You are on page 1of 60

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

QUY ĐỊNH
CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 974/QĐ-ĐHXD ngày 22 tháng 9 năm 2010
của Hiệu trưởng trường Đại học Xây Dựng)

HÀ NỘI 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 974/QĐ-ĐHXD Hà nội, ngày 22 tháng 9 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH
(V/v ban hành Quy định chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trình độ đại học)

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

Căn cứ Quyết định số 144/CP ngày 08 tháng 8 năm 1966 của Hội đồng Chính phủ
thành lập Trường đại học Xây dựng;
Căn cứ Điều lệ Trường đại học ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg
ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 18/2007/TT-
BGDĐT ngày 21 tháng 6 năm 2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện
Điều lệ trường đại học;
Căn cứ Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Quy chế Thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ
thống giáo dục quốc dân và Chỉ thị số 7823/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của
Bộ trưởng Bộ Gáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học
2009 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 471/ĐT ngày 12 tháng 6 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường
đại học Xây dựng về việc ban hành chương trình giáo dục đại học hệ chính quy dùng cho
các ngành đào tạo của Trường Đại học Xây dựng;
Căn cứ vào kết quả cuộc họp Ban chỉ đạo xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của
Trường Đại học Xây dựng ngày 06 tháng 7 năm 2010;
Xét đề nghị của các ông Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo
dục, Trưởng các Khoa, Viện, Ban có đào tạo bậc đại học hệ chính quy,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy định Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trình độ đại học của
trường Đại học Xây dựng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định có liên quan trước
đây trái với nội dung quyết định này đều không còn hiệu lực.
Điều 3. Các ông (bà) Trưởng các Phòng, Ban, Khoa, Viện và các cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG


- Như điều 3;
- Website của trường ĐHXD; (đã ký)
- Lưu VT.
TS.Lê Văn Thành
NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

a) Tên ngành đào tạo: Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp (Building and Industrial
Construction)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức Lý luận Chính trị, Khoa học Xã hội và Nhân Văn, hiểu biết về
Pháp luật Việt Nam, hiểu biết về An ninh Quốc phòng. Có kiến thức và khả năng tự rèn
luyện về thể chất.
- Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
- Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng dân dụng công nghiệp, bao
gồm: Thiết kế kết cấu công trình; Thiết kế công nghệ và tổ chức xây dựng; Phân tích kinh
tế; Quản lý, tổ chức, chỉ đạo thi công và quản lý khai thác các công trình xây dựng dân
dụng và công nghiệp.
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành xây
dựng dân dụng và công nghiệp hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành xây
dựng công trình.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng độc lập và tự chủ trong việc giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực
chuyên môn
- Có khả năng phân tích, tổng hợp và vận dụng các kiến thức đã tích luỹ trong
quá trình học vào thực hành nghề nghiệp thực tế.
- Có kỹ năng sáng tạo trong xử lý các tình huống và kỹ năng giải quyết các vấn
đề thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản theo yêu cầu, mục tiêu đặt ra.
Kỹ năng mềm:
- Có khả năng giao tiếp, thuyết trình, thảo luận, làm việc theo nhóm.
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong nghiên cứu ứng dụng các lĩnh
vực chuyên môn.

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có phẩm chất, đạo đức cá nhân; ý thức nghề nghiệp. Làm tròn trách nhiệm của
công dân.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, hợp tác, thân thiện phục vụ cộng đồng.
- Có ý thức cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

- Là kỹ sư tư vấn thiết kế, kỹ sư thi công các công trình xây dựng Dân dụng và

1
Công nghiệp.
- Kỹ sư thuộc các đơn vị quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ các viện nghiên cứu; Cán bộ giảng
dạy Đại học.

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có kiến thức cơ bản rộng làm cơ sở để thích nghi với thị trường lao động luôn
biến động.
- Có tiềm năng vững, có kiến thức liên ngành để vừa thuận lợi khi cần vươn lên
trình độ học vấn cao hơn, vừa có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp dễ dàng.

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

- Chương trình đào tạo của Đại học Tổng hợp Xây dựng Matxcơva (Nga).
- Chương trình đào tạo của Đại học cầu đường Paris (Pháp).
- Chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia - NTU (Đài loan).
- Chương trình đào tạo của Viện nghiên cứu Quản lý Dự án PMI (Mỹ).

2
NGÀNH KIẾN TRÚC

a) Tên ngành Đào tạo: Kiến trúc (Architecture)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kiến trúc sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức cơ bản về Lý luận Chính trị, Khoa học Xã hội và Nhân văn, hiểu
biết về Pháp luật Việt Nam, hiểu biết về An ninh Quốc phòng. Có kiến thức và khả năng
tự rèn luyện về thể chất.
- Có kiến thức cơ bản về Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở, về Xã hội và Lịch
sử, về Văn hóa - Nghệ thuật phù hợp với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các
kiến thức chuyên ngành.
- Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kiến trúc, bao gồm: Tư vấn thiết kế các
loại hình công trình dân dụng và công nghiệp.
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc Sau Đại học trong ngành kiến
trúc hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối kỹ thuật.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý
công việc chuyên môn và nghiên cứu, làm việc một cách độc lập, sáng tạo.
- Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành
và trong môi trường quốc tế.
Kỹ năng mềm:
Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, thu nhận xử lý và kỹ năng truyền đạt
thông tin; có khả năng xử dụng thông thạo bằng ít nhất một ngoại ngữ, thành thạo các phần mềm
thiết kế kiến trúc.

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, chấp hành
pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân, tác phong nghề nghiệp và thái độ phục vụ tốt.
- Có khả năng cập nhật kiến thức, có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học
tập thường xuyên.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện
phục vụ cộng đồng.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

- Tham gia thiết kế tại các Công ty và Văn phòng tư vấn kiến trúc.
- Tham gia nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu, Viện thiết kế kiến trúc.
- Tham gia giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp nghề.
3
- Thành lập các Công ty cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc.

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có khả năng học liên thông giữa các ngành để lấy bằng đại học thứ hai.
- Có khả năng tiếp tục học tập Sau đại học tại các trường đại học cùng nhóm
ngành trong và ngoài nước.

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

- Về chương trình đào tạo: tuân thủ theo chương trình khung đào tạo kiến trúc
của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Ngoài ra khoa Kiến trúc & Quy hoạch có các chương trình
đào tạo mềm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên ngành kiến trúc (tham
khảo các chương trình đào tạo từ các nước tiên tiến, đặc biệt là chương trình giảng dạy,
hướng dẫn đồ án kiến trúc).
- Về tài liệu: Tham khảo các tài liệu, giáo trình giảng dạy các nước thông qua ký
kết các hiệp định hợp tác đào tạo và gửi giảng viên đi đào tạo thực tập tại nước ngoài.

4
NGÀNH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

a) Tên ngành đào tạo: Quy hoạch Đô thị (Urban Planning)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kiến trúc sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức cơ bản về Lý luận Chính trị, Khoa học Xã hội và Nhân văn, hiểu
biết về Pháp luật Việt Nam, hiểu biết về An ninh Quốc phòng. Có kiến thức và khả năng
tự rèn luyện về thể chất.
- Có kiến thức cơ bản về Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở, về Xã hội và Lịch
sử, về Văn hóa - Nghệ thuật phù hợp với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các
kiến thức chuyên ngành.
- Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực quy hoạch, bao gồm: Lập các đồ án quy
hoạch Đô thị, Nông thôn và các đồ án phát triển đô thị.
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành Quy
hoạch hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối kỹ thuật.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý
công việc chuyên môn và nghiên cứu, làm việc một cách độc lập, sáng tạo.
- Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành
và trong môi trường quốc tế.
Kỹ năng mềm:
Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, thu nhận xử lý và kỹ năng truyền đạt
thông tin; có khả năng xử dụng thông thạo bằng ít nhất một ngoại ngữ, thành thạo các phần mềm
thiết kế quy hoạch và kiến trúc.

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, chấp hành
pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân, tác phong nghề nghiệp và thái độ phục vụ tốt.
- Có khả năng cập nhật kiến thức, có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học
tập thường xuyên.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện
phục vụ cộng đồng.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

- Tham gia thiết kế tại các Công ty và Văn phòng tư vấn kiến trúc - quy hoạch.
- Tham gia nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu, Viện thiết kế quy hoạch.
- Tham gia giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp nghề.
5
- Thành lập các Công ty cổ phần tư vấn thiết kế quy hoạch.

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có khả năng học liên thông giữa các ngành để lấy bằng đại học thứ hai.
- Có khả năng tiếp tục học tập Sau đại học tại các trường đại học cùng nhóm
ngành trong và ngoài nước.

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

- Về chương trình đào tạo: tuân thủ theo chương trình khung đào tạo kiến trúc
quy hoạch của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Ngoài ra khoa Kiến trúc & Quy hoạch có các
chương trình đào tạo mềm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên ngành kiến
trúc (tham khảo các chương trình đào tạo từ các nước tiên tiến, đặc biệt là chương trình
giảng dạy, hướng dẫn đồ án chuyên ngành quy hoạch).
- Về tài liệu: Tham khảo các tài liệu, giáo trình giảng dạy các nước thông qua ký
kết các hiệp định hợp tác đào tạo và gửi giảng viên đi đào tạo thực tập tại nước ngoài.

6
NGÀNH XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG

a) Tên ngành đào tạo: Xây dựng Cầu đường (Bridge and Roads Engineering)

Chuyên ngành: Công trình đường bộ và kỹ thuật giao thông (Traffic Highway
Engineering)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức Lý luận Chính trị, Khoa học Xã hội và Nhân Văn, hiểu biết về
Pháp luật Việt Nam, hiểu biết về An ninh Quốc phòng. Có kiến thức và khả năng tự rèn
luyện về thể chất.
- Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
- Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Công trình Đường bộ và kỹ thuật giao
thông, bao gồm: Quy hoạch giao thông vận tải gắn với quy hoạch sử dụng đất, phân tích
giao thông và chính sách giao thông, khảo sát xây dựng, thiết kế hình học và kết cấu các
công trình đường bộ, tổ chức quản lý dự án các công trình đường bộ, tổ chức công trường
xây dựng, lập biện pháp thi công và chỉ đạo thi công công trình đường bộ. Tổ chức khai
thác và quản lý tài sản đường
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành Công
trình đường bộ và kỹ thuật giao thông hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối
ngành công trình.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý
công việc chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo.
- Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành
và trong môi trường quốc tế.
- Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin, chú trọng các khả năng ứng
dụng tin học và ngoại ngữ.
Kỹ năng mềm:
Có kỹ năng thuyết trình, tổ chức thuyết trình và lấy ý kiến cộng đồng.

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
- Có lòng tự trọng nghề nghiệp và ý thức tự chịu trách nhiệm
- Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện
phục vụ cộng đồng.
7
e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp;

- Có thể làm việc trong các đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát, hoặc các công ty xây
dựng công trình giao thông trong và ngoài nước. Làm công tác quản lý trong các Sở, Ban,
Ngành về giao thông hoặc có liên quan đến hạ tầng giao thông vận tải.
- Có khả năng đảm nhiệm các vị trí như chủ trì đồ án thiết kế, chủ nhiệm dự án.
- Có thể giảng dạy tại các trường cao đẳng và trung cấp nghề về giao thông.

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường;

- Có khả năng học tập tiếp tục ở trình độ cao hơn sau khi ra trường.
- Đủ kiến thức tương đương để có thể được chấp nhận theo học các chương trình
sau đại học ở nước ngoài.

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo.

Tham khảo chương trình đào tạo đại học của các trường đại học có uy tín trên thế giới về
ngành GTVT như University of Toronto (Canada); University of Florida (Mỹ), Đại học Đồng Tế
và Đại học Giao thông Tây Nam (Trung Quốc), Đại học Cầu Đường Paris (Pháp), Đại học Cầu
đường Matxcơva (Nga).
Sử dụng các tài liệu (textbook) chuẩn mực về các lĩnh vực của giao thông đường bộ đang
được sử dụng phổ biến trên các trường đại học của Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Trung Quốc.

