You are on page 1of 36

Lời giới thiệu

Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc
biệt là nơi cư trú của các loài chim nước (hay còn gọi là Công ước Ramsar)
được thông qua ngày 02 tháng 02 năm 1971 tại thành phố Ramsar, Iran.
Mục tiêu ban đầu của Công ước nhằm bảo tồn và sử dụng khôn khéo
các vùng đất ngập nước là nơi sinh sống của các loài chim nước.Tuy nhiên,
sau nhiều năm Công ước đã mở rộng ra đối với tất cả các lĩnh vực bảo tồn và
sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước nhằm góp phần đạt được mục
tiêu phát triển bền vững trên quy mô toàn cầu.
Tài liệu hướng dẫn thực hiện Công ước Ramsar được biên soạn và
xuất bản năm 1994 nhằm giúp hiểu rõ hơn các nội dung của Công ước. Kể
từ lần xuất bản đầu tiên, đây là phiên bản lần thứ 4 được điều chỉnh và bổ
sung, cập nhật các vấn đề trong quá trình thực hiện Công ước.
Việt Nam trở thành thành viên của Công ước Ramsar từ năm 1989.
Nhằm thúc đẩy tiến trình thực hiện Công ước, góp phần vào công cuộc bảo
tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững đất ngập nước Việt Nam,
Cục Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức dịch và phát
hành cuốn sách “Tài liệu hướng dẫn thực hiện Công ước Ramsar”.
Xin trân trọng giới thiệu với độc giả Tài liệu hướng dẫn này.

Cục Bảo vệ môi trường


1. Công ước Ramsar
1.1 Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước là gì?
Công ước về các vùng đất ngập nước là một hiệp ước liên chính
phủ được thông qua ngày 02 tháng 02 năm 1971 tại thành phố Ramsar ở
phía bờ nam biển caspian của Iran. Do đó, mặc dù ngày nay thường được
viết là “Công ước về các vùng Đất ngập nước (Ramsar, Iran, 1971)” nhưng
Công ước này thường được biết đến dưới tên gọi “Công ước Ramsar”. Công
ước Ramsar là hiệp ước đầu tiên trong số những Công ước liên chính phủ về
bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên so
với những Hiệp ước gần đây, các điều khoản của Công ước Ramsar khá
thẳng thắn và chung chung. Trong những năm qua, Hội nghị các Bên tham
gia Công ước đã phát triển, diễn giải và bổ sung các nguyên lý của văn kiện
Hiệp ước này và đã thành công trong việc gắn các công việc của Công ước
với những nhận thức, ưu tiên vào xu hướng về môi trường trong một thế giới
đang thay đổi.
Tên chính thức của Công ước này là Công ước về các vùng Đất ngập
nước có tầm quan trọng Quốc tế, đặc biệt là những nơi cư trú của các
loài chim nước thể hiện sự quan tâm đầu tiên của Công ước là đối với việc
bảo tồn và sử dụng một các khôn khéo các vùng Đất ngập nước là nơi sinh
sống chính của các loài chim nước. Tuy nhiên, sau nhiều năm, phạm vi tác
động của Công ước đã được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực của bảo tồn và sử
dụng các hệ sinh thái là cực kỳ quan trọng giúp bảo tồn đa dạng sinh học và
phục vụ cho các cộng đồng người, và do đó thể hiện đấy đủ phạm vi được
nêu trong văn kiện Công ước. Vì vậy việc tên của Hiệp ước này đến nay
được gọi một cách phổ biến dưới dạng ngắn gọn là “Công ước về các vùng
Đất ngập nước” là hoàn toàn phù hợp. (thay đổi tên của Hiệp ước đòi hỏi
phải sửa đổi chính Hiệp ước đó. Đây là một quá trình phức tạp và nhiều thủ
tục mà các Bên tham gia hiện không muốn thực hiện).
Công ước này có hiệu lực vào năm 1975 và hiện nay (tính đến tháng
12/2006) có 153 Bên tham gia, hoặc là quốc gia thành viên, ở mọi nơi trên
thế giới. Mặc dù thông điệp của Công ước Ramsar là sự cần thiết phải sử
dụng bền vững các vùng đất ngập nước nhưng nội dung trung tâm của Công
ước này là Danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế
(danh sách Ramsar). Hiện nay, các Bên tham gia đã đưa vào danh sách này
trên 1.634 vùng đất ngập nước được coi là “vùng Ramsar” cần được bảo vệ
đặc biệt với diện tích trên 145 triệu hecsta(1,45 triệu km²), lớn hơn diện tích
bề mặt của nước: Pháp, Đức,Tây Ban Nha vµ Thụy Sỹ cộng lại.
Tổ chức Văn hóa, khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc
(UNESCO) được coi là cơ quan được ủy quyền của Công ước. Tuy nhiên,
Công ước Ramsar không thuộc hệ thống các Công ước và hiệp ước về môi
trường của Liên hiệp quốc và UNESCO. Công ước này chỉ chịu trách nhiệm
đối với Hội nghị các Bên tham gia (COP) và các công việc hành chính hàng
ngày được giao cho một Ban thư ký Ramsar được Tổ chức Bảo tồn thiên
nhiên thế giới (IUCN) cho sử dụng chung trụ sở của mình tại Gland, Thụy
Sỹ.
Sứ mạng của Công ước Ramsar được các Bên tham gia thông qua năm
1999 và điều chỉnh vào năm 2002 là “Bảo tồn và sử dụng một cách khôn
khéo các vùng đất ngập nước thông qua hành động của địa phương, của
khu vực, của quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp phần đạt được mục
tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới”.
1.2. Thế nào là vùng đất ngập nước?
Đất ngập nước là những nơi mà nước là nhân tố chính kiểm soát môi
trường và hệ động thực vật sinh sống ở vùng đó. Vùng ngập nước xuất hiện
khi mực nước ở hay gần bề mặt của đất bị ngập bởi nước.
Theo Công ước Ramsar, vùng đất ngập nước được bảo vệ bởi Công
ước này được hiểu một cách rất rộng. Theo văn kiện của Công ước này
(Điều 1.1), đất ngập nước được xác định là: “Những vùng đầm lầy, miền
đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng đất tù nhiên hoặc nhân tạo, có thể
tồn tại lâu dài hay tạm thời, có nước tĩnh hoặc nước chảy, là nước ngọt,
nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng nước biển có độ sâu
không quá 6 mét khi triều kiệt”.
Hơn thế nữa, với mục đích bảo vệ những vùng này, Điều 2.1 cho rằng
những vùng đất ngập nước trong danh sách các vùng đất ngập nước có tầm
quan trọng quốc tế của Ramsar: “Có thể gồm những vùng đất ven sông
hoặc ven biển liền kề với vùng đất ngập nước, các hòn đảo hoặc vùng
nước biển có độ sâu hơn 6 mét khi triều kiệt trong vùng đất ngập
nước”.
Nhìn chung, có năm loại đất ngập nước chính:
۪ Vùng biển (vùng đất ngập nước ven biển gồm phá ven biển, bờ đá và
dải san hô);
۪ Vùng cửa sông (gồm các vùng châu thổ, vùng đầm lầy có thủy triều
và vùng đầm lầy đước);
۪ Vùng hồ (vùng đất ngập nước quanh hồ);
Vùng sông (vùng đất ngập nước dọc theo sông suối) và
۪ Vùng đầm lầy (gồm đầm lầy, bãi lầy, đất lầy).
Bên cạnh đó, có những vùng đất ngập nước do con người tạo nên
như ao nuôi cá và tôm, ao chăn nuôi, đất nông nghiệp được tưới tiêu, hồ
muối, hồ chứa nước, hố đào cát sỏi, nơi xử lý nước thải và kênh mương.
Công ước Ramsar đã thông qua cách phân loại đất ngập nước bao gồm 42
loại được chia thành 3 nhóm: đất ngập nước ở biển và vùng ven biển, đất
ngập nước nội địa, và đất ngập nước nhân tạo.
Theo Công ước, đất ngập nước ở biển được coi là ®ất ngập nước khi
có độ sâu không quá 6 mét khi triều kiệt (con số này được cho rằng xuất
phát từ độ sâu tối đa mà vịt biển có thể lặn được trong khi kiếm ăn). Tuy
nhiên, Công ước này cũng áp dụng với cả những vùng nước sâu hơn 6 mét
cũng như với các đảo nằm trong phạm vi vùng đất ngập nước được bảo vệ.
Cũng cần chú ý là hồ và sông – bất kể có độ sâu là bao nhiêu – cũng được
coi là nằm trọn vẹn trong phạm vi định nghĩa vùng đất ngập nước của Công
ước Ramsar.
