You are on page 1of 9

ĐIỀU KHIỂN TỪ XA DÙNG TIA HỒNG NGOẠI

I. Các loại máy phát tín hiệu:


Có rất nhiều loại máy phát tín hiệu hồng ngoại cho các thiết bị khác nhau do các hãng sản
xuất khác nhau. Sử dụng các tiêu chuNn định dạng và điều chế khác nhau, nhìn chung đây là các
kỹ thuật đơn giản, chi phí thấp thường được ứng dụng trong các thiết bị gia đình.

Các mạch điện trên được tích hợp trong 1 IC duy nhất với nhiều chân ra. Nguồn cung cấp là pin.
Có 1 số loại trên vỏ có gắn thêm kính lọc hồng ngoại để chống nhiễu và tập trung ánh sáng.

II. Bức xạ hồng ngoại:


Dãy ánh sáng hồng ngoại có bước sóng thấp hơn sóng vi ba nhưng cao hơn ánh sáng nhìn
thấy. Ta không thể thấy được ánh sáng hồng ngoại vì bước sóng này quá lớn. Tuy nhiên đặc tính
của hồng ngoại cũng tương tự như ánh sáng.

1
Phát tín hiệu IR (Infrared Ray) khá đơn giản bằng cách sử dụng led hồng ngoại. Led
thông thường phát ánh sáng nhìn thấy. IR led phát ra bức xạ mà mắt người không thể thấy được.
Thu và giải mã tín hiệu hồng ngoại tùy theo kỹ thuật được dùng ở thiết bị phát. Ánh sáng IR được
cảm nhận qua một photodiode với phổ hoạt động quang 950nm.

III. Lý thuyết mã hóa và điều chế tín hiệu hồng ngoại:


Sóng hồng ngoại được dùng trong các ứng dụng điều khiển từ xa được điều chế để cho phía
thu dễ cảm nhận mức tín hiệu phát giữa tín hiệu mong muốn và nhiễu hồng ngoại từ nhiều nguồn
xung quanh. Có nhiều kỹ thuật điều chế và mã hóa được dùng để phân biệt giữa nhiễu không
mong muốn và tín hiệu hồng ngoại.
Ba kỹ thuật điều chế cơ bản thường được dùng:
1.Amplitude Modulation, On-Off Keying, OOK
2.FSK, Frequency Shift Keying, Frequency Modulation
3.Flash, ‘Pulse’ Modulation, Base Band

III.1 Amplitude Modulation, On-Off Keying, OOK:


Dùng điều biên AM là một trong các kỹ thuật lâu đời và đơn giản nhất, tia hồng ngoại được
nhóm thành các xung quanh tần số trung tâm (thường là 30-60kHz theo dãy tần dân dụng).

2
Máy thu điều chỉnh đến một tần số riêng biệt và tất cả các nhiễu khác nằm ngoài băng thông sẽ
không thể đi qua bộ lọc. Các máy thu tích hợp từ nhiều nhà sản xuất đáp ứng các chức năng này
như Infineon, Vishay, Sharp,… Các linh kiện đơn giản gồm 3 chân tạo ra các tín hiệu giải điều
chế ở mức logic, dễ dàng giao tiếp với các vi xử lý của máy thu. Chúng thường được điều chỉnh ở
một tần số nhất định (30,33,36,38,40 hay 56kHz).
Các hệ thống điều biên dùng nhiều phương pháp mã hóa khác nhau.

III.1.1 Pulse Distance Encoding:

III.1.2 Pulse Width Encoding:

III.1.3 Pulse Position Encoding (NRZ):

III.1.4 Manchester (Biphase) Encoding:

3
III.2 FSK, Frequency Shift Keying, Frequency Modulation:
Điều tần dùng tần số điều chế khác cho các mức logic. Thường không có khoảng cách
giữa các xung. Điều chế tần số không được dùng rộng rãi vì độ phức tạp của mạch giải điều chế
và hiệu suất không cao về công suất tiêu thụ tại phía phát.

III.3 Flash, ‘Pulse’ Modulation, Base Band:


Điều chế xung không dùng bất cứ dạng điều chế nào ngoài việc dùng các xung ngắn. Xung
ngắn này rất hiệu quả trong việc sử dụng nguồn. Một bất lợi có thể là sự phức tạp của việc giải
mã và hệ thống hồng ngoại dựa trên PC (IrDA) có thể gây sai ngưỡng kích của máy thu.
Thông thường, khoảng cách giữa các xung tương ứng định nghĩa log.1 hay log.0 (mã hóa khoảng
cách xung).

IV. Một số mã IR thường dùng:


IV.1 Pulse Distance Protocol:
Mã hóa khoảng cách xung thường dùng bởi các công ty Nhật (NEC, Sanyo và others). Kỹ
thuật này dùng mã hóa khoảng cách xung và điều chế biên độ. Data Payload gồm 8 bit địa chỉ cà
8 bit lệnh, tất cả được gởi đi 2 lần để đảm bảo độ tin cậy. Lần truyền thứ 2 được lấy bù, vì vậy
tổng chiều dài khung là hằng số. Dữ liệu được bắt đầu bằng chuỗi xung, 9ms mark và 4.5ms
space để cấu hình cho AGC (automatic gain control) của máy thu.Dữ liệu được kết thúc bằng
xung 560us mark, để hoàn tất bit dữ liệu cuối cùng.
Log. ‘1’ gồm 1 xung 560 µs mark và 1690 µs space.
Log. ‘0’ gồm 1 xung 560 µs mark và 560 µs space
Tần số sóng mang 38 kHz.