8
NGÀNH XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG

a) Tên ngành đào tạo: Xây dựng Cầu đường (Bridge and Roads Engineering)

Chuyên ngành: Cầu và công trình ngầm (Brigde and Tunnel)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức cơ bản về Lý luận Chính trị, Khoa học xã hội và Nhân văn, hiểu
biết về Pháp luật Việt Nam, hiểu biết về An ninh Quốc phòng.
- Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất.
- Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
- Có kiến thức chung về ngành kỹ thuật cầu đường và chuyên sâu trong lĩnh vực
xây dựng cầu và công trình ngầm, bao gồm: khảo sát xây dựng; quy hoạch giao thông
vận tải; kết cấu, hình học, kiến trúc của công trình đường bộ; thiết kế công nghệ và tổ
chức xây dựng; phân tích kinh tế; quản lý, tổ chức, chỉ đạo thi công; quản lý khai thác
cầu và công trình ngầm.
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành kỹ thuật
cầu đường hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành kỹ thuật cầu đường
hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành kỹ thuật xây dựng công trình.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý
công việc chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo.
- Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành
và trong môi trường quốc tế.
Kỹ năng mềm:
Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin, chú trọng các khả năng ứng dụng tin
học và ngoại ngữ.

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
- Có ý thức phấn đấu, nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện
phục vụ cộng đồng.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Kỹ sư chuyên ngành cầu và công trình ngầm sau khi tốt nghiệp trường Đại học Xây

9
dựng có thể làm việc ở các vị trí thuộc phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, phòng khảo sát, phòng
thẩm định ... của các công ty xây dựng cầu đường; các công ty tư vấn, thiết kế công trình; các
công ty khảo sát địa hình; Viện khoa học xây dựng công trình; ...

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có thể học tiếp bậc sau đại học ngành Cầu và công trình cầu tại các trường Đại
học trong nước và ngoài nước.
- Có thể học văn bằng hai ở các ngành khác thuộc khối xây dựng công trình tại
trường Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông Vận tải ...

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo.

Tham khảo chương trình đào tạo đại học của các trường đại học có uy tín trên thế giới về
ngành giao thông vận tải như University of Toronto (Canada); University of Florida (Mỹ), Đại
học Đồng Tế và Đại học Giao thông Tây Nam (Trung Quốc), Đại học Cầu đường Paris (Pháp),
Đại học Cầu đường Matxcơva (Nga).

10
NGÀNH KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA

a) Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật Trắc địa (Geodesy Engineering)

b) Chuyên ngành: Trắc địa xây dựng (Engineering survey)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức cơ bản về Lý luận Chính trị, Khoa học xã hội và Nhân văn, hiểu
biết về Pháp luật Việt Nam, hiểu biết về An ninh Quốc phòng. Có kiến thức và khả năng
tự rèn luyện về thể chất.
- Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành
- Có kiến thức xây dựng cơ bản, có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Trắc
địa trong xây dựng công trình. Kỹ sư Trắc địa xây dựng ra trường biết tại sao “đo cái gì
và đo như thế nào”, có khả năng thực hiện được các công việc sau:
+ Tổ chức và thực hiện công tác trắc địa xây dựng.
+ Lập đề cương kinh tế - kỹ thuật công tác trắc địa xây dựng các dạng công
trình.
+ Trực tiếp chủ trì và thực hiện công tác trắc địa xây dựng các dạng công trình
khác nhau trong các giai đoạn, bao gồm: khảo sát xây dựng, thiết kế , tổ chức công
trường xây dựng và chỉ đạo thi công, nghiệm thu và sử dụng công trình.
+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại trong lĩnh vực trắc địa
phục vụ xây dựng công trình.
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành Kỹ
thuật Trắc địa hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành xây dựng công
trình.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý công việc
chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo.
Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành
và trong môi trường quốc tế.
- Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin, chú trọng các khả năng ứng
dụng tin học và ngoại ngữ.
- Kỹ sư chuyên ngành Trắc địa xây dựng tốt nghiệp Đại học Xây Dựng khi ra
trường biết tại sao: Đo cái gì và đo như thế nào.

11
đ) Yêu cầu về thái độ, hành vi:

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
- Có ý thức phấn đấu, nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện
phục vụ cộng đồng.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Kỹ sư chuyên ngành Trắc địa xây dựng sau khi tốt nghiệp trường Đại học Xây dựng có
thể làm việc tại các vị trí thuộc phòng kỹ thuật, phòng khảo sát địa hình,… của các công ty xây
dựng; các công ty tư vấn, thiết kế công trình; các công ty khảo sát địa hình; Viện khoa học xây
dựng; Viện đo lường; Nhà xuất bản bản đồ; Cục bản đồ;...

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Có thể học tiếp bậc sau đại học ngành Kỹ thuật Trắc địa tại các trường Đại học
trong nước và ngoài nước.
- Có thể học văn bằng hai ở các ngành khác thuộc khối xây dựng công trình tại
trường Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông Vận tải,….

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Nhà trường tham khảo:

- Chương trình của Khoa Kỹ thuật xây dựng - Trường Đại học Bách khoa thành
phố Hồ Chí Minh.
- Chương trình của Khoa Quy hoạch - Trắc địa - Trường Đại học Kiến trúc và
Xây dựng Sophia (Bulgary).
- Chương trình của Khoa Đo đạc địa chính - Viện đo đạc New Zealand (New
Zealand).
- Geodetic and Planning Department - Sophia University of Architecture and
Construction (Bulgary).
- Cadastral survey - New Zealand Institute of Surveyors (New Zealand)..
- www.urban-engineering.com (USA).
- Civil Engineering, Surveying and Land use Planning - Urban Land Consultants,
Michigan (USA).

12
NGÀNH KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA

a) Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật Trắc địa (Geodesy Engineering)

Chuyên ngành đào tạo: Địa chính (Cadastral survey)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức cơ bản về Lý luận Chính trị, Khoa học xã hội và Nhân văn, hiểu
biết về Pháp luật Việt Nam, hiểu biết về An ninh Quốc phòng. Có kiến thức và khả năng
tự rèn luyện về thể chất.
- Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
- Có kiến thức xây dựng cơ bản, có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành địa
chính. Kĩ sư địa chính ra trường biết tại sao “đo cái gì và đo như thế nào”, có khả năng
thực hiện được các công việc sau:
+ Tổ chức, đo đạc lập bản đồ địa chính
+ Đánh giá và lập hồ sơ quản lý bất động sản và các tài nguyên khác có trên
đất.
+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại trong lĩnh vực địa chính
phục vụ xây dựng công trình, quản lý bất động sản,...
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành Kỹ
thuật Trắc địa hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành xây dựng.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý công việc
chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo.
Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành
và trong môi trường quốc tế.
- Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin, chú trọng các khả năng ứng
dụng tin học và ngoại ngữ.
- Kỹ sư chuyên ngành Địa chính tốt nghiệp Đại học Xây Dựng khi ra trường biết
tại sao: Đo cái gì và đo như thế nào.

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
- Có ý thức phấn đấu, nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện
13
phục vụ cộng đồng.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Kỹ sư chuyên ngành Địa chính sau khi tốt nghiệp trường Đại học Xây dựng có thể làm
việc ở các vị trí thuộc phòng địa chính, phòng kỹ thuật,… của Tổng cục địa chính, Sở tài nguyên
môi trường, các công ty xây dựng và phát triển nhà ở; ủy ban nhân dân phường, xã ….

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có thể học tiếp bậc sau đại học ngành Địa chính tại các trường Đại học trong
nước và ngoài nước.
- Có thể học văn bằng hai ở các ngành khác thuộc khối xây dựng công trình tại
trường Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông Vận tải, ….

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Nhà trường tham khảo:

- Chương trình của Khoa Kỹ thuật xây dựng - Trường Đại học Bách khoa thành
phố Hồ Chí Minh.
- Chương trình của Khoa Quy hoạch - Trắc địa - Trường Đại học kiến trúc và xây
dựng Sophia (Bulgary).
- Chương trình của Khoa Đo đạc địa chính - Viện đo đạc New Zealand (New
Zealand).
- Geodetic and Planning Department - Sophia University of Architecture and
Construction (Bulgary).
- Cadastral survey - New Zealand Institute of Surveyors (New Zealand).
- www.urban-engineering.com (USA).
- Civil Engineering, Surveying and Land use Planning - Urban Land Consultants,
Michigan (USA).

14
NGÀNH KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA

a) Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật Trắc địa (Geodesy Engineering)

Chuyên ngành đào tạo: Trắc địa hạ tầng đô thị (Urban engineering survey)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức Lý luận Chính trị, Khoa học xã hội và Nhân văn, hiểu biết về Pháp
luật Việt Nam, hiểu biết về An ninh Quốc phòng. Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện
về thể chất.
- Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
- Có kiến thức xây dựng cơ bản, có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành địa
chính. Kĩ sư địa chính ra trường biết tại sao “đo cái gì và đo như thế nào”, có khả năng
thực hiện được các công việc sau:
+ Tổ chức, đo đạc thành lập bản đồ, hồ sơ công trình ngầm đô thị.
+ Đánh giá và lập hồ sơ quản lý, khai thác các dạng công trình hạ tầng kỹ thuật
có dưới đất.
+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại trong lĩnh vực hạ tầng đô
thị phục vụ xây dựng công trình, quản lý bất động sản,...
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành Kỹ
thuật Trắc địa hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành xây dựng.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý công việc
chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo.
Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành
và trong môi trường quốc tế.
- Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin, chú trọng các khả năng ứng
dụng tin học và ngoại ngữ.
- Kỹ sư chuyên ngành Trắc địa hạ tầng đô thị tốt nghiệp Đại học Xây Dựng khi ra
trường biết tại sao: Đo cái gì và đo như thế nào.

đ) Yêu cầu về thái độ, hành vi:

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
- Có ý thức phấn đấu, nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện
15
phục vụ cộng đồng.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp;

Kỹ sư chuyên ngành Trắc địa hạ tầng đô thị sau khi tốt nghiệp trường Đại học Xây dựng
có thể làm việc ở các vị trí thuộc Phòng Quản lý Bất động sản, Phòng Kỹ thuật, Phòng Khảo sát
Địa hình,… của các công ty xây dựng; các công ty tư vấn, thiết kế công trình; các công ty khảo
sát địa hình; các công ty quản lý và quy hoạch đô thị; Viện quy hoạch; Viện khoa học xây
dựng;...

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường;

- Có thể học tiếp bậc sau đại học ngành Kỹ thuật Trắc địa tại các trường Đại học
trong nước và ngoài nước.
- Có thể học văn bằng hai ở các ngành khác thuộc khối xây dựng công trình tại
trường Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông Vận tải,….

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Nhà trường tham khảo:

- Chương trình của Khoa Kỹ thuật xây dựng - Trường Đại học Bách khoa thành
phố Hồ Chí Minh.
- Chương trình của Khoa Quy hoạch - Trắc địa - Trường Đại học kiến trúc và xây
dựng Sophia (Bulgary).
- Chương trình của Khoa Đo đạc địa chính - Viện đo đạc New Zealand (New
Zealand).
- Geodetic and Planning Department - Sophia University of Architecture and
Construction (Bulgary).
- Cadastral survey - New Zealand Institute of Surveyors (New Zealand).
- www.urban-engineering.com (USA).
- Civil Engineering, Surveying and Land use Planning - Urban Land Consultants,
Michigan (USA).

