You are on page 1of 40

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế mở, mối quan hệ giữa các quốc gia là rất phong phú
và đa dạng. Hệ quả của các mối quan hệ này làviệc các nước phải chi trả cho
nhau, nghĩa là các quốc gia luôn phát sinh các khoản thu chi với các quốc
gia khác. Để theo dõi và phân tích các khoản thu chi này, từng quốc gia đã
lập bảng cân đối gọi là Cán cân thanh toán quốc tế.
Trong bối cảnh thị trường thế giới nhiều biến động.Việc Việt Nam gia
nhập WTO đánh dấu một bước phát triển mới của kinh tế nước nhà. Bước
sang giai đoạn phát triển mới, Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách
thức và cơ hội phát triển mới. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt
Nam đã có những bước phát triển nhất định và đạt được nhiều thành tựu.
Môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng kể nhưng bên
cạnh đó còn có rất nhiều vấn đề phải giải quyết để môi trường kinh doanh đó
trở nên thuận lợi hơn nữa và thu hút hơn nữa với các doanh nghiệp và các
nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Theo các báo cáo của IMF, Cán
cân thanh toán quốc tế của Việt Nam luôn bị thâm hụt. Dưới đây, chúng ta
sẽ tìm hiểu về cán cân thanh toán của Việt Nam và các nguyên nhân cũng
như giải pháp cho sự thâm hụt cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam.
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

1. LÝ LUẬN
1.1 Định nghĩa
Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những
giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một
thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá
nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó.
Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản
tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một
quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía
người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản
nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước
cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.

1.2. Kết cấu và các cán cân bộ phận của BP


1.2.1 Các thành phần của cán cân thanh toán

Theo quy tắc mới về biên soạn biểu cán cân thanh toán do IMF đề ra
năm 1993, cán cân thanh toán của một quốc gia bao gồm bốn thành phần sau
:
• Tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai ghi lại các giao dịch về hàng
hóa, dịch vụ và một số chuyển khoản.
• Tài khoản vốn : Tài khoản vốn ghi lại các giao dịch về tài sản thực và
tài sản tài chính.
• Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước
• Mức tăng hay giảm trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương.
Do tổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn bằng 0 và do mục sai
số nhỏ, nên gần như tăng giảm cán cân thanh toán là do tăng giảm dự
trữ ngoại hối tạo nên.
• Mục sai số
Do ghi chép đầy đủ toàn bộ các giao dịch trong thực tế, nên giữa phần
ghi chép được và thực tế có thể có những khoảng cách. Khoảng cách này
được ghi trong cán cân thanh toán như là mục sai số.

1.2.2. Các bộ phận của cán cân thanh toán

• Cán cân vãng lai (current balance)


• Cán cân vốn (capital balance)
• Cán cân bù đắp chính thức (official finacing balance)
• Cán cân cơ bản (basic balance)
• Cán cân tổng thể (overall balance)

1.2.2.1. Cán cân vãng lai

Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán
của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa
người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn
tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước
được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ).
Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho
người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng
dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ.
Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do
IMF soạn năm 1993, tài khoản vãng lai bao gồm:
1.2.2.1.1. Cán cân thương mại hàng hóa

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân
thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất
khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định
(quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa
chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng
dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có
thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái
cân bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư
thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư
thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất
khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là
thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập
khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương
mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán
quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ
Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại :
+ Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng
nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng
nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn
chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm
thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập
khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng
hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá
thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xa
đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì
người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập
khẩu mặt hàng này cũng tăng.
+ Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc
gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do
vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn
hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu
là yếu tố tự định.
+ Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh
hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa
trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên
thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất
khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng
nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn
đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm
xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu
ròng tăng lên. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 VND và
một bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân
tệ). Với tỷ giá hối đoái 2.000 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ
được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của
Việt Nam là 70.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ
Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất già và tỷ giá hối đoái
thay đổi thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ
được bán với giá 75.900 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén
sản xuất tại Việt Nam.
Tác động của cán cân thương mại đến GDP :
Đối với một nền kinh tế mở, cán cân thương mại có hai tác động quan
trọng: xuất khẩu ròng bổ sung vào tổng cầu (AD) của nền kinh tế; số nhân
đầu tư tư nhân và số nhân chi tiêu chính phủ khác đi do một phần chi tiêu bị
"rò rỉ" qua thương mại quốc tế.
Xuất khẩu ròng và GDP cân bằng

1.2.2.1.2. Cán cân thương mại phi hàng hóa

- Cán cân dịch vụ :


Bao gồm các khoản thu chi từ các dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm,
bưu chính, viễn thông, ngân hàng, thông tin xây dựng và các hoạt động khác
giữa người cư trú với người không cư trú. Giống như xuất nhập khẩu hàng
hoá xuất khẩu dịch vụ làm phát sinh cung ngoại tệ nên nó được ghi vào bên
co và có dấu dương; nhập khẩu ngoại tệ làm phát sinh cầu ngoại tệ. Các
nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất khẩu dịch vụ cũng giống như các nhân tố
ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu dịch vụcũng giống như các nhân tố ảnh
hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá.
- Cán cân thu nhập :
+ Thu nhập người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các
khoản thu nhập khác bằng tiền hiện vật người cư trú trả cho người không cư
trú hay ngược lại.các nhân tố ảnh hưởng lên thu nhập của người lao động ở
nước ngoài.
+ Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi
từ đầu tư giấy tờ có giá và các khoản lãi đến han phải trả của các khoản vay
giữa người cư trú và không cư trú.
- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều :
Các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản
chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người
không cư trú chuyển cho người không cư trú và ngược lại. Các khoản
chuyển giao vãng lai một chiều phản ánh sự phân phối lại thu nhập giữa
người cư trú với người không cư trú các khoản thu làm phát sinh cung ngoại
tệ (cầu nội tệ) nên được ghi vào bên có (+), các khoản chi làm phát sinh cầu
ngoại tệ nên được ghi vào bên nợ (-). Nhân tố chính ảnh hưởng lên chuyển
giao vãng lai một chiều là lòng tốt, tình cảm giữa người cư trú và người
không cư trú.
Chúng ta thấy rằng cán cân dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai
một chiều không thể quan sát bằng mắt thường nên chúng được gọi là cán
cân vô hình (invisible) Như vậy, cán cân vãng lai có thể biểu diễn :
Cán cân vãng lai = cán cân hữu hình +cán cân vô hình
Tóm lại, các khoản thu nhập của người cư trú từ người không cư trú
làm phát sinh cung ngoại tệ nên dược ghi vào bên có và các khoản thu nhập
trả cho người không cư trú làm phát sinh cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên
nợ. Tất cả các khoản thanh toán của các bộ phận nhà nước hay tư nhân đều
được gộp chung vào trong tính toán này.Đối với phần lớn các quốc gia thì
cán cân thương mại là thành phần quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai.
Tuy nhiên, đối với một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngoài
lớn thì thu nhập ròng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn.
Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và
xuất khẩu ròng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong
nước, nên tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này.
Cùng với tài khoản vốn, và thay đổi trong dự trữ ngoại hối, nó hợp
thành cán cân thanh toán.Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu
nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài
khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn.
Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm
nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững. Theo
cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai tính bằng phần
trăm của GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoản
vãng lai không lành mạnh.

1.2.2.2. Cán cân vốn

Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn) là một bộ phận của cán cân
thanh toán của một quốc gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản
(gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái
phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia
khác. Khi những tuyên bố về tài sản nước ngoài của người sống trong nước
lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước của người sống ở nước ngoài, thì
quốc gia có thặng dư tài khoản vốn (hay dòng vốn vào ròng). Theo quy ước,
dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai.
Tài khoản tài chính (hay tài khoản đầu tư) là một bộ phận của tài khoản
vốn ghi lại những giao dịch về tài sản tài chính.
Tài khoản vốn và lãi suất:

Giả sử ban đầu tài khoản vốn cân bằng tương ứng với mức lãi suất
trong nước r. Khi lãi suất tăng lên mức r’, tài khoản vốn trở nên thặng dư.
Nếu lãi suất hạ xuống mức r, tài khoản vốn trở nên thâm hụt. Vì vốn có quan
hệ mật thiết với lãi suất. Vì thế, cân đối tài khoản vốn cũng có quan hệ mật
thiết với lãi suất.
Khi lãi suất trong nước tăng lên, đầu tư vào trở nên hấp dẫn hơn, vì thế
dòng vốn vào sẽ gia tăng, trong khi đó dòng vốn ra giảm bớt. Cán cân tài
khoản vốn, nhờ đó, được cải thiện. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước hạ
xuống, cán cân vốn sẽ bị xấu đi.
Khi lãi suất ở nước ngoài tăng lên, cán cân tài khoản vốn sẽ bị xấu đi.
Và, khi lãi suất ở nước ngoài hạ xuống, cán cân vốn sẽ được cải thiện.
Tài khoản vốn và tỷ giá hối đoái:
Khi đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, cũng có nghĩa là tỷ giá
hối đoái danh nghĩa giảm, dòng vốn vào sẽ giảm đi, trong khi dòng vốn ra
tăng lên. Hậu quả là, tài khoản vốn xấu đi. Ngược lại, khi đồng tiền trong
nước mất giá (tỷ giá tăng), tài khoản vốn sẽ được cải thiện.

