You are on page 1of 21

Địa chất môi trường Đất và môi trường

I. Giới thiệu chung

Đất là một thực thể vật chất đã được hình thành trong nhiều thiên niên kỷ, là lớp vỏ
ngoài của trái đất, là đối tượng lao động của nông dân, là môi trường sống quan trọng nhất của
con người. Nhờ có độ phì nhiêu mà đất có thể nuôi sống được muôn loài. Tuy nhiên đất cũng
tiềm ẩn những yếu tố hạn chế nhất định. Người sử dụng đất phải hiểu đầy đủ về đất, mới có thể
làm chủ được sản xuất và cuộc sống của mình.
Chương 3 – Đất và môi trường, sẽ tập trung thảo luận các đặc điểm về cấu tạo và tính
chất của đất, cũng như các vấn đề môi trường lien quan tới đất, từ đó đưa ra một số giải pháp
sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá và độc đáo này. (Sẽ giải thích sự độc đáo của đất ở
phần Độ phì của đất)
Một số định nghĩa :
- Theo những nhà địa chất học, đất là những vật liệu trái đất ở dạng rắn bị biến đổi bởi
các quá trình vật lý, hoá học và hữu cơ mà qua đó nó có thể giúp thực vật phát triển.

- Theo các nhà kỹ thuật thì đất là bất cứ vật liệu rắn nào của trái đất mà có thể di chuyển
được mà không phải dùng đến chất nổ.

Cả hai định nghĩa trên đều quan trọng trong lĩnh vực địa chất môi trường. Những nhà địa
chất không những phải có hiểu biết về các định nghĩa khác nhau mà còn phải hiểu được quan
điểm của các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác có liên quan đến quá trình tạo đất và vai
trò của đất trong vấn đề môi trường

II. Các tính chất của đất

- Sự phát triển của đất từ các vật liệu tại chỗ và xâm nhập là một quá trình phức tạp.
Những tương tác chặt chẽ của chu trình đá và thủy văn tạo ra các vật liệu đá phong hóa là các
hợp phần cơ bản của đất. Phong hoá là sự phá huỷ vật lý và hoá học của đá và là giai đoạn đầu
tiên trong phát triển đất. Phong hoá đá được tiếp tục bởi các sinh vật trong đất mà được gọi là
tàn dư hoặc được vận chuyển tuỳ thuộc vào vị trí và thời gian mà nó bị biến đổi. Vật liệu
phong hoá không hoà tan được nữa có thể ở tại chỗ và bị biến đổ tạo thành đất tàn dư, thí dụ
như đất đỏ ở vùng chân núi phía đông nam Hoa Kì. Nếu vật liệu phong hoá được nước, gió

1
Địa chất môi trường Đất và môi trường

hoặc băng hà mang đi rồi bị biến đổi ở các vị trí mới, nó hình thành đất xâm nhập, ví dụ như
đất màu mỡ từ chất đọng lại từ sông băng ở Midwest của nước Hoa Kỳ.

- Đất có thể được xem như hệ thống mở tương tác với các hợp phần khác của chu kỳ địa
chất. Các dung dịch của đất riêng biệt là hàm số của khí hậu, địa hình, đá mẹ (đá hoặc aluvi mà
từ đó đá được hình thành), thời gian (tuổi của đất), và các quá trình hữu cơ (hoạt động của các
vi sinh vật đất). Nhiều khác biệt mà chúng ta có thể thấy trong đất là hiệu ứng của thời tiết và
địa hình, nhưng kiểu đá mẹ, quá trình hữu cơ và thời gian diễn ra quá trình hoạt động rất quan
trọng

1. Các tầng đất

- Những chuyển động theo chiều đứng và ngang của các vật liệu tạo ra sự phân lớp rõ
ràng, song song với bề mặt gọi chung là phẫu diện đất (soil profiles). Các lớp gọi là các đới
(Zone) hoặc các tầng đất (horizon). Bài thảo luận của chúng ta chỉ đề cập đến tầng phổ biến
nhất trong các loại đất. Thêm vào những thông tin hiện diện từ chi tiết bài

- Tầng O và tầng A chứa vật chất hữu cơ tập trung cao. Sự khác nhau giữa hai lớp này
phản ánh lượng vật chất hữu cơ có trong từng lớp. Nhìn chung tầng O chứa tòan bộ rác thực
vật và vật chất hữu cơ khác, trong khi đó tầng A bên dưới chứa cả vật liệu hữu cơ và khoáng.

- Dưới tầng O và A, một số loại đất có tầng E hoặc đới rửa lũa (leaching), lớp màu sáng
bị rửa đi các hợp phần chứa sắt. Tầng này có màu sáng do chứa ít vật chất hữu cơ hơn so với
tầng O và A và ít vật liệu màu vô cơ như o xit sắt. Tầng B, hoặc tầng tích tụ, nằm dưới tầng O,
A hoặc E chứa các vật liệu khác nhau được di chuyển xuống dưới từ những tầng bên trên.

- Một số kiểu tầng B đã được thừa nhận:

• Kiểu quan trọng nhất là tầng argillic B hoặc Bt. Tầng Bt được làm giầu bởi các khoáng
vật sét được di chuyển xuống duới.

• Kiểu khác của tầng B mà các nhà địa chất môi trường quan tâm là tầng Bk, được đặc
trưng bởi sự tích lũy cacbonat can xi. Cacbonat bọc các hạt đất riêng rẽ trong đất và có thể lấp
đầy các khoảng rỗng (khoảng trống giữa các hạt đất)

2
Địa chất môi trường Đất và môi trường

- Tầng đất mà bị nhiễm cabonat canxi đến nỗi mà hình thái của nó bị khống chế bởi
cacbonat được chỉ định là tầng K. Cabonate lấp đầy các khoảng lỗ rỗng trong tầng K, và
cabonat thường tạo các lớp song song với mặt đất. Thuật ngữ caliche thường được dùng cho sự
tích lũy không đều đặn hoặc các lớp cacbonat canxi trong đất.

