You are on page 1of 15

Thứ Hai, 28/09/2009, 09:15

Dự án bưởi Đoan Hùng và những trái đắng


(ANTĐ) - Năm 2004, UBND tỉnh Phú Thọ đã quyết định đầu tư dự án 1.000 ha bưởi Đoan Hùng vừa để bảo tồn
giống cây đặc sản của địa phương, vừa để phát triển kinh tế. Ngân sách UBND tỉnh rót ra, vốn đối ứng của
nông dân cùng với công sức chăm cây bỏ vào, ngỡ như vậy là xong. Nào ngờ, đến nay, dự án vừa kết thúc,
nhà vườn nếm trái đắng, quả bưởi Đoan Hùng vẫn chìm nổi.
Thương hiệu bưởi Đoan Hùng quản lý ra sao?
Kỳ vọng về một đại dự án

Đặc sản bưởi Đoan Hùng, Phú Thọ, nổi danh là thế nhưng dân sở tại chỉ “có tiếng mà không có miếng” bởi vườn
bưởi quá manh mún, mỗi nhà chỉ có khoảng chục cây, chăm sóc kém, mẫu mã xấu nên giá bán thấp, tính hàng hóa
ít, chủ yếu làm quà vặt, bán cho người qua đường. Năm 2005, dự án của Bộ KH&CN đã cho phát triển 300ha bưởi
trên đất Đoan Hùng (73ha bưởi Sửu và 227 ha bưởi Bằng Luân, 2 giống bưởi đặc sản của Đoan Hùng), người dân
bắt đầu mơ về một vùng bưởi đặc sản hàng hóa, tập trung, mơ về một ngày quả bưởi Đoan Hùng bay xa hơn khỏi
đồng đất Phú Thọ như một số giống bưởi đặc sản: Năm Roi, Phúc Trạch. Với dự án này, cơ quan chủ trì dự án là
UBND huyện Đoan Hùng, thời gian thực hiện bắt đầu từ 2005, kết thúc 2008.

Cũng năm đó, tỉnh Phú Thọ triển khai song song một dự án 1.000 ha bưởi ở Đoan Hùng để tạo thành một vùng bưởi
hàng hóa lớn, cung ứng sản phẩm với những tiêu chuẩn cao và đồng bộ. Đến nay, thống kê từ Phòng NN&PTNT
huyện Đoan Hùng cho thấy, dự án đã hoàn thành vượt kế hoạch đặt ra đạt 1.091 ha. Như vậy, toàn huyện Đoan
Hùng có khoảng 18 xã nằm trong vùng bưởi tập trung, với gần 2.000 hộ dân tham gia trồng bưởi. ở đại dự án này,
UBND tỉnh Phú Thọ đã chủ trương hỗ trợ cho người dân 50% số tiền mua cây giống, đồng thời mỗi ha đất hỗ trợ
thêm 5 triệu đồng, riêng tiền xây dựng đại dự án mất khoảng 28 tỷ đồng.

Mọi sự được khởi động rất “thông đồng, bén giọt”. Trên rót vốn, huyện tổ chức địa bàn, dân nô nức trồng, chăm bón,
toàn bộ dự án đã hoàn thành, thậm chí còn vượt chỉ tiêu đến gần trăm hecta. Sự việc sẽ tốt đẹp, nếu như khâu quản
lý, triển khai dự án được làm quyết liệt, trách nhiệm và đồng bộ hơn, còn hiện nay, kết quả ban đầu của dự án trồng
bưởi nơi đây đang cho người nông dân những trái đắng.

Anh Cường bức xúc khi cả vườn bưởi bị nhầm giống


Và những trái đắng đầu mùa

Trang trại trồng bưởi tập trung của anh Phùng Minh Cường, thôn Đoàn Kết, xã Hùng Quan, Đoan Hùng rộng gần
2ha, lớn nhất xã Hùng Quan, nằm trong dự án 1.000 ha của tỉnh Phú Thọ. Năm 2005, anh Cường nhận giống từ
Trung tâm giống cây trồng tỉnh Phú Thọ, theo anh Cường, toàn bộ số cây giống anh nhận từ đây là giống bưởi Bằng
Luân. Trung tâm giống cây trồng khi bán giống cho bà con cũng đã có văn bản cam kết giống cây mà Trung tâm bán
cho bà con là bưởi Bằng Luân. Nếu không đúng chất lượng công bố, Trung tâm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại. Song, chuyện nhầm lẫn giống đã xảy ra.

Hơn 300 gốc bưởi tại trang trại của anh Cường, qua gần 5 năm, anh khẳng định, chỉ có 5 cây là bưởi Bằng Luân,
“Dựa vào kinh nghiệm trồng giống bưởi đặc sản của vùng quê Đoan Hùng đã bao năm nay, tôi khẳng định, 300 gốc
bưởi tại trang trại của tôi thuộc giống bưởi khác. Vừa qua, Trung tâm giống cây trồng cũng đã cho người xuống kiểm
tra và kết luận, không phải giống bưởi Bằng Luân, như vậy là chúng tôi đã mua phải giống giả”. Ngay từ năm thứ 2,
anh Cường đã nghi ngờ và có đơn kiến nghị gửi Trung tâm giống cây trồng, song Trung tâm giống khẳng định với
anh và một số bà con là chất lượng giống đảm bảo, yêu cầu bà con chờ đến khi bưởi ra quả sẽ giải quyết.

