You are on page 1of 59

WWW.THUVIENVATLY.

COM

Bản Tin Vật Lý


Tháng 9 - 2010

© Thư Viện Vật Lý


www.thuvienvatly.com
banquantri@thuviemvatly.com
Tháng 9 năm 2010

Nội dung: Trần Nghiêm – trannghiem@thuvienvatly.com


Biên tập: Trần Triệu Phú – trieuphu@thuvienvatly.com
Thiết kế: Bích Triều, Vũ Vũ
Cùng một số Cộng tác viên khác

 Trong bản tin có sử dụng hình ảnh và các bài dịch từ các tạp chí nổi tiếng
Physics World, Nature Physics, New Scientist, cùng một số tạp chí khác.

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 1


Nội dung

Phản-laser là hoàn toàn khả thi ............................................................................................................ 3


Laser có thể biến các hạt ảo thành thật ............................................................................................... 4
Mặt trời đang tỉnh giấc ........................................................................................................................ 6
5 thiết bị được chọn cho sứ mệnh tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa ExoMars ...................................... 7
Silicon tan chảy khi nguội đi ............................................................................................................... 9
Nguyên lí Pauli bị vi phạm tại rìa của lỗ đen .................................................................................... 11
Hayabusa 2 sẽ tìm kiếm nguồn gốc của sự sống trong vũ trụ ........................................................... 13
Dùng laser điều khiển nhịp tim ......................................................................................................... 15
Đo hàm lượng glucose mà không cần lấy máu thử ........................................................................... 17
Một lỗ đen cần có khối lượng tối thiểu bao nhiêu? ........................................................................... 19
Nicola Cabibbo: 1935–2010 ............................................................................................................. 22
‘Năng lượng tối’ sẽ làm cho vũ trụ giãn nở mãi mãi ........................................................................ 24
Hệ mặt trời có lẽ già hơn ước tính đến 2 triệu năm tuổi ................................................................... 26
Mộc tinh bị tấn công lần thứ ba trong 13 tháng ................................................................................ 27
Mặt trăng đang co lại ........................................................................................................................ 29
Vi khuẩn sống sót một năm rưỡi trong không gian vũ trụ ................................................................ 31
Phát hiện mới đe dọa lí thuyết cấu tạo hạt nhân ................................................................................ 33
Đo lường vũ trụ ................................................................................................................................. 34
Kính thiên văn Kepler phát hiện hai hành tinh đang quay đồng bộ .................................................. 36
Định cỡ các tiểu hành tinh có nguy cơ gây hại ................................................................................. 38
Lần đầu tiên chụp ảnh được liên kết hydro ....................................................................................... 40
Các lỗ đen siêu khối lượng sinh ra bởi sự hợp nhất thiên hà ............................................................ 42
CERN đối mặt trước sự cắt giảm ngân sách 250 triệu bảng ............................................................. 46
Skyrmion có thể mang đến các dụng cụ điện tử mới lạ .................................................................... 48
Giải pháp vật lí cho bài toán nhiệt đô thị .......................................................................................... 50

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 2


Phản-laser là hoàn toàn khả thi
Một miếng silicon mỏng bằng tờ
Các nhà khoa học gọi nó là phản laser. Thay vì giấy thông thường hấp thụ
khuếch đại ánh sáng, nó dập tắt ánh sáng hoàn toàn, khoảng 20% ánh sáng tới, nhưng
để lại bóng tối tuyệt đối. đội nghiên cứu tính được rằng
cơ cấu này sẽ triệt tiêu hầu như
Laser hoạt động bằng cách tạo ra một đợt thác photon toàn bộ ánh sáng tới ở bước sóng
phản xạ tới lui bên trong một vật liệu khuếch đại ánh 945 nm, trong vùng hồng ngoại
sáng trước khi thoát ra ở một đầu. Mội đội nghiên cứu gần. Kết quả của họ công bố trên
tại trường Đại học Yale tự hỏi không biết điều gì sẽ tạp chí Physical Review Letters,
xảy ra nếu họ đảo ngược quá trình lại, làm cho vật số 105, trang 053901.
liệu hấp thụ ánh sáng chứ không phát ra một chùm
laser. Cho đến nay, hiệu ứng chỉ mới
tồn tại trên giấy, nhưng thành
Đa số laser phát ra ánh sáng từ một đầu, nhưng người viên đội nghiên cứu, Dougals
ta cũng có thể làm cho các laser phát ra hai chùm tia Stone cho biết “các thí nghiệm
giống hệt nhau theo hai hướng ngược nhau. Điều này đang triển khai là cực kì có triển
yêu cầu có những lớp trong suốt một phần, giống hệt vọng, và tôi hoàn toàn tin chắc
nhau, ở hai đầu của một thanh vật liệu phát sáng, thí rằng nó có thể được hiện thực
dụ như gallium arsenide. hóa”. Năng lượng từ các chùm
laser dập tắt nhau sẽ biến đổi
Các nhà nghiên cứu tính được rằng nếu sử dụng một thành nhiệt, nhưng nếu bằng
chất liệu hấp thụ ánh sáng như silicon, thì ở những cách nào đó có thể biến nó thành
bước sóng nhất định, hai chùm laser giống hệt nhau dòng điện, thì hiệu ứng có thể
chiếu thẳng vào nhau sẽ triệt tiêu nhau hoàn toàn bên cho phép các xung sáng truyền
trong khối chất liệu. trong cáp quang được biến đổi
thành tín hiệu điện với hiệu suất
cao.

Nguồn: New Scientist

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 3


Laser có thể biến các hạt ảo thành thật

Các laser thế hệ tiếp theo sẽ có khả năng rằng một điện trường rất mạnh sẽ biến đổi
tạo ra vật chất bằng cách bắt giữ các hạt ma các hạt ảo thành hạt thật mà chúng ta có thể
quỷ, theo cơ học lượng tử, vốn tràn ngập quan sát thấy. Điện trường đó đẩy chúng
không gian dường như trống rỗng. theo những hướng khác nhau vì chúng có
điện tích trái dấu nhau, tách li chúng ra nên
Nguyên lí bất định của cơ học lượng tử chúng không thể nào phá hủy nhau được.
hàm ý rằng không gian không bao giờ có
thể thật sự trống rỗng. Thay vào đó, các Trên lí thuyết, các laser thật thích hợp cho
thăng giáng ngẫu nhiên làm khai sinh ra nhiệm vụ này vì ánh sáng của chúng khoác
một vạc dầu nóng bỏng gồm các hạt, thí dụ trong mình những điện trường mạnh. Năm
như electron, và các đối tác phản vật chất 1997, các nhà vật lí tại Trung tâm Máy gia
của chúng, gọi là positron. tốc Thẳng Stanford (SLAC) ở Menlo Park,
California, Mĩ, đã sử dụng ánh sáng laser
Những cái gọi là “hạt ảo” như thế này tạo ra được vài ba cặp electron-positron.
thường thì hủy lẫn nhau quá nhanh nên Nay các phép tính mới cho thấy các laser
chúng ta không chú ý tới chúng. Nhưng các thế hệ tiếp theo sẽ có khả năng tạo ra
nhà vật lí đã dự đoán từ những năm 1930 những cặp như vậy với số lượng lên tới
hàng triệu.

Các laser tương lai sẽ tạo ra vật chất từ ánh sáng. (Ảnh: nickwinch/stock.xchng)

Phản ứng dây chuyền

Trong thí nghiệm SLAC, chỉ một cặp electron-positron được tạo ra tại mỗi thời điểm. Nhưng
với các laser mạnh hơn, thì một phản ứng dây chuyền trở nên là khả thi.

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 4


Cặp đầu tiên được gia tốc lên tốc độ cao bằng laser đó, làm cho chúng phát ra ánh sáng. Ánh
sáng này, kết hợp với ánh sáng của laser, tiếp tục sinh ra nhiều cặp hơn. Đó là theo một nghiên
cứu đăng tải trên tạp chí Physical Review Letters của tác giả Alexander Fedotov thuộc Đại học
Nghiên cứu Hạt nhân Quốc gia ở Moscow cùng các đồng nghiệp.

Ở những laser có khả năng tập trung khoảng 1026 watt trong một cm2, thì phản ứng phi mã này
sẽ biến đổi hiệu quả ánh sáng laser thành hàng triệu cặp electron-positron, đội nghiên cứu kết
luận như vậy.

Xưởng phản vật chất

Loại cường độ đó có thể đạt tới với một laser do dự án Cơ sở hạ tầng Cực Sáng ở châu Âu xây
dựng. Phiên bản đầu tiên của laser trên có thể chế tạo vào năm 2015, nhưng có khả năng phải
mất vài năm sau đó nữa mới hoàn tất những nâng cấp cần thiết để đạt tới 1026 watt/cm2 – theo
lời đồng tác giả Georg Korn thuộc Viện Quang học Lượng tử Max Planck ở Garching, Đức.

Khả năng tạo ra những số lượng lớn positron có thể hữu ích cho các máy va chạm hạt như
Máy Va chạm Thẳng Quốc tế đã đề xuất, thiết bị sẽ cho lao các electron và positron vào nhau.

Nhưng Pisin Chen thuộc trường Đại học Quốc gia Đài Loan ở Đài Bắc cho biết chi phí cao
của nguồn laser rất mạnh trên có thể làm cho phương pháp này trở nên tốn kém hơn giải pháp
thay thế. Cách chuẩn tạo ra những số lượng lớn positron hiện nay là bắn một chùm electron
năng lượng cao vào một miếng kim loại để tạo ra những cặp electron-positron.

Nguồn: New Scientist

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 5


Mặt trời đang tỉnh giấc
Những người thích chiêm ngưỡng cảnh đẹp kì thú trên bầu trời có thể thưởng thức một số cực
quang ngoạn mục vào ngày mai. Sau một giấc ngủ dài, Mặt trời của chúng ta đang bừng thức
giấc. Hồi sáng thứ bảy tuần trước, bề mặt ngài thái dương đã phun trào và phóng thích hàng
tấn plasma (các nguyên tử bị ion hóa) vào không gian vũ trụ. Plasma lao thẳng về phía chúng
ta, và khi tới nơi, nó có thể tạo ra một màn trình diễn ánh sáng đẹp mắt.

Nhà thiên văn học Leon Golub ở Trung tâm Thiên văn vật lí Harvard-Smithsonian (CfA) cho
biết: “Đợt phun trào này nhắm thẳng về phía chúng ta, và được trông đợi sẽ tới đây vào ngày 4
tháng 8. Khá lâu rồi mới có một đợt phun trào chính thức nhắm thẳng về phía chúng ta như thế
này”.

Đợt phun trào, gọi là sự phun trào vật chất


vành nhật hoa, đã được Đài thiên văn Động
lực học Mặt trời (SDO) của NASA ghi hình
trên camera. SDO là một phi thuyền phóng
lên quỹ đạo hồi tháng 2. Nó cung cấp các hình
ảnh chất-lượng-tốt-hơn-HD của Mặt trời ở
nhiều bước sóng khác nhau.

Ảnh chụp tia X của Mặt trời vào sáng thứ bảy, ngày 1
tháng 8. Vòng cung tối ở gần rìa trên bên phải ảnh là
sợi plasma đang phun ra khỏi bề mặt. Vùng sáng rực là
một tai lửa mặt trời không có liên quan. Ảnh: NASA

Khi một đợt phun trào vật chất vành nhật hoa
đi tới Trái đất, nó tương tác với từ trường của
hành tinh chúng ta, có khả năng gây ra bão địa từ. Các hạt bức xạ từ mặt trời đổ thác theo các
đường sức từ xuống hai địa cực của Trái đất. Các hạt đó va chạm với các nguyên tử nitrogen
và oxygen trong khí quyển, làm cho chúng phát sáng giống như cơ chế xảy ra trong bóng đèn
neon.

Cực quang thường chỉ có thể nhìn thấy ở những vĩ độ cao. Tuy nhiên, trong một cơn bão địa
từ, cực quang có thể thắp sáng bầu trời ở những vĩ độ thấp hơn. Những người đam mê bầu trời
ở miền bắc nước Mĩ và những nước khác sẽ hướng mắt về phương bắc trong đêm 3 hoặc 4
tháng 8 để chiêm ngưỡng màn trình diễn ánh sáng lục và đỏ hết sức ngoạn mục.

Mặt trời của chúng ta đã trải qua một chu kì hoạt động đều đặn trung bình khoảng 11 năm.
Cực đại mặt trời gần đây nhất xảy ra vào năm 2001. Cực tiểu gần đây nhất của nó thì đặc biệt
yếu và kéo dài. Đợt phun trào này là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Mặt trời của
chúng ta đang tỉnh giấc và đang tiến tới một kì hoạt động cực đại khác.

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 6


5 thiết bị được chọn cho sứ mệnh tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa
ExoMars

Ảnh minh họa ExoMars. Phi thuyền sẽ được phóng lên vào năm 2016. (Ảnh: ESA/NASA)

Có sự sống trên sao Hỏa hay không? Câu hỏi trọng nhất đó: sao Hỏa là một hành tinh có sự
đó có thể trả lời bằng năm thiết bị khoa học sống hay không, hay nó có thể và sẽ trở nên
vừa được chọn cho bay cùng sứ mệnh có sự sống trong tương lai hay không?”,
ExoMars đầu tiên lên hành tinh đỏ vào năm David Southwood, giám đốc khoa học và
2016. Là một dự án hợp tác của Cơ quan Vũ thám hiểm bằng rô bôt của ESA, giải thích.
trụ châu Âu (ESA) và NASA, ExoMars là
viết tắt của dự án Ngoại Sinh vật học trên Hỏa Khí methane được sứ mệnh Mars Express của
tinh và được trông đợi sẽ có ít nhất hai sứ ESA phát hiện ra lần đầu tiên trên hành tinh
mệnh thẳng tiến lên sao Hỏa. đỏ hồi năm 2003 và sự có mặt của nó sau đó
được xác nhận bởi các nhà khoa học NASA.
Năm thiết bị đã được chọn ra từ 19 đề xuất đệ Methane sao Hỏa đặc biệt hấp dẫn với các
trình hồi tháng 1, 2010. Chúng bao gồm ba nhà ngoại sinh vật học [nghiên cứu sự sống
máy dò hồng ngoại khác nhau sẽ quét qua bầu ngoài trái đất] vì chất khí này sẽ bị phân hủy
khí quyển Hỏa tinh tìm kiếm các thành phần bởi bức xạ mặt trời. Có những lượng đáng kể
phân tử hàm lượng thấp, đồng thời tìm bụi và methane, do đó, sẽ có nghĩa là chất khí này
hơi nước. đang được tạo ra bởi những sinh vật sống –
giống hệt như quá trình xảy ra trên Trái đất
Các nhà khoa học dự án đặc biệt muốn lập chúng ta.
bản đồ hàm lượng methane trong khí quyển
Hỏa tinh. “Việc lập bản đồ methane cho phép Phi thuyền ExoMars sẽ bay trên quỹ đạo cách
chúng ta nghiên cứu sâu hơn câu hỏi quan bề mặt Hỏa tinh 400 km và sẽ có một camera
ghi lại các ảnh 3D phân giải cao và sẽ có hút khi chúng được phát hiện ra. Thiết bị
thể tập trung vào những chi tiết có sức thu thứ năm trên tàu là một camera góc rộng đa

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 7


bước sóng sẽ ghi ảnh toàn cầu của sao Hỏa Mục tiêu chính của sứ mệnh năm 2018 là
để điều khiển hoạt động của bốn thiết bị đưa một cỗ xe tự hành lên bề mặt sao Hỏa.
kia. Cỗ xe sẽ được trang bị một máy khoan để
thu gom mẫu địa chất, chúng có thể được
Hộ tống cùng ExoMars TGO trên hành mang về Trái đất bởi những sứ mệnh hợp
trình của nó lên sao Hỏa sẽ là một phi tác ESA/NASA khác đã được lên kế hoạch
thuyền tiếp đất nhỏ do ESA cung cấp sẽ hạ cho thập niên 2020.
cánh xuống bề mặt hành tinh đỏ. Phi
thuyền tiếp đất đó có chứa một bộ thí Đồng thời, ESA cho biết họ đã có được
nghiệm địa vật lí và khí quyển, nhưng các 470 triệu bảng Anh để chi cho một sứ
trở ngại tài chính khiến ESA phải lùi kế mệnh khoa học “tầm trung” sẽ phóng lên
hoạch thời gian của mình lại. Thay vào đó, vào năm 2022. Cơ quan này đã kêu gọi các
phi thuyền tiếp đất trong kế hoạch hiện nay nhà khoa học vũ trụ hãy đưa ra các đề xuất
là một phi thuyền “thao diễn” sẽ chứa một cho sứ mệnh hiện đang được triển khai
số hạn chế các thiết bị và sẽ kiểm nghiệm cùng với kế hoạch Tầm nhìn Vũ trụ của
sự phát triển của công nghệ hạ cánh cho sứ ESA cho tương lai của khoa học vũ trụ ở
mệnh ExoMars thứ hai, theo lịch trình sẽ châu Âu.
khởi động vào năm 2018.
Nguồn: physicsworld.com

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 8


Silicon tan chảy khi nguội đi

Bánh xốp silicon: vật liệu được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp chip máy tính và pin mặt trời.
(Ảnh: Patrick Gillooly)

Một tính chất kì lạ của silicon có thể dẫn tới một phương pháp rẻ tiền hơn tinh chế loại chất
liệu điện tử được sử dụng nhiều nhất này. Đó là theo các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ
Massachusetts (MIT), họ đã quan sát thấy hiệu ứng silicon tan chảy khi lạnh đi – một quá trình
mang lại sự phân tách silicon ra khỏi một số tạp chất của nó.