Đất ngập nước xuất hiện ở mọi nơi từ địa cực tới xích đạo. Hiện nay,
người ta vẫn chưa biết chính xác diện tích đất ngập nước chiếm bao nhiêu
phần trăm diện tích bề mặt trái đất. UNEP (Chương trình môi trường Liên
hiệp quốc) cho rằng diện tích này vào khoảng 570 triệu hecsta (5,7 triệu
km²), tức là khoảng 6% diện tích bề mặt của trái đất, trong đó có 2% của
diện tích này là hồ, 30% là bãi lầy, 20% là đầm lầy và 15% là đồng bằng cửa
sông. Mitsch và Gosselink trong cuèn sách giáo khoa: “ Tiêu chuẩn đất ngập
nước’’ (tái bản lần thứ 4, năm 2000) cho rằng diện tích này chiếm từ 4-6%
diện tích bề mặt đất của trái đất. Cây đước bao phủ khoảng 240.000 km²
diện tích ven biển và trên toàn thế giới diện tích san hô vào khoảng 600.000
km². Tuy nhiên báo cáo đánh giá toàn cầu về tài nguyên đất ngập nước phục
vụ cho COP7 của Ramsar tổ chức vào năm 1999 trong khi khẳng định rằng
“không thể chỉ ra một số liệu có thể chấp nhận được về diện tích đất ngập
nước trên toàn cầu” lại cho rằng, diện tích này trên toàn cầu tối thiểu là từ
748-778 triệu hécta. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng nếu căn cứ vào các nguồn
thông tin khác nữa thì con số “tối thiểu” này có thể tăng lên từ 999 đến
4.462 triệu hécta
1.3. Tại sao phải bảo tồn đất ngập nước?
Đất ngập nước là môi trường hữu ích nhất trên thế giới. Đó là cái nôi
của đa dạng sinh học và cung cấp nước cũng như những điều kiện cơ bản
giúp vô số các loài đéng thực vật tồn tại. Đất ngập nước là nơi tập trung ở
mức cao các loài chim, loài thú có vú, bò sát, động vật lưỡng cư, cá và các
loài nhuyễn thể. Đất ngập nước cũng là kho của nguyên liệu gen thực vật. Ví
dụ, lúa – một loài thực vật sống ở đất ngập nước – là cây lương thực cho hơn
một nửa nhân loại.
Trong những năm gần đây, vai trò đa dạng của hệ sinh thái đất ngập
nước và giá trị của chúng đối vơí nhân loại đã được hiểu ngày một rõ hơn và
đã được tài liệu hóa. Nhờ đó, những khoản chi phí lớn đã được đầu tư để
khôi phục lại những chức năng sinh học và thủy học đã bị mất hoặc thoái
hóa của đất ngập nước. Tuy nhiên, những gì đã làm vẫn chưa đủ. Cuộc chạy
đua vẫn còn tiếp diễn nhằm cải thiện tình hình trên phạm vi toàn cầu khi các
nhà lãnh đạo của thế giới cố gắng đương đầu với khủng hoảng nước đang
gia tăng và tác động của biến đổi khí hậu. Đây là thời điểm mà dân số thế
giới mỗi năm sẽ tăng thêm khoảng 70 triệu người trong vòng 20 năm tới.
Từ năm 1900 đến năm 1995, lượng nước ngọt tiêu thụ trên toàn cầu đã
tăng lên 6 lần, cao gấp đôi so với tốc độ tăng dân số. Một phần ba dân số
thế giới hiện đang sống ở những nước đang phải trải qua những căng thẳng
vừa và cao về vấn đề nước.
Khả năng thích nghi với điều kiện đang thay đổi và việc thúc đẩy tốc
độ thay đổi của các vùng đất ngập nước sẽ là vô cùng quan trọng đối với con
người và động vật hoang dã ở khắp nơi bởi vì chúng ta đã cảm nhận được
những tác động đầy đủ của thay đổi môi trường đối với hệ sinh thái sống còn
của chúng ta. Hiện tại, thế giới đang tập trung sự quan tâm đối với vùng đất
ngập nước và những lợi ích của những vùng đất này đối với con người.
Những nhà hoạch định chính sách và ra quyết định thường đưa ra các
quyết định phát triển dựa trên những tính toán đơn giản về lợi ích tiền bạc
của những đề xuất mà họ nhận được. Trong khi đó, tầm quan trọng của
những vùng đất ngập nước đèi với môi trường và xã hội loài người đã từ lâu
không được đánh giá đúng mức vì việc cân nhắc giá trị của đôla với giá trị
và lợi ích, hàng hóa và dịch vụ của hệ sinh thái đất ngập nước là rất khó. Do
vậy, ngày càng có nhiều các nhà kinh tế và các nhà khoa học làm việc trong
một lĩnh vực đang phát triển là đánh giá các dịch vụ mà hệ sinh thái đem lại.
Đây là một nhiệm vụ đầy khó khăn, thách thức. Tuy nhiên để giúp những
nhà hoạch định chính sách có được những thông tin chính xác về giá trị kinh
tế có thể so sánh được của một vùng đất ngập nước lành mạnh cũng như
những thiệt hại về kinh tế của một vùng đất ngập nước bị mất đi hay bị suy
thoái thì không còn cách nào khác ngoài việc thúc đẩy những nghiên cứu
theo hướng này. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các hÖ sinh thái
hằng năm cung cấp các dịch vụ trị giá ít nhất là 33 nghìn tỷ đôla Mỹ, trong
đó giá trị dịch vụ do các vùng đất ngập nước đem lại là 4,9 nghìn tỷ đôla
Mỹ.
Bên cạnh đó, đất ngập nước rất quan trọng thậm chí có vai trò cốt yếu
đối với sức khỏe, phúc lợi và sự an toàn của những người sống trong hoặc
gần chúng. Đất ngập nước là một trong những môi trường hữu ích nhất trên
thế giới và cung cấp cho chúng ta rất nhiều lợi ích đa dạng.
a. Chức năng
Sự tác động qua lại của các thành phần vật lý, sinh vật và hóa học của
đất ngập nước như đất, nước, động thực vật giúp đất ngập nước có được
những vai trò cốt yếu như:
.Giữ nước;
.Chống bão và làm giảm lũ lụt;
.Giúp ổn định đất ven bờ và kiểm soát lở đất;
.Cung cấp nước cho mạch nước ngầm (nước từ vùng đất ngập nước
thấm xuống tầng đất ngầm ngập nước);
.Lấy nước ngầm (nước ngầm thoát lên trên thành nước mặt ở những
vùng đất ngập nước);
.Lọc nước;
-Giữ lại chất dinh dưỡng;
.Giữ lại các chất trầm tích;
.Giữ lại các chất gây ô nhiễm;
.Ổn định khí hậu trong vùng, đặc biệt là lượng mưa và nhiệt độ.
b. Giá trị
- Đất ngập nước thường cung cấp nhiều lợi ích kinh tế như:
- Cung cấp nước (số lượng và chất lượng);
- Thuỷ sản (trên 2/3 sản lượng cá thu hoạch trên thế giới gắn liền với
sự lành mạnh / chất lượng của các vùng đất ngập nước );
- Nông nghiệp (thông qua việc duy trì mức nước ngầm và chất dinh
dưỡng được giữ lại ở những vùng đồng bằng cửa sông);
- Gỗ và các nguyên liệu xây dựng khác;
- Tài nguyên động thực vật hoang dã;
Giao thông;
- Nhiều loại sản phẩm khác nhau, gồm cả cây thuốc;
- Cơ hội giải trí và du lịch;
Bên cạnh đó, đất ngập nước có những giá trị đặc biệt như là một phần
của di sản văn hoá của nhân loại vì chúng phản ánh niềm tin vào tôn giáo và
vũ trụ cũng như các giá trị tinh thần, tạo nên nguồn cảm hứng thẩm mỹ và
mỹ thuật, cung cấp những giá trị khảo cổ vô giá, trở thành nơi bảo tồn động
vật hoang dã và hình thành nên nền tảng của những truyền thống văn hoá,
kinh tế và xã hội quan trọng của địa phương.
Trong bản đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ (MA) xuất bản năm
2005, hệ sinh thái được mô tả là quần xã sinh vật (bao gồm cả con người) và
môi trường (các thành phần của hệ sinh thái) tương tác với nhau (thông qua
các quá trình sinh thái) như một nhóm chức năng cung cấp nhiều lợi ích
khác cho con người (dịch vụ sinh thái).
Thuật ngữ “các dịch vụ sinh thái” chỉ chức năng cung cấp, điều hoà và
dịch vụ văn hoá của hệ sinh thái có ảnh hưởng trực tiếp tới con người và các
dịch vụ hỗ trợ cần thiết để duy trì các dịch vụ cần thiết khác. Các thông tin
bổ sung có thể tìm thấy trong Báo cáo tổng hợp do chương trình Đánh giá hệ
sinh thái thiên niên kỷ (MA) xây dựng cho Công ước Ramsar (Finlayson,
C.M., D,Cruz, R. & Davidson, N.C. 2005. ĐNN và nước: các dịch vụ sinh
thái và hạnh phúc của con người, Viện dữ liệu thế giới, Washington D.C.).
