You are on page 1of 2

TTO - Không khí lúc đó rất căng thẳng, tôi lúng túng chưa biết nên tiếp tục

câu
chuyện ra sao, vì nếu tiếp tục nói không xuôi tai ông lần nữa thì chắc chắn cơ
hội làm ăn này coi như chấm hết… Chỉ có một cách là tìm cớ hòa hoãn…

Vì thế tôi từ tốn nói rằng hiện giờ tôi đang trong quá trình đàm phán với nhóm
Sophonpanich, nếu có thể giảm tỷ lệ cổ phần bên đó tôi sẽ tăng thêm tỷ lệ cho
nhóm của ông ấy.

Thái độ của ông Kiet chưa chuyển biến gì sau khi tôi nói như vậy, vì ông muốn
50% chứ không phải 15%. Lúc đó chỉ có một mình tôi đương đầu với ông, chẳng
có đồng minh hay cổ đông nào bên cạnh để giúp tôi thương lượng thoát khỏi
cảnh bế tắc này. Bí thế, tôi ngước mắt nhìn quanh thì thấy bức ảnh chụp ông
Kiet hồi còn trẻ trong bộ quân phục phi công, bèn nảy ra ý thử đánh trống lảng
sang chuyện khác xem sao...

Sau đó tôi bắt đầu trình bày lại bằng những lời lẽ chân thành rằng tôi sẽ về
nghiên cứu lại tìm cách để nâng tỷ lệ cổ phần của nhóm Srifuengfung, vì đây là
lần đầu tiên tôi gặp ông Kiet và chỉ mới biết chủ trương của ông. Về phần cá
nhân, tôi rất vui mừng nếu nhóm các gia đình ông Kiet, ông Sombat và ông
Paibul Panicheva tham gia góp vốn vào công ty của tôi, vì vậy tôi sẽ cố gắng tìm
cách nâng tỷ lệ như mong muốn của ông Kiet, coi đó là ưu tiên hàng đầu.

Nghe tôi nói thế, ông Kiet thay đổi thái độ và dịu lại. Tôi tranh thủ tấn công thêm
bằng cách mạnh dạn hỏi: “Người trong ảnh mặc bộ quân phục phi công kia có
phải là ông hay không?” Như gãi đúng chỗ ngứa, gợi lại kỷ niệm oai hùng trong
quá khứ, ông Kiết vui vẻ hẳn lên. Ông mỉm cười nói trong Thế chiến thứ II, ông
là phi công trong quân đội Trung Quốc, hình đó chụp lúc ông mới ngoài 20 tuổi.
Nghe nói ông từng lớn lên tại Trung Quốc, tôi vội chuyển sang nói chuyện bằng
tiếng Bắc Kinh học từ thời sinh viên tại Đài Loan.

Ông Kiet ngạc nhiên thấy tôi nói tiếng Hoa Bắc Kinh rất thạo, nên không khí nói
chuyện sau đó trở nên thân mật hẳn lên. Tôi nói với ông Kiet rằng tôi cũng là một
người ưa thích tốc độ và đã từng tham gia luyện tập lái máy bay trong không
quân Thái Lan. Tôi mơ có ngày sẽ lái thử máy bay phản lực siêu thanh. Ông Kiet
được dịp kể thêm rằng hồi còn ở Trung Quốc ông là một phi công lái máy bay
chiến đấu với quân đội Nhật tại miền Nam Trung Quốc. Tôi bổ sung thêm rằng
trong thời gian học ở Đài Loan, tôi có thuê nhà của Tướng Cơ Nan Son, Phó Tư
lệnh Mặt trận phía Nam của quân đội Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh, và
ông có một người con cũng là phi công của Đài Loan.

Việc ôn lại chuyện cũ làm cho chúng tôi cảm thấy như quen biết nhau từ lâu,
giúp đảo ngược không khí căng thẳng trước đó một cách không ngờ. Ông Kiet
trở nên vui vẻ vì đã lâu không có ai nói chuyện với ông bằng tiếng mẹ đẻ. Hơn
nữa việc tôi khơi lại quá khứ oanh liệt của ông, một trải nghiệm ít người Thái gốc
Hoa nào có được làm ông cảm thấy tự hào, phấn chấn. Vì vậy, cuộc gặp mà tôi
tưởng sẽ chỉ diễn ra trongvòng 10 phút cuối cùng đã kéo dài gần 2 giờ, một khởi
đầu đáng hài lòng với một cổ đông tầm cỡ trong tương lai.

Sau đó ba, bốn tuần, tôi gọi điện báo cho ông Sombat rằng tôi đã thương lượng
dành thêm 5% cổ phần nữa cho nhóm của ông lên thành 20%, nhưng ông
Sombat cho rằng như thế vẫn quá ít, và nói thêm là nhóm của ông có thể đem lại
nhiều lợi ích cho khu công nghiệp. Tôi trả lời rằng, khi nào tăng cổ phần tôi sẽ
dành số đó cho nhóm của ông Sombat. Sau đó tôi thương lượng để công ty xây
dựng Nakano bán thêm 2% cổ phần cho nhóm ông Sombat, tổng cộng thành 22
%, là cổ đông lớn thứ ba trong công ty.

Đó là câu chuyện đằng sau việc Tập đoàn Asahi, nhà đầu tư đầu tiên mua đất
trong Khu công nghiệp Bang Pakong II, phải nói công này thuộc về nhóm cổ
đông Srifuengfung, cổ đông lớn nhất của Asahi tại Thái Lan, đặc biệt ông
Sombat là người có vai trò rất quan trọng.

Việc ông tham gia làm thành viên hội đồng quản trị trong công ty của tôi làm cho
các nhà đầu tư Nhật tin tưởng đầu tư vào khu công nghiệp của tôi, một đàn em
mới gia nhập cộng đồng các khu công nghiệp. Đây là một sự mạo hiểm vì vốn
đầu tư lên đến trên 130 triệu USD, trong khi khu công nghiệp của tôi vẫn còn
ngổn ngang chưa có gì.

Tôi vội nhân cơ hội này đẩy mạnh chiến dịch tiếp thị bằng cách mời ông Hiyama,
Giám đốc dự án của Asahi tham gia các buổi thuyết trình vận động thu hút các
nhà đầu tư khác vào khu công nghiệp mà không phải trả ông tiền thù lao gì cả.
Có thể nói là tôi được lợi kép.

Nhiều năm sau đó, vào năm 1997, khi chúng tôi triển khai dự án khu công
nghiệp Amata City tại tỉnh Rayong thì khách hàng đầu tiên vào mua đất ở đây
vẫn là Nhà máy sản xuất kính Asahi, với diện tích 130 rai, trả tiền trước 90% như
cũ, dù tôi mới mua khu đất này vài hôm để xây dựng khu công nghiệp, trong khi
quy hoạch toàn khu còn chưa xong, đường sá chưa xây dù chỉ là một thước.
Điều đó chứng tỏ nền tảng lòng tin giữa khách hàng và công ty Amata chúng tôi
đã được củng cố vững chắc. Tôi lại có thêm hơn một trăm triệu bạt làm vốn lưu
động để quay vòng như lần trước.

You might also like