You are on page 1of 4

Thực Trạng Suy thoái Đất ở nước ta

Hai triệu ha đất đang sử dụng ở Việt Nam bị thoái hoá nặng
17-06-2007
(Nguồn ảnh: Cục bảo vệ Môi trường)
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hóa, trong đó có
5,06 triệu ha đất chưa sử dụng và 2 triệu ha đất đang được sử dụng bị
thoái hóa nặng.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn cho thấy, nước ta còn
khoảng chín triệu ha đất bị hoang hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện tích
đất đai trên toàn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụng và hai
triệu ha đất đang được sử dụng bị thoái hóa nặng.

Vẫn theo Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn, độ phì nhiêu của đất
đang có nguy cơ bị giảm xuống hoặc bị thoái hoá nghiêm trọng do xói
mòn, rửa trôi, đá ong hoá, chua mặn hoá.

Tài nguyên rừng cũng bị suy giảm đáng kể. Nếu như năm 1943 Việt Nam
có tỷ lệ che phủ của rừng là 43%, sau nhiều nỗ lực khắc phục các nguyên
nhân mất rừng suốt 60 năm qua, tỷ lệ che phủ hiện nay mới chỉ là 37,6%.

Rừng bị mất làm tăng diện tích đất hoang hoá, kéo theo sự giảm sút
đáng kể các hệ sinh thái, làm suy thoái vùng đầu nguồn.
Cùng với sự suy giảm của rừng, ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng do tình
trạng lạm dụng hoá chất trong nông nghiệp, do quản lý chất thải công nghiệp và
sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tài nguyên nước ngầm đang bị cạn kiệt dần về số lượng, suy giảm về chất
lượng. Nguy cơ thiếu nước trong những thập kỷ tới rất cao.
Ngoài ra sự cố nứt đất và trượt lở đất cũng xảy ra ngày một nghiêm trọng hơn,
nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc và miền Trung. Các kết quả khảo
sát ghi lại 51 điểm sụt lở làm mất hàng năm 350 ha đất với thiệt hại ước tính
hàng ngàn tỷ đồng. Theo dự báo, số lượng sụt lở còn tiếp tục gia tăng và tổng
diện tích đất bị mất có thể lên tới 10.000 ha.
Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên biển, phát triển nuôi trồng thuỷ sản
không có sự kiểm soát chặt chẽ ở một số địa phương cũng là yếu tố gây mất
rừng phòng hộ ven biển, làm suy thoái đất đai và nguồn nước. Nước và đất
ven biển đã bắt đầu bị ô nhiễm với mức độ ngày càng tăng.
Được biết, sa mạc hóa ở Việt Nam khá cục bộ gồm các dải cát hẹp trải
dọc theo bờ biển miền Trung, tập trung ở 10 tỉnh từ Quảng Bình đến
Bình Thuận với diện tích khoảng 419.000 ha và ở đồng bằng sông Cửu Long
với diện tích 43.000 ha.
Trong gần 40 năm qua, quá trình hoang mạc hoá do cát di động rất
nghiêm trọng. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị lấn bởi cát di
động. Ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, thời tiết đặc biệt khô nóng vào
mùa khô, lượng mưa trung bình hàng năm ở một số nơi chỉ đạt khoảng 700
mm (vùng nóng hạn nhất là Ninh Thuận và Bình Thuận).
Ngày thế giới chống sa mạc hoá và hạn hán (17/6) năm nay có chủ đề “Sa
mạc hoá và biến đổi khí hậu - Một thách thức toàn cầu” . Chủ đề năm nay
nhắc nhở nhân loại rằng biến đổi khí hậu và sa mạc hoá có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau ở rất nhiều cấp độ.
Sa mạc hoá cùng với biến đổi khí hậu đe doạ nghiêm trọng đến khả năng
đạt các mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) vào năm 2015.
Được biết, Việt Nam tham gia công ước chống sa mạc hoá của Liên Hợp
Quốc (UNCCD) ngày 25/8/1998 và chính thức trở thành thành viên thứ 134 của
UNCCD vào ngày 23/11/1998.
----------------------------------------------------------------
Ô NHIỄM VÀ SUY THOÁI ĐẤT HOANG HÓA VÀ NHỮNG HỆ QUẢ MÔI
TRƯỜNG

Tài nguyên đất ở nước ta đa dạng và phong phú với nhiều nhóm đất chủ
yếuViệc quản lý và sử dụng hợp lý đất đóng góp đáng kể cho công cuộc
xây dựng và phát triển bền vững

Nói đến tài nguyên đất, sử dụng đất người ta thường quan tâm nhiều đến
khía cạnh kinh tế-xã hội trong quá trình phát triển, nhưng lại đề cập ít hơn đến
khía cạnh ô nhiễm và suy thoái đất cũng như một số ảnh hưởng có thể của đất
hoang hóa.

