You are on page 1of 208

Häc viÖn kü thuËt qu©n sù

bé m«n th«ng tin - khoa v« tuyÕn ®iÖn tö

TrÇn V¨n KhÈn - §ç Quèc Trinh - §inh thÕ C−êng

Gi¸o tr×nh
c¬ së kü thuËt th«ng tin v« tuyÕn
(Dïng cho ®µo t¹o kü s− §iÖn tö - ViÔn th«ng)

Hµ néi - 2006
2
Môc lôc

Mục lục 3
Ký hiệu, chữ viết tắt 7
Lời nói ñầu 9
Chương 1: PHÂN CHIA DẢI TẦN SỐ VÔ TUYẾN VÀ ðẶC TÍNH 11
KÊNH VÔ TUYẾN
1.1 Phân chia dải tần vô tuyến và ứng dụng cho các mục ñích thông tin 11
1.2 ðặc ñiểm truyền sóng vô tuyến 13
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản trong truyền sóng vô tuyến 14
1.2.2 Các tính chất quang học của sóng vô tuyến 16
1.2.3 Các phương thức truyền lan sóng ñiện từ 18
1.2.4 Một số thuật ngữ và ñịnh nghĩa truyền sóng 22
1.2.5 ðặc ñiểm một số dải sóng vô tuyến 26
1.3 Các ñặc trưng cơ bản của hệ thống thông tin 31
1.3.1 Hệ thống thông tin - Kênh thông tin 31
1.3.2 Các tính chất của kênh thông tin vô tuyến 32
1.3.3 Các tính chất thống kê của tín hiệu vô tuyến và nhiễu trong 34
kênh thông tin vô tuyến
1.3.4 Tốc ñộ truyền tin tức và dung lượng kênh 35
1.3.5 Tính chống nhiễu và tính hiệu quả của các hệ thống thông tin 46
1.3.6 Các ñặc trưng tổng quát của hệ thống thông tin 55
1.4 Hệ thống thông tin vô tuyến 56
1.4.1 Sơ ñồ tổng quát hệ thống thông tin vô tuyến 56
1.4.2 Phân loại thiết bị thông tin vô tuyến 57
Chương 2: CÁC ðẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG THÔNG 59
TIN VÔ TUYẾN
2.1 Những ñặc tính kỹ thuật chính của hệ thống thông tin vô tuyến 59
2.1.1 Các ñặc tính kỹ thuật chung cho máy thu và máy phát 59
2.1.2 Các ñặc tính kỹ thuật máy phát 64
2.1.3 Các ñặc tính kỹ thuật máy thu 66
2.1.4 Phương pháp hình thành tín hiệu vô tuyến 69
2.2 Cơ sở xây dựng chỉ tiêu kỹ thuật cho máy thu phát sóng ngắn công 88
suất trung bình
2.2.1 Yêu cầu chung 88

3
2.2.2 Chọn dải tần công tác của máy thu phát 88
2.2.3 Chọn dạng công tác 89
2.2.4 Chọn anten và phương thức ñiều khiển 89
2.3 Cơ sở xây dựng chỉ tiêu kỹ thuật cho máy thu phát sóng ngắn công 95
suất nhỏ
2.3.1 Yêu cầu chung 95
2.3.2 Chọn dải tần công tác cho máy thu phát SN/CSN 95
2.3.3 Chọn dạng công tác cơ bản 95
2.3.4 Lập luận chọn phương pháp ổn ñịnh tần số 96
2.3.5 Chọn loại an ten cho máy thu phát 97
2.3.6 Phương thức ñiều khiển 98
2.4 Cơ sở xây dựng chỉ tiêu cho máy thu phát sóng cực ngắn công suất 98
nhỏ
2.4.1 Yêu cầu chung 98
2.4.2 Chọn dải tần công tác cho máy thu phát 99
2.4.3 Chọn dạng công tác 99
2.4.4 Phương pháp ổn ñịnh tần số trong máy thu phát SCN/CSN 99
2.4.5 Anten của máy thu phát SCN/CSN 100
2.4.6 Phương thức ñiều khiển 100
Chương 3: CƠ SỞ XÂY DỰNG SƠ ðỒ KHỐI CHO HỆ THỐNG 101
THÔNG TIN VÔ TUYẾN
3.1 Cơ sở xây dựng sơ ñồ khối cho máy thu phát sóng cực ngắn công 101
suất nhỏ
3.1.1 Máy thu phát cầm tay 101
3.1.2 Máy thu phát SCN/CSN dải rộng 102
3.2 Cơ sở xây dựng sơ ñồ khối cho máy thu phát sóng ngắn công suất 110
nhỏ
3.2.1 Sơ ñồ tuyến tín hiệu của máy thu phát SN/CSN (dải tần 1,5 ÷ 111
11 MHz)
3.2.2 Sơ ñồ máy thu phát SN/CSN làm việc trong dải tần 0,03 ÷ 114
30 MHz
3.3 Cơ sở xây dựng sơ ñồ cấu trúc cho máy thu phát sóng ngắn công 119
suất trung bình
Chương 4: BỘ TỔNG HỢP TẦN SỐ 125
4.1 Khái quát chung về các bộ tổng hợp tần số 125
4.1.1 Vị trí và yêu cầu 125

4
4.1.2 Phân loại các phương pháp tổng hợp tần số 126
4.2 Các mạch cơ sở ứng dụng trong các bộ tổng hợp tần số 126
4.2.1 Tổng hợp tần số sử dụng các mạch nhân, chia, cộng và trừ 126
4.2.2 Các hệ thống tinh chỉnh tự ñộng tần số trong các bộ tổng hợp 129
4.3 Các phương pháp tổng hợp tần số 137
4.3.1 Tạo mạng tần số bằng phương pháp tổng hợp trực tiếp 137
4.3.2 Tạo mạng tần số bằng phương pháp tổng hợp gián tiếp 144
4.3.3 Tổng hợp tần số số trực tiếp - DDS 150
Chương 5: CÁC MẠCH ðIỀU CHỈNH VÀ ðIỀU CHỈNH TỰ ðỘNG 157
TRONG CÁC MÁY THU PHÁT VÔ TUYẾN
5.1 Các mạch ñiều chỉnh và ñiều chỉnh tự ñộng trong máy thu 157
5.1.1 ðiều chỉnh bằng tay và ñiều chỉnh tự ñộng hệ số khuếch ñại 157
5.1.2 Mạch tự ñộng khống chế tạp âm lối ra máy thu khi không có 162
tín hiệu
5.1.3 ðiều chỉnh dải thông của máy thu 165
5.2 Các hệ thống ñiều chỉnh và ñiều chỉnh tự ñộng trong máy phát 168
5.2.1 Mạch ñiều chỉnh tự ñộng mức - ALC 168
5.2.2 Cơ sở của hệ thống tự ñộng ñiều chỉnh phối hợp anten 169
5.2.3 Các hệ thống ðCTð phối hợp anten 175
Chương 6: ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MỚI TRONG HỆ THỐNG 187
THÔNG TIN VÔ TUYẾN
6.1 Kỹ thuật trải phổ trong thông tin vô tuyến 187
6.1.1 Giới thiệu chung 187
6.1.2 Các ưu ñiểm của hệ thống thông tin trải phổ 188
6.1.3 Các hệ thống thông tin trải phổ 191
6.2 Tự ñộng thiết lập ñường truyền - ALE 195
6.2.1 Tính cấp thiết của ALE 195
6.2.2 Tiêu chuẩn FED-STD-1045 196
6.3 Hệ thống trung kế vô tuyến (Radio Trunking) 198
6.3.1 ðặt vấn ñề 198
6.3.2 Các hệ thống trung kế vô tuyến ñơn trạm 199
6.3.3 Các hệ thống trung kế vô tuyến vùng rộng 204
Tài liệu tham khảo 209

5
6
KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT

ALC (Automatic Level Control) ðiều chỉnh tự ñộng mức


AGC (Automatic Gain Control) ðiều chỉnh tự ñộng khuếch ñại (TðK)
ALE (Automatic Link Establishment) Tự ñộng thiết lập ñường truyền
DDS (Direct Digital Synthesizer) Tổ hợp tần số số trực tiếp
PD (Phase Detector) Bộ so pha
PTT (Press to Talk, Push to talk) Chuyển phát
VCO (Voltage Controlled Oscillator) Dao ñộng ñiều khiển bằng ñiện áp
CS Chủ sóng
CSN Công suất nhỏ
CSTB Công suất trung bình
ðCTð ðiều chỉnh tự ñộng
DðCS Dao ñộng chủ sóng
DðNS Dao ñộng ngoại sai
ðKX ðiều khiển xa
GðH Giản ñồ hướng
Kð Khuếch ñại
KðÂT Khuếch ñại âm tần
KðCS Khuếch ñại công suất
KðCT Khuếch ñại cao tần
KðTT Khuếch ñại trung tần
NS Ngoại sai
PTK Phần tử kháng
SD Sóng dài
ST Sóng trung
SCN Sóng cực ngắn
SN Sóng ngắn
TðF Tự ñộng ñiều chỉnh tần số theo pha
TðT Tự ñộng ñiều chỉnh tần số
THTS Tổng hợp tần số

7
LỜI NÓI ðẦU

Thông tin vô tuyến sử dụng khoảng không gian làm môi trường truyền
dẫn. Phương pháp thông tin là: phía phát bức xạ các tín hiệu thông tin bằng sóng
ñiện từ, phía thu nhận sóng ñiện từ phía phát qua không gian và tách lấy tín hiệu
gốc. Về lịch sử của thông tin vô tuyến, vào ñầu thế kỷ này Marconi thành công
trong việc liên lạc vô tuyến qua ðại Tây dương, Kenelly và Heaviside phát hiện
một yếu tố là tầng ñiện ly hiện diện ở tầng phía trên của khí quyển có thể dùng
làm vật phản xạ sóng ñiện từ. Những yếu tố ñó ñã mở ra một kỷ nguyên thông tin
vô tuyến cao tần ñại qui mô. Gần 40 nǎm sau Marconi, thông tin vô tuyến cao tần
là phương thức thông tin vô tuyến duy nhất sử dụng phản xạ của tầng ñối lưu,
nhưng nó hầu như không ñáp ứng nổi nhu cầu thông tin ngày càng gia tǎng.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai là một bước ngoặt trong thông tin vô
tuyến. Thông tin tầm nhìn thẳng - lĩnh vực thông tin sử dụng bǎng tần số cực cao
(VHF) và ñã ñược nghiên cứu liên tục sau chiến tranh thế giới - ñã trở thành hiện
thực nhờ sự phát triển các linh kiện ñiện tử dùng cho HF và UHF, chủ yếu là ñể
phát triển ngành raña. Với sự gia tǎng không ngừng của lưu lượng truyền thông,
tần số của thông tin vô tuyến ñã vươn tới các bǎng tần siêu cao (SHF) và cực kỳ
cao (EHF). Vào những nǎm 1960, phương pháp chuyển tiếp qua vệ tinh ñã ñược
thực hiện và phương pháp chuyển tiếp bằng tán xạ qua tầng ñối lưu của khí
quyển ñã xuất hiện. Do những ñặc tính ưu việt của mình, chẳng hạn như dung
lượng lớn, phạm vi thu rộng, hiệu quả kinh tế cao, thông tin vô tuyến ñược sử
dụng rất rộng rãi trong phát thanh truyền hình quảng bá, vô tuyến ñạo hàng, hàng
không, quân sự, quan sát khí tượng, liên lạc sóng ngắn nghiệp dư, thông tin vệ
tinh - vũ trụ...v.v.
Tuy nhiên, can nhiễu với lĩnh vực thông tin khác là ñiều không tránh khỏi,
bởi vì thông tin vô tuyến sử dụng chung phần không gian làm môi trường truyền
dẫn. ðể ñối phó với vấn ñề này, một loạt các cuộc Hội nghị vô tuyến Quốc tế ñã
ñược tổ chức từ nǎm 1906. Tần số vô tuyến hiện nay ñã ñược ấn ñịnh theo "Qui
chế thông tin vô tuyến (RR)" tại Hội nghị ITU (Internasional
Telecommunications Union) ở Geneva nǎm 1959. Sau ñó lần lượt là Hội nghị về
phân bố lại dải tần số sóng ngắn ñể sử dụng vào nǎm 1967, Hội nghị về bổ sung
qui chế tần số vô tuyến cho thông tin vũ trụ vào nǎm 1971, và Hội nghị về phân
bố lại tần số vô tuyến của thông tin di ñộng hàng hải cho mục ñích kinh doanh

9
vào nǎm 1974. Tại Hội nghị của ITU nǎm 1979, dải tần số vô tuyến phân bố ñã
ñược mở rộng từ 9 kHz ÷ 400 GHz và ñã xem xét lại và bổ sung cho Qui chế
thông tin vô tuyến ñiện (RR). ðể giảm bớt can nhiều của thông tin vô tuyến, ITU
tiếp tục nghiên cứu những vấn ñề sau ñây ñể bổ sung vào sự sắp xếp chính xác
khoảng cách giữa các sóng mang trong Qui chế thông tin vô tuyến: dùng cách
che chắn thích hợp trong khi lựa chọn trạm; cải thiện hướng tính của anten; nhận
dạng bằng sóng phân cực chéo; tǎng cường ñộ ghép kênh; chấp nhận sử dụng
phương pháp ñiều chế chống lại can nhiễu...
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống thông tin khác
như thông tin di ñộng, vi ba số, cáp quang, thông tin vệ tinh...v.v, thông tin vô
tuyến vẫn tiếp tục ñóng vai trò quan trọng và ñược phát triển ngày càng hoàn
thiện với những công nghệ cao ñáp ứng ñược những ñòi hỏi không những về mặt
kết cấu mà cả về mặt truyền dẫn, xử lý tín hiệu, bảo mật thông tin... Giáo trình
"Cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến" ñược nhóm tác giả biên soạn với mục ñích hệ
thống những kiến thức về mặt cơ sở xây dựng, lựa chọn các chỉ tiêu kỹ thuật cấu
trúc sơ ñồ khối và việc ứng dụng các kỹ thuật mới vào việc khai thác, thiết kế các
thiết bị và hệ thống thông tin vô tuyến trên các dải tần HF, V-UHF. Giáo trình
ñược xây dựng phục vụ cho công tác ñào tạo kỹ sư ngành ñiện tử viễn thông
trong Học viện.

10
Chương 1
PHÂN CHIA DẢI TẦN SỐ VÔ TUYẾN
VÀ ðẶC TÍNH KÊNH VÔ TUYẾN

1.1 PHÂN CHIA DẢI TẦN SỐ VÔ TUYẾN VÀ ỨNG DỤNG CHO CÁC
MỤC ðÍCH THÔNG TIN
Ta biết rằng thông tin vô tuyến ñảm bảo việc phát thông tin ñi xa nhờ các
sóng ñiện từ. Môi trường truyền sóng (khí quyển trên mặt ñất, vũ trụ, nước, ñôi
khi là các lớp ñịa chất của mặt ñất) là chung cho nhiều kênh thông tin vô tuyến.
Việc phân kênh chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn tần số. Một cách tổng quát, phổ tần
tổng cộng và miền áp dụng của chúng ñược chỉ ra trên hình 1-1.

Hình 1-1. Phổ tần số vô tuyến và ứng dụng

Phổ này kéo dài từ các tần số dưới âm thanh (subsonic - vài Hz) ñến các
tia vũ trụ (1022 Hz) và ñược chia tiếp thành các ñoạn nhỏ gọi là các băng tần.
Toàn bộ dải tần số vô tuyến (RF) lại ñược chia ra thành các băng nhỏ hơn, có tên
và kí hiệu như bảng 1-1 theo Ủy ban tư vấn về Thông tin vô tuyến quốc tế CCIR
(Comité Consultatif Internationa des Radiocommunications - International Radio
Consultative Committee).
Bảng 1-1
Kí hiệu và phân chia băng tần theo CCIR
STT Phạm vi tần số Tên gọi
1. 30 Hz ÷ 300 Hz Tần số cực kì thấp (ELF)
2. 0.3 kHz ÷ 3 kHz Tần số thoại (VF)
3. 3 kHz ÷ 30 kHz Tần số rất thấp (VLF)

11
4. 30 kHz ÷ 300 kHz Tần số thấp (LF)
5. 0.3 MHz ÷ 3 MHz Tần số trung bình (MF)
6. 3 MHz ÷ 30 MHz Tần số cao (HF)
7. 30 MHz ÷ 300 MHz Tần số rất cao (VHF)
8. 300 MHz ÷ 3 GHz Tần số cực cao (UHF)
9. 3 GHz ÷ 30 GHz Tần số siêu cao (SHF)
10. 30 GHz ÷ 300 GHz Tần số cực kì cao (EHF)
11. 0.3 THz ÷ 3 THz Hồng ngoại
12. 3 THz ÷ 30 THz Hồng ngoại
13. 30 THz ÷ 300 THz Hồng ngoại
14. 0.3 PHz ÷ 3 PHz Tia nhìn thấy
15. 3 PHz ÷ 30 PHz Tia cực tím
16. 30 PHz ÷ 300 PHz Tia X
17. 0.3 EHz ÷ 3 EHz Tia gamma
18. 3 EHz ÷ 30 EHz Tia vũ trụ
Chú thích: 1 THz (terahertz) = 1012 Hz
1 PHz (petahertz) = 1015 Hz
1 EHz (exahertz) = 1018 Hz
Các tần số cực kì thấp (ELF - Extremely Low Frequencies). Có giá trị
nằm trong phạm vi 30 ÷ 300 Hz, chứa cả tần số ñiện mạng AC và các tín hiệu ño
lường từ xa tần thấp.
Các tần số tiếng nói (VF - Voice Frequencies). Có giá trị nằm trong phạm
vi 300 Hz ÷ 3 kHz, chứa các tần số kênh thoại tiêu chuẩn.
Các tần số rất thấp (VLF - Very Low Frequencies). Có giá trị nằm trong
phạm vi 3 ÷ 30 kHz, chứa phần trên của dải nghe ñược của tiếng nói. Dùng cho
các hệ thống an ninh, quân sự và chuyên dụng của chính phủ như là thông tin
dưới nước (giữa các tàu ngầm).
Các tần số thấp (LF - Low Frequencies). Có giá trị nằm trong phạm vi 30
÷ 300 kHz (thường gọi là sóng dài), chủ yếu dùng cho dẫn ñường hàng hải và
hàng không.
Các tần số trung bình (MF - Medium Frequencies). Có giá trị nằm trong
phạm vi 300 kHz ÷ 3 MHz (thường gọi là sóng trung), chủ yếu dùng cho phát

12
thanh thương mại sóng trung (535 ñến 1605 kHz). Ngoài ra cũng sử dụng cho
dẫn ñường hàng hải và hàng không.
Các tần số cao (HF - High Frequencies). Có giá trị nằm trong phạm vi 3 ÷
30 MHz (thường gọi là sóng ngắn). Phần lớn các thông tin vô tuyến 2 chiều (two-
way) sử dụng dải này với mục ñích thông tin ở cự ly xa xuyên lục ñịa, liên lạc
hàng hải, hàng không, nghiệp dư, phát thanh quảng bá...v.v.
Các tần số rất cao (VHF - Very High Frequencies). Có giá trị nằm trong
phạm vi 30 ÷ 300 MHz (còn gọi là sóng mét), thường dùng cho vô tuyến di ñộng,
thông tin hàng hải và hàng không, phát thanh FM thương mại (88 ñến 108 MHz),
truyền hình thương mại (kênh 2 ñến 12 với tần số từ 54 MHz ñến 216 MHz).
Các tần số cực cao (UHF - UltraHigh Frequencies). Có giá trị nằm trong
phạm vi 300 MHz ÷ 3 GHz (còn gọi là sóng ñề xi mét), dùng cho các kênh
truyền hình thương mại 14 ÷ 83, các dịch vụ thông tin di ñộng mặt ñất, các hệ
thống ñiện thoại tế bào, một số hệ thống rada và dẫn ñường, các hệ thống vi ba
và thông tin vệ tinh.
Các tần số siêu cao (SHF - SuperHigh Frequencies). Có giá trị nằm trong
phạm vi 3 ÷ 30 GHz (còn gọi là sóng cen ti mét), chủ yếu dùng cho vi ba và
thông tin vệ tinh.
Các tần số cực kì cao (EHF - Extremely High Frequencies). Có giá trị
nằm trong phạm vi 30 ÷ 300 GHz (còn gọi là sóng mi li mét), ít sử dụng cho
thông tin vô tuyến.
Các tần số hồng ngoại. Có giá trị nằm trong phạm vi 0,3 THz ÷ 300 THz,
nói chung không gọi là sóng vô tuyến. Sử dụng trong hệ thống dẫn ñường tìm
nhiệt, chụp ảnh ñiện tử và thiên văn học.
Các ánh sáng nhìn thấy. Có giá trị nằm trong phạm vi 0,3 PHz ÷ 3 PHz,
dùng trong hệ thống sợi quang.
Các tia cực tím, tia X, tia gamma và tia vũ trụ. Rất ít sử dụng cho thông
tin.

1.2 ðẶC ðIỂM TRUYỀN SÓNG VÔ TUYẾN


Tần số sử dụng cho sóng ñiện từ như vai trò sóng mang trong thông tin vô
tuyến ñược gọi riêng là "tần số vô tuyến" (RF). Tần số này chiếm một dải rất
rộng từ VLF (tần số cực thấp) tới sóng milimet. Mặc dù không gian tự do hàm ý

13
là chân không, sự truyền sóng qua khí quyển trái ñất vẫn thường ñược coi là
truyền sóng trong không gian tự do. Sự khác nhau chủ yếu là ở chỗ khí quyển trái
ñất gây nên các tổn thất ñối với tín hiệu, còn trong chân không thì không có tổn
thất. Không thể lý giải ñầy ñủ sóng vô tuyến theo lý thuyết, bởi vì nó không chỉ
bị ảnh hưởng bởi tầng ñối lưu và tầng ñiện ly mà còn bởi các thiên thể, kể cả mặt
trời. Do vậy, việc ñánh giá các trạng thái của các hành tinh của tầng ñối lưu và
ñiện ly và việc dự báo ñường truyền sóng vô tuyến cũng như khả năng liên lạc
dựa trên nhiều dữ liệu trong quá khứ là hết sức quan trọng. Các mục tiếp sau sẽ
giúp bạn ñọc hiểu ñược cơ chế truyền sóng vô tuyến theo tần số thông tin vô
tuyến cùng những vấn ñề khác, liên quan ñến sóng vô tuyến.

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản trong truyền sóng vô tuyến


a. Phân cực của sóng ñiện từ
Phân cực của sóng ñiện từ phẳng chính là sự ñịnh hướng của vectơ ñiện
trường so với bề mặt trái ñất. Nếu phân cực giữ nguyên không thay ñổi, ta có
phân cực tuyến tính. Phân cực ngang (ñiện trường di chuyển song song với bề
mặt trái ñất) và phân cực ñứng (ñiện trường chuyển ñộng vuông góc với mặt ñất)
là 2 dạng phân cực tuyến tính. Nếu vectơ phân cực quay 3600 khi sóng ñi qua 1
bước sóng và cường ñộ trường như nhau tại tất cả các góc phân cực, ta có phân
cực tròn. Khi cường ñộ trường thay ñổi theo phân cực, ta có phân cực elip.
b. Tia sóng và mặt sóng
Các sóng ñiện từ là không nhìn thấy, vì vậy chúng ñược phân tích gián
tiếp qua khái niệm tia sóng và mặt sóng. Tia sóng là ñường ñi dọc theo hướng
truyền lan của sóng ñiện từ trong không gian tự do. Mặt sóng là bề mặt có pha
của sóng không ñổi, ñược tạo nên khi các ñiểm có cùng pha trên các tia lan
truyền từ cùng nguồn hợp lại với nhau (ABCD như hình 1-2). Nguồn ñiểm là 1 vị
trí từ ñó các tia lan truyền như nhau về mọi hướng (nguồn ñẳng hướng).

Hình 1-2. Sóng phẳng

14
c. Trở kháng ñặc trưng của không gian tự do
Trở kháng ñặc trưng của không gian tự do ñược tính:
µ0
Zs = , (1.1)
ε0
trong ñó µ0 là ñộ từ thẩm của không gian tự do, có giá trị bằng 1,26.10-6 H/m, ε 0
là ñộ ñiện thẩm của không gian tự do, có giá trị bằng 8,85.10-12 F/m. Thay vào ta
có Z s = 377 Ω .
d. Mặt sóng cầu và luật bình phương nghịch
Hình 1-3 là nguồn ñiểm bức xạ công suất với tốc ñộ không ñổi ñồng ñều
theo mọi hướng (gọi là bộ bức xạ ñẳng hướng). Bộ bức xạ ñẳng hướng tạo ra mặt
sóng cầu với bán kính R. Mật ñộ công suất Pa tại ñiểm bất kì trên bề mặt sóng
cầu là:
Prad E2 E2
Pa = = = (1.2)
4π Ra2 Zs 377

trong ñó: Prad là tổng công suất bức xạ (W), Ra là khoảng cách từ ñiểm bất kì
trên bề mặt hình cầu ñến nguồn. Suy ra cường ñộ ñiện trường:
30 Prad
E= (1.3)
Ra
Ta có nhận xét là mật ñộ công suất tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách ñến
2
P R 
nguồn (luật bình phương nghịch 2 =  1  ).
P1  R2 

Hình 1-3. Mặt sóng cầu từ nguồn ñẳng hướng

15
e. Suy hao và hấp thụ sóng
Không gian tự do là chân không vì thế không có tổn thất năng lượng khi
sóng truyền qua nó. Tuy nhiên, khi các sóng ñi qua không gian tự do chúng bị trải
ra, dẫn ñến giảm mật ñộ công suất. Hiện tượng này gọi là suy hao và xảy ra trong
không gian tự do cũng như trong khí quyển trái ñất. Song khí quyển không phải là
chân không mà chứa các hạt có thể hấp thụ năng lượng ñiện từ. Loại giảm công
suất này ñược gọi là tổn hao hấp thụ. Hệ số tổn hao ñược tính:
P1
γ a = 10 log (1.4)
P2
Hấp thụ sóng do khí quyển tương tự với tổn thất công suất I2R. Khi ñó,
năng lượng bị mất mãi mãi. Suy hao sóng do hấp thụ không phụ thuộc vào
khoảng cách từ nguồn bức xạ, mà vào tổng khoảng cách sóng ñi qua.

1.2.2 Các tính chất quang học của sóng vô tuyến


Các tính chất quang học của sóng vô tuyến bao gồm khúc xạ, phản xạ,
nhiễu xạ và giao thoa.
a. Khúc xạ sóng (refraction)
Khúc xạ ñiện từ là sự thay ñổi hướng của tia sóng khi nó ñi chếch từ một
môi trường sang môi trường khác với tốc ñộ truyền khác nhau. Tốc ñộ truyền tỉ
lệ nghịch với mật ñộ của môi trường truyền. Vì vậy, khúc xạ xảy ra bất cứ khi
nào sóng ñi từ một môi trường sang môi trường khác có mật ñộ khác (hình 1-4).

Pháp tuyến
Các tia tới
Mặt sóng tới
B
θ1
Môi trường 1 ít ñặc hơn
B’ ðường biên
A
Mặt sóng Môi trường 2 ñặc hơn
khúc xạ A’
θ2

Hình 1-4. Hiện tượng khúc xạ tại biên giới 2 môi trường

16
Tia A ñi vào môi trường 2 trước tia B, do ñó tia B lan nhanh hơn tia A (khoảng
cách B-B’ dài hơn A-A’). Vì thế, mặt sóng A’B’ bị nghiêng xuống dưới (về phía
pháp tuyến). Góc θ1 là góc tới, góc θ 2 là góc khúc xạ. ðộ nghiêng của tia phụ
thuộc vào chiết suất n = c / v , với v là tốc ñộ ánh sáng trong chất ñã cho. ðịnh
luật Snell giải thích phản ứng của sóng ñiện từ khi gặp ñường biên hai chất khác
nhau như sau:
n1 sin θ1 = n2 sin θ 2 (1.5)

sin θ1 n2 ε
hay: = = r2 (1.6)
sin θ 2 n1 ε r1
ở ñây: ε1 , ε 2 là hằng số ñiện môi của môi trường 1 và 2.

b. Phản xạ sóng (reflection)


Phản xạ ñiện từ xảy ra khi sóng tới va ñập vào biên của 2 môi trường và 1
phần hoặc toàn bộ công suất tới không ñi vào môi trường 2 mà phản xạ lại. Vì
sóng phản xạ vẫn ở trong môi trường 1 nên tốc ñộ của sóng tới và sóng phản xạ
bằng nhau. Do ñó, góc phản xạ bằng góc tới ( θi = θ r ) (hình 1-5). Hệ số phản xạ
ñược tính như sau:
Er e jθr Er j (θr −θi )
Γ= = e (1.7)
Ei e jθi Ei
trong ñó Γ là hệ số phản xạ (không thứ nguyên), Ei = cường ñộ ñiện áp tới
(vôn), Er = cường ñộ ñiện áp phản xạ (vôn), θi , θ r = pha tới và pha phản xạ (ñộ).

θi θr
Mặt sóng tới Mặt sóng phản xạ Môi trường 1

Môi trường 2

Hình 1-5. Phản xạ sóng tại biên giới phẳng của 2 môi trường

c. Nhiễu xạ sóng (diffraction)

17
Hình 1-6. Nhiễu xạ sóng ñiện từ

Nhiễu xạ sóng là sự phân bố lại năng lượng trong mặt sóng khi nó ñi qua
gần mép của vật thể không trong suốt với kích thước so sánh ñược với bước
sóng. Nhiễu xạ là hiện tượng cho phép sóng vô tuyến ñi vòng qua góc (hình 1-6).
d. Sự giao thoa sóng (interference)
Xảy ra khi 2 hoặc hơn các sóng ñiện từ kết hợp với nhau sao cho chất
lượng hệ thống bị giảm ñi. Sự giao thoa sóng tuân theo nguyên lí xếp chồng
tuyến tính của các sóng ñiện từ và xảy ra bất cứ khi nào 2 hoặc nhiều hơn các
sóng ñồng thời chiếm cùng 1 ñiểm trong không gian (hình 1-7).

Hình 1-7. Sự cộng tuyến tính 2 sóng có pha khác nhau và sự giao thoa sóng

1.2.3 Các phương thức truyền lan sóng ñiện từ


Các sóng bức xạ từ ñiểm phát có thể ñến ñược các ñiểm thu theo những
ñường khác nhau. Các sóng truyền lan dọc theo bề mặt quả ñất gọi là sóng ñất
hay sóng bề mặt; các sóng ñi tới các lớp riêng biệt của tầng ion và phản xạ lại gọi
là sóng ñiện ly hay sóng trời; và sóng không gian (gồm sóng trực tiếp và sóng

18
phản xạ từ mặt ñất) (hình 1-8).

Hình 1-8. Các phương thức truyền sóng

a. Sự truyền lan sóng ñất


Sóng ñất là sóng truyền lan dọc theo bề mặt trái ñất, do ñó còn ñược gọi là
sóng bề mặt. Sóng ñất là sóng phân cực ñứng bởi vì ñiện trường trong sóng phân
cực ngang sẽ song song với bề mặt trái ñất, và các sóng như thế sẽ bị ngắn mạch
bởi sự dẫn ñiện của ñất.
Thành phần ñiện trường biến ñổi của sóng ñất sẽ cảm ứng ñiện áp trong bề
mặt trái ñất, tạo ra dòng ñiện chảy. Bề mặt trái ñất cũng có ñiện trở và các tổn
hao ñiện môi, gây nên sự suy hao sóng ñất khi lan truyền. Sóng ñất lan truyền tốt
nhất trên bề mặt là chất dẫn ñiện tốt như nước muối, và truyền kém trên vùng sa
mạc khô cằn. Tổn hao sóng ñất tăng nhanh theo tần số, vì thế sóng ñất nói chung
hạn chế ở các tần số thấp hơn 2 MHz. Sóng ñất ñược dùng rộng rãi cho liên lạc
tàu thủy - tàu thủy và tàu thủy - bờ. Sóng ñất ñược dùng tại các tần số thấp ñến
15 kHz.
Các nhược ñiểm của truyền lan sóng ñất là:
• Sóng ñất yêu cầu công suất phát khá cao.
• Sóng ñất yêu cầu anten kích thước lớn.
• Tổn hao thay ñổi ñáng kể theo loại ñất.
Các ưu ñiểm là:
• Với công suất phát ñủ lớn, sóng ñất có thể dùng ñể liên lạc giữa 2 ñiểm
bất kì trên thế giới.
• Sóng ñất ít bị ảnh hưởng bởi sự thay ñổi ñiều kiện khí quyển.

19
b. Sự truyền lan sóng không gian
Gồm sóng trực tiếp và sóng phản xạ từ mặt ñất, truyền trong vài kilomet
tầng dưới của khí quyển. Sóng trực tiếp lan truyền theo ñường thẳng giữa các
anten phát và thu, còn gọi sóng nhìn thẳng (LOS: Line-Of-Sight). Vì thế, sóng
không gian bị hạn chế bởi ñộ cong của trái ñất. Sóng phản xạ từ ñất là sóng phản
xạ từ bề mặt trái ñất khi lan truyền giữa anten phát và thu. ðộ cong của trái ñất
tạo nên chân trời ñối với sự truyền lan sóng không gian, thường gọi là chân trời
vô tuyến. Do khúc xạ khí quyển, chân trời vô tuyến dài hơn chân trời quang học
ñối với khí quyển tiêu chuẩn thông thường. Chân trời vô tuyến xấp xỉ bằng 4/3
chân trời quang học. Có thể kéo dài chân trời vô tuyến bằng cách nâng cao anten
phát hoặc anten thu (hay cả hai) bằng tháp hoặc ñặt trên ñỉnh núi (tòa nhà). Hình
1-9 chỉ ra ảnh hưởng của ñộ cao anten ñến chân trời vô tuyến.
Chân trời vô tuyến nhìn thẳng ñối với một anten bằng:
d = 2h (1.8)
trong ñó: d = khoảng cách ñến chân trời vô tuyến (dặm), h = ñộ cao anten so với
mực nước biển (phít). Do ñó, khoảng cách giữa anten phát và anten thu là:
d = d t + d r = 2ht + 2hr (1.9)
trong ñó: d là tổng khoảng cách (dặm), dt , d r là chân trời vô tuyến ñối với anten
phát và anten thu (dặm hoặc kilomet), ht , hr ñộ cao anten phát và anten thu (phít
hoặc mét). Khoảng cách cực ñại giữa máy phát và máy thu trên ñất trung bình có
thể tính gần ñúng theo công thức sau (ñơn vị mét):
d (max) =17 ht + 17 hr (1.10)
Như vậy, khoảng cách truyền sóng không gian có thể tăng bằng cách tăng
ñộ cao anten phát, anten thu hoặc cả hai.

Hình 1-9. Sóng không gian và chân trời vô tuyến


20
Do các ñiều kiện ở tầng dưới khí quyển hay thay ñổi nên mức ñộ khúc xạ
thay ñổi theo thời gian. Trường hợp ñặc biệt gọi là truyền lan trong ống sóng xảy
ra khi mật ñộ ñạt mức sao cho các sóng ñiện từ bị bẫy giữa tầng này và bề mặt
trái ñất. Các lớp khí quyển hoạt ñộng như ống dẫn sóng và các sóng ñiện từ có
thể lan truyền rất xa vòng theo ñộ cong trái ñất và trong ống (hình 1-10).

Hình 1-10. Hiện tượng ống sóng

c. Sự truyền lan sóng trời


Các sóng ñiện từ có hướng bức xạ cao hơn ñường chân trời (tạo thành góc
khá lớn so với mặt ñất) ñược gọi là sóng trời. Sóng trời ñược phản xạ hoặc khúc
xạ về trái ñất từ tầng ñiện ly, vì thế còn gọi là sóng ñiện ly. Tầng ñiện ly là vùng
không gian nằm cách mặt ñất chừng 50 km ñến 400 km. Tầng này hấp thụ một số
lượng lớn năng lượng của tia cực tím và tia X bức xạ của mặt trời, làm ion hóa
các phân tử không khí và tạo ra electron tự do. Khi sóng ñiện từ ñi vào tầng ñiện
ly, ñiện trường của sóng tác ñộng lực lên các electron tự do, làm cho chúng dao
ñộng. Khi sóng chuyển ñộng xa trái ñất, sự ion hóa tăng, song lại có ít hơn phân
tử khí ñể ion hóa. Do ñó, phần trên của khí quyển có số phần trăm phân tử ion
hóa cao hơn phần dưới. Mật ñộ ion càng cao, khúc xạ càng lớn. Nói chung, tầng
ñiện ly ñược phân chia thành 3 lớp: lớp D, E, và F theo ñộ cao của nó; lớp F lại
ñược phân chia thành lớp F1, F2 (hình 1-11). ðộ cao và mật ñộ ion hóa của 3 lớp
thay ñổi theo giờ, mùa và theo chu kì vết ñen của mặt trời (11 năm). Tầng ñiện ly
ñậm ñặc nhất vào ban ngày và mùa hè.
Lớp D: là lớp thấp nhất, có ñộ cao 50 ÷ 100 km và nằm xa mặt trời nhất, do ñó
có ion hóa ít nhất. Như vậy lớp D ít có ảnh hưởng ñến hướng truyền lan sóng vô
tuyến. Song các ion ở lớp này có thể hấp thụ ñáng kể năng lượng sóng ñiện từ.
Lớp D biến mất về ñêm. Lớp này phản xạ sóng VLF và LF, hấp thụ các sóng MF
và HF.
Lớp E: có ñộ cao 100 ÷ 140 km, còn gọi là lớp Kennelly - Heaviside theo tên của
hai nhà bác học khám phá ra nó. Lớp E có mật ñộ cực ñại tại ñộ cao 70 dặm vào
21
giữa trưa khi mặt trời ở ñiểm cao nhất. Lớp E hầu như biến mất về ñêm, hỗ trợ sự
lan truyền sóng bề mặt MF và phản xạ sóng HF một chút về ban ngày. Phần trên
của lớp E ñôi khi ñược xét riêng và gọi là lớp E thất thường. Lớp này gây bởi
hiện tượng nhật hoa và hoạt ñộng của vết ñen mặt trời. ðây là lớp mỏng có mật
ñộ ion hoá rất cao, cho phép cải thiện không ngờ cự ly liên lạc.

Hình 1-11. Tầng ñiện ly và sự thay ñổi của chúng theo thời gian trong ngày

Lớp F: gồm 2 lớp F1 và F2. Lớp F1 có ñộ cao 140 ÷ 250 km vào ban ngày. Lớp
F2 có ñộ cao 140 ÷ 300 km về mùa ñông và 250 ÷ 350 km về mùa hè. Về ñêm, 2
lớp này hợp lại với nhau tạo thành một lớp. Lớp F1 hấp thụ và suy hao một số
sóng HF, cho qua phần lớn các sóng ñể ñến F2 , rồi khúc xạ ngược về trái ñất.

1.2.4 Một số thuật ngữ và ñịnh nghĩa truyền sóng


a. Tần số tới hạn và Góc tới hạn
Các tần số cao hơn dải UHF thực tế không bị ảnh hưởng bởi tầng ñiện ly
vì bước sóng của chúng cực kì ngắn. Tại các tần số này, khoảng cách giữa các
ion là khá lớn, do ñó các sóng ñiện từ ñi qua chúng hầu như không bị ảnh hưởng.
Như vậy phải tồn tại giới hạn tần số trên ñối với sự truyền lan sóng trời. Tần số
tới hạn là tần số cao nhất vẫn còn có thể trở về trái ñất bởi tầng ñiện ly. Tần số
tới hạn phụ thuộc vào mật ñộ ion và thay ñổi theo giờ và mùa. Nếu góc bức xạ
ñứng giảm, các tần số lớn hơn hoặc bằng tần số tới hạn còn có thể khúc xạ trở lại
bề mặt trái ñất, vì chúng sẽ ñi khoảng cách dài hơn trong tầng ion và có nhiều
thời gian hơn ñể khúc xạ. Vì thế, tần số tới hạn chỉ ñược dùng làm ñiểm chuẩn so
sánh. Mỗi tần số có góc ñứng cực ñại tại ñó nó có thể lan truyền và còn khúc xạ

22
lại bởi tầng ion. Góc này ñược gọi là góc tới hạn (hình 1-12). Như vậy, góc tới
hạn liên quan ñến mật ñộ ion của tầng ñiện ly và tần số của tín hiệu. Góc tới hạn
cao cho tần số thấp và thấp cho tần số cao.

Hình 1-12. Góc tới hạn

Một kỹ thuật ño lường gọi là thăm dò tầng ñiện ly bằng âm thanh


(ionospheric sounding) ñôi khi ñược sử dụng ñể xác ñịnh tần số tới hạn. Tín hiệu
ñược truyền thẳng từ bề mặt ñất và tăng dần tần số. Tại các tần số thấp hơn, tín
hiệu sẽ bị hấp thụ hoàn toàn bởi khí quyển. Khi tần số tăng dần, một phần sẽ trở
lại trái ñất. Tại tần số nào ñó, tín hiệu sẽ xuyên qua khí quyển, ñi vào không gian
xa xôi và không trở lại trái ñất. Tần số cao nhất sẽ còn trở lại trái ñất theo hướng
thẳng ñứng chính là tần số tới hạn.
b. ðộ cao ảo
ðộ cao ảo là ñộ cao tại ñó sóng khúc xạ cũng chính là sóng phản xạ dự
kiến (hình 1-13).

Hình 1-13. ðộ cao ảo và ñộ cao thực tế


23
Sóng bức xạ ñược khúc xạ lại trái ñất theo ñường B. ðộ cao cực ñại thực
tế mà sóng ñến ñược là ha. ðường A là ñường dự kiến sao cho sóng phản xạ sẽ ñi
qua và còn trở về trái ñất tại cùng vị trí. ðộ cao cực ñại mà sóng phản xạ dự kiến
này sẽ tới ñược chính là ñộ cao ảo hv.

c. Tần số dùng ñược tối ña (MUF)


MUF (Maximum Usable Frequency) là tần số cao nhất có thể dùng cho
truyền lan sóng trời giữa 2 ñiểm cụ thể trên mặt ñất. Vì thế, có bao nhiêu ñiểm
trên trái ñất thì có bấy nhiêu giá trị có thể của MUF (vô hạn). MUF giống như tần
số tới hạn, là tần số hạn chế cho truyền sóng trời. Song MUF ứng với góc tới cụ
thể (góc giữa sóng tới và pháp tuyến). Về toán học ta có
MUF = (tần số tới hạn)/cos θ = (tần số tới hạn) x sec θ
ở ñây θ là góc tới. Phương trình trên gọi là luật secant. Luật này coi bề mặt ñất
là phẳng và lớp phản xạ phẳng, tất nhiên ñiều này không bao giờ tồn tại. Vì thế,
MUF chỉ dùng ñể tính toán sơ bộ. Do sự không ổn ñịnh của tầng ñiện ly, bằng
việc nghiên cứu sự biến ñổi của MUF theo ngày và theo thời gian, người ta
thường sử dụng tần số thấp hơn khoảng 15% so với giá trị dự kiến trung bình của
MUF trong thông tin bằng sóng trời. Tần số thấp hơn này ñược gọi là tần số làm
việc tối ưu (OWF – Optimum Working Frequency). OWF thấp hơn MUF trong
khoảng 90% tỉ lệ chiếm thời gian.

d. Cự ly nhảy cách
Cự ly nhảy cách là khoảng cách cực tiểu tính từ anten phát sao cho sóng
trời có tần số cho trước (phải nhỏ hơn MUF) sẽ trở lại trái ñất (hình 1-14). Hình
1-14a là vài tia với góc ngẩng khác nhau ñược bức xạ từ cùng một ñiểm trên trái
ñất. Khi tăng góc ngẩng, ñiểm từ ñó sóng trở lại trái ñất tiến gần hơn ñến máy
phát. Với góc ngẩng ñủ cao, sóng xuyên qua tầng ñiện ly và hoàn toàn biến mất
khỏi khí quyển. Vùng mà cả sóng trực tiếp lẫn sóng không gian ñều không ñạt tới
ñược gọi là vùng nhảy. Hình 1-14b là ảnh hưởng của sự biến mất của lớp D và
lớp E về ban ñêm ñến cự ly nhảy cách. Lúc này, trần tạo bởi tầng ion ñược nâng
lên, cho phép về ban ñêm sóng trời ñi cao hơn trước khi khúc xạ lại trái ñất. Khi
sóng vô tuyến ñi xuyên qua tầng ñiện ly thì nó sẽ bị suy giảm vì va chạm với các
phân tử. ðiều này chủ yếu xảy ra ở lớp D có mật ñộ ñiện tử cao hơn so với trong
lớp E và F. ðộ suy hao tỉ lệ thuận với 1/f2, do vậy về mặt chất lượng thông tin,
ñiều ñáng mong muốn là chọn ñược tần số cao nhất ñể ñược sử dụng có hiệu quả

24
như sóng không gian.

Hình 1-14. Cự ly nhảy cách và ảnh hưởng của giờ trong ngày ñến nó

e. Vùng câm
Vùng câm là vùng nằm trong khoảng giới hạn giữa cự ly lớn nhất của
sóng ñất và cự ly nhảy cách nhỏ nhất (ứng với góc tới hạn) của sóng trời, xem
hình 1-15. Như ñã nêu ở trên, góc tới hạn là cao hơn cho tần số thấp và thấp hơn
cho tần số cao. Tồn tại vùng câm, ñiều ñó có nghĩa là liên lạc ở cự ly trung bình
thường có một tần số giới hạn mà cao hơn liên lạc không thể thực hiện ñược: các
tín hiệu vượt quá tần số giới hạn sẽ ñược phản xạ ở một góc mà khiến chúng trở
về mặt ñất xa hơn trạm thu mong muốn.

Hình 1-15. Góc tới hạn và vùng câm

25
g. Tổn thất ñường truyền trong không gian tự do
Phương trình tổn thất như sau:
2 2
 4π D   4π fD 
Lp =   =  (1.11)
 λ   c 
ở ñây: L p = tổn thất ñường truyền không gian tự do (không thứ nguyên),
D = khoảng cách (kilomet), f = tần số (Hz),
λ = bước sóng (mét),
c = tốc ñộ ánh sáng = 300.000 km/s.
Chuyển sang dB ta có:
4π fD 4π
Lp (dB) = 20 log = 20 log + 20 log f + 20 log D (1.12)
c c
Nếu tần số tính theo MHz và khoảng cách – km, ta có:
4π (10)6 (10)3
Lp (dB) = 20 log + 20 log f (MHz) + 20 log D(km)
3 × 108 (1.13)
= 32.4 + 20 log f (MHz) + 20 log D(km)

Với tần số theo GHz và khoảng cách là km, ta có:


Lp (dB) = 92.4 + 20 log f (GHz) + 20 log D(km) (1.14)

1.2.5 ðặc ñiểm một số dải sóng vô tuyến


a. Sóng cực dài và sóng dài
Có thể lan truyền như sóng ñất và sóng không gian. Việc sóng ñất ở băng
tần này lan truyền ñi hàng trăm, thậm chí hàng nghìn kilomet là do cường ñộ
trường của các sóng này giảm theo khoảng cách khá chậm, nói cách khác là năng
lượng của chúng bị mặt ñất hoặc mặt nước hấp thụ ít. Bắt ñầu từ khoảng cách
300 ÷ 400 Km so với máy phát xuất hiện sóng ñiện ly phản xạ từ lớp dưới của
tầng ñiện ly (từ lớp D cao 60 ÷ 80 Km vào ban ngày hoặc lớp E cao 100 ÷ 130
Km). Do bước sóng lớn hơn nhiều so với chiều cao từ bề mặt trái ñất lên tới tầng
ñiện ly, cho nên mặt ñất và tầng ñiện ly ñóng vai trò như hai bức tường. Nó ñược
gọi là chế ñộ ống dẫn sóng mặt ñất - ñiện ly mà nhờ nó liên lạc toàn cầu ở các
sóng này thực hiện bằng các sóng truyền lan trong ống sóng hình cầu tạo bởi mặt
ñất và tầng ñiện ly. Các sóng này có thể xuyên sâu vào nước và truyền lan trong
một số loại ñất. Bức xạ hiệu quả sóng dài và cực dài chỉ ñạt ñược với các anten
rất cồng kềnh, có kích thước xấp xỉ bước sóng, bởi vậy người ta thường tăng
26
công suất phát ñến hàng trăm KW hoặc hơn ñể bù lại.
• Nhược ñiểm cơ bản của sóng dài và cực dài là dung lượng tần số nhỏ
• Miền ứng dụng thực tế: Thông tin với các ñối tượng dưới nước, thông tin
theo các ñường trục toàn cầu và thông tin dưới mặt ñất.

b. Sóng trung
• Tính truyền lan: Bị hấp thụ nhiều hơn sóng dài và cực dài khi truyền lan
theo mặt ñất, còn các sóng ñến ñược tầng ñiện ly bị hấp thụ mạnh bởi lớp
D (khi D tồn tại) và phản xạ tốt bởi lớp E.
• Cự ly liên lạc: Về ban ngày mùa hè thì bị hạn chế (chỉ bằng sóng ñất), về
ban ñêm mùa ñông và mùa hè thì cự ly thông tin tăng rõ rệt.
• Dung lượng tần số: Cao hơn nhiều sóng dài và cực dài song do có nhiều
ñài phát thanh công suất lớn nên gặp nhiều khó khăn trong việc tận dụng
dung lượng.
• Miền ứng dụng thực tế: Nhiều nhất là trong các vùng bắc cực ñể làm dự
phòng khi thông tin sóng ngắn bị tổn hao lớn do nhiễu từ nhiễu khí quyển.
• Anten: Khá hiệu quả và có kích thước chấp nhận ñược.

c. Sóng ngắn (SN)


• Tính chất truyền lan: Bao gồm cả sóng ñất và sóng ñiện ly
• Cự ly liên lạc: Với sóng ñất và công suất không lớn lắm, cự ly liên lạc
không vượt quá vài chục kilomet vì sóng ñất bị hấp thụ mạnh trong ñất
(tăng theo tần số). Sóng ñiện ly do phản xạ một hoặc nhiều lần từ tầng
ñiện ly có thể lan truyền xa tuỳ ý. Sóng này bị hấp thụ yếu bởi các lớp D
và E, phản xạ tốt bởi các lớp trên (chủ yếu là F2 cao 300 ÷ 500 Km). Bảng
1-2 chỉ ra một cách tương ñối cự ly liên lạc nhỏ nhất và lớn nhất bằng
sóng trời cho một vài tần số (chỉ có tính chất tham khảo). Hiển nhiên ñiều
kiện tốt nhất cho các tần số giữa ngày và tối sẽ khác nhau, chu kỳ vòng
quanh lúc mặt trời mọc và lúc mặt trời lặn là hết sức không ổn ñịnh, với
ñiều kiện tốt nhất cho các tần số liên lạc tăng nhanh ít giờ lúc mặt trời mọc
và giảm ít giờ lúc mặt trời lặn. ðối với nguyên nhân này, một số liên lạc
ñịnh kỳ trong thời gian này bao gồm một số kênh ñể kiểm tra ñộ rộng tần
số khác nhau. Việc liên lạc tương tự giảm dần bắt buộc thay ñổi một vài
MHz cao hơn hoặc thấp hơn.

27
• Dung lượng tần số: Lớn hơn nhiều các sóng trên do ñó ñảm bảo sự làm
việc ñồng thời của số lượng lớn các máy thu phát vô tuyến.
• Anten: Với kích thước nhỏ vẫn có hiệu quả khá cao và hoàn toàn áp dụng
ñược cho các ñối tượng cơ ñộng.

Bảng 1-2
Sử dụng sóng trời cho các tần số trong dải HF
Tần số (MHz) Trưa (Km) Nửa ñêm (Km)
2 0 ÷ 120 0 ÷ ??
4 0 ÷ 400 0 ÷ ??
8 0 ÷ 800 500 ÷ ??
10 300 ÷ 1600 1000 ÷ ??
15 800 ÷ ?? 1600 ÷ ??
20 1200 ÷ ?? không
25 1600 ÷ ?? không
30 2000 ÷ ?? không

Vì sóng ngắn chiếm vị trí ñặc biệt trong thông tin vô tuyến nên ta xét kỹ hơn:
⊕ Thông tin vô tuyến bằng các sóng ñiện ly có thể thực hiện ñược nếu các
tần số sử dụng nằm thấp hơn các giá trị cực ñại xác ñịnh bởi mức ñộ ion
hoá của các lớp phản xạ ñối với mỗi cự ly liên lạc. Ngoài ra thông tin chỉ
có thể có nếu công suất máy phát với hệ số khuếch ñại của các anten ñược
sử dụng bảo ñảm cường ñộ trường cần thiết tại ñiểm thu với sự hấp thụ
năng lượng ñã cho ở trong tầng ion. ðiều kiện ñầu hạn chế giới hạn trên
của tần số sử dụng, ñiều kiện sau - giới hạn dưới. Vì vậy thông tin SN
bằng sóng ñiện ly chỉ có trong một khoảng tần số nhất ñịnh. Bề rộng của
khoảng này phụ thuộc vào tầng ñiện ly, nghĩa là phụ thuộc vào thời gian
của một ngày ñêm, vào mùa, vào chu trình hoạt ñộng của mặt trời. Cho
nên việc dự báo trạng thái của tầng ñiện ly là vô cùng quan trọng ñối với
thông tin liên lạc sử dụng sóng trời.
⊕ Hiện tượng pha ñinh trong thông tin SN: Hiện tượng này làm giảm nhiều
chất lượng thông tin SN bằng sóng ñiện ly. Pha ñinh xuất hiện do sự thay
ñổi cấu trúc của các lớp phản xạ ở tầng ion, do sự nhiễu loạn của tầng ion
và do sự truyền sóng theo nhiều tia. Bản chất của pha ñinh về cơ bản là sự

28
giao thoa của một vài tia tới ñiểm thu với pha thay ñổi liên tục do sự thay
ñổi trạng thái của tầng ñiện ly.
Nguyên nhân của một vài tia tới ñiểm thu cùng lúc là:
- Sự phản xạ của tầng ion dưới các góc mà các tia phản xạ một số lần khác
nhau từ tầng ion và mặt ñất lại hội tụ tại ñiểm thu (hình 1-16a).
- Hiện tượng khúc xạ kép dưới tác ñộng của trường ñiện từ quả ñất. do hiện
tượng nay hai tia phản xạ từ các lớp khác nhau của tầng ion lại ñến cùng
một ñiểm thu (hình 1-16b).
- Sự không ñồng nhất của tầng ion dẫn tới sự phản xạ khuếch tán các sóng
từ các vùng khác nhau của nó (hình 1-16c).

Hình 1-16. Pha ñinh ña ñường trong thông tin sóng ngắn
Pha ñinh còn có thể xảy ra do sự thăng giáng phân cực các sóng khi phản
xạ từ tầng ñiện ly, dẫn tới sự thay ñổi mới quan hệ giữa các thành phần ñứng và
ngang của trường ñiện từ tại nơi thu. Pha ñinh phân cực xảy ra hiếm hơn nhiều
pha ñinh giao thoa (10 ÷15% tổng số).
⊕ Các bão từ và bão ion có thể ảnh hưởng ñáng kể ñến trạng thái thông tin
SN. ðây là các nhiễu loạn của tầng ñiện ly và của từ trường quả ñất dưới
tác ñộng của các dòng hạt ñiện tích do mặt trời phun ra. Các dòng hạt này
thường phá huỷ lớp phản xạ cơ bản F2. Các nhiễu loạn tầng ion xảy ra có
chu kỳ và liên quan ñến thời gian mặt trời quay quanh trục của mình (27
ngày ñêm).
⊕ Các vụ nổ hạt nhân do con người thực hiện trong khí quyển có thể gây ra
sự ion hoá nhân tạo tầng khí quyển và kéo theo sự ảnh hưởng tình trạng
thông tin SN.

d. Các sóng cực ngắn (SCN)


Bao gồm một loạt các ñoạn tần số có dung lượng lớn.
• Tính chất truyền lan: Năng lượng SCN bị hấp thụ mạnh bởi mặt ñất (nói

29
chung là tỉ lệ với bình phương của tần số), vì vậy sóng ñất bị suy giảm rất
nhanh. SCN không có sự phản xạ ñều ñặn từ tầng ion, do ñó thông tin
SCN chủ yếu dựa trên sóng ñất và sóng trực tiếp.
• Cự ly thông tin: Cự ly thông tin bằng sóng ñất phụ thuộc nhiều vào bước
sóng. Cự ly lớn nhất là ở các sóng mét gần với dải SN (lưu ý rằng với sự
tăng tần số hiệu quả của hệ thống anten tăng lên nhờ ñó bù lại tổn hao
năng lượng trong ñất). SCN có ý nghĩa lớn ñối với thông tin trong không
gian tự do, tức là trong vùng tổn hao năng lượng rất nhỏ. Cự ly thông tin
giữa các thiết bị bay trang bị máy thu phát công suất nhỏ có thể ñạt tới vài
trăm kilomet.
• Miền ứng dụng thực tế: Thông tin vũ trụ, thông tin trong mạng cơ sở dặc
biệt là giữa các ñối tượng cơ ñộng.
Sóng cực ngắn dùng nhiều trong thông tin ñiều hành nên ta xét chi tiết hơn một
số ñặc ñiểm của chúng:
⊕ Các sóng mét (SM) có tính chất nhiễu xạ, nghĩa là có thể uốn cong theo ñịa
hình. Hiện tượng khúc xạ tầng ñối lưu làm tăng cự ly thông tin SM. Sự thay
ñổi hệ số khúc xạ theo ñộ cao của khí quyển gây ảnh hưởng ñến sóng không
gian. Khí quyển tiêu chuẩn là một khí quyển lý tưởng có một tỉ lệ biến ñổi
hệ số khúc xạ theo ñộ cao một cách ñều ñặn, bởi vì nó có một hệ số thay ñổi
cố ñịnh của áp suất khí quyển theo ñộ cao, nhiệt ñộ và ñộ ẩm. Khi trạng thái
của tầng ñối lưu bình thường (giảm ñều ñặn nhiệt ñộ với chiều cao), tia sóng
nối các máy thu phát ñang liên lạc bị uốn cong về phía trên do ñó bảo ñảm
ñược thông tin trên các tuyến bị che khuất (ñài phát không nhìn thấy ñài
thu). Vì có sự biến ñổi hệ số khúc xạ một cách liên tục, cho nên ñường ñi
thực tế của sóng không gian là khác với ñường trực tiếp (thẳng). ðể bù lại
sự khác nhau này, cự ly thông tin cực ñại thực tế ñược tính toán theo ñường
trực tiếp dựa trên quy ñịnh bán kính hiệu quả của trái ñất KR (K = 4/3 trong
khí quyển tiêu chuẩn). Hệ số khúc xạ tầng ñối lưu thay ñổi theo thời gian do
các thay ñổi các ñiều kiện khí tượng, ñiều này dẫn tới pha ñinh tín hiệu
(khác với pha ñinh ở SN, chúng xảy ra rất chậm và không sâu)
⊕ SM nhiều khi lan truyền rất xa. ðó là do:
- Sự hình thành các ñám mây ion hoá thất thường ở ñộ cao vài chục kilomet
dưới lớp D (lớp thất thường FS) FS có thể xuất hiện vào bất kỳ thời gian nào.
ðặc ñiểm của các ñám mây này là nồng ñộ ion hoá rất cao, ñôi khi ñủ ñể

30
phản xạ các sóng của cả dải SCN. Lúc này cự ly giữa phát và thu có thể là
2000 ÷ 2500 km. Cường ñộ tín hiệu phản xạ FS rất lớn ngay cả khi công suất
phát nhỏ.
- Sự tồn tại thường xuyên của lớp FS trong những năm mặt trời hoạt ñộng
mạnh nhất. Cự ly liên lạc có thể ñạt tới phạm vi toàn cầu.
- Các vụ nổ hạt nhân ở trên cao: lúc này xuất hiện một miền phía trên (ở mức
lớp FS) SM xuyên qua miền dưới, bị hấp thụ một ít, phản xạ từ miền trên và
quay trở lại mặt ñất. Khoảng cách bao trùm nằm trong phạm vi 100 ÷ 2500
km. Các tần số thấp nhất bị hấp thụ mạnh nhất ở các miền ion hoá phía
dưới, các tần số cao nhất bị phản xạ không toàn phần từ miền trên.
Như vậy, việc lan truyền của sóng vô tuyến nhờ hiệu ứng tán xạ ñối lưu
của khu vực khí quyển rộng lớn trong tầng ñối lưu ñược dùng cho trên VHF.
Phương pháp này có nhiều ưu ñiểm của thông tin bǎng rộng và ghép kênh cũng
như thông tin ñồng thời cho một khu vực rộng. Mặt khác nó cũng ñòi hỏi công
suất phát lớn và máy thu có ñộ nhậy cao.

