You are on page 1of 21

Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

(Chương VI (b

‫استفزازت قريش‬
6. Sự chống đối của Quraish

:‫غزوة حمراء السد‬


6.25 - Cuộc đụng độ tại Hamra Al Asad.

Vào một buổi sáng, Rosul (saw) cho tập hợp dân quân và ra lệnh cho những người
Muslim nào đã tham gia vào trận chiến Uhud thì mới được tham gia trận chiến này.
Tất cả cùng thốt lên: “Chúng tôi đã nghe và chấp hành mệnh lệnh”, thế là những
người có nằm trong danh sách tham gia trận chiến Uhud được lệnh đến ‘Hamra Al
Asad’ cách Medinah khoảng 15 cây số để đóng quân tại đó, trong khi đó những
người Musrikin (đa thần giáo) đã có mặt ở ‘Rawha’ cách Medinah hơn 50 cây số
đang tính toán chiến lược để đánh úp vào thành Medinah.

Nhưng trong lúc quân Quraish đang hăng chiến thì ông Mabađ ibnu Abi Mabađ Al
Khoja'y (ý kiến gia của Rosul) xuất hiện theo lệnh của Rosul (saw), ông đến báo
cho ông Abu Suffiyan tại Al Rawha biết rằng hiện tại Muhammad (saw) đã tụ tập
những chiến sĩ dũng cảm và dùng những loại vũ khí mạnh để đến đây đòi mấy
người trả lại món nợ ở trận Uhud. Họ nghe tin này thì tinh thần dũng cảm lúc nãy
bắt đầu chao đão vì cảm thấy lợi thế có vẽ nghiêng hẳn về phía dân quân Muslim
đang có một lực lượng hùng hậu và những vũ khí tối tân, vấn đề này trong thiên
kinh Qur’an có ghi lại như sau:
.(‫)إن الناس قد جمعوا لكم فاخشوهم‬
“Quả thật những người tập trung đến tấn công quý vị, bởi thế hãy sợ
chúng…”

Vì nhận thấy tình hình không ổn nên họ đành phải rút quân trở về Mecca, ngược
lại tin này làm cho tinh thần của anh em Muslim tăng thêm, như Allah đã phán:
.(‫زادهم إيمانا وقالوا حسبنا ال ونعم الوكيل‬..)
“Nhưng điều đó chỉ làm tăng thêm Ðức Tin của họ bởi vì họ đã nói: “Allah đủ
giúp chúng tôi (chống lại kẻ thù) bởi vì Ngài là Ðấng Bảo Trợ (Al Wakil) Ưu
Việt.”

Những chiến sĩ Muslim đóng quân tại Hamra Al Asad đến ngày thứ tư mới được
lệnh trở về Medinah.
:‫) فانقلبوا بنعمة من ال وفضل لم يمسسهم سوء واتبعوا رضوان ال وال ذو فضل عظيممم( سممورة آل عمممران‬
.174-173

Trang 1 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

“Và họ đã trở về nhà với Ân Huệ và Thiên Lộc của Allah. Họ đã không gặp
điều rủi ro nào, và họ làm theo sự hài lòng của Allah. Và Allah có Vô Vàn
Thiên Lộc Vĩ Ðại.” Suroh 3: 173-174
‫أحداث وغزوات‬
6.26 - Những biến cố và cuộc chiến.

Trận chiến Uhud đã để lại những điều tai tiếng không tốt lành cho những người
Muslim, bởi vì quân đa thần giáo (Quraish) đã phao tin tuyên truyền những sự thất
thiệt của người Muslim về những trận chiến lớn nhỏ trong thời gian gần đây như
sau:
‫حادث الرجيع‬:
6.27 - Biến cố tại Ar Rojieau.

