You are on page 1of 11

CHUẨN BỊ MUA MÁY ẢNH SỐ

Công nghệ ảnh tiến một bước nhảy vọt khi số hóa được ứng dụng triệt để. Máy ảnh số
tràn ngập thị trường và có dấu hiệu khai trừ thiết bị dùng phim. Nhà nhà sắm máy ảnh số,
người người sắm máy ảnh số. Để mua được một máy ảnh số ưng ý, cần lưu tâm những
điều cơ bản nhất sau:

1. Thương hiệu:

• Trên thị trường hiện có rất nhiều thương hiệu: nổi tiếng như Nikon, Canon, Sony,
Fuji, Panasonic, Olympus …v…v… Bạn tham khảo và tùy sở thích chọn thương
hiệu mình muốn.

2. Số megapixel:

• Là số triệu điểm ảnh của tấm hình mà máy có thể chụp được ở độ phân giải tối đa.
Ví dụ: máy ảnh 5 megapixel có thể cho ra những tấm ảnh gồm nhiều nhất 5 triệu
điểm ảnh.
• Đây là thông số cho biết chất lượng ảnh mà bạn sẽ có được khi chụp. Số
megapixel càng lớn thì chất lượng ảnh càng cao và tất nhiên giá tiền sẽ càng lớn.
Do đó, tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn loại MAS
có số megapixel phù hợp.
• Chẳng hạn, nếu chỉ dùng để chụp ảnh nhỏ lưu niệm gia đình và gửi qua email hay
đưa lên trang web thì loại lớn hơn 2 megapixel là được, nhưng nếu để có thể in ra
những tấm ảnh lớn, đẹp, có chất lượng thì bạn nên dùng loại từ 5 megapixel trở
lên.

3. Zoom quang/zoom số:

• Đây là hai thông số cùng cho biết mức độ phóng đại tấm ảnh nhưng tác dụng thì
lại rất khác nhau.
• Zoom quang là mức độ phóng đại quang học của camera, nó sử dụng hệ thống
thấu kính hiện có của máy ảnh để phóng lớn tấm ảnh, do đó vẫn giữ nguyên chất
lượng tấm ảnh.
• Zoom số phóng đại tấm ảnh bằng cách dùng bộ vi xử lý của máy ảnh để nội suy
các điểm ảnh, do đó rất dễ làm bể hạt, suy giảm chất lượng tấm ảnh.
• Các nhà sản xuất cũng như người bán hàng thường nói nhiều về zoom số thay vì
zoom quang học, bạn cần phải rất chú ý chi tiết này khi mua máy. Bạn chỉ cần
quan tâm đến thông số zoom quang là được, mức tối thiểu nên là 3X cho tất cả
máy.

4. Chỉ số ISO:

• Thuật ngữ ISO là viết tắt của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (International Standards
Organization).
• Chỉ số ISO cho biết độ nhạy sáng của máy ảnh. Chẳng hạn, với chỉ số ISO thấp
(100 hoặc thấp hơn) thì mức độ cảm ứng với ánh sáng của máy là khá thấp, chỉ có
thể dùng tốt trong điều kiện ánh sáng tốt (ban ngày, có ánh nắng mặt trời).
• Còn với chỉ số ISO cao hơn có nghĩa là máy ảnh có thể chụp tốt ngay trong những
điều kiện ánh sáng yếu (trong phòng, ban đêm…). Do đó, bạn nên chọn loại
camera có chỉ số ISO càng cao càng tốt, nhưng tốt nhất nên chọn loại có thể điều
chỉnh được chỉ số ISO; khoảng từ 100 - 400 là phù hợp với hầu hết nhu cầu của
người dùng.