Điều trái khoáy là, số cây bưởi lẫn giống đã cho quả từ năm ngoái, dù chất lượng quả xấu, còn một số cây bưởi
đúng giống Bằng Luân vẫn không chịu đậu quả, mặc dù có ra hoa. Gần như toàn bộ gia tài, anh Cường đã đặt vào
gần 2 ha bưởi, tiền thuê đất, tiền mua giống, công chăm sóc gần 5 năm, đến nay, chứng kiến vườn bưởi cây thì còi
cọc, cây thì có hoa mà không quả, anh không khỏi xót xa. Cũng trong cảnh tương tự, anh Đặng Văn Đông, thôn Cao
Sóc, xã Hùng Quan với hơn 200 gốc bưởi trồng từ năm 2005, đến nay, anh như đang ngồi trên đống lửa vì toàn bộ
vườn bưởi của anh cũng bị nhầm giống. Hơn nữa, thái độ thiếu trách nhiệm của bên cung cấp giống cũng như cơ
quan chức năng, khiến anh và không ít hộ “đang khóc dở mếu dở”.

Đi về đâu đại dự án?

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Minh, Trưởng phòng NN&PTNT Đoan Hùng khẳng định,
sự nhầm lẫn giống xảy ra là có thật, “vào năm 2005, do sơ suất, Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ đã bị nhầm lẫn
giống 1 lô cây, khoảng vài nghìn gốc bưởi. Qua kiểm tra, xác minh, giống bưởi bị nhầm lẫn chính là bưởi Diễn, hơn
nữa, thực tế giờ bưởi Diễn lại cho quả sai hơn”. Cũng theo giải thích của ông Minh, vì bưởi Diễn sai quả hơn, nên
kinh tế của bà con cũng không bị thiệt hại(?). Tuy nhiên, khi chúng tôi đề cập đến chuyện thương hiệu (năm 2006,
quả bưởi Đoan Hùng đã chính thức được Bộ KH&CN công nhận thương hiệu), ông Minh cho rằng, thực chất, nguồn
gốc sâu xa của bưởi Diễn cũng chính là bưởi Đoan Hùng(?).

Mặc dù phải đến tháng 11, bưởi Đoan Hùng mới bắt đầu được thu hoạch, song, hiện giờ, dọc theo Quốc lộ 2, bưởi
đã được bán la liệt, mà chủ quán nào cũng khẳng định, bưởi Đoan Hùng chính gốc. Khi chúng tôi đề cập đến chuyện
này, ông Nguyễn Hồng Lê, cán bộ phòng NN&PTNT Đoan Hùng cho biết, dù năm 2006 bưởi Đoan Hùng đã được
công nhận thương hiệu, song, đến nay sản phẩm vẫn rất ít, nên hiện giờ mới đang triển khai dán tem, nhãn đến các
hộ nông dân để quản lý. “Muốn đảm bảo thương hiệu phải quản lý chặt chẽ đến các hộ, hiện tại, tem và lô gô đã
được chúng tôi triển khai đến các hộ trồng bưởi”, ông Lê khẳng định. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện
nhiều hộ trồng bưởi nằm trong đại dự án vẫn chưa hay biết gì về công tác dán tem, mác hay lô gô để bảo vệ thương
hiệu của mình.

Dự án bưởi Đoan Hùng sẽ đi đến đâu, khi ngay từ những trái bói đầu mùa đã cho người nông dân những quả đắng?
Đến nay, nông dân chạy ngược chạy xuôi để tìm cách tháo gỡ, để trả lại đúng thương hiệu bưởi Đoan Hùng cho
đồng đất của mình, cơ quan chức năng thì “đủng đỉnh” rằng, chờ tổng kết dự án rồi đưa ra hướng xử lý. Quả bưởi
Đoan Hùng sau những kỳ vọng để đến nay, bước đầu thu về sự thất vọng.

Ngân Tuyền
Chuyện nực cười của quả bưởi Đoan Hùng!
Lao Động số 219 Ngày 29/09/2009 Cập nhật: 8:02 AM, 29/09/2009
(LĐ) - Giống bưởi phủ Đoan tép bưởi phớt hồng,
mọng nước, ăn vào có vị ngọt mát, thanh... ngon nức
tiếng miền Bắc có lẽ giờ đây chỉ còn trong trí nhớ của
nhiều người dân.

Ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến những vườn bưởi
còi cọc, xác xơ không đậu quả tại vùng trồng bưởi
Đoan Hùng (Phú Thọ), không mấy ai biết rằng, đằng
sau thương hiệu hàng nông sản hảo hạng cả nước này
là những câu chuyện cười ra nước mắt...

Bưởi Đoan Hùng thật hay giả? Ảnh: D.H. Từ giao "nhầm" cây giống...

Là vùng đất cuối cùng của tỉnh Phú Thọ, Đoan Hùng được thiên nhiên ban tặng cả một vùng đất
đồi rộng lớn - nơi sản sinh ra giống bưởi quý nổi tiếng từ bao đời nay. Bưởi Đoan Hùng có
khoảng 11 giống bưởi phân bố hầu hết 26 xã, song bưởi ngon hảo hạng phải kể đến hai giống
bưởi Tộc Sửu (còn gọi là bưởi Chí Đám) và bưởi Bằng Luân. Hai giống bưởi ngọt này được
trồng rải rác 8 xã dọc sông Lô, sông Chảy.

Chỉ khoảng hơn một tháng nữa là bưởi Đoan Hùng vào chính vụ, song thay vì những vườn bưởi
lúc lỉu quả đang chờ thu hoạch, chúng tôi ngỡ ngàng chứng kiến cảnh tượng xác xơ của hầu hết
các vườn bưởi lớn tập trung nơi đây...

