You are on page 1of 7

Khai thác sử dụng sa khoáng Titan ven biển miền Trung và bảo vệ môi

trường mỏ
Nước ta có nguồn sa khoáng Titan ven biển (SKTiVB) khá phong phú với
nhiều mỏ và điểm quặng phân bố rải rác trong vùng cát duyên hải Miền Trung.
Theo thống kê chưa đầy đủ [1], trữ lượng tài nguyên SKTiVB khoảng 13.500.000
tấn, chiếm gần 40 % tổng trữ lượng khoáng sản Titan đó được điều tra, đánh
giá.Đến nay có trên 40 doanh nghiệp được cấp phép khai thác, tận thu sa khoáng ở
24 khu mỏ với sản lượng tinh quặng từ 300.000-400.000 tấn/năm. Đến nay có trên
40 doanh nghiệp được cấp phép khai thác, tận thu sa khoáng ở 24 khu mỏ với sản
lượng tinh quặng từ 300.000-400.000 tấn/năm. Sau hơn 30 năm hoạt động, đến nay
trữ lượng SKTiVB cũn lại khụng nhiều, sản phẩm chủ yếu là tinh quặng thụ chưa
qua chế biến, môi trường trong các khu mỏ đó bị suy thoỏi và ụ nhiễm, nhiều nơi
đến mức báo động. Vỡ vậy cần thiết phải nghiờn cứu để đưa ra các giải pháp nhằm
khai thác, sử dụng hợp lý loại khoáng sản đặc biệt này và bảo vệ môi trường vùng
ven biển hết sức nhạy cảm của Việt Nam.
1. Hiện trạng khai thác, chế biến SKTiVB và hiện trạng môi trường
Theo [1], đến năm 2006, trong khu vực nghiên cứu có 13 mỏ lớn khai thác ở
quy mô công nghiệp với thời gian được cấp phép trên 10 năm và 17 điểm tận thu
khoáng sản với thời gian từ 1 đến 3 nămTrong số 40 doanh nghiệp (DN) khai thác
và tận thu SKTiVB, có 17 DN chuyên ngành của Nhà nước hoặc Công ty cổ phần,
2 Công ty liên doanh với nước ngoài, cũn lại là cỏc Cụng ty TNHH hoặc doanh
nghiệp tư nhân.
1.1. Công nghệ, thiết bị và sản lượng tinh quặng
Do đặc điểm các thân quặng nằm lộ thiên hoặc bị phủ dưới lớp cát mỏng,
nên công nghệ khai thác ở tất cả các khu mỏ là lộ thiên, không nổ mỡn, tuyển thô
bằng vít đứng. Công nghệ tuyển thô sa khoáng là tuyển trọng lực trên hệ thống
tuyển vít xoắn, tuyển côn và bàn đói. Tựy thuộc vào qui mô và công nghệ sử dụng,
cụm vít xoắn thường có từ 4-12 vít đặt trên bè, trên bờ hoặc xưởng cố định.Thiết bị
khai thác chủ yếu là máy xúc, súng thủy lực. Thiết bị vận chuyển quặng là ô tô tự
đổ, thải cát bằng hệ thống bơm cát và đường ống hoặc vận chuyển quặng và thải
cát bằng hệ thống bơm cát và đường ống. Thiết bị tuyển khoáng là hệ thống vít
đứng cố định hoặc di chuyển theo moong khai thác. Sản lượng tinh quặng đạt
300.000 tấn, trong đó chủ yếu là Ilmenit, cũn lại là cỏc khoỏng vật năng (KVN)
khác. Tuy nhiên, sản lượng nêu trên thấp hơn thực tế, do chưa thống kê hết sản
lượng khai thác của DN và chưa tính đến tinh quặng do dân khai thác tự do. Sản
lượng tinh quặng không ngừng tăng lên, cao điểm năm 2005 đạt gần 623.000 tấn,
sản lượng trung bỡnh khoảng 300.000-400.000 tấn/năm [1]. 1.2. Hiện trạng chế
biến SKTi VB.Hiện nay, tinh quặng SKTiVB chỉ mới được tuyển tách ra Ilmenit,
Zircon, Monazit… trong 22 xưởng tuyển cố định của 18 DN và 2 xưởng chế biến
sâu về Zircon và Monazit.Công nghệ tuyển tách các KVN thông thường gồm các
bước sau: Tinh quặng thô hàm lượng 50¸60 % KVN được vận chuyển về xưởng
tuyển; Tại đây, tinh quặng được tuyển trên bàn đói, nõng hàm lượng lên 70¸80 %
KVN.; Tinh quặng sau khi sấy khô được đưa vào tuyển từ và tuyển tĩnh điện để
tách các sản phẩm: Ilmenit chứa 53¸54 % TiO2, Rutil chứa 80 % TiO2, Zircon chứa
53 % TiO2 và thải quặng đuôi chứa Monazit và Leucoxen.Dây chuyền thiết bị tuyển
là dây chuyền bán tự động gồm các thiết bị chính sau: Hệ thống bàn đói nước tuyển
trọng lực; Sân phơi và máy sấy quay; Hệ thống băng, gầu tải quặng; Hệ thống máy