Trong nội dung chính của Công ước Ramsar, điều này thể hiện các sản
phẩm, chức năng và thuộc tính như đã nêu trong Nghị quyết VI.1 và được
mở rộng bao gồm cả các giá trị, các lợi ích và chức năng văn hoá vật thể và
phi vật thể, như được nêu trong tài liệu số 15 của COP 8 là các khía cạnh
văn hoá của đất ngập nước .
Dưới đây là các thuật ngữ được sử dụng trong những tài liệu và hướng
dẫn về Công ước Ramsar trước đây cùng với những thuật ngữ được sử dụng
trong Đánh giá hệ sinh thái thiên niên niên kỷ.
Các thuật ngữ đánh giá hệ Những thuật ngữ có liên
sinh thái thiên niên kỷ được sử quan sử dụng trong các hướng dẫn
dụng trong các hướng dẫn của về Công ước Ramsar và các tài liệu
Công ước Ramsar và trong các khác
Công ước khác
Các thành phần của hệ sinh “Thành phần”, “đặc tính”,
thái: vật lý, hoá học, sinh học (môi “thuộc tính", “tính chất”
trường sống, loài, gen)
Tiến trình sinh thái trong và “Tiến trình”, “sự tác động qua
giữa các hệ sinh thái lại”, “tính chất”, “chức năng”
Dịch vụ sinh thái: cung cấp, “Dịch vụ”, “lợi ích”, “giá trị”,
điều hoà, văn hoá, hỗ trợ “chức năng”, “hàng hoá”, “sản
phẩm”
Các chức năng, giá trị và thuộc tính của các “dịch vụ sinh thái” và
“các thành phần” chỉ có thể được duy trì nếu như các tiến trình sinh thái của
đất ngập nước tiếp tục hoạt động. Đáng tiếc là mặc dù đã có những tiến bộ
quan trọng trong những thập kỷ gần đây nhưng đất ngập nước vẫn tiếp tục
là một trong những hệ sinh thái bị đe doạ nhiều nhất trên thế giới, chủ yếu là
do nước thải, ô nhiễm và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên.
Hiện nay, bộ tài liệu thông tin bảng 11 về “giá trị và chức năng của đất
ngập nước ” và bộ tài liệu thông tin bảng 10 hiện đã có ở Ban Thư Ký và
trên trang Web của Công ước Ramsar. Nội dung giải nghĩa sâu hơn về các
thuật ngữ truyền thống của Công ước Ramsar trong Đánh giá hệ sinh thái
thiên niên kỷ được thể hiện trong phụ lục A của Nghị quyết IX.1 (2005).
QUAN HỆ VỚI CÁC CÔNG ƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
MÔI TRƯỜNG
Lợi ích của việc điều phối hợp và phối hợp các công việc có liên quan
và trùng lặp của các Công ước và các tổ chức quốc tế đã được tính đến. Ban
Thư ký đã rất nỗ lực để tạo ra sự phối hợp với các công cụ có liên quan đến
môi trường và họ sẽ tiếp tục công việc này. Trong một số trường hợp, các
đánh giá về những tiến bộ trong quan hệ này đã cho thấy những quan hệ như
vậy rất có lợi cho các Bên tham gia. Tương tự, Ban Thư ký cũng đã triển
khai những bước đi mạnh mẽ để khuyến khích “cơ quan hành chính” của
Công ước Ramsar (cơ quan đầu mối tại các quốc gia) xây dựng mối quan hệ
cộng tác chặt chẽ với các đối tác của mình với các Công ước khác trên phạm
vi quốc gia (việc hiệp đồng với các tổ chức và cơ quan khác ngoài Công ước
được trình bày ở phần (3.9).
Công ước Đa dạng sinh học (CBD)
Tháng 01 năm 1996, Ban Thư ký của Công ước Ramsar và Công ước
Đa dạng sinh học đã ký văn kiện hợp tác đầu tiên và vào tháng 11 năm đó
Hội nghị các Bên tham gia lần thứ III của Công ước Đa dạng sinh học đã
mời Công ước Ramsar “hợp tác với tư cách là đối tác hàng đầu” trong thực
hiện các hoạt động của Công ước Đa dạng sinh học liên quan đến đất ngập
nước. Theo đó, hai Công ước đã xây dựng và thực hiện kế hoạch hợp tác
chung giai đoạn 1998-1999. Sau đó, kế hoạch hợp tác chung thứ hai cho giai
đoạn 2000-2001 đã thực hiện thành công. Hiện nay, kế hoạch hợp tác chung
thứ ba cho giai đoạn 2002-2006 được thông qua tại Hội nghị các Bên tham
gia lần thứ 6 của Công ước Đa dạng sinh học tổ chức vào tháng 4 năm 2002
và Hội nghị các Bên tham gia lần thứ 8 của Công ước Ramsar tổ chức vào
tháng 11 năm 2002 đang tiếp tục cung cấp một kế hoạch chi tiết cho việc
hợp tác chung giữa hai Công ước. Đồng thời, kế hoạch hợp tác chung lần
thứ tư cho giai đoạn 2007 trở đi cũng đang được xây dựng. Hội nghị các Bên
tham gia của hai Công ước cũng kêu gọi tăng cường trao đổi và hợp tác giữa
các tổ chức khoa học trực thuộc, giữa Tổ chức công nghệ, kỹ thuật và khoa
học thuộc Công ước Đa dạng sinh học và Ban đánh giá khoa học kỹ thuật
của Công ước Ramsar (STRD, 3.5) cũng như tăng cường sự tham gia thường
xuyên của Bên tham gia hai Công ước này vào các công việc và Hội nghị
của nhau.
Công ước Bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư:
Đầu tiên, Ban Thư ký của Công ước Ramsar và Công ước Bảo tồn các
loài động vật hoang dã di cư ký Bản ghi nhớ vào tháng 01 năm 1997 nhằm
đảm bảo sự hợp tác giữa hai Ban Thư ký trong các lĩnh vực: quảng bá về hai
Công ước; hoạt động bảo tồn chung; thu thập, dự trữ và phân tích số liệu; ký
kết các Hiệp định mới về các loài di cư, kể cả các loài di trú đang gặp nguy
hiểm và các loài trong điều kiện khó bảo tồn. Quan hệ hợp tác giữa hai Công
ước này đã đạt được kết quả cụ thể, đặc biệt là những công tác phối hợp giữa
Công ước Ramsar và Hiệp định bảo tồn chim nước di cư Âu-Phi thuộc Công
ước bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư, Hiệp định bảo tồn chim nước
di cư Âu-Phi và Công ước bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư đã được
ký kết vào tháng 4 năm 2004.
Công ước di sản thế giới UNESCO:
Bản ghi nhớ giữa Ban Thư ký Công ước Ramsar và Trung tâm di sản
thế giới đã được ký vào năm 1999. Các cán bộ phụ trách khu vực tự nhiên
của Ban Thư ký Công ước Ramsar và Di sản thế giới duy trì một quan hệ
làm việc chặt chẽ với nhau nhằm:
Thúc đẩy việc đề cử các vùng đất ngập nước theo các tiêu chí của hai
Công ước;
Đánh giá các mẫu báo cáo và điều phối việc báo cáo về các vùng đất
nằm giữa nhiều vùng lãnh thổ;
Đóng góp cho những nỗ lực đào tạo của hai Công ước;
Điều phối các hoạt động gây quỹ cho các vùng đất chung giữa nhiều
vùng lãnh thổ;
Khuyến khích thành lập các Uỷ ban quốc gia chung.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, Công ước di sản thế giới và Công
ước Ramsar đã làm việc cực kỳ chặt chẽ trong các chương trình tư vấn của
các chuyên gia đối với khu vực Ichkeul ở Tunisia, khu vực Djoudj và
Diawling ở Senegal và Mauritania vùng hồ Srebarna ở Bungari.
Công ước của Liên hiệp quốc về chống sa mạc hoá (UNCCD):
Đất ngập nước ở nơi đâu cũng quan trọng, đặc biệt càng quan trọng
hơn ở các vùng đất khô cằn. Do vậy, Ban Thư ký của Công ước Ramsar đã
tham dự Hội nghị các Bên tham gia đầu tiên của Công ước của Liên hiệp
quốc gia về chống sa mạc hoá tổ chức vào tháng 11 năm 1997 và tại đây đã
phân phát cho các đại biểu tài liệu thông tin về “các vùng đất ngập nước ở
vùng khô cằn”. Tại Hội nghị các Bên tham gia lần thứ hai của Công ước
Liên hiệp quốc về chống sa mạc hoá tổ chức vào tháng 12 năm 1998, Tổng
Thư ký của Công ước Ramsar và Thư ký điều hành của Công ước chống sa
mạc hoá đã ký Biên bản hợp tác giữa các Ban Thư ký để giúp tăng cường
trao đổi thông tin giữa các bên, để phối hợp các hoạt động và tránh trùng lặp
các hoạt động. Tuy nhiên, sự hợp tác thực tế giữa hai Ban thư ký này đến
nay chỉ tiến triển rất chậm chạp.
Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
(UNFCCC):
Để chuẩn bị cho Hội nghị các Bên tham gia của Công ước khung của
Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu, Ban Thư ký Công ước Ramsar đã uỷ
quyền cho IUCN chuẩn bị báo cáo có tiêu đề ĐNN và sự biến đổi của khí
hậu: Tìm hiểu sự hợp tác giữa Công ước về các vùng đất ngập nước
(Ramsar, Iran, 1971) và Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí
hậu. Báo cáo này đã được dịch ra 6 thứ tiếng chính thức của Liên hiệp quốc
và được chuyển cho Tổ chức tư vấn khoa học kỹ thuật trực thuộc Công ước
khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu và phân phát cho các đại biểu
dự Hội nghị các Bên tham gia của Công ước.
Tổ chức tư vấn khoa học kỹ thuật trực thuộc Công ước khung của Liên
hiệp quốc về biến đổi khí hậu “yêu cầu Ban Thư ký (của Công ước khung
của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu) liên lạc với Ban Thư ký của Công
ước về các vùng đất ngập nước về các vấn đề cụ thể được nêu ra trong báo
cáo của đại diện Ban Thư ký đó nhằm xác định các biện pháp tăng cường
hợp tác giữa hai Công ước. Tổ chức Tư vấn khoa học kỹ thuật trực thuộc
Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu yêu cầu Ban Thư ký
báo cáo lại vấn đề này tại phiên họp thứ 12 của tổ chức”. Ban Thư ký của
Công ước Ramsar và Công ước khung của Liên hiệp quèc về biến đổi khí
hậu đang cùng nhau làm việc để chuẩn bị báo cáo chính thức trình lên Tổ
chức tư vấn khoa học kỹ thuật và lên Hội nghị các Bên tham gia của Công
ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu. Trong Nghị quyết VIII.3
(2002), Hội nghị các Bên tham gia đã yêu cầu Ban đánh giá khoa học kỹ
thuật của Công ước Ramsar làm việc tiếp với Công ước khung của Liên hiệp
quốc về biến đổi khí hậu và Ban hội thẩm liên chính phủ về biến đổi khí hậu
về mối quan hệ giữa các vùng đất ngập nước và sự biến đổi khí hậu.
Các Công ước khu vực và Uỷ ban về các vùng châu thổ:
Ban Thư ký Công ước Ramsar cũng đã ký các Biên bản hợp tác với
Công ước bảo vệ và phát triển môi trường biển của vùng Caribbean mở rộng
(Công ước các Cartagen) thuộc chương trình môi trường Liên hiệp quốc
(UNEP) (Ký lần đầu vào tháng 5 năm 2000 và phiên bản mới vào tháng 6
năm 2005) và với cơ quan Điều phối kế hoạch hành động của Công ước bảo
vệ và phát triển môi trường biển và vùng ven Địa Trung Hải (Công ước
Barcelona) (Ký lần đầu vào tháng 1 năm 2001 và ký biên bản mới vào tháng
2 năm 2006). Ban Thư ký cũng ký một Biên bản hợp tác với Công ước bảo
vệ và phát triển bền vững vùng Carpathians (Công ước Carpathians) vào
tháng 12 năm 2006. Chương trình môi trường khu vực Thái Bình Dương
(Sprep) là đối tác của Công ước Ramsar theo một kế hoạch hợp tác chung
bắt đầu từ năm 2002 và giờ đây Văn phòng của Chương trình là tại Samoa
đã trở thành Văn phòng cộng tác của Công ước Ramsar cho khu vực Châu
Đại Dương. Bên cạnh đó, Uỷ ban Quốc tế về bảo vệ sông Danube (CIPDR)
cũng hợp tác với Công ước Ramsar theo Hiệp định vào tháng 11 năm 2000.
Hơn thế nữa, Công ước Ramsar cũng tham gia sâu sát vào công việc của Uỷ
ban Châu thổ hồ Chad và Cơ quan quản lý vùng châu thổ Niger. Ban Thư ký
của Công ước Ramsar đã ký các Biên bản hợp tác với các tổ chức này vào
tháng 11 năm 2002. Ban Thư ký Công ước Ramsar cũng đã ký với Uỷ ban
Quốc tế về vùng châu thổ Công-Ougangui-Sang (CICOS) một thoả thuận
mới vào tháng 3 năm 2006.
Mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chính thức
Bên cạnh đó, Công ước Ramsar cũng hợp tác chặt chẽ với Chương
trình con người và sinh quyển của Liên hiệp quốc trong khuân khổ của
chương trình hợp tác chung được ký lần đầu vào năm 2002 và ký một thoả
thuận hợp tác mới vào tháng 2 năm 2006 với Cơ quan môi trường châu Âu.
Ban Thư ký Công ước Ramsar đã ký một thoả thuận với Hệ thống quan sát
hệ động thực vật trên cạn toàn cầu (GTOS) vào tháng 6 năm 2006 và hợp tác
chặt chẽ với Cơ quan vũ trụ châu Âu về dự án đất ngập nước toàn cầu (dự án
này nhằm phát triển các công cụ quản lý và giám sát dựa trên các số liệu
quan sát trái đất trong dự án thí điểm tại 50 vùng Ramsar trên thế giới. Gần
đây, Ban Thư ký Công ước Ramsar cũng phối hợp với nhiều Tổ chức Nông
Lương Liên hiệp quốc (FAO) và đang tiến hành thảo luận các thoả thuận
hợp tác với cả FAO và UNITAR.
Công tác điều phối với các Công ước:
Ban Thư ký Công ước Ramsar tham dự vào các buổi họp về việc điều
phối các Công ước do Chương trình môi trường Liên hiệp quốc tổ chức và
hoan nghênh xu hướng của các buổi họp này là ít tập trung đơn thuần vào
các vấn đề hành chính và tập trung nhiều hơn vào các vấn đề điều phối thực
tế. Ban Thư ký Công ước Ramsar cũng dành thời gian và tài chính để tham
gia các nhóm công tác và các công trình nghiên cứu nhằm cân đối các yêu
cầu của các Công ước có liên quan đến Đa dạng sinh học. Ví dụ như Ban
Thư ký Công ước Ramsar đã tham gia nghiên cứu khả thi do Trung tâm
giám sát bảo tồn thế giới thuộc Chương trình môi trường Liên hiệp quốc tiến
hành về việc cân đối các yêu cầu báo cáo được nêu tại các tài liệu khác nhau
và tham gia các Nhóm quản lý môi trường của Chương trình môi trường
Liên hiệp quốc.
Tại Hội nghị các Bên tham gia lần thứ 8 tổ chức vào năm 2002, Công
ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu đã quyết định mời Công
ước Ramsar tham gia vào hoạt động của Nhóm Liên lạc chung (JLG) của
“Các Công ước Rio”, Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí
hậu, Công ước Đa dạng sinh học và Công ước của Liên hiệp quốc về chống
sa mạc. Bên cạnh đó, 5 Công ước liên quan đến đa dạng sinh học là Công
ước về đa dạng sinh học (CBD), Công ước về mua bán quốc tế các loài động
thực vật hoang dã đang bị nguy hiểm (CITES), Công ước về việc bảo tồn
các loại động vật hoang dã di cư (CMS), Công ước Ramsar và Công ước Di
sản thế giới đã cùng tham gia vào trang web do CBD tổ chức bắt đầu từ
tháng 3 năm 1999. Công ước Ramsar cũng tham gia tích cực với tư cách là
một thành viên chính thức của Nhóm Liên lạc đa dạng sinh học (BLG) gồm
5 thành viên nêu trên.
LỊCH SỬ VỀ CÔNG ƯỚC RAMSAR
1. Bối cảnh
Năm 1962, lần đầu tiên lời kêu gọi về một Công ước quốc tế về vùng
đất ngập nước được đưa ra trong Hội nghị về Dự án MAR (bắt nguồn từ các
từ “MARshes” và “MARécages” và “MARismas”) vốn là một chương trình
ra đời năm 1960 xuất phát từ những lo ngại trước thực trạng những dải đầm
lầy và vùng đất ngập nước rộng lớn ở châu Âu bị tàn phá hoặc thu hẹp
nhanh chóng, mà hậu quả là nhiều loài chim nước suy giảm.