5. Tốc độ cửa trập:

• Nó cho biết khoảng thời gian giữa thời điểm nhấn nút chụp và thời điểm diễn ra
hành động chụp thật sự của máy ảnh. Đây có vẻ là thông số không quan trọng lắm
trong việc quyết định mua máy ảnh. Tuy nhiên, nếu bạn phải đợi khoảng gần một
giây hoặc lâu hơn để tấm ảnh được chụp thì chắc chắn sẽ bỏ lỡ rất nhiều khoảnh
khắc đẹp.
• Trên thị trường hiện nay có rất nhiều máy ảnh có thời gian chụp khá chậm, trong
khi các nhà sản xuất lại không ghi thông số này lên các sản phẩm của họ. Do đó,
cách tốt nhất là bạn nên kiểm tra thật kỹ, chụp ngay tại nơi mua để có thể chọn
được chiếc máy ảnh tốt nhất cho mình.

6. Tài chính:

• Sau khi tìm hiểu và cân đối khoản tài chánh phải chi cho chiếc máy ảnh chuẩn bị
mua, bạn còn có thể vào mục “tư vấn mua máy ảnh và phụ kiện” của
www.tinhte.com để tham khảo thêm ý kiến các thành viên để chọn mua cho mình
một chiếc vừa ý nhất.

NÚT CHỨC NĂNG CƠ BẢN TRÊN MÁY ẢNH SỐ

1. Các chế độ chụp của máy:

AUTO : (Automatic):
Tự động – máy sẽ tự động điều chỉnh lấy nét, cân bằng trắng, tốc độ trập màn hình, tự
động tắt hay bật đèn Flash…( Đây là chế độ thường dùng cho dòng máy du lịch).

Av: (Aperture Value): hoặc A (Aperture)


Ưu tiên độ mở- có thể điều chỉnh được độ mở của ống kính (sử dụng trong môi trường
thiếu sáng)

Tv: (Shutter Speed): hoặc S (Shutter)


Ưu tiên màn trập – có thể điều chỉnh được tốc độ màn trập.

M: (Manual):
Chế độ chụp chỉnh tay: cân bằng trắng, độ nhạy sáng ISO, mức đèn Flash, khẩu độ mở…

P: (Programme): lập trình AE


SA: (Stitch Assist):
Hổ trợ nối ảnh (Panorama): ghép ảnh.

Movies: Quay phim video.

Play Mode: chế dộ xem lại ảnh và video.

SCN: Scence - Chế độ cảnh đặc biệt.


- Night Scence: cảnh đêm trong điều kiện thiếu ánh sáng.
- Portrait: Chụp chân dung.
- Landscape: chụp phong ảnh, ở ngoài trời.
- Sport: Chụp thể thao.
- Under water: Chụp dưới nước( phải có vỏ nhựa bọc máy – không bao gồm theo máy).
- Fireworks: Chụp cảnh pháo hoa.
- Indoor: Chụp trong nhà.

2. Bật / Tắc các nút chức năng


Macro:
Tắt chế độ chụp cận cảnh: chụp văn bản, chụp vật thể gần. Lưu ý: khi chụp cận cảnh phải
tắt đèn flash, chế độ tiêu cự để về wide (không zoom).

Flash:
Tắt bật đèn flash: đèn luôn bật, đèn tự động, đèn chống mắt đỏ, đèn tắt.

Continues:
Chụp liên tiếp( sử dụng trong chế độ thể thao hoặc kids & pet).

SelfTime:
Tắt bật chế độ chụp hẹn giờ (10s, 2s, hoặc tự đặt thời gian)

Erase/ Delete:
Xoá ảnh và video.

Func/ Set:
Ở chế độ chụp hoặc quay video, nhấn nút Func/set để cài đặt chất lượng ảnh, video, và cỡ
ảnh, video. Ở chế độ xem lại nhấn Func/ set có chức năng xác nhận hành động giống như
phím enter của bàn phím máy tính.

3. Xóa file trong máy

Chuyển sang chế độ PLAYMODE, chọn file cần xoá, nhấn phím có biểu tượng thùng
rác: Erase/ Delete. chọn Erase rồi nhấn ok (nút Func/set) xác nhận việc xoá ảnh….BẢO
QUẢN

- Tránh để máy thay đổi nhiệt độ đột ngột.

