You are on page 1of 80

MỞ ĐẦU

KHÁI NIỆM MÔN HỌC

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ MÔN TRẮC ĐỊA

Trắc địa là một ngành khoa học của quả đất có nhiệm vụ đo vẽ bản đồ một
phần hay toàn bộ bề mặt quả đất, xác định hình dạng kích thước quả đất.
Thuật ngữ “trắc địa” theo tiếng Hy Lạp cùng nghĩa “Phân chia đất đai”.
Hiện nay ngành trắc địa được chia ra các ngành chính sau:
* Trắc địa cao cấp: Nghiên cứu hình dạng kích thước quả đất, xây dựng
mạng lưới toạ độ độ cao quốc gia có độ chính xác cao làm cơ sở cho các ngành
chuyên môn khác.
* Trắc địa địa hình: Nghiên cứu đo vẽ các yếu tố địa vật, dáng đất và cách
biểu thị chúng lên mặt phẳng dưới dạng bản đồ.
* Trắc địa ảnh: Nghiên cứu các phương pháp chụp ảnh bề mặt đất để thành lập
bản đồ.
* Trắc địa công trình: Chuyên nghiên cứu thiết kế thi công, theo dõi biến
dạng các công trình xây dựng.
* Chế in bản đồ : Có nhiệm vụ biên tập và chế in các loại bản đồ dựa vào
kết quả đo vẽ ở thực địa.
* Trắc địa vũ trụ: Cung cấp các số liệu đo đạc về các hành tinh trong vũ trụ
cho các ngành có liên quan.
* Máy và dụng cụ trắc địa: Nghiên cứu chế tạo các loại máy, dụng cụ trắc
địa.
II. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA BAO GỒM:

- Đo đường thẳng, đo góc, đo độ cao.


- Xử lý kết quả đo đạc.
- Thành lập các bản đồ, bình đồ, mặt cắt.
- Sử dụng bản đồ, bình đồ, mặt cắt, các tài liệu đo đạc để giải quyết các
nhiệm vụ khác nhau.
- Môn trắc địa liên hệ mật thiết với toán học, vật lý, thiên văn. Toán học
giúp môn trắc địa có khả năng phân tích tính toán các kết quả đo được.
- Vật lý học là cơ sở để chế tạo máy trắc địa, thiên văn giúp cho công tác
trắc địa có tài liệu gốc, cần thiết trong đo đạc.
- Môn trắc địa còn yêu cầu kiến thức về hình học, vẽ kỹ thuật, địa lý, địa
mạo, chụp ảnh.
III. VAI TRÒ MÔN HỌC

Trắc địa là ngành kỹ thuật cơ sở cung cấp những tài liệu ban đầu cho nhiều
ngành khác nhau, đồng thời công tác trắc địa gắn với các giai đoạn: quy hoạch,
http://www.ebook.edu.vn 1
khảo xát, thiết kế, thi công nghiệm thu của các ngành đó.
Trong xây dựng kinh tế phải sử dụng bản đồ để vạch kế hoạch và đề ra
những nội dung cần thiết.
Trong quốc phòng bản đồ dùng vạch kế hoạch tác chiến, xây dựng các khu
vực chiến lược, các căn cứ quân sự.
Trong ngành địa chính công tác trắc địa có nhiệm vụ nghiên cứu các hiện
tượng và quá trình xảy ra trong sự phân bố hiện trạng sử dụng đất, điều tra xác
định những thông tin cơ bản về vị trí, kích thước, diện tích đất đai và các vật phụ
thuộc trên đó, đồng thời tiến hành điều tra quyền sở hữu, quyền sử dụng, phân
loại sử dụng, phân hạng đất nhằm cung cấp những thông tin về đất đai kịp thời
phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Sản phẩm của đo đạc địa chính là: bản đồ địa chính và các văn bản mang
tính kỹ thuật và pháp lý cao, các sản phẩm này là thành phần chủ yếu trong bộ
hồ sơ địa chính để thực hiện các công tác quản lý nhà nước về đất đai.

http://www.ebook.edu.vn 2
Phần thứ nhất
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRẮC ĐỊA

Chương 1
KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRẮC ĐỊA

I. HÌNH DẠNG KÍCH THƯỚC QUẢ ĐẤT

I.1. Hình dạng quả đất


Quả đất không phải là vật thể đều đặn nó bao gồm đại dương và lục địa, diện
tích bề mặt khoảng 510 triệu km2 trong đó đại dương chiếm 71%, lục địa chiếm
29%.
Độ sâu trung bình của quả đất ở đại dương là 3800m, sâu nhất là hố Marian
ở gần Philippin (sâu 11032m), độ cao trung bình của đất liền 875m, chỗ cao nhất
là đỉnh Chô-mô-lung-ma trong dãy Hymalaya là 8882m, bề mặt tự nhiên của
quả đất không thể biểu thị bởi một quy luật nào. Trong đo đạc người ta thay thế
bằng mặt nước gốc quả đất.
Mặt nước gốc quả đất là mặt nước biển trung bình ở trạng thái yên tĩnh kéo
dài xuyên qua lục địa và hải đảo tạo thành một mặt cong khép kín và có đặc tính
là các đường dây dọi từ ngoài vào đều vuông góc với mặt cong đó
Mặt nước gốc không đi qua mặt nước biển trung bình yên tĩnh gọi là mặt
nước gốc quy ước, các mặt nước gốc quy ước song song với mặt nước gốc quả
đất.
Do vật chất không phân bố đều trong quả đất nên mặt nước gốc không có
dạng toán học chính tắc, để tiện lợi trong tính toán ta coi mặt nước gốc quả đất
có dạng gần đúng với mặt Elipxôit tròn xoay gọi là Elipxôit quả đất (Hình 1-1).
I.2. Kích thước quả đất
Kích thước của Elipxôit trái đất bao gồm bán kính P
a−b
lớn a, bán kính nhỏ b, độ dẹt cực α =
a b
Kích thước và độ dẹt của quả đất được nhiều nhà bác aP
học xác định và công bố, ở Việt Nam đã sử dụng kích
thước do nhà Bác học Grasôpski có kích thước a =
P’
6378245m; b = 6356863m. Khi đo đạc trong phạm vi
nhỏ ta coi trái đất có hình dạng hình cầu, bán kính trung Hình 1-1
bình R = 6370km
I.3. Khái niệm về độ cao và độ chênh cao
Độ cao của điểm trên mặt đất là khoảng cách từ điểm đó theo đường dây
http://www.ebook.edu.vn 3
dọi tới mặt nước gốc, độ cao ký hiệu là H (hình 1-2).
Độ cao tuyệt đối: Độ cao của một điểm được xác định với mặt nước gốc
quả đất gọi độ cao tuyệt đối. Ví dụ điểm A có HA là độ cao tuyệt đối.
Độ cao tương đối: Độ cao của một điểm được xác định với mặt nước gốc
quy ước đi qua một điểm nào đó gọi là độ cao tương đối.
Ví dụ: H’A là độ cao tương đối của điểm A so với mặt nước gốc qua C.
(hình 1-2).
Mặt nước gốc qua A
Hiệu số độ cao (chênh cao)
là khoảng cách theo đường dây A
dọi từ mặt nước gốc qua A và
H’A C Mặt nước gốc qua C
mặt nước gốc qua C gọi là chênh
hAC
cao ( hiệu số độ cao) ký hiệu là h HA
0m HC
Ví dụ: Theo hình 1-2 hAC = HC –
Mặt nước gốc qủa đất
HA; hoặc hCA= HA- HC HB
Dấu chênh cao giữa hai điểm B
phụ thuộc độ cao 2 điểm đó. Điểm Hình 1-2
nằm trên mặt nước gốc có độ cao
dương, điểm nằm dưới mặt nước gốc có độ cao âm.

II. CÁC HỆ TOẠ ĐỘ THƯỜNG DÙNG TRONG TRẮC ĐỊA

Trong trắc địa, để xác định toạ độ của một điểm, chúng ta cần xác định
quan hệ giữa đểm đó với một hệ P (Bắc)
trục được chọn làm gốc gọi là hệ
toạ độ. G
Vĩ tuyến qua M M
II.1. Hệ toạ độ địa lý Q O Q’(Đông)
ϕ
(Tây) λ
Ta coi trái đất là hình cầu, hệ Xích đạo
toạ độ địa lý được xác định như
sau: (hình 1-3): Kinh tuyến
P’(Nam)
- Tâm O trái đất được chọn
Hình 1-3
làm gốc tạo độ.
- Hai mặt nước gốc là mặt phẳng kinh tuyến Grinuyt và mặt phẳng xích đạo.
- Từ hình vẽ ta có các điểm và đường cơ bản như sau:
+ P, P’ là cực Bắc và cực Nam của trái đất.
+ Q, Q’ là cực Đông và cực Tây của trái đất.
+ PP’ là trục quay trái đất.
- Đường kinh tuyến là giao tuyến mặt phẳng đi qua trục quay trái đất với
mặt cầu. Mặt phẳng chứa đường kinh tuyến là mặt phẳng kinh tuyến. Mặt phẳng
http://www.ebook.edu.vn 4
vuông góc với trục quay trái đất gọi mặt phẳng vĩ tuyến. Giao tuyến giữa mặt
phẳng vĩ tuyến với mặt cầu gọi là đường vĩ tuyến.
- Mặt phẳng vĩ tuyến đi qua tâm trái đất gọi mặt phẳng xích đạo.
- Mặt phẳng kinh tuyến đi qua Đài Thiên văn Grinúyt tại Thủ đô nước Anh
được quy ước quốc tế mặt phẳng kinh tuyến gốc.
Điểm M trên mặt đất được xác định trong toạ độ địa lý bởi hai đại lượng:
kinh độ và vĩ độ của nó.
Kinh độ (λ) của điểm M là góc nhị diện kẹp giữa mặt phẳng kinh tuyến gốc
và mặt phẳng đi qua điểm M. Độ kinh (λ) tính từ kinh tuyến gốc về hai phía
Đông và Tây của bán cầu có gía trị từ 0 - 1800.
Vĩ độ (ϕ ) của điểm M là góc quét của bán kính OM trong mặt phẳng kinh
tuyến kể từ xích đạo đến điểm đo độ vĩ ϕ, ϕ có giá trị từ 0-900 về cực Bắc và
cực Nam.
Ví dụ: Hà Nội λ =1050 Kinh độ Đông
ϕ = 210 Vĩ độ Bắc
II.2. Hệ toạ độ vuông góc phẳng
II.2.1. Hệ toạ độ vuông góc Gauss-Kriughe
II.2.1.1. Phép chiếu Gauss-Kriughe (phép chiếu hình trụ nằm ngang)
Theo kinh tuyến chia quả đất làm 60 múi, mỗi múi có gía trị 60 kinh tuyến
đi qua giữa múi là kinh tuyến trục của múi đó, kinh tuyến hai bên là kinh tuyến
biên, số thứ tự múi từ 1,2,…đến 60, múi thứ nhất có kinh tuyến phía Tây là kinh
tuyến Grinuýt có giá trị 00, kinh tuyến biên phía Đông là 60, kinh tuyến trục là 30
Để kinh tuyến trục của múi chiếu tiếp xúc với thành trong cửa hình trụ nằm
ngang, nguồn sáng đặt ở tâm quả đất, chiếu lần lượt từng múi lên mặt trong hình
trụ , sau đó cắt hình trụ theo đường sinh đi qua cực quả đất và trải mặt trụ thành
mặt phẳng, mỗi múi có dạng như hình vẽ 1-4.
X
Kinh tuyến trục P P

Kinh tuyến trục


Q Q m=1
Y
m>1

P’ Xích đạo P’
Múi Múi

Hình 1-4

http://www.ebook.edu.vn 5
Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Corporation,2005-2009
For Evaluation Only.

II.2.1.2. Hệ toạ độ vuông góc Gauss-Kriughe (X,Y)


Hệ toạ độ vuông góc Gauss-
X
Kriughe được lập theo mỗi múi
X
chiếu (hình 1-5) kinh tuyến trục là
trục X, xích đạo là trục Y gốc toạ độ
O là giao điểm của kinh tuyến trục Xích đạo
O Y
và xích đạo, để khi tính toán Y tránh
Y”âm” tại O được quy định có toạ 500Km
độ X0 = 0, Y0 = 500km. Để xác định
điểm A thuộc múi thứ mấy, trước toạ Hình 1-5
độ Y được quy ước ghi số thứ tự
múi.
Ví dụ: Trong hệ toạ độ vuông góc Gauss-Kriughe điểm A có toạ độ là:
XA = 1207km, YA= 18403km
Nghĩa là điểm A cách đường xích đạo 1207 km về phía bắc và nằm ở múi
thứ 18 cách trục X đã dich chuyển là 500 – 430 = 70km về phía tây. Để tính giá
trị kinh tuyến giữa λ0 khi biết số thứ tự múi là n ta áp dụng công thức:
λ0 = 60. n - 30
Ví dụ: Việt Nam nằm ở trong múi thứ 18 thì kinh tuyến giữa λ0 là :
λ0= 6.180 – 30 = 1050
Để thuận tiện trong sử dụng hệ toạ độ trên tờ bản đồ địa hình ta lập lưới toạ
độ vuông góc bằng những đường song song cách đều nhau lấy trục OX và OY
làm hướng chính, khoảng cách mỗi đường được quy định phụ thuộc vào tỷ lệ
bản đồ, đối với tờ bản đồ tỷ lệ 1: 10.000; 1: 25000; 1: 50.000 khoảng cách giữa
chúng tương ứng với 1 km gọi là lưới km, còn tỷ lệ 1:100.000 là 2 km…
Ở Việt Nam những năm 2000 về trước bản đồ địa chính đều sử dụng hệ toạ
độ vuông góc Gauss-Kriughe.
II.2.2. Hệ toạ độ vuông góc UTM ( N, E )
II.2.2.1. Phép chiếu UTM
Bản chất phép chiếu UTM hoàn toàn giống phép chiếu Gauss-Kriughe chỉ
khác ở 2 điểm:
- Sử dụng hệ Elipxoit thực dụng WGS-84 có a = 6378137m; b =
6356748m; α = 1/298.2
- Hình trụ ngang có bán kính nhỏ hơn bán kính quả đất, nó cắt quả đất theo
hai đường đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa của múi chiếu, kinh tuyến giữa
nằm ngoài mặt trụ, hai kinh tuyến biên nằm trong mặt trụ. Nếu ta gọi m là tỷ lệ
chiếu thì m của kinh tuyến giữa nhỏ hơn 1, m của kinh tuyến biên lớn hơn 1 ;
hai đường cắt mặt trụ có m = 1. Sai số chiếu hình trên kinh tuyến trục trong hệ
http://www.ebook.edu.vn 6
Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Corporation,2005-2009
For Evaluation Only.

toạ độ vuông góc phẳng Gauss-Kriughe tương ứng múi chiếu Gauss-Kriughe
bằng 1, nếu cho giá trị này là 0,9996 ta có hệ toạ độ phẳng UTM. (hình 1-6).
II.2.2.2. Hệ toạ độ vuông góc phẳng UTM
Hệ toạ độ vuông góc UTM cũng Kinh tuyến biên
được biểu thị từng múi chiếu như hệ N m = 0,9996
toạ độ vuông góc phẳng Gauss-
Kriughe, chỉ khác là với cùng một m>1
Xích đạo
điểm toạ độ UTM nhỏ hơn toạ độ O E
Gauss-Kriughe do những điểm khác m=1
500Km
nhau ở trên. Trong hệ toạ độ vuông góc
phẳng UTM, trục tung ký hiệu là N, trục Hình 1-6
hoành ký hiệu là E.
Từ tháng 7 năm 2000 Tổng cục Địa chính đã công bố và sử dụng hệ quy
chiếu và hệ toạ độ nhà nước VN – 2000 nên nay đã chính thức sử dụng múi
chiếu UTM trong ngành địa chính.
II.2.3. Hệ toạ độ vuông góc phẳng bất kỳ
Khi đo đạc trên vùng đất nhỏ, độc lập ta dùng hệ toạ độ vuông góc phẳng
bất kỳ. Hệ toạ độ vuông góc này gồm hai trục +X(B
vuông góc với nhau. IV. Bắc Tây I. Bắc Đông
+ Trục tung gọi là trục X trùng với hướng (B-T) (B-Đ)
A
Bắc Nam. XA
+ Trục hoành gọi là trục Y trùng với -Y(T) O Y
A Y(Đ)
hướng Đông Tây. III. Nam Tây II. Nam Đông
Để tránh toạ độ mang dấu âm thường chọn N-T N-Đ

gốc toạ độ ở phía Tây Nam của khu vực đo vẽ. -X(N)
Hệ toạ độ vuông góc phẳng trong đo đạc
Hình 1-7
được quy định số góc phần tư từ I, II, III, IV
theo chiều thuận chiều kim đồng hồ như (hình1-7). Bảng 1-1:
Toạ độ
Góc phần tư
X Y
0 0
I. B - Đ ( 0 – 90 ) + +
II. N - Đ ( 900 – 1800 ) - +
III. N-T (1800 - 2700 ) - -
IV. B-T ( 2700 – 3600 ) + -
Dấu toạ độ X, Y của góc phần tư được quy định trong bảng 1-1. Điểm A
nào đó trong hệ toạ độ vuông góc phẳng được xác định bởi hai yếu tố XA và YA,
trong đó XA là giá trị khoảng cách từ gốc toạ độ đến giao điểm đường thẳng đi
qua A song song với trục OY với X, còn YA là giá trị khoảng cách từ gốc toạ độ
http://www.ebook.edu.vn 7
đến giao điểm đường thẳng đi qua A song song với OX với Y (hình 1-7).
III. BẢN ĐỒ, BÌNH ĐỒ, MẶT CẮT

III.1. Bản đồ
Bản đồ là một bản vẽ biểu thị khái quát, thu nhỏ bề mặt trái đất lên trên mặt
phẳng theo một quy luật toán học nhất định, có tính tới ảnh hưởng của độ cong
quả đất bằng cách đưa vào những số hiệu chỉnh, sử dụng một quy tắc tổng hợp
và một hệ thống ký hiệu riêng.
Mỗi bản đồ đều được xây dựng theo một quy luật toán học nhất định, quy
luật toán học của bản đồ trước hết được biểu hiện ở tỷ lệ và phép chiếu của nó.
III.2. Bình đồ
Bình đồ là sự biểu thị đồng dạng thu gọn lên mặt phẳng vị trí nằm ngang
của một vùng đất.
Bình đồ không thể biểu thị được phần rất lớn của mặt đất do ảnh hưởng độ
cong quả đất gây ra sự sai lệch lớn giữa vị trí nằm ngang của đường thẳng và
hình chiếu của nó trên mặt bầu dục.
III.3. Mặt cắt địa hình
H
Mặt cắt địa hình là hình chiếu đứng của 3
A 2
mặt đất dọc theo một hướng đã biết(hình 1-8). 1 4
Khi vẽ mặt cắt lên giấy lấy trục tung biểu B
thị độ cao các điểm (H), trục hoành biểu thị S
khoảng cách nằm ngang (S), tỷ lệ trục tung và O A1 2 3 4 B
trục hoành được chọn theo yêu cầu, thường
trục tung có tỷ lệ lớn hơn trục hoành 10 lần. Hình 1-8

IV. TỶ LỆ BẢN ĐỒ, CÁC LOẠI THƯỚC TỶ LỆ

IV.1. Tỷ lệ bản đồ
IV.1.1. Định nghĩa
Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa chiều dài của một đoạn trên bản đồ (l) và chiều
dài nằm ngang của đoạn thẳng đó ngoài thực địa (L).
IV.1.2. Phương pháp thể hiện
- Tỷ lệ số: được biểu thị bằng một phân số mà tử số bằng 1 còn mẫu số là
mức độ thu nhỏ trái đất lên mặt phẳng M.
Ví dụ: 1: M = ( 1: 5000; 1: 2000 ….)
- Tỷ lệ giải thích (tỷ lệ chữ) : Nêu rõ một đơn vị chiều dài trên bản đồ bằng
bao nhiêu đơn vị chiều dài ngoài thực địa.
http://www.ebook.edu.vn 8
Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Corporation,2005-2009
For Evaluation Only.

Ví dụ : 1cm trên bản đồ bằng 5 km ngoài thực địa.