- Tầng C nằm ngay trên vật liệu đá mẹ chưa biến đổi và chứa vật liệu đá mẹ biến đổi
từng phần bởi các quá trình phong hóa.

- Tầng R, hoặc vật liệu đá mẹ chưa biến đổi, là đá gốc rắn chắc nằm dưới cùng. Tuy vậy,
một số khe nứt và khoảng lỗ rỗng khác có thể chứa sét di chuyển từ trên xuống. Thuật ngữ
harpan (lớp sét rắn ngay dưới mặt đất) được dùng trong văn liệu về đất. Tầng đất hardpan
được định nghĩa là tầng đất cứng (bị nén chặt). Hardpan thường chứa sét nén chặt hoặc gắn kết
bằng cacbonat, oxit sắt, hoặc silic. Các tầng hardpan gần như không thấm nước và như thế sẽ
hạn chế sự vận động xuống dưới của nước trong đất.

Phẫu diện đất

2. Màu Sắc của đất

3
Địa chất môi trường Đất và môi trường

- Một trong những điểu mà ta cần lưu ý trước tiên là màu sắc của đất hay màu của phẫu
diện đất. Tầng O và A có xu hướng màu đen do chứa nhiều vật chất hữu cơ. Tầng E có màu
trắng do rữa lũa oxit sắt và nhôm. Tầng B biểu lộ sự khác nhau đáng kể nhất về màu sắc, biến
đổi từ vàng/nâu đến đỏ thẫm, phụ thuộc vào sự hiện diện của các khoáng sét và các oxit sắt.
Tầng Bk có thể có màu sáng do chứa cabonat, nhưng đôi khi chúng có màu hơi đỏ do sự tích
lũy oxit sắt. Nếu tầng K thực sự phát triển nó có màu gần như trắng do chứa rất nhiều cabonat
canxi. Mặc dầu màu của đất có thể là công cụ chẩn đoán phẫu diện đất quan trọng, người ta
được cảnh báo về việc gọi lớp đỏ tầng B. Vật liệu đá mẹ nguyên thủy, nếu giầu sắt, có thể tạo
đất rất đỏ ngay cả khi sự phát triển phẫu diện đất tương đối ít.

- Màu của đất có thể là chỉ số quan trọng về đất bị rữa trôi như thế nào. Đất rửa trôi tốt là
những điều kiện thông khí tốt (điều kiện oxy hóa), và sắt oxy hóa có màu đỏ. Đất bị rửa lũa
kém là đất ẩm ướt, và sắt ít bị oxy hóa. Màu đất thường là màu vàng. Sự phân biệt này là quan
trọng vì đất rửa lũa kém được kết hợp với các vấn đề môi trường như tính ổn định sườn thấp
hơn và không thể dùng như môi trường chất thải cho các hệ thống thoát nước gia đình (bể tự
hoại và bồn lọc).

3. Kết cấu đất

- Kết cấu đất phụ thuộc vào tỉ lệ tương quan kích thước của các hạt cát, bột, sét (Các hạt
sét có đường kính < 0.004mm, hạt bột có đường kính 0.004-0.074mm, và hạt cát là 0.074 đến
2.0mm). Vật liệu có đường kính lớn hơn 2.0mm là cuội, sỏi và tảng phụ thuộc vào kích thước
hạt. Chú ý rằng-kích thước hạt ở đây là sự phân loại cho kỹ thuật và hơi khác với sự phân loại
đất của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

- Kiến trúc đất thông thường được nhận dạng ở ngoài trời bằng việc ước lượng, rồi được
xác định lại trong phòng thí nghiệm.

4
Địa chất môi trường Đất và môi trường

4. Cấu trúc đất

- Các hạt đất dính sát vào nhau trong các khối, gọi là pets, được phân loại theo dạng
thành một số kiểu. Hình 3.3 biểu thị một số cấu trúc thông thường của pet tìm thấy trong đất.
Cấu trúc liên quan với quá trình tạo đất, Ví dụ cấu trúc hạt rất rõ trong các tầng A, trong khi đó
cấu trúc khối và lăng trụ (prismatic) thường thấy trong tầng B. Cấu trúc đất là công cụ dự đoán
quan trọng giúp đánh giá sự phát triển và tuổi tương đối của các phẫu diện đất. Nhìn chung
theo thời gian phẫu diện đất phát triển, cấu trúc trở nên phức tạp hơn, có thể từ hạt đến khối
đến lăng trụ khi lượng sét trong tầng B tăng lên.

II. Độ phì của đất

Trên quan điểm sinh thái và môi trường, đất được xem như một vật thể sống vì có chứa
nhiều sinh vật, nấm, tảo, côn trùng… Đất cũng tuân thủ các quy luật sống, cũng hình thành,
phát triển, thoái hóa và già cỗi. Nó cũng mang trên mình tất cả các hệ sinh thái có trên cạn.

Đất có khỏe mạnh thì các hệ sinh thái trên đất mới phát triển được. Đất có màu mỡ thì
con người mới có thể sử dụng để trồng trọt, tạo ra các sinh vật sản xuất-mắt xích đầu tiên của
mọi chuỗi thức ăn.

5
Địa chất môi trường Đất và môi trường

Những yếu tố sức khỏe của đất đó được gọi chung là độ phì nhiêu. Chính đặc điểm này
tạo nên sự độc đáo của đất vì nhìn chung không có vật thể tự nhiên nào có tính chất sống sinh
động như vậy. Tùy thuộc vào thái độ ứng xử của con người đối với đất mà đất có thể phì nhiêu
hơn hay thoái hóa nhanh hơn.