Trong tình hình dầu sôi lửa bỏng thì có một người đàn ông từ bộ lạc Ađol đến gặp
Rosul (saw) báo cáo rằng trong vùng ông ta đang ở có rất nhiều người muốn tình
nguyện đi theo Islam, ông ấy yêu cầu Rosul (saw) gửi người đến đó để truyền bá
đạo giáo và dạy họ đọc kinh Qur’an. Rosul (saw) nghe vậy thì liền chọn mười
người giao cho ông A'sim Ibnu Thabit làm trưởng đoàn. Khi đoàn người đi đến Ar
Rojieau thì bất ngờ bị bộ lạc Bani Lahyan từ Huzailu tấn công, đoàn người của ông
A’sim đành phải bỏ chạy lên núi để ẩn trốn. Nhưng họ không buông tha, họ còn
hâm dọa với nhóm người đi truyền đạo nếu xuống núi đầu hàng thì sẽ được tha
mạng, nhưng ông Abi A'sim từ chối lời đề nghị này nên họ tấn công lên núi. Vì chỉ
có mười người và không gươm đao nên bảy người đã hi sinh chỉ còn lại ba người,
ba người còn lại tìm đường tháo chạy thì họ nói rằng nếu xuống núi đầu hàng thì sẽ
an toàn tính mạng. Nhưng khi ba người xuống núi đầu hàng thì bị họ bắt tra tấn,
cho nên một trong ba người nói rằng: “Ðây không phải là lần đầu mà họ bội tín”
rồi ông ta chống cự lại nên bị họ giết chết, còn lại hai người là ông Khobib ibnu
Ađđy và ông Zaiđu ibnu Ađ Ðazna bị họ đem về Mecca bán làm nô lệ.

Ở trận chiến Badar vừa qua, quân Quraish đã bắt được ông Khobib (Muslim) là
người đã giết ông Al Harith ibnu A'mir ibnu Nawfal (đa thần giáo), sau đó họ đưa
ông về Mecca để bán, gia đình của ông Al Harith nghe tin này nên đến mua ông
Khobib đem về nhốt lại để hành hạ, một thời gian sau thì họ đem ông đến Taniam
để giết. Trước khi bị hành huyết, ông Khobib xin họ cho ông được soly hai rak’at
(hành lễ, cầu nguyện với hai lần quỳ, đầu chạm đất) để cầu xin với Allah, trong lời
cầu xin đó có ý nghĩa như sau:
“Tôi không sợ bị giết vì tôi là người Muslim.
Dù chết trong tình trạng nào, tôi cũng được gần với Allah.
Ðó là quyền uy cao thượng của Allah muốn ban cho người nào Ngài muốn,.
Ngài sẽ ban ân huệ và hài lòng những ai qui thuận, còn ai đó muốn chống lại Ngài
thì sẽ bị Ngài trừng phạt.”

Trang 2 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

Nghe ông Khobib cầu xin như vậy nên ông Abu Suffiyan nói: “Chắc ngươi sẽ
mừng lắm khi được trở về an toàn với gia đình, còn Muhammad trước sau cũng bị
chúng tôi sát hại mà thôi”. Ông Khobib trả lời: “Xin Allah làm chứng, tôi sẽ
không vui mừng chút nào nếu gặp được gia đình tôi trong lúc Muhammad đang
lâm nạn. Nếu Muhammad bị đau vì gai đâm vào bàn chân thì chúng tôi cũng phải
chia sẻ sự đau đớn đó với Người”. Khi ông vừa vứt lời thì ông Ukbah ibnu Al
Harith vung kiếm giết chết ông Khobib để trả thù cho cha.

Về phần ông Zaiđu đã giết ông Umayah ibnu Mahtharu ở trận Badar, khi bị bắt
đem về Mecca bán thì con của ông Umayah là ông Sofwan bỏ tiền mua về để giết
nhằm trả thù cho người cha. Trước khi bị giết, ông Zaidu cũng xin một ân huệ cuối
cùng như tình trạng của ông Khobib đã trả lời khi họ nói đến Nabi Muhammad
(saw). Có nghĩa là họ sẵn sàng cùng chết với Thiên Sứ của Allah chứ không chịu
đứng ở ngoài mà nhìn Nabi (saw) bị họ ám hại.

