You are on page 1of 7

Kinh tế vĩ mô 2

Đề tài thảo luận:


“Chứng tỏ rằng đường Phillips thực chất là cách biểu diễn khác
của đường tổng cung AS”

Nhóm H3TV:
Phạm Đức Thành
Lương Thị Thu Hà
Hoàng Thị Minh Vấn
Đồng Thị Hoa
Nguyễn Thị Hưởng

[ Kinh tế Quốc tế 49B ]


Hà Nội, 10/2009

-1–
[ Nhóm H3TV ]
Tổng cung biểu thị mối quan hệ giữa lượng cung về hàng hóa, dịch vụ với mức giá chung của nền kinh
tế. Nó phụ thuộc vào mức sản lượng tiềm năng, sự khác nhau giữa mức giá và mức giá dự kiến. Mối
quan hệ này được mô tả bằng phương trình:
Y = Y* + α(P – Pe)
Đường Phillips chính là một cách khác để mô tả đường tổng cung. Nó lý giải sự đánh đổi ngắn hạn
giữa lạm phát và thất nghiệp hàm chứa trong đường tổng cung. Đường Phillips cho biết tỷ lệ lạm phát
phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát dự kiến, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và cú sốc cung.
Π = Πe – β(u – un) + ε
Như vậy cả đường tổng cung và đường Phillips đều cho rằng có mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế
thực tế và sự thay đổi ngoài mức dự kiến của mức giá (hay tỷ lệ lạm phát). Để làm rõ hơn mối quan hê
này, ta sẽ đi nghiên cứu tổng cung và đường Phillips cùng mối quan hệ giữa chúng.

1. Tổng cung:
1.1 Khái niệm tổng cung:
Tổng cung biểu thị mối quan hệ giữa lượng cung về hàng hóa, dịch vụ với mức giá chung của nền kinh
tế.
Đường tổng cung cho biết tổng lượng hàng hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất ra và muốn bán
tại mỗi mức giá. Khác với tổng cầu, tổng cung biểu thị mối quan hệ phụ thuộc rất nhiều vào khoảng
thời gian nghiên cứu.

1.2 Đường tổng cung dài hạn:


Trong thời hạn dài, sản lượng hàng hóa của một nền kinh tế được quyết định bởi nguồn cung về lao
động, vốn, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ để chuyển các yếu tố đầu vào này thành sản phẩm. Do
mức giá không ảnh hưởng đến các yếu tố này nên trong dài hạn đường tổng cung thẳng đứng, như
trong hình 1, tại mức sản lượng toàn dụng (hay mức sản lượng tự nhiên Y*).

1.3 Đường tổng cung ngắn hạn:


Tuy nhiên trong thời hạn ngắn, đường tổng cung lại dốc lên, có nghĩa là sự gia tăng mức giá chung có
xu hướng làm tăng lượng cung về hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế và ngược lại. Để lý giải tại
sao đường tổng cung lại dốc lên trong ngắn hạn, các nhà kinh tế đã đưa ra 4 lý thuyết: lý thuyết nhận
thức sai lầm, lý thuyết tiền lương cứng nhắc, lý thuyết thông tin không hoàn hảo, lý thuyết giá cả cứng
-2–
[ Nhóm H3TV ]
nhắc. Theo lý thuyết giá cả cứng nhắc, giá cả chậm điều chỉnh để đáp lại sự thay đổi của nền kinh tế
nên khi giá cả giảm sút, các doanh nghiệp chưa điều chỉnh giá sẽ vẫn bán tại mức giá cao như cũ trong
khi nhu cầu đang giảm sút. Điều này dẫn tới sự giảm sút trong doanh thu và khiến doanh nghiệp cắt
giảm sản lượng.

1.4 Phương trình tổng cung:


Các lý thuyết về tổng cung tuy khác nhau về nguyên nhân được chỉ ra sau mỗi mô hình nhưng đều có
chung một chủ đề chung: lượng cung về sản lượng chệch khỏi mức sản lượng tự nhiên khi mức giá
chệch khỏi mức giá mà mọi người dự kiến. Điều này được minh họa bằng phương trình:

Y = Y* + α(P – Pe)
Y*: mức sản lượng tự nhiên
Pe: mức giá dự kiến
P: mức giá

2. Đường Phillips:
2.1 Khái niệm đường Phillips:
Đường Phillips biểu thị sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp, nó chỉ ra các kết hợp lạm
phát và thất nghiệp nảy sinh trong ngắn hạn khi sự dịch chuyển của đường tổng cầu làm cho nền kinh
tế di chuyển dọc theo đường tổng cung ngắn hạn.