1.3 CÁC ðẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN


1.3.1 Hệ thống thông tin - Kênh thông tin
Các hệ thống thông tin dùng ñể truyền tin. Tin có thể là liên tục (tiếng nói,
âm nhạc) hoặc rời rạc (văn bản, dữ liệu số). Trong hệ thống thông tin, tin ñược
biến ñổi thành tín hiệu phù hợp với kênh thông tin. Theo loại tin truyền ñi, có thể
chia các hệ thống thông tin thành hệ thống rời rạc hoặc liên tục. Các hệ thống
ñiện thoại vô tuyến và truyền hình với ñiều tần hoặc ñiều biên có thể qui về loại
hệ thống liên tục (tương tự). ðôi khi các tin liên tục ñược biến ñổi thành tin rời
rạc (lượng tử hoá) rồi truyền ñi bằng các phương pháp ñặc trưng cho các hệ
thống rời rạc (chẳng hạn truyền tiếng nói bằng PCM). Hệ thống liên lạc ñiện báo
là ví dụ của hệ thống rời rạc.
Người ta qui ước gọi tập hợp các phương tiện kỹ thuật dùng ñể truyền tin
từ nguồn ñến người nhận tin là ñường thông tin. Các phương tiện này bao gồm
thiết bị phát, kênh thông tin và thiết bị thu (hình 1-17). ðường thông tin cùng với
nguồn và người nhận tạo thành hệ thống thông tin. Chức năng của thiết bị phát là
biến ñổi tin thành tín hiệu thuận tiện nhất cho việc truyền trên ñường thông tin ñã
cho. Tổng quát, quá trình biến ñổi tin thành tín hiệu gồm 3 công ñoạn: biến ñổi,
mã hoá và ñiều chế.

31
Kênh thông tin – là môi trường dùng ñể truyền các tín hiệu từ máy phát
ñến máy thu. Nó có thể là cáp, ống dẫn sóng hoặc khí quyển.

Hình 1-17. Sơ ñồ chức năng hệ thống thông tin

Trong các hệ thống thông tin thực tế không thể tránh khỏi các nhiễu loạn
làm méo tín hiệu. Các nhiễu có thể là cộng tính (nhiễu khí quyển và nhiễu công
nghiệp, nhiễu từ các máy lân cận). Nhiễu này tác ñộng vào máy thu không phụ
thuộc vào tín hiệu và xảy ra ngay cả khi lối vào máy thu không có tín hiệu. Dạng
nhiễu loạn phổ biến khác trong các hệ thống thông tin là nhiễu loạn gây bởi các
thay ñổi ngẫu nhiên các tham số của kênh (liên quan trực tiếp ñến quá trình tín
hiệu ñi qua kênh, vì thế chỉ xuất hiện khi có tín hiệu). Ví dụ của loại này là hiện
tượng pha ñinh.
Trong trường hợp lan truyền 1 tia và có nhiễu cộng tính và nhiễu nhân
trong kênh, tín hiệu ở lối vào máy thu có thể viết ở dạng:
X (t ) = µ (t ) A [t − τ (t ), ϕ (t ), u (t ) ] + N (t ) (1.15)
ở ñây: µ (t ) - hệ số truyền ñạt của kênh; A(t , u ) - tín hiệu phát ñi; τ (t ) - thời gian
trễ tín hiệu, ϕ (t ) - pha của tín hiệu; u (t ) - tin phát ñi; N (t ) - nhiễu cộng. Kênh
thông tin có µ và τ cố ñịnh theo thời gian ñược gọi là kênh có tham số không
ñổi. Trường hợp ngược lại ñược gọi là kênh có tham số biến ñổi.
Tín hiệu nhiều tia ñược mô tả bằng biểu thức tương tự:
k
X (t ) = ∑ µi (t ) A [t − τ i (t ), ϕi (t ), u (t )] + N (t ) (1.16)
i =1

ở ñây: k - là số tia, µi (t ),τ i (t ), ϕi (t ) là các tham số tương ứng của tia thứ i.

1.3.2 Các tính chất của kênh thông tin vô tuyến


a. Kênh thông tin vô tuyến có ñộ suy hao rất lớn, thường ñạt tới 140 ÷
160 dB.
Công suất tín hiệu ở lối vào phần thu của kênh thường có giá trị nằm trong

32
khoảng 10−10 − 10 −14 W , trong khi ñó lại cần công suất hàng W hoặc lớn hơn ở lối
ra ñể thiết bị cuối làm việc tin cậy. Nghĩa là thiết bị thu của kênh phải có hệ số
khuếch ñại theo công suất ít nhất là 1010 ÷ 1014 hay 105 ÷ 107 theo ñiện áp. Vấn
ñề khuếch ñại tín hiệu không chỉ khó ở chỗ hệ số khuếch ñại phải cao mà còn
khó ở chỗ mức tín hiệu ở lối vào thiết bị thu so sánh ñược với tạp âm thăng
giáng. Tạp âm thăng giáng lẫn vào tín hiệu và không thể tách riêng ñược.

b. ðộ suy hao của kênh vô tuyến thay ñổi trong phạm vi rộng.
Cường ñộ trường ñiện từ tại ñiểm thu tỉ lệ nghịch với bình phương của
quãng ñường mà sóng ñi qua, vì vậy sự thay ñổi mức tín hiệu ở lối vào phần thu
của kênh trong dải cự ly thông tin cần thiết ñạt tới 100 – 120 dB. Có nghĩa là việc
bảo ñảm mức tín hiệu ra không ñổi (ñể thiết bị cuối hoạt ñộng bình thường) gặp
nhiều khó khăn.
ðộ suy hao thay ñổi của kênh còn gây khó khăn cho việc thành lập các hệ
thống thông tin duplex (song công), tương tự như hệ thống thông tin dây dẫn với
lối ra hai dây, nếu tham số mang tin của tín hiệu cao tần là biên ñộ (vì khó tránh
khỏi sự mất ổn ñịnh tức là tăng khả năng tự kích).
ðộ suy hao kênh thay ñổi lớn khi tiến hành thông tin giữa các ñối tượng
cơ ñộng nếu sử dụng các sóng SCN (SCN lan truyền phụ thuộc vào ñịa hình).
ðiều kiện tiến hành thông tin trở nên không thuận lợi khi trên ñường hành tiến
gặp phải các ñối tượng phản xạ sóng vô tuyến, vì sẽ gây nên hiện tượng pha ñịnh
giao thoa.

c. ðộ suy giảm của kênh thông tin vô tuyến biến ñổi còn do sự thay ñổi
của các tham số khí quyển quả ñất.
Sự thay ñổi này thấy rõ hơn ở dải sóng ngắn, khi tiến hành thông tin bằng
các sóng phản xạ từ tầng ion. Trước hết do những thay ñổi chậm theo ngày ñêm
của mức ñộ ion hoá các miền khác nhau của tầng khí quyển mà xuất hiện các dao
ñộng theo ngày ñêm của mức tín hiệu. Ngoài ra việc thu các sóng phản xạ từ tầng
ion kèm theo những pha ñinh thường xuyên và khá nhanh của tín hiệu do sự giao
thoa của các tia ñến ñược ñiểm thu bằng những con ñường khác nhau.
d. Kênh thông tin, nếu hạn chế chỉ là môi trường truyền sóng, thì về
mặt vật lý là chung cho tất cả các phương tiện thông tin vô tuyến ñang tồn tại,
các ñài phát thanh, dẫn ñường vô tuyến....
Khả năng phát ñồng thời một số lượng lớn các tin trên vô tuyến dựa trên

33
cơ sở phân tách tín hiệu theo tần số. Tuy nhiên, vì việc sử dụng một cách có tổ
chức dải tần mà cự ly truyền sóng không bị giới hạn (SN), là cực kỳ khó khăn,
trong khi nhu cầu ở một số ñoạn tần lại vượt quá dung lượng vật lý của chúng thì
dễ dàng rút ra kết luận về khả năng và sự không tránh khỏi của việc gây nhiễu lẫn
nhau khi phát tin, dẫn tới sự mật mát nào ñó của tin tức.
Tình hình lại càng tồi tệ hơn do sự không hoàn thiện về mặt kỹ thuật của
thiết bị, thể hiện ở chỗ việc phát tín hiệu thường kèm theo các bức xạ phụ, còn
việc thu thì lại tiếp nhận cả các nhiễu từ miền tần số lớn hơn nhiều dải tần chiếm
bởi tín hiệu cần nhận, nhất là khi nguồn nhiễu ở gần ngay nơi thu.
Ngoài ra các nguồn nhiễu còn là các quá trình tự nhiên, như sự phóng ñiện
cơn giông trong khí quyển, bức xạ vô tuyến của mặt trời và thiên hà. Nguồn
nhiễu còn là các thiết bị ñiện trong công nghiệp và sinh hoạt. ða số các nhiễu có
nguồn gốc tự nhiên và công nghiệp là các nhiễu dải rộng, bao trùm hầu hết toàn
bộ dải tần.
e. Kênh vô tuyến gây méo tín hiệu phát ñi do sự hạn chế phổ tần của nó.
Người ta hạn chế phổ rộng vô hạn của tín hiệu có ñộ rộng hữu hạn trong
tất cả các hệ thống thông tin, vì năng lượng cơ bản của các tín hiệu chỉ tập trung
trong dải tương ñối hẹp. Trong các hệ thống thông tin vô tuyến, sự cần thiết phải
hạn chế phổ còn do dung lượng không ñủ của dải tần và giảm xác suất nhiễu lạ
lọt vào dải thông của kênh.
Tóm lại: Khác với kênh ñường dây, kênh vô tuyến ñược ñặc trưng bởi dải rộng
của những thay ñổi nhanh và chậm của ñộ suy hao và bởi sự tác ñộng số lượng
lớn các nhiễu từ nguồn ngoài.

1.3.3 Các tính chất thống kê của tín hiệu vô tuyến và nhiễu trong kênh thông
tin vô tuyến
a. Mọi kênh thông tin vô tuyến ñều là kênh có tham số biến ñổi.
ðiều này thể hiện rõ hơn ở kênh SN vì ở ñây pha ñinh biểu hiện rõ nhất và
tình hình nhiễu cực kỳ phức tạp. Do ñó ta bắt ñầu từ kênh SN trước tiên.
Mô hình tổng quát của tín hiệu pha ñinh thoả mãn khá tốt nhiều nghiên
cứu thực nghiệm là mô hình biểu diễn tín hiệu hình thành từ sóng phản xạ thường
xuyên (có tham số ít thay ñổi) và một loạt các sóng phản xạ không thường xuyên
(có biên ñộ và pha thay ñổi ngẫu nhiên) cùng tới ñiểm thu. Với mô hình này
cường ñộ trường của tín hiệu pha ñinh ñiều hoà tại ñiểm thu có thể biểu diễn như

34
sau:
n
e = E0 cos(ω0t + ϕ0 ) + ∑ Ek cos(ωk t + ϕ k ) (1.17)
k =1

trong ñó:
E0 , ω0 , ϕ0 - là biên ñộ, tần số và pha của sóng phản xạ thường xuyên;

Ek , ωk , ϕ k - là biên ñộ, tần số và pha của sóng phản xạ không thường xuyên.
Hình 1-18 là biểu diễn vectơ của mô hình. Việc cộng vectơ của các thành
phần thường xuyên và không thường xuyên của sóng tạo nên vectơ tổng có biên
ñộ và pha thay ñổi:
e = E (t ) cos [ω0t + ϕ (t ) ] (1.18)
Mức ñộ thay ñổi theo thời gian của biên ñộ và pha của vectơ tổng hợp phụ thuộc
vào mối quan hệ biên ñộ giữa các thành phần thường xuyên và không thường
xuyên.

Ek


E Σk

E0 
E

Hình 1-18. Biểu diễn mô hình ở dạng vectơ

Khi số lượng các thành phần không thường xuyên ñã ñủ lớn, dao ñộng
tổng của chúng là quá trình ngẫu nhiên chuẩn, còn ñường bao của quá trình này
có phân bố Rơlây. Sự có mặt của thành phần thường xuyên làm cho phân bố này
ứng với luật Rơlây tổng quát:
2E  E 2 + E02   2 EE0 
W (E) = exp  −  I0   (1.19 )
Eeff2  Eeff2   Eeff2 

trong ñó: E là biên ñộ tổng của các dao ñộng; Eeff2 là công suất trung bình của
 n 
sóng phản xạ không thường xuyên, ñược xác ñịnh bởi vec tơ E Σk = ∑ E k ; E0 là
k =1

35
biên ñộ sóng phản xạ thường xuyên; I 0 là hàm Bessen biến thể cấp không.
Người ta xác ñịnh ñược rằng phân bố pha của quá trình có dạng sau:
1 a cos ϕ
W (ϕ ) = exp(−a 2 ) + exp(− a 2 sin 2 ϕ ) F ( 2a cos ϕ ) (1.20)
2π π
E02
trong ñó: a= ;
2 Eeff2

1
α
 t2 
F ( 2a cos ϕ ) =
2π ∫−∞  − 2 dt
exp là tích phân xác suất Laplace;

α = 2a cos ϕ
Từ biểu ñồ véc tơ của tín hiệu pha ñinh ta suy ra rằng ñộ sâu pha ñinh và
mức ñộ thay ñổi pha phụ thuộc vào mối quan hệ E0 và EΣk (t ) . Nếu EΣk (t ) = 0 thì
biên ñộ và pha của tín hiệu sẽ không ñổi, ñiều này ứng với trường hợp hoàn toàn
không có pha ñinh. Ngược lại nếu E0 triệt tiêu thì pha ñinh sẽ sâu nhất, còn pha
thay ñổi trong phạm vi vi từ 0 ñến ± π. Dễ thấy rằng lúc này hàm phân bổ tổng
quát biến thành luật Rơlây:
2E  E2 
W (E) = exp  −
 E2  ; I 0 = 1 (1.21)
Eeff2  eff 
Phân bố pha khi ñó trở thành ñồng xác suất nghĩa là:
1
W (ϕ ) = ; a=0 (1.22)

Các trường hợp pha ñinh Rơlây xảy ra rất thường xuyên vì vậy chúng ñược chú ý
nhiều khi ñánh giá chất lượng thông tin vô tuyến SN. Sự thay ñổi biên ñộ các tín
hiệu theo thời gian khi có pha ñinh có thể ñặc trưng bằng hệ số tương quan.Trong
ña số các trường hợp pha ñinh giao thoa, hệ số tương quan ñược xấp xỉ bằng
ñường cong Gao-xơ:
 τ2 
R(τ ) = exp  − 2  (1.23)
 2τ k 
ðại lượng τ k ñược gọi là khoảng tương quan và ñặc trưng cho tốc ñộ pha
ñinh. Theo các số liệu thực nghiệm τ k nhận các giá trì từ 0.1s ở các tuyến rất dài
ñến 2s ở các tuyến tương ñối ngắn. Chất lượng thông tin vô tuyến phụ thuộc vào
mối quan hệ giữa tốc ñộ pha ñinh và tốc ñộ thay ñổi các tham số mang tin của tín

36
hiệu.
Vừa rồi ta xét các pha ñinh của dao ñộng ñiều hoà. Các tín hiệu thực tế có
phổ tần chiếm một dải nào ñó ∆Fs - lúc này bức tranh pha ñinh sẽ phức tạp.
Thường có vài tia cùng ñến ñiểm thu, song ñể ñơn giản ta chỉ xét trường hợp có
hai tia, một tia phản xạ một lần, một tia phản xạ hai lần (hình 1-19):

Hình 1-19. Sự giao thoa của các tia

Khi không có thăng giáng của tầng ion, ñối với mỗi tần số của phổ, cường
ñộ trường tại ñiểm thu sẽ ñược xác ñịnh bằng hai thành phần:
e = E cos ωt + ρ E cos ω (t − τ ) (1.24)
ở ñây ρ - hệ số ñặc trưng cho sự suy yếu biên ñộ của tia thứ hai;
τ - ñộ trễ của tia thứ hai
Kết quả của việc phách hai dao ñộng là:
e = EK (ω ) cos [ωt +ψ (ω )] (1.25)

ở ñây: K (ω ) = 1 + ρ 2 + 2 ρ cos ωτ - môñun hệ số truyền ñạt hay là ñặc tính biên


ñộ tần số (ðTBðTS) của môi trường truyền sóng;
ρ sin ωτ
ψ (ω ) = arctg - pha của hệ số truyền ñạt hay ñặc tính pha tần số
1 + ρ cos ωτ
(ðTFTS) của môi trường truyền sóng. Khi τ << 1/ ∆Fs , ðTBðTS và
ðTFTS thực tế sẽ không thay ñổi trong phạm vi dải tần nhưng khi ñiều
kiện này không ñược thoả mãn thì trong ðTBðTS xuất hiện các khoảng
sụt, còn ðTFTS sẽ phi tuyến và có tính chu kỳ.
Bây giờ nếu ta ñể ý rằng ñộ cao của miền phản xạ cũng thăng giáng, τ là
ñại lượng ngẫu nhiên dẫn tới xuất hiện pha ñinh. Khi τ << 1/ ∆Fs , toàn bộ phổ tín
hiệu bị pha ñinh ñồng thời, nghĩa là xảy ra pha ñinh chung, còn khi τ > 1/∆FS chỉ
một số ñoạn phổ bị pha ñinh nghĩa là xảy ra pha ñinh chọn lọc dẫn ñến méo tín
hiệu.

37
Ngoài các pha ñinh giao thoa nhanh của tín hiệu, còn tồn tại các pha ñinh
chậm. Bản chất của các pha ñinh này ñược xác ñịnh bởi các thay ñổi ngẫu nhiên
của tổn hao năng lượng khi sóng vô tuyến ñi qua tầng ñiện ly. Có nghĩa là tham
số của phân bố Rơlây Eeff (trong trường hợp phân bố Rơlây tổng quát có cả E0 )
thay ñổi giá trị của mình theo thời gian.
ðể tính ñược ñộ tin cậy thông tin vô tuyến cần biết ñược các tham số này
thay ñổi như thế nào theo thời gian. Từ nay về sau ta chỉ xét phân bố Rơlây của
biên ñộ như phân bố bất lợi nhất ñối với thông tin.
Nếu giá trị hiệu dụng của cường ñộ trường Eeff (do phạm vi biến ñổi lớn
của nó) ñược biểu diễn theo dB ñối với 1 µV/m và ký hiệu là q thì ta có:
q = 20 log10 Eeff (1.26)
Vì các nghiên cứu thực nghiệm hiện tượng pha ñinh ñược tiến hành bằng
các thiết bị thu nối với một số loại anten xác ñịnh, nên người ta thường sử dụng
ñiện áp của tín hiệu ở lối vào máy thu thay cho cường ñộ trường tại ñiểm thu.
ðiện áp này ( Useff ) biểu diễn qua dB ñối với 1 µV ñược ký hiệu là y, do ñó:
y = 20 log10 Useff (1.27)
Người ta gọi giá trị hiệu dụng của ñiện áp lối vào máy thu biểu diễn theo
dB là mức tín hiệu. Các nghiên cứu thực nghiệm chứng tỏ rằng các mức tín hiệu
trong phần lớn các trường hợp ñều phân bố theo luật chuẩn với mật ñộ xác xuất:
 y− y 2

W ( y) =
1
exp  −
( )  (1.28)
2πσ y  2σ y2 
 
trong ñó: y = 20 log10 Useff ;

y = 20 log10 Useff 0 - giá trị trung bình của mức tín hiệu;

Useff 0 - ñiện áp hiệu dụng median của tín hiệu;

2
σ y = 20 ( log10 Useff − log10 Useff 0 ) - sai lệch trung bình bình phương
so với giá trị trung bình của mức tín hiệu.
Phân bố các mức tín hiệu theo thời gian thoả mãn ñường cong xấp xỉ:

38
 τ2 
K y (τ ) = exp  − 2  (1.29)
 2τ 
 y 

với khoảng tương quan τ y cỡ hàng chục phút.


ðối với các cự ly thông tin và ñiều kiện truyền sóng cho trước, mức trung
bình của tín hiệu y có thể tính ñược, còn sai lệch bình phương trung bình σ y
ñược xác ñịnh bằng thực nghiệm. Vào những giờ trạng thái tầng ñiện ly tương
ñối ổn ñịnh, σ y là ñại lượng rất ổn ñịnh. Ví dụ khi ∆FS = 1,2 kHz, trên các tuyến
dài 500 ÷ 800 Km nó bằng 3 ÷ 5 dB về ban ngày và 5 ÷ 7 dB vào ban ñêm.

b. Trong các kênh thông tin vô tuyến ngoài các tạp âm riêng, luôn luôn
có sự tác ñộng của các nhiễu.
Xét một số loại nhiễu ñiển hình:
Theo nguồn gốc ta phân biệt các dạng nhiễu sau: từ các máy thu phát lạ,
nhiễu khí quyển, nhiễu công nghiệp, nhiễu vũ trụ và tạp âm trong của chính máy
thu. Theo các tính chất thống kê của nhiễu có thể chia ra làm 3 nhóm: thăng
giáng, xung và tập trung. Nhiễu là các hiện tượng không có qui luật và ñược mô
tả như các quá trình ngẫu nhiên với các ñặc trưng cơ bản là hàm phân bố xác suất
và phổ năng lượng. Thông thường trong các bài toán thực tế chỉ cần biết các hàm
phân bố 1 chiều và 2 chiều là ñủ. Từ ñó có thể xác ñịnh các ñặc trưng cơ bản của
quá trình ngẫu nhiên như kì vọng toán học, phương sai và hàm tương quan. Quá
trình ngẫu nhiên là dừng theo nghĩa rộng nếu kì vọng và phương sai không phụ
thuộc vào thời gian, còn hàm tương quan chỉ phụ thuộc vào hiệu 2 thời ñiểm,
không phụ thuộc vào từng trị cụ thể của thời gian. ðối với quá trình ngẫu nhiên
dừng, có thể áp dụng ñịnh lí ergodic theo ñó trung bình thống kê có thể thay bằng
trung bình thời gian.
1. Nhiễu thăng giáng: Có thể hình dung nhiễu thăng giáng như là chuỗi các xung
ngắn vô hạn có chiều cao ngẫu nhiên và lặp lại sau các khoảng thời gian ngẫu
nhiên. Như vậy, các xung này xuất hiện thường xuyên ñến nỗi các hiện tượng
quá ñộ trong máy thu do các xung riêng gây ra xếp chồng lên nhau tạo thành quá
trình ngẫu nhiên liên tục. Quá trình này là dừng. Giá trị của nhiễu tại các thời
ñiểm riêng biệt là ñộc lập, tức hệ số tương quan của nhiễu bằng 1 khi τ = 0 và
bằng 0 khi τ ≠ 0 . Theo ñịnh lí giới hạn Liapunop, nhiễu thăng giáng như tổng
của số lượng rất lớn các dao ñộng ngẫu nhiên ñộc lập sẽ có phân bố chuẩn với
trung bình bằng 0 và phương sai bằng công suất trung bình của nhiễu. Mật ñộ xác
39
suất một chiều của các giá trị tức thời của nhiễu có dạng:
1 x2
p ( x) = exp(− ) (1.30)
2π σ n 2σ n2

Hàm phân bố tích phân có dạng:


2
x t
1 − 1
F ( x) =
2π ∫−∞ 2 dt = 2 [1 + Φ( x)]
e (1.31)

x t2
2 −
ở ñây: Φ( x) =
2π ∫e
0
2
dt là hàm Cramp.

Ví dụ ñiển hình của nhiễu thăng giáng là tạp âm trong của máy thu (ngoài ra còn
có nhiễu vũ trụ và 1 số dạng nhiễu khí quyển và nhiễu công nghiệp).
2. Nhiễu xung: Gồm các nhiễu ở dạng xung ñơn ngẫu nhiên lặp lại sau các
khoảng thời gian sao cho các hiện tượng quá ñộ trong máy thu do 1 xung thực tế
kịp kết thúc trước khi xung tiếp theo xuất hiện. Nhiều dạng nhiễu công nghiệp và
nhiễu khí quyển thuộc về nhiễu xung. Các khái niệm nhiễu thăng giáng và nhiễu
xung chỉ là tương ñối: tuỳ thuộc vào tần số lặp lại của các xung mà cùng một
nhiễu có thể tác ñộng ñến máy thu như nhiễu xung (nếu dải thông rộng) hoặc như
nhiễu thăng giáng (nếu dải thông khá hẹp). Các nhiễu công nghiệp tạo bởi các
thiết bị ñiện khác nhau cũng là quá trình ngẫu nhiên phức tạp. Nhiều thực nghiệm
ñã chỉ ra rằng phân bố xác suất biên ñộ các xung nhiễu công nghiệp ñược xấp xỉ
tốt bằng luật phân bố chuẩn loga. Nếu kí hiệu biên ñộ xung là U, tính theo dB, thì
ta có luật chuẩn loga:
(U − µ ) 2
1 −
2σ 3
p (U ) = e (1.32)
2πσ
trong ñó µ , σ ñược xác ñịnh bằng thực nghiệm
4. Nhiễu khí quyển: do phóng ñiện cơn giông xuất hiện ở ngay gần nơi thu cũng
như ở các vùng xa. Mật ñộ phổ của các nhiễu khí quyển cực ñại ở miền tần số
âm thanh và giảm dần với sự tăng tần số.
5. Tạp âm vũ trụ: tạo ra nền tạp âm chung, chúng xuất hiện do bức xạ của thiên
hà và ngoài Thiên hà. Mật ñổ phổ lớn nhất của các tạp âm này nằm trong dải
decimet (dm) và centimet (cm) và cần lưu ý tới trong thông tin vũ trụ.
6. Nhiễu công nghiệp: Xuất phát từ các thiết bị ñiện khác nhau. Mức nhiễu
thường giảm theo tăng tần số.

40
7. Nhiễu tập trung: Gồm các tín hiệu từ các ñài lạ, các bức xạ của các bộ dao
ñộng cao tần có nhiệm vụ khác nhau (công nghiệp, y học)...v.v. Trong trường
hợp tổng quát, ñây là các dao ñộng có ñiều chế (dao ñộng hình sin có tham số
thay ñổi). Các dao ñộng này có thể là liên tục (ví dụ tín hiệu của các ñài phát
thanh và truyền hình), hoặc có tính chất xung (tín hiệu các ñài phát tín và các ñài
ñiều chế xung). Những thay ñổi tham số dao ñộng của nhiễu tại ñiểm thu không
chỉ phụ thuộc vào tính chất các tín hiệu của nguồn nhiễu, mà còn vào ñiều kiện
truyền sóng của các tín hiệu này. Khác với nhiễu thăng giáng và nhiễu xung có
phổ chiếm toàn bộ dải thông máy thu, bề rộng phổ của nhiễu tập trung trong ña
số các trường hợp nhỏ hơn dải thông máy thu (chính vì thế mà có tên gọi là nhiễu
tập trung). Trong dải sóng ngắn, nhiễu từ các ñài lạ là cơ bản và quyết ñịnh ñộ ổn
ñịnh liên lạc. Nhiều khi trong dải thông máy thu ñồng thời có ñến hơn 10 ñài làm
việc. Mức ñộ nhiễu cũng thay ñổi liên tục, nên nhiễu từ các ñài lân cận là quá
trình ngẫu nhiên. Khi thiết kế các hệ thống thông tin, người ta thường coi phân
bố theo tần số của các nhiễu tập trung ngẫu nhiên là phân bố ñều. Nghĩa là xác
suất rơi vào dải tần tín hiệu tỉ lệ với ñộ rộng của dải. Kết quả tác ñộng của số
lượng lớn các nhiễu tập trung từ các nguồn ở xa tạo ra nhiễu tổng với các tính
chất gần với tạp thăng giáng chuẩn. Phân bố xác suất mức của nhiễu tập trung
thoả mãn luật chuẩn loga. Các tham số µ , σ ñược xác ñịnh bằng thực nghiệm.
Mức nhiễu tập trung là giá trị hiệu dụng của ñiện áp nhiễu ở lối vào máy thu với
một loại anten nhất ñịnh và ñược biểu diễn theo dB ñối với 1µV nghĩa là
x = 20 log10 Uneff . Mức nhiễu máy thu phát tập trung là ñại lượng ngẫu nhiên trên
trục thời gian tại một tần số, cũng như trên trục tần số. ðể minh hoạ, trên hình 1-
20 có biểu diễn biểu ñồ thời gian các kết quả ño tự ñộng theo chu kỳ của mức
nhiễu. Phân bố xác suất các mức nhiễu theo các nghiên cứu thống kê cũng giống
như phân bố các mức tín hiệu ñược xấp xỉ bằng luật chuẩn với mật ñộ:
 x−x 2

W ( x) =
1
exp  −
( )  (1.33)
2πσ x  2σ x2 
 
trong ñó: x = 20 log10 Uneff ;

x = 20 log10 Uneff 0 - giá trị trung bình của mức nhiễu;

Useff 0 - ñiện áp hiệu dụng median của nhiễu;

41
2
σ x = 20 ( log10 Uneff − log10 Uneff 0 ) - sai lệch trung bình bình phương
so với giá trị trung bình của mức nhiễu.
ðại lượng x trong phân bố này ñặc trưng cho tải trọng trung bình của ñoạn tần
sử dụng hay là mức nhiễu trung bình trên tần số chọn ngẫu nhiên bất kỳ từ ñoạn
này. Tán xạ σ x ñặc trưng cho sự không ñồng ñều của cường ñộ nhiễu theo dải
tần hoặc theo thời gian.

∆F =1.2 kHz

Hình 1-20. Biểu ñồ thời gian mức nhiễu

Các thực nghiệm chỉ ra rằng khi chuyển từ ngày sang ñêm, giá trị trung
bình của mức nhiễu và tán xạ của chúng tăng lên, ñặc biệt là trong phần dưới của
dải SN. Các ñại lượng x và σ x phụ thuộc vào dải thông máy thu, x tăng với sự
tăng dải thông, còn σ x thì lại giảm. Tán xạ σ x phụ thuộc vào thời gian quan sát
(ñộ lâu), ñiều ñó chứng tỏ về tính không dừng của quá trình biến ñổi của x . Tuy
nhiên khi trạng thái của tầng ion ổn ñịnh và ñối với những khoảng thời gian
không vượt quá hai giờ, quá trình ngẫu nhiên ñang xét có thể coi là dừng. ðối với
dải ∆FS = 1,2 KHz, các giá trị σ x trung bình là 5 ÷ 10 dB vào ban ngày và 10 ÷
15 dB vào ban ñêm.
Hệ số tương quan của quá trình thay ñổi mức nhiễu theo thời gian cũng

42
như ñối với tín hiệu ñược xấp xỉ bằng ñường cong:
 τ2 
K x (τ ) = exp  − 2  (1.34)
 2τ x 
ở ñây τ x là khoảng tương quan của mức nhiễu, thay ñổi tuỳ thuộc vào chiều dài
của tuyến trong phạm vi hàng chục phút.

Hình 1-21. Tính chất thay ñổi mức nhiễu trung bình
Hình 1-21 cho ta một khái niệm nào ñó về tính chất thay ñổi của mức
nhiễu dừng trung bình trên dải tần. Từ ñó ta thấy rõ ràng những ñiều kiện bất lợi
ñối với thông tin xảy ra về ban ñêm, ở phần dưới của dải SN.
Tóm lại: Trong dải SN, những thăng giáng chậm của các tham số tín hiệu và
nhiễu do sự hấp thụ, mở và tắt các nguồn nhiễu, nhiễu loạn cục bộ tầng ion, kết
hợp với các pha ñinh giao thoa nhanh ñặc trưng cho kênh SN như là kênh có
tham số biến ñổi ñột ngột.

c. Trong dải sóng cực ngắn.


Trong dải SCN có sự khác biệt, ta ñã biết rằng các mức tín hiệu khi thông
tin bằng sóng ñất trong dải này bị những pha ñinh chậm và nhỏ do sự thay ñổi
theo ngày ñêm của ñiều kiện khí tượng. Hơn nữa những thay ñổi này quan sát
ñược trên các tuyến có chiều dài lớn hơn 20 ÷ 40 Km. Các pha ñinh sâu hơn quan
sát ñược trong ñiều kiện tiến hành liên lạc giữa các ñối tượng cơ ñộng. ðó là do:
• Những thay ñổi của ñiều kiện truyền sóng bởi ñịa hình thay ñổi.
• Sự phản xạ sóng từ các vật tại chỗ dẫn tới giao thoa trường ñiện từ tại
ñiểm thu.
Về phần nhiễu tập trung thì tính chất và ảnh hưởng của chúng ñến chất
lượng thông tin ñược quyết ñịnh bởi mức ñộ hoàn thiện tổ chức thông tin bởi vì
các vùng nhiễu lần nhau của sóng ñất hạn chế. Khi có phản xạ không thường

43
xuyên từ các lớp F2 và FS và khi có ion hoá nhân tạo tầng khí quyển thì tình hình
phức tạp hơn nhiều.
Nếu việc ñánh giá sự tác ñộng của nhiễu trong dải SN dựa vào các nghiên
cứu thống kê, cho phép tìm ñược quy luật phân bố các mức nhiễu theo các toạ ñộ
mà chúng ta quan tâm (f, t) và tìm ñược các ñặc trung số tương ứng với các quy
luật ñó thì khi ñánh giá tác ñộng của nhiễu trong dải SCN ta không thể dùng tới
các số liệu thống kê, thậm chí không thể nhận ñược các số liệu ñó vì nhiều khó
khăn. Ta chỉ có thể giả thiết rằng trong trường hợp truyền sóng SCN bằng tầng
ion, các quy luật phân bố mức tín hiệu và nhiễu cũng giống như ở SN. Tuy nhiên
các ñặc trưng số của chúng có thể khác ñi rất nhiều.

1.3.4 Tốc ñộ truyền tin tức và dung lượng kênh


Lượng tin tức chứa trong tin ñã cho trong trường hợp tổng quát ñược xác
ñịnh bởi mức ñộ bất ñịnh khi truyền tin. ðộ bất ñịnh trước lúc truyền ñược ñặc
trưng bởi phân bố tiên nghiệm các tín hiệu có thể (của các tin
P( A1 ), P( A2 ),⋯ , P( Am ) ). Giả sử rằng giữa các tin {uk } và các tín hiệu truyền ñi
{ Ak } tồn tại sự tương ứng ñơn trị. Sau khi thu ñược tin, còn lại ñộ bất ñịnh nào
ñó ñặc trưng bởi phân bố hậu nghiệm của các tín hiệu thu ñược
P( A1 / X j ), P ( A2 / X j ),⋯ , P( Am / X j ) ( j = 1, 2,⋯ , m)

Khi ñó lượng tin tức nhận ñược có thể xác ñịnh như hiệu ñộ bất ñịnh:
1 1 P( Ai / X j )
J ( Ai , X j ) = log − log = log (1.35)
P( Ai ) P( Ai / X j ) P( Ai )

Ở ñây J ( Ai / X j ) là lượng tin chứa trong tín hiệu thu ñược X j ñối với tín hiệu Ai .
Lượng tin tức trung bình ñược xác ñịnh như là kì vọng toán học J ( Ai / X j ) theo
tất cả các tín hiệu có thể A và X:
m m P( Ai / X j )
J ( A, X ) = ∑∑ P ( X j , Ai ) log (1.36)
i =1 j =1 P( Ai )
ðể ý rằng: P( X j , Ai ) = P( Ai ) P ( X j / Ai ) = P( X j ) P( Ai / X j )

nên ta có: J ( A, X ) = H ( A) − H ( A / X ) = H ( X ) − H ( X / A) (1.37)


m
ở ñây: H ( A) = −∑ P( Ai ) log P( Ai ) là entropy của tín hiệu phát ñi;
i =1

44
m m
H ( A / X ) = −∑ P ( X j )∑ P( Ai / X j ) logP( Ai / X j ) là entropy có ñiều
j =1 i =1

kiện của tín hiệu. Entropy của tín hiệu thu ñược H ( X ) và của tạp âm
H ( X / A) = H ( N ) ñược xác ñịnh bằng các hệ thức tương tự.
J ( A, X )
Tốc ñộ truyền tin tức trên kênh có tạp âm là R = bít/giây, với giả
T
thiết là tất cả các tín hiệu có cùng ñộ dài T. Suy ra dung lượng của kênh là
(bít/giây):
J ( A, X ) 1 1
C = max R = max = max [ H ( A) − H ( A / X )] = max [ H ( X ) − H ( N )] (1.38)
T T T
ở ñây cực ñại ñược tìm bằng tất cả các phương pháp truyền có thể. ðối với kênh
nhị phân ta có:
1
C= [1 + P0 log P0 + (1 − P0 ) log(1 − P0 )] (1.39)
T
trong ñó: P0 là xác suất thu sai tín hiệu nguyên tố. Khi truyền tín hiệu m vị trí
trên kênh ñối xứng thì:
1 P 
C=  log m + P0 log 0 + (1 − P0 ) log(1 − P0 )  (1.40)
T m −1 
Từ ñây suy ra rằng khi truyền tin rời rạc, dung lượng kênh hoàn toàn ñược
1
xác ñịnh bởi cơ số mã m, tốc ñộ truyền các tín hiệu nguyên tố và xác suất thu
T
sai các tín hiệu này P0 .
Dung lượng kênh liên tục khi có nhiễu thăng giáng với phổ ñều ñược xác
ñịnh bởi công thức Shannon:
P 
C = F log  + 1 (1.41)
N 
P
ở ñây: tỉ số công suất trung bình của tín hiệu và nhiễu ở lối vào máy thu; F -
N
dải thông kênh, bằng dải thông tuyến cao tần máy thu. Nếu giả thiết các tin phát
ñi có cấu trúc thống kê của tạp âm “trắng”, thì tốc ñộ truyền là:
P 
R = Fm  m + 1 (1.42)
 Nm 

45
Pm
ở ñây là tỉ số công suất trung bình tín hiệu và nhiễu ở lối ra máy thu; Fm dải
Nm
tần của tín hiệu truyền ñi, thường bằng dải thông tuyến thấp tần máy thu. Sự khác
nhau cơ bản giữa R và C là: C ñặc trưng cho kênh, các giá trị giới hạn của nó
không phụ thuộc vào hệ thống nguồn tin - nhận tin; còn R ñặc trưng cho hệ
thống thông tin cụ thể nào ñó.
Theo ñịnh lí Shannon, tồn tại các phương pháp truyền tin và các phương
pháp thu tương ứng sao cho xác suất lỗi có thể nhỏ tuỳ ý nếu R ≤ C . Còn khi
R > C thì không thể làm cho xác suất lỗi nhỏ tuỳ ý. ðối với kênh có tạp âm trắng
cộng tính, xác suất lỗi giảm theo hàm mũ khi tăng ñộ dài tín hiệu (ñộ dài dãy mã
n):
P(n) < Ae − nE ( R ) (1.43)
trong ñó: A là hệ số nào ñó thay ñổi chậm với sự tăng n, E ( R ) là hàm của tốc ñộ
truyền tin tức R, dương khi R < C và bằng 0 khi R = C . Trong các hệ thống thông
tin thực tế, mã hoá khác với lý tưởng vì thế lỗi luôn có giá trị hữu hạn với tốc ñộ
truyền cho trước. Giá trị của lỗi và tốc ñộ truyền quyết ñịnh chất lượng và số
lượng của tin tức truyền ñi, do ñó chúng phải là các chỉ tiêu xuất phát ñể so sánh
các hệ thống thông tin khác nhau.

1.3.5 Tính chống nhiễu và tính hiệu quả của các hệ thống thông tin
Khi ñánh giá chất lượng làm việc của hệ thống thông tin, ta quan tâm
trước tiên ñến việc hệ thống ñảm bảo ñộ chính xác truyền tin như thế nào và có
thể truyền số lượng tin tức là bao nhiêu khi ñó. Thường dùng 2 tiêu chuẩn sau
ñây ñể so sánh các hệ thống thông tin: ñó là tính chống nhiễu và tính hiệu quả.
Hai tiêu chuẩn này mô tả khá ñầy ñủ hệ thống thông tin như hệ thống truyền tin.
Trong hệ thống thông tin thực tế, tín hiệu bị méo dạng khi truyền và tin
ñược khôi phục với lỗi nào ñó. Các méo này phụ thuộc vào tính chất và tình trạng
kỹ thuật của hệ thống, cũng như vào cường ñộ và tính chất của nhiễu. Các méo
gây bởi hệ thống thường có tác ñộng không ñổi ñến tín hiệu và về nguyên tắc
luôn luôn có thể khắc phục ñược. Các nhiễu có tính ngẫu nhiên, vì vậy ảnh
hưởng của chúng không phải bao giờ cũng khắc phục ñược. Trong hệ thống
thông tin ñược thiết kế tốt, các méo tín hiệu thường chỉ do nhiễu gây nên.
Tính chống nhiễu của hệ thống thông tin là khả năng của hệ thống chống lại các
ảnh hưởng có hại của nhiễu ñến việc truyền tin. Số ño ñịnh lượng của tính chống

46
nhiễu là mức ñộ phù hợp của tin nhận ñược với tin phát ñi, nghĩa là ñộ chính xác
của việc khôi phục tin tại ñiểm thu. Nếu tập tin phát ñi là u (t ) , còn tập tin khôi
phục tại ñiểm thu là v(t ) , thì hàm mật ñộ xác suất p (u , v ) hoàn toàn xác ñịnh các
tính chất của hệ thống về mặt ñộ chính xác khôi phục. Bất kì sự ñánh giá nào về
ñộ chính xác khôi phục ñều phải là hàm của p (u , v ) . Với các giả thiết rất tổng
quát, hàm này có thể biểu diễn như giá trị trung bình của hàm “khoảng cách” (sai
khác) nào ñó ρ (u , v) giữa u (t ) và v(t ) , lấy trên tập u và v và với xác suất p (u , v )
r = ∫∫ p (u, v) ρ (u , v)dudv = ∫∫ ρ (u , v) p (u ) p (v / u )dudv (1.44)

Hàm ρ (u, v) xác ñịnh giá trị tương ñối của lỗi (sự khác biệt giữa tin phát
ñi và tin nhận ñược). Thường hàm này ñược chọn sao cho nó tăng theo sự tăng
của sự khác biệt giữa u và v . Lúc này ta gọi ρ là hàm tổn hao, còn r – là ñộ
mạo hiểm trung bình. Trong các hệ thống thông tin tiêu chuẩn, ñộ chống nhiễu
dựa trên hàm tổn hao ñơn giản là tiêu chuẩn phổ biến nhất. Hàm ñơn giản này có
trị 0 ñối với tất cả các quyết ñịnh ñúng và trị 1 ñối với các quyết ñịnh sai:
ρ (u , v) = 1 − δ (v − u ) (1.45)
Hàm tổn hao ñơn giản áp dụng ñược cho các hệ thống có các lỗi ñều
không mong muốn như nhau. Song trong nhiều hệ thống, mức ñộ không mong
muốn của lỗi lại tăng theo mức ñộ tăng giá trị lỗi. Khi ñó, giá trị của hàm tổn hao
cũng phải tăng theo lỗi. Có nhiều hàm tổn hao thỏa mãn ñiều kiện này, song phổ
biến nhất là hàm tổn hao bậc hai: ρ (u, v) = (v − u )2 . ðộ chống nhiễu hệ thống khi
ñó ñược ñánh giá bằng sai số quân phương:

ε 2 = [ v(t ) − u (t )] = ∫∫ (v − u )2 p (u , v)dudv = r
2
(1.46)

Hiệu v(t ) − u (t ) có thể xem như “nhiễu” ở lối ra máy thu. Nếu kênh thông
tin có ñặc tuyến tần số lý tưởng hình Π , thì khi có nhiễu thăng giáng với phổ
ñều, sự khác biệt giữa u và v trên tần số f k sẽ bằng cường ñộ nhiễu ở lối ra máy
thu tại tần số này σ * ( f k ) , còn sai số quân phương do tất cả các thành phần ñược
xác ñịnh bởi công suất trung bình của nhiễu ở lối ra máy thu N m . Sai số tương
ñối ñược xác ñịnh như tỉ số:

47
Fm

∫σ
*2
2
( f )df
ε 0 Nm
E= = Fm
= (1.47)
Pm Pm
∫ P ( f )df
0
m

trong ñó: Fm là dải thông của máy thu theo tần thấp; Pm là công suất trung bình
của tín hiệu ở lối ra máy thu.
Như vậy, bình phương sai số quân phương hoàn toàn ñược xác ñịnh bởi
công suất trung bình của nhiễu ở lối ra máy thu, còn sai số tương ñối - bởi tỉ số
công suất trung bình của nhiễu N m và công suất trung bình của tin Pm . ðể thuận
tiện, thay cho ñại lượng E người ta dùng số ño logarit của ñộ chính xác khôi
phục:
1 P
S m = 10 lg = 10 lg m (1.48)
E Nm
= tỉ số tín hiệu trên nhiễu ở lối ra máy thu (dB)
Trong các tính toán thực tế, người ta hay dùng ñại lượng “ñộ tăng ích hệ
thống” làm tiêu chuẩn ñộ chống nhiễu:
Pm P
B = Sm / S = : (1.49)
Nm N
= tỉ số công suất trung bình của tín hiệu và nhiễu ở lối ra và lối vào máy thu. Tuy
nhiên, ñại lượng này không phải bao giờ cũng ñược xác ñịnh một cách ñơn trị và
không cho phép so sánh một cách khách quan các hệ thống khác nhau với nhau,
nếu nhiễu có phổ rộng hơn tín hiệu, ñặc biệt là nếu nhiễu có thể xấp xỉ bằng tạp
trắng. Nguyên nhân là công suất nhiễu ở lối vào máy thu phụ thuộc vào việc nó
ñược ño ở dải tần nào. Có thể ño ở dải thông tuyến cao tần máy thu (trước tách
sóng), song dải này khác nhau ñáng kể ñối với các hệ thống thông tin riêng biệt.
Hơn thế nữa, ñối với cùng một hệ thống thông tin ta có thể dùng các máy thu có
dải thông khác nhau. Nếu mở rộng dải thông quá mức cần thiết, thì N tăng còn S
giảm. Khi ñó cả Sm thường cũng giảm, nhưng ở mức ñộ khác với S (nhờ khả
năng lọc nhiễu 1 phần ở lối ra máy thu). Vì vậy B tăng mặc dù chất lượng thu
kém ñi.
Như vậy cần so sánh các tỉ số công suất tín hiệu và mật phổ trung bình của
nhiễu ở lối vào và lối ra máy thu. Ta có “ñộ tăng ích hệ thống tổng quát”:

48
S 'm
B' = (1.50)
S'
Pm P
trong ñó: Sm' = ; S' = ;
N m / Fm N/F
F là dải tần ño công suất nhiễu N ở lối vào máy thu,
Fm là dải tần ño công suất nhiễu N m ở lối ra máy thu (thường là dải tần
chiếm bởi tín hiệu).
F
Gọi tỉ số dải tần ở lối vào và lối ra máy thu là ν = , ta có:
Fm
B
B' = (1.51)
v
ðại lượng B ' ñặc trưng khách quan cho ñộ chống nhiễu, vì với mật phổ
nhiễu cho trước ở lối vào σ 2 = N / F và với công suất cho trước của tín hiệu vào
P cho phép xác ñịnh một cách ñơn trị tỉ số tín / nhiễu ở lối ra. Tiêu chuẩn ñộ
chống nhiễu nêu trên r ñược dùng cho các hệ thống truyền các tin liên tục u (t ) .
ðối với các hệ thống truyền tin rời rạc, tiêu chuẩn này ñược xác ñịnh bởi biểu
thức sau ñây:
m m
r = ∑∑ ρ (v j , ui ) P(ui ) P(v j / ui ) (1.52)
i =1 j =1

Hàm tổn hao ñơn giản khi ñó có dạng:


1 khi i = j
ρ (v j , ui ) = 1 − δ ij ; δ ij =  (1.53)
0 khi i ≠ j
ðộ mạo hiểm trung bình bằng:
m
r = 1 − ∑ P (ui ) P(vi / ui ) = P0 = xác suất lỗi trung bình (1.54)
i =1

Như vậy, ñộ chống nhiễu (ñộ trung thực) của hệ thống thông tin bất kì có
thể ñánh giá bằng giá trị của ñộ mạo hiểm trung bình. Khi truyền các tin liên tục,
ñộ mạo hiểm trung bình bằng bình phương sai số quân phương (với hàm tổn hao
bậc hai), còn khi truyền tin rời rạc ñộ mạo hiểm trung bình bằng xác suất lỗi toàn
phần trung bình (với hàm tổn hao ñơn giản). Giữa các hệ thống truyền tin liên tục
và rời rạc có sự khác nhau quan trọng. Trong hệ thống truyền tin liên tục bất kì
một tác ñộng nào của nhiễu ñến tín hiệu dù là rất nhỏ mà gây nên méo tham số bị
ñiều chế, ñều kéo theo sai số tương ứng của tin truyền ñi. Trong hệ thống rời rạc,
49
lỗi chỉ xuất hiện khi tín hiệu ñược khôi phục không ñúng; ñiều này chỉ xảy ra khi
có các méo khá lớn (tính chất này ñược gọi là khả năng sửa sai).
Cuối cùng ta xét tiêu chuẩn ñộ chống nhiễu theo tin tức, ñược ñịnh nghĩa
như là giá trị tổn hao tương ñối của tin tức trong kênh:
J op
g= (1.55)
J ip

ở ñây: J ip = TRip là lượng tin tức từ nguồn ñưa ñến lối vào kênh;
J op = TRop là lượng tin nhận ñược ở lối ra kênh.

Lượng tin tạo bởi nguồn liên tục phụ thuộc vào sai số phép ño, thường ñược ñánh
giá bằng ñộ lệch quân phương của tin ño ñược u * (t ) với giá trị chính xác của nó
u (t ) :
2
ε 02 = u * (t ) − u (t )  (1.56)

Có thể coi ε 02 như “tạp âm” của nguồn tin. Trong trường hợp ñặc biệt, ε 02
ñơn giản là công suất tạp âm lượng tử trung bình và ta có:
P 
J ip = TFm log  m2 + 1 (1.57)
 ε0 
trong ñó: Fm là bề rộng dải tần tín hiệu phát, Pm là công suất trung bình của nó.
Lượng tin tức nhận ñược là:
P 
J op = TFm log  m + 1 (1.58)
 Nm 
ở ñây: N m là công suất nhiễu trung bình ở lối ra máy thu, có trị là N m = N m' + ε 02 ,
với N m' công suất nhiễu trung bình xếp chồng lên tín hiệu khi truyền trên kênh.
Như vậy:
 P 
log  ' m 2 + 1
g=
J op Rop
= =  Nm + ε 0  (1.59)
J ip Rip  Pm 
log  2 + 1
 ε0 
Khi không có nhiễu trong kênh: N m' = 0 và g = 1 . Khi N m' → ∞ thì g = 0 .
Khi truyền tin rời rạc, J ip ñược xác ñịnh bởi tốc ñộ truyền trong kênh

50
không có tạp âm. Khi các tín hiệu là ñồng xác suất J ip = log m , còn J op lúc này
bằng:
P0
J op = TC = log m + P0 log + (1 − P0 ) log(1 − P0 ) (1.60)
m +1
Do ñó, ñối với kênh ñối xứng rời rạc:
P0
log
g = 1 + P0 m − 1 + (1 − P ) log(1 − P0 ) (1.61)
0
log m log m
Tính hiệu quả của hệ thống thông tin ñôi khi ñược ñánh giá bằng tốc ñộ truyền
tin tức R (ñơn vị nhị phân trên giây) không phụ thuộc vào các tham số của kênh
hoặc tín hiệu. Song việc ñánh giá này là không ñầy ñủ. Tốc ñộ truyền tin tức chỉ
ñặc trưng cho hiệu quả sử dụng thời gian truyền. Vấn ñề sử dụng dải tần và công
suất tín hiệu vẫn còn ñể ngỏ.
ðể ñánh giá hiệu quả hệ thống thông tin, cần sử dụng một số hệ số ñặc
trưng cho việc sử dụng các tham số cơ bản của kênh. ðó là: hệ số sử dụng công
suất tín hiệu (hiệu quả β ):
R R RB
β= 2
= = (1.62)
P /σ SF FS m
và hệ số sử dụng dải tần kênh (hiệu quả γ ):
R
γ= (1.63)
F
trong ñó: σ 2 là cường ñộ nhiễu ở lối vào máy thu (công suất nhiễu trong dải tần
1 Hz); R là tốc ñộ truyền tin tức (bít/giây).
Hệ số β là ñặc trưng quan trọng nhất của các hệ thống hạn chế công suất
(thông tin vũ trụ...v.v). Trong những trường hợp ñiều kiện hạn chế không phải là
công suất trung bình mà là công suất ñỉnh của tín hiệu, người ta dùng “hiệu quả
β ñỉnh”:
R
β peak = (1.64)
Ppeak / σ 2

Ppeak là công suất ñỉnh của tín hiệu. Trong các hệ thống hạn chế dải thông (thông
tin ñường dây) ñặc trưng quan trọng nhất là hệ số γ .
Giới hạn trên của β có thể nhận ñược từ công thức Shannon ñối với dung

51
lượng kênh có nhiễu cộng tính ở dạng tạp âm trắng chuẩn (AWGN):
 P 
R ≤ C = F log  2 + 1 (1.65)
σ F 
R  1 R 
Suy ra: = log  + 1 (1.66)
F  β0 F 
γ
và β0 = (1.67)
2γ − 1
1
= giá trị giới hạn ñối với xác suất lỗi nhỏ tuỳ ý. Từ ñây suy ra là β 0 = khi
ln 2
γ → 0 (nghĩa là F → ∞ ). Giá trị 1/ ln 2 là giới hạn tuyệt ñối của β và không thể
vượt qua trong bất kì hệ thống nào có tạp trắng cộng tính.
Một hệ số nữa là hệ số sử dụng dung lượng kênh (hiệu quả η ):
R
η= (1.68)
C
Hiệu quả này chỉ ra tốc ñộ truyền tiến ñến dung lượng kênh ñến mức nào. ðối
với các hệ thống truyền tin liên tục ta có:
P 
Fm log  m + 1
η=  Nm  (1.69)
P 
F log  + 1
N 
Trong trường hợp tổng quát, hiệu quả η có thể viết dưới dạng tích:
η = η1η 2 (1.70)
trong ñó η1 là hiệu quả hệ thống mã hoá, η 2 là hiệu quả hệ thống ñiều chế. Sử
dụng khái niệm ñộ dư ta có η1 = 1 − χ1 , η2 = 1 − χ 2 , χ1 , χ 2 tương ứng là ñộ dư tin và
ñộ dư tín hiệu. Như vậy:
η = (1 − χ1 )(1 − χ 2 ) = 1 − χ ; χ = χ1 + χ 2 − χ1 χ 2 (1.71)
Các hệ số liên quan với nhau bởi các biểu thức sau:
P γ
γ =β , η= (1.72)
N γ 
log  + 1
 β 
Hiệu quả và ñộ chống nhiễu là các chỉ tiêu làm việc quan trọng nhất của
hệ thống thông tin khi có nhiễu. Hệ thống có hiệu quả lớn nhất với ñộ chống
52
nhiễu cho trước, hoặc ngược lại có ñộ chống nhiễu lớn nhất với hiệu quả cho
trước, ñược coi là hệ thống hoàn thiện nhất.
Hiệu quả các hệ thống ñiều chế tương tự:
Ta tiến hành so sánh các hệ thống ñiều chế theo hiệu quả của chúng. Giả
sử rằng trong tất cả các hệ thống cùng truyền ñi một tin. ðối với các tin liên tục
ta có:
log( S m + 1)
η=
S 
ν log  m + 1
 B 
B log( S m + 1)
β= (1.73)
vS m
log( S m + 1)
γ=
v
Bảng 1-3
Kiểu ñiều chế vmin B B'
AM (ñiều biên) 2 M2 M2
v
M 2 + k peak
2 2
k peak +M2

DSB (2 biên, không sóng mang) 2 v 1


SSB (ñơn biên) 1 v 1
PM (ñiều chế pha) 2 mΦ 1 v2
2
v3 ~
4k peak 2
4k peak

FM (ñiều chế tần số) 2m 3 3v 2


2
v3 ~
4k peak 2
4k peak

Hệ thống lý tưởng v S v−1 S v−2

Từ ñây suy ra rằng với giá trị cho trước của Sm , hiệu quả liên lạc ñược xác ñịnh
bởi 2 tham số: v và B . Giá trị của chúng ñối với các hệ thống ñiều chế khác
nhau ñược cho trong bảng 1-3. Bảng 1-4 là kết quả tính toán hiệu quả liên lạc với
S m = 40 dB và hệ số ñỉnh k peak = 2 . Trên hình vẽ 1-22 là ñường cong hiệu quả η
ñối với AM và FM.

53
η

Hình 1-22. ðường cong hiệu quả của AM và FM

Việc phân tích các ñường cong và số liệu nhận ñược của bảng 1-4 chỉ ra
rằng trong các hệ thống thực tế thì FM có ñộ chống nhiễu lớn nhất. Với sự tăng
chỉ số ñiều chế, hiệu quả β của hệ thống này tăng do sự giảm hiệu quả γ , hiệu
quả η khi ñó giảm không ñáng kể. Các hệ thống AM, DSB và SSB ñảm bảo hiệu
quả η cao và sử dụng tốt dải tần kênh. Tuy nhiên chúng có ñộ tăng ích B nhỏ và
sử dụng công suất tín hiệu kém (hiệu quả β nhỏ).
Bảng 1-4
Kiểu ñiều chế v B η β γ
AM (M-1) 2 0.67 0.48 4,4.10-4 6,6
DSB 2 1 0,50 6,6.10-4 6,6
SSB 1 1 1 13,3.10-4 13,3
PM ( mΦ = 1 ) 2 1 0,5 6,6.10-4 6,6
PM ( mΦ = 10 ) 20 1000 0,19 6,6.10-2 0,66
FM ( m = 1 ) 2 3 0,57 2.10-3 6,6
FM ( m = 10 ) 20 3000 0,32 0,2 0,66

Lý tưởng 2 100 1 6,6.10-2 6,6


Lý tưởng 20 6310 1 0,42 0,66

Khi dải tần kênh hẹp như nhau ( v = 2 ) , tất cả các hệ thống ñược xét thực
tế ñều như nhau. Trong ñiều kiện này hiệu quả và tính chống nhiễu của các hệ

54
thống gần như nhau.
Hiệu quả các hệ thống truyền tin rời rạc:
Với ñộ chống nhiễu (xác suất lỗi P0 ) cho trước, hiệu quả các hệ thống rời
rạc hoàn toàn ñược xác ñịnh bởi hệ số sử dụng công suất tín hiệu β và hệ số sử
dụng dải tần kênh γ . Nói chung có thể chia hệ thống thông tin rời rạc thành 2
nhóm: nhóm có hiệu quả năng lượng cao (song hiệu quả tần số nhỏ) và nhóm có
hiệu quả tần số cao (song hiệu quả năng lượng nhỏ). Thuộc về nhóm 1 là các hệ
thống coi chỉ tiêu năng lượng có ý nghĩa hàng ñầu, như hệ thống thông tin vệ tinh
và vũ trụ. Nhóm 2 là hệ thống thông tin ñường dây chẳng hạn, với yêu cầu hiệu
quả tần số là quan trọng nhất. Nhiều khi phải dùng biện pháp dung hoà ñể ñồng
thời ñạt ñược các giá trị khá cao của β và γ . Các biểu ñồ β = f (γ ) cho phép
giải quyết ñược bài toán này.