tuyển từ; Hệ thống tuyển tĩnh điện; Hệ thống bàn đói khí hoặc gió; Hệ thống máy
đóng gói sản phẩm.
2. Những vấn đề cấp bách sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Việc khai thác và chế biến SKTiVB là chưa hợp lý và chủ yếu mới là chế biến
thử, chất lượng và giá trị kinh tế của sản phẩm chưa cao, dẫn đến thất thoát lớn về tài
nguyên và gây ô nhiễm môi trường mỏ.
2.1. Về tình hình sử dụng tài nguyên
Kể từ năm 1990 khi tinh quặng Titan của nước ta xuất hiện trên thị trường thế giới
đến nay, nhu cầu xuất khẩu tinh quặng Titan ngày càng cao. Trải qua gần 30 năm,
đến nay chúng ta cũng chỉ mới xuất khẩu loại tinh quặng thô. Việc đầu tư chế biến
sâu SKTiVB để có các sản phẩm như Ilmenit, Zircon, Rutil,Monazit... có độ sạch
và giá trị kinh tế cao là mục tiêu phấn đấu của ngành công nghiệp Titan Việt
Nam[2.3]. Tuy nhiên đây là vấn đề không đơn giản xét từ công nghệ và đầu tư.
Nhưng nếu chúng ta không phấn đấư vươn lên thỡ chỉ vài năm nữa, nguồn Titan
cạn kiệt và lợi thế về nguồn quặng dồi dào có chất lượng cao chỉ xếp sau Canađa,
Mỹ, Na Uy, Ấn Độ và Úc cũng sẽ mất.
2.2. Những vấn đề cấp bách về môi trường KT&CB SKTiVB+ Báo động về
sự xâm hại đến rừng phũng hộ ven biển:
Để có diện tích khai thác, nhiều khu rừng phòng hộ như ở khu mỏ Mỹ
Thành-Bình Định, Bàu Dòi-Bình Thuận… đã bị chặt phá, xâm lấn để lấy đất khai
thác quặng.Theo thống kê sơ bộ, diện tích rừng ven biển và vườn cây bị chặt hạ gần
400 ha, chưa kể diện tích rừng bị xâm lấn và chặt hạ trái phép. + Thải cát bừa bãi
gây ô nhiễm và suy thoái đất: + Phần lớn diện tích mỏ được cấp là cồn cát, bãi bồi
ven sông biển được sử dụng để trồng màu như khoai, đậu, lạc,… hoặc quy hoạch
bảo vệ rừng. Những tác động chính của quá trình khai thác mỏ đến môi trường đất
ven biển là: Chiếm dụng đất lâu dài trên 2.000 ha; Thải ra xung quanh khai trường
khối lượng cát thải lớn (~ 260.000 m3/năm); Diện tích được hoàn thổ và trồng cây
chiếm tỷ lệ thấp so với diện tích đã khai thác xong (khoảng 15 - 20%); Làm xuất
hiện các hiện tượng địa chất công trình động lực ven bờ như: biến dạng đường bờ
biển, sạt lở bờ moong, bờ biển, cát bay, cát nhảy, cát lấn vào đất liền.Sử dụng nước
và hiện trạng nước ngầm trong cồn cát ven biển Trong KT&CB SKTiVB, nước
được sử dụng cả trong khâu khai thác (bằng sức nước) lẫn trong tuyển khoáng.
Nguồn nước cấp cho sản xuất chủ yếu là nước ngầm trong các cồn cát và thường
được sử dụng tuần hoàn. Những tác động chính của quá trỡnh sản xuất đến môi
trường nước ngầm ven biển là: +Làm tăng lượng bốc hơi, giảm khả năng cung cấp
nước mưa cho tầng chứa nước.+ Hạ thấp quá mức mực nước cục bộ dẫn đến suy
giảm trữ lượng, gây nhiễm mặn tầng chứa nước. Tại một số mỏ sát ven biển, do
việc bơm nước biển vào moong để khai thác và tuyển quặng đó làm nhiễm mặn
tầng chứa nước nhạt.+ Nước thải sản xuất chứa hàm lượng bùn cặn, hàm lượng kim
loại nặng, các chất dầu mỡ cao là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước sinh
hoạt của nhân dân địa phương trong vùng mỏ. Kết quả phân tích chất lượng nước
thải sản xuất, nước ngầm xung quanh khu mỏ và nước mặt tiếp nhận nước thải
trong một số khu khai thác như sau (bảng 1). Những tác động đến các thành phần
môi trường khác: Nồng độ bụi, mức ồn và nồng độ phóng xạ môi trường trong khu
chứa thải quặng đuôi là những nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng đối với khu mỏ. Số
liệu đo nhanh môi trường một số khu mỏ điển hỡnh như sau (bảng 2) [1].Bảng 1.