Riêng về ông A'sim thì bọn Quraish đang cho người đi tìm thể xác của ông, nhưng
Allah đã cho thiên thần xuống an táng thể xác của ông vì ông đã thề với Allah là
không muốn những người đa thần đụng đến thân thể của ông lúc còn sống cũng
như khi đã chết, vì thế Allah đã cho ông được toại nguyện.

‫مأساة بئر معونة‬


6.28 - Biến cố tại giếng nước Muawwanah.

Trong những ngày xảy ra tai biến ở Ar Rojieau, thì tại Medinah có một người tên
là Aba A'mir ibnu Malik, một người nổi tiếng là có tài ăn nói và giao thiệp rộng.
Một hôm ông đến gặp Rasul (saw) thì Người kêu gọi ông ấy vào Islam nhưng bị
ông ấy từ chối một cách khéo léo và còn nói rằng hi vọng những người dân ở vùng
Naddy sẽ chấp nhận Islam nếu có ai đến đó để truyền giảng. Ông ta nói thêm: “Vì
tôi sống ở bên cạnh họ nên tôi hiểu biết về họ rất nhiều”. Nghe vậy, Rosul (saw)
tuyển chọn bảy chục vị ashabah (bạn hữu của Rosul) có hiểu biết về Islam và thuộc
kinh Qur’an để đi đến đó truyền bá Islam. Đoàn người đi truyền bá đến Giếng
nước Muawwanah thì dừng chân ở đó để ông Harram ibnu Mulhan mang thư kêu
gọi của Rosul (saw) đến cho kẻ thù của Allah là ông A 'mir ibnu At Tufal. Nhưng
ông Amir ibnu At Tufal không mỡ thư xem và cũng không cần nghe lời nhắn của
sứ giả mà đuổi ông Harram về, sau đó còn sai người dùng lao phóng lén vào người
của ông Harram. Khi bị phóng lao vào lưng, ông Harram nói: “Allahhu-Akbar
(Thượng Đế Vĩ Đại), thật là một chuyện lạ lùng hỡi Ðấng Chủ Nhân của Kab’ah.”

Chưa chấm dứt ở đó, kẻ thù của Allah còn kêu gọi Banu A'mir hãy phục kích đoàn
người đi giảng đạo để giết, nhưng họ không đáp ứng nhiều bởi vì họ còn kính nể
ông Abi Baro. Ngược lại, Bani Salim tuyển chọn những anh hùng nổi tiếng của họ
như ông Roiel, Zakwan và Usoibah bao vây đoàn người đi truyền đạo để giết mà

Trang 3 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

không cần biết lý do. Cho nên, cuối cùng đoàn người đi truyền đạo chỉ còn vài
người sống sót là ông Kabun Ibnu Zaiđu, Amru ibnu Umayah Ađ Ðomary.

Lúc mà ông Kabun ibnu Zaiđu bị thương nặng nên kẻ thù tưởng ông đã chết nằm
giữa đám người thiệt mạng bên cạnh. Nhờ vậy, ông đã thoát nạn và sống cho đến
trận Khanđak và chết tại đó. Còn ông Amru ibnu Umayah Ađ Ðomary trong thời
gian đang đánh nhau với ông Al Munzar ibnu Ukbah thì lúc đó có những con chim
bay xung quanh trên bầu trời, kẻ thù là ông Munzar vì lo nhìn chim lạ xuất hiện
nên bị ông Amru giết chết. Nhưng sau đó ông Amru ibnu Umayah cũng bị kẻ thù
bắt giữ, nhưng đến khi ông A 'mir ibnu At Tufail biết ông Amru thuộc bộ lạc
Muđar nên họ cho mẹ của ông ta chuộc mạng.