1.3.6 Các ñặc trưng tổng quát của hệ thống thông tin
Có thể chia các tham số ñặc trưng cho hệ thống thông tin ra làm 2 nhóm.
Nhóm 1 là các tham số tin tức: ñộ chống nhiễu và tốc ñộ truyền. Nhóm 2 là các
tham số kinh tế - kỹ thuật: kích thước và trọng lượng thiết bị, công suất tiêu thụ,
giá thành, ñộ tin cậy (thời gian làm việc không hỏng trung bình).
Các tham số tin tức xác ñịnh số lượng và chất lượng sản phẩm hệ thống
thông tin, còn các tham số kinh tế - kỹ thuật xác ñịnh “giá” theo nghĩa rộng của
sản phẩm này. Phù hợp với sự phân loại này, một cách hợp lí ta so sánh các hệ
thống thông tin theo 2 ñặc trưng tổng quát: ñó là phẩm chất Q của hệ thống và
hiệu quả kinh tế D. Sau ñây ta chỉ xét phẩm chất hệ thống.
Phẩm chất hệ thống Q ñược xác ñịnh như là tích của ñộ chống nhiễu
tương ñối g và tốc ñộ truyền tương ñối η :
Q = gη = gη1η2 = g (1 − χ1 )(1 − χ 2 ) = g (1 − χ ) (1.74)
Hệ thống có Q lớn nhất ñược coi là tốt nhất về phương diện tin tức. Khi
mã hoá và ñiều chế, ñộ dư thay ñổi. Việc ñưa ñộ dư vào thường làm tăng ñộ
chống nhiễu. Tuy nhiên cần xác ñịnh mối quan hệ tối ưu giữa ñộ dư và ñộ chống
nhiễu ñể có Q lớn nhất. ðối với hệ rời rạc ta có:
 P 
 log 0 
m − 1 + (1 − P ) log(1 − P0 )
Q = η1η2 1 + P0 0  (1.75)
 log m log m 
 

55
Còn với hệ liên tục thì:
2
 P 
Fm log  m + 1 
Q=   Nm 
(1.76)
P  P 
F log  + 1 log  m2 + 1
N   ε0 
ðối với hệ thống thực tế, Q luôn nhỏ hơn 1, còn với hệ thống lý tưởng thì
Q =1.

1.4 HỆ THỐNG THÔNG TIN VÔ TUYẾN


1.4.1 Sơ ñồ tổng quát hệ thống thông tin vô tuyến
ðể thực tổ chức thực hiện thông tin bằng ñường vô tuyến, tại ñầu phát cần
có thiết bị phát, tại ñầu thu cần có thiết bị thu. Thông thường ñối với việc tổ chức
thông tin theo 2 chiều, mỗi ñầu cần phải có cả thiết bị phát và thiết bị thu. Sơ ñồ
tổng quát của hệ thống thông tin vô tuyến ñược chỉ ra trên hình 1-23.
Thiết bị phát là tập hợp các phương tiện kỹ thuật, nằm giữa nguồn các tín
hiệu ñiện sơ cấp và môi trường truyền sóng.
Thiết bị thu là tập hợp các phương tiện kỹ thuật, nằm giữa môi trường
truyền sóng và nguồn tiêu thụ các tín hiệu ñiện sơ cấp.

Hình 1-23. Sơ ñồ cấu trúc tổng quát của hệ thống thông tin vô tuyến
Thiết bị phát bao gồm máy phát và hệ thống anten - phi ñơ. Máy phát thực
hiện ba chức năng cơ bản:
1. Biến ñổi tín hiệu ñiện sơ cấp thành dạng tín hiệu cao tần phù hợp với
dải tần số công tác của hệ thống,
2. Tạo dải tần công tác với số lượng tần số công tác, ñộ ổn ñịnh tần số và
ñộ chính xác tần số cho trước,
56
3. Tạo ra công suất cao tần yêu cầu từ nguồn năng lượng tại chỗ.
Khi tính toán công suất phải tính ñến cự ly liên lạc yêu cầu, hiệu quả anten
phát và thu ñược dùng, phương pháp tiến hành liên lạc.
Máy phát thường gồm bộ kích thích, bộ khuếch ñại công suất và thiết bị
phối hợp anten. Bộ kích thích thực hiện biến ñổi tín hiệu sơ cấp thành tín hiệu
cao tần sơ cấp (tín hiệu vô tuyến), tổng hợp mạng tần số công tác trong dải tần ñã
cho, sau ñó chuyển tín hiệu vô tuyến sơ cấp ñã chọn lên tần số công tác. Bộ
khuếch ñại công suất bảo ñảm khuếch ñại tín hiệu cao tần lên ñủ mức cần thiết,
thường gồm nhiều tầng mắc nối tiếp. Thiết bị phối hợp bảo ñảm phối hợp máy
phát với thiết bị anten về mặt trở kháng ñể anten bức xạ công suất cực ñại, biến
năng lượng ñiện thành năng lượng của sóng ñiện từ.
Thiết bị thu bao gồm hệ thống anten phi ñơ và máy thu. Máy thu gồm có
tuyến thu chung và tuyến thu riêng. Anten thu nhận năng lượng các sóng ñiện từ
rồi nhờ phi ñơ ñưa tới lối vào máy thu. Trong máy thu các dạng tín hiệu ñược xử
lý theo nguyên tắc Rộng - Hạn chế - Hẹp - Hạn chế cho phép nâng cao ñộ chọn
lọc, ñộ nhạy ñối với các dạng tín hiệu. Tuyến thu chung ñóng vai trò Rộng - Hạn
chế, tại ñây tín hiệu có ích ñược khuếch ñại, lọc dải rộng và biến ñổi về thành tín
hiệu ñiện tần số trung gian. Tuyến thu riêng ñóng vai trò Hẹp - Hạn chế, tại ñây
các dạng tín hiệu ñược phân chia thành các tuyến riêng biệt tiếp tục ñược khuếch
ñại, lọc dải hẹp và biến ñổi thành tín hiệu sơ cấp và ñưa về dạng cần thiết cho sự
hoạt ñộng của thiết bị ñầu cuối. Nguồn tin có thể là tín hiệu dạng tương tự hoặc
số.
Trong thông tin vô tuyến ta hay gặp dạng thiết bị thu - phát kết hợp
(thường gọi là máy thu phát) trong ñó máy phát và máy thu cùng chung một vỏ
(tuỳ trường hợp sẽ có một số bộ phận dùng chung như anten, mạch ra máy phát
kiêm mạch vào máy thu, bộ dao ñộng chủ sóng máy phát kiêm dao ñộng ngoại
sai máy thu - bộ tổng hợp tần số, các bộ lọc trong các tuyến tần số...). .

1.4.2 Phân loại thiết bị thông tin vô tuyến


ðể thuận tiện cho việc nghiên cứu các nguyên tắc xây dựng và khả năng
khai thác sử dụng, người ta thường phân loại thiết bị thông tin theo các tiêu
chuẩn ñặc trưng nhất của chúng. ðó là:
1. Công dụng: Công dụng của máy thu phát, của các thiết bị phục vụ và ñiều
khiển quyết ñịnh phạm vi sử dụng của chúng.
2. Nguyên tắc sử dụng: Chia ra thành máy thu phát ñộc lập và máy thu phát
57
ñiều khiển tập trung. Loại ñầu thường sử dụng trên các hướng thông tin
ñộc lập, riêng biệt. Loại sau là các tổ hợp phát, tổ hợp thu và tổ hợp thu
phát. Chúng hợp thành một hệ thống kỹ thuật thống nhất, có tổ chức.
3. Tính cơ ñộng: Các máy thu phát có thể là cố ñịnh và cơ ñộng (mang xách
theo cá nhân, ñặt trên xe).
4. Dải tần: Sóng cực ngắn (SCN), sóng ngắn (SN)...
5. Dạng tín hiệu vô tuyến: ðiện báo biên ñộ CW, ñiện báo dịch tần FSK, thoại
ñiều tần FM, thoại ñiều biên AM, thoại ñơn biên SSB...
6. Chế ñộ làm việc: ðơn công (simplex), bán song công (semiduplex, half
duplex) và song công (full duplex).
7. Công suất máy phát: P ≤ 100 W - công suất nhỏ (CSN); 100 < P ≤ 1000 W -
công suất trung bình (CSTB); P > 1000 W - công suất lớn (CSL).
8. Mức ñộ tự ñộng hóa: Có thể không tự ñộng hóa và có tự ñộng hóa.
Trong thông tin vô tuyến, người ta thường phân loại các máy thu phát kết
hợp vài tiêu chuẩn trên. Phổ biến nhất là các loại sau:
• Máy thu phát sóng cực ngắn công suất nhỏ (SCN/CSN). Trong nhóm này
lại chia thành:
+ SCN/CSN với P ≤ 1W
+ SCN/CSN với 1W < P ≤ 10 W
+ SCN/CSN với 10W < P ≤ 100 W
• Máy thu phát sóng ngắn công suất nhỏ (SN/CSN).
• Máy thu phát sóng ngắn công suất trung bình (SN/CSTB).
Mỗi nhóm máy thu phát ñược sử dụng cho các mục ñích thông tin và cự ly
thông tin dài ngắn khác nhau.

58
Chương 2
CÁC ðẶC TÍNH KỸ THUẬT
CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN VÔ TUYẾN

2.1 NHỮNG ðẶC TÍNH KỸ THUẬT CHÍNH CỦA HỆ THỐNG THÔNG


TIN VÔ TUYẾN
Các máy thu phát vô tuyến ñược sử dụng ñể trao ñổi thông tin giữa 2
người dùng hoặc hơn. Việc xem xét các ñặc tính quan trọng nhất của máy thu
phát cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện khai thác hay thiết kế chúng.
2.1.1 Các ñặc tính kỹ thuật chung cho máy thu và máy phát
a. Dải tần công tác và bước tần
Dải tần công tác là một trong những tham số ñánh giá khả năng làm việc
của hệ thống thông tin, ñó là khoảng tần số cho phép máy thu phát làm việc tin
cậy và ñảm bảo các thông số chỉ tiêu kỹ thuật ñặt ra. Dải tần công tác ñược ñánh
giá qua hệ số bao tần (Kf = fmax / fmin), hệ số này của các máy thu phát ngày càng
có xu hướng tăng lên. ðó là do mong muốn thống nhất tốt hơn các loại máy thu
phát và do có cơ sở kỹ thuật thực tế cho phép sự mở rộng ñó. Hiện nay ñã có máy
thu phát bao trùm cả các dải tần MF, HF, VHF và ñầu dải UHF ñồng thời (ví dụ
như máy thu phát Icom IC-706).
Các dải tần hình thành nhờ bộ tổng hợp tần số (THTS) tạo ra các tần số
chuẩn rời rạc, cách nhau một khoảng nhất ñịnh gọi là bước tần (còn gọi là ñộ
phân giải tần số). Khoảng này thường chọn là 100 Hz và 10 Hz. ðộ lớn của
khoảng so sánh ñược với bề rộng phổ của dạng tín hiệu dải hẹp nhất. ðó là tín
hiệu A1 - bề rộng phổ của nó trung bình bằng 100 Hz. Tuy nhiên trong phần
sóng dài của dải, do dung lượng tần số nhỏ, ñể thu hẹp phổ tín hiệu người ta làm
việc với các tốc ñộ rất thấp bởi vậy ở ñó bước tần của mạng bằng 10 Hz là có ích
và cần thiết.
b. ðộ chính xác và ñộ ổn ñịnh tần số công tác
ðể ñảm bảo khi bắt ñầu liên lạc không phải tìm kiếm và trong quá trình
liên lạc không phải vi chỉnh. Ngoài ra yêu cầu này còn cần thiết với dạng tín hiệu
như tín hiệu ñơn biên liên tục và các tín hiệu ghép kênh. Ta ñã biết ñộ sai khác
tần số cho phép giữa máy phát và máy thu ñối với tín hiệu ñơn biên không ñược

59
vượt quá 25 ÷ 30 Hz. Nghĩa là ñộ không ổn ñịnh tần số của máy thu phát phải là
12,5 ÷ 15 Hz (tính ñến sự lệch tần số của máy thu về phía ngược lại) và ñộ bất ổn
ñịnh tương ñối cỡ 10-6 (1ppm = 1.10-6). ðộ chính xác và ñộ ổn ñịnh tần số của
thiết bị thu phát vô tuyến ñược quyết ñịnh bởi ñộ ổn ñịnh của bộ tổng hợp tần số
mà sẽ ñược nghiên cứu kỹ trong chương 5.
c. Các dạng tín hiệu vô tuyến (mode)
Trong kỹ thuật thông thông tin vô tuyến, máy thu phát ñược thiết kế ñể
làm việc với các tín hiệu rời rạc và liên tục. Tín hiệu ñiện sơ cấp có thể biến ñổi
thành nhiều dạng tín hiệu vô tuyến có các ưu nhược ñiểm khác nhau trong các
ñiều kiện tiến hành thông tin khác nhau. Số lượng dạng tín hiệu vô tuyến phải ñủ
ñể có thể thay ñổi một cách linh hoạt, tuỳ theo từng tình huống. Các dạng tín hiệu
vô tuyến phổ biến nhất là: ðiện báo với các dạng ma níp khác nhau như ma níp
biên ñộ và ma níp dịch tần (tín hiệu vô tuyến rời rạc) và ñiện thoại với dạng ñiều
chế khác nhau như ñiều biên và ñiều tần (tín hiệu vô tuyến liên tục).
Các dạng tín hiệu vô tuyến và ký hiệu của chúng có thể ñược tổng hợp lại
và bao gồm các dạng như ñược chỉ ra trên bảng 2-1a và 2.1b.
Bảng 2-1a
Ký hiệu các dạng tín hiệu vô tuyến
Ký hiệu Ký hiệu mới Dạng tín hiệu
A0 Sóng mang không ñiều chế
A1 A1A ðiện báo biên ñộ (khống chế sóng mang) CW
A2 A2A ðiện báo biên ñộ (khống chế tone có sóng mang)
A2A R2A ðiện báo ñơn biên có 1 phần sóng mang (tone ñiều chế)
A2H H2A ðiện báo ñơn biên có sóng mang (khống chế tone)
A2J J2A ðiện báo ñơn biên triệt sóng mang (khống chế tone)
A3 A3E Thoại ñiều biên AM
A3A R3E Thoại ñơn biên có 1 phần sóng mang (tín hiệu lái)
A3B B8E Thoại ñơn biên (2 biên) ñộc lập ISB
A3H H3E Thoại ñơn biên có sóng mang (tương thích AM)
A3J J3E Thoại ñơn biên triệt sóng mang (SSB: USB, LSB)
F1, F2 F1B ðiện báo dịch tần FSK (audio ñiều chế)

60
J2B ðiện báo dịch tần tự ñộng (ñơn biên) AFSK
F3 F3E Thoại ñiều tần FM
F4 F3C Facsimile
F6 F7A ðiện báo dịch tần kép
F9 ðiện báo pha tương ñối

Bảng 2-1b
Tổng hợp các ký hiệu cho các dạng bức xạ vô tuyến
Các ký hiệu
Dạng tín hiệu
AM SSB FM PM
A1A J2A
Báo F1B G1B
A1B J2B
Thoại A3E J3E F3E G3E
A2D FID G1D
Data (packet) J2D
A1D F2D G2D
RTTY A2D J2D F2D G2D
Facsimile A2C J2C F2C G2F
C3F
FSTV J3F F3F G3F
A3F
J2F F2F G2F
SSTV A2F
J3F F3F G3F

Ghi chú: Tổng hợp chung cho các ký tự của ký hiệu mới cho các dạng tín hiệu
theo FCC (Federal Communications Commission):
Ký hiệu thứ nhất
N Sóng mang không ñiều chế
A Gồm hai biên + toàn bộ sóng mang (DSBFC)
B Biên ñộc lập + toàn bộ sóng mang (ISBFC)
C Biên còn dư + toàn bộ sóng mang (VSB)
H SSB + toàn bộ sóng mang (SSBFC)
J SSB nén sóng mang (SSBSC)
R SSB + một phần sóng mang (tín hiệu lái)(SSBRC)
F ðiều tần (FM trực tiếp)
G ðiều pha PM (FM gián tiếp)
Ký hiệu thứ 2
0 Tín hiệu không ñiều chế
1 Khống chế rời rạc sóng mang

61
2 Khống chế rời rạc tone
3 Dạng tương tự (âm thanh hoặc hình ảnh)
7 2 hoặc nhiều kênh ñiều chế rời rạc
8 2 hoặc nhiều các kênh ñiều chế liên tục
9 Tương tự và số
Ký hiệu thứ 3
A Báo nhân công
B Báo tự ñộng
C Facsimile
D Data transmission
E Thoại (phổ âm tần giọng nói)
F Television (video)
d. Mức ñộ suy giảm của các dao ñộng không cơ bản
ðó là các dao ñộng (tần số) nằm ngoài dải dành cho tín hiệu. Chúng ñược
chia thành các dao ñộng ngoài dải và dao ñộng phụ.
Các dao ñộng phụ phát sinh do các quá trình phi tuyến khi tạo mạng tần số
công tác và khi chuyển các tín hiệu sơ cấp thành dải tần công tác (các hài bậc cao
của tần số công tác fct , các tổ hợp tần số khác nhau...v.v). Mức suy giảm thường
là 80 dB trong dải lệch cộng hưởng 3,5 ÷ 25 kHz; 120 dB trong dải 25 kHz ±
10% tần số thực ñặt và 140 dB khi lệch lớn hơn 10 %.
Các dao ñộng ngoài dải là các tần số nằm ngay gần tín hiệu có ích.
Nguyên nhân phát sinh có thể là các sườn dốc của các tín hiệu ñiện báo rộng hơn
mức cần thiết, sự quá tải của của các phần tử biến tần và khuếch ñại...v.v. Các
dao ñộng ngoài dải có thể làm mở rộng ñáng kể dải tần so với bề rộng dải tần cần
thiết của tín hiệu (là dải ñủ ñể truyền tín hiệu mà không bị méo).
Bề rộng dải bị chiếm thực tế của tín hiệu là dải mà ngoài giới hạn của nó
tiêu tán 10 % công suất. ðối với mỗi dạng tín hiệu có một ñịnh mức ñối với bề
rộng dải cần thiết và bị chiếm như ở bảng 2-2.
Bảng 2-2
Dải thông của các dạng tín hiệu
Dạng tín hiệu Ký hiệu Bề rộng dải cần thiết Bề rộng dải chiếm
(BΠ) cho phép (BCP)
ðiện báo dịch tần F1 1,3∆FSHT + 0,55.B BΠ ± B/2
khi 1.5< ∆FSHT /B <5.5
1,05∆FSHT + 1,9.B
khi 5,5< ∆FSHT /B <20

62
ðiện báo dịch tần kép F6 3,9∆FSHT + 2,75.B BΠ ± B
ðiện báo biên ñộ A1A (3 ÷5). B BΠ + (B/2 ÷B)
ðơn biên triệt sóng mang A3J F H - FL 1,3.BΠ
ðơn biên có tín hiệu lái A3A FH 1,15.BΠ
ðiều tần F3 2(FH + ∆Fm) BΠ ± FH
ở ñây: ∆FSHT - ñộ dịch tần;
B - tốc ñộ tính bằng baud (số xung / phút);
∆Fm - ñộ di tần;
FH - tần số cao nhất của tín hiệu sơ cấp;
FL - tần số thấp nhất của tín hiệu sơ cấp.
e. Tốc ñộ ñiều chỉnh: cho phép chuyển ñổi nhanh tần số công tác (fCT),
dạng tín hiệu, tốc ñộ phát tín hiệu rời rạc và công suất máy phát.
g. ðiều khiển: tuỳ theo từng cấp sử dụng mà máy thu phát vô tuyến có
khả năng ñiều khiển tại chỗ, ñiều khiển xa vô tuyến, ñiều khiển xa theo ñường
dây hoặc chuyển tiếp vô tuyến.
ðiều khiển tại chỗ thường cho phép khai thác tối ña chức năng của thiết
bị, hoàn toàn chủ ñộng trong vấn ñề lựa chọn tần số làm việc, dạng ñiều chế, mức
công suất phát cũng như xử lý tín hiệu thu...
ðiều khiển xa cho phép khai thác thiết bị từ xa, lúc này một số tham số
của thiết bị phải ñược lập trình trước trên các kênh nhớ ñịnh trước.
Chuyển tiếp vô tuyến cho phép tăng cự ly và chuyển hướng thông tin,
chức năng này thường chỉ áp dụng ñối với các thiết bị làm việc ở dải SCN, dải
SN ít áp dụng.
h. Nguồn cung cấp: ñiện mạng (1 pha hoặc 3 pha), ñiện máy nổ, ñiện lấy
từ ñộng cơ xe ô tô hoặc nguồn ñổi ñiện AC/DC, acqui 24V hay 13,8V. Một số
thiết bị loại cầm tay thường dùng nguồn pin nạp có ñiện áp là bội của 1,2V (Ví
dụ như 3,6V; 4,8V; 7,2V; 9,6V và 12V)
i. Chế ñộ làm việc: Trong thông tin vô tuyến khái niệm thông tin là hai
chiều và chế ñộ làm việc ñược phân chia bao gồm: chế ñộ ñơn công (simplex),
bán song công (semi duplex, half duplex) và song công (full duplex).
Chế ñộ ñơn công hoặc bán song công: máy thu và máy phát không làm
việc ñồng thời, khi chuyển phát (PTT) máy thu bị không làm việc và ngược lại
63
muốn thu tín hiệu thì không ñược khống chế phát. Trong hai chế ñộ này cho phép
trong thiết kế, tuyến thu và tuyến phát dùng chung ñược nhiều khối chức năng,
việc chuyển ñổi thông qua các chuyển mạch cao tần, ñiều này dẫn ñến giảm ñáng
kể kích thước trọng lượng máy cũng như nguồn tiêu thụ. Ở chế ñộ ñơn công, máy
thu và máy phát bố trí làm việc trên cùng một tần số cho phép nhiều máy cùng
làm việc ñồng thời trên một kênh (chế ñộ hội nghị). Trong chế ñộ bán song công,
máy thu và máy phát bố trí làm việc trên hai tần số khác nhau ít nhất vài lần dải
thông của tín hiệu, chế ñộ này chỉ cho phép các máy lẻ làm việc một hướng với
máy trung tâm và ngược lại. Khi máy trung tâm ñóng vai trò là một trạm chuyển
tiếp vô tuyến (Repeater), các máy lẻ có thể làm việc với nhau như giống như
trong chế ñộ ñơn công nhưng trên 2 tần số thu và phát khác nhau, ñồng thời cho
phép chuyển hướng cũng như tăng cự ly liên lạc.
Chế ñộ song công về bản chất máy thu và máy phát là hai thiết bị ñộc lập
có thể làm việc trên cùng một ñường thông tin hoặc làm việc chéo giữa các
ñường thông tin. Chế ñộ song công thường thiết kế ñối với các thiết bị làm việc ở
dải LF, MF và HF với công suất trung bình và công suất lớn.

2.1.2 Các ñặc tính kỹ thuật máy phát


a. Công suất ra cao tần
Công suất cao tần thường ñược ño trên tải tương ñương thuần trở 50Ω .
+ ðối với máy phát ñiều tần FM là công suất tại trụ an ten khi không có ñiều chế.
+ ðối với máy phát ñiều biên AM, công suất cao tần bằng tổng công suất của
sóng mang và công suất của 2 dải biên. Công suất sóng mang Pc là
(VC / 2) 2 / R hoặc VC 2 / 2 R watts (W) (2.1)
Công suất của mỗi dải biên là
(mVC / 2 2)2 / R hoặc m 2VC 2 / 8R watts (2.2)
Tổng công suất Pt là
Pt = VC 2 / 2 R + m2VC 2 / 8R + m 2VC 2 / 8R
= (VC 2 / 2 R)(1 + m2 / 2) (2.3)
2
= PC (1 + m / 2) watts
ở ñây: VC - ñiện áp cao tần sóng mang
R - tải anten tương ñương
m - hệ số ñiều biên
64
Pc - công suất sóng mang
+ Công suất ñỉnh (PEP):
PEP có nghĩa là công suất ñường bao ñỉnh (PEP: Peak Envelop Power)
ñược ño bằng Watt. Công suất PEP là khả năng ño ở máy phát công suất ra RF
và là công suất tại ñỉnh của tín hiệu RF ñã ñiều chế phù hợp tại ñầu ra máy phát
khi kết nối với tải kiểm tra RF phù hợp, trong trường hợp này tải giả 50Ω phù
hợp với công suất tiêu thụ. Cách dễ nhất ñể ño PEP trên bất kỳ máy thu phát nào
là sử dụng máy hiện sóng (CRO). Công suất ñỉnh ñược xác ñịnh theo 2.4.
PEP = Epp2 / 8R (2.4)
ở ñây: Epp - ñiện áp ñỉnh – ñỉnh của ñường bao
R - tải giả tương ñương (50Ω)
Ví dụ, với công suất PEP là 100W, tương ứng với Epp = 200V và với PEP là
125W, tương ứng với Epp = 225V.
b. Tạp âm FM: Là ñiều chế tần số xuất hiện trên sóng mang không ñiều
chế. Giá trị ñiển hình là 55 dB thấp hơn 60 % ñộ di tần hệ thống ở 1 kHz.
c. Tạp âm dải biên máy phát: ðược ño ở các khoảng cách khác nhau tính
từ sóng mang không có ñiều chế âm tần. Giá trị ñiển hình tại băng VHF là -90 dB
tại ±30 kHz và -105 dB tại ±1MHz.
d. ðặc tuyến âm tần: là ñặc tuyến tần số ñối với âm tần từ 300 ÷ 3000
Hz. Tiền nhấn ñược sử dụng ñể tăng các thành phần tần số cao của âm tần so với
các tần số thấp. Tiền nhấn thường là 6dB /octave, có nghĩa là nhân ñôi tần số âm
tần sẽ nhân ñôi ñiện áp âm tần. Giá trị tiêu biểu là +1, -3 dB ñối với ñặc tuyến 6
dB trên octave.
e. Méo âm tần: là số ño mức ñộ hài âm tần. Giá trị ñiển hình là 3 % tại
1000 Hz và 60 % di tần hệ thống.
g. ðộ di tần: là sự khác nhau cực ñại giữa tần số tức thời của sóng mang
bị ñiều chế và tần số sóng mang. ðối với máy phát FM thường là 5 kHz.
h. Bức xạ phụ và các hài: Bức xạ phụ là bất kì phần cao tần ra nào nằm
ngoài băng tần cho phép (ñược gán). Giá trị ñiển hình là 85 dB thấp hơn sóng
mang.
i. ðộ ổn ñịnh tần số của bộ dao ñộng: là dung sai tần số trong phạm vi
dải nhiệt ñộ cụ thể. Giá trị này phụ thuộc vào băng tần và công suất ra. ðối với

65
VHF băng cao (150 ÷ 174 MHz) nó bằng ±0,0005 % trong dải nhiệt ñộ môi
trường xung quanh từ -30 ñến +60 ñộ C (0C).
k. Phân cách tần số: ðây là khoảng cách cực ñại giữa các tần số phát có
thể hoạt ñộng mà không gây nên sự giảm cấp. Giá trị ñiển hình là 10 MHz nhưng
thay ñổi theo loại thiết bị.

2.1.3 Các ñặc tính kỹ thuật máy thu


a. Các ñặc trưng lối vào
Nhiệm vụ ñầu tiên của bất kì máy thu vô tuyến nào là thực hiện chuyển
giao năng lượng thu nhận bởi anten ñến chính máy thu qua các mạch vào. Năng
lượng chuyển giao là cực ñại khi trở kháng của mạch vào phối hợp với trở kháng
của anten trong suốt dải tần mong muốn. ðiều này không phải lúc nào cũng ñạt
ñược. Có 3 vấn ñề phối hợp anten: 1, ñôi khi máy thu ñược sử dụng với nhiều
loại anten khác nhau, với trở kháng không thể xác ñịnh hoàn toàn; 2, các anten có
thể dùng trong các ứng dụng di ñộng hoặc những nơi có ñịa hình thay ñổi, dẫn tới
dù có ño chính xác trở kháng tại lúc nào ñó vẫn bị thay ñổi theo thời gian; 3, dải
tần mong muốn rộng.
Như vậy có thể cần thiết kế mạch ñiều hưởng cơ khí hoặc ñiện tử với sự
ñiều khiển bằng tay hoặc tự ñộng tùy theo các kết quả ño trong hệ thống.
Ngoài ra mạch vào còn phải ñược bảo vệ tránh các phóng ñiện cao áp
hoặc tránh các xung ñiện, phải chịu ñựng ñược các tín hiệu công suất lớn ở gần
mà không hỏng.
b. ðộ nhậy
ðộ nhậy của máy thu ñược xác ñịnh bằng giá trị cực tiểu của tín hiệu vào
mà vẫn ñảm bảo sự hoạt ñộng bình thường của thiết bị chấp hành (thiết bị cuối)
với tỉ số tín/nhiễu cho trước. Nói chung tỉ số tín/tạp và công suất tín hiệu ở lối ra
âm tần ñược sử dụng ñể xác ñịnh chất lượng của tín hiệu thu ñược và nó còn
dùng ñược không. ðộ nhậy thường tính bằng microvolt (µV). ðộ nhậy phụ thuộc
vào công suất tạp có ở lối vào, hệ số tạp âm của máy thu, ñộ nhậy của phần tách
sóng và dải thông. Cách tốt nhất ñể cải thiện ñộ nhạy là giảm mức tạp âm (bằng
giảm nhiệt ñộ, dải thông hoặc cải thiện hệ số tạp âm). Có 2 phương pháp ño ñộ
nhạy máy thu: giảm tạp 20 (10) dB và SINAD. Phương pháp 1 là mức tín hiệu
cao tần tại lối vào máy thu sẽ làm giảm tạp ở lối ra âm tần ñi 20 dB, thường là
0.5 µV. Phương pháp SINAD là tỉ số (dB) tại lối ra âm tần giữa (tín hiệu + tạp

66
âm + méo) / (tạp âm + méo). SINAD 12 dB là tín hiệu tốt, SINAD 20 dB là rất
tốt. Giá trị ñiển hình là 0.35 µV ñối với SINAD 12 dB.
c. ðộ chọn lọc
ðộ chọn lọc ñối với máy thu thường ñược ñánh giá thông qua các ñộ chọn
lọc nhiễu tần số ảnh, ñộ chọn lọc nhiễu tần số trung gian và ñộ chọn lọc nhiễu
tần số lân cận so với tần số tín hiệu. Nhiễu tần số ảnh là nhiễu có tần số ñối xứng
với tần số tín hiệu qua tần số ngoại sai của máy thu, còn nhiễu tần số trung gian
là nhiễu có giá trị ñúng bằng tần số trung gian máy thu. ðối với máy thu siêu
ngoại sai ñổi tần nhiều lần, nguy hiểm nhất là những nhiễu có tác ñộng ñến tuyến
tần số trung gian ñầu tiên. ðộ chọn lọc nhiễu tần số ảnh và ñộ chọn lọc nhiễu tần
trung gian ñược xác ñịnh như biểu thức 2.5 và 2.6.
En.a
Dn.a = (2.5)
EA
En.tg
Dn.tg = (2.6)
EA
ở ñây: Dn.a - ñộ chọn lọc nhiễu tần số ảnh (không thứ nguyên),
Dn.tg - ñộ chọn lọc nhiễu tần trung gian (không thứ nguyên),
EA - ñộ nhậy máy thu tại tần số tín hiệu,
En.a - ñộ nhậy máy thu tại tần số nhiễu ảnh,
En.tg - ñộ nhậy máy thu tại tần số nhiễu trung gian.
Dn.a và Dn.tg nếu ñược tính theo ñơn vị deciben chúng ñược chuyển ñổi
theo công thức D(dB) = 2010logD.

K / K0

f
f0
B( −3dB )
B( −60 dB )

Hình 2-1. ðặc tuyến chọn lọc của máy thu

67
ðộ chọn lọc tần số lân cận là tham số dùng ñể ñánh giá khả năng của máy
thu cho qua dải tần nhất ñịnh và loại bỏ tất cả các tần số nhiễu lân cận không
mong muốn khác. Có nhiều cách xác ñịnh ñộ chọn lọc. Phổ biến nhất là xác ñịnh
dải thông của máy thu tại các ñiểm -3 dB (mức 0,7). Cách khác là xác ñịnh dải
thông tại 2 mức suy giảm, chẳng hạn -3 dB và -60 dB (mức 0,001) xem hình 2-1.
Tỉ số của 2 dải thông này ñược gọi là hệ số chữ nhật (Kcn) và ñược xác ñịnh trên
biểu thức 2.7.
B( − 60 dB)
K cn = ≥1 (2.7)
B( − 3 dB)

ở ñây: Kcn - hệ số chữ nhật (không thứ nguyên), lý tưởng = 1.


B(- 60 dB) - dải thông 60 dB thấp hơn mức tín hiệu cực ñại.
B(- 3 dB) - dải thông 3 dB thấp hơn mức tín hiệu cực ñại.
d. Cải thiện dải thông
Ta biết rằng tạp nhiệt là dạng tạp âm phổ biến nhất và tỉ lệ thuận với dải
thông. Vì thế, nếu dải thông giảm tạp âm sẽ giảm lượng tương ứng. Tuy nhiên
dải thông này không ñược nhỏ hơn dải thông của tín hiệu tin tức (nếu không công
suất tin tức và/hoặc nội dung tin sẽ bị giảm). Tỉ số tín / tạp lối vào ñược tính tại
lối vào máy thu sử dụng dải thông cao tần ñể ño công suất tạp. Song dải thông
này rộng hơn dải thông của phần còn lại của máy thu. Hệ số giảm tạp âm ñạt
ñược bằng giảm dải thông ñược gọi là sự cải thiện dải thông (BI) và ñược tính
như sau
BRF
BI = (2.8)
BIF
ở ñây: BI - cải thiện dải thông (không thứ nguyên).
BRF - dải thông cao tần (Hz).
BIF - dải thông trung tần (Hz).
Sự giảm tương ứng trong hệ số tạp âm nhờ BI ñược gọi là sự cải thiện hệ số tạp
và ñược tính như sau:
NFcải thiện = 1010log(BI) (2.9)
e. Dải ñộng
Dải ñộng của máy thu ñược xác ñịnh như hiệu (dB) giữa mức vào cực tiểu
cần ñể phân biệt tín hiệu và mức vào gây quá tải máy thu và sinh méo. Nói ñơn
giản, dải ñộng là dải công suất vào trên ñó máy thu còn dùng ñược. Dải ñộng cỡ

68
100 dB ñược coi là cao nhất có thể.
g. ðộ trung thực
Là số ño khả năng của hệ thống thông tin tạo ra ở lối ra của máy thu bản
sao chính xác của tin tức nguồn (gốc). Bất kì sự thay ñổi nào về tần số, pha hoặc
biên ñộ xuất hiện (tồn tại) trong dạng sóng giải ñiều chế mà không có trong tín
hiệu tin gốc ñều ñược coi là méo. Có 3 dạng méo có thể làm giảm ñộ trung thực:
méo biên ñộ, méo tần số và méo pha. Méo pha thực tế không quan trọng ñối với
liên lạc thoại vì tai người không nhạy với các biến ñổi pha, song méo pha có thể
làm hỏng việc truyền dữ liệu. Nguyên nhân chủ yếu của méo pha là do lọc (cả
mong muốn và không mong muốn). Các tần số tại (hoặc gần) tần số cắt của bộ
lọc chịu những giá trị dịch pha biến ñổi. Vì thế thường chọn tần số cắt cỡ 1,3 lần
giá trị cực tiểu cần thiết ñể cho qua tần số tin tức cao nhất. Dịch pha tuyệt ñối là
tổng dịch pha tín hiệu phải chịu và nói chung có thể chấp nhận nếu tất cả các tần
số có cùng ñộ trễ pha. Dịch pha vi sai xảy ra khi các tần số khác nhau chịu các
dịch pha khác nhau và có thể có ảnh hưởng có hại ñến dạng sóng. Méo biên ñộ
xảy ra khi ñặc tuyến biên ñộ - tần số của tín hiệu ở lối ra của máy thu khác với
của tín hiệu tin tức gốc. Méo biên ñộ là kết quả của sự khuếch ñại không ñồng
ñều trong bộ khuếch ñại và bộ lọc. Méo tần số xảy ra khi các tần số không có
trong tín hiệu gốc lại xuất hiện trong tín hiệu thu ñược. Nguyên nhân là méo hài
và méo ñiều chế chéo do khuếch ñại phi tuyến gây ra. Có thể giảm méo hài bằng
cách dùng thiết bị luật mũ 2 như FET ở tuyến cao tần máy thu (chỉ sinh hài bậc 2
và ñiều chế chéo, không có thành phần nguy hiểm nhất là hài bậc 3).
h. Suy hao ñiều chế chéo: là tỉ số theo dB giữa tín hiệu cao tần tạo nên
ñiều chế chéo và ñộ nhạy 12 dB SINAD. Giá trị ñiển hình là - 80 dB.
i. Suy hao tín hiệu phụ: là lối ra của máy thu gây bởi tín hiệu có tần số
khác với tần số ñiều hưởng của máy thu. Giá trị ñiển hình là 100 dB.
k. Phân cách tần số: là phân cách cực ñại giữa các tần số thu có thể làm
việc mà không có giảm cấp; thường là 2 MHz.

2.1.4 Phương pháp hình thành tín hiệu vô tuyến


Sau ñây ta sẽ xét chủ yếu phương pháp tạo tín hiệu vô tuyến F1 và F6 (tín
hiệu vô tuyến rời rạc) và SSB (tín hiệu vô tuyến liên tục).
a. Phương pháp tạo tín hiệu vô tuyến F1 và F6 (ma níp tần số)
Theo hệ thống mã hóa nhị phân, trong các kênh F1 các symbol 0 và 1

69
ñược phát ñi trên các tần số khác nhau:
0 → u1 (t ) = U 0 cos(ωB t + ϕ )
(2.10)
1 → u2 (t ) = U 0 cos(ωC t + ϕ )
khi 0 < t < T, với T là ñộ rộng của phần tử tín hiệu.
Tần số fC cao hơn tần số f B . Hiệu fC − f B = ∆fSHT ñược gọi là ñộ dịch tần.
Thường dùng các ñộ dịch tần sau: 125 Hz (F1-125); 250 Hz (F1-250) và 500 Hz
(F1-250).
Các tín hiệu F6 bảo ñảm phát tin tức ñồng thời theo hai kênh. Mỗi tổ hợp
các symbol ñược gán cho một tần số nhất ñịnh:
00 → u1 (t ) = U 0 cos(ω At + ϕ )
01 → u2 (t ) = U 0 cos(ωB t + ϕ )
(2.11)
10 → u3 (t ) = U 0 cos(ωC t + ϕ )
11 → u4 (t ) = U 0 cos(ωD t + ϕ )
khi 0 < t < T.
Các tần số tăng dần: f D > fC > f B > f A . Các ñộ dịch tần f D − fC , fC − f B ,
f B − f A chọn bằng nhau. Ký hiệu F6-500, F6-1000, v.v..
Tần số danh ñịnh của các tín hiệu là:
f B + fC
f0 = (2.12)
2
ðộ rộng và cấu trúc phổ các tín hiệu F1 và F6 phụ thuộc vào phương pháp
ma níp. Nếu khi ma níp (khi chuyển từ tần số này sang tần số khác) có xảy ra sự
gián ñoạn pha, thì phổ của tín hiệu phải xét như tổng phổ của các dao ñộng ma
níp biên ñộ (A1) nhóm lại gần tần số bị ma níp. Nếu không xảy ra sự gián ñoạn
pha, thì cần xét ma níp tần số như là sự ñiều tần bằng các tín hiệu dạng chữ nhật.
Cấu trúc và bề rộng phổ lúc này ñược xác ñịnh bởi chỉ số ñiều tần:
mF1 = ∆fSHT /(2 F ) (2.13)
ở ñây ∆fSHT - ñộ dịch tần; F - tần số ma níp.
Bề rộng hiệu quả của phổ khi ma níp không gián ñoạn pha hẹp hơn một
chút so với khi ma níp có gián ñoạn pha, bởi vậy dễ thực hiện ñiều kiện bề rộng
dải bị chiếm hơn. Có nhiều phương pháp thực hiện sự ma níp tần số:
Phương pháp ñơn giản nhất là tác ñộng vào tần số của khung dao ñộng bộ tạo
dao ñộng (hình 2-2). Nhờ bộ ma níp và các khoá K mà các tụ C A , CB , CC (khi làm
70
việc một kênh chỉ dùng CB , CC ) ñược mắc vào khung dao ñộng, bằng cách ñó
ñảm bảo ñược ñộ dịch tần cần thiết ñối với f D (do các tham số khung dao ñộng
xác ñịnh).

Hình 2-2. Bộ tạo tín hiệu F1 và F6

Ưu ñiểm: ma níp không có gián ñoạn pha,


Nhược ñiểm: không thể nhận ñược các tần số tín hiệu ổn ñịnh cao.
Có 3 cách (ít nhất) nâng cao ñộ ổn ñịnh tần số bị ma níp:
 Giảm tần số danh ñịnh của bộ dao ñộng ñể giảm ñộ bất ổn ñịnh tuyệt ñối
của nó.
 Ổn ñịnh nhiệt (ñiều hoà nhiệt ñộ) và bọc kín bộ dao ñộng ñể loại trừ những
thay ñổi của khí hậu ñến tần số.
 Dùng dao ñộng thạch anh kết hợp với ñiều hoà nhiệt ñộ và bọc kín.
Cách thứ 3 là phổ biến nhất nên ta xét kỹ hơn cách này. Hộp cộng hưởng
thạch anh luôn luôn ghép yếu với phần tử tích cực của bộ dao ñộng (ví dụ:
tranzitor) vì ñiện dung của giá ñỡ thạch anh C0 lớn hơn nhiều ñiện dung của
nhánh nối tiếp CK (hình 2-3). Bởi vậy khá khó tác ñộng ñến tần số của thạch anh
bằng cách mắc các phần tử kháng vào hộp cộng hưởng thạch anh.

Hình 2-3. Sơ ñồ tương ñương của hộp thạch anh

Sơ ñồ thực tế của dao ñộng thạch anh với các phần tử ñược ma níp như

71
hình 2-4. Với bộ dao dộng thạch anh rất khó nhận ñược ñộ dịch tần lớn (F1-1000,
hay F1-6000) ñang ñược dùng rộng rãi. Trong các máy hiện ñại, người ta dùng
các tạo tín hiệu F1 và F6 bằng phương pháp tổng hợp f A , f B , fC , f D , trên cơ sở tần
số của bộ dao ñộng thạch anh chính xác cao. Việc ma níp các tần số ñã tổng hợp
luôn luôn liên quan ñến sự gián ñoạn pha, và ñiều này dẫn tới mở rộng phổ tín
hiệu. Tuy vậy nếu tạo các tín hiệu ở các tần số khá cao rồi tiếp ñó lại chia chúng
thì có thể giảm sự gián ñoạn pha ñến hàng ñơn vị ñộ.

Hình 2-4. Bộ dao ñộng thạch anh tạo tín hiệu F1 và F6

Hình 2-5 là ví dụ tổng hợp các tín hiệu F1 và F6. ðầu tiên nhờ các thao tác tổng
hợp trực tiếp hình thành tín hiệu F1 - F6 dạng:
n
fΠ = f 0 ± ∆FSHT (2.14)
2
f0 - tần số danh ñịnh của tín hiệu, ∆FSHT - ñộ dịch tần sơ cấp;
n = 1 - ñối với tín hiệu F1; n = 3 - ñối với tín hiệu F6.
ðộ dịch tần trong tín hiệu sơ cấp ñược chọn bằng bội các ñộ dịch tần công
tác ∆fSHT i tức là :
∆FSHT = ki × ∆fSHT i ( ki là số nguyên) (2.15)
Sau ñó fΠ ñược chuyển tuyến tính lên tần số cao hơn ki lần tức là ki f0 (thực
hiện bằng biến tần bình thường dựa vào tần số f0 (ki − 1) ).
Nếu chia tín hiệu ñã biến ñổi có dạng
n
f Π' = ki f 0 ± ∆FSHT (2.16)
2
cho ki lần thì ta sẽ nhận ñược tín hiệu ra :

72
n ∆FSHT n
f CT = f 0 ± = f 0 ± ∆fSHT i (2.17)
2 ki 2
Như vậy ñể có các ñộ dịch tần công tác cần thiết, cần tìm ñược ki tương ứng.

Hình 2-5. Sơ ñồ tổng hợp các tín hiệu F1 và F6

Tín hiệu sơ cấp fΠ ñược hình thành từ tín hiệu cao tần hơn và với ñộ dịch
tần lớn hơn:
mn
f Π m = mf 0 ± ∆FSHT (2.18)
2
ðộ dịch tần m∆FSHT ñược chọn ñủ lớn nhằm ñảm bảo chọn lọc tốt các thành phần
một cách ñơn giản nhất. Phổ của dãy xung ngắn m∆FSHT ñược sử dụng ñể tạo
f Π m . Bốn thành phần dự ñịnh làm tín hiệu tương lai vẫn nằm trong thành phần
phổ và ñược chuyển thành tần số mf 0 bằng biến tần. Việc ma níp và lọc các
thành phần tín hiệu ñược thực hiện trong bộ khuếch ñại cộng hưởng (hình 2-6).

m∆FSHT

mf0

m∆FSHT fΠ m fΠ m / m fΠ

Hình 2-6. Sơ ñồ tạo tín hiệu F1 - F6 sơ cấp


73
m∆FSHT i 3m∆FSHT i f1 f1'

f1

Hình 2-7. Sơ ñồ tạo tín hiệu F1 - F6

Ta xét thêm một ví dụ nữa của việc tổng hợp tín hiệu F1 - F6. Việc tổng
hợp này ñược qui về việc nhận ñược các tần số dạng:
 ∆FSHT i

= f0 ±  2
n
f = f 0 ± ∆FSHT i (2.19)
2  3∆FSHT i
 2
Bằng cách chia một dãy xung chuẩn nào ñó ta hình thành hai tần số dạng
m∆FSHT i và 3m∆FSHT i (m - hằng số). ðể có các tần số này ñối với tất cả các ñộ
dịch tần yêu cầu, ta thay ñổi hệ số chia của bộ chia (hình 2-7). Sau ñó việc ma
níp các tần số này ñược thực hiện nhờ các tín hiệu sơ cấp ñi ñến theo các qui tắc
sau:
00 → 3m∆FSHT i
01 → m∆FSHT i
(2.20)
10 → m∆FSHT i
11 → 3m∆FSHT i

Cột ñầu của ký hiệu ứng với kênh 1, cột thứ 2 ứng với kênh 2.
Tiếp theo ta hình thành tín hiệu F1 - F6 sơ cấp trong sơ ñồ cộng trừ. ðể
làm ñiều ñó ta dùng tần số của dãy xung f1 và tần số nhận ñược ở lối ra bộ ma
níp sơ cấp (như trên). Việc hình thành (ma níp lần 2) xảy ra dưới tác ñộng của
các tín hiệu của kênh 1 theo qui tắc:

74
0 → f1 − 3m∆FSHT i ( A )
0 → f1 − m∆FSHT i ( B)
(2.21)
1 → f1 + m∆FSHT i (C)
1 → f1 + 3m∆FSHT i ( D)
Ở ñây không ñược ñồng nhất thao tác cộng trừ với thao tác nhận tần số tổng hoặc
hiệu trong các bộ biến tần bình thường. Nguyên tắc của sơ ñồ cộng trừ như sau:
hai chuỗi xung tần số f1 lệch nhau về thời gian ñược ñưa ñến sơ ñồ. ðồng thời
các xung tần số m∆FSHT i hoặc 3m∆FSHT i cũng ñưa ñến sơ ñồ. Nếu symbol 0 tác
ñộng lên lối vào thông tin của sơ ñồ, thì tại thời ñiểm ñến của xung tần số
m∆FSHT i ( 3m∆FSHT i ), nhờ sự tương tác của nó với xung tiếp theo của 1 trong các
dãy f1 mà xung hiện thời của dãy thứ hai f1 (sử dụng như dãy ra) ñược xoá ñi.
Còn nếu symbol 1 tác ñộng lên lối vào thông tin, thì tại thời ñiểm ñến của xung
tần số m∆FSHT i ( 3m∆FSHT i ) xảy ra sự ghi lại xung từ dãy thứ nhất sang dãy thứ hai
- dãy ra. Như vậy số xung ñi ñến lối ra của sơ ñồ trong thời gian ñộ rộng của
phần tử tín hiệu T, sẽ xác ñịnh bởi hiệu tần số f1 − m∆FSHT i hoặc f1 − 3m∆FSHT i khi
có tác ñộng của symbol 0 và bởi tổng f1 + m∆FSHT i hoặc f1 + 3m∆FSHT i khi có tác
ñộng của symbol 1. ðể loại trừ sự không ñều ñặn thời gian của các xung trong
dãy ra, dãy ra ñược chia trên cơ sở ñếm các xung và ghi vào hàng tương ứng.
Phép chia là thao tác bắt buộc trong sự biến tần xung.
Nếu dùng một dãy nối tiếp các sơ ñồ cộng trừ, có thể chuyển dịch tín hiệu
F1 - F6 ñã tạo ra về phía dưới trên trục tần số, nhưng lúc ñó phải tuân thủ ñiều
kiện: hệ số chia tổng cộng khi biến tần phải bằng 2m. Với ñiều kiện này trong tín
hiệu cuối cùng tần số m∆FSHT i và 3m∆FSHT i ñược biến thành các tần số ∆FSHT i / 2
và 3 ∆FSHT i / 2 . Ở lối ra của sơ ñồ có mắc bộ lọc tần thấp ñể biến các dãy xung
thành các dao ñộng hình sin.

b. Tín hiệu vô tuyến ñiều chế ñơn biên


A - ðặc ñiểm tín hiệu ñơn biên
Tín hiệu ñơn biên (Single-sideband) là dạng tín hiệu thể hiện nhiều tính ưu
việt cho phép tăng hiệu quả sử dụng tần số cũng như tính chống nhiễu, chính vì
thế mà trong các hệ thống thông tin vô tuyến hiện nay ñơn biên là dạng tín hiệu
ñiều chế không thể thiếu ñược. Chúng không những ñược ứng dụng trong các

75
dạng ñiều chế liên tục mà cả trong ñiều chế rời rạc (xem 2.1.1). ðể hiểu dạng
ñiều chế ñơn biên trước hết ta xét qua về tín hiệu ñiều chế biên ñộ. Như ta ñã biết
trong ñiều chế biên ñộ, tần số cao tần mang tin (sóng mang) sẽ ñược ñiều chế sao
cho biên ñộ của nó thay ñổi phù hợp với dao ñộng của tin tức (tín hiệu ñiều chế).
ðể ñơn giản ta coi tin tức Us và sóng mang Uc ñều là dao ñộng ñiều hòa và
tần số tin tức biến thiên từ ωsmin ÷ ωsmax .
Ta có: Us = Uscosωst
Uc = Uccosωct (ωc >> ωs)
Dao ñộng sóng mang ñã ñược ñiều chế biên ñộ có thể ñược biểu diễn như sau:
UA3 = (Uc + Uscosωst)cosωct
= Uc(1 + mcosωst)cosωct (2.22)
Us
trong ñó: m= gọi là hệ số ñiều biên
Uc
Biến ñổi lượng giác ñối với (2.22) ta nhận ñược.
m m
U A3 = U c cos ωct + U c cos(ωc + ωs )t + U c cos(ωc − ωs )t (2.23)
2 2
Từ 2.23, chỉ ra rằng ngoài thành phần sóng mang (Uccosωct), tín hiệu ñiều biên
còn có 2 biên tần: Biên tần trên có tần số từ (ωc + ωsmin) ñến (ωc + ωsmax) và biên
tần dưới có tần số từ (ωc - ωsmax) ñến (ωc - ωsmin). Như vậy hai biên tần cùng
mang một nội dung tin tức như nhau.
Qua nghiên cứu năng lượng quan hệ trong tín hiệu ñiều biên ta thấy rằng
công suất của tín hiệu ñã ñiều biên (công suất có ích) phụ thuộc vào hệ số ñiều
chế m, hệ số ñiều chế m càng lớn thì công suất tín hiệu ñiều biên càng lớn. Mặt
khác ñể giảm méo, hệ số ñiều chế m thường nhỏ hơn 1, do ñó công suất các biên
tần thực tế chỉ bằng khoảng 1/3 công suất sóng mang, nghĩa là phần lớn công
suất phát xạ ñều phân bố cho thành phần phổ không mang tin tức. Phần công suất
còn lại ñã ít ỏi so với công suất phát xạ thì lại phải chia ñôi cho 2 biên tần ñể
chuyển cùng một nội dung tin tức. Do vậy phần công suất thực sự có ích còn lại
rất nhỏ bé so với phần công suất vô ích ñã phát xạ. ðây là nhược ñiểm lớn của tín
hiệu ñiều biên, nhược ñiểm này càng rõ nét ñối với các máy phát ñiều biên công
suất lớn.
Từ ñó người ta ñặt ra vấn ñề chỉ truyền ñi một biên tần, biên tần còn lại sẽ
ñược gạt bỏ, lúc này sóng mang chỉ cần dùng ñể tách sóng và có thể ñược nén
76
một phần hoặc toàn bộ trước khi ñược truyền ñi. Lúc này tín hiệu ñược gọi là tín
hiệu ñơn biên (1 biên) nó hoàn toàn nguyên vẹn về mặt nội dung tin tức so với tín
hiệu ñiều biên trước khi bị gạt bỏ 1 biên. Quá trình tạo ra tín hiệu chỉ có một dải
biên tần gọi là ñiều chế ñơn biên. Từ biểu thức của tín hiệu ñiều biên (2.23) ta có
thể rút ra biểu thức của tín hiệu ñiều chế ñơn biên như sau:
m
UA3J(t) = U c cos(ωc + ωs )t (2.24)
2


US
ωS

UC

U A3 J
ωc

Hình 2-8. ðồ thị véc tơ của tín hiệu ñơn biên

Ở biểu thức 2.24, m không mang ý nghĩa về ñộ sâu ñiều chế nữa mà ñược
Us
gọi là hệ số nén sóng mang. Hệ số nén sóng mang m = , m có giá trị từ 0 ÷ ∞?
Uc

Khi m = ∞, có nghĩa là sóng mang bị nén hoàn toàn ñồ thị véc tơ của tín
hiệu ñơn biên ñược biểu diễn trên hình (2.8). Ta thấy rằng véc tơ ñặc trưng cho
tín hiệu ñơn biên thay ñổi cả về biên ñộ lẫn góc pha. Nghĩa là ñiều chế ñơn biên
là ñiều chế biên ñộ - pha (biên ñộ - tần số).
Sóng mang có thể bị nén 1 phần hoặc hoàn toàn, do ñó véc tơ tải tin Uc có
thể nhỏ hơn véc tơ biên tần Us.
ðơn biên ñược thừa nhận và ñược hiểu rõ về toán học vào ñầu năm 1914,
tuy nhiên ñường liên lạc thành công ñầu tiên là vào năm 1923 giữa Anh và Mỹ.
Có nhiều loại thông tin ñơn biên; một số tiết kiệm dải thông, một số tiết kiệm
công suất và một số tiết kiệm cả hai. Phổ của một số loại ñược cho ở hình 2-9.

77
Hình 2-9. Các dạng tín hiệu ñơn biên:
(a) ñiều biên thông thường - A3E;
(b) ñơn biên toàn bộ sóng mang - H3E;
(c) ñơn biên triệt sóng mang - J3E;
(d) ñơn biên sóng mang suy giảm 1 phần - R3E;
(e) ñơn biên ñộc lập - B8E;
(f) ñơn biên còn dư - C3E.

Các tín hiệu vô tuyến liên tục ñiều chế ñơn biên có ñộ chống nhiễu và hiệu
quả cao. Cụ thể là:
 Tiết kiệm công suất:
Trong máy phát ñiều biên A3A, theo biểu thức 2.3 ở trên ñã xác ñịnh:

78
Pt = Pc (1 + m 2 / 2) W, ở ñây Pt là công suất tổng cộng; Pc là công suất sóng mang.
Như vậy, nếu m = 1, hai phần ba (67 %) công suất phát tổng cộng nằm ở sóng
mang và một phần ba (33 %) là ở các dải biên.
Trong máy phát ñơn biên triệt sóng mang hoàn toàn:
m2
Pt = PUSB = PLSB = Pc . . (2.25)
4
Như vậy, 100 % công suất phát tổng cộng ñược dành cho công suất dải biên. Kết
quả là cần ít hơn nhiều công suất phát tổng cộng ñể tạo nên tín hiệu có cùng chất
lượng trong máy thu so với A3A. Việc khử sóng mang sẽ tăng công suất dành
cho dải biên lên ít nhất là 3 lần hay 10log10(3) = 4,8 dB cải thiện về tỉ số tín / tạp.
 Tiết kiệm dải thông:
Khi phát thoại A3 bề rộng phổ tần số là 2Fmax, khi phát ñơn biên ≈ Fmax.
Như vậy ñộ rộng phổ tần thu hẹp ñược hơn một nửa nhờ ñó mà:
+ Ít gây nhiễu và tăng số kênh thông tin sóng ngắn lên gấp ñôi.
+ Hiệu quả thu tăng lên rõ rệt vì bề rộng phổ hẹp lại làm máy ít bị nhiễu, nâng
cao ñộ chọn lọc máy thu, nâng cao tỷ số S/N. Cụ thể, nếu bề rộng phổ tín
hiệu âm tần là 300 ÷ 3400 Hz, ta có sự cải thiện về dải thông là
10log10(6800/3100), hay công suất tạp âm giảm cỡ 3,5 dB.
+ Do thu hẹp dải sóng phát xạ nên góc phát lên tầng ñiện li hẹp và nhọn bởi vậy
cường ñộ trường tại ñiểm thu ổn ñịnh ít gây ra pha ñinh.
Tổng cộng cả hai ñiểm ta ñược lợi khoảng (4,8 + 3,5) = 8,3 dB về công suất.
 Pha ñinh chọn lọc:
Khi phát A3, hai dải biên và sóng mang có thể ñi theo những con ñường khác
nhau, gây nên pha ñinh chọn lọc. Một loại pha ñinh chọn lọc là pha ñinh dải
biên, tức là một dải biên bị suy hao ñáng kể, dẫn tới giảm biên ñộ tín hiệu ở lối
ra bộ giải ñiều chế máy thu. Từ ñó giảm tỉ số tín / tạp cỡ 3 dB. Hiện tượng này
có gây nên méo ñôi chút song không làm hỏng hoàn toàn tín hiệu vì 2 dải biên
chứa cùng một tin tức. Dạng pha ñinh chọn lọc phổ biến và nguy hiểm nhất là
pha ñinh biên ñộ sóng mang, làm cho ñường bao tín hiệu gần giống với ñiều
chế, gây nên méo nghiêm trọng tín hiệu giải ñiều chế. Dạng pha ñinh chọn lọc
thứ 3 là sự dịch pha giữa sóng mang và dải biên, làm cho vị trí tương ñối của
véc tơ sóng mang và dải biên thay ñổi, dẫn tới thay ñổi dạng ñường bao tín
hiệu và tín hiệu giải ñiều chế bị méo nghiêm trọng. Khi phát ñơn biên chỉ có
79
pha ñinh dải biên xảy ra song không ñủ ñể gây nên méo tín hiệu giải ñiều chế.
 Máy phát A3 luôn phát khi nhấn tổ hợp phát, còn máy phát A3J chỉ phát khi
bóp tổ hợp và nói (PTT - Push to Talk). ðiều này làm tăng hiệu quả tổng cộng
của A3J.
 Về mặt ghép kênh: ở A3 mỗi máy phát chỉ phát ñược một ñường thoại, còn ở
A3J một máy phát, một anten ñồng thời phát ñi 4 ñường thoại (hai ở biên tần
dưới, hai ở biên tần trên), xem hình 2-14.
Nhược ñiểm chính của A3J là sự cần thiết phải tạo lại sóng mang tại máy
thu ñể giải ñiều chế. ðiều này làm tăng ñộ phức tạp và giá thành.

