You are on page 1of 6

-1-

CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:


1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại(NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị
trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm
khác nhau về ngân hàng thương mại:
Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài
chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của
công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho
chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.
Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu
tư.
Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: Ngân hàng thương
mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là
nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho
vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Theo luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng l0/1998:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”.
Nghị định của Chính phủ số 49/20001NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa:
“Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp
phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước ".
-10-

KẾT LUẬN CHƯƠNG I


Chương I của luận văn đã đề cập đến các khái niệm liên quan đến tổng quan về
ngân hàng thương mại cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngân hàng
thương mại. Trong chương tiếp theo luận văn sẽ đi vào phân tích thực trạng họat
động kinh doanh của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam- chi nhánh thành phố Hồ
Chí Minh.
-11-

CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Vị trí và ảnh hưởng của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình CNH –
HĐH đất nước.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, một trung tâm lớn về
kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị
quan trọng của cả nước và là trung tâm của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam.
Sài gòn - nay là thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang đóng vai trò “một cực
phát triển” của nền kinh tế cả nước, tác động lôi kéo cả khu vực phía Nam cùng
phát triển.

Thành phố có nhiều cố gắng trong xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp và
chỉnh trang đô thị; gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó
có những vấn đề phức tạp của một thành phố lớn, từng bước nâng cao đời sống vật
chất của nhân dân. Nhiều phong trào của thành phố như: xóa đói giảm nghèo, xây
dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo,
phong trào “3 giảm” … đem lại những kết quả tích cực về chính trị, kinh tế, xã hội
trên địa bàn thành phố và có sức lan tỏa, trở thành các phong trào rộng khắp trên cả
nước.

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương và của Đảng bộ thành phố về công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng các chương trình
mục tiêu cụ thể, trên cơ sở tiềm năng, ưu thế nổi trội của mình là một thành phố có
nguồn nhân lực dồi dào, có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hùng mạnh và có cơ
sở vật chất tương đối tốt, làm tiền đề cho việc phát triển.
-42-

KẾT LUẬN CHƯƠNG II


Chương II của luận văn đã đi vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh
của VCB HCM trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến ngày 30 tháng 9 năm 2008.
.
Từ những kết quả phân tích trong chương II sẽ là cơ sở để đưa ra giải pháp
nhằm đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
VCB HCM trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở chương III. Những giải pháp
này xuất phát từ việc phát huy những điểm mạnh đồng thời khắc phục những điểm
yếu để hình ảnh, thương hiệu VCB nói chung và VCB HCM nói riêng ngày càng
phát triển trên thị trường tiền tệ Việt Nam, vươn xa hơn trong khu vực và trên thế
giới.
-43-

CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHNTVN- CN TP.HCM

3.1. Định hướng chiến lược phát triển Ngân hàng ngoại thương Việt Nam – chi
nhánh Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2010.
3.1.1. Định hướng phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Qua hơn 20 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối
đồng bộ. Hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành
phần và bộ máy quản lý của Nhà nước được đổi mới một bước quan trọng. Nhà
nước đã từng bước tách chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng kinh
doanh của các doanh nghiệp; chuyển từ can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can
thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các
công cụ điều tiết vĩ mô khác.

Từng bước phát triển đồng bộ và quản lý sự vận hành các loại thị trường cơ
bản, theo cơ chế mới. Thị trường hàng hoá phát triển với quy mô lớn, tốc độ nhanh.
Các thị trường dịch vụ, lao động, khoa học và công nghệ, bất động sản đang được
hình thành. Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế cơ bản được giữ ổn định, tạo môi
trường và điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Tiềm lực tài chính ngày càng
được tăng cường, thu ngân sách tăng trên 18%/năm; chi cho đầu tư phát triển bình
quân chiếm khoảng 30% tổng chi ngân sách. Quan hệ tiền - hàng cơ bản hợp lý, bảo
đảm hàng hoá thiết yếu cho sản xuất và đời sống, giá tiêu dùng bình quân hàng năm
tăng thấp hơn mức tăng GDP.

Đây là những cơ sở tốt cho nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng
của mình. Tuy nhiên, trong điều kiện mới là Việt Nam đã trở thành thành viên chính
thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế sẽ phải đối phó với không
-63-

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

VCB HCM là một chi nhánh lớn nhất trong hệ thống VCB có tốc độ tăng
trưởng và phát triển cao trong những năm qua.Tuy nhiên trong thời gian gần đây,
cùng với việc thực hiện các cam kết mở cửa dịch vụ tài chính- ngân hàng, sự phát

triển và theo sát của các NHTMCP trong nước và các ngân hàng nước ngoài tạo ra
áp lực cạnh tranh cũng như nguy cơ mất thị phần đối với VCB HCM.

Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của VCB HCM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tập trung vào
các giải pháp chính bao gồm: nâng cao tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực, công
nghệ, năng lực quản lý và điều hành, đa dạng hóa sản phẩm và chất lượng dịch vụ,
đẩy mạnh hoạt động marketing. Các giải pháp đưa ra nhằm hướng vào các mục tiêu
nhằm đảm bào thị phần đồng thời đạt được hai mục tiêu quan trọng là lợi nhuận và
an toàn, để hình ảnh VCB tồn tại và ngày càng phát triển.

Và để đạt được mục tiêu đã đề ra không thể thiếu sự phối hợp đồng bộ
giữa ngân hàng nhà nước, hệ thống các NHTM, các cơ quan chức năng, ban ngành
trên nhiều lĩnh vực.

You might also like