Chỉ tiêu phân tích Đơn vịKết quả phân tích mẫu nước thải
tính

M1 M2 M3 M4

pH - 5,68 -5,77 4,29-5,47 5 - 5,5 6,66

Chất rắn lơ lửng mg/l 210 -360 70-120 28 - 70 38 - 74

S sắt mg/l 16,3 - 20,18 0,98-97,3 0,11-0,98 0,22 - 0,36

H2S mg/l 1,02 0,56 0,55 0,17-0,255

Tổng độ cứng mg/l 15 - 30 7,5-22,5 7,5-22,5 22,5-295

Tổng khoáng hóa mg/l 122 - 440 132-160 51-272 272-1466

Hoạt độ phóng xạ mg/l 0,03-0,06 0,02-0,03 0,02-0,03 0,01 - 0,02

Ghi chú: M1 - Nước thải từ xưởng tuyển; M2 - Nước trong các moong khai thác;
M4 - Nước ngầm xung quanh mỏ; M5 - Nguồn nước mặt tiếp nhận thải.
Như vậy, mức ồn và nồng độ bụi đều vượt quá TCCP đối với khu công
nghiệp, so với môi trường xung quanh, cả 3 chỉ tiêu đánh giá là mức ồn, bụi và liều
phóng xạ môi trường đều ở mức cao. Phần lớn các mỏ sa khoáng Titan hàng ngày
phải vận chuyển khối lượng lớn tinh quặng bằng xe tải về xưởng chế biến chạy qua
khu dân cư, gây nên những tác động như tăng lưu lượng xe, làm xuống cấp đường
giao thông nông thôn, gia tăng tai nạn và hàm lượng bụi gây ô nhiễm môi trường
không khí,…. v Môi trường trong các xưởng chế biến SKTiVB tập trung: Ô nhiễm
lớn nhất trong các xưởng tuyển tập trung là ô nhiễm bụi phát sinh từ các khâu tuyển
điện tuyển từ. Các số liệu đo đạc cho thấy, nồng độ bụi trong các xưởng tuyển
thường dao động trong khoảng 1,5-3 mg/m3. Ngoài ra, nước thải sau tuyển vét có
khối lượng lớn, độ đục, hàm lượng sắt, chất rắn lơ lửng và dầu mỡ cao cũng có thể
gây ô nhiễm cho nguồn nước tiếp nhận. Đối với các xưởng tuyển có sử dụng dầu
FO hoặc than để sấy quặng thỡ lượng khí thải độc hại như CO, SO2, NO2 cũng là
nguồn gây ô nhiễm cục bộ. Ô nhiễm phóng xạ: Nhìn chung phông phóng xạ môi
trường trong các xưởng tuyển đều nằm dưới mức cho phép, ngoại trừ một số vị trí
như khu lưu giữ thải quặng đuôi, kho chứa quặng Monazit…. có thể có phông
phóng xạ môi trường xấp xỉ hoặc cao hơn TCCP chút ít.
Bảng 2.
TT Vị trí đo Ồn, dBA Bụi, mg/m3 Phóng xạ, mSV/h