Một định nghĩa rõ ràng hơn về độ phì nhiêu của đất là:

"Độ phì nhiêu của đất hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp các điều kiện,
các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt".

Những điều kiện đó là:

• Đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ tiêu đối với cây trồng.
• Độ ẩm thích hợp.
• Nhiệt độ thích hợp.
• Chế độ không khí thích hợp cho hô hấp của thực vật và hoạt động của vi sinh vật.
• Không có độc chất.
• Không có cỏ dại, đất tơi xốp đảm bảo cho hệ rễ phát triển.

Đất phát triển trên đồng bằng ngập lụt chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và vật liệu hữu cơ là
độ phì tự nhiên. Các đất khác phát triển trên các đá rửa lũa mạnh hoặc trên trầm tích bở rời ít
vật chất hữu cơ có thể nghèo dinh dưỡng với độ phì thấp. Đất thường được xử lý để gia tăng
sản lượng thực vật bằng việc bổ sung phân bón để cung cấp dinh dưỡng hoặc vật chất hữu cơ
nhằm cải thiện kiến trúc đất và duy trì ẩm. Độ phì đất có thể suy giảm do xói mòn và rửa lũa di
chuyển các chất dinh dưỡng, bởi sự gián đoạn các quá trình tự nhiên (như lũ lụt) cung cấp các
chất dinh dưỡng, hoặc bằng việc sử dụng liên tục thuốc trừ sâu làm biến đổi hoặc tiêu diệt các
sinh vật đất.

IV. Nước trong đất

Một khối đất bao gồm các mẫu khoáng vật cứng và chất hữu cơ với các khoảng rỗng giữa
chúng. Khoảng rỗng được lấp đầy các khí (hầu hết là không khí) hoặc chất lỏng (hầu hết là
nước). Nếu tất cả các khoảng rỗng trong khối đất được lấp đầy nước, đất này được gọi là đất

6
Địa chất môi trường Đất và môi trường

bão hòa nước; mặt khác là đất không bão hòa. Đất trong các vùng đầm lầy bị bão hòa quanh
năm, trong khi đó đất ở các vùng khô hạn chỉ thỉnh thoảng mới bão hòa.

Lượng nước trong đất gọi là hàm lượng nước hoặc độ ẩm của nó, có thể rất quan
trọng trong việc xác định các tính chất kỹ thuật như sức bền của đất và tiềm năng co giãn
của nó.

Ví dụ, nếu bạn từng xây lâu đài cát ở bãi biển, bạn biết rằng cát khô không thể xây
được, nhưng cát ẩm sẽ tạo được các bức tường cao cho lâu đài. Sự khác nhau giữa đất ẩm
và khô cũng rất rõ ràng cho mọi người sống ở khu vực với các con đường đất bụi ngang
qua đất giầu sét. Khi đất khô, các điều kiện đi xe là tuyệt vời, nhưng khi trời mưa, con
đường trở nên lầy lội và rất khó di chuyển.

Nước trong đất có thể chảy về một phía hoặc theo chiều thẳng đứng qua các lỗ rỗng
đất là các khoảng trống giữa các hạt hoặc trong các khe nứt được tạo ra như là kết quả
của cấu trúc đất.

Thuật ngữ dòng bão hòa nếu nước lấp đầy tất cả các lỗ rỗng và dòng không bão hòa
khi chỉ một phần lỗ rỗng được nước lấp đầy (thường phổ biến hơn).

Nghiên cứu các mối liên quan độ ẩm đất và sự vận động của nước và các chất lỏng
khác trong đất, cùng với việc quan trắc sự vận động của các chất lỏng là một đề tài
nghiên cứu quan trọng. Nó liên quan với nhiều vấn đề ô nhiễm nước như sự vận động của
dầu hỏa do sự rò rỉ của các bồn chứa ngầm hoặc sự di chuyển của các chất ô nhiễm lỏng
từ các vị trí đổ thải.

V. Hệ thống phân loại đất

- Cả thuật ngữ và hệ thống phân loại đất đều là một vấn đề khó khăn trong việc nghiên
cứu về môi trường vì chúng ta thương quan tâm đến cả các quy trình của đất và cách con
người sử dụng đất. Cách phân loại( hệ thốnh phân loại) bao gồm các kỹ thuật cao như các đặ
tính lý học và hóa học riêng biệt nhưng lại không tồn tại. Vì thế chúng ta cần phải phân chia
thành hai hệ thống phân loại đất riêng biệt: nguyên tắc phân loại đất sử dụng cho các nhà khoa

7
Địa chất môi trường Đất và môi trường

học nghiên cứu về đất và hệ thống phân loại kỹ thuật với những nhóm đất đặc trưng cho các
loại nguyên vật liệu và các đặc tính kỹ thuật.

 Nguyên tắc phân loại đất:

- Các nhà khoa học nghiên cứu về đất đã phát triển cách phân loại đất môt cách bao quát
và có hệ thống, được biết đến như nguyên tắc phân loại đất, nó chú ý đến các đặc tính vật lý và
hóa học của đất. Hệ thống phân loại này là hơn 6 cấp bậc, với các loại đất được chia ra thành
bộ, bô phụ, nhóm lớn, nhóm phụ, họ và biến loại. 10 bộ(bảng 3.1) được dựa trên hình học của
toàn bộ các loại đất, mức độ chất dinh dưỡng, hàm lượng các chất hữu cơ, màu sắc (đỏ, vàng,
nâu, trắng…) và sự suy xét có hương chung chung ( tổng lượng đất, nhiệt độ trung bình…).
Với từng cấp bậc dần, càng có nhiều thông tin về một loại đất riêng biệt được tìm ra.