- Không lưu cất máy ở nơi có độ ẩm cao (Ngăn tủ, ngăn quần áo, phòng lạnh…), nóng
rung hay va chạm.

- Trong trường hợp sử dụng ở môi trường có hơi nước cao (bãi biển, thác nước...).

- Không nên quay phim, chụp ảnh trực diện với nguồn ánh sáng mạnh hoặc với mặt trời .

- Với điều kiện khí hậu nhiệt đới có độ ẩm cao của Việt Nam, nên có loại tủ chống ẩm,
mốc (hoặc gói hút ẩm) để bảo quản máy.

- Nếu không có nhu cầu sử dụng thường xuyên, hàng tháng bạn nên lấy máy ra để nơi
khô, thoáng khoảng 30 phút và vận hành 10 phút, vệ sinh máy…nhằm giảm bớt lượng
hơi nước tích tụ trong máy.) CÁC LOẠI THẺ GHI ẢNH - THẺ NHỚ

Loại máy ảnh phim dùng “phim” để ghi ảnh, nhưng loại máy ảnh số dùng nhiều
cách lưu trữ hình ảnh khác nhau, vì vậy trước khi mua một máy ảnh số, người
chơi ảnh cần phải đọc kỹ các đặc tính kỹ thuật của thứ máy ảnh sắp mua, nhất
là xét kỹ loại thẻ ghi hình (memory card).

Trước đây, có vài máy ảnh số có phần lưu trữ ảnh cố định bộ nhớ trong máy,
nhưng bây giờ thì máy ảnh số được lắp một thẻ ghi ảnh lấy ra được khỏi máy (a
removable memory card). Dung lượng của thẻ ghi ảnh càng cao thì càng chụp
được nhiều hình ảnh. Khi đã ghi hình vào đầy thẻ, cần phải dùng thẻ ghi hình
mới. Thông thường nhà sản xuất máy ảnh có kèm theo máy ảnh một thẻ ghi ảnh
với dung lượng nhỏ, chẳng hạn 128MB.

Không thể xác định một thẻ ghi ảnh có thể chụp vô bao nhiêu tấm ảnh, bởi vì có
các yếu tố liên quan, đó là: độ rõ nét (resolution), khuôn ghi ảnh (file format) và tỉ
lệ nén (compression ratio). Các hình ảnh chụp với độ rõ nét cao (high-res
pictures) chắc chắn sẽ tiêu thụ nhiều phần nhớ hơn các hình ảnh với độ rõ nét
thấp (low-res shots). Các hình ảnh rõ nét cũng là do chụp với độ nén thấp.
Tương tự, phẩm chất của tấm ảnh và sự tiêu thụ phần nhớ (memory) có liên hệ
nghịch với nhau.
Thông thường thì người sử dụng máy ảnh số trang bị cho mình từ 1 đến 3 thẻ
ghi ảnh, dung lượng mỗi thẻ từ 512MB đến 4GB. Sở dĩ người ta có nhiều thẻ
như vậy là để tránh trường hợp thẻ đầy dữ liệu hoặc bị hỏng đột ngột trong một
chuyến du lịch hấp dẫn nào đó....hihi .

Sau đây là vài loại thẻ ghi hình chính:

CompactFlash (CF):
Đây là loại thẻ ghi ảnh thông dụng nhất, cỡ 1.4 x 1.7 inch. Thẻ CF có 2 thứ: loại I
mỏng hơn, dung lượng ít hơn và loại II, dầy hơn, dung lượng nhiều hơn. Loại thẻ
này có dung lượng từ 32MB và lên tới 12 GB. Máy ảnh có ngăn dùng loại II CF
có thể dùng cả hai loại mỏng và dầy, trong khi ngăn loại I CF chỉ có thể gắn vô
thẻ ghi ảnh mỏng.

