You are on page 1of 12

Quản trị là

Trở thành một nhà quản lý nghĩa là tiếp cận với những giới hạn khác biệt
giữa lý thuyết về quản lý và thực tế.

Quản lý không khác gì sự thương thuyết cho sự tương tác lẫn nhau khi sự
quản lý được thực hiện trong giới hạn quyền lực chính thức.

Là một nhà quản lý mới, bạn có hai nhóm trách nhiệm cần phải học. Một là
quản lý đội của bạn. Hai là quản lý bối cảnh làm việc của đội bạn. Điều đó
có nghĩa là quản lý xuyên lĩnh vực, mối quan hệ của đội bạn với những đội
khác trong và ngoài tổ chức ra

Về cơ bản, ngoài việc tích luỹ kĩ năng quản lý, bạn cần thay đổi cả bản thân
mình. Bạn phải thích nghi với những thái độ mới, giá trị mới và quan điểm
mới nếu muốn thành công.

Nó là quá trình gồm 2 giai đoạn. Đầu tiên bạn bắt đầu từ một cá nhân tương
đối độc lập để trở thành một thành viên trong mạng lưới làm việc. Bạn cũng
phải bắt đầu từ một người có định hướng tập trung chuyên môn trở thành
người chịu trách nhiệm lên chương trình cho nhóm.

Trở thành một nhà quản lý nghĩa là tìm hiểu các vấn đề cơ bản theo cách
rộng lớn hơn, chính thống hơn và lâu dài hơn. Hiểu được vai trò của bạn,
làm thế nào để can thiệp vào mọi chuyện và làm thế nào để gây ảnh hưởng
là một quá trình học hỏi không ngừng.

bạn phải học cách mới để định nghĩa thành công. Bạn phải học cách thích
nhìn người khác thành công và thích giúp người khác thành công.
Bạn phải học cách thích nhìn người khác thành công và thích giúp người khác thành
công.

1.Đầu tư vào kỹ năng.

Đừng chỉ dựa vào tài năng bẩm sinh của mình, vì thương lượng quả thật là
một khoa học. Hãy đọc sách, đăng ký các khóa học, tham khảo kinh nghiệm
thương lượng để học hỏi và tiến bộ thêm

những kỹ năng cốt yếu như Giải quyết vấn đề sáng tạo, Truyền
đạt, Quản lý Xung đột, Đàm phán, và Quản lý việc hoàn thiện và phát triển
bản thân, những

Kỹ năng Giải quyết Vấn đề Sáng tạo:


Mô tả và phân tích vấn đề, Sử dụng các công cụ Logic và Sáng tạo để nhận
dạng nguyên nhân của vấn đề, phát triển những giải pháp sáng tạo và xác
định được giải pháp nào là tốt nhất, và Thực hiện
giải pháp đã chọn và lượng giá hiệu quả của nó.
Kỹ năng Truyền đạt
Mô tả quá trình truyền đạt, Nhận biết và nâng cao năng lực nhận thức để
truyền đạt hiệu quả, Nhận biết ảnh hưởng của văn hoá tới truyền đạt trong
điều kiện đa văn hoá, Phát triển các năng lực truyền đạt phi lời nói, Phát
triển các kỹ năng truyền đạt cơ bản, cốt yếu: Kỹ năng Lắng nghe, Kỹ năng
Trình bày, và Kỹ năng Phản hồi.
Kỹ năng Quản lý Xung đột:
Xác định được phong cách xử lý xung đột của bản thân, Chọn lựa được các
chiến lược phù hợp xử lý các xung đột, và Phát triển các kỹ năng khuyến
khích các xung đột chức năng.
Kỹ năng Đàm phán:
Thảo luận về khái niệm về đàm phán, Các loại đàm phán: Phân bổ và Hội
nhập, Các chiến lược đàm phán: Lập trường và Nguyên tắc, Nhận dạng được
những sai lầm thường gặp trong đàm phán và cách khắc phục, Phát triển một
tư duy hợp lý đối với đàm phán, và Phát triển các kỹ năng đàm phán có hiệu
quả mang lại lợi ích cho các bên tham gia
Kỹ năng Hoàn thiện và Phát triển bản thân:
Đánh giá được mức độ tự quản lý bản thân và các đặc điểm của cá nhân,
Nhận biết tầm quan trọng của cảm xúc trong công việc cũng như trong việc
phát triển cá nhân, Quản lý và tác động hiệu quả tới động cơ cá nhân và
Quản lý tốt việc học tập và thay đổi bản thân, Nhận dạng được những cách
gia tăng hiệu suất và hiệu quả.

Kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi công sở & gia đình

Kỹ năng giao tiếp và dịch vụ khách hàng

Giao tiếp là hoạt động không thể thiếu đối với mỗi con người, mỗi tổ chức
và xã hội. Giao tiếp chính là món ăn tinh thần hàng ngày của mỗi chúng ta.

2.Rèn luyện kỹ năng tự học - Kế hoạch học tập

Nhiều sinh viên cho rằng chỉ cần cố gắng học là có


thể đạt kết quả tốt, nhưng thật ra, học ở ĐH khác
với học ở trung học rất nhiều, và biết cách học có
hiệu quả ở ĐH là một điều quan trọng mà có khi
chưa được chú ý đúng mức.
Hệ quả của phương pháp học không tốt là lãng phí
thời gian, thành tích học tập kém, thậm chí thi rớt dẫn đến chán nản, thất
vọng và bất mãn.

Học đối với SV là cuộc sống, là tương lai. Vậy nên thời gian học tập vô
cùng quý giá, không thể lãng phí được. Do đó, ngay ngày hôm nay, các bạn
hãy tạo và phát triển nơi mình một kĩ năng học tập có hiệu quả.

2.1. Lập kế hoạch học tập là điều cần thiết:

Trước khi làm bất cứ chuyện gì, nên lập kế hoạch. Nếu không có kế hoạch
thì không làm chủ được thời gian, nhất là khi có điều gì bất trắc xảy đến.
Một kế hoạch học tập tốt cũng giống như chiếc phao cứu hộ vậy. Mỗi người,
tùy vào nhu cầu của mình, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có
thể thay đổi khi cần, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề
ra.
2.2. Kế hoạch học tập giúp quản lý thời gian:

Bất cứ ai cũng có 168 giờ mỗi tuần, nhưng có người sử dụng quỹ thời gian
đó có hiệu quả hơn người khác. SV có rất nhiều thứ để làm, bạn hãy liệt kê
tất cả công việc cho từng ngày ( ngủ, chưng diện, đi lại, ăn uống, kiếm tiền,
đi chơi, tham gia công tác đoàn thể, xã hội, thể thao…) sau đó, nếu bạn thấy
còn ít hơn 30 giờ mỗi tuần để tự học thì bạn hãy kiểm điểm lại xem tại sao
mình phí thời gian như vậy.

2.3. Học ở đâu:

Bạn có thể học ở bất kỳ nơi nào, mặc dù rõ ràng có một số nơi thuận lợi hơn
cho việc học. Thư viện, phòng đọc sách, phòng riêng là tốt nhất. Quan trọng
là nơi đó không làm phân tán sự tập trung của bạn. Cho nên hãy làm cho
việc lựa chọn nơi học thích hợp trở thành một phần của thói quen học tập
của bạn.

2.4. Khi nào nên học tập:

Nói chung chỉ nên học lúc chúng ta thoải mái, minh mẫn, vào đúng khoảng
thời gian đã lên kế hoạch để học. Nguyên tắc là không học trong vòng 30
phút sau khi ăn, và trước khi đi ngủ,không học ngốn vào giờ chót trước khi
đến lớp.

2.5. Học cho giờ lý thuyết:

Nếu bạn học trước để chuẩn bị cho giờ lên lớp, cần đọc tất cả những tài liệu,
cần đọc trước và ghi chú thích những điểm chưa hiểu. Nếu bạn học sau giờ
lên lớp, cần chú ý xem lại những thông tin ghi chép được.

2.6. Học cho giờ cần phát biểu, trả bài

Bạn nên dùng khoảng thời gian ngay trước các giờ học này để luyện tập kỹ
năng phát biểu với các học viên khác ( nếu cần). Điều này sẽ giúp bạn hoàn
thiện kỹ năng phát biểu.