- Thước tỷ lệ: Là hình vẽ dùng nó có thể đo trên bản đồ, có 2 loại thước
tỷ lệ đó là thước tỷ lệ thẳng và thước tỷ lệ xiên.
- Công thức tính: Từ định nghĩa ta suy ra công thức tính:
1 l L
= → l =
M L M (1-1)
L = l.M
Trong đó : l - là chiều dài đoạn thẳng trên bản đồ
L - là chiều dài đoạn thẳng tương ứng ngoài thực địa
M - là mẫu số tỷ lệ bản đồ
Ví dụ: Đoạn AB ngoài thực địa đo được 16m sẽ tương ứng với đoạn ab
trên bản đồ tỷ lệ 1:2000 là bao nhiêu cm ?
L 1600
l = = = 8 cm
M 200
IV.1.3. Độ chính xác tỷ lệ
Tỷ lệ bản đồ không phải là tỷ số toán học đơn thuần mà nó có tác dụng quy
định nội dung bản đồ, với tỷ lệ bản đồ lớn thì phạm vi thể hiện nhỏ nên có thể
thể hiện các yếu tố từ thực địa lên bản đồ một cách chi tiết, nếu tỷ lệ bản đồ nhỏ
do phạm vi thể hiện lớn nên chỉ thể hiện ở mức độ khái quát. Trong đo đạc do
mục đích sử dụng do yêu cầu công việc mà quy định tỷ lệ bản đồ là bao nhiêu
cho phù hợp
Qua thí nghiệm cho thấy mắt thường của con người chỉ phân biệt được 2
điểm cách nhau khoảng khoảng cách nhỏ nhất là 0,1 mm trên giấy, nếu nhỏ hơn
0,1mm thì sẽ nhìn thấy chúng là một điểm. Chính vì thế độ dài 0,1mm trên giấy
được coi làm chuẩn để xác định độ chính xác tỷ lệ bản đồ, dựa vào cơ sở này
người ta quy định mức độ thu nhỏ nhất của các yếu tố từ thực địa lên bản đồ là
0,1mm và được gọi là độ chính xác của tỷ lệ bản đồ.
Độ chính xác của tỷ lệ bản đồ là khoảng cách nằm ngang ngoài thực địa
ứng với 0,1 mm theo tỷ lệ bản đồ đó.
Nếu gọi ΔL là độ chính xác của tỷ lệ bản đồ thì:
ΔL = 0,1mm.M (1-2)
Ví dụ: Độ chính xác của tỷ lệ 1:2000 là: ΔL = 0,1.2000 = 200mm = 0,2m
Độ chính xác của tỷ lệ 1:5000 là: ΔL = 0,1.5000 = 500mm = 0,5m
Qua đây ta thấy tỷ lệ bản đồ càng lớn độ chính xác càng cao.
IV.2. Các loại thước tỷ lệ
Để việc sử dụng bản đồ nhanh, thuận lợi và tránh nhầm lẫn, người ta vẽ sẵn
thước tỷ lệ ở dưới mỗi tờ bản đồ, hay trên nhựa, trên kim loại. Có 2 loại thước tỷ
lệ là thước tỷ lệ thẳng và thước tỷ lệ xiên.

http://www.ebook.edu.vn 9
IV.2.1. Thước tỷ lệ thẳng
Trên vật liệu cần vẽ kẻ hai đường thẳng song song cách nhau từ 2-5mm và
chia làm các đoạn bằng nhau, mỗi đoạn là 1cm hay 2cm gọi là các đơn vị cơ bản
(ĐVC) của thước. Trên dơn vị cơ bản đầu tiên bên trái chia làm 10 phần bằng
nhau, giá trị mỗi phần là 1/10 đơn vị cơ bản của thước, sau đó ta ghi số trên
thước như sau : vạch bên phải của (ĐVC) đầu tiên ghi 0m; còn các vạch khác
ghi chiều dài nằm ngang ở thực địa tương ứng với các đơn vị cơ bản tính từ vạch
0.
Ví dụ: Vẽ thước tỷ lệ thẳng 1:1000, ĐVC 2cm, đvc đầu tiên chia 10 phần
bằng nhau được biểu thị như hình vẽ 1-9.
Thước tỷ lệ thẳng đọc chính xác đến 1/10 ĐVC, ước đọc đến 1/100 ĐVC.
Cách sử dụng :
Giả sử cần xác định khoảng cách MN
20 0 20 40 60 80
trên bản đồ tỷ lệ 1:1000 ứng với bao nhiêu m
ngoài thực địa, dùng compa đo khoảng cách M N

MN trên bản đồ, sau đó giữ nguyên độ mở


Com pa
compa để một đầu nhọn vào vạch chẵn trên
thước, đầu nhọn còn lại rơi vào phân khoảng Hình 1-9
đầu tiên của thước. Trên hình 1-9 đoạn thẳng MN là khoảng cách giữa 2 mũi
nhọn compa bằng 66m.
IV.2.2. Thước tỷ lệ xiên
Trên vật liệu cần vẽ ta vẽ các hình vuông liên tiếp nhau, kích thước mỗi ô
vuông là một đơn vị cơ bản, trên mỗi cạnh hình vuông đầu tiên chia làm 10 phần
bằng nhau, rồi kẻ những đường song song và đường xiên như hình vẽ (1-10).
Sau đó ta ghi số trên thước giống như ghi số trên thước tỷ lệ thẳng nghĩa là
cạnh bên phải của hình vuông đầu tiên ghi 0m. Các cạnh còn lại ghi độ dài nằm
ngang ở thực địa tương ứng các ĐVC.
Ví dụ: Thước tỷ lệ 1: 5000, 1ĐVC của thước là 2cm sẽ tương ứng với thực
địa 100m (hình 1-10).
Theo định lý đường song song ta tính được khoảng cách nhỏ nhất có thể đọc
được trên thước là: t = a1b1 = ĐVC/10.10 = 2cm/100 = 0,02cm. Ở ví dụ này 0,02cm
ứng với độ dài 1m ngoài thực địa.
Sử dụng thước tỷ lệ xiên:
Dùng compa đo được 2 điểm trên bản đồ, giữ nguyên độ mở compa đặt
một mũi nhọn compa vào vạch thích hợp bên phải vạch 0, còn mũi nhọn kia rơi
vào ô vuông đầu tiên, di chuyển hai mũi nhọn compa sao cho 1 đầu trùng vạch
thẳng đứng, một đầu nằm trên đường xiên nhưng 2 đầu phải song song với vạch
http://www.ebook.edu.vn 10
kẻ song của thước .
Ví dụ: Hình vẽ đoạn NM là khoảng cách 2 mũi nhọn compa bằng 282m.
10
2 cm
9
8
7
6
2cm 5
4
3
2
1
80 60 40 20
100N 0 100 200 300 400
M

Com pa
Hình 1-10
Nhận xét: Thước tỷ lệ xiên đọc chính xác đến 1/100 đvc, ước lượng đọc
đến 1/1000 ĐVC.

V. PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN ĐỊA HÌNH BẰNG ĐƯỜNG ĐỒNG MỨC

Địa hình bao gồm dáng đất và địa vật, để biểu thị địa vật người ta dựa vào
a1 b1
quyển ký hiệu quy ước bản đồ tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000; để biểu thị
dáng đất có nhiều phương pháp, nhưng trong thiết kế kỹ thuật người ta thường
dùng loại bản đồ địa hình mà dáng đất đựơc biểu diễn bằng đường đồng mức
(đường bình độ).
V.1. Khái niệm đường đồng mức
V.1.1. Định nghĩa
Đường đồng mức là đường nối liền các điểm cùng độ cao.
V.1.2. Cách biểu diễn đường đồng mức P1 100m
Giả sử ta cần biểu diễn quả núi bằng P2 90m
đường đồng mức, ta cắt quả núi bởi các P3 80m
mặt phẳng P1, P2, P3, song song với mặt
thuỷ chuẩn (mặt nước gốc) ở các độ cao
100m, 90m, 80m, giao tuyến của các mặt
100
phẳng với quả núi, chiếu xuống với mặt 90
H 80
nước gốc H ta sẽ được hình vẽ quả núi
dưới dạng đường đồng mức. Hình 1-11
V.2. Tính chất đường đồng mức
- Tất cả những điểm nằm trên cùng một đường đều có độ cao bằng nhau.
- Các đường đồng mức là đường cong trơn, liên tục, khép kín.

http://www.ebook.edu.vn 11
- Các đường đồng mức không cắt nhau trừ trường hợp đường đồng mức
biểu thị mỏm đá nhô ra.
- Đường đồng mức thưa thì mặt đất thoải, dày thì dốc, trùng nhau là biểu
thị vách đứng.
- Khoảng cách ngắn nhất giữa hai đường đồng mức là đường thẳng góc với
hai đường đồng mức đó và hướng thẳng góc có độ dốc lớn nhất.
V.3. Khoảng cao đều đường đồng mức
Chênh lệch độ cao giữa hai đường đồng mức gọi là khoảng cao đều, ký
hiệu là h khoảng cao đều được lựa chọn dựa vào tỷ lệ bản đồ, độ dốc khu vực đo
vẽ và yêu cầu sử dụng bản đồ. Trong một khu đo dùng một khoảng cao đều, ở
nơi bằng phẳng có thể vẽ thêm các đường đồng mức phụ một nửa hay một
phần tư (đường bình độ phụ) đường bình độ một nửa vẽ nét đứt quãng dài,
đường bình độ phụ nét đứt ngắn.
V.4. Phương pháp biểu diễn đường đồng mức
Theo quy định thì độ cao các điểm ghi trên bản đồ đến cm, còn khoảng cao
đều giữa hai đường đồng mức là 0,5m và các bội số của nó như 1m, 2m, 5m,
10m, 25m, …vì vậy muốn vẽ đường đồng mức ta phải nội suy từ các giá trị độ
cao của các điểm.
B( 26.5)
V.4.1. Phương pháp giải tích
h1
Giả sử có 2 điểm A và B trên d1
cùng sườn dốc có độ cao
HA = 21,10m, HB = 26,50m, Khoảng h
cách AB trên bản đồ là 38mm ta cần
xác định vị trí đường đồng mức 22m, h2
A
23m, 24m, 25m, 26m, trước hết ta xác
( 21.10) d2
định vị trí đường đồng mức 22m và
26m, sau đó chia đều khoảng cách a b
Hình 1-13
giữa đường 22m và 26m, sẽ được
23m, 24m, 25m.
Theo hình vẽ gọi d1 là khoảng cách nằm ngang từ B đến 26m, d2 là khoảng
cách nằm ngang từ A đến đường 22m.
Ta có:

http://www.ebook.edu.vn 12
d1 h2 h1 38
= d1 = d= (26.5 − 26.0) = 3.5mm
d h h 26.5 − 21.10

d 2 h2 h2 38
= d2 = d= (22.0 − 21.10) = 6.3mm
d h h 26.5 − 21.10

Trên cạnh ab (hình chiếu của AB trên bản đồ) từ a đo về b đoạn d2 = 6,3
mm được vị trí đường đồng mức 22m. Từ b đo về a đoạn d1=3.5mm được vị trí
đường đồng mức 26m, chia đoạn thẳng giữa vị trí 22m và 26m làm 4 phần bằng
nhau sẽ đựoc 23m, 24m, 25m.
V.4.2. Phương pháp đường song song
Giả sử có hai điểm A và B có các số liệu như phương pháp giải tích, muốn
xác định vị trí các đường đồng mức 22m, 23m, 24m, 25m, 26m, ta làm như sau
Trên tờ giấy bóng can kẻ các đường thẳng song song cách đều nhau và
đánh số như hình vẽ 1-14.
Ta đặt tờ giấy bóng can sao cho 0
điểm a tương ứng với 1/10 giữa đường1 9
8
7
và 2. giữa a làm tâm xoay tờ giấy bóng 6 b
can khi đến b ứng với vị trí 26,5 giữa 6 và 5
4
7 giao của các đường 2,3,4,5,6 trên giấy 3
2 a
bóng can với đoạn ab trên giấy vẽ là vị trí 1
0
các đường 22m, 23m, 24m, 25m, 26m,
lấy kim châm các điểm xuống giấy. Hình 1-14

V.4.3. Phương pháp ước lượng bằng mắt


Dựa vào nguyên lý phương pháp giải tích ta dùng mắt ước lượng vị trí các
đường đồng mức giữa hai điểm A và B thường người ta ước lượng vị trí các
đường đồng mức cái, sau đó từ hai đường đồng mức cái người ta phân ra các
đường đồng mức còn lại, thường 5 đường có một đường đồng mức cái.

VI. ĐỊNH HƯỚNG ĐƯỜNG THẲNG

VI.1. Khái niệm


Định hướng đường thẳng là xác định quan hệ của đường thẳng ấy với một
hướng được chọn làm gốc. Trong trắc địa hướng được chọn làm gốc là:
- Hướng Bắc của KT thực gọi là góc phương vị thực (phương vị trắc địa).
- Hướng Bắc của kinh tuyến từ (KT nam châm) gọi là góc phương vị từ.
- Hướng X của hệ trục toạ độ vuông góc gọi là góc định hướng (góc
phương vị toạ độ).
http://www.ebook.edu.vn 13
VI.2. Các yếu tố định hướng đường thẳng
Bắc
VI.2.1. Góc phương vị thực và góc phương vị từ và L
quan hệ giữa chúng A
S
Góc phương vị của đường thẳng là góc nằm ngang K
kể từ hướng bắc của kinh tuyến thuận chiều kim đồng hồ Hình 1-15
tới hướng của đường thẳng đó và có giá trị từ 0-3600 , góc phương vị ký
hiệu là A.
VI.2.1.1. Góc phương vị thực
Bắc thực
Góc phương vị lấy hướng kinh tuyến quả đất Bắc từ
δ
làm căn cứ gọi là góc phương vị thực, ký hiệu là
Athực (hình 1-15). Góc phương vị thực xác định Athực
M Atừ
bằng quan sát thiên văn.
VI.2.1.2. Góc phương vị từ KT từ N
Góc phương vị từ của một đường thẳng là
góc nằm ngang kể từ hướng bắc của kinh tuyến KT thực
từ thuận chiều kim đồng hồ tới hướng đường Hình 1-16
thẳng đó, ký hiệu là Atừ .
Quan hệ góc phương vị thực và góc phương vị từ tại cùng một điểm
trên mặt đất Athực và Atừ không bằng nhau mà tạo thành một góc lệch δ, gọi
δ là độ lệch từ thiên (hình 1-16); ta có:
δ = Athực - Atừ (1-3)
+ Nếu đầu Bắc kim nam châm lệch sang hướng Đông thì δ có dấu (+).
+ Nếu đầu Bắc kim nam châm lệch sang hướng Tây thì δ có dấu (-).
VI.2.2. Góc dịnh hướng, góc hội tụ kinh tuyến và quan hệ giữa chúng
VI.2.2.1. Góc định hướng
Trên một khu đo ta lấy một kinh tuyến làm KT thực X
kinh tuyến trục cũng là hướng trục X của hệ toạ X
γ
độ vuông góc và ta gọi góc định hướng của một
đường thẳng là góc nằm ngang hợp bởi hướng trục
X của hệ toạ độ vuông góc theo chiều thuận chiều N
αMN
kim đồng hồ tới hướng đường thẳng đó. Góc định
ANM αNM
hướng ký hiệu là góc α. Ví dụ: Góc αNM trên hình M
vẽ (1-17). Trên cùng một đường thẳng, góc định
hướng tại một điểm đều bằng nhau, tại các điểm
trên một đường thẳng góc định hướng thuận và Hình 1-17
ngược lệch nhau 1800, tức là:
http://www.ebook.edu.vn 14
αthuận = αngược ± 1800 (1-4)
VI.2.2.2. Góc hội tụ kinh tuyến
Do các đường kinh tuyến gặp nhau ở 2 cực quả đất nên góc định hướng α
tại cùng một điểm trên mặt đất không trùng với kinh tuyến thực (hình 1-15) đi
qua điểm đó mà tạo thành một góc lệch gọi là góc hội tụ kinh tuyến, ký hiệu là γ,
người ta chứng minh được công thức tính góc γ là:
γ = Δλ . sinϕ (1-5)
Trong đó: Δλ - hiệu kinh độ của đường kinh tuyến đi qua điểm đầu đường
thẳng và kinh tuyến trục (Δλ = λ - λ0 ).
ϕ - vĩ độ của điểm đầu đường thẳng.
VI.2.2.3. Mối quan hệ giữa góc phương vị và góc định hướng
Theo hình vẽ 1-17 ta có mối quan hệ giữa góc phương vị và góc định
hướng như sau:
γ=A-α (1-6)
Góc γ có dấu (+) đối với các điểm nằm phía Đông KT trục : + γ = A - α
Góc γ có dấu (+) đối với các điểm nằm phía Tây KT trục : - γ = A - α
VI.3. Góc hai phương, quan hệ giữa góc định hướng và góc hai phương
VI.3.1. Góc hai phương
B (00)
Trong tính toán khi góc định hướng
RB-Đ
lớn hơn 900 ta có thể đổi thành góc hai RB-T
phương. Góc hai phương của một đường
thẳng là góc nằm ngang hợp bởi hướng
Bắc hoặc hướng Nam của hệ toạ độ vuông T(2700) Đ(900)
góc theo chiều thuận hoặc ngược chiều kim
đồng hồ tới đường thẳng đó và có giá trị từ RN-T RN-Đ
0-900, góc hai phương ký hiệu là R (hình N(1800)
1-18). Tên của góc hai phương theo thứ tự
Hình 1-18
cung phần tư là: RB-Đ,, RN-Đ, RN-T, RB-T.
VI.3.2. Quan hệ giữa góc định hướng và góc hai phương
Tên gọi góc hai phương phụ thuộc vào trị số góc dịnh hướng hay dấu của số gia
toạ độ ΔX, ΔY, đồng thời khi biết góc định hướng ta có thể tính đựơc góc hai phương.
Các mối quan hệ này trình bày trong bảng 1-2 :

http://www.ebook.edu.vn 15
Phần tư Tên R Giá trị α Quan hệ α và R ΔX ΔY
I RB - Đ 00 - 900 RB - Đ = α + +
II RN - Đ 900 - 1800 RN - Đ = 1800 - α - +
III RN – T 1800 - 2700 RN - T = α -1800 - -
IV RB – T 2700 - 3600 RB - T = 3600 - α + -

VI.3.3. Quan hệ giữa góc định hướng và góc nằm ngang


Theo hình vẽ 1-19 nếu biết góc định hướng của hai đường thẳng cắt nhau
AB và BC là αBA và αBC thì ta tính được góc nằm ngang β kẹp giữa hai đường
thẳng đó:
X
β = αBA - αBC (1-
7)
Quan hệ giữa góc định hướng cạnh trước đẫ α
B αBA BC
biết và góc định hướng cạnh tiếp theo với góc nằm
ngang kẹp giữa chúng. Theo hình1-20 nếu ta tính β
A C
theo đường tính từ A đến B rồi đến C thì ta có: Hình 1-19
βT là góc bên trái đường tính.
βP là góc bên phải đường tính.
Nếu gọi αAB là góc định hướng cạnh trước đã
X
biết αBC là góc định hướng cạnh tiếp theo, góc αBC
được tính như sau: X
Nếu kéo dài doạn thẳng AB về phía B ta có: αB
β T
αBA= αAB + 1800
αAB B
Theo (1-7) thì: αBC = αBA - βP
αBA
Do đó ta có αBC = αAB +1800 - βP (1-8 )
A βP
Nếu thay βP = 3600 - βT vào (1-8) thì:
αBC = αAB + βT - 1800 (1-9 ) Hình 1-20 C

VII. ĐỊA BÀN

VII.1. Cấu tạo địa bàn


Địa bàn để xác định góc phương vị từ của
đường thẳng, các bộ phận chính của địa bàn nêu ở
hình vẽ 1- 21 như sau:
- Kim nam châm làm bằng thép dát mỏng,
nhiễm từ, có dạng hình thoi, đầu Bắc sơn xanh, đầu
nam sơn trắng, đầu Nam có quấn thêm một vài dây
http://www.ebook.edu.vn 16
đồng để giữa kim thăng bằng.
- Hộp: hộp địa bàn làm bằng kim loại không có từ tính, mặt trên bằng kính,
bên trong hộp có vành khắc độ, mặt hộp có ống thuỷ để đặt hộp được thăng
bằng.
- Bộ phận ngắm: Gồm 2 miếng kim loại có đục lỗ gắn ở 2 đầu đường kính
0 - 1800 của vòng độ, khe phía mắt gọi là khe ngắm, khe đối diện gọi là khe
0

quan sát, khe ngắm và khe quan sát tạo thành hướng ngắm.
VII.2. Phân loại địa bàn
Căn cứ vào cấu tạo, tính năng, tác dụng, người ta chia ra các loại địa bàn:
- Địa bàn phương vị.
- Địa hai phương.
- Địa bàn định hướng.
- Địa bàn có ống kính đo khoảng cách.
VII.3. Sử dụng địa bàn
Để đo góc phương vị từ hay góc hai phương từ của đường thẳng AB nào đó
ta làm như sau:
Đặt địa bàn lên điểm A để tâm vòng độ trùng điểm A, điều chỉnh cho bọt
ống thuỷ về vị trí trung tâm rồi mở ốc hãm kim để kim địa bàn dao động tự do,
sau đó xoay địa bàn ngắm điểm B , đợi khi kim dừng hẳn ta dựa vào đầu Bắc
của kim nam châm để đọc số trên vòng độ sẽ được góc phương vị từ hay hai
phương từ của đường thẳng AB.

VIII. HAI BÀI TOÁN TRẮC ĐỊA CƠ BẢN

VIII.1. Bài toán trắc địa thuận


Biết toạ độ điểm A(XA,YA), khoảng cách AB = d, góc định hướng αAB , tìm
toạ độ điểm B(XB,YB).
Theo hình (1-22), gọi ΔXAB , ΔYAB là các số gia toạ độ của điểm B so với
điểm A, ta có:
ΔXAB = d. cosαAB X
ΔYAB = d. sinαA (1-10)

Ta có thể tính ΔXAB , ΔYAB theo góc hai XB B


phương: ΔXAB = d. cosR αAB ΔXAB
d
ΔYAB = d. sinR XA
Dấu của số gia toạ độ phụ thuộc vào trị số góc A ΔYAB
O YA YB Y
định hướng hoặc tên gọi góc hai phương như trong
bảng 1-2.
Hình 1-22
http://www.ebook.edu.vn 17
Vậy tọa độ của điểm B là:
XB = XA + ΔXAB = XA + d. CosαAB
YB = YA + ΔYAB = YA + d. SinαAB ( 1-11)

VIII.2. Bài toán trắc địa nghịch


Biết 2 điểm toạ độ A (XA,YA), B (XB,YB) .
Tính chiều dài d và góc định hướng αAB của cạnh AB.
Theo hình vẽ trên ta có:

d = Δ X AB
2
+ Δ YAB
2
= ( X B − X A ) 2 + (YB − YA ) 2
Hoặc:
ΔX AB ΔYAB
d= =
CosαAB SinαAB
Trong đó:
ΔYAB Y −Y ΔY Y −Y
Tagα AB = = B A ⇒ αAB = arctg AB = arctg B A
ΔX AB X B − X A ΔX AB XB − X A
Ta có thể tính góc định hướng thông qua góc hai phương:
ΔYAB Y −Y ΔYAB Y −Y
TagR = = B A ⇒ R = arctg = arctg B A
ΔX AB XB − X A ΔX AB XB − X A
Sau đó dựa vào dấu của ΔX và ΔY xác định tên gọi góc hai phương, từ
góc hai phương tính ra góc định hướng.
VIII.3. Bài tập mẫu
VIII.3.1. Bài toán trắc địa thuận
Biết: A(XA = 2540,806m; YA = 4132,530m);
AB = d = 403,74m, αAB = 109053’42”. Tìm toạ độ điểm B ?
ΔXAB = d. CosαAB = 403,74. Cos109053’42” = 403,74 x (-0,340297)
= -137,395m
ΔYAB = d. Sin αAB = 403,74. Sin 109 53 42” = 403,74 x 0,940318
0 ’

= +379,644m
XB = XA + ΔXAB = 2540,806 – 137,395 = 2403,411m
YB = YA + ΔYAB = 4132,530 + 379,644 = 4512,174m
VIII.3.2. Bài toán trắc địa nghịch
Cho điểm M (XM = 3019,754m; YM = 5248,032m).
N (XN = 2744,538m; YN = 5646,266m).
Tính chiều dài d và góc định hướng αMN .
ΔXMN = XN – XM = 2744,538 – 3019,754 = -275,216m

http://www.ebook.edu.vn 18
ΔYMN = YN – YM = 5646,266 - 5248,032 = + 399,191m

d = ΔX 2 MN + ΔY 2 MN = 484,871m
ΔYMN 399,194
TgR = = = 1,450475
ΔX MN 275,216
R = 55024’59” → α = 1800- 55024’59” = 124035’01”
IX. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ PHÉP TÍNH TRONG ĐO ĐẠC BẰNG
MÁY TÍNH CẦM TAY

IX.1. Đưa góc vào máy tính


- Tìm chức năng trạng thái các hệ đơn vị đo góc:
+ Hệ độ, phút, giây : ấn MODE ấn 4 sẽ xuất hiện DEG.
+ Hệ rađian : ấn MODE ấn 5 sẽ xuất hiện RAD.
+ Hệ grat : ấn MODE ấn 6 sẽ xuất hiện GRA
- Ví dụ đưa góc 30010’50’’ vào máy tính: Ấn MODE , ấn 4.
+ Ấn 3, ấn 0. ấn 0 ’ ” trên màn hình được số 30.
+ Ấn 1, ấn 0. ấn 0 ’ ” trên màn hình được số 30,16666667
+ Ấn 5, ấn 0. ấn 0 ’ ” trên màn hình được số 30,18055556
+ Kiểm tra: ấn SHIFT ấn 0 ’ ” được góc ban đầu 30010’50’’
IX.2. Tìm hàm lượng giác của các góc
- Tìm hàm lượng giác của góc 30010’50’’ , ta làm như sau: Ấn MODE, ấn 4
- Đưa góc 30010’50’’ vào máy tính như ví dụ trên rồi ấn nút nhớ M+
+ Ấn Sin ta được số 0,5017266 Sin(30010’50’’ )
+ Ấn MR ấn Cos ta được số 0,8644454 Cos(30010’50’’ )
+ Ấn MR ấn Tag ta được số 0,5815596 Tag(30010’50’’ )
+ Ấn SHIFT ấn Min ta được số 1,1795140 Ctg(30010’50’’ )
IX.3. Hàm ngược
Cho Tgx = 0,5772986 tính x = artg0,5772986.
Ta tìm x như sau : Trên màn hình xuất hiện số 0,5772986.
+ Ấn SHIFT ấn Tag ta được góc độ theo số thập phân: 29,9977796.
+ Ấn SHIFT ấn 0 ’ ” được góc dạng độ, phút, giây 29059’52’’.
IX.4. Tính Logarit sin của các góc
Ví dụ: Tìm Log sin 59006’51’’
Đưa 59006’51’’ vào máy rồi ấn Sin được : 0,858192.
Ấn Log được : - 0,066416.
Ấn + ấn 10 ấn = được : 9.933584.

http://www.ebook.edu.vn 19
IX.5.Tính biến thiên Logarit sin của các góc thay đổi 1’’, ký hiệu δ’’
Ví dụ : Tìm biến thiên δ’’ của Lgsin 50049’37’’và Lgsin50049’38’’.
Tìm Lgsin 50049’37’’được số 9,889437084, ấn MIN đưa vào bộ nhớ.
Tìm Lgsin 50049’38’’được số 9.889438800.
Ấn – ấn MR ấn = được số 0,000001715 đây chính là δ’’
Thông thường trong tính toán trắc địa, biến thiên Logarit sin của các góc khi góc
đó thay đổi 1’’ lấy theo đơn vị 6 số lẻ của Logarit thập phân, do đó δ’’ở đây là δ’’ = 1,7.
Xoá chữ số đang lưu bộ nhớ.
Ấn 0 ấn MIN sẽ xoá số đang lưu bộ nhớ.