Chúng tôi có mặt tại vườn bưởi của ông Phùng Minh Cường (thôn Đoàn Kết, xã Hùng Quan) -
chủ vườn lớn nhất xã với tổng số hơn 300 gốc bưởi (khoảng 1,7ha) và ngỡ ngàng khi được tận
mắt nhìn thấy vườn bưởi "còi cọc" và tạp nham của ông. Hơn 300 gốc bưởi được trồng gần 5
năm nay, song tất cả cao chưa quá đầu người, cành cây khẳng khiu, lá xanh lẫn với lá úa. Điều
đặc biệt là tuyệt nhiên không có cây nào đậu quả.

Ông Cường bức xúc: "Tôi trồng 310 cây thì đến bây giờ chỉ có đúng 5 cây cho quả đúng giống.
Hơn 30 cây có đậu lèo tèo dăm quả, nhưng khi ăn vào thì chua loét. Hiện giờ tôi cũng không rõ
vườn nhà mình có tất cả bao nhiêu... giống bưởi và thuộc những giống nào!".

Dường như chưa tin vào sự thật, chúng tôi tiếp tục "mục sở thị" vườn bưởi của ông Đặng Văn
Đông (thôn Cao Sóc) cách đó không xa. Vườn ông Đông trồng 200 gốc bưởi, chỉ đứng sau vườn
ông Cường về số lượng cây. Tình trạng vườn bưởi nhà ông Đông thậm chí còn bi đát hơn khi cả
200 cây bưởi cho đến tận bây giờ vẫn chưa đậu quả.

Ông Đông cho hay: "Cả thôn hầu như nhà nào cũng "dính" phải giống bưởi giả, mỗi nhà dăm
cây. Chỉ có tôi là trồng tập trung nhiều nhất nên bây giờ lo quá, không biết làm sao!". Trước đó 3
tháng, ông Cường đã làm đơn đề nghị gửi Sở NNPTNT tỉnh Phú Thọ làm rõ vấn đề.

Trong đơn nêu rõ: Trước khi trồng, gia đình ông được Trung tâm Giống cây trồng tập huấn phổ
biến, làm đơn cam kết nhập giống bưởi Bằng Luân, song căn cứ vào kinh nghiệm trồng trọt, ông
Cường khẳng định hình thái của cây giống là giống bưởi giả. Tính toán chi phí cho hơn 300 gốc
bưởi sau 4 năm cật lực chăm bón, ước tính thiệt hại vườn bưởi ông Cường lên hơn 100 triệu
đồng.

Tình trạng bưởi không đậu quả và không đúng giống không chỉ diễn ra ở xã Hùng Quan. Tiếp
tục có mặt tại vườn bưởi lớn nhất xã Ca Đình với 135 cây của ông Nguyễn Công Hoan, thoạt
trông có vẻ khả quan hơn với những quả bưởi đang lúc lỉu trái. Chưa kịp mừng, ông Hoan đã cất
giọng thiểu não: "Tôi cũng chả hiểu đang ăn phải giống bưởi nào nữa, quả chua lẫn quả ngọt,
nuốt vào thì đắng. Chuẩn bị thu hoạch rồi mà bưởi như thế này thì biết bán cho ai?". Ông Hoan
cho biết, từ lúc trồng đến thời điểm này, chi phí mà ông đổ ra cho vườn bưởi đã lên đến hơn 40
triệu đồng khi mua cây

giống, công lao động, thuê đất... Số tiền không hề nhỏ và đặc biệt càng có nguy cơ mất trắng khi
nhìn vườn bưởi thảm cảnh trước mặt.

Để làm rõ nguyên nhân, chiều 25.9 chúng tôi đã làm việc với Phòng Nông nghiệp huyện để làm
rõ sự tình. Trưởng phòng Nông nghiệp - ông Nguyễn Hoàng Minh giải thích: "Số bưởi nói trên
là thuộc dự án trồng mới 1.000ha bưởi đặc sản Đoan Hùng của UBND tỉnh Phú Thọ với giống
bưởi ngọt Bằng Luân, số tiền đầu tư cho huyện là 28 tỉ đồng. Tuy nhiên, do năm nay thời tiết bất
thường, kỹ thuật canh tác chưa đồng bộ, tình trạng thiếu cây giống kéo dài trong những năm đầu
triển khai dự án nên dẫn đến tình trạng... mất mùa".

Khi được hỏi nguyên nhân nhầm giống bưởi và xác định nguồn gốc của các giống bưởi lẫn, ông
Minh cho biết, việc lẫn giống là lẫn giống bưởi Diễn và chỉ lẫn với một tỉ lệ rất nhỏ khoảng... 3 -
4% trong tổng số diện tích hơn 1.000ha trồng mới thuộc dự án. Tỉ lệ "rất nhỏ" mà ông Minh đưa
ra cần được xem xét lại khi cả xã Hùng Quan có hai hộ trồng bưởi lớn nhất nói trên thì cả hai
vườn bưởi với hàng trăm cây lâm vào tình trạng còi cọc, không ra quả hoặc lẫn các giống bưởi
giả chưa rõ nguồn gốc, các hộ còn lại trồng rải rác xen canh mỗi nhà vài chục gốc thì hầu như
nhà nào cũng "dính" phải tình trạng trên.

