You are on page 1of 2

Các quy tắc nghề nghiệp TGPL và các biện pháp bảo đảm

thực hiện quy tắc


Ngày 08/12/2008 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 09/2008/QĐ-BTP ban hành
Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý quy định các chuẩn mực về hành vi, ứng xử, cách thức tổ
chức công việc, các yêu cầu nghiệp vụ và trách nhiệm cụ thể của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp
lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý khi thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý,... và các biện pháp
bảo đảm thực hiện các quy tắc này. Sau đây là một số nội dung của Quy tắc.

Các quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý

+ Quy tắc giữ gìn và không ngừng nâng cao uy tín nghề nghiệp (Điều 4): Quy tắc này xác định rõ
trách nhiệm của tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL trong việc xây dựng, duy trì và
phát triển uy tín nghề nghiệp TGPL đối với người được TGPL, với các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan đối với nghề TGPL. Trong đó đáng chú ý là người thực hiện TGPL có trách nhiệm
nghề nghiệp; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để có đủ năng lực
hoàn thành nhiệm vụ được giao, tận tâm, hết lòng yêu nghề, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian
khổ vì sự nghiệp TGPL. Còn tổ chức thực hiện TGPL có trách nhiệm trong việc xây dựng, duy trì,
phát triển uy tín nghề nghiệp của tổ chức mình để xứng đáng là địa chỉ tin cậy cho người được
TGPL tiếp cận và sử dụng; thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
cho người thực hiện TGPL thuộc tổ chức mình.

+ Quy tắc trung thực, khách quan (Điều 5): Quy tắc này đòi hỏi người thực hiện TGPL phải luôn
trung thực, tôn trọng sự thật khách quan trong quá trình thực hiện các hoạt động TGPL, có trách
nhiệm thu thập đầy đủ, toàn diện các thông tin cần thiết về vụ việc TGPL và các tài liệu khác có liên
quan. Tổ chức thực hiện TGPL có trách nhiệm sử dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ kịp thời
người thực hiện TGPL; không can thiệp trái pháp luật vào quá trình thực hiện vụ việc của người
thực hiện TGPL hoặc có hành vi khác làm ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ việc TGPL.

+ Quy tắc tuân thủ và tôn trọng pháp luật (Điều 6): Quy tắc này đòi hỏi trong quá trình thực hiện
TGPL, tổ chức thực hiện TGPL và người thực hiện TGPL phải dựa trên các quy định của pháp luật,
tuân thủ pháp luật, tôn trọng và thực thi pháp luật bảo đảm để các chủ thể có thể thực hiện được
các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định, bảo đảm nội dung TGPL phải đúng và phù hợp với
quy định của pháp luật.

+ Quy tắc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý (Điều 7): Quy
tắc này đặt ra yêu cầu, trong quá trình thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện TGPL và người thực hiện
TGPL phải sử dụng mọi biện pháp để hướng đến bảo vệ tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp và
tôn trọng các quyền của người được TGPL; bảo đảm thời gian, tiến độ, chất lượng vụ việc TGPL.

+ Quy tắc bảo đảm bí mật thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý (Điều 8): Quy tắc này đòi hỏi tổ chức
thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL phải bảo đảm bí mật thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý
mà mình có được trong quá trình thực hiện TGPL; không sử dụng thông tin mà mình có được để
trục lợi hoặc gây thiệt hại cho người được TGPL, đồng thời xác lập trách nhiệm pháp lý của họ
trong việc làm lộ bí mật thông tin về vụ việc TGPL.

+ Quy tắc tác phong, thái độ và hành vi ứng xử đúng mực (Điều 9): Quy tắc này quy định về tác
phong, thái độ, hành vi ứng xử của tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL trong quan hệ
với người được TGPL, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đối với vụ việc TGPL và nghề
nghiệp TGPL; xác định tổ chức thực hiện TGPL có trách nhiệm tạo môi trường và bồi dưỡng về tác
phong, thái độ, hành vi ứng xử cho người thực hiện TGPL.
+ Quy tắc không phân biệt đối xử (Điều 10): Quy tắc này quy định tổ chức thực hiện TGPL, người
thực hiện TGPL không được thành kiến, thiên vị hoặc có bất kỳ biểu hiện, hành vi phân biệt đối xử
với người được TGPL vì bất kỳ lý do về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ học vấn, địa vị xã
hội, giới tính, độ tuổi, thể chất hoặc vụ việc TGPL.

+ Các quy tắc về quan hệ với đồng nghiệp, với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (từ Điều
11 đến Điều 15): Các quy tắc này điều chỉnh mối quan hệ giữa người thực hiện TGPL với đồng
nghiệp, với người được TGPL, với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, trong đó đáng chú ý
là các quy tắc trong mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan thông tin đại
chúng. Theo đó tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL có trách nhiệm tôn trọng, hợp tác,
hỗ trợ và giúp đỡ các cơ quan, tổ chức này trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được
giao, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hoạt động công vụ bình thường của các cơ quan này.

Các biện pháp bảo đảm thực hiện

Để bảo đảm có cơ chế thực hiện quy tắc nghề nghiệp TGPL, Quyết định quy định cụ thể tại 03 điều
về những việc không được làm; trách nhiệm tuân thủ quy tắc và kiểm tra, giám sát việc tuân thủ
quy tắc (từ Điều 15 đến Điều 18)

Ngoài các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 9 Luật TGPL, quy tắc xác định rõ việc tổ
chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL không được cung cấp những thông tin, tài liệu, chứng
cứ mà biết rõ là không xác thực làm ảnh hưởng đến thời gian, chất lượng giải quyết vụ việc trợ
giúp pháp lý hoặc có hành vi trái pháp luật làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan hoặc kéo dài thời gian, gây cản trở cho việc giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý. Người thực
hiện TGPL không được sách nhiễu, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người được TGPL; hứa
hẹn trước về kết quả giải quyết vụ việc TGPL; thực hiện vụ việc TGPL cho hai người được TGPL
trở lên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc; xúc phạm, hạ thấp danh dự, uy tín của
đồng nghiệp... Trợ giúp viên pháp lý không được làm các việc mà pháp luật về cán bộ, công chức,
pháp luật về phòng chống tham nhũng quy định không được làm (Điều 16).

Quy tắc nghề nghiệp TGPL cũng quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức chủ quản,
cơ quan quản lý nhà nước về TGPL và các tổ chức thực hiện TGPL trong việc giám sát việc tuân
thủ đối với các quy tắc nghề nghiệp TGPL.

You might also like