1.2.2.3. Cán cân cơ bản

Như đã phân tích ở trên, cán cân vãng lai ghi chép các hạng mục về thu
nhập, mà đặc trưng của chúng là phản ánh mối quan hệ sở hữu về tài sản
giữa người cư trú với người không cư trú. Chính vì vậy tình trạng của cán
cân vãng lai có ảnh hưởng lâu dài đến sự ổn định của nền kinh tế mà đặc biệt
là lên tỉ giá hối đoái của nền kinh tế.
Tổng của cán cân vãng lai và cán cân dài hạn gọi là cán cân cơ bản.
Tính chất ổn định của cán cân cơ bản ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế và tỉ
giá hối đoái. Chính vì vậy cán cân cơ bản được các nhà phân tích và hoạch
định chính sách kinh tế quan tâm.
Cán cân cơ bản = các cân vãng lai +cán cân vốn dài hạn

Những hạng mục hay thay đổi như vốn ngắn hạn và thay đổi dự trữ ngoại

1.2.2.4. Cán cân tổng thể (overall balance)

Nếu công tác thống kê đạt mức chính xác tuyệt đối (tức nhầm lẫn và sai
sót bằng không ) thì cán cân tổng thể bằng tổng của cán cân vãng lai và cán
cân vốn. Trong thực tế do có rất nhiều vấn đề phức tạp về thống kê trong quá
trình thu nhập số liệu và lập BP do đó thường phát sinh những nhầm lẫn và
sai sót. Do đó cán cân tổng thể được điều chỉnh lại bằng tổng của cán cân
vãng lai và cán cân vốn và hạng mục sai sót trong thống kê. Ta có :
Cán cân tổng thể = cán cân vãng lai +cán cân vốn + nhầm lẫn và sai sót

1.2.2.5. Cán cân bù đắp chính thức(official finacing balance)

Cán cân bù đắp chính thức (OFB) bao gồm các hạng mục :
- Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia (ΔR)
- Tín dụng với IMF và các ngân hàng trung ương khác (L)
- Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền
của quốc gia lập cán cân thanh toán (≠)
OFB = ΔR + L + ≠
Một thực tế rằng, khi dự trữ ngoại hối tăng thì chúng ta ghi nợ (-) và
giảm thì ghi có (+), do đó nhầm lẫn thường xảy ra ở đây. Điều này được giải
thích như sau :
Chúng ta hình dung, quốc gia việt nam được chia thành hai bộ phận
gồm : NHTW và phần còn lại không bao gồm NHTW (gọi là nền kinh tế -
NKT). Tiêu chí để phân thành NHTW và NKT là: NHTW có chức năng can
thiệp lên cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, còn nền kinh tế thì
không có chức năng can thiệp. Theo quy tắc BP được lập trên cơ sở của nền
kinh tế, do đó, các hoạt động can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối
(mua bán nội tệ) nhằm tác động lên nền kinh tế, được xem là quan hệ giữa
người cư trú với người không cư trú. Khi NHTW can thiệp bán ngoại tệ ra,
làm cho dự trữ ngoại hối giảm, đồng thời làm tăng cung nội tệ cho nền kinh
tế, do đó ta phải ghi có(+) . Khi NHTW can thiệp mua ngoại tệ vào làm cho
dự trữ ngoại hối tăng, đồng thời làm tăng cầu ngoại tệ đối với NKT , do đó
ta phả ghi nợ (-)

1.2.2.6. Nhầm lẫn và sai sót

OB + OFB = 0
→OB = - OFB
→CA+K+OM= - OFB
→OM =-(CA+K+OFB)
Đẳng thức cuối cùng cho thấy số dư của hạng mục nhầm lẫn và sai sót
chính là độ lệch giữa cán cân bù đắp chính thức và tổng của cán cân vãng lai
và cán cân vốn. Bởi vì cán cân bù đắp chính thức , cán cân vãng lai và cán
cân vốn luôn được xác định (luôn thể hiện là một số cụ thể trên BP ), do đó
đẳng thức trên được áp dụng số dư nhầm lẫn và sai sót khi lập BP trong thực
tế

1.3. Thặng dư và thâm hụt BP

- Khái niệm:
BP được lập theo nguyên tắc hạch toán kép, do đó tổng các bút toán ghi
có luôn bằng tổng các bút toán ghi nợ, nhưng có dấu ngược nhau. Điều này
có nghĩa là, về tổng thể thì BP luôn được cân bằng. Do đó nói đến thặng dư,
thâm hụt BP là nói đến thặng dư thâm hụt của một hoặc của một nhóm các
cán cân bộ phận chứ không nói đến toàn bộ cán cân.
Về mặt nguyên tắc, thặng dư hay thâm hụt của BP được xác định theo hai
phương pháp:
 Phương pháp xác định thặng dư thâm hụt của từng cán cân bộ
phận.
 Phương pháp tích lũy

1.3.1. Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại

 TB=X-M
Như vậy cán cân thương mại là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá
trị nhập khẩu về hàng hóa
Cán cân thương mại thặng dư: X > M, cho biết:
- Thu từ người không cư trú > chi cho người không cư trú
- Cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ
Cán cân thương mại thâm hụt: X < M, cho biết:
- Thu từ người không cư trú < chi cho người không cư trứ
- Cung ngoại tệ < cầu ngoại tệ
Việc phân tích diễn biến cán cân thương mại có vai trò to lớn trong nền
kinh tế, bởi vì: Cán cân thương mại là bộ phận chính cấu thành cán cân vãng
lai .Cán cân thương mại phản ánh kịp thời xu hướng vận động của cán cân
vãng lai. Điều này xảy ra là vì, cơ quan hải quan thường cung cấp kịp thời
các số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa, trong khi đố việc thu thập các số
liệu về dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai thường diễn ra chậm hơn,
tức là có một độ lệch về thời gian nhất định.
Do tầm quan trọng của cán cân thương mại, cho nên hầu hết các nước
phát triển thường công bố tình trạng cán cân này hàng tháng.

