứng các đồng hồ nguyên tử trên các vệ tinh có vận tốc chuyển động khác nhau
có sự đếm giờ khác nhau giúp nhận ra tính bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn
của các nguyên tử trong đồng hồ nguyên tử:

*Ghi chú: xin vui lòng xem ở video clips về hiệu ứng đếm giờ thay đổi của động hồ
nguyên tử Cesium trên tàu không gian có vận tốc chuyển động quỹ đạo khác nhau, vận
tốc chuyển động quỹ đạo khác nhau làm trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh thêm
giữa nguyên tử và thân con tàu vũ trụ có sự khác nhau kéo theo sự đếm giờ khác nhau
của đồng hồ nguyên tử Cesium trong con tàu vũ trụ.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 76


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Hiệu ứng các đồng hồ nguyên tử trên các vệ tinh có vận tốc chuyển động khác
nhau có sự đếm giờ khác nhau giúp nhận ra sự bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn
của nguyên tử xuất phát từ sự thay đổi trạng thái so sánh giữa thân phần tử điểm và
nguyên tử chứa trong phần tử điểm đó của các đồng hồ nguyên tử trên mỗi vệ tinh, khi
mỗi vệ tinh có vận tốc chuyển động quỹ đạo khác nhau.

Hiệu ứng đồng hồ đếm giờ khác nhau trên các vật thể có trạng thái chuyển động
khác nhau, hiệu ứng này được nhận ra khi các đồng hồ đặt trên các vật thể chuyển động
nhanh như máy bay, tàu không gian, vệ tinh nhân tạo, và mỗi đồng hồ trên các vật thể
chuyển động nhanh này đếm thời gian cho các giá trị khác nhau so với đồng hồ đếm thời
gian trên mặt đất. Hiệu ứng này xảy ra có nguyên nhân là do khi vật thể có vận tốc khác
nhau như các vệ tinh chuyển động quỹ đạo quanh trái đất, thì vận tốc quay tròn của
nguyên tử của mỗi đồng hồ trên mỗi vệ tinh có chuyển động quỹ đạo khác nhau có vận
tốc quay tròn so sánh khác nhau so thân phần tử điểm chứa nó, tức là khi vệ tinh gia tốc
thì sẽ kèm theo sự xuất hiện trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh thêm giữa
nguyên tử so với thân vệ tinh tức là so với phương chiều chuyển động của vệ tinh. Vì quỹ
đạo quanh trái đất là một quỹ đạo cong, điều này cũng giống như các thí nghiệm đĩa tròn
thay đổi vận tốc quay tròn đối với khung hình vuông đã nêu ở các phần trên. Do vận tốc
chuyển động quay tròn của các nguyên tử trên mỗi vệ tinh có vận tốc quỹ đạo khác nhau
sẽ có vận tốc quay tròn so với thân phần tử điểm chứa nguyên tử khác nhau (có thể hình
dung là vận tốc góc của nguyên tử so với thân các vệ tinh khác nhau, tuy nhiên không
chính xác như vậy vì trạng thái chuyển động của nguyên tử còn bào gồm phương và
chiều chuyển động), nên dẫn đến số lần bức xạ vào vách nhận bức xạ để đếm thời gian sẽ
khác nhau nên tạo ra việc đếm thời gian khác nhau.

Hiệu ứng này cho thấy các vấn đề trong lý thuyết Tương Đối của Eisntein nêu ra
là sai vì lý thuyết này đã không nhận ra sự thay đổi vận tốc góc của nguyên tử so với thân
các vệ tinh khi vệ tinh thay đổi vận tốc chuyển động quỹ đạo, có nghĩa là trong các hệ
quy chiếu quán tính khác nhau thì hiện tượng số lần bức xạ so với thân các hệ quy chiếu
quán tính sẽ khác nhau.

Hiệu ứng này cho thấy là sự đếm thời gian của mỗi đồng hồ nguyên tử trên các vệ
tinh có vận tốc quỹ đạo đều có giá trị khác nhau thì phụ thuộc vào vận tốc chuyển động
quay tròn phát sinh thêm giữa nguyên tử và thân vệ tinh khi vệ tình thay đổi vận tốc
chuyển động quỹ dạo. Như vậy, không có bất kỳ một sự giãn nở thời gian nào xung
quanh vật thể chuyển động hay cũng không có bất kỳ sự uốn cong không gian xung
quanh vật thể chuyển động như thuyết Tương Đối đã nêu ra, vấn đề là ở chổ do lý Thuyết
Tương Đối của Einstein đã không tìm ra được mối liên hệ qua lại giữa trạng thái chuyển
động quay tròn của nguyên tử với trạng thái chuyển động dời chỗ của vật thể chứa các
nguyên tử đó, đặc biệt là đối với các vật thể có vận tốc chuyển động nhanh hay vật thể có
chuyển động cong với bán kính cong càng nhỏ thì sự xuất hiện trạng thái chuyển động
quay tròn phát sinh thêm giữa nguyên tử với thân vật thể chứa nguyên tử đó sẽ có giá trị
càng lớn.

c. Sự bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn của nguyên tử có thể được nhận ra
qua hiệu ứng Coriolis:

- Khái niệm động và nghỉ của trạng thái chuyển động quay tròn mới phát sinh khi
phần tử điểm chứa nguyên tử có chuyển động dời chỗ, và một điểm ảo trên biên của

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 77


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

nguyên tử khi có sự xuất hiện chuyển động quay tròn phát sinh thêm của nguyên tử
so với thân phần tử điểm chứa nó:

Do trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh thêm của nguyên tử so với thân
phần tử điểm chứa nó chỉ xuất hiện khi phần tử điểm chứa nguyên tử có chuyển động dời
chỗ theo đường cong hay chuyển động dời chỗ có gia tốc, nên có thể xem trạng thái đứng
yên hay chuyển động đều của vật thể ( vật thể không có chuyển động quay tròn) là trạng
thái mà không có sự xuất hiện chuyển động quay tròn phát sinh thêm của nguyên tử so
với thân phần tử điểm chứa nó và trạng thái này có thể gọi là trạng thái nghỉ không có sự
xuất hiện trạng thái chuyển động quay tròn phát sinh thêm giữa nguyên tử và thân phần
tử điểm chứa nguyên tử.