Trên đường trở về Medinah gần đến Korkoro thì ông Amru gặp hai người của bộ
lạc Kulab, tưởng đâu hai người này là kẻ thù nên ông giết hai nguời đó mà không
biết họ đã giao ước với Rosul (saw). Khi ông đến Medinah, ông báo lại những gì
đã xảy ra và nói về hai người bị ông giết. Rosul (saw) nói: “Ông đã giết hai
người đã được giao ước với chúng ta nên chúng ta phải bồi thường”.

Rosul (saw) rất đau buồn cho những gì đã xảy ra tại Ar Rojieau và Muawwanah.
Những biến cố này xảy ra trong cùng một tháng Safar, năm thứ tư của Hidroh.
Sử thuật lại: Những biến cố đau thương này đến với Rosul (saw) vào cùng một
đêm, cho nên vào giờ solah Fajar (hành lễ, cầu nguyện buổi sáng) sáng hôm sau,
Rosul (saw) đã thức cầu nguyện thật nhiều cho những người tử vì đạo trong suốt ba
mươi ngày. Cho đến khi Allah truyền lệnh cho Rosul (saw) về họ với ý nghĩa như
sau: “Hãy thông báo với quần chúng của chúng tôi là chúng tôi đã được hội
ngộ với Ðấng Chủ Nhân của chúng tôi, Ngài đã hài lòng với chúng tôi và
chúng tôi thật hài lòng vì Ngài”, từ đó Rosul (saw) mới không đọc bài đu’a
Qunut nữa (bài đu’a khi sola fajar để cầu xin Allah) vào buổi sáng.
‫غزوة نبي النضير‬
6.29 - Trận giao chiến với Bani An Nađir.

Bộ tộc Bani An Nađir đã có mưu kế ác độc và ghê gớm hơn những nhóm của Ađol
và Koroh và thâm độc hơn những kẻ đã sát hại những vị ashabah (bạn hữu của
Thiên Sứ) tại Giếng Muawwanah. Một hôm, họ đến đề nghị Rosul (saw) cho tụ
họp quần chúng ở một nơi nào đó rồi họ sẽ cùng đến nghe Người giảng đạo và
giảng kinh Qur’an hoặc tranh luận với nhau về tôn giáo. Sau khi cuộc hẹn đã được
chỉ định nơi chốn và ngày giờ thì họ thông báo cho những người của bộ lạc này
ngày đó phải mang theo dao ngắn dấu kín trong áo để chờ thời cơ ra tay giết hết
người Muslim. Còn những người Muslim thì thật tình chỉ chờ ngày hẹn sẽ đến nơi
đó nghe Rosul (saw) giảng đạo. Nhưng không ngờ nguồn tin âm mưu ác độc của
họ đến tai Rosul (saw) nên Rosul (saw) ra lệnh phải dạy cho họ một bài học.