“Sự tan chảy ngược” như thế này đã được quan sát thấy trước đây ở một số chất liệu khác và
nó có thể xây dựng vì nhiều nguyên do khác nhau. Trong trường hợp silicon, đội khoa học
MIT do Steve Hudelson đứng đầu cho biết hiệu ứng thu được từ chất liệu đang trở nên quá
bão hòa khi lạnh đi. Đội Hudelson đã có thể theo dõi quá trình đó với các phép đo huỳnh
quang tia X thực hiện tại Nguồn Sáng Tiên tiến (ALS) tại Phòng thí nghiệm quốc gia
Lawrence Berkeley ở California.

Các nhà nghiên cứu lấy một mẫu silicon pha tạp có cân nhắc với đồng, nickel và sắt, và làm
nóng chất liệu lên 1000oC – thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của silicon hơn 400oC. Sau đó, khi
họ làm nguội hỗn hợp xuống dưới 900oC, họ quan sát thấy sự hình thành các giọt chất lỏng
nhỏ xíu bên trong vật chứa silicon và ba tạp chất trên. Khi đội nghiên cứu tiếp tục làm lạnh
khối vật liệu, các tạp chất dần trở nên bị tách li khỏi silicon bên trong các giọt. Cuối cùng,
khối vật liệu trở nên hoàn toàn rắn trở lại một khi nhiệt độ giảm xuống dưới một điểm tới hạn
gọi là “nhiệt độ eutectic” – khoảng 700oC.

Kết quả trên có thể hữu ích cho ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn, nơi mà một trong những
thử thách lớn là làm thế nào điều chỉnh các hỗn hợp của silicon và tạp chất của nó. “Nếu bạn
có thể tạo ra những giọt chất lỏng nhỏ bên trong một khối silicon, thì chúng đóng vai trò giống
Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 9
như những máy hút chân không nuốt lấy các tạp chất”, theo lời Tonio Buonassasi, một thành
viên của đội MIT.

Đồng thời, nhiều ứng dụng điện tử - trong đó có pin mặt trời – liên quan đến việc đưa các tạp
chất có cân nhắc vào silicon, cho nên kết quả trên có thể giúp các nhà nghiên cứu điều khiển
các tương tác hóa học bên trong những chất liệu này.

Nguồn: physicsworld.com

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 10


Nguyên lí Pauli bị vi phạm tại rìa của lỗ đen

Toàn bộ vật chất trong vũ trụ - mọi cái đã có một vài mô hình hợp lí có thể giải
chúng ta nhìn thấy, cảm nhận và ngửi được thích làm thế nào những chuyển tiếp như
– có một cấu trúc nhất định có thể dự đoán vậy có thể xảy ra. Lí thuyết của chúng tôi
trước, nhờ những electron nhỏ xíu đang cung cấp một mô hình như thế”.
quay tròn xung quanh hạt nhân nguyên tử
của chúng trong những lớp vỏ đồng tâm Phương thức ổn định mà các electron lắp
hay các mức nguyên tử. Một nguyên lí cơ đầy các mức nguyên tử mang lại sự ổn định
bản của cấu trúc có trật tự này là không có và cấu trúc cho vật chất, đồng thời chi phối
hai electron có thể chiếm giữ cùng một tính chất hóa học của các nguyên tố trong
mức nguyên tử (trạng thái lượng tử) đồng bảng tuần hoàn. Cơ sở của sự ổn định này
thời – một nguyên lí gọi là nguyên lí loại là khả năng định vị các đối tượng (electron,
trừ Pauli, xây dựng trên nền tảng thuyết proton và neutron) hầu như chính xác trong
tương đối rộng của Albert Einstein và không gian và thời gian. Mô hình mới thừa
thuyết lượng tử. nhận rằng ở cấp độ mà sự hấp dẫn lượng tử
là đáng kể, bức ảnh không-thời gian liên
Tuy nhiên, một đội gồm các nhà vật lí ở tục này bị phá vỡ, làm ảnh hưởng sâu sắc
trường Đại học Syracuse gần đây đã phát đến đối xứng quay của các nguyên tử và
triển một mô hình lí thuyết mới giải thích kích thích các chuyển tiếp electron (chuyển
làm thế nào nguyên lí loại trừ Pauli có thể động từ lớp vỏ này sang lớp vỏ khác) vi
bị vi phạm và làm thế nào, dưới những điều phạm nguyên lí Pauli.
kiện hiếm hoi nhất định, nhiều hơn một
electron có thể đồng thời chiếm giữ cùng Theo mô hình trên, các vi phạm của
một trạng thái lượng tử. nguyên lí Pauli trên lí thuyết sẽ xảy ra
trong tự nhiên trong khoảng thời gian dài
Mô hình của họ, công bố trên tạp chí hơn tuổi của vũ trụ - hoặc kém thường
Physical Review Letters (vol. 105) ngày xuyên hơn một lần “trăng xanh” như ai
26/7, có thể giúp giải thích vật chất hành cũng biết [kì trăng tròn thứ hai trong cùng
xử như thế nào tại ranh giới của các lỗ đen một tháng].
và góp phần vào công cuộc nghiên cứu
khoa học đang diễn ra hiện nay hướng tới “Mặc dù hiệu ứng này là nhỏ, nhưng các
một lí thuyết thống nhất của sự hấp dẫn nhà khoa học đang sử dụng các thiết bị
lượng tử. chính xác cao để cố gắng quan sát hiệu
ứng”, Balachandran nói. “Nếu tìm thấy, nó
“Các chuyển tiếp của electron từ một lớp sẽ ảnh hưởng sâu sắc đối với các nền tảng
vỏ nguyên tử này sang một lớp vỏ khác vi lí thuyết vật lí cơ sở hiện nay”.
phạm nguyên lí Pauli là cái thách thức các
nền tảng của vật lí học”, giáo sư A.P. “Ngoài ra, ngành hóa học và sinh học trong
Balachandran, tác giả đứng đầu nhóm một thế giới xảy ra những vi phạm như vậy
nghiên cứu, phát biểu. “Vì lí do này nên có cũng sẽ khác đi nhiều lắm”, đồng tác giả
sức hút thực nghiệm mạnh mẽ trong việc Padmanabhan cho biết thêm.
tìm kiếm các chuyển tiếp đó. Cho đến nay,

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 11


Thực tế nguyên lí Pauli có thể bị vi phạm chúng tôi có thể mang lại những gợi ý về
có thể giúp giải thích vật chất hành xử như cách thức vật chất hành xử khi các nguyên
thế nào tại ranh giới của các lỗ đen. Joseph, tử co lại do sức hút hấp dẫn của các lỗ
một thành viên của nhóm, nói: “Trong khi đen”.
chúng ta không biết cái gì xảy ra với vật
chất trong một lỗ đen, thì mô hình của Nguồn: PhysOrg.com

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 12


Hayabusa 2 sẽ tìm kiếm nguồn gốc của sự sống trong vũ trụ
Một hậu duệ mới và đã được cải tiến của tàu vũ trụ Nhật Bản Hayabusa – cuối cùng đã mang
về Trái đất một capsule hồi đầu năm nay – có thể cất cánh vào vũ trụ vào năm 2014.
Hayabusa 2 khi đó được trông đợi sẽ quay về vào năm 2020, mang lại các manh mối về nguồn
gốc của sự sống trên Trái đất.

Hồi tuần rồi, Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã được chính phủ
bật đèn xanh bắt đầu phát triển Hayabusa 2, con tàu ước tính sẽ tiêu tốn khoảng 164 tỉ yen (2 tỉ
USD).

Giống như bậc tiền bối của nó, phi thuyền sẽ viếng thăm một tiểu hành tinh để thu gom các
mẫu bụi. Nhưng trong khi Hayabusa đến thăm tiểu hành tinh Itokawa rộng 500 mét để thu
gom bụi giàu silicon và sắt, thì Hayabusa 2 sẽ đến thăm một tảng đá vũ trụ kích cỡ 1 km tên
gọi là 1999 JU3, để tìm kiếm các phân tử hữu cơ có thể đã gieo mầm cho sự sống trên Trái
đất.

Con tàu cũng sẽ được thiết kế tránh những trục trặc mà tàu Hayabus đã gặp phải trong hành
trình rắc rối và gây lo lắng không yên của nó. Mặc dù Hayabusa đã thành công trong việc đưa
capsule của nó trở về Trái đất hồi đầu năm nay, nhưng người ta vẫn chưa rõ là nó có thu gom
được bụi tiểu hành tinh theo như kế hoạch hay không.

Một chi tiết mới trên tàu Hayabusa 2 sẽ là một quả bom rộng 30 cm gọi là bom công phá, theo
lời Makoto Yoshikawa, thành viên của đội Hayabusa tại JAXA. Khi Hayabusa 2 ở cách tiểu
hành tinh 500 mét, nó sẽ thả bom công phá và rồi lui ra phía sau tiểu hành tinh để “nấp”,
Yoshikawa nói. “Sau đó, quả bom công phá phát nổ”.

Miệng hố rộng 1 mét thu được sẽ cho phép thu gom mẫu từ bên dưới bề mặt của tiểu hành
tinh, nơi chất liệu của nó ít bị ảnh hưởng hơn bởi bức xạ mặt trời. Mục tiêu của Hayabusa là
thu gom mẫu từ bề mặt Itokawa, nhưng vật chất dưới bề mặt mà Hayabusa 2 sẽ thu gom có
khả năng chứa nhiều manh mối hơn về cơ sở hóa học của quá khứ của tiểu hành tinh trên.

Để thu gom bụi từ miệng hố này, Hayabusa 2 sẽ sử dụng hai phương pháp khác nhau. Giống
như bậc tiền bối của nó, nó sẽ có một viên đạn nhỏ để bắn vào tiểu hành tinh trên, làm bụi bay
ra và gom lấy bằng một dụng cụ hình nón. Tuy nhiên, viên đạn của tàu Hayabusa đã bắn ra
không thành công, cho nên lần sau sẽ là một lần thử nghiệm lại.

Phi thuyền mới cũng sẽ được thiết kế để tống một chất liệu dính, gốc silicon vào trong miệng
hố tiểu hành tinh nhằm thu gom thêm nhiều bụi. “Nếu chúng ta có hai loại phương pháp thu
gom mẫu, thì chắc chắn chúng ta thu gom được nhiều hơn”, Yoshikawa giải thích.

Để tránh những trở ngại khác đã gây rắc rối cho Hayabusa, phi thuyền thám hiểm tiểu hành
mới sẽ có những hệ thống điều khiển định hướng hồi phục, một anten tốt hơn và một động cơ
được thiết kế lại.

Bụi bặm thu gom từ phi thuyền mới này có thể cho chúng ta biết đôi điều về nguồn gốc của sự
sống. Một lí thuyết cho rằng các amino acid lần đầu tiên có mặt trên Trái đất có nguồn gốc từ

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 13


các tiểu hành tinh hay các sao chổi bắn phá vào hành tinh thời nằm nôi của chúng ta. Nhưng
để chứng minh điều này, trước hết các nhà nghiên cứu phải tìm thấy các amino acid trên đất đã
vũ trụ.

Hồi năm ngoái, NASA đã xác nhận sứ mệnh Stardust của họ đã chộp được các amino acid từ
cái đuôi của sao chổi băng giá Wild 2. Nhưng tiểu hành tinh 1999 JU3, nơi giàu các hợp chất
carbon như các ảnh chụp nhiệt cho biết, ở gần Trái đất của chúng ta hơn và do đó, có thể cung
cấp những cái nhìn sâu sắc mới về nguồn gốc của sự sống.

Jeremy Bailey, một nhà thiên văn vật lí tại trường Đại học New South Wales ở Sudney,
Australia, cho biết thêm rằng việc hạ cánh lên một tiểu hành tinh và rồi thu gom mẫu, thay vì
sử dụng phương pháp chộp lấy khi bay lướt qua của Stardust, có thể là một giải pháp tốt hơn
vè do đó, là một phương pháp hiệu quả hơn để thu gom các hợp chất hữu cơ.

Ông nói một phần chất liệu hữu cơ có thể đã bị đốt cháy khi nó lao vào máy gom mẫu của
Stardust ở tốc độ cao.

Hồi tháng 4 năm nay, tổng thống Mĩ Barack Obama đã hứa sẽ đưa các nhà du hành lên một
tiểu hành tinh vào năm 2025.

Cho đến nay, các thành phần có trong capsule mà tàu Hayabusa thả về Trái đất vẫn đang trong
giai đoạn phân tích.

Nguồn: New Scientist

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 14


Dùng laser điều khiển nhịp tim

Theo các nhà nghiên cứu ở Mĩ, một kĩ những tế bào chuyên dụng trong cơ tim co
thuật điều hòa tốc độ nhịp tim bằng những lại đồng bộ để tạo ra nhịp tim. Thật không
xung ánh sáng ngắn có thể mang đến một may, cái giá phải trả là nguy cơ gây nguy
loại máy điều hòa nhịp tim ít xâm hại hơn. hiểm cho các tế bào trong quá trình đó.
Đội nghiên cứu do Andrew Rollins tại Trong nghiên cứu mới, nhóm của Rollins
trường đại học Reserve ở Cleveland, Hoa xuất phát từ một nghiên cứu chứng tỏ ánh
Kì, đã lần đầu tiên chứng minh làm thế nào sáng hồng ngoại dạng xung có thể ảnh
có thể đồng bộ hóa nhịp tim trong cơ thể hưởng đến “thế tác dụng” của một tế bào,
của một phôi chim cút với những xung ánh tên gọi như vậy chỉ những biến thiên nhanh
sáng laser hồng ngoại. chóng ở sự lệch thế bên trong một tế bào,
Cánh cửa mở sang những dụng cụ như vậy cái được cho là bước đầu tiên tiến tới sự co
đã được mở ra vào năm 2008 khi những cơ. Những tác dụng này đã được trông thấy
xung femto giây cực ngắn phát ra từ laser ở những mức phơi sáng dưới ngưỡng gây
Ti:Sapphire đã có thể điều hòa hoạt động nguy hại.
của những nhóm nhỏ cardiomyocyte,

Ảnh chụp phôi chim 53 giờ ấp. Một sợi quang (bên
dưới) mang các xung quang học đến bắt nhịp quả tim,
còn laser khảo sát tốc kế Doppler (bên trái) ghi lại nhịp
tim. Ảnh: Michael Jenkins.
Làm đập trái tim chim
Bật nguồn sáng sang một diode laser hồng ngoại dạng xung mili giây hoạt động ở bước sóng
1,88 μm, đội nghiên cứu đã thận trọng nhắm vào một diện tích 0,3 mm2 ống tim của một phôi
mầm chim cút. Trái tim trong phôi chim bắt đầu đập sau khoảng 40 giờ ấp, vì thế đội
Cleveland sử dụng phôi 53 và 59 giờ ấp có trái tim thường đập xấp xỉ mỗi 2 giây một lần. Ánh

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 15


sáng được đưa vào qua một sợi quang đường kính 400 μm, đặt cách chỗ phôi 500 μm, và ống
tim được rọi sáng mỗi giây hai lần.
Kết quả là sự đồng bộ hóa giữa xung laser những phương pháp mới khảo sát cái xảy
và tốc độ tim của phôi, với mỗi xung cảm ra trong quá trình đó.
ứng một nhịp tim. Tăng tần số rọi sáng lên
Giải phóng thế tác dụng
3 xung một giây làm cho nhịp tim tăng lên
theo, và khi laser tắt đi thì nhịp tim giảm Tuy nhiên, viễn cảnh của việc thay các
trở lại gần mức ban đầu của nó. Chừng nào máy điều hòa nhịp tim chạy điện trong cơ
cường độ phơi sáng được giữ dưới một thể người với những tương đương trang bị
ngưỡng trên nào đó, đội nghiên cứu xác laser vẫn hãy còn xa, chí ít là bởi nguyên
định được ngưỡng đó khoảng chừng 0,81 do vì sao laser tạo ra hiệu ứng trên cho đến
Jcm-2, thì nhịp tim ăn khớp thành công với nay vẫn chưa rõ. Đội khoa học người Mĩ
xung sáng mà chẳng có dấu hiệu nào của tin rằng nó gây ra một gradient nhiệt, mở ra
sự nguy hại được trông thấy dưới kính hiển những kênh ion và cảm ứng các thế tác
vi điện tử. dụng dưới những điều kiện thích hợp.
Người ta vẫn không rõ nếu áp dụng cho các
Phôi chim là mô hình quan trọng cho mô mờ đục hơn của tim người thì có đảm
nghiên cứu tổng quát về sự tăng trưởng tim bảo hay không.
và các khuyết tật bẩm sinh, một chủ đề vẫn
còn nhiều điều chưa rõ. Đó là vì chim có Họ tin rằng các máy quang điều hòa nhịp
xu hướng có cấu tạo giải phẫu tương đối tim có thể có lợi thế so với các mẫu chạy
đơn giản phát triển nhanh chóng mà vẫn điện. Chúng sẽ không cần tiếp xúc vật lí
còn có những sự điều khiển chặt chẽ hoạt với tim, và vì thế tránh được nguy cơ bản
động ở “động vật có xương sống còn sống”. thân các điện cực thỉnh thoảng có thể chạm
Một phương thức không xâm lấn điều hòa trúng cơ quan mà chúng đang hỗ trợ. Thêm
nhịp tim sẽ cho các nhà nghiên cứu một nữa, laser có thể tập trung hẹp vào một
phương tiện thao tác các lực hoạt động diện tích đặc biệt nào đó như mong muốn.
trong “thòng lọng” của một ống tim thành Nguồn: physicsworld.com
một cơ quan bốn buồng ngăn, và mang lại