B - Các phương pháp tạo tín hiệu ñơn biên: có 4 phương pháp
- Phương pháp biến tần liên tiếp (phương pháp lọc)
- Phương pháp dịch pha
- Phương pháp thứ ba (còn gọi là phương pháp lọc và dịch pha kết hợp)
- Phương pháp tổng hợp (phương pháp Verzunov)
Sau ñây ta lần lượt xét từng phương pháp:

 Phương pháp biến tần liên tiếp


Sử dụng nguyên tắc tách 1 trong các dải biên của tín hiệu ñiều biên nhờ bộ
lọc. Từ sự phân tích phổ của tín hiệu ñiều biên, rõ ràng muốn có tín hiệu ñơn
biên ta chỉ cần lọc một dải biên tần. Nhưng thực tế không ñơn giản như vậy. Khi
sóng mang cao tần ñã ñược ñiều chế thì vấn ñề lọc ñể tách ra một dải biên tần
gặp nhiều khó khăn. ðể rõ hơn ta giả thiết: tần số thấp nhất của tin tức Fmin = 300
Hz, lúc ñó khoảng cách giữa biên tần với sóng mang ∆f = Fmin = 300 Hz. Nếu
sóng mang có tần số fc = 10 MHz thì ta có hệ số lọc của bộ lọc
∆f 300
x= = = 3.10 −5 với hệ số lọc x rất nhỏ này thì việc thiết kế bộ lọc hoàn
f c 10.10 6
toàn không có tính khả thi. Ngay cả dùng một bộ lọc thạch anh cũng rất khó lọc
ñược dải biên tần mong muốn. Do ñó trong phương pháp lọc, người ta thường
dùng nhiều bộ biến ñổi tần số trung gian ñể có thể hạ thấp yêu cầu ñối với bộ lọc
(tăng tỷ số x). Sơ ñồ khối của phương pháp này như hình 2-10. Sơ ñồ này dùng 3
lần biến tần lên liên tiếp. Sau mỗi lần biến tần ta lại tách ra dải biên mong muốn
bằng bộ lọc thông dải. Hệ số phẩm chất Q của bộ lọc ñơn biên phụ thuộc vào tần
số sóng mang, phân cách tần số giữa các dải biên và ñộ suy hao mong muốn dải
biên không cần thiết. Về mặt toán học ta có thể viết:
80
f c (log −1 S / 20)1/ 2
Q= (2.26)
4∆f
trong ñó: Q - hệ số phẩm chất;
f c - tần số trung tâm hay tần số sóng mang;
S - mức ñộ triệt dải biên không mong muốn (dB);
∆f - phân cách tần số giữa tần số cao nhất của dải biên dưới và tần
số thấp nhất của dải biên trên.
Các bộ lọc LC thường có Q thấp, do ñó bộ lọc hay dùng là lọc thạch anh,
lọc gốm, lọc cơ khí hoặc lọc sóng âm bề mặt (SAW). Bộ lọc thạch anh phổ biến
nhất, có kích thước nhỏ gọn, Q cao cỡ 100.000, tổn hao cho qua khoảng 1,5 ÷ 3
dB. Bộ lọc gốm có Q không cao lắm, cỡ 2000, tổn hao cho qua từ 2 ÷ 4 dB, kích
thước nhỏ, bền vững với ñiều kiện môi trường. Bộ lọc cơ khí bền vững hơn 2 loại
bộ lọc trên, song kích thước lớn và nặng. Bộ lọc SAW rất bền vững và tin cậy,
không cần ñiều chỉnh phức tạp, kích thước trọng lượng nhỏ, song tổn hao cho
qua rất lớn cỡ 25 ÷ 35 dB và thời gian trễ dài.

Hình 2-10. Tạo tín hiệu ñơn biên bằng phương pháp lọc

Nhằm tăng hiệu quả các máy phát nói chung, khi tạo tín hiệu ñơn biên
ñôi khi người ta giảm hệ số ñỉnh của nó. Hệ số ñỉnh là tỉ số giữa ñiện áp cực ñại
(ñỉnh) của tín hiệu và giá trị hiệu dụng của nó. Khi hệ số ñỉnh lớn, tầng ra ñược

81
sử dụng kém. Nó phải ñược tính toán với công suất ñỉnh của tín hiệu, trong khi
ñó công suất trung bình lại thấp hơn nhiều công suất ñỉnh. Hệ số ñỉnh của tín
hiệu tiếng nói là 3,3 ÷ 4,2 có nghĩa là công suất trung bình sẽ thấp hơn công suất
ñỉnh 11 ÷ 18 lần. Một trong các biện pháp giảm hệ số ñỉnh là xén (hạn biên) tín
hiệu ñơn biên bằng cách mắc bộ hạn biên hai phía vào tuyến tạo tín hiệu ñơn
biên. Người ta ñã xác ñịnh rằng có thể hạn chế tín hiệu ñơn biên ñến ñộ sâu 12 ÷
15 dB.

 Phương pháp dịch pha


Trong phương pháp này dải biên không mong muốn ñược triệt ñi ở lối ra
bộ ñiều chế, do ñó việc lọc sắc là không cần thiết. Sơ ñồ khối của phương pháp
này như hình 2-11. Thực chất ở ñây có 2 bộ ñiều chế 2 biên riêng biệt. Tín hiệu
ñiều chế và sóng mang ñược ñưa trực tiếp ñến 1 bộ ñiều chế. Cả 2 ñược dịch pha
ñi 900 rồi ñưa ñến bộ ñiều chế kia. Tín hiệu ra của 2 bộ ñiều chế ñược cộng với
nhau trong bộ cộng tuyến tính ñể lấy dải biên mong muốn (biên dưới).

sin ωs t
sin ωc t

ωs
cos(ωc + ωs )t

cos ωc t
cos ωs t

Hình 2-11. Tạo tín hiệu ñơn biên bằng dịch pha

Tín hiệu ñiều chế (Us) và sóng mang (Uc) thông qua mạch quay pha, ñược
ñưa ñến hai bộ ñiều chế cân bằng (mạch ñiều biên vòng) lệch pha nhau 900. Do
ñó các biên tần trên của hai bộ ñiều chế cân bằng lệch pha nhau 1800. Còn các
biên tần dưới ñồng pha. Tín hiệu sau hai bộ ñiều chế cân bằng ñược ñưa ñều
mạch tổng hoặc hiệu.
Nếu lấy hiệu của các ñiện áp ra trên hai bộ ñiều chế ta nhận ñược biên tần
trên. Ngược lại nếu lấy tổng các ñiện áp ra ta sẽ nhận ñược biên tần dưới. Có thể
chứng minh ñiều ñó bằng công thức toán học sau: giả thiết tín hiệu của hai bộ
ñiều chế cân bằng lệch pha nhau 900 nên biểu thức của hai tín hiệu ra tương ứng

82
là:
U CB1 = U CB cos ωs t.cos ωc t =
1 (2.27)
= U CB cos (ωc + ωs ) t + cos (ωc − ωs ) t 
2
U CB 2 = U CB sinωs t. sinωc t =
1 (2.28)
= U CB  − cos (ωc + ωs ) t + cos (ωc − ωs ) t 
2
Do ñó:
UA3J = UCB1 - UCB2 = UCBcos(ωc + ωs)t (2.29)
ðây chính là hiệu ñơn biên trên. Phương pháp này có thể mở rộng cho
trường hợp hệ ñiều chế có số lượng bộ ñiều chế n ≥ 3, lúc ñó sẽ có n mạch quay
pha, với góc quay pha
π
α= (2.30)
n
Tóm lại:
- Ưu ñiểm của phương pháp này là cho phép làm việc tại tần số cao hơn
(vì không dùng bộ lọc) và dễ chuyển biên, dùng phương pháp này ở bộ tổng hoặc
hiệu không cần sử dụng bộ lọc chất lượng cao như dùng phương pháp lọc.
- Nhược ñiểm là cần có mạch dịch pha 900 trên cả dải tần số âm tần, ñòi
hỏi ñộ chính xác quay pha rất cao chỉ cho phép sai số từ 0, 50 ÷ 10 . ðây là một khó
khăn lớn vì thực hiện quay pha chính xác ñối với tín hiệu có dải tần rộng từ ωsmin
÷ ωsmax không phải ñơn giản. Các bộ ñiều chế cân bằng phải giống hệt nhau, các
ñiện áp ra phải có biên ñộ bằng nhau.
Từ những lí do trên phương pháp này ít ñược sử dụng vì phức tạp.

 Phương pháp thứ ba: ðược ñề xuất bởi D. K. Weaver vào năm 1950, giống
phương pháp dịch pha ở chỗ là cũng dùng dịch pha và cộng ñể triệt dải biên
không cần thiết. Song ưu ñiểm của nó là tín hiệu tin tức ñầu tiên ñược ñiều chế
sóng mang âm tần phụ, vì thế không cần bộ dịch pha dải rộng. Sơ ñồ khối của
phương pháp này như hình 2-12. Tần số ra cao tần cuối cùng là dải biên dưới.
Dịch pha 900 là dịch pha tuyệt ñối của tất cả các tần số, vì thế không quan trọng.
Nếu cần dải biên trên cao tần, chỉ việc tráo ñổi các lối vào sóng mang của các
bộ ñiều chế cân bằng 3 và 4.

83
f c + f 0 − f m + 900
f 0 + 900 ± f m f 0 + 900 − f m f c − f 0 + f m − 900

f 0 + 900 fc

f0 fc
fm
f c + f0 − f m + 900

f0 f c + 900

f0 ± f m f0 − f m f c + f0 − f m + 900
f c − f0 + f m + 900

Hình 2-12. Tạo tín hiệu ñơn biên bằng phương pháp thứ 3

 Phương pháp Verzunov: ít phổ biến nên không xét ở ñây.

Phương pháp tạo các tín hiệu ñơn biên ñộc lập (B8E): thường sử dụng bằng
phương pháp lọc, dưới ñây là sơ ñồ tạo 2 và 4 kênh ñơn biên ñộc lập.
⊕ Tạo 2 kênh ñơn biên ñộc lập
Sơ ñồ tạo 2 kênh ñơn biên ñộc lập như hình 2-13. Hai tín hiệu ñiều chế
riêng biệt ñiều chế cùng một tần số sóng mang. Hai bộ lọc thông dải dùng ñể lọc
dải biên trên của một kênh và dải biên dưới của kênh kia. Sau ñó hai dải biên này
ñược kết hợp lại trong mạch lai ñể tạo ra tín hiệu hai biên sóng mang bị triệt, mỗi
biên mang tin tức riêng biệt. ðây là một phương pháp ñược dùng ñể tạo tín hiệu
ñiều biên stereo.

f s1 f c ± f s1 f c + f s1

fc
f c + f s1

fc − f s 2
fc
fs2 fc ± f s 2 fc − f s 2

Hình 2-13. Tạo tín hiệu ñơn biên 2 kênh ñộc lập

⊕ Tạo 4 kênh ñơn biên ñộc lập


Kết hợp phương pháp ghép kênh theo tần số và tạo tín hiệu ñơn biên ñộc
lập nói trên có thể cho phép tạo 4 kênh ñơn biên ñộc lập. Sơ ñồ khối và phổ tín
hiệu của chúng ñược chỉ ra trên hình 2-14.
84
Hình 2-14. Ghép và tạo 4 kênh tín hiệu ñơn biên ñộc lập
85
⊕ ðơn biên nén giãn biên ñộ (ACSSB):
Cho phép liên lạc thoại dải hẹp với chất lượng ñạt ñược gần như hệ thống
ñiều tần, song dải thông chỉ bằng 1/3. Ở ñây các tín hiệu âm tần ñược nén trước
khi ñiều chế bằng cách khuếch ñại các tín hiệu có biên ñộ lớn ít hơn các tín hiệu
có biên ñộ nhỏ. Nén giãn tín hiệu tin tức làm tăng dải ñộng của hệ thống bằng
cách giảm dải ñộng của các tín hiệu tin tức trước khi phát, sau ñó giãn chúng sau
giải ñiều chế. Ví dụ, khi có nén giãn các tín hiệu tin tức với dải ñộng 80 dB có
thể truyền qua hệ thống thông tin với dải ñộng chỉ 50 dB. Nén giãn làm giảm một
chút tỉ số tín/tạp ñối với các tín hiệu biên ñộ lớn, song lại tăng ñáng kể tỉ số
tín/tạp của các tín hiệu biên ñộ nhỏ. Các hệ thống ACSSB yêu cầu rằng tín hiệu
sóng mang lái biên ñộ giảm phải ñược phát ñi cùng với các tín hiệu tin tức. Tín
hiệu lái dùng ñể ñồng bộ các bộ dao ñộng trong máy thu và cung cấp tín hiệu cho
AGC theo dõi và ñiều chỉnh ñộ khuếch ñại của máy thu và làm câm máy thu khi
không thu ñược tín hiệu lái.

C- Các phương pháp giải ñiều chế tín hiệu ñơn biên
 Phương pháp phách không liên kết (non-coherent) (hình 2-15):
Tín hiệu thu ñược từ anten ñược khuếch ñại rồi ñổi tần xuống thành tín
hiệu trung tần và khuếch ñại chọn lọc tiếp. Tín hiệu ra tầng IF cuối ñược phách
với tín hiệu của bộ dao ñộng tần số phách BFO (Beat Frequency Oscillator) có
tần số bằng trung tần. Vì vậy, hiệu của chúng là tín hiệu tin tức. Phương pháp
này là không liên kết vì các tín hiệu BFO và dao ñộng nội RF không ñồng bộ với
nhau và với các bộ dao ñộng bên phát. Do ñó, bất kì sai lệch nào giữa tần số máy
phát và máy thu cũng sinh ra lỗi dịch tần trong tín hiệu tin ñã giải ñiều chế. Sai
số này phải < 50 Hz.
An ten

Tin tøc
K§CT vµ Trén K§TG Trén
tiÒn läc cao tÇn vµ BPF trung tÇn gi¶i ®iÒu chÕ


BFO
ngo¹i sai

Hình 2-15. Tách sóng không liên kết

86
 Phương pháp phách liên kết (coherent) (hình 2-16):
Giống phương pháp trên, ngoại trừ các tần số LO và BFO ñược ñồng bộ
với dao ñộng sóng mang của máy phát. Mạch khôi phục sóng mang là vòng PLL
dải hẹp bám theo tín hiệu lái trong tín hiệu thu ñược và dùng sóng mang khôi
phục ñể tạo lại các tần số dao ñộng nội liên kết. Như vậy, những thay ñổi nhỏ
trong tần số sóng mang máy phát ñược bù trừ trong máy thu.

Hình 2-16. Tách sóng liên kết

 Phương pháp tách sóng ñường bao (hình 2-17)


Sử dụng các sóng mang ñồng bộ và tách sóng ñường bao ñể giải ñiều chế
tín hiệu ñơn biên. Sóng mang lái ñược phát hiện và tách ra từ phổ giải ñiều chế,
rồi ñược tái sinh trong mạch khôi phục sóng mang. Sóng mang tái sinh ñược
dùng làm nguồn tần số chuẩn cho máy thu tạo tín hiệu ngoại sai. Trung tần tái
sinh ñược cộng thêm vào phổ trung tần tại bộ công tuyến tính sau cùng, tạo nên
ñường bao toàn sóng mang SSB. ðường bao này ñược tách sóng trong bộ tách
sóng diode thông thường ñể khôi phục tin tức gốc.

Hình 2-17. Tách sóng ñường bao

87
2.2 CƠ SỞ XÂY DỰNG CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CHO MÁY THU PHÁT
SÓNG NGẮN CÔNG SUẤT TRUNG BÌNH
2.2.1 Yêu cầu chung
 Máy thu phát sử dụng cho thông tin ở cự ly xa vài trăm ñến vài ngàn
kilômét.
 Máy ñược thiết kế lắp ñặt tại các trung tâm cố ñịnh hoặc trên các phương
tiện chuyên chở.

2.2.2 Chọn dải tần công tác của máy thu phát
Từ những ñiều ñã trình bày ở ñầu chương 1, ta thấy rằng các dải sóng SD,
ST, SCN không ñáp ứng ñược các yêu cầu thông tin ở cự ly xa. Vậy chỉ còn dải
SN là thích hợp. Vấn ñề là giới hạn dưới và giới hạn trên của dải tần công tác
phải như thế nào?. Tất nhiên ta mong muốn là phạm vi fmax ÷ fmin càng rộng càng
tốt vì như vậy sẽ tăng dung lượng tần số công tác.

a. Chọn giới hạn dưới của dải tần


ðể ñảm bảo liên lạc sóng ngắn ở cự ly gần, người ta dùng phương thức
truyền lan bằng sóng ñất. Liên lạc bằng phương thức này phụ thuộc vào hai yếu
tố: công suất phát và tần số.
 Xét về công suất: Ta biết rằng cường ñộ trường tại ñiểm thu E ñược tính
bằng:
E = A Pt / D (V/m) (2.31)
ở ñây: A = const; Pt - công suất bức xạ máy phát, D - khoảng cách từ máy
phát ñến máy thu. Như vậy với giá trị E là cố ñịnh thì D tăng khi Pt tăng.
Song ta không thể tăng Pt lên mãi ñược vì ñiều ñó sẽ kéo theo nhiều vấn ñề
khác như kích thước, trọng lượng của máy thu phát, khả năng thực hiện về
mặt kỹ thuật...v.v.
 Xét về tần số: Trong giáo trình truyền sóng ta biết rằng hàm suy giảm tỉ lệ
nghịch với bước sóng λ. Như vậy khi tần số tăng thì hàm suy giảm tăng, tần
số giảm thì hàm suy giảm càng bé. Bởi vậy ñể tăng cự ly liên lạc bằng sóng
ñất, người ta cố gắng giảm tần số công tác.
Kết hợp hai ñiều kiện trên người ta chọn giới hạn dưới của dải tần công
tác bằng giới hạn dưới của dải SN ñối với máy thu phát công suất trung bình
nghĩa là:
88
fCTmin ≈ 1 ÷ 1,5 MHz
(thực tế cho thấy với giới hạn này cự ly liên lạc không vượt quá vài chục Km).

b. Chọn giới hạn trên của dải tần


Khi liên lạc xa ở dải SN, người ta phải dùng phương thức truyền lan bằng
sóng trời. Tuy nhiên như ở chương 1 ñã nói thông tin bằng sóng trời chỉ thực
hiện ñược nếu các tần số sử dụng nằm thấp hơn các giá trị cực ñại, ñược xác ñịnh
bởi mức ñộ ion hoá của các lớp phản xạ ñối với mỗi cự ly thông tin. Ngoài ra
thông tin chỉ có thể thực hiện nếu công suất máy phát và các hệ số khuếch ñại
anten bảo ñảm ñược cường ñộ trường ñiện từ cần thiết tại ñiểm thu. ðiều kiện
ñầu hạn chế giới hạn trên của dải tần, ñiều kiện sau - giới hạn dưới. Thực tế
truyền sóng cho thấy tần số giới hạn ftới hạn = fmax = 12 ÷ 14 MHz. Tính ñến sai số
khi dự báo và tính toán, các tần số ñược dùng sẽ chọn thấp hơn tần số tới hạn 20
÷ 30 %. Như vậy: fCT max = 10 ÷ 12 MHz ñể ñảm bảo thông tin chắc chắn.
Tóm lại: Dải tần công tác của máy thu phát công suất trung bình là 1 ÷ 12 MHz.
Chú ý: Cùng với những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực vô tuyến ñiện tử, phần
lớn các máy thu phát mới hiện nay ñều làm việc trong toàn bộ dải sóng ngắn (tức
là từ 1 ÷ 30 MHz).

2.2.3 Chọn dạng công tác


Khi chọn dạng công tác cho các máy thu phát SN/CSTB, người ta xuất
phát từ các tiêu chuẩn sau ñây:
• Tính chống nhiễu của dạng công tác,
• Hiệu quả tần số của dạng công tác,
• Hiệu quả năng lượng của dạng công tác ñó.
Dựa trên ba tiêu chuẩn này, người ta phân tích và chọn ra dạng công tác
thỏa mãn yêu cầu sử dụng của máy thu phát. ðối với máy thu phát SN/CSTB
dạng công tác thích hợp nhất là F1 (thu nghe và in chữ), Hai dạng F6 và A1 là
các dạng công tác phụ. Thông tin thoại chỉ dùng khi thực sự cần thiết (dạng
chính là thoại ñơn biên SSB/A3J).
Chú ý: Nhằm mục ñích thống nhất hoá máy thu phát, các máy thu phát thế hệ
mới ñều có ñầy ñủ tất cả các dạng công tác như F1, F6, A1, A3A, A3J, F3 (trừ
dạng công tác ñiện báo pha tương ñối F9 do phức tạp chưa thực hiện ñược).

2.2.4 Chọn anten và phương thức ñiều khiển


89
a. Chọn anten
Trong chương 1 ta ñã biết một trong các biểu thức của ñiều kiện thực hiện
thông tin vô tuyến với chất lượng không xấu hơn chất lượng qui ñịnh là bất ñẳng
thức: M ≥ 1 / WLINK
trong ñó: M - thế năng lượng của ñường vô tuyến,
WLINK - hệ số suy giảm năng lượng của sóng vô tuyến trên tuyến
thông tin,
M = (PTX.GTX.GRX) / Pvao RX
GTX, GRX và PTX có vai trò như nhau trong biểu thức của M. PvaoRX tối thiểu xác
ñịnh bởi công suất trung bình của nhiễu. Công suất nhiễu lại phụ thuộc vào
hướng tính của anten thu. Như vậy ta thấy vai trò của anten là rất quan trọng.
Nhằm ñảm bảo tốt nhất các chỉ tiêu và yêu cầu sử dụng của máy thu phát
ñối với mục ñích khác nhau và từ tính chất sử dụng của loại máy thu phát này
(thường là cố ñịnh, có ñiều kiện triển khai thiết bị, nguồn nuôi không thành vấn
ñề....) nên các máy thu phát SN/CSTB thường ñược trang bị các loại anten có
hiệu quả cao. Sau ñây ta xét vắn tắt một số loại anten ñó.
1. Chấn tử ñối xứng nửa sóng:
Có hai loại là nằm ngang và ñặt chếch (còn gọi là V ngược) (hình 2-18).
Giản ñồ hướng (GðH) trong mặt phẳng ñứng và mặt phẳng ngang như hình 2-
19. Từ GðH trong mặt phẳng ñứng ta thấy rằng trong ñoạn tần số nào ñó (ở ñây
là 1.5 ÷ 6 MHz) cực ñại bức xạ hướng thiên ñỉnh. Tại các tần số cao hơn, GðH
bị biến dạng, các ñại bức xạ dịch sang miền các góc θ (góc nâng) nhỏ hơn. ðây
là tính chất lý thú vì nếu chọn ñúng tần số, có thể dùng anten trong dải cự ly rộng
mà không hề có khoảng sụt hoặc vùng chết nào (từ 0 ÷ 1500 Km).

Hình 2-18. Anten lưỡng cực nửa sóng


90
Từ GðH mặt phẳng ngang ta thấy rằng khi R < 300 Km có thể coi anten là vô
hướng và không cần ñịnh hướng nó. Khi R > 300 Km cần ñịnh hướng anten sao
cho hướng ñến ñối tượng liên lạc vuông góc với mặt phẳng chấn tử (ñi qua 2
cánh anten).
6.0
8.0
4.0 10.0 6.0

4.0

2.0
2.0 8.0
1.5

G§H, mÆt ph¼ng ®øng


(a) (b)

R < 300 Km

§−êng ®i qua
2 c¸nh anten

R > 300 Km
G§H, mÆt ph¼ng ngang,
t¹i f = 6 MHz

Hình 2-19. Giản ñồ hướng trong mặt phẳng ñứng và mặt phẳng ngang

Chấn tử ñối xứng là anten dải tương ñối hẹp. ðể trùm dải tần rộng với hệ số
khuếch ñại anten cao tần rút ngắn chiều dài các cánh và giảm h khi tăng tần số.
Chấn tử là anten cộng hưởng nên KSC (hệ số sóng chạy) trong phi ñơ rất thấp, bởi
vậy người ta dùng phi ñơ với chất ñiện môi là không khí ñể giảm tổn hao.
Chấn tử xiên ñược dùng khi muốn giảm thời gian triển khai hoặc khi không ñủ
không gian. GðH tuy khác ñôi chút chấn tử ngang song tính chất chung vẫn
ñược giữ nguyên (hệ số khuếch ñại anten của chấn tử xiên nhỏ hơn 2 ÷ 4 lần
chấn tử ngang).
2. Anten hình T:
Nhận ñược từ chấn tử ñối xứng ngang hoặc xiên bằng cách nối hai dây phi
ñơ song hành (tại chỗ ñấu vào hai nhánh anten) thành một. Anten này tương
ñương anten cần song có hệ số khuếch ñại cao hơn. GðH trong mặt phẳng ngang
là hình tròn. Làm việc chủ yếu bằng sóng ñất.
3. Anten sóng chạy:
 Anten nửa trám (anten hình λ - một dây ñặt thấp):

91
Là sợi dây dài khoảng vài λ, trải trên mặt ñất. Dây này có trở tải bằng trở kháng
sóng (một ñầu ñiện trở nối vào dây, ñầu kia nối vào ñối trọng nhô lên trên mặt
ñất). Trở kháng sóng ρ ≈ 400 ÷ 600 Ω, ít phụ thuộc vào tần số (dải tần rộng). Trở
vào của anten rất gần với trở kháng sóng, bởi vậy không cần thiết bị phối hợp.
Chiều dài tối ưu của anten là (5 ÷ 7)λ, treo cao h = 1 ÷ 2 m.
Anten sóng chạy là anten ñịnh hướng, cực ñại bức xạ hướng về phía tải. GðH
của anten như hình 2-20.

Hình 2-20. Giản ñồ hướng anten sóng chạy

Hệ số khuếch ñại anten trong dải sóng ngắn rất nhỏ (0.01 ÷ 0.1). Anten sóng
chạy nên triển khai trên ñất khô ñể tăng hệ số khuếch ñại. Nhằm tăng hiệu quả
của anten sóng chạy, phần giữa hoặc phần gần máy thu phát ñược nâng lên trụ
cao và ta có anten nửa trám hay anten hình λ (hình 2-21). Trong dải sóng ngắn,
anten sóng chạy ñược dùng làm anten thu có ñộ chống nhiễu cao.

ℓ1 ℓ2

Hình 2-21. Anten nửa trám và anten λ

 Anten hình V:
Là anten sóng chạy ñối xứng, gồm hai dây căng giữa trụ anten và ñất dưới một
góc nào ñó (hình 2-22). Các nhánh anten có trở kháng tải bằng trở kháng sóng.
V-anten là ñịnh hướng và dải rộng. GðH như hình 2-22. Chủ yếu làm việc trong
phần trên của dải sóng ngắn, cự ly xa.
92
 Anten hình trám:
Dùng ñể tạo ra giản ñồ hướng nhọn trong dải sóng ngắn. GðH như hình 2-23. Hệ
số khuếch ñại anten lớn hơn của anten hình V năm, sáu lần. ðể có cực ñại bức xạ
dưới góc θ ñã cho ở sóng λ, kích thước anten phải thoả mãn:
λ λ
h= ; ℓ = 0.37. ; ϕ =θ (2.32)
4.sin θ sin 2 θ

Hình 2-22. Anten hình V và giản ñồ hướng của nó


Hình 2-23. Anten hình trám và giản ñồ hướng của nó

b. Lựa chọn phương thức ñiều khiển


Thông thường có hai khả năng ñiều khiển: tại chỗ và từ xa. ðối với máy
93
thu phát SN/CSTB thì cả hai phương thức này ñều ñược áp dụng. Trong ñó với
phương thức ñiều khiển tại chỗ máy thu phát có thể công tác ở tất cả các dạng
công tác, còn ñối với phương thức ñiều khiển xa thì chỉ ở một số dạng nhất ñịnh.
ðiều khiển tại chỗ không có gì ñặc biệt nên ta không xét ở ñây. ðiều khiển xa có
thể thực hiện theo ñường dây hoặc qua máy thu phát vô tuyến.
Thường người ta ñiều khiển tắt mở nguồn máy thu phát, chuyển chế ñộ và
dạng công tác, thay ñổi tần số công tác trong các tần số ñã ñược chuẩn bị trước.
Việc ñiểu khiển xa thường thực hiện theo nguyên tắc: "lệnh - dây" (khi
ðKX bằng dây) và "lệnh - xung vô tuyến" khi ðKX qua máy thu phát vô tuyến.
Nguyên tắc "lệnh - dây" ñược minh họa bằng sơ ñồ hình 2-24. Việc ñiều
khiển thực hiện bằng cách cấp ñiện áp cho một trong các dây xác ñịnh số hiệu
của lệnh. Trong khối tạo xung sẽ tạo ra các xung với tần số nhất ñịnh (thường là
xung âm tần). Sau ñó các xung ñược ñưa ñến khối tạo lệnh (tổ hợp các xung) ñể
tạo lệnh cần thiết. Lệnh tạo ra ñược phát ñi nhờ máy thu phát vô tuyến. Tại ñầu
thu có quá trình ngược lại. Ngoài ra bên thu còn có phần lặp lại lệnh rồi phát
ngược lại ñể xem lệnh phát ñi ñã ñược thực hiện ñúng hay không.

Hình 2-24. ðiều khiển xa theo ñường dây

Nguyên tắc “lệnh - xung vô tuyến” ñược minh họa bởi sơ ñồ khối hình 2-25.

Hình 2-25. ðiều khiển xa vô tuyến

94
2.3 CƠ SỞ XÂY DỰNG CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CHO MÁY THU PHÁT
SÓNG NGẮN CÔNG SUẤT NHỎ
2.3.1 Yêu cầu chung
 Trọng lượng kích thước nhỏ, sử dụng ñơn giản thuận tiện cho mang xách
(máy thu phát trang bị cho cá nhân hoặc nhóm nhỏ).
 Bảo ñảm liên lạc tin cậy ở cự ly gần (là chủ yếu).
2.3.2 Chọn dải tần công tác cho máy thu phát sóng ngắn công suất nhỏ
(SN/CSN)
Phần này tương tự như ở máy thu phát SN/CSTB song chỉ lưu ý là máy
thu phát mang xách nên dải tần có hẹp hơn dải tần của nhóm máy thu phát
SN/CSTB (thường từ 1 ÷ 12 MHz).
2.3.3 Chọn dạng công tác cơ bản
Tiêu chuẩn chính là:
 Số ñường thông tin càng nhiều càng tốt,
 Tính chống nhiễu cao,
 ðơn giản, dễ thực hiện ñể phù hợp với máy thu phát mang xách.
1. ðể ñảm bảo số ñường thông tin lớn trên ñoạn tần ñã cho thì bề rộng phổ tín
hiệu của dạng công tác ñược chọn phải càng nhỏ càng tốt. Ta xét bề rộng phổ các
dạng tín hiệu với tốc ñộ phát là 25 baud.
- Dạng ñiện báo dịch tần (FSK): Với tốc ñộ phát là 25 baud và dịch tần hay dùng
là 250 Hz thì ta có bề rộng dải cần thiết BΠ theo bảng 2-2 là:
BΠ = 1,05.∆FSHT + 1,9.B = 1,05 x 250 + 1,9 x 25 = 310 Hz
- Dạng ñiện báo biên ñộ (A1): Với tốc ñộ phát là 25 baud thì:
BΠ = (3 ÷ 5)B = (3 ÷ 5) x 25 = 75 ÷ 125 Hz
- Dạng ñơn biên có tín hiệu lái (R3E): Với phổ tín hiệu âm tần cơ bản là 300 ÷
3400 Hz thì:
BΠ = FH - FL = (3,4 ÷ 0,3) kHz = 3,1 kHz
- Dạng thoại biên ñộ (AM):
BΠ = 2 x (FH - FL) = 2 x (3,4 ÷ 0,3) kHz = 6,2 kHz
Qua ñây ta thấy bề rộng phổ tín hiệu A1 là nhỏ nhất mà việc thực hiện lại
ñơn giản dễ dàng nên ñây là dạng công tác cơ bản. Ngoài ra dạng công tác thoại

95
R3E cũng ñược chọn ñể làm dạng công tác phụ. Các dạng FSK và SSB ñòi hỏi
ñộ ổn ñịnh tần số cao, thực hiện phức tạp nên ít ñược chọn.
2. Về phần tính chống nhiễu thì như ta ñã biết ở chương 1, tín hiệu A1 xếp sau
cùng, song bù lại nhờ khả năng chọn lọc của cơ quan thính giác (tai người) mà
trong một số trường hợp tín hiệu nhỏ hơn nhiễu ta vẫn thu nhận ñược tin tức. Bởi
vậy A1 vẫn là tín hiệu ñược chọn.
3. Về mặt ñơn giản thực hiện và sử dụng thì A1 xếp ñầu bảng.
Tóm lại: Với máy thu phát SN/CSN, dạng công tác chính là báo A1, dạng công
tác phụ là thoại AM.

2.3.4 Lập luận chọn phương pháp ổn ñịnh tần số


Trong máy thu phát vô tuyến thường có yêu cầu là khi bắt ñầu liên lạc
không phải tìm kiếm và trong quá trình liên lạc không phải vi chỉnh.
ðảm bảo yêu cầu này tức là bảo ñảm ñộ ổn ñịnh tần số và ñộ chính xác
tần số của máy thu phát (tần số phát và tần số thu). Thường yêu cầu về ñộ ổn
ñịnh tần số của máy thu phát SN/CSN là cỡ 10-4. Các biện pháp thường ñược áp
dụng là:
 Ổn ñịnh tham số của bộ dao ñộng,
 Dùng thạch anh ñể tạo mạng tần công tác.
a. Ổn ñịnh tham số của bộ dao ñộng:
ðây là biện pháp thông dụng trong máy thu phát cấp thấp. Muốn ổn ñịnh tần số
bộ dao ñộng bằng tham số ta phải bảo ñảm:
 Công suất ra bộ dao ñộng phải nhỏ: giảm ghép ở lối ra bộ dao ñộng có
dòng Ic (Ia) nhỏ và Q cao.
 ðiện áp cung cấp ổn ñịnh tốt.
 Dùng tầng ñệm.
 Cấu trúc cơ khí: tụ biến ñổi dùng hợp kim cứng ít biến ñổi theo nhiệt ñộ
và ít biến dạng khi bị rung xóc, giá ñỡ tụ bằng sứ là loại vật liệu ít thay ñổi
theo nhiệt ñộ, dây nối dùng dây cứng mạ bạc ñể giảm ñiện dung tạp tán.
Cuộn cảm quấn trên ống sứ bằng phương pháp nóng.
 Bọc kim khung dao ñộng.
 Dùng tụ bù nhiệt có hệ số nhiệt âm mắc song song với khung dao ñộng.
 Sử dụng tỷ số C /L cao ñể bảo ñảm Q cần thiết.

96
 Phối hợp trở kháng giữa bộ dao ñộng và tải.
 Nếu hệ số bao tần K = (fmax / fmin) > 2 thì phải thực hiện chia băng ñể bộ
dao ñộng làm việc trong phạm vi hẹp.
 Dùng bộ hiệu chuẩn thạch anh (Calibrator) ñể hiệu chuẩn tần số bộ dao
ñộng LC.
 Chọn kiểu dao ñộng: thường chọn kiểu 3 ñiểm ñiện dung.
b. ðảm bảo ñộ chính xác tần số:
Tần số ghi trên thang phải ñúng với tần số thực của máy thu phát trong
suốt dải tần. Do ñó việc khắc ñộ tần số, truyền ñộng cơ khí phải hết sức chính
xác. ðể giảm sai số do mắt người, ta thường dùng hệ thống kính quang học.
Với các máy thu phát hiện ñại thì chỉ thị tần số ñược trình bày trên màn
hình nhờ bộ ño tần số nằm ngay trên máy thu phát.
c. Dùng bộ dao ñộng thạch anh:
Do yêu cầu gọn nhẹ, ñơn giản cấu trúc của nhóm máy thu phát cấp thấp
nên biện pháp này chỉ sử dụng ở mức ñộ hạn chế (trong toàn dải tần có vài tần số
ổn ñịnh bằng thạch anh).

2.3.5 Chọn loại anten cho máy thu phát


Với máy thu phát cá nhân thì anten cần là thích hợp nhất. Tuy nhiên nếu
hoàn cảnh cho phép thì người ta dùng cả anten 2 cực và anten sóng chạy (hai loại
này ñã xét ở trên). Ở ñây ta chỉ xét anten cần:

h = 0,25 λ
h h = 0,50 λ
h = 0,75 λ

MÆt ph¼ng ngang MÆt ph¼ng ®øng

Hình 2-26. Giản ñồ hướng của anten cần


Anten cần là chấn tử nửa sóng không ñối xứng hoàn toàn. GðH trong mặt
phẳng ngang là hình tròn. Trong mặt phẳng ñứng GðH có dạng hình cánh hoa
(hình 2-26). Từ GðH ta rút ra kết luận rằng anten cần trước hết dùng như anten
vô hướng ñể liên lạc bằng sóng ñất trong dải sóng ngắn và sóng trung. Ngoài ra
còn có thể dùng như anten vô hướng ñể liên lạc bằng sóng trời khi bức xạ dưới

97
các góc không lớn lắm ñối với mặt ñất trong dải sóng ngắn. Cự ly liên lạc trong
cả hai trường hợp phụ thuộc mạnh vào tỷ số h/λ và ñộ dẫn ñiện của ñất. Trong
thực tế anten cần thường có kích thước là 1,5 m; 2,7 m; 4 m và 10 m.

2.3.6 Phương thức ñiều khiển


Thường là ñiều khiển tại chỗ. Ngoài ra cũng có khả năng ñiều khiển xa
ñơn giản bằng ñôi dây, chuyển tiếp phát (hoặc thu) nhân công và tự ñộng nhằm
tăng cự ly liên lạc. Ta xét kỹ hơn nguyên tắc chuyển tiếp tự ñộng. Sơ ñồ thực
hiện như hình 2-27.

Hình 2-27. Chuyển tiếp tự ñộng

Tại trạm trung gian có hai máy thu phát với hai tần số công tác riêng biệt
là f1 và f2. Trong tín hiệu phát ñi của trạm cuối có chứa tín hiệu ñiều khiển
(thường là tín hiệu âm tần). Bình thường hai máy thu phát tại trạm trung gian ñều
ở trạng thái thu. Khi máy thu phát ở ñầu A phát tín hiệu ở tần số f1 thì máy thu
phát có tần số công tác f1 ở trạm trung gian sẽ thu tín hiệu này, giải ñiều chế tách
ra tín hiệu ñiều khiển (ñể chuyển máy thu phát ở tần số f2 sang phát) và tín hiệu
tin tức (ñể ñưa sang ñiều chế tín hiệu máy thu phát 2). Máy thu phát trung gian 2
sẽ phát tiếp tín hiệu ñi cho máy thu phát ở trạm ñầu cuối B. Quá trình ngược lại
hoàn toàn tương tự. Nhờ phương thức này ta có thể tăng cự ly liên lạc và ñổi
hướng liên lạc.

2.4 CƠ SỞ XÂY DỰNG CHỈ TIÊU CHO MÁY THU PHÁT SÓNG CỰC
NGẮN CÔNG SUẤT NHỎ
2.4.1 Yêu cầu chung
 Máy thu phát sử dụng cho ñiều hành trong phạm vi nhỏ.
 Kích thước, trọng lượng càng nhỏ càng tốt.
 Sử dụng ñơn giản thuận tiện.
 Cự ly liên lạc tối ña là 10 ÷ 20 Km.

98
2.4.2 Chọn dải tần công tác cho máy thu phát
Từ yêu cầu chung nêu trên và từ ñặc ñiểm của việc truyền sóng ñiện từ
(dải tần vô tuyến) ñã xét ở chương 1, ta thấy dải tần phù hợp nhất là dải sóng mét
(SCN): fCT > 30 MHz. Trong dải sóng mét này tuỳ thuộc vào quan ñiểm thiết kế,
trình ñộ kỹ thuật và công nghệ, từng bước lại chia thành từng ñoạn nhỏ.
2.4.3 Chọn dạng công tác
Với ưu ñiểm là dải tần rộng, dải sóng cực ngắn không ñặt ra yêu cầu cao
ñối với bề rộng phổ tín hiệu ñược dùng. Bởi vậy dạng thoại ñiều tần FM (bề rộng
phổ 16 ÷18 kHz) với ưu ñiểm là có ñộ chống nhiễu tốt, thực hiện tương ñối ñơn
giản, ít gây nhiễu lẫn nhau giữa các máy thu phát ñược chọn làm dạng công tác
cơ bản của máy thu phát SCN/CSN.
2.4.4 Phương pháp ổn ñịnh tần số trong máy thu phát SCN/CSN
ðộ bất ổn ñịnh tần số tương ñối cho phép của máy thu phát trong dải này
-4
cỡ 10 . Thoả mãn yêu cầu này có thể bằng phương pháp ổn ñịnh tần số bằng
tham số vừa ñơn giản vừa ít tốn kém. Ta biết rằng tần số của bộ dao ñộng là:
1
fCT =
2π L.C
Như vậy ñảm bảo tần sô ổn ñịnh trước hết là bảo ñảm L, C ổn ñịnh. Nhân tố gây
mất ổn ñịnh là nhiệt ñộ, ñộ ẩm và áp suất môi trường xung quanh, tương ứng với
các nhân tố này ta có hệ số nhiệt ñiện cảm và hệ số nhiệt ñiện dung. Về mặt số
chúng bằng sự thay ñổi tương ñối của ñiện cảm, ñiện dung khi nhiệt ñộ thay ñổi
ñi một ñộ C (10C).
∆L ∆C
αL = , αC = (2.33)
L.∆t C.∆t
Các hệ số này càng nhỏ càng tốt. Các biện pháp giảm hệ số nhiệt ñiện cảm là:
 Dùng lõi sứ với hệ số nhiệt tuyến tính nhỏ.
 Gắn chặt vòng dây với lõi (quấn nóng).
 Dùng màn bọc kim.
Các biện pháp giảm hệ số nhiệt ñiện dung là:
 Dùng gốm chịu nhiệt làm ñế của tụ không ñổi.
 Dùng vật liệu dẫn ñiện với hệ số nở nhiệt tuyến tính nhỏ ñể làm tụ biến
ñổi (inva, superinva, thép).
 Dùng trục quay có cấu trúc ñặc biệt.
99
ðối với các miền thay ñổi nhỏ của L và C ta có:
∆f 1 ∆L ∆C
=− ( + ) (2.34)
f 2 L C
α L + αC
Suy ra α f = hệ số nhiệt tần số = − . Nếu hệ số nhiệt tần số bằng không
2
thì α L = −α C . ðiều này ñược thực hiện bằng tụ có hệ số nhiệt ñiện dung âm. Tuy
nhiên vì α L và αC phụ thuộc phi tuyến vào nhiệt ñộ nên chỉ bù hoàn toàn trong
dải nhiệt ñộ hẹp. Khi bù nhiệt trong cả băng vấn ñề sẽ phức tạp hơn rất nhiều.
Người ta thường dùng biện pháp sau (hình 2-28): Nối tụ bù nhiệt song song với
tụ xoay ñể bù ở tần số giữa băng, còn ở hai bên sẽ có sai lệch. Ở fmax khi tụ xoay
có giá trị nhỏ nhất, ảnh hưởng của tụ bù nhiệt ñến tần số sẽ mạnh hơn, ñộ lệch sẽ
dương (ñường 1). Nối tụ bù nối tiếp với tụ xoay dạng ñường cong sẽ ngược lại
(ñường 2). Vậy biện pháp duy nhất là dùng cả tụ nối tiếp và tụ song song (ta có
ñường 3). Biện pháp này có thể bù thoả mãn khi Kf ≤ 2.

CT2
∆f
∆t
2 1
L
fmin C CT1
fmax
3

Hình 2-28. Phương pháp tụ bù nhiệt

2.4.5 Anten của máy thu phát SCN/CSN


Phù hợp với yêu cầu sử dụng và dải sóng, anten hay dùng là anten cần (ñã
xét ở trên, ở ñây không xét lại nữa).
2.4.6 Phương thức ñiều khiển
Chủ yếu là ñiều khiển tại chỗ. Ngoài ra còn có thể ñiều khiển xa hoặc
chuyển tiếp. Nguyên tắc chung giống như của máy thu phát SN/CSN.

100
Chương 3
CƠ SỞ XÂY DỰNG SƠ ðỒ KHỐI
CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN VÔ TUYẾN

3.1 CƠ SỞ XÂY DỰNG SƠ ðỒ KHỐI CHO MÁY THU PHÁT SÓNG


CỰC NGẮN CÔNG SUẤT NHỎ
3.1.1 Máy thu phát cầm tay
Các máy thu phát cầm tay cần có kích thước nhỏ và chạy pin nạp. Sơ ñồ
cấu trúc ñơn giản của một máy thu phát cầm tay ñiển hình như trên hình 3-1.

Hình 3-1. Sơ ñồ kết cấu của máy thu phát cầm tay
Tín hiệu micro ñược tiền nhấn và ñược khuếch ñại trước khi ñặt vào bộ
hạn biên ñể giữ biên ñộ của nó ở mức không ñổi. Tín hiệu ñã hạn biên sau ñó
ñược lọc thông thấp trước khi thực hiện ñiều tần bộ VCO phát. Sau ñó tín hiệu
ñiều tần ñược khuếch ñại bởi bộ Kð công suất cao tần, rồi qua chuyển mạch thu
phát ñi ra anten. Theo hướng thu, tín hiệu thu ñược từ anten qua chuyển mạch thu
phát (ở thu) ñi ñến bộ lọc dải thông (bao toàn bộ dải tần). Tín hiệu ra bộ lọc ñi tới
khuếch ñại cao tần ñể khuếch ñại rồi lọc tiếp bởi bộ lọc ñiều khiển ñiện tử ñể suy
giảm tần số ảnh. Tiếp theo tín hiệu thu ñi tới bộ trộn cân bằng, trộn với tần số
ngoại sai 1 ñể tạo ra trung tần 1 (thường có giá trị 10,7 MHz). Tín hiệu trung tần
1 ñược khuếch ñại, rồi qua bộ lọc thạch anh (ñảm bảo phần lớn chọn lọc kênh lân
cận) trước khi ñi tới bộ trộn 2. Tại ñây trung tần 1 ñược trộn với tín hiệu ngoại
sai 2 từ bộ tổng hợp tần số tạo ra tín hiệu trung tần 2 (thường là 455 kHz). Tín

101
hiệu này ñược khuếch ñại hạn biên, rồi ñến bộ tách sóng vuông pha ñể giải ñiều
chế. Tín hiệu giải ñiều chế qua bộ hạn chế tạp âm và bộ giải nhấn trước khi ñược
khuếch ñại bởi bộ khuếch ñại âm tần.
3.1.2 Máy thu phát SCN/CSN dải rộng
Trong giáo trình thu ta ñã biết rằng ñể tạo ra máy thu dải rộng người ta chia
toàn bộ dải tần công tác thành 2 băng và dùng 1 bộ ngoại sai toàn dải ñể phục vụ
cho cả hai băng. Cả hai băng chứa các ñoạn tần số bằng nhau ( f max − f min ) / 2 , còn
giá trị không ñổi của tần số trung gian 1 có liên quan chặt chẽ với bề rộng của dải
tần công tác: fTG1 = ( f max − f min ) / 4 .
Hệ số trùm theo tần số của dao ñộng ngoại sai 1 (DðNS1) khi ñó sẽ nhỏ hơn
nhiều hệ số trùm của cả dải tần công tác. Thật vậy:
f NSmax = f max − ( f max − f min ) / 4 (3.1)
f NSmin = f min + ( f max − f min ) / 4 (3.2)
f max
3 +1
f NSmax 3 f max + f min f min 3K f + 1
K NS f = = = = (3.3)
f NSmin 3 f min + f max f
3 + max Kf +3
f min
Ví dụ: dải tần công tác 20 ÷ 52 MHz thì K f = 2, 6 còn K NS f = 1,57 .
Việc thu hẹp dải tần của DðNS làm giảm nhẹ việc thực hiện sự bù nhiệt
toàn băng cho các thay ñổi tham số của khung dao ñộng.

Hình 3-2. Dùng ngoại sai cho máy phát


Vì trong các máy thu phát ñơn công (simplex), bộ phận ñặt tần số là chung
cho cả máy thu và máy phát, nên một cách tự nhiên người ta dùng DðNS1 làm
dao ñộng chủ sóng (DðCS) hoặc là bộ dao ñộng gốc của máy phát. Cách sử dụng
ñơn giản nhất DðNS trong vai trò bộ dao ñộng gốc máy phát như hình 3-2. Ở

102
ñây, fTA ñược tính toán như fTG1 tuyến thu trên.
Song ở phương pháp này trong tuyến phát ngoài tín hiệu có ích, không
tránh khỏi còn tạo nên các dao ñộng tổ hợp phụ bậc thấp. Nếu dải tần công tác
của máy thu phát là 20 ÷ 52 MHz thì tần số trung gian 1 của máy thu hay tần số
gốc cao tần trong máy phát sẽ bằng 8 MHz, các hài của tần số này (từ hài bậc 3
ñến hài bậc 6) sẽ trực tiếp rơi vào dải tần của máy thu phát. Nhược ñiểm chính là
với dải tần của máy thu phát ñược cho trước, dải tần của DðNS và của fTG1 hay
fgốc trong máy phát là cố ñịnh và bởi vậy không thể thay ñổi các tần số này ñể
nhằm tránh các tổ hợp bất lợi.
Một lối thoát khác thể hiện ở việc dùng 2 máy phát với các DðCS riêng
làm việc trong hai băng tần của máy thu phát. Ta thấy ngay là nếu ñộ ổn ñịnh tần
số của 2 bộ DðCS này giống như của NS1 và nếu chúng hoàn toàn ñộc lập với
nhau thì việc dùng một thang ñặt tần số là không thể vì không thể nào ñồng chỉnh
ñược 3 bộ dao ñộng. Nói cách khác không thể nào bố trí chúng vào một thang tần
số ñược. Hơn nữa việc sử dụng một lúc 3 bộ dao ñộng ổn ñịnh cao là không tiết
kiệm. Bởi vậy một cách hợp lý nên coi NS1 là dao ñộng gốc và bảo ñảm tự ñộng
tinh chỉnh tần số ñối với DðCS không ổn ñịnh của hai máy phát (bằng 2 bộ dao
ñộng rẻ tiền) theo các tần số của NS này. Sơ ñồ cấu trúc của máy thu phát sử
dụng ý tưởng này như hình 3-3.

Hình 3-3. Sơ ñồ cấu trúc máy thu phát SCN - CSN dải rộng

103
Hoạt ñộng của sơ ñồ cấu trúc như sau:
Máy thu biến tần hai lần có tầng khuếch ñại tần số tín hiệu trộn tần 1 với
tín hiệu ñưa ñến là các dao ñộng từ NS1 (dao ñộng gốc), tuyến trung tần 1, trộn
tần 2 trong ñó tần số tín hiệu nhờ các dao ñộng thạch anh NS2 ñược biến thành
trung tần 2, tuyến trung tần 2, cuối cùng là thực hiện việc xử lý tín hiệu ñiều tần.
ðặc ñiểm của máy thu là có hai tuyến ở tần số tín hiệu nhận ñược bao
gồm KðCT và TT, mỗi tuyến phục vụ một băng tần của máy thu phát. Việc dùng
hai tuyến là ñể loại bỏ việc chuyển mạch cơ khí trong các khung dao ñộng khi
chuyển băng tần và do có 2 tuyến máy phát (với các khung dao ñộng ñược dùng
làm các khung KðCT).
Tuyến máy phát (1 trong 2) bao gồm DðCS và KðCS. Dao ñộng chủ
sóng bao gồm phần tử kháng (PTK) ñược ñiều khiển bằng tín hiệu lời nói (FM).
Khung dao ñộng ngoài trong chế ñộ thu là tải của KðCT, còn khung tải (khung
trung gian) của KðCS là khung vào của KðCT.
Việc chuyển từ thu sang phát và ngược lại thực hiện bằng chuyển mạch
nguồn nuôi cấp cho các tuyến máy phát và máy thu.
Việc chuyển băng thực hiện bằng việc cấp nguồn cho các tuyến cần thiết
và ngắt nguồn của tuyến không dùng. Ngoài ra, nhờ một rơ le cao tần duy nhất
mắc thiết bị phối hợp anten vào các tuyến ñang hoạt ñộng.
Trong chế ñộ phát, máy thu bắt ñầu từ TT1 và kết thúc bởi TSTS vẫn
ñược dùng và thực hiện chức năng TðT dao ñộng chủ sóng công tác theo tần số
của NS1 máy thu. Nguyên tắc hoạt ñộng của TðT như sau:
Các dao ñộng của DðCS từ khung ngoài ñi ñến TT1 máy thu và nhờ các
dao ñộng của NS1 ñược biến ñổi thành fTG1 sau ñó nhờ các dao ñộng của NS2 -
thành fTG2. Nếu coi rằng máy phát không bị ñiều chế còn tần số của nó ứng với
giá trị danh ñịnh thì khi không có sai số của NS1 máy thu và các sai số trong việc
ñiều hưởng TSTS, ñiện áp trên tải TSTS bằng không. Còn nếu dưới tác ñộng của
các nhân tố gây mất ổn ñịnh, tần số DðCS thay ñổi ñi, thì trên tải TSTS xuất
hiện ñiện áp có dấu và ñộ lớn phụ thuộc vào hướng và trị số lệch tần của DðCS.
ðiện áp này sử dụng như ñiện áp ñiều khiển trong hệ thống TðT. Người ta
thường dùng PTK làm bộ ñiều khiển tần số của DðCS.
Hằng số thời gian trong mạch ñiều khiển TðT chọn ñủ lớn ñể không làm
giảm ñộ di tần khi ñiều chế tín hiệu. TðT chỉ bám theo những thay ñổi chậm của
tần số gây bởi tác ñộng của các nhân tố gây mất ổn ñịnh.

104
Dải thông của tuyến trung tần 2 máy phát thu khi thu tín hiệu với ñộ di
tần ±5 kHz thường cỡ 16 ÷ 18 kHz. Có nghĩa là dải bắt của TðT bị hạn chế. Với
các hệ số chữ nhật của ñường cong chọn lọc máy thu thực hiện ñược trên thực tế
và với tốc ñộ thực tế của ñặc tính bộ ñiều khiển, dải bắt không vượt quá ±15 kHz
(Dải bắt lớn hơn dải thông vì dạng ñường cong chọn lọc máy thu khác xa dạng
chữ nhật).
Ta cũng nhận thấy rằng khi chuyển từ băng tần này sang băng tần khác,
sai số tần số của NS1 gây bởi nhân tố bất ổn ñịnh nào ñó, sẽ dẫn ñến sự ñổi dấu
của sai số trung tần 2. Bởi vậy khi chuyển băng nhờ chuyển mạch ñồng chỉnh với
chuyển băng, cực tính của ñiện áp ñiều khiển TðT ñược ñổi ngược lại .
Nhằm giảm yêu cầu ñối với ñộ ổn ñịnh tần số các bộ DðCS, người ta
dùng các biện pháp nhân tạo ñể mở rộng dải bắt TðT ñến dải giữ của nó. Một
trong các biện pháp ñó là dùng bộ dao ñộng tìm kiếm.
Dao ñộng tìm kiếm là bộ dao ñộng tích thoát tạo ñiện áp răng cưa với tần
số 2 ÷ 4 Hz. Tại thời ñiểm bật phát máy thu phát, ñiện áp từ lối ra bộ dao ñộng
tìm kiếm ñược ñưa ñến PTK của DðCS, làm thay ñổi tần số của nó trong phạm
vi rộng. Trong quá trình thay ñổi ñó, tần số ñi qua giá trị danh ñịnh của mình, khi
ñó xuất hiện ñiện áp trong tuyến trung tần 2 của máy thu, cần thiết cho sự bắt tần
số của DðCS bằng hệ thống TðT. Dao ñộng tìm kiếm ñược ngắt ra (khoá lại)
bởi ñiện áp nhận ñược nhờ thành phần một chiều của dòng xuất hiện khi tách
sóng ñiện áp trung tần 2 trong mạch hạn chế biên ñộ.
Quá trình xác lập chế ñộ bắt của TðT mang tính dao ñộng, nghĩa là từ thời
ñiểm bắt ñầu tìm kiếm tần số các dao ñộng DðCS ñến lúc bắt nó bằng TðT, xảy
ra một vài dao ñộng của dao ñộng tìm kiếm. Hệ thống TðT có bộ dao ñộng tìm
kiếm sẽ hoạt ñộng bình thường nếu ñộ lệch tần ban ñầu của DðCS nằm trong
phạm vi dải giữ của TðT. Sai số tần số của DðCS ñược TðT, nếu bỏ qua sai số
của dao ñộng gốc và sai số ñiểm "0" của bộ phân biệt (TSTS), sẽ phụ thuộc vào
hệ số TðT. Thường hệ số TðT trong phạm vi 50 ÷ 100.
Việc áp dụng tất cả các biện pháp ổn ñịnh bằng tham số có thể ñối với tần
số của dao ñộng gốc cho phép nhận ñược mạng tần số công tác của máy thu phát
trong dải rộng cách nhau 25 kHz. Trong máy thu phát có bộ hiệu chuẩn thạch
anh, tạo ra hai mạng tần số với khoảng cách là 250 kHz và 25 kHz. Mạng cách
nhau 25 kHz cần ñể hiệu chuẩn thang tần số của máy thu phát, ñể ñặt chính xác
tần số công tác và kiểm tra ñịnh kỳ tần số.

105
Nếu máy thu phát chịu những tác ñộng có thể làm dịch tần số dao ñộng
gốc ñi quá 12,5 kHz thì khi ñặt tần số theo bộ dao ñộng thạch anh có dùng mạng
cách nhau 25 kHz, có thể cho phép sai số ñi 25 kHz. Mạng cách nhau 250 kHz
cho ta thấy rõ rằng sai số tần số trong vùng tần số công tác ñược ñặt không vượt
quá 12,5 kHz. Việc kiểm tra ñược tiến hành ở tần số gần nhất, bội của 250 kHz,
ñược ñánh dấu (*) trên thang tần số của máy thu phát.
Các máy thu phát dải rộng thường có cơ cấu cơ khí làm giảm nhẹ việc
thay ñổi một vài tần số công tác chuẩn bị trước nhờ nhớ trước vị trí góc của bộ
phận ñặt tần số. Các máy thu phát này cũng có khả năng ñiều khiển xa từ máy
ñiện thoại ñặt ngoài, chuyển tiếp phát nếu tại ñiểm ñã cho có bố trí hai máy thu
phát.
Nguyên tắc xây dựng máy thu phát sóng mét ñã xét ở trên ñã nêu hết tiềm
năng ổn ñịnh tần số bằng tham số. Ta xét thêm một sơ ñồ cấu trúc của máy thu
phát, tuy không ñược sử dụng rộng rãi song lại ñược quan tâm vì ñã thể hiện
ñược một số giải pháp kỹ thuật căn bản. Cấu trúc này vẫn còn sử dụng ổn ñịnh
tần số tham số song thể hiện các khả năng của kỹ thuật transistor (hình 3-4).
Máy thu của máy thu phát là máy thu ñổi tần một lần, dải rộng. Việc biến
ñổi toàn bộ dải tần 20 ÷ 52 MHz thành trung tần duy nhất 10,7 MHz ñược thực
hiện nhờ DðNS với ñiều hưởng trên (30,7 ÷ 62,7 MHz). Hệ số trùm tần số của
ngoại sai KNS f = 2,04 (lớn hơn ở tất cả các thế hệ trước của máy thu phát). ðiều
này ñạt ñược nhờ tích luỹ kinh nghiệm sản xuất (hệ số nhiệt ñộ tần số ñạt ñược
trong dải tần rộng - 250 Hz/ñộ).