Trang 4 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

Sử ghi lại: Khi ông Amru Ibnu Umayah Ađ Ðomary trở về báo tin là đã giết đi hai
người mà ông không biết họ đã ký hiệp ước với Rosul (saw). Rosul (saw) nghe
xong liền gọi một vài bạn hữu của Người cùng đến Bani Ađ Nađir để nói chuyện
bồi thường về sự giết lầm này. Khi đến nơi, họ nói với Rosul (saw): “Hỡi Aba
Koshim, hãy tự nhiên mà ngồi nghỉ ở đó rồi chúng ta sẽ nói chuyện sau”. Nghe
vậy, Rosul (saw) mới kiếm chổ dựa vào vách tường để nghỉ ngơi. Họ thấy Rosul
(saw) và các vị ashabah (những bạn hữu của Người) lúc đó không để ý đến họ nên
họ nghĩ ra mưu kế rồi bàn bạc với nhau: “Ai trong chúng ta dám khiêng cục đá
này thả xuống đầu của ông ta (Nabi)?” thì ông Amru ibnu Jahsha xung phong làm
nhiệm vụ này. Liền lúc đó, thiên thần Jibriel (A) xuất hiện để báo tin cho Nabi
(saw) biết về âm mưu của bọn họ. Nabi (saw) liền đứng dậy vội vã trở về Medinah
và tường thuật sự âm mưu của bọn họ cho bạn hữu của Người biết, rồi Người ra
lệnh cho ông Muhamad ibnu Muslima đến nói chuyện với họ như sau: “Chúng tôi
cho các người trong thời gian là mười ngày phải rời khỏi Medinah, nếu ai không
bỏ đi thì chúng tôi sẽ trừng trị theo giáo pháp”. Họ chuẩn bị được vài ngày thì có
ông Abdulloh ibnu Ubai, một người cầm đầu nhóm Munafik (đạo đức giả) đến dụ
dổ họ: “Ðừng đi, hãy ở lại với chúng tôi, chúng tôi có đến hai ngàn người. Họ sẽ
cùng chiến đấu bên cạnh các người nếu quân của Muhammad tấn công. Rồi họ sẽ
thấy hậu quả như thế nào!!!”
Cho nên, phần này Allah đã phán trong thiên kinh Qur’an như sau:
11 :‫ )لئن أخرجتم لنخرجن معكم ول نطيع فيكم أحدا أبدا وإن قوتلتم لننصركم( الحسر‬:‫قال تعالى‬
“Nếu các anh bị trục xuất, chúng tôi sẽ ra đi cùng với các anh và chúng tôi sẽ
không bao giờ nghe theo một ai về vấn đề của các anh, và nếu các anh bị tấn
công, chúng tôi sẽ trợ chiến cùng các anh.” Suroh 59:11

Những lời mật đường của bộ lạc Kuroiđoh và Gotfan làm cho họ an tâm nên họ trở
mặt với Rosul (saw): “Chúng tôi sẽ không đi đâu cả, các Người muốn làm gì thì
cứ làm.”

Khi nghe họ trả lời như vậy, Rosul (saw) liền hô to tiếng Takbir (Allahu Akb’ar –
Allah Vĩ Đại), làm những vị ashabah cũng phải đọc theo câu Takbir của Người
(những bạn hữu của Người đồng thanh nói câu Allahu Akb’ar), sau đó Người ra
lệnh cho quân đến bao vây những kẻ ương ngạnh muốn chống đối Islam. Rosul
(saw) phân công cho ông Ummul Maktum ở lại giữ thành Medinah, còn cờ lệnh ra
trận thì giao cho ông Aly ibnu Abi Talib ® tiến đến bao vây không cho một người
nào có thể lọt ra ngoài. Từ bên ngoài vòng đai, ông Ali ra lệnh cho những người
Muslim phóng lao và chọi đá vào trong lều của họ. Nhưng họ nhờ địa thế được bao
bọc bởi những hàng cây, cho nên Rosul (saw) phải ra lệnh cho dân quân chặt đốn
những hàng cây bao bọc xung quanh. Sau sáu ngày (có sử ghi 15 ngày) bị dân quân
Muslim bao vây làm họ chịu đựng không nổi nên ra đầu hàng và chấp nhận điều
kiện rời bỏ Medinah. Trong lúc đoàn quân Muslim bao vây, thì những người đạo
đức giả của hai bộ lạc Kuroiđoh và Gotfan không ai dám lộ mặt để cứu giúp như
họ đã từng hứa hẹn sống chết với nhau. Điều này được thể hiện qua lời phán của
Allah như sau:
Trang 5 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

.16 :‫الحشر‬.(‫ )كمثل الشيطان إذ قال للنسان أكفر فلما كفر قال إني برئ منك‬:‫قال تعالى‬

“(Ðồng minh của chúng đã lừa gạt chúng) giống trường hợp của Shaiton đã
lừa gạt con người khi nó bảo y: “Anh chớ tin (Allah)”. Bởi thế, khi y (con
người) hết tin (Allah) nó lại nói: ‘Tôi không dính dấp gì đến anh cả’”. Suroh
59:16

Sau đó, Rosul (saw) cho phép họ mang theo tất cả những gì họ cần, ngoại trừ vũ
khí. Vì vậy, họ tháo gở tất cả những cánh cửa, nóc nhà, vách ván, cột nhà… hay
bất cứ những gì họ có thể tháo ra để đem theo, như Allah đã phán về họ với ý
nghĩa:
2 :‫ الحشر‬.(‫ )يخربون بيوتهم بأيديهم وأيدى المؤمنين فاعتبروا يأولى البصار‬:‫قال تعالى‬.