16
NGÀNH CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
(Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp)

a) Tên ngành đào tạo: Cơ sở hạ tầng giao thông (Infrastructure de Transport -


Transport Infrastructure)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức nền tảng vững chắc về khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật và
công nghệ hiện đại:
+ Các môn khoa học cơ bản: Toán, Lý, Hóa.
+ Các môn khoa học cơ sở: Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Cơ học môi
trường liên tục, Cơ học chất lỏng, Phương pháp Phần tử hữu hạn, Động lực học,
Cơ học đất, Vật liệu xây dựng, Kết cấu thép, Kết cấu bê tông cốt thép, Nền móng
công trình, Vẽ kỹ thuật, Âm học, Nhiệt học …
+ Các môn khoa học chuyên ngành: Móng và tường chắn, Thiết kế cầu, Duy tu
cầu, Công trình ngầm, Thiết kế đường, Thiết kế đường sắt, Hạ tầng sân bay…
- Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết
về pháp luật Việt Nam, hiểu biết về an ninh quốc phòng: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế
chính trị Mác - Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ
Chí Minh, Pháp luật đại cương, Giáo dục quốc phòng, Khung luật.
- Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất: Giáo dục thể chất.
- Hiểu biết về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh: Cơ sở quản trị kinh doanh,
Kinh tế đại cương, Kế toán quản trị, Chiến lược và tổ chức xí nghiệp, Bảo hộ sáng chế,
Kinh tế vận tải, quản lý nguồn nước, quản lý công trường, Kế hoạch và tổ chức công
trường,…
- Có kiến thức rộng về khoa học kỹ thuật, về hệ thống, chiến lược và quản lý
thuộc lĩnh vực chuyên ngành đào tạo.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng tư vấn thiết kế chuyên sâu các công trình thuộc chuyên ngành cơ sở
hạ tầng giao thông;
- Có kỹ năng tư vấn thiết kế các chuyên ngành khác của Xây dựng công trình nói
chung;
- Có kỹ năng thi công, giám sát thi công, lập biện pháp kỹ thuật, tiến độ thi công
và quản lý công trường;
- Kỹ năng sử dụng các phần mềm phục vụ tính toán thiết kế, lập tiến độ thi công;
- Sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ Pháp, Anh (DEFL B1, TOEFL 500).

17
Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng học và tự học;
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề;
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm;
- Có kỹ năng giao tiếp và ứng xử;
- Có kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc;
- Có kỹ năng thuyết trình;
- Có kỹ năng lắng nghe;
- Có kỹ năng tư duy sáng tạo.

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
- Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
- Có tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện
phục vụ cộng đồng.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

- Người học sau khi tốt nghiệp sẽ đảm nhiệm vị trí kỹ sư cầu đường tại các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến việc quản lý, qui hoạch, thiết kế và xây dựng
đường và xây dựng cầu, sân bay, …
- Ngoài ra, người học sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi sang làm tại
các ngành khác thuộc khối kỹ thuật xây dựng công trình mà không gặp khó khăn do có
kiến thức cơ bản tốt và đã được đào tạo nhiều môn trong ngành có liên quan.

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong chuyên ngành
đào tạo hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối kỹ thuật xây dựng công trình.
- Có nhiều cơ hội đi học tập nâng cao ở các nước phát triển do có kiến thức cơ
bản, cơ sở và chuyên ngành tốt; trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp) đủ để đáp ứng
được yêu cầu của các chương trình học bổng sau đại học của chính phủ Việt Nam cũng
như của nước ngoài. Hơn nữa, chương trình kỹ sư chất lượng cao liên kết đào tạo với
nhiều trường đại học của Pháp (trường Lycée Louis Le Grand, trường Cầu đường Paris,
trường Trung tâm Paris, Viện Khoa học ứng dụng Lyon, trường đại học Cơ khí và Kỹ
thuật hàng không, Viện Bách khoa quốc gia Grenoble, Đại học điện lực) nên hồ sơ của
sinh viên kỹ sư chất lượng cao dễ được các trường nói trên chấp nhận.
- Các sinh viên giỏi của Chương trình kỹ sư chất lượng cao sau 3 năm đầu học
tập có thể được tuyển chọn sang học tiếp 2 năm cuối tại các trường đại học của Pháp và
bảo vệ tốt nghiệp tại Pháp (chương trình song bằng theo học bổng 322 của Việt Nam hay
học bổng Eiffel của Pháp).

18
h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

- Chương trình đào tạo cơ bản (2 năm đầu): do trường Lycée Louis Le Grand
-Paris (Pháp) giúp đỡ xây dựng.
- Chương trình đào tạo cơ sở và chuyên ngành (từ năm thứ ba trở đi, do trường
Đại học Cầu đường Paris - Ponds Paris Tech (Pháp) giúp đỡ xây dựng.
- Chương trình được CTI công nhận.

19
NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỶ
(Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp)

a) Tên ngành đào tạo: Xây dựng Công trình thuỷ (Hydraulic Engineering)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức nền tảng vững chắc về khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật và
công nghệ hiện đại:
+ Các môn khoa học cơ bản: Toán, Lý, Hóa.
+ Các môn khoa học cơ sở: Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Cơ học môi
trường liên tục, Cơ học chất lỏng, Phương pháp Phần tử hữu hạn, Động lực học,
Cơ học đất, Vật liệu xây dựng, Kết cấu thép, Kết cấu bê tông cốt thép, Nền móng
công trình, Vẽ kỹ thuật, Âm học, Nhiệt học…
+ Các môn khoa học chuyên ngành: Thiết kế cảng, Thiết kế đập, Thiết kế công
trình thủy nông, Thiết kế công trình biển,…
- Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết
về pháp luật Việt Nam, hiểu biết về an ninh quốc phòng: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế
chính trị Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ
Chí Minh, Pháp luật đại cương, Giáo dục quốc phòng, Khung luật.
- Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất: Giáo dục thể chất.
- Hiểu biết về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh: Cơ sở quản trị kinh doanh,
Kinh tế đại cương, Kế toán quản trị, Chiến lược và tổ chức xí nghiệp, Bảo hộ sáng chế,
Kinh tế vận tải, quản lý nguồn nước, quản lý công trường, Kế hoạch và tổ chức công
trường,…
- Có kiến thức rộng về khoa học kỹ thuật, về hệ thống, chiến lược và quản lý
thuộc lĩnh vực chuyên ngành đào tạo.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

- Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý
công việc chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo.
- Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành
và trong môi trường quốc tế.
- Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin, chú trọng các khả năng ứng
dụng tin học và sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ Pháp, Anh (DELF B1 - DELF A2 và
TOEFL 450-500).
Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng tư vấn thiết kế chuyên sâu các công trình thuộc chuyên ngành công
trình thủy, công trình biển;
- Có kỹ năng tư vấn thiết kế các chuyên ngành khác của Xây dựng công trình nói
chung;
- Có kỹ năng thi công, giám sát thi công, lập biện pháp kỹ thuật, tiến độ thi công
20
và quản lý công trường;
- Kỹ năng sử dụng các phần mềm phục vụ tính toán thiết kế, lập tiến độ thi công;
- Sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ Pháp, Anh (DEFL B1, TOEFL 500).
Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng học và tự học;
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề;
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm;
- Có kỹ năng giao tiếp và ứng xử;
- Có kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc;
- Có kỹ năng thuyết trình;
- Có kỹ năng lắng nghe;
- Có kỹ năng tư duy sáng tạo.

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
- Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
- Có tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện
phục vụ cộng đồng.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

- Người học sau khi tốt nghiệp sẽ đảm nhiệm vị trí kỹ sư công trình thủy, công
trình biển tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến việc quản lý, qui hoạch,
thiết kế và xây dựng công trình thủy, công trình biển (thủy điện, thủy lợi, đê điều, dàn
khoan, bến cảng,…).
- Ngoài ra, người học sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi sang làm tại
các ngành khác thuộc khối kỹ thuật xây dựng công trình mà không gặp khó khăn do có
kiến thức cơ bản tốt và đã được đào tạo nhiều môn trong ngành có liên quan.

g) Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong chuyên ngành
đào tạo hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối kỹ thuật xây dựng công trình.
- Có nhiều cơ hội đi học tập nâng cao ở các nước phát triển do có kiến thức cơ
bản, cơ sở và chuyên ngành tốt; trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp) đủ để đáp ứng
được yêu cầu của các chương trình học bổng sau đại học của chính phủ Việt Nam cũng
như của nước ngoài. Hơn nữa, chương trình kỹ sư chất lượng cao liên kết đào tạo với
nhiều trường đại học của Pháp (trường Lycée Louis Le Grand, trường Cầu đường Paris,
trường Trung tâm Paris, Viện Khoa học ứng dụng Lyon, trường đại học Cơ khí và Kỹ
thuật hàng không, Viện Bách khoa quốc gia Grenoble, Đại học điện lực) nên hồ sơ của
sinh viên kỹ sư chất lượng cao dễ được các trường nói trên chấp nhận.
- Các sinh viên giỏi của Chương trình kỹ sư chất lượng cao sau 3 năm đầu học
tập có thể được tuyển chọn sang học tiếp 2 năm cuối tại các trường đại học của Pháp và

21
bảo vệ tốt nghiệp tại Pháp (chương trình song bằng theo học bổng 322 của Việt Nam hay
học bổng Eiffel của Pháp).

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

- Chương trình đào tạo cơ bản (2 năm đầu): do trường Lycée Louis Le Grand -
Paris (Pháp) giúp đỡ xây dựng.
- Chương trình đào tạo cơ sở và chuyên ngành (từ năm thứ ba trở đi): do trường
Trung tâm Paris - Ecole Central de Paris (Pháp) giúp đỡ xây dựng.

22
NGÀNH KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
(Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp)

a) Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật đô thị (Urban Engineering)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức nền tảng vững chắc về khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật và
công nghệ hiện đại:
+ Các môn khoa học cơ bản: Toán, Lý, Hóa.
+ Các môn khoa học cơ sở: Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Cơ học môi
trường liên tục, Cơ học chất lỏng, Phương pháp Phần tử hữu hạn, Động lực học,
Cơ học đất, Vật liệu xây dựng, Kết cấu thép, Kết cấu bê tông cốt thép, Nền móng
công trình, Vẽ kỹ thuật, Âm học, Nhiệt học…
+ Các môn khoa học chuyên ngành: Cung cấp nước, Xử lý nước thải, Giao
thông đô thị, Đường xá và hệ thống tín hiệu, Hình thái học đô thị, Năng lượng và
Viễn thông, Quy hoạch đô thị…
- Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết
về pháp luật Việt Nam, hiểu biết về an ninh quốc phòng: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế
chính trị Mác - Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ
Chí Minh, Pháp luật đại cương, Giáo dục quốc phòng, Khung luật.
- Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất: Giáo dục thể chất.
- Hiểu biết về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh: Cơ sở quản trị kinh doanh,
Kinh tế đại cương, Kế toán quản trị, Chiến lược và tổ chức xí nghiệp, Bảo hộ sáng chế,
Kinh tế vận tải, quản lý nguồn nước, quản lý công trường, Kế hoạch và tổ chức công
trường, …
- Có kiến thức rộng về khoa học kỹ thuật, về hệ thống, chiến lược và quản lý
thuộc lĩnh vực chuyên ngành đào tạo.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

- Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý
công việc chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo.
- Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành
và trong môi trường quốc tế.
- Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin, chú trọng các khả năng ứng
dụng tin học và sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ Pháp, Anh (DELF B1 - DELF A2 và
TOEFL 450-500).
Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng tư vấn thiết kế chuyên sâu các hệ thống kỹ thuật đô thị và qui hoạch
đô thị;
- Có kỹ năng tư vấn thiết kế các chuyên ngành khác của Xây dựng công trình nói
chung;
23
- Có kỹ năng thi công, giám sát thi công, lập biện pháp kỹ thuật, tiến độ thi công
và quản lý công trường;
- Kỹ năng sử dụng các phần mềm phục vụ tính toán thiết kế, qui hoạch và lập tiến
độ thi công;
- Sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ Pháp, Anh (DEFL B1, TOEFL 500).
Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng học và tự học;
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề;
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm;
- Có kỹ năng giao tiếp và ứng xử;
- Có kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc;
- Có kỹ năng thuyết trình;
- Có kỹ năng lắng nghe;
- Có kỹ năng tư duy sáng tạo.