4
Pulse Distance Protocol, Bit Encoding

Pulse Distance Protocol, Data Frame Structure

Pulse Distance Protocol, Repeat Frame Structure

Khi một phím được nhấn, một chuỗi bit lệnh được phát ra. Tuy nhiên thời gian nhấn một
nút thường lâu hơn khoảng thời gian của một khung hoặc do nút được nhấn chìm liên tiếp. Giao
thức tiếp tục phát ra các khung lặp sau data frame cho đến khi hết thời gian nhấn phím.

Pulse Distance Protocol, Full Sequence Structure

IV.2 Pulse Width Protocol:


Giao thức điều chế độ rộng xung , hoặc là SIRC, được phát triển bởi Sony. Dùng mã hóa
độ rộng xung và điêu chế biên độ. Data payload gồm 7 bit lệnh và 5 bit địa chỉ. Dữ liệu được
khởi đầu bằng chuỗi xung 2.4ms mark và 0.6ms space để cấu hình cho AGC của máy thu.
Log. ‘1’ gồm 1 xung 1200 µs mark và 600 µs space.
Log. ‘0’ gồm 1 xung 600 µs mark và 600 µs space period
Tần số sóng mang là 40 kHz.

5
Pulse Width Protocol, Bit Encoding

Pulse Width Protocol, Data Frame Structure

Pulse Width Protocol, Full Sequence Structure

IV.3 Manchester Protocol (RC5):


Giao thức RC5 được phát triển bởi Philips và là một trong những phương thức phổ biến
nhất. RC5 dùng mã hóa Manchester (Biphase) và điều chế biên độ. Data payload gồm 5 bit địa
chỉ và 6 bit lệnh. Dữ liệu được khởi đầu bằng 2 start log.“1” bit (S1 và S2) và 1 toggle bit (T).
Toggle bit thay đổi giữa “1” và “0” giữa các phím được nhấn riêng biệt để cho máy thu phân biệt
được phím được nhấn khoảng thời gian dài với nhấn phím ngắn.
Log. ‘1’ gồm 889 µs space và 1 xung 889 µs mark.
Log. ‘0’ gồm 1 xung 889 µs mark và 889 µs space.
Mỗi bit dài 1778 µs. Tần số sóng mang là 36 kHz.

RC5 Protocol, Bit Encoding

6
RC5 Protocol, Data Frame Structure

RC5 Protocol, Full Sequence Structure

IV.4 Flash Protocol:


Giao thức Flash được phát triển bởi ITT. Dùng điều chế Flash (“Pulse”). Data payload
gồm 4 bit địa chỉ và 6 bit lệnh. Dữ liệu được khởi động bằng 1 lead-in pulse và 1 start pulse (log.
“0”), và kết thúc bằng 1 lead-out pulse. Tất cả các xung có chiều dài là 10us, khoảng cách giữa
các xung là 100us cho log. “0”, 200us cho log. “1”, và 300us cho lead-in và lead-out pulse.

Flash Protocol, Bit Encoding

Flash Protocol, Data Frame Structure

7
Flash Protocol, Full Sequence Structure

V. Giải thuật giải mã Manchester Protocol (RC5):

Mức logic đúng của chuỗi bit phát.

-Tần số sóng mang là 36kHz


-Khi chưa có tín hiệu ngõ ra đầu thu hồng ngoại là mức 1, khi có tín hiệu ứng với mức 0, do
vậy mức logic giữ ở mức 1.
-Như vậy khi có tín hiệu start từ remote MCU cảm nhận được. 3 bit đầu để đồng bộ, có thể
không cần thu. Quan tâm đến các bit địa chỉ và lệnh phía sau.
-Tạo độ trễ 4.752ms để bỏ qua 3 bit đầu. Từ bit thứ 4 tạo độ trễ 1.728ms sau đó đọc trạng thái
ngõ ra mắt thu hồng ngoại nối với MCU để xác định bit thu là 0 hay 1. Thực hiện đến khi hết
chuỗi hay chỉ cần lấy các bit lệnh.
-Bit thu được đưa vào cờ nhớ, từ đó dịch vào một thanh ghi 8 bit. Trong bộ nhớ MCU có lưu
sẵn bảng mã lệnh của remote. Khi đủ giá trị thanh ghi đem tra vào bảng để xác định lệnh cần
thực hiện.
-Khi nhận đủ các bit cần thiết tạo trễ một khoảng thời gian để vượt ra khỏi bit cuối cùng của
chuỗi và chờ đến chuỗi tín hiệu điều khiển kế tiếp.

8
VI. Giải thuật giải mã Pulse Width Protocol (SIRC):

VII. MC9S08RC/RD/RE/RG Family Infrared CMT Module:

Simple CMT Module Structure

You might also like