You are on page 1of 10

Trường:THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Lớp :9/3
Họ và tên:Trần Ngọc Hà
Số hiệu:06
Thứ……….ngày…..tháng…..năm……….
---------o0o--------
Tiết :
Bài 39:
THỰC HÀNH:TÌM HIỂU THÀNH TỰU
CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG

Các tính trạng nổi bật của một số giống vật nuôi

1.CÁC GIỐNG BÒ

a)Bò sữa Hà Lan

Bò sữa Hà Lan
(Holstein - Friesian hoặc Friesian; cg. bò Hà Lan), giống bò sữa Hà Lan, xuất xứ từ tỉnh Friexlen
(Friesland, Hà Lan), hình thành từ thế kỉ 16. Là giống bò sữa nổi tiếng thế giới, nuôi thuần lấy sữa và dùng
cho lai nhằm nâng cao phẩm chất giống bò lang trắng đen, lai tạo giống bò sữa, giống bò kiêm dụng sữa
thịt ở nhiều nước. Bò có kiểu hình đặc trưng cho loại hình bò sữa điển hình: nhìn phía bên hông, bò có hình
dáng như một tam giác, phần sau sâu hơn phần trước, mặt phẳng lưng và mặt phẳng bụng kéo dài gặp nhau
ở phía đầu; nhìn từ phía sau, thân của bò dần dần hẹp về phía trước tạo thành hình tam giác có đáy ở phía
sau và đỉnh ở u vai. Bầu vú và tĩnh mạch rất phát triển, da mỏng đàn hồi, lông màu đen xen các vết trắng,
đặc biệt có vòng đai trắng ở sau bả vai và lồng ngực. Bò cái trưởng thành nặng 650 - 700 kg, cao 1,4 - 1,42
m. Sản lượng sữa bình quân 5.500 - 6.000 kg/chu kì 300 ngày, tỉ lệ mỡ trong sữa 3,6 - 3,8%. Bê đực nuôi
thịt 15 tháng tuổi đạt 400 kg, tỉ lệ thịt xẻ 56 - 58%.Vào những năm 70 thế kỉ 20, ở Việt Nam nhập khoảng
200 con BH - F Cuba, nuôi hướng lấy sữa. BH - F Cuba nuôi ở Việt Nam đạt các chỉ tiêu: bò đẻ lứa đầu lúc
29 - 30 tháng tuổi; tỉ lệ đẻ bình quân 80%; bê sơ sinh 38 - 40 kg; bê cái 18 tháng tuổi 310 - 320 kg; bò cái
trưởng thành 510 - 520 kg; sản lượng sữa 4.075 kg/chu kì 300 ngày, tỉ lệ mỡ trong sữa 3,6%; trong điều
kiện chọn lọc và nuôi dưỡng tốt, có con đạt sản lượng sữa 6 - 9 nghìn kg/chu kì 300 ngày.

b)Bò Sind
Bò Sind
Tên đầy đủ: Xin đỏ (Red Sindh), giống bò thuộc nhóm bò Zebu (Bos taurus indicus), có nguồn gốc bò u
nhiệt đới ở Pakixtan. Tầm vóc trung bình, đầu dài, trán dô, tai cụp, yếm dày sa gần sát ngực, vai có u
(bướu). Âm hộ to, nhiều nếp nhăn. Lông màu đỏ, đỏ đậm, đỏ cánh gián. Bò đực trưởng thành nặng 400 -
450 kg, bò cái 300 - 350 kg. Sản lượng sữa 1.400 - 2.100 kg/chu kì 305 ngày. Tỉ lệ mỡ trong sữa 5%. Ở Ấn
Độ và một số nước nhiệt đới, nuôi BX để kéo cày hoặc lấy sữa, cho lai với các giống bò sữa, bò thịt để tạo
ra giống bò sữa, bò thịt nhiệt đới. Năm 1923 - 24, Việt Nam nhập một số BX của Ấn Độ; năm 1987, nhập
250 con của Pakixtan để nhân thuần lấy sữa và lai cải tạo (nâng cao tầm vóc, khối lượng và khả năng cày
kéo, cho thịt và sữa) giống bò vàng Việt Nam (x. Bò lai Xin).
2.CÁC GIỐNG LỢN