Hình 3-4. Sơ ñồ cấu trúc máy thu phát SCN/CSN (phương án dải rộng)

106
ðể bảo ñảm ñộ chọn lọc thoả mãn của máy thu theo kênh lân cận, bộ lọc
thạch anh ñược dùng làm bộ lọc cơ bản (hệ số chữ nhật KCN = 2,78). Tần số
trung gian cao bảo ñảm triệt tốt các nhiễu theo kênh thu phụ, còn việc ñưa bộ lọc
cơ bản lại gần lối vào máy thu làm nâng cao ñộ chọn lọc thực tế trong miền lệch
cộng hưởng nhỏ.
Việc ñặt tần số máy thu và kiểm tra nó ñược thực hiện nhờ tần kế số, ñó là
sự thuận tiện hơn nhiều so với ñặt tần số theo bộ hiệu chuẩn thạch anh. Cũng như
trong máy thu phát trước, NS của máy thu là dao ñộng gốc ñể tinh chỉnh tần số
DðCS máy phát trong chế ñộ phát. Tuy nhiên trong máy thu phát này thay cho
TðT người ta dùng TðF nhờ ñó nâng cao ñộ chính xác tần số của máy phát
(không có ñộ lệch còn dư).
Tần số DðCS máy phát luôn luôn thấp hơn tần số NS một lượng bằng
trung tần máy thu. Tần số hiệu ñược tách ở lối ra bộ trộn phụ, ñược khuếch ñại
lên và ñưa tới TSF ñể so sánh với tần số chuẩn của bộ dao ñộng thạch anh riêng.
Vì dải bắt của TðF rất nhỏ nên người ta phải dùng bộ dao ñộng tìm kiếm nghĩa
là bộ dao ñộng tích thoát tạo ñiện áp răng cưa với tần số khoảng 20 Hz, bảo ñảm
dò tìm tần số dao ñộng chủ sóng. Sau khi TðF làm việc các dao ñộng của dao
ñộng tìm kiếm ñược ngắt ñi. Việc ñiều chế ñược thực hiện ở NS máy thu. Việc
ñiều khiển tần số DðCS xảy ra nhờ sự thay ñổi hiệu pha của các dao ñộng ñược
so sánh ở TSF (trong chế ñộ xác lập của TðF, sự thay ñổi tần số của DðCS bị
chậm lại một số chút so với sự thay ñổi tần số của NS trong quá trình ñiều chế).
Dải thông của bộ lọc tần thấp trong vòng TðF ñược chọn với tính toán ñể cho
qua phổ tín hiệu lời nói. Máy thu phát bảo ñảm khả năng làm việc bằng tín hiệu
báo biên ñộ, ñiều này là hợp lý ñặc biệt là trong ñiều kiện phức tạp của ñịa hình.
ðể thu chống nhiễu các tín hiệu báo, một tuyến gồm bộ lọc thạch anh dải hẹp và
bộ trộn là TSF của hệ thống TðF (trong chế ñộ thu TðF không làm việc) ñược
tạo thành. Việc chọn âm sắc thích hợp thực hiện nhờ thay ñổi nhỏ tần số bộ dao
ñộng chuẩn thạch anh.
Ưu ñiểm của máy thu phát này là việc ñưa vào hệ thống tinh chỉnh tự
ñộng thiết bị phối hợp anten tạo nên những thuận tiện cơ bản khi khai thác.
Nguyên tắc làm việc của hệ thống tự ñộng dựa trên sự ñiều chế tham số các phần
tử ñiều hưởng phối hợp anten.
Cuối cùng ta mô tả các nguyên tắc xây dựng các máy thu phát hiện ñại.
Cấu trúc của máy thu phát sóng mét công suất nhỏ hiện ñại ñiển hình ñược xác
ñịnh bởi phần tử cơ sở ñược sử dụng. ðó là:
107
 Các transistor trường và lưỡng cực - ñể khuếch ñại tuyến tính và phi tuyến
(biến ñổi) các tín hiệu nhỏ và lớn trong dải tần hẹp và rộng.
 Các vi mạch tương tự - ñể khuếch ñại tuyến tính và phi tuyến (biến ñổi) các
tín hiệu yếu trong dải tần hẹp là chủ yếu.
 Các mạch logic rời rạc - ñể xử lý số khi tổng hợp tần số
 Các bộ lọc thạch anh cao tần ñơn khối kích thích nhỏ.
 Các hộp cộng hưởng kích thước nhỏ - dùng cho các bộ dao ñộng thạch anh
chuẩn.
 Các linh kiện nhỏ: cuộn cảm, tụ ñiện, ñiện trở, các dụng cụ bán dẫn
khác...v.v.
 Các tấm mạch in: ñể lắp ráp các phần tử thành cụm chức năng.
 Các dây dẫn cực nhỏ ñể nối giữa các tấm và giữa các cụm...v.v.
Các phần tử cơ sở ñảm bảo:
 Khả năng chuyển từ ổn ñịnh tần số bằng tham số sang ổn ñịnh bằng thạch
anh trong toàn dải tức là khả năng tạo ra các bộ tổng hợp tần số kích thước
nhỏ và kinh tế.
 Nâng cao rõ rệt ñộ tin cậy kỹ thuật của thiết bị, dẫn ñến tăng thời gian làm
việc không hỏng từ vài trăm giờ lên ñến vài nghìn giờ.
 Giảm ñáng kể kích thước và trọng lượng trong thiết bị.
 Nâng cao mức ñộ thống nhất hoá các cụm chức năng của thiết bị, do ñó bảo
ñảm khả năng sửa chữa tốt hơn.
Sơ ñồ cấu trúc ñơn giản của máy thu phát SCN/CSN với bộ tổng hợp mạng
tần số gián ñoạn như hình 3-5. Sơ ñồ này có nhiều cái lặp lại hai sơ ñồ trước:
- Máy thu ñổi tần hai lần: ðổi tần hai lần dùng ñể nâng cao ñộ chọn lọc
của máy thu theo kênh lân cận (bộ lọc cao tần thạch anh có ñặc trưng chọn lọc
gần với cần thiết song vẫn không ñủ).
- Dải tần máy thu 30 ÷ 76 MHz chia thành các băng mỗi băng có khối
KðCT riêng. Các khung dao ñộng của các khối này ñược ñiều chỉnh bằng sơ ñồ
ñiều khiển phù hợp với các tần số ñược chọn trên bộ tổng hợp
Sơ ñồ ñiều chỉnh bao gồm: a) các cuộn cảm ñược chuyển mạch bằng các
khóa ñiốt. Các cuộn này có giá trị gián ñoạn bảo ñảm việc chia nhỏ băng tần thành
các ñoạn nhỏ hơn; b) các varicáp mà sự thay ñổi ñiện áp trên chúng bảo ñảm chính
xác hoá tần số.
108
Hình 3-5. Sơ ñồ cấu trúc máy thu phát SCN/CSN dải rộng có bộ tổng hợp số
Bộ tổng hợp tần số gián ñoạn thực hiện chức năng NS1của máy thu. ðể
thu hẹp dải tần của bộ tổng hợp, việc thu trên một nửa dải tần máy thu ñược bảo
ñảm bằng sự ñiều hưởng trên của NS, còn nửa kia - bằng sự ñiều hưởng dưới.
Tần số trung gian 1 khi ñó bằng:
fTG1 = (fmax - fmin) / 4 (3.4)
(trong trường hợp ñang xét là 11,5 MHz).
Biến tần 2 thực hiện nhờ bộ dao ñộng thạch anh chuẩn của bộ tổng hợp
(fchuẩn = 10 MHz). ðộ chọn lọc theo kênh lân cận ñược nâng lên trong tuyến trung
tần hai (fTG2 = 1,5 MHz). Tiếp sau ñó là bộ hạn biên và TSTS bình thường ñối
với tín hiệu FM.
Trong tuyến tần thấp dùng bộ lọc bảo ñảm chuyển từ dải rộng ñể thu tín
hiệu thoại sang dải hẹp ñể thu tín hiệu báo.
Trong máy thu có bộ triệt tạp âm: ñường bao của các tạp âm tác ñộng ở
lối ra hạn biên ñược tách ra bởi bộ tách sóng, ñược nắn, ñược san bằng và dùng
ñể khóa bộ khuếch ñại âm tần cuối.
Khi có tín hiệu, ñiện áp ở hạn biên lớn hơn ngưỡng hạn chế, biên ñộ
ñường bao bằng không. Do ñó KðAT mở ra.

109
Ngoại sai 1 của máy thu (bộ tổng hợp) là gốc cho DðCS ñược ổn ñịnh
bằng TðF. Dải tần của DðCS ñược chia thành các băng. Chuyển băng nhờ sơ ñồ
ñiều khiển. Hệ thống TðF có bộ dao ñộng tìm kiếm làm việc hệt như trong máy
thu phát trước.
Tần số trung gian TðF ñược so sánh ở TSF với tần số bộ dao ñộng thạch
anh riêng. Các dao ñộng của DðTA bị ñiều chế bởi tín hiệu lời nói hoặc xung âm
thanh 1 kHz khi chọn chế ñộ báo. Công suất của tầng khuếch ñại sơ bộ của bộ
Kð dải rộng máy phát ñược chia ra ñể kích thích hai bộ khuếch ñại cấp 2, công
suất ra của chúng lại ñược cộng ở bộ cộng. ðể triệt các hài bậc cao của tín hiệu, ở
lối ra máy phát có bộ lọc tần thấp có tần số cắt dịch chuyển khi chuyển từ nửa dải
tần này sang nửa dải tần khác theo lệnh từ sơ ñồ ñiều khiển. (ðiều này là ñiều
cần thiết cho hệ số trùm dải lớn hơn 2). Thiết bị phối hợp anten ñược ñiều hưởng
trên nguyên tắc ñiều chế tham số các phần tử ñiều hưởng phối hợp anten.
Bộ tổng hợp thực hiện theo sơ ñồ tổng hợp số, bước của mạng tần số là 1 kHz.

3.2 CƠ SỞ XÂY DỰNG SƠ ðỒ KHỐI CHO MÁY THU PHÁT SÓNG


NGẮN CÔNG SUẤT NHỎ
Các máy thu phát nhóm này ñược sử dụng ñể tiến hành thông tin vô tuyến
simplex ở cự ly ñến vài chục kilomet trong những trường hợp thông tin này
không thể bảo ñảm ñược nhờ các máy thu phát SCN.
ðôi khi các máy thu phát SN/CSN tỏ ra có ích ñể phát các tin ngắn ñi xa
(300 ÷ 400 Km) bằng sóng không gian và trên các tần số không bận tại thời ñiểm
ñó.
Các máy thu phát SN/CSN làm việc ở chế ñộ thoại ñơn biên và báo
mannip biên ñộ. Khả năng làm việc thoại cho phép sử dụng các máy thu phát này
như nguồn dự trữ của thông tin SCN. Việc áp dụng báo ma níp biên ñộ thu nghe
cho phép tạo ra kênh có ñộ chống nhiễu ñủ ñể phát các tín hiệu rời rạc có dung
lượng tương ñối nhỏ ñi xa.
Việc hình thành tín hiệu thoại ñơn biên bằng phương pháp lọc, biến tần
liên tiếp tần số tín hiệu là phổ biến nhất và về cơ bản xác ñịnh cấu trúc của các
máy thu phát này.
Trong phương pháp này tín hiệu ñơn biên sơ cấp ñược hình thành ở tần số
không ñổi không cao lắm, sau ñó nó ñược dịch chuyển lên dải tần công tác của
máy thu phát nhờ biến ñổi liên tiếp. Việc biến tần tín hiệu phát từ thấp lên cao và

110
việc biến ñổi tín hiệu thu từ cao xuống thấp trong máy thu ñổi tần là các quá trình
ngược nhau, vì vậy trong máy thu phát simplex có nhiều khả năng sử dụng cùng
một phần tử, chủ yếu là các bộ lọc, cả cho phát và cho thu, dĩ nhiên phải tính ñến
hướng ñi lại ngược nhau của tín hiệu. ðể cho rõ hơn, nghiên cứu 2 sơ ñồ ñiển
hình của máy thu phát SN/CSN.
3.2.1 Sơ ñồ tuyến tín hiệu của máy thu phát SN/CSN (dải tần 1,5 ÷ 11 MHz)
Sơ ñồ chỉ ra trên hình 3-6. Xét tuyến phát trước:
Tín hiệu ñơn biên sơ cấp tạo nên nhờ bộ ñiều chế cân bằng và bộ lọc tập
trung (hoặc thạch anh) ở tần số không cao lắm. Dãy các tầng tiếp theo bảo ñảm
nâng tín hiệu ñơn biên lên dải tần công tác của máy thu phát. Số lần biến tần xác
ñịnh bởi khoảng cách tương ñối của các tần số mà tín hiệu ñơn biên ñược nâng
lên và bởi các tham số của các bộ lọc trong tuyến tín hiệu. Khoảng này càng lớn
và các tính chất chọn lọc của bộ lọc càng kém thì số lần biến tần càng lớn.
Các tần số ñệm tham gia trong quá trình biến ñổi tín hiệu (ở ví dụ này là
f1, f2) ñược tổng hợp từ các tần số của bộ dao ñộng thạch anh chuẩn của máy thu
phát. Việc lựa chọn tần số danh ñịnh của chúng ñược kết hợp với sự cần thiết loại
bỏ sự xuất hiện ở lối ra bộ trộn các tần số tổ hợp bậc thấp gần với tần số tín hiệu
có ích. Lần biến tần cuối cùng dựa trên dải tần số ổn ñịnh (f3min - f3max) với ñộ rời
rạc cho trước của mạng. Dải này cho phép nhận dải tần công tác ở lối ra của máy
thu phát. Chỉ có thể loại trừ sự xuất hiện các tổ hợp nguy hiểm ở lối ra bộ chọn
cuối trong trường hợp dải tần có hệ số trùm nhỏ. Ở các máy thu phát công suất
nhỏ ñiều kiện này ñược thực hiện ở mức ñộ nhất ñịnh vì chúng có dải tương ñối
hẹp (trong các ñịên ñài dải rộng, tín hiệu ñược chuyển lên tần số cao hơn nhiều
dải tần công tác. Cả mạng tần số gián ñoạn chuẩn cũng ñược chuyển lên trên ñể
các tần số công tác nhận ñược như là tín hiệu giữa tần số chuẩn và tần số tín hiệu.
Hệ số trùm theo tần số của mạng rời rạc chuẩn ñã dịch lên trên sẽ nhỏ ñi một
cách ñáng kể và do ñó tạo ra các ñiều kiện thuận lợi hơn ñể chống việc tạo ra các
tần số tổ hợp ở lối ra máy phát).
Tín hiệu ñơn biên trong dải tần công tác ñược khuếch ñại lên trong bộ
khuếch ñại công suất và tới khối phối hợp máy phát với anten. Vì các máy thu
phát SN/CSN thường ñược dùng kết hợp với máy thu phát SCN nên thiết bị
anten phối hợp ñược tính toán ñể có khả năng làm việc bằng một anten cho cả
máy thu phát sóng ngắn và sóng cực ngắn.
Xét tiếp tuyến thu:

111
Tín hiệu thu ñược từ thiết bị anten phối hợp ñi tới lối vào máy thu. Khung
trung gian của máy phát thực hiện chức năng của khung dao ñộng vào. Các
khung dao ñộng của tuyến khuếch ñại công suất máy phát ñều ñược dùng trong
tuyến KðCT máy thu. Nhờ các dao ñộng tần số f3 ñảm nhiệm chức năng các dao
ñộng NS1 của máy thu, tần số của tín hiệu thu ñược biến ñổi thành tần số trung
gian 1, sau ñó nhờ các dao ñộng tần số f2 - thành tần số trung gian 2 và nhờ các
dao ñộng tần số f1 - thành tần số trung gian 3.
Sự chọn lọc cơ bản của máy thu ñược thực hiện nhờ bộ lọc tập trung. Bộ
lọc này ñã ñược dùng khi tạo tín hiệu trong chế ñộ phát.
Từ lối ra bộ lọc tập trung, tín hiệu ñi tới bộ giải ñiều chế rồi KðÂT, sau
ñó tới thiết bị cuối. Như vậy tất cả các mạch chọn lọc của máy thu phát ñều ñược
sử dụng trong cả chế ñộ phát và thu.
Tín hiệu báo A1 ñược hình thành bằng cách khống chế các dao ñộng của
tần số chuẩn ñầu tiên f0. Trong trường hợp này các dao ñộng ñó ñược ñưa ñến bộ
trộn 1 (thay cho tín hiệu ñơn biên) nhờ sơ ñồ khoá chịu sự khống chế của ma níp.
Thu dải hẹp các tín hiệu báo A1 thực hiện nhờ bộ lọc dải hẹp riêng mắc ở
lối ra trộn tần của máy thu. Tín hiệu ñã tách ñược ñưa ñến bộ trộn tần - ngoại sai,
bảo ñảm có ñược phách âm tần cần thiết cho việc thu nghe.

Hình 3-6. Tuyến tín hiệu máy thu phát SN/CSN

112
Bộ phận ñiều chỉnh mức sóng mang cho phép làm việc có tín hiệu lái khi
ñiều chế ñơn biên. Ở phía thu, tín hiệu lái ñược dùng như dao ñộng gốc cho hệ
thống tự ñộng ñiều chỉnh khuếch ñại (TðK), nó ñược tách ra bằng bộ lọc dải hẹp
tín hiệu A1.
Nếu ta lưu ý rằng việc bảo ñảm thông tin tin cậy nhờ máy thu phát
SN/CSN chỉ có thể ñạt ñược khi sử dụng một cách linh hoạt các tần số công tác
thì ta thấy rằng trong các máy thu phát này người ta dùng phương pháp ñặt tần số
theo từng decade và ñiều chỉnh tự ñộng tuyến cao tần. Chỉ tiếc rằng bộ tổng hợp
tần số (THTS) của máy thu phát này ñược thực hiện theo sơ ñồ nội suy ñơn giản
nhất dùng các thao tác tổng hợp trực tiếp. Sơ ñồ này ta sẽ nghiên cứu ở chương 4,
dẫn ñến vô số các bức xạ phụ của máy phát và ñến việc tạo nên số lượng lớn
kênh thu phụ. Bởi vậy máy thu phát ñó không thể nào thoả mãn các yêu cầu chặt
chẽ hiện nay về tương thích ñiện từ khi tập trung các thiết bị vô tuyến khác nhau
trên diện tích hạn chế .
Các máy thu phát hiện ñại ngày nay của nhóm này thực hiện trên các phần
tử cơ bản, hiện ñại và có các bộ THTS chất lượng cao với mức dao ñộng phụ
thấp. Trong các máy thu phát này việc ñiều chỉnh tự ñộng nhanh chóng các tuyến
tín hiệu và các thiết bị phối hợp anten ñược bảo ñảm. Những ñặc ñiểm cơ bản về
cấu trúc của các máy thu phát loại này, ñó là:
 Sự phân chia tối ña các tuyến phát và thu, ñiều này làm ñơn giản hệ thống
chuyển mạch ñiều khiển và bảo ñảm sự khử ghép về ñiện của các tuyến.
 Việc chuyển dịch tần số nhận ñược khi biến tần lần 1 và sự chuyển dịch sơ
bộ tín hiệu phát ñi về phía trên, lên vùng hàng chục MHz có biến ñổi tiếp
theo về phía dưới. Nhờ ñó ñạt ñược sự suy giảm tốt các nhiễu theo kênh thu
phụ và giảm mức bức xạ phụ. (Sự chuyển dịch ñó dùng bộ lọc thạch anh cao
tần ñơn khối).
 Dùng bộ KðCS dải rộng và các bộ lọc chuyển ñổi ñược ở lối ra máy phát,
như vậy không phải sử dụng các khung dao ñộng cộng hưởng ñiều chỉnh tự
ñộng.
 Dùng các hệ thống TðK có hiệu quả trong máy thu cũng như trong máy phát
(TðK trong máy phát phòng chống quá tải của bộ khuếch ñại dải rộng, sự
quá tải ñó có thể dẫn tới sự nhiễu loạn các kênh thông tin lân cận do mở rộng
phổ và tới sự méo tín hiệu phát ñi).
 Dùng các bộ tổng hợp tần số hai vòng (TðF với bộ chia có hệ số chia biến

113
ñổi) bảo ñảm có ñược bước yêu cầu của mạng tần số với số bộ lọc tối thiểu.
 Có thiết bị bảo ñảm việc chuẩn bị sơ bộ của máy thu phát ñể làm việc trên
toàn số lượng lớn tần số công tác.
 Chỉ thị tần số công tác bằng số.
 Dùng hệ thống khử ghép anten, bảo ñảm sự làm việc phối hợp của máy thu
phát SN và SCN với một anten chung (giảm số lượng anten cực kỳ quan
trọng ñối với máy thu phát cơ ñộng).
 Bố trí theo từng khối, bảo ñảm khả năng sửa chữa của trang thiết bị và thuận
tiện cho việc lắp ñặt trên xe.

3.2.2 Sơ ñồ máy thu phát SN/CSN làm việc trong dải tần 0,03 ÷ 30 MHz
ðây là sơ ñồ ñiển hình chung cho những máy thu phát SN hiện nay làm
việc ở dải công suất dưới 250 W.
Từ sơ ñồ cấu trúc tần số tuyến thu hình 3-7 ta nhận thấy:
 Các tần số tần số chuẩn: dao ñộng tại chỗ thứ nhất (1LO), dao ñộng tại chỗ
thứ hai (2LO) và dao ñộng phách tần (BFO) có ñộ ổn ñịnh tần số cao và ñộ
bất ổn ñịnh của chúng phụ thuộc duy nhất vào ñộ bất ổn ñịnh của dao ñộng
chuẩn thạch anh 32 MHz trên Q9.
 Tuyến tạo ra 1LO quyết ñịnh dải tần số và bước tần làm việc của thiết bị.
Trong ñó, mạch DDS (THTS số trực tiếp) có thể coi là những mạch THTS
phụ ñảm nhận ở dải tần thấp bước tần nhỏ. ðể rõ hơn, xem hình 3-10.
 ðổi tần lần 1 ñược ñổi tần lên (tần số trung tần 1 có giá trị cao: 64,455 MHz).
ðiều ñó có nghĩa:
- ðẩy xa tần số nhiễu ảnh, nhiễu trung gian so với tần số tín hiệu, cho
phép nâng cao ñộ chọn lọc ñối với nhiễu tần số ảnh và nhiễu tần số trung gian.
Tránh những nhiễu tần số trung gian do các ñài phát thanh quảng bá hoạt ñộng
mạnh ở dải sóng trung.
- Trộn tần lần 2 ở các khâu tiếp theo (có nhiều thiết bị ñổi tần 3 - 4 lần), hạ
trung tần 2 xuống 455 kHz, sử dụng các tầng Kð và bộ lọc thạch anh cho phép
nâng cao ñộ chọn lọc tần số lân cận và ñộ nhậy máy thu.

114
Hình 3-7. Sơ ñồ cấu trúc tần số tuyến thu

Trong tuyến cao tần và trung tần 1, hình 3-8:


 Vì tần số trung tần 1 có giá trị lớn hơn tần số tín hiệu như ñã nêu ở trên nên
cho phép tuyến cao tần máy thu sử dụng nhiều bộ lọc thông dải BPF cố ñịnh
và tuyến cao tần máy phát sử dụng nhiều bộ lọc thông thấp LPF cố ñịnh, mỗi
bộ lọc tương ứng với 1 băng tần nhất ñịnh thay cho mạch lọc cộng hưởng
theo tần số tín hiệu. Bằng cách này cho phép tính toán thiết kế ñơn giản và
gọn nhẹ trong khi vẫn ñảm bảo các ñộ chọn lọc thành phần tần số tín hiệu
cao.
 Tuyến tần số trung tần 1 và dao ñộng LO1 từ tuyến PLL ñưa lên ñược dùng
chung cho cả thu và phát. Chuyển mạch cho tuyến thu và tuyến phát sử dụng
các chuyển mạch ñiện tử bằng các ñi ốt cao tần giống như chuyển mạch chọn
các bộ lọc. Chuyển mạch các bộ lọc LPF tuyến phát thông qua tiếp ñiểm các
rơ le cao tần cơ khí vì tín hiệu sau KðCS ñã lớn nhằm tránh xuyên nhiễu và
suy hao tín hiệu.
 Trong ñiều kiện sử dụng bình thường, trộn tần 1 tuyến thu ñược trộn tần trực
tiếp, ñiều ñó cho phép tạp âm ñầu vào máy thu giảm ñáng kể. Ngoài ra chúng
cũng có thể cho phép tín hiệu tuyến cao tần sử dụng thêm tầng Kð cao tần
(PRE. AMP) hoặc qua mạch suy giảm (ATT), ñiều ñó phụ thuộc vào việc tín
hiệu thu ñược là yếu hay quá lớn và do người sử dụng lựa chọn. Mạch ATT
này có thể ñược ñiều khiển một các tự ñộng nhờ mạch AGC.

115
ALC

2LO
64 MHz

1LO

Hình 3-8. Sơ ñồ tuyến cao tần và trung tần 1


Trong hình 3-9:
 Cũng giống như ở tuyến tần số trung tần 1, tuyến thu và phát do thiết kế có sự
lặp lại tương ứng trong các tuyến tần số còn lại nên cho phép sử dụng chung
nhiều khối chức năng bao gồm các bộ lọc, trộn tần... cũng như các tần số
chuẩn LO2 và BFO.
 ðiều chế tín hiệu trên IC-2301: tín hiệu ñơn biên dùng ñiều chế cân bằng và
lọc, CW và AM tín hiệu sóng mang lấy từ BFO do mất cân bằng từ tộn tần
trên. Giải ñiều chế trên IC-2001 theo dạng trộn tần kiểu phách với BFO.
 Mạch NB (Noise Blank) cho ngăn chặn các loại nhiễu dạng xung.
 Chức năng của các mạch AGC trong tuyến thu và ALC trong tuyến phát có vai
trò gần tương tự như nhau. Các mạch này sẽ ñược giới thiệu trong chương 5.
116
ALC

AGC
2LO

ALC
BFO

S.Meter

Hình 3-9. Sơ ñồ tuyến âm tần và trung tần 2

117
FSKK DATA

Hình 3-10. Sơ ñồ khối PLL

Tuyến PLL (hình 3-10) có nhiệm vụ tạo ra mạng tần số chuẩn 1LO, tần số
chuẩn 2LO và các tần số phách BFO. ðộ ổn ñịnh của các tần số chuẩn này phụ
thuộc vào duy nhất một bộ dao ñộng chuẩn 32MHz. Các mạch DDS tỏ ra thích
hợp trong các vai trò tạo ra các tần số chuẩn mạng mau có dãn cách tần số nhỏ
ñược sử dụng ñể tạo ra tuyến tần số 1LO và BFO. Ngoài chức năng tạo tần số
chuẩn mạng mau, mạch DDS (IC6) trên còn thêm những chức năng khác như:
trộn tần, chia biến ñổi, tách sóng pha... ñể hình thành 1LO.

118
3.3 CƠ SỞ XÂY DỰNG SƠ ðỒ CẤU TRÚC CHO CÁC MÁY THU PHÁT
SÓNG NGẮN CÔNG SUẤT TRUNG BÌNH
Các máy thu phát có công suất máy phát từ 100 ÷ 1000 W phần lớn là các
máy thu phát của dải sóng ngắn và dùng ñể thực hiện thông tin trên khoảng cách
ñến vài trăm, thậm chí vài nghìn kilomet. Một số lượng hạn chế các máy thu phát
sóng mét (SCN) có cùng công suất, bảo ñảm thông tin ở cự ly 100 ÷ 150 Km
bằng sóng ñất, về cấu trúc tương tự các máy thu phát sóng ngắn.
Các máy thu phát công suất trung bình có thể là cố ñịnh hoặc cơ ñộng (ñặt
trên xe). Các máy thu phát này cho phép làm việc cả trong chế ñộ simplex và
duplex. Các dạng tín hiệu cơ bản khi thông tin là: các tín hiệu báo truyền chữ và
báo thu nghe, các tín hiệu thoại.
Trong một số máy thu phát, ñể thực hiện thông tin khi cơ ñộng, máy phát
và máy thu ñược bố trí cùng với nhau (ít nhất là trên diện tích của xe). Trong các
máy thu phát khác, chỉ dùng ñể làm việc khi dừng (tĩnh tại) - máy phát và máy
thu ñược bố trí riêng biệt, ñôi khi cách xa nhau. Khi ñó các nhiễu từ máy phát
sang máy thu ñược loại trừ (nhiễu theo các kênh phụ).
Các máy thu phát công suất trung bình có thể là ñộc lập hoặc thành từng
cụm. Các máy thu phát ñộc lập phục vụ cho các hướng thông tin riêng biệt, còn
các cụm máy thu phát (trung tâm) - cho hệ thống thông tin có chức năng tổng thể
nào ñó. Các máy thu phát ñộc lập luôn luôn là máy thu phát thu phát, chúng có
thiết bị cuối riêng và có các phương tiện ñiều khiển xa.
Các máy thu phát ñộc lập với công suất máy phát ñến 250 W có thể có sơ
ñồ kết hợp của máy thu và máy phát với bộ tổng hợp tần số chung, tức là một
thiết bị thống nhất về phương diện kết cấu, tương tự các máy thu phát công suất
nhỏ như ñã nêu ở trên. Khi công suất máy phát lớn hơn 250 W, máy thu và máy
phát thường ñược tách riêng, thêm vào ñó máy thu không còn là vật sở hữu chỉ
của một loại máy thu phát, mà ñã ñược thống nhất và dùng như phần hợp thành
của ña số các máy thu phát công suất trung bình và công suất lớn.
Một ví dụ của sơ ñồ cấu trúc máy thu phát SN/CSTB cơ ñộng, ñộc lập với
máy phát và máy thu riêng rẽ nhưng bố trí phối hợp như hình 3-11.

119
Hình 3-11. Sơ ñồ cấu trúc máy thu phát ñộc lập với máy phát và máy thu phối hợp
Máy thu phát bao gồm:
 Máy phát với bộ anten phát ñể bức xạ sóng trời và sóng ñất.
 Máy thu cơ bản ñể thu tất cả các dạng tín hiệu, với bộ anten thu ñể thu
sóng trời và sóng ñất.
 Máy thu phụ thường ñể thu các dạng tín hiệu nghe (báo A1, thoại AM,
thoại SSB tinh chỉnh tần số bằng tay).
 Anten thu - phát dùng ñể liên lạc khi hành tiến bằng các sóng ñiện li ở ly
ñến 100 ÷ 300 Km (anten bức xạ ñỉnh).
 Thiết bị cuối tại chỗ (máy ñiện báo, maníp báo và ñatric, loa, micro....)
 Các phương tiện liên lạc với trạm ñiều khiển xa máy thu phát (trạm vô
tuyến tiếp sức và ñường dây).
 Thiết bị ghép kênh ñường ñiều khiển xa, bảo ñảm tạo nên số lượng cần
thiết các kênh thông tin tin tức và kênh công vụ.
 Thiết bị ñiều khiển xa vô tuyến bằng máy thu phát và báo hiệu vô tuyến về
trạng thái của nó.
 Thiết bị tự ñộng hoá các quá trình tiến hành liên lạc.
 Thiết bị ño lường kiểm tra.
 Thiết bị ñánh giá tình hình tần số.
 Nguồn ñiện sơ cấp (trạm ñiện với ñộng cơ xăng) và thứ cấp (các bộ biến
ñổi có bộ nắn).
 Nguồn dòng sơ cấp ñể chọn công suất từ ñộng cơ ô tô.
 Bàn ñiều khiển chung máy thu phát có khả năng chuyển kênh.

120
 Máy thu phát SCN/CSN ñể liên lạc trong ñội hình cơ ñộng.
Các máy phát và máy thu có khả năng ñiều chỉnh tự ñộng tần số ñến một
trong các tần số chuẩn bị trước hoặc ñến tần số cần thiết bất kỳ. Sự khác nhau là
ở thời gian ñiều chỉnh. Nếu trước ñây thời gian này cỡ hàng chục giây, thì bây
giờ là vài giây và vài phần của giây. Các thiết bị phối hợp anten trên các phần tử
rời rạc và các máy thu với tụ xoay gián ñoạn.
Bộ anten phát và anten thu thường gồm:
 Các chấn tử ñối xứng,
 Anten thu bức xạ ñỉnh, dùng ñể thực hiện liên lạc bằng sóng trời ở cự ly
ñến 500 Km,
 Các anten hình V là các anten ñịnh hướng bức xạ không gian ñể liên lạc
xa,
 Các anten cần là các anten bức xạ bề mặt. Các chấn tử với phi ñơ khép kín
cũng ñược dùng như anten bức xạ bề mặt
Anten thu - phát ñể liên lạc khi cơ ñộng là anten bức xạ ñỉnh vì liên lạc ở khoảng
cách khá xa chỉ có thể bảo ñảm bằng sóng trời.
ðường thông tin tiếp sức thường dùng dải decimet. Số kênh của ñường
này xác ñịnh bởi thiết bị ghép kênh và có tính tới các khả năng của máy thu phát
theo các dạng tín hiệu và theo số kênh tin tức.
Kênh ñiều khiển xa vô tuyến có thể ñược phối hợp với một trong các kênh
tin tức, vì trong thời gian ñiều khiển xa vô tuyến tin tức không ñược phát ñi. Sự
báo hiệu từ xa về trạng thái các phần tử của máy thu phát thực hiện liên tục và
cần một kênh riêng.
Mặc dù rằng máy thu phát ñộc lập ñược tính toán ñể sử dụng thiết bị cuối
của mình, nó vẫn có khả năng chuyển mạch ñể chuyển (phát) các kênh cho thiết
bị cuối của tổng trạm thông tin mà máy thu phát này là một thành phần.
Nhằm khai thác khả năng dùng mạng ñiện xoay chiều ñể nuôi máy thu
phát, các tham số của nguồn tại chỗ ñều ñược qui về các tham số của mạng ñiện.
Trong thành phần nguồn nuôi thường có bộ ổn áp xoay chiều vì mạng ñiện có thể
có các biến ñổi ñáng kể.
Bàn ñiều khiển chung của máy thu phát dùng ñể chuyển ñổi tất cả các mạch
ñiều khiển của máy thu phát. Các thao tác thực hiện từ bàn ñiều khiển của máy
thu phát có thể là:

121
 Mở nguồn nuôi máy thu phát,
 Chọn chế ñộ công tác,
 Chọn dạng tín hiệu,
 Phát lệnh ñiều chỉnh tự ñộng cho máy phát và máy thu,
 ðiều chỉnh các kênh,
 Chuyển ñổi các kênh của máy thu phát trên ñường ñiều khiển xa và cả ở
trên ñường các trạm thoại và báo.

Chuyển các tín hiệu vô tuyến sơ cấp lên dải tần công tác trong các máy
thu phát SN/CSTB:
Trong các máy thu phát loại này, việc chuyển các tín hiệu vô tuyến lên dải
tần công tác thực hiện bằng các phép biến tần liên tiếp. Khi biến tần sử dụng các
tần số chuẩn ổn ñịnh cao ñược tổng hợp từ tần số của bộ dao ñộng thạch anh cực
kỳ chính xác.
Những yêu cầu cơ bản khi chuyển tần tín hiệu là ñộ tuyến tính của phép
chuyển (giữ nguyên không thay ñổi cấu trúc của các tín hiệu) và không có các
sản phẩm phụ của biến tần. ðầu tiên người ta chuyển các tín hiệu từ một số tần
số cố ñịnh sang các tần số cố ñịnh khác, sau ñó chuyển lên dải rộng các tần số
gián ñoạn. Số lần biến tần trong tuyến ñược xác ñịnh bởi hiệu giữa tần số công
tác và tần số hình thành tín hiệu vô tuyến sơ cấp và bởi các tính chất chọn lọc của
các bộ lọc ở lối ra mỗi cấp biến tần.
Trước tiên xét phép chuyển các tín hiệu lên tần số ñơn:
Các phần tử cơ bản của bộ biến tần là bộ trộn và bộ lọc. Nếu có hai dao
ñộng (của tín hiệu fc và chuẩn f0 ) ñưa ñến trộn tần thì ở lối ra sẽ có tập vô hạn
các tần số dạng: mf c ± nf0 ; m, n là các số nguyên dương, có trị từ 1 ñến vô hạn.
Tổng m + n = p ñược gọi là bậc của tổ hợp tần số ( p tăng thì cường ñộ tổ hợp
giảm).
Một trong hai dao ñộng tạo nên khi m = n = 1 (tổng hoặc hiệu) là dao ñộng
có ích. Các dao ñộng còn lại ñều là phụ. ðể tách lấy dao ñộng có ích và loại bỏ
các dao ñộng phụ người ta dùng các bộ lọc dải. Suy giảm ñáng kể các dao ñộng
phụ có thể ñạt ñựợc bằng sự lựa chọn sơ ñồ bộ trộn tần. Tốt nhất là bộ trộn tần
vòng cân bằng vì các dao ñộng phụ ở lối ra của nó chỉ có dạng:

122
f ph = (2n + 1) f 0 ± (2m + 1) f c (3.5)
Chuyển tín hiệu lên dải tần sẽ phức tạp hơn vì số tần số chuẩn bây giờ sẽ bằng số
tần số trong dải và mỗi tần số chuẩn lại phải thoả mãn ñiều kiện suy giảm cần
thiết các dao ñộng phụ. Xác xuất hình thành các dao ñộng phụ có hại sẽ càng nhỏ
nếu hệ số bao tần càng nhỏ ( K f = f 0 max / f 0 min ). Giảm hệ số bao tần có thể thực
hiện bằng cách chuyển sơ bộ tín hiệu lên tần số rất cao. ðôi khi có thể tránh ñược
sự hình thành các dao ñộng phụ bằng phép chuyển tín hiệu ñối với lần biến tần
cuối cùng lên không phải một mà là 2 - 3 tần số cách nhau một khoảng bằng dải
tần chuẩn ñã giảm hệ số bao tần (hình 3-12).

fc

f0

Hình 3-12. Ví dụ 1 tạo dải tần công tác


ðể lựa chọn linh hoạt nhất các cách biến tần, ñối với phép biến tần cuối cùng có
thể chuyển tín hiệu lên vài tần số với khoảng cách khác nhau giữa chúng và tạo
nên một loạt các dải tần chuẩn với hệ số bao tần khác nhau (hình 3-13). Ở ñây
cần tạo dải 0 ÷ 60 MHz. Tín hiệu trước phép biến tần cuối ñược chuyển lên 3 tần
số 12.8; 37.8 và 42.8 MHz. Còn dải tần công tác và dải tần số chuẩn ứng với
chúng ñược tạo theo bảng 3-1.
Bảng 3-1
ðoạn tần công tác Tần số ở tín hiệu ở lối vào Dải tần số chuẩn
( MHz) bộ biến tần cuối (MHz) (MHz)
0 ÷13 42.8 42.8 ÷55.8
13 ÷15 37.8 50.8 ÷ 52.8
15 ÷ 20 42.8 57.8 ÷ 62.8
20 ÷ 23 37.8 57.8 ÷ 60.8
23 ÷ 28 42.8 65.8 ÷ 70.8
28 ÷ 30 37.8 65.8 ÷ 67.8
30 ÷ 60 12.8 42.8 ÷ 72.8

123
Có nhiều cách ñể tạo nên ñoạn tần công tác (xem từ bảng) song ta chọn cách tốt
nhất.

fc
f0

Hình 3-13. Ví dụ 2 tạo dải công tác


Bây giờ ta xét vấn ñề lọc tín hiệu ở lối ra bộ biến tần cuối cùng. Vì các tần
số ra hình thành như hiệu các tần số rất cao f 0 − f c , tín hiệu ñối xứng cường ñộ
mạnh nhất f 0 + f c nằm rất xa phạm vi dải tần công tác. Các tần số chuẩn (ñã bị
suy giảm ở mức nào ñó trong bộ trộn cân bằng) cũng vượt ra ngoài giới hạn của
toàn bộ dải tần công tác hoặc một phần của nó. ðiều này cho phép ta sử dụng bộ
lọc thông thấp (hình 3-12) hoặc nhóm bộ lọc gồm bộ lọc thông thấp và một loạt
các bộ lọc dải thông (hình 3-13). ðể ñáp ứng yêu cầu tự ñộng hoá quá trình ñiều
chỉnh, người ta dùng các bộ lọc ñiều chỉnh gián ñoạn gồm các nhóm tụ ñiện và
ñiện cảm gián ñoạn.

124
Chương 4
BỘ TỔNG HỢP TẦN SỐ

4.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC BỘ TỔNG HỢP TẦN SỐ


4.1.1 Vị trí và yêu cầu
Bộ tổng hợp tần số (THTS) là một thành phần cơ bản rất quan trọng trong
các thiết bị thu phát vô tuyến. Nó có nhiệm vụ tạo ra các tần số dùng làm dao
ñộng chủ sóng cho tuyến phát và dao ñộng ngoại sai cho tuyến thu. Trong kỹ
thuật thông tin hiện ñại, ñể thiết bị thu phát vô tuyến có thể thực hiện thông tin
liên lạc tin cậy, khi bắt ñầu liên lạc không phải tìm kiếm và trong quá trình liên
lạc không phải vi chỉnh tần số, thì bộ THTS phải ñạt ñược những yêu cầu sau:
- Làm việc trong dải tần rộng thảo mãn ñược các yêu cầu ñề ra với số lượng
thạch anh là ít nhất.
- Bước tần (ñộ phân giải tần số) nhỏ ñáp ứng ñược các yêu cầu ñối với từng
loại thiết bị trong các dải tần khác nhau.
- ðảm bảo ñộ ổn ñịnh và chính xác tần số cao.
- ðảm bảo ñộ sạch dao ñộng (ñộ tinh khiết phổ), loại bỏ ñến mức thấp nhất
các dao ñộng phụ sinh ra trong quá trình biến ñổi tần số: phải rất gần với
dao ñộng ñơn ñiều hoà, không có các dao ñộng phụ ñáng kể, không có sự
ñiều biên, ñiều tần hay ñiều pha rõ rệt bởi các tạp âm, bởi tiếng ù xoay
chiều ...v.v.
- Thời gian thiết lập tần số nhanh, chính xác.
- Có khả năng nhớ và ñiều chỉnh chuyển tần số tự ñộng.
- Kích thước, trọng lượng nhỏ, khả năng module hoá cao.
- Giá thành hạ.
Bộ THTS là thiết bị có khả năng tạo ra một số lượng lớn tần số chính xác
từ một tần số chuẩn. Thuật ngữ THTS (frequency synthesizer) ñược Finden sử
dụng lần ñầu tiên cho việc tạo ra các tần số là hài của tần số chuẩn. Các tiến bộ
gần ñây trong việc thiết kế các mạch tích hợp cho phép phát triển các bộ THTS rẻ
tiền, nhờ ñó có thể áp dụng chúng trong hầu hết các máy thu phát thông tin.
Một bộ THTS có thể thay thế cho nhiều mạch cộng hưởng thạch anh ñắt
tiền trong một máy thu vô tuyến nhiều kênh. Bộ dao ñộng sử dụng một thạch anh
125
tạo ra một tần số chuẩn, còn bộ THTS thì tạo ra các tần số chuẩn khác. Do chúng
khá rẻ và có thể dễ dàng ñiều khiển bằng các mạch số, nên các bộ THTS ñược
ứng dụng nhiều trong thiết kế các hệ thống thông tin mới.

4.1.2 Phân loại các phương pháp tổng hợp tần số


Có nhiều cách phân loại tổng hợp tần số dựa theo nhiều tiêu chí khác
nhau, nhưng hiện nay thông dụng hơn cả có thể phân chia các bộ tổng hợp tần số
thành ba loại sau: THTS trực tiếp, THTS gián tiếp có sử dụng vòng khoá pha
PLL và THTS số trực tiếp (DDS).
Phương pháp lâu ñời nhất ñược mô tả lần ñầu tiên bởi Finden, và ñược gọi
là THTS trực tiếp, bao gồm các bộ trộn, bộ nhân tần, bộ chia tần và các bộ lọc
thông dải. Sau ñó, trong hầu hết các ứng dụng, THTS trực tiếp ñã ñược thay thế
bởi THTS gián tiếp (kết hợp), sử dụng mạch vòng khoá pha PLL tương tự hay
PLL số. Phương pháp THTS mới nhất hiện nay - THTS số trực tiếp, sử dụng máy
tính số và một bộ biến ñổi số - tương tự (DAC) ñể tạo ra tín hiệu. Mỗi phương
pháp THTS có ưu nhược ñiểm riêng, và có thể cần thiết phải kết hợp cả ba
phương pháp trong khi thiết kế bộ THTS. Trong chương này, cả ba phương pháp
THTS sẽ lần lượt ñược nghiên cứu.

4.2 CÁC MẠCH CƠ SỞ TRONG CÁC BỘ TỔNG HỢP TẦN SỐ


4.2.1 Tổng hợp tần số sử dụng các mạch nhân, chia, cộng và trừ
 Hai phép tính ñầu cho phép từ tần số f0 nhận ñược các tần số cao hơn
K1 f 0 và thấp hơn f 0 / K 2 (K1, K2 là các số nguyên). Thực hiện liên tiếp hai phép
K1
tính này cho phép nhận ñược các tần số với hệ số phân số f 0 . Các tần số ñược
K2
hình thành như vậy nếu vẫn chưa thoả mãn yêu cầu thì có thể cộng hoặc trừ liên
tiếp. f0 sẽ là thừa số chung trong tất cả phép tính ñược thực hiện. Bởi vậy ta sẽ
biểu diễn các phép tính bằng một toán tử V. Tần số ñược tổng hợp f = Vf0 . Nếu
f0 có số gia ∆f 0 thì:

f + ∆f = Vf 0 + V ∆f 0 và ∆f = V ∆f0

suy ra: ∆f / f = ∆f 0 / f 0 .
 Phép nhân tần dựa trên cơ sở hình thành các dao ñộng có dạng không sin
song lại tuần hoàn (có chu kỳ), hay gặp nhất là dãy xung giàu hài bậc cao và tách

126
lấy hài cần thiết nhờ bộ lọc (cộng hưởng).
 Phép chia tần ñược thực hiện trên cơ sở sử dụng rộng rãi các vi mạch tích
hợp logic. Những bộ chia xây dựng trên IC thường gọi là bộ chia số. Chúng là
thiết bị ñếm, tạo nên dãy xung ở lối ra với tần số nhỏ hơn tần số lặp lại của xung
vào một hệ số chia K D .
• Trigơ có lối vào ñếm là bộ chia hai ñơn giản nhất. Nối nối tiếp n trigơ
cho ta bộ chia với hệ số chia K D = 2n (tần số ñược chia giới hạn fT = 1/(τ p + τ T ) -
ở ñây τ p là ñộ rộng xung vào, τ T là thời gian chuyển trạng thái của trigơ).
Thường cần bộ chia với hệ số chia thoả mãn ñiều kiện 2n −1 < K D < 2n .
Muốn vậy cần nối nối tiếp n trigơ và loại bỏ các trạng thái thừa. ðiều này ñạt
ñược bằng cách chuyển mạch cưỡng bức một số trigơ hoặc giữ chúng không
chuyển mạch một cách cưỡng bức. ðộ thừa trạng thái ñược loại trừ bằng việc
ñưa các hồi tiếp phụ vào dãy trigơ (hình 4-1).

k n −1 n

Hình 4-1. Bộ chia có hồi tiếp

Nếu ñưa hối tiếp từ hàng n về hàng ñầu tiên thì hệ số chia sẽ giảm ñi ñơn
vị: K D (1) = 2n − 20 = 2n − 1 . Nếu ñưa hối tiếp từ hàng n về hàng thứ hai thì:
K D (2) = 2n − 21 = 2.(2n −1 − 1) , tức là K D giảm ñi 2. Hồi tiếp từ hàng thứ n về hàng
thứ i (khi i < n ) dẫn tới hệ số chia: K D (i ) = 2n − 2i −1 .
• Các bộ chia có hệ số chia biến ñổi chiếm một vị trí ñặc biệt trong tổng hợp
mạng tần số. Giả sử rằng ta có bộ ñếm xung gồm một chuỗi các trigơ nối nối tiếp
với dung lượng bằng hệ số chia yêu cầu K D . Nếu số xung ñi vào lối vào của nó
(tính từ thời ñiểm bật nguồn bộ ñếm) bằng dung lượng thì ở lối ra sẽ xuất hiện
một xung. Ta dùng xung này làm xung ra và ñồng thời là xung ñưa bộ ñếm về
trạng thái ban ñầu.
Tần số lặp lại của các xung ở lối ra sơ ñồ sẽ nhỏ hơn K D lần so với ở lối
vào. ðể thay ñổi K D cần thay ñổi dung lượng bộ ñếm. Dung lượng bộ ñếm phụ
thuộc vào trạng thái ban ñầu của mỗi trigơ. Số tổ hợp có thể các trạng thái của
trigơ trừ ñi 1 sẽ bằng các hệ số chia có thể. Ví dụ bộ ñếm gồm 4 trigơ thì hệ số
127
chia có thể thay ñổi từ 1 ÷ 15 (hình 4-2).

S Q
TÝn hiÖu vµo
T1
R

S Q
T2
R
M¹ch TÝn hiÖu ra

S Q
T3
R

S Q
T4
R

Hình 4-2. Bộ chia có hệ số chia biến ñổi

Thay cho các trigơ, trong các bộ chia có thể sử dụng các decade ñếm,
nghĩa là các bộ chia với dung lượng bằng 10 (hình 4-3).

Hình 4-3. Sơ ñồ bộ chia biến ñổi dùng decade

Dưới tác ñộng của xung ra, toàn bộ thước decade nằm ở trạng thái xác
ñịnh bởi vị trí của các chuyển mạch nghĩa là ở trạng thái bù hệ số chia ñến dung
lượng cực ñại. Sau khi ñầy toàn bộ dung lượng bộ chia, mạch "Và" với n lối vào
sẽ làm việc và chu trình lặp lại. Hệ số chia xác ñịnh bằng biểu thức:
K D = (9 − an ).10n −1 + (9 − an −1 ).10n − 2 + .... + (9 − a1 ).100 (4.1)
a1 , a2 ,⋯ , an là các số ghi trong decade tương ứng.
Có thể chia với hệ số chia là phân số. Nếu hệ số chia chỉ chứa các phần
chục, thì trong 10 chu trình chia cần thực hiện chia cho hệ số K D và ( K D + 1)
tương ứng (10 − k ) lần và k lần. Hệ số chia trung bình:

128
K D .(10 − k ) + ( K D + 1).k
K D avr = = K D + k /10 (4.2)
10
Nếu muốn có phần trăm trong hệ số chia, cần thực hiện phép chia cho các
hệ số ( K D + k /10) và [ K D + (k + 1) /10] tương ứng (10 − k1 ) lần và k1 lần. Hệ số
chia trung bình sẽ là:
k k +1
(KD + ).(10 − k1 ) + ( K D + ).k1
10 10 k k
K D avr = = KD + + 1 (4.3)
10 10 100
Trong trường hợp tổng quát với m hàng phân số:
m
ki
K D avr = K D + ∑ i
(4.4)
i =1 10

Trong sơ ñồ thực tế cần ñiều khiển số phép chia (ví dụ cho K D và K D + 1 ) và cần
san bằng (lấy trung bình) dãy ở lối ra bộ chia nhờ bộ lọc hoặc bộ chia phụ.
 Phép cộng và phép trừ tần số hay ñược thực hiện bằng các bộ biến tần
thông thường, chủ yếu là các bộ biến tần vòng cân bằng kết hợp với lọc trực tiếp.

4.2.2 Các hệ thống tinh chỉnh tự ñộng tần số trong các bộ tổng hợp
Bộ tự dao ñộng tinh chỉnh theo tần số chuẩn cần phải xét như một dạng
của bộ lọc dải hẹp. Nguyên tắc của phương pháp lọc này ñược giải thích trên
hình 4-4.

k ∆f S

Hình 4-4. Sơ ñồ tinh chỉnh tự ñộng tần số

Tần số của bộ dao ñộng ñược tinh chỉnh (ñược ổn ñịnh) sẽ so sánh với
một trong các tần số của mạng tạo bằng phương pháp trực tiếp. ðiện áp ra của
phần tử so sánh có giá trị và dấu phụ thuộc vào ñộ sai pha hoặc sai tần và sẽ ñược
lọc bởi bộ lọc thấp tần dải hẹp. ðiện áp sau lọc này dùng ñể ñiều chỉnh tần số của
bộ dao ñộng thông qua phần trở kháng.
Tuỳ thuộc vào kiểu của phần tử so sánh mà nó có thể phản ứng với hiệu
pha hoặc hiệu tần số của các dao ñộng ñược so sánh. Tương ứng sẽ có các hệ

129
thống tinh chỉnh tự ñộng tần số theo pha (TðF) và tinh chỉnh tự ñộng tần số theo
tần số (TðT). Ta lần lượt xét hai hệ thống này:
a. Hệ thống TðF (vòng khóa pha PLL)
VCO (Voltage Controlled Oscillator): là bộ dao ñộng có tần số ổn ñịnh phụ
thuộc vào thiên áp ngoài. Tín hiệu ra của VCO là tần số, còn tín hiệu vào là ñiện
áp ñiều khiển (có thể là DC hoặc AC). ðặc tuyến ñiều khiển ñiển hình của VCO
như hình 4-5. Tần số ra khi thiên áp vào bằng 0 (V) là tần số tự nhiên fn , còn khi
thiên áp thay ñổi gây nên sự lệch tần ∆f. Do ñó, ta có f ra = f n + ∆f . ðể ∆f ñối
xứng, tần số tự nhiên của VCO phải nằm ở giữa của ñoạn tuyến tính ñặc tuyến
vào - ra. Hàm truyền ñạt của VCO là: K 0 = ∆f / ∆V , trong ñó ∆V là sự thay ñổi
thiên áp ñiều khiển, ∆f là sự thay ñổi tần số ra.

Hình 4-5. ðặc tuyến ñiện áp vào - tần số ra của VCO


Bộ so pha (PD): là thiết bị phi tuyến có 2 tín hiệu vào: tín hiệu chuẩn (f0) và tín
hiệu ra của VCO (fVCO). Tín hiệu ra của PD là tích của 2 tín hiệu vào, vì thế có
chứa các thành phần f 0 ± f VCO . Về toán học ta có:
V pd (t ) = K pd .VVCO .Vo .sin(ω0t + ϕ0 ).sin(ωVCOt + ϕVCO )
K pd .VVCO .Vo
= {[cos(ωVCO − ωo )t + (ϕVCO − ϕ0 )] - (4.5)
2
- [cos(ωVCO + ωo )t + (ϕVCO + ϕ0 )]}

Bộ lọc tần thấp LPF loại bỏ thành phần tần số tổng, nên sau lọc ta có ñiện áp ñiều
khiển là:
K pd .K f .V0 .VVCO
Vdk (t ) = [cos(ωVCO − ω0 )t + (ϕVCO − ϕ0 )] (4.6)
2
ở ñây: K f là hệ số truyền ñạt của bộ lọc LPF.

130
Khi hai tần số vào bằng nhau ωVCO = ω0 ta có:
K pd .K f .V0 .VVCO
Vdk (t ) = cos(ϕ VCO − ϕ0 )]= K L .cos ϕe (4.7)
2
ở ñây: K L là hệ số truyền ñạt của vòng, ϕ e là sai pha giữa 2 tín hiệu vào.
Hình 4-6 là ñặc tuyến hiệu pha lối vào - ñiện áp ra của bộ so pha. Hình 4-
6a là của bộ so pha dạng sóng vuông, có dạng răng cưa với ñộ dốc âm từ 00 ñến
1800. ðiện áp ra cực ñại dương khi 2 tín hiệu vào cùng pha, bằng 0 khi VCO
vượt pha tín hiệu chuẩn 900, cực ñại âm khi VCO nhanh pha hơn tín hiệu chuẩn
1800. Nếu VCO nhanh pha nhiều hơn nữa, ñiện áp ra trở nên ít âm hơn, còn khi
VCO chậm pha hơn thì ñiện áp ra trở nên ít dương hơn. Như vậy, sai pha cực ñại
mà bộ so pha có thể bám là 900 ± 900, hay từ 00 ñến 1800. Bộ so pha tạo nên ñiện
áp ra tỉ lệ với sai pha giữa 2 tín hiệu vào. Hình 4-6c là ñặc tuyến pha của bộ so
pha tương tự với ñặc tính hình sin. ðiện áp ra chỉ tuyến tính với sai pha trong
khoảng 450 ñến 1350. Từ 2 hình này ta thấy rằng ñiện áp ra so pha bằng 0 khi 2
tín hiệu vào có tần số bằng nhau và lệch pha nhau 900. Vì thế, nếu ban ñầu tần số
dao ñộng tự nhiên bằng với tần số chuẩn thì cần có sai pha 900 ñể giữ ñiện áp ra
so pha bằng 0 (V) và tần số VCO bằng tần số tự nhiên của nó. Sai pha 900 này
tương ñương với ñịnh thiên pha. Nói chung, người ta coi ñịnh thiên pha như pha
chuẩn có trị bằng ± 900. Do ñó, ñiện áp ra ñi từ giá trị dương cực ñại của nó tại -
900 ñến giá trị âm cực ñại tại + 900 (hình 4-6b).

1800 +900 900 1350 1800


0 0
0 0 90 −90 0 0 0 0
45 0

Hình 4-6. ðặc tuyến tách sóng pha

Hoạt ñộng của hệ thống:


Khi không có tín hiệu chuẩn bên ngoài, ñiện áp Vdk (t ) = 0 , VCO dao ñộng
ở tần số tự nhiên của nó f n . Khi có tín hiệu chuẩn, tại bộ so pha sẽ thực hiện trộn
2 tín hiệu vào. Ban ñầu, 2 tần số không bằng nhau f VCO ≠ f0 và vòng không khóa.
Vì bộ so pha là thiết bị phi tuyến nên sau trộn ta có các thành phần tần số VCO,
tần số chuẩn và thành phần tần số tổng và hiệu của chúng.

131
LPF chặn 2 tần số vào và tần số tổng nên lối ra bộ lọc chỉ còn thành phần
ñiện áp tần số hiệu f0 − f VCO = f d (ñôi khi ñược gọi là tần số phách) ñưa ñến (có
thể qua khuếch ñại) lối vào VCO. ðiện áp ñiều khiển này làm thay ñổi tần số
VCO một lượng tỉ lệ với cực tính và biên ñộ của nó. Khi tần số VCO thay ñổi,
biên ñộ và tần số của tần số phách cũng thay ñổi tương ứng (hình 4-7 - tại ñiểm
a hình 4-4).

f 0 = f VCO

Hình 4-7. Tần số phách

Sau vài chu kì, tần số VCO bằng với tần số chuẩn và vòng ñược khóa. Khi ñã
khóa thì tần số phách tại lối ra LPF bằng 0 Hz (ñiện áp DC), ñiều này là cần thiết
ñể ñịnh thiên VCO và giữ nó khóa vào tần số chuẩn. Một khi vòng ñã khóa, bất
kì sự thay ñổi nào của tần số vào ñều ñược nhìn nhận như sai pha, và bộ so pha
tạo nên sự thay ñổi tương ứng ở ñiện áp ra của nó ñể tái lập khóa.