- Nguyên tắc phân loại đất đặc biệt có ích cho các mục đích sử dụng đất nông nghiệp và
đất có liên quan. Nguyên tắc phân loại đất này bị phê phán bởi quá phức tạp và cách kết cấu
không đầy đủ và thông tin về kỹ thuật được sử dụng một cách dễ dàng nhất trong việc định vị
cho các mục đích kỹ thuật. Tuy nhiên, các nhà khoa học trái đất đích thực phải có kiến thức về
hệ thống phân loại này vì nó được sử dụng phổ biến bởi các nhà khoa học nghiên cứu về đất và
các nhà địa chất thuộc kỷ Đệ tứ ( những người nghiên cứu về thành phần cấu tạo và các quy
trình của lịch sử trái đất gần đây. (1.65 triệu năm trước).

 Hệ thống phân loại đất kỹ thuật:

- Hệ thống phân loại đất thống nhất, được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật thực tế vì tất cả
các loại đất tự nhiên đều bị pha tộn một cách không đều ( sỏi và cát ), những thành phần mịn
( đất sét và phù sa ), và vật chất hữu cơ, sự phân loại chính của hệ thống này là đất bị nhào trộn
hỗn tạp, đất mịn và đất hữu cơ. Mỗi nhóm dựa trên kích cỡ của thành phần chính hay sự dư
thừa của vật chất hữu cơ. Các loại đất hỗn tạp là những loại đất có trên 50% thành phần có
đường kính lớn hơn 0.074 mm. Đất mịn là những loại đất có ít hơn 50% thành phần có đường
kính lớn hơn 0.074 mm. Đất hữu cơ có hàm lượng chất hữu cơ cao và không được nhận dạng
bởi màu đen hay xám của chúng và đôi khi được nhận dạng bởi mùi của H2S _ giống mùi
trứng thối.

VI. Các tính chất kỹ thuật của đất

8
Địa chất môi trường Đất và môi trường

1. Tính dẻo, có quan hệ với hàm lượng nước của đất, được dùng trong việc phân
chia đất mịn cho các mục đích kỹ thuật. Giới hạn chất lỏng trong đất là hàm lượng nước trên
mô đối với đất là 1 chất lỏng; giới hạn tính dẻo là hàm lượng nước ở phía dưới mà đối với đất
là một vật liệu dẽo. Sự khác nhau về mặt lý thuyết số học giữa giới hạn chất lỏng và giới hạn
tính dẻo là chỉ số dẻo (PI), phạm vi của lượng ẩm ở giữa vật liệu dẽo. Đất có chỉ số dẻo thấp
(50%) có lẽ do các vấn đề rắc rối gây ra vì chỉ cần 1 sự thay đổi nhỏ trong hàm lương nước có
thể làm biến đổi đất từ dạng rắn thành dạng lỏng. Về mặt khác chỉ số dẻo (PI) lớn hơn 35% thì
đất sẽ được xếp vào dạng tiềm năng giãn nỡ quá cao gây khó khăn trong việc tưới tiêu thoát
nước.

2. Độ bền là khả năng của đất chống lại sự biến dạng. Không dễ để đánh giá độ
bền của đất. Con số trung bình độ cứng không rõ rang. Bởi vì đất được kết hợp từ các hỗn hợp,
các đới, lớp vật liệu với các tính chất lý hóa khác nhau. Độ cứng của đất là một cức năng của
lực kết dính và lực ma sát. Sự kết dính là 1 phép đo khả năng dính lại với nhau của các thành
phần đất. Sự kết dính của các thành phần trong đất mịn là kết quả tất yếu của lực hút tĩnh điện
giữa các thành phần và là yếu tố quan trọng trong độ cứng của đất. Trong việc làm ẩm các hạt
thô, lớp màng thấm giữa các hạt có thể tạo ra sự kết dính trên bề mặt nén ép. Cách này giải
thích khả năng chịu dính của cát ẩm ướt ( không có sự kết dính khi khô ) trong những bức
tường của lâu đài cát ở bãi biển.

3. Lực ma sát giữa các hạt cũng góp phần vào độ cứng của đất. Tổng lực ma sát là
một hàm của tỷ trọng, kích thước và hình dạng. Lực ma sát ở đất có thành phần hạt thô giàu cát
và sỏi là quan trọng nhất. Lực ma sát giải thích tại sao bạn không bị lún nhiều khi đi trên bãi
cát khô. Bởi lẽ hầu hết các loại đất là hỗn hợp các hạt thô và tinh, độ cứng luôn là kết quả của 2
lực kết dính và ma sát . Mặc dù nó rất khó để tổng quát hóa nhưnh nhìn chung đất sét và đất
giàu hữu cơ có độ cứng thấp hơn đất có cấp hạt thô. Thảm thực vật giữ một vai trò quan trọng
trong độ cứng của đất. Ví dụ rễ cây có thể tăng lực kết dính của đất qua các nhân tố kết dính
của mạng lưới rễ

4. Độ nhạy đánh giá những thay đổi trong độ cứng đất từ những nhiễu lọan trên
các sườn dốc như những chấn động hay hoạt động khai quật. Đất cát sỏi không chứa sét thì có
độ nhạy thấp nhất. Một số loại đất sét có thể mất hơn 75% độ cứng khi có nhiễu loạn. Cát chứa
nhiều nước có thể hóa lỏng khi được lắc và rung mạnh. Quá trình này gọi là sự hóa lỏng. Để

9
Địa chất môi trường Đất và môi trường

quan sát được hiện tượng này hãy đứng trên bãi cát ướt ở bãi biển và lúc lắc chân. Cát sẽ hóa
lỏng và bạn sẽ bị lún xuống 1 ít. Sự hóa lỏng sẽ được thảo luận chi tiết ở chương 7.