a) Ỉ Móng Cái

Ỉ Móng Cái

Lợn Móng Cái có xuất xứ từ những con lợn rừng nhiệt đới Châu á, được người dân địa phương đưa về
thuần hoá và nuôi tại nhà. Có ý kiến cho rằng, giống lợn này được tạo ra cách nay ít nhất 150 năm. Vùng
biển với khí hậu trong lành, giầu thức ăncó lẽ là nhân tố quan trọng trong việc tạo ra giốnglợn có màu lông
đặc thùđen, trắng và hồng tím không có ở nơi khác. Lợn Móng Cái có 3 loại: xương to, xương nhỡ và
xương nhỏ. Những con xương càng nhỏ thì thịt càng thơm ngon. Hiện nay, những con lợn Móng Cái còn
lại chủ yếu là loại xương nhỡ. thơm ngon, dễ nuôi, đẻ mắn, đẻ sai, thân thiện với con người, chịu được
kham khổ.Do lợn Móng Cái có nhiều ưu điểm như vậy, nên những năm bảy mươi của thế kỷ trước, nước ta
đã thực hiện chương trình “Móng Cái hoá đàn lợn” trên phạm vi toàn quốc. Và theo những người trong
nghề thì chương trình này khá thành công. Vì thế, ngày nay giống lợn Móng Cái có trên khắp cả nước,
nhưng chẳng biết là đã lai đến F bao nhiêu rồi. Nhưng ngay tại quê hương của những chú ỉn Móng Cái,
người ta không còn nuôi nhiều giống lợn này nữa. Những xã, phường nuôi nhiều lợn nái Móng Cái gốc
cũng chỉ còn trên dưới hai chục con. Bây giờ, người dân Móng Cái muốn mua giống lợn này phải xuống
trại giống ở Đầm Hà và nghe đâu ở các huyện Đầm Hà, Tiên Yên người ta nuôi nhiều hơn ở Móng Cái rất
nhiều. Bà Nguyễn Thị Thước ở thôn 5, xã Hải Hoà, TX Móng Cái là hộ nuôi lợn nái Móng Cái mấy chục
năm nay cho biết: “Trước kia ở địa phương có rất nhiều người nuôi, nay thì chỉ còn đếm được trên đầu
ngón tay”. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp nông thôn sang công nghiệp, dịch vụ ở đô thị
Móng Cái có lẽ là nguyên nhân chính. Bà Thước cho biết, nếu không tận dụng được nguồn thức ăn dư thừa
ở các nhà hàng mà cứ phải đi mua rau cỏ, cám công nghiệp thì chăn nuôi không thể có lãi. Người dân
Móng Cái ngày nay nếu không có công ăn việc làm thì đi chở hàng thuê hay làm những công việc khác,
chứ không mấy ai đầu tư cho chăn nuôi, đặc biệt là nuôi lợn. Có lẽ đấy là lý do chính khiến giống lợn
Móng Cái ở đây mai một đi.chống đỡ bệnh tật tốt là những đặc điểm của lợn Móng Cái.

b)Bớc sai

Lợn Bớcsai

(Berkshire), giống lợn được tạo ra ở miền Nam nước Anh năm 1851. Hướng kiêm dụng nạc - mỡ, dễ
thích nghi ở những vùng khí hậu nóng ẩm. Da đen tuyền, ở trán, chân và đuôi có đốm trắng, khả năng sinh
sản trung bình 8 - 10 con/nái/ lứa; sớm thành thục, tầm vóc trung bình 140 -160 kg. Lợn nuôi thịt 6 - 8
tháng, đạt 85 - 100 kg, chất lượng thịt cao. Sử dụng lai kinh tế lấy con nuôi thịt. Đã tham gia tạo nhóm
giống lợn đen BSI - 81 (lai với lợn nái ỉ địa phương). Hiện nay, do thị hiếu và yêu cầu năng suất cao, LB
không được sử dụng rộng.