2.7. Sửa đổi kế hoạch học tập.


Đừng lo ngại khi phải sửa đổi kế hoạch. Thật sự kế hoạch chỉ là cách bạn dự
tính sẽ dùng quỹ thời gian của mình như thế nào, cho nên một khi kế hoạch
không hiệu quả, ta có thể sửa đổi nó. Nên nhớ rằng, việc lập kế hoạch là
giúp bạn có thói quen học tốt hơn và khi đó việc lập kế hoạch sẽ trở nên dễ
dàng hơn.

Bạn phải ý thức một sự thật đơn giản là tuân theo đúng kế hoạch học tập đã
định là một chuyện rất khó làm, trong khi vỡ kế hoạch là một việc dễ làm
nhất trên thế gian này.

3. Những môn học cần thiết để trở thành nhà quản trị

GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH (BUSINESS COMMUNICATION): cung


cấp cho sinh viên các kiến thức để phát triển kỹ năng giao tiếp trong
kinh doanh, giúp sinh viên tự tin khi làm việc trong môi trường kinh
doanh, trở thành người tự tin, thành công trong việc giao thiệp nội bộ
trong tổ chức, giải quyết xung đột, nói trước đám đông, ngoại giao với
các đối tác, làm việc với khách hàng,…

TIN HỌC TRONG KINH DOANH (BUSINESS COMPUTING): sinh viên


hiểu được các công cụ tin học và vận dụng, phối hợp tạo ra các ứng
dụng trong công tác kinh doanh. Mục tiêu của môn học nhằm trang bị
cho sinh viên các kỹ năng và kiến thức tin học phục vụ cho công việc
trong kinh doanh như: viết báo cáo, lập kế hoạch, soạn hợp đồng,
thuyết trình, quản lý danh mục khách hàng, …

NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN (ACCOUNTING FUNDAMENTALS): môn học


này, sinh viên sẽ được tiếp cận với các nguyên tắc cốt lõi của kế toán
giúp sinh viên có cách nhìn khái quát và tổng quan về kế toán trên vai trò
của một nhà quản trị. Sinh viên sẽ được tiếp cận những khái niệm kế
toán, nguyên tắc và những bài thực hành bắt buộc để quản lý và vận hành
hoạt động kinh doanh hiệu quả, hợp lý.

QUẢN TRỊ HỌC (INTRODUCTORY MANAGEMENT): cung cấp cho sinh


viên các kiến thức nền tảng và cơ bản về vai trò và chức năng của nhà
quản trị. Hỗ trợ sinh viên thông qua các bài tập tình huống sẽ giúp phát
triển những kỹ năng để thực hiện vai trò quản trị/giám sát tổ chức hiệu
quả.
MARKETING (INTRODUCTORY MARKETING): Marketing là một phần
việc quan trong quyết định sự sinh tồn của tổ chức. Vai trò của nhà
quản trị trong việc quản lý và thực hiện các chiến lược marketing là
vô cùng quan trọng. Học phần này cung cấp cho người học kiến thức
thuộc về nhận thức và những hiểu biết về vai trò, chức năng của
Marketing trong kinh doanh, trong nền kinh tế và trong xã hội, nắm
vững các kiến thức về marketing và vận dụng trong việc phát triển
doanh nghiệp.

PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN (PERSONAL DEVELOPMENT): học phần này


giúp sinh viên có khả năng phát triển khả năng làm việc đội nhóm,
phát triển cá nhân cũng như là thể hiện khả năng lãnh đạo ở nơi làm
việc. Phần này bao gồm học tập và phát triển kỹ năng, xác định các
nhu cầu học của chính bản thân, lên kế hoạch hành động để phát triển
bản thân, phát triển kỹ năng cá nhân, khả năng lãnh đạo nhóm.

