You are on page 1of 26

Ảnh đẹp

Thiên văn
thuvienvatly.com
Atlantis vào quỹ đạo
Ảnh: NASA

Chim chóc không bay đến độ cao này. Máy bay không bay nhanh như thế. Tượng Nữ thần Tự
do thì nhẹ hơn. Không có loài nào khác ngoài con người ra có thể nhận thức nổi các gì đang
diễn ra hoặc thậm chí cả loài người chỉ một thiên niên kỉ trước đây thôi cũng không tài nào
hiểu nổi. Việc phóng tên lửa lên không trung là một sự kiện gây sợ hãi và thách thức sự mô tả.
Bức ảnh trên, Tàu con thoi vũ trụ Atlantis rời bệ phóng lên thăm Trạm Không gian quốc tế
trong những giờ khắc sáng sớm ngày 12 tháng 7 năm 2001. Từ lúc bắt đầu đỗ lại, hai triệu
kilogram còn lại trên thân tàu để quay tròn xung quanh Trái đất ở nơi không khí bên ngoài quá
mỏng để mà thở và nơi có trọng lực rất không đáng kể. Ngày nay, tên lửa vút lên không trung
được phóng lên từ đâu đó trên Trái đất khoảng mỗi tuần một lần.
Nhật thực trên Ngọn đền Poseidon
Ảnh: Chris Kotsiopoulos & Anthony Ayiomamitis (TWAN)

Cái gì đã xảy ra với Mặt trời thế? Mặt trăng chuyển động đã chắn một phần Mặt trời trong vài
phút hồi tuần rồi khi một kì nhật thực một phần có thể trông thấy trong giây lát ở trên một số
vùng của hành tinh Trái đất. Trong bức ảnh trên, việc lên kế hoạch tỉ mỉ đã cho phép các nhà
nhiếp ảnh chộp lấy cảnh Mặt trời bị che khuất một phần ngay phía trên đống đổ nát còn lại từ
thời cổ đại của Ngọn đèn Poseidon ở Sounio, Hi Lạp. Thật bất ngờ, những đám mây cũng vừa
che mất chóp trên của Mặt trời, trong khi một con chim đang bay được chộp dính ngay bên
phải của cảnh nhật thực. Ở một số địa phương khác trông lên, Mặt trăng che phủ hoàn toàn
phần chính giữa của Mặt trời, để lại vòng lửa bao xung quanh của đĩa nhật thực hình khuyên.
Lần nhật thực tiếp theo – một kì nhật thực toàn phần – sẽ xảy ra vào hôm 11 tháng 7 năm 2010
nhưng chỉ có thể trông thấy từ một lát mỏng thuộc nam Thái Bình Dương và ở gần chóp tận
cùng bên dưới của Nam Mĩ.
Nhóm Thất tinh tỏa sáng cùng Tinh vân California
Ảnh: Rogelio Bernal Andreo (Deep Sky Colors)
Ở phía trên bên phải, vận màu xanh lam, là nhóm Pleiades. Còn gọi là nhóm Thất tinh và
M45, Pleiades là một trong những cụm sao mở sáng nhất và dễ thấy nhất trên bầu trời.
Pleiades gồm hơn 3000 ngôi sao, cách xa khoảng 400 năm ánh sáng, và bề ngang chỉ là 13
năm ánh sáng. Những ngôi sao xung quanh là một tinh vân phản xạ màu lam đẹp lộng lẫy cấu
tạo từ bụi mịn. Một truyền thuyết kể lại rằng một trong những ngôi sao sáng hơn đã lu mờ đi
kể từ khi cụm sao được đặt tên. Về góc dưới phía bên trái, tỏa sáng màu đỏ, là Tinh vân
California. Được đặt tên vì hình dạng của nó, Tinh vân California mờ hơn nhiều và vì thế khó
trông thấy hơn so với Pleiades. Còn gọi là NGC1499, khối khí hydrogen tỏa sáng màu đỏ này
cách xa khoảng 1500 năm ánh sáng. Mặc dù khoảng 25 mặt trăng tròn có thể lắp khít giữa
chúng, nhưng ảnh chụp trường sâu, góc trông rộng ở trên đã chụp được cả hai.
Đào tạo tàu con thoi
Trong Thiết bị Xử lí Quỹ đạo 3 tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy thuộc NASA ở Florida, các
thành viên phi hành đoàn STS-130 đang xem một trình diễn bảo trì hệ thống nhiệt bảo vệ của
tàu con thoi vũ trụ Endeavour.
Từ trái sang: Chuyên gia sứ mệnh Kathryn Hire, Chỉ huy George Zamka, Chuyên gia sứ mệnh
Nicolas Patrick và Phi công Terry Virts.
Ảnh: NASA/Kim Shiflett
Những lớp trầm tích sáng trên Hỏa tinh