X. CÁC ĐƠN VỊ THƯỜNG DÙNG TRONG TRẮC ĐỊA

X.1. Đơn vị đo chiều dài


Đơn vị cơ bản là mét (m).
Các bội số của m: 1 dam = 10m ; Các ước số của m: 1 m = 10dm
1 m = 100cm 1 hm = 100m
1 m = 1000mm 1 km = 1000m
X.2. Đơn vị đo diện tích
Đơn vị cơ bản là m2
Các bội số của m2: 1a = 100m2 ; Các ước số của m2: 1m2 = 100dm2
1ha = 10000m2 1m2 = 10000cm2
1km2= 1000000m2 1m2 = 1000000mm2
X.3. Đơn vị thể tích: Đơn vị cơ bản là m3
X.4. Đơn vị đo góc thường dùng
X.4.1. Hệ độ, phút, giây: 1 góc tròn = 3600 ; 10 = 60’ ; 1’ = 60’’
X.4.2. Hệ grat
GR GR
1 góc tròn = 400 ; 1 = 100C (centigrat) ; 1C = 100C(cc–
miligrat)
X.4.3. Quan hệ giữa độ và grat
1GR = 3600/400GR = 9/10 = 54’ ; 10 = 1GR.1111111
1C = 54/100 = 32’’,4 1’ = 1C,85 ; 1CC = 0,324 1’’ = 3CC,09
X.4.4. Hệ Rađian (Rad): 1Rad = 3600/2Π = 570,3 gọi là rô ρ
Đơn vị Rađian (ρ) được biểu thị theo độ, phút, giây: ρ0 = 570,3
ρ’ = 3438’
ρ’’ = 206265’’
http://www.ebook.edu.vn 20
Chương 2
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT SAI SỐ

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÁC DẠNG ĐO


Đo 1 đại lượng là quá trình so sánh đại lượng cần đo với đại lượng cùng
loại được chọn làm đơn vị.
- Đo trực tiếp: Là phép đo cho ngay giá trị bằng số của đại lượng cần đo.
Ví dụ: đo chiều dài một đoạn thẳng bằng thước thép, đo một góc bằng thước
đo độ.
- Đo gián tiếp: Là giá trị của một đại lượng cần đo được tính toán dựa vào
giá trị của đại lượng đo trực tiếp .
Ví dụ: Muốn đo diện tích hình tam giác ta đo trực tiếp hai đại lượng là
cạnh đáy và chiều cao.
- Đo cùng độ chính xác và đo không cùng độ chính xác: Nếu kết quả đo nhận
được trong cùng một điều kiện thì khi đó gọi là cùng độ chính xác, còn kết quả đo
được trong điều kiện đo khác nhau thì kết quả đo đó sẽ không cùng độ chính xác.
* Các điều kiện đo là: Cùng một người đo, cùng một phương pháp đo,
cùng số lần đo, cùng một loại máy đo hoặc nếu khác loại máy nhưng có cùng độ
chính xác, cùng điều kiện ngọai cảnh giống nhau.
- Đại lượng đo: Là chiều dài một cạnh, độ lớn một góc.
- Kết quả đo: Là trị số nào đó đo được của đại lượng đo.
- Đại lượng đo cần thiết và đại lượng đo thừa.
Để xác định một đại lượng nào đó ta chỉ cần đo một số đại lượng tối thiểu,
số đại lượng tối thiểu gọi là số đại lượng cần thiết.
Ngoài số đại lượng cần thiết ta đo thừa một số đại lượng, đại lượng đo thừa
có tác dụng kiểm tra và nâng cao độ chính xác kết quả cần tìm.
Ví dụ: Trong một tam giác chỉ cần đo hai góc là đủ, góc thứ 3 tính được
bằng cách lấy 1800 trừ đi tổng hai góc đã đo. Nếu đo cả 3 góc thì ở đây đại
lượng đo cần thiết là 2, đại lượng đo thừa là 1.

II. SAI SỐ ĐO, PHÂN LOẠI SAI SỐ ĐO

II.1. Sai số đo
Bất kỳ 1 phép đo nào dù hoàn chỉnh đến đâu cũng vẫn còn sai số. Chênh lệch
giữa gía trị đo được l và giá trị thực của đại lượng đo X gọi là sai số, ký hiệu là Δ,
ta có:
Δ=l–X (2-1)
Trong đó: Δ - là sai số thực.
http://www.ebook.edu.vn 21
l - là giá trị đo được.
X - là giá trị thực.
* Các nguyên nhân sinh ra sai số là:
- Máy và dụng cụ đo: dù hoàn chỉnh đến đâu vẫn còn tồn tại sai số.
- Người đo: giác quan con người có hạn chế nên bắt mục tiêu, đọc số có
sai.
- Môi trường: thời tiết, địa hình.
II.2. Các loại sai số đo
II.2.1. Sai số sai lầm
Chủ yếu do nhầm lẫn như đọc sai, ghi sai… để khắc phục ta phải đo nhiều
lần và tiến hành kiểm tra từng bước.
II.2.2. Sai số hệ thống:
Là sai số sinh ra chủ yếu do chế tạo dụng cụ máy móc không hoàn chỉnh.
Đặc điểm của sai số hệ thống là sai số có dấu và trị số không đổi hoặc biến
đổi theo một quy luật nào đó.
Ví dụ: Dùng thước thép đo chiều dài, thước có chiều dài ngắn hơn chiều
dài tiêu chuẩn 1 cm. Như vậy đo một đoạn thẳng mỗi lần đặt thước sẽ phạm phải
sai số là -1 cm, nếu đặt thước 5 lần mới hết chiều dài đoạn thẳng thì kết quả
nhận được của phép đo có sai số là: 5.(-1) = -5cm. Khi đã biết sai số hệ thống ta
có thể loại trừ sai số này.
II.2.3. Sai số ngẫu nhiên (SSNN)
+ SSNN là sai số xuất hiện có trị số và dấu không theo một quy luật nhất định.
+ SSNN không thể loại bỏ mà chỉ làm giảm bớt bằng cách sử dụng máy tốt,
phương pháp đo và tính toán hoàn chỉnh.
Lý thuyết của toán xác xuất đã chứng minh được 4 tính chất đặc biệt của
SSNN là:
+ Trị số tuyệt đối của SSNN không vượt quá một giới hạn nhất định. Trị số
giới hạn này phụ thuộc vào điều kiện đo và phương pháp đo.
+ Những SSNN có trị số tuyệt đối nhỏ thường xuất hiện nhiều hơn SSNN
có trị số tuyệt lớn.
+ Những SSNN có dấu dương (+) và SSNN có dấu âm(-) thường xuất hiện
với số lần và độ lớn ngang nhau khi số lần đo khá lớn.
+ Trị trung bình cộng của SSNN sẽ tiến tới “0” khi số lần đo tăng lên vô hạn.

Limn →∝
[Δ] = 0
(2-2)
n
Trong sai số dùng dấu tổng Gauss [ ] thay dấu ∑
http://www.ebook.edu.vn 22
III. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA ĐẠI LƯỢNG ĐO
TRỰC TIẾP
Muốn biết độ chính xác của phép đo và độ tin cậy của giá trị cuối cùng ta
dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá sau đây:
III.1. Sai số trung bình
III.1.1. Sai số trung bình cộng là trị trung bình của trị tuyệt đối các sai
số thực trong dãy kết quả đo, nghĩa là :

θ =
Δ1 + Δ 2 + ... + Δ n
=
[Δ ]
n n (2-3)
Trong đó: Δ i - là sai số thực ( i=1, 2, 3, ..., n).
θ - là sai số trung bình cộng.
n - là số lần đo.
III.1.2.Ví dụ
Có 2 tổ cùng đo một đại lượng, mỗi tổ đo 4 lần với các sai số thực của các
lần đo như sau:
Tổ 1: Δ1 = -5; Δ2 = -3; Δ3 = +7; Δ4 = +1
Tổ 2: Δ1 = +5; Δ2 = -4; Δ3 = -3; Δ4 = +4
Hãy dùng sai số trung bình cộng để đánh giá xem tổ nào đo chính xác hơn?

− 5 + − 3 + + 7 + +1 16 +5 + −4 + −3 + +4 16
θ1 = = =4 θ2 = = =4
4 4 4 4

So sánh thấy θ1 = θ2 như vậy 2 tổ đo có độ chính xác ngang nhau. Nhưng


thực tế ta thấy biến động sai số của tổ 1 lớn hơn (từ -5 đến +7).
Biến động sai số của tổ 2 nhỏ hơn (từ -4 đến +5) nên ta thấy sai số trung
bình cộng chưa đánh giá được độ biến động của sai số thực.
III.2. Sai số trung phương (do nhà Bác học Gauss đề xuất)
III.2.1. Sai số trung phương (SSTP) là căn bậc hai số trung bình cộng
của tổng bình phương các sai số thực trong dãy đo, nghĩa là:

m=
Δ21 + Δ2 2 + ... + Δ2 n

[Δ ]2

(2-4)
n n

Trong đó: m - là sai số trung phương.


n - là số lần đo.
Δ i - là sai số thực. ( i= 1, 2, 3, ..., n).
SSTP đại diện cho toàn thể các sai số chứ không đại diện cho sai số cá biệt
nào.
http://www.ebook.edu.vn 23
III.2.2. Ví dụ
Cũng theo ví dụ trên dùng sai số trung phương để đánh giá ta có:
84 66
m1 = ± = ±4,58 m2 = ± = ±4,06
4 4

So sánh thấy m2 < m1 nghĩa là dùng SSTP để đánh giá thì tổ 2 đo chính xác
hơn.
Như vậy ta thấy dùng SSTP để đánh giá nó làm nổi bật những sai số có giá
trị lớn, nên đánh giá độ chính xác bằng SSTP xác đáng hơn đánh giá độ chính
xác bằng sai số trung bình cộng.
III.3. Sai số giới hạn (SSGH)
Khi biết được sai số trung phương ta có thể biết được sai số giới hạn
Δgiớihạn (còn gọi là hạn sai) lý thuyết sai số đã chứng minh được mối quan hệ
này là: Δ giới hạn = 3m, nghĩa là lấy 3 lần sai số trung phương làm sai số giới
hạn.
Trong trắc địa, do yêu cầu độ chính xác cao người ta lấy sai số giới hạn
bằng 3 lần SSTP, tức là:
Δ giới hạn = 2m (2-5)
Như vậy từ sai số gới hạn ta biết được khoảng xuất hiện các SSNN hoặc
biết được SSGH ta xác định được SSTP từ đó xác định được điều kiện đo để đạt
độ chính xác cao theo yêu cầu.
III.4. Sai số tuyệt đối, sai ssố tương đối
III.4.1. Sai số tuyệt đối
Các sai số trung bình cộng, sai số trung phương, sai số giới hạn còn gọi là
sai số tuyệt đối ký hiệu là mx .
III.4.2. Sai số tương đối
Tỷ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo dưới dạng
phân số có tử số là 1 gọi là sai số tương đối ký hiệu là:
1 mx 1
= =
T L L / mx (2-6)
Trong đó : mx - là sai số tuyệt đối.
L - là trị trung bình cộng.
T - là mẫu số của sai số tương đối làm tròn đến hàng chục, hàng
trăm, hàng nghìn nếu giá trị tương ứng của nó biểu thị trăm, nghìn, vạn.
- Ví dụ: Độ dài đoạn thẳng tính được trung bình là L = 196m, với sai số trung
http://www.ebook.edu.vn 24
phương là mS = 0,25m, hãy tính sai số tương đối của đoạn thẳng đó ?
- 1 m 0,25 1 1
= = = =
T L 196 196 / 0,25 780

Khi so sánh, sai số tương đối càng nhỏ thì độ chính xác càng cao.
Chú ý: Vì sai số đo góc không phụ thuộc vào độ lớn của góc nên khi cần biểu
thị sai số đo góc dưới dạng sai số tương đối ta chia sai số do góc mβ cho ρ cùng
loại: m"β m' β
;
ρ" ρ'

IV. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC ĐẠI LƯỢNG ĐO GIÁN TIẾP

Muốn đánh giá độ chính xác đại lượng đo gián tiếp, ta cần tìm sai số trung
phương của hàm số các đại lượng đo trực tiếp.
IV.1. Hàm có dạng Z = kx + c (2-7)
Trong đó: Z - là hàm số ; k, c - là hằng số ; x - là đại lượng đo.
Đại lượng đo x có sai số thực là Δx, khi đó hàm Z có sai số ΔZ, nghĩa là:
Z + ΔZ = k (x + Δx) + c = kx +c + kΔx (2-8)
Suy ra ΔZ = kΔx (2-9)
Nếu đại lượng x đo được n lần thì:
ΔZ1 = kΔx1
ΔZ2 = kΔx2 (2-10)
………….
ΔZn = kΔxn
Bình phương hai vế của (2-10) rồi lấy tổng sẽ được:
[ΔZ2] = k2[Δ2x] (2-11)
Chia hai vế của (2-11) cho n được:
[ΔZ 2 ] 2 [ΔX 2 ]
=k
(2-12)
n n
Theo (2-4) có thể viết (2-12) ở dạng SSTP của hàm và biến:
m22 = K2m2x
hoặc mZ = K.mX (2-13)
Ví dụ: Bán kính vòng tròn được xác định với sai số ± 0,29mm. Tìm SSTP
độ dài vòng tròn ?
S = 2πR = 2,3,14. R
mS = 2.3,14. mR = 2.3,14. 0,29 = ± 1,82mm
IV.2. Hàm có dạng Z = k1x1 ± k2x2 ± … ± knxn + c (2-14)

http://www.ebook.edu.vn 25
Trong đó: k i (i = 1,2,3,…n) ; c - là hằng số.
x i (i = 1,2,3,4…n) - là đại lượng đo độc lập.
Trước hết ta chứng minh công thức tính sai số trung phương của hàm có
dạng:
Z = k1x1 ± k2x2 + c (2-15)
Các sai số của đại lượng x1, x2 là Δx1, Δx2 sẽ gây ra sai số của hàm nghĩa
là:
Z + ΔZ = k1(x1 + Δx1) + k2(x2 + Δx2) + c (2-16)
Từ (2-15) và (2-16) ta rút ra:
ΔZ = k1 Δx1 + k2Δx2 (2-17)
Bình phương hai vế của (2-17) ta có:
ΔZ2 = k21 Δ2x1 + k22Δ2x2 + 2k1 Δx1.k2Δx2 (2-18)
Nếu đại lượng x1,x2 được đo n lần thì sẽ có n phương trình dạng (2-18)
Ta lấy tổng của phương trình đó rồi chia cho n sẽ được:

ΔZ 2
= k1
2 ΔX 1
2
+ k2
2 ΔX 2
2
+ 2k1k2
[ΔX 1ΔX 2 ] (2-19)
n n n n
Theo tính chất 4 của SSNN thì thành phần thứ 3 của vế phải của phương
trình (2-19) sẽ tiến tới 0, các thành phần còn lại của phương trình này sẽ là sai số
trung phương của hàm các đại lượng đo x1, x2, nghĩa là:
m2Z = k21m2x1 + k22m2x2
hay
mZ = k 21m 2 x1 + k 2 2 m 2 x 2 (2-20)
Công thức (2-20) của hàm 2 biến có thể mở rộng cho hàm n biến, SSTP hàm
(2-14) là:
mZ = k21m2x1 +...+ k2nm2xn (2-21)

Khi đo cùng độ chính xác thì SSTP của các biến số bằng nhau và khi
k1= k2 =…= kn= 1 thì công thức (2-21) có dạng:
mZ = m n (2–22)
Ví dụ: Trong một đa giác có 12 góc, khi tiến hành đo góc cùng độ chính
xác ta mắc phải sai số mỗi góc là: m1 = m2…= m12 = mβ = ± 30’’
Tính sai số trung phương khép góc của đa giác (fβ)
12
f β = β 1 + β 2 + ... + β 12 − ∑ β lt
1

Theo lý thuyết thì :


12
∑ β lt = 1800 (n − 2) = 18000
1

http://www.ebook.edu.vn 26
Vậy ta có: mfβ = mβ. 12 = ±30’’. 12 = ± 1’44’’

2.4.3. Hàm có dạng tổng quát: Z = f (x1, x2,…, xn) (2-23)


Trong đó: Z - là hàm số.
x1, x2,…, xn - là những đại lượng do độc lập.
Khi các biến số có sai số Δx1, Δx2,…, Δxn thì hàm Z có sai số là:
Z + ΔZ = f(x1 + Δx1, x2 + Δx2,…. xn + Δxn) (2-24)
Các sai số thường rất nhỏ so với đại lượng đo, nên có thể triển khai theo
chuỗi Taylơ vế bên phải của (2-24) và chỉ giới hạn ở các số hạng bậc nhất ta có:
∂f ∂f ∂X
Z + ΔZ = f(x1 , x2,…. xn) + .ΔX 1 + .ΔX 2 + ... + n .ΔX n (2-25)
∂X 1 ∂X 2 ∂X n

Từ (2-23) và (2-25) rút ra:


∂f ∂f ∂X
ΔZ = .ΔX 1 + .ΔX 2 + ... + n .ΔX n (2-26)
∂X 1 ∂X 2 ∂X n

Các đạo hàm riêng là hằng số, ta ký hiệu là k1, k2,…,kn khi đó (2-26) viết
lại là:
ΔZ = k1Δx1+ k2Δx2+,…. knΔxn (2-27)
Chuyển quan hệ sai số thực của (2-27) về quan hệ SSTP, sẽ được:

mZ = k21m2 x1 + k2 2m2 x2 + ...+ k2 n m2 xn

∂f ∂f ∂X
hay: mZ = ( ).ΔX1 + ( ).ΔX 2 + ... + ( n ).ΔX n (2-28)
∂X1 ∂X 2 ∂X n

Ví dụ: Thửa ruộng hình chữ nhật đo cạnh a được 50m, SSTP tương ứng:
ma = ± 2cm, đo cạnh b được 100m có SSTP tương ứng mb = ± 5cm. Tính SSTP
diện tích tửa ruộng ?
∂S ∂S ∂S ∂S 2
S = a.b → = b; = a → mS = ( .ma ) 2 + ( .mb) 2 = ±3,2 m
∂a ∂b ∂a ∂b

V. TRỌNG SỐ CỦA KẾT QUẢ ĐO


V.1. Khái niệm về trọng số
Để đánh giá độ chính xác kết quả đo không cùng độ chính xác người ta đưa
vào trong tính toán con số bổ trợ nói nên độ tin cậy của kết quả đo đạc, con số
đó là trọng số, ký hiệu là P. Độ chính xác của kết quả đo càng cao thì trị số của
trọng số càng lớn còn trị số của sai số trung phương càng nhỏ, sai số trung
http://www.ebook.edu.vn 27
phương có thể âm hoặc dương nhưng trọng số luôn là một số dương và thường
không có đơn vị vật lý. Với ý nghĩa như vậy người ta đưa ra định nghĩa trọng số
như sau.
V.1.1. Định nghĩa
Trọng số là một số tỷ lệ nghịch với bình phương của sai số trung phương,
nghĩa là: C (2-29)
Pi = 2
m i
Trong đó: Pi - là trọng số của trị đo.
mi - là sai số trung phương của trị đo đó.
C - là hệ số bất kỳ gọi là hệ số trọng số.
Hệ số trọng số C trong (2-29) có thể lấy bằng bình phương SSTP m của
một trị số đo nào đó, khi đó P sẽ là :
m2 (2-30)
Pi = 2
mi
2 2 2 2
m m m m
P1 = , P2 = , Pi = ,...., Pn =
hoặc ta có thể viết: m21 m22 m2i m2n (2-31)

Từ đây ta có thể nhận xét: Có thể thay tử số m2 bằng một trị số tuỳ ý thì tỷ
lệ giữa trọng số P1, P2,…,Pn vẫn không đổi, vì:
P1 m 2 2
= Không phụ thuộc vào trị số m
P2 m12

V.1.2. Trọng số đơn vị


Để so sánh độ chính xác, thường thay m bằng SSTP của một trị nào đó, ví
dụ lấy m = mi thì công thức (2-30) có dạng:
2 2 2
mi mi mi 2
P1 = 2 , P2 = 2 , Pi = 2 ,..., P = mi
m1 m2 mi n
m2 n
2
m
Trọng số: Pi = i2 = 1 (2-32)
m i
Gọi là trọng số đơn vị, và mi là sai số trung phương có trọng số đơn vị , để
tổng quát thường ký hiệu sai số trung phương có trọng số đơn vị là μ.
Vậy: μ2 (2-33)
Pi = 2
m i
trong đó: μ= C (2-33’)

Tức là khi ta có hệ số trọng số C, ta có thể tính sai số trung phương đơn vị


http://www.ebook.edu.vn 28
trọng số từ hệ số trọng số C trong công thức ( 2-33’).
V.2. Tính trọng số trong một số trường hợp cụ thể
Trong thực tế công tác ngoại nghiệp, người ta đã chứng minh được công
thức tính trọng số đơn giản hơn:
C
P= ( 2-34)
K
Trong đó: C - là hằng số tự chọn.
K - đại lượng đặc trưng cho điều kiện đo như: Số lần đo của các
nhóm khi cùng đo một đại lượng (đo góc, đo chiều dài...).
V.2.1. Trọng số trong đo cao hình học
Việc tính trọng số trong đo cao hình học có thể tính theo 1 trong 2 công
thức sau: C
P= ( 2-35)
n
hoặc C ( 2-35’)
P=
S
Trong đó: n - là số trạm máy trên một tuyến đo.
S - chiều dài của một tuyến đo.
V.2.2. Trọng số đo chiều dài bằng thước thép
Giả sử có một đoạn thẳng đo được chiều là Si, ta coi mỗi đơn vị chiều dài
được đo với độ chính xác như nhau và cũng có SSTP là μ thì ta có SSTP đo
chiều dài mỗi đoạn là: mi = μ Si
Nếu chọn trong số của mỗi đơn vị dài làm đơn vị trọng số của chiều dài mỗi
đoạn: μ2 1
Pi = = ( 2-36)
(μ S i ) 2 S i

Nếu chọn trọng số C đơn vị dài là đơn vị trọng số thì:


C
P= ( 2-37)
Si
Vậy trong đo chiều dài trực tiếp bằng thước thép, trọng số của chiều dài
đoạn thẳng sẽ tỷ lệ nghịch với chiều dài của chính nó.
V.2.3. Xác định trọng số của góc định hướng của cạnh bất kỳ trong
đường chuyền
Có một đường chuyền như α0 βn
A β2 αn
hình vẽ: αo là góc định hướng β1 n
1
cạnh đầu không có sai số. B
βi (i = 1,2,3,…,n) là các Hình 2-2

http://www.ebook.edu.vn 29
góc đo cùng độ chính xác có sai số trung phương là mβ”.
Góc định hướng cạnh thứ n tính theo công thức:
αn = α0+ β1+β2…+βn – n. 180o
Theo hàm (1-14) thì :
mαn = mβ n
Nếu chọn trọng số của góc βi làm đơn vị thì trọng số góc định hướng canh n là:
2
mβ 1 ( 2-38)
Pα n = =
(m β n ) 2
n
Vậy trọng số của góc định hướng cạnh thứ n tỷ lệ nghịch với số góc tính
chuyền phương vị từ cạnh đã biết đến cạnh đó.