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
- Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
- Có tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện
phục vụ cộng đồng.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

- Người học sau khi tốt nghiệp sẽ đảm nhiệm vị trí kỹ sư đô thị tại các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp liên quan đến việc quản lý, qui hoạch, thiết kế và xây dựng đô thị,…
- Ngoài ra, người học sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi sang làm tại
các ngành khác thuộc khối kỹ thuật xây dựng công trình mà không gặp khó khăn do có
kiến thức cơ bản tốt và đã được đào tạo nhiều môn trong ngành có liên quan.

g) Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong chuyên ngành
đào tạo hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối kỹ thuật xây dựng công trình.
- Có nhiều cơ hội đi học tập nâng cao ở các nước phát triển do có kiến thức cơ
bản, cơ sở và chuyên ngành tốt; trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp) đủ để đáp ứng
được yêu cầu của các chương trình học bổng sau đại học của chính phủ Việt Nam cũng
như của nước ngoài. Hơn nữa, chương trình kỹ sư chất lượng cao liên kết đào tạo với
nhiều trường đại học của Pháp (trường Lycée Louis Le Grand, trường Cầu đường Paris,
trường Trung tâm Paris, Viện Khoa học ứng dụng Lyon, trường đại học Cơ khí và Kỹ
thuật hàng không, Viện Bách khoa quốc gia Grenoble, Đại học điện lực) nên hồ sơ của
sinh viên kỹ sư chất lượng cao dễ được các trường nói trên chấp nhận.
- Các sinh viên giỏi của Chương trình kỹ sư chất lượng cao sau 3 năm đầu học
tập có thể được tuyển chọn sang học tiếp 2 năm cuối tại các trường đại học của Pháp và

24
bảo vệ tốt nghiệp tại Pháp (chương trình song bằng theo học bổng 322 của Việt Nam hay
học bổng Eiffel của Pháp).

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

- Chương trình đào tạo cơ bản (2 năm đầu): do trường Lycée Louis Le Grand –
Paris (Pháp) giúp đỡ xây dựng.
- Chương trình đào tạo cơ sở và chuyên ngành (từ năm thứ ba trở đi): do Viện
Khoa học ứng dụng Lyon - INSA Lion (Pháp) giúp đỡ xây dựng.

25
NGÀNH KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

a) Tên ngành đào tạo: Kinh tế và Quản lý Đô thị (Economics and Urban
Management)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết
về pháp luật Việt Nam, hiểu biết về an ninh quốc phòng.
- Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất.
- Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
- Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế và quản lý đô thị, trên cơ sở kiến
thức cơ bản về kỹ thuật xây dựng, bao gồm: Quản lý đô thị nói chung, quản lý đất đai,
quản lý xây dựng đô thị, quản lý tài chính đô thị; Lập và thẩm định dự án đầu tư các công
trình đô thị; Lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh quyết toán xây dựng công trình đô
thị; Lập, thẩm tra và thẩm định hồ sơ mời thầu, đấu thầu trong xây dựng đô thị; Quản lý
các dự án xây dựng công trình đô thị; Tư vấn quản lý các dự án đầu tư xây dựng công
trình đô thị; Lập kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh; Xây dựng định mức kinh tế -
kỹ thuật, Định giá và quản lý chi phí trong xây dựng; Hạch toán kế toán và kiểm toán; Tổ
chức công trường và chỉ đạo thi công trong xây dựng công trình đô thị.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng
- Có kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành chuyên nghiệp và phẩm chất cá
nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề chuyên môn và nghiên
cứu một cách độc lập, sáng tạo.
- Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin.
Kỹ năng mềm
- Có kỹ năng giao tiếp xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành,
đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Có khả năng ứng dụng tin học và ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn.

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
- Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện
phục vụ cộng đồng.

26
e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư Kinh tế và quản lý đô thị có khả năng làm việc tại các cơ
quan quản lý Nhà nước; các Viện nghiên cứu; các Trường đào tạo; các Doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh trong hoạt động xây dựng.

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành kinh tế và quản
lý đô thị hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành kinh tế và kỹ thuật xây dựng
công trình.

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn Quốc tế đã tham khảo:

Chương trình đào tạo của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Nga; Vương
Quốc Bỉ; Vương Quốc Anh; Cộng hòa Liên bang Đức và các nước khác.

27
NGÀNH KINH TẾ XÂY DỰNG

a) Tên ngành đào tạo: Kinh tế xây dựng (Construction Economics and Management)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết
về pháp luật Việt Nam, hiểu biết về an ninh quốc phòng.
- Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất.
- Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
- Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng, trên cơ sở
kiến thức cơ bản về kỹ thuật xây dựng, bao gồm: Lập và thẩm đinh dự án đầu tư các công
trình xây dựng; Lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh quyết toán xây dựng công
trình; Lập, thẩm tra và thẩm định hồ sơ mời thầu, đấu thầu trong xây dựng; Quản lý các
dự án đầu tư xây dựng công trình; Tư vấn quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình;
Lập kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh; Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật;
Định giá và quản lý chi phí trong xây dựng; Công tác Marketing; Quản trị tài chính
doanh nghiệp; Hạch toán kế toán và kiểm toán trong xây dựng; Tổ chức công trường và
chỉ đạo thi công công trình xây dựng.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng
- Có kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành chuyên nghiệp và phẩm chất cá
nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề chuyên môn và nghiên
cứu một cách độc lập, sáng tạo.
- Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin.
Kỹ năng mềm
- Có kỹ năng giao tiếp xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành,
đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Có khả năng ứng dụng tin học và ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn.

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
- Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện
phục vụ cộng đồng.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư Kinh tế Xây dựng có khả năng tìm kiếm việc làm tại các cơ

28
quan quản lý Nhà nước; các Viện nghiên cứu; các Trường đào tạo; các Doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh trong hoạt động xây dựng.

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành kinh tế xây dựng
hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành kinh tế và kỹ thuật xây dựng công trình.

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:

Chương trình đào tạo của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Nga; Vương
Quốc Bỉ; Vương Quốc Anh; Cộng hòa Liên bang Đức và các nước khác.

29
NGÀNH CẤP THOÁT NƯỚC

a) Tên ngành đào tạo: Cấp thoát nước (Water supply and Sanitation)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

Kỹ sư ngành Cấp thoát nước đào tạo từ 4 đến 5 năm tại trường Đại học Xây dựng phải:
- Có kiến thức lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết về pháp
luật, văn hóa Việt Nam và thông lệ quốc tế liên quan đến nghề nghiệp chuyên môn, hiểu
biết về an ninh quốc phòng; có kiến thức và khả năng tự rèn luyện nâng cao về thể chất.
- Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu kiến thức cơ sở và kiên thức chuyên
ngành.
- Có kiến thức ngoại ngữ để nghiên cứu tài liệu chuyên môn, làm việc và giao
tiếp.
- Có kiến thức chuyên sâu và năng lực nghề nghiệp trong lĩnh vực cấp nước thoát
nước và vệ sinh môi trường cho đô thị, khu công nghiệp và nông thôn, và bảo vệ và sử
dụng tài nguyên nước, bao gồm: tư vấn lập dự án, thiết kế và thẩm tra dự án thiết kế; tổ
chức thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và giám sát xây dựng các công trình và thiết bị
cấp nước, thoát nước và xử lý nước cấp, nước thải và chất thải rắn; quản lý vận hành và
bảo trì các công trình cấp nước, thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường nước; nghiên
cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cấp thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường
nước.
- Có kiến thức về sự liên hệ giữa hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý chất thải
rắn với các công trình hạ tầng và kỹ thuật đô thị khác.
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành Cấp
thoát nước và Công nghệ môi trường hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối
ngành Xây dựng công trình hoặc Kỹ thuật công nghệ; có thể tiếp thu được các kiến thức
về quản lý dự án, quản lý doanh nghiệp,…
- Có được trang bị kiến thức cơ sở, cơ bản liên ngành xây dựng để sinh viên có
khả năng học song bằng, bằng hai và liên thông thuận lợi.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp và phẩm chất cá nhân
cần thiết, đủ khả năng xử lý công việc chuyên môn và nghiên cứu trong lĩnh vực cấp
thoát nước và môi trường nước một cách độc lập, sáng tạo.
- Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề khi làm việc độc lập hoặc theo
nhóm.
Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng xã hội cần thiết như giao tiếp, làm việc theo nhóm, vận động cộng

30
đồng,…để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Có khả năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin, chú trọng các khả năng
ứng dụng tin học và ngoại ngữ.

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước;
- Có phẩm chất của người cán bộ trí thức hiện đại và đạo đức nghề nghiệp;
- Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời;
- Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện
phục vụ cộng đồng..

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

- Làm việc với chức danh kỹ sư xây dựng chuyên ngành cấp thoát nước nước tại
các công ty tư vấn hoặc xây lắp; ban quản lý dự án đầu tư các công trình xây dựng, công
trình cấp thoát nước và kỹ thuật môi trường khác;
- Là kỹ sư quản lý và vận hành các hệ thống cấp nước, thoát nước, các nhà máy
xử lý nước cấp, nước thải và chất thải rắn cho các đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư
hoặc các nhà máy xí nghiệp;
- Làm việc tại các cơ quan quản lý môi trường hoặc quản lý xây dựng tại trung
ương và địa phương;
- Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo về môi trường hoặc xây dựng.

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Học tập củng cố và bổ sung kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội và chuyên môn
để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình;
- Có thể học bổ sung thêm các kiến thức chuyên môn để nhận bằng kỹ sư xây
dựng các chuyên ngành khác;
- Có thể học cao học và nghiên cứu sinh các chuyên ngành kỹ thuật môi trường,
cấp thoát nước và các chuyên ngành công nghệ kỹ thuật môi trường hoặc xây dựng.

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

- Chương trình đào tạo đại học các chuyên ngành kỹ thuật và công nghệ môi
trường của các trường đại học Leeds (Anh), đại học kỹ thuật Hamburg, Darmstadt,
Dresden (Đức), đại học Aarhus (Đan Mạch), đại học Tokyo, đại học Kumamoto, đại học
Kyoto (Nhật Bản), đại học Tây Nam (Trung Quốc), đại học Linköping (Thụy Điển)…
theo các dự án Asia link và JSPS mà trường Đại học Xây dựng là đối tác tham gia.
- Chương trình đào tạo đại học ngành cấp thoát nước và các ngành liên quan của
các trường đại học Liên bang Nga.

31
NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

a) Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Công nghiệp (Urban &
Industrial Environment Engineering)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

Các kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ Thuật Môi Trường Đô Thị và Công Nghiệp thuộc
Đại học Xây dựng được trang bị các kiến thức về xã hội và chuyên môn sau:
- Có kiến thức Lý luận Chính trị, Khoa học xã hội và Nhân văn, hiểu biết về pháp
luật Việt nam, hiểu biết về an ninh quốc phòng, có khả năng tự rèn luyện văn thể mỹ;
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về toán học, hóa học, khoa học tự nhiên và kỹ
thuật cơ sở liên ngành khối công trình xây dựng;
- Kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ Thuật Môi Trường Đô Thị và Công Nghiệp
được trang bị kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật xử lý chất thải đô
thị và công nghiệp dạng rắn, lỏng, khí kể cả chất thải nguy hại; quan trắc và quản lý môi
trường;
- Hiểu rõ vị trí, vai trò chuyên môn của mình trong thực hiện các công việc đòi
hỏi sự kết hợp đa ngành.
- Có được trang bị kiến thức cơ sở, cơ bản liên ngành xây dựng để sinh viên có
khả năng học song bằng, bằng hai và liên thông thuận lợi.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
- Có khả năng nghiên cứu, lập dự án đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất
thải rắn, chất thải nguy hại, chất thải lỏng và khí thải cho các đô thị và các khu công
nghiệp;
- Có khả năng thiết kế, thi công lắp đặt, giám sát thi công các công trình xử lý
chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải, chất thải nguy hại;
- Có khả năng vận hành các thiết bị công nghệ và công trình xử lý chất thải đô thị
và công nghiệp dạng rắn, lỏng, khí.
- Có khả năng tổ chức thực hiện lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường
cho các dự án đầu tư xây dựng, đánh giá môi trường chiến lược cho các quy hoạch xây
dựng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
- Có kỹ năng tổ chức thực hiện quan trắc, phân tích chất lượng môi trường phục
vụ công tác quản lý môi trường.
Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng chuyên nghiệp, chủ động lập kế hoạch, thực hiện công việc chuyên
môn và nghiên cứu theo kế hoạch một cách độc lập, sáng tạo;
- Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành
và trong môi trường quốc tế;
- Có kỹ năng trình bày, thuyết trình các vấn đề chuyên môn có tính logic và
32
thuyết phục;
- Có khả năng ứng dụng tin học và ngoại ngữ.