3.CÁC GIỐNG GÀ

a)Gà Rốt ri

Gà Rốt ri

Giống ngoại Tên khác: Gà Rhoderi Phân loại: Nhóm giống Nguồn gốc: Do Viện Chăn nuôi lai tạo nên
từ hai giống gà Rhode và gà Ri (Việt Nam), năm 1985 được công nhận là nhóm giống. Phân bố: Viện Chăn
nuôi Hình thái: Gà có lông nâu nhạt. Mào đơn. Chân vàng. Khối lượng gà lúc 9 tuần tuổi: 660gam/con, 19
tuần tuổi: 1500gam/ con, đến 44 tuần tuổi: 1900gam/con. Năng suất, sản phẩm: Tuổi đẻ trứng đầu là 135
ngày. Khối lượng trứng 49gam. Năng suất trứng một năm đạt 180-200 quả.Giống gà kiêm dụng trứng - thịt
do Viện Chăn nuôi Việt Nam lai gà Ri với gà Rôt tạo ra, được công nhận nhóm giống năm 1985. Lông màu
nhạt. Con trống một năm tuổi nặng 2,8 - 3 kg, con mái 2,2 - 2,5 kg. Sức đẻ năm đầu 160 - 180 trứng; trứng
nặng 48 - 54 g, vỏ màu hồng nhạt. Gà con hai tháng tuổi nặng 600 - 800 g. Thích hợp với phương thức nuôi
chăn thả ở nông thôn. Gà mái có thể nuôi nhốt để lấy trứng theo lối công nghiệp. Còn tập tính đòi ấp tự
nhiên, nên có thể tự nhân giống ở nông thôn. Sau khi nuôi lấy trứng, có thể giết thịt. Thịt thơm ngon.

b)Gà Hồ Đông Cảo


Gốc từ vùng làng Hồ (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam). Con trống lông màu đỏ tía, con
mái lông vàng đất, có con có cườm đen ở cổ; đầu lông cánh và đuôi màu đen. Mào đơn, tích và dái tai kém
phát triển. Thể chất khoẻ, chân hơi lùn và rất to. Con trống trưởng thành nặng 3,8 - 4 kg, con mái 3 - 3,5
kg. Nuôi thâm canh năng suất trứng đạt 55 - 60 trứng/mái/năm, trứng nặng 54 - 55 g, vỏ nâu hoặc trắng. Cơ
ngực và cơ đùi phát triển, cho nhiều thịt. Gà con chậm lớn, chậm mọc lông.

c)Gà chọi

Gà chọi

Gốc ở vùng Đông Nam Á, chủ yếu ở Malaixia, được chọn lọc và tạo ra theo tập quán chơi chọi gà
của cư dân vùng này. Lông đen hoặc đen pha nâu đỏ. Mào nụ hoặc mào đơn kém phát triển. Cổ to và dài.
Thân dài. Ngực rộng, cơ ngực và cơ đùi phát triển rất khoẻ. Chân dài, xương chân to khoẻ. Cựa to dài. Gà
con mọc lông chậm. Gà mái nuôi con vụng. Gà trống tính hung hăng, rất ham chọi nhau. Hàng loạt giống
gà công nghiệp lấy thịt đều có máu GC.

d)Gà Tam Hoàng


Gà Tam Hoàng

Là giống có nguồn gốc từ trại giống Gia cầm thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã được cải tiến với những
tính năng tốt và được công ty chăn nuôi thú y Vĩnh Long nhập về từ những năm 1990. Gà Tam Hoàng là
giống gà thuần hoá, dễ nuôi và lớn nhanh. Đây là loại gà hướng thịt với năng suất cao, chất lượng tuyệt
hảo, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Với kỹ thuật chăn nuôi đơn giản, tận dụng thức ăn trong tự nhiên
(lúa, tấm, cám...) sẽ giúp các bạn thành công khi nuôi gà Tam Hoàng.
CHỈ TIÊU SẢN XUẤT TIÊU CHUẨN
Tỉ lệ nuôi sống Đến xuất chuồng 95%
Trọng lượng 30 ngày tuổi 600 g
45 ngày tuổi 1000 g
60 ngày tuổi 1600 g
75 ngày tuổi 2000 g
Chỉ số biến chuyển thức ăn 1 kg thịt 2,2 – 2,4 kg thức ăn
Chất lượng thịt Màu hơi vàng. Thịt chắc, vị ngọt thơm.
Đặc điểm gà Chân to, có màu lông tương tự gà Tàu
Nuôi dưỡng Dễ dàng thích hợp với mọi điều kiện chăn nuôi.