VI. BÌNH SAI TRỰC TIẾP KẾT QUẢ ĐO CỦA CÙNG MỘT ĐẠI LƯỢNG ĐO
CÙNG ĐỘ CHÍNH XÁC

Nội dung của công tác bình sai trong trắc địa là giải quyết những mâu
thuẫn phát sinh ra trong quá trình đo đạc để đảm bảo thoả mãn được những yêu
cầu về một điều kiện hình học nào đó.
Bình sai trực tiếp có nhiệm vụ tìm ra trị số gần đúng nhất cùng độ chính xác
của nó và số hiệu chỉnh cho các trị đo trong trường hợp một đại lượng được đo
nhiều lần.
VI.1. Số trung bình cộng và tính chất của nó
Trong trường hợp chưa biết được giá trị thực của một đại lượng nào đó người
ta tiến hành đo n lần chính xác đại lượng đó và lại được n giá trị là l1, l2…ln trong
trường hợp này lý thuyết sai số đo đạc đã chứng minh được trị số trung bình cộng
tính từ kết quả đo là số đáng tin cậy nhất ký hiệu là L và được tính theo công thức.
l1 + l 2 + ... + l n [l ]
L= = (2-39)
n n
Ta có thể tính L theo cách thứ 2:
Nếu ta chọn một trị số lo gần đúng đối với các kết quả đo, ε là chênh lệch
giữa các kết quả đo và Lo, ta có:
εi = li – lo → li = lo + εi
Với n lần đo thì : [l] = n.l0 +[ε]
Chia hai vế cho n được: [l ] = l +
[ε ]
0
n n
http://www.ebook.edu.vn 30
Suy ra:
L = l0 +
[ε ]
n (2-40)
Ví dụ: Một cạnh đo được 4 lần được kết quả đo là 120,35 m, 120,30m,
120,45m, 120,38m, Tính trị số trung bình cộng của các cạnh đó

[l ] 120 ,35 + 120 ,30 + 120 , 45 + 120 ,38 481, 48


L= = = = 120 ,37 m
n 4 4

[ε ] 5cm+15cm+ 8cm+ 0
L = l0 + = 120,30m + = 120,30m + 7cm = 120,37m
n 4

Số trung bình cộng có tính chất là:


- Khi số lần đo tăng lên vô hạn, số trung bình cộng sẽ tiến dần đến số thực.
- Tổng đại số các số chênh lệch của mỗi lần đo ứng với số trung bình cộng
bằng 0.
VI.2. Sai số trung phương của trị số trung bình cộng
Từ công thức:
l1 + l2 + ... + ln 1 1 1
L= = l1 + l2 + ... + ln
n n n n
Nếu ta coi 1/n =k và áp dụng công thức tính sai số trung phương của hàm
(2-14) và ký hiệu là M là sai số trung phương của số trung bình cộng thì:

1 1 1
M= ( ) 2 .m 2 1 + ( ) 2 .m 2 2 + ... + ( ) 2 .m 2 n ( 2-41)
n n n
Nếu đo cùng độ chính xác thì m1 = m2 =…. = mn = m , ta có:

m
M= (2-42)
n
VI.3. Sai số trung phương 1 lần đo và sai số trung phương của trị
trung bình cộng tính theo hiệu số hiệu chỉnh xác suất nhất
VI.3.1. Số hiệu chỉnh xác suất của đại lượng đo
Giả sử có một dãy các kết quả đo cùng độ chính xác là l1, l2, l3,…, ln của
một đại lượng đo. Trị số trung bình cộng của trị đo này là L, thì số hiệu chỉnh
xác suất nhất là V là hiệu số giữa trị trung bình cộng và các trị đo, ta có:

http://www.ebook.edu.vn 31
Vi = L – li (2-43)
Lý thuyết sai số đo đạc đã chứng minh được tính chất của số hiệu chỉnh xác
suất nhất là:
- Tổng số hiệu chỉnh xác suất nhất bằng 0, nghĩa là [V] = 0
- Tổng bình phương chênh lệch của số trung bình với mỗi lần đo riêng biệt
là một giá trị nhỏ nhất so với tổng bình phương độ chênh lệch của trị đo bất kỳ
với mỗi lần đo riêng biệt, nghĩa là [VV] = min
VI.3.2. Sai số trung phương 1 lần đo tính theo số hiệu chỉnh xác suất nhất
Trên cơ sở biết số trung bình cộng L, Bessen đã đề xuất công thức tính sai
số trung phương của một lần đo theo số hiệu chỉnh xác suất nhất là:
[VV ]
m=± (2-44)
n −1

VI.3.3. Công thức tính sai số trung phương của trị trung bình cộng tính
theo số hiệu chỉnh xác suất nhất
Thay (2-44) vào (2-42) ta được công thức tính SSTP của trị trung bình
cộng theo số hiệu chỉnh xác suất nhất là:
[VV ]
M =± (2-45)
n ( n − 1)
VI.3.4. Ví dụ
Góc β đo được 6 lần, kết quả đo được ghi trong bảng 2-1.
Hãy tính trị số xác suất nhất của góc, sai số trung phương một lần đo và sai
số trung phương của trị xác suất nhất ?
Bảng 2-1:
TT Kết quả đo V VV
Tính L, m, M
(độ, phút, giây) (Giây) (Giây)
1 147.45.18,5 + 1,7 2,89 [ β ] 886.32.01,5
L= = = 147.45.20,2
2 147.45.20,7 - 0,5 0,25 n 6
3 147.45.21,4 - 1,2 1,44 [VV ] 13,49
m= = = ±1’’,6
4 147.45.18,1 + 2,1 4,41 (n − 1) 6 −1
5 147.45.20,5 - 0,3 0.09
m 1,6
6 147.45.22,3 - 2,1 4,41 M= = = ± 0’’,6
n 6
[β] 886.32.01,5 - 0,3 13,49

http://www.ebook.edu.vn 32
VII. BÌNH SAI TRỰC TIẾP KẾT QUẢ ĐO KHÔNG CÙNG ĐỘ CHÍNH XÁC
CỦA CÙNG MỘT ĐẠI LƯỢNG

VII.1. Số trung bình cộng tổng quát


Giả sử có n nhóm đo cùng độ chính xác, số lần đo mỗi nhóm là
P1, P2…, Pn,, tổng kết quả đo của mỗi nhóm là ∑1, ∑2,…, ∑n. Như vậy ta có trị số
trung bình cộng kết quả đo của mỗi nhóm là:
∑1 ∑2 ∑n
l1 = ; l2 = ; .... ; ln =
P1 P2 Pn
Khi đó các trị số l1, l2,… ln lại các trị đo không cùng độ chính xác vì chúng
nhận được từ số lần đo P1, P2…, Pn khác nhau.
Trị số xác suất của đại lượng đo được tính theo công thức:
∑1 + ∑ 2 +... ∑ n l1P1 + l2 P2 + ...Ln Pn [lP ]
L0 = = =
P1 + P2 + ...Pn P1 + P2 + ...Pn [ p]

[lP]
Vậy: L0 = (2-46)
[ p]

L0 - gọi là số trung bình cộng tổng quát.


Để tiện trong tính toán, sử dụng công thức:
[ Pε ]
L0 = l0 +
[ p]

Trong đó: l0 - trị số gần đúng của kết quả đo.


ε - là số dư (được tính: εi = li – l0).
VII.2. Sai số trung phương của trị trung bình cộng tổng quát
μ
Từ công thức (2-32) ta có: m=
P

Trong sai số chứng minh được trọng số của trị trung bình cộng tổng quát P0
bằng tổng trọng số của các kết quả đo tức là Po = [P]
Nên ta có thể sử dụng công thức này để 6ết công thức tính sai số trung
phương của số trung bình cộng tổng quát, ký hiệu là M0
μ μ
M0 = = (2-47)
P0 [P ]

VII.3. Sai số trung phương đơn vị trọng số và sai số trung phương của
số trung phương của số trung bình cộng tổng quát theo số hiệu chỉnh xác
http://www.ebook.edu.vn 33
suất nhất
Trong sai số đã chứng minh được tính chất của số hiệu chỉnh xác suất nhất
trong đo không cùng độ chính xác và công thức tính sai số trung phương đơn vị
trọng số, công thức tính SSTP của trị trung bình cộng tổng quát theo số hiệu
chỉnh xác suất nhất như sau.
VII.3.1. Tính chất của số hiệu chỉnh xác suất nhất trong đo không cùng
độ chính xác
- Tổng số hiệu chỉnh xác suất nhất trong đo không cùng độ chính xác
bằng 0, nghĩa là: [PV] = 0
- Tổng tích số số bình phương của số hiệu chỉnh xác suất nhất trong đo
không cùng độ chính xác với trọng số tương ứng của nó nhỏ hơn tổng tích số số
bình phương của hiệu các trị số đo riêng, với số bất kỳ và trọng số tương ứng
của nó, nghĩa là:
[PVV] = min
VII.3.2. Sai số trung phương đơn vị trọng số theo số hiệu chỉnh xác suất
nhất
[ PVV ]
μ=± (2-48)
n −1

VII.3.3. Sai số trung phương của trị trung bình cộng tổng quát theo số
hiệu chỉnh xác suất nhất
μ [ PVV ]
M0 = =± (2-49)
[P ] [ P ](n − 1)

VII.3.4. Ví dụ
Cho dãy kết quả đo không cùng độ chính xác như bảng 2-2
Hãy tính sai số trung bình cộng tổng quát và sai số trung phương của nó ?
Bảng 2-2:
Giá trị góc đo SSTP Trọng số
TT l (độ, phút, 1 lần đo p=c/m2β εi = li – l0 Piεi Vi PV0 PVV
giây) (mβ”) c= 100
1 134.15.18 5 4 + 8’’ + 32’’ -3’’4 -13,6 46
2 134.15.26 10 1 +16 + 16 -11,4 -11,4 130
3 134.25.13 2 25 +3 + 75 +1,6 +40,0 64
4 134.15.11 5 4 +1 + 4 +3.6 +14,4 52
5 134.15.22 5 4 +12 + 48 -7,4 -29,6 219
l0 134.15.10 38 +175 -0’’2 511

http://www.ebook.edu.vn 34
[ Pε ]
L0 = l0 + = 134015’10’’ + 175’’/38 = 134015’14’’,6
[ p]

[ PVV ] 511
μ=± = = ± 11’’3
n −1 5 −1
μ
M0 = = 11’’3/ 38 = ± 1’’8
[P ]

VIII. QUY TẮC LÀM TRÒN SỐ

VIII.1. Quy tắc chung


Số lẻ bỏ đi lớn hơn 0,5 đơn vị của số lẻ đứng trước nó cần giữ lại, thì số lẻ
giữ lại đó cộng thêm 1 đơn vị
Ví dụ: π = 3,14165 nếu lấy đến 3 số lẻ sau dấu phẩy thì:
π = 3,142
Số lẻ bỏ đi nhỏ hơn 0,5 đơn vị của số lẻ đứng trước nó được giữ lại thì số lẻ
được giữ lại không thay đổi.
Ví dụ: Ví dụ: π = 3,14165 nếu lấy đến 2 số lẻ sau dấu phẩy thì:
π = 3,14
Nếu số lẻ bỏ đi bằng 0,5 đơn vị của số lẻ đứng trước nó được giữ lại thì số
lẻ được giữ lại đó luôn là số chẵn.
Ví dụ: Ví dụ: π = 3,14165 nếu lấy đến 4 số lẻ sau dấu phẩy thì:
π = 3,1416
Nếu số e = 9,735 thì e cần giữ lại đến số lẻ thứ hai sau dấu phẩy là:
e = 9,74
VIII.2. Làm tròn số trong phép cộng và phép trừ
Trong phép cộng và phép trừ lấy số nào có ít nhất số lẻ nhất sau dấu phẩy
làm cơ sở, còn các số khác lấy nhiều hơn số này một số lẻ sau dấu phẩy
Ví dụ: 192,74 + 82,3 + 47,586 thì các số cần lấy để cộng là:
192,74 + 82,3 + 47,59 = 322,53
VIII.3. Làm tròn số trong phép nhân và phép chia
Khi thực hiện phép nhân và phép chia ta lấy số nào có ít số lẻ sau dấu phẩy
nhất làm chuẩn, còn các số khác lấy nhiều hơn số đó một số lẻ, kể cả kết quả
phép tính.
Ví dụ: 97,425 x 1,2 thì ta có:
97,42 x 1,2 = 116,904
Kết quả lấy là: 116,90

http://www.ebook.edu.vn 35
Phần thứ hai
CÁC DẠNG ĐO

Chương 3
ĐO GÓC

I . NGUYÊN LÝ ĐO GÓC VÀ CẤU TẠO MÁY KIMH VĨ

I.1. Nguyên lý đo góc nằm ngang


n A
Giả sử có 3 điểm O, A, B ở mặt đất β P1
m
không nằm ở cùng một mặt phẳng, dùng phép
O
chiếu chiếu góc AOB xuống mặt phẳng nằm
ngang H ta được góc nằm ngang A1O1B1. Vậy B
góc nằm ngang là góc nhị diện của hai mặt P2
phẳng thẳng đứng chứa hai hướng ngắm
(hình 3-1). Muốn đo góc nằm ngang ta đặt trên A1
trục thẳng đứng một bàn độ nằm ngang có tâm O β
trên OO1, hai mặt phẳng thẳng đứng P1 và P2
cắt bàn độ ngang ở hai vị trí n và m. Độ lớn H B1
của góc A1 O1B1 là: Hình 3-1
β=m–n (3-1)
I.2. Nguyên lý đo góc đứng và góc thiên đỉnh
Góc đứng là góc nằm trong mặt phẳng thẳng đứng, hợp bởi tia ngắm và
đường nằm ngang (hình 3-2) ký hiệu là V góc đứng có giá trị từ 0o đến 900, nếu
tia ngắm nằm trên đường nằm ngang thì góc đứng mang dấu dương (+), nếu tia
ngắm nằm dưới đường nằm ngang thì mang dấu âm (-).
Trên hình vẽ : V1 > 0 ; V2 < 0 Hướng thiên đỉnh
Ngoài ra còn dùng góc thiên đỉnh,
góc thiên đỉnh ký hiệu là Z.
Tia ngắm 1
Góc thiên đỉnh là góc tạo bởi Z2
hướng thiên đỉnh của đuờng dây dọi Z1
với hướng ngắm, góc thiên đỉnh có giá V1 Đường nằm ngang
0 0 V2
trị từ: 0 ÷ 180 .
Mối quan hệ giữa góc thiên đỉnh
và góc đứng: Tia ngắm 2
V + Z = 90 ( 3-2) Đường dây
dọi
http://www.ebook.edu.vn 36
Hình 3-2
I.3. Nguyên lý cấu tạo máy kinh vĩ
Từ nguyên lý đo góc nằm ngang và góc đứng trên, để đồng thời đo được góc
ngang và góc đứng, người ta chế tạo máy chuyên dùng đo góc nằm ngang và góc
đứng gọi là máy kinh vĩ, nguyên lý cấu tạo máy kinh vĩ gồm các bộ phận chủ yếu
sau :
- Bộ phận xác định hướng ngắm là ống kính của máy.
- Mặt phẳng nằm ngang để xác định góc ngang là bàn độ nằm ngang.
- Bàn độ đứng đặt trong mặt thẳng đứng để xác định góc đứng.
- Để đưa mặt phẳng bàn độ ngang về vị trí nằm ngang người ta dùng ống
thuỷ trên bàn độ ngang.
- Để xác định hình chiếu của hướng ngắm trên mặt phẳng nằm ngang khi
đo góc đứng ta dùng ống thuỷ và du xích bàn độ đứng.
- Giao tuyến của các mặt phẳng ngắm gọi là trục quay ( trục đứng ) của
máy kinh vĩ phải trùng với đường OO1. Để đưa trục đứng trùng với OO1 ta dùng
bộ phận định tâm và hệ giá đỡ.

II. MÁY KINH VĨ

II.1. Cấu tạo chung của máy kinh vĩ


Máy kinh vĩ dùng để đo góc ngang, đo góc đứng, đo chiều dài và đo hiệu
số độ cao, các bộ phận chủ yếu của máy kinh vĩ là:
II.1.1. Ống kính
Là loại kính viễn vọng dùng để ngắm mục tiêu ở xa được rõ ràng, ống kính
có 2 loại:
+ Ống kính điều quang ngoài.
+ Ống kính điều quang trong.
Ống kính điều quang ngoài có nhiều nhược điểm
khi sử dụng, gây nhiều sai số khi đo nên hiện nay A
không dùng nữa, hiện nay người ta chủ yếu dùng máy
kinh vĩ có ống kính điều quang trong, ống kính điều a
quang trong gồm các bộ phận chủ yếu sau: C M D
+ Kính vật có tác dụng biến vật thành ảnh. b
+ Kính điều quang dùng để điều chỉnh tiêu cự
kính vật và kính mắt để ngắm vật ở xa hay gần được
B
rõ nét. Hình 3-3
http://www.ebook.edu.vn 37
+ Kính mắt có tác dụng biến ảnh của vật thành ảnh ảo phóng đại.
+ Kính chữ thập trên đó có khắc lưới chữ thập tác dụng để ngắm vật được
chính xác ( hình 3-3).
* AB là dây chỉ đứng dùng để đo góc nằm ngang.
* CD là dây chỉ ngang dùng để đo góc đứng.
* a là dây chỉ trên, b là dây chỉ dưới.
* a,b khắc đối xứng qua CD và được dùng để đo khoảng cách nên gọi là
dây đo khoảng cách hay dây thị cự.
* Giao điểm M của AB và CD là điểm chuẩn để ngắm mục tiêu (hình 3-
3).7
II.1.2.Bộ phận đọc số
Bộ phận đọc số máy kinh vĩ gồm có bàn độ nằm
và bàn độ đứng làm bằng thuỷ tinh, dọc theo mép bàn
độ nằm và bàn độ đứng đều được khắc vạch và ghi số
theo đơn vị độ hoặc grat. Trong lòng bàn độ là du
0 0
xích, du xích là bộ phận làm chuẩn khi đọc số trên
bàn độ và để đọc được các giá trị nhỏ hơn trên bàn
độ.
II.1.3. Ống thuỷ
Ống thuỷ làm bằng ống thuỷ tinh đáy là mặt
phẳng, xung quang là hình trụ, mặt trên là mặt cầu, ở trong có chứa cồn hoặc
ete, có một bọt ống khí gọi tắt là bọt ống thuỷ được hàn kín.
Tác dụng của ống thuỷ để đưa một đường thẳng hay một mặt phẳng của
máy kính vĩ về vị trí nằm ngang hay thẳng đứng.
Có 2 loại ống thuỷ là ống thuỷ dài và ống thuỷ Bọt nước
tròn. Trục H H
- Ống thuỷ dài:
Có bán kính R từ 10 - 100m đối xứng qua
điểm cao nhất hình cầu kẻ các cạch dài 2mm. Hình 3-5
Đường thẳng HH tiếp tuyến với điểm cao nhất của
mặt cầu gọi là trục ống thuỷ dài như hình vẽ. Điểm chuẩn
- Ống thuỷ tròn :
Có bán kính cầu từ 0,2 - 2m, điểm cao nhất Bọt nước
được đánh dấu gọi là điểm chuẩn,đường thẳng Trục ống bọt
đứng vuông góc với mặt cầu tại điểm chuẩn gọi nước tròn
là trục ống thuỷ tròn như hình.
Hình 3-6
II.1.4. Đế máy ,chân máy, quả dọi
Đế máy có 3 ốc cân máy, khi vặn sẽ nâng hoặc hạ phần máy xuống, chân

http://www.ebook.edu.vn 38
máy được làm bằng gỗ hay kim loại (hợp kim) máy và chân máy được nối với
nhau bằng ốc nối.
Quả rọi dùng để định tâm máy khi đặt máy.