đ) Yêu cầu về thái độ:

Chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành Kỹ Thuật Môi Trường Đô Thị và Công
Nghiệp được xây dựng nhằm cung cấp cho xã hội các kỹ sư:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp tốt;
- Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ;
- Có tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng động, hợp tác thân thiện phục vụ
cộng đồng, có khả năng làm việc tập thể và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư chuyên ngành Kỹ Thuật Môi Trường Đô Thị và Công
Nghiệp có thể đảm nhiệm các công tác tại các Bộ ngành, các cơ sở nghiên cứu, cơ quan tư vấn
thiết kế xây dựng, các cơ quan quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, các đơn vị thi
công xây lắp và lắp đặt các thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường và các cơ sở sản xuất.

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao từng bước ở bậc sau đại học thuộc
các ngành sau:
- Bậc Cao học: Công nghệ môi trường; Kỹ thuật môi trường; Cấp thoát nước;
Quản lý môi trường hoặc phát triển sang khối ngành khác liên quan tới Kỹ thuật công
trình hạ tầng đô thị.
- Bậc Tiến sĩ: Công nghệ môi trường nước và nước thải; Công nghệ môi trường
khí; Công nghệ môi trường chất thải rắn hoặc Kỹ thuật hạ tầng đô thị.

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

- Chương trình đào tạo Đại học của Khoa Kỹ Thuật Môi Trường, Đại học Florida
(Mỹ).
- Chương trình đào tạo đại học của Khoa Kỹ thuật môi trường, Đại học NaYang
(Singapore).
- Chương trình đào tạo Đại học của Khoa Kỹ Thuật Môi Trường, Đại học
Livepool (Anh).

33
NGÀNH HỆ THỐNG KỸ THUẬT TRONG CÔNG TRÌNH

a) Tên ngành đào tạo: Hệ thống Kỹ thuật trong Công trình (In-door Engineering
Systems)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

Kỹ sư ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình đào tạo từ 4 đến 5 năm tại trường Đại
học Xây dựng phải:
- Có kiến thức lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết về pháp
luật, văn hóa Việt Nam và thông lệ quốc tế liên quan đến nghề nghiệp chuyên môn, hiểu
biết về an ninh quốc phòng; có kiến thức và khả năng tự rèn luyện nâng cao về thể chất.
- Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu kiến thức cơ sở và kiên thức chuyên
ngành.
- Có kiến thức ngoại ngữ để nghiên cứu tài liệu chuyên môn, làm việc và giao
tiếp.
- Có kiến thức về sự liên hệ giữa các ngành và với các công trình hạ tầng và kỹ
thuật đô thị khác.
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành Công
nghệ Môi trường khí, Công nghệ môi trường hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc
khối ngành Xây dựng công trình hoặc Kỹ thuật công nghệ; có thể tiếp thu được các kiến
thức về quản lý dự án, quản lý doanh nghiệp,…
- Có được trang bị kiến thức cơ sở, cơ bản liên ngành xây dựng để sinh viên có
khả năng học song bằng, bằng hai và liên thông thuận lợi.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp
ngành Hệ thống kỹ thuật bên trong công trình có thể thiết kế, gia công, chế tạo, lắp đặt, chỉ đạo
thi công, giám sát thi công các hệ thống cơ, điện trong công trình dân dụng &công nghiệp cụ thể
là:
- Thiết kế, thi công hệ thống thông gió, ĐHKK;
- Thiết kế, thi công hệ thống trạm lạnh, kho lạnh phục vụ hệ ĐHKK trung tâm,
bảo quản thực phẩm v.v;
- Thiết kế, thi công hệ thống cấp, thoát nước trong công trình;
- Thiết kế, thi công hệ thống điện chiếu sáng, điện động lực, mạng thông tin ;
- Thiết kế, thi công hệ thống cung cấp khí đốt, khí nén;
- Thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy, chữa cháy;
- Lựa chọn, quản lý, lắp đặt thang máy, thang cuốn.
- Thiết kế, thi công hệ thống xử lý khí thải bảo vệ môi trường không khí đô thị và
khu công nghiệp.
34
- Xây dựng các dự án thuộc lĩnh vực môi trường, đánh giá tác động môi trường.
- Quản lý hệ thống kỹ thuật và công tác môi trường trong các nhà máy, xí nghiệp,
và các cơ quan quản lý môi trường nhà nước.
- Kỹ năng xử lý tình huống: Sinh viên trường Đại học Xây dựng nói chung, sinh
viên ngành hệ thống kỹ thuật trong công trình nói riêng đều có khả năng phản ứng linh
hoạt với các tình huống sảy ra trong quá trình thiết kế, thi công , thực hiện các công việc
thuộc chuyên môn của mình.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề:
+ Có khả năng phối hợp tốt với các đơn vị cùng cộng tác,
+ Đủ năng lực để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc với
các đối tác
Kỹ năng mềm:
- Kỹ năng giao tiếp: Sinh viên sau khi ra trường ngoài kiến thức chuyên môn, các
sinh viên trang bị cho bản thân kiến thức xã hội, kiến thức kinh tế, đủ khả năng giao dịch
với các đối tác.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm: trong quá trình học tập sinh viên phải làm việc
độc lập cũng như làm việc theo từng nhóm, do vậy khi ra trường sinh viên ngành hệ
thống kỹ thuật trong công trình có thể độc lập làm việc, đồng thời có thể làm việc theo
các nhóm cùng chuyên ngành hoặc có thể kết hợp làm việc với những người ở những
chuyên ngành khác nhau
- Khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ:
- Sinh viên sau khi ra trường sử dụng thành thạo tin học văn phòng, Excel, vẽ
trên Autocad v.v.
- Khả năng đọc hiểu, viết, nói bằng tiếng Anh đạt trình độ B

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân;
- Trách nhiệm đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ;
- Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành hệ thống kỹ thuật trong công trình có thể về làm việc
tại các cơ quan sau:
- Các viện nghiên cứu, các trường đại học để làm công tác giảng dạy, nghiên cứu
- Công ty tư vấn thiết kế;
- Tổng công ty xây dựng (phụ trách chỉ đạo thi công, giám sát thi công mảng cơ
điện ME);
- Các nhà máy xí nghiệp;
- Các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường
- Các công ty thi công, lắp đặt hệ thống cơ điện v.v.

35
g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Tất cả các sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học đều có khả năng tự học để nâng cao năng
lực chuyên môn, theo học sau đại học như học thạc sĩ, tiến sĩ.

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo.

- Chương trình Building services engineering comprises [[Mechanical


engineering]], [[Electrical engineering]] and Public Health (MEP) engineering.
- BSc (Hons) Integrated Technology (Building Services) (Doncaster College)
- BSc in Building Services Engineering (Glasgow Caledonian University)
- BSc (Hons) Building Services Engineering (London South Bank University)
- BSc (Hons) Building Services Engineering (University of the West of England)
- BSc (Hons) Architectural Engineering (Heriot -Watt University)
- BSc (Hons) Building Services Engineering (The Hong Kong Polytechnic
University).

36
NGÀNH CƠ GIỚI HOÁ XÂY DỰNG

a) Tên ngành đào tạo: Cơ giới hoá Xây dựng (Construction Machanization)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội nhân văn, hiểu biết
Pháp luật Việt Nam, hiểu biết về an ninh quốc phòng. Có kiến thức về khả năng tự rèn
luyện thể chất. Có nhận thức đúng đắn về xã hội, tin tưởng chủ trương đường lối của
Đảng. Đảm bảo phẩm chất của người công dân trong việc chấp hành chính sách nhà
nước, tôn trọng và làm theo hiến pháp, pháp luật và có ý thức kỷ luật cao.
- Có kiến thức cơ bản về Toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành Cơ giới hóa xây dựng, có khả năng tiếp thu các kiến thức chuyên ngành Cơ
giới hóa Xây dựng.
- Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Cơ giới hóa xây dựng bao gồm: Khai
thác sử dụng máy xây dựng, lựa chọn máy và tổ hợp máy trong công tác cơ giới hóa xây
dựng các công trình lớn (cơ giới hóa công tác lắp ghép, công tác làm đất, công tác bê
tông khối lớn đặc chủng....), thiết kế chế tạo máy và thiết bị phục vụ công tác xây dựng,
thiết kế nhà xưởng sửa chữa....
- Có kiến thức nhằm đảm bảo nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành Máy
xây dựng và khai thác máy xây dựng, hoặc phát triển sang ngành khác thuộc khối kỹ
thuật của trường Đại học Xây dựng và các trường khác có chuyên ngành liên quan.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng và phẩm chất cần thiết để xử lý công việc chuyên môn và nghiên
cứu một cách độc lập, sáng tạo trong ngành Máy xây dựng, Cơ giới hóa xây dựng.
- Có khả năng sử dụng thành thạo các phương pháp tính hiện đại phục vụ việc
tính toán thiết kế Máy xây dựng.
- Có kỹ năng trong việc xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề kỹ thuật cụ
thể liên quan đến chuyên ngành.
- Có khả năng tham gia nghiên cứu, chế tạo máy và thiết bị mới, cũng như tham
gia các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng.
- Lựa chọn các phương án đầu tư máy và thiết bị xây dựng.
Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong ngành Cơ giới hóa xây
dựng, nhóm ngành và trong môi trường quốc tế. Có khả năng thu nhận, xử lý và truyền
đạt thông tin.
- Có kỹ năng trong việc sử dụng các chương trình phần mềm chuyên dụng ứng
dụng để tính toán thiết kế, có khả năng ứng dụng tin học để hoàn thành công việc chuyên
môn.
- Biết ngoại ngữ chuyên ngành, có khả năng đọc, hiểu và vận dụng các tiêu

37
chuẩn, quy phạm và các tài liệu chuyên ngành Máy xây dựng, Cơ giới hóa xây dựng bằng
tiếng nước ngoài.
- Có nền tảng kiến thức cơ sở vững để có thể làm việc trong nhóm ngành kỹ thuật
Máy xây dựng, Cơ giới hóa xây dựng và tự cập nhật, bổ sung kiến thức để tiếp cận các kỹ
thuật liên quan trong ngành.

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
- Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, sáng tạo, có bản lĩnh nghề
nghiệp và khả năng hợp tác làm việc theo nhóm.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Cơ giới hóa xây dựng có khả năng làm việc tại
các cơ sở:
- Các công ty xây dựng công trình với vai trò là kỹ sư trực tiếp thi công, các công
ty lắp máy.
- Thiết kế, chế tạo máy và thiết bị xây dựng.
- Cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng.
- Công ty thương mại kinh doanh máy và thiết bị xây dựng...
- Các cơ sở thẩm định, kiểm định liên quan đến máy và thiết bị công trình.
- Cán bộ giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng,...

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Khả năng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn ở các bậc sau đại học phù hợp
với chuyên ngành máy và thiết bị xây dựng.
- Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
- Chuyển đổi sang các ngành khác thuộc khối kỹ thuật tại Đại học Xây dựng và
các trường khác liên quan đến chuyên ngành.

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

Chương trình đào tạo đại học chuyên ngành Máy và thiết bị xây dựng, Cơ giới hóa các
công tác xây lắp - Đại học Tổng hợp Xây dựng Matxcơva (Nga), Đại học Giao thông Matxcơva
(Nga).