Ô nhiễm đất chính là việc đưa vào môi trường đất các thành phần có hại đối với
sự sống của cộng đồng và hệ sinh vật. Trong đó, có hai nguồn gây ô nhiễm chủ
yếu là: tự nhiên và nhân tạo. Đối với nguồn ô nhiễm tự nhiên đa số là do xâm
nhập mặn chủ yếu từ nước biển; do nhiễm phèn từ nước phèn ở nơi khác và do
ô nhiễm phèn tiềm tàng trong đất; hoặc là do nước mưa lôi kéo các chất bẩn bề
mặt thấm qua lớp đất… Còn về nguồn ô nhiễm nhân tạo (do các hoạt động của
con người) là vấn đề đáng được quan tâm nhất. VN hầu như chưa có hệ
thống xử lý nước thải tập trung, nên được thải trực tiếp ra nguồn tiếp
nhận, kênh rạch và sông ngòi, từ đó gây ô nhiễm nước, đồng thời cùng tác
động đến ô nhiễm đất. Trong thời gian qua, VN cũng quan tâm rất
nhiều đến vấn đề ô nhiễm công nghiệp, đã có những chỉ đạo cụ thể triển
khai công trình sản xuất sạch hơn, xử lý các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm
trầm trọng, xử lý cuối đường ống kèm theo đó là đưa ra chính sách khuyến
khích và ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn để triển khai, tuy nhiên vấn đề
cải thiện môi trường do hoạt động công nghiệp còn hạn chế nên vẫn có
tác động lớn đến ô nhiễm môi trường nước và đất. Ngoài ra, ô nhiễm đất
còn do các chất thải nông nghiệp, nhất là viêc sử dụng phân bón hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật; do khai thác nước ngầm thiếu quy hoạch, không kiểm soát nổi,
gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, xâm nhập mặn, lún sụt đất; do khai thác đất, cát
trái phép và không kiểm soát nổi, gây sạt lở đất và ảnh hưởng lớn đến dòng
chảy; do sự cố tràn dầu có khả năng gây ô nhiễm nước, đất trầm trọng,
đáng lưu ý vụ chìm tàu Gemini (1996) 72 tấn dầu thô…

Một số nguyên nhân cụ thể về ô nhiễm đất còn do: Ô nhiễm đất do bụi và khí
thải (bụi, CO, CO2, SO2, NO2… được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu
trong công nghiệp, chúng bay trong không khí sau đó ngưng tụ và quay trở lại
mặt đất gây ô nhiễm đất); Ô nhiễm đất do nước thải các chất hữu cơ,
các chất tẩy rửa, nước thải bệnh viện,… các kim loại nặng, các hóa
chất nguy hại, dầu mỡ…; Ô nhiễm đất còn do chất thải rắn nhất là tại các
bãi chôn lấp ngoại thành, đáng lưu ý là nước rỉ của các bãi rác.

Những nguyên nhân gây ô nhiễm đất được đưa racho thấy việc khai thác
và sử dụng đất luôn cần quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, bảo
vệ nguồn nước, thảm xanh thực vật, rừng và cảnh quan đô thị.

Theo định nghĩa của FAO: suy thoái đất là quá trình làm suy giảm khả
năng sản xuất ra hàng hóa và các nhu cầu sử dụng đất của con người.

Suy thoái đất thường liên quan đến: Quá trình sói mòn, rửa trôi đất và hệ
quả làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có của đất hoặc làm gia tăng các
chất bất lợi: keo nhôm, keo sắt, quá trình laterit hóa; Sự xáo trộn cấu trúc
đất làm tăng quá trình phèn hóa, axit hóa, giảm pH của đất, không thuận lợi
cho sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp; Quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa thành phố gây ảnh hưởng đến tính chất lý học, hóa học của đất:
xói mòn, nén chặt, phá hủy cấu trúc đất do hoạt động xây dựng. Về mặt
hóa học: các chất thải khí, nước, chất thải rắn đều có tác động đến đất.
Bên cạnh đó, trong các hoạt động công nghiệp hiện nay có chứa nhiều
các chất nguy hại, độc tính cao, khó phân hủy sinh học có thể tích lũy
trong đất trong thời gian dài gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Phấn đấu của VN là rất lớn nhằm không để đất chưa sử dụng trở thành
hoang hóa, bởi đất hoang hóa đưa đến các hậu quả môi trường đáng
quan tâm: Khả năng tác hại lớn đến môi trường sinh thái; Khả năng suy
thoái về chất lượng đất, sự mất mát các dinh dưỡng trong đất; Khả
năng làm tăng ô nhiễm do người dân không có ý thức coi đó là bãi đổ
chất thải tự nhiên, phát sinh nhiều sinh vật có hại: chuột, ruồi…; Khả năng
làm phức tạp về mặt xã hội.

Từ những thực trạng nêu trên bản tham luận đã đưa ra những kết luận và
kiến nghị Việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất hợp lý trong khu
vực đô thị hóa của VN có ý nghĩa quan trọng, nhằm góp phần đảm bảo
mục tiêu xây dựng VN trở thành trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học,
công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, môi trường đầu tư hấp dẫn có vị
trí chính trị quan trọng và là đô thị mà vấn đề vệ sinh môi trường luôn
không ngừng cải thiện, xứng đáng tầm cỡ của đô thị văn minh, hiện đại
trong khu vực và thế giới; Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với VN,
trong khi dân số có xu hướng tăng vào những năm tới mà quỹ đất có
hạn. Bài toán đặt ra là quản lý và sử dụng đất có hiệu quả thiết thực,
không để đất bị ô nhiễm, suy thoái vá tác động xấu đến môi trường cần
được đặc biệt quan tâm.

Trong những năm qua, lãnh đạo VN luôn quan tâm, chỉ đạo sâu sắc về
bảo vệ môi trường và phát triển VNbền vững. Nhiều dự án đã và đang thực
hiện liên quan đến xử lý ô nhiễm do nước thải đô thị, công nghiệp, nước
rỉ rác, khí thải giao thông, chất thải rắn… Bên cạnh các dự án như thế, vấn
đề nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn
nước… cũng đã góp phần đáng kể về chống ô nhiễm và suy thoái đất VN.
Tuy nhiên, ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường luôn cần được tiếp tục
thực hiện ngày một quyết liệt hơn, nhất là trongq úa trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa VN.

(Trích tham luận của GS.TS Lâm Minh Triết-Văn phòng Điều phối chiến
lược MT TP-Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM)

Cập nhật ngày 07/09/2006

You might also like