2.2 Đường Phillips ngắn hạn:


Sự dịch chuyển của đường tổng cầu đẩy lạm phát và thất nghiệp theo các hướng ngược chiều nhau
trong ngắn hạn. Vì vậy đường Phillips là một đường dốc xuống trong ngắn hạn.

2.3 Mối quan hệ giữa tổng cung ngắn hạn và đường Phillips ngắn hạn:

a. Về mặt toán học:


Đường Phillips được mô tả bằng phương trình:
Π = Πe – β(u – un) + ε
Πe: tỷ lệ lạm phát dự kiến
-3–
[ Nhóm H3TV ]
un: tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
u: tỷ lệ thất nghiệp

Phương trình này có thể thu được từ phương trình tổng cung bằng biến đổi toán học:
Y = Y* + α(P – Pe)
 P – Pe = 1/ α . (Y – Y*)
 P = Pe + 1/ α . (Y – Y*) + ε
 P – P-1 = Pe – P-1 + 1/ α . (Y – Y*) + ε
 Π = Πe + 1/ α . (Y – Y*) + ε

Theo quy luật Okun, tỷ lệ thất nghiệp tăng 1% thì sản lượng hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế giảm
2%, nên ta có thể thay thế sự chênh lệch của sản lượng so với mức sản lượng tự nhiên bằng sự chênh
lệch của tỷ lệ thất nghiệp so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
1/ α . (Y – Y*) = – β(u – un)
Từ đó ta thu được phương trình đường Phillips:

Π = Πe – β(u – un) + ε

b. Về mặt kinh tế:

Đường tổng cung ngắn hạn và đường Phillips ngắn hạn là hai mặt của một vấn đề. Ta xem xét một
biến động kinh tế cụ thể để thấy rõ hơn điều này.

Nền kinh tế đang nằm ở điểm A với mức sản lượng Y0 ở mức giá P0. Giả sử thay đổi trong nền kinh
tế làm cho tổng cầu tăng lên tại mỗi mức giá, đường tổng cầu tăng lên dịch chuyển sang phải. Điểm
cẩn bằng mới của nền kinh tế chuyển sang điểm B với mức sản lượng Y1 > Y0 và mức giá cân bằng
mới P1 > P0.
Trên đường Phillips, lúc đầu nền kinh tế đang nằm ở điểm A với mức thất nghiệp là u0. Khi tổng cẩu
tăng lên, sản lượng hàng hóa dịch vụ cũng tăng lên để thỏa mãn nhu cầu, trong ngắn hạn, khối lượng
tư bản chưa thể thay đổi ngay được nhưng có thể tăng số lượng lao động sử dụng lên. Điều này dẫn
đến tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm. Tuy nhiên do mức giá chung cũng tăng lên nên tỷ lệ lạm phát cũng sẽ
-4–
[ Nhóm H3TV ]
tăng lên. Như vậy trên đường Phillips, nền kinh tế sẽ chuyển sang điểm B có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn
nhưng tỷ lệ lạm phát cao hơn.
Như vậy đường tổng cung và đường Phillíp đều cho ta thấy kết cục xảy ra của nền kinh tế khi tổng cầu
thay đổi.

2.4 Đường Phillips dài hạn:

Tuy nhiên trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào thuộc tính thị trường lao động còn tỷ
lệ lạm phát phụ thuộc trước hết vào sự gia tăng cung tiền, do đó lạm phát và thất nghiệp không liên
quan nhiều với nhau.
Điều này được thể hiện bằng đường Phillips dài hạn là một đường thẳng đứng tại mức tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên. Nó minh họa cho kết luận thất nghiệp không phụ thuộc vào tỷ lệ tăng tiền và lạm phát trong
dài hạn.