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH ( FINANCIAL ACCOUTING): Học phần này giúp


sinh viên phát triển những kỹ năng cơ bản và am hiểu hơn về kế toán
và tài chính. Sinh viên sẽ được học những kiến thức kế toán tài chính
sử dụng trong việc quyết định và hiểu về kế toán tài chính trong tiêu
chuẩn đánh giá và truyền thông thông tin tài chính. Hơn nữa, Sinh
viên sẽ được phân tích những kết quả dựa trên những ứng dụng kế
toán tài chính tồn tại trong kinh doanh

LUẬT THƯƠNG MẠI (COMMERCIAL LAW): môn học này nhằm cung
cấp cho sinh viên kiến thức về sự phức tạp của luật và ảnh hưởng của
luật đối với hợp đồng và lao động. Môn này sẽ giới thiệu cho sinh
viên cấu trúc, vai trò của hệ thống luật trong hoạt động kinh doanh,
thương mại và những nguyên tắc luật cơ bản.

QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG (CUSTOMER RELATIONSHIP


MANAGEMENT): trong học phần này, sinh viên được trang bị các kỹ
năng và kiến thức để có thể xem xét và đề ra chiến lược quản trị khách
hàng, đánh giá dựa trên cơ sở của những phản hồi và thiết kế chiến
lược cho tốt hơn. Sinh viên cũng sẽ đạt được kiến thức và những kỹ
năng để thực hiện quản lý dịch vụ khách hàng như chuẩn bị thực hiện
giao dịch về dịch vụ khách hàng, cách quản lý giao dịch dịch vụ
khách hàng, sử dụng những phương pháp triển khai tổ chức để đo
lường và cải thiện mức thỏa mãn của khách hàng.
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC (HUMAN RESOURCE MANAGEMENT):
môn học này giúp sinh viên có khả năng sử dụng kiến thức và kỹ năng
để tuyển dụng và lựa chọn nhân lực cho tổ chức; biết rõ toàn bộ kế
hoạch của việc tuyển dụng nhân sự, mô tả công việc và đặc trưng yêu
cầu về con người, phương pháp tuyển dụng và tuyển chọn nhân viên
chính xác và hợp lý. Học phần này cũng sẽ giúp sinh viên thực hành
viết bảng mô tả thi tiết công việc và những quảng cáo liên quan quy
trình tuyển dụng, hướng dẫn/chỉ đạo/kiểm soát phỏng vấn như là một
phần của quy trình tuyển chọn để lựa chọn ứng viên phù hợp nhất,
hoàn thiện và cung cấp hợp đồng lao động và triển khai chương trình
định hướng và hướng dẫn đào tạo nhân lực.

HÀNH VI TỔ CHỨC (ORGANIZATIONAL BEHAVIOR): phần học này


cung cấp cho sinh viên kiến thức về những khái niệm tâm lý dưới góc độ
hành vi cá nhân và tổ chức trong kinh doanh.

QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG (OPERATIONAL MANAGEMENT): sinh viên có


khả năng quản lý kế hoạch thực hiện và những hoạt động kinh doanh.
Phần học này bao gồm những nhân tố góp phần vào sự thành công
trong hoạt động kinh doanh, phân bổ hợp lý nguồn lực để quản lý hoạt
động kinh doanh và những cách để giám sát hoạt động doanh nghiệp
để chắc chắn việc quản trị thành công.

QUẢN TRỊ MARKETING (MARKETING MANAGEMENT): mục đích môn


học này là nâng cao kỹ năng và kiến thức của sinh viên để có thể ước
lượng/đánh giá những cơ hội của thị trường địa phương. Phần học này
cũng giúp sinh viên đánh giá dữ liệu thị trường, phân biệt những đặc
tính của thị trường và xem xét khả năng thay đổi những hoạt động
hiện hành để tạo thuận lợi cho những cơ hội Marketing. Người học
cũng đạt được kiến thức và kỹ năng để thực hiện chiến lược
Marketing mix trong những nhiều tình huống, mối quan hệ giữa giá,
sản phẩm.

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH ( FINANCIAL MANAGEMENT) :Cung cấp cho


sinh viên cách chuẩn bị và quản lý ngân quỹ và kế hoạch tài chính
trong mối quan hệ thông tin kế toán. Kết thúc học phần này, sinh viên
sẽ có thế phân tích ngân quỹ và kế hoạch tài chính trong mối quan hệ
thông tin tài chính kế toán, mà có thể sử dụng thuận tiện và hoàn thiện
những quyết định
LẬP DỰ ÁN KINH DOANH (BUSINESS PLANNING PROJECT): sinh viên
có cơ hội lựa chọn lĩnh vực, lập dự án, vận dụng các kiến thức đã học
để xây dựng, phát triển các ý tưởng, báo cáo các kết quả nghiên cứu
và đánh giá bởi hội đồng. Dự án kinh doanh của sinh viên phải gắn
liền thực tế và tính khả thi cao, các lý thuyết và vận dụng hợp lý.