Điểm chuyển động đồng bộ ảo với chuyển động quay tròn mới phát sinh của
nguyên tử sẽ có vai trò chỉ thị được lực Boomerang nguyên tử sẽ có hướng về phía nào,
với hướng của lực Boomerang nguyên tử sẽ được chỉ ra bởi lộ trình mang tính hình dung
của một điểm chuyển động đồng bộ ảo với chuyển động quay tròn mới phát sinh của
nguyên tử khi phần tử điểm chứa nguyên tử có chuyển động theo lộ trình cong. Tuy nhiên
để đơn giãn, hướng của lực quán tính Boomerang nguyên tử sẽ có hướng về phía biên của
nguyên tử có chiều chuyển động quay tròn phát sinh thêm của nguyên tử ngược với chiều
mà phần tử điểm chứa nguyên tử điểm đó chuyển động dời chỗ theo đường cong.

- Sự bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn của nguyên tử có thể được nhận ra
qua hiệu ứng Coriolis:

Sự bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn sẵn có của nguyên tử có thể nhận ra
qua hiệu ứng Coriolis thực hiện ở vùng cực, khi con lắc Coriolis đặt ở vùng cực thì con
lắc sẽ thực hiện một vòng quay tròn đúng 24 giờ đúng với vận tốc quay tròn xung quanh
trục của trái đất. Hiệu ứng này xảy ra là do nguyên tử bảo toàn trạng thái chuyển động
quay tròn của nó, cho nên khi trái đất là hệ quay và có chuyển động quay tròn thì khi con
lắc có chuyển động dời chỗ theo hướng từ cực bắc ra hướng xích đạo thì sẽ xuất hiện
chuyển động quay tròn nguyên tử phát sinh thêm giữa nguyên tử và đường chỉ phương
chiều chuyển động dời chỗ của con lắc và chuyển động quay tròn phát sinh thêm này của
nguyên tử có chiều ngược với chiều quay tròn của trái đất nên chuyển động quay tròn
phát sinh thêm có phía biên chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động dời chỗ của
nó ở về phía ngược chiều quay của trái dất, vì vậy lực quán tính Boomerang nguyên tử
trong trường hợp này sẽ hướng về phía ngược chiều quay tròn của trái đất và như vậy làm
con lắc có chuyển động dời chỗ ngược chiều với chiều quay của trái đất, khi con lắc này
có hướng chuyển động dời chỗ từ xích đạo đi về phía cục bắc của trái đất thì hiện tượng
và phân tích xảy ra tương tự như vậy, dần dần con lắc sẽ chuyển động theo dạng hình elip
sau đó sẽ tròn dần và thành một quỹ dạo tròn và chiều chuyển động của quỹ đạo này sẽ
có chiều ngược với chiều chuyển động quay tròn của trái đất.

Như vậy trong thí nghiệm con lắc ở cực bắc chuyển dần dao động tới lui thành
chuyển động elip rồi chuyển động theo quỹ đạo tròn cho thấy lực quán tính Boomerang
nguyên tử xuất hiện trên con lắc khi con lắc có chuyển động dời chỗ, mà lực quán tính
Boomerang nguyên tử xuất hiện đã làm con lắc đó có quá trình chuyển động như vậy, và
lực quánh tính Boomerang xuất hiện có nguồn gốc từ tính bảo toàn trạng thái quay tròn tự
nhiên của nguyên tử khi con lắc chứa nguyên tử có chuyển động dời chỗ trên hệ quay và
sự bảo toàn này đã tạo nên những trạng thái phát sinh thêm giữa thân con lắc và nguyên

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 78


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

tử trong con lắc và trạng thái phát sinh thêm này đã gây ra hiệu ứng Coriolis trong trường
hợp con lắc được đặt ở cực bắc trái đất.

- Thí nghiệm đề xuất cho thấy lực Coriolis của con lắc ở cực bắc có thể khử được:

Thí nghiệm đề xuất sự tương quan giữa chuyển động quay tròn và chuyển động
trên quỹ đạo tròn có tác động chặt chẽ lẫn nhau qua thí nghiệm đề xuất là: Con lắc thay vì
là quả cầu như trong con lắc Foucault thì thay quả cầu bằng một đĩa tròn nặng có khả
năng quay tròn quanh trục của nó (hoặc có thể dùng quả cầu nặng có khả năng quay
quanh trục của nó) và trục của đĩa tròn được cột vào một thanh dài và đầu kia của thanh
dài được cột vào một sợi dây dài làm thành sợi dây treo con lắc (việc sử dụng thanh dài
để tránh bớt các hiệu ứng phụ khác xảy ra làm nhiễu kết quả thì nghiệm), sợi dây của con
lắc cột lên một điểm cao, và thí nghiệm này được tiến hành ở cực bắc hay vùng cực bắc
hoặc cực nam bán cầu.

Thực hiện thí nghiệm bằng cách quay đĩa tròn con lắc quanh trục theo chiều quay
tròn của trái đất với vận tốc 1 vòng trong 24 giờ và làm con lắc dao động thì con lắc sẽ
dao động theo một đường thẳng bình thường như những con lắc đồng hồ vì khi đó
chuyển động quay tròn của con lắc tạo ra việc khử trạng thái chuyển động quay tròn sinh
thêm của các nguyên tử so vớ thân phần tử điểm chứa chúng nên lực quán tính
Boomerang không xuất hiện trên các phần tử điểm chứa nguyên tử của con lắc, vì chuyển
động quay của con lắc 1 vòng trong 24 giờ đúng bằng chuyển động quay tròn quanh trục
của trái đất, do đó sẽ làm con lắc có dao động tới lui như một dao động bình thường, con
lắc có chuyển động quay tròn và dao động theo cách này đã tạo nên sự khác biệt với hiện
tượng xảy ra của con lắc Foucault ở vùng cực là con lắc Foucault sau thời gian dao động
sẽ chuyển động theo quỹ đạo tròn với vận tốc 1 vòng trong 24 giờ.