Ông Minh cũng cho biết, để giải quyết tình trạng trên, đoàn kiểm tra của Sở NNPTNT tỉnh và
cán bộ huyện đã về kiểm định và thuyết phục gia đình giải quyết bằng cách giữ lại vườn bưởi và
ghép cải tạo lại vườn. Đoàn kiểm tra cũng cho biết, tất cả những diện tích bưởi bị lẫn sẽ được hỗ
trợ vật tư, phân bón và chỉ đạo kỹ thuật chăm sóc. Tuy nhiên, cho đến nay, các hộ trồng bưởi nói
trên vẫn chưa nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào.

Ông Cường khẳng định: "Chúng tôi chấp nhận chặt gốc, tự tìm mua lại giống để trồng lại bưởi
đúng giống Bằng Luân, song vì được hứa hẹn là ghép cây cải tạo nên đành chờ! Hơn nữa, nếu
mà nhầm hẳn sang giống bưởi Diễn thì... mừng quá, vì ít nhất là còn bán được bưởi!". Mang vấn
đề này lên Sở NNPTNT tỉnh để hỏi thì chúng tôi nhận được một sự trả lời qua loa, thiếu trách
nhiệm của Phó Giám đốc Nguyễn Văn Hùng: "Hiện chúng tôi chưa có kết luận gì cụ thể mà sẽ
có một cuộc tổng kết toàn diện vào đầu tháng 10 tới. Lúc đó mới có câu trả lời chính xác được!".

... đến "đùa" với thương hiệu


Vấn đề lùm xùm của việc nhầm giống thuộc một dự án lớn nói trên chưa tìm được cách giải
quyết thoả đáng, thì vấn đề khác được đặt ra nữa là nếu năm nay không cho quả, liệu bưởi Đoan
Hùng có còn giữ được thương hiệu bấy lâu nay? Tháng 3.2008, sản phẩm bưởi quả Đoan Hùng
được Cục Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ KHCN ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia tên gọi xuất xứ
hàng hoá và được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn. Hai trong tổng số 11 giống bưởi được trồng tại
huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ được bảo hộ là bưởi Bằng Luân và bưởi tộc Sửu.

Song khi được hỏi về việc dán tem, đóng gói sản phẩm và logo thương hiệu, ông Minh lúng
túng: "Nói là thương hiệu vậy thôi nhưng chủ yếu bưởi chỉ bán được trong tỉnh. Tem thì cũng có
rồi nhưng chưa có... nhân lực nên chưa triển khai được ngay. Việc công nhận thương hiệu về cơ
bản là nhằm giải quyết vấn đề tư tưởng cho bà con, nhưng do sản phẩm chưa nhiều nên chưa làm
được đồng bộ. Tuy nhiên, cũng phải công nhận là từ khi được công nhận thương hiệu thì giá
bưởi cũng bán được với giá cao hơn. Đó là dấu hiệu đáng mừng rồi".

Vấn đề thương hiệu mà vị trưởng phòng nông nghiệp huyện đề cập quả là như chuyện đùa khi
việc công nhận thương hiệu hàng nông sản hảo hạng hoàn toàn không phải là chuyện dễ dàng.
Cả nước chỉ có khoảng 5 loại bưởi được công nhận thương hiệu, trong đó có bưởi Đoan Hùng.
Khi gặp những chủ vườn bưởi lớn lâu năm như ông Cường, ông Hoan, câu trả lời mà chúng tôi
nhận được là chưa hề được nhìn thấy tem, nhãn mác. Bưởi của họ lâu nay vẫn được tiêu thụ theo
kiểu thủ công "truyền thống" là bán trực tiếp cho thương lái tại vườn.

Và vấn đề "bán được giá" theo cách nói của ông Minh quả đúng "sự thật" khi đến thời điểm này
chưa vào chính vụ thu hoạch bưởi nhưng dọc quốc lộ 2 đã tấp nập các sạp bưởi vẫy khách cật
lực. Chúng tôi dừng xe tại một hàng bưởi khá lớn với tấm biển "Bưởi Đoan Hùng" rất hoành
tráng hỏi mua bưởi. Bà chủ quán đon đả: "Bưởi Đoan Hùng chính hiệu đấy em ạ, quả nhỏ, vỏ
mỏng và rất ngọt. Em cứ mua ăn thử, đảm bảo đúng chất lượng".

Hoa mắt với các loại bưởi kích cỡ, màu sắc, tôi chọn ào dăm quả với giá 10.000đ/quả. Mang về
bổ ra ăn thử thì đúng là tá hoả với quả bưởi gọi là bưởi Đoan Hùng khi vị thì nhạt thếch mà nuốt
vào thì đắng nghét cổ họng. Nhìn những quả bưởi nằm lăn lóc góc nhà, chợt thấy đắng lòng hơn.
Cái vị đắng đót vì ăn phải bưởi Đoan Hùng "dởm" thì ít mà đắng cho hàng trăm hộ nông dân tại
vùng bưởi trứ danh đang có nguy cơ phá sản và trắng tay với vụ bưởi năm nay thì nhiều...

Bưởi Sửu Chí Đám phát triển phù hợp trên đất phù sa sông Lô, sông Chảy. Về nguồn gốc, giống bưởi này được
nhân dân xã Chí Đám nhân ra từ cây bưởi ngon của nhà lão nông có tên là Sửu cách đây trên 200 năm. Từ đó tên
ông được đặt cho giống bưởi. Bưởi Sửu sau 5 năm trồng cho quả có chất lượng tốt, cây 15 tuổi có năng suất từ 100 -
150 quả, bảo quản sau 5 - 6 tháng quả giữ được chất lượng tốt.