38
NGÀNH MÁY XÂY DỰNG

a) Tên ngành đào tạo: Máy xây dựng (Construction Machinery)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội nhân văn, hiểu biết
Pháp luật Việt Nam, hiểu biết về an ninh quốc phòng. Có kiến thức về khả năng tự rèn
luyện về thể chất. Có nhận thức đúng đắn về xã hội, tin tưởng chủ trương đường lối của
Đảng. Đảm bảo phẩm chất của người công dân trong việc chấp hành chính sách nhà
nước, tôn trọng và làm theo hiến pháp, pháp luật và có ý thức kỷ luật cao.
- Có kiến thức cơ bản về Toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành Máy xây dựng, có khả năng tiếp thu các kiến thức chuyên ngành Máy xây
dựng.
- Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Máy xây dựng bao gồm: Thiết kế chế
tạo máy và thiết bị phục vụ công tác xây dựng (máy làm đất, máy nâng chuyển, máy làm
đường, máy sản xuất vật liệu xây dựng,...); khai thác sử dụng Máy xây dựng; thiết kế nhà
xưởng sửa chữa....
- Có kiến thức nhằm đảm bảo nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành Máy
xây dựng, hoặc phát triển sang ngành khác thuộc khối kỹ thuật của trường Đại học Xây
dựng và các trường khác có chuyên ngành liên quan.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng và phẩm chất cần thiết để xử lý công việc chuyên môn và nghiên
cứu một cách độc lập, sáng tạo trong ngành Máy xây dựng.
- Có khả năng sử dụng thành thạo các phương pháp tính hiện đại phục vụ việc
tính toán thiết kế Máy xây dựng.
- Có kỹ năng trong việc xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề kỹ thuật cụ
thể liên quan đến chuyên ngành.
- Có khả năng tham gia nghiên cứu, chế tạo máy và thiết bị mới, cũng như tham
gia các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng.
Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong ngành Máy xây dựng,
nhóm ngành và trong môi trường quốc tế. Có khả năng thu nhận, xử lý và truyền đạt
thông tin.
- Có kỹ năng trong việc sử dụng các chương trình phần mềm chuyên dụng ứng
dụng để tính toán thiết kế, có khả năng ứng dụng tin học để hoàn thành công việc chuyên
môn.
- Biết ngoại ngữ chuyên ngành, có khả năng đọc, hiểu và vận dụng các tiêu
chuẩn, quy phạm và các tài liệu chuyên ngành Máy xây dựng bằng tiếng nước ngoài.
- Có nền tảng kiến thức cơ sở vững để có thể làm việc trong nhóm ngành kỹ thuật

39
Máy xây dựng và tự cập nhật, bổ sung kiến thức để tiếp cận các kỹ thuật liên quan trong
nhóm ngành Máy xây dựng và cơ khí chế tạo.

đ) Yêu cầu về thái độ

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
- Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, sáng tạo, có bản lĩnh nghề
nghiệp và khả năng hợp tác làm việc theo nhóm.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành máy xây dựng có khả năng làm việc tại các cơ sở:
- Thiết kế, chế tạo máy và thiết bị xây dựng.
- Các công ty xây dựng công trình, các công ty lắp máy.
- Cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng.
- Công ty thương mại kinh doanh máy và thiết bị xây dựng...
- Các cơ sở thẩm định, kiểm định liên quan đến máy và thiết bị công trình.
- Cán bộ giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng,...

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Khả năng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn ở các bậc sau đại học phù hợp
với chuyên ngành máy và thiết bị xây dựng.
- Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
- Chuyển đổi sang các ngành khác thuộc khối kỹ thuật tại Đại học Xây dựng và
các trường khác liên quan đến chuyên ngành.

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

Chương trình đào tạo đại học chuyên ngành Máy và thiết bị xây dựng - Đại học Tổng
hợp Xây dựng Matxcơva (Nga), Đại học Giao thông Matxcơva (Nga).

40
NGÀNH XÂY DỰNG THỦY LỢI - THUỶ ĐIỆN

a) Tên ngành đào tạo: Xây dựng Thuỷ lợi - Thuỷ điện (Water Resources and Hydro-
Power Engineering)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

Kỹ sư ngành xây dựng thủy lợi thủy điện được đào tạo từ 4 đến 5 năm tại trường Đại học
Xây dựng phải đạt các chuẩn sau:
- Có kiến thức cơ bản về Lý luận Chính trị, Khoa học Xã hội và Nhân văn, hiểu
biết về Pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế liên quan đến nghề nghiệp chuyên môn,
hiểu biết về An ninh Quốc phòng. Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện nâng cao về thể
chất.
- Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành đạo tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành.
- Có kiến thức chuyên sâu và năng lực nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng Thủy
lợi – Thủy điện, bao gồm: Tư vấn lập dự án, Tư vấn thiết kế, thẩm tra các dự án và thiết
kế; Tổ chức thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, giám sát xây dựng và lắp đặt, quản lý vận
hành và bảo dưỡng bảo trì các công trình thủy lợi thủy điện; Nghiên cứu, ứng dụng và
chuyển giao các công nghệ trong các công trình thủy lợi thủy điện.
- Có kiến thức tổng quan về mối liên hệ giữa các công trình thủy lợi thủy điện với
các công trình hạ tầng và kỹ thuật đô thị khác.
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành Xây
dựng Thuỷ lợi - Thuỷ điện hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành Công
trình thuỷ. Có khả năng tiếp thu được các kiến thức về quản lý dự án, quản lý doanh
nghiệp…

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp chuyên nghiệp và
phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý công việc chuyên môn và nghiên cứu độc
lập, sáng tạo trong lĩnh vực thủy lợi thủy điện.
- Có khả năng tự phát hiện và giải quyết vấn đề khi làm việc độc lập hoặc theo
nhóm.
Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng xã hội cần thiết như giao tiếp, làm việc nhóm, vận động cộng đồng
để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin, chú trọng các khả năng ứng
dụng tin học và ngoại ngữ.

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của nhà nước.
41
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp, có phẩm chất của người cán bộ trí
thức hiện đại.
- Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động bản lĩnh, hợp tác thân thiện
phục vụ cộng đồng.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

- Làm việc với chức danh kỹ sư xây dựng chuyên ngành thủy lợi – thủy điện tại
các Công ty tư vấn hoặc công ty xây lắp, Ban quản lý dự án đầu tư các công trình xây
dựng, công trình thủy lợi thủy điện hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Là kỹ sư quản lý và vận hành các hệ thống công trình thủy lợi, các nhà máy
thủy điện, các công trình cấp thoát nước cho khu vực dân cư, khu công nghiệp…
- Là nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo về môi trường xây dựng
công trình thủy.
- Có thể làm việc tại các Cơ quan quản lý nhà nước về Xây dựng, Nông nghiệp
và phát triển nông thôn.

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Học tập củng cố và bổ sung kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội và chuyên môn
để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Có thể học tập bổ sung thêm các kiến thức chuyên môn khác để nhận bằng kỹ
sư xây dựng các chuyên ngành khác.
- Có thể học cao học và nghiên cứu sinh các chuyên ngành trong Xây dựng công
trình thủy như: Thủy lực thủy văn, Thủy lợi thủy điện, Cảng đường thủy hoặc ngành Xây
dựng.

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

Chương trình đào tạo đại học các chuyên ngành thủy lợi thủy điện của các trường đại
học: Đại học tổng hợp Xây dựng Maxcơva (Nga), Đại học Vũ Hán (Trung Quốc), Đại học
Tokyo (Nhật bản), Đại học AIT (Thái Lan)…

42
NGÀNH XÂY DỰNG CẢNG - ĐƯỜNG THUỶ

a) Tên ngành đào tạo: Xây dựng Cảng - Đường thuỷ (Port and Waterway
Engineering)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

Kỹ sư ngành xây dựng Cảng - Đường thủy được đào tạo từ 4 đến 5 năm tại trường Đại
học Xây dựng phải đạt được các chuẩn sau:
- Có kiến thức cơ bản về Lý luận Chính trị, Khoa học Xã hội và Nhân văn, hiểu
biết về pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế liên quan đến nghề nghiệp chuyên môn,
hiểu biết về An ninh Quốc phòng. Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện nâng cao về thể
chất.
- Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành đạo tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành.
- Có kiến thức chuyên sâu và năng lực nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng Cảng
- Đường thủy, bao gồm: tư vấn quy hoạch; tư vấn lập dự án đầu tư; tư vấn thiết kế xây
dựng; tư vấn thẩm tra các dự án đầu tư và hồ sơ thiết kế; tổ chức thi công xây dựng công
trình; giám sát thi công xây dựng; quản lý khai thác và bảo dưỡng bảo trì các công trình
cảng - đường thủy.
- Có kiến thức tổng quan về mối liên hệ giữa các công trình cảng - đường thủy
với các công trình cơ sở hạ tầng và kỹ thuật đô thị khác.
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành xây
dựng Cảng - Đường thủy hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành xây dựng
công trình. Có khả năng tiếp thu được các kiến thức về quản lý dự án, quản lý doanh
nghiệp.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng chuyên môn, năng lực nghề nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết,
đủ khả năng xử lý các công việc thuộc chuyên môn;
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm; có khả năng nghiên cứu độc lập
và sáng tạo trong lĩnh vực xây dựng cảng - đường thủy.
Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng xã hội cần thiết như giao tiếp, làm việc nhóm, vận động cộng đồng
để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành và trong môi trường quốc tế.
- Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin, chú trọng các khả năng ứng
dụng tin học và ngoại ngữ.

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp, có phẩm chất của người cán bộ trí
43
thức hiện đại.
- Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và không ngừng học tập.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động bản lĩnh, hợp tác thân thiện
phục vụ cộng đồng.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

- Làm việc với chức danh kỹ sư xây dựng chuyên ngành xây dựng Cảng - Đường
thủy tại các Công ty tư vấn thiết kế, Công ty xây dựng công trình, Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng thuộc lĩnh vực cảng - đường thủy hoặc các lĩnh vực khác có liên quan đến
lĩnh vực cảng - đường thủy.
- Là kỹ sư quản lý, khai thác và bảo dưỡng công trình tại các Công ty quản lý và
khai thác cảng; các nhà máy, khu công nghiệp có bến cảng hoạt động.
- Là nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực xây dựng
công trình thủy.
- Có khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực Xây dựng,
Giao thông, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch - Đầu tư; và một số ngành
kinh tế khác có liên quan đến chuyên ngành.

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Học tập củng cố và bổ sung kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội và chuyên môn
để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Có thể học tập bổ sung thêm các kiến thức chuyên môn khác để nhận bằng kỹ
sư xây dựng thuộc các chuyên ngành khác.
- Có thể học cao học và nghiên cứu sinh thuộc các chuyên ngành trong xây dựng
công trình như: Cảng - Đường thủy, Thủy lợi - Thủy điện, Thủy lực thủy văn, Địa kỹ
thuật, Nền móng, hoặc một số ngành xây dựng khác.