II.1.5. Các ốc trên máy


Gồm các ốc hãm bàn độ nằm ngang, bàn độ đứng, ốc hãm du xích. Sau khi
hãm chuyển động bằng các ốc hãm, muốn chuyển động máy trong phạm vi nhỏ
ta dùng núm vi động. Thông trường người ta gắn núm vi động ngay trên ốc hãm.
Các ốc điều chỉnh bọt ống thuỷ, điều chỉnh màng dây chữ thập.
II.2. Phân loại máy kinh vĩ
Dựa vào cấu tạo, người ta chia máy kinh vĩ làm 3 loại:
II.2.1. Máy kinh vĩ kim loại
Là loại máy có cấu tạo bàn độ ngang và bàn độ đứng được làm bằng kim
loại, loại máy này cồng kềnh, độ chính xác thấp nên hiện nay không sử dụng.
II.2.2. Máy kinh vĩ quang học
Là loại máy có bàn độ nằm ngang và bàn độ đứng bằng thuỷ tinh, có thiết
bị đọc số quang học, loại này đang được sử dụng. Máy kinh vĩ quang học được
chia làm 3 loại:
- Máy kinh vĩ quang học có độ chính xác cao (đọc số đến 0’’1).
- Máy kinh vĩ quang học có độ chính xác trung bình (đọc số đến 30’’).
- Máy kinh vĩ quang học có độ chính xác thấp (đọc số đến 1’).
II.2.3. Máy kinh vĩ điện tử
Là loại máy kinh vĩ thế hệ mới, trên máy bộ phận đọc số là một màn hình,
có các nút bấm có tính năng khác nhau. Khi ngắm mục tiêu chỉ cần ấn vào các
nút tính năng là có thể nhận được các số liệu cần thiết như: Góc ngang, góc
đứng, khoảng cách nằm ngang, chênh cao...

III. NGUYÊN LÝ ĐỌC SỐ CỦA MÁY KINH VĨ QUANG HỌC


Vạch chuẩn
III.1. Nguyên lý đọc số theo vạch chuẩn
đọc số
Trong ống thiết bị đọc số lắp 1 ống thuỷ tinh trên đó
khắc một vặch chuẩn đọc số (hình 3-6) ảnh của bàn độ
được phóng đại và đưa vào ống thiết bị đọc số, vạch
chuẩn cắt ảnh vạch khắc bàn độ có dạng như hình (3-7). Hình 3-6
Cách đọc số : dựa vào vạch chuẩn đọc số, đọc trên 50 51 52

http://www.ebook.edu.vn 39
Hình 3-7
bàn độ theo chiều tăng.
Ví dụ: Theo hình vẽ vạch chuẩn cắt vạch khắc bàn độ, giữa độ 51 và 52,
khoảng chia nhỏ nhất trên bàn độ là 10 phút, như vậy khi đọc số đọc ta ước
lượng đến 1/10 của 10 phút, cụ thể đọc được 51020’.
7 ’.
Phần ước lượng đọc .10 = 7
10

→ Số đọc tất cả 510 27’


III.2. Nguyên lý đọc theo thang vạch
Trong thiết bị đọc số ta lắp một tấm thuỷ tinh, trên đó lấy một đoạn thẳng
có độ dài bằng độ dài của khoảng chia nhỏ nhất trên bàn độ là l, chia đoạn này
làm n phần bằng nhau và được đánh số từ 0 - n, gọi là thang vạch. Gọi giá trị
chia nhỏ nhất trên thang vạch là t ta có:
l
t=
n
Ví dụ l = 10, n = 12, thì t = 60’/12 = 5’
- Cách đọc số:
Dựa vào ảnh vạch khắc bàn độ cắt thang vạch ở đâu ta đọc số độ tại đó, còn
phần phút chẵn và ước lượng đọc số ta đọc trên thang vạch tính từ vạch chuẩn số
0 của thang vạch đến vạch độ vừa đọc cắt thang vạch.
Ví dụ: Trên hình3-8 là 2 thang vạch đọc số
trên màn ảnh đọc số của máy T30M, thang vạch B
03 6
bên trên có chữ B là ảnh bàn độ đứng, thang
-6 -0
vạch bên dưới có chữ Γ là ảnh của bàn độ nằm
ngang và ta đọc số như sau: 0 126 6
0
+ Bàn độ đứng B: Độ chẵn 3
Phút chẵn 5’ Γ
4 ’ Khoảng chia nhỏ
Phút lẻ ước lượng .5 = 2’→ kết quả nhất trên bàn độ
10
3007’ Hình 3-8

+ Bàn độ nằm ngang: Độ chẵn 1260


Phút chẵn 45’
5 ’
Phút lẻ ước lượng .5 = 2’ 30” → kết quả B
10 0 -2 6

126047’30” -6 -0

Chú ý: Đối với máy T30M bàn độ đứng là góc dương 0 6


thì dựa vào vạch 0 để đọc số, là góc âm thì dựa vào vạch 0
Γ

http://www.ebook.edu.vn Hình 3-9 40


để đọc số.
Ví dụ: Trên hình vẽ (3-9) ta đọc số trên bàn độ đứng là - 2037’
- Cách đọc số đối với máy 3T5Kπ
+ Đọc số trên bàn độ nằm ngang thì dựa vào vạch 0 đọc theo chiều tăng ghi số.
+ Đọc số trên bàn độ đứng khi góc đứng V > 0 và V < 0 như sau:
Cách đọc số bàn độ đứng ở bên trái và ở bên phải có khác nhau:
Khi bàn độ đứng ở bên trái ống kính thì màn ảnh gần bàn độ nằm ngang có
chữ Γ còn màn ảnh bàn độ đứng có dấu (+)và (-), dấu (+) ở trên dấu (-) ở dưới.
Nếu góc đứng V> 0 ta đọc theo chiều tăng từ 0 - 6 ở phía trên (hình 3-
10a).
Nếu góc V< 0 ta đọc theo chiều tăng từ 0 - 6 ở phía dưới (hình 3-10b).

B B
0012’30” -3045’00”
Bàn độ đứng Bàn độ đứng
0 10 3 4 5 0 1 -30 2 3 4 5
± ±
2 6 6

6 5 4 3 2 1 0 6 5 4 3 2 1 0

Bàn độ ngang Bàn độ ngang


0 1 2 3 4 5 6 0 1 2 3 4 5 6
Λ Λ
127 126 12 0 110

0 0
127 3’00’ 11 55’00’
Γ Γ

Hình 3-10a Hình 3-10b


Khi bàn độ đứng ở bên phải ống kính thì màn ảnh gần bàn độ ngang có chữ
Π gần màn ảnh bàn độ đứng có dấu (-) và (+), dấu (-) ở trên, dấu (+) ở dưới.
Nếu góc V > 0 ta đọc số theo chiều tăng từ 0 - 6 ở phía dưới (hình 3-11a).
Nếu góc V < 0 ta đọc số theo chiều tăng từ 0 - 6 ở phía trên (hình 3-11b).

B B
-1007’00” 4025’00”
Bàn độ đứng Bàn độ đứng
0
0 -1 1 2 3 4 5 6 _ 0 1 2
0
3 4 4 5 6 _
+ +
6 5 4 3 2 1 0 6 5 4 3 2 1 0

Bàn độ ngang Bàn độ ngang


0 1 2 3 4 5 6 0 1 2 3 4 5 6
0
Π Π
0 359 90 0
890

0001’00’ 90000’00’
Γ Γ

Hình 3-11a Hình 3-11b

http://www.ebook.edu.vn 41
III.3. Nuyên lý đọc số theo chập vạch (Máy có bộ đo cực nhỏ quang học)
Đối với một số máy kinh vĩ có độ chính xác cao có cấu tạo thiết bị đọc số
theo kiểu chập vạch. Ảnh của 2 vùng bàn
độ đối xứng nhau được đưa lên màn ảnh 17
của kính hiển vi đọc số. Khi vặn ốc của 5 4 3 2 1 0 5 2
5 3
bộ đo cực nhỏ thì ảnh của 2 nửa vùng bàn 5 4
độ di chuyển ngược chiều nhau đến khi
Ảnh máy 3T2Kπ
vạch khắc di chuyển theo chiều thuận và
ngược chập vào nhau tạo thành đường
thẳng thì dừng lại, lúc này ta đọc số trên Hình 3-12
bộ đo cực nhỏ theo nguyên tắc vạch trùng hợp. Giá trị di chuyển của ảnh bàn độ
chính là giá trị dịch chuyển vạch khắc trên ốc của bộ đo cực nhỏ, giá trị này
được hiển thị trên màn ảnh kính hiển vi đọc số của bộ đo cực nhỏ.
Ví dụ : Trên hình (3-12) là máy 3T2Kπ sau khi vặn ốc bộ đo cực nhỏ điều
chỉnh sao cho vạch khắc theo chiều thuận và chiều ngược chập nhau thì ta tiến
hành đọc số. Số đọc trên hình vẽ là : 17025’27’’

IV. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRƯỚC KHI SỬ DỤNG MÁY

IV.1. Đặt máy


Đặt máy gồm định tâm máy và cân bằng máy.
IV.1.1. Định tâm máy
Là đưa tâm bàn độ nằm ngang nằm trên phương đường dây dọi và qua tâm
mốc.
IV.1.1.1. Định tâm bằng quả rọi
Mở chân máy vừa cỡ rồi khoá lại, để 3 chân máy tạo thành hình tam giác
cách đều tâm mốc (điểm trạm đo). Trước tiên cắm một chân xuống đất, dùng hai
tay cầm 2 chân còn lại sao cho đầu quả rọi cheo dưới chân máy chỉ gần vào tâm
mốc trên mặt đất, đồng thời mặt trên của chân máy ( bệ máy ) ở vị trí nằm ngang,
dùng chân ấn mạnh 3 chân máy xuống đất. Đặt máy kinh vĩ lên chân máy, dùng
ốc nối vặn hơi lỏng ốc nối máy với chân máy rồi xe dịch máy sao cho đầu quả rọi
chỉ đúng tâm điểm trạm đo thì vặn ốc nối lại.
IV.1.1.2. Định tâm quang học
Muốn định tâm quang học ta phải kết hợp giữa định tâm quả rọi, định tâm
quang học và cân bằng máy thì mới thực hiện được.
Phương pháp thực hiện:

http://www.ebook.edu.vn 42
Sau khi đặt máy lên chân máy và định tâm sơ bộ bằng quả dọi, người cân
máy phải kết hợp đồng thời hai thao tác tay dịch chân máy, mắt nhìn vào ống
định tâm quang học, cụ thể: Dùng một chân trong ba chân máy làm chân trụ cho
chân máy, hai tay của người cân máy cầm hai chân máy còn lại đồng thời mắt
nhìn vào ống định tâm quang học, ta phải điều quang bộ phận định tâm quang
học để nhìn được tâm mốc ở dưới đất, đồng thời cũng phải điều chỉnh bộ phận
định tâm quang học để nhìn thấy được giữa ống định tâm quang học có một
vòng tròn nhỏ, vòng tròn này chính là tâm của máy. Lúc này dùng hai tay dịch
chân hai máy sao cho tâm của ống định tâm quang học trùng với tâm của mốc.
Nếu quá trình dịch bằng tay mà tâm máy chưa thực sự trùng với tâm mốc thì ta
có thể dùng 3 ốc cân máy đưa tâm máy vào trùng với tâm mốc.
IV.1.2. Cân bằng máy
Để ống thuỷ dài trên bàn độ nằm ngang song
song với hai ốc cân máy, dùng hai ốc cân vặn ngược
chiều nhau để đưa bọt ống thuỷ dài vào giữa ống, sau
đó quay máy sao cho ống thuỷ vuông góc với vị trí
ban đầu rồi dùng ốc thứ 3 đưa bọt ống thuỷ vào giữa
ống, làm vài lần như vậy là được. Sau khi cân bằng,
nếu tâm máy bị lệch khỏi tâm mốc một ít thì nới ốc
nối ra dịch máy cho tâm máy trùng với tâm mốc, nếu Hình 3-13
bọt thuỷ dài bị lệch ra khỏi vị trí trung tâm quá thì
tiến hành cân bằng lại một lần nữa tới khi nào được thì thôi (hình 3-13).
IV.2. Bắt mục tiêu
Đầu tiên ta ngắm ống kính lên trời rồi điều chỉnh kính mắt sao cho nhìn ảnh
vạch chữ thập được rõ nhất.
Bắt mục tiêu sơ bộ:
Để bắt mục tiêu sơ bộ ta ngắm bằng mắt qua đường ngắm (ống ngắm sơ
bộ) bên ngoài ống kính sau đó nhìn vào máy kết hợp với ốc điều quang để rõ
mục tiêu trong ống kính.
Bắt mục tiêu chính xác:
Sau khi bắt mục tiêu sơ bộ ta dùng ốc hãm cố định máy, dùng ốc vi động
để đưa mục tiêu vào vị trí cần đo.
IV.3. Lấy hướng ban đầu
Lấy hướng ban đầu là chủ động đặt số đọc định trươc trên bàn độ ngang
vào hướng ngắm. Ví dụ: cần lấy số đọc 00000’00” ta làm như sau:
IV.3.1. Với máy kinh vĩ lặp (máy chuyển động quay của vòng du xích và
bàn độ ngang
http://www.ebook.edu.vn 43
có thể đồng thời hoặc riêng biệt như T30M, THEO20A ...vv):
Vặn ốc hãm bàn độ ngang, mở ốc hãm du xích, ta quay máy mắt quan sát
sự biến động số đọc trên bàn độ ngang khi thấy vạch 0 của du xích trùng vạch 0
của bàn độ thì hãm du xích, vặn ốc vi động du xích, khi thấy vạch 0 của du xích
trùng vạch 0 của bàn độ thì dừng lại. Mở ốc hãm bàn độ ngang, quay máy vào
mục tiêu khởi đầu, như vậy ta đã lấy được hướng khởi đầu 00000’00”. Muốn đo
góc ta mở ốc hãm du xích để ngắm các mục tiêu cần đo.

IV.3.2. Với máy kinh vĩ không lặp ( 3T5Kπ, 3T2Kπ)


Bắt mục tiêu chính xác về hướng khởi đầu, sau đó vặn ốc chuyển bàn độ đến
khi vạch 0 của du xích trùng với số đọc 00000’00” trên bàn độ ngang là được.

V. KIỂM TRA VÀ KIỂM NGHIỆM MÁY KINH VĨ CÓ ĐỘ CHÍNH XÁC


TRUNG BÌNH

V.1. Kiểm tra máy kinh vĩ


V.1.1. Kiểm tra các ốc vi động ngang vi động đứng cần hoạt động bình thường
Đặt máy chắc chắn lên chân máy, cân bằng máy, hướng ống kính ngắm ra
xa bắt vào một mục tiêu nào đó. Vặn ốc vi động ngang , vi động đứng, quan sát
xem ảnh của điểm ngắm có chuyển động đều không, nếu ảnh điểm đó không có
hiện tượng “nhảy ảnh” thì các ốc này hoạt động bình thường.
V.1.2. Các ốc cân bằnh máy cần ổn định trên máy
Đặt máy trắc chắn lên chân máy, hướng giao điểm của dây chữ thập ngắm
một điểm nào đó, ấn nhẹ tay lên máy hoặc đế máy, nếu ảnh của điểm ngắm
không lệch khỏi giao điểm dây chữ thập, hoặc nếu bị lệch nhưng khi bỏ tay ra
ảnh vẫn trùng giao điểm dây chữ thập thì các ốc cân ổn định.
V.1.3 Bọt ống thuỷ cần chuyển động đều đặn trong ống thuỷ
Đặt máy chắc chắn, sau đó vặn ốc cân bằng máy hay ốc vi động ống thuỷ
làm nghiêng ống thuỷ, nếu bọt ống thuỷ chuyển động đều đặn thì mặt trong ống
thuỷ đã được mài nhẵn, nếu có hiện tượng bọt ống thuỷ nhảy cách thì cần phải
thay.
V.2. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy kinh vĩ
Việc xác định các điều kiện của máy có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật hay
không gọi là kiểm nghiệm máy.

http://www.ebook.edu.vn 44
Các điều kiện của máy sai lệch khi kiểm nghiệm phát hiện vượt quá hạn sai
quy định cần được chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện quy định, quá trình
chỉnh sửa gọi là hiệu chỉnh.
Các điều kiện cơ bản của máy kinh vĩ cần phải kiểm nghiệm hiệu chỉnh là:
V.2.1. Trục ống thuỷ dài trên bàn độ ngang, cần thẳng góc với trục quay
của máy (HH ⊥ ZZ) (hình 3-14)
V.2.1.1. Cách kiểm nghiệm
Đặt máy lên chân máy chắc chắn để ống thuỷ dài song song với hai ốc cân
máy, vặn 2 ốc ngược chiều nhau để đưa bọt ống thuỷ dài vào giữa ống, sau đó quay
bàn độ đi 1800 nếu bọt ống thuỷ vẫn ở vị
Trục ngắm Z L
trí trung tâm thì điều kiện này thoả mãn,
nếu bị lệch ta phải hiệu chỉnh. X X
L Trục quay ống kính
V.2.1.2. Hiệu chỉnh H H
Để nguyên độ lệch dùng que tăm Trục ống thuỷ dài
sắt luồn vào ốc nâng bọt ống thuỷ dài lên
hoặc xuống về hướng trung tâm 1/2 giá
Trục quay máy
trị số phân khoảng bị lệch, còn 1/2 giá trị Z
dùng ốc cân đưa về vị trí trung tâm. Hình 3-14
Sau khi hiệu chỉnh xong tiến hành kiểm tra lại từ đầu.
V.2.2. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh điều kiện trục ngắm ống kính LL cần
thẳng góc với trục quay của ống kính XX (kiểm nghiệm 2C)
Nếu điều kiện này không thoả mãn sẽ sinh ra sai số ngắm chuẩn 2C.
V.2.2.1. Cách kiểm nghiệm
Đặt máy chắc chắn, cân bằng máy, để vị trí bàn độ đứng bên trái ống kính,
hướng giao điểm của lưới chữ thập ngắm điểm M xa vài trăm mét đọc số trên
bàn độ ngang là trái TR.
Đảo kính ngắm chính xác điểm M , đọc số trên bàn độ ngang là PH, sai số
2C là:
2C = TR - PH ± 1800 (3-3)
0
Dùng dấu cộng (+) khi PH > 180 .
Dùng dấu trừ (-) khi PH < 1800 .
Nếu sai số 2C ≤ 2C cho phép trong quy định của quy phạm thì ta không
phải hiệu chỉnh. Nếu 2C > hạn sai cho phép thì ta phải tiến hành hiệu chỉnh.
V.2.2.2. Cách hiệu chỉnh
Nếu 2C tính được theo công thức nêu trên lớn hơn giá trị 2C cho phép thì

http://www.ebook.edu.vn 45
TR + PH ± 180
m= (3 − 4)
2
ta phải tính giá trị đúng của hướng ngắm theo công thức:

Lúc này máy đang ở vị trí bàn độ phải bắt mục tiêu.
Dùng ốc vi động đưa du xích bàn độ PH ngắm M về số đọc m tính được ở
trên, lúc này điểm M bị lệch khỏi giao điểm lưới chữ thập ta tháo lỏng 4 ốc giữ
lưới chữ thập và xê dịch lưới chữ cho tới khi tâm của lưới chữ thập trùng với
điểm M.
Thông thường làm vài lần đến khi tính lại 2C ≤ hạn sai cho phép thì đạt yêu cầu.
V.2.3 . Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh điều kiện dây chỉ đứng lưới chữ thập
phải thẳng đứng
V.2.3.1. Cách kiểm nghiệm
Đặt máy chắc chắn, cân bằng máy, hướng ống kính để dây chỉ đứng của
lưới chữ thẩp trùng với dây dọi treo cách máy từ 30 - 40m, nếu ảnh dây dọi trùng
khít dây chỉ đứng thì điều kiện thoả mãn, nếu ảnh tạo thành một góc thì phải hiệu
chỉnh.
V.2.3.1. Cách hiệu chỉnh
Nới lỏng các ốc của lưới chữ thập, xoay kính màng dây chữ thập để dây chỉ
đứng trùng với dây dọi, sau đó vặn chặt các ốc đó lại.
V.3. Nội quy sử dụng và bảo quản máy
Các máy kinh vĩ là loại máy có độ chính xác cao, thiết bị phức tạp, do đó
cần lưu ý sử dụng máy.
- Khi nhận máy phải cử cán bộ có trình độ kỹ thuật, biết các tính năng của
máy để kiểm tra chất lượng của máy, phát hiện kịp thời những hỏng hóc, phải có
biên bản ghi tình trạng máy và các phụ tùng kèm theo.
- Khi sử dụng và khi di chuyển máy người sử dụng máy phải chịu trách
nhiệm bảo quản giữ gìn, không được kéo hòm máy, không được đặt mặt bên mặt
trên hòm máy xuống đất, không được buộc máy vào xe đạp đèo, không được
chụm chân máy vác nằm ngang khi đo nắng mưa phải có ô che.
- Khi mở hòm máy ra phải quan xát xem máy nằm trong hòm như thế nào,
không được dùng sức mạnh lấy máy ra khỏi hòm hoặc đặt máy vào hòm, khi đặt
vào hòm phải đúng vị trí.
- Sau khi kết thúc công việc phải dùng chổi lông hoặc rẻ mềm lau máy sạch sẽ.
- Không dùng sức mạnh để vặn quá chặt các ốc của máy, khi vặn phải vừa
chặt, khi quay ống kính phải quay từ từ.
- Không được để nước rơi vào máy, nếu bị phải lau khô phần ngoài máy
sau đó dùng các biện pháp sấy cho máy khô.

http://www.ebook.edu.vn 46
VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO GÓC NẰM NGANG THƯỜNG DÙNG

VI.1. Phương pháp đo đơn giản


Phương pháp này áp dụng cho trạm máy có 2 hướng.
VI.1.1. Thao tác đo
Giả sử cần đo góc nằm ngang tại O kẹp giữa 2 hướng OA và OB. ta đặt máy
kinh vĩ tại O, dựng 2 sào tiêu thẳng đứng tại A và B sau khi định tâm máy và cân
bằng máy ta thao tác như sau:
* Bước 1: Vị trí bàn độ trái (TR) thuận kính: A
Bắt mục tiêu chính xác điểm A, dùng ốc vi động a 1 a2

du xích bàn độ ngang và vi động ống kính để đưa sào O b1


b2
tiêu A trùng với dây chỉ đứng của lưới chữ thập, đọc B
số bàn độ ngang là a1. Hình 3-15
Khoá ốc hãm bàn độ ngang và mở ốc hãm du xích bàn độ ngang và quay
máy thuận chiều kim đồng hồ ngắm chính xác sào tiêu ở B, thao tác ngắm sào
tiêu B như ngắm ngắm sào tiêu A rồi đọc số trên bàn độ ngang b1.
Đến đây ta kết thúc nửa vòng đo các số liệu ghi vào sổ tính toán.
* Bước 2: Vị trí bàn độ phải PH (đảo kính):
Mở ốc hãm ống kính, đảo ống kính, mở ốc hãm du xích bàn độ ngang quay
ngược chiều kim đồng hồ lại lần lượt ngắm các sào tiêu B và A như trên và lần
lượt có các số đọc b2,, a2.
Đến đây ta kết thúc nửa vòng đo còn lại ( vòng đảo kính ).
Hai thao tác thuận kính và đảo kính trên đây tạo thành một vòng đo , giá trị
góc đo:
(b1 − a1) + (b 2 − a 2) (b1 + b 2) − (a1 + a 2)
β= = (3-5)
2 2
VI.1.2. Số đọc khởi đầu
Nếu cần đo góc β chính xác với n vòng đo thì số đọc khởi đầu trên bàn độ
nằm ngang của mỗi vòng là:
180
βi = (i − 1) + l (3-6)
Trong đó: n - là số vòng đo. n
i - là số vòng thứ i.
l -là giá trị khoảng chia nhỏ nhất trên du xích hay số phút nào đó.
Ví dụ: Một góc đo 4 vòng đo với máy kinh vĩ có l = 1’. Tìm số đọc khởi
đầu của mỗi vong đo ?
180
Số đọc khởi đầu của vòng đo thứ nhất: β 1 = (1 − 1) + 1 = 0 0 01' 00 ''
4
http://www.ebook.edu.vn 47
180
Số đọc khởi đầu vòng đo thứ 2 : β2 = (2 − 1) + 1 = 45001'00''
n