Bưởi Bằng Luân có cách đây 200 đến 300 năm là giống có nhiều nhất ở Đoan Hùng, hầu hết các xã trong huyện,
đặc biệt là Bằng Luân và Quế Lâm đều trồng giống bưởi này.Bưởi Bằng Luân có dạng lá nhỏ, quả nhỏ có hình cầu
dẹt hoặc dạng hình lá to, quả to, tròn đều. Khi chín có màu vàng rơm, màu thịt quả trắng, trục quả đặc, dễ tách múi,
tép mềm mọng nước có màu trắng xanh, ngọt đậm, vị thơm. Giá của mỗi từ 15.000 - 30.000đ.
Bưởi Đoan Hùng: Dự án thất bại, thương hiệu khó giữ
02/12/2009 18:59 GMT+7

Dự án trồng mới 1.000ha bưởi Chí Đám, Bằng Luân hy vọng sẽ xóa đói giảm nghèo cho nông
dân Đoan Hùng (Phú Thọ), bảo tồn nguồn gene, cải tạo môi trường sinh thái. Nhưng chỉ sau 5
năm thực hiện, những vườn bưởi đó vẫn chưa cho thu hoạch. Thương hiệu bưởi Đoan Hùng có
thể bị ảnh hưởng lớn trên thị trường.

Bưởi ngọt đắng lòng


Đang chính vụ nhưng hàng trăm héc-ta bưởi Đoan Hùng nhìn mỏi mắt mới thấy lèo tèo vài quả.
Cây còi cọc, cây xanh um, lổn nhổn như những cánh rừng hoang. Có mặt tại vườn bưởi nhà ông
Vũ Hồng Thực (thôn 7, xã Vân Du), nghe ông tâm sự về "cây bưởi xóa đói giảm nghèo" khiến
những người chứng kiến cảm thấy đắng lòng vì công sức. Hy vọng của gia đình ông cũng như
hàng trăm hộ gia đình khác ở Đoan Hùng có thể thành công dã tràng.
Trên mảnh đất rộng 1 ha, gia đình ông Thực loay hoay mãi với những cây lâu năm, hết trồng
nhãn ông quay sang trồng xoài, nhưng kinh tế gia đình vẫn không phất lên được. Năm 2004, khi
biết tin tỉnh triển khai Dự án trồng bưởi Đoan Hùng trên đất của xã, gia đình ông lại chặt xoài
chuyển sang trồng bưởi. Hơn 100 gốc bưởi đã trồng được 5 năm nhưng không chịu ra quả, ông
bức xúc nói: "Bưởi Đoan Hùng trồng chỉ 3 năm là bói quả, 5 năm cho bưởi thương phẩm. Cả
vườn bưởi nhà tôi chỉ 12 cây đạt hiệu quả như cam kết của Trung tâm giống cây trồng, còn 90
cây khác coi như mất trắng".
Xót xa cho công sức của mình bỏ ra, ông Thực và nhiều người dân khác mang những bức xúc
của mình đến hỏi Phòng Nông nghiệp huyện nhưng họ giải thích rằng, việc áp dụng các biện
pháp kỹ thuật vào trồng mới, phương pháp chăm sóc của các hộ dân còn nhiều hạn chế, phòng
trừ sâu bệnh chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nhiều diện tích sau trồng không được quan tâm
chăm sóc nên bưởi không đạt hiệu quả như mong muốn. Trong khi đó, hầu hết những buổi tập
huấn của tỉnh ông không bỏ lỡ một buổi nào. Về nhà, ông cố gắng vận dụng hết những kinh
nghiệm học được vào chăm sóc vườn bưởi. Không những thế, ông còn đầu tư gần 20 triệu vào
đào ao, mua máy bơm nước để tưới cây.
Không kiên trì chờ đợi giải pháp của Sở Nông nghiệp, ông Phạm Tiến Tuy, khu 2, xã Quế
Lâm, đã phá bỏ hoàn toàn vườn 100 cây bưởi Dự án để trồng cây công nghiệp. Cá biệt, tại xã
Nghinh Xuyên có diện tích cây trồng tập trung với quy mô lớn, được đầu tư hệ thống tưới tiêu
trên đất bãi ven sông, song nhiều diện tích đã được các hộ dân tích nước, cải tạo trở lại để cấy
lúa. Một số hộ đã phá bỏ vườn bưởi để chuyển sang trồng cây màu như ở xã Phương Trung.
Thương hiệu có thể bị lãng quên
Bưởi Đoan Hùng là cây ăn quả đặc sản của Phú Thọ, có tiếng cả nước, nhưng hầu hết các vườn
bưởi ở Chí Đám, Bằng Luân, quả có hiện tượng nhỏ lại, mẫu mã không đẹp, hương vị không còn
được như trước. Vì vậy, để lưu giữ, bảo tồn và phát triển bưởi Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đã chỉ
đạo đầu tư xây dựng Dự án phát triển cây bưởi đặc sản huyện Đoan Hùng giai đoạn 2003-2010.
Cách làm đó của tỉnh là hoàn toàn đúng đắn, thậm chí, tháng 3/2008, tỉnh Phú Thọ còn làm được
điều mà nhiều vùng khác phải học hỏi, đó là sản phẩm bưởi Đoan Hùng được Cục Sở hữu trí tuệ
ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia tên gọi, xuất xứ hàng hóa và được Nhà nước bảo hộ vô thời
hạn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề trái chiều với mục tiêu
của Dự án.
Đem những bức xúc của người dân lên hỏi ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở
NN&PTNN Phú Thọ giải thích: "Sự cố đó là do nhầm lẫn của cán bộ thiếu kinh nghiệm trong
việc tổ chức, quản lý quy trình sản xuất giống không chặt chẽ, dẫn đến việc lô giống năm 2004
của Trung tâm giống cây trồng chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất. Kỹ thuật viên
không mở nhật ký theo dõi quá trình ghép, khai thác mắt dẫn đến việc cắt nhầm mắt ghép bưởi
Đoan Hùng thành bưởi Diễn, bưởi Mỹ, Nhật, bưởi dại. Và hậu quả là có tới 9.267 cây bị nhầm
(tương đương 57% trong tổng số 16.269 cây được trồng năm 2004)".
Còn việc dán tem, đóng gói sản phẩm và logo thương hiệu, phần lớn các hộ sản xuất quy mô lớn
như Nguyễn Ngọc Viên, Trần Văn Thu ở Chí Đám không hề biết tới. Thậm chí cả chị Thủy, cán
bộ phòng trồng trọt của tỉnh cũng khẳng định hơn một năm nay không hề được nhìn thấy tem
dán lên quả bưởi Đoan Hùng trên thị trường. Còn việc triển khai thực hiện, chị e rằng điều đó rất
khó khăn vì trong hàng ngàn héc-ta bưởi, những quả đạt chất lượng thực sự để dán tem cũng rất
ít.
Trong khi chờ tỉnh mời các nhà khoa học nghiên cứu đưa ra giải pháp cải tạo hàng ngàn héc-ta
bưởi Đoan Hùng "phát triển trái ý" của Dự án, nhiều hộ gia đình quyết tâm khắc phục tình trạng
này bằng cách giữ nguyên gốc cũ của bưởi "Dự án" ghép mắt bưởi Chí Đám và bưởi Bằng Luân.
Hy vọng trong 3 năm tới, bưởi sẽ bói quả, bưởi Đoan Hùng sẽ giúp người dân thoát nghèo.
Quang Phong
Trồng bưởi Đoan Hùng, ra bưởi... Diễn
13:00:00 28/09/2009
Sau 4 năm, người trồng cây bàng hoàng vì bưởi không ra quả, cây có quả thì lại không
phải bưởi Đoan Hùng. Nguyên nhân là do Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ sơ suất,
nhầm lẫn 1 lô cây giống khi cấp cho bà con. Giống bưởi bị nhầm chính là bưởi Diễn.