Qua các hiệu ứng trên có thể thấy được sự giống nhau về sự vận động của vật thể
vật chất có kích thước lớn và sự vận động của các hạt có kích thước nhỏ như nguyên tử
hay các hạt cơ bản khi các vật thể hay các hạt này có sự chuyển động theo đường cong,
cho thấy đây là qui luật vật lý sơ cấp quan trọng có thể dùng để nhận ra sự vận động của
vật chất trong thể giới vi mô của các hạt cơ bản có thể thông qua phần nào bởi những
hiện tượng có thể quan sát được hay bởi những mô phỏng thực nghiệm vĩ mô của vật thể
có kích thước lớn.

Như vậy kết luận được rút ra là chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ của các
hạt cơ bản trong thế giới vi mô và chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ của của các
vật thể trong thế giới vĩ mô hay các hệ vĩ mô vừa chuyển động quay tròn vừa chuyển
động dời chỗ như các hệ thiên thể sao, hay như chuyển động quay tròn vừa chuyển động
dời chỗ các hệ thiên hà đều vận động theo cùng một qui luật như nhau.

27. Sự vận động của vật chất trên hệ quay tròn và nguồn gốc của lực Coriolis
là cùng do quán tính Boomerang nguyên tử xuất hiện trên vật thể khi vật thể
chuyển động trong một hệ quay tròn:

a. Khái niệm về hệ quay tròn và các sự vận động không như nhau của vật chất trên
các hệ quay tròn có vận tốc quay tròn khác nhau:

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 79


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Hệ quay tròn là một hệ có chuyển động quay tròn đều và bỏ qua chuyển động dời
chỗ của nó, hệ quán tính quay phổ biến trong vũ trụ như trái đất, các hành tinh, các thiên
thể sao, các thiên hà, hay các vật thể quay như các lồng quay có dạng ống hình trụ làm
các diễn viên xiếc có thể đứng vào vách lồng quay theo phương ngang khi lồng quay có
chuyển động quay tròn. Các chuyển động và các trạng thái chuyển động của các vật thể
trong hệ quay tròn đều chịu ảnh hưởng bởi chuyển động quay tròn của của hệ quay trong
đó vận tốc quay tròn và khoảng cách xa tâm trục quay tròn là hai yếu tố làm ành tưởng
đến các trạng thái và các lộ trình chuyển động trên các hệ quay tròn.

Vì đối với các hệ quay tròn sẽ kéo theo các vật thể trên hệ quay tròn có chuyển
động quỹ đạo tròn áp đặt, đồng thời các nguyên tử chứa trong các hệ quay tròn khác nhau
như các hệ quay tròn khác nhau về vận tốc quay, khác nhau về phương chiều quay thì do
tính bảo toàn trạng thái chuyển động của các nguyên tử nên mỗi hệ quay tròn đó các
nguyên tử sẽ có trạng thái chuyển động quay tròn so với phần tử điểm chứa chúng đều
khác nhau, điều này làm các qui luật vật lý trên mỗi hệ quay tròn đều không hoàn toàn
như nhau. Ngoài ra các hệ quay tròn có vận tốc quay tròn khác nhau còn làm tính chất
hấp dẫn của hệ quay tròn của mỗi hệ quay tròn đó khác nhau vì tính ly tâm của mỗi hệ
quay tròn sẽ khác nhau, đồng thời hệ quay tròn sẽ kéo theo các hạt không gian tương tác
tạo nên không gian hấp dẫn của mỗi hệ quay tròn cũng đều khác nhau.

b. Lực Coriolis xuất hiện trên vật thể khi vật thể chuyển động trong hệ quay tròn và
nguồn gốc của lực Coriolis là do sự xuất hiện quán tính Boomerang nguyên tử của vật
thể do các nguyên tử đó xuất hiện trạng thái chuyển động quay tròn mới phát sinh và
các nguyên tử đó chịu áp đặt chuyển động cong theo sự quay tròn của hệ quay tròn:

- Lực Coriolis làm cho lộ trình chuyển động dời của vật thể theo hướng từ cực bắc
đi về phía xích đạo trái đất bị uốn cong ngược về phía tây, lực Coriolis này xuất hiện
trên vật thể là lực Boomerang nguyên tử xuất hiện trên vật thể khi vật thể chuyển
động trên một hệ quay tròn:

Hình vẽ lộ trình chuyển động của một vật thể chuyển động từ cực bắc trái đất đi về
hướng xích đạo, chuyển động này là chuyển động của vật thể nằm trong hệ có chuyển
động quay, lộ trình này sinh ra là do lực Coriolis với lực Coriolis có nguồn gốc từ lực

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 80


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Boomerang nguyên tử xuất hiện lên các nguyên tử trong vật thể khi vật thể vừa bị áp đặt
theo một chuyển động dời chỗ đi từ cực bắc ra phía xích đạo và vật thể vừa chịu áp đặt
chuyển động dời chỗ trong không gian theo chuyển động quay tròn của trái đất.

Đối với một vật thể chuyển động dời chỗ theo hướng từ vùng cực bắc đi về phía
xích đạo của trái đất, và quá trình này xảy ra trên một hệ quay tròn là trái đất, trong quá
trình chuyển động dời chỗ như vậy thì chuyển động quay tròn mới phát sinh của các
nguyên tử so với lộ trình chuyển động dời chỗ của vật thể sẽ có chiều chuyển động quay
tròn mới phát sinh ngược với chiều quay tròn của trái đất, do đó lực quán tính Boomerang
nguyên tử sẽ hướng về phía biên của nguyên tử có chiều chuyển động quay tròn mới phát
sinh ngược với chiều chuyển động dời chỗ của vật thể từ cực xích đạo đi về phía cực bắc,
nên lực Boomerang nguyên tử này làm vật thể có chuyển động dời chỗ lệch về phía
ngược chiều với chiều chuyển động quay tròn của trái đất.