4.CÁC GIỐNG VỊT


a)Vịt cỏ

Vịt cỏ

Giống vịt đẻ trứng của Việt Nam, được nuôi phổ biến trong nước. Có nhiều màu lông khác nhau,
phổ biến là màu xám, màu cánh sẻ, màu loang, vv. Mỏ màu xanh hoặc vàng xanh. Sản lượng trứng 160 -
200 quả/mái/năm, nhóm VC có màu lông cánh sẻ đã chọn lọc, cho sản lượng trứng 220 - 240 quả/mái/năm.
Khối lượng cơ thể của VC lúc trưởng thành phổ biến 1,3 - 1,4 kg/con. VC chiếm 65 - 70% số vịt của cả
nước và được nuôi ở các vùng sinh thái Việt Nam.

b)Vịt Bầu bến


Vịt Bầu bến

(tk. vịt bầu Bến, bầu Quỳ), giống vịt thịt nguồn gốc ở vùng Chợ Bến, tỉnh Hoà Bình, Việt Nam. Lông
con cái màu cánh sẻ; con trống cổ và đầu màu xanh cánh trả, lông đuôi màu xanh đen. Sản lượng trứng 80 -
110 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 68 - 73 g. Con mái lúc trưởng thành nặng 2,1 - 2,3 kg; con trống nặng
2,4 - 2,5 kg.

c)Vịt Kaki Cambell

Vịt Kaki Cambell

(Kaki Campbvịt chạy Ấn Độ, vịt Ruăng (Rouen) lông màu kaki. Vịt có đầu nhỏ và dài, cổ dài. Con cái chỉ
có màu lông kaki. Con đực ở đầu, cổ và ngực có màu kaki nâu ánh bạc, các phần còn lại màu kaki. Mỏ con
đực màu xanh lá cây thẫm, mỏ con cái màu da cam hơi tối, có điểm đen. Con đực trưởng thành nặng 2,5 - 3
kg, con mái 2 - 2,5 kg. Sản lượng trứng 150 - 180 quả/năm. Trứng nặng 70 - 80 g, vỏ trứng màu trắng hoặc
trắng hơi xanh lá cây.ell), giống vịt đẻ trứng do nhà chăn nuôi gia cầm người Anh Camben (K. Campbell;
dạng phiên âm khác: Cambơn) lai giữa giống vịt địa phương với giống

d)Vịt Super Meat


Vịt Super Meat

(viết tắt bằng tiếng Anh: CV Super - M), giống vịt chuyên thịt, có nguồn gốc từ Anh. Có 2 dòng M 1, M2.
VST có lông màu trắng tuyền, thân hình chữ nhật. Đầu to, mắt to và nhanh. Mỏ to, màu vàng tươi hoặc
vàng pha xanh. Cổ to, dài vừa phải. Lưng phẳng rộng. Ngực sâu và rộng. Đuôi ngắn. Chân to, ngắn vừa
phải, màu vàng hoặc phớt xanh.
Dáng đi chậm chạp. Khó phân biệt con đực và con cái (con đực ở đuôi có lông quăn). Vịt dòng M 1 sau
khi lai cho vịt nuôi thịt 56 ngày tuổi nặng 2,5 - 3,0 kg. Nuôi làm giống dòng bố M 1 có sản lượng trứng 40
tuần đẻ 140 - 181 quả, dòng mẹ 181 - 184 quả. Dòng M 2 tăng hơn M1 5%. Nuôi 56 ngày tuổi, con lai nặng
3,0 - 3,5 kg, tiêu tốn 2,6 - 2,8 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. VST được nuôi nhiều ở các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thích hợp với chăn nuôi theo phương thức công nghiệp.
Nuôi bán chăn thả phải bổ sung thức ăn.

5.CÁC GIỐNG CÁ TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC

a)Cá rô phi đơn tính

Cá rô phi đơn tính

Dựa vào đặc điểm sinh sản, người ta chia cá rô phi thành 3 giống:
 Tilapia (cá đẻ cần giá thể)
 Sarotherodon (Cá bố hay cá mẹ ấp trứng trong miệng)
 Cá rô và Oreochromis (Cá mẹ ấp trứng trong miệng)

Cá rô phi hiện đang nuôi phổ biến ở Việt Nam thuộc :


Bộ cá vược - PerciForms
Họ - Cichlidae
Giống - Oreochromis
Loài - Cá rô phi vằn O.niloticus.
Hiện nay có 3 loài chính được phổ biến tại Việt Nam là :
 Cá rô phi cỏ Oreochromis Mossambicus, được nhập vào Việt Nam năm 1953 qua ngã Thái Lan.
 Cá rô phi văn ( Rô phi Đài Loan O.niloticus ) được nhập vào Việt Nam năm 1974 từ Đài Loan.
 Cá rô phi đỏ ( red Tilapia ), có màu hồng được nhập vào Việt Nam năm 1985 từ Maliaxia.