SmartMedia:

(ảnh của vietsciences.free)


Kichs thước 1.5 x 1.8 inch, là loại thẻ ghi ảnh đã có một thời rất phổ biến nhưng
sau đó gặp trở ngại vì dung lượng tối đa là 128 MB. Các máy ảnh số loại cũ
dùng thứ thẻ ghi ảnh này. Hàng hiếm...

xD

Kích thước 0.8 x 1.0 inch, bé bé xinh xinh, được hai hãng Olympus và Fujifilm
sản xuất. Loại thẻ này nhỏ bằng một con tem bé. Nếu dung một khung nối
(adaptor/ dock) thì loại thẻ này có thể thay thế loại thẻ CF, tuy nhiên việc thay thế
không có lợi bởi vì giá tiền của thẻ xD đắt hơn.
MultiMedia Card (MMC) và SecureDigital (SD):

Kích thước loại thẻ SD cỡ 0.9 x 1.3 inch, là đời thứ hai của loại thẻ MMC, có thể
dùng với các dụng cụ như máy ảnh, thiết bị cầm tay PDA, Palm, máy nghe nhạc
MP3, điện thoại di động... và cả cho chiếc điện thoại huyền thoại BlackBerry
đang nóng trong diễn đàn www.tinhte.com và giới trẻ VN hiện tại.

Memory Stick:

Kích thước 0.8 x 2.0 inch. Hãng Sony đã làm phát triển loại thẻ này để dùng
trong nhiều loại máy: máy ảnh số, máy quay phim (camcorder), thiết bị cầm tay
PDA và máy nghe nhạc MP3.
MicroDrive (MD):

(ảnh của vietsciences.free)


Loại thẻ thuộc kỹ thuật đĩa cứng rất nhỏ (tiny hard drive technology), được hãng
IBM làm phát triển rồi sau này bán cho hãng Toshiba. Loại thẻ MD cỡ 1.4 x 1.7
inch, không dùng kỹ thuật flash, nhưng có thể thích hợp với các dụng cụ dùng
thẻ CF loại II. MicroDrive rất được nhiều ngươi chú ý nhờ dung lượng cao từ 512
MB tới 12 GB.

Hai loại thẻ ghi ảnh thông dụng nhất là CompactFlash (CF) và SecureDigital
(SD). So sánh giá tiền vào tháng 3/2008 của 3 loại thẻ ghi hình với cùng dung
lượng 4GB: CF: $80, SD: $40 và xD: $50 (giá tham khảo).

Các thẻ ghi ảnh không ảnh hưởng gì tới phẩm chất của tấm ảnh. Công dụng của
thẻ là chứa đựng các hình ảnh. Có thể định dạng (format) thẻ ghi ảnh trong máy
ảnh trước khi chụp ảnh vì việc xóa hình ảnh cũ (erasing) bằng máy tính có thể
còn sót lại vài tập tin ảnh (files) trong thẻ.

Các định dạng nén ảnh

Mỗi hình ảnh có cỡ (size) của nó. Cỡ của hình ảnh được đo lường bằng số
lượng pixels. Nếu dùng một máy ảnh 5.M (megapixels), người chơi ảnh có các
cách chọn lựa về độ rõ nét (resolution) như sau: 2560 x 1920, 1600 x 2100, 1280
x 960 và 640 x 480 pixels ....
Cỡ của hồ sơ ảnh (file size) là khoảng không gian thực (actual space) đo lường
bằng megabytes, chiếm chỗ trong thẻ ghi ảnh (memory card), trong đĩa cứng
(hard disk) hay trong các bộ phận lưu trữ khác (storage media). Cỡ của một hồ
sơ ảnh tùy thuộc vào hai yếu tố, đó là độ rõ nét và cấp độ phẩm chất/độ nén
(quality/compression). Để có thể chứa được nhiều hình ảnh hơn trong thẻ ghi
ảnh, người chơi ảnh có thể làm giảm cỡ của file ảnh bằng cách giảm độ rõ nét
hay dùng phẩm chất thấp/độ nén cao.

Phẩm chất của hình ảnh (image quality) là độ rõ nét thực sự sau khi đã bị nén
(compressed) và phục hồi trong bộ phận biên soạn hình ảnh (image editor).