1.3.2 Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai

Cán cân vãng lai bao gồm cán cân “Hữu hình” và “Vô hình’, nên nhìn
tổng thể thì nó quan trọng hơn cán cân thương mại.
Công thức xác định:
CA = TB + Se + Ic + Tr = Kl + Ks+ R
- Cán cân vãng lai thặng dư khi: ( X – M + Se + Ic + Tr ) > 0
Cán cân vãng lai thặng dư (CA > 0) có nghĩa thu từ người không cư trú
lớn hơn so với chi cho người không cư trú. Điều này có nghĩa là giá trị ròng
của các giấy tờ có giá do người không cư phát hành nằm trong tay người cư
trú tăng lên.cung ngoại tề lớn hơn cầu ngoại tệ
- Cán cân vãng lai thâm hụt khi: ( X – M + Se + Ic + Tr ) < 0
Cán cân vãng lai thâm hụt ( CA < 0) có nghĩa là thu nhập của người cư trú từ
người không cư trú là thấp hơn so với chi cho người không cư trú. Điều này
có nghĩa là giá trị ròng của các giấy tờ có giá do người không cư trú phát
hành nằm trong tay người cư trú giảm xuống. cung ngoại tệ nhỏ hơn cầu
ngoại tệ
- Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng, trạng thái cán cân vãng lai là lý
tưởng để phân tích trạng thái nợ nước ngoài của quốc gia. Lý do có thể được
giả thích như sau: Trạng thái cán cân vãng lai có mối liên hệ trực tiếp với
trạng thái tổng nợ nước ngoài của một quốc gia. Cán cân vãng lai cân bằng
nói lên rằng tổng nợ nước ngoài của quốc gia là không đổi ( quốc gia không
là chủ nợ và cũng không là con nợ ). Cán cân vãng lai thặng dư phản ánh tài
sản có ròng của quốc gia đối với phần thế giới còn lại được tăng lên ( vị thế
quốc gia là chủ nợ ). Ngược lại cán cân vãng lai thâm hụt phản ánh tài sản
nợ ròng của quốc gia đối với nước ngoài tăng lên ( vị thế quốc gia là con
nợ).
• CA = 0, trong dài hạn
Theo giả thiết cán cân vãng lai cân bằng, nghĩa là:
( X- M + Se + Ic + Tr ) = 0
Vì trong dài hạn hiệu ứng can thiệp của NHTW mang tính trung lập do
đó chúng ta có thể coi dự trữ ngoại hối của NHTW thay đổi là bằng 0, tức:
R= 0
- Kl + Ks = 0.có 2 khả năng xảy ra
+ TH1: Kl < 0 và Ks > 0. nếu luồng vốn ngắn hạn chảy vào càng
lớn và được cân đối bởi luồng vốn dài hạn chảy ra, có thể làm cho năng lực
thanh toán của quốc gia trong tương lai bị đe dọa, dẫn đến áp lực tăng áp
suất và giảm giá nội tệ
+ TH2: Kl > 0 và Ks < 0. nếu luồng vốn dài hạn chảy vào càng lớn
và được cân đối bởi luồng vốn ngắn hạn chảy ra, thì sẽ tạo ra môi trường
kinh tế vĩ mô ổn định hơn để duy trì ổn định tỷ giá, lãi suất va thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.
• CA = 0 trong ngắn hạn
Trong ngắn hạn, các khoản đầu tư dài hạn coi như không đổi, nghĩa là Kl
=0
Ks + R = 0 có 2 khả năng xảy ra:
+ TH1: R > 0 và Ks < 0. Dây là trạng thái khi vốn ngắn hạn chảy ra
được bù đắp bởi sự giảm sút của dự trữ ngoại hối quốc gia. Trong thực tế
tình huống này có thể xảy ra trong ngắn hạn, khi NHTW nỗ lực cân đối các
luồng vốn ngắn hạn có tính đầu cơ chảy ra nước ngoài bằng cách can thiệp
bán dự trữ trên thị trường noại hối nhằm bảo vệ tỷ giá, tức ngăn ngừa nội tệ
giảm giá. Do vậy cho dù trang thái cán cân vãng lai là cân bằng, nhưng vẫn
tồn tại áp lực giảm giá nội tệ hoặc phải tăng lãi suất nội tệ, nếu NHTW
không tiếp tục can thiệp bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
+ TH2: R < 0 và Ks > 0. Đây là trạng thái khi vốn ngắn hạn chảy vào
làm tăng ngoại hối dự trữ quốc gia. Trong thực tế, tình huống này có thêr
xảy ra, khi NHTW tăng mức lãi suất của nội tệ để ngăn ngừa các luồng vốn
ngắn hạn chạy ra và thu hút thêm các luồng vốn ngắn hạn chạy vào nhằm
bảo vệ cho tỷ giá không tiếp tục tăng nữa ( tức ngăn không cho nội tệ tiếp
tục giảm giá

1.3.3.Thặng dư và thâm hụt cán cân cơ bản

BB = CA + Kl
Khi CA < 0, nhưng nếu ( CA + Kl ) > 0, thì quốc qia không hề chịu rủi
ro thanh khoản. chính vì vậy, nhiều nhà kinh tế cho răng, cán cân cơ bản
phản ánh tổng quát hơn về trạng thái nợ nước ngoài của một quốc gia so với
cán cân vãng lai.điều này xảy ra là vì, vốn dài hạn có đặc trưng của sự phân
phối lại thu nhập tương đối ổn định trong một thời gian dài giữa một quốc
gia và phần thế giớ bên ngoài. Ngoài ra, sự bù trừ cho nhau giữa thặng dư
của cán cân vãng lai và thâm hụt của cán cân vốn dài hạn có thể được duy
trì lâu dai. Trên cơ sở những đặc điểm này của cán cân cơ bản mà chúng ta
có thể định hướng chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân.
Thông thường người ta cho rằng một sự xấu đi của cán cân cơ bản là tín
hiệu xấu của nền kinh tế. tuy nhiên, điều này không nhất thiết phải như vậy,
nghĩa là cho dù cán cân cơ bản bị thâm hụt nhưng đây chưa hẳn đã là điều
xấu. Ví dụ, một quốc gia có thể đang bị thâm hụt cán cân vãng lai và
đồng thời có các luồng vốn dài hạn chảy ra, điều này khiến cho cán cân cơ
bản trở lên thâm hụt nặng; nhưng các luồng vốn chảy ra sẽ hứa hện những
thu nhập như lãi suất, cổ tức hay lợi nhuận trong tương lai; những thu nhập
mày sẽ góp phần cải thiện thâm hụt hay tạo thặng dư cán cân vãng lai trong
tương lai.
Ngược lại thặng dư cán cân cơ bản không nhất thiết là điều tốt. khi mà
luồng vốn ròng dài hạn chảy vào lớn hơn mức thâm hụt cán cân vãng lai thì
cán cân cơ bản trở lên thặng dư. Có hai cách để nhìn nhận vấn đề thặng dư
của cán cân cơ bản như sau:
- Cách thứ nhất cho rằng, do được phía nước ngoài tin tưởng nên quốc
gia có khả năng nhập khẩu được nhiều vốn dài hạn, do đó không có
vấn đề gì phải lo lắng khi cán cân vãng lai bị thâm hụt.
- Cách thứ hai cho rằng, thặng dư cán cân cơ bản là một vấn đề phải
xem xét, bởi vì việc một quốc gia nhập khẩu vốn dài hạn sẽ phải thanh
toán các khoản lãi suất, cổ tức và lợi nhuận trong tương lai. Điều này
có thể làm cho cán cân vãng lai trở lên xấu đi trong tương lai.

1.3.4. Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể

Cán cân tổng thể phản ánh bức tranh các hoạt động của NHTW trong
việc tài trợ cho sự mất cân đối cuối cùng của nền kinh tế
OB = ( X – M + Se + Ic + Tr + Kl + Ks )
OB = - OFB
Cán cân tổng thể có ý nghĩa quan trọng bởi vì
- nếu thặng dư (+ ) nó cho biết số tiền có sẵn để một quốc gia có thể sử
dụng để tăng ( mua vào) dự trữ ngoại hối
- nếu thâm hụt (- ) nó cho biết số tiền mà quốc gia phải hoàn trả bằng
cách giảm ( bán ra ) dự trữ ngoại hối là như thế nào.
Mọi thâm hụt trong cán cân tổng thể phải được tài trợ bằng cách:
 giảm dự trữ ngoại hối
 vay ( hay hợp đồng hoán đổi) IFM và các NHTW khác.
 tăng TSN taị các NHTW nước ngoài.
Khái niệm về thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể chỉ thích hợp với
các nước áp dụng chế độ tỷ giá cố định mà không thích hợp với các nước áp
dụng chế độ tỷ giá thả nổi. nói như vậy là vì, nếu tỷ giá được hoàn toàn tự do
biến động thì cán cân tổng thể luôn có xu hướng vận động nề trạng thái cân
bằng ( tức có kết số bằng 0), bởi vì NHTW không can thiệp mua vào hay
bán ra đồng tiền của mình, do đó dự trữ ngoại hối không thay đổi. Trong chế
độ tỷ giá thả nổi, nếu cầu về một đồng tiền lớn hơn cung thì tỷ giá của nó sẽ
tăng và ngược lại nếu cầu nhỏ hơn cung thì tỷ giá sẽ giảm, do đó thong qua
cơ chế biến động của tỷ giá mà cán cân tổng thể luôn được điều chỉnh về
trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, khái niệm về “cán cân tổng thể” là rấ quan
trọng đối với chế độ tỷ giá cố định, bởi vì nó cho biết áp lực dãn đến phải
phá giá hay nâng giá đồng tiền là như thế nào. Trong hệ thống tỷ giá cố định
một quốc gia có thâm hụt cán cân tổng thể phải chịu áp lực cung nội tệ lớn
hơn cầu, do đố để tránh phá giá NHTW phải tiến hành bán dự trữ
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT
NAM

1. Thực tế BP của Việt Nam


1.1. Cán cân thương mại (TB)
Nhận xét chung:
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước trong 8 tháng đầu
năm đạt 79,13 tỷ USD, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó,
xuất khẩu là 37,06 tỷ USD, giảm 14,6% và nhập khẩu là 42,08 tỷ USD, giảm
28,7%.
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại 8T/2009