Hình 4-8. Dải khóa và dải bắt của PLL

Hai tham số quan trọng của vòng PLL là dải khóa và dải bắt:
Dải khóa: ñược ñịnh nghĩa như dải tần ở lân cận tần số tự nhiên của VCO, trên
ñó PLL có thể duy trì sự khóa với tín hiệu chuẩn. Có nghĩa là lúc ñầu PLL ñược
khóa vào tần số chuẩn. Dải khóa còn ñược gọi là dải bám, trên ñó PLL sẽ bám
chính xác tần số chuẩn. Dải khóa tăng khi ñộ tăng ích tổng cộng của vòng PLL
tăng. Dải giữ bằng một nửa dải khóa. Mối quan hệ giữa dải khóa và dải giữ ñược
minh họa trên hình 4-8a. Tần số thấp nhất mà PLL vẫn bám ñược gọi là giới hạn

132
khóa dưới ( fll ), tần số cao nhất mà PLL vẫn bám ñược gọi là giới hạn khóa trên
( flu ). Dải khóa phụ thuộc vào ñộ lớn của các ñiện áp ñưa ñến bộ so pha, vào ñộ
dốc của ñặc tuyến so pha, vào ñộ dốc của ñặc tuyến ñiều khiển VCO. Dải thông
bộ lọc tần thấp thực tế không ảnh hưởng ñến dải khóa vì trong chế ñộ khóa ñiện
áp ñiều khiển thay ñổi rất chậm theo thời gian và phổ của nó chiếm dải rất hẹp.
Dải bắt: ñược ñịnh nghĩa như dải tần ở lân cận tần số tự nhiên của VCO, trên ñó
PLL có thể thiết lập hoặc nhận biết sự khóa với tín hiệu chuẩn. Dải bắt nói chung
nằm giữa 1,1 và 1,7 lần tần số tự nhiên của VCO. Dải bắt phụ thuộc vào dải
thông của LPF. Dải bắt giảm khi dải thông bộ lọc giảm vì khi ñó các hài bậc cao
của ñiện áp ñiều khiển càng ñược lọc tốt, ñiện áp ñiều khiển càng gần với hình
cosine, dẫn tới giảm thành phần 1 chiều quyết ñịnh mức ñộ ñiều chỉnh của VCO.
Dải kéo bằng một nửa dải bắt (hình 4-8b). Ta có giới hạn dải bắt dưới ( fcl ) và
giới hạn dải bắt trên ( fcu ). Dải bắt không bao giờ lớn hơn (hầu như luôn luôn
nhỏ hơn) dải khóa (hình 4-8c).
ðể ñạt ñược hiệu quả lọc của các dao ñộng tổ hợp phụ, cần dùng LPF có
dải thông rất hẹp và do ñó giảm dải bắt. Bởi vậy khi chuyển bộ tổng hợp từ tần số
này sang tần số khác, người ta phải dùng một hệ thống tự ñộng ñưa tần số của bộ
dao ñộng ñiều chỉnh vào dải bắt của vòng PLL. ðó thường là bộ dao ñộng tìm
kiếm hay bộ tạo ñiện áp răng cưa. Khi bật nguồn bộ tổng hợp, ñiện áp này tác
ñộng lên phần tử kháng và thực hiện sự quét tần số của VCO, sao cho bắt ñược
dải chứa tần số danh ñịnh. Sau khi bắt ñược thì bộ dao ñộng tìm kiếm tự ngắt ra.
Trong một số bộ tổng hợp người ta áp dụng bộ so pha xung. Trong so pha
thông thường các dao ñộng có dạng hình sin hoặc chữ nhật ñược dùng làm các
dao ñộng chuyển mạch và ñược chuyển mạch. Trong so pha xung, ñể chuyển
mạch người ta dùng dãy các xung ngắn. Tính chất lý thú của so pha xung là khả
năng so sánh không chỉ các tần số như nhau, mà còn cả các tần số bội của nhau.
Nếu tần số của dãy xung là fP thì ñể so sánh với nó có thể dùng dao ñộng
ñiều hoà n. fP. ðiện áp ở lối ra bộ so pha xung ñược xác ñịnh bởi giá trị và dấu
của ñiện áp hình sin tại thời ñiểm tác ñộng của xung. Nếu fVCO và fP là bội của
nhau thì các xung trùng với cùng một giá trị của ñiện áp hình sin tần số fVCO và
ñiện áp ghim bởi xung sẽ như nhau (hình 4-9). ðộ lớn của ñiện áp này xác ñịnh
bởi ñộ dịch pha của ñiện áp hình sin so với dãy xung. Khi các tần số không phải
bội của nhau, dãy xung ra sẽ bị biến ñổi về biên ñộ. ðiện áp ra bộ so pha xung
ñược san bằng bởi LPF có thời hằng ñủ lớn.
133
Hình 4-9. Hình thành ñiện áp ra của so pha xung

Sơ ñồ minh họa ứng dụng vòng PLL như hình 4-10. Ở ñây tần số bộ dao
ñộng ñiều chỉnh ñược biến ñổi nội suy ñể ñưa về tần số không ñổi ñể so sánh với
tần số chuẩn ở so pha. Sự biến tần thực hiện từ cao ñến thấp cùng với sự thu hẹp
liên tiếp dải thông các bộ lọc, nhờ ñó triệt tốt các tổ hợp phụ. Ưu ñiểm này giải
thích sự ứng dụng rộng rãi của sơ ñồ.

Hình 4-10. Sơ ñồ nội suy có vòng PLL

b. Hệ thống tự ñộng ñiều chỉnh theo tần số (TðT)


Ở ñây thiết bị so sánh phản ứng với sự thay ñổi tần số của bộ dao ñộng
ñược ñiều chỉnh và cũng không có sự so sánh trực tiếp các tần số. Tần số bộ dao
ñộng nhờ tần số của thành phần của mạng, ñược biến ñổi xuống thành tần số của
bộ phân biệt (TSTS). ðặc tuyến tần số lối vào - ñiện áp ra của của bộ phân biệt
như hình 4-11a.
Nếu tần số ñã biến ñổi của bộ dao ñộng khác với fD0 thì ở lối ra của bộ
phân biệt sẽ xuất hiện ñiện áp có giá trị và dấu ñược quyết ñịnh bởi giá trị và dấu
của ñộ lệch tần số bộ dao ñộng so với danh ñịnh (tần số danh ñịnh là f + fD0 hoặc
f - fD0 nếu f là thành phần của mạng tần số).
Hình 4-11b là sự biểu diễn kết hợp ñặc tính của TSTS và của phần tử ñiều khiển.

134
∆f bd

∆f du
∆f D = ∆f VCO
α
β

Hình 4-11. ðặc tuyến của bộ phân biệt

Trong hình này: ∆fbd - ðộ lệch ban ñầu của tần số bộ dao ñộng so với danh ñịnh,
∆fdu - ðộ lệch còn dư.
ðiểm O’ ứng với trạng thái cân bằng ổn ñịnh của hệ. ðộ tăng ích của TðT là:
KTðT = ∆fbd / ∆fdu.
∆fdu phụ thuộc vào ñộ dốc của ñặc tuyến TSTS và phần tử kháng. Cụ thể ta có:
SD = (V / ∆fD ) = tgα
và Sñk = (∆fVCO / V) = tgβ.
KTðT = 1 + (∆fbñ - ∆fdu )/∆fdu
ở ñây: S là ñộ dốc của ñặc tuyến; V là ñiện áp sau bộ phân biệt
Tại ñiểm cân bằng: ∆fbñ - ∆fdu = - Sñk.V
∆fdu = V/tgα
KTðT = 1 - Sñk.SD
Vì cần có KTðT > 1 nên Sñk và SD phải khác dấu.
Dải bắt của TðT ñược xác ñịnh bởi ñộ lệch ban ñầu cực ñại của bộ dao
ñộng ñược ñiều chỉnh, khi ñó vẫn bảo ñảm ñược tác dụng ñiều chỉnh của hệ
thống (với những ñiều kiện ban ñầu bất kỳ ví dụ khi bật nguồn, khi thay ñổi
nhanh tần số ...).
Dải giữ của TðT ñược xác ñịnh bởi ñộ lệch cực ñại của bộ dao ñộng ñiều
chỉnh mà vẫn giữ nguyên tác dụng ñiều chỉnh trong quá trình tăng ñộ lệch ban
ñầu (khi hệ thống ñược mở nguồn liên tục).
Cơ cấu lọc tổ hợp phụ trong hệ thống TðT khá giống trong hệ TðF ñã
xét. Giữa thành phần chuẩn của mạng f và các dao ñộng tổ hợp f + F phát sinh
các phách. Các phách biên ñộ ñược hạn chế bởi bộ hạn biên, các phách tần số
ñược tách sóng bởi bộ phân biệt. Vì vậy các dao ñộng với tần số F ñược chồng

135
lên ñiện áp ñiều khiển. Nếu F > fcắt LPF nó sẽ bị lọc bỏ, nếu F ≤ fcắt LPF nó sẽ ñiều
chế các dao ñộng của bộ dao ñộng ñược ñiều chỉnh.

R1
H¹n KhuÕch T¸ch Kho¸ PhÇn tö
BPF 1
biªn ®¹i sãng K1 ng−ìng
V1
§Õn tuyÕn dÞch Kho¸
K2
V2
R2
KhuÕch
TSTS Varicap1
®¹i
C Dao ®éng
phô
§Õn tuyÕn dÞch
LPF 2 Varicap2

TuyÕn biÕn ®æi tÇn sè


dao ®éng phô

Hình 4-12. Sơ ñồ ñiều chỉnh ñiện tử bộ dao ñộng phụ

Trong trường hợp phát sinh ñiều tần kí sinh fVCO và tuân thủ ñiều kiện tần
số ñiều chế nhỏ hơn tần số cắt LPF, ñộ di tần số giảm ñi KTðT lần (có sự giải ñiều
chế). Do có ñộ lệch còn dư, nên KTðT không áp dụng ñược trong các bộ tổng hợp
ở vai trò như TðF. Thường TðT ñóng vai trò phụ. Khi xét sơ ñồ bù trừ ta ñã thấy
rằng cần duy trì fVCO không ñược vượt quá ±∆f / 2 (dải thông của bộ lọc cơ bản).
Yêu cầu này thường ñạt ñược nhờ hệ TðT (hình 4-12). Hoạt ñộng của sơ ñồ như
sau: khi ñặt tần số công tác của bộ tổng hợp, tần số của dao ñộng phụ ứng với tần
số công tác cũ hoặc tần số ngẫu nhiên trong dải của nó, bởi vậy các dao ñộng ở
lối ra bộ lọc cơ bản của sơ ñồ bù trừ sẽ không có. ðây là ñiều kiện ñể bộ dao
ñộng tích thoát làm việc, bảo ñảm quét tần số của dao ñộng phụ. ðiện áp nguồn
(- E) nạp tụ C qua R1 và V1. Khi UC ñạt giá trị ngưỡng nào ñó, khóa K2 mở ra và
tụ phóng. Vì tụ nối với phần tử kháng 1, sự thay ñổi ñiện áp trên tụ kéo theo sự
thay ñổi tần số dao ñộng phụ. Khi tần số này ñi qua giá trị danh ñịnh, ở lối ra
BPF1 xuất hiện ñiện áp. Sau hạn chế, khuếch ñại, tách sóng sẽ mở khoá K1. ðiện
áp trên tụ C ñược ghim lại và thôi nạp. Cùng lúc ñó TðT bắt ñầu hoạt ñộng. ðiện
áp ñiều khiển từ lối ra TSTS qua LPF2 tác ñộng lên phần tử kháng 2. ðiện áp
này còn ñược khuếch ñại trong bộ khuếch ñại một chiều và bảo ñảm nạp thêm
cho tụ C ñang phóng chậm. Hằng số thời gian R2C >> hằng số thời gian bộ lọc
LPF2, ñiện áp ra bộ lọc R2C >> ñiện áp ra LPF2, bởi vậy ở ñây có thể coi như có
hai hệ thống TðT dải rộng và dải hẹp. TðT dải rộng (R2C - phần tử kháng 1) bảo

136
ñảm ñưa tần số bộ dao ñộng vào dải khóa của TðT dải hẹp (R2C - phần tử kháng
2), còn TðT dải hẹp duy trì tần số ñã biến ñổi của bộ dao ñộng trong dải thông
của BPF1. Trong một số bộ tổng hợp, người ta sử dụng kết hợp cả TðF và TðT
(hình 4-13). Ở ñây ñộ lệch còn dư của TðT phải nhỏ hơn một nửa dải bắt của
TðF.

Hình 4-13. TðT và TðF kết hợp

4.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP TẦN SỐ


4.3.1 Tạo mạng tần số bằng phương pháp tổng hợp trực tiếp
Tổng hợp trực tiếp tần số có nghĩa là nhận ñược tần số chuẩn mới từ các
tần số của dao ñộng chuẩn sơ cấp ñã cho bằng các phép tính số học ñơn giản ñối
với các tần số ñó, chúng bao gồm các phép: nhân, chia, cộng và trừ. ðây là
phương pháp THTS cổ ñiển ñược ứng dụng sớm và có nhiều ñiểm hạn chế.
Theo nguyên lí này ta có bộ THTS dùng nhiều bộ dao ñộng chuẩn với
nhiều thạch anh (kiểu 1) và bộ THTS dùng 1 thạch anh (kiểu 2). Kiểu 1 ñơn giản
song ñắt tiền nên ít sử dụng.

a. Các phương phápTHTS trực tiếp

ChÝn bé ChÝn bé
Trén tÇn dao ®éng
dao ®éng SW1 SW2
chuÈn chuÈn
10...90 (kHz) 1...9 (kHz)

Läc d¶i f ra

Hình 4-14. THTS trực tiếp sử dụng nhiều dao ñộng chuẩn
Trên thực tế, việc tạo ra các bộ dao ñộng thường thực hiện dễ dàng hơn so
với các bộ lọc dải có ñộ chọn lọc cao. Thay vì phải dùng các bộ lọc dải có ñộ
chọn lọc cực kỳ cao, thường dùng nhiều bộ dao ñộng chuẩn, phương pháp này

137
gọi là phương pháp luân phiên. Sơ ñồ minh hoạ trên hình 4-14.
Sơ ñồ gồm 18 bộ dao ñộng chuẩn, 2 ñảo mạch, bộ trộn và lọc dải. ðảo
mạch SW2 có nhiệm vụ chọn 1 trong 9 bộ dao ñộng có dải tần từ 1 ÷ 9 kHz với
bước tần 1kHz, SW2 gọi là ñảo mạch hàng kilôhéc. ðảo mạch SW1 có nhiệm vụ
chọn 1 trong 9 bộ dao ñộng bao trùm dải tần từ 10 ÷ 90 kHz với bước tần là 10
kHz, SW1 gọi là ñảo mạch hàng chục kilohec. Hai tín hiệu ñược chọn từ hai ñảo
mạch ñưa tới bộ trộn tần. Bộ lọc ñầu ra sẽ chọn thành phần tổ hợp tần số cao
trong hai thành phần tổ hợp ñầu ra bộ trộn. Ví dụ: Cần ñặt tần số là 91KHz, ta ñặt
SW1 ở vị trí lấy bộ dao ñộng 1 kHz, SW2 ở vị trí lấy bộ dao ñộng 90 kHz, ñầu ra
bộ trộn có hai thành phần chính 90 + 1 = 91 kHz và 90 - 1 = 89 kHz, bộ lọc dải
sẽ chọn lấy thành phần 91 kHz. Với sơ ñồ này, ta thu ñược dải tần 1 ÷ 99 kHz
bước tần là 1 kHz. Sơ ñồ sử dụng bộ trộn như thế này gặp phải khó khăn lớn nhất
là: ñầu ra bộ trộn có hai thành phần tần số tổng và hiệu, nếu hai thành phần tần số
này quá gần nhau thì việc loại bỏ một trong hai thành phần ñó là khó khăn, yêu
cầu về bộ lọc tăng lên. Một trong những ñiều cần quan tâm ñầu tiên khi thiết kế
các bộ THTS trực tiếp là hệ số trộn r (mixing ratio):
f1
r= (4.8)
f2
với f1 và f2 là các tần số ñầu vào bộ trộn. Khi r quá lớn hoặc quá nhỏ thì hai tần
số ñầu ra sẽ quá gần nhau, nên khó lọc lấy một thành phần. ðể dễ dàng chọn lọc
sử dụng phương pháp tạo mạng chọn hài như trên sơ ñồ hình 4-15: hai tần số
f1ref và f 2 ref từ lối ra các bộ chọn hài ñi tới bộ trộn. Tần số tổng f o / p = f1ref + f 2 ref
ñược tách ra bằng bộ lọc ở lối ra bộ trộn. Tần số f1ref có ñược nhờ nhân tần số f1
bằng bước của mạng tổng hợp ∆f S với hệ số (n + ℓ) , còn f 2 ref nhờ nhân tần số
f 2 = 10.∆f S với hệ số p. Do vậy:

f o / p = (ℓ + n ).∆f S + p.10.∆f S = ∆f S (ℓ + n + 10. p ) (4.9)


f1, f2 nhận ñược bằng tổng hợp trực tiếp từ tần số bộ dao ñộng thạch anh chuẩn.
Hệ thức f2 = 10f1 chọn xuất phát từ mục ñích sử dụng hệ thống decade; ℓ và p có
thể nhận các giá trị của các số nguyên dương khác không. Chúng xác ñịnh vị trí
của tần số ñầu tiên của mạng ñược tổng hợp trên trục tần số, còn n có thể nhận
các giá trị từ 0 ÷ 9.

138
f1ref = (ℓ + n)∆f S
f1 = ∆f S Chän hµi Bé trén Läc fo / p
1 (+) d¶i th«ng
f 2ref = p.10.∆f S
Chän hµi
2
f 2 = 10 × ∆f S

Hình 4-15. Tạo mạng tần số rời rạc bằng tổng hợp trực tiếp

Ví dụ: Ta cần mạng tần số cách nhau ∆fS = 10 kHz trong dải từ 1 ÷ 2 MHz. Khi n
= 0, ℓ + p.10 phải bằng 100 vì chỉ với ñiều kiện này tần số ñầu tiên mới bằng 1
MHz. Nếu n = 1 ÷ 9 thì ở lối ra sẽ nhận ñược dải tần từ 1 ÷ 1,09 MHz. Sau ñó
cần tăng p lên một ñơn vị (dịch tần số của bộ chọn 2 ñi một khoảng 10∆fS) và lần
lượt cho n các giá trị từ 0 ÷ 9. Dải tần bây giờ sẽ mở rộng thêm ra 10∆fS hay 100
kHz và sẽ bao ñoạn tần từ 1 ÷ 1,19 MHz. Hệ số ℓ + p.10 cho phép thay ñổi linh
hoạt các giá trị tuyệt ñối của tần số các bộ chọn f1ref , f 2 ref bằng cách chọn ℓ và p
(xem bảng 4-1).
Bảng 4-1

ℓ p f1ref f 2 ref

10 9 100 900
20 8 200 800
30 7 300 700
40 6 400 600

Trong cách tổng hợp tần số này, mạng thưa f 2 ref ñược ñan xen bởi mạng mau
f1ref (hình 4-16). Bởi vậy phương pháp này ñược gọi là phương pháp nội suy.

ðể mở rộng dải tần của mạng, sơ ñồ hình 4-15 có thể tiếp tục kéo dài bằng
cách bổ xung thêm một loạt các bộ chọn decade và bộ trộn có lọc. Bước của mỗi
bộ chọn tiếp theo so với bước của bộ chọn trước phải lớn hơn 10 lần:
f1ref = (ℓ + n).∆f S , f 2 ref = p1.10.∆f S , f 3ref = p2 .100.∆f S , ..v.v

Tần số ra sẽ là:
fo / p = ∆f S .(ℓ + n + p1.10 + p2 .100 + .... + pn .10n ) (4.10)

139
Các hệ số p1 , p2 ,⋯ , pn chỉ có thể nhận 10 giá trị liên tiếp.

Hình 4-16. Phương pháp nội suy

Nhược ñiểm cơ bản của nguyên tắc tạo mạng rời rạc này là sự xuất hiện
chắc chắn của các tần số tổ hợp phụ ở lối ra bộ tổng hợp. Mạng tần ñược hình
thành theo một công thức cố ñịnh nên khả năng cơ ñộng linh hoạt tần số bị hạn
chế nhất ñịnh.
Có nhiều sơ ñồ khác nhau khắc phục ñược những nhược ñiểm của sơ ñồ
ñơn giản nêu trên, trong số ñó ñược ứng dụng rộng rãi nhất là nhóm các sơ ñồ
với các decade giống nhau (hình 4-17).

Hình 4-17. Tạo mạng tần rời rạc bằng phương pháp decade giống nhau

Mỗi decade bao gồm bộ chọn hài decade, bộ trộn, bộ chia mười có lọc.
Các tần số của các bộ chọn hài như nhau (trên thực tế người ta dùng một bộ chọn
hài chung). Tần số chuẩn f1 ñưa ñến bộ trộn 1 cộng với một trong các tần số của
f’C rồi ñược chia 10. Dao ñộng nhận ñược fra 1 = (f1 + f’C)/10 lại cộng với một
trong các tần số bộ chọn decade thứ hai rồi lại chia cho 10. Tần số ra:
fra 2 = (fra 1 + f''C)/10. (4.11)
ðể các decade giống nhau cần thực hiện ñiều kiện f1 ≅ fra 1 ≅ fra 2. Nếu hệ
số bao tần của bộ chọn hài không lớn thì f'C ≈ f''C ≈ 9f1. Sự thay ñổi tần số của bộ
chọn decade thứ nhất ñi một bước ∆fS sẽ dẫn ñến sự thay ñổi tần số fra 1 ñi ∆fS/10,
fra 2 ñi ∆fS/102; fran ñi ∆fS /10n. Sự thay ñổi của tần số của bộ chọn decade thứ hai
ñi ∆fS dẫn ñến sự thay tần số ở lối ra decade thứ n ñi ∆fS/10 n -1. ðể nhận ñược sự

140
thay ñổi tần số ở lối ra bộ tổng hợp ñi ∆fS, cần thêm vào decade thứ n một bộ trộn
nhưng không có bộ chia 10. Bề rộng tuyệt ñối của dải tần ra của bộ tổng hợp sẽ
bằng bề rộng dải của bộ chọn hài nghĩa là 10.∆fS, còn bề rộng dải tần ở lối ra mỗi
decade là ∆fS. Các bộ lọc ở lối ra bộ trộn và bộ chia của mỗi decade có thể ñiều
chỉnh ñược hoặc là bộ lọc dải. Khi ∆fS ≤ 100 kHz - các bộ lọc là không ñiều
chỉnh ñược.
Ưu ñiểm của sơ ñồ khi chọn ñúng dải tần ban ñầu của bộ chọn là sự triệt
hoàn toàn thoả mãn các tổ hợp phụ và khả năng nhận ñược mạng tần mau thế nào
tuỳ ý.
Nhược ñiểm là dải tần hẹp, muốn mở rộng phải chuyển tần nhiều lần.

b. Tổng hợp dải tần rời rạc có bù tần số dao ñộng phụ
Việc lọc trực tiếp các thành phần hài của một chuỗi dao ñộng ñiều hoà gặp
khó khăn nhất ñịnh, nhất là khi giãn cách tần số nhỏ, bởi vậy cần tìm biện pháp
khắc phục. Cơ sở của phương pháp tổng hợp này là sự tổng hợp trực tiếp các tần
số song ñược bổ xung thêm các phép tính nhằm cải thiện ñộ lọc các thành phần
của mạng ñược tổng hợp. Thực chất của phương pháp là thành phần ñược chọn
của mạng nhờ biến tần ñược qui về tần số không ñổi rất thấp. Ở tần số này sẽ bảo
ñảm ñiều kiện lọc tốt nhất, có nghĩa là cải thiện hệ số trộn r (theo 4.8). Sau ñó
bằng con ñường ngược lại, nó ñược chuyển về tần số cũ hoặc tần số bất kì khác.
Các tần số biến ñổi phụ này ñược thực hiện nhờ bộ dao ñộng phụ (hình 4-18).

k ∆f S f + ∆f S
f
f − ∆f S
............

Hình 4-18. Sơ ñồ lọc bù trừ

Sơ ñồ này sử dụng bộ tổng hợp mạng tần rất mau trong ñoạn tần tương ñối
cao. Việc lọc trực tiếp thành phần hài cần thiết trong ñiều kiện như vậy gặp nhiều
khó khăn. Bộ lọc BPF1 ở lối ra bộ tổng hợp chỉ có thể tách ra một nhóm các
thành phần của mạng, trong ñó có tần số ñược chọn f. Nhóm các thành phần này
nhờ dao ñộng phụ ñược dịch xuống dưới theo trục tần số sao cho tần số ñược chọn
nằm trong dải thông của bộ lọc dải hẹp BPF2 với tần số trung tâm fTG. Do ñó:

141
fTG = fphụ - f (4.12)
Sau lọc, nhờ tần số cũng của bộ dao ñộng phụ ñó, fTG ñược biến ñổi thành tần số:
fra = fphụ - fTG = f (4.13)
ðể tách lấy thành phần khác, ví dụ f + ∆fS, chỉ cần tăng tần số của dao
ñộng phụ thêm lượng ∆fS là ñủ. ðộ bất ổn ñịnh tuyệt ñối của fphụ không ñược
vượt quá một nửa dải thông của bộ lọc BPF2.
ðiều chỉnh dao ñộng phụ thực hiện ñồng thời với việc ñiều chỉnh bộ lọc
BPF1 và BPF3. Ở lối ra trộn tần 1, ngoài tần số có ích còn có thể tách ra tần số
phụ từ thành phần tần số ảnh:
fTG = fảnh - fphụ (4.14)
Nó có thể thể hiện ở dạng các phách với tần số fTG. Mức suy giảm tần số ảnh phụ
thuộc nhiều vào khả năng lọc của BPF1. Ngoài ra các dao ñộng phụ còn có thể
xuất hiện do tổ hợp:
| m. fphụ ± n (f ± k.∆fS) | ≈ fTG (4.15)
Trong trộn tần 1 thực hiện sự biến tần xuống nên các dao ñộng phụ gần với fTG
thường có bậc cao (biên ñộ nhỏ). Các dao ñộng phụ ở lối ra trộn tần 2 có thể là
fphụ, fTG và các tổ hợp dạng:
| p. fphụ ± q. fTG | ≈ fra (4.16)
Bộ lọc BPF3 có ñộ chọn lọc kém ñối với các tần số gần fra nhưng triệt tốt
fTG. Suy giảm thích ñáng tất cả các dao ñộng phụ chỉ có thể bằng cách lựa chọn
cẩn thận dải tần của dao ñộng phụ và tần số fTG. ðiều ñó không phải bao giờ cũng
ñạt ñược và lúc ñó phải ñưa thêm các biến tần phụ vào vòng bù trừ, dựa vào các
tần số ổn ñịnh cao (số lần biến tần phụ có thể tuỳ ý, song trong công thức biến
tần cuối cùng fphụ phải xuất hiện hai lần với dấu khác nhau).

c. Sơ ñồ bộ THTS sử dụng 1 dao ñộng chuẩn


Cuối cùng, ñể làm rõ hơn về một bộ THTS trực tiếp, hình 4-19 giới thiệu
một sơ ñồ THTS trực tiếp ñiển hình ñược ứng dụng vào trong một thiết bị cụ thể.
Với giải pháp này chúng chỉ cần sử dụng duy nhất một bộ dao ñộng chuẩn thạch
anh kết hợp với các bộ cộng, trừ, nhân, chia, phép nội suy (mạng thưa, mạng
mau) và chọn tần số theo nguyên lý decade cho phép tạo ra mạng tần số chuẩn
tương ñối rộng từ 1,0 ÷ 10,990 MHz, bao gồm 1000 tần số chuẩn với bước tần
∆fS = 10 kHz.

142
40KHz
1MHz

Hình 4-19. Sơ ñồ cấu trúc tạo mạng tần số bằng phương pháp tổng hợp trực tiếp

Tín hiệu ñầu ra ñược xác ñịnh theo biểu thức 4.17. Tần số các tuyến trong
sơ ñồ hình 4-19 tương ứng với các ñảo mạch chọn tần số hàng nghìn, hàng trăm
và hàng chục kilohec ñược chỉ ra trên bảng 4-2.
fR = fN - (fTD + fT + fM) (4.17)
Ví dụ: Ta cần chọn tần số làm việc là 4,86 MHz. Theo (4.17) và bảng (4.2) xác
ñịnh ñược tần số các tuyến: fR= 8 - (1,8 + 1,1 + 0,24) = 4,86 MHz.

Bảng 4-2
Tần số các tuyến tương ứng với các ñảo mạch chọn tần số
ðảo mạch x1000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
fN (MHz) 6 6 8 8 10 10 12 12 14 14
fTD (MHz) 2,8 1,8 2,8 1,8 2,8 1,8 2,8 1,8 2,8 1,8
ðảo mạch x100 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
fT (MHz) 1,9 1,8 1,7 1,6 1,5 1,4 1,3 1,2 1,1 1,0
ðảo mạch x10 00 10 20 30 40 50 60 70 80 90
fM (MHz) 0,30 0,29 0,28 0,27 0,26 0,25 0,24 0,23 0,22 0,21

Nhận xét: phương pháp tạo mạng tần số chuẩn bằng THTS trực tiếp cho phép
chuyển ñổi tần số nhanh, tạp âm pha thấp, và tần số làm việc cao nhất trong các
phương pháp THTS. Tuy nhiên, THTS trực tiếp có ñộ phân giải tần số (bước tần)
còn lớn, ñòi hỏi nhiều về phần cứng (các bộ dao ñộng, bộ trộn, bộ BPF) so với
hai phương pháp THTS khác. Các yêu cầu về phần cứng dẫn ñến kích thước lớn
hơn và giá thành bộ THTS trực tiếp cao hơn. Một nhược ñiểm nữa của THTS

143
trực tiếp là các tần số không mong muốn có thể xuất hiện ở ñầu ra. Di tần càng
rộng, thì các tần số lạ này sẽ xuất hiện càng nhiều. Các nhược ñiểm này phải ñược
cân nhắc cùng với tính vạn năng, tốc ñộ và tính mềm dẻo của THTS trực tiếp.

4.3.2 Tạo mạng tần số bằng phương pháp tổng hợp gián tiếp
Các nhược ñiểm của THTS trực tiếp ñược khắc phục ñáng kể bằng
phương pháp THTS gián tiếp sử dụng vòng khoá pha PLL. Nguyên tắc tổng hợp
gián tiếp là sự phát triển tiếp theo của hệ thống có TðF và khác với hệ thống ñó
ở chỗ thay vì sự biến tần nội suy bộ dao ñộng ñiều chỉnh người ta thực hiện việc
chia tần số dao ñộng.
a. Bộ THTS gián tiếp với 1 mạch vòng khóa pha
Sơ ñồ cấu trúc của hệ thống TðF có bộ chia với hệ số chia biến ñổi N như
hình 4-20.

Hình 4-20. Sơ ñồ TðF có bộ chia biến ñổi

Tại bộ so pha, tần số ñã chia của bộ dao ñộng ñược so sánh với tần số
chuẩn. ðiện áp ñiều khiển ñã ñược lọc bởi LPF tác ñộng lên tần số bộ dao ñộng
qua phần tử kháng sao cho ñạt ñược sự cân bằng các tần số ñưa ñến so pha.
Hệ số chia N có thể thay ñổi trong phạm vi rất rộng nhờ bộ chia có hệ số
chia biến ñổi. Tại trạng thái cân bằng của hệ thống ta có
f0 = fra / N hay fra = N.f0 (4.18)
ðiều này có nghĩa là:
 ðộ bất ổn ñịnh tương ñổi của bộ dao ñộng sẽ ñược xác ñịnh bởi ñộ bất ổn
ñịnh tương ñối của tần số chuẩn,
 Trong hệ này có thể thực hiện ñược thao tác thuận tiện ñể ñiều khiển tần số:
ñó là "số - tần số".
Bước của mạng tần ở lối ra xác ñịnh bởi N và khả năng lọc của LPF. Nếu
N biểu diễn bằng số nguyên thì mạng tần ở lối ra sẽ có bước tần là ∆fS = f0, còn
nếu N là phân số thì bước của mạng sẽ ñược chia nhỏ ra. Khi có phần chục, phần

144
trăm trong N, bước của mạng tương ứng sẽ là f0/10, f0/100...v.v.
ðặc ñiểm của hệ thống này:
 Dải bắt của TðF có bộ chia rộng hơn chừng N lần so với TðF có biến ñổi
nội suy bởi vì: tần số phách càng cách xa tần số cắt của bộ lọc, sự lọc hài bậc cao
càng nhỏ, thành phần một chiều cần ñể ñiều chỉnh bộ dao ñộng càng lớn.
 Tính chất lọc của hai hệ TðF cũng không như nhau: trong hệ có bộ chia,
nếu các dao ñộng của bộ dao ñộng bị ñiều chế ký sinh với di tần nhất ñịnh, thì
lượng di tần dẫn ñến so pha sẽ nhỏ hơn N lần. Mức thay ñổi (ñập mạch) trong
ñiện áp ñiều khiển sẽ nhỏ ñi một lượng tương ứng và vì thế không xảy ra sự bù
trừ thích ñáng ñiều chế ký sinh. Do ñó yêu cầu về ñộ sạch dao ñộng của bộ dao
ñộng sẽ rất cao.
 Thời gian xác lập chế ñộ dừng trong bộ tổng hợp số tăng lên do có thêm bộ
chia, nhất là khi N lớn.
Giới hạn trên của bộ chia biến ñổi ñược chế tạo từ các phần tử TTL
(Transistor - Transistor Logic) xấp xỉ 25 MHz, còn với CMOS logic
(Complementary Metal - Oxide - Semiconductor Logic) là khoảng 4 MHz. Do
vậy khi bộ chia lập trình cần làm việc ở những dải tần số lớn hơn, ví dụ với việc
xây dựng bộ THTS 2.109 Hz cho thông tin vệ tinh, thì phải sử dụng phương pháp
khác. Có các cách khác nhau ñể giải quyết vấn ñề này. Trước hết cần xem xét
vấn ñề tốc ñộ làm việc tương ñối thấp của các bộ chia lập trình ñược.
ðể khắc phục nhược ñiểm các bộ chia biến ñổi trong vòng khoá pha có tần
số giới hạn thấp, ta dùng bộ chia cố ñịnh P ñặt trước bộ chia biến ñổi N (gọi là bộ
chia trước - Prescaler) trên hình 4-21. Do ñó, tần số ñưa tới bộ chia biến ñổi N ñã
ñược hạ thấp. Các bộ chia trước có thể hoạt ñộng ñược ở tần số cao (có thể lên
tới hàng Gigahertz - GHz). Như vậy, việc tạo ra mạng tần số cao dễ dàng thực
hiện ñược.

Hình 4-21. Sơ ñồ TðF có bộ chia biến ñổi và cố ñịnh


145
Ngoài bộ chia cố ñịnh 1, người ta còn ñưa thêm vào bộ chia cố ñịnh 2.
Cần có bộ chia này vì tần số tối ưu của bộ dao ñộng thạch anh chuẩn cao hơn
nhiều tần số so sánh f0. Trong chế ñộ xác lập ta có:
fra = N.P.f0 (4.19)
Tức là khi N thay ñổi ñi một ñơn vị, fra sẽ thay ñổi ñi (P.f0), tương ñương tăng
bước tần của mạng tần số ra (∆fS = P.f0). ðể bù lại phải dùng chia có ñiều khiển
trước chia biến ñổi - xem mục 2 tiếp theo.
Hình 4-22 là sơ ñồ có biến ñổi sơ bộ tần số của bộ dao ñộng ñược ñiều
chỉnh. Bộ tổng hợp này có thể là bộ tổng hợp nhiều băng. ðể chuyển băng cần
thay ñổi số m và thực hiện ñiều chỉnh tương ứng bộ dao ñộng.

Hình 4-22. Sơ ñồ TðF có bộ chia biến ñổi và biến tần sơ bộ

Nếu trung tần bằng hiệu m.fref - fra thì ñiều kiệm ổn ñịnh của hệ thống là:
fref / M = (m.fref - fra)/P.N
suy ra: fra = (m.M - P.N).f0 (4.20)
nghĩa là ñộ bất ổn ñịnh tương ñối của bộ dao ñộng bằng ñộ bất ổn ñịnh tương ñối
của dao ñộng chuẩn. Nếu P = 1 mạng sẽ có bước tần ∆fS = f0, còn nếu P > 1, ∆fS =
P.f0.

b. Bộ THTS gián tiếp sử dụng bộ chia có ñiều khiển trước chia biến ñổi
Như ñã trình bày ở trên (hình 4-21), sau bộ chia trước P, tần số ñưa tới bộ
chia biến ñổi là fra / P (ñã ñược giảm ñi P lần). Tín hiệu ñưa tới hai ñầu vào bộ so
pha là f0 và fra / NP. xác ñịnh ở (4.12), tại trạng thái xác lập của vòng so pha ta có:
fra = N(P.f0)
Ta thấy, khi P cố ñịnh, mỗi lần thay ñổi hệ số chia N một ñơn vị thì tần số
ñầu ra thay ñổi là (P.f0). Mạng tần số ñầu ra có bước tần ∆fS = P.f0, như vậy thì
quá lớn, không thỏa mãn yêu cầu của bộ THTS. Như vậy, vấn ñề ñặt ra tiếp theo
146
là phải giảm bước tần của mạng tần số ñầu ra.
ðể giải quyết vấn ñề này phải chọn hệ số chia N là một phân số. Cụ thể N
gồm một số nguyên cộng với một phân số
AQ
N = N0 + , (N0, A, Q, P ñều là các số nguyên)
P
 AQ 
Khi ñó f ra =  N 0 +  .P. f 0
 P 
fra = (PN0 + AQ)f0 (4.21)
Về mặt lý thuyết, biểu thức (4.21) hoàn toàn có thể thực hiện ñược, nhưng
thực tế thực hiện nó rất khó. Biến ñổi (4.21) ñi một chút, trong hệ số ta thêm vào
và bớt ñi một lượng là AP sẽ có
fra = (PN0 + AQ + AP - AP)f0
fra = [P(N0 - A) + (P + Q)A]f0 (4.22)
Từ biểu thức (4.22) ta thấy:
Trong một chu kỳ chia ñầy ñủ, bộ chia trước sẽ chia cho (P+Q) trong A
xung (ở ñầu ra bộ chia trước) và chia cho P trong (N0 - A) xung. Từ ñây, ta thiết
lập ñược bộ chia như hình 4-23, lưu ý ở sơ ñồ này N chính là N0 nói ở trên và là
số nguyên.

fv f ra

Hình 4-23. Bộ chia có ñiều khiển trước chia biến ñổi

Hoạt ñộng: Bộ chia trước sẽ chia cho (P+Q) khi tín hiệu ñiều khiển ở mức cao và
chia cho P khi tín hiệu ñiều khiển ở mức thấp, gọi ñây là bộ chia trước kép luân
phiên (Dual - Modulus - Prescalers). Tín hiệu ñầu ra bộ chia trước ñồng thời
ñược ñưa ñến hai bộ ñếm. Trong một chu kỳ chia, ñầu tiên bộ ñếm (1) ñặt hệ số
là A, bộ ñếm (2) ñặt hệ số là N, tín hiệu ñiều khiển có mức cao ñể ñặt hệ số của
bộ chia trước là (P+Q). Trạng thái này ñược duy trì ñến khi bộ ñếm (1) ñếm tới
147
0. Tại thời ñiểm này, bộ ñếm (1) phát ra tín hiệu mức thấp ñể ñặt hệ số của bộ
chia trước là P, bộ ñếm 2 lúc này có giá trị là (N-A) (ñã ñếm ñược A xung trong
giai ñoạn ñầu), tới khi bộ ñếm (2) ñếm ñến 0 thì trạng thái này kết thúc và cũng
là kết thúc một chu kỳ chia ñầy ñủ (ñầu ra bộ ñếm (2) có một xung). Các bộ ñếm
sẽ ñược reset ñể ñưa về trạng thái ban ñầu ñể tiếp tục chu kỳ chia tiếp theo.
Giản ñồ thời gian của chu trình chia tại các ñiểm a, b, c, d như hình 4-24.
Giả sử một chu kỳ chia bắt ñầu tại thời ñiểm t0, trong giai ñoạn ñầu của chu kỳ
chia, bộ chia trước có giá trị là (P+Q) (tín hiệu ñiều khiển mức cao), giai ñoạn
này tồn tại tới khi bộ ñếm (1) ñếm ñến 0, tức là ñầu vào bộ ñếm 1 (ñầu ra bộ chia
trước) phải có A xung, do ñó phải có A(P+Q) xung ñầu vào. Giai ñoạn sau của
chu kỳ chia, bộ chia trước có hệ số là P (tín hiệu ñiều khiển mức thấp), bộ ñếm
(2) có giá trị là (N-A). Khi bộ ñếm này ñếm tới 0 thì kết thúc chu kỳ chia, ñầu ra
có một xung. Trong giai ñoạn này ñầu vào bộ ñếm (2) (ñầu ra bộ chia trước) phải
có (N-A) xung, do ñó phải có P(N-A) xung ñầu vào.

Hình 4-24. Giản ñồ thời gian của bộ chia có ñiều khiển trước chia biến ñổi

Từ (4.21) ñã có:
fra = (PN + AQ).f0
ở ñây, A là số nguyên nhận các giá trị từ 0 ñến N
Khi A = 0 thì fra = N.P.f0 :Bộ chia trước có hệ số chia cố ñịnh là P
Khi A = N thì fra = N(P + Q)f0 : Bộ chia trước có hệ số chia cố ñịnh
là (P+Q)
Khi 0<A<N thì fra = (PN + AQ)f0

148
Mỗi khi thay ñổi A một ñơn vị thì tần số ñầu ra thay ñổi một lượng Q.f0, ta
ñược mạng tần số với bước tần ∆fS = Q.f0. Nếu Q = 1 thì bước tần của mạng ∆fS =
f0, thỏa mãn yêu cầu về bước tần của bộ THTS. Khi ñó:
fra = (PN + A)f0 (4.23)
Ví dụ: giả sử cần ñặt tần số cho VCO là 45,350 MHz, với bước tần f0 = 25
kHz. Từ sơ ñồ hình 4-22 và biểu thức (4.16), với P = 32, P + 1 = 33 có:
45,350 MHz = (32N + A).25 kHz
Tìm N và A bằng cách:
45,350 MHz : 25 kHz = 32N + A = 1814
hay 1814 = 32N + A
1814 = 32.56 + 22
Như vậy N = 56 và A = 22.
Ta sẽ biến ñổi ngược lại ñể có thể hiểu ñược nguyên lý một cách rõ ràng hơn:
1814 = 32.56 + (33 - 32).22
= 32.(56 - 22) + 33.22
Như vậy bộ chia trước có ñiều khiển sẽ chia cho 33 với 22 xung rồi chia cho 32
với N - A = 34 xung, hệ số chia tổng cộng ñúng bằng 1814. Chuyển ñổi thành bit
nhị phân A = 10110 và N = 0111000. Tương tự như trên có tính toán ñược cho
một hệ số chia bất kỳ.
Trong thực tế các bộ chia trước kép thường ñược thiết kế sẵn và sử dụng
là: 5/6, 8/9, 10/11, 32/33, 40/41, 64/65, 100/101, 128/129.
Kết luận: với phương pháp này ta khắc phục ñược nhược ñiểm các bộ chia biến
ñổi có tần số giới hạn thấp, bảo ñảm bước tần của mạng ra ñủ nhỏ theo yêu cầu.

c. Bộ THTS gián tiếp với nhiều mạch vòng khóa pha


Ngày nay các bộ tổng hợp số 2 vòng (nhiều vòng) khóa pha PLL ñược áp
dụng rất rộng rãi (hình 4-25). Cả hai vòng ñều thực hiện theo sơ ñồ có biến tần sơ
bộ. Bằng cách sử dụng 2 hay nhiều vòng PLL cho phép khắc phục ñược những
hạn chế của một vòng, như dải tần rộng, bước tần nhỏ, thời gian thiết lập tần số
(khóa pha) nhanh...v.v.
Trong sơ ñồ hình 4-25, sử dụng 2 vòng khóa pha. Vòng 1 (vòng chính)
ñảm bảo dải tần số ñầu ra của bộ THTS là rộng với bước tần lớn (∆fS1 = f01) có
nhiệm vụ tạo mạng thưa. Vòng 2 (vòng phụ) ñảm bảo dải tần số ñầy bước tần của

149
vòng 1 có nhiệm vụ tạo mạng mau, với bước tần nhỏ (∆fS2 = f02)
Mối quan hệ tần số giữa các vòng:
fra1 = fTG1 + fra2 (4.17)
fra2 = m.fref - fTG2 (4.18)
ở ñây: fTG1 = N1. f01 (với f01 = fref / M1)
fTG2 = N2. f02 với f02= fref / M2
Từ 4.17 có thể triển khai
fra1 = N1. f01 + (m.fref - N2. f02) (4.19)
Qui f01 và fref về f02 có:
fra1 = N1.M2. f02 / M1 + m.M2.f02 - N2.f02
fra1 = (N1.M2 / M1 + m.M2 - N2).f02 (4.20)
ðể nhận ñược mạng mau khi các tần số so sánh f01 và f02 tương ñối cao,
cần chọn tỉ số M2 / M1 bằng 0.9; 0.99; 0.999...v.v.
Nếu ñồng thời thay ñổi N1 và N2 ñi một ñơn vị về cùng một phía thì toàn
bộ hệ số của f01 sẽ thay ñổi tương ứng 0.1; 0.01; 0.001...v.v.

Hình 4-25. Sơ ñồ TðF hai vòng

4.3.3 Tổng hợp tần số số trực tiếp - DDS


Tổng hợp tần số số trực tiếp (DDS - Direct Digital Synthesizer) là phương
pháp THTS mới nhất, nó ứng dụng kỹ thuật số trong việc tạo ra dải tần tổ hợp.
Cơ sở của phương pháp này là ñịnh luật Kotelnikov, nội dung của ñịnh luật là:
"Nếu tín hiệu có phổ hữu hạn, có tần số lớn nhất là fmax thì hoàn toàn có thể ñược

150
xác ñịnh bởi những giá trị tức thời tại những thời ñiểm cách nhau những khoảng
bằng nhau, khoảng này gọi là chu kỳ lấy mẫu (Tlm) thoả mãn ñiều kiện: Tlm
≤1/(2fmax) hay flm ≥ 2fmax". Như vậy ñể tạo nên tín hiệu hình sin có tần số f, chỉ
cần có không ít hơn 2 giá trị của nó trong chu kì lấy mẫu là ñủ. Trên thực tế
thường dùng nhiều hơn 4 giá trị. Ví dụ với 8 giá trị trong chu kì lấy mẫu, nếu
f lm = 1/ Tlm = 8MHz thì có thể tạo ra dao ñộng tần số f = 1MHz bằng phương pháp
này. ðể khôi phục lại tín hiệu ta cho tín hiệu rời rạc ñó ñi qua bộ lọc thông thấp.
ðặt vấn ñề ngược lại, ta có thể tạo ra tín hiệu S(t) từ một chuỗi xung chuẩn
có biên ñộ không ñổi, giả sử cần tạo ra tín hiệu hình sin có tần số f. Ta tiến hành
ñiều biên chuỗi xung chuẩn ñó sao cho biên ñộ của nó biến thiên theo dạng tín
hiệu f cần tổ hợp, chùm xung này cho qua bộ lọc thông thấp ta thu ñược tín hiệu
cần tổ hợp.
Vấn ñề ñiều biên chuỗi xung ñó như thế nào sẽ ñược giải quyết bằng các
máy tính ña năng, máy vi tính hoặc dùng một bảng nhớ (bộ nhớ) lưu trữ các giá
trị gián ñoạn thích hợp của sóng hình sin. Thực chất của phương pháp dùng bảng
nhớ là cho ra những giá trị tương tự nhau trong mỗi chu kỳ sóng hình sin và thay
ñổi tần số ra bởi việc ñiều chỉnh luồng số liệu ra.
Việc tạo tín hiệu sin có tần số ñã cho ñược thực hiện như sau. Với tần số
lấy mẫu (rời rạc hóa) flm = f 0 , pha hiện thời của dao ñộng ñược xác ñịnh (tính)
sau các khoảng thời gian Tlm . Từ bộ nhớ chọn ra một số tỉ lệ với giá trị của hình
sin với pha như thế. Nhờ bộ biến ñổi số - tương tự, số ñã chọn ñược biến ñổi
thành ñiện áp. Kết quả ở lối ra bộ biến ñổi D/A ñiện áp sẽ thay ñổi từng nấc (xem
hình 4-28a). LPF sau bộ biến ñổi D/A dùng ñể tách lấy hài bậc 1.

Hình 4-26. Sơ ñồ cấu trúc của DDS

Sơ ñồ cấu trúc của DDS (hình 4-26) bao gồm: bộ tạo xung nhịp (chuẩn),
khối ñặt tần số, khối tính pha hiện thời của hình sin có tần số ñã cho, khối nhớ

151
lưu giữ các số liệu về các trị của hình sin tại các pha khác nhau, bộ biến ñổi D/A
và LPF. Thay cho khối nhớ có thể sử dụng khối tính toán, tại ñây theo chương
trình xác ñịnh các giá trị hiện thời của hình sin ñược tính toán trên cơ sở các số
liệu (nhập vào) về tần số cần thiết và pha hiện thời.

Các số liệu của tần số cần tổ hợp từ khối ñặt tần số ñược ñưa tới bộ cộng
pha, xung ñồng hồ có tần số f 0 (chu kỳ T0 ) cũng ñược ñưa tới bộ cộng pha. Như
vậy qua mỗi khoảng thời gian T0 ta xác ñịnh ñược giá trị pha và biên ñộ tức thời
của dao ñộng. Giả sử bộ cộng pha N bit, như vậy nó tính ñược 2N giá trị pha hiện
thời (số này xác ñịnh dung lượng bộ nhớ của thiết bị tính toán). Tần số nhỏ nhất
của bộ tổ hợp (hay cũng chính là bước tần) có chu kỳ bằng chu kỳ cộng Tm , trong
ñó có 2N giá trị pha hiện thời.
Tm = 2 N .T0 (4.21)
1 1 f
Tần số gới hạn dưới f min = ∆f m = = N = N0 (4.22)
Tm 2 T0 2
Gia số pha cùng với mỗi nhịp ứng với tần số f min là:
T0 2π
∆ϕm = 2π . = (4.23)
Tm 2 N

Nếu ở tần số f = p.∆f m ( p = 1, 2,⋯, pmax ) cũng có 2N giá trị pha hiện thời
trên p chu kỳ, gia số pha mỗi nhịp sẽ bằng (tính theo radian):
T0 2π . p
∆ϕ = 2π . p. = N (4.24)
Tm 2
Giá trị pha hiện thời tăng tuyến tính theo qui luật
2π pS
ϕ s = S .∆ϕ = (4.25)
2N
ở ñây S là số nhịp ứng với xung ñồng hồ.
Trong khối nhớ tiến hành lượng tử theo pha, nghĩa là ghi các giá trị ñường
hình sin chỉ ñối với một loạt các giá trị pha gián ñoạn. Chúng ta giả thiết rằng số
giá trị như thế bằng 2k ở trong góc phần tư thứ nhất ( 0 − π / 2 ) , khi ñó bước lượng
tử sẽ là:
π
qϕ = (4.26)
2.2k

152
ðể giảm bớt dung lượng bộ nhớ cần thiết, trong khối lưu trữ thông tin chỉ
nhớ ñối với gốc phần tư thứ nhất, còn ñối với 3 góc phần tư còn lại sẽ ñược qui
ñổi sang góc phần tư thứ nhất.
Với góc phần tư thứ 2, góc pha quy ñổi là: ϕqd 1 = π − ϕ s
Với góc phần tư thứ 3, góc pha quy ñổi là: ϕqd 2 = ϕ s − π
Với góc phần tư thứ 2, góc pha quy ñổi là: ϕqd 3 = 2π − ϕ s .
Ứng với mỗi giá trị pha lượng tử có một giá trị biên ñộ lượng tử, do ñó số
giá trị lượng tử biên ñộ cần phải lưu trữ trong bảng nhớ bằng số giá trị lượng tử
pha trong góc phần tư thứ nhất là 2k. Cùng với sự qui ñổi này phải có tín hiệu
ñiều khiển cực tính ñiện áp ở bộ biến ñổi D/A (góc phần tư thứ 3, thứ 4 ñiện áp
âm).
Quá trình lượng tử như sau: Trong quá trình bộ cộng pha tính toán giá trị
2π pS
pha tức thời ϕ s = N , khi ϕ s gần với giá trị lượng tử pha ipϕ , cách ipϕ một
2
∆ϕ
khoảng cách không lớn hơn nửa gia số pha (tức là ϕ S ( qd ) − i.qϕ ≤ ) sẽ ñược làm
2
tròn thành ipϕ (hình 4-27), từ mã hoá giá trị lượng tử pha ipϕ này sẽ là ñịa chỉ ñể
lựa chọn giá trị biên ñộ lượng tử tương ứng trong bảng nhớ ñưa sang bộ biến ñổi
D/A. ðầu ra bộ biến ñổi D/A có ñiện áp bậc thang thay ñổi, qua bộ lọc thông
thấp cho ta tần số f mong muốn.

Hình 4-27. Lượng tử biên ñộ và pha

Tóm lại quá trình hoạt ñộng như sau: cần ñặt tần số f = p.∆fm thì giá trị p
2π pS
sẽ ñược ñưa vào bộ cộng pha. Giá trị pha tức thời ñược tính ϕ = N , khi giá trị
2

153
pha ñạt tới gần giá trị lượng tử pha nhất, lúc ñó giá trị lượng tử biên ñộ tương
ứng với giá trị lượng tử pha ñó trong bảng nhớ sẽ ñược ñưa ra.
Ta thấy, tần số giới hạn lớn nhất của DDS không chỉ phụ thuộc vào tần số
ñồng hồ f0 mà còn phụ thuộc vào tốc ñộ của các bộ tính, tốc ñộ truy nhập của bộ
nhớ và tốc ñộ của bộ biến ñổi D/A do ñó ta không thể tăng fra bằng cách tăng f0
lên một cách tuỳ ý ñược.
Ví dụ: Xác ñịnh các tham số bộ tổng hợp với các số liệu ban ñầu sau:
k = 2; n = 3; N = 26 ; f 0 = 8000 Hz; p = 3
Sử dụng các công thức trên ta tính ñược:
∆f s = f min = 125 Hz; f max ≤ 8000 / 4 = 2000 Hz;
f = 375Hz; ∆ϕs = 5, 6250 ; ∆ϕ = 16,8750 ; qϕ = 22,50 ;0 ≤ Ai ≤ 7

Các kết quả tính toán cho trong bảng 4-3.


Bảng 4-3
Pha hiện thời Pha hiện Pha Mã của Biên ñộ Mã của Dấu Mã dấu
S ϕ S = S ∆ϕ 0 thời, góc lượng tử pha lượng tử biên ñộ ñiện áp ñiện áp
vuông 1 lượng tử Ai lượng tử

1 16,9 16,9 22,5 001 3 011 + 0


2 33,7 33,7 45 010 5 101 + 0
3 50,6 50,7 45 010 5 101 + 0
4 67,5 67,5 67,5 011 6 110 + 0
5 84,4 84,4 90 100 7 111 + 0
6 101,2 78,8 90 100 7 111 + 0
9 151,9 28,1 22,5 001 3 011 + 0
10 168,8 11,2 22,5 001 3 011 + 0
11 185,6 5,6 0 000 0 000 - 1
15 253,1 73,1 67,5 011 6 110 - 1
16 270 90 90 100 7 111 - 1
17 286,9 73,1 67,5 011 6 110 - 1
20 337,5 22,5 22,5 001 3 011 - 1
21 354,4 5,6 0 000 0 000 - 1
22 371,2 11,2 22,5 001 3 011 + 0

154
ϕ

Hình 4-28.

Hình 4-28 biểu diễn ñồ thị thay ñổi ñiện áp bậc thang ở lối ra bộ biến ñổi
số - tương tự tùy thuộc vào số hiệu của mẫu S, xây dựng trên số liệu của bảng. Sự
thay ñổi của pha lượng tử vào S biểu diễn bởi vạch thẳng ñứng trên hình 4-28b.
ðường gạch gạch trên hình 4-28b là sự thay ñổi của pha không có lượng tử hóa.
Hình 4-28c là các xung hình thành trong khối nhớ và là lệnh thay ñổi cực tính
ñiện áp ở lối ra bộ D/A.
Nhận xét: Bộ tổng hợp tần số DDS sử dụng toàn vi mạch nên có kết cấu gọn
nhẹ, công suất tiêu thụ thấp, có ñộ phân giải tần số tốt (bước tần có thể ñạt tới
1Hz), việc ñặt tần số gần như tức thời (ñộ trễ không ñáng kể), có sai số và nhiễu

155
pha nhỏ. Với kỹ thuật vi ñiện tử ngày nay người ta ñã chế tạo ñược DDS ñạt tới
tần số 150MHz, nếu sử dụng các bộ cộng pha có ñầu vào ra song song, bộ biến
ñổi D/A song song thì có thể ñạt tới tần số 500MHz.
Tuy nhiên, tổ hợp tần số theo phương pháp DDS gặp phải méo lượng tử
biên ñộ và méo lượng tử pha. Người ta ñã tính ñược
1
+ Méo lượng tử biên ñộ: Dma = 20 lg [db]
6.2n
Trong ñó n là số bit mã hoá mức lượng tử biên ñộ.
π
+ Méo lượng tử pha: Dmϕ = 20 lg [db]
12.2k +1
Trong ñó k là số bit mã hoá mức lượng tử pha.
Kết luận:
Chúng ta ñã xét các phương pháp THTS, mỗi phương pháp ñều có những
ưu nhược ñiểm khác nhau. Sơ ñồ tổng hợp là sự kết hợp ñiểm mạnh của từng
phương pháp nhằm thỏa mãn ñược mục ñích ñặt ra là xây dựng ñược các bộ
THTS ngày càng hoàn hảo, ñáp ứng ñược các yêu cầu kỹ thuật ñặt ra.
Các phương pháp THTS thường ñược sử dụng trong các thiết bị viễn
thông mà ñặc biệt là trong các thiết bị thông tin vô tuyến hiện ñại ngày nay là:
THTS gián tiếp dùng bộ chia cố ñịnh có ñiều khiển trước chia biến ñổi, THTS
dùng vi xử lý, THTS gián tiếp kết hợp DDS, THTS gián tiếp với nhiều vòng
khóa pha...

156
Chương 5
CÁC MẠCH ðIỀU CHỈNH VÀ ðIỀU CHỈNH TỰ ðỘNG
TRONG CÁC MÁY THU PHÁT VÔ TUYẾN

5.1 CÁC MẠCH ðIỀU CHỈNH VÀ ðIỀU CHỈNH TỰ ðỘNG TRONG


MÁY THU
5.1.1 ðiều chỉnh bằng tay và ñiều chỉnh tự ñộng hệ số khuếch ñại
a. ðặt vấn ñề
Mức tín hiệu cao tần ở lối vào máy thu, như ta ñã biết thường thay ñổi
trong phạm vi rất rộng. Nó phụ thuộc vào công suất máy phát và loại anten của
ñài ñối, vào cự ly và ñiều kiện truyền sóng, vào loại anten thu. Dải biến ñổi này
có thể ñạt tới 100 ÷ 120 dB (105 ÷ 106 lần), trong khi máy thu lại có dải ñộng hạn
chế và sẽ quá tải nếu tín hiệu mạnh nên việc ñiều chỉnh khuếch ñại trong máy thu
là hoàn toàn cần thiết. Nhiệm vụ của việc ñiều chỉnh này là:
- Duy trì mức sóng mang ở lối vào bộ tách sóng ở giá trị tương ñối cố ñịnh
(const) cho dù mức tín hiệu ở anten thay ñổi ñáng kể.
- Bảo ñảm lối ra âm tần của máy thu chỉ biến ñổi như một hàm của việc
ñiều chế sóng mang chứ không biến ñổi theo mức sóng mang.
- Bảo ñảm hệ số khuếch ñại máy thu có thể lớn ñể thu các tín hiệu yếu mà
không sợ gây quá tải các tầng khuếch ñại cao tần khi thu tín hiệu mạnh.
- Bảo ñảm mức ra không ñổi một cách hợp lý khi ñiều hưởng máy thu từ ñài
này sang ñài khác.
Trong các máy thu FM, thường dùng TðK ñể ñảm bảo:
- Tín hiệu ñến lối vào bộ hạn biên ñủ lớn ñể mạch hạn chế làm việc.
- Không xảy ra quá tải các tầng cao tần và trung tần.
Hiệu quả của hệ thống TðK ñược ñánh giá bằng tỉ số giữa sự thay ñổi mức tín
hiệu ở lối vào máy thu và sự thay ñổi mức ở lối ra:
β = p/q (thường ≅ 60 ÷ 80 dB); (5.1)
ở ñây: p = EA max /EA dñ ;
q = Ura max /Ura dñ (Các giá trị cực ñại và danh ñịnh)

157
b. Phân loại
Người ta chia ra hai loại: ñiều chỉnh khuếch ñại bằng tay và ñiều chỉnh
khuếch ñại tự ñộng (viết tắt là TðK hoặc AGC).
ðiều chỉnh khuếch ñại bằng tay chỉ có thể bảo ñảm mức ra của tín hiệu là
không ñổi với những thay ñổi rất chậm của mức tín hiệu vào. Với những thay ñổi
nhanh của mức tín hiệu vào như trên các ñường vô tuyến sóng ngắn thì chỉ TðK
mới có tác dụng.
Ta có thể thay ñổi hệ số khuếch ñại của máy thu bằng thay ñổi hệ số
khuếch ñại của một hoặc vài phần tử của tuyến thu:
- Thay ñổi hệ số truyền ñạt của mạch vào bằng việc mắc bộ suy giảm loại
phân áp nhiều cấp dùng ñiện trở vào giữa thiết bị anten - phi ñơ và khung dao
ñộng vào. Ưu ñiểm: khi giảm mức tín hiệu thì ñồng thời giảm cả mức nhiễu.
Nhược ñiểm: giảm tỷ số tín / tạp, dải ñiều chỉnh của bộ suy giảm lớn (100 ÷ 120
dB) nên số cấp suy giảm lớn khó thực hiện.
- Thay ñổi hệ số khuếch ñại của các tầng khuếch ñại máy thu. Cần bảo
ñảm khuếch ñại không méo tín hiệu, do ñó thường ñiều chỉnh các tầng mà biên
ñộ tín hiệu còn nhỏ.
c. Giải pháp kỹ thuật
Ý tưởng cơ bản của hệ thống AGC ñược minh họa trên hình 5-1. ðiện áp
AGC ñược tạo ra trong tầng tách sóng hoặc trong tầng hạn biên và tỉ lệ với biên
ñộ sóng mang xuất hiện ở lối ra bộ khuếch ñại trung tần. Cực tính ñiện áp AGC
chọn sao cho sự tăng mức sóng mang kéo theo sự tăng ñiện áp AGC. ðiều này
lại dẫn ñến giảm hệ số khuếch ñại của từng tầng, giảm khuếch ñại tổng thể của
máy thu và khôi phục mức sóng mang lối vào tách sóng về trị ban ñầu của nó.
Nếu mức sóng mang giảm, quá trình xảy ra theo chiều ngược lại. AGC phụ dùng
ñể tránh quá tải cao tần khi tín hiệu vào lớn. Trong nhiều máy thu FM chỉ dùng
AGC phụ.