Một đại dự án tốn hàng chục tỷ đồng với kỳ vọng đưa thương hiệu bưởi Đoan Hùng "cất cánh" đã được
triển khai tại huyện Đoan Hùng (Phú Thọ). Nhưng hơn 4 năm sau, người trồng cây đã phải nếm quả "đắng"
vì bưởi không ra quả, cây có quả lại không phải bưởi Đoan Hùng vì bị nhầm giống. Trong khi nông dân
như ngồi trên đống lửa vì đổ hết tài sản vào trang trại bưởi, các cơ quan chức năng vẫn trả lời phải chờ
tổng kết dự án mới giải quyết.

Với kỳ vọng phát triển thương hiệu bưởi Đoan Hùng thành một đặc sản có sức cạnh tranh và cung cấp trên
thị trường rộng lớn như bưởi Năm Roi, Phúc Trạch, năm 2005, Bộ Khoa học - Công nghệ đã cho phát triển
300ha bưởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng, nằm trong "Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và
chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển KT-XH nông thôn và miền núi đến năm 2010".

Cơ quan có trách nhiệm chuyển giao công nghệ là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau hoa quả Viện
KHKT nông - lâm nghiệp miền núi phía Bắc và Viện Khoa học Thủy lợi. Chỉ tính riêng dự án phát triển
bưởi Đoan Hùng của Bộ Khoa học - Công nghệ, tỉnh Phú Thọ đã đầu tư gần 11 tỷ đồng, trong đó ngân
sách sự nghiệp khoa học Trung ương, ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh, đối ứng của huyện, đối ứng của
nông dân (6,9 tỷ đồng).

Sau 4 năm triển khai, huyện Đoan Hùng đã có 18 xã nằm trong vùng bưởi tập trung, với khoảng 2.000 hộ
dân tham gia trồng bưởi. UBND tỉnh Phú Thọ hỗ trợ người dân 50% số tiền mua cây giống, đồng thời mỗi
ha hỗ trợ thêm 5.000.000 đồng, riêng tiền xây dựng đại dự án mất khoảng 28 tỷ đồng. Nhưng đến thời
điểm này, nhiều hộ dân đã phải nếm trái bưởi "đắng" vì bưởi trồng 4 năm vẫn không chịu đậu quả dù được
chăm bón kỹ lưỡng. Không những thế, bưởi Đoan Hùng còn bị lẫn giống khiến trái bưởi trồng trên đất
Đoan Hùng lại là bưởi Diễn.

Bưởi còi cọc không chịu ra quả dù được chăm bón kỹ lưỡng.

Chúng tôi tìm đến trang trại bưởi của anh Phùng Minh Cường, thôn Đoàn Kết, xã Hùng Quan. Đây là một
trong những trang trại bưởi lớn nhất của xã Hùng Quan với diện tích gần 2ha. Năm 2005, anh Cường bắt
đầu nhận giống từ Trung tâm Cây trồng tỉnh Phú Thọ, và toàn bộ số cây giống anh nhận là giống bưởi
Bằng Luân.