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

Chương trình đào tạo đại học các chuyên ngành công trình thủy, cảng, đường thủy của
các trường đại học: Đại học tổng hợp Xây dựng Maxcơva (Nga), Đại học Vũ Hán (Trung
Quốc), Đại học Tokyo (Nhật bản), Đại học AIT (Thái Lan)…

44
NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

a) Tên ngành đào tạo: Công nghệ Vật liệu Xây dựng (Building Materials
Technology)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết
về pháp luật Việt Nam, hiểu biết về an ninh quốc phòng. Có kiến thức và khả năng tự rèn
luyện về thể chất. Có nhận thức đúng về chủ nghĩa xã hội, tin tưởng chủ trương đường lối
của Đảng. Đảm bảo các phẩm chất của người công dân: chấp hành chính sách nhà nước,
tôn trọng và làm theo hiến pháp, pháp luật, có tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao.
- Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật cơ sở như hóa
học, cơ học , khoa học vật liệu..., đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
- Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu xây dựng, bao gồm:
thiết kế công nghệ, phân tích kinh tế, tổ chức và quản lý sản xuất vật liệu; nghiên cứu
phát triển công nghệ và vật liệu mới trong xây dựng.
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành công
nghệ vật liệu xây dựng hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành kỹ thuật
vật liệu và kỹ thuật xây dựng công trình.
- Có trình độ tin học để có thể lập trình giải các bài toán về vật liệu như: thiết kế
thành phần lựa chọn tỷ lệ phối hợp để được vật liệu hiệu quả nhất, lựa chọn công nghệ tối
ưu; sử dụng tốt các phần mềm trong xử lý số liệu thí nghiệm và thiết kế các nhà máy sản
xuất vật liệu.
- Có trình độ tiếng Anh tương đương 400 điểm TOEIC (theo qui định chung của
trường) hoặc ở các chương trình khác tương đương. Có khả năng trao đổi và tham khảo
các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
- Nắm vững các yếu tố hình thành nên tính chất của vật liệu, cấu trúc, công nghệ
chế tạo vật liệu . Hiểu biết tốt về xu hướng phát triển vật liệu trong xây dựng,
- Có khả năng thiết kế, thi công các nhà máy sản xuất vật liệu. Nắm vững các tiêu
chuẩn, qui trình đánh giá kiểm tra chất lượng vật liệu của Việt Nam(TCVN) và
Mỹ(ASTM). Có khả năng tổ chức hoặc tư vấn về kiểm định chất lượng vật liệu và công
trình.
- Có khả năng phân tích nguồn nguyên liệu, thiết kế, tính toán thành phần, tư vấn
tổ chức sản xuất vật liệu với việc sử dụng hiệu quả tài nguyên. Hiểu biết các ảnh hưởng
có hại của sản xuất vật liệu đến môi trường, phát triển các vật liệu thân thiện với môi
trường phục vụ cho phát triển bền vững trong xây dựng.
- Có thể tham gia nghiên cứu phát triển công nghệ và vật liệu mới trong xây
dựng. Chế tạo những loại vật liệu hiệu quả, nghiên cứu tận dụng tái chế các loại thải
phẩm công nghiệp làm vật liệu xây dựng theo các đề tài, dự án.

45
Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành
và trong môi trường quốc tế.
- Có khả năng giao tiếp hiệu quả: viết báo báo cáo, trình bày và diễn đạt ý tưởng
qua lời nói, hình ảnh.
- Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin, chú trọng các khả năng ứng
dụng tin học và ngoại ngữ.
- Linh hoạt, xử lý các tình huống kỹ thuật liên quan đến vấn đề vật liệu xây dựng.

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;
có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; khả năng làm việc nhóm;
- Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong thực tiễn ngành công nghệ vật liệu xây dựng, đúc kết kinh nghiệm để hình
thành kỹ năng tư duy độc lập.
- Luôn có thái đô hợp tác, sáng tạo trong công việc, biết phát huy trí tuệ tập thể.
- Có thái độ nghiêm túc với nghề nghiệp, tinh thần cầu tiến, tuân thủ pháp luật và
bảo vệ môi trường.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

- Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Vật liệu xây dựng có thể là cán bộ kỹ
thuật tại các xí nghiệp, nhà máy hoặc các cơ sở sản xuất vật liệu: Nhà máy bê tông, gốm,
xi măng, thủy tinh v.v..; Cán bộ tư vấn về vật liệu tại các công trình xây dựng lớn.
- Cán bộ nghiên cứu trong các viện khoa học, viện nghiên cứu. Tham gia các
chương trình, dự án, đề tài khoa học về vật liệu. Cán bộ phụ trách các phòng thí nghiệm
đánh giá, kiểm định chất lượng vật liệu.
- Cán bộ quản lý làm việc tại các sở xây dựng, các công ty, các hãng kinh doanh
vật liệu.
- Cán bộ giảng dạy tại các trường đại học ,cao đẳng, trung học.
- Chức danh làm việc khi ra trường: Kỹ sư xây dựng, chuyên ngành công nghệ
vật liệu xây dựng.

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Có thể học cao học vật liệu theo qui định của qui chế 45/2008/QĐ-BGDDT.
- Học tập, nghiên cứu ở các lớp ngắn hạn trong và ngoài nước nhằm bồi dưỡng
thêm kiến thức về một số vấn đề chuyên môn cụ thể như: công nghệ và vật liệu mới,
quản lý phòng thí nghiệm, đào tạo theo dự án…
- Có thể học tiếp chương trình ngoại ngữ, trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp để tham
gia các dự án nước ngoài, tham gia các lớp học bồi dưỡng lý luận chính trị để đảm đương
các chức vụ quản lý…
- Có khả năng nhận thức và khả năng học tập trọn đời, tích luỹ kiến thức để nâng
cao năng lực thực hành, hiểu biết các vấn đề đương đại trong lĩnh vực được đào tạo.
- Có khả năng tham gia các khoá bồi dưỡng trong nước và nước ngoài về các lĩnh
46
vực vật liệu xây dựng.
- Học tập, chuyển giao công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng.

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo:

Chương trình đào tạo của Liên Xô (cũ), có tham khảo thêm các chương trình đào tạo của
Hà Lan và Anh.

47
NGÀNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH VEN BIỂN

a) Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật Công trình Ven biển (Coastal Engineering)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức Lý luận Chính trị, Khoa học Xã hội và Nhân Văn, hiểu biết về
Pháp luật Việt Nam, hiểu biết về An ninh Quốc phòng. Có kiến thức và khả năng tự rèn
luyện về thể chất.
- Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành Xây dựng Công trình ven biển, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên
ngành Xây dựng Công trình ven biển.
- Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Xây dựng công trình ven biển, bao
gồm: Khảo sát xây dựng; Thiết kế kết cấu; Thiết kế tổ chức công trường xây dựng và chỉ
đạo thi công các công trình xây dựng ở ven biển và hải đảo phục vụ bảo vệ bờ biển,
phòng chống thiên tai, làm dịch vụ khai thác dầu khí, làm dịch vụ kinh tế - du lịch ven
biển và các công trình phục vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng ven biển và hải đảo.
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành Xây
dựng Công trình biển và dầu khí, Xây dựng Công trình ven biển, Cơ học đất và nền móng
công trình hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành kỹ thuật của Trường
Đại học Xây dựng.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý
công việc chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo.
- Có kỹ năng chuyên nghiệp trong việc sử dụng thành thạo các phương pháp tính
hiện đại, phục vụ tính toán thiết kế các công trình ven biển.
- Có kỹ năng chuyên nghiệp trong việc xử lý các tình huống khi thực hành triển
khai các kỹ thuật xây dựng công trình ven biển và có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ
thuật cụ thể trong các tình huống cần giải quyết.
Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành
và trong môi trường quốc tế. Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin.
- Có kỹ năng chuyên nghiệp trong việc sử dụng các chương trình phần mềm
chuyên dụng ứng dụng để tính toán thiết kế các công trình ven biển và các công trình xây
dựng khác, có khả năng ứng dụng tin học để hoàn thành công việc chuyên môn.
- Biết ngoại ngữ chuyên ngành, có khả năng đọc, hiểu và vận dụng các tiêu
chuẩn, quy phạm và các tài liệu chuyên ngành xây dựng công trình ven biển bằng tiếng
Anh.
- Có nền tảng kiến thức cơ sở vững để có thể làm việc trong nhóm ngành kỹ thuật
xây dựng và tự cập nhật, bổ sung kiến thức để tiếp cận các kỹ thuật liên quan trong nhóm
ngành xây dựng công trình.
48
đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
- Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, sáng tạo, có bản lĩnh nghề
nghiệp và khả năng hợp tác thân thiện phục vụ cộng đồng.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Xây dựng Công trình ven biển có thể làm việc trong các cơ
quan, đơn vị tư vấn, thiết kế, các công ty xây dựng công trình biển và ven biển, các cơ quan
nghiên cứu, đào tạo hoặc quản lý về lĩnh vực xây dựng công trình biển, xây dựng công trình ven
biển, xây dựng công trình dầu khí và các công trình xây dựng nói chung.

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Có kiến thức cơ bản vững vàng của nhóm ngành kỹ thuật xây dựng. Với nền
kiến thức cơ bản đã được trang bị có khả năng tự bổ sung kiến thức thông qua thực tế để
tiếp cận các lĩnh vực lân cận.
- Có khả năng tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để chuyển đổi bằng cấp sang
các ngành lân cận (Xây dựng công trình thủy, Xây dựng dân dụng và công nghiệp,…) sau
01 năm học tập tại trường Đại học Xây dựng (khoảng 30 tín chỉ).
- Có đủ khả năng tự học tập nâng cao kiến thức. Có khả năng học tập ở bậc sau
đại học trong ngành Xây dựng Công trình biển và dầu khí, Xây dựng Công trình ven
biển, Cơ học đất và nền móng công trình hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối
ngành kỹ thuật của Trường Đại học Xây dựng.

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo:

Tham khảo các chương trình đào tạo đại học trên thế giới:
- The University of Texas at Austin – Department of Civil, Architectural and
Environmental engineering (USA).
- Ocean Engineering of l’Ecol Centrale de Paris (France).
- Schol of Mechanical Engineering of the University of Western Australia
(Australia).
- The University of Newsouthwales – Australia, School of of Civil and
Environmental Engineering (Australia).

49
NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN VÀ DẦU KHÍ

a) Tên ngành đào tạo: Xây dựng Công trình Biển và Dầu khí (Offshore
Engineering)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức cơ bản về Lý luận Chính trị, Khoa học Xã hội và Nhân Văn, hiểu
biết về Pháp luật Việt Nam, hiểu biết về An ninh Quốc phòng. Có kiến thức và khả năng
tự rèn luyện về thể chất.
- Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành Xây dựng Công trình biển, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành
Xây dựng Công trình biển và dầu khí.
- Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Xây dựng công trình biển, bao gồm:
Khảo sát xây dựng; Thiết kế kết cấu; Thiết kế tổ chức công trường xây dựng và chỉ đạo
thi công các công trình xây dựng ở trên biển phục vụ khai thác dầu khí, làm dịch vụ kinh
tế - du lịch biển và các công trình phục vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng trên biển.
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành Xây
dựng Công trình biển và dầu khí, Xây dựng Công trình ven biển, Cơ học đất và nền móng
công trình hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành kỹ thuật của Trường
Đại học Xây dựng.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý
công việc chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo.
- Có kỹ năng chuyên nghiệp trong việc sử dụng thành thạo các phương pháp tính
hiện đại, phục vụ tính toán thiết kế các công trình biển và công trình dầu khí.
- Có kỹ năng chuyên nghiệp trong việc xử lý các tình huống khi thực hành triển
khai các kỹ thuật xây dựng công trình biển và dầu khí và có khả năng giải quyết các vấn
đề kỹ thuật cụ thể trong các tình huống cần giải quyết.
Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành
và trong môi trường quốc tế. Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin.
- Có kỹ năng chuyên nghiệp trong việc sử dụng các chương trình phần mềm
chuyên dụng ứng dụng để tính toán thiết kế các công trình biển, công trình dầu khí và các
công trình xây dựng khác, có khả năng ứng dụng tin học để hoàn thành công việc chuyên
môn.
- Biết ngoại ngữ chuyên ngành, có khả năng đọc, hiểu và vận dụng các tiêu
chuẩn, quy phạm và các tài liệu chuyên ngành xây dựng công trình biển và dầu khí bằng
tiếng Anh.
- Có nền tảng kiến thức cơ sở vững để có thể làm việc trong nhóm ngành kỹ thuật

50
xây dựng và tự cập nhật, bổ sung kiến thức để tiếp cận các kỹ thuật liên quan trong nhóm
ngành xây dựng công trình.