Hình 5-1. Sơ ñồ mạch AGC

158
 AGC ñơn giản: ở kiểu này ñiện áp AGC ñược tạo ra ngay khi ñiện áp sóng
mang xuất hiện ở lối ra KðTG. Có nghĩa là ñộ khuếch ñại của máy thu
giảm thấp hơn trị cực ñại của nó khi tín hiệu mong muốn còn yếu và ñang
cần ñộ khuếch ñại tối ña. ðể hoàn thiện, ta dùng AGC có trễ.
 AGC có trễ: Vòng AGC ñược thiết kế sao cho nó không hạn chế ñiện áp
ra ñến khi ñiện áp vào tách sóng ñạt ñến mức ngưỡng ñặt trước. ðể hoàn
thiện hơn nữa ta dùng hệ thống AGC có trễ và khuếch ñại: phương án 1
thực hiện khuếch ñại phụ tín hiệu cao tần trước tách sóng; phương án 2
khuếch ñại phụ ñiện áp 1 chiều sau tách sóng AGC (hình 5-2).

Hình 5-2. Sơ ñồ AGC có khuếch ñại

Hình 5-3 là ñặc tuyến biên ñộ của máy thu với các hệ thống AGC khác
nhau. Khi không có AGC, ñặc tuyến tuyến tính trong phạm vi dải ñộng của máy
thu. Với AGC ñơn giản, sự phụ thuộc của ñiện áp ra vào sức ñiện ñộng trong
anten là phi tuyến. Với AGC có trễ, khi EA < EAdñ ñặc tuyến là tuyến tính.

Hình 5-3. ðặc tuyến các loại AGC

Các hệ thống AGC ñã xét ở trên bao trùm phần lớn các tầng của tuyến
chung và tuyến riêng của máy thu. ðôi khi người ta chia hệ thống AGC ra thành
hai hệ thống ñộc lập: AGC tuyến riêng và AGC tuyến chung, trong ñó AGC
tuyến riêng sẽ ñóng vai trò chính. AGC tuyến chung là AGC có trễ lớn. Nó chỉ
hoạt ñộng khi mức tín hiệu ở lối vào ñạt tới giá trị gần với giới hạn dải ñộng của
tuyến chung. Hệ thống AGC này sẽ ñảm bảo sự làm việc của tuyến chung trong
159
chế ñộ tuyến tính với mức tín hiệu ñủ cao và như vậy sẽ cải thiện ñộ chọn lọc
thực tế của máy thu.
Một vấn ñề cố hữu với các loại AGC trên là sự bù khuếch ñại xảy ra sau:
mạch theo dõi mức sóng mang và tạo ñiện áp ñiều chỉnh nằm sau KðTG nên
phản ứng có thể quá chậm (mức sóng mang ñã thay ñổi và truyền qua máy thu
rồi). Trong một số trường hợp ta dùng AGC trước: tín hiệu thu ñược kiểm tra tại
ñiểm gần tuyến cao tần thu hơn và ñiện áp ñiều chỉnh ñược ñưa xuôi
(feedforward) ñến các tầng KðTG.
Một số ñiểm lưu ý:
+ Hằng số thời gian của bộ lọc AGC phải chọn sao cho ñiện áp ñiều chỉnh chỉ
phản ánh thay ñổi chậm của mức tín hiệu, mà không kịp bám theo sự thay ñổi
ñường bao tín hiệu (thường là nhanh, khi thu tín hiệu ñiều biên). Vì chu kì
ñường bao tín hiệu Tmax = 1/Fmin nên ta phải có τ >> Tmax ; nếu Fmin = 300 Hz,
Tmax = 0,0033 s; τ ≅ 0,05 - 0,2 s.
+ Khi thu tín hiệu ma níp biên ñộ, τ ≅ 1 s vì với hằng số thời gian nhỏ hơn,
trong các quãng trống giữa các xung tín hiệu hệ số khuếch ñại kịp tăng lên và
làm tăng mức nhiễu.
+ ðối với tín hiệu thoại ñơn biên có một số tính chất ñặc biệt vì vậy ta xét các
nguyên tắc thực hiện AGC khi thu dạng tín hiệu này:
Tín hiệu ñơn biên chỉ tồn tại khi phát tin. Trong các quãng nghỉ tự nhiên
xuất hiện giữa các từ và câu, sẽ không có nguyên liệu ñể AGC có thể dựa vào.
Như vậy có nghĩa là trong các quãng nghỉ không tránh khỏi sự rộ lên của tạp và
nhiễu. ðể suy giảm hiện tượng khó chịu này cần tăng hằng số thời gian của bộ
lọc AGC, song ñiều ñó lại kéo theo sự tăng thời gian phản ứng của máy thu với
mức tín hiệu tới, nghĩa là lúc mới xuất hiện tín hiệu sẽ phát sinh sự quá tải máy
thu. Việc giải quyết vấn ñề này ñạt ñược bằng việc dùng bộ lọc AGC với hai
hằng số thời gian: rất nhỏ khi tăng biên ñộ tín hiệu và rất lớn khi giảm tín hiệu
(ñược gọi là “nạp nhanh - phóng chậm”). Ví dụ thực tế như hình 5-4.

Hình 5-4. Sơ ñồ mạch với hằng số thời gian nạp và phóng khác nhau

160
Giả sử rằng ñiện trở trong của nguồn ñiện áp (tách sóng AGC) ñủ nhỏ.
Khi tín hiệu tăng, tụ ñược nạp nhanh qua trở trong rất nhỏ của ñi ốt, còn khi tín
hiệu giảm ñiện áp trên tụ lớn hơn ñiện áp vào, ñiốt ñóng và hằng số thời gian
phóng của tụ xác ñịnh bởi trở ngược của ñi ốt và trở vào tầng tiếp sau. Hằng số
thời gian nạp ñược chọn bằng vài mili giây (ms), hằng số thời gian phóng cỡ 2
giây. Người ta gọi AGC ñã xét là AGC theo ñường bao hay AGC theo phổ.
Nhược ñiểm của AGC theo ñường bao là:
- Sự tăng hệ số khuếch ñại máy thu ñến cực ñại trong các quãng nghỉ kéo dài
của tín hiệu.
- ðộ chống nhiễu xung ñều ñặn thấp (do thời hằng nhỏ của AGC). Tụ dưới tác
ñộng của các xung ñều ñặn có thể nạp ñến ñiện áp gần bằng biên ñộ của
chúng, dẫn tới AGC suy giảm ñáng kể tín hiệu của máy thu.
Nếu cùng với tín hiệu có ích người ta phát ñi cả tín hiệu lái thì có thể áp
dụng hệ thống AGC khác (AGC theo tín hiệu lái). Lúc này tín hiệu lái ñược tách
ra bằng bộ lọc dải hẹp, ñược khuếch ñại ñến giá trị ñủ ñể AGC làm việc bình
thường. AGC này có nhược ñiểm là không tính ñến pha ñinh chọn lọc của tín
hiệu. Ví dụ khi pha ñinh các thành phần phổ gần sóng mang và ñồng thời tăng
các thành phần trong vùng trên của phổ tín hiệu thì sẽ có hiện tượng quá tải máy
thu.
ðể nâng cao hiệu quả của hệ thống AGC, ngày nay người ta dùng AGC số
như hình 5-5a. Trong sơ ñồ này, nhờ dùng bộ tích phân số (bộ ñếm thuận nghịch)
biên ñộ ra không phụ thuộc vào biên ñộ tín hiệu vào. Khi Ura < Utrễ giống như
AGC tương tự, AGC số không làm việc và hệ số khuếch ñại bằng Kmax.

±1

Z D = ±1
±1

Hình 5-5. Sơ ñồ AGC số

Tín hiệu ở lối ra bộ tách sóng AGC ñược lượng tử hoá nhị phân: nếu Ura > Utrễ
161
tín hiệu sai số ñược tạo ra ZD = -1, nếu Ura < Utrễ thì ZD = +1. Tín hiệu sai số này
ñi ñến bộ ñếm thuận nghịch lấy trung bình RC1 với hệ số ñếm n1. Khi RC1 tràn
(ñầy), ở lối ra của nó xuất hiện xung làm tăng hoặc giảm ñi một ñơn vị (tuỳ thuộc
vào dấu tràn) số ñếm trong bộ ñếm thuận nghịch thứ hai RC2. Mã trong RC2 thay
ñổi từ 0 ÷ Rmax. Bộ ñếm này không ñược tràn: Khi mã trong RC2 ñạt ñược giá trị
0 hoặc Rmax sẽ xảy sự chặn việc ñưa xung có dấu tương ứng từ RC1 ñến. Mã
trong RC2 ñiều chỉnh hệ số khuếch ñại của tuyến trung tần.
Dễ thấy rằng ở chế ñộ dừng, trong sơ ñồ AGC số ñang xét có phát sinh
các dao ñộng, dẫn ñến sự thay ñổi mã trong RC2 ñi ñơn vị (ví dụ R = 15, 16, 15,
16....), tương ứng với ñiều chế biên ñộ kí sinh tín hiệu vào. Có thể tránh hiện
tượng này bằng áp dụng bộ lượng tử hóa có vùng không nhậy trong ñặc tuyến
(hình 5-5b), tương ñương với việc chuyển từ lượng tử hóa 2 mức sang lượng tử
hóa 3 mức (ZD = ± 1, 0). Một cách hợp lý nên chọn ñộ rộng của vùng không
nhậy bằng giá trị mẫu ñiều chỉnh 2mUtrễ, m là ñộ chính xác tĩnh của việc ñiều
chỉnh biên ñộ tín hiệu. Dung lượng max của RC2 có thể tính theo công thức:
Rmax = log(Kmax/Kmin) / log(2m +1) (5.2)
Kmax, Kmin là hệ số khuếch ñại tối ña (tối thiểu) của tuyến ñược ñiều chỉnh. ðặc
tính bộ lượng tử hóa như trên có thể thực hiện nhờ 2 bộ so sánh với ngưỡng
tương ứng là Utrễ ± mUtrễ. Tần số lấy mẫu FD nên chọn cao hơn một bậc bề rộng
phổ tín hiệu vào ADC. Bề rộng này ñược xác ñịnh bởi dải thông LPF ở lối ra bộ
tách sóng AGC.

5.1.2 Mạch tự ñộng khống chế tạp âm lối ra máy thu khi không có tín hiệu
Các mạch này còn có các tên gọi khác như: mạch triệt rào, triệt ồn hay
SQL (Squelch). Nguyên tắc chung là giảm hệ số khuếch ñại máy thu khi không
có tín hiệu. Việc này thường thực hiện ở tuyến âm tần vì tuyến cao tần phải luôn
luôn sẵn sàng thu tín hiệu.
Trong một số máy thu tín hiệu FM, ñể ñiều khiển khuếch ñại người ta
dùng sự chênh lệch dòng trong mạch ñiện cực ñiều khiển của phần tử thực hiện
chức năng hạn biên. Khi không có tín hiệu dòng chỉ ñược xác ñịnh bởi số lượng
hạn chế các ñột biến tạp âm thăng giáng lớn hơn ngưỡng hạn chế. Do ñó khi xuất
hiện tín hiệu sẽ xuất hiện sự chênh lệch dòng. Sự chênh này thực hiện các chuyển
ñổi cần thiết trong bộ KðÂT nhờ rơ le ñiện từ hoặc cơ khí, tức là khôi phục lại
sự khuếch ñại bình thường của tầng bị ñiều khiển ñã khoá trước ñó. Hình 5-6
minh hoạ cho phương án này
162
Hình 5-6. Triệt ồn theo nhận biết từ tầng hạn biên

Một hệ thống khác sử dụng hiệu ứng chèn áp tạp âm trên bộ hạn biên của
máy thu FM trong phần phổ thấp tần của tạp âm không bị chiếm bởi các thành
phần của phổ tín hiệu. Hình 5-7 minh họa cho nguyên tắc này.

Hình 5-7. Triệt ồn dùng bộ lọc tần thấp

Hệ thống hoạt ñộng như sau: Phần phổ thấp tần của tạp âm từ 0 - 200 Hz
ñược lọc bởi bộ lọc tần thấp. ðiện áp tạp sau ñó ñược khuếch ñại lên, ñược nắn,
san bằng và dùng làm ñiện áp khoá tầng KðÂT. Khi xuất hiện tín hiệu, tạp âm bị
chèn ép, còn KðÂT mở ra.
Nguyên tắc thứ ba ñược minh hoạ ở hình 5-8

H¹n biªn TS tÇn sè K§¢T

TS biªn ®é K§ t¹p ©m N¾n

Hình 5-8. Triệt ồn theo ñường bao

Các tạp âm ở lối ra bộ hạn biên khi không có tín hiệu ñược tách sóng bởi
tách sóng biên ñộ. Thành phần biến ñổi tức ñường bao tạp âm ñược khuếch ñại
lên, ñược nắn, ñược san bằng rồi ñưa ñến KðÂT ñể khóa nó. Khi có tín hiệu ñiện
áp tổng của tín hiệu và tạp lớn hơn ngưỡng hạn chế, còn biên ñộ thành phần biến
ñổi trên tải tách sóng biên ñộ triệt tiêu.
Các phương pháp trên thường ñược gọi là triệt ồn theo tạp âm. Một
phương pháp nữa cũng thường ñược áp dụng kết hợp nhằm tăng khả năng phân
163
biệt có chọn lọc của hệ thống, ñó là phương pháp triệt ồn theo mã âm. Nguyên
tắc ñược xây dựng như sau, về phía máy phát các xung âm (tone) ñược mã hoá
luôn ñược gửi trên tần số sóng mang khi nhấn nút bấm tổ hợp hoặc mircro. Về
phía máy thu, các xung âm này ñược tách ra bằng bộ lọc rất hẹp nhờ bộ giải mã
tone trong máy thu và dùng ñể ñiều khiển bộ phận chấp hành. Các xung âm này
có tần số dưới phổ âm tần thấp nhất của tiếng nói (<300Hz), do vậy sau khi lọc
giải mã chúng thường ñược khuếch ñại sau ñó mới nắn lấy thành phần một chiều
ñiều khiển tầng KðÂT. Khi máy thu nhận ñược tín hiệu sóng mang, phải ñúng
xung âm ñược giải mã mới nối KðÂT vào tuyến trước của máy thu, còn khi
không có hoặc không ñúng mã âm ñường KðÂT vẫn không ñược nối. Nguyên
tắc này thường ñược áp dụng ñối với các máy thu phát ở dải tần số VHF, UHF.
Sơ ñồ ñược minh hoạ ở hình 5-9.

Hình 5-9. Triệt ồn dùng tone riêng

Cần chú ý khi sử dụng mạch triệt ồn dùng tone riêng với các phương pháp
trên, khi ñó mạch triệt ồn kiểu này không ñược kích hoạt.

Hình 5-10. Triệt ồn theo cường ñộ tín hiệu


Trong các máy thu tín hiệu SSB, ñể ñiều khiển khuếch ñại (ñóng mở) tầng
âm tần người ta so sánh sự chênh lệch ñiện áp trên ñường AGC ñược tách từ
tuyến tần số trung gian tín hiệu giữa khi có và không có tín hiệu ñể khống chế.
Phương pháp này còn ñược gọi là triệt ồn theo cường ñộ tín hiệu. Sơ ñồ ñược chỉ
ra trên hình 5-10.

164
5.1.3 ðiều chỉnh dải thông của máy thu
Như ta ñã biết, các tuyến riêng của máy thu ñược bắt ñầu từ các bộ lọc
chọn lọc tập trung, là các phần tử cơ bản ñể triệt nhiễu tác ñộng trên các kênh
thông tin lân cận. Các bộ lọc này có dải thông ứng với phổ tín hiệu thu. Vậy liệu
có thể dùng bộ lọc chung cho tất cả các dạng tín hiệu với dải thông biến ñổi
không? Khi thu nghe AM và báo biên ñộ, việc ñặt dải thông tối ưu của máy thu
tuỳ thuộc vào hoàn cảnh nhiễu là rất hiệu quả. Song hiện nay khi thông tin ñơn
biên ñang thay thế thông tin ñiều biên, vấn ñề áp dụng bộ lọc tập trung với dải
thông biến ñổi thực tế không ñặt ra nữa vì:
- Phổ tín hiệu ñơn biên bị dịch lên trên hoặc xuống dưới so với tần số thu
danh ñịnh tuỳ thuộc vào dải biên tần sử dụng.
- Các ưu ñiểm của SSB ñược thực hiện nếu ñường cong chọn lọc của bộ
lọc có hệ số chữ nhật cao.
Bởi vậy ta sẽ nói về bộ lọc dải thông biến ñổi trong các máy thu nghe tín
hiệu AM và báo biên ñộ.
Một sơ ñồ bộ lọc dải thông biến ñổi như hình vẽ 5.11.

Hình 5-11. Sơ ñồ bộ lọc thạch anh với dải thông biến ñổi

Hộp cộng hưởng thạch anh ñược dùng như phần tử ghép giữa hai khung
dao ñộng. ðiện áp tín hiệu tại ñiểm a so với vỏ có ñược do C0, ñược bù hoàn toàn
bằng ñiện áp ngược pha tại ñiểm này do CH (ñiểm giữa của khung nối ñất). Do
vậy các khung dao ñộng chỉ ghép với nhau qua (LK, CK, rK). Nếu cả hai khung
ñược ñiều hưởng chính xác vào tần số cộng hưởng nối tiếp của thạch anh thì
phẩm chất của khung cộng hưởng tương ñương là:
Qtñ = (ω0LK) / (rK + 2p2R0) (5.3)
R0 - trở kháng cộng hưởng của các khung vào và ra, p trong trường hợp
này bằng 1/2 vì vậy:
Qtñ = (ω0LK) / (rK + R0/2) (5.4)
165
Như vậy khi phẩm chất các khung vào và ra cao, dải thông của khung
tương ñương (tức của bộ lọc) nhờ giảm Qtñ có thể rất rộng. Nếu ñánh lệch ñối
xứng các khung về các phía khác nhau nhờ các tụ ñồng chỉnh thì sơ ñồ của khung
tương ñương có dạng hình 5-12b.

Hình 5-12. Sơ ñồ tương ñương của bộ lọc dải thông biến ñổi

Vì: X1 = -X2 nên Qtñ = ω0LK / (rK + 2r)


 ω ' ω0  ∆ω '
ν = Qk  −  ≃ 2Qk - ñộ lệch cộng hưởng tổng quát
 ω0 ω '  ω0
QK - phẩm chất khung vào và ra có tính ñến phản ứng của sơ ñồ
ω' - tần số riêng của khung lệch cộng hưởng.
∆ω' = | ω' - ω0 |
Với sự tăng ∆ω', r giảm còn dải thông thì thu hẹp lại. Bằng cách như vậy
có thể thay ñổi ñộ rộng dải thông từ vài kHz ñến 200 ÷ 300 Hz. Tính chất thay
ñổi của dạng ñường cong chọn lọc bộ lọc khi lệch cộng hưởng khung (D = f(∆ω))
với các giá trị ∆ω' khác nhau như hình 5-13.

∆ω1' = 0 ∆ω2' > ∆ω1'

∆ω3' > ∆ω2'

−∆ω ∆ω

Hình 5-13. ðường cong chọn lọc của bộ lọc thạch anh biến ñổi

Khi thu hẹp dải thông, hệ số chữ nhật của ñường cong chọn lọc giảm,
trong vùng tần số riêng của các khung lệch cộng hưởng xuất hiện các chỗ lõm. Vì
vậy bộ lọc này phải sử dụng kết hợp với bộ lọc có tham số không ñổi ñằng trước,
tính cho dải thông cực ñại của máy thu. ðể thay ñổi dải thông của bộ lọc này

166
người ta thay ñổi: trị số các tụ ghép giữa các khung, trị số các trở kháng vào và ra
và ñiện dung của các khung (nhằm giữ cho tần số trung bình của bộ lọc là không
ñổi).
Một giải pháp lọc ñiều chỉnh dải thông bằng phương pháp dịch tần số
trung tần tín hiệu hay ñược sử dụng trong các máy thu SN hiện nay. Giải pháp
này cho phép loại bỏ nhiễu xuất hiện về một phía. Sơ ñồ cho giải pháp này ñược
thề hiện trên hình 5-14.
f n-1 fn f n+1

fp

Hình 5-14. ðiều chỉnh dải thông theo phương pháp dịch trung tần

Hình 5-15. Minh hoạ ñiều chỉnh dải thông bằng phương pháp dịch trung tần

Nhờ dao ñộng phụ ñược ñưa vào cho phép ñiều chỉnh fn lệch về 2 phía
trung tâm của bộ lọc:
f n = f p − f n-1 (5.5)
f n+1 = f p − f n = f n-1 (5.6)

167
Kết quả sau 2 lần biến ñổi với tần số phụ fp ñược tần số f n+1 = f n-1 . Với
mục ñích này không những cho phép lọc bỏ nhiễu về một phía mà còn cho phép
chọn lọc ñối với từng dạng tín hiệu riêng rẽ bằng cách sử dụng nhiều bộ lọc thạch
anh khác nhau trong tuyến tần số fn và ñộ không ổn ñịnh của bộ dao ñộng phụ
ñược loại bỏ theo nguyên lý bù trừ. Giải pháp này thường ñược áp dụng ñối với
các máy thu hiện nay.
Minh hoạ cho giải pháp ñiều chỉnh lọc nhiễu một phía ñược thể hiện trên
hình 5-15.

5.2 CÁC HỆ THỐNG ðIỀU CHỈNH VÀ ðIỀU CHỈNH TỰ ðỘNG TRONG


MÁY PHÁT
5.2.1 Mạch ñiều chỉnh tự ñộng mức - ALC
Sơ ñồ chức năng của mạch ALC (Automatic Level Control) ñược chỉ ra
trên hình 5-16.

Uf

Ur

Hình 5-16. Mạch ALC


Mục ñích của việc sử dụng mạch ALC trong tuyến phát nhằm ñạt ñược:
- Ổn ñịnh và ñồng ñều mức tín hiệu phát trong dải tần làm việc: bằng cách
ðCTð hệ số khuếch ñại của các tuyến tần số trung tần tuyến phát, mạch này
hoạt ñộng ngay cả khi nguồn cấp cho máy phát không ổn ñịnh.
- ðCTð công suất phát (APC - Automatic Power Control): cho phép khống
chế công suất phát theo mức ñã ñược lựa chọn. Mức chọn này có thể là liên
tục hoặc cố ñịnh theo các mức: cao, trung bình hay thấp (H/M/L). Ngoài ra,
mạch này còn cho phép bảo vệ tầng khuếch ñại công suất khi hệ số sóng
ñứng (SWR - Standing Wave Ratio) lớn bằng cách giảm công suất phát thậm
chí cấm phát. Hệ số SWR ñược xác ñịnh theo 5.7.

168
Pf + Pr
SWR = ≥1 (5.7)
Pf − Pr

Ở ñây: SWR : không thứ nguyên, lý tưởng = 1,


Pf : công suất sóng tới,
Pr : công suất sóng phản xạ.

5.2.2 Cơ sở của hệ thống tự ñộng ñiều chỉnh phối hợp anten


1. Yêu cầu và ñiều kiện phối hợp
Thông tin vô tuyến ngày càng ñòi hỏi các thiết bị phải làm việc trong dải
tần rộng, với nhiều loại anten khác nhau, các anten này có trở kháng vào phụ
thuộc vào tần số và thường là một số phức
Z A ( jω ) = RA (ω ) + jX A (ω ) (5.8)
Do các phần tử khuếch ñại (ñèn ñiện tử, tranzitor) của tầng ra chỉ cho ra
công suất lớn nhất khi tải của nó là RGH (chế ñộ giới hạn), nên ñể phối hợp cần
phải ñiều chỉnh khử bỏ thành phần X A (ω ) và ñưa RA (ω ) = RGH , ñể thuận tiện gọi
RGH = Rt thì
Z A ( jω ) = RA (ω ) = Rt (5.9)
ðây chính là ñiều kiện phối hợp anten, muốn ñược thực hiện ñiều này phải ñiều
chỉnh cả ñiện trở và ñiện kháng của anten.

2. Các phương pháp phối hợp


Các máy phát thường dùng tầng ra phức tạp vì có ñộ lọc sóng hài cao, có
khả năng bảo vệ tầng KðCS ra khi tham số anten thay ñổi lớn. Tầng ra phức tạp
sử dụng hai hoặc nhiều hơn các khung cộng hưởng. Khung ghép với anten gọi là
khung anten, các khung còn lại gọi là khung trung gian. ðiều chỉnh các khung và
ñộ ghép giữa chúng sẽ thực hiện ñược ñiều kiện (5.9) nói trên, và có các phương
pháp ñiều chỉnh sau:
 ðiều chỉnh phối hợp anten nhờ thay ñổi ñộ ghép giữa các khung
Phối hợp theo phương pháp này là sau khi ñiều chỉnh cộng hưởng mạch
anten ñể khử phần kháng X A (ω ) , sẽ tiến hành thay ñổi ñộ ghép giữa các khung
cộng hưởng ñể RA (ω ) = Rt làm tải cho tầng KðCS. ðặc ñiểm của phương pháp
này là ñiện trở vào của khung cộng hưởng anten có thể thay ñổi trong phạm vi
nào ñó, chỉ khi thay ñổi ñộ ghép mới ñưa về Rt. Do vậy phương pháp có thuận lợi
169
là vẫn ñảm bảo phối hợp tốt khi thay bán dẫn hoặc thay ñổi các tham số của tầng
ra; nhưng lại phải tiến hành ñiều chỉnh nhiều lần, ở nhiều khâu dẫn ñến làm tăng
thời gian ñiều chỉnh, dễ làm hỏng các tiếp ñiểm khi máy phát có công suất lớn
nên các máy hiện ñại ít dùng, chỉ sử dụng ở những chủng loại máy cũ hoặc
những máy mới có công suất nhỏ...
 ðiều chỉnh phối hợp anten nhờ khối phối hợp riêng rẽ
Do phương pháp phối hợp trên còn có nhược ñiểm nữa là máy phát vẫn
bức xạ cao tần khi ñiều chỉnh, không ñảm bảo hệ số yêu cầu SWR = 1 ÷ 1,3 ; vì
vậy kết cấu các phần tử phối hợp như một khối riêng sẽ khắc phục ñược nhược
ñiểm này. Yêu cầu của phương pháp phối hợp này là phải có ñiện trở tải cố ñịnh
cho tầng ra, nó thuận tiện cho việc ñiều chỉnh. ðối với các máy phát sử dụng tầng
ra có khung cộng hưởng thì việc phối hợp phải tiến hành riêng rẽ ở tầng ra và
khối phối hợp nhằm ñưa trở kháng vào của khối phối hợp về Rt. Còn ñối với các
máy phát sử dụng khuếch ñại công suất dải rộng thì việc ñiều chỉnh chỉ phải tiến
hành ñiều chỉnh khối phối hợp ñể ñưa trở kháng vào của anten Z A (ω ) về Rt , do
vậy khả năng nâng cao tốc ñộ ñiều chỉnh. Với kết cấu thành khối phối hợp riêng
rẽ như vậy cũng rất tiện lợi cho việc chuyển sang sử dụng ở các máy phát khác
có cùng dải tần, công suất truyền và ñiện trở tải.

3. Nguyên tắc thiết lập khối phối hợp anten


Quá trình biến ñổi Z A ( jω ) về Rt ñược gọi là quá trình phối hợp, các mạch
ñảm bảo sự phối hợp này gọi là mạch phối hợp. Thiết bị (khối) phối hợp sẽ bao
gồm cả mạch phối hợp và các phần tử phụ ñảm bảo cho việc ñiều chỉnh. Cách
mắc khối phối hợp như hình 5-17

Rt Z A ( jω )

Z1 ( jω ) = Rt Z 2 ( jω ) = Z A* ( jω )

Hình 5-17. Vị trí của mạch phối hợp anten

170
Vì Z A ( jω ) = RA (ω ) + jX A (ω ) , nên khi biến ñổi về Rt phải sử dụng hai
phần tử: một ñể biến ñổi RA (ω ) ; một ñể khử bỏ X A (ω ) .
ðối với thiết bị phối hợp tự ñộng thì các phần tử ñảm bảo cho việc ñiều chỉnh
mạch phối hợp là các bộ nhận biết sự mất phối hợp, nó cho biết ñộ lệch giữa
Z A ( jω ) so với Rt. Bộ nhận biết phải có nhiệm vụ nhận biết về R, G và ϕ . Tín
hiệu từ các bộ nhận biết ñưa tới khối ñiều khiển ñể ñiều khiển các thiết bị thực
hiện nhằm ñiều chỉnh các phần tử của mạch phối hợp. Việc ñiều chỉnh kết thúc
khi Z A ( jω ) ≃ Rt . Cách mắc mạch cho thiết bị tự ñộng phối hợp như hình 5-18.

Z A ( jω )

Hình 5-18. Sơ ñồ tổng quát mạch tự ñộng ñiều chỉnh phối hợp anten
Cơ sở ñể phối hợp là các mạch phối hợp, sau ñây sẽ ñi tìm hiểu cấu tạo và
nguyên lí làm việc của mạch phối hợp anten bằng các mạch lọc ñơn giản.
Vì việc ñiều chỉnh phải tiến hành mỗi khi thay ñổi tần số, nên các mạch
phối hợp ñược gọi là các mạch cộng hưởng. Các mạch cộng hưởng ñơn giản
thường có cấu tạo chữ Γ như trên hình 5-19.

jX 2 jX 2

jX 1 Z A ( jω ) Z A ( jω )
jX 1

Z1 ( jω ) Z ' ( jω ) Z1 ( jω )

Hình 5-19. Nửa khâu chữ T (a) và nửa khâu chữ Π (b)

171
Hình 5-19a gọi là nửa khâu chữ T, hình 5-19b là nửa khâu chữ Π . Các phần tử
biến ñổi là tụ ñiện và ñiện cảm.
Nguyên lý làm việc:
Ví dụ ở mạch phối hợp nửa khâu chữ T (hình 5-18a), ñối với giá trị X1 sẽ có:
jX 1.Z A ( jω )
Z ' ( jω ) = = R ' (ω ) + jX ' (ω ) (5.10)
jX 1 + Z A ( jω )

Nếu R ' (ω ) = Rt thì phần kháng X ' (ω ) sẽ ñược khử bằng X2 như sau:
X 2 + X ' (ω ) = 0 (5.11)
Biểu thức (5.11) chính là ñiều kiện phối hợp, muốn thực hiện ñược (5.11)
thì X2 phải trái dấu với X ' (ω ) . Vì trong mặt phẳng phức, do giá trị Z A ( jω ) có thể
ở bất kỳ ñiểm nào, tức là nó có thể mang tính cảm, hoặc dung, cho nên dùng các
khâu trên chỉ phối hợp ñược trong một phần mặt phẳng thôi. Muốn phối hợp
trong toàn bộ mặt phẳng phải sử dụng kết hợp cả hai khâu này. Tùy thuộc vào vị
trí trở kháng Z A ( jω ) trên mặt phẳng mà dùng một trong hai khâu ñó sao cho việc
ñiều chỉnh ñơn giản nhưng vẫn ñảm bảo phối hợp chính xác, cho tốc ñộ nhanh.
ðể cụ thể hơn, phân tích mạch khi chỉ có một phần tử ñiều chỉnh mắc
song song hoặc nối tiếp với Z A ( jω ) .
Hình 5-19a, nếu mạch phối hợp chỉ sử dụng phần tử X1 mắc song song thì,
1 1 1 RA ( ω ) X A (ω )
+ = + 2 2
−j 2 (5.12)
jX 1 Z A ( jω ) jX 1 RA (ω ) + X A (ω ) RA (ω ) + X A2 (ω )

Ta nhận thấy giá trị X1 không làm thay ñổi ñiện dẫn vào của mạch, vì vậy mạch
chỉ có thể phối hợp ñược khi ñộ dẫn bằng 1 Rt . ðiều kiện phối hợp là
RA ( ω ) 1
2 2
= (5.13)
R (ω ) + X A (ω ) Rt
A

1 X A (ω )
−j 2 =0 (5.14)
jX 1 RA (ω ) + X A2 (ω )

Từ (5.13) biến ñổi có


2 2
 RA (ω ) − Rt 2  + X A2 (ω ) = ( Rt 2 ) (5.15)

ñây chính là phương trình ñường tròn r, bán kính Rt 2 tâm ở ( Rt 2; 0 ) .

172
jX A (ω )

Css
Cnt

RA ( ω )
Rt 2 Rt

Lnt
Lss

Hình 5-20. Vòng tròn mặt phẳng phức ñiều chỉnh phối hợp anten

Như vậy, trên mặt phẳng phức (hình 5-20), mọi giá trị Z A ( jω ) nếu nằm
trên ñường tròn C thì ñều ñược ñưa về giá trị Rt một cách dễ dàng nhờ thay ñổi
phần tử X1 mắc song song với Z A ( jω ) . Từ (5.14) thấy rằng, nếu phần kháng của
anten dương (nửa ñường tròn phía trên) thì X1 phải là tụ, còn nếu là âm (nửa
ñường tròn phía dưới) thì X1 là cảm.
Hình 5-19b, nếu mạch phối hợp chỉ sử dụng phần tử nối tiếp X2 thì việc phối hợp
ñạt ñược khi RA (ω ) = Rt ; X2 chỉ có tác dụng khử bỏ thành phần kháng X A (ω ) .
Trên mặt phẳng phức (hình 5-20) mọi giá trị Z A ( jω ) nằm trên ñường thẳng MN
ñi qua Rt song song với trục tung ñều có thể dùng X2 ñể phối hợp. Nếu X A (ω ) > 0
thì X2 là tụ nối tiếp Cnt , X A (ω ) < 0 thì X2 là ñiện cảm nối tiếp Lnt.
Từ ñó có nhận xét sau: việc phối hợp với anten bằng mạch lọc cộng
hưởng có hai phần tử biến ñổi có thể theo hai cách: 1, thay ñổi trở kháng anten
về Rt rồi mới khử phần kháng; 2, khử phần kháng trước và biến ñổi ñiện trở
anten sau. Thực hiện theo phương pháp thứ hai là rất khó khăn vì như trên ñã
phân tích, khi biến ñổi ñiện trở RA sẽ làm cho XA thay ñổi, và như vậy phần
kháng không ñược khử hoàn toàn. Do ñó chọn cách thứ nhất. Mặt khác do yêu
cầu về chọn lọc sóng hài bậc cao nên tốt nhất là cấu tạo mạch phối hợp như các
bộ lọc tần thấp (có C mắc song song và L mắc nối tiếp với ZA).
Hình 5-21 cho biết giới hạn các vùng phối hợp của hai khâu lọc tần thấp
của nửa khâu hình T và Π .

173
jX A (ω ) L2

C1 ZA
D

B
( C3 ) ( C1 )
RA ( ω )
( L2 ) Rt
A ( L2 )
L2

C3 ZA E

Hình 5-21. Giới hạn các vùng phối hợp của nửa khâu hình T và Π

Giới tuyến của các vùng này xác ñịnh bởi nửa ñường tròn ñiện dẫn không
ñổi, Gt = 1 Rt và nửa ñường thẳng RtE. Trong vùng gạch chéo việc phối hợp sẽ
do khâu nửa hình Π ñảm nhiệm, vùng còn lại là của nửa khâu hình T.
Ví dụ trở kháng của anten nằm ở ñiểm A, muốn ñưa về ñiểm có RA = Rt
thì trước tiên phải mắc nối tiếp với Z A ( jω ) giá trị ñiện cảm L2 sao cho A dịch
chuyển về ñiểm B nằm trên ñường tròn ñiện dẫn GA < Gt , sau ñó dùng C3 mắc
song song sẽ kéo B về Rt theo chiều mũi tên trên hình vẽ. ðoạn AB tương ứng
với ñiện kháng ω L2 , còn giá trị ñiện nạp tại B sẽ xác ñịnh ωC3 . Vì vậy dễ dàng
tính ñược giá trị L2 và C3.
ðể phối hợp Z A ( jω ) với Rt ngoài vùng gạch chéo, ví dụ ñiểm D cần mắc
C1 song song với Z A ( jω ) sẽ kéo D dịch chuyển theo chiều kim ñồng hồ về E
trên ñường tròn ñiện dẫn GA < Gt không ñổi. Tâm của ñường tròn là giao ñiểm
của ñường trung trực ñoạn OD với trục hoành. Hiệu giữa phần ñiện nạp tại E và
D cho phép xác ñịnh C1. Tại E có RA = Rt , phần kháng sẽ ñược khử bằng L2 mắc
nối tiếp, giá trị ñiện kháng tại E xác ñịnh ω L2 .
Việc ñiều chỉnh các phần tử của mạch phối hợp có thể liên tục hoặc rời
rạc. Dưới ñây tiếp tục sẽ phân tích các hệ thống ðCTð phối hợp anten.

174
5.2.3 Các hệ thống ðCTð phối hợp anten
Có rất nhiều các hệ thống ðCTð phối hợp anten trong máy phát. Mỗi hệ
thống có ñặc ñiểm riêng của mình, quyết ñịnh miền ứng dụng của nó. Trên cơ sở
của 2 phương pháp ñiều chỉnh phối hợp anten trên, một cách tổng hợp chúng có
thể ñược xây dựng theo một trong các hệ thống cơ bản sau:

a. Hệ thống ðCTð sử dụng phương pháp ñiều chế tham số


Hệ thống kiểu này có thể sử dụng ñể ðCTð các khung dao ñộng của bộ
KðCS ñể cộng hưởng với các dao ñộng kích thích và ñể ðCTð thiết bị phối hợp
anten.
1. Hệ thống ðCTð khung dao ñộng:
Sơ ñồ như hình 5-22. Cũng như bất kỳ hệ thống cộng hưởng nào, nó có
vùng ñộ nhậy hạn chế, vì vậy việc ñiều chế thực hiện trong hai chu trình. Chu
trình 1 ñể tìm kiếm vùng ñộ nhậy, chu trình 2 - ñể ñiều chỉnh chính xác.

Hình 5-22. Sơ ñồ cầu trúc hệ thống ðCTð khung dao ñộng với ñiều chế tham số
Sơ ñồ hoạt ñộng như sau: Bộ dao ñộng âm tần F cấp tín hiệu cho bộ tách
sóng pha. Phụ thuộc vào vị trí chuyển mạch ñảo chiều S, hiệu pha của các ñiện áp
dẫn ñến nó hoặc bằng 0 hoặc bằng 180o. Dấu của ñiện áp ñiều khiển quyết ñịnh
bởi hiệu pha này. Cả chiều quay của ñộng cơ ghép qua bộ giảm tốc với bộ phận
175
ñiều chỉnh cũng vậy. Ở cuối (ñầu) dải, chuyển mạch ñảo chiều S làm việc và
hướng ñiều chỉnh thay ñổi ngược lại.
Trong quá trình tìm kiếm, một trong các tham số của khung dao ñộng (L
hoặc C) bị ñiều chế nhờ phần tử kháng bởi tần số F. Nếu dừng việc ñiều chỉnh
trong vùng ñộ nhậy của hệ thống thì tần số riêng của khung sẽ dao ñộng và lúc
ñó:
fCT = fCTo + ∆fD .cosΩt (5.16)
ở ñây: fCTo - tần số riêng của khung,
∆fD - ñộ lệch tần số riêng cực ñại, gây bởi sự ñiều chế tham số.

Hình 5-23 minh họa sự làm việc của ðCTð khung. Tần số ñặt trên trục
hoành, thời gian - trên trục tung và biên ñộ ñiện áp cao tần trên trục ñứng. Trên
trục tung biểu diễn ñường cong ∆fD.cosΩt, còn trong mặt phẳng Um, f biểu diễn
ñường cong cộng hưởng của khung dao ñộng và các giới hạn dịch chuyển của nó
trên trục tần số trong quá trình ñiều chế (ñường gạch gạch). Kết quả là các dao
ñộng cao tần bị ñiều chế bởi tần số F, biên ñộ của các dao ñộng cao tần và biên
ñộ của các ñường bao của chúng sẽ phụ thuộc vào sự lệch cộng hưởng của khung
so với tần số của các dao ñộng kích thích.

∆f 0

Hình 5-23. Minh hoạ sự làm việc ðCTð khung dao ñộng với ñiều chế tham số.

Nếu bây giờ dịch chuyển ñường cong cộng hưởng bị ñiều chế trên trục tần
số thì dễ dàng thấy rằng tần số cộng hưởng riêng của khung càng tiến ñến gần tần
số kích thích, biên ñộ các dao ñộng cao tần sẽ càng tăng lên và ñạt cực ñại khi
cộng hưởng, còn biên ñộ ñường bao ñầu tiên sẽ tăng lên (ứng với sự tăng ñộ dốc

176
ñường cộng hưởng) sau ñó giảm ñến tận 0 khi cộng hưởng vì ñộ dốc ñường cong
cộng hưởng bằng 0 tại ñỉnh. Vì ñỉnh của ñường cong mà không phẳng thì khi
cộng hưởng sẽ xuất hiện các hài bậc hai và bậc cao của tần số F với biên ñộ
không lớn, ñỉnh càng phẳng - biên ñộ của chúng càng nhỏ. Khi ñi qua cộng
hưởng ñường bao ñiều chế lại xuất hiện nhưng với pha ngược lại và biên ñộ của
nó sẽ thay ñổi tương ứng với sự thay ñổi ñộ dốc sườn nghiêng ñường cong cộng
hưởng.
Bên phải hình 5-23 vẽ các dao ñộng của ñường bao ñối với ba vị trí của
ñường cong cộng hưởng so với tần số dao ñộng kích thích có giá trị f’, f’’ và f’’’.
Từ sơ ñồ cấu trúc hình 5-22 ta suy ra rằng các dao ñộng trên khung ñược
tách sóng ra thành thành phần một chiều và xoay chiều. Dưới tác ñộng của thành
phần một chiều ñã khuếch ñại ñến ngưỡng nào ñó khi ñi vào vùng ñộ nhậy, rơ le
P làm việc và chuyển lối vào bên phải tách sóng pha ñể cấp thành phần xoay
chiều nhận ñược sau khi tách sóng. Từ hai cực tính mắc có thể mà chọn ra cực
tính bảo ñảm quay ñộng cơ về phía như khi tiến ñến gần vùng ñộ nhậy.
Vì rằng biên ñộ ñường bao khi tiến ñền gần cộng hưởng bị giảm xuống
nên tốc ñộ quay của ñộng cơ cũng chậm dần lại. Khi cộng hưởng thì ñộng cơ
dừng lại. Nếu hệ quá quán tính thì khi ñi qua cộng hưởng, cực tính của ñiện áp
ñiều khiển sẽ thay ñổi và sẽ bảo ñảm trở lại cộng hưởng.

∆f

Hình 5-24. ðồ thị thay ñổi ñiện áp ñiều khiển ở lối ra TSF

Hình 5-24 là ñồ thị sự thay ñổi ñiện áp ñiều khiển ở lối ra tách sóng pha,
minh họa cho quá trình ñộng học của hệ thống khi chuyển từ chu trình tìm kiếm
sang chu trình ñiều chỉnh chính xác. Sau khi kết thúc việc ñiều chỉnh khung dao
ñộng (sau khi ñộng cơ dừng) bộ dao ñộng tìm kiếm ñược ngắt ra. Quá trình ñiều
chỉnh mới sẽ bắt ñầu khi khởi ñộng bộ dao ñộng tìm kiếm và thay ñổi tần số dao
ñộng kích thích.

177
2. Hệ thống ðCTð thiết bị phối hợp:
Thiết bị phối hợp có hai bộ phận ñiều chỉnh vì nó thực hiện hai chức năng:
bù thành phần kháng của Zv anten và biến ñổi thành phần tích cực (thuần trở).
ðiều chỉnh thiết bị phối hợp có nghĩa là tìm các giá trị ñiện dung của tụ
trong khung song song Ck và tụ ghép Cgh sao cho dòng anten là cực ñại.
Sơ ñồ cấu trúc của hệ thống ðCTð thiết bị phối hợp ñược cho ở hình 5-
25. Nó bao gồm hai hệ thống ðCTð giống nhau và ñộc lập. Một ñiều chỉnh ñộ
ghép nhờ ñộng cơ M1, một ñiều chỉnh tụ của khung song song nhờ ñộng cơ M2 .
Hai hệ chỉ khác nhau là các tần số ñiều chế chọn khác nhau, ñiều này là cần thiết
ñể loại trừ các nhiễu lẫn nhau.
K1 ChuyÓn m¹ch
®¶o chiÒu
T¸ch sãng Läc Q
Bé céng KhuÕch ®¹i R
biªn ®é d¶i th«ng T
S
K2
0o
T¸ch sãng Dao Khëi ®éng
pha ®éng F1

180o

M1

Tõ K§CS
CK
RL m¸y ph¸t
M2

F2

§Õn tuyÕn T§§C


khung song song

Hình 5-25. Sơ ñồ chức năng ðCTð phối hợp và ñiều chế tham số
Quá trình ñộng học của hai hệ thống ñiều ñộc lập như các hệ thống ñiều
chỉnh khép kín, tỏ ra phụ thuộc lẫn nhau: chúng buộc nhau tìm kiếm sự cộng
hưởng của khung dao ñộng tương ñương (bao gồm thiết bị phối hợp và anten).
Sự cộng hưởng ñó ứng với dòng cực ñại trong anten (với hai bộ phận ñiều chỉnh
thì có vô hạn các cộng hưởng không ứng với dòng cực ñại trong anten).
ðể thực hiện ñiều chế tham số song song với các tụ Ck và Cgh, người ta
178
mắc các mạch gồm varicap và tụ xoay nối nối tiếp. ðiện dung của các tụ này so
với Cgh và Ck thì không lớn nhưng ñủ ñể gây nên sự ñiều chế tham số khi cấp cho
varicap ñiện áp xoay chiều từ các máy phát tần số F1, F2 (nếu ñiện dung của
varicap ảnh hưởng mạnh ñến việc ñiều chỉnh thiết bị phối hợp thì sẽ xuất hiện sự
nguy hiểm của việc phát sinh các hài bậc cao của tín hiệu do ñặc tính phi tuyến
của varicap). Các tụ xoay mắc nối tiếp với varicap bảo ñảm sự không ñổi của ñộ
sâu ñiều chế tham số theo dải tần.
Mỗi hệ thống ðCTð làm việc trong hai chu trình. Chu trình ñầu bảo ñảm
việc tìm kiếm vùng ñộ nhậy, chu trình hai bảo ñảm ñiều chỉnh tinh.
Bộ dao ñộng âm cấp tín hiệu cho tách sóng pha. ðiện áp này ñược ñưa
trực tiếp ñến một lối vào TSF, còn lối vào kia - ñưa qua rơ le ñiện tử gồm trigơ
và hai khoá và qua bộ khuếch ñại (bộ cộng trong trường hợp này là tầng cho
qua). Cực tính của ñiện áp nuôi ñộng cơ và xác ñịnh hướng quay của nó phụ
thuộc vào trạng thái của trigơ vì trigơ ñiều khiển các khoá K1, K2. Trong một
trường hợp hiệu pha của ñiện áp dẫn ñến TSF bằng không, trong trường hợp khác
- bằng 180°. Trạng thái của trigơ ñược xác ñịnh bởi vị trí của chuyển mạch ñảo
chiều.
Khi có dòng anten, ở lối ra tách sóng biên ñộ xuất hiện ñiện áp ñường bao
của tín hiệu ñiều chế. Vì dòng anten bị ñiều chế bởi hai tần số F1, F2 nên sau tách
sóng biên ñộ cần có bộ lọc, cho qua tần số "của mình" và hài bậc hai của nó. Sau
ñó các dao ñộng ñược ñưa ñến bộ cộng.
Ta lưu ý rằng mức tín hiệu tìm kiếm ñưa ñến bộ cộng từ dao ñộng âm
ñược chọn rất thấp, còn ñiện áp của nó ở TSF có ñược nhờ bộ khuếch ñại.

Hình 5-26. Sự tiến triển của dạng ñường bao khi ñiều chỉnh tham số

ðiện áp lấy từ tách sóng biên ñộ (ñiện áp lệch cộng hưởng) luôn luôn trội
hơn ñiện áp tín hiệu tìm kiếm (hình 5-26). Khi ñến gần cộng hưởng, hài bậc hai
của ñường bao bắt ñầu thể hiện. Khi cộng hưởng biên ñộ hài bậc một triệt tiêu,
còn biên ñộ hài bậc hai có giá trị lớn nhất. Giá trị này phụ thuộc vào ñộ sâu ñiều
chế và phẩm chất khung tương ñương. Trong trường hợp cụ thể này, biên ñộ hài
179
bậc hai trội hơn hài bậc một vì vậy ngay khi xuất hiện tín hiệu lệch cộng hưởng,
nó gây quá tải bộ khuếch ñại và chèn ép tín hiệu tìm kiếm. Như vậy xảy ra sự
chuyển tự ñộng từ tìm kiếm sang ñiều chỉnh chính xác (từ ñây ta thấy rõ bộ lọc ở
lối ra tách sóng biên ñộ ñược tín toán cho qua hài bậc 1 và 2 của ñường bao ñiều
chế ñể làm gì). Ta cũng suy ra F1, F2 phải khác nhau hơn 2 lần. Ở cuối quá trình
ñiều chỉnh khi các ñộng cơ dừng lại rơ le P2 mắc vào M2 ñược ngắt ñiện. Các tiếp
ñiểm của nó (không vẽ trên hình) sẽ bật trigơ của mình, bằng cách ñó thay ñổi
pha của tín hiệu tìm kiếm. Nếu việc ñiều chỉnh tiến hành ñúng thì từ ñó trở ñi
không có gì thay ñổi vì tín hiệu tìm kiếm bị chèn ép trong bộ khuếch ñại. Nếu sự
ñiều hưởng là giả (cộng hưởng riêng) thì tín hiệu tìm kiếm thực hiện việc ñiểu
chỉnh tiếp tục.

b. Hệ thống tự ñộng ñiều chỉnh có nhớ ñiểm cực trị


Hệ thống này ñược sử dụng ñể ñiều chỉnh thiết bị phối hợp các máy phát
sóng mét. Sơ ñồ cấu trúc hệ thống ðCTð thiết bị phối hợp bằng phương pháp
nhớ ñiểm cực trị biểu diễn ở hình 5-27.

Hình 5-27. Sơ ñồ cấu trúc có nhớ ñiểm cực trị


Trong quá trình ñiều chỉnh Cgh và Ck thay ñổi có chu kỳ dưới tác ñộng của
các ñộng cơ M1 , M2 có bộ phận giảm tốc.
Nếu tốc ñộ thay ñổi của tụ Cgh lớn hơn nhiều tốc ñộ thay ñổi của tụ Ck, thì
trong thời gian Ck thay ñổi hoàn toàn sẽ có hàng loạt chu trình thay ñổi hoàn toàn

180
của Cgh . Khi ñó khung dao ñộng tương ñương gồm các phần tử của thiết bị phối
hợp và thành phần kháng của ñiện trở toàn phần anten sẽ cộng hưởng mỗi khi
ñiều kiện Ltñ .Ctñ = 1/ω2 ñược thực hiện, trong ñó ω - tần số các dao ñộng kích
thích. Số lần cộng hưởng trong chu trình thay ñổi của Ck sẽ càng lớn, nếu hiệu tốc
ñộ thay ñổi của Ck và Cgh càng lớn.

Hình 5-28. Sự phụ thuộc của dòng anten


Trong số các cộng hưởng này có cộng hưởng ứng với sự phối hợp của
máy phát với anten về công suất. Dòng anten tại ñiểm cộng hưởng này sẽ cực ñại
(hình 5-28). Nhiệm vụ của ðCTð thiết bị phối hợp là phải ghim lấy cộng hưởng
này. Việc ñiều chỉnh ñược thực hiện trong vài chu trình:
- Chu trình 1: ðặt tụ Ck vào vị trí xuất phát.
- Chu trình 2: Nhớ cực ñại dòng trong anten khi Ck thay ñổi hoàn toàn.
Dòng anten cảm ứng trong biến áp anten một ñiện áp, ñiện áp này nạp cho tụ C
qua các ñiốt D1, D2 . C nạp cực ñại khi dòng anten cực ñại. Sự nạp của tụ bảo ñảm
nhớ ñiểm cực ñại. Trong thời gian của chu trình này, thiết bị ñiều khiển sẽ cấm
phát thông tin về những gì ñang xảy ra trong mạch nạp tụ C, nhưng sự cấm này
ngừng tác ñộng nhờ chuyển mạch ñảo chiều khi ñiện dung của tụ ñạt cực ñại.
- Chu trình 3 - So sánh: Chu trình này lặp lại chu trình trước. Khi dòng
anten lại ñạt cực ñại thì có dòng nạp thêm chạy qua tụ C, vì ñến thời gian này tụ
ñã kịp phóng một ít qua R, ñiện trở ngược của các ñiốt và trở vào của bộ khuếch
ñại. Xung nạp thêm ñược khuếch ñại và ñược thiết bị ñiều khiển sử dụng ñể ngắt
ñộng cơ M2 , ñảo chiều ñộng cơ M1 và giảm ñột ngột tốc ñộ thay ñổi ñiện dung
Cgh (theo hướng ngược lại). ðộng tác cuối là cần thiết vì do quán tính tụ Cgh sẽ ñi
qua thời ñiểm cộng hưởng.
- Chu trình 4 - So sánh: Tương tự chu trình trước, nhưng chỉ ñược thực

181
hiện bởi tụ Cgh nhằm ñiều chỉnh chính xác.
Khi hoàn thành ñiều chỉnh, hệ thống có trạng thái ban ñầu. Hệ này thua hệ
ñiều chỉnh tham số về tốc ñộ ñiều chỉnh do số chu trình lớn.

c. Các hệ thống ðCTð phối hợp dùng phần tử rời rạc


Yêu cầu tốc ñộ ñiều hưởng cao máy phát làm xuất hiện những thiết bị
phối hợp ñiều chỉnh rời rạc. Ở ñây mạch phối hợp ñược thực hiện theo một trong
các sơ ñồ cộng hưởng thông thường song có sử dụng các phần tử rời rạc là các tụ
và cuộn cảm.
Tụ rời rạc là một bộ các tụ có ñiện dung không ñổi ñược mắc song song
với nhau trong các tổ hợp bất kỳ nhờ các rơ le cao tần. Trị số các tụ này có thể
lập thành cấp số nhân nhị phân (với công bội bằng 2). ðiện dung cực tiểu của tụ
thứ nhất C1 liên quan với ñiện dung của tụ thứ n (Cn) bằng hệ thức
Cn = C1.2n - 1 (5.17)
Và tổng tất cả các ñiện dung
C∑ = 2.Cn - C1 (5.18)
ðiện dung của tụ rời rạc có thể thay ñổi trong phạm vị từ C1 ÷ C∑ với bước tối
thiểu là C1. Với cuộn cảm cũng tương tự như vậy, song chúng ñược mắc nối tiếp
với nhau. Bây giờ ta xét nguyên tắc làm việc của hệ thống này ở dạng ñơn giản
nhất (hình 5-29).
jX 2

jX 1 Z A ( jω )

Z1 ( jω )

1
Hình 5-29. Khâu T
2
Việc ñiều hưởng thực hiện nhờ hai ñatric mất phối hợp ñặt ở lối vào mạch
phối hợp. Khi ñiều hưởng nửa khâu phối hợp hình T ở dạng lọc tần thấp, một
trong các ñatric sẽ xác ñịnh dấu lệch của giá trị thành phần tích cực của trở kháng
vào phức mạch phối hợp:
Z1(jω) = R1(ω) + j.X1(ω) (5.19)

182
khỏi giá trị Rtải, còn ñatric thứ hai - xác ñịnh dấu dịch pha giữa dòng và áp ở lối
vào của mạch khỏi giá trị 0. Nếu R1(ω) > Rtải thì dấu ở lối ra ñatric thành phần
tích cực của trở kháng sẽ dương (quy ước R+), còn khi R1 (ω) < Rtải - sẽ âm (R -).
Các chỉ thị của ñatric pha cũng tương tự: Khi X(ω) > 0 dấu ở lối ra là dương (ϕ+),
còn khi X(ω) < 0 - là âm (ϕ-). Như vậy chỉ có thể có 4 tổ hợp các chỉ thị của hai
ñatric. Biểu ñồ thay ñổi của trở kháng vào của nửa khâu hình T khi ñiều hưởng
như hình 5-30.

Hình 5-30. Biểu ñồ thay ñổi của trở kháng vào (a) vào ñiện dẫn vào (b ) với ñiều
hưởng các thiết bị phối hợp trên các phần tử tập trung

Mặt phẳng Z1(jω) ñược chia thành 4 vùng bởi trục hoành và ñường thẳng
MN ñi qua R1(ω) = Rtải và song song với trục tung. Mỗi vùng ứng với một quan
hệ nhất ñịnh của các chỉ thị của ñatric.
Quá trình ñiều hưởng ñược chia thành hai giai ñoạn. Ở giai ñoạn 1, ñiện
cảm dọc của nửa khâu T ñược ngắt ra và chỉ có ñiện dung ngang thay ñổi. Trong
trường hợp này ñiểm biểu diễn trở kháng vào của mạch (ví dụ, ñiểm F) chuyển
dịch trên ñường tròn ñiện dẫn không ñổi (G < Gtải) theo chiều kim ñồng hồ, lần
lượt ñi qua các vùng A, B và C. Vùng D ñược coi là cùng cấm.
Giai ñoạn 1 bắt ñầu từ việc mắc ñiện dung lớn nhất Cn của tụ rời rạc vào
mạch. Theo các chỉ thị của ñatric, người ta xác ñịnh vị trí của ñiểm trên mặt
phẳng và trạng thái tương ứng của các bộ phận ñiều hưởng. Khi tìm ñược ñiểm
biểu diễn ở vùng bất kỳ ngoài vùng D, ñiện dụng tiếp theo Cn - 1 ñược thêm vào tụ
Cn. Nếu ñiểm biểu diễn rơi vào vùng D thì Cn - 1 ñược ngắt ra và thay vào nó là
Cn - 2. Lại tiến hành kiểm tra ... v.v. cho ñến ñiện dung nhỏ nhất. Sau khi kết thúc

183
giai ñoạn 1, Zvào của mạch phối hợp sẽ ñược biểu diễn bởi ñiểm gần ñiểm E.
Giai ñoạn 2 bắt ñầu từ việc mắc vào lần lượt các cuộn cảm (cuộn cảm lớn
nhất ñược mắc ñầu tiên). Nếu dấu ở lối ra ñatric pha là âm thì thêm vào cuộn cảm
tiếp theo. Nếu dấu dương thì cuộn cảm ñó ñược ngắt ra. Giai ñoạn 2 kết thúc
bằng việc kiểm tra việc mắc cuộn cảm bé nhất vào. Kết quả của hai giai ñoạn là
Zvào gần với Rtải.
Việc ñiều hưởng nửa khâu phối hợp hình Π (hình 5-31) tiến hành theo
ñatric thành phần tích cực của ñiện dẫn vào phức Y(jω) = G(ω) + j.B(ω). Sự thay
ñổi ñiện dung mắc song song với Zvào của anten làm chuyển dịch ñiểm biểu diễn
trên mặt phẳng ñiện dẫn phức từ dưới lên trên theo phương thẳng ñứng, còn cuộn
cảm nối tiếp làm chuyển dịch ñiểm biểu diễn trên ñường tròn trở kháng không
ñổi theo chiều kim ñồng hồ.
jX 2

Z A ( jω )
jX 1

Y1 ( jω )

1
Hình 5-31. Khâu Π
2
Giai ñoạn 1: mắc lần lượt các cuộn cảm nối tiếp, bắt ñầu từ cuộn cảm lớn
nhất. ðiện cảm bị ngắt ra chỉ khi dấu ở lối ra ñatric ñiện dẫn tích cực là âm (G-)
và dấu âm ở lối ra ñatric pha (ϕ- ). Kết thúc giai ñoạn 1 ñiểm K tiến tới ñiểm L.
Giai ñoạn 2: Lần lượt mắc các tụ, có kiểm tra theo chỉ thị ñatric pha. Việc
ñiều hưởng kết thúc khi ñiện dẫn vào của mạch gần ñến 1/Rtải.
Lưu ñồ thuật toán xây dựng chương trình làm việc của hệ thống tự ñộng
ñiều chỉnh phối hợp anten trên các phần tử rời rạc ñược chỉ ra trên hình 5-32.
Bắt ñầu bằng việc ấn núm khởi ñộng tìm dạng mạch phối hợp nhờ kiểm
tra phép toán
{( R A }
> Rt ) ∪ {( GA < Gt ) ∩ ( X A > 0 )} = 1 (5.20)

184
sau ñó là thứ tự thử các tụ, cảm như nguyên lí ñiều chỉnh ñã nêu. Kết thúc bằng
việc ñóng cảm hoặc tụ nhỏ nhất tùy vào từng sơ ñồ nửa khâu hình T hay nửa
khâu hình Π .
B¾t ®Çu

Sai §óng
{( R A > Rt ) ∪ {( GA < Gt ) ∩ ( X A > 0 )} = 1 }
K=2 Lk K=1

k=0 2 K1 j=0
kmax = m
Cj jmax = n
k = k+1 j = j+1
Sai §óng Sai §óng
{( G A < Gt ) ∩ ( X A > 0 )} = 1 {( R A < Rt ) ∩ ( X A < 0 )} = 1
§ãng T¾t §ãng T¾t
Lk Lk Cj Cj

§óng §óng
k < m-1 j < n-1
Sai Sai
§ãng §ãng
Lm Cn

j=0 k=0

j = j +1 k = k+1
Sai X < 0 §óng Sai X A > 0 §óng
A

§ãng T¾t §ãng T¾t


Cj Cj Lk Lk

§óng §óng
j < n -1 k < m-1
Sai Sai
§ãng §ãng
Cn Lm
KÕt thóc

Hình 5-32. Lưu ñồ thuật toán của hệ thống tự ñộng ñiều chỉnh phối hợp anten
trên các phần tử rời rạc

Từ nguyên lý và chương trình làm việc của hệ thống tự ñộng ñiều chỉnh
phối hợp anten trên các phần tử rời rạc của bộ lọc tần thấp vừa nêu, xây dựng sơ
ñồ khối của hệ thống như hình 5-33.

