You are on page 1of 2

Chương 3: Không gian vectơ (tiếp theo)

Ngày 7 tháng 4 năm 2010

§: KHÔNG GIAN VECTƠ CON

1 Định nghĩa và ví dụ
1.1 Định nghĩa
Giả sử E là một K-không gian vectơ , F ⊂ E. Ta nói F là một không gian vectơ con của E
khi nó thỏa các điều kiện sau:

1. F 6= ∅

2. ∀x, y ∈ F : x + y ∈ F

3. ∀x ∈ F, ∀k ∈ K : k.x ∈ F

Hay ta có một điều kiện tương đương như sau:


F là không gian vectơ con của E ⇐⇒ ∀x, y ∈ F, ∀a, b ∈ K : a.x + b.y ∈ F (∗)

1.2 Ví dụ
1. Tập F = {0} và E là hai không gian vectơ con của E

2. Trong R-không gian vectơ R3 , cho tập

A = {(x1 , x2 , x3 ) ∈ R3 |x1 + x2 + x3 = 0}

là không gian vectơ con của R3


(Dùng tiêu chuẩn (*) để chứng minh.)

2 Không gian vectơ sinh bởi một tập


Cho E là một không gian vectơ , a1 , a2 , . . . , an là hệ các vectơ của E. Ta định nghĩa

ha1 , a2 , . . . , an i := {x = k1 a1 + k2 a2 + · · · + kn an |ki ∈ K} ⊂ E

Dùng tiêu chuẩn không gian vectơ con ta chứng minh được ha1 , a2 , . . . , an i là không gian
vectơ con của E.
ha1 , a2 , . . . , an i được gọi là không gian vectơ sinh bởi hệ các vectơ a1 , a2 , . . . , an
Khi đó ta nói a1 , a2 , . . . , an là hệ sinh của ha1 , a2 , . . . , an i
Mọi hệ con độc lập tuyến tính tối đại của các vectơ a1 , a2 , . . . , an là một cơ sở của ha1 , a2 , . . . , an i

1
2

3 Không gian con các nghiệm của hệ phương trình tuyến


tính thuần nhất
Cho hệ phương trình tuyến tính thuần nhất gồm m phương trình và n ẩn số


 a11 x1 + a12 x2 + · · · + a1n xn = 0

a x + a x + · · · + a x = 0
21 1 22 2 2n n
(∗∗)


 . . .
am1 x1 + am2 x2 + · · · + amn xn = 0

hay A.X = 0
Đặt N là tập tất cả các nghiệm của hệ phương trình tuyến tính thuần nhất (**), khi đó N
là một không gian vectơ con của Rn
Nếu rankA = r < n thì số chiều của không gian nghiệm N chính là n − r. Cơ sở của N
chính là hệ nghiệm cơ bản của (**)
Ví dụ: Tìm cơ sở và số chiều của không gian nghiệm

x1 + 2x2 + 4x3 − 3x4 = 0

x1 + 3x2 − x3 + x4 = 0

2x1 + 5x2 + 3x3 − 2x4 = 0

Giải: Ta giải hệ phương trình đã cho


Biến đổi ma trận các hệ số bổ sung:
     
1 2 4 −3 0 1 2 4 −3 0 1 2 4 −3 0
h →−h1 +h2 h3 →−h2 +h3
A =  1 3 −1 1 0  −−2−−−− −−→  0 1 −5 4 0  −− −−−−−→  0 1 −5 4 0 
h3 →−2h1 +h3
2 5 3 −2 0 0 1 −5 4 0 0 0 0 0 0
rankA = 2 < 4 hệ phương trình có vô số nghiệm phụ thuộc 2 tham số là x3 , x4 . Ta có
x2 = 5x3 − 4x4
x1 = −2x2 − 4x3 + 3x4 = −14x3 + 11x4
Vậy nghiệm tổng quát của hệ là


 x1 = −14t1 + 11t2

x = 5t − 4t
2 1 2
, t1 , t2 ∈ R


 x 3 = t1

x4 = t2
Cho t1 = 1, t2 = 0 ta được x1 = −14, x2 = 5, x3 = 1, x4 = 0, ta được vectơ a1 = (−14, 5, 1, 0)
Cho t1 = 0, t2 = 1 ta được x1 = 11, x2 = −4, x3 = 0, x4 = 1, ta được vectơ a2 = (11, −4, 0, 1)
Vậy cơ sở của không gian nghiệm là {a1 , a2 } và số chiều của không gian nghiệm là 2.
Bài tập
Bài 1: Chứng minh A = {(x1 , x2 , x3 ) ∈ R3 |x1 + x2 + x3 = 0} là R-không gian vectơ con của
R3
Bài 2: Trong R3 cho không gian vectơ con F = h(1, 1, 1), (2, 3, 1), (5, −1, 2)i. Tìm một cơ sở
của F và dim(F )
Bài 3: Cho hệ phương trình tuyến tính thuần nhất
(
x1 + x2 + x3 + x4 = 0
2x1 + 3x2 − x3 + x4 = 0
Tìm cơ sở và số chiều của không gian nghiệm

Bài giảng ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH 2 triminhng@gmail.com

You might also like