- Lực Coriolis làm cho lộ trình chuyển động dời của vật thể theo hướng từ xích đạo
đi về phía cực bắc trái đất bị uốn cong xuôi về phía đông, lực Coriolis này xuất hiện
trên vật thể là lực Boomerang nguyên tử xuất hiện trên vật thể khi vật thể chuyển
động trên một hệ quay tròn:

Hình vẽ lộ trình chuyển động của một vật thể chuyển động từ xích đạo trái đất đi về
hướng cực bắc, chuyển động này là chuyển động của vật thể nằm trong hệ có chuyển
động quay, lộ trình này sinh ra là do lực Coriolis với lực Coriolis có nguồn gốc từ lực
Boomerang nguyên tử xuất hiện lên các nguyên tử trong vật thể khi vật thể vừa bị áp đặt
theo một chuyển động dời chỗ đi từ xích đạo tiến về phía cực bắc và vật thể vừa chịu áp
đặt chuyển động dời chỗ trong không gian theo chuyển động quay tròn của trái đất.

Đối với một vật thể chuyển động dời chỗ theo hướng từ vùng xích đạo đi về phía
cực bắc của trái đất, và quá trình này xảy ra trên một hệ quay tròn là trái đất, trong quá
trình chuyển động dời chỗ như vậy thì chuyển động quay tròn mới phát sinh của các
nguyên tử so với lộ trình chuyển động dời chỗ của vật thể sẽ có chiều chuyển động quay
tròn mới phát sinh ngược với chiều quay tròn của trái đất, do đó lực quán tính Boomerang

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 81


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

nguyên tử sẽ hướng về phía biên của nguyên tử có chiều chuyển động quay tròn mới phát
sinh ngược với chiều chuyển động dời chỗ của vật thể từ vùng xích đạo đi về phía cực
bắc, nên lực Boomerang nguyên tử này làm vật thể có chuyển động dời chỗ lệch về phía
thuận chiều với chiều chuyển động quay tròn của trái đất.

- Lực Coriolis làm vật thể rơi tự do rơi lệch về phía đông, lực Coriolis này xuất hiện
trên vật thể là lực Boomerang nguyên tử xuất hiện trên vật thể khi vật thể chuyển
động trên một hệ quay tròn:

Hình vẽ vật thể rơi tự do rơi về phía động của trái đất do vật thể có chuyển động rơi trên
một hệ quay tròn là trái đất có chuyển động quay tròn, lực làm vật thể rơi về phía đông
là lực Coriolis có xuất xứ từ lực quán tính Boomerang nguyên tử khi vật thể vừa có
chuyển động dời chỗ vừa chịu áp đặt theo chuyển động cong theo chuyển động quay tròn
của trái đất.

Trường hợp vật thể rơi tự do sẽ lệch về phía đông thì cách giải thích cũng tương
tự với trường hợp vật thể chuyển động dời chỗ từ vùng xích đạo vào vùng cực bắc của
trái đất, tức vật thể có chuyển động tiến gần về phía trục quay của trái đất, do có chiều
chuyển động dời chỗ tiến gần về trục quay của trái đất nên quán tính Boomerang nguyên
tử sẽ làm lệch chuyển động dời chỗ của vật thể về phía biên của nguyên tử có vận tốc
chuyển động đồng bộ ảo với vận tốc chuyển động quay tròn mới phát sinh về phía ngược
chiều với chiều chuyển động dời chỗ của vật thể, tức chuyển động dời chỗ của vật thể sẽ
lệch về phía đông khi vật thể rơi tự do.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 82


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

c. Lực Coriolis sẽ bị thay đổi khi vật thể có thêm chuyển động quay tròn với trục quay
của hệ quay tròn song song với trục quay tròn của trái đất (hoặc gần song song):

- Khử lực Coriolis bằng cách tạo cho vật thể có chuyển động quay tròn ban đầu với
chiều quay tròn cùng với chiều quay tròn của trái đất và trục quay tròn của vật thể
song song với trục quay tròn của trái đất:

Để vật thể rơi tự do có thể rơi thẳng theo đường dây rọi thì cần tạo cho vật thể
một chuyển động quay tròn ban đầu của vật thể có cùng chiều quay tròn với chiều quay
của trái đất và trục quay tròn của vật thể song song với trục quay tròn của trái đất. Do có
sẵn chuyển động quay tròn nên khi rơi tự do vật thể sẽ có chuyển động vừa quay tròn vừa
dời chỗ và hiệu ứng Boomerang vật thể xuất hiện làm vật thể chuyển động lệch về phía
biên của vật thể có chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động rơi của vật thể, như
vậy lực Coriolis làm vật thể rơi về hướng đông, còn lực quán tính Boomerang của vật thể
trong trường hợp này làm vật thể rơi về hướng tây, nếu chuyển động quay tròn của vật
thể làm cho vật thể có lực quán tính Boomerang có độ lớn vừa bằng lực Coriolis của vật
thể thì hai lực này khử nhau làm và sẽ làm cho vật thể rơi theo đường dây rọi.

Trong trường hợp nếu chuyển động quay tròn của vật thể nhanh hơn nữa thì lực
quán tính Boomerang vật thể sẽ lớn hơn lực Coriolis của vật thể và như vậy sẽ làm vật
thể rơi về hướng tây.

Ngược lại trong trường hợp nếu chuyển động quay tròn của vật thể có chiều
ngược với chiều quay tròn của trái đất thì lực quán tính Boomerang vật thể sẽ được cộng
vào lực Coriolis của vật thể và như vậy sẽ làm vật thể rơi xa hơn về hướng đông.

