You are on page 1of 2

TTO - Cuộc sống hàng ngày của tôi chủ yếu dành để tháo gỡ, tháo gỡ và tháo

gỡ những vấn đề phát sinh không ngừng trong công việc, nào là giá mua đất lên
cao quá khiến việc kinh doanh không có lời, nào là chuyện tiền vốn, khách hàng,
hết chuyện này đến chuyện khác luân phiên ập đến không lúc nào nguôi.

Qua hơn 10 năm làm khu công nghiệp, tôi nghiễm nhiên trở thành một chuyên
gia “tháo gỡ”, phần lớn các vấn đề gặp phải tôi thường nghĩ ra ngay cách giải
quyết chỉ trong vòng 10 phút, gặp trường hợp bí quá tôi xin khất đồng nghiệp
cho thêm thời gian để suy nghĩ, sau đó quay trở lại giải quyết, không có chuyện
bỏ dở hay “để lâu… hóa bùn”.

Tôi coi mọi vấn đề phải đương đầu như những cuộc thử sức xem mình có đủ
bản lĩnh và năng lực để chiến thắng nó hay không, từ đó tôi cảm thấy vui sướng
khi mình là người chiến thắng, đánh bại thách thức đó.

Bên cạnh việc tích lũy kinh nghiệm làm khu công nghiệp, cũng đồng thời là tích
lũy “công nợ”, thời gian đó cá nhân tôi mang nợ gần 500 triệu bạt do tăng vốn
của Amata, mua căn hộ tại khu nhà Prompong, xây dựng tòa nhà văn phòng
Kromadit, nghĩa là tiền dùng chủ yếu để đầu tư kinh doanh, còn chi tiêu cho sinh
hoạt, mua sắm thì không tốn bao nhiêu vì tôi vẫn giữ nếp sống tiết kiệm, không
tiêu pha phung phí.

Nguyên nhân làm tôi luôn hăng hái lao vào kinh doanh mà không hề giảm tốc độ
là vì các dự án triển khai rất thành công, trong công ty có nhiều cổ đông tiềm lực
lớn tham gia như Ngân hàng Nông nghiệp Thái Lan và Cathay Trust khiến việc
huy động vốn dễ dàng. Thời kỳ đó, Amata đang làm ăn phát đạt, muốn vay tiền
ở đâu và bao nhiêu cũng được đáp ứng. Tuy vậy, chính sách tài chính của công
ty rất thận trọng, vì bản thân tôi cũng như gia đình vốn sống rất đơn giản, tiết
kiệm. Vậy mà khi nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế, chúng tôi cũng không khỏi lao
đao.

Cơn bão tài chính “Tom Yam Kung” xảy ra vào năm 1997, chỉ sau một năm
Amata đã mắc nợ hơn 4 tỷ bạt, nợ ngoại tệ 20 triệu USD, nhà máy điện Amata
Power nợ 150 triệu USD và hơn 2 tỷ bạt, nợ của cá nhân tôi 500 triệu bạt, trong
khi đó đất khu công nghiệp không ai mua, tình cảnh thật khốn đốn.

Tôi đã kiểm soát chặt chẽ mọi chi tiêu và đình chỉ mọi hạng mục công trình xây
dựng trong khu công nghiệp, chỉ làm những cái thật cần thiết để duy trì hoạt
động, như duy tu bảo dưỡng. Hàng tháng công ty chỉ chi ra mà không có thu
vào, giống như máu chảy mà không cầm được. Lúc đó tôi đành phải tạm đình
chỉ thanh toán tiền nợ các nhà thầu xây dựng, chỉ có lương nhân viên là vẫn bảo
đảm trả đều hàng tháng.

Tiếp theo, chúng tôi phải hạ mức lương, bắt đầu mức cao nhất là tôi 30%, rồi
giảm dần xuống mức thấp nhất là 5%, trừ những nhân viên có mức lương dưới
10.000 bạt không bị hạ lương. Ông Chavalit phải ký cả séc cá nhân rút tiền trả
tiền lương cho nhân viên. Hai chúng tôi không nhận lương suốt 6 tháng. Trước
tình cảnh đó, tôi vốn dĩ là người nhạy bén, phản ứng nhanh cũng trở nên chậm
chạp, chưa biết phải xoay sở ra sao. Làm thế nào khác được trước tình cảnh cả
nước (giống như một đại gia đình) đang bị lâm nguy, đứng trước nguy cơ phá
sản, bốn phương tám hướng đều mù mịt.

Tôi gọi điện cho ông Nitporn, Công ty Italian-Thai, nói rằng khoản chi phí xây
dựng gần 500 triệu bạt mà Amata còn nợ bên đó, có lẽ tôi không còn khả năng
thanh toán nữa, họ có thể đến lấy đất trừ vào nợ, vì Amata sắp bị phá sản, nếu
may mắn thì sau này hai bên tiếp tục làm ăn với nhau. Không chỉ riêng tôi, lúc đó
hầu như ai cũng xuống tinh thần, mất ăn mất ngủ không còn tỉnh táo.

Cứ mỗi lần tôi tham dự buổi giao lưu tiệc tùng nào gặp bà Chada, lãnh đạo Ngân
hàng Nông nghiệp Thái Lan, là bà đều nhắc tôi trả tiền lãi vay của ngân
hàng.Nếu bà biết rằng tôi phải chạy vạy vay nóng với lãi suất 20% để thanh toán
tiền lương cho nhân viên hàng tháng chắc bà sẽ thông cảm với tôi hơn.

You might also like