Xuất khẩu:
* Quy mô và tốc độ.
Tháng 8/2009, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước là 4,52 tỷ USD, giảm
5,9% so với tháng 7/2009.Trong đó, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) là 2,10 tỷ USD, giảm 0,5% so với tháng trước; nâng tổng kim
ngạch xuất khẩu của khu vực này 8 tháng lên 14,61 tỷ USD và chiếm 39%
kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
* Một số mặt hàng xuất khẩu chính.
- Hàng dệt may: Trong 8 tháng năm 2009, Hoa Kỳ tiếp tục là đối tác
lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam với trị giá đạt 3,25 tỷ USD và chiếm
tới 55,2% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đứng thứ
hai là thị trường EU với kim ngạch đạt 1,1 tỷ USD, tiếp theo là xuất khẩu
sang thị trường Nhật Bản: 605 triệu USD, Đài Loan: 141 triệu USD, Hàn
Quốc: 123 triệu USD, Canađa: 121 triệu USD,…
- Giày dép các loại: Tính đến hết tháng 8, xuất khẩu nhóm hàng giày
dép của nước ta đạt 2,72 tỷ USD, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm 2008.
Trong đó, thị trường EU là 1,33 tỷ USD, giảm 21% và chiếm 49% tổng kim
ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là thị trường Hoa
Kỳ trị giá xuất khẩu đạt 697 triệu USD, Mêxicô: 91 triệu USD, Nhật Bản: 83
triệu USD, Trung Quốc: 62 triệu USD,…
- Hàng thuỷ sản: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang các đối tác
lớn trong 8 tháng qua như sau: thị trường EU với kim ngạch gần 704 triệu
USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2008; Nhật Bản: 464 triệu USD, giảm
13,7%; Hoa Kỳ: 448 triệu USD, tăng 4,0%; Hàn Quốc: 189 triệu USD,
giảm 10,9%;…
- Dầu thô: Tính đến hết tháng 8, lượng dầu thô xuất khẩu của Việt
Nam là 9,75 triệu tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù lượng
xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2008, nhưng do giá bình quân giảm
mạnh tới 51,9% (tương đương với giảm 456 USD/tấn), nên kim ngạch xuất
khẩu mặt hàng này 8 tháng chỉ đạt 4,13 tỷ USD, giảm 48,2%.
Các thị trường chính nhập khẩu dầu thô của nước ta chủ yếu là
Ôxtrâylia: 2,5 triệu tấn, Singapore: 1,74 triệu tấn, Malaysia: 1,36 triệu tấn,
Nhật Bản: 685 nghìn tấn, Hoa Kỳ: 672 nghìn tấn, Hàn Quốc: 656 nghìn tấn ,

- Gạo: Tháng 8, lượng gạo xuất khẩu là 417 nghìn tấn, nâng lượng
xuất khẩu mặt hàng này trong 8 tháng lên 4,63 triệu tấn, tăng 41,0% so với
cùng kỳ năm trước. Tính đến hết tháng 8, kim ngạch xuất khẩu gạo của cả
nước đạt 2,11 tỷ USD, giảm 3,0% so với cùng kỳ năm 2008.
Biểu đồ: Giá bình quân và lượng xuât khẩu gạo 8 tháng năm 2009

Tính đến hết tháng 8/2009, lượng gạo của Việt Nam xuất sang hầu hết
các châu lục đều tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2008 (trừ Châu Mỹ).
Trong đó, lượng gạo xuất khẩu sang Châu Á đạt 2,66 triệu tấn, tăng 22,4%
và chiếm 57% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước; sang châu Phi: 1,13
triệu tấn, tăng 124%; sang châu Mỹ: 387 nghìn tấn, giảm 12%; sang Châu
Đại Dương: 267 nghìn tấn, tăng mạnh 317%; sang châu Âu: 182 nghìn tấn,
tăng 83,2% so với cùng kỳ năm 2008.
- Cao su: Tháng 8/2009, tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước là
410 nghìn tấn, kim ngạch là 603 triệu USD, giảm 42,4% so với cùng kỳ năm
2008.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của
Việt Nam trong 8 tháng qua với 285 nghìn tấn, chiếm 69,4% tổng lượng cao
su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Hàn Quốc: 18,1 nghìn tấn, Malaixia:
16,9 nghìn tấn, Đài Loan: 13,5 nghìn tấn, Đức: 11 nghìn tấn, Hoa Kỳ: 8,7
nghìn tấn,…
- Cà phê: Các thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong
8 tháng qua là Bỉ: 118,7 nghìn tấn, Đức: 92,4 nghìn tấn, Hoa Kỳ: 86,3 nghìn
tấn, Italia: 78,7 nghìn tấn, …
- Gỗ & sản phẩm gỗ: tháng 8/2009, xuất khẩu mặt hàng này đạt 208
triệu USD, giảm nhẹ 0,3% so với tháng trước. Nâng tổng kim ngạch xuất
khẩu nhóm hàng này của Việt Nam 8 tháng/2009 lên 1,55 tỷ USD, giảm
15,3% so với cùng kỳ năm 2008.
Hết tháng 8, Hoa Kỳ tiếp tục trở thành thị trường nhập khẩu nhóm
hàng này nhiều nhất của Việt Nam với 664 triệu USD, tiếp theo là thị trường
EU: 344 triệu USD, Nhật Bản: 231 triệu USD, Trung Quốc: 96 triệu USD,…
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Dẫn đầu về nhập khẩu
nhóm hàng này của Việt Nam trong 8 tháng qua vẫn là thị trường Hoa Kỳ
với 278 triệu USD, tiếp theo là Nhật Bản: 230 triệu USD, Thái Lan: 181
triệu USD, Trung Quốc: 150 triệu USD, Singapore: 108 triệu USD, Hà Lan:
107 triệu USD,…
Nhập khẩu.
* Quy mô và tốc độ.
Tháng 8/2009, trị giá nhập khẩu hàng hoá cả nước là 5,85 tỷ USD,
giảm 7,5% so với tháng trước. Trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp
FDI là 2,19 tỷ USD, giảm 7,0% (tương đương giảm 166 triệu USD).
Số liệu thống kê cho thấy, chỉ có 8 trong số 43 nhóm hàng nhập khẩu
có mức tăng trưởng dương trong tháng 8. Trong đó, nhập khẩu các mặt hàng
chủ lực đều giảm mạnh (trừ sắt thép các loại tăng 10,4%). Cụ thể: xăng dầu
giảm 18,8%, máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng giảm 8,2%; chất dẻo
giảm 11,3%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 7,2%,…
* Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu.
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: tổng kim ngạch nhập khẩu 8
tháng năm 2009 là 7,33 tỷ USD, giảm 17,4% so với cùng kỳ 2008.
Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu vào Việt
Nam trong 8 tháng qua có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc với 2,4 tỷ USD,
giảm 6,7%; Nhật Bản: 1,47 tỷ USD, giảm 19,3%; Hàn Quốc: 521 triệu USD;
giảm 21,7%; Hoa Kỳ: 462 triệu USD, tăng 12,6%;... so với cùng kỳ năm
2008.
- Sắt thép các loại: Hết 8 tháng/2009, lượng sắt thép nhập khẩu của cả
nước là 6,16 triệu tấn, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước với trị giá đạt
được là 3,21 tỷ USD.
Biểu đồ: Lượng, đơn giá bình quân nhập khẩu phôi thép và sắt
thép các loại từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2009

- Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Trong tháng, trị giá nhập khẩu
nhóm hàng này là 205 triệu USD, giảm 16,2% so với tháng trước, nâng tổng
kim ngạch nhập khẩu 8 tháng/2009 lên 1,27 tỷ USD, giảm 2,5% so với cùng
kỳ năm 2008.
Hết 8 tháng/2009, thức ăn gia súc & nguyên liệu được nhập khẩu từ
Achentina là: 394 triệu USD, tăng 233%; Ấn Độ : 307 triệu USD, giảm
51,6%; Hoa Kỳ: 110 triệu USD, giảm 5,4%; Trung Quốc: 109 triệu USD,
tăng 35,2%;… so với 8 tháng 2008.
- Nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày: trong tháng nhập
khẩu là 573 triệu USD, giảm 11,6% so với tháng 7/2009 (tương đương giảm
75 triệu USD về số tuyệt đối). Trong đó trị giá nhập khẩu vải là 327 triệu
USD, giảm 13,6%, nguyên phụ liệu dệt may: 131 triệu USD, giảm 15,2%,
xơ sợi dệt giảm 2,5% và lượng bông nhập khẩu giảm 4,2%.
Hết tháng 8/2009, nhóm hàng này đạt kim ngạch là 4,64 tỷ USD, giảm
13,8% so với cùng kỳ năm 2008. Các thị trường chính cung cấp nguyên liệu,
phụ liệu ngành dệt may, da giày cho Việt Nam trong 8 tháng qua là: Trung
Quốc: 1,3 tỷ USD, Đài Loan: 946 triệu USD, Hàn Quốc: 905 triệu USD,
Nhật Bản: 302 triệu USD, Hồng Kông: 270 triệu USD,…
- Xăng dầu:
Biểu đồ: Giá bình quân nhập khẩu xăng dầu háng 1 đến tháng
8/2009
Hết tháng 8/2009, cả nước nhập khẩu 8,75 triệu tấn xăng dầu các loại,
giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu bình quân nhóm hàng
này giảm mạnh so với cùng kỳ 2008 nên kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt hơn 4
tỷ USD, giảm tới 55,7%.
Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng qua chủ yếu
có xuất xứ từ Singapore với hơn 3,4 triệu tấn, tiếp theo là Đài Loan: 1,69
triệu tấn, Trung Quốc: 1,59 triệu tấn, Hàn Quốc: 836 nghìn tấn, Nga: 416
nghìn tấn, Thái Lan: 350 nghìn tấn...
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu trong tháng
8/2009 là 338 triệu USD, nâng tổng trị giá nhập khẩu 8 tháng/2009 lên 2,29
tỷ USD, giảm 4,7% so với cùng kỳ 2008.
Tính đến hết tháng 8 năm 2009, Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về
cung cấp nhóm hàng này cho nước ta với 842 triệu USD, tăng 2,0% so với 8
tháng/2008. Tiếp theo là Nhật Bản: 494 triệu USD, giảm 5,7%; Đài Loan:
183 triệu USD, giảm 3,4%; Malaysia: 178 triệu USD, giảm 0,7%; ...
- Chất dẻo nguyên liệu: trong tháng 8/2009 nước ta nhập khẩu 201
nghìn tấn, giảm 11,3% so với tháng 7/2009 và đạt trị giá là 269 triệu USD.
Hết tháng 8/2009, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của cả nước là
1,44 triệu tấn, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước và đạt trị giá là 1,73 tỷ
USD.
Hết 8 tháng năm 2009, chất dẻo nguyên liệu được nhập khẩu vào Việt
Nam chủ yếu có xuất xứ từ: Hàn quốc : 268 nghìn tấn, tăng 46,7% so với
cùng kỳ 2008; Đài Loan: 213 nghìn tấn, giảm 2,4%; Thái Lan: 192 nghìn
tấn, tăng 6,7%, A rập Xê út: 163 nghìn tấn, tăng 79,3%; Singapore: gần 102
nghìn tấn, tăng 3,8%; …
- Phân bón:. Hết 8 tháng/2009, cả nước nhập khẩu 2,85 triệu tấn phân
bón các loại, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2008.
Lượng phân Urê nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng qua là 897
nghìn tấn, phân SA là 741 nghìn tấn, phân DAP gần 705 nghìn tấn, phân
Kali là 250 nghìn tấn, phân NPK là 194,5 nghìn tấn.
Mặt hàng phân bón các loại được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có
xuất xứ từ Trung Quốc với 1,13 triệu tấn. Tiếp theo là Nga: 291 nghìn tấn,
Ucraina: 202 nghìn tấn, Hàn Quốc: 198 nghìn tấn; Philippin: 193 nghìn tấn,
Hoa Kỳ: 129 nghìn tấn, Đài Loan: 83,8 nghìn tấn,…
- Ôtô nguyên chiếc các loại và linh kiện, phụ tùng ôtô: Sau khi đạt
mức tăng đột biến trong tháng 7, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc bắt đầu giảm
với lượng nhập khẩu trong tháng 8 là 7,27 nghìn chiếc, trị giá 107 triệu
USD. Trong đó, số lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu là 4,3
nghìn chiếc, giảm 15% so với tháng 7 với trị giá là 45 triệu USD.
Hết tháng 8, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu là 39,6 nghìn chiếc
giảm 10,8% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, lượng xe dưới 9 chỗ ngồi
là 19,9 nghìn chiếc, chiếm trên 50% lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của
cả nước.

Biểu đồ : Lượng nhập khẩu ô tô từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2009


Trị giá nhập khẩu linh kiện & phụ tùng ô tô trong tháng 8 đạt 158 triệu
USD, giảm 11,4% so với tháng 7, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng
này 8 tháng /2009 lên 935 triệu USD.

1.2. Cán cân dịch vụ (SE)


Xuất nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2009 ( đơn vị: triệu USD)
6 tháng đầu năm
6 tháng đầu năm 6 tháng đầu năm 2009
(so với cùng kì năm
2008 2009 (thực hiện) 2008)
Xuất khẩu 3682 2737 74.3
Dịch vụ hàng không 562 359 62.4
Dịch vụ vận tải biển 575 359 62.4
Dịch vụ bưu chính viễn
thông 45 37 82.2
Dịch vụ du lịch 2190 1550 70.8
Dịch vụ tài chính 120 105 87.5
Dịch vụ bảo hiểm 35 31 88.6
Dịch vụ Chính phủ 25 20 80
Dịch vụ khác 130 105 80.8
Nhập khẩu 4414 3256 73.8
Dịch vụ hàng không 710 570 80.3
Dịch vụ vận hàng hải 150 135 90
Dịch vụ bưu chính viễn
thông 28 29 115.7
Dịch vụ du lịch 110 93 84.5
Dịch vụ bảo hiểm 80 65 81.3
Dịch vụ Chính phủ 24 20 83.3
Dịch vụ khác 560 420 75
Ước tính cước phí I, F
hàng 2312 1544 66.8

1.3. Cán cân vốn


Vốn đầu tư trực tiếp:
8 tháng đầu năm 2009 cả nước có 504 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) được cấp giấy chứng nhận với tổng số vốn đăng ký 5,62 tỷ
USD. Tuy chỉ bằng 10,8% so với cùng kỳ năm 2008 nhưng 4,82 tỷ USD
đăng ký mới cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện
nay.
Trong 8 tháng đầu năm, có 149 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng
vốn đăng ký tăng thêm là 4,82 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2008.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 8 tháng đầu năm 2009 các nhà đầu
tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 10,453 tỷ USD, bằng 18,4 so
với cùng kỳ năm 2008.
Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất
các doanh nghiệp FDI với trên 4,56 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm.
Trong đó, có 20 dự án cấp mới với tổng số vốn đầu tư là 755 triệu
USD, chỉ có 3 dự án tăng vốn nhưng số vốn tăng thêm rất lớn 3,8 tỷ USD,
chiếm 83,3% tổng số vốn của lĩnh vực này.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (lĩnh vực thế mạnh của các nhà
đầu tư nước ngoài) đã vượt lĩnh vực kinh doanh bất động sản trở thành lĩnh
vực có quy mô vốn đăng ký lớn thứ hai trong 6 tháng đầu năm 2009 với 2,32
tỷ USD vốn đăng ký; trong đó, có 1,74 tỷ USD đăng ký mới.
Dự án mới được cấp phép trong lĩnh vực này là dự án sản xuất thép tại
Bà Rịa – Vũng Tàu của China Steel Corp (Đài Loan) và Sumitomo Metal
(Nhật Bản) với quy mô vốn đăng ký 1,148 tỷ USD.
Kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 1,87 tỷ USD vốn đăng ký mới
và tăng thêm.
Đài Loan đã trở thành nhà đầu tư có vốn FDI vào Việt Nam nhiều nhất
với trên 2000 dự án còn hiệu lực và tổng số vốn đăng ký là 21,2 tỷ USD;
Hàn Quốc đứng thứ 2 với 2,254 dự án và tổng số vốn đăng ký là 21,1 tỷ
USD; tiếp theo là Malaysia, Nhật Bản, Singapore.
Trong 8 tháng đầu năm 2009, ước tính các dự án FDI đã giải giân được
6,5 tỷ USD, bằng 91,5% so với cùng kỳ năm 2008; trong đó, vốn từ nước
ngoài dự kiến 5,5 tỷ USD. So với mục tiêu giải ngân 9 tỷ USD năm 2009,
nhìn chung các dự án đầu tư nước ngoài đang triển khai phù hợp với độ dự
kiến.
PHÂN THEO NGÀNH