Địa mạo Hỏa tinh đã được định hình bởi gió, nước, dòng nham thạch, sự đóng băng theo mùa
và những tác động khác trong nhiều thiên niên kỉ. Ảnh này cho thấy những biến đổi màu sắc
trong những lớp trầm trích sáng trên một cao nguyên gần Juventae Chasma ở vùng Valles
Marineris của Hỏa tinh. Một lớp áo màu nâu phủ trên những phần trầm tích sáng. Các nhà
nghiên cứu đã nhận ra những lớp trầm tích sáng này chứa opaline silica và sắt sulfate.

Ảnh: NASA/JPL-Caltech/Đại học Arizona


Nhà quản lí NASA Charles Bolden
gặp gỡ đạo diễn xuất sắc 2009 James Cameron

Nhà quản lí NASA Charles Bolden, phải, và đạo diễn xuất sắc nhất 2009 James Cameron, gặp
gỡ tại tổng hành dinh NASA ở thủ đô Washington, hôm 19/01/2010. Cameron, cựu nhân viên
Ủy ban Cố vấn NASA, là người say mê vũ trụ và khoa học. Hai người đã nói chuyện về sức
ảnh hưởng công chúng và giáo dục, cùng nhiều đề tài khác.

Ảnh: NASA/Bill Ingalls


Sứ mệnh khảo sát Mộc tinh

Với bộ thiết bị khoa học của nó, Juno sẽ nghiên cứu sự tồn tại của một lõi hành tinh rắn, lập
bản đồ từ trường mạnh của Mộc tinh, đo lượng nước và ammonia trong bầu khí quyển dày, và
quan sát cực quang của hành tinh trên.

Mục tiêu chính của Juno là tìm hiểu nguồn gốc và sự tiến hóa của Mộc tinh. Nằm bên dưới
đám mây phủ dày đặc của nó, Mộc tinh đang che đậy những bí mật của những quá trình và
điều kiện cơ bản chi phối hệ mặt trời của chúng ta trong sự hình thành của nó. Là một thí dụ
tiêu biểu của một hành tinh khí khổng lồ, Mộc tinh còn có thể cung cấp kiến thức thiết yếu cho
sự tìm hiểu các hệ hành tinh đã và đang được khám phá xung quanh những ngôi sao khác.

Ảnh minh họa trên thể hiện phi thuyền Juno ở trong quỹ đạo xung quanh Mộc tinh.

Ảnh: NASA
Bụi và Nhóm Thiên hà NGC 7771
Ảnh: Ken Crawford (Rancho Del Sol Observatory)