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 16


Đo hàm lượng glucose mà không cần lấy máu thử

Các nhà khoa học MIT vừa nghĩ ra một phương pháp đo hàm lượng glucose
trong máu bằng cách chiếu ánh sáng hồng ngoại gần lên trên da. Ảnh: Patrick Gillooly.
Những người bị bệnh đái tháo đường phải chất hóa học bằng cách đo xem ánh sáng
chịu châm ngón tay vài lần mỗi ngày để lấy laser hồng ngoại gần tán xạ như thế nào khi
máu. Đó thật sự là một điều ám ảnh! Nay tiếp xúc với các phân tử. Ý tưởng sử dụng
các nhà nghiên cứu ở Mĩ vừa tìm ra một quang phổ kế Raman để đo hàm lượng
giải pháp nhanh chóng và không gây đau đường trong máu được đề xuất lần đầu tiên
để đo hàm lượng đường trong máu – một cách đây 15 năm trước, bởi Michael Feld
dụng cụ hoạt động đơn giản bằng cách tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
chiếu ánh sáng lên trên da. Mặc dù Feld đã qua đời hồi tháng 4 năm
nay, nhưng đội của ông hiện đang hiện
Trong tương lai, người ta sẽ chế tạo ra một
thực hóa tầm nhìn của ông.
dụng cụ cỡ laptop có thể giữ trong nhà
hoặc mang đi khắp nơi. Thay vì phải chích Vấn đề trở ngại cho đến nay là ánh sáng
vào da để lấy mẫu máu, dụng cụ trên đo hồng ngoại gần chỉ có thể thâm nhập một
hàm lượng đường đơn giản bằng cách đặt khoảng cách ngắn vào trong da. Do đó, kĩ
một máu quét lên trên da. Vì phép đo diễn thuật trên phát hiện ra glucose trong chất
ra nhanh chóng và dễ dàng, nên người ta hi lỏng xung quanh các tế bào da (chất lỏng
vọng dụng cụ có thể khích lệ những người khe), thay vì trong dòng máu chảy. Đây là
bị tiểu đường kiểm tra hàm lượng đường một khó khăn vì hàm lượng glucose trong
trong máu của họ thường xuyên hơn, cho máu có thể thay đổi nhanh chóng, thí dụ
phép họ làm chủ tốt hơn tình trạng bệnh tật sau khi ăn uống 5-10 phút sau thì những
của mình. thay đổi hàm lượng đường mới có thể nhìn
Bộ phận chính của dụng cụ trên là quang thấy ở chất lỏng khe.
phổ kế Raman, nó có thể nhận ra các hợp
Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 17
Đội khoa học MIT giải quyết vấn đề này tính phức tạp của hệ và thu nhỏ các thành
bằng cách phát triển một thuật toán liên hệ phần đòi hỏi cần có thêm thời gian.
glucose trong máu với hàm lượng glucose “Chúng tôi đang ở trong giai đoạn chứng
khe. “Chúng tôi đã tích hợp một mô hình minh nguyên lí của sự phát triển dụng cụ -
truyền khối lượng vào trong thuật toán và chúng tôi hình dung ra một đơn vị cỡ
quang phổ Raman tổng quát, cho phép laptop hoặc có thể cầm tay với giá thành cỡ
chúng tôi biến đổi liền mạch giữa glucose chừng 200 USD”, Barman cho biết. “Thật
trong máu và glucose khe”, Ishan Barman, khó dự báo trước do các biến đổi thị trường
tác giả lãnh đạo nhóm nghiên cứu, cho biết. và các quy rắc FDA, nhưng người ta có thể
Sử dụng một phiên bản sơ bộ của dụng cụ sử dụng một dụng cụ quang để theo dõi
trên, đội nghiên cứu đã kiểm tra hàm lượng hàm lượng glucose trong vòng 5-7 năm
đường trong máu của một số tình nguyện tới”.
viên và nhận thấy độ chính xác của phép Randall Jean, một chuyên gia về cảm biến
kiểm tra đúng là tốt ngang với các phép từ xa tại trường đại học Baylor ở Texas,
kiểm tra chích máu ngón tay. Ngoài ra,
Hoa Kì, thật ấn tượng trước công trình trên.
thuật toán mới còn cho phép thử nghiệm
“Nghiên cứu này xử lí một vấn đề thực tế
tiên đoán giai đoạn có hàm lượng đường và có vẻ mang lại một phương tiện quan
trong máu cao hoặc thấp (hyperglycemia trọng nhằm cải tiến việc chế tạo các bộ
và hypoglycemia) sắp tới bằng cách ngoại cảm biến không xâm hại”, ông nói. “Nó
suy tốc độ biến đổi nồng độ đường trong cũng có thể hữu ích trong việc phát triển
máu. cái gọi là ‘tuyến tụy nhân tạo’ – trong đó
Thách thức tiếp theo là giảm cỡ hệ Raman insulin có thể được phân phối tự động để
và chế tạo một dụng cụ thu nhỏ thích hợp phản ứng với hàm lượng đường trong máu”.
cho sử dụng trong nhà. Một nguyên mẫu đã Nguồn: physicsworld.com
được chế tạo và hiện đã được lên lịch định
cho thử nghiệm lâm sàng, nhưng việc giảm

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 18


Một lỗ đen cần có khối lượng tối thiểu bao nhiêu?
Sử dụng Kính thiên văn Rất Lớn của ESO, các nhà thiên văn châu Âu lần đầu tiên đã chứng
minh rằng một sao nam châm – một loại sao neutron bất thường – hình thành từ một ngôi sao
có khối lượng ít nhất bằng 40 lần khối lượng Mặt trời. Kết quả trên mang lại những thách thức
to lớn cho những lí thuyết hiện nay của sự tiến hóa sao, vì một ngôi sao có khối lượng như thế
này được trông đợi trở thành một lỗ đen, chứ không phải một sao nam châm. Kết quả này làm
phát sinh một câu hỏi cơ bản: một ngôi sao thật sự cần bao nhiêu khối lượng để trở thành một
lỗ đen?

Ảnh minh họa thể hiện ngôi sao nam châm trong đám sao rất dày đặc và non trẻ Westerlund 1.
Để đi đến những kết luận của họ, các nhà thiên văn đã khảo sát chi tiết đám sao bất thường
Westerlund 1, nằm cách xa chúng ta 16.000 năm ánh sáng theo hướng chòm sao phương nam
Ara. Từ những nghiên cứu trước đây, các nhà thiên văn biết rằng Westerlund 1 là đám siêu sao
gần nhất từng được biết đến, có chứa hàng trăm ngôi sao rất nặng, một số tỏa sáng gần như
một triệu lần mặt trời và một số có đường kính bằng hai nghìn lần đường kính Mặt trời (lớn
bằng quỹ đạo của Thổ tinh).
Đám sao mở Westerlund 1 được phát hiện ra vào năm 1961 ở Australia bởi nhà thiên văn
người Thụy Điển Bengt Westerlund. Đám sao này nằm phía sau một đám mây khí và bụi
khổng lồ nằm giữa các sao, chúng chặn mất đa phần ánh sáng nhìn thấy của nó. Hệ số lu mờ là
hơn 100.000, và đây là nguyên do vì sao phải mất một thời gian khá lâu người ta mới vén màn
bản chất đích thực của đám sao đặc biệt này.
Westerlund 1 là một phòng thí nghiệm thiên nhiên độc nhất vô nhị cho nghiên cứu nền vật lí
sao cực độ, giúp các nhà thiên văn tìm hiểu cách thức đa số các ngôi sao nặng trong Dải Ngân
hà của chúng ta sinh sôi và qua đời. Từ những quan sát của họ, các nhà thiên văn kết luận rằng
đám sao cực độ này có khả năng nhất là không chứa ít hơn 100.000 lần khối lượng Mặt trời,
và toàn bộ các ngôi sao của nó nằm bên trong một vùng bề ngang chưa tới 6 năm ánh sáng.
Như vậy, Westerlund dường như là đám sao trẻ, đặc, nặng nhất từng được nhận ra cho đến nay
trong Dải Ngân hà. Cho đến nay, tất cả các ngôi sao đã phân tích trong đám Westerlund 1 có
khối lượng ít nhất bằng 30-40 lần khối lượng Mặt trời. Vì những ngôi sao đó có cuộc đời khá
Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 19
ngắn ngủi – nói theo ngôn ngữ thiên văn học – nên Westerlund 1 phải rất còn trẻ. Các nhà
thiên văn xác định tuổi của nó đâu đó chừng 3,5 đến 5 triệu năm. Như vậy, Westerlund 1 rõ
ràng là một đám sao “mới sinh” trong thiên hà của chúng ta.

Ảnh chụp đám sao trẻ Westerlund 1 với Máy ghi ảnh Trường Rộng trên kính thiên văn
MPG/ESO 2,2 mét tại Đài thiên văn La Silla của ESO ở Chile.
“Nếu Mặt trời nằm tại trung tâm của đám sao nổi bật này, thì bầu trời đêm của chúng ta sẽ
ngập tràn hàng trăm ngôi sao sáng như Mặt trăng rằm” – phát biểu của Ben Ritchie, tác giả
đứng đầu nhóm nghiên cứu.
Westerlund 1 là một vườn sao ngoạn mục, với số lượng sao đông đúc và đa dạng. Các ngôi
sao trong đám có chung một đặc điểm: chúng đều có cùng tuổi, ước tính chừng 3,5 đến 5 triệu
năm, vì cụm sao được hình thành trong một sự kiện tạo sao duy nhất.
Sao nam châm là một loại sao neutron có từ trường mạnh đến mức khó tin – mạnh hơn từ
trường của Trái đất một triệu tỉ lần, chúng hình thành khi những ngôi sao nhất định trải qua
những vụ nổ sao siêu mới. Đám sao Westerlund 1 có chứa một trong vài ngôi sao nam châm
mà người ta đã biết trong Dải Ngân hà. Nhờ sự có mặt của nó trong đám sao, các nhà thiên
văn đã có thể suy luận ra rằng ngôi sao nam châm này phải hình thành từ một ngôi sao ít nhất
là nặng bằng 40 lần Mặt trời.
Vì tất cả các ngôi sao trong đám Westerlund 1 đều có cùng tuổi, cho nên ngôi sao đã bùng nổ
và để lại một tàn dư sao nam châm phải có cuộc đời ngắn hơn những ngôi sao sống sót trong
đám. “Vì quãng đời của một ngôi sao liên hệ trực tiếp với khối lượng của nó – ngôi sao càng
nặng thì cuộc đời của nó càng ngắn – nên nếu chúng ta có thể đo khối lượng của bất kì một
ngôi sao sống sót nào, thì chúng ta biết chắc rằng ngôi sao đoản thọ trở thành sao nam châm
phải có khối lượng nặng hơn nữa”, phát biểu của đồng tác giả Simon Clark. “Kết quả này có

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 20


tầm quan trọng to lớn vì chưa có lí thuyết nào được chấp nhận cho sự hình thành những vật thể
từ tính cực độ như vậy”.
Do đó, các nhà thiên văn nghiên cứu các ngôi sao thuộc về hệ đôi đang che khuất W13 trong
đám Westerlund 1 sử dụng thực tế rằng, trong một hệ như vậy, các khối lượng có thể được xác
định trực tiếp từ chuyển động của các ngôi sao.
Bằng cách so sánh với những ngôi sao này, họ nhận thấy ngôi sao đã trở thành sao nam châm
phải có khối lượng ít nhất bằng 40 lần khối lượng của Mặt trời. Điều này chứng tỏ, lần đầu
tiên, rằng các sao nam châm có thể phát triển từ những ngôi sao quá nặng mà chúng ta thường
mong chúng phát triển thành các lỗ đen. Giả thuyết trước đây là các ngôi sao có khối lượng
ban đầu bằng khoảng 10 đến 25 lần khối lượng mặt trời sẽ hình thành các sao neutron và
những ngôi sao hơn 25 lần khối lượng mặt trời sẽ sinh ra các lỗ đen.
“Những ngôi sao này phải giải phóng hơn chín phần mười khối lượng của chúng trước khi
bùng nổ dưới dạng một sao siêu mới, nếu không chúng sẽ sinh ra một lỗ đen”, theo lời đồng
tác giả Ignacio Negueruela. “Sự mất khối lượng nhiều như vậy trước khi bùng nổ mang lại
những thách thức to lớn cho các lí thuyết hiện nay của sự phát triển sao”.
“Vì thế, kết quả này làm phát sinh một câu hỏi gai góc là một ngôi sao phải có khối lượng
bằng bao nhiêu để co lại thành một lỗ đen nếu các ngôi sao nặng hơn 40 lần Mặt trời của
chúng ta không thể làm chủ nổi số phận này”, kết luận của đồng tác giả Norbert Langer.
Cơ chế hình thành mà các nhà thiên văn ưa chuộng là ngôi sao đã trở thành sao nam châm –
ngôi sao tổ - đã ra đời với một ngôi sao đồng hành. Khi cả hai ngôi sao phát triển, chúng bắt
đầu tương tác với nhau, với năng lượng chuyển hóa từ chuyển động quỹ đạo của chúng tiêu
hao vào việc tống khứ những lượng lớn khối lượng ra khỏi ngôi sao tổ. Trong khi không có
ngôi sao đồng hành nào như vậy có thể trông thấy hiện nay tại vị trí của sao nam châm, nhưng
điều này có thể là do ngôi sao siêu mới tạo ra sao nam châm đã làm cho hệ sao đôi bị phá vỡ,
tống khứ cả hai ngôi sao ra khỏi đám sao ở tốc độ cao.
“Nếu đúng là trường hợp này, thì nó cho thấy các hệ sao đôi có thể giữ một vai trò quan trọng
trong sự phát triển sao bởi sự chuyển hóa khối lượng tổn thấy – ‘kế hoạch ăn kiêng’ vũ trụ tối
hậu cho các ngôi sao nặng, cái giải phóng 95% khối lượng ban đầu của chúng”, Clark kết luận.
Nguồn: PhysOrg.com

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 21


Nicola Cabibbo: 1935–2010
Nhà vật lí người Italy Nicola Cabibbo, người
mà nhiều người cho rằng đáng lẽ nên được
tặng chung thưởng giải Nobel vật lí năm 2008
cho sự đóng góp của ông cho sự tìm hiểu cơ
chế của sự hòa trộn quark, đã qua đời hôm
16/8, thọ 75 tuổi.
Cabibbo nắm giữ nhiều vị trí danh cao vọng
trọng trong sự nghiệp của ông, trong đó có
chức chủ tịch Viện Vật lí Hạt nhân Quốc gia
Italy (INFN). Lúc tạ thế, ông đang làm việc
tại Đại học Rome "La Sapienza", và là chủ
tịch Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng, và
chủ tịch hội đồng khoa học tại Trung tâm Vật
lí Lí thuyết Quốc tế Abdus Salam (ICTP).
Mới hồi tuần trước, Cabibbo, cùng với
Ennackal Chandy George Sudarshan thuộc
trường Đại học Texas ở Austin, cùng nhận
thưởng huy chương Dirac 2010 của ICTP cho
“những đóng góp cơ bản của họ cho việc tìm
hiểu các tương tác yếu và những khía cạnh
khác của vật lí lí thuyết”. Một người bạn hoặc
đồng nghiệp của Cabibbo sẽ được mời tới Ảnh: ICTP Photo Archive
thay mặt ông nhận thưởng khi tổ chức trao
giải vào tháng 11 tới bởi Irina Bokova, tổng
giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và
Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO).