Vốn
Số Vốn đăng
Số Vốn đăng đăng
lượt ký cấp
dự ký cấp ký
dự mới và
TT Ngành án mới tăng
án tăng thêm
cấp (triệu thêm
tăng (triệu
mới USD) (triệu
vốn USD)
USD)
Dvụ lưu trú và ăn 3,811.
1 uống 20 755.0 3 1 4,566.1
2 CN chế biến,chế tạo 159 1,748.4 90 572.7 2,321.1
3 KD bất động sản 28 1,689.7 2 186.0 1,875.7
4 Xây dựng 50 351.1 10 98.7 449.8
5 Khai khoáng 4 395.8 0 0.0 395.8
6 Nghệ thuật và giải trí 8 289.7 0 0.0 289.7
Bán buôn,bán lẻ;sửa
7 chữa 60 136.8 10 43.7 180.5
Thông tin và truyền
8 thông 40 62.7 12 21.7 84.4
Nông,lâm nghiệp;thủy
9 sản 13 48.7 6 21.4 70.1
SX,pp
10 điện,khí,nước,đ.hòa 3 36.5 1 27.9 64.4
HĐ chuyên môn,
11 KHCN 79 71.5 6 10.8 82.3
12 Dịch vụ khác 13 12.2 2 2.0 14.3
13 Vận tải kho bãi 15 8.2 3 7.5 15.7
Cấp nước;xử lý chất
14 thải 3 8.0 0 0.0 8.0
15 Giáo dục và đào tạo 5 4.9 3 23.7 28.6
16 Y tế và trợ giúp XH 2 3.0 1 0.9 3.9
Hành chính và dvụ hỗ
17 trợ 1 3.0 0 0.0 3.0
Tài chính,n.hàng,bảo
18 hiểm 1 0.0 0 0.0 0.0
4,828.
Tổng số 504 5,625.2 149 10,453.3
1

PHÂN THEO HÌNH THỨC

Vốn
Số Vốn đăng
Số Vốn đăng đăng
lượt ký cấp
dự ký cấp ký
dự mới và
TT Hình thức đầu tư án mới tăng
án tăng thêm
cấp (triệu thêm
tăng (triệu
mới USD) (triệu
vốn USD)
USD)
4,509.
1 100% vốn nước ngoài 385 3,217.3 116 8 7,727.0
2 Liên doanh 105 1,507.9 29 269.1 1,777.0
Hợp đồng hợp tác
3 kinh doanh 6 398.4 2 2.4 400.8
4 Cổ phần 8 501.7 2 46.8 548.5
4,828.
Tổng số 504 5,625.2 149 10,453.3
1
Vốn đầu tư gián tiếp
Sáu tháng đầu năm 2009, bức tranh về dòng vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài (FII) tại Việt Nam hình thành hai mảng màu hoàn toàn đối lập: Nếu
như trong quý I, các nhà đầu tư đẩy mạnh việc thoái vốn; thì sang đến quý
II, lượng tiền chuyển vào đạt con số trên 120 triệu USD.
Ba tháng đầu năm, khi mà nền kinh tế toàn cầu chao đảo, thị trường
chứng khoán tụt dốc không phanh, cũng là lúc các nhà đầu tư gián tiếp nước
ngoài đẩy mạnh việc thoái vốn khỏi thị trường Việt Nam. Trên tổng quy mô
vốn 8 tỷ USD, số vốn FII chảy ra khỏi thị trường vào khoảng 700 triệu USD,
chủ yếu là từ hoạt động đầu tư trái phiếu. Tuy nhiên, 3 tháng trở lại đây, đã
có thêm 120 triệu USD được chuyển ngược vào Việt Nam.
Trước đó, nhiều báo cáo của các tổ chức tài chính lớn đã dự đoán, vốn
FII sẽ liên tục bị rút ra khỏi thị trường trong cả nửa đầu năm, với con số có
thể lên tới 1,5 triệu USD. Sức ép gia tăng mạnh lên các quỹ đầu tư. 120 triệu
USD chuyển vào nền kinh tế Việt Nam trong vòng 3 tháng trở lại đây, xét
trên tương quan với lượng vốn đã rút ra khỏi thị trường và lượng vốn FII
đang hiện hữu thì không phải là một con số lớn. Bên cạnh đó, theo Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước, khối ngoại từ chỗ bán ròng trên thị trường, đã
chuyển qua mua ròng với số tiền ước tính lên tới 75 triệu USD. Tuy nhiên,
điều đáng nói là hầu như không có tiền mới đổ vào thị trường, mà chủ yếu là
các nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục. Thực tế này cho thấy, các nhà đầu tư
nước ngoài vẫn còn hết sức thận trọng đối với nền kinh tế Việt Nam.
Vốn FII đã quay lại, nhưng vẫn còn rất khiêm tốn. Điều này khiến
nhiều người lo ngại về sự thu hẹp quy mô hoạt động của các nhà đầu tư gián
tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Bởi lẽ, số vốn giải ngân của các quỹ hiện đã
đạt 70 đến 80%, trong đó số dư trái phiếu 1 tỷ USD, 2,7 tỷ USD đầu tư tiền
gửi và 4,5 tỷ USD cổ phiếu, mà lại thiếu hụt nguồn bổ sung. Dự báo, FII vào
thị trường Việt Nam trong 2 năm tới sẽ sụt giảm mạnh so với 2008.
Chuyển giao vốn một chiều:
Theo đó, tổng giá trị vốn ODA được ký thông qua các hiệp định với các
nhà tài trợ, tính từ đầu năm đến 16/6, đạt 1.782,98 triệu USD, cao hơn 15%
so với cùng kỳ năm 2008 (1.539 triệu USD). Trong con số đó, vốn vay đạt
1.384,83 triệu USD, viện trợ không hoàn lại 154,5 triệu USD.
Các nhà tài trợ có giá trị hiệp định ODA ký kết lớn gồm Nhật Bản (riêng
vốn vay JICA đạt 852 triệu USD), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đạt
482 triệu USD, và Ngân hàng Thế giới (WB) đạt 265 triệu USD.
Cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mức giải ngân vốn
ODA 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 1.270 triệu USD, bằng 67% kế hoạch
giải ngân cả năm 2009 và tăng khoảng 9% so cùng kỳ năm ngoái. Trong con
số 1.270 triệu USD đó, vốn vay khoảng 1.163 triệu USD, vốn viện trợ không
hoàn lại khoảng 107 triệu USD.Riêng số liệu của nhóm 6 ngân hàng phát
triển (ADB, AFD, JICA, KOEXIM Bank, KfW và WB), tổng vốn ODA giải
ngân trong 6 tháng qua đạt 1.132,98 triệu USD.
Theo các nhà tài trợ, tuy mức giải ngân đã được cải thiện từ cuối quý
1/2009 đến nay, song do khối lượng ODA cam kết tăng nên tỷ lệ giải ngân
vốn của các nhà tài trợ nhóm 6 ngân hàng kể trên vẫn thấp hơn tỷ lệ giải
ngân trung bình của khu
vực.

2. Nguyên nhân dẫn đến sự thâm hụt BP của Việt Nam.

 Việt Nam là nước nhập siêu.


Thực trạng nhập siêu những năm gần đây
Bảng 1: Thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu qua các năm
Đơn vị: triệu USD
Qua bảng số liệu, có thể thấy rằng Việt Nam luôn nằm trong tình trạng
nhập siêu, năm sau cao hơn năm trước và ở mức rất lớn (có năm lên tới 30%
kim ngạch xuất khẩu ). Ví dụ như kim ngạch xuất khẩu năm 2007 có tăng so
với năm 2006 nhưng lại chỉ tăng có 8.553,8 triệu USD, tương ứng 21,47%;
trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng tới 15.938,9 triệu USD, tương ứng với
35,5% (gấp rưỡi so với tốc độ tăng xuất khẩu) … Nhập siêu ( kim ngạch
xuất khẩu thấp hơn kim ngạch nhập khẩu ) dẫn đến luồng tiền chảy vào thấp
hơn luồng tiền chảy ra góp phần làm cho cán cân thương mại thường xuyên
bị âm lâm vào tình trạng bị thiếu hụt.
Thực trạng này xuất phát từ những nguyên nhân sau :
 Thứ nhất, nhu cầu đầu tư và tiêu dùng gia tăng sau khi Việt Nam gia

nhập WTO.
 Thứ hai, nhu cầu nhập khẩu cao nhờ được tài trợ bởi luồng vốn nước
ngoài như nguồn vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và các khoản vay
nước ngoài.
Năm Kim ngạch XK Kim ngạch NK Nhập siêu