5. Độ nén là đại lượng đăc trưng cho xu hướng kết chặt của đất, nói cách khác là
sự giảm thể tích. Độ nén là 1 hàm thuộc tính co giãn của đất và lien quan trực tiếp tới sự cố
định về cấu trúc. Vật liệu thô như cát sỏi có độ nén chặt thấp và sự cố định do đó sẽ kém hơn
so với đất có vật liệu tinh hay chứa nhiều chất hữu cơ.

6. Hệ số xói mòn liên quan tới khái niệm các vật liệu của đất có thể bị mất đi bởi
gió và nước. Những vật liệu dễ bị xói mòn bao gồm những lớp bùn, cát không được che phủ và
những vật liệu kết dính lỏng với nhau. Đất dính chặt ( chứa >20% sét) và đất ciment hóa tự
nhiên không dễ bị di chuyển hóa bởi gió và nước, do đó có hệ số xói mòn thấp.

7. Độ thấm là đại lượng đặc trưng cho sự di chuyển dễ dàng của nước trong các
lớp vật liệu. Cát, sỏi sạch có độ thấm cao. Khi vật liệu tinh trong hỗn hợp cát sỏi sạch tăng lên
độ thấm sẽ giảm xuống. Đất sét nói chung có độ thấm thấp.

8. Hệ số bào mòn là sự phong hóa chậm hay sự phân ly hóa học diễn ra từ bề mặt
đến phía dưới. Tất cả những vật thể chôn ở dưới đất: ống, đường dây cáp, mỏ neo, chân hàng
rào là những vật thể dễ bào mòn. Sự bao mòn thuộc tính chất hóa học của đất và cả những vật
liệu chôn dưới đất và lượng nước có trong đất. Có thể quan sát được là nếu đất càng dễ mang
dòng điện tích ( điện trở suất thấp do có nhiều nước trong đất ) thì khả năng bào mòn càng cao
hơn. Do đó, sự đo lường điện trở suất của đất cũng là một cách đánh giá hiểm họa gây ra do
bào mòn

9. Khả năng giãn nở của đất liên quan tới xu hướng tăng hay giảm lượng nước
của đất. Sự giãn nở gây ra bởi sức hút hóa học của các phân tử nước đối với các thành phần
siêu hiển vi hay các bản dẹp của các khóang sét. Các bản dẹp được tạo bởi các khoáng Silic
nguyên sinh, aluminium và nguyên tử oxi. Những lớp nước được thêm vào giữa các bản này
khi sét giản nở. Đất giản nở thường có chỉ số dẻo cao. Phản ánh xu hướng thu hút nhiều nước.
Khoáng Montmorillorite là loại khoáng sét thường gặp trong hầu hết các loại đất có khả năng
giản nở. khi có đủ nước khoáng Montmorillorite tinh khiết có thể giản nở hơn 15 lần so với thể
tích ban đầu. Nhưng rất may là hầu hết đất chứa 1 lượng giới hạn loại khoáng này. Do đó, đất

10
Địa chất môi trường Đất và môi trường

có thể giản nở từ 25-50% là đã khá cao. Tuy nhiên sự tăng thể của hơn 3% được xem là có thể
gây nguy hiểm.

Đất giản nở ở Hoa Kỳ gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng và một trong những
hiểm họa thiên nhiên làm tốn kém nhất là những thiệt hại hàng năm trong nhà cửa, đường xá
và công trình hơn 2tỉ USD/năm. Mỗi năm hơn 250000căn nhà mới được xây dựng trên đất giản
nở. Trong đó khoảng 60% sẽ chịu những thiệt hại nhỏnhư vết nứt trên tường..Nhưng 10% sẽ
thiệt hại nặng,nghiêm trọng, một số không thể sữa chữa.

Các nhân tố tác động đến lượng ẩm của đất trương nở bao gồm khí hậu, thực vật, địa
hình, mạng thoát nước, kiểm soát vị trí, và chất lượng công trình.
Các vùng như tây nam nước Mỹ có một mùa ẩm ướt rõ rệt tiếp sau là một mùa khô, như
thế cho phép xuất hiện sự co ngót-trương nở đều đặn, có khả năng trải qua vấn đề đất trương
nở nhiều hơn những vùng nơi mà lương mưa được phân bố nhiều hơn trong cả năm.
Thực vật có thể gây ra những biến đổi lượng ẩm của đất. Nhất là trong suốt mùa khô, các
cây lớn hút và dùng rất nhiều độ ẩm đất cục bộ tạo điều kiện cho đất co lại. Bởi vậy, trong các
vùng đất trương nở, không nên trồng cây gần sát móng các công trình nhẹ (như nhà).
Địa hình và mạng thoát nước cũng ảnh hưởng đáng kể vì địa hình bất lợi và những điều
kiện thoát nước tạo ra ao nước xung quanh hoặc gần công trình, làm tăng lên độ phồng của các
sét trương nở.
Tuy nhiên, các nhà thầu có thể làm rất nhiều để tránh vấn đề này. Mẫu thử trong phòng
thí nghiệm trước khi xây dựng có thể nhận dạng đất với tiềm năng giãn nở. Thiết kế thích hợp
các dòng gần mặt, các rãnh nước mưa và móng có thể giảm thiểu sự phá hủy liên quan với các
đất trương nở bằng việc cải thiện rãnh thoát và cho móng điều chỉnh chút ít sự giãn nở.
Rõ ràng rằng một số đất được mong muốn sử dụng đặc biệt hơn các đất khác. Các nhà
qui hoạch quan tâm tới việc sử dụng đất sẽ không làm các thí nghiệm đất để đánh giá các tính
chất công trình của đất, nhưng họ sẽ được chuẩn bị tốt hơn để thiết kế với bản chất và lợi
dụng các điều kiện địa chất nếu họ hiểu thuật ngữ cơ bản và các nguyên lý về các vật liệu trái
đất.