1 Trên khai trường 68¸85 0,3¸1,25 0,26¸1,11

2 Đường giao thông mỏ (có xe chạy63¸82 0,5¸1,6 0,25¸1,12


qua)

3 Thải quặng đuôi, khu chứa quặng - - 1,1¸1,22

4 Ngoài khu vực mỏ 55¸60 0,1¸0,2 0,1¸0,2

5 TCCP đối với khu sản xuất 84 0,4 10

3. Các biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường
Trên cơ sở tổng hợp về hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên, phân tích
các tác động môi trường trong các khu mỏ, có thể đề xuất một số giải pháp nhằm
khai thỏc sử dụng hợp lý tài nguyờn SKTiVB và bảo vệ mụi trường các khu mỏ
như sau:
3.1. Xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng khai thác khoáng sản trọng
điểm
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển khoáng sản Titan được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt (tháng 11/2007), các cơ quan quản lý chuyờn ngành cần phối
hợp với cỏc ngành, địa phương để xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển khoáng
sản Titan theo hướng tập trung, trong đó chú trọng đến các công tác sau:+ Giao cho
cỏc DN lớn quản lý và khai thỏc lâu dài các mỏ có trữ lượng tài nguyên lớn như
Cẩm Hũa, Cẩm Sơn, Kỳ Khang, Văn Sơn, Sông Nam (Hà Tĩnh); Vĩnh Thái (Quảng
Trị); Vĩnh Mỹ (Thừa Thiên-Huế); Đề Gi, Cát Khánh (Bỡnh Định); Hàm Tân, Mũi
Né (Bỡnh Thuận). + Đối với các mỏ nhỏ phân tán, các vùng quặng chồng lấn lên
các dự án khác có thể giao cho các đơn vị chuyên ngành tận thu và bán lại tinh
quặng thô cho các cơ sở chế biến tập trung, không xuất ra thị trường tự do. + Riêng
đối với các vùng quặng chồng lấn lên các dự án khác, sau khi đó tận thu hết tài
nguyên và hoàn phục môi trường thỡ mới chuyển giao để phát triển các dự án khác.
3.2. Xây dựng các trung tâm dự trữ và chế biến sâu quặng Titan
Với trữ lượng tài nguyên đó được đánh giá, khả năng sản xuất tinh quặng
như hiện nay thỡ dự bỏo tuổi thọ trung bỡnh của cỏc mỏ SKTiVB cũn khoảng 20-
25 năm, cũn theo đánh giá của kỹ sư cao cấp người Mỹ gốc Việt Tai H. Do thỡ sau
5-7 năm nữa Việt Nam sẽ đánh mất lợi thế về khoáng sản Titan [2]. Vỡ vậy, Nhà
nước cần cấm triệt để xuất khẩu tinh quặng thô và khuyến khích xây dựng các
trung tâm dự trữ để đầu tư chế biến sâu.Các trung tâm này nên đặt ở các địa
phương có nguồn tài nguyên lớn như Hà Tĩnh, Thừa Thiờn-Huế/Quảng Trị, Bỡnh
Định và Bỡnh Thuận. Nhiệm vụ của các trung tâm này là tổ chức sản xuất và thu
mua tinh quặng Titan để dự trữ cho chế biến sâu và kêu gọi đầu tư để sớm tiếp
nhận công nghệ và hỡnh thành cỏc nhà mỏy chế biến cỏc sản phẩm từ Titan như
bột Zircon siêu mịn, bột màu TiO2, Rutil nhân tạo, xỉ Titan, men cao cấp, …..
3.3. Các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường v Cỏc
biện phỏp quản lý khai thỏc và mụi trường.
Về công tác cấp đất và cấp phép khai thác cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Không chia cắt mỏ lớn thành các khu nhỏ để cấp phép tận thu khoáng sản; Diện
tích được cấp phải lớn hơn 50 ha để có thể khai thác ít nhất 5 năm; Việc cấp phép
tận thu sa khoáng phải được thông báo cho Bộ chủ quản để thống nhất quản lý. Về
cụng tỏc quản lý mụi trường: Do SKTiVB nằm trong vùng nhạy cảm và bản thân
khoáng sản cũng có những đặc thù, nên bắt buộc các DN phải nghiên cứu đánh giá
tác động môi trường bổ sung, trong đó chú ý tới cỏc nội dung sau: Nguồn nước cấp
cho sản xuất và biện pháp xử lý nước thải; Khối lượng và kế hoạch đổ cát thải; Kế
hoạch xử lý và cất giữ thải quặng đuôi; Kế hoạch phục hồi môi trường; Ký quỹ mụi
trường.v Các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường; Đóng cửa các khu mỏ đó
hết tài nguyờn hoặc quỏ trỡnh khai thỏc gõy ụ nhiễm nghiờm trọng như các điểm
quặng ở Quảng Bỡnh, cỏc điểm khai thác sát mép biển, khu mỏ Mỹ Thành (Bỡnh
Định), Khu mỏ Hũn Gốm (Khỏnh Hũa), Khu mỏ Bàu Dũi, Thiện Ái (Bỡnh Định)...
Áp dụng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong khai thác, tuyển thô và
tuyển tách sa khoáng như khai thỏc theo lối cuốn chiếu, dựng bói thải trong, cụng
nghệ tuyển tập trung,...Trong các xưởng chế biến, cần chú trọng công tác đầu tư và
đổi mới thiết bị, công nghệ tuyển thích hợp giảm tổn thất tài nguyên như sử dụng
máy tuyển từ nam châm đất hiếm....