“...chúng tự đập phá nhà cửa với bàn tay của chúng và với bàn tay của những
người tin tưởng. Bởi thế hãy tiếp thu (bài học) cảnh cáo, hỡi những kẻ có đôi
mắt biết nhìn!” Suroh 59:2

Ða số những người lớn tuổi trong họ thì dừng chân ở lại tại Khoibar. Những người
còn lại thì di cư đến Sham rồi lập nghiệp luôn tại đó. Về phía Muslim tại Medinah,
Rosul (saw) dùng phần đất của họ để phân chia cho những người li hương đầu tiên
đến Medinah, trong đó cũng có phần cho hai gia đình nghèo của ông Aba Ðajanah
và Sahal ibnu Hanif từ dân Ansar, và tặng thêm những chiến lợi phẩm đã tịch thu
được để họ có thể sống trong một năm. Còn những vũ khí và ngựa mà họ không
đem theo thì được xung vào quân đội để trang bị cho quân sĩ. Trong những vũ khí
tich thu đó có năm chục áo giáp, năm chục cái nón sắt và ba trăm bốn mươi cây
kiếm.
:‫غزوة بدر الموعد‬
6.30 - Trận chiến hứa hẹn ở Badar?

Như đã nói ở phần trên, ông Abu Suffiyan đã giao ước với người Muslim vào năm
tới sẽ có một cuộc đụng trận tại Badar trước khi ông rút quân trở về Mecca. Cho
nên, vào tháng Shaban năm thứ Tư Hidry, Rosul (saw) dẩn hơn một ngàn năm trăm
binh sĩ và mười con ngựa chiến đến Badar để chờ họ trong 8 ngày. Rosul (saw) đã
giao cờ lệnh cho ông Aly Ibnu Abi Talib ® nắm giữ và giao quyền quản trị
Medinah cho ông Abdulloh ibnu Rawahah.

Về phía ông Abu Suffiyan thì có một lực lượng gồm hai ngàn người và năm chục
con ngựa chiến. Ông dẩn đoàn quân này đến Marra Ađ Ðahran rồi cho đóng quân
gần phía giếng nước nổi tiếng tại khu vực đó. Nhưng khi đến nơi thì ông không sốt
sắng cho trận chiến này lắm, nên ông nói với những thuộc hạ của ông rằng: “Tôi
nghĩ, năm nay là năm được mùa. Cây cối, rau cải mọc đầy vườn. Nước uống và
sữa tươi không thiếu. Theo tôi, chúng ta hãy quay trở về chờ đợi đến năm khô cằn,

Trang 6 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

thiếu thốn thì tốt hơn”. Sau đó, ông cho đoàn quân rút về Mecca nên hai bên không
đụng chạm để xảy ra biến cố nào.

Ðối với những người Muslim thì trong lúc chờ đợi trận chiến có thể xãy ra thì họ
vẫn mua bán hay trao đổi hàng hóa với dân điạ phương và những người qua lại như
thường lệ. Vì đó cũng là phương cách kiếm lợi để dùng làm lộ phí trong lúc kéo
dài thời gian chờ đợi ở đó. Nhưng khi hay tin quân của ông Abu Suffiyan đã rút về
Mecca thì họ được lệnh của Rosul (saw) cũng trở về Medinah và từ đó họ sống an
bình hơn một năm. Nhân cơ hội tạm hòa bình với quân Quraish, Rosul (saw) được
rãnh tay nên lợi dụng lúc này Người đưa ra kế hoạch thanh trừng những bọn cướp
bóc dọc theo đường buôn bán của những thương buôn kéo dài đến Dumah Al
Junđal. Cuộc thanh trừng này kéo dài đến năm thứ Năm của Hidry. Nhờ đó, những
thương buôn và dân chúng đi lại được bình yên và an tâm ở mọi khu vực mà người
Muslim đã kiểm soát.