VII. Sự xói mòn đất

1. Khái niệm:

11
Địa chất môi trường Đất và môi trường

Xói mòn đất là quá trình các tác nhân tự nhiên hoặc con người tác động lên mặt đất
làm cho lớp mặt của đất, keo mùn, những tầng đá tơi xốp, các vụn đất và đá sét bị mất đi
hoặc trôi theo hướng sườn dốc. Xói mòn đất quá lớn không chỉ ảnh hưởng đến sự làm
giảm độ phì nhiêu của đất mà còn ảnh hưởng đến sự tưới tiêu, sự lưu thông đường thủy,
các hồ chứa nước để làm thủy điện, nguồn cung cấp nước uống cho vùng đô thị…
2. Tốc độ xói mòn :

Tốc độ xói mòn đất là thể tích, khối lượng, hoặc trọng lượng của đất bị xói mòn từ một vị
trí trong một thời gian và khu vực cụ thể (ví dụ, kg/năm/ha) thay đổi với các tính chất công
trình của đất, sử dụng đất, địa hình và khí hậu.

Một số phương pháp để đo đạc tốc độ xói mòn đất.

a. Phương pháp trực tiếp nhất là thực hiện các số đo trên sườn dốc qua thời kỳ các năm (ít
nhất vài năm). Tuy nhiên, phương pháp này thường không thực hiện được vì rất khó để đo
được các dữ liệu từ các sườn riêng lẻ, các lưu vực khác nhau và cần nhiều thời gian để đo
được.

b. Phương pháp sử dụng các dữ liệu đạt được từ việc khảo sát các hồ chứa để tính toán
những thay đổi sức chứa nước của hồ. Sự suy yếu sức chứa cho chúng ta biết về khối lượng
trầm tích được giữ lại trong hồ. Nếu chúng ta sử dụng dữ liệu này từ nhiều hồ chứa, chúng ta
có thể thu được đường cong tốc độ sản lượng trầm tích cho toàn bộ vùng.

c. Sử dụng phương trình để tính toán tốc độ trầm tích bị xâm thực từ một vị trí nhất định.
Phổ biến nhất là Phương trình mất đất phổ quát (Universal Soil Loss Equation). Phương trình
này sử dụng các dữ liệu về dòng tràn mưa, kích thước và hình dạng của sườn dốc, lớp phủ đất
và các biện pháp kiểm soát xâm thực để dự báo lượng đất di chuyển từ vị trí gốc của nó.

12
Địa chất môi trường Đất và môi trường

A = (R, K, L, S, C, P)

Trong đó:

A: lượng đất mất đi

L: chiều dài sườn dốc

P: hệ số biện pháp chống xói mòn

R: động năng gây xói mòn

S: độ dốc của đất

K: hệ số xói mòn

C: hệ số che phủ
3. Các tác nhân gây xói mòn

a. Các yếu tố tự nhiên:

Hai yếu tố khí hậu quan trọng nhất tác động trực tiếp đến xói mòn là lượng giáng
thủy (precipitation) và tốc độ gió (wind velocity). Ngoài ra còn có các yế u tố như áp suất
khí quyển, nhiệt độ và độ ẩm tương đối.

 Lượng mưa

Lượng giáng thủy bao gồm các dạng nước trong khí quyển rơi xuống mặt đất như
sương, tuyết, mưa và mưa đá. Trong đó, mưa và tuyết đóng vai trò quan trọng nhất đối
với xói mòn đất. Năng lượng rơi tự do của giọt mưa đã công phá trực tiếp làm vỡ hạt đất,
số lượng hạt mưa càng nhiều, càng lớn thì sức công phá càng mạnh. Phần nước mưa
không thấm vào lòng đất và không bốc hơi tạo thành dòng chảy cuốn các hạt đất trôi đi.

13
Địa chất môi trường Đất và môi trường

Bảng 11. Ảnh hưởng của lượng mưa đến xói mòn đất

Địa điểm Lượng mưa Lượng đất xói


mòn
(mm)
(tấn/ha/năm)

Phú Thọ 1.769 58

Di Linh 2.041 150

Pleiku 2.447 189

Yếu tố gió
Động lực gió diễn ra mạnh mẽ ở vùng ven biển, các đảo và vùng khí hậu khô nóng. Họat
động chính là thổi mòn, vận chuyển và tích tụ trầm tích gió.

Khi tốc độ gió vượt qua một mức độ nhất định sẽ gây xói mòn. Động lực gió tác
động lên các hạt, gây ra sự kích thích lẫn nhau giữa các hạt, dẫn đến sự va chạm cơ học
làm cho hạt đất bị dịch chuyển với lượng lớn, bào mòn lớp đất mặt. Tùy vào tốc độ gió
mà có thể có xói mòn cục bộ hoặc xói mòn thường xuyên. Xói mòn cục bộ xuất hiện khi
tốc độ gió lớn hơn 12m/s.

14
Địa chất môi trường Đất và môi trường

• Yếu tố độ dốc:

Độ dốc có tác động tới mọi kiểu xói mòn. Sự phân chia và cường độ dòng nước chảy đều
bị chi phối bởi độ dốc. Những đặc trưng dốc có liên quan đến xói mòn là độ sâu của dốc, chiều
dài dốc và dạng dốc.Xói mòn có thể xảy ra ở độ dốc 3o và nếu độ dốc tăng lên 2 thì cường độ
xói mòn sẽ tăng lên 4 hoặc nhiều lần. Còn chiều dài sườn dốc tăng lên 2o thì lượng đất bị mất
đi sẽ tăng lên 7 - 8 lần.