Nhà tiên phong của lực yếu Ma trận hòa trộn quark 2x2 của Cabibbo
sau này được mở rộng để bao gồm một thế
Cabibbo nổi tiếng nhất với công trình
hệ thứ ba của các quark bởi các nhà vật lí
nghiên cứu của ông về tương tác yếu ở các
người Nhật Bản Makoto Kobayashi và
quark – một hạt cơ bản cấu thành nên các
Toshihide Maskawa, những người cùng
hadron như proton và neutron – và đã được
nhận giải Nobel vật lí 2008 cùng với nhà lí
công nhận cho sự đóng góp của ông cho
thuyết Yoichiro Nambu. Ma trận Cabibbo–
“sự hòa trộn quark” giữa những mùi khác
Kobayashi–Maskawa (CKM) thu được mô
nhau của quark. Năm 1963, ông đã đưa ra
tả cách thức quark lạ và quark xuống bên
“góc Cabibbo” liên hệ xác suất tương đối
trong một kaon có thể chuyển hóa tới lui
mà các quark xuống (down) và quark lạ
thành các phản hạt của chúng và, trong khi
(strange) phân hủy thành các quark lên (up).
làm như vậy, thỉnh thoảng vi phạm đối
Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 22
xứng điện tích – chẵn lẻ (CP). Ma trận này "La Sapienza" vào năm 1958 và sau đó làm
còn dự đoán sự tồn tại của những hạt quark việc với vai trò một nhà nghiên cứu tại
mới – quark duyên (charm), quark đáy INFN cho đến năm 1962. Sau một thời
(bottom) và quark đỉnh (top) – sau này gian làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc
chúng đã được khám phá ra trong các thí gia Lawrence Berkeley, California và tại
nghiệm. Đại học Harvard, ông trở lại Italy làm việc
tại trường Đại học Aquila vào năm 1965.
“Cabibbo là một cây đại thụ của nền vật lí
Năm 1966, ông quay về "La Sapienza", nơi
hạt đương thời”, phát biểu của Tim
ông tiếp tục ở lại trong quãng còn lại của
Gershon, một nhà vật lí hạt cơ bản tại Đại
sự nghiệp của mình. Ông trở thành chủ tịch
học Warwick ở Anh quốc. “Tác động của
INFN vào năm 1983 và rồi là chủ tịch của
sự đóng góp của ông cho sự phát triển của
Mô hình Chuẩn hầu như không thể nào là Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng kể từ
năm 1993.
nói quá”.
Tuy nhiên, một số nhà vật lí vẫn cảm thấy "Nicola Cabibbo có sức ảnh hưởng rất lớn
Cabibbo đáng lí ra nên nhận được một suất lên các đồng nghiệp của ông. Ông rất được
chia sẻ của giải thưởng Nobel 2008 cùng tôn kính và được xem là một quý ông đích
với Kobayashi và Maskawa cho việc thiết thực”, phát biểu của nhà vật lí lí thuyết
Giorgio Parisi ở trường "La Sapienza",
lập nền tảng của ma trận CKM. “Có một
cảm nhận chung trong cộng đồng là người từng được Cabibbo cố vấn cho
nghiên cứu tốt nghiệp của mình. “Tôi nhớ
Cabibbo đúng là xui xẻo nên đã chẳng
được nhận giải”, Gershon nói. ông ấy luôn dành một chút thời gian vào
sáng thứ bảy để làm vật lí. Đối với ông ấy,
Một đời dành cho vật lí học nó giống như trò chơi ghép hình vậy”.
Sinh ra ở Rome năm 1935, Cabibbo tốt Nguồn: physicsworld.com
nghiệp ngành vật lí ở trường Đại học Rome

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 23


‘Năng lượng tối’ sẽ làm cho vũ trụ giãn nở mãi mãi

Các nhà khoa học phát hiện vũ trụ của cùng sẽ trở thành một vùng đất hoang vu,
chúng ta có khả năng sẽ tiếp tục giãn nở lạnh lẽo và chết chóc.
mãi mãi. Các nhà thiên văn đã sử dụng Kính thiên
Các nhà nghiên cứu NASA sử dụng một văn vũ trụ Hubble để tính ra lượng ‘năng
‘thấu kính thiên hà’ cho thấy vũ trụ cuối lượng tối’ bí ẩn có mặt trong vũ trụ.

Ánh sáng sao bị bẻ cong xung quanh đám thiên hà Abell 1689.
Nghiên cứu khảo sát năng lượng tối, cái của nó và quan trọng hơn, đo sự phân bố
đang tiếp tục đẩy vũ trụ ra xa nhau, cấu của năng lượng tối.
thành từ cái gì. Các nhà khoa học đã khảo sát 34 ảnh chụp
Sử dụng ‘thấu kính thiên hà’ để tính ra thiên hà do Hubble và các đài thiên văn
lượng năng lượng tối có mặt trong không mặt đất thực hiện để nghiên cứu hiện tượng
gian, các nhà khoa học kết luận rằng sự trên.
phân bố của lực chưa giải thích được đó có ‘Hình dạng, thành phần và số phận của vũ
nghĩa là vũ trụ có khả năng sẽ không bao trụ đều liên hệ phức tạp với nhau’, phát
giờ ngừng giãn nở. biểu của nhà nghiên cứu Priyamvada
Các nhà khoa học đã sử dụng kính Hubble Natarajan ở trường đại học Yale. ‘Nếu bạn
để khảo sát xem ánh sáng phát ra từ các biết hai, bạn có thể suy luận ra cái thứ ba.
ngôi sao bị bóp méo như thế nào bên trong Chúng ta đã có kiến thức khá tốt về thành
và xung quanh một đám thiên hà khổng lồ phần khối lượng-năng lượng của vũ trụ,
tên gọi là Abell 1689. cho nên nếu chúng ta có thể làm chủ dạng
hình học của nó thì chúng ta sẽ có thể luận
Kích cỡ của đám thiên hà làm cho ánh sáng
ra chính xác số phận của vũ trụ sẽ như thế
bị bẻ cong xung quanh các thiên hà mà các
nào’.
nhà thiên văn sử dụng để đi xem Abell
1689 cách Trái đất bao xa, đo khối lượng

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 24


Giáo sư Eric Jullo ở Phòng thí nghiệm Sức Toàn bộ những gì đã biết là nó là một lực
đẩy Phản lực của NASA, những đứng đầu đẩy các thiên hà ngày một ra xa nhau. Giáo
nhóm nghiên cứu, nói: ‘Chúng ta phải giải sư Jullo nói ông đảm bảo rằng nghiên cứu
bài toán năng lượng tối từ mọi phương diện. hiện nay sẽ giúp các ước tính khoa học về
Điều quan trọng là có một vài phương pháp, năng lượng tối tăng thêm chính xác độ
và hiện nay chúng ta có thêm một phương 30% trong tương lai.
pháp mới, rất mạnh. Cái tôi ưa chuộng ở Ông cho biết thêm rằng hiện nay người ta
phương pháp mới của chúng tôi là nó rất dễ nghĩ rằng sự giãn nở của vũ trụ không
hình dung. Bạn đúng là có thể thấy sự hấp những tiếp tục đến vô hạn định mà còn
dẫn và năng lượng tối bẻ cong hình ảnh của ngày một nhanh nữa.
các thiên hà nền thành các vòng cung’.
Nguồn: Daily Mail
Người ta tin rằng năng lượng tối chiếm
khoảng ba phần tư vũ trụ nhưng vẫn hoàn
toàn vô hình đối với các nhà thiên văn.

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 25


Hệ mặt trời có lẽ già hơn ước tính đến 2 triệu năm tuổi

Hệ mặt trời có thể già hơn người ta nghĩ năm, khiến thiên thạch trên là vật thể lớn
gần hai triệu năm, đó là theo một nghiên tuổi nhất mà người ta từng tìm thấy.
cứu mới công bố hôm chủ nhật qua trên tạp
chí Nature Geoscience. Như vậy, hệ mặt trời có khả năng già hơn
những ước tính trước đây chừng 300.000
Bằng chứng từ một thiên thạch cân nặng đến 1,9 triệu năm tuổi.
1,49kg tìm thấy trong sa mạc Moroc hồi
năm 2004 có chứa một khoáng chất “cổ Tác giả của bài báo trên là Audrey Bouvier
sơ”, được biết là một trong những chất liệu và Meenakshi Wadhwa ở Trung tâm
rắn lớn tuổi nhất hình thành sau sự ra đời Nghiên cứu Thiên thạch thuộc trường Đại
của Mặt trời. học Bang Arizona.

Phân tích các đồng vị chì cho biết khoáng Nguồn: AFP
chất trên hình thành cách nay 4,45682 tỉ

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 26


Mộc tinh bị tấn công lần thứ ba trong 13 tháng
Đây là lần thứ ba trong vòng chỉ hơn một năm, các nhà thiên văn nghiệp dư đã phát hiện ra
một sao chổi hoặc tiểu hành tinh đã lao vào sao Mộc. Các quan sát cho biết các vụ va chạm
với kẻ khổng lồ hành tinh xảy ra thường xuyên hơn trước nay người ta vẫn nghĩ.

Hôm thứ sáu trước, một sao chổi hoặc tiểu hành tinh nhỏ đã lao vào khí quyển của Mộc tinh,
tạo ra một quả cầu lửa trong tích tắc, đã được ghi nhận độc lập bởi hai nhà thiên văn nghiệp dư
người Nhật Bản thu video qua kính thiên văn của họ.

Một vụ tấn công nữa lên Mộc tinh (Ảnh: Masayuki Tachikawa/Takahashi)

Quan sát trên noi theo bước chân của hai Thổ, đã vẽ ra một sự kiện trông giống một
quan sát tương tự thực hiện bởi các nhà cú va chạm đến đáng ngờ.
thiên văn nghiệp dư trong 13 tháng qua –
một quan sát vào tháng 6/2010 và một quan Vào lúc xảy ra sự kiện va chạm sao chổi
sát vào tháng 7/2009, mặc dù trong trường năm 1994, các nhà thiên văn nghĩ rằng các
hợp thứ hai vừa nói người ta chỉ quan sát va chạm lên Mộc tinh có lẽ chỉ xảy ra một
thấy vết thâm tối do vụ va chạm để lại. lần trong vài ba thế kỉ. Nhưng các quan sát
nghiệp dư mới đây cho thấy ước tính đó là
Trước khi có ba quan sát mới này, người ta không đúng.
chỉ biết duy nhất một trường hợp xác định
một sao chổi hay tiểu hành tinh va chạm Sự phong phú bất ngờ của những quan sát
với Mộc tinh – cú va chạm của các mảnh như vậy có lẽ là nhờ một kĩ thuật chụp
vỡ của sao chổi Shoemaker-Levy 9 hồi những bức ảnh rất sắc nét bằng cách kết
năm 1994, một sự kiện được dự báo trước hợp các khung hình rõ nhất từ một bản ghi
và được quan sát rộng khắp với các kính video, theo lời Glenn Orton thuộc Phòng
thiên văn chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vào thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở
năm 1690, nhà thiên văn người Italy Pasadena, California.
Giovanni Domenico Cassini, người phát
hiện ra bốn trong số các vệ tinh của sao
Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 27
Orton và một nhóm nhà thiên văn học do Họ đã đệ trình ý tưởng lên một ủy ban
nhà thiên văn nghiệp dư người Australia thuộc Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mĩ,
Anthony Wesley đứng đầu đã đề xuất cơ quan sẽ xác lập các ưu tiên cho ngành
thành lập một mạng lưới toàn cầu gồm các khoa học hành tinh trong thập kỉ tới trong
kính thiên văn tự động cỡ nhỏ để theo dõi một bản báo cáo sẽ công bố vào năm 2011.
liên tục các va chạm trên Mộc tinh.
Nguồn: New Scientist

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 28


Mặt trăng đang co lại

Trong thời gian gần đây, khi lõi mặt trời nguội đi và co lại, toàn bộ Mặt trăng đã co lại khoảng 100 m.
(Ảnh: NASA/GSFC/Đại học Bang Arizona/Smithsonian)

Theo các nhà nghiên cứu ở Đức và Mĩ, các vết sẹo mới phát hiện trên bề mặt chị Hằng cho
thấy vệ tinh đá này đang co lại ở tốc độ tương đối nhanh. Ảnh chụp của Tàu quỹ đạo Trinh sát
Mặt trăng của NASA cho biết bề mặt đầy thương tích phản ánh sự co lại đáng kể trong quá
khứ địa chất gần đây của Mặt trăng.

Đội nghiên cứu đã sử dụng Camera Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng (LROC), gắn trên Tàu
quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng phóng lên vào năm 2009. Nó gồm ba camera khác nhau được
thiết kế để xử lí các ảnh chụp phân giải cao góc hẹp lẫn góc rộng. Mức độ chi tiết cao của
những hình ảnh này làm rõ 14 diện mạo mặt trăng gọi là vách phân thùy, tương tự như các khe
nứt xô đẩy trên Trái đất do các lực nén ép của hoạt động kiến tạo mảng.

Phân nửa số khe nứt đã xác định vị trí nằm ở những vĩ độ cao (±60°), chứng tỏ chúng được
phân bố đều khắp chứ không co cụm ở gần xích đạo như trước đây người ta nghĩ. Những yếu
tố này cho thấy “sự co lại trong thời gian gần đây của toàn bộ Mặt trăng, có khả năng do sự
nguội đi của lõi mặt trăng”, theo lời tác giả đứng đầu bài báo, Thomas Watters.

Một vật thể bị nén

Các vách phân thùy xảy ra khi bề mặt của vật thể chịu một lực nén ép, làm cho một phần của
bề mặt phía trên gấp nếp và đứt đoạn lên trên phần kia. Vì trên mặt trăng không có hoạt động
kiến tạo mảng đáng kể, nên các nhà nghiên cứu tin rằng đây là do sự nguội đi của lõi mặt
trăng. Khi lõi của Mặt trăng nguội đi, nó đồng thời co lại, gây ra sức căng bề mặt lên lớp vỏ
giòn mặt trăng và làm cho nó đứt đoạn và phân tách ra.

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 29


“Trên những vật thể hành tinh tương đối nhỏ, như Thủy tinh, Mặt trăng, và có lẽ còn một số
vệ tinh băng nữa, lâu nay người ta cho rằng sự nguội đi ban đầu của vật thể xảy ra rất sớm
trong lịch sử của nó có thể gây ra một sự co lại quy mô toàn cầu đối với kích cỡ của vật thể”,
giải thích của tiến sĩ Peter Grindrod, thuộc khoa Các khoa học Trái đất ở trường đại học
College London, người không có liên quan gì trong nghiên cứu trên. “Đây là một khái niệm
khá dễ hiểu, vì thường thì thể tích giảm khi nhiệt độ giảm”.

Tuy nhiên, trong trường hợp Mặt trăng, sự rạn nứt này dường như diễn ra chậm hơn. Qua phân
tích tương tác của các khe nứt với các đặc điểm bề mặt lân cận đã biết tuổi, trong đó có các
miệng hố va chạm, các nhà nghiên cứu suy ra rằng Mặt trăng đã co lại đến 100 m trong 1 tỉ
năm vừa qua. Điều này khớp với “diện mạo giòn, chưa thoái hóa” của các khe nứt, cái Watters
cho là bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy tuổi còn non trẻ của chúng.

Bức tranh toàn diện hơn

Các vách phân thùy đã được quan sát thấy trên bề mặt của Mặt trăng trước đây, từ ảnh chụp
của các camera toàn cảnh trên các sứ mệnh Apollo 15, 16 và 17. Tuy nhiên, những sứ mệnh sơ
khai này chỉ hạn chế với vùng xích đạo của bề mặt chị Hằng. Sử dụng LROC, đội nghiên cứu
đã có được những hình ảnh toàn diện của bề mặt Mặt trăng ở những vĩ độ cao hơn.

Bề mặt của Mặt trăng bị co nén và nổi bật bởi nhiều đặc điểm địa chất khác. Đa số sự biến
dạng quy mô lớn của lớp vỏ đi cùng với các đặc điểm bề mặt như các lòng chão và maria –
những vùng bằng phẳng tối tăm, giàu bazan hình thành bởi sự đợt phun trào núi lửa thời cổ.
Các vách phân thùy mặt trăng thường được tìm thấy bên ngoài những lòng chão tối tăm này,
và chúng là diện mạo kiến tạo phổ biến nhất ở phía bên kia của mặt trăng. Chúng là những cấu
trúc quy mô tương đối nhỏ với địa hình cực đại chưa tới 100 m, không giống như cái tìm thấy
trên Thủy tinh và Hỏa tinh.

“Tôi nghĩ mọi người thường cho rằng Mặt trăng là thế giới chết về mặt địa chất – mọi thứ có
tầm quan trọng địa chất đã xảy ra trên Mặt trăng cách nay hàng tỉ năm rồi”, Watters nói. “Các
kết quả của chúng tôi cho thấy không phải như vậy. Mặt trăng ngày nay vẫn còn hoạt động địa
chất và kiến tạo và vẫn tiếp tục co lại”.

Nguồn: physicsworld.com

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 30


Vi khuẩn sống sót một năm rưỡi trong không gian vũ trụ
Vi khuẩn lấy từ các vách đá ở ngôi làng đánh cá nhỏ Beer vùng Devon, Anh quốc, đã sống sót
trên mặt ngoài của Trạm Vũ trụ quốc tế trong 533 ngày. Vi khuẩn trên, tên gọi là OU-20,
giống như các khuẩn lam tên là Gloeocapsa.

Gloeocapsa nhìn qua kính hiển vi tương phản pha. Ảnh: Connecticut College

Các viên đá được đặt trên mặt ngoài của thiết bị công nghệ trần của Cơ quan Vũ trụ châu Âu
tại một đầu của trạm vũ trụ. Những khoanh đá Beer nhỏ có các vi khuẩn bên trong và bên
ngoài. Trong một năm rưỡi ở bên ngoài trạm vũ trụ, chúng phải chịu sự biến đổi nhiệt độ kịch
tích, phơi ra trước tia vũ trụ và ánh sáng tử ngoại. Không những môi trường là kị khí, mà chân
không vũ trụ cũng làm toàn bộ nước có trong đá sôi lên hết.

Giáo sư Charles Cockwell thuộc Viện nghiên cứu Các khoa học Hành tinh và Vũ trụ, Đại học
Mở (OU), người tiến hành nghiên cứu trên, cho biết các mảnh đá Beer có chứa nhiều “sinh vật
sống hàng ngày”, nhưng một phần lí do mà các vi khuẩn OU-20 vẫn sống sót có thể là vì
chúng tạo ra một tập đoàn đa bào bảo vệ cho các tế bào ở giữa. Chúng còn có thành tế bào dày
có thể giúp chúng tồn vong. Các sinh vật này có họ hàng với các vi khuẩn sống sót ở Nam Cực
và trong các sa mạc, nên Cockwell nói ông ngờ rằng chúng cũng có các quá trình sửa lỗi ADN
khá tốt.