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
- Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, sáng tạo, có bản lĩnh nghề
nghiệp và khả năng hợp tác thân thiện phục vụ cộng đồng.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Xây dựng Công trình biển và dầu khí có thể làm việc trong các
cơ quan, đơn vị tư vấn, thiết kế, các công ty xây dựng công trình biển và ven biển, các cơ quan
nghiên cứu, đào tạo hoặc quản lý về lĩnh vực xây dựng công trình biển, xây dựng công trình ven
biển, xây dựng công trình dầu khí và các công trình xây dựng nói chung.

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Có kiến thức cơ bản vững vàng của nhóm ngành kỹ thuật xây dựng. Với nền
kiến thức cơ bản đã được trang bị có khả năng tự bổ sung kiến thức thông qua thực tế để
tiếp cận các lĩnh vực lân cận.
- Có khả năng tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để chuyển đổi bằng cấp sang
các ngành lân cận (Xây dựng công trình thủy, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, …)
sau 01 năm học tập tại trường Đại học Xây dựng (khoảng 30 tín chỉ).
- Có đủ khả năng tự học tập nâng cao kiến thức. Có khả năng học tập ở bậc sau
đại học trong ngành Xây dựng Công trình biển và dầu khí, Xây dựng Công trình ven
biển, Cơ học đất và nền móng công trình hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối
ngành kỹ thuật của Trường Đại học Xây dựng.

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo:

Tham khảo các chương trình đào tạo đại học trên thế giới:
- The University of Texas at Austin - Department of Civil, Architectural and
Environmental engineering (USA).
- Ocean Engineering of l’Ecol Centrale de Paris (France).
- School of Mechanical Engineering of the University of Western Australia
(Australia).
- The University of Newsouthwales - Australia, School of Civil and
Environmental Engineering (Australia).

51
NGÀNH TIN HỌC

a) Tên ngành đào tạo: Tin học (Information Technology)

Chuyên ngành: Công nghệ phần mềm (Software Engineering)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức

- Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết
về pháp luật Việt Nam, hiểu biết về an ninh quốc phòng.
- Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất.
- Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
- Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, bao gồm: thiết
kế, triển khai thực hiện và quản lý các dự án phần mềm; phân tích và mô hình hóa quá
trình và dữ liệu trong các tổ chức, xác định và cụ thể hóa các giải pháp kỹ thuật, quản trị
dự án, tích hợp hệ thống; thu thập, biến đổi, truyền, và lưu trữ dữ liệu và thông tin.
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học ngành công nghệ
thông tin.

d) Yêu cầu về kỹ năng

Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý
công việc chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo.
Kỹ năng mềm:
- Có khả năng đọc hiểu tài liệu tiếng Anh.
- Có khả năng làm việc độc lập sáng tạo, khả năng làm việc theo nhóm.

đ) Yêu cầu về thái độ

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
- Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện
phục vụ cộng đồng.
e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm trong các đơn vị như sau:
- Trong các công ty phần mềm chuyên nghiệp gồm các vị trí: Kiểm thử phần
mềm, Lập trình viên, Phân tích thiết kế phần mềm, Quản trị dự án.
- Trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, sản xuất kinh doanh: vị trí chuyên viên
công nghệ thông tin (IT staff).
52
g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng cùng các kỹ năng trong
phát triển phần mềm do đó có thể theo học các hệ cao học hoặc làm nghiên cứu sinh (với sinh
viên xuất sắc) về chuyên ngành công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin.

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

Chương trình đào tạo có tham khảo chương trình đào tạo của tập đoàn Aptech Ấn Độ
(http://www.aptechworlwide.com) và chương trình của đại học MIT(http://mit.edu).

53
NGÀNH TIN HỌC

a) Tên ngành đào tạo: Tin học (Information Technology)

Chuyên ngành: Mạng và hệ thống (Computer Network and Information System)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

Kiến thức chung


- Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết
về pháp luật Việt Nam, hiểu biết về an ninh quốc phòng.
- Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất.
- Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
Kiến thức chuyên môn
- Nắm vững kiến thức nền tảng về máy tính và hệ thống thông tin.
- Nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao về mạng máy tính và truyền thông.
- Nắm được kiến thức tổng quan và ứng dụng về bảo mật hệ thống thông tin và
an ninh mạng máy tính
- Nắm được kiến thức chuyên môn bao gồm: khảo sát, thiết kế, triển khai và quản
trị hệ thống mạng máy tính; bảo vệ an ninh mạng; phân tích, thiết kế, cài đặt và triển khai
hệ thống thông tin; bảo mật hệ thống thông tin; phân tích, mô hình hóa và mô phỏng các
hệ thống động và các quá trình.
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học các chuyên ngành
thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng
- Có khả năng thiết kế và cài đặt mạng máy tính cho doanh nghiệp
- Có kỹ năng phân tích, thiết kế hệ thống, lựa chọn giải pháp.
- Có khả năng quản trị tài nguyên, thiết bị, người dùng, các dịch vụ và ứng dụng
trong hệ thống mạng
- Có khả năng thiết lập và duy trì hệ thống bảo mật gồm Firewall, VPN, triển
khai thực hiện chính sách an toàn thông tin trong doanh nghiệp.
- Có khả năng tích hợp phần cứng, phần mềm và hạ tầng mạng trong hệ thống
thông tin doanh nghiệp.
Kỹ năng mềm
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề, đủ khả năng xử lý công
việc chuyên môn và tự nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề thuộc chuyên môn một cách độc
lập.
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

54
- Có trình độ đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành khá, có thể giao tiếp bằng tiếng
Anh ở mức độ đơn giản.
- Có kỹ năng giao tiếp và trình bày.
- Có kỹ năng tự quản lý, lập kế hoạch và định hướng mục tiêu cho bản thân.

đ) Yêu cầu về thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
- Có ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao
- Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học hỏi.
- Có tác phong làm việc chuyên nghiệp, năng động, có tinh thần hợp tác và thân
thiện.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

- Chuyên viên CNTT trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc doanh nghiệp.
- Kỹ sư quản trị hệ thống mạng trong các đơn vị nghiên cứu và phát triển, sản
xuất kinh doanh, đào tạo và chuyển giao công nghệ.
- Kỹ sư tư vấn, thiết kế lắp đặt hệ thống mạng trong các công ty tư vấn - xây
dựng hệ thống mạng.
- Kỹ sư phát triển và tích hợp hệ thống tại các công ty phát triển phần mềm, công
ty cung cấp giải pháp hệ thống thông tin quản lý cho các doanh nghiệp.

g) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Có thể theo học chương trình cao học ngành Công nghệ thông tin. Có thể được bồi
dưỡng, đào tạo thêm để đảm nhận các vị trí kỹ sư bậc trung và cao, trưởng nhóm, quản trị dự án.

h) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

- Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Bách Khoa Hà Nội
- “IS2002 Model Curriculum and Guidelines for Undergraduate Degree Programs
in Information Systems”, ACM.
- Ý kiến đóng góp của Trung tâm phần mềm thuộc tập đoàn Viettel, công ty CP
Telsoft, công ty CP AI.

55
NGÀNH TIN HỌC XÂY DỰNG

a) Tên ngành đào tạo: Tin học Xây dựng (Applied Informatics in Civil Engineering)

Các chuyên ngành:

1. Tin học Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp


(Applied Informatics in Building and Industrial Construction)
2. Tin học Xây dựng Đường bộ và Kỹ thuật Giao thông
(Applied Informatics in Transportation and Road Engineering)
3. Tin học Xây dựng Cầu và Công trình ngầm
(Applied Informatics in Bridge and Underground Engineering)
4. Tin học Xây dựng Thủy lợi và Thủy điện
(Applied Informatics in Water Resources and Hydro-Power Engineering)

b) Trình độ đào tạo: Đại học (Kỹ sư)

c) Yêu cầu về kiến thức:

- Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết
về pháp luật Việt Nam, hiểu biết về an ninh quốc phòng.
- Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất.
- Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật cơ sở phù hợp
với ngành đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
- Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng công trình theo chuyên ngành
đào tạo và công nghệ thông tin, bao gồm: thiết kế kết cấu công trình, thiết kế công nghệ
và tổ chức xây dựng; sử dụng thành thạo các công nghệ tin học ứng dụng trong lĩnh vực
xây dựng công trình; tổ chức tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng và phát triển sản phẩm tin
học trong lĩnh vực xây dựng công trình.
- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong chuyên ngành
đào tạo thuộc khối ngành kỹ thuật xây dựng công trình hoặc phát triển sang các ngành
khác thuộc khối ngành công nghệ thông tin.

d) Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:
- Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý
công việc chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo. Có các kỹ năng cơ bản
của một kỹ sư xây dựng theo chuyên ngành được đào tạo trong công tác tư vấn, thi công
đồng thời có kỹ năng tổ chức tiếp thu, triển khai ứng dụng và phát triển tin học trong xây
dựng …
- Có khả năng sử dụng một cách thành thạo các ứng dụng phần mềm và phần
cứng phổ biến trong lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo; Có khả năng tìm hiểu và nắm
bắt những sản phẩm mới, công nghệ mới (phải tốt hơn các kỹ sư không phải ngành tin
học xây dựng)

56
- Có khả năng tự xây dựng các ứng dụng tin học từ đơn giản đến phức tạp bằng
các ngôn ngữ lập trình phổ biến tại thời điểm hiện tại để giải quyết từng phần hoặc toàn
bộ bài toán trong lĩnh vực xây dựng công trình.
Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm ngành, đa ngành
và trong môi trường quốc tế. Có kỹ năng giao tiếp cá nhân tốt, làm việc theo nhóm, có
thể diễn giải ý tưởng và giải pháp kỹ thuật bằng hình vẽ, sơ đồ…
- Có kỹ năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin, chú trọng các khả năng ứng
dụng tin học và ngoại ngữ đảm bảo làm việc, nghiên cứu tài liệu…
- Có kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm trong lĩnh vực được đào tạo
- Có phương pháp làm việc khoa học, có cách giải quyết các vấn đề thực tế kỹ
thuật một cách bài bản, biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.

đ) Yêu cầu về thái độ

- Có ý thức trách nhiệm công dân, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
- Có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ và học tập suốt đời.
- Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, bản lĩnh, hợp tác thân thiện
phục vụ cộng đồng.

e) Vị trí làm việc của người học sau khi ra trường

Sau khi ra trường người học có thể làm việc tại các vị trí sau:
- Kỹ sư tư vấn thiết kế xây dựng, kỹ sư tư vấn giám sát tại các công ty tư vấn Xây
dựng với chuyên ngành được đào tạo
- Kỹ sư Tin học xây dựng tại công ty tư vấn xây dựng với chức năng tổ chức áp
dụng, vận hành, quản lý các ứng dụng tin học chuyên ngành (phần mềm và CSDL, hệ
thống mạng, các thiết bị phần cứng chuyên dụng…)
- Kỹ sư xây dựng làm việc tại công trường thi công xây dựng phù hợp với chuyên
ngành đào tạo
- Kỹ sư Tin học làm việc tại các công ty phát triển phần mềm ứng dụng trong xây
dựng chuyên ngành …
- Kỹ sư tham gia quản lý dự án, làm chủ đầu tư trong các đơn vị chủ đầu tư dự án
công trình xây dựng
- Kỹ sư tham gia kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến ngành xây
dựng (bất động sản, vật liệu xây dựng, phần mềm và phần cứng tin học …)

g) Khả năng học tập của người học sau khi tốt nghiệp

- Có khả năng độc lập nghiên cứu, tiếp thu các kiến thức về xây dựng và tin học
liên quan tới lĩnh vực được đào tạo
- Có khả năng tiếp tục học nâng cao về chuyên ngành xây dựng và tin học…

57
h) Các tài liệu và chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

- Chương trình đào tạo công nghệ thông tin áp dụng tại Đại học Quốc gia
- Chương trình đào tạo công nghệ thông tin áp dụng tại đại học Bách khoa Hà
Nội
- Chương trình đào tạo kỹ sư xây dựng Đại học Xây dựng
- Chương trình đào tạo CNTT của các trường Đại học Giao thông Vận tải, Đại
học Kiến trúc, Đại học Thủy lợi …

58

You might also like