Độ dốc Mức độ xói


mòn

< 3o Yếu

3 - 5o Trung bình

5 - 7o Mạnh

> 7o Rất mạnh

Bảng 12. Mức độ xói mòn do độ dốc

Chiều dài Tổn thất đất


sườn dốc (m) (tấn/ha)

3 6

20 27

40 204

Bảng 13. Ảnh hưởng của chiều dài sườn đến xói mòn đất ở độ dốc 8o

15
Địa chất môi trường Đất và môi trường

Các tính chất đất:

Xói mòn đất là biểu hiện của 2 lực đối lập:

_ Lực di chuyển của tác nhân xói mòn

_ Lực chống đỡ của đất

_ Tính chống chịu của đất phụ thuộc nhiều vào tính chất của chính nó, đặc biệt là
tính chất vật lý. Nếu đất tơi, xốp, có kết cấu thì nước mưa sẽ thấm vào đất nhiều, lượng
dòng chảy bề mặt ít, đất bị xói mòn ít.

_ Hạt đất càng nhỏ càng xói mòn mạnh.

b. Nhân tố con người:

Con người tác động đến quá trình xói mòn đất thông qua các hoạt động như:

_ Phá rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ở nơi đất dốc. đất bị mất lớp phủ thực vật

_ Hoạt động xây dựng công trình (chiếm khoảng 40% đất bị xói mòn)

_ Du canh, du cư, sự tăng dân số

Hình ảnh về sự xói mòn đất nghiêm trọng

16
Địa chất môi trường Đất và môi trường

VIII. Hoang mạc hóa

Khái niệm:

Sa mạc hóa là sự suy thoái đất ở các vùng khô cằn, bán khô cằn và khô cằn cận ẩm
ướt, chủ yếu do các hoạt động của con người và sự biến đổi của khí hậu gây nên. Những
hệ sinh thái trên vùng đất khô cằn chiếm hơn 1/3 diện tích đất trên thế giới bị tổn thương
nghiêm trọng do việc khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý. Đói nghèo, sự bất
ổn về chính trị, nạn phá rừng, sự chăn thả quá mức động vật và cả những phương pháp
tưới tiêu lạc hậu đều có thể làm giảm năng suất của đất.
Hoang mạc hóa diễn ra không chỉ do thiếu kiến thức và thiếu sự hiểu biết về khoa học,
mà còn do không có sự quản lý phù hợp. Những kiến thức này thực sự cần thiết để tạo ra thu
nhập từ các vùng đất khô hạn này luôn có trong giới khoa học, nhưng nó lại không đến được
với những người bị ảnh hưởng. Nguyên nhân chính là chính phủ các nước cũng như các nước
tài trợ đã không đầu tư đầy đủ vào hệ thống này.
Hoang mạc hóa là một vấn đề toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến các vùng đất khô hạn mà còn
ảnh hưởng tới những vùng đất ở xa đó. Ví dụ, bụi từ hoang mạc Gobi và Sahara liên quan đến
các vấn đề hô hấp ở Bắc Mỹ và ảnh hưởng đến các rạn san hô ở biển Caribê.

17
Địa chất môi trường Đất và môi trường

Bản đồ hoang mạc hóa trên thế giới

1. Tình hình sa mạc hóa ở nước ta

Theo Cục Lâm nghiệp, hiện Việt Nam có khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hoá, chiếm 28%
tổng diện tích đất đai trên toàn quốc, trong đó có 2 triệu ha đất đang sử dụng bị thoái hóa nặng.

Ngoài những vùng đất bị hoang mạc hóa, nhiều dải cát ven biển Việt Nam còn bị hiện
tượng sa mạc hóa cục bộ, tập trung từ tỉnh Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng
419.000ha và ở Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 43.000 ha.

Theo thống kê của FAO và UNESCO, Việt Nam có khoảng 462.000ha cát ven biển,
chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó có 87.800ha là các đụn cát, đồi
cát lớn di động. Trong gần 40 năm qua, sự di chuyển của các đụn cát đã làm cho quá trình
hoang mạc hoá càng diễn ra nghiêm trọng hơn. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị
cát lấn, dẫn đến độ phì nhiêu của đất bị suy giảm mạnh.

Bên cạnh đó, việc nhiều diện tích rừng đầu nguồn bị xâm hại, tình trạng khô hạn hoành
hành ở một số nơi, nhất là ở miền Trung, Tây Bắc và Tây Nguyên, cũng là một trong những
nhân tố chính làm tăng diện tích đất hoang hoá, sụt giảm hệ sinh thái vùng đầu nguồn và gia
tăng tình trạng ô nhiễm nước.

18
Địa chất môi trường Đất và môi trường

Việt Nam đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng nhiều vùng đất bị hoang mạc hoá với việc
triển khai cùng lúc Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và Chương trình quốc gia về tăng
trưởng toàn diện và giảm nghèo.

Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ tích cực của nhiều tổ chức quốc tế trong việc
ngăn chặn tình trạng hoang mạc hóa. Hiện Việt Nam đang xây dựng Chương trình đối tác quản
lý đất lâm nghiệp bền vững, với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Môi trường Toàn cầu
và Quỹ ủy thác ngành lâm nghiệp, nhằm bảo vệ và duy trì độ màu của đất lâm nghiệp.

3. Một số giải pháp ngăn chặn hiện tượng hoang mạc hóa

Dân số toàn cầu nên sử dụng hiệu quả hơn nữa các vùng đất thích hợp cho sản xuẩt nông
nghiệp, còn các vùng đất ít phù hợp chuyển sang dạng sinh kế khác. Giao thông thuận lợi giữa
các vùng đất khô hạn và không khô hạn cần được cải thiện để người dân có thể bán các sản
phẩm nông nghiệp cho các vùng khác. Đất nông nghiệp cần nhiều nước hơn so với môi trường
đô thị, do vậy nước sử dụng ở các thành phố cần được tái sử dụng cho cây trồng. Mặc dù các
vùng đất khô hạn không có nhiều nước, song lại có nhiều tài nguyên thiên nhiên khác có thể
được khai thác như năng lượng mặt trờ