Thí nghiệm trên là một trong vài thí nghiệm được thiết kế để tìm hiểu xem các vi khuẩn có thể
hữu ích trong các chuyến thám hiểm tương lai của các nhà du hành trong hệ mặt trời hay
không. Trong số các lợi ích đã đề xuất là sự tái sinh các hệ hỗ trợ sự sống, và khai khoáng
bằng giải pháp sinh học, hoặc sử dụng vi khuẩn để trích xuất khoáng chất từ đá trên mặt trăng
hoặc sao Hỏa.

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 31


Sự sống sót của nhiều vi khuẩn trong một môi trường cực đoan như vậy mà không cần cung
cấp thêm oxygen làm tăng thêm sức nặng cho giả thuyết cho rằng các vi khuẩn mang trong các
thiên thạch và sao băng có thể gieo mầm sự sống trên những hành tinh hoặc vệ tinh khác.

Các bào tử vi khuẩn đã được chứng minh có khả năng sống sót trong hàng năm trời trên quỹ
đạo, nhưng đây là lần đầu tiên các vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lam, được chứng minh là có
thể sống sót lâu như vậy trong không gian. Một thí nghiệm trước đây, Biopan-6, do các nhà du
hành người Nga thực hiện, chứng tỏ vi khuẩn OU-20 và một nhóm “gấu nước” nhỏ xíu có khả
năng sống sót bên ngoài trạm vũ trụ trong thời hạn 10 ngày.

Các vi khuẩn sống sót đã được mang về Trái đất và hiện đang sinh sôi trong một phòng thí
nghiệm ở Milton Keynes.

Nguồn: PhysOrg.com

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 32


Phát hiện mới đe dọa lí thuyết cấu tạo hạt nhân
nhận rằng khám phá trên không đơn giản là
Hồi năm 2002, Paul Koehler, một nhà vật lí do một tính chất bất thường của các hạt
tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge nhân platinum.
(ORNL) ở Tennesse, và những người khác
đã đo các cộng hưởng neutron ở bốn loại Tuy nhiên, khó khăn là ở chỗ phòng thí
đồng vị platinum. Những mẫu cộng hưởng nghiệm ORELA đã đóng cửa do cắt giảm
này – là các năng lượng mà hạt nhân của ngân sách, và không có lịch định mở cửa
một đồng vị platinum hấp thụ neutron – bị trở lại trong thời gian sớm trước mắt. Bộ
ảnh hưởng bởi chuyển động của các proton Năng lượng Mĩ cho biết các dự án nghiên
và neutron bên trong hạt nhân đó. Những cứu khác có độ ưu tiên cao hơn trong lĩnh
chuyển động này được cho mang tính hỗn vực khoa học hạt nhân. Theo Koehler, còn
loạn, ít nhất là theo lí thuyết ma trận ngẫu có một nơi khác trên thế giới những phép
nhiên, lí thuyết dùng để xác định hành đo tương tự có thể được thực hiện, đó là
trạng của các hạt nhân lớn. Tuy nhiên, Máy gia tốc Thẳng Electron Geel
trong một nghiên cứu gần đây, Koehler và (GELINA) ở Geel, Bỉ. Ở dây, các nhà vật lí
các đồng nghiệp của ông nhận thấy các còn có thể lặp lại các thí nghiệm ban đầu
proton và neutron dường như chuyển động về lí thuyết ma trận ngẫu nhiên tiến hành
theo một kiểu tập thể không thể nào giải hồi thập niên 1970 tại trường Đại học
thích được bằng bất kì mô hình nào đã biết Columbia, và xem các kết quả trên có còn
của cấu trúc hạt nhân. đúng với các thiết bị và phương pháp phân
tích hiện đại hay không.
“Những kết quả mới cho thấy chừng 200
nucleon bên trong các hạt nhân platinum Như Koehler giải thích, việc giải quyết vấn
được nghiên cứu tác dụng theo kiểu hợp đề trên có thể có lợi ích cho các lò phản
xướng để biểu hiện các tính chất đều đặn ứng hạt nhân. Các nhà khoa học dựa trên lí
chứ không hỗn loạn”, theo một bài báo đưa thuyết ma trận ngẫu nhiên để ước định xác
tin trên website của ORNL. “Biết trước suất giải thoát neutron va chạm với hạt
năng lượng tương đối cao và số nucleon nhân, và sử dụng những ước định này để
tham gia, hành trạng tập thể như vậy là xác định xem cần che chắn bao nhiêu cho
hoàn toàn bất ngờ và không thể giải thích lò phản ứng hạt nhân và các kho trữ khác.
được”. Mặc dù thường thì sự che chắn thêm là cần
thiết, nhưng nếu có thêm nhiều lò phản ứng
Các nhà nghiên cứu cho biết các kết quả hạt nhân hơn sắp được xây dựng trong
của họ bác bỏ lí thuyết ma trận ngẫu nhiên tương lai, thì việc có một ước tính chính
cho dữ liệu này với xác suất 99,997%. xác cho sự che chắn bảo vệ sẽ là một tiêu
Nhưng để xác nhận khẳng định của họ, các chuẩn an toàn quan trọng.
nhà khoa học cần phải tiến hành thêm các
thí nghiệm trên hạt nhân của những nguyên Nguồn: PhysOrg.com
tố khác ngoài platinum ra mới có thể xác

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 33


Đo lường vũ trụ

Ủy ban Nghiên cứu Quốc gia Mĩ (NRC) sóng hấp dẫn trong một dải tần thấp (0,1
khuyến cáo rằng Anten Vũ trụ Giao thoa kế mHz đến 1 Hz) hơn dải tần mà LIGO và
Laser (LISA) là một trong hai sứ mệnh vũ các thiết bị mặt đất khác có thể phát hiện
trụ chủ chốt tiếp theo của NASA sẽ khởi ra. Những thiết bị đó được thiết kế để cảm
động vào năm 2016 và nằm trong chương biến với các nguồn phát ở tần số trên 10
trình hợp tác với Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Hz.

LISA, do một đội gồm các nhà khoa học Giáo sư Bernard F Schutz, giám đốc Viện
quốc tế người Mĩ và châu Âu phát triển, Vật lí Hấp dẫn (Viện Albert Einstein) ở
bao gồm ba phi thuyền bố trí trong một cấu Đức, nói: “Sự chứng thực mạnh mẽ này
hình tam giác với những cánh tay dài 5 của các nhà thiên văn hàng đầu nước Mĩ là
triệu km (bằng 12,5 lần khoảng cách từ chính thức: LISA có tiềm năng trở thành
Trái đất đến mặt trăng), chuyển động trong một trong những đài thiên văn quan trọng
một quỹ đạo giống như Trái đất xung nhất của thời đại chúng ta.
quanh mặt trời.
“Khi LISA được ESA thông qua vào năm
Các nhà khoa học cho biết LISE có thể 1995, đó là bởi vì các quan sát sóng hấp
giúp đo tốc độ giãn nở của vũ trụ và kiểm dẫn của nó sẽ mang lại kiến thức sâu sắc về
tra lí thuyết tương đối của Einstein. các cơ sở của sự hấp dẫn theo lí thuyết
Einstein và toàn bộ những tiên đoán của
nó.

“Trong 15 năm qua, các nhà thiên văn cũng


đã biết rằng LISA có thể mở ra những
chương còn tiềm ẩn trong lịch sử của vũ
trụ, bằng cách lắng nghe những con sóng
sinh ra bởi những ngôi sao rất sơ khai,
Anten Vũ trụ Giao thoa kế Laser (LISA). những lỗ đen sớm nhất, và một số ngôi sao
Ảnh: AEIMildeMarketingExoze cổ xưa nhất đang tồn tại ngày nay.
Sóng hấp dẫn phát ra từ các nguồn nằm “Bằng cách nhìn xem những con sóng phát
trong khắp vũ trụ sẽ tạo ra những dao động ra từ những lỗ đen sơ khai bị kéo căng ra
nhỏ ở các chiều dài cánh tay giao thoa kế - như thế nào khi chúng di chuyển về phía
những thay đổi nhỏ chừng 10 pico mét, hay chúng ta qua vũ trụ đang giãn nở, LISA
10 phần triệu triệu của một mét, một chiều còn có thể nghiên cứu vật chất tối vốn bí
dài nhỏ hơn cả đường kính của nguyên tử ẩn”.
nhỏ nhất.
Anten Vũ trụ Giao thoa kế Laser (LISA)
LISA sử dụng các liên kết laser thu hình được thiết kế để bổ sung cho các đài thiên
chuyển động để theo dõi các chuyển dịch văn mặt đất (Đài thiên văn Sóng hấp dẫn
của các khối lượng thử vàng-platinum trôi
nổi bên trong phi thuyền và quan sát các
Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 34
Giao thoa kế Laser, hay LIGO, ở Mĩ, và lượng không nhìn thấy, bổ sung cho các
Virgo và GEO-600 ở châu Âu). quan sát thiên văn truyền thống bằng ánh
sáng, chúng chỉ làm hé lộ các nguyên tử
Sự tồn tại của sóng hấp dẫn đã được Albert nhìn thấy mà thôi.
Einstein tiên đoán vào năm 1916 trong lí
thuyết tương đối rộng của ông. Người ta trông đợi phần cứng của LISA sẽ
được kiểm tra lần đầu tiên trong vũ trụ với
Vì sóng hấp dẫn là những gợn mấp mô việc phóng LISA Pathfinder của ESA vào
đang di chuyển trong độ cong của không năm 2013. Lần phóng đó sẽ kiểm tra kĩ
gian, và vì LISA sẽ cảm biến các gợn sóng lưỡng một thành phần trọng yếu của công
đến đồng thời từ hàng chục nghìn nguồn nghệ LISA: hoạt động tự do kéo theo, nhờ
phát trong mỗi hướng, nên thiết bị này sẽ đó phi thuyền che chắn cho các khối lượng
giống một microphone đang lắng nghe âm thử trước những nhiễu loạn bên ngoài bằng
thanh hơn là một chiếc kính thiên văn hay cách theo dõi chính xác chuyển động của
một camera đang chụp ảnh. chúng và chuyển động xung quanh chúng
để bảo vệ sự rơi tự do của chúng.
Loại quan sát mới này cho chúng ta biết
trực tiếp về chuyển động của các khối Nguồn: PhysOrg.com

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 35


Kính thiên văn Kepler phát hiện hai hành tinh đang quay đồng bộ
xung quanh một ngôi sao

Kính thiên văn vũ trụ Kepler của NASA hơn. Nhưng nó không cho biết có bao
thường không thể “cân” các hành tinh nhiêu khối lượng trong một hành tinh có
ngoài hệ mặt trời mà nó tìm thấy, thay vào kích cỡ đã biết. Không có thông tin đó,
đó nó đo kích cỡ vật lí của chúng. Nhưng người ta sẽ khó nói được sự khác biệt giữa
việc khám phá ra hệ đa hành tinh đầu tiên một thế giới nước và một hành tinh đã bị
của nó chứng tỏ chiếc kính thiên văn này lột trần đến lõi sắt của nó.
có khả năng cân các hành tinh có liên kết
hấp dẫn với các láng giềng của chúng. Để giải quyết vấn đề, các nhà thiên văn
Kepler phải dựa trên các kính thiên văn
Kepler săn tìm những sự mờ đi tuần hoàn khác để đo xem các hành tinh đó kéo giật
trong độ sáng của một ngôi sao, dấu hiệu ngôi sao của chúng như thế nào, khiến cho
cho biết một hành tinh có lẽ đang đi qua ngôi sao chủ bị lắc lư tới lui.
giữa ngôi sao đó và Trái đất trong một sự
kiện gọi là sự đi qua. Kĩ thuật này đo lấy bề Nay kính thiên văn Kepler vừa tìm thấy
rộng của hành tinh, vì những hành tinh lớn một hệ hành tinh chứng tỏ nó có khả năng
chặn mất nhiều ánh sáng sao của chúng tự cân lấy khối lượng của các hành tinh.

Hai hành tinh cỡ Thổ tinh chuyển động trong những quỹ đạo đồng bộ xung quanh
ngôi sao Kepler-9. (Ảnh: NASA/Ames/JPL-Caltech)

Quỹ đạo đồng bộ Matthew Holman tại Trung tâm Thiên văn
Vật lí Harvard-Smithsonian ở Cambridge,
Sử dụng dữ liệu thu thập trong hơn 7 Massachusetts, Hoa Kì, vừa phát hiện ra
tháng, các nhà nghiên cứu đứng đầu là hai hành tinh cỡ Thổ tinh đang quay xung

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 36


quanh một ngôi sao tên là Kepler-9 nằm Hiệu ứng rất nhỏ
cách Trái đất hơn 2000 năm ánh sáng. Một
hành tinh rộng khoảng 1,5 lần Trái đất Nhưng nếu một hành tinh cỡ Trái đất đang
cũng là bộ phận của hệ hành tinh trên. ở trong quỹ đạo cộng hưởng với những
hành tinh lớn hơn, thì việc đo các biến
Các hành tinh cỡ Thổ tinh chuyển động thiên thời gian giữa những lần đi qua của
trong những quỹ đạo “đồng bộ” với nhau – chúng có thể mang lại cho Kepler một
hành tinh bên ngoài quay một vòng mất 38 phương pháp xác định xem nó có thật sự
ngày, lâu gấp đôi người anh em đồng hành tìm thấy người anh em của Trái đất hay
của nó. Nhưng “sự cộng hưởng” này không không.
chính xác lắm – thỉnh thoảng tỉ số chu kì
của hai hành tinh lớn hơn 2/1, và có lúc lại Tuy nhiên, hiệu ứng rất nhỏ đó có lẽ đòi
nhỏ hơn. Sự chênh lệch là do lực kéo giật hỏi nhiều lần đi qua – và do đó mất nhiều
của hai hành tinh tác dụng lên nhau, mang năm tháng – trước khi các biến thiên có thể
lại một ước tính cho khối lượng tương đối phát hiện ra được.
của chúng.
Các hành tinh ngoại cũng xuất hiện trên
Đây là khả năng mới đối với kính thiên văn trang tin khoa học hồi đầu tuần này. Hôm
Kepler, và nó có thể tỏ ra hữu dụng trong thứ ba, Đài thiên văn Nam châu Âu đã
việc đo khối lượng của các vật thể cỡ Trái công bố việc phát hiện ra một ngôi sao
đất, Holman lưu ý như vậy trong một cuộc giống mặt trời cách chúng ta chừng 130
họp báo. năm ánh sáng mang quanh nó đến 7 hành
tinh. Sự chao đảo vị trí của ngôi sao cho
Đó là vì các hành tinh cỡ Trái đất quay biết một ứng cử viên hành tinh có lẽ chỉ
trong quỹ đạo cách ngôi sao của chúng đủ nặng bằng 1,4 lần Trái đất. Nếu được xác
xa để có thể dung dưỡng cho sự sống như nhận, hành tinh trên sẽ lập kỉ lục là hành
chúng ta biết, nên chúng sẽ kéo giật tương tinh ngoại nhỏ nhất từng được tìm thấy từ
đối yếu lên ngôi sao của chúng. Điều đó sẽ trước đến nay (kỉ lục này không tính đến
gây khó khăn cho các kính thiên văn khác một vật thể nhỏ bé được tìm thấy đang
cân lấy khối lượng của các hành tinh bằng quay xung quanh một sao neutron đã chết).
cách tìm kiếm độ chao đảo của ngôi sao
chủ của chúng. Nguồn: New Scientist

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 37


Định cỡ các tiểu hành tinh có nguy cơ gây hại

Các vật thể gần Trái đất (NEO) là các tiểu kích cỡ của nó thì khó hơn nhiều. Vấn đề là
hành tinh hoặc sao chổi có quỹ đạo thỉnh ở chỗ độ sáng quang học của một NEO là
thoảng đưa chúng đến gần quỹ đạo của kết quả của kích cỡ lẫn suất phản chiếu của
Trái đất. Do đó, một NEO có thể một ngày nó – và người ta không thể nào xác định
nào đó sẽ va chạm với Trái đất – và có kích cỡ của một tiểu hành tinh chỉ duy từ
khoảng gần 7000 trong số chúng đã được độ sáng quang học của nó. Cho đến nay,
biết tới, con số này nhiều gấp vài lần so với chỉ mới khoảng 1,5% các NEO đã có các
nhiều người dự đoán. phép đo kích cỡ, và nhiều trong số này là
những vật thể tương đối lớn. Mặc dù các
nhà thiên văn học dự đoán rằng số lượng
NEO đường kính 100 m nhiều gấp 10 lần
số lượng NEO đường kính 1 km, nhưng
các NEO 100 m thì sức phá hoại thấp hơn
đến 1000 lần.