Cá rô có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vi
đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có
những sóc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt.

Phân biệt cá đực, cá cái:

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT CÁ ĐỰC CÁ CÁI

Nhỏ, hàm dưới trề do ngậm trứng và


Đầu To và nhô cao
con

Màu sắc Vi lưng và vi đuôi sặc sỡ Màu nhạt hơn

2 lỗ : lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu 3 lỗ : lỗ niệu. lỗ sinh dục và lỗ hậu


Lỗ niệu sinh dục
môn môn.
Các loài cá rô phi hiện đang nuôi có đặc điểm sinh thái gần giống nhau. Nhiệt độ cần thiết cho sự phát
triển của cá rô phi từ 20-320C, thích hợp nhất là 25-320C. khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng
rất cao từ 8-420C, cá chết rét ở 5,50C và bắt đầu chết nóng ở 420C. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm
ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh. Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được
trong môi trường nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0-40%.
Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10-25‰) cá tăng trưởng nhanh, mình dày, thịt thơm ngon. Môi
trường có độ HP từ 6,5-8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể chịu đựng trong môi trường nước có
độ PH thấp bằng 4. Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có hàm
lượng chất hữu cơ cao, thiếu Oxy. Yêu cầu hàm lượng oxy hoà tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp
hơn 5-10 lần so với tôm sú.
Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn dinh vật phù du ( tảo và động vật nhỏ ) là chủ yếu ( cá 20 ngày tuổi , kích thước
khoảng 18mm). Khi cá trưởng thành ăn mùn bả hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng,
thực vật thuỷ sinh. Tuy nhiên trong nuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua,
ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng.Trong
thiên nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1-2m.
- Khi nuôi trong ao, cá sử dụng thức ăn tự nhiên sẵn có kết hợp với thức ăn chế biến, cá rô phi vằn đơn
tính lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng thứ 5-6.

b)Cá chép lai


Cá chép thông thường hay cá chép châu Âu (Cyprinus carpio) là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng
khắp có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau. Tên gọi
của nó cũng được đặt cho một họ là họ Cá chép (Cyprinidae). Có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á, loài cá này
đã được đưa vào các môi trường khác trên toàn thế giới. Nó có thể lớn tới độ dài tối đa khoảng 1,2 mét (4
ft) và cân nặng tối đa 37,3 kg (82,2 pao) cũng như tuổi thọ cao nhất được ghi lại là 47 năm. Những giống
sống trong tự nhiên hoang dã có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn khoảng từ 20 - 33% các kích cỡ và khối lượng
cực đại. Koi (錦鯉 trong tiếng Nhật, 鯉魚 (bính âm: lĭ yú -lí ngư) trong tiếng Trung) là giống được nuôi
làm cá cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được thế giới phương Tây biết đến thông qua con đường
Nhật Bản. Theo một số địa phương ở Việt Nam, cá chép còn được gọi là cá gáy.Mặc dù cá chép có thể sống
được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nói chung nó thích môi trường nước rộng với dòng nước chảy
chậm cũng như có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu). Là một loại cá sống thành bầy, chúng ưa thích
tạo nhóm khoảng từ 5 cá thể trở lên. Nguyên thủy, chúng sinh trưởng ở vùng ôn đới trong môi trường nước
ngọt hay nước lợ với pH khoảng 7,0 - 7,5, độ cứng của nước khoảng 10,0 - 15,0 dGH và khoảng nhiệt độ lý
tưởng là 3-24 °C (37,4 - 75,2 °F.