Công việc nén các dữ kiện của hình ảnh được thực hiện bằng hai cách chính:
cách nén không hao tổn (lossless compression) như dùng khuôn RAW và khuôn
TIFF, và cách nén hao tổn (lossy compression) bằng khuôn JPEG.
RAW là một định dạng file ảnh không tiêu chuẩn hóa (non-standardized file
format), không tiết kiệm chỗ trong thẻ ghi hình. RAW tùy thuộc vào hãng sản
xuất máy ảnh số, cần tới thứ nhu liệu đặc biệt để làm ra các hình ảnh tốt đẹp
nhất. Ngoài khuôn RAW ra, có sáu thứ khuôn (formats) khác.

(ảnh fotozone.de)

TIFF (Tagged Image File Format) được nghĩ ra do Aldus vào năm 1987, thuộc
quyền sở hữu của hãng Adobe. Đây là định dạng tiêu chuẩn không hao tổn
(lossless) để trao đổi các file ảnh, cho hình ảnh có phẩm chất cao nhất nhưng
không dùng trên mạng (web browsers). Khuôn TIFF có thể chứa các file 64-bit
màu, dùng được với các cách RGB, CMYK, LAB và rất uyển chuyển.

JPEG (Joint Photograhic Experts Group). Vào năm 1991, một liên hiệp các công
ty gọi tên là JPEG đã làm phát triển một cách nén hữu hiệu các hình ảnh có sắc
độ liên tục (continuous tone images) mà vẫn giữ nguyên phần thông tin giá trị
nhất của các hình ảnh. Tại mức độ phẩm chất cao nhất, một hồ sơ TIFF chiếm
14 MB trong thẻ ghi ảnh và một file JPEG chiếm 1 MB cho hình ảnh đẹp tương
đương. Như vậy nếu dùng khuôn JPEG, người chơi ảnh có thế chứa được 14
lần số hình ảnh nếu dùng định dạng TIFF.

GIF (Graphic Interchange Format): thuộc loại tổn hao (lossy), đổi các hình ảnh
thành file ảnh với số lượng màu tối đa là 256 màu, không cho các hình ảnh có
sắc độ liên tục, thường được dùng trên Web. Bởi vì file ảnh không thể có hơn
256 màu, do vậy không nên dùng định dạng GIF cho máy ảnh số.

EPS (Encapsulated PostScript): thuộc loại không hao tổn (lossless), dùng được
với các cách RGB, CMYK và LAB, chứa hồ sơ màu 64 bit.
BMP (Bitmap): được hãng Microsoft khai triển thành một định dạng file ảnh tiêu
chuẩn (a standard bitmap file format) để chạy các máy tính dùng hệ điều hành
Window. Định dạng BMP dùng được với cách RGB, có cỡ file ảnh lớn hơn loại
JPEG.

PDF (Portable Document Format): là định dạng đầu tiên được hãng Adobe khai
triển, thường được dùng với Adobe Acrobat Reader để trình bày các tài liệu.
Người ta thường tải xuống (download) các mẫu in thuế IRS, các sách chỉ dẫn sử
dụng (instruction manuals) hoặc các tài liệu khác viết bằng định dạng PDF. Như
vậy định dạng PDF được dùng để coi hay đọc các tài liệu.

(ảnh fotozone.de)
Tóm lại, định dạng RAW không nén các hình ảnh nên file ảnh có dung lượng rất
lớn, chỉ được dùng cho các nhu cầu xử lý ảnh lớn. Định dạng TIFF chứa các dữ
kiện bằng dung lượng nhỏ hơn, là cách nén không hao tổn, vì vậy khi biên soạn
(edit) các hình ảnh quan trọng, nên lưu trữ (save) các hình ảnh này bằng khuôn
TIFF với một tên mới, và file sẽ được ghi rõ là “hình.tif”. Định dạng JPEG là thứ
phổ thông nhất, có thể chứa nhiều mức độ phẩm chất tùy theo cách thay đổi độ
nén. Một hình ảnh được lưu trữ bằng định dạng JPEG sẽ có đuôi file như sau:
“hình.jpg”.