2000 14482,7 15636,5 -1153,8


2001 15029,2 16217,9 -1188,7
2002 16706,1 19745,6 -3039,5
2003 20149,3 25255,8 -5106,5
2004 26485,0 31968,8 -5483,8
2005 32447,1 36761,1 -4314,0
2006 39826,2 44891,1 -5064,9
2007 48380,0 60830,0 -12450,0
2008 62900,0 80400,0 17500,0

 Thứ ba, giá cả hàng hoá quốc tế tăng cao, đặc biệt là giá các nguyên vật
liệu đầu vào cho sản xuất đã khiến kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh;
 Thứ tư , nhập khẩu tăng mạnh và cao hơn nhiều so với xuất khẩu chứng

tỏ khi thực hiện các cam kết đa phương trong WTO, giảm nhiều dòng
thuế đã làm cho hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam, trong khi đó muốn
tăng trưởng xuất khẩu lại cần có thời gian.
 Thứ năm , lạm phát trong nước cao hơn lạm phát của các đối tác
thương mại, trong khi tỷ giá danh nghĩa giữa VND và USD và tỷ trọng
thương mại của Việt Nam với các nước tương đối ổn định khiến VND
lên giá thực, tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu.
 VND đã trở nên quá mạnh.
Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, tỷ giá hiệu dụng thực của VND
đã giảm trong giai đoạn 2000 - 2003, nhưng sau đó đã tăng gần như liên tục
(trừ một giai đoạn giảm giá ngắn trong nửa đầu 2006) khi lạm phát bắt đầu
tăng nhanh. Tỷ giá thực của VND vào thời điểm tháng 9/2008 đã cao hơn
mức của tháng 1/2000 là 20% và cao hơn mức của tháng 1/2004 tới 33%. Và
xu hướng tăng tỷ giá thực của VND vẫn được duy trì trong 3 tháng cuối năm
2008 do đồng USD mạnh lên so với đồng EURO, cũng như với hầu hết các
đồng tiền của châu Á.
Báo cáo nghiên cứu của Harvard nhận định, trong hai năm 2007 và
2008, Việt Nam đã tiếp nhận một lượng vốn rất lớn từ bên ngoài. Đồng thời,
để đạt mục tiêu tăng trưởng cao, Chính phủ đã không ngừng đẩy mạnh đầu
tư. Hệ quả của hai sự kiện này làm thâm hụt ngân sách nặng nề, thâm hụt
thương mại kỷ lục và nền kinh tế trở nên quá nóng.Một nguyên nhân của
tình trạng thâm hụt thương mại là VND đã trở nên quá mạnh so với các đồng
tiền của các đối tác thương mại chủ yếu.
Khi đồng tiền được định giá cao, nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn còn xuất
khẩu trở nên đắt hơn, do vậy lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu sẽ giảm. Là
một nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu và ngày càng mở cửa đối với nhập
khẩu nên Việt Nam không thể giữ tỷ giá thực của VND quá cao trong một
thời gian quá dài, đặc biệt trong bối cảnh suy giảm toàn cầu năm 2009.
Bên cạnh đó, có thể nhận thấy rằng thâm hụt thương mại của Việt Nam
hiện rất cao. Việc đơn giản tăng chi tiêu của Chính phủ trong khi giữ tỷ giá
cố định sẽ nới rộng thâm hụt thương mại trong khi không giúp kích cầu nội
địa đáng kể. Không những thế, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải chịu rủi
ro cạnh tranh hàng nhập khẩu rẻ tiền.
 Đầu tư tăng cao
Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai dẫn
đến thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ở VN là do nhu cầu đầu tư của khu
vực tư nhân tăng cao hơn mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Nếu thâm hụt là
do nhu cầu đầu tư tăng cao thì thâm hụt không phải là một vấn đề nghiêm
trọng, vì khi đầu tư nhiều vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ sản
xuất, thì trong tương lai năng suất sẽ cao hơn và sẽ sản xuất nhiều hơn, và
hàng hóa sản xuất ra có thể để tăng xuất khẩu nhằm cân bằng cán cân
thương mại và tài khoản vãng lai (trả nợ). Tuy nhiên, nếu nhu cầu đầu tư
tăng cao là vào khu vực bất động sản, thì lại đáng lo ngại, vì khu vực này
thường không làm tăng năng suất (như đầu tư vào máy móc, thiết bị), cũng
như tạo ra các sản phẩm có thể được dùng để trả nợ (thông qua xuất khẩu).
Những lý do dẫn tới dầu tư tăng cao:
* Chính sách tiền tệ: Một trong những nguyên nhân có liên quan đến đầu
tư tăng cao là chính sách tiền tệ nơi lỏng của Việt Nam trong thời gian qua.
Khi thực hiện chính sách tiền tệ nơi lỏng sẽ dẫn tới tăng đầu tư trong nước,
do trong ngắn hạn điều này làm giảm lãi suất.
Ngoài tác động trên, chính sách tiền tệ còn có tác động thông qua tỷ
giá. Khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì sẽ tạo nên áp lực giảm giá
đồng tiền nội tệ so với đồng tiền của nước khác. Nếu tỷ giá hối đoái được tự
do thay đổi, thì khi đó, nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn và xuất khẩu sẽ trở nên
rẻ hơn. Tuy nhiên, khi tỷ giá không được tự do thay đổi (tỷ giá cố định), thì
đồng tiền nội tệ về bản chất là đã lên giá. Việc duy trì một đồng tiền nội tệ
đã lên giá như vậy sẽ làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu. Trong suốt một
thời gian dài Việt Nam đã duy trì tỉ giá cố định gắn vào đồng USD. Khi lạm
phát thấp đây làm một chính sách hợp lý để làm tăng khả năng xuất khẩu
của hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, từ cuối năm 2006, và đặc biệt là năm
2007, lượng vốn đầu tư (cả gián tiếp và trực tiếp) chảy vào Việt nam tăng
đột biến, làm cho đồng Việt Nam tăng giá so với các đồng tiền khác. Để duy
trì tính cạnh tranh về giá của hàng XK, Ngân hàng Nhà nước đã tung một
lượng tiền lớn ra để mua USD (làm tăng dự trữ ngoại hối), dẫn tới một
lượng cung tiền rất lớn trong hệ thống thanh toán của Việt Nam. Tác động
của lạm phát có tác dụng làm đồng tiền mất giá, nhưng việc duy trì tỷ giá cố
định về cơ bản là việc duy trì một đồng tiền định giá quá cao đã làm cho
hàng VN mất tính cạnh tranh (trở nên đắt hơn) và hàng NK trở nên rẻ hơn.
Đây cũng chính là một nguyên nhân của tình trạng nhập siêu và thâm hụt các
cân thanh toán quốc tế. Phải thấy rằng tỷ giá cứng là một nguyên nhân dẫn
đến thâm hụt thương mại.
* Tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán: Trong năm 2006 và
2007 đã chứng kiến hàng loạt các công ty thực hiện cổ phần hóa, lên sàn,
phát hành thêm cổ phiếu. Năm 2007 còn được nhìn nhận là năm của IPO.
Bản chất của các hoạt động này, kể cả việc thực hiện cổ phẩn hóa (không chỉ
của các công ty nhà nước) là các hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp
để đầu tư. Với lượng vốn đầu tư được huy động qua kênh của thị trường
chứng khoán, rõ ràng là mức đầu tư của VN đã tăng lên rất nhiều. Hệ quả tất
yếu của việc tăng đầu tư là nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai. Để đáp
ứng được nhu cầu đầu tư tăng vọt của các doanh nghiệp Việt Nam, một
lượng lớn vốn đầu tư gián tiếp đã chảy vào Việt Nam.
 Vốn nước ngoài vào làm thu nhập dân cư trong nước tăng lên
trong khi các khoản đầu tư khác của Nhà nước vào khu vực sản xuất, hay
đầu tư công của Chính phủ tuy lớn nhưng chưa cho ra sản phẩm và thu nhập
ngay. Chính vì vậy, cầu tiêu dùng được đẩy lên rất lớn.
Thống kê về nhập khẩu được công bố cho thấy nhập khẩu hàng tiêu
dùng không nhiều nhưng tôi cho rằng đó là con số thống kê không chính
xác, bởi hàng hóa nước ngoài đang tràn ngập trên thị trường. Đại bộ phận
hàng tiêu dùng hiện nay đều được nhập từ Thái Lan và Trung Quốc nhưng
không biết đường nào, kể cả gạo. Hàng nhập qua đường tiểu ngạch chưa
được thống kê, song phải nói là rất lớn.
Quí 1 vừa qua, một số nhà xuất khẩu có ngoại tệ không bán được cho
ngân hàng nên tìm cách nhập hàng về bán trong nước lấy tiền đồng, vừa bán
được ngoại tệ vừa có lợi nhuận nhờ nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp Việt
Nam có giấy phép xuất nhập khẩu nên làm việc đó đơn giản. Điều đó khiến
nhà nhập khẩu chuyên nghiệp khan hiếm ngoại tệ, phải vay trên thị trường
ngân hàng. Và gần đây, thanh khoản ngoại tệ của ngân hàng bắt đầu khó
khăn.
Một yếu tố khác, hầu hết hàng xuất khẩu Việt Nam có hàm lượng nhập
khẩu lớn. Nhiều nguyên liệu gần đây trở nên đắt đỏ, giá trị nhập khẩu cũng
tăng lên rất nhanh. Với việc kiên quyết chống lạm phát thì một ngày nào đó
giá đầu ra sẽ không thể bù đắp chi phí đầu vào nên các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, vốn ít sẽ gặp khó khăn lớn, thậm chí có thể làm đình đốn một số cơ sở
sản xuất trong nước.
Nếu xét theo một chuẩn khác thì trước khủng hoảng tài chính châu Á
năm 1997, một loạt các nước Đông Nam Á có chỉ tiêu kinh tế vĩ mô lành
mạnh, song chỉ có hai điểm không lành mạnh là bong bóng bất động sản và
thâm hụt thương mại lên tới 12-13% GDP. Một số nhà kinh tế đã dự báo đó
sẽ là ngòi nổ khủng hoảng, nhưng không mấy ai tin, và thực tế đã đúng vậy.
Việt Nam hiện cũng vậy, ngoài những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chung như thâm
hụt ngân sách, lạm phát, ICOR cao thì chúng ta cũng gặp bong bóng bất
động sản.