4. Kết luận
SKTiVB ở nước ta có trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi là tiền đề
cho sự phát triển ngành Titan. Trong nhiều năm qua, quá trỡnh khai thỏc SKTiVB
đó đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và góp phần giải quyết những vấn đề xó hội của
vựng ven biển miền Trung. Tuy nhiờn, do cũn nhiều hạn chế về khoa học cụng
nghệ và quản lý, nờn cỏc sản phẩm từ SKTiVB chưa đem lại lợi ích kinh tế tương
xứng với tiềm năng, môi trường các khu mỏ bị ô nhiễm và xuống cấp nghiêm
trọng. Nhằm phát triển bền vững ngành khoáng sản Titan, bảo vệ môi trường vùng
mỏ, cần thiết phải thực hiện các biện pháp đồng bộ về quy hoạch, tổ chức và khoa
học công nghệ.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Xuân Tặng. Đánh giá mức độ suy thoái môi trường do khai thác sa
khoáng Titan ven biển miền Trung và nghiên cứu các biện pháp khắc phục, bảo vệ
môi trường. Báo cáo tổng kết đế tài cấp Viện KH&CNVN, 2008. Lưu trữ Viện
KH&CNVN. Hà Nội. 2008.2. Đặng Ngọc Khoa. Titan ở Việt Nam. Thanh niên
Online, 28-30/1/2008.3. Cao Văn Hồng. Định hướng phát triển công nghệ luyện
kim chế biến sâu quặng Titan Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 và những năm
tiếp theo. Hội nghị khoa học kỹ thuật mỏ toàn quốc lần thứ 17. 2006.4. Uông Đỡnh
Khanh, Trần Hằng Nga, Ngụ Anh Tuấn. Đánh giá tiềm năng sa khoáng Ilmenit trên
dải cát ven biển miền Trung và một số kiến nghị khai thác, bảo vệ môi trường. Hội
nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 2. 2006.5. Nguyễn Xuân Tặng Những vấn
đề môi trường trong các khu vực khai thác sa khoáng Titan ven biển miền Trung
VN. Tạp chí “Công nghiệp Mỏ”. Số 3. 2006. Nguồn: tham khảo trên Internet

You might also like