- Làm vật thể rơi tự do có thể rơi lệch về các hướng khác nhau khi tạo cho vật thể có
chuyển động quay tròn ban đầu và hướng rơi lệch của vật thể là hướng mà phía
biên của vật thể có chiều quay ngược với chiều rơi của vật thể và phương rơi của vật
thể là phương của mặt phẳng tạo ra bởi xích đạo quay của vật thể:

Để vật thể rơi tự do có thể rơi lệch về một hướng thì cần tạo cho vật thể một
chuyển động quay tròn ban đầu có phương của mặt phẳng tạo ra bởi xích đạo quay của
vật thể trùng với phương mà vật thể cần rơi về phương đó và chiều quay tròn của vật thể
sẽ lệch về phía biên của vật thể có chuyển động quay tròn ngược chiều với chiều rơi của
vật thể. Do có sẵn chuyển động quay tròn nên khi rơi tự do vật thể sẽ có chuyển động vừa
quay tròn vừa dời chỗ và hiệu ứng Boomerang vật thể xuất hiện làm vật thể chuyển động
lệch về phía biên của vật thể có chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động rơi của
vật thể, như vậy trong trường hợp này vật thể sẽ vừa xuất hiện lực quán tính Boomerang
vừa có lực Coriolis làm vật thể rơi về hướng rơi tổng hợp bởi 2 lực này.

Như vậy chuyển động quay tròn của vật thể phối hợp với vật thể sẽ tạo ra quán
tính Boomerang lên vật thể, quán tính Bommerang vì vậy mà còn khử được lực Coriolis
cũng như khử được lực quán tính ly tâm, khử được lực quán tính gia tốc chuyển động dời
chỗ và khử được lực hấp dẫn, như vậy có thể nói các lực này có cùng nguồn gốc với nhau
và nguồn gốc đó là cách chuyển động của chúng tạo ra sự tương tác với các hạt không
gian thế nào thì sẽ có một lực ưu thế xuất hiện trội hơn các lực khác, và khi có lực trội
xuất hiện thì lực trội đó sẽ dễ quan sát thấy được.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 83


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

d. Lực Coriolis xuất hiện trên vật thể đang có chuyển động quay tròn đồng thời xảy ra
sự co cụm các phần tử của vật thể lại gần trục quay của nó làm nó tăng vận tốc
chuyển động quay tròn, hoặc lực xảy ra sự bung ra các phần tử của vật thể ra xa trục
quay của nó làm nó giảm vận tốc chuyển động quay tròn, lực Coriolis này xuất hiện
trên vật thể có chuyển động quay tròn là lực Boomerang nguyên tử xuất hiện trên vật
thể khi vật thể có sự co cụm lại gần hoặc bung ra xa trục quay của vật thể quay tròn
của vật thể:

Hình vẽ vận tốc chuyển động quay tròn của vũ cong tăng lên khi vũ cong ép tay và chân
lại gần trục quay tròn của mình, hiệu ứng này sinh ra là do lực Coriolis xuất hiện trên hệ
quay khi vật chất trong hệ quay co cụm về phía trục quay của hệ quay, lực Coriolis này
cũng là lực quán tính Boomerang nguyên tử xuất hiện trên hệ quay khi vật chất trong hệ
quay co cụm về phía trục quay của hệ quay

Khi một hệ quay tròn co cụm các phần tử của hệ về gần với trục quay của nó
chẳng hạn như một vũ công trượt băng đang có chuyển động quay tròn và tay chân vũ
công ở tư thế dang rộng, sau đó vũ công xếp tay chân về gần trục quay thì đồng thời
chuyển động quay tròn của vũ công sẽ tăng nhanh, hiện tượng này được cơ học hiện nay
giải thích là do bảo toàn moment động lượng quay nên chuyển động quay tròn của vũ
công tăng lên, tuy nhiên cách giải thích này không thỏa đáng vì không nêu được nguồn
gốc tạo nên có hiện tượng này, hay vì sao có sự bảo toàn moment động lượng quay như
vậy?

Hiện tượng trên thật ra có nguồn gốc từ lực Coriolis xuất hiện trên các hệ có
chuyển động quay khi các phần tử trong hệ đó có sự thay đổi vị trí từ phía xa trục quay
vào phía gần trục quay của hệ quay đó, khi các phần tử của hệ quay thay đổi vi trí theo
cách như vậy thì lực Coriolis xuất hiện lên các phần tử đó và có hướng của lực Coriolis
cùng chiều với chiều quay tròn của hệ quay ( giống như vật thể rơi tự do rơi về hướng
đông), do đó khi tay và chân vũ công trượt băng đang có chuyển động quay xếp lại thì
các phần tử là tay và chân đó sẽ xuất hiện lực Coriolis có hướng cùng chiều với hướng

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 84


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

chuyển động quay tròn của tay và chân đó, lực Coriolis xuất hiện lên tay và chân đó có
nguồn gốc từ lực quán tính Boomerang nguyên tử trên tay và chân của vũ công, vì khi tay
và chân của vũ công trong quá trình xếp lại là quá trình tay và chân của vũ công thực hiện
chuyển động dời chỗ từ phía xa trục quay tiến lại gần phía trục quay của vũ công, sự
chuyển động dời chỗ của tay và chân này thực hiện trên hệ quay nên tạo ra cho các
nguyên tử có chuyển động quay tròn phát sinh thêm so với chiều chuyển động dời chỗ
của tay và chân đó, và chuyển động quay tròn sinh thêm này có chiều chuyển động quay
tròn ngược chiều với chiều quay của chuyển động dời chỗ nên lực quán tính Boomerang
nguyên tử có hướng hướng về phía biên của nguyên tử có chuyển động quay tròn phát
sinh thêm ngược chiều với chiều chuyển động dời chỗ của tay và chân đang xếp lại, tức
là theo hướng có chiều cùng với chiều chuyển động quay tròn của vũ công, và lực quán
tính Boomerang nguyên tử này xuất hiện do sự bảo toàn chuyển động quay tròn của
nguyên tử khi các nguyên tử chứa trong tay và chân đang xếp đó có chuyển động dời chỗ
tiến về phía trục quay của vũ công, và sự bảo toàn chuyển động quay tròn của nguyên tử
thì có nguồn gốc từ sự bảo toàn chuyển động quay tròn ( hay bảo toàn chuyển động quỹ
đạo quay) của các hạt cơ bản do chịu sự kiểm soát bởi các tương tác với các hạt không
gian với chúng.