Các thiên hà thuộc nhóm NGC 7771 nổi bật trong bức ảnh vũ trụ đẹp lộng lẫy này. Cách xa
chừng 200 triệu năm ánh sáng theo hướng chòm sao Pegasus (Thi Mã), NGC 7771 là thiên hà
lớn, xoắn ốc gần tâm, bề ngang khoảng 75.000 năm ánh sáng, với hai thiên hà nhỏ hơn nằm
ngay bên dưới nó. Thiên hà xoắn ốc lớn NGC 7769 nhìn thấy trực diện ở phía bên phải. Các
thiên hà thuộc nhóm 7771 đang tương tác nhau, gây ra những sự đi qua cự li gần lặp lại cuối
cùng sẽ dẫn đến sự hợp nhất thiên hà-thiên hà ở quy mô thời gian vũ trụ. Các tương tác ấy có
thể theo vết bởi những biến dạng thiên hà và dòng sao mờ nhạt tạo ra bởi thủy triều hấp dẫn.
Nhưng ảnh nhìn rõ ràng của nhóm thiên hà trên khó mà có được, vì ảnh chụp sâu còn tiết lộ
những đám mây bụi kéo dài phía trước quét qua toàn vùng. Tinh vân bụi mờ ấy phản xạ ánh
sáng sao phát ra từ Dải Ngân hà của chúng ta và nằm phía trên mặt phẳng thiên hà chừng vài
ba trăm năm ánh sáng.
Tinh vân Chân Mèo
Đám mây khổng lồ trên tên gọi là tinh vân Chân Mèo (Cat’s Paw) nằm cách xa khoảng 5500
năm ánh sáng theo hướng của chòm sao Scorpius (Bọ Cạp), tại tâm của Dải Ngân hà.
Nhìn từ Trái đất, nó chiếm cứ một vùng trời cỡ bằng mặt trăng của chúng ta. Bức ảnh mới
lộng lẫy này của tinh vân trên là sản phẩm của thiết bị Ghi ảnh Trường rộng (WFI) của kính
thiên văn 2,2 mét MPG/ESO tại Đài thiên văn La Silla ở Chile.
Bức ảnh sau cùng trên kết hợp các ảnh chụp bằng các bộ lọc màu lam, lục và đỏ, đồng thời
một bộ lọc được điều chỉnh để cho ánh sáng của hydrogen đang phát sáng rực rỡ đi qua. Ánh
sáng màu đỏ chủ yếu phát ra từ chất khí hydrogen đang tỏa sáng mạnh dưới sức chiếu cực
mạnh của những ngôi sao nóng còn trẻ.
(Ảnh: ESO)
Những mô cát trên sao Hỏa

Những mô vật chất kích cỡ hạt cát bị bắt lại trên thềm của nhiều miệng hố trên sao Hỏa. Đây
là một thí dụ, từ một miệng hố ở Noachis Terra, phía tây lòng chão va chạm khổng lồ Hellas.
Camera Thí nghiệm Khoa học Ghi ảnh Phân giải cao (HiRISE) trên Tàu quỹ đạo Trinh sát sao
Hỏa của NASA đã chụp bức ảnh này vào hôm 28 tháng 12 năm 2009.

Các mô ở đây sắp thẳng hàng, được cho là do hướng gió dịch chuyển. Mỗi mô giống rõ rệt với
những mô lân cận, kể cả một dải đo đỏ (hay bụi nhuốm màu) trên bờ dốc mặt đông bắc.
Những tảng đá lớn nằm bừa bãi trên thềm giữa các mô.

Ảnh: NASA/JPL-Caltech/Đại học Arizona


Nhật thực hình khuyên thiên niên kỉ
Ảnh: Mikael Svalgaard

Bóng của Mặt trăng đã quét qua hành tinh Trái đất vào hôm 15 tháng 1. Những người quan sát
bên trong vùng bóng râm trung tâm đã có thể chứng kiến một kì nhật thực hình khuyên vì kích
thước biểu kiến của Mặt trăng quá nhỏ để che lấp hoàn toàn Mặt trời. Một cái vòng lửa đẹp
ngoạn mục, pha hình khuyên kéo dài tới 11 phút 8 giây tùy thuộc vào từng địa phương, kì nhật
thực hình khuyên lâu nhất trong 1000 năm tới. Bức ảnh đĩa Mặt trăng này chụp ngay trước cao
điểm nhật thực trong vành đai nhật thực đi qua thành phố Kanyakumari ở chóp nam Ấn Độ.
Ảnh chụp qua kính thiên văn sử dụng bộ lọc chặn hết đa phần ánh sáng khả kiến, nhưng vẫn
cho truyền ánh sáng phát ra từ các nguyên tử hydrogen. Kết quả là những vết lấm tấm rõ rệt
gây ra bởi sự đối lưu nhiệt trong khí quyển của Mặt trời có thể nhìn thấy rõ xung quanh đĩa tối
mặt trăng.
Cụm thiên hà có hai ‘đuôi’

Hai cái đuôi lộng lẫy phát xạ tia X theo vết phía sau một thiên hà được trông thấy bởi Đài
thiên văn tia X Chandra. Một bức ảnh hỗn hợp của cụm thiên hà Abell 3627 thể hiện tia X lấy
từ kính Chandra màu lam, phát xạ quang màu vàng và phát xạ từ ánh sáng hydrogen – các nhà
thiên văn gọi là ‘H-alpha’ – màu đỏ. Dữ liệu quang và H-alpha thu được với Kính thiên văn
Nghiên cứu Thiên văn vật lí phương Nam (SOAR) ở Chile.