180
Số đọc khởi đầu vòng đo thứ 3 : β3 = (3 − 1) + 1 = 90 0 01' 00 ''
4

180
β4 = (4 − 1) + 1 = 135001'00''
4
Số đọc khởi đầu vòng đo thứ 4 :

VI.1.3. Ghi sổ và tính toán theo mẫu dưới đây


Mẫu sổ đo góc nằm ngang theo phương pháp đo đơn giản
Tên máy Bắt đầu Kết thúc
Thời tiết Người đo
Ngày đo Người ghi sổ
Bảng 3-1:
Trị số hướng
Vòng 2C = TR + PH ± 180 Trị số Sơ đồ bình
Mục TR Số đọc bàn
đo TR - PH 2 góc quân góc
tiêu PH độ ngang hoặc 2C
thứ ± 1800 TR − đo đo
2

1 2 3 4 5 6 7 8
0 ’ ’’ ’’ 0 ’ ’’
TR 0 15 00 - 30 0 15 00 A
PH 180015’30’’ 0
57 34 30 ’ ’’
A
TR 57049’30’’ - 30 ’’ 0
57 49 45 ’ ’’
0
1
PH 237050’00’’ B
B

57034’38’’
A TR 90008’00’’ 0’’ 90008’00’’
PH 270008’00’’ 57034’45’’
2
B TR 147042’30’’ - 30’’ 147042’45’’
PH 237043’00’’
Ghi chú: Cột 6 dấu (+) khi PH < 1800
Cột 6 dấu (-) khi PH > 1800
VI.2. Đo theo phương pháp toàn vòng A

Áp dụng cho trạm máy có từ 3 hướng trở


lên. PH
O TR
http://www.ebook.edu.vn 48
C B

Hình 3-16
Giả sử tại trạm O đo về 3 hướng A,B,C (hình vẽ 3-16 ) sau khi định tâm máy
cân bằng máy tại O và dựng sào tiêu thẳng đứng tại A,B,C ta thao tác như sau:
VI.2.1. Thao tác đo
VI.2.1.1. Vị trí bàn độ trái (TR) thuận kính
Giả sử chọn A là hướng khởi đầu, ta đặt số đọc khởi đầu đã định trước rồi
ngắm về A, sau đó khoá bàn độ mở du xích, quay máy theo chiều kim đồng hồ
ngắm chính xác tiêu A đọc số là a1, ngắm tiêu B đọc số là b1, ngắm tiêu C đọc số
là c1, rồi tiếp tục ngắm về A đọc số là a’1.
Đến đây ta kết thúc nửa vòng đo thuận.
VI.2.1.2. Vị trí bàn độ phải (PH) đảo kính
Mở ốc khoá ống kính, đảo kính, mở ốc hãm du xích bàn độ ngang quay
máy ngược chiều kim đồng hồ lần lượt ngắm chính xác sào tiêu A đọc số a2,
ngắm sào tiêu C đọc số c2, ngắm sào tiêu B đọc số b2, ngắm lại sào tiêu A đọc
số đọc a’2. đến đây kết thúc nửa vòng đo đảo kính.
Cả 2 nửa vòng đo kết thúc thành một vòng đo.
Thường một trạm máy cố nhiều vòng đo, số đọc khởi đầu trên vòng độ
ngang ở mỗi vòng đo tính theo công thức sau:
180
βi = (i − 1) + l
n
VI.2.2. Ghi sổ và tính toán theo mẫu bảng sau
Mẫu sổ đo góc theo phương pháp toàn vòng:

Tên máy Bắt đầu Kết thúc


Thời tiết Người đo
Ngày đo Người ghi sổ
Bảng 3-2:

http://www.ebook.edu.vn 49
Bảng 3-2:
Vòng Mụ 2C = Trị số hướng Trị số quy Bình quân trị
TR Số đọc bàn
đo ctti TR-PH
(TR+PH±180)/2 Về số hướng sơ đồ
PH độ ngang
thứ êu ±1800 0000’00’’ hướng
1 2 3 4 5 6 7 8
0 ’ ’’ 0 ’ ’’
TR 0 15 42 0 15 30
A PH 180015’54’’ -12 ’’ 0
0 15 48 ’ ’’
0000’00’’ 0.0.00

1 B TR 62009’18’’
PH 242009’00’’ +18’’ 62009’09’’ 61053’39’’ 61.53.36

C TR 145050’30’’
PH 323050’48’’ -18’’ 145050’39’’ 145035’09’ 145.34.57
A
A TR 0015’06’’
PH 180015’18’’ +12’’ 0015’12’’ 61.53.36
O B
0 ’ ’’
A TR 45 27 24 83.41.21
PH 225027’54’’ -30’’ 45027’39’’ 45027’30’’
0000’00’’ C
0 ’ ’’
2 B TR 107 21 06
PH 287021’00’’ +06’’ 107.21.03
61053’33’’
C TR 191002’24’’
PH 11002’06’’ +18’’ 191.02.15
145.34.45
0 ’ ’’
A TR 45 27 30
PH 225027’12’’ +18’’ 45.27.21

Ghi chú: Cột 6 dấu (+) khi PH < 1800


Cột 6 dấu (-) khi PH > 1800
VI.3. Một số quy định khi đo góc nằm ngang
- Chọn hướng khởi đầu rõ nhất và có chiều dài gần bằng chiêù dài trung
bình của các cạnh tại trạm đo.
- Trong mỗi nửa vòng đo chỉ được quay máy một chiều.
- Trong 1 vòng đo không được cân bằng máy lại bọt nước dài trên bàn độ
ngang không được lệch quá một phân khoảng.
- Trước khi ghi số vào sổ phải nhắc lại cho người đọc số nghe để kiểm tra

http://www.ebook.edu.vn 50
tránh nghe nhầm, ghi nhầm.
- Số ghi sạch sẽ, gọn gàng, trung thực.
- Không được ghi vào nháp rồi chép lại vào sổ.
- Nếu ghi nhầm hoặc tính sai phần độ phút giây chẵn thì ghạch bỏ, ghi số
đúng lên trên. Nếu đọc nhầm hoặc ghi nhầm số phút lẻ và giây thì phải đo lại
hướng đó.

VII. ĐO GÓC PHƯƠNG VỊ TỪ BẰNG ĐỊA BÀN GẮN TRÊN MÁY KINH VĨ

Địa bàn gắn trên máy kinh vĩ có dạng hình chữ nhật như hình vẽ (3-17).
Đầu Bắc và đầu Nam của địa bàn có vạch dấu gọi là vạch chuẩn, khi lắp địa bàn
vào máy, vạch chuẩn song song với hướng ngắm nằm ngang của máy kinh vĩ.
Giả sử cần đo góc phương vị từ của hai cạnh AB ta làm như sau:
- Cắm sào tiêu thẳng đứng ở B. B
Vạch chuẩn
- Đặt máy kinh vĩ ở A.
Sau khi dọi điểm và cân bằng máy, lắp địa
bàn hình chữ nhật vào máy, mở ốc hãm kim nam
châm, quay bàn độ sao cho kim nam châm trùng Ốc nối vào máy
với hướng vạch chuẩn Bắc Nam, đợi khi kim nam
châm dừng ta đọc số trên bàn độ ngang của máy
Vạch chuẩn
kinh vĩ là 01, sau đó hướng ống kính ngắm chính
xác sào tiêu B đọc số bàn độ ngang là 02. Góc N
phương vị từ cạnh AB là : Hình 3-17

AABtừ = 02 - 01
Khi đo nhiều lần ta phải thay đổi số đọc khởi đầu trên bàn độ ngang ở
hướng Bắc.

VIII. ĐO GÓC ĐỨNG

Bàn độ đứng về nguyên lý cấu tạo giống như bàn độ ngang, chỉ khác ở một
số điểm sau:
- Bàn độ đứng và ống kính tạo thành một khối, khi quay ống kính bàn độ
đứng quay theo. Du xích của bàn độ đứng và ống thuỷ dài trên đó tạo thành một
khối, khi vặn ốc vi động du xích thì du xích di động, bọt ống thuỷ dài trên đó
cũng di động
- Số ghi trên bàn độ đứng theo nhiều dạng.
+ Ghi số liên tục từ 0 - 3600 theo chiều thuận hay chiều ngược kim đồng
hồ (hình 3-18 a, b)
http://www.ebook.edu.vn 51
+ Ghi số theo kiểu đối xứng qua vành độ (hình 3-18c)
- Đường nối 0 - 1800 hình 3-18a, 90 - 270 hình 3-18b, 0 - 0 hình 3-18c gọi
là đường kính gốc của bàn độ đứng.
- Đường nối 0 - 0 trên du xích gọi là đường chỉ tiêu.

Do cấu tạo bàn độ đứng và du xích nên điều kiện bàn độ đứng phải thoả mãn
là:
Khi trục ngắm ở vị trí nằm ngang bọt ống thuỷ dài trên bàn độ đứng ở vị trí
trung tâm thì đường chỉ tiêu trùng với đường kính gốc.
+ Nếu ta gọi số đọc ban đầu trên bàn độ đứng khi thoả mãn điều kiện trên
là MOLT thì theo lý thuyết MOLT bằng 00 hoặc bằng 900. Nhưng thực tế điều
kiện này không thoả mãn sẽ sinh ra sai số chỉ tiêu, tức là MO thực tế không
trùng với MOLT
Tác dụng của MO là để tính góc đúng, nếu MO khác MOLT quá lớn ta phải hiệu
chỉnh.
VIII.2. Công thức tính số đọc ban đầu MO và góc đứng V
Do đặc điểm cấu tạo bàn độ đứng nên tuỳ theo cách ghi số trên bàn độ
đứng mà ta có công thức tính số đọc ban đầu MO và góc V khác nhau
Ví dụ: Cách tính MO và góc V đối với trường hợp khắc vạch kiểu
hình (3-18a). Thuận chiều kim đồng hồ như trường hợp 1 được chứng minh như
sau:
VIII.2.1. Trường hợp bàn độ đứng có đường kính gốc 00 - 1800
Khi bàn độ đứng ở bên trái ống kính ta đọc được số đọc là TR theo
hình (3-19a) ta có công thức tính góc đứng V là:
V = TR - MO (a)
Khi bàn độ đứng ở bên phải ống kính cũng ngắm mục tiêu ở vị trí trái ta
được số đọc PH, ta có công thức tính góc V là:
V = 1800 - PH + MO (b)

http://www.ebook.edu.vn 52
Cộng hai công thức (a) và (b) lại ta được :
TR − PH + 180
V =
2
Đem công thứ (a) - (b) ta được

TR + PH − 180
MO =
2

Và tương tự như vậy người ta đã chứng minh được công thức tính V và
MO của một số loại máy theo các kiểu khắc vạch như sau:
VIII.2.2. Trường hợp bàn độ đứng có đường kính gốc (0 - 0)
VIII.2.2.1. Máy 3T5Kπ
TR + PH
V = TR − MO = PH + MO =
2
Trong đó:
TR + PH
MO =
2
VIII.2.2.2. Máy T30M
TR + PH
V = TR − MO = MO − PH =
2
TR + PH
MO =
2
VIII.2.3. Trường hợp bàn độ đứng có đường kính gốc ( 90 - 270)
- Máy DT6; 3T5Kπ
TR + PH − 180
MO =
2

PH − TR − 180 0
V = MO − TR = PH − MO − 180 = 0
http://www.ebook.edu.vn 53
2
Ví dụ: Số đọc ở hai vị trí bàn độ đứng của máy 3T5KΠ khi bắt mục tiêu đo
góc đứng là :
TR = 11049’00’’; PH = 11049’30’’ (đường kính gốc 0 - 0 )
Hãy tính MO và V?
TR − PH 11 .49 .00 − 11 .49 .30
MO = = = − 15"
2 2

TR + PH 11.49.00 + 11.49.30
V = = = 110 49'15"
2 2
V = TR - PH = 11049’00’’ - (-15’’) = 11049’15’’
V = TR + PH = 11049’00’’ + (-15’’) = 11049’15’’
VIII.3. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai số chỉ tiêu
(MO phải gần bằng MOLT )
VIII.1. Cách kiểm nghiệm
Đặt máy chắc chắn cân bằng máy, để máy ở vị trí bàn bàn độ đứng bên trái
ống kính (TR) hướng giao điểm dây chữ thập ngắm điểm M nào đó cách máy 30
- 50m; cân bằng bọt ống thuỷ trên bàn độ đứng rồi đọc số trên bàn độ đứng là
TR
Đảo kính, ngắm điểm M như trên, cân bằng bọt nước dài trên bàn độ đứng
đọc số trên bàn độ đứng trên bàn độ đứng là PH.
Sau đó ta tính MO (theo từng loại máy) nếu chênh lệch MOTT và MOLT
không vượt quá 2t (t là số đọc nhỏ nhất trên máy) hoặc không vượt quá sai số
quy định trong quy phạm là được, nếu vượt quá ta phải hiệu chỉnh.
VII.3.2. Hiệu chỉnh
+ Vặn ốc vi động ống kính để đưa số đọc trên bàn độ đứng về MO tính
được lúc này ống kính nằm ngang.
+ Vặn ốc vi động du xích để dược số đọc bàn độ đứng vè MOLT , lúc này
bọt ống thuỷ trên bàn độ đứng bị lệch.
+ Dùng tăm que sắt quay ốc hiệu chỉnh riêng của ống thuỷ bàn độ đứng để
đưa bọt ống thuỷ về vị trí giữa ống, làm vài lần như vậy đến khi đạt yêu cầu thì
thôi.
VIII.4. Đo góc đứng
Việc đo góc đứng được sử dụng dây chỉ ngang của lưới chữ thập trong ống
kính để bắt mục tiêu, tại mỗi trạm máy đo góc đứng về 1 hướng được tiến hành như
sau:

http://www.ebook.edu.vn 54
VIII.4.1.Thao tác đo
Giả sử cần đo góc đứng từ trạm máy A về hướng B ta đặt máy kinh vĩ ở A
dựng sào tiêu ở B sau khi định tâm máy và cân bằng máy ta thao tác như sau :
Bước 1: Thuận kính (TR)
Ảnh
Hướng ống kính ngắm sào tiêu B, dùng ốc vi
sào tiêu
động bàn độ ngang, đưa dây chỉ đứng trùng tâm mục
tiêu, dùng ốc vi động đứng đưa dây chỉ ngang trùng
đỉnh mục tiêu hình 3-19, cân bằng bọt ống thuỷ trên bàn
độ đứng, đọc số trên bàn độ đứng là TR.
Bước 2: Đảo kính ( PH ) Hình 3-19
Đảo kính ta thao tác ngắm mục tiêu B và đọc số như trên, ta được số đọc
trên bàn độ đứng là PH.
Các thao tác thuận kính và đảo kính được 1 vòng đo, tại mỗi trạm đo số lần
đo góc đứng với từng cấp khống chế được quy định trong quy phạm.
VIII.4.2. Ghi sổ tính toán theo mẫu dưới đây
Trạm đo Loại cột tiêu Ngày đo
Thời tiết Chiều cao máy Bắt đầu kết thúc
Người đo Tên máy Người ghi sổ
Điểm Số đọc bàn độ đứng
ngắm Ghi
TR PH MO V
........... chú
0 ‘ ‘’ 0 ‘ ‘’
Nơi ngắm “tb “tb
Điểm B 87.06.59 59 272.53.34 34 90.00.1 +2.53.1 Vòng
............ 59 35 7 8 1
Đỉnh 87.06.49 50 272.53.44 45
tiêu 51 46 91.00.1 +2.53.2 Vòng
7 7 2
Tbình
2.53.22
TR + PH − 180 78.06.59 + 272 .53.34 − 180
MO = = = 90.00.16
2 2

V = MO - TR = 90.00.16 - 87.06.59 = + 2. 53.17


= PH - 180 - MO = 272.53.34 - 180 - 90.00.16 = +2.53.17

TR − PH −180 271.53.34 − 87.06.59 −180


= = = +2.53.17,5
2 2
http://www.ebook.edu.vn 55
http://www.ebook.edu.vn 56
Chương 4
ĐO KHOẢNG CÁCH

I. DÓNG HƯỚNG ĐƯỜNG THẲNG


Khi khoảng cách đo dài hơn chiều dài thước ta phải tiến hành xác định
thêm một số điểm phụ trên hướng đường thẳng đó sao cho độ dài giữa 2 điểm
trạm phụ kế tiếp nhau ngắn hơn chiều dài của thước một chút, việc xác định vị
trí các điểm trạm phụ đó người ta gọi là dóng hướng đường thẳng, tuỳ theo yêu
cầu độ chính xác mà người ta dóng hướng đường thẳng bằng mắt thường hay
bằng máy kimh vĩ
I.1. Dóng hướng đường thẳng bằng mắt thường
I.1.1. Trường hợp địa hình tương đối bằng phẳng
Giả sử dóng hướng đường thẳng giữa 2 điểm
A vả B ta làm như sau hình 4-1: tại A và B ta dựng
2 sào tiêu thẳng đứng người thứ nhất đứng cách sào
A 1 2 3 4 B
tiêu A từ 2 đến 3m điều khiển người thứ hai lần
lượt cắm sào tiêu tại các điểm trạm phụ 1,2,3 sao Hình 4-1
cho sào tiêu tại mỗi điểm này che lấp sào tiêu ở B.
Như vậy ta được các điểm phụ nằm trên đường thẳng AB.
I.1.2. Dóng hướng qua gò đồi
Giả sử điểm A và B nằm ở hai bên đồi không nhìn thấy nhau, cần xác định
2 điểm C và D cùng thẳng hàng với A và B ta làm như sau: (hình 4-2)
Tại A và B dựng 2 sào tiêu thẳng đứng, một
người cầm sào tiêu dựng ở C1, nhìn thấy tiêu A và D
C
B đồng thời điều khiển người thứ hai dựng sào tiêu
ở D1 sao cho D1 thẳng hàng với C1B , đồng thời A C2 D2
D1 nhìn thấy tiêu A và B. Người cầm sào tiêu D1 C1 D1 B
điều khiển C1 chuyển lên C2 sao cho C2 thẳng hàng Hình 4-2
với AD1và C2 nhìn thấy B người cầm sào tiêu C2
điều khiển sào tiêu D1 tới D2 sao cho D2 thẳng hàng với C2 B và D2 nhìn thấy A,
cứ như vậy đến khi ACD thẳng hàng và BDC thẳng hàng, như vậy ta được 4
điểm A,B C, D thẳng hàng.
I.1.3 Trường hợp qua thung lũng
Cắm sào tiêu ở A và B (hình 4-3): Dùng mắt A
B
điều khiển tiêu 1 thẳng hàng với AB, dựa vào 4 1
hướng B - 1 để cắm tiêu 2 thẳng hàng với B - 1, tiếp 3 2
tục cắm theo chiều mũi tên cuối cùng được điểm 3, Hình 4-3
http://www.ebook.edu.vn 57
4.
I.1.4. Trường hợp qua chướng ngại vật
Giả sử cần dóng hướng qua A và B, giữa A và B có ngôi nhà ta làm như sau:
(hình 4-4) B
Chọn hướng phụ Ax, trên Ax chọn các điểm F’

E,F,b và dựng bB vuông góc với Ax, đo chiều dài E ’


’ ’
Ab, Bb, AE, AF tính EE , FF như sau: A X
Bb Bb E F b
EE’ = . AE ; FF ' = . AF
Ab Ab Hình 4-4

Từ E và F theo hướng song song với Bb dựng


các đoạn EE’, FF’bằng các giá trị tính được ở trên ta được E’, F’ nằm trên AB.
I.2. Dóng hướng đường thẳng bằng máy
I.2.1. Trường hợp 2 điểm nhìn thấy nhau.
Giả sử cần dóng hướng từ A đến B ta làm như
sau (hình4-5):
Đặt máy tại A, định tâm máy, cân bằng máy
2 3 B
song, hướng ống kính ngắm chính xác tiêu B rồi A 1
khoá bàn độ ngang và du xích lại điều khiển người
dựng mia tại điểm phụ 1, xê dịch bên trái hoặc bên Hình 4-5
phải sao cho sào tiêu 1 trùng với dây chỉ đứng, tương tự như vậy dóng hướng
các điểm trạm phụ 2, 3, 4...
I.2.2. Trường hợp hai điểm không nhìn thấy nhau
Giả sử có 2 điểm A, B nằm hai bên sườn đồi không nhìn thấy nhau ta dóng
hướng như sau (hình 4-6):
Dựng 2 sào tiêu ở A và B, chọn điểm C1 gần
trùng hướng BA sao cho C1 nhìn thấy cả A và B. C
Đặt máy tại C1, cân bằng máy, quay máy ngắm tiêu C1
A không cho máy chuyển động ngang, đảo kính C2
A B
ngắm về B, nếu tiêu B lệch khỏi dây chỉ đứng ta
cần xem xét để xê dịch máy sang phải hay sang trái Hình 4-6
cho phù hợp. Chuyển máy sang C2 ta làm tương tự
như C1, cho đến khi nào C ngắm chính xác về A rồi đảo kính ngắn thấy tiêu B
trùng dây chỉ đứng là được, dựa vào dây dọi đóng cọc đánh đấu điểm C, như vậy
ta được ACB thẳng hàng.

http://www.ebook.edu.vn 58
II. ĐO KHOẢNG CÁCH BẰNG THƯỚC THÉP

II.1. Kiểm ngiệm thước thép


Kiểm nghiệm thước thép là so sánh thước thép dùng để đo với chiều dài
tiêu chuẩn hoặc thước đã được kiểm nghệm chính xác.
Để so sánh thước đo với thước đã được kiểm nghiệm ta làm như sau:
Tại nơi đất bằng phẳng ta đặt 2 thước song song với nhau và kéo cùng một
lực kéo để xác định độ chênh lệch giữa 2 thước.
Gọi chiều dài thước đo là l1, chiều dài thước đã
l1
kiểm nghiệm là l2.
l2
Ta tính độ lệch là Δlk = l1- l2 (4-1)
Δlk mang dấu (+) nếu l1 > l2
Δlk mang dấu (-) nếu l1 < l2
Nếu đoạn thẳng có n lần đặt thước thì cả đoạn mắc phải sai số là nΔlk
Ví dụ: Ta có Δlk= +5mm (sai số này là sai số hệ thống) dùng thước thép
20m đo trên toàn bộ đoạn thẳng được 484,28m thì nΔlk là:

484 , 28
Δlk = .5 = 120 mm
20
Chiều dài đoạn thẳng đã được hiệu chỉnh là : 484,28m + 0,12m = 484,40m
II.2. Đo khoảng cách bằng thước thép có độ chính xác trung bình (độ
chính xác từ 1: 2000 trở xuống)
II.2.1. Dụng cụ đo
- Thước thép thông thường làm bằng thép bản mỏng, dày từ
0,2-0,3mm, rộng từ 0,8-1cm, dài có loại 20m, 30m, 50m, trên 2 mặt của
thước có khắc vạch nhỏ nhất là 1 cm, ghi số đến cm, dm, m.
- Que sắt: Là dụng cụ để đánh dấu vị trí đầu và vị trí cuối thước
khi đo, que sắt thường làm bằng thép Φ6, đầu trên uốn vòng tròn,
đầu kia nhọn để dễ cắm xuống đất, dài từ 30 - 40cm (hình 4-7). Mỗi
bộ que sắt thường có 6 hoặc 11 que. Hình 4-7

II.2.2. Phương pháp đo và tính toán


II.2.2.1. Đo ở vùng tương đối bằng phẳng
- Giả sử cần đo khoảng cách từ A đến B để tiến
hành đo ta cần có 2 người, 2 sào tiêu 1 thước thép,
1bộ que sắt, bút, sổ sách. A 1 2 3 4 B
- Ta tiến hành như sau (hình 4-8):
Hình 4-8
Cắm sào tiêu ở A và B, người đi sau cầm đầu
http://www.ebook.edu.vn 59
thước ghi vạch 0 và 1 que sắt, người đi trước cầm đầu cuối của thước và 1 bộ
que sắt tiến về phía B theo sự điều khiển của người đi sau để đặt thước đúng
hướng đo, khi người đi sau hô dừng lại người đi trước kéo căng thước, người đi
sau để vạch 0 của thước trùng với vạch A và điều khiển người đi trước xê dịch
sang trái hay sang phải để dóng hướng, que sắt phải cắt ở vạch cuối cùng của
thước. Sau khi người đi trước hô “xong” người đi sau nhổ que sắt, người đi
trước để que sắt đó lại và tiếp tục kéo thước về B, cứ tiếp tục như vậy đo tiếp về
B.
Nếu đo đến khi người đi trước không còn que sắt nào thì người đi sau trao
bộ que sắt cho người đi trước và ghi vào sổ số lần trao que rồi tiếp tục đo như
trên.
Đến đoạn cuối cùng có độ dài ngắn hơn độ dài thước thì căn cứ vào điểm B
cắt thước ở đâu ta đọc đoạn lẻ tại đó.
Sau khi đo xong ta dựa vào chiều dài của thước số lần trao que, số que trên
tay người đi sau, chiều dài đoạn lẻ để tính khoảng cách cần đo.
Ví dụ: Trong sổ ghi một lần trao que trên tay người đi sau có 3 que, đoạn
lẻ cuối cùng 23,84m, bộ que có 6 cái, thước dài 30m, thì khoảng cách đo được
là:
(30 . 5) + (30 . 3) + 23,84 = 263,84m
Để nâng cao độ chính xác ta tiến hành đo đi và đo về.
II.2.2.1. Đo khoảng cách vùng đất dốc B
D
Để đo vùng đất dốc trước tiên ta cần phải dóng hướng
V
đường thẳng, sau đó theo 1 trong các phương pháp sau: A S
- Trường hợp đo được góc nghiêng V của đoạn chiều
Hình 4-9
dài nghiêng D (hình 4-9), thì chiều dài nằm ngang S được
tính theo công thức S = D. CosV. (4-2)
- Trường hợp có ống thuỷ dài và dây dọi ta có
thể phân D thành các đoạn nhỏ đặt đầu thước ở
vạch B, đầu cuối của thước có treo quả rọi, ống d2 B
thuỷ dài đặt ở vị trí giữa thước , ta kéo thước nằm d1
ngang đo các đoạn d1, d2..., kết quả đo ghi vào sổ. A
Chiều dài nằm ngang AB là: Hình 4-10
S = ∑d (4-3)
II.3. Đo khoảng cách bằng thước thép chính xác (độ chính xác từ
1:10.000 trở xuống)
II.3.1. Cấu tạo thước thép chính xác
Là loại thước có hệ số giãn nở thấp, vạch khắc nhỏ nhất đến mm.

http://www.ebook.edu.vn 60
- Có loại thước hai đầu khắc cạch đến mm trong khoảng dm (hình 4-11a,b).
- Có loại khắc vạch liên tục mm như (hình 4-11c)

Sau (S) Trước (T)


0 50 100 0 50 100

lt l = 20 m + (T -S)

Hình 4-11a
Sau (S) Trước (T)
100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

l=20m + (T+S)
lt
Hình 4-11b
Sau (S) Trước (T)
0m 10 20 30 40 60 70 80 90 20m

l=T-S
Hình 4-11c

II.3.2. Phương pháp đo và tính toán


II.3.2.1. Công tác chuẩn bị
Giả sử cần đo khoảng cách từ A đến B, trước khi đo ta chuẩn bị như sau:
- Kiểm nghiệm thước thép theo quy định của quy phạm.
- Tại A và B chôn 2 cọc chắc chắn, trên cọc khắc lưới chữ thập có hướng
vuông góc với AB.
- Dùng máy kinh vĩ dóng hướng đường thẳng chính xác đến ±1’, để xác
định cọc phụ 1,2,3,...,n sao cho khoảng cách giữa 2 cọc phụ liên tiếp gần bằng
chiều dài của thước (lớn hơn hoặc nhỏ hơn vài cm) trên các cọc phụ cũng kẻ
vạch chữ thập, đoạn cuối cùng ngắn hơn chiều dài của thước.
Sau đó dùng máy thuỷ chuẩn đo chênh cao đầu cọc theo phương pháp đo
cao hình học phía trước (hình 4-12).
A 1 2 3 4 (n-1) n r B

http://www.ebook.edu.vn
Hình 4-12 61
II.3.2.2. Trình tự đo
Khi đo cần 5 người, 1 người chỉ huy kéo và ghi sổ, 2 người kéo thước, 2
người đọc số. Hai người dùng lực kế kéo thước bằng lực lúc kiểm nghiệm thước
, hai người đọc số chờ lúc thước không giao động theo sự chỉ huy của người ghi
sổ và đọc số tại cùng một thời điểm.
Ví dụ: Người ghi sổ hô chuẩn bị kéo thì 2 người kéo thước và đến khi hô
“đọc số” thì 2 người đọc số cùng đọc và đọc số đến 0,1mm.
Số đọc người đi trước ký hiệu là T.
Số đọc người đi sau ký hiệu là S.
Người ghi sổ và tính ra ngay độ dài giữa các lần đọc số L’ = (T - S).
Trong mỗi đoạn đo xê dịch thước đọc số 3 lần, hiệu (T - S) ≤ 1mm là đạt.
Sau đó đọc nhiệt độ của đoạn đo và ghi vào sổ.Sau khi đo song từ A về B ta đo
ngay từ B về A, các số liệu ghi theo mẫu (bảng 4 -1).
Bảng 4 - 1:
Lần Số đọc trên thước
Đoạn Nhiệt độ T-S Kiểm tra
đọc số T S

1 19,9900 0,0208 19,9692

2 19,9800 0,0105 19,9695


0
A-1 26.5
3 19,9900 0,0203 19,9697

TB 19,9867 0,0172 19,9695 19.9695

II.3.2.3. Tính trị số khoảng cách (chiều dài chính thức)


L = L’ - Δlh + Δlk + Δlt (4-4)
Trong đó: L - là chiều dài nằm ngang.
Δlh - là số hiệu chỉnh do thước bị nghiêng.
L’ = T - S chiều dài nghiêng.
Δlh = 2L’sin2V/2 nếu biết góc đứng điểm đầu và điểm cuối đoạn đo.
Δlh = - h2/2L nếu biết chênh cao h điểm đầu và điểm cuối đoạn đo.
Δlk - số hiệu chỉnh do kiểm nghiệm thước.
Δlt = α.L’(tđo - tkn): Số hiệu chỉnh do nhiệt độ lúc do chênh với nhiệt
độ lúc kiểm nghiệm thước.
α = 0,000012 : Hệ số giãn nở theo nhiệt độ của thước.
tđo - nhiệt độ lúc đo; tkn - nhiệt độ lúc kiểm nghiệm thước.

http://www.ebook.edu.vn 62
II.4. Đánh giá độ chính xác đo khoảng cách bằng thước thép
Đo chiều dài bằng thước thép thường đo ít nhất 2 lần (đo đi, đo về) đo đi có
kết quả là S1 đo về có kết quả là S2. Ta đánh giá độ chính xác theo công thức sai
số tương đối như sau:
ΔS
1 ΔS 1
= = ΔS =
T Stb Stb Stb
ΔS ΔS
1 1
Yêu cầu: ≤ ( ) cp
T T
Trong đó:
S1 + S 1
ΔS = S1 - S 2 ; Stb =
2

2 ;( ) cp quy định trong quy phạm.


T

III. ĐO KHOẢNG CÁCH BẰNG MÁY KINH VĨ CÓ DÂY THỊ CỰ THẲNG


VÀ MIA ĐỨNG

III.1. Nguyên lý đo
III.1.1. Trường hợp tia ngắm ngang (v = 0)
Giả sử cần đo khoảng cách từ A đến B, ta đặt máy tại A dựng mia thẳng
đứng tại B, đưa tia ngắm nằm ngang ngắm mia B.

M
n’ n
F l
P
m
m’
δ f L
N
A
S
B
Hình 4-13
Theo hình vẽ ký hiệu:
L - là khoảng cách từ tiêu điểm trước kính vật tới mia B.
f - là tiêu điểm kính vật.
δ - là khoảng cách từ trục quay của máy đến kính vật.
S - khoảng cách từ trục quay của máy đến mia B.
nm = nm’ = p - là khoảng cách từ dây chỉ ngang trên tới dây chỉ ngang
dưới.
http://www.ebook.edu.vn 63
MN = l - là khoảng cách chắn trên mia từ dây chỉ ngang trên đến dây chỉ
ngang dưới.
Theo hình vẽ ta có: S=L+f+δ (4-5)
L f f
ΔmnF đồng dạng ΔMNF nên: = ; L = .l (4-6)
l p p

f
Từ (4-5) và (4-6) ta có: S= .l + f + δ (4-7)
p

Đặt f/p = K gọi là hằng số nhân của máy. Các máy đo đạc hiện nay khi thiết kế
chế tạo người ta lắp hệ thống lăng kính và thấu kính sao cho q = 0 nên ta có:
S = K. l (4-8)
Nếu gọi n là số cm từ M đến N ta có:
S = K. n (4-9)
nếu K = 100 thì: S = 100 x l (4-10)
hay: S = 100.n (4-11)
III.1.2. Trường hợp tia ngắm nghiêng (V ≠ 0)
M
M’
l/2
l’/2
S’
N N’
J V
B
S

A
Hình 4-14
Trường hợp này chiều dài từ máy đến mia là chiều dài nghiêng S’ do đó ta
phải đo thêm góc đứng V (hình 4-14 ) ta tưởng tượng có 1 mia dựng tại B vuông
góc với tia ngắm IJ taị I , dây trên dây dưới cắt mia tưởng tượng tại M’ và N’
đoạn M’N’ = l’ và cắt mia B tại M và N đoạn MN = l, ta có:
IJ = Kl’ (4-12)
Tam giác M MI vuông tại M vì khoảng cách AB xa nên ta coi MM’ và NN’
’ ’

song song với nhau và song song với IJ ta có :


l' l
= cosV ; l ' = 1. cosV (4-13)
2 2
Thay (4-13) vào (4-12) ta có IJ = Kl. cosV
Mặt khác ta có: S = IJ. cosV → S = Klcos2V
http://www.ebook.edu.vn 64
Nếu ta ký hiệu S’ = Kl thì cuối cùng ta có công thức tính chiều dài nằm ngang:
S = S’. cos2V (4-14)
III.2. Mia đo khoảng cách
III.2.1. Cấu tạo
Mia đo chiều dài được làm bằng gỗ tốt hay kim loại dài 2m, 3m, 4m, rộng
từ 8 - 10cm, dày từ 2 - 3cm hai đầu bọc sắt chống mòn. Mặt mia sơn trắng, khắc
vạch đến cm, ghi số hàng m và dm, cứ 5 vạch người ta nối với nhau thành hình
chữ E (hình 4-15). Chữ số hàng m và cm có thể ghi ngược hoặc xuôi.
III.2.2. Cách đọc số
Căn cứ dây chỉ trên , dây chỉ dưới cắt mia ở đâu ta dọc số ở đó, đọc đủ 4 số
theo chiếu tăng ghi số.
Số m và dm đọc nơi dây chỉ ngang cắt mia.
Số cm đọc nhẩm từ vạch m và dm vừa đọc dến Dây chỉ 2966
trên
gần dây chỉ ngang cần đọc. 29
Số mm ước lượng bằng mắt chính xác đến
1/10cm từ vạch cm vừa đọc đến dây chỉ ngang.
28
Ví dụ: hình 4-15.
Dây chỉ dưới 0116 (đọc là “không một một sáu”)
Dây chỉ trên 2866 (đọc là “hai tám sáu sáu”)
Nếu V = 0 thì khoảng cách từ máy đến mia theo
số đọc trên là: Dây chỉ 0116
01
S = Kl = 100 (dây trên - dây dưới) dưới
= 100 (2866 - 0116) = 275000 mm = 275m.
00
III.3. Phương pháp đo khoảng cách
Hình 4-15
III.3.1. Trường hợp địa hình bằng phẳng
Giả sử cần đo khoảng cách từ A đến B tại nơi bằng phẳng ta làm như sau:
Dựng mia thẳng đứng ở B đặt máy ở A sau khi định tâm máy và cân bằng
máy, hướng ống kính ngắm điểm B, điều chỉnh cho ống kính về vị trí nằm
ngang (v = 0) rồi đọc số trên mia theo 3 dây chỉ ngang.
Ví dụ máy có K = 100, số đọc trên 3 dây chỉ ngang trên, giữa, dưới là :
2975; 2795; 2615; máy ảnh thuận.
Ta có S = K.l = 100 (dây trên - dây dưới) = 36m.
Dùng dây giữa kết hợp với trên và dây dưới để kiểm tra.
S = 200 (dây giữa - dây dưới) = 200 (dây trên - dây giữa) = 36m.
III.2.2. Trường hợp địa hình dốc
Giả sử cần đo khoảng cách từ A đến B nơi địa hình dốc ta làm như sau:
http://www.ebook.edu.vn 65
Dựng mia thẳng đứng ở B, đặt máy ở A sau khi định tâm máy và cân bằng
máy hướng ống kính ngắm mia B, đọc số dây chỉ trên dây chỉ dưới dây chỉ giữa,
đưa bọt ống thuỷ về vị trí trung tâm rồi đọc số trên bàn độ đứng về vị trí trung
tâm và đọc số trên bàn dộ đứng là TR.
Đảo kính quay máy ngắm mia B để số đọc dây chỉ giữa trùng với số dây
chỉ giữa lần đo trái, đưa bọt ống thuỷ về vị trí giữa ống rồi đọc số trên bàn độ
đứng là phải PH.
Giả sử dùng máy 3T5Kπ (ảnh thuận) máy có K = 100; số đọc theo các thao
tác trên khi đo chiều dài nghiêng là:
dây dưới : 1000 TR = - 7044’36’’
dây giữa : 1882 PH = -7044’48’’ → V = -7044’42’’
dây trên : 2764
Chiều dài nghiêng từ máy đến mia là:
S’ = k.l = 100 (dây trên - dây dưới) = 176,4m
Chiều dài nằm ngang từ máy tới mia là:
S = S’. cos2V = 173,2m
III. 4. Độ chính xác
Người ta chứng minh được rằng độ chính xác của phương pháp này thông
thường là : 1 = 1 và giá trị này được quy định sai số cho phép trong đo đạc
T 300
1 1
( ) CP =
T 300

Ví dụ: Chiều dài AB đo có đạt yêu cầu không nếu đo bằng máy kinh vĩ có
dây thị cự thẳng mia đứng, có kết quả đo đi 112,4m; đo về được 112,7m.
1 ΔS 0,3 1 1
= = = < đo đạt yêu cầu
T Stb 112,6 370 300
III.5. Kiểm nghiệm hằng số nhân của máy
Trước khi sử dụng máy phải
được kiểm nghiệm kằng số nhân K n4 n5
n2 n3
của máy vì nếu hằng số K không bằng n1
K khi chế tạo thì khi tính chiều dài
4 B
vẫn lấy hằng số K của máy sẽ dẫn đến 1 2 3
A S1
kết quả đo chiều dài không chính xác. S2
S3
III.5.1. Cách kiểm nghiệm
S4
Trên bãi dất bằng phẳng dùng S
thước thép chính xác đo độ dài các Hình 4-16
http://www.ebook.edu.vn 66
đoạn thẳng S1 , S2, S3, S4... với độ chính xác 1: 5000, khoảng cách đoạn này
20-30m
Đặt máy kinh vĩ tại A lần lượt ngắm mia ở 1, 2, 3, 4,... đọc số dây dưới, dây
trên.
Nếu gọi n1, n2, n3... là số cm từ dây dưới đến dây trên mỗi mia thì.
S1 S2
K1 = ; K2 = ....
n1 n2

Sau đó tính KTB so sánh với K cho trước của máy nếu bằng nhau hoặc nhỏ
hơn sai số cho phép thì lấy K cho trước để tính, nếu sai ta phải hiệu chỉnh.
III.5.2. Cách hiệu chỉnh
- Lập bảng tính số hiệu chỉnh cho kết quả của từng khoảng cách đo.
- Đưa vào xưởng để sửa chữa.

IV. NGUYÊN LÝ ĐO XA ĐIỆN TỬ

Hiện nay trong trắc địa đã chế tạo và sử dụng loại máy đo xa điện
tử dựa trên nguyên lý sóng điện tử để đo khoảng cách.
Có 3 loại máy đo xa điện tử là máy đo xa loại xung, loại tần số và loại pha.
trong đó loại máy đo xa điện tử loại pha có tần số cố định được sử dụng nhiều
hơn.
Nguyên lý đo khoảng cách bằng máy đo xa điện tử (dùng sóng ánh sáng và
sóng rađiô cực ngắn ) là dựa vào mối quan hệ giữa khoảng cách cần đo với giá
trị pha tức thời ϕ của sóng điện tử truyền trên khoảng cách đó. (hình 4-17)
Giả sử bộ phát tín hiệu ở A đầu đường đo, tại thời điểm phát di sóng điện
từ điều hoà với vận tốc V và có phường trình:

e = Ecos (ωt + ϕ0 ) (4-15)

Phát tín hiệu


Bộ đo pha ψ Phản xạ
Thu tín hiệu tín hiệu
Phản xạ

D
A B

Hình 4-17

Trong đó: E là biên độ, ω = 2πf tần số góc; ϕ0 pha ban đầu, nghĩa là với
http://www.ebook.edu.vn 67
giá trị pha tức thời là:
ϕ1 = (ωt + ϕ0) (4-16)
Đến điểm B cuối đường đo sóng được bộ phản xạ đưa trở lại bộ thu tín hiệu
và bộ đo pha của máy đo xa lúc này giá trị tức thời là:

ϕ2 = ω (t +2D/V ) + ϕ0 (4-17)
Bộ đo pha sẽ đo được hiệu pha giữa 2 thời điểm là:

ψ = ϕ2 - ϕ1 = ω. 2D/V = 2πf.2D/V (4-18)

từ đây ta có:

D = ψ/2π.V/2f (4-19)
Vậy nếu biết tốc độ truyền sóng V, tần số f của sóng và đo được biên pha ψ
sẽ xác định được khoảng cách D. Nhưng giá trị ψ là bất kỳ, nó có thể nhỏ hơn
hoặc lớn hơn 2π. Mặt khác bộ đo pha của máy chỉ đo được giá trị hiệu pha từ 0
đến 2π, để biểu thị ψ cho mọi trường hợp thì:
ψ = ψ’ + Δψ (4-20 )
Trong đó ψ’ là giá trị hiệu pha đúng bằng số lần nguyên lần 2π (số nguyên
lần là N thì có N.2π) còn Δψ < 2π là giá trị hiệu pha trong giới hạn 1 chu kỳ đo
được trên bộ đo pha.
Thay ( 4-20 ) vào ( 4-19 ) ta có:
Ψ ' ΔΨ V
D =〈 + 〉.
2π 2π 2 f
hay biểu thị dưới dạng:

λ ΔΨ λ
D=N + . (4-21)
2 2π 2
Trong đó :
N - là một số nguyên dương hoặc bằng 0.
λ = V/f bước sóng của tín hiệu truyền đo.
Số nguyên N không đếm được mà phải dựa vào bài toán giải đa trị nhờ các
số liệu đã biết như: V, f, Δψ và giá trị gần đúng D, công thức cuối cùng tính
khoảng cách ngang đo xa bằng máy đo xa điện tử loại pha khi đưa hằng số cộng
K của máy và các sai số là:

λ ΔΨ λ
D=N + . + K + δV + δ + δ ΔΨ + δ qt + δ cq + δ H
2π 2
f
2
http://www.ebook.edu.vn 68
(4-22)

Trong đó: K là hằng số của máy.