Hội nghị MAR diễn ra từ ngày 12-16/11/1962 tại Les Saintes Maries-
de-la-Mer (Camargue, Pháp) do Tiến sỹ Luc Hoffmann tổ chức với sự tham
gia của Hiệp hội quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên
(bây giờ là IUCN – Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới), Uỷ ban nghiên
cứu các vùng đất ngập nước và chim nước quốc tế - IWRB (hiện nay là tổ
chức các vùng đất ngập nước quốc tế - Wetland International) và Uỷ ban bảo
tồn chim quốc tế - ICBP (hiện nay là Birdlife International).
Trong 8 năm sau đó, nội dung Công ước được đàm phán qua một loạt
các cuộc họp kỹ thuật (St.Andrew 1963, Noordwijk 1966, Leningrad 1968,
Morges 1968, Viên 1969, Matxcơva 1969 và Espoo 1970) với sự bảo trợ của
IWRB, sự hướng dẫn của Giáo sư G.V.T Matthews và sự lãnh đạo của
Chính phủ Hà Lan. Ban đầu, Công ước dự kiến hướng đến mục tiêu cụ thể là
bảo tồn các loài chim nước thông qua thiết lập một mạng lưới các nơi cư trú,
nhưng sau đó, đặc biệt là với những đóng góp chuyên môn của cố vấn pháp
lý – ông Cyrille de Klemm, vấn đề bảo tồn sinh thái các vùng đất ngập nước
(chứ không chỉ là bảo tồn các loài) đã trở lên nổi bật.
Cuối cùng, Văn kiện Công ước cũng đã được nhất trí vào ngày
02/02/1971 và được đại biểu của 18 nước ký kết một ngày sau đó tại một
Hội nghị quốc tế do ông Eskander Firouz – Bộ trưởng Thuỷ sản và thú săn
của Iran – Tổ chức, tại khu nghỉ mát Ramsar trên bờ biển Caspian của Iran.
Tháng 12/1975, Công ước có hiệu lực thi hành sau khi UNESCO, tổ
chức lưu chiểu Công ước, nhận được văn kiện gia nhập thứ 7 từ Hy Lạp.
Năm 2006, Công ước kỷ niệm 35 năm ngày ra đời của mình và hiện nay đã
có các nước từ tất cả các khu vực trên thế giới tham gia Công ước.
Kể từ khi được thông qua, Công ước Ramsar đã được sửa đổi 02 lần
vào tháng 12/1982 bắng một nghị định thư (bổ sung điều ước ban đầu) và
vào năm 1987, với một loạt các bổ sung, sửa đổi được gọi là “các sửa đổi
Reginal”.
CÁC TIÊU CHÍ RAMSAR
Các tiêu chí để xác định các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng
quốc tế
Nội dung của Công ước (điều 2.2) khẳng định:
“Các vùng đất ngập nước cần được lựa chọn để đưa vào danh sách các
vùng đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế trên cơ sở hệ sinh thái, hệ thực vật,
hệ sinh vật, hệ sinh thái hồ hoặc sinh thái nước” và chỉ rõ “các vùng đất
ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và có ý nghĩa bảo tồn đối với các loài
chim nước vì bất cứ lý do gì cần phải được bảo tồn trong danh sách”.
Quy trình áp dụng các tiêu chí cụ thể để xác định một khu đất ngập
nước có ý nghĩa quốc tế bắt đầu năm 1974, nhưng các tiêu chí chính thức
đầu tiên đã được thông qua tại Hội nghị thành viên lần thứ nhất (COP 1) vào
năm 1980. Năm 1987 và năm 1990, Hội nghị thành viên đã xem xét lại các
tiêu chí này một lần nữa và tại COP 6 vào năm 1996 thành viên đã bổ sung
một số tiêu chí về các loài cá và nghề cá. Các tiêu chí được tổ chức lại và
được chia làm 02 nhóm – dựa trên cơ sở tính đại diện / tính đặc trưng và trên
cơ sở đa dạng sinh học – quy định tại khung chiến lược và hướng dẫn phát
triển trong tương lai của các loài trong Danh sách (được thông qua tại Nghị
quyết VII.11, 1999) và tại COP 9 (năm 2005), tiêu chí thứ 9 được đưa thêm
vào nhằm điều chỉnh các loài động vật phi gia cầm phụ thuộc vào vùng đất
ngập nước.
Các tiêu chí lựa chọn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc
tế
Tiêu chí 1: Vùng đất
ngập nước được coi là
có tầm quan trọng quốc
tế nếu vùng đó bao gồm
các loài động, thực vật
quý hiếm, đặc trưng và
Tiêu chí Nhóm A
điển hình xét về đặc
tính tự nhiên hoặc gần
với tự nhiên của vùng
đất ngập nước, mà được
tìm thấy trong khu vực
sinh địa lý thích hợp
Tiêu chí 2: Vùng đất
ngập nước được coi là
Tiêu chí Nhóm B có tầm quan trọng quốc
Các vùng có tầm quan Các tiêu chí dựa trên tế nếu nó đóng vai trò
trọng quốc tế trong việc chủng loại và hệ sinh hỗ trợ cho các hệ sinh
bảo tồn đa dạng sinh thái thái đang bị đe doạ,
học hoặc các loài có nguy
cơ bị nguy hiểm hoặc
cực kỳ nguy hiểm
Tiêu chí 3: Vùng đất
ngập nước được coi là
có tầm quan trọng quốc
tế nếu nó đóng vai trò
hỗ trợ cho các loài
động, thực vật có ý
nghĩa quan trọng trong
việc duy trì đa dạng
sinh học tại một vùng
sinh địa lý cụ thể
Tiêu chí 4: Vùng đất
ngập nước được coi là
có tầm quan trọng quốc
tế nếu nó đóng vai trò
hỗ trợ cho các loài
động, thực vật đang
trong giai đoạn quyết
định trong vòng đời,
hoặc cung cấp nơi trú
ẩn cho các loài này khi
chúng gặp những điều
kiện nguy hiểm
Tiêu chí 5: Vùng đất
ngập nước được coi là
có tÇm quan trọng quốc
Các tiêu chí dựa trên
tế nếu nó thường xuyên
các loài chim nước
hỗ trợ từ 20.000 c¸
thÓ loµi chim nước
trở lên.
Tiêu chí 6: Vùng đất
ngập nước được coi là
có tầm quan trọng quốc
tế nếu nó thường xuyên
hỗ trợ 1% số lượng một
loài hoặc phân loài
chim nước.
Tiêu chí 7: Vùng đất
ngập nước được coi là
có tầm quan trọng quốc
tế nếu nó hỗ trợ một tỷ
lệ đáng kể các loài,
phân loài và các họ cá
bản địa, các giai đoạn
lịch sử trong vòng đời,
Các tiêu chí đặc biệt
sự tương tác giữa các
căn cứ trên cơ sở loài cá
loài và / hoặc số lượng
mà có tính đại diện cho
lợi ích của vùng đất
ngập nước và / hoặc các
giá trị và bằng cách ấy,
đóng góp vào sự đa
dạng sinh học của toàn
cầu.
Tiêu chí 8 : Vùng đất
ngập nước được coi là
có tầm quan trọng quốc
tế nếu nó cung cấp một
nguồn thức ăn quan
trọng cho các loài cá, là
nơi sinh sản, nuôi
dưỡng và / hoặc đường
di cư mà nhờ đó các
loài cá có thể sinh sôi
nảy nở tại vùng đất
ngập nước hay ở nơi
khác tuỳ thuộc vào điều
kiện cụ thể.
Tiêu chí 9: Vùng đất
ngập nước được coi là
có tầm quan trọng quốc
tế nếu nó thường xuyên
Tiêu chí đặc biệt dựa
hỗ trợ 1% số lượng một
vào taxon
loài hoặc phân loài
động vật, phi gia cầm
sống phụ thuộc vào
vùng đất ngập nước.
Khung chiến lược đưa ra những hướng dẫn tổng quát giúp cho việc
áp dụng các tiêu chí được thống nhất. Hội nghị Ramsar lần thứ 8 (COP8)
vào năm 2002 đã yêu cầu hội đồng khoa học và kỹ thuật (STRP) xem xét lại
các tiêu chí của Ramsar về lựa chọn vùng đất ngập nước liên quan tới các
yếu tố biểu thị về mặt đa dạng sinh học được nêu tại phụ lục I của Công ước
về đa dạng sinh học (CBD), đặc biệt liên quan đến các tiêu chí và hướng dẫn
về đặc điểm kinh tế, xá hội và văn hoá của vùng đất ngập nước, nhằm mục
đích hài hoà (tới mức có thể) giữa các tiêu chí lựa chọn với các ưu tiên của
CBD về bảo tồn vùng đất ngập nước.