185
L1 L2 Lm
...

1 2

R¬ le cao tÇn
KR KG Kϕ chän L

...

C1 C2 Cn

X¸c ®Þnh
vÞ trÝ R¬ le cao tÇn
khãa K chän C

X¸c ®Þnh
vïng Khèi ®iÒu khiÓn Gn
®iÖn trë

Hình 5-33. Sơ ñồ hệ thống ñiều chỉnh phối hợp anten trên các phần tử rời rạc

186
Chương 6
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MỚI TRONG
HỆ THỐNG THÔNG TIN VÔ TUYẾN

Các hệ thống thông tin vô tuyến ngày càng ñược hoàn thiện cùng với sự
phát triển của tiến bộ kỹ thuật ñã ñáp ứng ñược ñòi hỏi của thông tin mới trong
tình hình hiện nay. Một trong những ñòi hỏi ñó là cần phải tăng ñược ñộ tin cậy
của ñường thông tin muốn vậy cần phải ñảm bảo thiết lập ñường thông tin nhanh,
ổn ñịnh, tăng tính chống nhiễu, tính bảo mật thông tin...v.v. Rất nhiều các giải
pháp ñược quan tâm nghiên cứu và giải quyết ñã ñược giới thiệu trong các
chương trước như chọn dạng ñiều chế tín hiệu, xây dựng sơ ñồ chức năng cho
tuyến thu tuyến phát, cấu trúc các bộ tổng hợp tần số, các hệ thống ñiều chỉnh tự
ñộng... Trong chương này sẽ tiếp tục ñề cập ñến những vấn ñề có tính thời sự
ñang ñược ứng dụng trong các hệ thống thông tin vô tuyến trong các dải tần HF
và VHF, ñó là hệ thống thông tin trải phổ và tự ñộng thiết lập ñường truyền cũng
như mở rộng khả năng ứng dụng linh hoạt của các kênh thông tin vô tuyến dải
VHF, UHF thông qua hệ thống trung kế vô tuyến. Các kỹ thuật mới này trước
ñây ñã ñược nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả trong thông tin quân sự, ñến
nay chúng mới ñược các nhà sản xuất quan tâm ñưa vào thành sản phẩm thương
mại ứng dụng rộng rãi trong một số hệ thống viễn thông khác như thông tin di
ñộng, thông tin vệ tinh, vi ba số...

6.1 KỸ THUẬT TRẢI PHỔ TRONG THÔNG TIN VÔ TUYẾN


6.1.1 Giới thiệu chung
Kỹ thuật trải phổ ñã ñược ứng dụng lần ñầu tiên trong các hệ thống thông
tin của quân ñội Mỹ vào những năm 1940, nhằm che dấu thông tin và chống
nhiễu cố ý. Tuy nhiên, vài thập niên sau ñó kỹ thuật này ít ñược quan tâm nên
khả năng ứng dụng của nó có phần hạn chế. Cho mãi ñến cuối những năm 1970
trên thế giới mới thấy nói ñến kỹ thuật trải phổ trong các hệ thống thông tin và
những năm gần ñây nhờ các ưu thế tuyệt vời của nó trong thông tin di ñộng và
một loạt các hệ thống thông tin khác mà kỹ thuật trải phổ thực sự phát triển
mạnh. Ý tưởng của kỹ thuật trải phổ trong các hệ thống thông tin là dựa vào ñịnh
lý Shannon, ñịnh lý này ñược phát biểu như sau: với một kênh có tạp âm trắng
cộng tính (AWGN: Additive White Gaussian Noise) thì tương quan giữa dung
187
lượng, công suất, ñộ rộng dải tần và chất lượng cho bởi:
C = B.log2(1+S/N) (6-1)
trong ñó C là dung lượng của kênh, B là ñộ rộng dải tần của tín hiệu, còn S/N là
tỷ số giữa công suất tín hiệu và tạp âm.
Như vậy, cùng với một dung lượng xác ñịnh C, có thể truyền ñược tín
hiệu với tỷ số S/N rất thấp nếu tín hiệu có phổ rất rộng và nếu có khả năng biến
mọi tạp nhiễu về có dạng như hoặc gần như AWGN. ðiều này có thể ñạt ñược
nhờ thực hiện trải rộng phổ của tín hiệu cần truyền ở phần phát và nén phổ ở
phần thu. Trên cơ sở này cho phép hệ thống liên lạc làm việc tốt trong các ñiều
kiện có nhiễu mạnh, thậm chí che dấu tín hiệu chìm vào trong nền nhiễu, nhờ ñó
ñối phương rất khó phát hiện ñược tin tức truyền ñi. Hơn nữa, nhờ việc sử dụng
các dãy giả ngẫu nhiên ñể trải phổ nên ñối phương hầu như không thể giải mã
ñược thông tin.
ðặc ñiểm cơ bản của hệ thống thông tin trải phổ là phổ tín hiệu ñược
truyền ñi rất rộng. Tuy vậy, không phải loại hệ thống thông tin nào có phổ rộng
cũng là hệ thống thông tin trải phổ. Một hệ thống thông tin ñược gọi là hệ thống
trải phổ nếu nó thoả mãn 3 yếu tố sau ñây:
Thứ nhất: tín hiệu sau khi trải có bề rộng phổ lớn hơn gấp nhiều lần so với
bề rộng phổ ban ñầu của nó.
Thứ hai: sự trải phổ ñược thực hiện bởi tín hiệu trải phổ thường ñược gọi
là mã trải phổ, mã trải phổ này ñộc lập với dữ liệu và có tốc ñộ lớn hơn nhiều lần
tốc ñộ dữ liệu.
Thứ ba: tại phía thu, việc giải trải phổ ñược thực hiện bởi lấy tương quan
giữa tín hiệu thu ñược với bản sao giống hệt của mã trải phổ ñã sử dụng ở phía
phát.
Như vậy các hệ thống ñiều chế băng rộng như ñiều chế tần số, các hệ
thống ñiều chế xung mặc dù thoả mãn ñiều kiện phổ tín hiệu rộng song không
phải là hệ thống trải phổ.

6.1.2 Các ưu ñiểm của hệ thống thông tin trải phổ


a. Giảm nhiễu
Từ khi ra ñời ñến nay, các hệ thống thông tin trải phổ ñã và ñang ngày
càng phát triển. Các hệ thống này ñã chứng tỏ ñược tính ưu việt của kỹ thuật trải
phổ, ñó là khả năng chống nhiễu cao.

188
Nếu chỉ xét ñến tạp âm trắng chuẩn cộng tính (AWGN) thì trải phổ không
có ưu ñiểm làm giảm tạp âm trắng AWGN. Song ñiều này không làm ảnh hưởng
nhiều ñến chất lượng của hệ thống bởi vì tạp âm AWGN phân bố ñồng ñều và
rộng vô hạn trên cả dải tần với mức công suất tín hiệu nhiễu khá nhỏ. Tuy nhiên
ñối với nhiễu cố ý thì trải phổ có hiệu năng tương ñối cao. ðiều này ñã thoả mãn
ñược ñiều kiện ban ñầu khi ñề suất ra ý tưởng trải phổ tín hiệu.
ðể hiểu rõ ñược hệ thống thông tin trải phổ có khả năng chống nhiễu cố ý
như thế nào, trước tiên ta cần phải hiểu rõ các phương thức gây nhiễu của ñối
phương ra sao. Trong chiến tranh, ñặc biệt là trong chiến tranh hiện ñại, tác chiến
ñiện tử ñóng một vai trò hết sức quan trọng. Thông thường mỗi bên tham chiến
ñều tìm mọi cách nhằm làm tê liệt hệ thống thông tin của ñối phương. Một
phương pháp dùng phổ biến ñó là chế áp ñiện tử, gây nhiễu hệ thống thông tin.
Việc gây nhiễu này ñược thực hiện bằng 2 cách sau:
 Gây nhiễu toàn bộ băng tần tín hiệu của hệ thống. Khi thực hiện phương pháp
này thì mỗi toạ ñộ tín hiệu chỉ bị gây nhiễu với một mức năng lượng ñồng ñều
và công suất tín hiệu nhiễu không cao.
 Gây nhiễu một số tọa ñộ tín hiệu hoặc là gây nhiễu toàn bộ dải tần tín hiệu
nhưng công suất nhiễu ở các toạ ñộ khác nhau. Khi ñó công suất tín hiệu nhiễu
tại một tọa ñộ có thể ñạt ñược khá lớn.
Nhìn chung cả hai phương pháp trên ñều khá hiệu quả ñối với các hệ
thống thông tin thông thường.
ðối với các hệ thống thông tin trải phổ, do phổ của tín hiệu ñược trải ra rất
rộng cho nên việc gây nhiễu theo phướng án thứ nhất thì năng lượng tại mỗi tọa
ñộ tín hiệu rất nhỏ, khó có thể làm ảnh hưởng ñến chất lượng của hệ thống. Một
ñiều khác biệt nhất của hệ thống thông tin trải phổ với hệ thống thông tin thông
thường là: với cách gây nhiễu chọn lọc theo toạ ñộ thì tại máy thu chỉ có tín hiệu
trải phổ mới tương quan với mã trải phổ và ñược khôi phục lại còn các tín hiệu
nhiễu tuy có mức công suất khá lớn nhưng khi ñó sẽ biến thành dạng tương tự
như tạp âm AWGN và công suất khá nhỏ. Quá trình này ñược minh họa trong
hình 6-1.

189
Hình 6-1. Ảnh hưởng của nhiễu cố ý ñến hệ thống thông tin trải phổ
a. Tín hiệu chưa trải phổ
b. Tín hiệu sau trải phổ
c. Tín hiệu bị gây nhiễu theo cách thứ 2
d. Tín hiệu sau giải trải phổ

Như vậy thấy rằng, bằng việc trải phổ tín hiệu thì tác ñộng của nhiễu cố ý
bị giảm ñi ñáng kể. ðây là một tham số quan trọng cho một hệ thống thông tin vô
tuyến thế hệ mới.
b. Giảm mật ñộ năng lượng
Song song với việc chống lại chế áp ñiện tử của ñối phương thì việc bảo
ñảm tính bí mật của một hệ thống thông tin cũng là một vấn ñề sống còn trong
thông tin quân sự. Việc bảo ñảm tính bí mật của hệ thống phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố. Một trong những yếu tố phải kể ñến ñó là mật ñộ năng lượng của tín hiệu.
ðể tăng tính bảo mật của hệ thống, khả năng chống bị phát hiện và thu trộm thì
năng lượng tín hiệu phát ñi phải rất thấp. Thế nhưng mật ñộ năng lượng của tín

190
hiệu thấp thì tỷ số tín hiệu trên tạp âm S/N thấp theo, ñiều này ñồng nghĩa với
chất lượng của hệ thống giảm.
Vấn ñề này chỉ ñược giải quyết một cách hết sức hiệu quả khi hệ thống
thông tin trải phổ ra ñời. Trong hệ thống trải phổ như ñã ñược giới thiệu, phổ của
tín hiệu ñược trải ra trên một băng tần rất rộng do ñó mật ñộ năng lương của tín
hiệu khá thấp (người ta ñã tính toán ñược mật ñộ năng lượng của tín hiệu trải phổ
có thể thấp hơn tạp âm AWGN) và như vậy tín hiệu bị chìm trong tạp âm nên
khó có thể phát hiện ñược. Tuy nhiên, phổ của tín hiệu lại ñược khôi phục nhờ
việc giải trải phổ bằng mã trải phổ do ñó tỷ số tín hiệu trên tạp âm vẫn ñược bảo
ñảm.
c. ða truy nhập phân chia theo mã (CDMA: Code Division Multiple
Access)
Khi hình thành ý tưởng trải phổ tín hiệu, người ta chỉ mong muốn với mục
ñích chống nhiễu và bảo mật cho hệ thống thông tin. Tuy nhiên sau này người tạp
âm còn phát hiện ra một khả năng to lớn của trải phổ là khả năng ña truy nhập
của hệ thống. ðây không chỉ là một ưu ñiểm thực sự hấp dẫn không những cho
thông tin quân sự mà còn có ý nghĩa ñặc biệt trong thông tin thương mại. Trước
ñây ñối với một băng tần nhất ñịnh, thì ta chỉ có thể ñáp ứng cho một số lượng
hạn chế người sử dụng. Còn ñối với kỹ thuật trải phổ về mặt lý thuyết ta có thể
ñáp ứng cho một số lượng người sử dụng rất lớn bằng cách phân phối cho mỗi
ñối tượng một mã trải phổ riêng biệt. ðây là vấn ñề ñược ñề cập trong thông tin
di ñộng.

6.1.3 Các hệ thống thông tin trải phổ


Hiệu quả có ñược nhờ trải phổ tín hiệu của hệ thống thông tin trải phổ
ñược ñánh giá qua tăng ích xử lý (PG: Processing Gain). Nói chung, tăng ích xử
lý ñược xác ñịnh theo:
PG = W/Bi (6.2)
Tín hiệu trải theo tiêu chuẩn thứ 2 nêu trên ñược thực hiện bằng các chuỗi
các chip giả ngẫu nhiên (PN: Pseudo Noise) với tốc ñộ nói chung lớn hơn nhiều
so với tốc ñộ số liệu. Việc trải phổ nói chung ñược thực hiện bằng cách nhân
chuỗi số liệu cần truyền với chuỗi giả ngẫu nhiên. Tuỳ theo cách sử dụng chuỗi
PN ñể trải phổ, các hệ thống trải phổ ñược chia thành các loại cơ bản như sau:
• Hệ thống trải phổ nhảy tần (FH - Frequency Hopping), trong ñó tín hiệu
giả ngẫu nhiên PN ñược sử dụng ñể ñiều khiển tần số sóng mang.
191
• Hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp (DS - Direct Sequence), trong ñó chuỗi
số liệu ñược nhân trực tiếp với chuỗi giả ngẫu nhiên PN.
a. Hệ thống trải phổ nhảy tần FH
Sơ ñồ khối ñơn giản của một hệ thống trải phổ FH ñược minh hoạ trên hình 6-2.

x (t ) x(t )
s (t ) s (t )

Hình 6-2. Hệ thống trải phổ nhảy tần


a/ Máy phát. b/ Máy thu

Tín hiệu truyền ñi x(t) có thể ñược biểu diễn theo:


x(t) = s(t). exp j[ω(t)+ωL0]t (6.3)
trong ñó ωL0 là tần số bộ tổng hợp tần số khi chưa có ñiều khiển nhảy tần, ω(t) là
gia số tần số ñiều khiển bởi chuỗi PN. Giả sử chuỗi PN có chu kỳ là n, khi ñó số
các giá trị có thể có của ω(t) là 2n-1 và phổ tín hiệu ñầu ra sẽ có ñộ rộng W = (2n-
1).δω không phụ thuộc vào tốc ñộ chip. Sự phụ thuộc của tần số tín hiệu lối ra
theo thời gian ñược mô tả trên hình 6-3.

ω ω

TC t
t

Hình 6-3. Sự phụ thuộc của tần số tín hiệu trong hệ thống
FH vào chuỗi PN và lưới tần số trong hệ thống FH chậm

192
Khi Tc>T0 với Tc và T0 lần lượt là ñộ rộng thời gian của xung chip và xung
số liệu thì hệ thống ñược gọi là nhảy tần chậm. Ngược lại, hệ thống ñược gọi là
nhảy tần nhanh. Giá trị của δω trong cả hai loại hệ thống nhảy tần về lý thuyết có
thể chọn tuỳ ý song trong thực tế thường chọn sao cho các tần số nằm tách biệt,
do ñó thường chọn
δω ≈ Max.[2π/Tc, 2π/T0] (6.3)
Các chức năng tạo chip giả ngẫu nhiên PN và ñồng bộ giữa máy thu và
máy phát ñược thực hiện trong bộ xử lý thông tin. Chuỗi PN ñưa ñến bộ tổng hợp
tần số trong máy thu phát ñể ñiều khiển tần số sóng mang bằng cách ñiều khiển
hệ số chia biến ñổi của bộ chia lập trình thông qua bộ biến ñổi nối tiếp / song
song trong bộ THTS. Chuỗi PN ñược sử dụng ñể ñiều chế trải phổ nhằm mục
ñích ngẫu nhiên hoá toạ ñộ tín hiệu trên một băng tần rộng ñể chống nhiễu và bảo
mật. ðiều chế trải phổ có thể là ñiều chế trực tiếp với chuỗi số liệu (bằng cách
cộng modulo 2 chuỗi PN này với số liệu ñầu vào và tạo ra chuỗi có tốc ñộ bằng
chuỗi PN, phổ sẽ gần bằng phổ của chuỗi PN) hoặc ñiều chế gián tiếp bằng cách
ñiều khiển tần số của bộ tổng hợp tần số trong máy thu phát.
b. Hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp DS
Trong hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp (thường dùng trong các hệ thống
thông tin số), chuỗi số liệu ñược nhân (hoặc cộng modulo 2) trực tiếp với chuỗi
PN. Nguyên tắc hoạt ñộng của hệ thống có thể ñược diễn tả một cách vắn tắt như
sau. Xét hệ thống băng gốc tương ñương, gọi chuỗi số liệu là d(t) với phổ D(ω)
và chuỗi giả ngẫu nhiên là c(t) với phổ C(ω), khi ñó tín hiệu truyền ñi sẽ có dạng
d(t).c(t). Phổ của tín hiệu truyền ñi (bằng D(ω)*C(ω)) sẽ phụ thuộc chủ yếu vào
phổ của c(t) do tốc ñộ chip trong hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp rất lớn hơn tốc
ñộ dữ liệu. Tức là phổ của tín hiệu có dạng giống phổ tạp âm. Tại phần thu, tín
hiệu thu ñược là tổng của tín hiệu trải phổ, tạp âm trắng chuẩn và các nhiễu phổ
hẹp (tín hiệu chế áp chẳng hạn). Dưới tác ñộng nhân tín hiệu giải trải (là bản sao
ñồng bộ của c(t) ñã dùng ở phần phát) với tín hiệu thu ñược, phần tín hiệu hữu
ích ñược nén phổ trả lại dữ liệu ban ñầu do c2(t)=1, tích d(t).c(t).c(t) = d(t). Các
nhiễu dải hẹp do ñược nhân với c(t) nên ñược trải phổ ra như tín hiệu ñã ñược
trải ở phần phát, do vậy hàm mật ñộ phổ công suất của nhiễu ở lối vào thiết bị
quyết ñịnh máy thu sẽ giảm hẳn, thấp hơn nhiều so với tín hiệu hữu ích ñã ñược
nén phổ trở lại, nhờ vậy tỷ số tín / tạp tại lối vào thiết bị quyết ñịnh tăng. Việc
trải phổ và giải trải phổ hầu như không có tác dụng cải thiện với tạp âm băng rất

193
rộng như tạp nhiệt. Trong các hệ thống có nhiều tín hiệu trải phổ khác nhau về
mã PN như các hệ thống ña truy nhập phân chia theo mã (CDMA: Code Division
Multiple Access), các tín hiệu từ các máy khác tới máy thu ñang xét cũng là tạp
âm băng rộng, do vậy chúng ñược cộng công suất tại lối vào thiết bị quyết ñịnh
và vì vậy cần có biện pháp kiểm soát thích hợp.
Sơ ñồ khối ñơn giản của một hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp và hoạt
ñộng của nó ñược mô tả trên các hình vẽ 6.4, 6.5 và bảng 6.1. Cần lưu ý rằng,
trong các tài liệu khác nhau, người ta thường dùng các cách biểu diễn trải phổ
hoặc bằng tích (⊗), hoặc bằng tổng modulo 2 (⊕). Hai cách biểu diễn này tương
ñương nhau vì bảng chân lý của các mạch nhân và mạch cộng modulo 2 là tương
ñương. Tuy nhiên trong thực tế, do các cổng Exclusive-OR (cộng modulo 2) rẻ
hơn các mạch nhân nhiều nên người ta thường sử dụng các mạch cộng modulo 2
ñể thực hiện mạch trải phổ, trong khi ñó lại hay dùng toán tử nhân ñể giải thích
hoạt ñộng của hệ thống cho dễ hiểu.

x (t ) x (t )
d (t ) d (t )

c(t ) = ±1 c(t ) = ±1

Hình 6-4. Sơ ñồ khối ñơn giản hệ thống trải phổ DS


a/ Máy phát. b/ Máy thu

Bảng 6-1
Hoạt ñộng của hệ thống trải phổ DS
d(t) 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1
c(t) 1 0 0 1 1 1 0 1 0 0
d(t).c(t) 0 1 0 0 1 1 1 0 1 1

d(t).c(t) 0 1 0 0 1 1 1 0 1 1
c(t) 1 0 0 1 1 1 0 1 0 0
d(t) 1 1 0 1 0 0 1 1 1 1

194
D( f ) C( f )
f f

D( f ) * C ( f ) D( f ) * C ( f )* C ( f )
f f

Hình 6-5. Biểu ñồ phổ của hệ thống trải phổ DS

Các thiết bị thông tin vô tuyến trong dải sóng HF và VHF thế hệ mới hiện
nay thường sử dụng kỹ thuật trải phổ nhảy tần (FH) vì phổ tín hiệu sau khi trải
không phụ thuộc vào tốc ñộ mã trải phổ do ñó dễ thực hiện ñồng bộ giữa máy thu
và máy phát, ngoài ra khả năng chống nhiễu cố ý tốt hơn. Tốc ñộ nhảy tần hiện
nay tùy theo từng cấp thiết bị và tùy theo chất lượng kênh thông tin mà có thể ñạt
ñến vài trăm lần (tần số / giây) ñối với thông tin ở dải VHF và vài chục lần ñối
với thông tin ở dải HF.

6.2 TỰ LẬP THIẾT LẬP ðƯỜNG TRUYỀN - ALE


6.2.1 Tính cấp thiết của ALE
ALE là tên viết tắt của "Automatic Link Establishment" có nghĩa là "Tự
ñộng thiết lập ñường truyền" và thường dùng ñể chỉ bất kì hệ thống nào ñược
phát triển với mục ñích "tự ñộng" chọn các tần số sẽ hỗ trợ liên lạc giữa các trạm
trong mạng vào bất kì lúc nào. Như ñã giới thiệu trong chương 1, với tính chất
thất thường của môi trường sóng ngắn ñều biết rằng một kênh tốt lúc này hoàn
toàn có thể trở nên vô dụng vào lúc khác. Chính vì thế mà trước ñây khi khai thác
thông tin trong dải sóng ngắn cần phải có người sử dụng với nhiều kinh nghiệm
và ñược huấn luyện tốt ñể thiết lập và duy trì bằng tay ñường liên lạc giữa các
trạm. Công việc này là quá trình tốn kém thời gian, ñòi hỏi nhiều chi phí và
thường là không tin cậy.
Với sự giúp ñỡ của các tiến bộ công nghệ, nhất là trong lĩnh vực mạch tích
hợp (IC), các nhà nghiên cứu bắt ñầu quan tâm ñến vấn ñề cơ bản làm thế nào ñể
tự ñộng hóa quá trình chọn các kênh liên lạc "tốt". Tình hình càng trở lên cấp
bách khi thông tin vô tuyến sử dụng trong các lĩnh vực ngày càng ñòi hỏi phải có
ñộ tin cậy cao không thể chấp nhận những chậm trễ, gián ñoạn do quá trình kết
nối bằng tay. ALE ñã ñáp ứng một cách ñầy ñủ cho vấn ñề này vì nó cung cấp

195
cho trạm vô tuyến HF khả năng thiết lập kết nối giữa nó và trạm khác không cần
sự giúp ñỡ của người vận hành. Trong những năm 1980, một số nhà sản xuất
thiết bị HF, hoàn toàn ñộc lập với nhau, ñã ñưa ra các hệ thống ALE riêng của
mình như là giải pháp cho vấn ñề này. Tất cả các hệ thống ALE này, ở một mức
ñộ nào ñó, ñều bao gồm các chức năng tương tự nhau: tự ñộng gọi và trả lời, gọi
chọn lọc, tự ñộng bắt tay, quét kênh và chọn kênh và phân tích chất lượng ñường
truyền. Tất cả các hệ thống này ñều làm việc theo cách riêng của mình và tạo nên
một phương pháp cho máy thu phát (trạm) "tự ñộng" kết nối với máy thu phát
(trạm) khác. Vì những ñặc ñiểm này trong các máy thu phát HF làm cho chúng
thích nghi hơn với các nhu cầu người sử dụng, nên chúng còn ñược gọi là các
máy thu phát HF thích nghi.

6.2.2 Tiêu chuẩn FED-STD-1045


Vấn ñề với các hệ thống ALE tạo nên bởi các nhà sản xuất HF riêng rẽ
thật ñơn giản: không có tính tương tác lẫn nhau. Trong các chế ñộ tự ñộng hóa
cao của các máy thu phát HF mới, không thể ñảm bảo tự ñộng kết nối giữa các
mạng sử dụng thiết bị của các nhà sản xuất khác nhau. Các phương pháp truyền
dẫn và bắt tay là không tương thích giữa các nhà sản xuất khác nhau ñơn giản chỉ
là do chưa bao giờ có yêu cầu chúng phải tương thích với nhau. Do ñó việc phát
triển Tiêu chuẩn Viễn thông Liên bang cho ALE ñã ñược bắt ñầu vào năm 1985.
Vì vậy vào năm 1990, phiên bản FED-STD-1045 ra ñời. ðây là tiêu chuẩn chi
tiết cho sự tương tác của các hệ thống ALE trong thiết bị thu phát vô tuyến HF.
FED-STD-1045 là cơ sở cho họ các tiêu chuẩn vô tuyến HF mô tả việc tự
ñộng hóa của tất cả các máy thu phát HF. Nó cung cấp các chức năng ñã tiêu
chuẩn hóa ñối với khởi xướng cuộc gọi, phát, trả lời và các tín hiệu xác nhận liên
quan ñến ALE. Dạng sóng phát ñi sẽ chứa thông tin ñịa chỉ ñể gọi chọn lọc một
ñài nào ñó và sẽ yêu cầu ñài này trả lời nếu nó có mở máy. Tiêu chuẩn này cũng
xác ñịnh các nghi thức cần thiết, ñịnh thời và các ñịnh nghĩa kỹ thuật, nhưng còn
việc thực hiện và các giao diện người dùng dành quyền cho các nhà sản xuất cải
tiến và cụ thể hóa.
Sau ñây là tóm tắt quá trình làm việc của hệ thống ALE 1045.
- Máy thu ALE luôn ở chế ñộ quét chờ khi nó không kết nối với ñài nào khác.
Nó có thể quét ñến 100 kênh với tốc ñộ 2 hoặc 5 kênh trên giây và liên tục
theo dõi các kênh trong nhóm quét ñã ñặt trước của mạng ñể tìm các tín hiệu
ALE tới. Các tín hiệu này ñược ñánh giá chất lượng kênh (LQA - Link

196
Quality Analysis), dữ liệu ñánh giá ñược lưu giữ trong bộ nhớ ñể dùng sau
này.
- Khi một ñài muốn liên lạc với một ñài khác, ñài gọi sẽ kiểm tra bộ nhớ LQA
của nó ñể tìm kênh tốt nhất mới nhất và dùng kênh này ñể gọi ñầu tiên. Nó sẽ
kiểm tra xem kênh này có bận hay không rồi phát tín hiệu gọi ở dạng số trên
kênh ñó. Tín hiệu gọi này sẽ tuân theo nghi thức cụ thể và chứa các ñịa chỉ
gọi chọn lọc của cả ñài gọi và ñài bị gọi. Nếu ñài bị gọi thu ñược và giải mã
cuộc gọi một cách chính xác, thì nó sẽ trả lời bằng tín hiệu cụ thể. Khi nghe
ñược tín hiệu trả lời ñài gọi sẽ gửi tín hiệu xác nhận và kết nối sẽ ñược thiết
lập.
- Nếu không thiết lập ñược kết nối trên kênh ñầu tiên, hệ thống sẽ thử trên các
tần số khác trong nhóm quét theo thứ tự "ñộ tốt" ñã nhớ cho ñến khi thiết lập
ñược kết nối ở một trong các tần số ñó.
LQA là số ño tự ñộng của chất lượng tín hiệu ALE giữa 2 ñài, dựa trên tỉ
lệ lỗi bít (BER - Bit Error Rate) và tỉ số tín trên tạp (SINAD). Bộ nhớ LQA của
máy thu ñược hình thành bởi phép ño thụ ñộng hoặc tích cực của chất lượng kênh
ngắn hạn trên các tần số chỉ ñịnh. Phép ño tích cực ñược dựa trên các tín hiệu
truyền dẫn ñặc biệt gọi là "thăm dò âm thanh" ñể cung cấp cho các ñài nghe cơ
hội ño chất lượng kênh tại các khoảng thời gian ñịnh trước. Phép ño thụ ñộng là
các phép ño chỉ ñược thực hiện khi các kết nối ñã ñược thiết lập hoặc khi các ñài
khác tình cờ nghe thấy chúng ñang gọi các ñài thứ 3. Trong cả 2 loại ño lường
kênh, tất cả các ñài trong mạng ñều phải thỏa thuận trước về tập tần số trong các
nhóm quét mà chúng sẽ dùng cho ALE. Tất cả các ñài không kết nối với các ñài
khác sẽ tự ñộng trở về chế ñộ quét chờ của chúng và lắng nghe các cuộc gọi ALE
ngẫu nhiên hoặc có kế hoạch trước.
Những ích lợi của ALE 1045:
Các máy thu phát có chứa ALE 1045 không yêu cầu người khai thác sử
dụng có kinh nghiệm và ñược huấn luyện tốt ñể thiết lập một cách nhanh chóng
kết nối chất lượng cao. Các máy thu phát ALE 1045 chứa các ñịa chỉ (dấu hiệu
gọi) gọi duy nhất ñể gọi chọn lọc, có thể quét ñến 100 kênh lập trình sẵn, phân
tích chất lượng ñường truyền sóng ñối với mỗi tần số và tự ñộng kết nối trong vài
giây.
Kết nối mà hệ thống ALE có thể cung cấp là rất bền vững và tin cậy, nhất
là ñối với việc truyền dữ liệu trên kênh HF nhiều tạp. Dạng sóng ALE sử dụng

197
các kỹ thuật như truyền thông báo 3 lần ñể dự trữ, sửa lỗi thuận (FEC), xen kẽ,
mã hóa Golay và bỏ phiếu theo ña số 2/3. Vì hệ thống ALE 1045 dựa vào các
thuật toán DSP ñể phân tích, nên dữ liệu không lỗi có thể ñược khôi phục ngay
cả khi bạn không thể sao chép CW. ALE 1045 ñã trình diễn hoạt ñộng gần như
100% không lỗi tại các mức tín hiệu trong vùng 15 dB thấp hơn chất lượng kênh
thoại "tồi" theo tiêu chuẩn CCIR. Một ñặc ñiểm hấp dẫn khác của ALE là chức
năng nghiệp vụ của nó. Chức năng này cho phép tự ñộng truyền các dữ liệu văn
bản sau khi kết nối ñã ñược thiết lập. Hai loại thông tin nghiệp vụ là Tự ñộng
hiển thị thông báo (AMD) và Chế ñộ dữ liệu văn bản (DTM). Các thông báo
AMD có thể dài ñến 90 kí tự và thường ñược kết hợp vào cuộc gọi kết nối. DTM
cho phép truyền dẫn toàn bộ kí tự ASCII trong các file có ñộ dài bất kì. Mặc dù
tốc ñộ truyền khá thấp, các thông báo nghiệp vụ vẫn có thể truyền ñi khi không
có loại truyền dẫn nào khác có thể nếu chất lượng kênh rất tồi.

6.3 HỆ THỐNG TRUNG KẾ VÔ TUYẾN (Radio Trunking)


6.3.1 ðặt vấn ñề
Trong lĩnh vực thông tin di ñộng thì dải tần là nguồn tài nguyên có giá trị
nhất. Khi các tần số ngày càng trở nên dày ñặc khắp nơi, những nhà sản xuất tiếp
tục tìm kiếm các cách sử dụng các dải tần có hiệu quả hơn.
Trong những năm gần ñây, một trong những phương pháp có hiệu quả phổ
biến và thành công nhất là hệ thống trung kế vô tuyến. Trong khi các hệ thống
trung kế di tần từ 800 ñến 900 MHz ñã khá phát triển thì các hệ thống dùng các
kênh VHF và UHF thông thường chỉ vừa mới ñược giới thiệu và cũng ñã có
thành công nhanh chóng.
Việc ñưa vào các ñài vô tuyến tổng hợp tần số ña tần (DTMF) ở cuối
những năm 70 cho phép có thể áp dụng khái niệm trung kế với các ứng dụng vô
tuyến di ñộng. Thay vì có một truy nhập vô tuyến ñơn vào một kênh ñơn, thì hệ
thống trung kế cho phép ñài vô tuyến tìm kiếm hoặc quét một kênh rỗi trong các
kênh ñã chuẩn bị trước. Trung kế vì thế có nghĩa là tự ñộng tìm kiếm một kênh
rỗi trong một hay nhiều kênh có thể. Nếu kênh chính này bận thì ñài vô tuyến tự
ñộng quét tới kênh có sẵn tiếp theo. Vì việc quét là rất nhanh và tự ñộng nên
người sử dụng không thể xử lý kịp. Do ñó cần phải có sự kiểm soát trước khi
phát, ngay cả khi việc quét ñược làm tự ñộng. Cũng có thể xảy ra việc nghe trộm
hoặc can thiệp từ những người sử dụng khác trên cùng một kênh, cả khi những
nhân tố ngoài này không cùng ở trong một hệ thống trung kế. Tóm lại, ba yếu tố
198
chính của hệ thống trung kế là: chế ñộ quét kênh nhanh, tự ñộng chọn kênh rỗi và
tính riêng biệt (không bị nghe trộm).
Hệ thống trung kế di ñộng trên mặt ñất cho tới hiện tại:
Phần quan trọng nhất của hệ thống trung kế hiện tại ñược thiết kế cho hoạt
ñộng trong di tần từ 800 ñến 900 MHz. Những ñề xuất thiết kế chính là của
Motorola, E.F Johnson và Ericsson/GE. Ngoài ra, hệ MPT - 1327 ñược Philips
hỗ trợ lần ñầu ñã ñược sử dụng rộng rãi trên thị trường chấu Âu. Những hệ thống
này giá rất cao, cả cho thiết bị di ñộng và thiết bị trạm chủ ở vị trí chuyển tiếp
(lặp lại).
Mặc dù các hệ thống này cũng dùng cho các ứng dụng kết nối ñiện thoại,
chúng chủ yếu ñược thiết kế cho các hoạt ñộng nhanh trong từng nhóm.
Cấu hình ñiển hình thường là 5 kênh, những hệ thống này ñem lại hiệu
quả và lợi ích của trung kế cho các ứng dụng vô tuyến di ñộng. Thực tế, trung kế
800 và 900 MHz ñã phát triển vô tuyến di ñộng thương mại nhanh chóng trong
giai ñoạn 10 năm qua, với sự cạnh tranh của lĩnh vực ñiện thoại tổ ong. Tuy
nhiên tất cả các loại trung kế có hai trở ngại khi sử dụng ở các nước ñang phát
triển ñó là giá thành của nó quá cao và không thể thích hợp với việc sử dụng tần
số thấp hơn 800 MHz.

Giới thiệu các kiểu hệ thống trung kế vô tuyến:


Một trong những yếu tố quan trọng trong việc chọn lựa hệ thống trung kế
vô tuyến là vùng phủ sóng. Trong khi một bộ chuyển tiếp ñơn chỉ có thể cung
cấp ñủ vùng phủ sóng cho một số bộ phận, nhưng một số các bộ phận khác lại
cần có hệ thống phủ sóng vùng rộng lớn hơn. Trong các trường hợp này thì cần
thiết phải có hệ thống phủ sóng vùng rộng. Nhiều nhà sản xuất ñã ñề ra nhiều
giải pháp ñể có thể ñáp ứng cho các nhu cầu sử dụng khác nhau, một cách tổng
quát có thể tham khảo hãng Motorola chia hệ thống trung kế vô tuyến thành 2
nhóm chủ yếu sau:
- Các hệ thống trung kế vô tuyến ñơn trạm.
- Các hệ thống trung kế vô tuyến với phủ sóng vùng rộng.

6.3.2 Các hệ thống trung kế vô tuyến ñơn trạm


a. Hệ thống trung kế Smartrunk
1. Khái quát về hệ thống trung kế Smartrunk
Các hãng của Mỹ ñã bắt ñầu giới thiệu một hệ thống trung kế vô tuyến
199
mới ñược thiết kế ñặc biệt với giá thành hợp lý. Sử dụng một hệ báo hiệu mang
tên “Smartrunk”, hệ thống này sẽ hoạt ñộng trên bất kỳ một dải tần nào và nó sẽ
tương thích với nhiều máy thu di ñộng và cầm tay phổ thông. Khác hẳn với các
dạng trung kế vô tuyến ñã mô tả ở trước, Smartrunk ñược thiết kế ñặc biệt cho
các ứng dụng kết nối ñiện thoại vô tuyến mặc dù nó ñảm bảo cho các cuộc gọi
giữa ñài di ñộng với ñài di ñộng cũng rất tốt.
Ý tưởng về Smartrunk bắt nguồn từ Trung Quốc, nơi có hơn một triệu
máy thu cầm tay giá thấp ñang ñược dùng như máy thu cầm tay. Giống như
nhiều nước ñang phát triển, xây dựng mạng ñiện thoại dây ở Trung Quốc rất ñắt
và khó khăn. ðể cung cấp các phương tiện truyền thông nhiều hơn nữa, các nhà
kinh doanh và các cá nhân ở Trung Quốc ñã thiết lập hệ thống từ 3 ñến 5 kênh vô
tuyến ñể kết nối giữa các trạm cơ sở và mạng lưới ñiện thoại công cộng. Tuy
nhiên hệ thống này không có tính năng trung kế vô tuyến và rất cồng kềnh. Ví
dụ, ñể tạo một cuộc gọi trên một hệ thống 4 kênh, người sử dụng ñầu tiên phải
nghe kênh số 1, nếu nó bận, anh ta phải chuyển mạch vô tuyến bằng tay sang
kênh số 2 và như vậy ñến kênh số 4 cho ñến khi kênh nghe rõ ñược tìm thấy. Tất
nhiên, trong khi làm như vậy, anh ta có thể dễ dàng nghe trộm trên các kênh khác
hoặc truyền qua một cuộc gọi khác ñang ñược thực hiện. Với bất cứ nơi nào từ
25 ñến 100 người sử dụng trên một kênh thì hệ thống này có thể trở thành rất hỗn
loạn và không hiệu quả.
2. Giải pháp trung kế Smartrunk
Khi dùng các trạm cơ sở và máy di ñộng cùng trang bị các module của
Smartrunk thì các ñài vô tuyến này sẽ tự ñộng quét từ 2 ñến 16 kênh trung kế ñể
ñóng và mở một kênh.
Với Smartrunk, có thể giám sát hoặc can thiệp vào một cuộc gọi ngay
trong khi ñang tiến hành (gọi khẩn cấp). Người ñiều hành hệ thống có thể tăng số
lượng kênh tải nhờ vào hiệu quả vốn có của trung kế. Khi người sử dụng muốn
các chức năng riêng thì hệ trung kế có thể cung cấp cho họ. Về mặt này,
Smartrunk như một hệ thống ñiện thoại tổ ong giá thành thấp do nó cung cấp
ñược rất nhiều ñặc tính cũng như tính dễ dùng của một hệ thống ñiện thoại tổ ong
nhưng với một giá thấp hơn nhiều.
3. Cấu hình hệ thống Smartrunk
Hệ thống Smartrunk gồm 2 phần chính: một bộ ñiều khiển trạm cơ sở mà
các giao diện có thể nối tới bất kỳ trạm cơ sở song công nào khác hoặc tới máy

200
khuếch ñại lặp lại; một bảng logic cho máy di ñộng ñược lắp ñặt trên mỗi máy di
ñộng hoặc máy thu cầm tay. Bộ ñiều khiển trạm cơ sở phục vụ như một máy ñiện
thoại kết nối với ñầy ñủ chức năng ñược thêm vào ñể ñiều khiển toàn bộ chức
năng trung kế. Mỗi bộ phận ñiều khiển ñòi hỏi một kênh trung kế. Bảng logic
cho máy di ñộng ñiều khiển quét các kênh vô tuyến, kiểm tra, chống ồn và các
chức năng PTT (ấn phát) và cũng ñưa ra toàn bộ các chức năng báo hiệu. Ở máy
cầm tay thì bảng logic này thay thế các bộ ñiều chế và giải mã DTMF thông
thường.
Hệ thống Smartrunk ñảm bảo từ 2 ñến 16 kênh trung kế vô tuyến và có
dung lượng tới 1100 thuê bao trong hệ thống. Ngoài ra do kết nối giữa các trạm
cơ sở thì các kênh trung kế có thể ñạt các giá trị khác nhau, những vị trí khác
nhau trong một vùng rộng.
Cấu hình thông dụng dùng cho liên lạc ñiện thoại thường gồm 4 kênh vô
tuyến với mức tải là 25 ñến 30 người trên một kênh. Các thuê bao trong vùng 30
kilomet có thể không cần xâm nhâp vào mạng ñiện thoại công cộng mà có thể
phục vụ tại chỗ khi dùng dịch vụ di ñộng tới di ñộng.

Bé ®iÒu khiÓn

Tx/Rx

Bé ®iÒu khiÓn Tæng ®µi

Tx/Rx
M¸y di ®éng
Bé ®iÒu khiÓn

Tx/Rx DTMF Tel.

Tæ hîp Tx

GhÐp Rx
M¸y cÇm tay

Pulse Tel.

Tr¹m cè ®Þnh song c«ng


ghÐp Fax, Tel., M¸y tÝnh

Hình 6-6. Sơ ñồ cấu trúc hệ thống Smartrunk ñiển hình

201
Hình 6-6 là các sơ ñồ xây dựng cấu trúc hệ thống Smartrunk ñiển hình.
Chúng chỉ ra rõ hơn cấu hình hệ thống.
4. Khả năng ứng dụng
Có 5 dạng cuộc gọi có thể ñược thực hiện qua hệ thống: từ di ñộng tới cố
ñịnh; từ cố ñịnh tới di ñộng; từ di ñộng tới di ñộng; các cuộc gọi nhóm; các cuộc
gọi ñiều hành/khẩn cấp (xem hình 6-7).

Hình 6-7. Mô hình hệ thống 3 kênh trung kế vô tuyến và khả năng ứng dụng

b. Hệ thống trung kế Smartrunk II


Phần trên ñã trình bày khái quát về hệ thống Smartrunk dùng ñiều chế mã
DTMF. Kỹ thuật số ñược ñưa vào áp dụng cho ra ñời hệ thống Smartrunk II như
ñược trình bày dưới ñây.
1. Mô tả chung
Qua thời gian ngắn kể từ khi giới thiệu vào năm 1992, Smartrunk II của
Selectone trở thành tiêu chuẩn thế giới cho các hệ thống tổng ñài vô tuyến với giá
thành hạ. Smartrunk II là thế hệ sau cùng của Smartrunk, có nhiều ñặc tính mới

202
ưu việt ñối với người sử dụng và người ñiều khiển hệ thống. Khuôn dạng
(format) ñánh tín hiệu riêng của Smartrunk II ñem lại tốc ñộ cao, dải phủ sóng
rộng và ñộ bảo mật thông tin cao hơn.
Có thể lựa chọn chế ñộ làm việc gồm: tạo trung kế thoại vô tuyến, tạo
trung kế phát nhanh và chế ñộ vô tuyến thông thường. ðối với người sử dụng,
Smartrunk II cung cấp một dịch vụ kiểu cellular thực sự với các ñặc tính như nhớ
và phát quay số, quay số nhớ và quay lại số. ðồng thời hệ thống Smartrunk II
cung cấp ñộ bảo mật cao ñể chống lại người dùng không ñược phép. Ngoài ra
còn có thể lựa chọn một vài dạng làm việc linh hoạt hơn trong thiết kế hệ thống.
Và hơn hết, Smartrunk II có khả năng tương thích với Smartrunk nguyên gốc.
2. Các ñặc ñiểm mới
Ngoài các ñặc ñiểm ñã có của Smartrunk, Smartrunk II có các ñặc ñiểm
ưu việt và mới sau ñây:
- Lựa chọn chế ñộ trung kế: thoại và gửi nhanh
- Làm việc giống như ñiện thoại tổ ong thực sự trong chế ñộ trung kế thoại vô
tuyến
- Hoạt ñộng “PTT” thực sự trong chế ñộ trung kế
- Format báo hiệu số riêng cho phép bảo vệ tối ña việc ngăn cản người dùng
không ñược phép, cự ly tăng ñáng kể, tốc ñộ truyền số liệu nhanh hơn.
- Tương thích trực tiếp với các dạng trung kế vô tuyến khác trong hệ cellular,
PCS, CT2 và các dạng khác như Smartnet, LTR, MPT
- Nhớ và phát tín hiệu quay số (giống như cellular)
- Tự ñộng quay số nhanh 10 kênh nhớ do người dùng lập trình
- Quay lại số ñiện thoại sau cùng
- ða âm chuông ñể phân biệt loại cuộc gọi
- Có tín hiệu báo kênh rỗi cho người dùng biết
- Có 10 mức gọi ưu tiên
- Bảo mật 5 số ñược lập trình
- Nhiều chế ñộ hoạt ñộng bình thường
- ðiều khiển vô tuyến từ xa ñể cắt những người sử dụng bất hợp pháp (hay
không trả tiền)

203
- Tự ñộng nhận biết máy di ñộng ñể giảm bớt thời gian lãng phí (Radio
check)
- Thời gian thâm nhập kênh nhanh hơn
- Nhiều lựa chọn mới có thể lập trình ñược
- Tương thích với các hệ hiện có
- Có sẵn các bộ nâng cấp với giá thành thấp cho phân ñiều khiển Smartrunk
hiện có
3. Tóm tắt ñặc tính kỹ thuật hệ Smartrunk II
- Làm việc trong mọi dải tần: dải thấp VHF, UHF hoặc 800/900 MHz
- Hoạt ñộng hoàn toàn tự ñộng: từ các ñiện thoại theo kiểu tone hay pulse
- Gọi riêng biệt và an toàn: tới hơn 11000 thuê bao
- Các thuê bao ưu tiên: ñiều hành / khẩn cấp
Khả năng bổ sung của hệ Smartrunk II
 Cơ sở dữ liệu thuê bao
- Ghi giữ tới 1800 cuộc gọi trên một kênh
- Nội dung ghi mỗi cuộc gọi gồm có: thuê bao, số quay số, thời gian gọi và
loại cuộc gọi
- Các file cấu hình có thể tạo lập hay gỡ bỏ
 Các interface
- 2 ñường ñiện thoại / một bộ ñiều khiển DTMF (ña tần) hay xung, ñầu nối
RJ11-C
- Interface vô tuyến - âm tần phát, âm tần thu, ñường phát PTT, triệt ồn, ñầu ra
- Mã triệt ồn CTCSS

6.3.3 Các hệ thống trung kế vô tuyến vùng rộng


ðối với nhiều bộ phận, vị trí một bộ chuyển tiếp ñơn có thể bao phủ một
vùng toàn bộ các hoạt ñộng của họ. Tuy nhiên nếu nhu cầu sử dụng tăng lên vượt
xa vùng phủ sóng ñịa lý của một hệ thống ñơn trạm thì cần thiết phải có một hệ
thống vùng rộng ñể cho những người sử dụng máy vô tuyến dễ dàng liên lạc ở
mọi nơi mà họ cần, cho dù họ di chuyển giữa các trạm chuyển tiếp khác nhau.
Những lợi ích của thông tin vùng rộng:
- Phối hợp giữa các tổ chức và các ñơn vị với nhau trên một vùng rộng lớn.

204
- Vùng phủ sóng ñược mở rộng vượt ra ngoài khả năng của một hệ thống
hiện có.
- ðộ tin cậy vùng phủ sóng ñược nâng lên.
- Phối hợp thành một tổ chức lớn hơn và có kiểm tra nhờ người ñiều phối
duy trì liên lạc với những người sử dụng trong suốt vùng phủ sóng.
Hãng Motorola ñưa ra 3 cấu hình hệ thống sau:

a. Hệ thống ñồng phát (Simulcast)


Simulcast sử dụng nhiều trạm thu phát ñể mở rộng vùng phủ sóng của hệ
thống. Simulcast sử dụng kiểu báo hiệu Smartnet II. Có thể xắp xếp tới 10 trạm
trong một hệ thống Simulcast. Mỗi trạm xa gồm có một bộ ñiều khiển từ xa và
nhiều bộ chuyển tiếp với các tần số giống nhau ñặt tại trạm chủ. Hệ thống yêu
cầu có một ñường kết nối (Link) bằng viba hoặc cáp quang ñể kết nối giữa các
trạm với nhau.
Hình 6-8 minh họa cho cấu hình này.

F1 F1

F1

Hình 6-8. Hệ thống thông tin vùng rộng Simulcast

Simulcast thực hiện truyền ñồng thời tín hiệu sóng mang giống nhau từ
nhiều trạm có tính ñịa lý riêng biệt. ðiều này có tầm quan trọng ñặc biệt ñảm bảo
khả năng nhận biết chất lượng thoại trong các vùng bị chồng lấn. ðể thực hiện tốt
những yêu cầu này cần có một thiết bị ñặc biệt ñể kiểm tra tần số phát và sự ñồng
bộ thoại trong toàn hệ thống.

205
b. Hệ thống chọn ña trạm tự ñộng (Automatic Multiple Site Selection -
AMSS)
Chọn ña trạm tự ñộng (AMSS) là một phương pháp tạo ra một vùng phủ
sóng rộng lớn thông qua sử dụng chỉ ñịnh kênh phối hợp tại nhiều trạm kênh
chung. AMSS ñặc biệt thích hợp ứng dụng trong các vùng rộng lớn, khi mà ñòi
hỏi thiết kế hệ thống có nhiều vùng chồng lấn, vùng ñịa lý ñược phủ sóng là rất
lớn và không có sự giao thoa tần số.
Hình 6-9 minh hoạ cấu hình này, AMSS giống với Simulcast ở chỗ ñòi
hỏi các trạm phải ñược kết nối với nhau ñể cung cấp thông tin cho các khu vực
giữa các trạm. Sự khác nhau, ñối với AMSS là mỗi trạm sử dụng các tần số khác
nhau trong khi Simulcast lại ñòi hỏi mỗi trạm sử dụng cùng một tần số.

F1 F2

F3

Hình 6-9. Hệ thống chọn ña trạm tự ñộng (AMSS)

Vì AMSS không ñòi hỏi tần số giống nhau tại mỗi trạm như Simulcast,
nên ñã hạn chế ñược sự cần thiết phải có thiết bị ñặc biệt ñể cân bằng và duy trì
các chỉ tiêu kỹ thuật về tần số. Tuy nhiên AMSS lại cần nhiều tần số ñan xen và
không thích hợp trong các vùng ñông ñúc tần số. Mặc dù các tần số có thể ñược
tái sử dụng trong hệ thống AMSS, nhưng chúng không thể ñược phân ñịnh lại tại
các trạm lân cận.
Mỗi trạm AMSS có một bộ ñiều khiển trung tâm từ xa và một ngân hàng
các bộ chuyển tiếp với các tần số, mà các tần số này là duy nhất cho trạm ñó. Vì
chỉ có một kênh ñiều khiển trên một trạm trong một hệ thống AMSS, nên tại mỗi
trạm cần phải có một kênh ñiều khiển dự phòng.
Hệ thống Simulcast và AMSS ña thoả mãn nhiều yêu cầu phủ sóng vùng
206
rộng của nhiều tổ chức. Song một số tổ chức lại cần có thêm các yêu cầu khác
như dung lượng cao hơn và tích hợp ñược nhiều hệ thống hiện có và mới vào
trong một hệ thống có vùng phủ sóng rộng lớn hơn nhiều. Hệ thống thỏa mãn
ñược những yêu cầu này là hệ thống SmartZone.

c. Hệ thống SmartZone
SmartZone là một hệ thống vô tuyến trunking phủ sóng vùng rộng, ñược
tích hợp, dung lượng cao. Mặc dù SmartZone ñược thiết kế dùng với kỹ thuật
trunking, nhưng nó có thể tích hợp các hệ thống thông thường (Conventional)
vào trong hệ thống khá dễ dàng, hệ thống SmartZone ñược minh họa trong hình
6-10 sau ñây:
Vì SmartZone có thể kết hợp các hệ thống con Simulcast có khả năng về
tần số và các hệ thống tái sử dụng lại tần số, nên SmartZone có thể tối ña hoá khả
năng hiện có của tần số. ðiều này giúp cho SmartZone có ưu ñiểm hơn các kiểu
hệ thống vùng rộng khác ñã ñược tích hợp, một hệ thống ñiển hình ñòi hỏi có
một số lượng lớn về tần số. Thêm vào ñó cơ sở hạ tầng hiện ñại của SmartZone
cho phép SmartZone cung cấp một giải pháp về mạng cho các yêu cầu thông tin
vùng rộng với giao diện người dùng ñơn giản.

Chuyển tiếp Trunking


thông thường ñồng phát
F1 F1

F1

SMARTZONE
Trunking
ñơn vùng
Chuyển tiếp
Trunking xen băng
mật ñộ thấp

Hình 6-10. Hệ thống SmartZone tích hợp các hệ thống con khác nhau

Các ưu ñiểm của hệ thống SmartZone:

207
SmartZone có tính ñột phá cải tiến và mở rộng trên các khả năng vùng
rộng Smartnet hiện có và cung cấp các ưu ñiểm sau:
 Vùng phủ sóng
SmartZone cho phép phủ sóng vùng ñịa lý rộng lớn hơn. Một vùng (Zone)
trong hệ thống SmartZone có thể có tới 48 trạm (Site), tuỳ thuộc vào hệ thống và
cấu hình tuỳ chọn. Và có thể tích hợp 4 hệ thống SmartZone thành hệ thống ña
vùng.
 Hiệu quả của phổ tần
SmartZone cho phép sử dụng các tài nguyên về kênh tần số rất hiệu quả.
ðiều này ñạt ñược thông qua tính năng việc "chỉ ñịnh trạm năng ñộng", cho phép
SmartZone có khả năng chỉ cấp các kênh tại những trạm có các thành viên của
nhóm hoạt ñộng.
 Hiệu quả ñầu tư
SmartZone cung cấp khả năng trang bị cho các trạm chỉ với một số bộ
chuyển tiếp phù hợp với nhu cầu thông tin tại trạm ñó. ðiều này có nghĩa rằng
mỗi trạm có thể có số lượng bộ chuyển tiếp khác nhau. Những khu vực mật ñộ
lưu lượng thấp có thể ñược phủ sóng với số lượng bộ chuyển tiếp tối thiểu, và
giảm ñáng kể giá thành.
 ðộ tin cậy cao hơn
SmartZone không ñòi hỏi các trạm xa phải có bộ ñiều khiển trung tâm khi
sử dụng bộ chuyển tiếp thông minh (IntelliRepeater). Các bộ chuyển tiếp thông
minh ñược trang bị khả năng vận hành Trunking nội tại (tự ñóng vai trò bộ ñiều
khiển trung tâm). Và các bộ chuyển tiếp thông minh này có thể làm dự phòng
cho nhau, giúp cho ñộ tin cậy của trạm ñược nâng cao.
 Dung lượng cuộc gọi tối ña
SmartZone cung cấp các khả năng ñể khai thác tối ña dung lượng cuộc gọi
cho hệ thống, với các tính năng như thiết lập cuộc gọi khi kênh bận (Busy
Override), ấn ñịnh trạm quan trọng (Critical Site Assignment) và vận hành trạm
ưu tiên.
 Tính mềm dẻo của hệ thống
SmartZone có thể phối ghép các hệ thống ñơn trạm có cấu hình khác nhau
và các hệ thống ñồng phát Simulcast. SmartZone ñược áp dụng triển khai các
công nghệ khác nhau như công nghệ tương tự, công nghệ số hoặc kết hợp tương
tự và số.

208
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Brennan V. P, "Phase-Locked Loops: Principles and Practice," McGraw-Hill,


New York, 1996.
2. Conely Mgr., "Kenwood Trunked Radio Systems", Kenwood Trunked
System.
3. D. C. Green, “Radio Systems for Technicians,” 2nd Edition, Longman, 1995,
294 pp.
4. Edward Singer, “Land Mobile Radio Systems,” Prentice Hall, 1989, 258 pp.
5. "Giới thiệu chung về lý thuyết viễn thông - General Introduction of Tele-
communication Theory," LG Information & Communications, Ltd. (Sách
song ngữ Việt-Anh). Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1995.
6. Jack R. Smith, “Modern Communication Circuits,” 2nd Edition, McGraw-
Hill, 1996, 580 pp.
7. Proakis G. J, "Digital Communications," McGraw-Hill, New York, 1989.
8. Rappaport S. T, "Wireless Communications," Prentice Hall, New Jersey,
1996.
9. Shakhgildyan V. V, “Radio Transmitter Design,” Mir Publisher, Moscow,
1987, 487 pp.
10. "ST-853 SmarTrunk II - Digital Trunking Systems Overview for Icom Two-
way Radios", March 2000.
11. Steele R. (Ed), "Mobile Radio Communications," Pentech Press, London,
1992.
12. Ulrich L.Rohde, T.T.N. Bucher, “Communications Receivers: Principles and
Design,” McGraw-Hill, 1994, 584 pp.
13. Viterbi J. A, "CDMA-Principles of Spread Spectrum Communication,"
Addision-Wesley, Reading, Massachusetts, 1995.
14. Wayne Tomasi, “Electronic Communications Systems: Fundamentals
through Advanced,” 4th Edition, Prentice Hall, 2001, 947 pp.
15. Wozencraft J. M., Jacobs I. M, "Principles of Communication Engineering,"
John Willey & Sons, Inc., New York-London-Sydney, 1965.

209

You might also like