Các nhà thiên văn học Joe Hora, Giovanni


Fazio, Howard Smith, và Tim Spahr đã
thành lập một đội gồm 16 nhà thiên văn để
nghiên cứu các NEO trong vùng sóng hồng
ngoại, nơi các NEO phát ra bức xạ riêng
của chúng đồng thời phản xạ ánh sáng mặt
Tiểu hành tinh Gaspra qua ảnh chụp của phi thuyền trời. Độ sáng hồng ngoại, khi kết hợp với
Galileo. Mặc dù không phải là một NEO, nhưng bề giá trị quang học, cho phép các nhà khoa
mặt của Gaspra có lẽ giống với bề mặt của một số học suy luận ra kích cỡ lẫn suất phản chiếu.
NEO. Ảnh: NASA Ngoài ra, vì suất phản chiếu là một tính
chất của các đặc trưng bề mặt tiểu hành
Va chạm của một NEO cỡ 1 km có khả tinh (nó rắn? hay dạng cột vụn?) và thành
năng phá hủy cả một quốc gia nhỏ như phần khoáng vật học, nên kết quả sẽ giúp
Việt Nam ta. Người ta suy đoán sự kiện xác định bản chất của tiểu hành tinh, và từ
Tunguska 1908 đã san phẳng hơn 2000 km đó có lẽ cả nơi nó phát sinh trong hệ mặt
vuông ở Nga gây ra bởi một tiểu hành tinh trời, và nó đã phát triển qua các giai đoạn
đường kính chỉ có 60 m. Chính vì thế mà như thế nào nữa.
Thượng viện Mĩ đã thông qua một mục
tiêu 10 năm lập danh mục 90% trong tổng Sử dụng Ma trận Camera Hồng ngoại trên
số các NEO có đường kính lớn hơn 140 m. Kính thiên văn vũ trụ Spitzer, đội nghiên
cứu đã đảm nhận một chương trình nhằm
Tương đối dễ phát hiện ra một NEO trong mô tả đặc trưng 700 NEO, tăng rất nhiều so
vùng sáng khả kiến bằng cách quan sát với con số đã biết. Trong bài báo đầu tiên
chuyển động của nó trên bầu trời từ đêm của họ về dự án đang triển khai này, đội
này sang đêm khác. Tuy nhiên, việc đo khoa học đã công bố những kết quả ban

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 38


đầu: gần một nửa số vật thể có đường kính những tiểu hành tinh nhỏ này có khả năng
nhỏ hơn 1 km, với vật thể nhỏ nhất bề còn trẻ - thậm chí có lẽ chưa tới một triệu
ngang chỉ khoảng 90 m. năm tuổi. Các kết quả trên mang lại thêm
khó khăn cho thách thức mà Thượng viện
Họ trình bày rằng dữ liệu từ trước đến nay Mĩ đặt ra cho các nhà khoa học: mô tả đặc
cho thấy các NEO nhro hơn không chỉ dồi trưng phần lớn các vật thể gần trái đất có
dào hơn, mà dường như chúng đã trải qua tiềm năng nguy hại, và cải thiện kiến thức
các quá trình trong hệ mặt trời làm cho của chúng ta về quá trình vật lí đã và đang
chúng có phần đông đúc hơn so với trông định hình hệ mặt trời kể từ khi nó ra đời
đợi từ việc ngoại suy cơ sở thống kê của cách nay khoảng 5 tỉ năm trước.
các NEO lớn. Đặc biệt, các nhà thiên văn
kết luận từ các điều kiện bề mặt rằng Nguồn: PhysOrg.com

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 39


Lần đầu tiên chụp ảnh được liên kết hydro

là vì sao phương pháp lại hoạt động tốt như


vậy.

Hai năm đã trôi qua, nay các nhà vật lí tại


Forschungszentrum Jülich và Đại học
Osnabrück vừa chứng minh được rằng sự
tiến bộ đó là do lực đẩy Pauli. Đây là lực
tác dụng tầm ngắn phát sinh từ thực tế là
hai hoặc nhiều electron không thể chiếm
giữ cùng một trạng thái cơ lượng tử.

Kĩ thuật trên, do Stefan Tautz cùng đồng


nghiệp phát triển, được gọi là kính hiển vi
hydrogen quét chui hầm (STHM) và nó
yêu cầu đặt một phân tử hydrogen ngay tại
đầu mút kim loại của một STM thông
thường – yêu cầu này dễ dàng thực hiện
bằng cách làm lạnh đầu nhọn xuống
khoảng 10 K và phô nó ra trước chất khí
hydrogen.

Sau đó, người ta cho đầu nhọn tiếp xúc với


phân tử muốn khảo sát, phân tử đó nằm cố
định với một bề mặt kim loại. Một điện áp
STM bình thường chỉ có thể trông thấy phân tử nhỏ được thiết lập giữa đầu nhọn và mẫu
PTCDA là một thùy mờ mờ (hình trên cùng), còn gây ra một dòng điện chạy giữa hai bên.
việc bổ sung thêm hydrogen vào đầu nhọn giúp
trông rõ hơn cấu trúc kiểu vòng của phân tử (hình Rồi đầu nhọn quét qua mẫu để đo dòng
giữa). Hình dưới cùng là công thức cấu trúc hóa học điện là hàm của vị trí, từ đó tạo ra ảnh của
của PTCDA. (Ảnh: Stefan Tautz) phân tử.

Khi các nhà vật lí ở Đức phát hiện ra một Trong một STM thông thường, dòng điện
phương pháp đơn giản sử dụng kính hiển vi chỉ phụ thuộc vào các electron hóa trị của
quét chui hầm (STM) để chụp ảnh các phân phân tử, chúng cung cấp ít kiến thức về cấu
tử ở cấp độ nguyên tử lần đầu tiên, kĩ thuật trúc của phân tử. Nhưng với hydrogen trên
trên đã đưa những thiết bị này trở nên hữu đầu nhọn, STM có thể lập bản đồ mật độ
dụng hơn nhiều trong việc nghiên cứu cấu electron toàn phần (TED) của phân tử - về
trúc phân tử. Nhưng trước khi phương cơ bản đó là cấu trúc phân tử.
pháp có thể được sử dụng đảm bảo bởi
cộng đồng khoa học rộng rãi hơn, các nhà Trong nghiên cứu mới nhất này, Tautz và
nghiên cứu cần phải giải quyết được bí ẩn các đồng nghiệp chứng tỏ rằng nếu đầu
nhọn được duy trì ở một độ cao không đổi
Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 40
và quét qua toàn bộ mẫu, thì lực đẩy Pauli không có liên kết hóa học nào giữa
giữa các electron trong hydrogen và các hydrogen và đầu nhọn. Nói cách khác, kĩ
electron trong phân tử đó có xu hướng đẩy thuật trên cũng có thể hoạt động khi sử
hydrogen vào trong đầu nhọn kim loại. Khi dụng các nguyên tử khí trơ như helium và
đầu nhọn ở phía trên cùng có mật độ neon.
electron cao, thì hydrogen bị đẩy sâu hơn
so với khi đầu nhọn ở phía trên những Giờ thì cơ sở vật lí của STHM đã được
vùng có mật độ electron thấp. hiểu rõ, Tautz tin rằng nó thể được sử dụng
trong các nghiên cứu nhận biết các phân tử
Khi hydrogen bị đẩy vào trong đầu nhọn phức tạp trước nay chưa bao giờ từng trông
kim loại, các electron dẫn bị buộc ra khỏi thấy. Tuy nhiên, một hạn chế của kĩ thuật
đầu nhọn – một hệ quả khác của lực đẩy trên là nó chỉ hoạt động với các phân tử
Pauli. Kết quả là sự giảm dòng điện chạy “phẳng” có thể gắn lên trên một chất nền.
giữa hydrogen và đầu nhọn.
Dẫu vậy, vị chuyên gia STM Markus
Trong nghiên cứu mới nhất của họ, các nhà Ternes tại Viện Nghiên cứu Chất rắn Max
nghiên cứu đã khảo sát phân tử Planck ở Stuttgart, Đức, đã mô tả các kết
hydrocarbon PTCDA, phân tử tạo nên vân quả trên “hết sức to lớn”. Ông cho biết
lục giác trên bề mặt vàng. Đồng thời ghi nghiên cứu này đã xác lập tính chắc chắn
ảnh từng phân tử PTCDA một, lần đầu tiên tin cậy của kĩ thuật trên và nó sẽ thúc đẩy
đội khoa học đã có thể thấy các liên kết rất các nhà nghiên cứu sử dụng STHM làm
yếu giữa các phân tử. một công cụ phân tích. Ternes không tham
gia gì trong nghiên cứu này và ông nói
“Phân tử hydrogen này vừa là bộ cảm biến STHM “đẹp vì tính đơn giản của nó”.
vừa là bộ biến đổi tín hiệu”, Tautz giải
thích. Ông cho biết sự thành công của kĩ Nguồn: physicsworld.com
thuật trên cũng phụ thuộc vào thực tế là

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 41


Các lỗ đen siêu khối lượng sinh ra bởi sự hợp nhất thiên hà

Bản đồ mật độ mặt loga của đĩa hạt nhân chạy với sự nguội đi và hình thành sao: chất khí thể hiện ở tỉ lệ lớn
(hình trái) và nhỏ (hình giữa), và các ngôi sao ở tỉ lệ nhỏ thể hiện trong hình bên phải. (Ảnh: Mayer et al. Nature)

Ẩn khuất tại tâm của hầu như mỗi thiên hà năm để hình thành và sau đó mất thêm vài
và ngoạm lấy các ngôi sao trong vùng phụ tỉ năm nữa để lớn lên thành một SMBH,
cận của chúng, các lỗ đen siêu khối lượng trong một số trường hợp thì tiếp tục phát
là một đối tượng gây đe dọa thật sự của vũ triển thành quasar. Thông tin này xây dựng
trụ. Nay một đội quốc tế gồm các nhà thiên trên cơ sở giả thuyết cho rằng các SMBH
văn học khẳng định đã giải được bí ẩn sự ra hình thành theo một kiểu giống như các lỗ
đời của những binh đoàn sát thủ thiên hà đen cỡ-khối-lượng-sao, đánh dấu pha kết
này trong lịch sử sơ khai của vũ trụ. thúc trong quãng đời của những ngôi sao
nặng đã tiêu thụ hết toàn bộ nhiên liệu hạt
Các lỗ đen siêu khối lượng (SMBH) nặng nhân của chúng.
hơn Mặt trời của chúng ta hàng nghìn, hay
thậm chí hàng triệu lần. Chúng ta biết đến Các thiên hà hợp nhất
sự tồn tại của chúng từ tác động mà chúng
gây ra lên môi trường xung quanh chúng: Lucio Mayor tại trường Đại học Zurich,
làm cho các ngôi sao lân cận quay xung làm việc cùng các đồng nghiệp ở Chile và
quanh tâm thiên hà ở tốc độ cao khủng Mĩ, vừa đưa ra một phương pháp khảo sát
khiếp, chẳng hạn. Một khi các SMBH đạt khác cho sự hình thành các SMBH này.
tới kích thước tới hạn, chúng có thể biến Nhóm nghiên cứu đề xuất rằng những điều
đổi thành các quasar, những vật thể cực kiện thích hợp cho sự hình thành lỗ đen có
sáng nhỏ bằng mặt trời nhưng sáng như cả thể được tạo ra bởi sự hợp nhất của hai
một thiên hà vậy. Nhưng sự dồi dào tương hoặc nhiều thiên hà trong những giai đoạn
đối của các quasar trong những tỉ năm đầu nguyên thủy của chúng, khi chúng vẫn
tiên của vũ trụ vẫn là câu hỏi gây khó dễ đang hợp nhất từ những đám mây bụi
cho các nhà thiên văn vật lí học. khổng lồ.

Vấn đề khó khăn là vì người ta tin rằng Sử dụng các chương trình mô phỏng trên
“hạt giống” cho một lỗ đen mất ít nhất 108 máy tính, mất hơn 3 triệu giờ điện toán, đội

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 42


của Mayor nhận thấy khi hai thiên hà trẻ vũ trụ”, phát biểu của Stelios Kazantzidis,
tiến lại với nhau thì có thể làm cho bụi vũ một thành viên khác của đội nghiên cứu tại
trụ chuyển động xoắn ốc thật nhanh về phía trường đại học Bang Ohio. “[Các kết quả
điểm tụ dòng ở chính giữa. Đối với các trên] mang lại thêm một cột mốc mới cho
thiên hà ở trên một kích thước tới hạn, sự hiểu rõ các cấu trúc đã hình thành như
lượng bụi hơn 100 triệu lần khối lượng mặt thế nào trong vũ trụ”.
trời có thể đổ về phía tâm trong thời gian
chỉ 100.000 năm, tạo ra một đám mây đậm Tuy nhiên, mô hình trên không giải thích
đặc tại tâm. được những thiên hà nhỏ như thiên hà
chúng ta đã phát triển như thế nào để chứa
“Sự tập trung cao của chất khí đang tương một SMBH tại tâm của chúng. Trong
tác tạo ra những lực thủy triều mạnh làm trường hợp Dải Ngân hà, Mayor cho rằng
cho chất khí tự tiêu thụ một cách hiệu quả”, một quá trình tiêu thụ chất khí tương tự đã
Mayor giải thích. Không lâu sau thì lõi của xảy ra sau đó trong lịch sử của nó khi nó
đám mây co lại, tạo ra hạt giống của một lỗ đạt tới một khối lượng tới hạn, sau thời
đen, và sau 108 năm thì lỗ đen siêu khối gian ba đến bốn tỉ năm.
lượng đó đã lớn đến một tỉ lần khối lượng
mặt trời. Cần kiểm tra thêm

Mâu thuẫn với sự hiểu biết hiện nay Andrew Jaffe, một nhà thiên văn vật lí tại
trường Imperial College London đồng ý
Nếu các kết quả trên được cộng đồng chấp rằng việc mở rộng mô hình này để bao quát
nhận, thì chúng sẽ làm xoay chuyển kiến một ngưỡng rộng hơn của các loại thiên hà
thức hiện nay của các nhà thiên văn rằng sẽ là hữu ích. “Là một phép kiểm tra nữa
các thiên hà phát triển theo thứ bậc tôn ti – của mô phỏng của họ, sẽ rất hay để xem
nghĩa là, lực hấp dẫn hút kéo những lượng chúng có tái tạo được cơ chế động lực học
nhỏ vật chất lại với nhau trước, và những của các thiên hà đang hợp nhất trong
lượng nhỏ đó dần dần tích góp lại với nhau những tình huống khác, đã nghiên cứu kĩ
để tạo ra những cấu trúc lớn hơn. hay không – thí dụ như sự hợp nhất của các
thiên hà ngày nay”.
“Kết quả của chúng tôi cho thấy những cấu
trúc lớn – cả thiên hà lẫn lỗ đen nặng –
hình thành nhanh chóng trong lịch sử của

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 43


Hình minh họa tính phức
tạp của sự phát triển
động trong một va chạm
tiêu biểu giữa hai thiên
hà dạng đĩa khối lượng
bằng nhau. Mô phỏng
theo vật chất tối, các
ngôi sao, chất khí và các
lỗ đen siêu khối lượng,
nhưng chỉ có thành phần
chất khí được hình dung
trực quan. Màu sắc sáng
chỉ những vùng có mật
độ chất khí cao, và thời
gian tươn ứng với với
mỗi ảnh được thể hiện
trong khung hình.

10 khung hình đầu tiên


có mỗi cạnh là 100 kpc,
chừng bằng 5 lần đường
kính của phần nhìn thấy
của Dải Ngân hà. 5 hình
tiếp theo thể hiện ảnh
phóng to liên tiếp trên
vùng ở chính giữa.
Khung hình cuối cùng
thể hiện 300 pc trong
vùng của vùng hạt nhân
lúc cuối quá trình mô
phỏng.

Ảnh: Đại học Bang Ohio

Nghiên cứu trên có thể hỗ trợ cho các nhà tàn dư của chúng vẫn có thể trông thấy
thiên văn đang sục sạo bầu trời tìm kiếm ngày nay.
sóng hấp dẫn, cái có thể mang lại bằng
chứng trực tiếp của thuyết tương đối rộng. Trong thập niên tới, một vài sứ mệnh đặt
Theo lí thuyết của Einstein, mọi sự hợp trên không gian đã được lên kế hoạch
nhất thiên hà cổ sẽ tạo ra các sóng hấp dẫn nhằm tìm kiếm các hiện tượng vốn hay lẩn
– các gợn trong không-thời gian liên tục – tránh này, sử dụng thiết bị giao thoa kế.