Hiệu ứng xảy ra như nêu trên là hiệu ứng tăng khối lượng hữu hướng Boomerang
nguyên tử xuất hiện trên các nguyên tử trong tay và chân có chuyển động xếp lại về gần
trục quay tròn của vũ công, do xuất hiện khối lượng hữu hướng Boomerang nguyên tử
kéo theo xuất hiện khối lượng hữu hướng trên tay và chân xếp lại đó theo hướng cùng
chiều với chiều chuyển động quay tròn của vũ công và dẫn đến tăng vận tốc chuyển động
quay tròn của vũ công bởi động tác xếp tay và chân lại về phía gần trục quay tròn của vũ
công.

Và khi vũ công đang có chuyển động quay tròn và bung hai tay và một chân
không trụ ra xa trục quay tròn của vũ công thì hiện tượng xảy ra sẽ ngược lại là chuyển
động quay tròn của vũ công sẽ chậm lại và các phân tích và giải thích sẽ theo chiều
ngược lại.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 85


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

e. Tàu không gian có thêm chuyển động quay tròn để thay đổi quỹ đạo bay một cách ít
tốn năng lượng đồng thời tạo môi trường “ hấp dẫn nhân tạo” bên trong con tàu
không gian:

Hình vẽ tàu không gian có thêm chuyển động quay tròn ngược chiều so với chiều chuyển
động quay tròn của trái đất thì tàu không gian sẽ khử bớt được lực hấp dẫn nên làm tàu
không gian này sẽ khối lượng hữu hướng nhẹ hơn tàu không gian không có chuyển động
quay tròn.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 86


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Hiện nay các con tàu không gian hay các vệ tinh nhân tạo thay đổi quỹ đạo
chuyển động quanh các thiên thể bằng cách gia tốc chuyển động dời chỗ nhằm tăng vận
tốc chuyển động quỹ đạo để con tàu có được quỹ đạo mới xa thiên thể hấp dẫn hơn, tuy
nhiên việc thay đổi quỹ đạo này phải kèm theo sự gia tốc chuyển động dời chỗ cho con
tàu, và sự gia tốc này đòi hởi rất tốn kém năng lượng để con tàu có vận tốc chuyển động
dời chỗ nhanh hơn so với thiên thể hấp dẫn nhằm sinh ra quán tính ly tâm cho con tàu để
khử bớt sự hấp dẫn của thiên thể.

Ứng dụng quán tính Boomerang vào việc thay đổi quỹ đạo cho con tàu sẽ làm con
tàu tốn một năng lượng rất nhỏ để con tàu thay đổi quỹ đạo xa dần thiên thể hấp dẫn,
cách thức làm thay đổi quỹ đạo của con tàu xa dần thiên thể hấp dẫn là tạo cho con tàu
một chuyển động quay tròn với trục quay của con tàu song song với trục quay của thiên
thể hấp dẫn và chiều quay tròn của con tàu có chiều ngược với chiều quay của thiên thể
hấp dẫn, do con tàu vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ nên lực
quán tính Boomerang vật thể sẽ xuất hiện trên con tàu và lực quán tính Boomerang hay
khối lượng hữu hướng Boomerang sẽ có chiều hướng ra xa trái đất, tức khối lượng
Boomerang vật thể của con tàu sẽ khử một cách liên tục lực hấp dẫn có của con tàu, và
việc khử được lực hấp dẫn sẽ đưa con tàu lên quỹ đạo mới xa thiên thể hấp dẫn một cách
dễ dàng và kéo dài hơn, về việc tạo ra chuyển động quay tròn cho con tàu thì con tàu cần
có dạng hình đĩa tròn, hình trụ tròn, hình hai chiếc đĩa tròn lõm úp vào nhau… với trục
quay tròn của chúng song song với trục quay tròn của thiên thể hấp dẫn, và hai phía biên
sẽ có hai động cơ phản lực nhỏ đặt ngược chiều nhau và tiếp tuyến với chu vi tròn của
chúng khi hai động cơ phản lực hoạt động sẽ tạo chuyển động quay tròn cho con tàu.

Con tàu không gian hoạt động theo cách này cần có đường kính khá lớn để các
phi hành gia có được lực “hấp dẫn” nhân tạo do quán tính ly tâm xuất hiện bên trong con
tàu để các phi hành gia có được trạng thái “hấp dẫn” giúp sinh lý cơ thể của các phi hành
gia bay dài ngày hoạt động một cách bình thường giống điều kiện ở mặt đất hơn, các con
tàu không gian vận hành theo cách này sẽ giúp tiết kiệm năng lượng cho con tàu đi xa
đồng thời tạo điều kiện cho sức khỏe của các phi hành gia trong các chuyến bay xa dài
ngày tốt hơn, đồng thời sinh hoạt của các phi hành gia trên các con tàu này cũng dễ chịu
hơn. Ngoài ra chuyển động vừa dời chỗ vừa quay tròn của con tàu trong khí quyển cũng
giúp con tàu chuyển động trong khí quyển một cách có lợi hơn vì sẽ hình thành một vùng
khí đệm xoáy xung quanh thân con tàu nhờ con tàu có chuyển động quay tròn, vùng
không gian đệm xoáy sẽ giúp chuyển động dời chỗ của con tàu trong khí quyển ít làm
xáo trộn khí quyển hơn tức làm ít tốn năng lượng bởi chuyển động dời chỗ của con tàu
trong khí quyển hơn.

