You are on page 1of 4

Kính gửi Tòa soạn báo Toán học và Tuổi trẻ, bài viết:

Một cách "ứng xử" với bài toán


Chứng minh Hợp số
Thân Ngọc Thành
(Công ty Cổ phần giáo dục đào tạo và nghệ thuật Đức Anh Minh)

Hợp số là một khái niệm cơ bản và đẹp đẽ của số học. Trong quá trình học, chúng ta
đã bắt gặp rất nhiều bài toán chứng minh một số là hợp số. Thông thường, phương pháp chủ
yếu dựa trên định nghĩa:"Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1 và có số ước số lớn hơn 2." Tức
là, ta phải chỉ ra các ước số của số đó (khác 1 và chính nó) theo nghĩa càng rõ ràng càng
tốt. Tuy nhiên, ở đây tôi muốn giới thiệu một phương pháp khác, mà cách hiểu của nó hơi
"ngược" so với phương pháp trên. Phương pháp này dựa trên nhận xét sau:

Nhận xét: Số a là hợp số nếu như tồn tại một tích A = a1 a2 ...an sao cho a là ước
số của A và a > ai > 0 với i = 1, 2, ..., n
Thật vậy, giả sử phản chứng, a là số nguyên tố. Suy ra, tồn tại một chỉ số k(1 ≤ k ≤ n)
sao cho ak chia hết cho a. Điều này vô lí vì ak < a.

Vận dụng nhận xét trên, chúng ta sẽ đi giải quyết một số bài toán sau.

Bài toán 1: Cho n là số tự nhiên. Chứng minh rằng A = n2 + n + 3 không thể là số


nguyên tố nếu như nó là ước của n6 − 1.

Lời giải: Ta có

n6 − 1 = (n2 − 1)(n4 + n2 + 1)
= (n2 − 1)[(n4 + 2n2 + 1) − n2 ]
= (n2 − 1)(n2 − n + 1)(n2 + n + 1).

Do A > n2 − 1, n2 + n + 1, n2 − n + 1 nên dĩ nhiên A phải là hợp số.

Bài toán 2:Cho a, b, c là ba số tự nhiên đôi một phân biệt thỏa mãn điều kiện a3 + b3 + c3
chia hết cho P = a + b + c. Chứng minh rằng P là hợp số.

Lời giải: Ta sử dụng hằng đẳng thức quen thuộc sau

a3 + b3 + c3 − 3abc = (a + b + c)(a2 + b2 + c2 − ab − bc − ca)

1
Theo giả thiết, P phải là ước số của 3abc. Vì a, b, c là ba số tự nhiên đôi một phân biệt nên
P > a, b, c, 3 và do đó, nó là hợp số.

Bài toán 3 (Thi quốc gia Thụy Sĩ 2010):Cho m + n + 1 là một ước số nguyên tố
của 2(m2 + n2 ) − 1. Chứng minh rằng m = n.

Lời giải: Giả sử n 6= m. Vì m + n + 1 là ước số của (m + n)2 − 1 = (m + n + 1)(m + n − 1)


nên theo giả thiết nó phải là ước số của

[2(m2 + n2 ) − 1] − [(m + n)2 − 1] = (m − n)2 = |m − n| |m − n|

Vì m + n + 1 > |m − n| nên m + n + 1 là hợp số. Điều này mâu thuẫn với giả thiết đề bài
hay điều giả sử là sai. Vậy m = n.

Bài toán 4(Đề nghị cho IMO 2005):Cho a, b, c, d, e, f là các số tự nhiên. Giả sử S =
a + b + c + d + e + f là ước số chung của abc + def và ab + bc + ca − de − ef − f d. Chứng
minh rằng S là hợp số.

Lời giải: Xét đa thức

f (x) = (x + a)(x + b)(x + c) − (x − d)(x − e)(x − f )


= [x3 + (a + b + c)x2 + (ab + bc + ca)x + abc] − [x3 − (d + e + f )x2
+ (de + ef + f d)x − def ]
= Sx2 + (ab + bc + ca − de − ef − f d)x + (abc + def ).

Điều kiện bài ra cho ta S là ước số của f (x) với mọi x là số tự nhiên. Nói riêng, S là ước của
f (d) = (a+d)(b+d)(c+d). Do S > a+d, b+d, c+d nên theo nhận xét trên, S phải là hợp số.

Bài toán 5: Cho a, b, c, d là các số tự nhiên đôi một phân biệt thỏa mãn a2 +d2 = b2 +c2 = P .
Chứng minh rằng:
a. P là hợp số.
b. ab + cd và ac + bd không thể đồng thời là số nguyên tố.