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 44


“Như các tác giả chỉ rõ, cách thức các lỗ Haardt, một nhà thiên văn học tại trường
đen của họ hình thành từ sự co sập trực tiếp đại học Insubria. Nghiên cứu này công bố
có tác động nổi bật lên tín hiệu sóng hấp trên tạp chí Nature.
dẫn được kì vọng trong các sứ mệnh như
LISA chẳng hạn”, phát biểu của Francesco Nguồn: physicsworld.com

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 45


CERN đối mặt trước sự cắt giảm ngân sách 250 triệu bảng

Sự cắt giảm 250 triệu bảng ngân quỹ của CERN sẽ không ảnh hưởng đến
Máy Va chạm Hadron Lớn, nơi chứa thí nghiệm ATLAS

Phòng thí nghiệm vật lí hạt CERN ở gần của LHC vào năm 2012, khi người ta
Geneva sắp bị cắt giảm khoảng 330 triệu chuẩn bị cho LHC tiến thẳng lên các va
CHF (tương đương 250 triệu bảng Anh) chạm năng lượng cực đại 14 TeV. Một vài
khỏi ngân quỹ giai đoạn 2011 – 2015. Theo máy gia tốc đã được lên kế hoạch sử dụng
ông chủ CERN, Rolf-Dieter Heuer, việc cắt trong thời kì nghỉ ngơi này để nghiên cứu
giảm đó đòi hỏi phải cơ cấu lại các nghiên các kĩ thuật dò tìm mới, nhưng theo kế
cứu với các máy gia tốc hạt trong tương lai. hoạch mới thì toàn bộ các máy gia tốc của
Tuy nhiên, Heuer quả quyết rằng việc cắt CERN sẽ không hoạt động trong năm
giảm sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động 2012.
của Máy Va chạm Hadron Lớn (LHC) hoặc
buộc CERN phải sa thải 2000 nhân viên Các kế hoạch tương lai
(như đã từng xảy ra trước đây). Hội đồng
CERN sẽ họp vào hôm 16 tháng 9 tới để Bị tác động nghiêm trọng nhất là nghiên
thông qua kế hoạch mới của cơ quan này. cứu về Máy Va chạm Thẳng Nhỏ gọn
(CLIC) – thiết kế riêng của CERN cho một
Việc cắt giảm ngân sách sẽ ảnh hưởng máy va chạm electron-positron tương lai –
nhiều nhất đến các nâng cấp và máy gia tốc có thể xây dựng một khi LHC đi tới cuối
tương lai, những thứ hiện nay “đang diễn đời hoạt động của nó. Mặc dù nghiên cứu
ra chậm chạp”. Song song với sự cắt giảm về CLIC và một “cỗ máy proton năng
ngân quỹ mới – gọi là kế hoạch trung hạn – lượng cao” sẽ vẫn tiếp tục, nhưng sự đóng
là sự hoạt động của các máy gia tốc CERN góp của CERN cho CLIC sẽ giữ ở mức 16
trong kì nghỉ dưỡng một năm như kế hoạch triệu bảng và không tăng thêm như dự tính

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 46


trước đây. “Trong tình hình tài chính và Gershon, một nhà vật lí hạt thuộc trường
chính trị hiện nay, tôi nghĩ chắc chắn CLIC đại học Warwick ở Anh quóc, người đang
là một trong những chương trình sẽ chịu nghiên cứu thí nghiệm LHCb tại CERN.
ảnh hưởng”, nhà lí thuyết hạt John Ellis “Mặc dù ban điều hành CERN đã thành
phát biểu. công trong việc tìm ra giải pháp tiết kiệm
để tránh không xảy ra bất kì tổn thất khoa
Tuy nhiên, Ellis cho biết các tài nguyên do học vĩnh cửu nào, nhưng năng suất của
phía CERN cung cấp hiện nay cho phép đủ phòng thí nghiệm này sẽ bị giảm đi đáng
để triển khai thiết bị kiểm tra CLIC. Nhưng kể”.
sự cắt giảm ngân sách khiến một thiết bị
chứng minh nguyên lí kĩ thuật gọi là Tuy nhiên, những người khác thì xem
CLIC0, thiết bị phải xây dựng trước khi thông tin này là hệ quả tất yếu của các
CLIC có thể được thông qua, sẽ không nước trong khu vực châu Âu vốn đang thắt
triển khai được trừ khi có thêm sự hỗ trợ lưng buộc bụng. “Trong tình hình tài chính
tài chính từ phía nào khác. CLIC0 sẽ gia hiện nay, những sự cắt giảm như thế này
tốc chùm hạt lên khoảng 10 GeV. chẳng có gì là bất ngờ và trong khi chúng
sẽ làm chậm đi tiến độ của một số dự án
Ellis lưu ý rằng quyết định gần đây của dài hạn, nhưng chúng không mang đến
CERN là mở cửa tư cách thành viên CERN nguy cơ nào cho các mục tiêu khoa học của
cho các nước ngoài châu Âu có thể sẽ CERN cả”, theo Mark Lancaster, một nhà
mang thêm nguồn tài trợ về cho tổ chức vật lí hạt thuộc trường đại học College
này. London, người nghiên cứu về detector
Compact Muon Solenoid tại CERN.
Thắt lưng buộc bụng
Nguồn: physicsworld.com
“Sự cắt giảm ngân sách tại CERN là một
tin gây thất vọng”, phát biểu của Tim

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 47


Skyrmion có thể mang đến các dụng cụ điện tử mới lạ

Trong các chất sắt từ thông thường, mômen Bạn có thể hình dung một skyrmion là một
từ của từng nguyên tử cùng nhau hợp thành sắp xếp kiểu xoắn ốc của các mômen từ mà
từ tính của vật liệu đều sắp hàng song song khi tiến về phía tâm của cấu trúc, sự xoắn
với nhau, hướng theo cùng một chiều. ốc tăng dần và uốn cong xuống dưới.
Trong một số chất sắt từ, các tương tác cơ Trong các thí nghiệm trước đây do những
lượng tử giữa các electron của một chất nhóm nghiên cứu khác thực hiện, sự tồn tại
hoặc sự có mặt của các điện trường nội, của các skyrmion đã được suy luận ra gián
chẳng hạn, làm cho sự sắp xếp từ tính phức tiếp nhưng các nỗ lực ghi ảnh chúng, và
tạp hơn nhiều. xác nhận cấu trúc của chúng, đã thất bại do
kích cỡ nhỏ của chúng với đường kính chỉ
chừng 90 nano mét.

Tokura và đội của ông thực hiện quan sát


trực tiếp các skyrmion của họ bằng cách sử
dụng kính hiển vi điện tử truyền qua
Lorentz, dụng cụ thích hợp để ghi ảnh các
cấu trúc từ ở độ phân giải rất cao. Trước
đây, các nhà vật lí xem loại thí nghiệm này
là không thể thực hiện vì việc quan sát các
skyrmion đòi hỏi thiết lập các từ trường
ngoài mà theo họ chúng sẽ làm nhiễu quá
trình tạo ảnh của kính hiển vi điện tử. Tuy
nhiên, đội nghiên cứu nhận ra rằng vấn đề
này có thể khắc phục bằng cách sử dụng
các từ trường ngoài vuông góc với thấu
kính tạo ảnh của kính hiển vi. Tokura cho
Ảnh nhìn từ trên xuống của skyrmion quan sát trực biết điều này đã mang tới sự đột phá cho
tiếp bằng kính hiển vi điện tử truyền Lorentz. Ảnh: phép họ trình hiện diện mạo của các
2010 X.Z. Yu et al. skyrmion một cách hết sức rõ ràng.

Một sắp xếp hiếm gặp của các mômen từ, Ngoài việc quan sát sự sắp xếp tuần hoàn
cái gọi là skyrmion, đã được ghi ảnh trực như trông đợi của nhiều skyrmion, các nhà
tiếp bởi một đội nghiên cứu, đứng đầu là nghiên cứu còn có thể quan sát thấy các
Yoshinori Tokura thuộc Viện Khoa học skyrmion cô lập và xác nhận chúng còn là
Cao cấp RIKEN ở Wako, Nhật Bản. những thực thể bền vững. Sự vận động của
Tokura cùng các đồng nghiệp của ông ở từng skyrmion có thể có ứng dụng trong
RIKEN và các viện nghiên cứu khác ở các bộ nhớ từ tính mới lạ hoặc các dụng cụ
Nhật Bản và Hàn Quốc xác nhận rằng các điện tử mới, Tokura cho biết như vậy.
skyrmion rất bền và sự hoạt động của
chúng có thể tạo lập nền tảng cho các bộ Tuy nhiên, việc hiện thực hóa những ứng
nhớ từ hoặc các dụng cụ điện tử mới lạ. dụng như vậy đòi hỏi có thêm nghiên cứu

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 48


thực sự. Cho đến nay, các skyrmion chỉ các hiệu ứng điện từ”, Tokura giải thích.
mới được quan sát thấy ở nhiệt độ trên Ông cho biết một số chất liệu oxide từ đã
dưới 40 Kelvin. “Trong tương lai, chúng ta biết có thể đáp ứng những điều kiện này và
không những cần tìm những chất liệu mới cuối cùng có thể đưa đến các dụng cụ gốc
trong đó các skyrmion bền ở nhiệt độ skyrmion.
phòng, mà còn phải tìm các phương pháp
thao tác trên chuyển động của chúng qua Nguồn: RIKEN, PhysOrg.com

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 49


Giải pháp vật lí cho bài toán nhiệt đô thị
Roland Ennos (Physics World, tháng 8/2010)

Mùa hè ở thành phố có thể đang thật ngột ngạt, với nhiệt lượng tuôn ra từ nhựa trải đường và
máy điều hòa không khí. Nhưng những bề mặt thích hợp và cây cối có thể làm cho môi trường
ngoại ô là nơi mát mẻ hơn, rẻ hơn và xanh sạch hơn để sinh sống.

Làm thế nào để cải thiện thời tiết mùa hè ở đô thị. (Ảnh: iStockphoto)

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 50


Bức tranh mùa hè hoàn mĩ đối với nhiều người là được nhúng đôi chân mình vào mép
nước trên bãi cát, thả bộ trong công viên và ăn kem, hoặc bật nắp một chai bia mát lạnh khi
ngồi với một bữa tiệc ngoài trời. Nhưng nếu bạn sinh sống ở thành phố - và hơn nửa dân số
thế giới ngày nay là như vậy – thì thú vui mùa hè của bạn có lẽ bị giảm sút nhiều do môi
trường xung quanh. Các thành phố là những nơi nóng rát, ồn ào với chất lượng không khí tồi
tệ luôn sẵn sàng hưởng ứng mưa gió trong những đợt giông bão. Trong thành phố, chúng ta
đang tiêu hao phung phí những lượng lớn năng lượng cho việc làm mát vào mùa hè, sưởi ấm
vào mùa đông và đi lại trong suốt cả năm. Biến các thành phố thành nơi dễ chịu hơn và thoải
mái hơn để sinh sống, do đó, là một trong những mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu môi trường,
và là một mục tiêu mà các nhà vật lí thật sự thích hợp để góp công góp sức, vì đa số các vấn
đề môi trường đô thị được người ta hiểu rõ nhất theo các khái niệm vật lí.

Các nhà vật lí trên khắp thế giới, đặc biệt là những người đang nghiên cứu trong lĩnh
vực vật lí môi trường và khí tượng học, hiện đang hợp tác với các nhà khoa học thuộc những
phân ngành khác để nghiên cứu hiệu quả môi trường của các thành phố và xác lập xem những
môi trường đô thị này “xanh” ở mức độ nào.

Hòn đảo nhiệt đô thị

Các thành phố thường nóng hơn vùng quê xung quanh khoảng 4 °C và ngày một mở
rộng hơn, và sự chênh lệch nhiệt độ đó ngày một lớn hơn. Để tìm hiểu nguyên do, chúng ta
phải xét đến sự cân bằng năng lượng của hai khu vực (hình 1). Mặc dù việc đun nấu, sưởi ấm,
điều hòa không khí và đi lại đều tạo ra năng lượng trong các thành phố, nhưng đây lại là một
thành phần nhỏ đến bất ngờ của sự cân bằng nhiệt của chúng – chỉ khoảng 50 W m–2. Ngoại
trừ vào mùa đông, con số này rõ ràng là nhỏ so với năng lượng chúng ta thu nhận từ Mặt trời,
năng lượng đó thậm chí ở nước Anh cũng có cực đại là hơn 800 W m–2. Sự chênh lệch nhiệt
độ của thành phố và vùng quê xung quanh, vì thế, chủ yếu là do cái xảy ra với năng lượng Mặt
trời trong hai môi trường đó.

Ở khu vực nông thôn, cây cối phản xạ khoảng một phần tư bức xạ sóng ngắn tới (ánh
sáng nhìn thấy hoặc những bước sóng ngắn hơn). Trong số ba phần tư bị hấp thụ, phần lớn
năng lượng được sử dụng để làm bay hơi nước từ lá cây – một quá trình gọi là “thoát hơi
nước”. Quá trình này làm mát cây cối, do đó phát ra ít bức xạ sóng dài (hồng ngoại), và còn
làm giảm phần năng lượng còn lại để làm nóng không khí bởi sự đối lưu và làm nóng đất đai
bởi sự dẫn nhiệt.

Ở các thành phố, nơi cây cối phần lớn được thay thế bởi những tòa nhà và đường xá,
sự cân bằng năng lượng đó bị dịch chuyển nhiều. Các vật liệu nhân tạo, màu tối phản xạ ít –
và hấp thụ nhiều – bức xạ hơn so với cây cối. “Suất phản chiếu” thấp hơn này có nghĩa là chỉ
khoảng 10% bức xạ của Mặt trời bị phản xạ; con số này thậm chí còn thấp hơn ở thành phố
cao tầng, nơi ánh sáng bị phản xạ trở xuống các “hẻm núi” đô thị. Hầu như toàn bộ năng lượng
này đi vào làm nóng đường phố khô ráo và các mái nhà, nơi nó được trữ lại bên trong gạch
vữa, hoặc làm nóng không khí phía bên trên, do đó làm tăng nhiệt độ không khí và nhiệt độ
mặt ban ngày so với môi trường vùng quê xung quanh.

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 51


Hình 1. Sự trao đổi năng lượng ở khu vực nông thôn và đô thị. Các thành phố có ít sự phản xạ và bay hơi hơn,
nhưng đối lưu nhiệt nhiều hơn và trữ lại một phần nhiệt suốt đêm trong các tòa nhà. Ở đây, dòng năng lượng tỉ lệ
với bề rộng của các mũi tên.

Ban đêm, sự chênh lệch nhiệt độ giữa vùng quê và hòn đảo nhiệt đô thị có thể trở nên
dễ nhận thấy hơn nữa. Các thành phố nguội đi từ từ vì có nhiều nhiệt trữ lại trong các tòa nhà
của nó, chúng liên tục tiêu tán nhiệt vào bầu không khí đêm; vì có nhiều chất ô nhiễm bắt giữ
bức xạ sóng dài; và bên trong các hẻm núi đô thị, có ít không gian bầu trời thoáng đãng phía
trên có thể nhìn thấy, cho nên có ít bức xạ có thể thoát ra ngoài hơn.

Tất cả những điều này đang gây khổ sở cho cư dân đô thị. Sự gia tăng nhiệt độ không
khí đô thị so với nhiệt độ của vùng quê xung quanh, cái có thể đạt tới 7 °C ở một thủ phủ như
London, khiến cho các thành phố là những nơi kém dễ chịu hơn để sinh sống trong những
tháng mùa hè. Nhiệt độ vút lên cũng làm tăng nguy cơ bệnh tật và thậm chí có thể giết người
trong những đợt nắng nóng: người ta cho rằng hơn 35.000 người chết ở châu Âu là do hệ quả
của đợt nắng nóng năm 2003, phần lớn trong số họ sống ở các thị tứ và thành phố. Hòn đảo
nhiệt đô thị còn làm cho các thành phố khó thở hơn, vì nó làm tăng lượng năng lượng dùng
cho điều hòa không khí – năng lượng được bơm vào không khí ngoài trời và làm cho tình hình
thêm tồi tệ. May thay, vật lí học cho biết có thể sử dụng hai phương pháp rất khác nhau để xoa
dịu hòn đảo nhiệt đô thị: sử dụng “các bề mặt nguội”; và sử dụng cây cối, hay “hạ tầng xanh”.

Các bề mặt nguội

Việc tăng suất phản chiếu của các tòa nhà và đường xá để chúng phản xạ nhiều ánh
sáng mặt trời hơn là một phương pháp đã được sử dụng trong hàng thế kỉ ở Địa Trung Hải –
hãy nghĩ tới những ngôi nhà quét vôi trắng ở Hi Lạp, miền nam Italy và Tây Ban Nha. Tại
phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley ở California, tính hiệu quả của phương pháp
này đã được nghiên cứu bởi Nhóm Nghiên cứu Hòn đảo Nhiệt Đô thị, đứng đầu là nhà vật lí
Hashem Akbari. Tác dụng làm nguội của các mái nhà tùy thuộc và các tính chất phản chiếu và
phát xạ của nó – khả năng của nó phản xạ các bước sóng ngắn như ánh sáng khả kiến và bức
xạ hồng ngoại gần, và phát ra bức xạ nhiệt trong vùng hồng ngoại xa. Trong khi những bề mặt
sơn màu trắng bình thường giữ nguội tốt, thì người ta còn có thể chế tạo các bề mặt nguội sơn
màu trung-bình-tối, loại dễ bắt gặp hơn trên các mái nhà hiện nay. Các bề mặt này được tạo ra
bằng cách kết hợp một lớp sơn nền phản xạ, thí dụ như titanium dioxide trắng, với một sắc tố
Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 52
tối hơn có hệ số phản xạ khả kiến vừa phải, thí dụ như oxide sắt đỏ hoặc perylene đen. Từ hồi
năm 1999, nhóm của Akbari đã chứng tỏ được rằng “những bề mặt nguội” này có thể làm
giảm nhiệt độ cực đại của các mái nhà và vỉa hè ở California từ 50o C xuống còn khoảng 30oC.

Cũng nhóm trên đã nghiên cứu các ứng dụng của sự làm nguội này cho các tòa nhà tư
nhân. Trước tiên, các nhà nghiên cứu so sánh hiệu suất nhiệt của các tòa nhà thông thường với
các tòa nhà giống hệt có mái nhà phủ các bề mặt nguội. Những thí nghiệm kiểm tra này cho
thấy vào mùa hè, các bề mặt nguội thường làm giảm chi phí điều hòa không khí đi 20-30%.
Tuy nhiên, những thí nghiệm này đã bỏ qua tác dụng làm nguội lũy tích có thể thu được từ
việc sử dụng quy mô lớn các chất liệu nguội trong toàn thành phố.