Các trường hợp có thể nảy sinh khi một vùng Ramsar được chọn vào
danh sách trước khi bản tiêu chí cuối cùng được thông qua và một số trường
hợp không đáp ứng bất kỳ tiêu chí hiện hành nào, hoặc khi một vùng Ramsar
dần bị mất đi các giá trị sinh thái mà chính nhờ những giá trị này trước đây
vùng đó đã được lựa chọn vào danh sách. Thực tế cho thấy rằng Ban Thư
ký, sau khi tham vấn với các thành viên có liên quan, đánh giá những biện
pháp cần thiết để có thể më rộng tăng cường hay phục hồi chức năng và giá
trị của vùng đất ngập nước tới mức sao cho chúng đạt tiêu chí để để đưa vào
Danh sách. Khi không có khả năng mở rộng, tăng cường hay phục hồi các
chức năng và giá trị, các thành viên có liên quan thông báo cho Ban Thư ký
để đưa vùng đất đó ra khỏi Danh sách, và các thành viên có liên quan sẽ áp
dụng các điều khoản về bồi thường như được nêu tại Điều 4.2 của Công ước.
Hiện tượng này chỉ xảy ra trong một vài trường hợp hãn hữu. Các thành viên
đã thông qua Hướng dẫn việc xem xét xoá bỏ hoặc hạn chế bớt ranh giíi
vùng đất ngập nước Ramsar đã được đưa vào Danh sách và hướng dẫn đưa
vào phụ lục của Nghi quyết IX.6 (2005), trong đó bao gồm bản phân tích về
hoàn cảnh mà nhu cầu xoá bỏ hoặc hạn chế một vùng đất ngập nước Ramsar
có thể nảy sinh và một quy trình gồm 8 bước rất cẩn trọng mà các thành viên
phải tiến hành trong trường hợp cần thiết.
HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
Bảng thông tin về các vùng đất ngập nước Ramsar đòi hỏi các thông
tin chi tiết về tất cả các loại đất ngập nước trong phạm vi ranh giới các vùng
đất Ramsar được lựa chọn vào Danh ssách, được xếp hạng theo thứ tự ưu thế
của mình trong vùng. “Một hệ thống ph©n loại các vùng ĐNN” được thông
qua tai Hội nghị thành viên vào năm 1990 (Khoản 4.7) và thường xuyên
được điều chỉnh.
Các hạng mục trong Danh sách phân loại không cần thiết phải chi tiết
về mặt khoa học, mà chỉ cung cấp khung tổng quát giúp cho việc xác định
nhanh các loài động, thực vật đại diện cho vùng đất ngập nước, với “vùng
đất ngập nước có ưu thế trội” mà đã được xác định rõ ràng. Bốn mươi hai
kiểu đất ngập nước được xác định trong hệ thống, được phân loại thành các
nhóm “đất ngập nước ven biển”, “đất ngập nước nội địa”, “đất ngập nước
nhân tạo”
Hệ thống phân loại các vùng Đất ngập nước Ramsar
Các nguyên tắc dựa trên cơ sở Hệ thống phân loại các vùng đất ngập
nước Ramsar như được thông qua tại khoản 4.7 và được điều chỉnh tại Nghị
quyết VI.5 và VII.11 của Hội nghị các Bên tham gia. Hệ thống phân loại
được nêu tại đây nhằm mục đích cung cấp khung tổng quát để hỗ trợ cho
việc xác định nhanh môi trường sống đại diện cho mỗi vùng đất ngập nước.
Các vùng Đất ngập nước ven biển/biển
A – Các vùng ngập nước mặn thường xuyên có độ sâu không quá 6m
khi thuỷ triều xuống, bao gồm các vùng vịnh và các eo biển
B – Các vùng dưới triều; bao gồm các vùng tảo biển, rong biển và
vùng thực vật biển nhiệt đới;
C – Các bãi san hô;
D – Các vùng bờ đá ven biển; bao gồm các dải cát, mô đất và đảo cát;
bao gồm các hệ thống cồn cát và các cồn than cám ẩm;
F – Các vùng nước ở cửa sông;
G – Các bãi bùn, cát hoặc đầm muối.
H – Các vùng đầm lầy: Bao gồm các đầm lầy mặn, ruộng muối, các
đầm muối…, bao gồm đầm nước ngọt và vùng nước lợ.
I – Vùng đất ngập nước có rừng: Bao gồm cùng rừng ngập mặn, đầm
lÇy và cả các đầm nước ngọt có rừng
J – Các phá nước mặn, nước lợ, gồm các phá nước mặn hoặc nước lợ,
có đường dẫn hẹp thông ra biển
K – Các phá nước ngọt vùng duyên hải; gồm các phá nước ngọt vùng
châu thổ
Zk (a) – Vùng đá vôi và các hệ thống nước ngầm, vùng biển và duyên
hải
Vùng ĐNN trong đất liền
L – Vùng châu thổ trong đất liền
M – Sông, suối, rạch, kể cả thác nước có nước chảy thường xuyên
N – Các dòng sông, suối không liên tục/không đều/theo mùa
O - Hồ nước ngọt vĩnh cửu (trên 8 ha): bao gồm các hồ ngập nước
thường xuyên
P - Hồ nước ngọt không liên tục/không đều/theo mùa (trên 8 ha); bao
gồm các hồ thuộc vùng lũ
Q – Các vùng hồ kiềm/nước lợ/nước mặn vĩnh cửu
R – Các vùng hồ kiềm/nước lợ/mặn không liên tục/theo mùa
Sp – Ao, đầm lầy kiềm/nước lợ và nước mặn thường xuyên
Ss – Ao, đầm lầy kiềm/nước lợ và nước mặn/theo mùa
Tp – Ao/đầm lầy nước ngọt thường xuyên; ao (dưới 8 ha), đầm lầy
trên đất vô cơ, cung cấp đủ nước cho rau ít nhất trong mùa trồng rau
Ts – Ao/đầm lầy nước ngọt không liên tục/theo mùa trên đất vô cơ;
bao gồm đầm lầy, hang động, đầm lầy và đồng cỏ ngập nước theo mùa
U – Các vùng đất than bùn (không có rừng); bao gồm đầm cây bụi,
vùng lầy, đầm lầy
Va – Vùng đất ngập nước trên núi cao; bao gồm đầm cỏ an-pơ, vũng
nước tạm thời do tuyết tan
Vt – Vùng đất ngập nước lãnh nguyên; bao gồm hồ nước lãnh nguyên,
vũng nước tạm thời do tuyết tan
W – Vùng đất ngập nước cây bụi; bao gồm các đám cây bụi, đám cây
nước ngọt, bụi cây trên đất vô cơ
Xf – Vùng đất ngập nước ngọt có cây chiếm ưu thế; bao gồm rừng
đầm lầy nước ngọt, rừng ngập lụt theo mùa, đầm lầy trên đất vô cơ
Xp – Các vùng đất than bùn có rừng; rừng gồm đầm lầy than bùn
Y - Đảo, suối nước ngọt
Zg – Vùng ĐNN đất ngập nước địa nhiệt
Zk(b) – Vùng đất đá vôi và hệ thống nước ngầm khác trong đất liền
Ghi chú “vùng ngập” là một khái niệm rộng dùng để chỉ một hay
nhiều loại ĐNN, có thể bao gồm các ví dụ từ R, Ss, Ts, W, Xf, Xp hoặc các
loại đất ngập nước khác. Một vài ví dụ về vùng đất ngập nước lụt là những
vùng đồng cỏ ngập lụt theo mùa (bao gồm các đồng cỏ ngập nước tự nhiên),
vùng cây bụi và rừng. Các vùng đất ngập nước lụt không được đưa vào
Danh sách như loại đất đặc biệt
Các vùng đất ngập nước nhân tạo
1 - Đầm nuôi trồng thuỷ sản (ví dụ cá, tôm);
2 – Ao, bao gồm ao nông nghiệp, ao dự trữ và các bể nước nhỏ
(thường dưới 8 ha)
3 - Đất được tưới nước; bao gồm kênh mương và ruộng lúa
4 – Vùng đất nông nghiệp bị ngập theo mùa (bao gồm đồng cỏ, bãi
chăn thả trũng)
5 – Vùng khai thác muối;
6 – Vùng dự trữ nước, hồ chứa, đập (thường trên 8 ha)
7 - Hố đào, hố đất sét, gạch, sỏi;
8 – Các vùng sử lý rác thải, bãi rác,
9 – Kênh và hệ thống kênh rãnh thoát nước,
Zk(c) – Vùng đất đá vôi và hệ thống nước ngầm nhân tạo khác
Toàn văn công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng
quốc tế đặc biệt là môi trường sống của loài chim nước
Công ước Ramsar, 2.2.1971
Được sửa đổi theo Nghị định thư bổ sung ngày 3.12.1982 và những
điều khoản bổ sung 28.5.1987
Các bên tham gia,
Thừa nhận sự phụ thuộc giữa con người và môi trường sống
Coi chức năng sinh thái cơ bản của các vùng đất ngập nước như tác
nhân điều hoà đối với môi trường nước và môi trường sống của một hệ động
thực vật đặc hữu đặc biệt là loài chim nước;
Tin chắc chắn rằng các vùng đất ngập nước tạo ra một nguồn tài
nguyên có giá trị to lớn về mặt kinh tế, văn hoá, khoa học và giải trí mà sự
tổn thất về giá trị của các vùng đất ngập nước này sẽ là điều không thể khắc
phục được.