Dùng các hồ sơ ảnh JPEG, người chơi ảnh có thể gửi hình qua email, đưa hình
lên website hay chia sẻ các hình ảnh bằng các phương tiện khác. PIN - Nhiều
người lần đầu sử dụng MAS đau đầu vì pin.

Cũng như các loại thiết bị điện tử, máy ảnh số (MAS) dùng pin để hoạt
động. Có hai nhóm chính: nhóm dùng pin riêng của nhà sản xuất cho
máy và nhóm dùng pin tiểu (AA size). Các pin dành riêng vừa đắt tiền,
vừa không được bán rộng rãi trên thị trường. Pin tiểu phổ biến hơn và
rẻ hơn nên rất thuận tiện cho người dùng. Ở đây sẽ chỉ đề cập đến các
loại pin tiểu dùng cho MAS.
Có mấy loại thông dụng sau:

Pin NiCD: Pin NiCD (Nickel Cadimium) được coi là loại pin có tuổi thọ
sử dụng lâu nhất với số lần sạc trên 700 lần. Điểm yếu của NiCD chính
là trạng thái lưu của pin - bạn sẽ phải “xả” hết điện tích trước khi
muốn nạp lại nó nếu không muốn tuổi thọ của pin nhanh chóng giảm
sút.

Pin NiMH: Đây là loại pin hiện được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực
nhiếp ảnh kỹ thuật số. Pin NiMH (Nickel Metal Hydride) có dung lượng
lớn hơn khoảng 40% so với pin NiCD và bạn không phải quan tâm tới
trạng thái nhớ của pin. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể sạc tối đa 500 lần và
dung lượng của pin sẽ giảm dần theo thời gian thậm chí khi bạn không
sử dụng nó.

Pin Lithium-Ion: Đây lại là một phát minh của Sony, có khả năng
chứa lượng điện tích gấp đôi so với một cục pin NiMH cùng kích thước.
Tuy nhiên, để sử dụng nó, bạn cần phải có một bộ sạc đặc biệt và giá
thành khá cao. Tuổi thọ của pin cũng tương đương với NiMH.

Kinh nghiệm: NiMH!


Mua pin alkaline đắt tiền có thể làm cái món đồ chơi (MAS) hoạt động
tốt, nhưng xài một lần rồi vứt. Pin “sạc” (rechargeable) NiCd thông
dụng trên thị trường thì nạp đầy mất cả ngày, dùng lại chỉ thoáng hết
pin! Giải pháp là dùng pin NiMH.

Để mua được Pin NiMH đúng hãng và có dung lượng lớn không phải là
việc đơn giản. Các cửa hàng thường bán pin nhái hoặc chỉ có dung
lượng thấp. Cố gắng tìm mua pin NiMH có dung lượng 2500mAh trở lên
là tốt nhất.

Bộ sạc
Với pin dung lượng lớn, bạn cần có các bộ sạc tốt để nạp đầy một bộ 4
cục pin trong 2-3 giờ. Các bộ sạc này dùng mạch điện tử điều khiển
quá trình nạp và tự động ngắt khi pin đã nạp đầy. Đặc diểm chung của
các bộ sạc này là rất nhẹ so với các bộ sạc cổ điển với cuộn dây biến
thế nặng.

Cần lưu ý thêm rằng pin mới mua về dùng chỉ đạt dung lượng tối đa
quy định bởi nhà sản xuất sau khoảng 3-5 lần nạp/sử dụng.
Phòng ... “nạn” tự xả!
Một hiện tượng chung xảy ra cho tất cả các loại pin sạc là tự xả. Theo
đó, dung lượng của pin sẽ giảm dần theo thời gian cho dù có được đem
ra xài hay không. Đối với pin NiMH, trung bình mỗi ngày pin sẽ mất đi
1% - 2% dung lượng tối đa của nó. Vì vậy, nạp lại pin cho đầy trước
khi “ra trận” cùng với cái MAS của mình là một thói quen rất tốt giúp
bạn tránh tình huống “hết pin nửa đường”.

You might also like