You are on page 1of 1

Lỗ đen gần trái đất hơn chúng ta tưởng.

Một nhóm các nhà khoa học vũ trụ quốc tế lần đầu tiên đã đo được chính xác khoảng cách
từ trái đất đến một lỗ đen. Và đáng ngạc nhiên, nó gần hơn chúng ta tưởng.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được lỗ đen V404 Cygni, cách chúng ta 7,800 năm ánh
sáng- chỉ hơn một nửa khoảng cách mà trước đây chúng ta đã ước lượng.

Đo khoảng cách chính xác hơn sẽ cho phép các nhà khoa học có thể phác họa một bức vẽ
tốt hơn về chu trình phát triển của lỗ đen.

“Ví dụ chúng tôi hi vọng sẽ trả lời được câu hỏi là liệu có sự khác biệt giữa một lỗ đen được
hình thành trực tiếp do sự nổ của một ngôi sao với một lỗ đen phát triển gián tiếp qua một
supernova và một ngôi sao trung bình tạm thời. chúng tôi hi vọng lỗ đen tìm được vừa rồi sẽ
mang đến một điều thú vị bất ngờ. lỗ đen hình thành theo cách thứ hai này sẽ trôi qua vũ trụ
nhanh hơn.”

Jonker và các cộng sự của anh đã đo khoảng cách tới V404 Cygni bằng sóng radio từ lỗ đen
này tới ngôi sao chết của nó.

Lớp vỏ ngoài cùng nhất của ngôi sao này đã bị lỗ đen hút. Khí gas hình xoáy ốc tạo nên một
lớp plasma nóng bao quanh lỗ đen trước khi nó biến mất, và do đó đã sinh ra một lượng lớn
tia X cũng như song radio.

Sử dụng một hệ thống kính viễn vọng radio quôc tế Sensitivity Array, nhóm các nhà khoa
học này đã đo mức biến đổi thị sai của hệ thống lỗ đen. Phương pháp này bao gồm đo sự vận
động hàng năm trên bầu trời của hệ thống lỗ đen dưới tác dụng của vòng quay trái đất xung
quanh mặt trời.

Nhóm khoa học này nói việc ước lượng quá khoảng cách của V404 Cygni trước đây là do
ước lượng thiếu sự hút và nhiễu xạ của bụi giữa các vì sao, vốn có thể làm xuất hiện sai số tới
50%. Còn mức sai số biên của ước lượng lần này mới chỉ 6%.

You might also like