Mong muốn ngăn chặn sự lấn chiếm đang ngày càng gia tăng và
những thiệt hại đối với những vùng đất ngập nước hiện tại và tương lai.
Thừa nhận rằng trong quá trình di trú theo mùa, loài chim nước có thể
vượt qua vùng biên giới lãnh thổ là một nguồn tài nguyên quốc tế.
Cam đoan việc bảo tồn các vùng đất ngập nước và hệ động thực vật
của các vùng đất này là sự kết hợp giữa những chính sách mang tính tầm xa
của quốc gia và các hoạt động bảo tồn của quèc tế.
Nhất trí những điều khoản sau:
Điều 1:
1. Theo mục đích của Công ước này, những vùng đất ngập nước là
những vùng đầm lầy, miền đầm lầy hoặc vùng nước cho dù tự nhiên hay
nhân tạo thường xuyên hay tạm thời. Đối với nước đọng hay nước chảy,
nước ngọt, nước lợ hay nước mặn kể cả những vùng nước biển có độ sâu
không quá 6m khi triều kiệt.
2. Vì mục đích của Công ước này, chim nước là những loài chim sống
phụ thuộc vào các vùng đất ngập nước về mặt sinh thái.
Điều 2:
1. Mỗi bên tham gia sẽ chỉ định những vùng đất ngập nước thích hợp
trong phạm vi lãnh thổ của mình để đưa vào Danh sách vùng đất ngập nước
có tầm quan trọng quốc tế, dưới đây gọi tắt là “Danh sách”, được lưu giữ tại
văn phòng được thiết lập theo điều 8 của Công ước. Ranh giới mỗi vùng đất
ngập nước sẽ được mô tả chính xác đồng thời khoanh định trên bản đồ. Ranh
giới đó có thể bao gồm cả những khu vực ven sông và ven biển liền sát với
khu vực đất ngập nước và các hòn đảo hoặc là những vùng biển có độ sâu
hơn 6m trong phạm vi vùng đất ngập nước, đặc biệt là những vùng có tầm
quan trọng đối với môi trường sống của loài chim nước.
2. Vùng đất ngập nước sẽ đưa vào Danh sách vì lí do có tầm quan
trọng quốc tế được dựa trên cơ sở về mặt: sinh thái, động và thực vật học,
nghiên cứu hồ hoặc thuỷ học. Ví dụ vùng đất ngập nước có tầm quan trọng
quốc tế đối với loài chim nước di trú theo mùa cần được đưa vào Danh sách.
3. Việc một vùng đất ngập nước được đưa vào Danh sách đều không
làm phương hại đến chủ quyền riêng của bên tham gia kí kết đối với nơi mà
vùng đất ngập nước nằm trên phạm vi lãnh thổ của bên tham gia đó.
4. Mỗi bên tham gia sẽ phải chỉ định ít nhất một vùng đất ngập nước
vào Danh sách khi kí vào Công ước này hoặc khi đệ đơn xin được phê chuẩn
hoặc gia nhập vàp Công ước, mẫu gia nhập theo điều 9 của Công ước.
5. Bất cứ bên tham gia nào cũng đều có quyền đưa thêm vào Danh
sách các vùng đất ngập nước khác trên lãnh thổ của nước mình để mở rộng
ranh giới của những vùng đất đã đưa vào Danh sách. Mặt khác, nếu vì lợi
ích cấp thiết của quốc gia, các bên tham gia cũng có quyền xoá bỏ hoặc hạn
chế ranh giới của những vùng đất ngập nước đã đưa vào Danh sách, tuy
nhiên phải thông báo cho một tổ chức hoặc một chính quyền phụ trách cơ
quan thường trực của nước mình được quy định tại điều 8 về bất cứ một sự
thay đổi nào trong thời gian thích hợp sớm nhất.
6. Mỗi bên tham gia sẽ xác định trách nhiệm quốc tế của mình đối với
việc bảo tồn, quản lý và khai thác hợp lý các nguồn thuỷ triều di trú cả khi
đưa vào Danh sách liên quan đến vùng đất ngập nước trên phạm vi lãnh thổ
của nước mình.
Điều 3
1. Các bên tham gia đều phải xây dựng và thực hiện kế hoạch của
mình nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn những vùng đất ngập nước đã đưa
vào Danh sách cũng như có thể sử dụng khôn khéo những vùng đất này trên
phạm vi lãnh thổ của mình.
2. Mỗi bên tham gia sẽ được thông báo vào thời gian sớm nhất nếu đặc
điểm sinh thái của bất kỳ vùng đất ngập nước nào trên lãnh thổ của nước
mình đang thay đổi, sẽ thay đổi hoặc có nguy cơ thay đổi vì lí do phát triển
công nghệ, ô nhiễm hoặc sự can thiệp khác của con người. Thông tin về
những thay đổi như vậy sẽ được gửi đến tổ chức hoặc chính phủ phụ trách
cơ quan thêng trực được quy định tại điều 8.
Điều 4
1. Mỗi bên tham gia sẽ phải đẩy mạnh công tác bảo tồn vùng đất ngập
nước và loài chim nước thông qua việc xây dựng các Khu bảo tồn thiên
nhiên ngay tại vùng đất đó cho dù những Khu bảo tồn này có được đưa vào
Danh sách hay không. Đồng thời mỗi bên sẽ đảm bảo việc giám sát những
khu bảo tồn này một cách hợp lý.
2. Tại địa bàn liên quan đến lợi ích cấp thiết của một quốc gia, bên
tham gia có thể xoá bỏ hoặc hạn chế ranh giới vùng đất ngập nước đã đưa
vào Danh sách, tuy nhiên nước này phải đền bù bất kỳ thiệt hại nào đối với
các nguồn tài nguyên vùng đất ngập nước đó, cụ thể là xây dựng các Khu
bảo tồn thiên nhiên bổ sung cho các loài chim nước cũng như đối với công
tác bảo vệ đối với các loài chim này. Khu bảo tồn này có tỷ lệ tương ứng với
khu vực ban đầu.
3. Các bên tham gia sẽ tăng cường nghiên cứu và trao đổi cơ sở dữ
liệu và các ấn phẩm liên quan đến những vùng đất ngập nước và hệ động
thực vật của những vùng này.
4. Các bên tham gia sẽ phải nỗ lực trong quá trình quản lý nhằm làm
tăng trưởng số lượng loài chim nước tại những vùng đất ngập nước thích
hợp.
5. Các bên tham gia sẽ phải đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ chuyên
môn trong lĩnh vực nghiên cứu, quản lý và giám sát vùng đất ngập nước.
Điều 5
Các bên tham gia cần tham khảo lẫn nhau trong quá trình thực hiên
nghĩa vụ do Công ước quy định đặc biệt là đối với trường hợp một số vùng
đất ngập nước trên diện tích sang lãnh thổ của hơn 01 bên tham gia hoặc đối
với những nơi mà các bên tham gia sở hữu chung một hệ thống nước. Các
nước này cần phải nỗ lực phối hợp và ủng hộ những chính sách và các quy
chế hiện tại, tương lai liên quan đến việc bảo tồn những vùng đất ngập nước
và hệ động thực vật của những vùng này.
Điều 6
Một Hội nghị các bên tham gia sẽ được tổ chức nhằm đánh giá và thúc
đẩy việc thực thi Công ước này. Văn phòng thường trực được quy định tại
điểm 1 điều 8 sẽ triệu tập các cuộc họp thường niên của Hội nghị các bên
tham gia trong khoảng thời gian không quá 3 năm. Trừ khi Hội nghị đưa ra
những quyết định khác thì một cuộc họp bất thường sẽ triệu tập theo ít nhất
1/3 văn bản đề nghị của các bên tham gia. Tại mỗi cuộc họp thường niên của
Hội nghị các bên tham gia sẽ quyết định thời gian và địa điểm của cuộc họp
thường niên tiếp theo.