‫غزوة الحزاب‬
6.31 - Trận Al Ahzab.

Cũng nhân lúc đất nước đang tạm thanh bình thì Rosul (saw) tổ chức lại đời sống
cho những người Muslim được tốt đẹp hơn để mọi người an tâm mà nghe Người
truyền bá tôn giáo, nhưng sự an bình không có máu đổ vì không có chiến tranh chỉ
kéo dài được gần hai năm thì chuyện gì đến rồi cũng sẽ đến. Chẳng qua những
người Do Thái (Yahud) mà Nabi Isa (Giê-su) thường nói về họ như sau: “Những
con rắn độc của con cái ma quỷ”. Họ là những người được Rosul (saw) tha thứ và
trục xuất họ ra khỏi Medinah, họ không chịu can tâm an cư lập nghiệp tại Khoibar,
cho nên họ cấu kết với những đám người xấu để tìm cách phá hoại người Muslim.
Họ dùng mọi thủ đoạn để cấu kết với bộ lạc Aramram gần đó để có đồng minh
chống lại người dân Muslim ở Medinah.

Theo những sách sử thuật lại: Có khoảng hai chục vị lãnh tụ và lãnh đạo tinh thần
của những người Do Thái ở Khoibar đi đến Mecca hội họp với Quraish để bàn
phương án tấn công vào thành Medinah, trong phiên họp họ ra vẽ chắc chắn với
quân Quraish là sẽ hoàn toàn thành công vì họ đã từng sống ở Medinah trước kia
nên biết rất rõ mọi tình hình tại đó. Quân Quraish vì có sẳn tư thù với Rosul (saw)
mà họ trình bày nghe có lý nên Quraish chấp nhận cùng họ tham gia cuộc chiến
này. Sau khi hai bên đồng thuận thì họ tìm đến bộ lạc Gotfan và những bộ tộc nhỏ
của những người Arab để lôi kéo họ về phía mình cho thêm đông quân. Họ hứa đủ
điều làm cho những bộ tộc thấy có lợi nên chấp nhận làm đồng minh với họ. Vậy
là họ đã an tâm và đưa ra kế hoạch là tất cả sẽ cùng nhau đến bao vây Medinah.

:‫الشورى وحفر الخندق‬


6.32 - Trưng cầu ý kiến và đào chiến hào Khanđak.

Trang 7 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

Rosul (saw) nghe được hung tin những người chống đối đang trên đường tiến đến
Medinah thì Người báo động cho mời những bạn hữu lại để trao đổi ý kiến đưa ra
phương sách chống lại kẻ thù. Ông Salman Al Faarisy đưa ý kiến là nên đào chiến
hào để quân địch không thể ngang nhiên tiến bước vào thành Medinah, ý kiến này
được mọi người tán đồng nên Rosul (saw) ra lệnh mọi người phải thi hành ngay
lập tức.

Địa thế thành phố Medinah được bao quanh bởi những núi đèo quanh co hiễm trở,
mà núi đèo này là những loại đá đen rất cứng, làm cho việc di chuyển từ ba hướng
Ðông, Tây, Nam đều rất khó khăn, chỉ có con đường duy nhất để quân đội có thể
vận chuyển quân trang được dễ dàng là từ hướng Bắc mà thôi. Vì vậy, Rosul (saw)
chọn con đường nhỏ nằm giữa hướng Tây và hướng Ðông của Medinah để đào
chiến hào có chiều dài khoảng một cây số rưỡi nhằm ngăn chặn những kẻ chống
đối. Chiến hào Khanđak này được bắt đầu từ hướng tây của phía bắc núi Sal’u và
chấm dứt tại phía đông của núi cao At-am As Shaikhayni.