28. Kết luận về những nguyên nhân của sự thiếu sót của cơ học ngày nay và
sự sai sót của cơ học Tương Đối, nguyên nhân ban đầu là do cơ học thời xuất
phát đã đặt nền tảng sơ cấp dựa trên nguyên lý không đúng là nguyên lý
Galileo, và nguyên nhân tiếp theo là suốt thời gian dài mà cơ học phát triển
thì nguyên lý Galileo đã không xem lại tính đúng sai mà còn được phát triển
tiếp bởi thuyết Tương đối:

Qua các hiệu ứng trên cho thấy mối liên quan qua lại giữa trạng thái chuyển động
quay tròn của nguyên tử và thân phần tử điểm chứa nguyên tử khi vật thể chứa các phần
tử điểm đó chuyển động, có nghĩa là ở mỗi hệ quy chiếu quán tính có vận tốc chuyển
động đều khác nhau thì trạng thái chuyển động quay tròn của các nguyên tử so với thân

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 87


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

của mỗi hệ quy chiếu quán tính đó sẽ khác nhau tức là so với phương chuyển động dời
chỗ của các hệ quy chiếu đó khác nhau, như vậy các định luật vật lý sẽ bị chi phối bởi qui
luật này, vì vậy mà các địng luật vật lý sẽ không có dạng hoàn toàn như nhau trên mỗi hệ
quy chiếu quán tính khác nhau, và việc phân biệt các hệ quy chiếu quán tính khác nhau từ
các thí nghiệm từ bên trong hệ quy chiếu quán tính sẽ được nêu ở các phần sau. Dựa trên
các hiệu ứng và các phân tích vừa có được có thể nhận ra rằng cơ học ngày nay đã khởi
đầu sự phát triển và sau đó đã phát triển một thời gian dài dựa trên một nền tảng không
phản ánh đúng tự nhiên là nguyên lý Galieo, mà vật lý dù đã phát triển rất xa nhưng đã
không có sự xem xét lại những nền tảng sơ cấp, tức vật lý đã không xem lại tính đúng sai
của nguyên lý Galieo trước khi phát triển thêm những lý thuyết vật lý mới.

Vì vậy có thể kết luận rằng thuyết Tương Đối không những sai mà còn mang tính
chất phi tự nhiên khi Thuyết Tương Đối cho rằng thời gian và không gian thay đổi quanh
vật thể chuyển động nhanh, trong đó thời gian thì giãn nở ra và không gian thì cong lại,
đây là điều phi lý nhất mà lại được khoa học vật lý chấp nhận và dựa phần lớn vào đó để
vật lý phát triển trong một thời gian dài, vì vậy vật lý ngày càng rơi vào tình trạng hỗn
độn, bế tắt và các thuyết vật lý ngày càng xa sự thật của tự nhiên. Vấn đề thuyết tương
đối sai ở chổ là do Einstein không nhận ra được trạng thái chuyển động của nguyên
tử/các hạt cơ bản độc lập với trạng thái chuyển động của vật thể chứa chúng, vì sự độc
lập này mà khi vật thể thay đổi trạng thái chuyển động sẽ tạo ra sự thay đổi trạng thái
chuyển động của nguyên tử/hạt cơ bản so với thân vật thể, vì lý do này mà mỗi hệ quy
chiếu quán tính khác nhau sẽ có trạng thái chuyển động của nguyên tử/hạt cơ bản so với
thân vật thể làm hệ quy chiếu sẽ khác nhau nên các hiệu ứng như hiệu ứng đếm thời gian
của các đồng hồ nguyên tử trên các vệ tinh sẽ cho kết quả trên từng vệ tinh sẹ khác nhau.

Vì sự phi tự nhiên của thuyết Tương Đối nên khoa học vật lý cần cần sớm chấm
dứt tin rằng thời gian và không gian có thể thay đổi xung quanh vật thể có chuyển động
nhanh hay xung quanh thiên thể hấp dẫn thì khoa học vật lý mới có thể phát triển tiếp tục
vững chắc được, đồng thời cũng cần khép lại càng sớm càng tốt nhận thức cho rằng
không-thời gian thay đổi xung quanh vật thể chuyển động hay xung quanh thiên thể hấp
dẫn là một “cuộc cách mạng làm thay đổi nhận thức của con người về tự nhiên, về không
gian và thời gian” vì đây là một khái niệm hoàn toàn phi tự nhiên và đã dẫn dắt khoa học
vật lý lạc lối trong một thời gian dài, khi chấm dứt được “cuộc cách mạng nhận thức về
tự nhiên và về không gian và thời gian” đó thì khi đó nhận thức của con người trong
nghiên cứu khoa học vật lý mới trở lại logic hơn và có tính nhân quả hơn trong nghiên
cứu vật lý và như vậy khoa học vật lý mới trở lại được tình trạng lành mạnh.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 88


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

MỤC LỤC



1. Chuyển động quay tròn và chuyển động dời chỗ của vật thể/hạt ....................................1

2. Khái niệm trạng thái chuyển động quay tròn của vật thể/hạt so với trạng thái chuyển
động dời chỗ của vật thể/hạt ở các thời điểm khác nhau, hay nguyên lý tuyệt đối để nhận
ra sự thay đổi trạng thái của vật thể/hạt ở một thời điểm khảo sát bằng cách dùng trạng
thái của chính nó ở một thời điểm trước đó .........................................................................2

3. Chuyển động dời chỗ theo lộ trình cong của vật thể, và vận tốc chuyển động dời chỗ
của mỗi điểm trên thân vật thể có chuyển động dời chỗ theo đường cong hay trên thân vật
thể có chuyển động quay tròn ..............................................................................................6

4. Lộ trình chuyển động của một điểm trên biên của vật thể vừa có chuyển động quay
tròn vừa có chuyển động dời chổ .........................................................................................7

5. Tính bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn sẵn có của vật thể khi vật thể chịu áp
đặt chuyển động theo một đường cong, và hệ quả từ tính bảo toàn trạng thái chuyển động
quay tròn của vật thề khi vật thể chịu áp đặt chuyển động theo lộ trình cong ...................14

6. Khái niệm về trạng thái so sánh giữa trạng thái chuyển động quay tròn của một nguyên
tử/hạt cơ bản với phương lộ trình chuyển động của phần tử điểm chứa hạt nguyên tử/ hạt
cơ bản đó ............................................................................................................................19