Hội nghị các bên tham gia cã thẩm quyền:
a, Thảo luận việc thực thi Công ước này;
b, Thảo luận những điều khoản bổ sung và thay đổi trong Danh sách;
c, Xem xét thông tin liên quan đến việc biến đổi về đặc điểm sinh thái
của những vùng đất ngập nước đã đưa vào Danh sách được quy định tại
điểm 2 điều 3;
d, Đưa ra những khuyến nghị chung hoặc cụ thể đối với các bên tham
gia liên quan đến vấn đề bảo tồn, quản lý và sử dụng khôn khéo các vùng đất
ngập nước và hệ động thực vật của những vùng đất này;
e, Đề nghị các cơ quan quốc tế liên quan chuẩn bị các báo cáo và số
liệu thống kê về những vấn đề có tính quốc tế quan trọng ảnh hưởng đến các
vùng đất ngập nước;
f, Thông qua các khuyến nghị hoặc nghị quyết nhằm tăng cường chức
năng của Công ước này.
Các bên tham gia phải đảm bảo rằng các cấp quản lý đối với những
vùng đất ngập nước sẽ được thông báo về những khuyến nghị đã được họp
bàn và xem xét tại Hội nghị liên quan đến vấn đề bảo tồn, quản lý và sử
dụng khôn khéo những vùng đất ngập nước và hệ động thực vật của những
vùng đất này.
Hội nghị các bên tham gia sẽ thông qua nội quy về thủ tục đối với
từng cuộc họp tại Hội nghị.
Hội nghi các bên tham gia sẽ thiết lập và xem xét những quy định tài
chính của Công ước này. Tại mỗi cuộc họp thường niên, Hội nghị sẽ thông
qua ngân sách cho giai đoạn tài chính tiếp theo theo tỷ lệ 2/3 số phiếu các
bên tham gia Hội nghị.
Mỗi bên tham gia sẽ đóng góp ngân sách dựa trên sự đồng thuận của
các bên tham gia bỏ phiếu tại cuộc họp của Hội nghị thường niên.
Điều 7
1. Đại diện các bên tham gia tham dự một Hội nghị phải là những
chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học, quản lý
hành chính hoặc các chuyên môn phù hợp khác về vùng đất ngập nước hoặc
chim nước.
2. Các bên tham gia tham dự Hội nghị đều có một lá phiếu, có quyền
đề xuất, đưa ra giải pháp. Quyết định cuối cùng sẽ được thông qua theo phần
đông số phiếu, trừ khi có quy định khác trong Công ước này.

Điều 8
1. Hiệp hội B¶o tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế
(IUCN) sẽ có vai trò là Văn phòng thường trực theo quy định của Công ước
cho đến khi một tổ chức hoặc một chính phủ nào đó đưa ra 2/3 các bên tham
gia chỉ định thay thế.
2. Văn phòng thường trực sẽ có nhiệm vụ:
a, Hỗ trợ việc triệu tập và tổ chức các hội nghi như quy định tại Điều
6;
b, Bảo quản Danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng
quốc tế. Ngoài ra các ký kết sẽ phải thông báo cho văn phòng thường trực
bất cứ những bổ sung, mở rộng, xoá bỏ hoặc những giới hạn liên quan đến
những vùng đất ngập nước đã đưa vào Danh sách như quy định tại điểm 5
của Điều 2;
c, Các Bên tham gia sẽ phải thông báo bất kỳ những biến đổi nào về
đặc điểm sinh thái của những vùng đất ngập nước đã đưa vào Danh sách như
quy định tại điểm 2 Điều 3;
d, Thông báo bất kỳ những thay đổi nào trong Danh sách hoặc những
biến đổi về đặc tính của những vùng đất ngập nước đã đưa vào Danh sách
cho các bên tham gia đồng thời chuẩn bị nội dung liên quan đến những vấn
đề này để thảo luận tại Hội nghị kế tiếp.
e, Thông báo cho các Bên tham gia liên quan đến vấn đÒ trên cũng
như những khuyến nghi của Hội nghị về những thay đổi về đặc tính của
những vùng đất ngập nước đã đưa vào Danh sách.
Điều 9
1.Công ước này sẽ để ngỏ cho việc ký kết vô thời hạn:
2. Bất kỳ thành viên nào của LHQ hoặc của một trong các cơ quan
chuyên môn hoặc Cơ quan Năng lượng Quốc tế hoặc một bên tham gia quy
chế Toà án dân sự Quốc tế đều có thể trở thành thành viên của Công ước này
dựa trên:
a, Ký kết không bảo lưu;
b, Ký phê chuẩn, nhưng phê chuẩn gửi sau;
c, Gia nhập.
3. Việc phê chuẩn hoặc gia nhập sẽ có hiệu lực khi văn kiện phê chuẩn
hoặc gia nhập được gửi đến Tổng Giám Đốc UNESCO (gọi tắt là Cơ quan
lưu chiểu).
Điều 10
1. Công ước này sẽ có hiệu lực trong vßng 4 tháng sau khi có 7 nước
trở thành thành viên của Công ước như quy định tại điểm 2 điều 9.
2. Sau đó, Công ước này sẽ có hiệu lực đối với mỗi Bên tham gia
trong vòng 4 tháng kể từ sau ký kết không bảo lưu hoặc kể từ ngày nộp đơn
phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước.
Điều 10 lần 2
1. Một cuộc họp các Bên tham gia sẽ được triệu tập để sửa đổi Công
ước vì mục đích đó theo quy định tại Điều này.
2. Bất cứ Bên tham gia nào cũng cã thể đưa ra các đề xuất sửa đổi.
3. Toàn văn của bất kỳ đề nghị sửa đổi nào và nguyên do của đề nghị
đó sẽ được thông báo tới cơ quan hoặc chính phủ nào đóng vai trò là Văn
phòng thường trực của Công ước (sau đây gọi tắt là “Văn phòng”). Đång
thời, Văn phòng này sẽ thông báo kịp thời cho tất cả các Bên tham gia. Ý
kiến bình luận của các Bên tham gia về đề nghị sửa đổi sẽ được thông báo
đến Văn phòng trong vòng 3 tháng tính từ ngày Văn phòng gửi thông báo
đến các Bên tham gia. Ngay sau hạn nộp ý kiến bình luận, Văn phòng sẽ
thông báo tất cả những ý kiến bình luận cho các Bên tham gia Công ước.
4. Nếu có 1/3 văn bản yêu cầu sửa đổi của các Bên tham gia, Văn
phòng sẽ triệu tập cuộc họp các Bên tham gia như quy định tại mục 3 nhằm
xem xét đề nghị sửa đổi. Văn phòng sẽ tham khảo ý kiến các Bên tham gia
về vấn đề thời gian và địa điểm cuộc họp.
5. Đề nghị sửa đổi sẽ được thông qua nếu số lượng bỏ phiếu tán thành
chiếm tỷ lệ 2/3 các Bên tham gia.
6. Đối với các Bên tham gia Công ước tán thành việc sửa đổi, một đề
nghị sửa đổi được thông qua sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ
tư tính từ sau ngày 2/3 các Bên tham gia gửi văn bản chấp thuận tới Cơ quan
lưu chiểu. Đối với từng Bên tham gia gửi văn bản chấp thuận sửa đổi tính từ
sau ngày 2/3 các Bên tham gia gửi văn bản chấp thuận sửa đổi thì đề nghị
sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày đầu tiên của tháng thứ tư tính từ ngày Bên
tham gia đó gửi văn bản chấp thuận sửa đổi.
Điều 11
1. Công ước này sẽ có hiệu lực trong thời gian vô hạn định.
2. Bất cứ Bên tham gia nào cũng có thể tuyên bố bãi miễn Công ước
đến Cơ quan lưu chiểu sau khoảng thời gian 5 năm kể từ ngày Công ước này
có hiệu lực đối với Bên tham gia đó. Việc tuyên bố bãi miễn sẽ có hiệu lực
sau bốn tháng kể từ ngày Cơ quan lưu chiểu nhận được văn bản thông báo
này.
Điều 12
1. Cơ quan lưu chiểu sẽ sớm thông báo cho tất cả các nước đã ký kết
và gia nhập Công ước về:
a, Các bên đã ký Công ước này;
b, Các bên đã nộp văn kiện phê chuẩn Công ước này;
c, Các bên đã nộp văn kiện gia nhập Công ước này;
d, Ngày bắt đầu có hiệu ực Công ước này.
e, Các thông báo về việc bãi miễn Công ước này.
2. Khi Công ước này bắt đầu có hiệu lực, Cơ quan lưu chiểu sẽ đăng
ký với Ban Thư Ký Liên Hiệp Quốc thể theo đièu 102 của Hiến chương Liên
Hợp Quốc.
Để làm bằng chứng, những người ký dưới đây, được uỷ quyền hợp
pháp, ký vào Công ước này.
Công ước này được làm tại Ramsar vào ngày 02/02/1971 với 1 nguyên
bản duy nhất bằng các tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga; tất cả các văn bản này
đều có giá trị ngang nhau và sẽ được lưu chiểu tại Cơ quan lưu chiểu; Cơ
quan lưu chiểu sẽ gửi các bản sao tới tất cả các bên tham gia Công ước.

You might also like