δf sai số xác định tầng số.
δV sai số tốc độ truyền sóng.
δΔψ sai số đo pha.
δqt sai số quy tâm.
δcq sai số do triết quang.
δH sai số chuyển khoảng cách đo về mặt phẳng Gauss-Krughe.

http://www.ebook.edu.vn 69
Chương 5
ĐO CHÊNH CAO

I. KHÁI NIỆM CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO CHÊNH CAO

Đo chênh cao là một dạng của công tác trắc địa nhằm xác định hiệu số độ
cao các điểm trên mặt đất hoặc xác định độ cao của các điểm đó so với mặt
phẳng được chọn làm gốc.
I.1. Giới thiệu các phương pháp đo chênh cao
Dựa vào nguyên lý trong hình học và vật lý ta có các phương pháp đo chênh
cao sau:
- Phương pháp đo cao hình học (đo thuỷ chuẩn) là xác định chênh cao giữa
2 điểm nhờ tia ngắm nằm ngang của máy thuỷ chuẩn.
- Phương pháp đo cao lượng giác là xác định chênh cao giữa 2 điểm dựa
vào mối tương quan lượng giác trong tam giác tạo bởi tia ngắm nghiêng, khoảng
cách ngang giữa hai điểm và phương dây dọi đi qua điểm cần xác định độ cao.
- Phương pháp đo cao áp kế là dựa vào nguyên tắc về sự thay đổi của áp
suất khí quyển theo độ cao.
- Phương pháp đo cao thuỷ tĩnh là dựa vào nguyên tắc bình thông nhau khi
có chất lỏng trong bình.
- Phương pháp đo cao rađiô có nguyên lý giống nguyên lý đo khoảng cách
bằng sóng điện từ, máy đo cao radiô được đặt trên máy bay.
- Phương pháp đo cao tự động.
- Theo nguyên lý hoạt động của con lắc máy được đặt trên ô tô.
- Dựa vào ngành điện tử tin học.
I.2. Nguyên lý đo cao hình học
Dựa vào tia ngắm nằm ngang của máy thuỷ chuẩn, ứng với số đọc trên mia
tại các điểm đó để xác định chênh cao giữa các điểm, nguyên lý do cao hình học
phân làm hai trường hợp sau:
I.2.1. Đo cao hình học phía trước lAB
Ở đây để đơn giản ta tạm coi mặt nước
gốc là mặt phẳng nằm ngang, tia ngắm nằm B hAB
iA
ngang của máy thuỷ chuẩn song song với A
mặt nước gốc, trục đứng của máy và mia
dựng vuông góc với mặt nước gốc. HA HB
Giả sử cần xác định chênh cao giữa 2 Mặt nước gốc
điểm A và B ta đặt máy thuỷ chuẩn tại A, cân
bằng máy đo chiều cao máy là iA. Tại B dựng Hình 5-1
http://www.ebook.edu.vn 70
mia thẳng đứng hướng ống kính ngắm mia B, đưa bọt ống thuỷ dài vào vị trí giữa
ống, dựa vào dây chỉ ngang giữa đọc số trên mia B là lB, vậy ta có:
hAB = iA - lB (5-1)
Nếu biết độ cao điểm A là HA, ta sẽ xác định được độ cao điểm B:
HB = HA + hAB (5-2)
I.2.2. Đo cao hình học từ giữa
Giả sử cần đo chênh cao giữa 2 điểm A và
B ta đặt mia thẳng đứng ở A và B, máy thuỷ
S T
chuẩn đặt ở giữa A và B, sau khi cân bằng máy B
chính xác, tia ngắm cắt mia A ở S, cắt mia B ở
hAB
T, chênh cao hAB là : A
hAB = S – T (5-3) HB
HA
Nếu A đã biết độ cao thì độ cao điểm B
được tính theo công thức (5-2). Mặt nước gốc
Trường hợp điểm A và B cách xa nhau thì Hình 5-2
ta cần chia thành nhiều đoạn để đo chênh cao
cho từng đoạn, gọi là đo cao hình học theo tuyến (hình 5-3). Các điểm 1, 2,..., n
gọi là các điểm chuyền độ cao. Theo hình 5-3 ta có:
Sn Tn
nB
hn

S2 T2
hAB
S1 T1 2
1 h2
h1
A
Hình 5-3

h1 = S1-T1
h2 = S2-T2
...............
hn = Sn-Tn
___________________
n n n
h AB = ∑ hi = ∑ s i − ∑ Ti (5 - 4)
1 1 1

Công thức tính độ cao điểm B là:


HB = HA + hAB = HA + h1 + h2 + ... + hn
http://www.ebook.edu.vn 71
II. MÁY MIA THUỶ CHUẨN

II.1. Cấu tạo máy thuỷ chuẩn


Máy thuỷ chuẩn gồm các bộ phận chính sau:
- Ống kính: Gồm kính vật, kính mắt, kính chữ thập, ốc
điều quang.
- Ống thuỷ: Gồm có 2 loại:
+ Ống thuỷ tròn lắp ở thân máy dùng để cân bằng sơ bộ.
+ Ống thuỷ dài được gắn chặt với ống kính dùng để đưa
tia ngắm về vị trí nằm ngang, khi bọt ống thuỷ dài vào vị trí Hình 5-4
chính xác giữa ống thì ảnh của nó trong ống kính có dạng
hình parabôn (hình 5- 4).
- Đế máy là bộ phận nối liền giữa máy và chân máy, đế máy có 3 ốc cân
máy để đưa bọt ốnh thuỷ tròn vào giữa ống.
II.2. Mia thuỷ chuẩn
Mia thuỷ chuẩn làm bằng gỗ tốt, rộng từ 8-10cm dày từ 2 - 2,5cm, dài
3m hoặc 4m. Hai đầu của mia bọc bằng kim loại để chống mòn.
Mia thuỷ chuẩn thường có 2 mặt ghi số,
mặt chính gọi là mặt đen gồm có vạch khắc tô
mầu đen, mặt còn lại gọi là mặt đỏ, gồm các 74 75
29
vạch tô mầu đỏ, nền của hai mia tô mầu trắng, ở
mỗi mặt giá trị khoảng chia nhỏ nhất thường là
73 74
1cm, cứ 5 vạch thì hợp thành chữ E. Mỗi 28
khoảng 10 vạch ghi số đến dm. Một máy thuỷ
chuẩn thường có hai mia gọi là một cặp mia.
Trên mỗi mia người ta ghi số ở mặt đen từ 00
đến 29 (hoặc 39) còn mặt đỏ không bắt đầu từ
00 mà là một số nào đó, chẳng hạn 45 hoặc 46. 46 47

Trị số chênh cao số đọc bắt đầu giữa mặt đen và 01

mặt đỏ của mỗi cặp mia gọi là hằng số K của


mia đó. Số chênh mặt đỏ 1 cặp mia thường là 45 46

1dm, ví dụ cặp 4474, và 4574. 00

Cách đọc số trên mia : trước khi đọc số Mặt đen Mặt đỏ Mặt đỏ
mia A mia B
trên mia cần chú ý để dây chỉ đứng của lưới chữ
thập trùng giữa mia và phải đưa bọt ống thuỷ dài Hình 5-5
về vị trí trung tâm.
Đọc đủ 4 số gồm hàng m, dm, cm, mm theo chiều tăng ghi số tương tự như
đọc mia đo khoảng cách.

http://www.ebook.edu.vn 72
II.3. Đế mia
Đế mia làm bằng kim loại , hình tam giác, ở giữa nhô cao từ 3-5 mm, có 3
chân nhọn tạo thành tam giác để cắm xuống đất. ( hình 5-6 )

Hình 5-6
II.4. Kiểm nghiệm máy thuỷ chuẩn
II.4.1. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh ống thuỷ tròn
Đặt máy lên chân máy chắc chắn, dùng các ốc cân máy đưa bọt nước tròn
về vị trí trung tâm, sau đó quay máy đi các hướng khác nhau mà bọt nước không
bị lệch đi thì điều kiện thoả mãn, nếu lệch dùng tăm sắt điều chỉnh đưa bọt ống
nước tròn về vị trí trung tâm, sau đó kiểm tra lại.
II.4.2. Kiểm nghiệm điều kiện dây chỉ ngang của lưới chữ thập phải nằm
ngang
- Đặt máy lên chân máy chắc chắn, dùng các ốc cân máy cân bằng chính
xác, hướng ống kính ngắm mia dựng thẳng đứng cách xa máy 30-40m ở các vị
trí trái, giữa, phải.

a b
Hình 5-7

Tại mỗi vị trí trước khi đọc số trên mia phải đưa bọt ống thuỷ dài trên ống
kính về vị trí trung tâm, nếu 3 số đọc này bằng nhau thì điều kiện này thoả mãn,
nếu khác nhau (tăng hoặc giảm dần) thì ta phải hiệu chỉnh
- Cách hiệu chỉnh: Vặn lỏng ốc màng dây chữ thập, xoay kính chữ thập để
đưa dây chỉ ngang về vị trí nằm ngang, tức là 3 số đọc ở 3 vị trí phải bằng nhau,
sau đó vặn các ốc lại.
II.4.3. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh điều kiện trục ống thuỷ dài gắn trên
ống kính phải song song với trục ngắm của ống kính (sai số góc i)

http://www.ebook.edu.vn 73
Trên mặt đất đóng 2 cọc A và B cách nhau từ 50 đến 60m.
Theo phương pháp đo cao hình học từ giữa tại trạm máy J1 ta đọc số trên
mia A là a1, mia B là b1 còn x là lượng sai trên mia do điều kiện trên không thoả
mãn, ta có:
hAB = a1 - b1 (a)
Do máy đặt giữa A và B nên lượng sai bị triệt tiêu:
hAB = ( a1 + x ) - ( b1 + x ) = a1 - b1
Trên hướng A, B đặt máy tại j cách B từ 3-5m, sau khi cân bằng máy quay
máy ngắm mia A và mia B đọc số là a2 và b2 .
δx
Δh
i

b2

a2 i i
x x
b1
J2
a1 B
J1 hAB

A S
Hình 5-8

Chú ý: Trước khi đọc số phải dưa bọt nước dài về vị trí trung tâm, ta có:
hAB = ( a2 + Δh ) - ( b2 + δx )
Vì J2 gần B nên δx ≈ o, do đó ta có:
hAB = ( a2 + Δh ) - b2
So sánh (a) và (b) ta có:
a1 - b1 = ( a2 + Δh ) - b2 → Δh = ( a1 - b1) - (a2 - b2 )
nếu ⎮Δh⎮ ≤ 4mm thì coi điều kiện này thoả mãn.
⎮Δh⎮ > 4mm ta hiệu chỉnh như sau.
Tại vị trí máy J2 ta dùng ốc vi động ống thuỷ dài đưa số đọc trên mia A về số
(a2 + Δh) lúc này bọt ống thuỷ dài bị lệch, ta dùng tăm sắt điều chỉnh để đưa bọt
ống nước dài về vị trí giữa ống.
III. ĐO THUỶ CHUẨN KỸ THUẬT

Theo quy định thì đo thuỷ chuẩn kỹ thuật thường được áp dụng phương
http://www.ebook.edu.vn 74
pháp đo cao hình học từ giữa, có thể dùng mia hai mặt số hoặc mia 1 mặt số.
III.1. Phương pháp đo
III.1.1. Thao tác đo với mia 2 mặt số
Giả sử cần xác định độ chênh cao giữa
hai điểm A và B ta thao tác như sau: (S) (T)
Ta gọi mia xuất phát A là mia sau (S) B
mia tiếp theo là mia trước (T), máy thuỷ chuẩn
đặt giữa A và B, sau khi cân bằng máy ta ngắm A Hình 5-9
đọc mia theo thứ tự sau:
- Ngắm mặt đen mia sau đọc số dây chỉ trên, dây chỉ dưới đọc được số đọc
(1) và (2) cân bằng bọt ống thuỷ dài đọc số dây chỉ ngang số đọc (3).
- Quay máy ngắm mặt đen mia trước đọc số dây trên, dây dưới là (4) và (5)
cân bằng bọt ống thuỷ dài đọc số dây chỉ ngang là (6).
- Để nguyên máy, quay mia trước sang mặt đỏ, cân bằng bọt ống thuỷ dài,
đọc số trên mia theo dây chỉ ngang là (7).
- Quay máy ngắm mặt đỏ mia sau, cân bằng bọt ống thuỷ dài và đọc số trên
mia trên dây chỉ ngang là (8).
Trình tự thao tác trên gọi là: “Sau - trước - trước - sau”.
III.1.2. Thao tác với mia một mặt số
Nếu dùng mia một mặt số ta thao tác như sau:
- Quay máy ngắm mia sau đọc số 3 dây chỉ (dưới, trên, giữa).
- Quay máy ngắm mia trước đọc số 3 dây chỉ (dưới, trên, giữa).
Thay đổi chiều cao máy ít nhất là 10 cm, sau khi cân bằng máy chính xác thì:
- Ngắm mia trước dọc số dây chỉ giữa.
- Ngắm mia sau đọc số dây chỉ giữa.
Đo xong mỗi trạm tính toán ngay, nếu đạt yêu cầu thì chuyển sang trạm
khác trường hợp khoảng cách từ A đến B dài thì ta phải phân thành từng đoạn
nhỏ để đo chênh cao từng đoạn sau đó cộng dồn từng đoạn sẽ được chênh cao A
và B
Chú ý: Trước khi đọc số bao giờ cũng phải cân bằng bọt ống thuỷ dài trên
ống kính.

http://www.ebook.edu.vn 75
III.2. Ghi sổ tính toán
Mẫu đo cao hình học kỹ thuật từ giữa và tính toán:
Đo từ mốc Đến mốc
Ngày đo Người đo
Người ghi sổ Hằng số mia: KT = 4473; KS = 4573
Bảng 5-1:

Số đọc trên mia Số đọc dây giữa


Chênh Chênh
Độ cao
Mia sau Mia trước cao cao
Trạm các
dây trên dây trên Mia sau Mia trước TB
đo điểm
dây dưới dây dưới h hTB

(1)2975 (4)0529 (3)2795 (6)0351 +2444


1 (2)2616 (5)0172 (8)7369 (7)4825 +2544 +2444
35,9 35,7 4574 4474

1517 1442 1227 1153 +074


2 0936 0865 5701 5726 -025 +0074
58,1 57,7 4474 4573

(1), (2) - Số đọc dây trên, dây dưới mặt sau mia đen.
(3) - Số đọc dây giữa mia sau mặt đen.
(4) (5) - Số đọc dây trên dây dưới mia trước mặt đen.
(6) - Số đọc dây dưới giữa mia trước mặt đen.
(7) (9) - Số đọc giây giữa mặt đỏ mia trước và mia sau.
(1)- (2) - Khoảng cách từ máy đến mia sau.
(4)- (5) - Khoảng cách từ máy đến mia trước.
(3)- (6) - Chênh cao giữa hai điểm tính theo mặt đen.
(8)- (7) - Chênh cao giữa hai điểm tính theo mặt đỏ.
(8)- (3) - Hằng số mia sau.
(7)- (6) - Hằng số mia trước.
Hằng số cặp mia là 100mm là số chênh mặt đỏ của cặp đó.
Chênh cao trung bình một trạm tính theo công thức:
hđen + ( hđỏ ± 100 )
hTB =
2

http://www.ebook.edu.vn 76
III.3. Một số quy định trong đo cao hình học
- Trung thành với số đọc
- Ghi chép rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không chữa số. nếu ghi nhầm
phải gạch bỏ số nhầm, ghi số đúng lên phía trên đầu số bị gạch.
- Đo trạm nào thì phải tính xong trạm đo đó, kết quả đạt yêu cầu thì mới
chuyển sang trạm khác, sau mỗi ngày đo khải cộng dồn và kiểm tra.
- Số chênh khoảng cách từ máy đến mia trước và từ máy đến mia sau tối đa 5m.
- Hiệu số độ chênh cao mặt đen, mặt đỏ, hoặc chênh cao 2 lần đo (mia một
mặt) trên một trạm máy không quá 7mm.

IV. ĐO CAO LƯỢNG GIÁC

IV.1. Nguyên lý đo cao lượng giác


Đo cao lượng giác là dùng tia ngắm nghiêng với tia ngắm ngang để đo góc
đứng và một số yếu tố khác có liên quan, dùng công thức lượng giác để xác định
chênh cao giữa 2 điểm. Nguyên lý của phương pháp được minh hoạ ở hình 5-10.
Theo hình vẽ, nếu ta đo được:
iA - chiều cao máy tại A.
lB - chiều cao tiêu khi ngắm M
(từ B đến số đọc dây giữa sào S’
Z h’ lB
tiêu, hoặc mia B). V
S’ - khoảng cách nghiêng. N
iA B
S - khoảng cách ngang. hAB
V - góc đứng đo được khi A
Hình 5-10
ngắm điểm M trên tiêu hoặc trên
mia.
Ta có: h’ = MN = StgV (h’ là cạnh đối diện góc V)
hAB + lB = iA + h’ → hAB = h’ + iA - lB (5-5)
hAB = StgV + iA - lB (5-6)
Công thức này áp dụng cho trường hợp khoảng cách từ máy đến mia
≤ 300m. Nếu chiều dài từ máy đến mia > 300m ta phải xét đến độ cong của quả
đất và khúc xạ ánh sáng, ký hiệu là f. Qua thực nghiệm chứng minh được công
thức tính f như sau:
s2
f = 0 . 42
R

http://www.ebook.edu.vn 77
Trong đó: S - là chiều dài từ máy đến tiêu.
R = 6370km - là bán kính trung bình của trái đất.
Tuy nhiên, tuỳ theo yêu cầu mà người ta có thể tính f hoặc bỏ đi người ta
có thể lập bảng tra thông số f để tiện sử dụng.
* Tuỳ theo các yếu tố đo được trong đo cao lượng giác mà h’ có thể được
tính theo các công thức khác nhau:
1- Nếu đo được góc đứng V và khoảng cách nằm ngang S thì ta có công
thức tính chênh cao như sau:
h’= S. tgV
hAB = h’+iA-lB+f= S.tgV+iA-lB+f (5-7)
2 - Nếu đo góc thiên đỉnh Z và khoảng cách nằm ngang S thì ta có công thức:
h’= S. CotgZ
hAB = h’+iA-lB+f = S.CotgZ+iA-lB+f (5-8)
3 - Nếu khoảng cách S được đo bằng máy kinh vĩ có dây thị cự thẳng thì:
S’= K.n

S = S’. Cos2V 1 '


= S .Sin 2V
2
h’= S.tgV = S’. Cos2V.tgV

hAB = h’+iA-lB+f = S. tgV+iA-lB+f (5-9)

Trong đó: K - hằng số nhân (thông thường K = 100).


n - khoảng cách từ chỉ trên đến chỉ dưới của dây thị cự.
S’ -khoảng cách nghiêng từ máy tới mia.
Chú ý: Trường hợp khoảng cách S < 300m ta có thể bỏ số cải chính f trong
các công thức trên:
IV.2. Phương pháp đo và tính trong tuyến đo cao lượng giác
Khi cần xác định các điểm độ cao trong tuyến đo cao lượng giác, thông
thường áp dụng hai phương pháp đo: Phương pháp đo cách điểm (hình 5-11a) và
phương pháp đặt máy trên tất cả các điểm (phương pháp đo đi đo về)
(hình 511b). Trong 2 phương pháp này thì phương pháp đặt máy trên tất cả các
điểm độ chính xác cao hơn nhưng tốn nhiều công hơn. Còn các thao tác ghi và
tính toán thì 2 phương pháp này là giống nhau.

http://www.ebook.edu.vn 78
B C
D E
C A
A B
b
a
Hình 5-11

Trình tự thao tác tại một trạm là:


+ Khi biết khoảng cách nằm ngang S giữa các điểm đo ta chỉ cần đo chiều cao
máy tại điểm đặt máy, chiều cao tiêu ngắm và góc đứng từ điểm đặt máy đến điểm
ngắm rồi tính chênh cao theo các công thức (5-7), (5-8) hoặc (5-9), tuỳ theo số
liệu đo.
+ Khi chưa biết khoảng cách nằm ngang giữa các điểm ta có thể dùng máy
kinh vĩ có dây thị cự thẳng và mia đứng, trình tự đo như sau:
Đặt máy kinh vĩ tại điểm trạm đo (B), tiến hành định tâm, cân bằng máy.
Sau đó đo chiều cao máy và để máy ở vị trí bàn độ trái.
Tại điểm A và B dựng mia thẳng đứng. Hướng ống kính máy kinh vĩ ngắm
chính xác mia A đọc số đọc chỉ trên, chỉ dưới, đọc số đọc trên bàn độ đứng là
TR. Đảo ống kính ngắm chính xác mia A, đọc số đọc bàn độ đứng là PH. Hiệu
chỉnh sai số M0 vào giá trị góc đứng.
Sau đó quay máy sang mia C, tiến hành các thao tác đo như trên.
Chênh cao từ điểm đặt máy đến điểm đặt mia được tính theo một trong các
công thức (5-7), (5-8) hoặc (5-9). Nếu chênh cao các cạnh được đo đi, đo về thì
ta phải tính sai số đo đi, đo về và so sánh với sai số cho phép, nếu đạt yêu cầu
mới được tính chênh cao trung bình của trạm:
Δhđo= hAB + hBA=hđo đi + hđo về (5 – 10)

Δhchophép = ±0.04. S (cm) (5 –11)

Trong đó: S - là chiều dài nằm ngang tính bằng m.


Nếu Δhđo đạt yêu cầu cho phép ta tính chênh cao trung bình của trạm theo
công thức:
1 1
h ABTB = ( h AB − h BA ) = ( h dodi − h dove ) (5 – 12)
2 2
Sau đó tính chênh cao của tuyến theo công thức (5- 4).
Nếu biết độ cao điểm A là HA thì độ cao điểm B là:
HB = HA + hAB (TB) ( 5 –14 )
Yêu cầu về độ chính xác của phương pháp đo cao lượng giác phụ thuộc vào
http://www.ebook.edu.vn 79
cấp hạng của lưới, phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ cần thành lập. Các quy định về độ
chính xác này được nêu cụ thể trong quy phạm kỹ thuật của ngành.

V. ĐO THUỶ CHUẨN BẰNG MÁY KINH VĨ

Khi thành lập bản đồ địa chính có khoảng cao đều cơ bản h = 1m được
phép dùng máy kinh vĩ có ống thuỷ dài trên ống kính trên bàn độ đứng để đo
gọi là phương pháp thuỷ chuẩn tia ngắm ngang. Phương pháp này được dùng để
đo độ cao các điểm khống chế đo vẽ, điểm khống chế ảnh, điểm trạm đo.
Đường thuỷ chuẩn tia ngắm ngang được bố trí đo theo một chiều. Mia dùng
để đo là mia chiều dài 3m, vạch khắc chia đến 1cm, chiều dài đường đo không
vượt quá 4km, chiều dài tia ngắm không vượt quá 200m. Đường đo có thể bố trí
trùng với đường chuyền kinh vĩ, đường chuyền toàn đạc và được đo đồng thời.
Khoảng cách từ máy đến mia trong đường đo thuỷ chuẩn tia ngắm ngang
đo bằng dây chỉ trên và dây chỉ dưới và lấy đến số đọc 1m, chênh cao đo bằng
chỉ giữa và lấy số đọc đến 0,001m. Khi đo tại mỗi trạm phải thay đổi độ cao
máy ít nhất 15cm, hoặc đo đi và đo về.
Khoảng cách từ máy đến mia trước và mia sau cố gắng bố trí gần nhau.
Sai số cho phép gới hạn về độ cao của đường thuỷ chuẩn tia ngắm ngang
tính theo công thức:
fh CP = ± 100 L ( mm) ( 5 –14 )
Trong đó: L - là chiều dài đường truyền (tính bằng km).
Thao tác tại một trạm máy với mia một mặt số và mia hai mặt số tương tự
như đo trong thuỷ chuẩn kỹ thuật.
Máy kinh vĩ và mia phải được kiểm tra, kiểm nghiệm chặt chẽ trước khi
tiến hành đo chênh cao.

http://www.ebook.edu.vn 80

You might also like