7. Nguyên lý Tuyệt Đối .....................................................................................................24

8. Những trạng thái khác nhau của vật thể tạo nên sự khác nhau của trạng thái chuyển
động quay tròn của nguyên tử so với thân vật thể tức so với phương chuyển động dời chỗ
vật thể (trong trường hợp này xét vật thể không có chuyển động quay tròn) ....................31

9. Qui luật về chuyển động nhanh hoặc chậm tuyệt đối và trạng thái sít chặt của lỗ đen và
trạng thái tỉ trọng của các thiên thể thuộc các hệ sao từ rìa thiên hà vào lỗ đen trung tâm
thiên hà ...............................................................................................................................33

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 89


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

10. Hiệu ứng cuốn vật thể và hiệu ứng cuốn nguyên tử/hạt cơ bản ...................................35

11. Các nguyên nhân bên ngoài tạo nên sự giống nhau giữa hiện tượng kim la bàn giữ
phương và sự bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn sẵn có của đĩa tròn khi đĩa tròn
bị áp đặt chuyển động theo đường cong ............................................................................38

12. Hiện tượng ly tâm và quán tính ly tâm trong chuyển động theo đường cong .............42

13. Hiệu ứng trượt trong chuyển động cong, quán tính ly tâm tạo nên hiện tượng trượt ly
tâm khi vật thể chuyển động cong hay các vật thể ở bên trong không được cố định theo
đường cong chuẩn ..............................................................................................................43

14. Hiệu ứng làm lệch chuyển động dời chỗ của vật thể khi vật thể có chuyển động dời
chỗ đồng thời có thêm chuyển động quay tròn, hay hiệu ứng Boomerang........................45

15. Lộ trình chuyển động của vật thể có dạng hình đĩa tròn hoặc có dạng hình cầu vừa có
chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chổ, và lộ trình vạch ra trong không gian
của một điểm trên biên của vật thể đó và tính chất vận tốc chuyển động dời chỗ của điểm
này ......................................................................................................................................47

16. Lộ trình chuyển động của một điểm trên biên của vật thể hình tròn hay vật thể hình
cầu có chuyển động quay tròn với tâm của vật thể chịu áp đặt chuyển động theo một quỹ
đạo tròn và trục quay của vật thể vuông góc với mặt phẳng tạo ra bởi quỹ đạo tròn do lộ
trình chuyển động tâm của vật thể .....................................................................................49

17. Khái niệm về chuyển động sơ cấp và các chuyển động thứ cấp ..................................51

18. Lộ trình chuyển động của các vật thể hình cầu có chuyển động quay tròn và chịu lực
áp đặt chuyển động dời chỗ với phương của lực áp đặt đó không nằm thẳng hàng hay
vuông góc với trục quay của vật thể ..................................................................................52

19. Lộ trình chuyển động của các hạt cơ bản khi các hạt cơ bản chịu áp đặt chuyển động
dời chỗ liên tục...................................................................................................................52

20. Khối lượng hữu hướng sinh ra bởi lực quán tính Boomerang của vật thể/hạt vừa có
chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ và tính chất của nó .........................54

21. Các trạng thái ly tâm của phần tử điểm trên vật thể và các vận tốc phương chiều quay
tròn so sánh mới phát sinh thêm của nguyên tử so phần tử điểm chứa nguyên tử làm hệ
quy chiếu khi phần tử điểm chứ nguyên tử đó ở các trạng thái ly tâm ..............................59

22. Hiệu ứng quả lắc Boomerang và mô hình thực nghiệm con lắc Boomerang lắc để
nhận ra hiệu ứng Boomerang trong không gian ................................................................65

23. Mô hình thực nghiệm con lắc đĩa tròn về hiệu ứng boomerang để biết được lộ trình
và khối lượng hữu hướng của vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chổ ...............................................................................................................................68

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 90


Những hiệu ứng và tương tác của các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động
dời chỗ để nhận ra nguồn gốc sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

24. Mô hình thực nghiệm của hiệu ứng Boomerang làm giảm trọng lượng hoặc làm tăng
trọng lượng cho vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ và
nguyên lý tác động làm giảm hoặc tăng trọng lượng cho vật thể ......................................70

25. Trọng lượng hấp dẫn nghỉ và trọng lượng hấp dẫn động.............................................75

26. Các hiệu ứng để nhận ra vật có sự bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn sẵn có
của vật thể khi vật thể/nguyên tử/hạt cơ bản khi vật thể/nguyên tử/hạt cơ bản bị áp đặt
chuyển động cong, sự bảo toàn này tạo nên sự thay đổi trạng thái chuyển động quay tròn
so sánh giữa phương chuyển động dời chỗ của vật thể/nguyên tử/hạt cơ bản và chuyển
động quay tròn của vật thể/nguyên tử/hạt cơ bản ..............................................................76

27. Sự vận động của vật chất trên hệ quay tròn và nguồn gốc của lực Coriolis là cùng do
quán tính Boomerang nguyên tử xuất hiện trên vật thể khi vật thể chuyển động trong một
hệ quay tròn........................................................................................................................79

28. Kết luận về những nguyên nhân của sự thiếu sót của cơ học ngày nay và sự sai sót
của cơ học Tương Đối, nguyên nhân ban đầu là do cơ học thời xuất phát đã đặt nền tảng
sơ cấp dựa trên nguyên lý không đúng là nguyên lý Galileo, và nguyên nhân tiếp theo là
suốt thời gian dài mà cơ học phát triển thì nguyên lý Galileo đã không xem lại tính đúng
sai mà còn được phát triển tiếp bởi thuyết Tương đối .......................................................87

Hãy truy cập vào website http://www.initialphysics.org để xem video quay những thí nghiệm của nghiên
cứu và tải về toàn bộ nội dung của nghiên cứu này. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc hay góp ý gì xin gởi
email về địa chỉ info@initialphysics.org.

Quyền tác giả số: 2826/2009/QTG, ngày được cấp quyền tác giả: 18/08/2009

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 91

You might also like