4.cần tập cách thuyết trình một cách hiệu quả

Là một sinh viên hay một cán bộ quản lý, bạn sẽ không thể tránh khỏi
những buổi báo cáo thuyết trình. Ngoài nội dung và chất lượng của
công việc đã thực hiện, một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến kết
quả chính là hình thức trình bày của buổi báo cáo, thuyết trình đó. Bài
viết này muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm để làm cho bài thuyết trình
của bạn có hiệu quả hơn.

Bạn nên lưu ý rằng, tuy bài giới thiệu có thể ngắn hoặc dài khác nhau
nhưng luôn luôn phải bảo đảm ba phần :giới thiệu, triển khai cụ thể và
tổng kết. Phần triển khai cụ thể có thể dài và mang đậm tính chuyên
môn nên có phần khó hiểu hơn. Do vậy, phần giới thiệu và tổng kết
nên được trình bày một cách dễ hiểu nhất và giúp người nghe có cái
nhìn tổng quát về những gì đang được giới thiệu trong buổi báo cáo.
Làm tốt hai phần này, báo cáo viên sẽ nắm được hơn 50% sự thành
công. Trong phần giới thiệu, người trình bày phải nêu được động lực
(motivation) của đề tài đang báo cáo, những ràng buộc và kết quả
mong muốn thông qua việc thực hiện đề tài. Phần tổng kết sẽ cho biết
những kết quả nào đã đạt được cũng như đánh giá nó so với sự mong
muốn và những điều có thể phát triển tiếp tục trong tương lai. Phần
phát triển những nội dung chuyên môn cụ thể sẽ là phần khó trình bày
nhất bởi nó chứa một khối lượng lớn những nội dung đặc trưng của
công việc. Người trình bày cần phải hiểu rõ nội dung công việc của
mình đã làm để có thể phân loại ra thành nhiều phần

5.Tạo cho mình phẩm chất của nhà lãnh đạo

Lãnh đạo là bớt đi những thứ cần cho bạn và thêm vào những thứ cần cho
mọi người, có sự tổ chức, bạn sẽ là người lãnh đạo.

Phong cách lãnh đạo không phải là một thứ nào đó có thể cố gắng với nhiều
lời thỉnh cầu và theo sự hứng thú. Hơn nữa, lãnh đạo nên tính toán thích
ứng với những nhu cầu cụ thể trong từng trường hợp, liên quan tới luật
lệ của nhiều người và thách thức phải đối mặt với khó khăn trong quản
lý.

6 phẩm chất khác nhau của người lãnh đạo.

Nhìn xa trông rộng: Phẩm chất này là phù hợp nhất khi một nhà tổ chức
cần một phương hướng mới. Mục tiêu là hướng mọi người đi theo đường lối
mà lãnh đạo tính toán, hình dung ra

Huấn luyện viên: Đây cũng là một phẩm chất số 1, tập trung vào việc phát
triển ở một con người riêng biệt, cho thấy cách mà người lãnh đạo nâng cao
ảnh hưởng của họ và giúp kết nối mục tiêu của họ tới những mục tiêu khác
trong tổ chức. Công việc hướng dẫn tốt nhất

Khả năng phán quyết: Phẩm chất nổi bật này là điều quan trọng trong làm
việc nhóm và tăng sự đồng thuận trong nhóm bằng kết nối mọi người với
nhau. cách tiếp cận này là kiểu tính toán giá trị “khi cố gắng tăng thêm đồng
thuận trong nhóm, tăng nhuệ khí, củng cố truyền đạt thông tin hay sửa chữa
lỗ hỏng tin cậy trong vấn đề quản lý.” việc sử dụng phương pháp này riêng
lẻ, khi tầm quan trọng của phẩm chất này trong nhóm sẽ khiến hạn chế việc
thực hiện sửa chữa lỗi lầm.