Cá chép, cũng giống như các biến thể khác của nó, như cá chép kính (không vảy, ngoại trừ một hàng vảy
lớn chạy dọc theo thân; có nguồn gốc ở Đức), cá chép da (không vảy, trừ phần gần vây lưng) và cá chép
nhiều vảy, là những loại cá ăn tạp và chúng ăn gần như mọi thứ khi chúng bơi ngang qua, bao gồm các loại
thực vật thủy sinh, côn trùng, giáp xác (bao gồm cả động vật phù du) hoặc cá chết. Tại một số quốc gia, do
thói quen sục sạo dưới bùn của chúng để tìm mồi nên chúng bị coi là nguyên nhân gây ra sự phá hoại thảm
thực vật ngầm cũng như sự phá hủy môi trường sinh thái của nhiều quần thể thủy cầm và cá bản địa. Tại
Australia có các chứng cứ mang tính giai thoại và các chứng cứ khoa học cho thấy việc đưa cá chép vào đây
là nguyên nhân gây ra nước đục vĩnh cửu và giảm sút thảm thực vật ngầm trong hệ thống sông Murray-
Darling, với hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái của sông, chất lượng nước và các loài cá bản địa. Do
điều này, nó được những người đánh cá trong những khu vực này gọi là 'pig' (lợn) của cá nước ngọt. Tuy
nhiên, ở những nơi khác nó được những người câu cá đánh giá cao do kích thước và chất lượng thịt. Ngoài
ra, loài cá này cũng được dùng rộng khắp trên thế giới như một loại thực phẩm. Người ta hiện nay đánh bắt
chúng cả trong tự nhiên lẫn trong môi trường nuôi thả. Thịt của nó được dùng cả ở dạng tươi và dạng đông
lạnh.Là loài cá đẻ trứng nên một con cá chép cái trưởng thành có thể đẻ tới 300.000 trứng trong một lần đẻ.
Cá bột bị nhiều loài cá ăn thịt khác săn bắt, chẳng hạn cá chó (Esox lucius) và cá vược miệng to
(Micropterus salmoides).

Tại Cộng hòa Czech, cá chéplà một món ăn truyền thống trong bữa ăn tối vào dịp lễ Nô en.Cá chép, có
nguồn gốc từ khu vực Á - Âu, được đưa vào Bắc Mỹ với một sự quảng cáo rùm beng như là "loài cá tuyệt
hảo nhất thế giới" năm 1877. Chuyến đầu tiên chở 345 cá chép sống được thả xuống ao hồ ở công viên đồi
Druid thuộc Baltimore, Maryland. Sau này, lượng cá dư thừa được thả ở các hồ Babcock tại Công viên Đài
tưởng niệm, Washington, D.C.. Đây là dự án của Rudolf Hessel, một người nuôi cá cho chính quyền Mỹ. Đây
là sự quảng cáo có lợi và thực tế cá chép đã được giới thiệu rộng rãi trên toàn nước Mỹ.Kết quả của việc
giới thiệu loài ngoại lai này cho thấy cá chép nhanh chóng thích ứng với môi trường mới, chúng nhanh
chóng chiếm lĩnh các khu vực sinh sống. Chúng ăn các loại rong trong ao hồ, nhưng với số lượng không
nhiều như người ta vẫn đồn đại. Người ta cũng cho rằng chúng ăn trứng của các loại cá khác. Đây chỉ là
điều ngụy tạo do không có chứng cứ chính xác về điều này. Cá chép làm vẩn đục các ao hồ là đúng; tuy
nhiên, vẫn còn đáng ngờ về việc chúng làm đục nước đến mức đủ để làm tổn hại đến các loại cá khác. Thịt
của chúng có vị thơm ngon khi nuôi trong môi trường nước sạch, nhưng vẫn có lẫn xương.Mặc dù có giá trị
trong dinh dưỡng và tiêu khiển (câu cá), nhưng tại Hoa Kỳ và Australia, cá chép không được yêu thích. Cá
chép bị coi là mối đe dọa đối với các loại cá bản địa. Tuy nhiên, số lượng và chủng loại cá bản địa đã suy
giảm trước khi cá chép nhập cư. Dưới áp lực của nhu cầu cá nước ngọt trên thực tế là nguyên nhân để nhập
khẩu cá chép. Đơn giản là cá chép có khả năng sinh sống trong những môi trường đã bị ô nhiễm sau nhiều
năm không điều chỉnh lượng chất thải công nghiệp tốt hơn so với nhiều loại cá bản địa dễ nhạy cảm. Việc
tiêu diệt cá chép thông thường là bỏ thuốc độc cho chết hết cá trong ao hồ, sau đó khử trùng và thả lại các
loại cá khác thích hợp hơn. Do sự chịu đựng tốt của cá chép, biện pháp này hầu như không đem lại hiệu
quả.Năm 2005, giải vô địch thế giới về cá chép được tổ chức tại sông Saint Lawrence ở tiểu bang New York.
Các đội từ khắp thế giới sẽ thi đấu trong 5 ngày với phần thưởng trị giá $1.000.000 nếu bất kỳ người thi
đấu nào phá được kỷ lục của bang New York là 50lb 4oz (khoảng 22.82 kg).
c)Cá chim trắng