Trung tâm Giống cây trồng khi bán giống cho bà con cũng đã có văn bản cam kết giống cây mà Trung tâm
phân phối cho bà con là bưởi Bằng Luân. Tuy nhiên, khi cây ra quả, anh Cường và nhiều hộ khác mới bàng
hoàng khi sản phẩm thu hoạch lại là một loại bưởi hoàn toàn khác.

Ngay khi cây bưởi phát triển mạnh từ năm thứ 2, anh Cường và nhiều người trồng bưởi khác đã phát hiện
ra giống bị nhầm và làm đơn kiến nghị gửi Trung tâm Giống cây trồng. Nhưng câu trả lời là phải chờ cây
ra quả mới có thể kết luận và giải quyết.

"Trên cây treo nhãn mác bưởi Bằng Luân, nhưng hiện nay ra quả lại không phải là bưởi Bằng Luân, như
vậy khác nào "treo đầu dê bán thịt chó", bản thân trung tâm bán giống giả cho chúng tôi, và sau này, không
lẽ, những quả bưởi này cũng sẽ được dán mác bưởi Đoan Hùng để tiêu thụ?", anh Cường bức xúc cho biết.

Nhiều gia đình ở xã Hùng Quan hiện đang như ngồi trên đống lửa, trong khi thái độ thiếu trách nhiệm của
phía cơ quan chức năng càng khiến sự việc rơi vào vòng luẩn quẩn. Và như thế, đại dự án phát triển bưởi
Đoan Hùng có nguy cơ phá sản.

Trao đổi với phóng viên Báo CAND, ông Nguyễn Hoàng Minh, Trưởng phòng NN&PTNT Đoan Hùng
cũng thừa nhận, sự nhầm lẫn giống xảy ra là có thật.

Ông Minh lý giải, sự nhầm lẫn này là do sơ suất, năm 2005, Trung tâm Giống cây trồng Phú Thọ đã bị
nhầm lẫn giống 1 lô cây, khoảng vài nghìn gốc bưởi. Qua kiểm tra, xác minh, giống bưởi bị nhầm lẫn
chính là bưởi Diễn, hơn nữa, thực tế giờ bưởi Diễn lại cho quả sai hơn.

Theo giải thích của ông Minh thì vì bưởi Diễn sai quả hơn, nên kinh tế của bà con cũng không bị thiệt hại
gì nhiều. Tuy nhiên, sẽ ra sao nếu những quả bưởi Diễn sẽ được bán với nhãn mác bưởi Đoan Hùng, một
thương hiệu đã được Bộ KH&CN công nhận năm 2006?

Và đến thời điểm này, cũng chỉ có người nông dân đôn đáo, lo lắng cho những gốc bưởi của mình, còn các
cơ quan chức năng vẫn chỉ có câu trả lời chờ tổng kết dự án mới đưa ra hướng xử lý?!
Chi Linh
Bưởi quý Đoan Hùng được bảo hộ tên gọi xuất xứ
Cập nhật lúc 13:48, Thứ Ba, 07/03/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Sản phẩm bưởi quả Đoan Hùng vừa được Cục Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học
Công nghệ ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia Tên gọi xuất xứ hàng hoá và được Nhà nước bảo
hộ vô thời hạn tại quyết định số 73/QĐ-SHTT.
Theo quyết định này, đã có hai trong tổng số 11 giống bưởi được trồng tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú
Thọ được bảo hộ là bưởi Bằng Luân và bưởi Sửu. Hai giống bưởi này hiện được trồng tại địa bàn của 16
xã.

Bưởi Đoan Hùng và bưởi Sửu được ghi nhận vào sổ đăng ký quốc
gia Tên gọi xuất xứ hàng hoá
Bưởi Đoan Hùng có mùi thơm đặc trưng, hương vị ngọt rất riêng, không he đắng.
Tuy nhiên, theo thời gian, hai giống bưởi quý này đã dần bị thoái hoá.
Bưởi Đoan Hùng đã có hiện tượng quả nhỏ lại, dị hình, nhiều hạt. Đặc biệt, bưởi Sửu còn đứng trước
nguy cơ bị mất giống.
Trước thực tế đó, UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh và huyện Đoan Hùng
thực hiện dự án "Tuyển chọn, phục tráng và xác định biện pháp kỹ thuật chủ yếu thâm canh một số giống
bưởi đặc sản tại Đoan Hùng, Phú Thọ".
Và, để sản phẩm bưởi Đoan Hùng đích thực là đặc sản của tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ đã
gửi đơn yêu cầu đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hóa lên Cục Sở hữu trí tuệ và được chấp nhận.
Dự kiến vào ngày 17/3 tới, UBND tỉnh sẽ long trọng tổ chức lễ đón nhận Văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ
"Đoan Hùng" cho sản phẩm bưởi quả Bằng Luân và bưởi Sửu.
Từ đây, sản phẩm bưởi Đoan Hùng trở thành tài sản quốc
gia và là sản phẩm thứ 4 được nhà nước bảo hộ về tên gọi
xuất xứ hàng hoá.
Xác định chất lượng có vai trò quyết định đến sự tồn tại của
thương hiệu sản phẩm, thời gian tới Phú Thọ dự kiến sẽ tập
trung thực hiện dự án khoa học công nghệ cấp Nhà nước
trong đó ưu tiên bảo tồn hai giống bưởi quý trên bằng cách
lựa chọn gốc ghép phù hợp, xây dựng quy trình canh tác,
quy trình bảo quản, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.
Diện tích đất có thể trồng được bưởi Bằng Luân và bưởi Sửu sẽ được quản lý chặt chẽ với 1.630 ha
trong đó diện tích đất trồng bưởi Bằng Luân là 1.095 ha và 535 ha dành cho bưởi Sửu.
Ngoài việc nâng cao chất lượng, sẽ có một Hiệp hội các nhà sản xuất và kinh doanh bưởi đặc sản Đoan
Hùng được thành lập. Cùng với đó, đề án trang thông tin điện tử riêng cho huyện Đoan Hùng đang dự
kiến được xây dựng. Tất cả đều không nằm ngoài mục tiêu phát triển và giữ vững thương hiệu đặc sản
bưởi Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ

• Thuỷ Nguyên
KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN CÁC TỔ CHỨC CÁ NHÂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN DỰ ÁN
thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp
thực hiện trong 2 năm 2007-2008

(Kèm theo Quyết định số 1398/QĐ-BKHCN ngày 11/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ)

Thời gian thực hiệ


dự án
Tổ chức, cá nhân chủ trì
STT Chủ nhiệm dự án Tên dự án Ký mã hiệu
thực hiện dự án
Bắt đầu Kết th

I Các dự án tuyên truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ (SHTT) và hỗ trợ hoạt động SHTT trong doanh n

1 Công ty Đầu tư Phát triển Chương trình “Chắp CT68/TĐ-01/


Trịnh Văn Sơn 6/2007 6/200
Kỹ thuật Trường Thành cánh Thương hiệu’’ 2006-2007/TW

Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ


2 Tuyên truyền, phổ biến CT68/TĐ-01/
thuật Việt Nam Lê Xuân Thảo 6/2007 7/200
về sở hữu công nghiệp 2006-2007/TW
(VIFOTEC)

3 Xây dựng mô hình tổ


Cơ quan đại diện phía Nam, CT68/TĐ-03/
Lê Thị Cẩm Nhung chức và quản lý hoạt 6/2007 5/200
Bộ Khoa học và Công nghệ 2006-2007/TW
động sở hữu trí tuệ

II Các dự án hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ

Sở KHCN tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Xuất Xây dựng chỉ dẫn địa lý CT68/XL-01/
4 6/2007 6/200
cho vải thiều Lục Ngạn 2006-2007/TW

Quản lý và phát triển


chỉ dẫn địa lý Đoan
CT68/XL-02/
5 Sở KHCN tỉnh Phú Thọ Đào Văn Phùng Hùng cho sản phẩm 6/2007 5/201
2006-2007/TW
bưởi quả của tỉnh Phú
Thọ

Tạo lập và phát triển


Trường Đại học Thương Nguyễn Quốc CT68/XL-03/
6 nhãn hiệu cho sản 6/2007 6/200
Mại Thịnh 2006-2007/TW
phẩm của doanh nghiệp
KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN CÁC TỔ CHỨC CÁ NHÂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN DỰ ÁN
thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp
thực hiện trong 2 năm 2007-2008

(Kèm theo Quyết định số 1398/QĐ-BKHCN ngày 11/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ)

Thời gian thực hiện


Tổ chức, cá Kinh phí (triệu đồng)
Chủ dự án
nhân chủ trì Tên dự Ký mã
STT nhiệm dự
thực hiện dự án hiệu Kết Tổng kinh phí
Kinh phí hỗ trợ
án Bắt đầu từ Ngân sách
án thúc thực hiện dự án
Trung ương

I Các dự án tuyên truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ (SHTT) và hỗ trợ hoạt động SHTT trong doanh n

1 Chương
Công ty Đầu CT68/T
trình
tư Phát triển Đ-01/
Trịnh Văn “Chắp 6/200 8.389,57
Kỹ thuật 2006- 6/2007 1.634,26
Sơn cánh 8
Trường 2007/T
Thương W
Thành
hiệu’’
Tuyên
2 Quỹ Hỗ trợ CT68/T
truyền,
Sáng tạo Kỹ Đ-01/
Lê Xuân phổ biến
thuật Việt 2006-
6/2007 7/2008 2.383,64 2.057,64
Thảo về sở hữu
Nam 2007/T
công W
(VIFOTEC)
nghiệp

3 Xây
dựng mô
Cơ quan đại hình tổ CT68/T
diện phía Lê Thị chức và Đ-03/
5/200
Nam, Bộ Cẩm quản lý 2006- 6/2007 1.531,93 1.176,63
9
Khoa học và Nhung hoạt 2007/T
Công nghệ động sở W
hữu trí
tuệ
II Các dự án hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ
Xây
dựng chỉ CT68/X
Sở KHCN dẫn địa
Nguyễn L-01/
tỉnh Bắc 6/200
4 Văn Xuất lý cho 2006- 6/2007 1.010,99 1.010,99
Giang 8
vải thiều 2007/T
Lục W
Ngạn

Quản lý
và phát
triển chỉ
CT68/X
dẫn địa
L-02/
Sở KHCN Đào Văn lý Đoan 5/201
5 2006- 6/2007 2.473,44 2.131,79
tỉnh Phú Thọ Phùng Hùng cho 0
2007/T
sản phẩm W
bưởi quả
của tỉnh
Phú Thọ

Tạo lập
và phát
CT68/X
triển
Trường Đại Nguyễn L-03/
nhãn hiệu 6/200
6 học Thương Quốc 2006- 6/2007 1.577,00 800,11
cho sản 9
Mại Thịnh 2007/T
phẩm của W
doanh
nghiệp

You might also like