Lời giải: Ta có

(ab + cd)(ac + bd) = ad(b2 + c2 ) + bc(a2 + d2 ) = (ad + bc)(a2 + d2 ) (∗)

a. Nhận thấy:

2(a2 + d2 − ab − cd) = (a2 + b2 − 2ab) + (c2 + d2 − 2cd)


= (a − b)2 + (c − d)2 > 0

Suy ra a2 + d2 > ab + cd và tương tự, ta cũng có a2 + d2 > bd + ac. Theo nhận xét trên thì
a2 + d2 phải là hợp số.

2
b. Ta đã có a2 + d2 > ab + cd, ac + bd nên theo (*) ab + cd, ac + bd > ad + bc. Giả sử rằng
ab + cd, ac + bd đều là số nguyên tố. Vậy thì ad + bc phải là ước của ab + cd hoặc ac + bd.
Điều này là vô lí. Ta có điều phải chứng minh.

Nhận xét: Cách phát biểu của bài toán này sẽ dẫn ta liên tưởng đến bài toán số 6 trong kì
thi IMO năm 2001 tại Mĩ. Điều thú vị hơn, đó là cách giải trình bày ở trên vẫn còn tỏ ra
hiệu nghiệm với nó.

Bài toán 6( Bài toán số 6, IMO 2001): Cho a > b > c > d là các số tự nhiên thỏa mãn
ac + bd = (b + d + a − c)(b + d − a + c)
Chứng minh rằng ab + cd là hợp số.

Lời giải: Biến đổi tương đương đẳng thức trong đề bài, thu được
a2 − ac + c2 = b2 + bd + d2
Do vậy

(ab + cd)(ad + bc) = ac(b2 + d2 ) + bd(a2 + c2 )


= ac(b2 + bd + d2 ) + bd(a2 − ac + c2 )
= (ac + bd)(a2 − ac + c2 ) (∗)

Giả sử rằng ab + cd là số nguyên tố. Xét


(ab + cd) − (ac + bd) = (a − d)(b − c) > 0

(ac + bd) − (ad + bc) = (a − b)(c − d) > 0
Nên ab + cd > ac + bd > ad + bc. Vậy (ab + cd, ac + bd) = 1, do đó theo (*), ac + bd phải là
ước số của ad + bc. Điều này là vô lí.
Do đó ab + cd phải là số nguyên tố.

Cuối cùng, để kết thúc, xin được gửi đến bạn đọc một số bài toán luyện
tập.

Bài tập 7(Chọn đội tuyển Quốc gia Vĩnh Phúc 2010): Cho các số nguyên dương
a ≥ b ≥ c và d thỏa mãn các điều kiện sau:
i. abc = d3
ii.a + b + c − d là ước số nguyên tố của số ab + bc + ca − d2
Chứng minh rằng b = d.

Hướng dẫn: Tương tự Bài toán 4, xét đa thức sau

3
f (x) = (x + a)(x + b)(x + c) − (x2 + d2 )(x + d).

Vậy a + b + c − d là một ước nguyên tố của f (−d) = (a − d)(b − d)(c − d). Theo điều kiên i.
và áp dụng bất đẳng thức Cô si, suy ra a + b + c ≥ 3d.
Do đó, a + b + c − d > |a − d| , |b − d| , |c − d| ⇒ f (−d) = 0. Dễ thấy dẫn đến, b = d .

Bài tập 8:Cho 3 số tự nhiên a, b, c là độ dài các cạnh của một tam giác. Chứng minh
rằng nếu a + b là một ước số lẻ của a(b − c)2 + b(a − c)2 + c(a − b)2 thì nó là hợp số.

Hướng dẫn: Tương tự Bài toán 2, sử dụng hằng đẳng thức

a(b − c)2 + b(a − c)2 + c(a − b)2 = (a + b)(b + c)(c + a) − 8abc

Kết hợp điều kiện bài toán, suy ra a + b là ước số lẻ của abc. Và do điều kiện là độ dài ba
cạnh tam giác, ta có a + b > a, b, c nên nó là hợp số.

Bài tập 9: Cho n là số tự nhiên thỏa mãn n2 + 2 là ước nguyên tố của n8 − 1. Chứng
minh rằng n = 1.

Hướng dẫn: Dựa vào phân tích n8 − 1 = (n2 − 1)(n2 + 1)(n4 + 1).

The end!
Chân thành cảm ơn và mong nhận được góp ý của quý Thầy Cô !

Địa chỉ liên hệ: Thân Ngọc Thành


Giáo viên Công ty cổ phần giáo dục đào tạo và nghệ thuật Đức Anh Minh
Đc: Số 41A, Ngõ 162, phố Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Sđt: 0979107301

You might also like