Ở phía trước cái đuôi là thiên hà ESO 137-001. Cái đuôi sáng hơn được trông thấy trước và
trải rộng khoảng 260.000 năm ánh sáng. Tuy nhiên, việc phát hiện ra cái đuôi thứ hai, mờ hơn,
là một bất ngờ đối với các nhà khoa học.

Những cái đuôi tia X được tạo ra khi chất khí lạnh từ ESO 137-001 (với nhiệt độ khoảng 10
độ trên không độ tuyệt đối) bị ‘bóc vỏ’ bởi chất khí nóng (khoảng 100 triệu độ) khi nó truyền
về hướng tâm của cụm thiên hà Abell 3627. Cái các nhà thiên văn quan sát thấy với Chandra
về cơ bản là sự bốc hơi của chất khí lạnh, lóe sáng ở nhiệt độ khoảng 10 triệu độ. Bằng chứng
của chất khí có nhiệt độ từ 100 đến 1000 độ Kelvin trong cái đuôi còn được tìm thấy với Kính
thiên văn vũ trụ Spitzer.

Các cụm thiên hà là tập hợp hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn thiên hà liên kết với nhau
bởi lực hấp dẫn bọc trong chất khí nóng. Cái đuôi hai ngạnh trong hệ này có lẽ đã hình thành
vì chất khí bị bóc trần từ hai cánh tay xoắn ốc chính ở ESO 137-001. Sự bóc trần chất khí
được cho là có tác động đáng kể lên sự tiến hóa thiên hà, loại chất khí lạnh ra khỏi thiên hà,
làm dừng sự hình thành những ngôi sao mới trong thiên hà, và làm thay đổi diện mạo của
những cánh tay xoắn ốc và những chỗ phình bên trong do các tác động của sự hình thành sao.

Ảnh tia X: NASA/CXC/UVa/M. Sun et al; H-alpha/Quang học:


SOAR/MSU/NOAO/UNC/CNPq-Brazil/M.Sun et al.
Nhật thực dưới bóng râm
Ảnh: Stephan Heinsius

Nhật thực ở mọi nơi trong quang cảnh đầy bóng râm này. Hình ảnh được chụp trên hòn đảo
san hô Ellaidhoo, Maldives, thuộc Ấn Độ Dương, vào hôm 15 tháng 1, trong kì nhật thực hình
khuyên dài nhất trong 1000 năm tới. Những cây cọ cao mang lại bóng râm. Nhiều chiếc lá đan
xen của chúng tạo ra những khe hở tác dụng giống như lỗ camera, làm tán xạ hình ảnh nhật
thực có thể nhận ra trên cát trắng của mảnh vườn nhiệt đới gần bãi biển. Từ địa điểm hoang dã
này nằm gần đường trung tâm của vết bóng Mặt trăng, vòng cung lửa hay pha hình khuyên
của nhật thực kéo dài khoảng chừng 10 phút 55 giây.
Dòng Magellan
Ảnh: David L. Nidever et al., NRAO/AUI/NSF & A. Mellinger, LAB Survey, Đài thiên văn
Parkes, Đài thiên văn Westerbork, Đài thiên văn Arecibo