2.5 Mối quan hệ giữa tổng cung dài hạn và đường Phillips dài hạn:

Đường tổng cung dài hạn và đường Phillips dài hạn thực chất cũng là hai mặt của một vấn đề. Ta cũng
xem xét một biến động kinh tế cụ thể để thấy rõ hơn điều này.

Nền kinh tế đang nằm ở điểm A ở mức sản lượng tự nhiên Y* và mức giá P0. Một thay đổi trong nền
kinh tế làm tổng cầu tăng lên tại mọi mức giá, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải, điểm cân bằng
mới là B với mức sản lượng không thay đổi nhưng mức giá chung của nền kinh tế lại tăng lên P1 >P0.
Trên đường Phillips, sự gia tăng của tổng cầu làm cho tỷ lệ lạm phát tăng lên và chuyển nền kinh tế từ
điểm A sang điểm B, nhưng do mức sản lượng là không đổi trong dài hạn nên tỷ lệ thất nghiệp vẫn
nằm ở mức tự nhiên u*. Không có sự đánh đổi nào giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn.
Như vậy, cả đường tổng cung dài hạn và đường Phillips thẳng đứng đều cho thấy các chính sách tác
động đến tổng cầu chỉ ảnh hưởng tới các biến danh nghĩa (mức giá, tỷ lệ lạm phát) mà không có ý
nghĩa với các biến thực tế (sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp).

-5–
[ Nhóm H3TV ]
2.6 Tỷ lê lạm phát dự kiến và các cú shock cung:

Trong phương trình đường Phillips:


Π = Πe – β(u – un) + ε
Ta thấy tỷ lệ lạm phát phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát dự kiến, chênh lệch giữa tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên và các cú sốc cung. Khi tỷ lệ lạm phát dự kiến thay đổi và xuất hiện các cú shock
cung thì đường Phillips sẽ dịch chuyển lên trên hay xuống dưới. Ta xem xét cụ thể các trường hợp.

a. Tỷ lệ lạm phát dự kiến thay đổi:

Giả sử nền kinh tế đang ở điểm A ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Trong ngắn hạn thì tỷ lệ lạm phát
dự kiến coi như không thay đổi. Một biến đổi trong nền kinh tế làm tổng cầu tằng lên, dịch chuyển
sang phải. Điểm cân bằng mới là điểm B có mức sản lượng cao hơn và mức giá chung cao hơn. Tuy
nhiên trong dài hạn, tiền lương và giá cả được điều chỉnh nên nền kinh tế chuyển từ điểm B về điểm C,
điểm có mức sản lượng tự nhiên nhưng mức giá cao hơn.
Trên đường Phillips, nền kinh tế ban đầu chuyển từ điểm A đến điểm B, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi và
lạm phát tăng cao hơn. Trong dài hạn, mọi người dự kiến múc lạm phát sẽ tiếp tục tăng lên, đường
Phillips dịch chuyển lên trên. Điểm cân bằng mới là C, quay trở về với mức thất nghiệp tự nhiên u*.
Như vậy, đường tổng cung và đường Phillips đều cho thấy các chính sách đánh đổi giữa lạm phát và
thất nghiệp chỉ mang tính tạm thời.

b. Cú shock cung:

Xem xét nền kinh tế dưới góc độ tương tự:

-6–
[ Nhóm H3TV ]
Khi xảy ra 1 cú shock cung bất lợi sẽ gây ra lạm phát kèm suy thoái, sản lượng hàng hóa dich vụ giảm
đi đồng thời mức giá chung tăng lên, tức tỷ lệ lạm phát tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng lên.
Đường Phillips dịch chuyển từ PC0 lên PC1.

3. Kết luận:

Đường tổng cung và đường Phillips thực chất là hai mặt của một vấn đề. Chúng đều cung cấp cho
chúng ta những thông tin về mối quan hệ giữa các biến danh nghĩa và biến thực tế, ảnh hưởng đến
nhau của chúng trong ngắn hạn và dài hạn. Ý nghĩa lớn nhất mà tổng cung và đường Phillips đem lại
là: Luôn có sự đánh đổi tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp, nhưng không có sự đánh đổi lâu dài.

--Hết--

-7–
[ Nhóm H3TV ]

You might also like