Để nghiên cứu tác dụng của các chất liệu nguội trên hòn đảo nhiệt đô thị, nhóm của
Akbari phải sử dụng các phương pháp gián tiếp hơn, vì rõ ràng việc tiến hành một nghiên cứu
thực nghiệm có điều khiển so sánh hai thành phố giống hệt nhau về mọi phương diện, ngoại
trừ sự che phủ bề mặt của chúng, là hoàn toàn không khả thi. Cái các nhà nghiên cứu đã làm là
mô phỏng nhiệt độ không khí ở khu vực Los Angeles, sử dụng các mô hình khí hậu chạy trên
máy tính cực mạnh và phức tạp. Các phép tính cho thấy hòn đảo nhiệt đô thị có thể giảm đi
2oC nếu toàn bộ các tòa nhà và đường xá được phủ những bề mặt có suất phản xạ cao hơn hiện
nay 30%. Sự giảm nhiệt độ này làm giảm chi phí điều hòa không khí vào mùa hè đi thêm 2-
3% nữa.

Phủ xanh các tòa nhà

Một phương pháp kiểm soát hòn đảo nhiệt đô thị có khả năng còn hiệu quả hơn so với
sử dụng các bề mặt nguội là gia tăng suất phản xạ lẫn sự nguội đi do bay hơi của các thành
phố thông qua cây cối và nước. Lại một lần nữa, phương pháp này đã được sử dụng phổ biến
từ lâu ở các thành phố thuộc Địa Trung Hải, nơi có những quãng trường mát mẻ và những con
đường lớn phủ đầy bóng cây và được làm mát bằng những vòi phun nước.

Các nhà nghiên cứu ở Mĩ, thí dụ như nhóm của Akbari và Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ
Nông nghiệp Hoa Kì (USDA) do David Nowak lãnh đạo, chủ yếu tập trung vào khảo sát xem
bóng cây có thể làm chi phí điều hòa không khí của các tòa nhà như thế nào. Các thí nghiệm
và mô phỏng máy tính chứng tỏ rằng một số cây xanh lớn được trồng có chiến lược ở phía
nam và phía tây của các tòa nhà có thể cắt giảm chi phí này đi khoảng 30%. Tuy nhiên, tác
dụng làm nguội của cây xanh hiện có ở thành phố mà họ nghiên cứu – Chicago – chỉ vào
khoảng 4-5% do độ che phủ hạn chế của thành phố này, đặc biệt là ở những khu vực xây dựng
cao tầng tập trung.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu ở Đức và Canada tập trung vào các tác dụng của một
phương pháp khác: đưa cây cối lên trên nóc của các tòa nhà để tạo ra những “mái nhà xanh”.
Các nghiên cứu do Brad Bass và nhóm của ông ở Trung tâm Môi trường tại trường Đại học
Toronto thực hiện hồi năm 2008 cho thấy bằng cách sử dụng các mái nhà xanh, chi phí điều
hòa không khí có thể giảm đi tới 70% ở những căn nhà một tầng do cây cối làm nguội mái nhà
qua sự thoát hơi nước và do đất trồng tách li các phòng ốc bên dưới khỏi dòng nhiệt. Tuy
nhiên, những chi phí tiết kiệm này tương ứng giảm đi khoảng 30% và 20% đối với các tòa nhà
hai và ba tầng.

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 53


Phủ xanh đường phố

Việc xác định xem cây cối có hiệu quả như thế nào đối với sự nguội đi của một thành
phố tỏ ra khó hơn nhiều, do tính phức tạp của nó; cây cối làm tăng suất phản xạ lẫn sự nguội
đi do bốc hơi, và có rất nhiều tầng lá cây, đó là cái khó thể hiện trong các mô hình khí hậu
vùng. Một nỗ lực như vậy đã được thực hiện bởi Limor Shashua-Bar và Milo Hoffman thuộc
Viện Công nghệ Technion Israel, họ nhận thấy rằng các đường phố phủ nhiều cây xanh ở Tel
Aviv có thể có nhiệt độ không khí nguội hơn môi trường xung quanh đến 4oC. Tuy nhiên, các
nhà nghiên cứu phải biểu diễn tác dụng của cây xanh không phải bằng một mô hình chi tiết mà
đơn giản là bởi sự giảm đi bức xạ tới khoảng 40%. Trước khi chúng ta có thể lập mô phỏng
chính xác các tác dụng của cây xanh lên hòn đảo nhiệt đô thị, rõ ràng chúng ta cần phải biết
nhiều thứ hơn.

Một phương pháp xác định cái gì đang xảy ra, thực hiện bởi một nhóm ở trường Đại
học Basel, Thụy Sĩ, đứng đầu là nhà thực vật học Sebastian Leuzinger và nhà khí tượng học
Roland Vogt, là sử dụng một camera nhiệt phân giải cao gắn trên trực thăng. Các nhà nghiên
cứu đã đo nhiệt độ bề mặt của các bộ phận thuộc Basel vào một ngày mùa hè nắng nóng khi
nhiệt độ không khí là 25oC. Họ nhận thấy đường phố đạt tới nhiệt độ 37oC và các mái nhà là
45oC, trong khi nhiệt độ cây cối trung bình chỉ là 25oC và các vật có nước là 18oC. Những con
số này có khả năng cho vào một mô hình khí hậu vùng để mang lại một gợi ý của các tác dụng
của cây xanh lên nhiệt độ không khí. Tuy nhiên, kết quả này đã bỏ qua độ cao của tán cây;
nhưng tầng lá thấp hơn, bị những tầng lá trên che phủ, sẽ nguội hơn những tầng lá bên trên. Vì
thế, cây xanh sẽ mang lại sự làm nguội nhiều hơn cái được tiên đoán từ các phép đo camera
nhiệt.

Để giải quyết vấn đề này, nhóm của tôi tại trường Đại học Manchester, bao gồm các
nhà vật lí, nhà sinh học và nhà lập kế hoạch, đã sử dụng một mô hình cân bằng năng lượng
đơn giản để tính ra nhiệt độ bề mặt của cây cối, các tòa nhà và đường phố tiêu biểu (hình 1).
Vốn được phát triển ban đầu bởi Chih Pin Tso, khi đó làm việc tại trường Đại học Malaya,
Kuala Lumpur, vào thập niên 1990, mô hình trên đề xuất rằng cây xanh có tác dụng hiệu quả
hơn so với các phép đo nhiệt của Basel đề xuất. Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ cực đại
theo dự đoán của vùng rừng nguội hơn 18-25oC so với nhiệt độ của các tòa nhà và đường phố.

Nhóm của chúng tôi đã sử dụng khu vực Greater Manchester làm một trường hợp
nghiên cứu, vùng này bao gồm toàn bộ thành phố Manchester và các đô thị vệ tinh của nó.
Trước tiên, chúng tôi phân loại kiểu cây xanh của khu vực bằng ảnh chụp từ trên máy bay
(hình 2) và nhận thấy rằng, thật bất ngờ đối với một khu vực xây dựng công nghiệp, 59% vùng
Greater Manchester được bao phủ bởi cây xanh thoát hơi nước. Tất nhiên, độ bao phủ cây
xanh, và do đó nhiệt độ bề mặt mà mô hình tiên đoán, không đồng đều trong toàn khu vực.
Các khu vực đông đúc như trung tâm thành phố có độ che phủ cây xanh chưa tới 30% và nóng
hơn các không gian xanh tới 13oC. Chúng tôi còn thao tác với không gian xanh trong mô hình
để tiến hành các “thí nghiệm” thông thường không thể thực hiện được. Chẳng hạn, chúng tôi
đã chứng minh được rằng việc bổ sung thêm 10% độ che phủ cây xanh cho các trung tâm
thành phố sẽ làm giảm nhiệt độ bề mặt cực đại đi khoảng 4oC. Tuy nhiên, các kết quả nghiên
cứu của chúng tôi thật sự cần phải đưa vào một mô hình khí hậu vùng để có thể tính ra nhiệt
độ không khí.

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 54


Hình 2. Sự phân bố không đồng đều của các bề mặt thoát hơi nước xung quanh vùng Greater Manchester ở Anh.

Một cái nữa các nhà khoa học cần phải khám phá ra là cây xanh và thảm có tác dụng
làm nguội tốt như thế nào so với các đối tượng khác. Cách tốt nhất thực hiện điều này là khảo
sát sự cân bằng năng lượng của các bề mặt một cách trực tiếp hơn. Vì cây xanh tự nguội đi bởi
sự thoát hơi nước, và nhiệt hóa hơi của nước là không đổi ở mức 2,43 kJ/gram, nên sự làm
nguội do một cây xanh mang lại tỉ lệ với tốc độ mất nước của nó. Người ta có thể trông đợi
cây cối mang lại sự làm nguội nhiều hơn cỏ, vì lá của chúng được giữ cao hơn phía trên mặt
đất và vì thế sẽ mất nước nhanh hơn, giống như việc phơi quần áo trên sào; mặt khác, cây
xanh dẫn nước lên lá của chúng phải kháng lại trọng lực. Các nhà vật lí môi trường và các nhà
thực vật học đã phát triển các kĩ thuật đo sự mất nước, chúng sẽ cho phép chúng ta kiểm tra
những ý tưởng này.

Sự mất nước ở cỏ được đo tốt hơn bằng cách gắn lớp cỏ lên trên một cái cân nhạy và
theo dõi sự mất trọng lượng trong ngày. Sự mất nước ở cây cối được đo bằng thước đo dòng
nhựa: một vòng đệm làm nóng bằng điện áp các xung nhiệt vào thân cây để làm nóng nhựa
cây bên trong. Dụng cụ gắn cao trên thân cây theo dõi nhiệt độ ở đó, cho phép tính ra vận tốc
và, do đó, thể tích dòng nước dâng lên thân cây. Sử dụng những kĩ thuật này, nhiều nghiên cứu
do các nhà lâm học và nông học thực hiện nhận thấy các rừng cây và thảm cỏ có sự nguội đi
do bay hơi là 100–200 W m–2. Nhưng ít có thông tin nào như thế này đối với thảm cỏ và cây
cối ở đô thị - cho nên việc nghiên cứu thực nghiệm là hết sức cần thiết.

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 55


Bức xạ từ Mặt trời

Một lợi ích khí hậu tối hậu của cây xanh là mang lại những ốc đảo mát mẻ để nghỉ
dưỡng. Nhiều nghiên cứu, do đó, đã so sánh nhiệt độ không khí trong các công viên với nhiệt
độ không khí trên đường phố xung quanh, chỉ để nhận ra rằng, ngoại trừ vào những ngày thật
sự lặng gió, sự chênh lệch nhiệt độ là khá nhỏ - thường chưa tới 1oC, vì không khí ấm từ môi
trường xung quanh cứ thổi vào công viên. Vậy thì tại sao khi ở trong công viên chúng ta cảm
thấy mát mẻ hơn, và bóng cây thật sự có tác dụng gì?

Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta phải xét sự cân bằng nhiệt của một người. Ở
trạng thái nghỉ, cơ thể một người sản sinh ra nhiệt ở tốc độ khỏng 60 W m–2 bề mặt cơ thể của
chúng ta. Chúng ta cảm thấy nóng như thế nào là tùy thuộc vào chỗ chúng ta có thể mất nhiệt
làm nóng môi trường xung quanh chúng ta đều đặn như thế nào. Thật bất ngờ, ngoại trừ trong
những cơn gió rất cao, chúng ta mất rất ít nhiệt bởi sự đối lưu – chỉ khoảng 9 W m–2 – và
khoảng 15 W m–2 bởi sự bay hơi từ hơi thở của chúng ta. Tuy nhiên, mọi cá thể đều phát ra
bức xạ hồng ngoại xa ở tốc độ tỉ lệ với lũy thừa bốn của nhiệt độ của chúng, nhưng chúng
cũng hấp thụ bức xạ ấy từ môi trường xung quanh của chúng. Do đó, nếu môi trường xung
quanh chúng ta lạnh hơn 37oC, thì rốt cuộc chúng ta có sự mất nhiệt do bức xạ.

Ở ngoài một công viên đầy bóng râm, chúng ta cảm thấy dễ chịu vì chúng ta bị vây
quanh bởi những tán lá mát lạnh. Ở trên một đường phố rộng thênh thang, trái lại, chúng ta
cảm thấy nóng hơn vì hai nguyên do: thứ nhất, chúng ta nhận thêm tới 120 W m–2 bức xạ sóng
ngắn từ Mặt trời đến; thứ hai, nhựa đường xung quanh cũng nóng hơn, làm giảm sự mất nhiệt
do bức xạ khoảng 6 W m–2 đối với mỗi sự tăng nhiệt độ 1oC. Trong những điều kiện như vậy,
chúng ta phải toát mồ hôi để giải thoát cho gánh nặng nhiệt bổ sung.

Để nghiên cứu tầm quan trọng tương đối của Mặt trời theo bóng râm trên nhiệt độ của
môi trường xung quanh, chúng tôi đã thực hiện một thí nghiệm đơn giản vào mùa hè năm
2009. Thí nghiệm theo dõi nhiệt độ bức xạ trên cỏ và các thảm bê tông, chúng hoặc nằm trong
bóng nắng vĩnh viễn hoặc nằm trong bóng cây vĩnh viễn. Chúng tôi thực hiện thí nghiệm với
một nhiệt độ cầu, về cơ bản là một nhiệt kế gắn bên trong một quả cầu plastic màu xám. Giữ ở
độ cao 1,1 mét, thí nghiệm này nhại lại các tính chất nhiệt của một người trưởng thành mặc y
phục. Chúng tôi nhận thấy việc ở trên cỏ hoặc bê tông có ít ảnh hưởng lên nhiệt độ bức xạ;
những điều kiện này bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi bóng râm, chúng làm giảm nhiệt độ bức xạ
cực đại lên tới 9oC, từ 35oC xuống 26oC. Vì người ta có xu hướng cảm thấy không thoải mái ở
những nhiệt độ bức xạ trên 24oC, cho nên rõ ràng là bóng râm có tác dụng lớn lên cảm giác dễ
chịu của mọi người, do đó xác nhận tầm quan trọng của cây xanh ở khu vực đô thị.

Tác động lên chính sách đô thị

Toàn bộ nghiên cứu này là dựng nên một bức tranh mô tả xem chúng ta có thể cải tạo
các đô thị như thế nào: cây cối có tiềm năng lớn nhất cải tiến các môi trường đô thị, còn những
bề mặt nguội, các mái nhà xanh và thậm chí “những bức tường sống” có thể cải thiện hiệu suất
môi trường của từng tòa nhà một. Ngoài ra, hạ tầng kiến trúc xanh còn có những lợi ích khác
thí dụ như làm giảm sự ngập tràn ánh nắng chói chang và sự ô nhiễm hạt không khí. Tuy vậy,
rõ ràng vẫn có rất nhiều việc phải làm nữa. Chúng ta không biết những loài cây nào có thể làm
mát đô thị và bắt giữ các hạt ô nhiễm tốt nhất, không biết một cây to thì có tốt hơn nhiều cây

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 56


nhỏ hay không, hay cây rụng lá có tốt hơn cây thường xanh hay không. Chúng ta cũng chẳng
biết hiệu quả của những loại thực vật khác nhau sẽ thay đổi như thế nào theo sự biến đổi khí
hậu.

Tuy nhiên, chúng ta thật sự biết đủ để tác động đến các nhà hoạch định chính sách. Các
nhà khoa học thuộc Cục Lâm nghiệp Mĩ, chẳng hạn, đã hợp tác với các nhà kinh tế học để ước
tính những lợi ích kinh tế của việc trồng cây xanh đường phố, từ việc làm giảm chi phí năng
lượng cho đến việc giảm chi phí chăm sóc sức khỏe do sự ô nhiễm không khí. Mô hình kinh tế
mà họ sáng tạo ra – mô hình iTree – cho thấy với mỗi đô la đầu tư vào trồng và bảo dưỡng cây
xanh đường phố thì người ta tiết kiệm được năm đô la. Ở New York, kiến thức này, cùng với
sự hậu thuẫn của thị trưởng Michael Bloomberg, đã đưa đến việc trồng mới 20.000 cây xanh
đường phố mỗi năm, còn thị trưởng London, Boris Johnson, cũng đã cam kết trồng mới thêm
10.000 cây xanh đường phố trong nhiệm kì chính trị của ông. Cùng với cây xanh, người ta còn
triển khai giải pháp mái nhà xanh cho những tòa nhà mới mọc ở các thành phố lớn. Thật vui
khi chúng ta có thể nói rằng chính các nhà vật lí đang góp phần làm cho các thành phố của
chúng ta ngày một xanh hơn, dễ chịu hơn để sống.

Tác giả Roland Ennos là một nhà nghiên cứu sinh thái học tại Khoa Các khoa học Sự sống tại trường
Đại học Manchester, Anh quốc.

Trần Nghiêm dịch


Nguồn: Urban Cool (Physics World, tháng 8/2010)

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 57


WWW.THUVIENVATLY.COM

Bản Tin Vật Lý

© Thư Viện Vật Lý


www.thuvienvatly.com
banquantri@thuviemvatly.com
Tháng 9 năm 2010

Nội dung: Trần Nghiêm – trannghiem@thuvienvatly.com


Biên tập: Trần Triệu Phú – trieuphu@thuvienvatly.com
Thiết kế: Bích Triều, Vũ Vũ
Cùng một số Cộng tác viên khác

 Trong bản tin có sử dụng hình ảnh và các bài dịch từ các tạp chí nổi tiếng
Physics World, Nature Physics, New Scientist, cùng một số tạp chí khác.

Bản Tin Vật lý tháng 9-2010 – Thuvienvatly.com Trang 58

You might also like