Vắt ngang qua bầu trời về hướng Đám mây Magellan tráng lệ là một dòng khí khác thường:
Dòng Magellan. Nguồn gốc của chất khí này vẫn không rõ nhưng có khả năng nó giữ manh
mối cho nguồn gốc và số phận của các thiên hà vệ tinh nổi tiếng nhất của Dải Ngân hà: LMC
và SMC. Cho đến gần đây, hai giả thuyết nguồn gốc hàng đầu đã được xem xét: dòng chảy ấy
được tạo ra bởi chất khí bị bóc ra khỏi những thiên hà này khi chúng đi qua quầng của Dải
Ngân hà, hoặc dòng chảy ấy được tạo ra bởi sự kéo giật hấp dẫn khác nhau của Dải Ngân hà.
Tuy nhiên, gần đây, các bức ảnh vô tuyến góc rộng – bao gồm những bức ảnh thu từ Kính
thiên văn Byrd Green Bank – cho thấy Dòng Magellan dài hơn và lâu đời hơn trước đây người
ta nghĩ, có lẽ già chừng 2,5 tỉ năm. Những quan sát này ủng hộ một nguồn gốc khả dĩ thứ ba
cho dòng chảy ấy – các thiên hà Đám mây Magellan Lớn và Nhỏ đã có lần đi qua quá gần
nhau nên thủy triều hấp dẫn đã châm ngòi một sự bùng nổ sự hình thành sao để lại dòng chảy
ấy. Ảnh trên là ảnh số chồng lên trên một ảnh toàn bầu trời mới hoàn thành gần đây trong
vùng sáng khả kiến, sự phát xạ vô tuyến của dòng Magellan được thể hiện bằng màu hồng trải
dài qua bầu trời và kết thúc tại hai thiên hà Magellan ở thấp hơn bên phải.
‘Cây cối’ trên sao Hỏa
Ảnh: HiRISE, MRO, LPL (U. Arizona), NASA

Trông chúng như cây cối trên sao Hỏa, nhưng không phải. Những nhóm sọc nâu đen đã được
chụp ảnh bởi Tàu quỹ đạo Trinh sát sao Hỏa trên những đụn cát màu hồng nhạt đang tan chảy
bao phủ với lớp sương nhẹ. Bức ảnh trên được chụp vào tháng 4 năm 2008 ở gần Cực Nam
của sao Hỏa. Lúc đó, cát đen trên phần phía trong của những đụn cát Hỏa tinh trở nên dễ nhìn
thấy hơn khi Mặt trời ấm áp đang làm tan chảy lớp băng carbon dioxide sáng hơn. Khi xuất
hiện ở gần chóp đỉnh của một đụn cát, cát đen có thể chảy xuống đụn để lại những sọc vằn
màu tối trên mặt – những sọc vằn có lẽ lần đầu trông giống như cây cối đứng trước những
vùng sáng hơn, nhưng không có bóng cây nào. Những vật khoảng chừng 25 centi mét bề
ngang được phân giải trong bức ảnh quét ngang khoảng một kilo mét này. Cận cảnh một số
phần của bức ảnh này cho thấy hiện tượng cát trượt đang xảy ra khi bức ảnh này được chụp.
Nhật thực hình khuyên trên đất Myanmar
Ảnh: Wei Loon Chin

Một cái lỗ trống xuyên qua Mặt trời trong vài phút hồi giữa tháng này, khi nhìn từ một vệt cắt
mỏng trên hành tinh Trái đất. Sự kiện hôm 15 tháng 1 thật ra là một kì nhật thực hình khuyên,
và cái lỗ trống thật ra là Mặt trăng của Trái đất, một vật thể có nửa mặt tối có lẽ còn tối hơn
khi so với Mặt trời sáng rực rỡ. Mặt trăng ở cách Trái đất quá xa để tạo ra một kì nhật thực
toàn phần, nhưng thay vào đó nó để lại cho những người quan sát ở những nơi thích hợp một
vòng tròn sáng bao quanh gọi là vòng lửa. Chụp ở trên là một chuỗi nhật thực hình khuyên
trọn vẹn nhìn phía trên Ngọn đền Ananda ở Bagan, Myanmar. Ảnh của ngôi đền cổ, được xây
dựng khoảng vào năm 1100, được chụp sau hoàng hôn cùng ngày với hôm nhật thực. Lần nhật
thực tiếp theo sẽ là một kì nhật thực toàn phần vào tháng 7 năm 2010.
Sự phản xạ

Kĩ sư chương trình Viễn chinh 22 Oleg Kotov đã sử dụng một camera số tự chụp bức chân
dung này trong một lần đi bộ ngoài không gian trong tháng 1 năm 2010. Cũng nhìn thấy trong
sự phản xạ của chiếc kính che mặt của ông là bộ phận khác nhau của trạm không gian và Trái
đất bên dưới. Trong lần đi bộ ngoài không gian này, Kotov và nhà du hành vũ trụ Maxim
Suraev (ngoài khung hình) đã chuẩn bị Module Nghiên cứu Mini 2 (MRM2), gọi là Poisk, cho
những đợt neo tàu trong tương lai của Nga. Suraev và thủ lĩnh Viễn chinh 22 Jeffrey Williams
là những người đầu tiên sử dụng cảng neo đậu mới khi họ di chuyển phi thuyền Soyuz TMA-
16 của họ từ cảng đuôi của Module Dịch vụ Zvezda vào hôm 21 tháng 1.