3. Giải pháp
3.1. Các giải pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế trên
thế giới
Các nước thường sử dụng các biện pháp sau đây để cải thiện cán cân
thanh toán quốc tế khi bi thâm hụt:
- Vay nợ nước ngoài: Đây là biện pháp truyền thống và phổ biến. Biện
pháp này thông qua các nghiệp vụ qua lại với các ngân hàng đại lý ở nước
ngoài để vay ngoại tệ cần thiết nhằm bổ sung thêm lượng ngoại hối cung cấp
cho thị trường. Ngày nay việc vay nợ không còn giới hạn bởi quan hệ giữa
ngân hàng nước này với nước kia, mà nó đã được mở rộng ra nhiều ngân
hàng khác, đặc biệt là với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế trên cơ sở
các hiệp định đã được ký giữa các bên.
- Thu hút tư bản ngắn hạn từ nước ngoài: Ngân hàng Trung ương
của các nước thường áp dụng những chính sách tiền tệ, tín dụng cần thiết
thích hợp để thu hút được nhiều tư bản ngắn hạn từ các thị trường nước
ngoài di chuyển đến nước mình, làm tăng thêm phần thu nhập ngoại tệ của
cán cân thanh toán, thu hẹp khoảng cách về sự thiếu hụt giữa thu và chi
trong cán cân thanh toán đó. Trong số những chính sách tiền tệ tín dụng
được sử dụng để thu hút tư bản vào, thì chính sách chiết khấu được sử dụng
phổ biến hơn.
Để thu hút được một lượng tư bản từ thị trường nước ngoài vào nước
mình thì Ngân hàng Trung ương sẽ nâng lãi suất chiết khấu, dẫn đến lãi suất
tín dụng trên thị trường tăng lên làm kích thích tư bản nước ngoài dịch
chuyển vào.
Thế nhưng biện pháp này chỉ góp phần tạo ra sự cân bằng cho cán cân
thanh toán trong trường hợp bội chi không lớn lắm và cũng chỉ giải quyết
nhu cầu tạm thời.
Cần lưu ý rằng, biện pháp nâng lãi suất chiết khấu chỉ có hiệu quả khi
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội...của quốc gia đó tương đối ổn định, tức là
ít rủi ro trong đầu tư tín dụng.
- Phá giá tiền tệ: Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, một
số nước tư bản đã sử dụng chính sách phá giá tiền tệ như là một công cụ hữu
hiệu, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và bình ổn tổng giá hối
đoái.
Phá giá tiền tệ là sự công bố của Nhà nước về sự giảm giá đồng tiền
của nước mình so với vàng hay so với một hoặc nhiều đồng tiền nước khác.
Phá giá tiền tệ để tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu từ
đó cải thiện điều kiện cán cân thanh toán.
Nhưng chúng ta cũng cần nhận thấy rằng, phá giá tiền tệ chỉ là một
trong những yếu tố có tính chất tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất khẩu mà
thôi. Còn kết quả hoạt động xuất khẩu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
như năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh... trên thị trường quốc tế.
Như vậy, có nhiều biện pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, song
việc lựa chọn phương pháp nào thì phải xuất phát từ kết quả phận tích những
nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng thiếu hụt của cán cân, phải xem xét
tình hình cụ thể, toàn diện của quốc gia đó cũng như tình hình quốc tế có
liên quan để lựa chọn và sử dụng biện pháp thích hợp và hữu hiệu.
3.2. Các giải pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế tại
Việt Nam
Đối với Việt Nam, yêu cầu ổn định cán cân vãng lai và cán cân thanh
toán đòi hỏi phải thực hiện những giải pháp cơ bản sau đây:
– Nâng cao chất lượng hoạch định chính sách: nhằm tạo lòng tin của
công chúng và doanh nghiệp, qua đó hạn chế nguy cơ rút vốn từ hệ thống
ngân hàng và nền kinh tế. đồng thời, xây dựng một chương trình điều chỉnh
đúng trình tự và có kế hoạch, ngăn ngừa điều chỉnh ngoài kế hoạch khi
nguồn tài trợ nước ngoài không có sẵn;
– Xác định tác động của luồng vốn vào: Luồng vốn vào có tác dụng
tài trợ cho các khoản thâm hụt cán cân vãng lai lớn hơn (do nhập khẩu tăng
và tăng trưởng kinh tế cao hơn), góp phần tăng dự trữ. Mặt khác, luồng vốn
vào lớn cũng làm cho các nhà tạo lập chính sách phải quan ngại do luồng
vốn vào qui mô lớn có thể gây khó khăn về quản lý kinh tế vĩ mô. Phân biệt
luồng vốn ngắn hạn và dài hạn. Chẳng hạn tại Mỹ, sở hữu dưới 10% cổ
phiếu công ty được coi là đầu tư chứng khoán;
– Sử dụng các nguồn vốn vào việc tăng năng lực sản xuất nhằm tạo
thuận lợi cho việc trả nợ nước ngoài, nhằm tăng tính chủ động trong việc cân
đối nguồn ngoại tệ để trả nợ, nhất là đối với trái phiếu chính phủ và những
khoản vay sắp đáo hạn;
– Theo dõi cân đối tiền tệ thực tế (M/P) để đánh giá trạng thái lạm phát
và diễn biến thị trường, làm cơ sở để can thiệp tỉ giá trong trường hợp cần
thiết. Thí dụ, cuối giai đoạn lạm phát, cân đối tiền tệ thực tế (M/P) có xu
hướng giảm thấp do các cá nhân và doanh nghiệp hạn chế giữ bản tệ xuống
mức có thể để đề phòng sự mất giá bản tệ, các doanh nghiệp sử dụng vàng,
ngoại tệ hay tài sản nhằm bảo tồn giá trị tài sản. Vì thế, khi ổn định trở lại,
M/P sẽ tăng, các cá nhân và doanh nghiệp sẽ chuyển ngoại tệ và tài sản sang
bản tệ. Trong cơ chế tỉ giá thả nổi, thị trường không tự điều chỉnh do NHTW
không can thiệp, vì thế M không thay đổi, tạo áp lực tăng giá bản tệ, lãi suất
tăng do M/P vẫn thấp, thậm chí sau khi hết lạm phát, gây tổn hại cho nền
kinh tế hơn là tỉ giá cố định;
– Tăng tính độc lập của NHNN nhằm hạn chế nhu cầu về tín dụng (áp
lực mở rộng tiền tệ). Đồng thời, NHNN cần giám sát chặt chẽ hoạt động của
các NHTM và có biện pháp xử lý cần thiết nhằm hạn chế rủi ro, ảnh hưởng
đến an toàn hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh toán;
– Các NHTM cần chủ động nghiên cứu và áp dụng các chuẩn mực
quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân hàng, sử dụng các công cụ phòng
ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối.

You might also like