Cá chim trắng nước ngọt, có tên khoa học là Colossoma brachypomum, thuộc Bộ Characiformes, Họ
Characidae. Trong khi đó cá hổ hay còn gọi là cá cọp hoặc cá Piranha có tên khoa học là Pygocentrus praya
cũng thuộc bộ Characiformes, họ Characidae nhưng khác giống và khác loài. Cá cọp là loài cá dữ, ăn động
vật, đã bị Bộ Thuỷ sản xác định là loài cá gây hại khi chúng được nhập lậu vào Việt Nam năm 1998 và đã
bị nghiêm cấm nhập khẩu và gây nuôi.Cá chim trắng nước ngọt được nhập vào Việt Nam từ năm 1998.
Ðến năm 2000, việc cho sinh sản nhân tạo cá theo quy trình công nghệ sản xuất giống cá của Trung Quốc
đã thành công. Cá sống trong môi trường nước có nhiệt độ từ 21 - 32 0C, nhưng thích hợp trong khoảng từ
28 - 30 0C. Cá chim trắng nước ngọt chịu nhiệt độ thấp tương đối kém, dưới 10oC có biểu hiện không bình
thường và chết, lúc này cá giống rất dễ mắc bệnh trùng quả dưa, trùng bánh xe, nấm. Cá chim có thể sống
bình thường ở độ mặn dưới 5 - 10, cá chết ở độ mặn 15. Cá có thể sống ở trong các thủy vực chật hẹp như
ao, hồ, đầm. với độ pH từ 5,6 - 7,4. Cá có tập tính sống tập trung thành bầy đàn và di chuyển theo bầy.
Về đặc điểm hình thái, cá có đường kính mắt bằng 1/4,5 chiều dài đầu. Răng có hai hàm, hàm trên và hàm
dưới. Hàm trên có hai hàng răng, hàng ngoài có 10 răng, hàm trong có 4 răng. Hàm dưới cũng có hai hàng
răng, hàng ngoài có 14 răng với 6 răng lớn và 8 răng nhỏ, hàng trong có 2 răng. Mặt răng có dạng răng cưa.
Số lược mang của cung mang thứ nhất: 30-36. Số vẩy đường bên: 81-98. Số vẩy trên đường bên: 31-33. Số
vẩy dưới đường bên: 28-31. Tia vây không có gai cứng. Số vây lưng: 18-19. Số vây ngực: 14 (có 13 tia
phân nhánh, 1 không phân nhánh). Số vây bụng: 8 (7 tia phân nhánh, 1 không phân nhánh). Số vây hậu
môn: 26 (24 tia phân nhánh, 2 tia cứng không phân nhánh).Các vây bụng và vây hậu môn của cá có màu
đỏ. Vây đuôi có điểm vân đen ở diềm đuôi. Cá có khả năng biến đổi màu sắc theo môi trường sống. Dạ dày
của cá tương đối to, có hình chữ U. Chiều dài của ruột bằng 2,5 chiều dài thân. Xung quanh ruột và nội
tạng có nhiều mỡ.Cá chim trắng nước ngọt là loài cá ăn tạp. Chúng có thể ăn các thức ăn có nguồn gốc thực
vật, động vật như thực vật thủy sinh, tôm, cá con, các loài nhuyễn thể. Cá rất tích cực bắt mồi, nuốt rất
nhanh. Thức ăn trong dạ dày của mẫu cá thu được trong ao chủ yếu là chất xơ thực vật, hạt ngũ cốc, lúa.
--------------o0o------------

You might also like