Ảnh: NASA
Tethys nép sau Titan
Ảnh: Cassini Imaging Team, ISS, JPL, ESA, NASA

Cái gì nép sau Titan đấy? Nó là một vệ tinh khác nữa của Thổ tinh : Tethys. Phi thuyền rô bôt
Cassini đang quay xung quanh Thổ tinh đã chụp ảnh Tethys đầy hang hố trên bề mặt đang lướt
qua phía sau vệ tinh Titan mờ mịt trong khí quyển hồi cuối năm ngoái. Miệng hố lớn nhất trên
Tethys, Odysseus, có thể trông thấy dễ dàng trên vệ tinh phía xa. Titan phơi bày không chỉ bầu
khí quyển bên dưới dày và màu cam đục của nó, mà còn có một vầng sương mờ màu xanh kì
lạ. Tethys, xa khoảng 2 triệu kilo mét, cách Cassini khoảng cách gấp đôi so với Titan khi bức
ảnh trên được chụp. Năm 2004, Cassini đã thả thiết bị khảo sát Huygens hạ cánh xuống Titan
và cung cấp cho loài người cái nhìn đầu tiên xuống bề mặt của vệ tinh duy nhất được biết của
Hệ Mặt trời có hồ nước này.
Tầng thác Kemble

Một nhóm sao là một tập hợp sao được công nhận không thuộc một trong 88 chòm sao chính
thức. Thí dụ, một trong những nhóm sao nổi tiếng nhất (và lớn nhất) là nhóm Gấu Lớn trong
chòm sao Ursa Major. Nhưng chuỗi sao tuyệt đẹp này, có thể nhìn thấy qua ống nhòm về
hướng chòm sao cổ dài Camelopardalis, còn là một nhóm sao được công nhận. Gọi là Tầng
thác Kemble, nó gồm hơn 20 ngôi sao gần như sắp thành một hàng, trải dài hơn năm lần bề
rộng của một mặt trăng tròn. Trải từ góc trên bên phải sang góc dưới bên trái trong hình, Tầng
thác Kemble được biết tới nhà say mê thiên văn học Lucian Kemble. Vật thể sáng ở góc dưới
bên trái là chùm sao tương đối dày, NGC 1502.

Ảnh: Xử lí - Noel Carboni, Chụp ảnh - Greg Parker, Đài thiên văn New Forest
Từ Vũ trụ đến Super Bowl

Các thành viên thuộc sứ mệnh tàu con thoi vũ trụ STS-128 trao một huy chương bằng bạc đặc
biệt cho các viên chức Liên đoàn Bóng đá Quốc gia Hoa Kì (NFL) vào hôm thứ tư,
27/01/2010, tại Tòa nhà Bóng đá Chuyên nghiệp ở Canton, Ohio. Đồng tiền trên, đã bay trong
vũ trụ trong chuyến bay tháng 11 của Atlantis, sẽ dùng làm đồng xu gieo chính thức trước khi
phát động mùa giải Super Bowl XLIV vào hôm chủ nhật, 07/02/2010.

Từ trái sang: Các nhà du hành vũ trụ Bobby Satcher, Randy Bresnik, và Charlie Hobaugh; Joe
Horrigan, Phó chủ tịch truyền thông/triển lãm Tòa nhà Bóng đá Chuyên nghiệp, Steve Perry,
Chủ tịch/Giám đốc quản trị Tòa nhà Bóng đá Chuyên nghiệp; các nhà du hành vũ trụ Berry
Wilmore, Michael Foreman và Leland Melvin.