Dân chủ: Phẩm chất này thu hút kiến thức và kỹ năng của mọi người và
tăng sự giao phó của nhóm để đạt được mục đích. Nó làm việc tốt nhất khi
sự điều chỉnh trong quản lý không rõ ràng và người lãnh đạo cần bàn đến sự
tập hợp những điều khôn ngoan trong nhóm

Người dẫn đầu: Phẩm chất này, người lãnh đạo đặt trong những tiêu chuẩn khi thi
hành.

Tài điều khiển: có thể được sử dụng hầu hết trường hợp nhưng thường hạn chế hiệu
quả. Bởi vì nó ít khi có đi kèm sự tán dương và thường gây ra sự phê bình, nó làm giảm
tinh thần và sự thỏa mãn trong công việc

Xác định mục tiêu

Đây là nền tảng cho mọi thứ khác. Nếu mục tiêu không rõ ràng, thì không thể đánh
giá được thành quả công việc
Khen ngợi

Nhà quản trị nhân sự khôn khéo áp dụng kỹ thuật khen ngợi gồm ba phần cơ bản:

* Khen ngay lập tức - luôn luôn khen đúng lúc họ làm tốt. Đừng để dành lời khen đó.

* Khen cụ thể - ai cũng muốn được đối xử tốt nhưng người ta cảm thấy thích nhất khi
được nói chính xác là đã làm tốt cái gì.

* Chia sẻ tình cảm – hãy phát biểu cảm nhận của mình – không phải là những gì bạn
nghĩ mà là những gì bạn cảm thấy. Tình cảm là yếu tố thân mật hơn những ý nghĩ
trong mối quan hệ con người.

Khi mà họ bắt đầu hiểu và thực hiện được gần đúng công việc, hãy khen ngợi ngay
lúc đầu. Đừng chờ đến khi làm thật đúng rồi mới khen. Những việc làm gần đúng sẽ
tạo nên một việc làm thật đúng.

Ngoài ra, đừng bao giờ khiển trách hoặc phạt khi họ đang tìm tòi, học hỏi cách làm
tốt công việc. Khiển trách họ vào lúc đó sẽ làm cho họ chán nản muốn trả đũa và
thậm chí làm họ muốn thoát lui.

3. Khiển trách

Sửa chữa những điều sai trái của ho để tạo nên những kết quả tích cực. Có bốn quy
tắc để khiển trách hiệu quả:

* Khiển trách ngay: khiển trách ngay khi làm sai. Đừng gom các lời khiển trách đó lại
rồi “làm một lượt”. Nếu không thì khi khiển trách chính bạn có thể sẽ nổi khùng.

* Khiển trách cụ thể: đừng nói chung chung “Anh làm tôi muốn khùng lên…” và khi
người bị khiển trách hỏi tại sao thì nhà quản trị nhân sự giỏi luôn nói rõ nguyên nhân
để họ có thể sửa đổi.

* Chia sẻ tình cảm: một khi bạn đã giải thích người ta làm sai cái gì thì hãy giải thích
bạn cảm thấy thế nào về điều đó - giận, khó chịu, thất vọng hay một cảm giác khác.

* Nói cho người ta biết họ tốt thế nào: giai đoạn cuối có lẽ quan trọng nhất. Hãy chấm
dứt lời khiển trách bằng cách nói với rằng thái độ mà bạn đang phê phán không phải
là thái độ mà bạn thường thấy ở họ và lại càng không phải thái độ mà bạn mong
muốn trong tương lai. Hành vi sai trái đó chỉ là hiện tượng nhất thời.. Có như thế, bạn
mới có thể hướng sự chú ý của người bị khiển trách vào những điều họ đã làm sai,
chứ không chú ý vào cách bạn đã đối xử với người đó như thế nào.

Nhà quản trị phải khôn ngoan, khéo léo giải quyết các vấn đề một cách khoa học
nhưng nên uyển chuyển, Và tốt nhất vẫn là nhà quản trị biết giao tế nhân sự giỏi, biết
thu phục và biết động để họ làm việc một cách hăng hái

You might also like