Ðể ngăn chặn nạn hoang mạc hoá, việc sử dụng đất, bao gồm cả vấn đề trồng trọt và chăn
thả, phải được tiến hành một cách đúng đắn về mặt môi trường, có thể chấp nhận được về mặt
xã hội và có tính khả thi. Một trong những công cụ chống hoang mạc hoá là việc trồng cây cối
và các loài thực vật khác để có thể giữ nước và duy trì được chất lượng đất. Ðấu tranh với
hoang mạc hoá, các Chính phủ phải:

• Thực hiện các kế hoạch quốc gia sử dụng đất bền vững và quản lý lâu bền tài nguyên
nước.
• Ðẩy nhanh các chương trình trồng cây theo hướng trồng những loài cây phát triển
nhanh, các cây địa phương có sức chịu hạn tốt và các loài thực vật khác.
• Tạo điều kiện để giúp làm giảm nhu cầu củi đốt thông qua các chương trình sử dụng
các loại năng lượng có hiệu quả và năng lượng thay thế.
• Những người sống ở nông thôn cần được huấn luyện về việc bảo vệ đất và nước, khai
thác nước, nông lâm kết hợp và tưới tiêu thuỷ lợi quy mô nhỏ. Cần phải có chương trình quốc

19
Địa chất môi trường Đất và môi trường

gia chống hoang mạc hoá nhằm nâng cao nhận thức cho công chúng về các biện pháp giải
quyết vấn đề này.
• Nghèo đói là một nhân tố chính đẩy mạnh tốc độ của sự suy thoái và hoang mạc hoá.
Cần phải cải tạo lại các vùng đất đã bị suy thoái và hướng dẫn cho dân về các lối sinh sống
thay thế, hỗ trợ cho nhân dân xây dựng các doanh nghiệp nhỏ sử dụng các nguồn lực địa
phương.

Ngoài ra, cần thiết lập một hệ thống quốc tế ứng phó khẩn cấp các hạn hán với trang bị
đầy đủ về lương thực thực phẩm, y tế, giao thông vận tải, tài chính...

IX. Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất

Đất ở Việt Nam rất đa dạng về loại và cả về khả năng sử dụng.


Từ các dãy núi ở độ cao trên 2.000 m, có nhóm đất mùn, màu đen xám, có tầng đất mỏng
từ 7 đến 10 cm lẫn với nhiều đá vụn. Nhóm đất này thường là môi trường phát triển rừng, tạo
nguồn sinh thủy cho những vùng thấp.
Từ độ cao 2.000 m trở xuống đến 900 m, có nhóm đất mùn, màu vàng đỏ, vẫn thuộc vùng
đồi núi, khí hậu lạnh giá. Địa hình cao, dốc nên nơi nào không có rừng, đất thường bị xói mòn
mạnh. Loại đất này có độ chua vừa phải, có lượng mùn khá, nhưng nghèo lân.
Từ độ cao 900 m đến vùng thấp 25 m là nhóm đất đỏ vàng feralit. Đây là nhóm đất có
diện tích lớn nhất, khoảng gần 20 triệu ha, bao gồm tất cả các tỉnh trung du và miền núi cả
nước. Trong nhóm này, có đất đỏ badan là loại đất tốt nhất ở nước ta, phân bố chủ yếu ở các
tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai và rải rác ở một số tỉnh miền Trung. Đất này thích hợp với nhiều
loại cây trồng, đặc biệt là cà phê, cao su và chè

Ở vùng đồng bằng châu thổ, có nhóm đất phù sa do các con sông bồi đắp. Nước ta có hai
vùng đồng bằng lớn là Đồng bằng sông Hồng, có diện tích khoảng 1,4 triệu ha và Đồng bằng
sông Cửu Long, diện tích khoảng 4 triệu ha. Về bản chất thổ nhưỡng, đất phù sa mang đặc tính
xếp lớp, hàm lượng mùn và N, P, K thuộc loại khá. Đất phù sa thuộc loại đất có độ phì nhiêu tự
nhiên cao, thích hợp với lúa, rau màu và nhiều loại cây trồng khác.

Dọc theo bờ biển, có các nhóm đất mặn diện tích khoảng 1 triệu ha. Nhóm đất cát biển có
khoảng 500.000 ha và nhóm đất phèn có khoảng 2 triệu ha. Các nhóm đất này thường chứa

20
Địa chất môi trường Đất và môi trường

một số yếu tố hạn chế đối với việc trồng cây, như hàm lượng muối cao, chua và nghèo chất
dinh dưỡng, do vậy đòi hỏi người sử dụng phải có biện pháp cải tạo thích hợp thì mới sử dụng
có hiệu quả.
Nhìn chung, diện tích đất canh tác tính theo đầu người ở Việt Nam là thấp; so với thế giới
thì nước ta thuộc loại quốc gia nghèo về tài nguyên đất, bình quân đầu người chỉ có khoảng 0,1
ha. Thế nhưng ta lại chưa tận dụng hết khả năng tài nguyên đất đã có. Số đất còn để hoang hoá
chưa khai thác chiếm đến gần 30% diện tích đất.
Trong quá trình trồng trọt, nhất là ở những vùng trung du, đất dốc, do cách khai thác chưa
hợp lý, việc chăm bón không đúng kỹ thuật nên nhiều diện tích đất bị chua hoá, mặn hoá, trở
thành loại “đất có vấn đề”. Ngay cả ở vùng đồng bằng, trên những diện tích đất màu mỡ cũng
có hiện tượng bị suy thoái do việc quản lý đất không chặt chẽ, cộng với việc tưới tiêu tuỳ tiện,
không ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, ưa dùng nhiều phân hoá học... Tất cả những diện tích
“đất có vấn đề” này đòi hỏi phải đầu tư cải tạo mới mong phục hồi lại độ phì nhiêu như cũ.

21

You might also like