Ảnh: NASA/Marv Smith


Hỏa tinh ở vị trí đối lập với Mặt trời

Hỏa tinh đêm qua nằm đối lập với Mặt trời trên bầu trời của hành tinh Trái đất. Tất nhiên, sẽ
thật dễ tìm ra nó vì Hỏa tinh xuất hiện ở gần Mặt tròn của đêm qua, đồng thời ở ngược hướng
với Mặt trời trên bầu trời đêm của Trái đất trong chòm sao Cancer (Con cua). Từ vị trí đối lập
này, Hỏa tinh chỉ ở cách xa 99 triệu kilo mét. Bức ảnh sắc nét này của Hỏa tinh chụp hôm 22
tháng 1 là một thí dụ cho ảnh quan sát qua kính thiên văn trong những ngày sắp tới. Chóp cực
bắc hơi trăng trắng của hành tinh đỏ nằm ở góc trên phía bên phải. Cái đĩa màu đỏ nhỏ xíu của
Hỏa tinh có đường kính góc chừng 11 giây cung, chưa tới 1/100 đường kính của Mặt trăng
tròn.

Ảnh: Alan Friedman


Vết xe của Spirit

Ảnh này nhìn từ camera dẫn hướng nằm gần chóp trên của cột anten trâm Cỗ xe tự hành Thám
hiểm sao Hỏa Spirit cho thấy đường đi để lại phía sau cỗ xe khi nó tiến về phía nam và giật
lùi, kéo lê bánh xe trước bên phải không còn chạy được của nó, đến địa điểm nơi cỗ xe lún
ngập vào lớp vỏ đất đá hồi tháng 4/2009 và bị chôn chân trong cát mềm.

Chiến lược của đội điều hành cỗ xe nhằm giải thoát Spirit khỏi bẫy cát là chạy lùi theo những
vết bánh xe này trở ra, tiến về hướng bắc. Spirit đã chụp bức ảnh này vào ngày 2092, ngày sao
Hỏa, trong sứ mệnh của nó, tức hôm 21 tháng 11 năm 2009.

Khoảng cách giữa bánh xe bên trái và bên phải khoảng chừng 3 foot (0,9 m).

Đội điều hành đã bắt đầu ra lệnh lái giải thoát cỗ xe vào tháng 11 sau hàng tháng trời kiểm tra
thử trên Trái đất và phân tích để phát triển một chiến lược nhằm cố gắng lái Spirit ra khỏi địa
điểm đất mềm này. Tuy nhiên, những nỗ lực của họ đã không thành công.

Ảnh: NASA/JPL-Caltech
Messier 88

Charles Messier đã mô tả ở mục từ thứ 88 trong quyển phân loại hồi thế kỉ thứ 18 của ông,
Tinh vân và Các cụm sao, rằng đây là một tinh vân xoắn ốc mà không có sao. Tất nhiên, M88
đẹp rực rỡ ngày nay được hiểu là một thiên hà trọn vẹn với đầy đủ sao, chất khí, và bụi, không
có gì khác với Dải Ngân hà của chúng ta. Thật vậy, M88 là một trong những thiên hà sáng
nhất trong Cụm Thiên hà Virgo (Xử nữ) cách chúng ta chừng 50 triệu năm ánh sáng. Những
cánh tay xoắn ốc lộng lẫy của M88 dễ dàng trông rõ trong bức chân dung màu vũ trụ này.
Những cánh tay ấy chứa đầy những cụm sao trẻ màu xanh, những vùng hình thành sao màu
hồng, và những đường bụi mờ mịt trải ra từ phần lõi hơi vàng vàng nhung nhúc những ngôi
sao già hơn. Thiên hà xoắn ốc M88 trải rộng hơn 100.000 năm ánh sáng trong không gian.

Ảnh: Adam Block, Mt. Lemmon SkyCenter, Đại học Arizona


Ngày Tưởng niệm

Nhà quản trị NASA Charles Bolden tham dự một buổi lễ đặt vòng hoa tưởng niệm trong Ngày
lễ Tưởng niệm của NASA, hôm thứ sáu, 29 tháng 1 năm 2010, tại Nghĩa trang quốc gia
Arlington. Những vòng hoa dâng lên tưởng niệm những con người can dạ đã hi sinh cuộc đời
mình trong sự nghiệp chinh phục vũ trụ.

Ảnh: NASA/Bill Ingalls


Xem thêm tại thuvienvatly.com !
Chuyên mục Mỗi ngày một ảnh thiên văn đẹp
© hiepkhachquay

You might also like