Phân công đào chiến hào được phân chia mỗi toán gồm mười người sẽ đào khoảng
bốn chục cánh tay (Zira'a thước để đo chiều dài xưa kia). Rosul (saw) cũng tham
gia cùng những bạn hữu của Người để nhanh chóng hoàn thành, nếu ai cần tiếp tay
thì Rosul (saw) cũng đều có mặt để phụ một tay hay trả lời những thắc mắc của họ.
Trong lúc đào chiến hào, những người Muslim đã gặp rất nhiều khó khăn về vật
chất lẫn tinh thần. Thời tiết thì lạnh buốt, nên họ gom lấy những lá cây, cành lúa
mì hoặc những cọng rơm để đốt mà sưởi ấm. Lương thực thì không đủ cung cấp
nên họ dùng những hạt lúa mì nấu như cháo để cùng nhau ăn cho đỡ đói. Nhưng vì
quá lạnh lại ăn không no nên mọi người rất là vất vã và than phiền, Rosul (saw) an
ủi họ bằng cách cho họ xem những cục đá đang buộc vào bụng của Người, ý nói
rằng những cục đá này nặng trì bụng sẽ làm mình quên đi cái đói.

Trong lúc đào chiến hào thì có một vài dấu hiệu lạ lung đến với Rosul (saw). Đó
gọi là những Muajizat (những điều hi hữu) mà Allah ban cho Rosul (saw), còn
những người khác thì không thể. Những câu chuyện hi hữu đó như sau:

• Một hôm, ông Jabir thấy Rosul (saw) rất tiều tụy vì đói mà không than van
ai cả, ông thấy không chịu nổi nên làm thịt con cừu, còn vợ của ông thì nhồi
bột làm bánh để đãi Rosul (saw). Sau khi chuẩn bị và nấu nướng xong, ông
Jabir đến mời Rosul (saw) và một vài ashabah (những người bạn hữu của
Thiên Sứ) một cách kín đáo (vì sợ không đủ ăn nếu mời hết anh em có mặt
bên cạnh Rosul (saw)). Khi được tin ông Jabir mời đến nhà để đãi ăn thì
Rosul (saw) liền thay mặt chủ nhà mời tất cả những người tham gia đào
chiến hào hơn một ngàn người cùng đến nhà ông Jabir để ăn (có họa cùng
mang có phước cùng hưởng).
Theo sử thuật lại: Tất cả đều đến nhà ông Jabir thì chính Rosul (saw) dùng đôi
bàn tay của Người để nhồi bột làm bánh, cũng như chính Người tự đến nồi để
múc thức ăn cho mọi người. Bánh và thức ăn chia đều cho mọi người ăn no nê
Trang 8 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

mà sao cứ còn hoài, tất cả đều dùng xong bửa mà nhìn lại thức ăn và bánh vẫn
còn nguyên vẹn như chưa ai đụng đến???
• Có một câu chuyện hi hữu khác là cô em gái của ông An Nouaman ibnu
Bashir đem chà là đến cho cha và cậu của cô dùng. Khi cô bưng thúng đựng
chà là đến, Rosul (saw) kêu cô mang thúng chà là đến gần rồi lấy khăn che
mặt thúng lại. Sau đó, Người mời tất cả những người tham gia đào chiến hào
đến ăn chung, lạ thay tất cả mọi người đều ăn no nê mà chà là trong thúng
vẫn còn nguyên vẹn để cô đem về nhà???
• Khi toán quân của ông Jabir đào sâu vào lòng đất thì gặp phải những tảng đá
cứng như sắt mà không ai di dời nó được. Họ báo cho Rosul (saw) biết,
Rosul (saw) liền đi xuống và dùng vật cứng như búa đập một cái thì cục đá
cứng đó tan nát như cát bụi.
• Lần khác, trong lúc toán của ông Baro đang đào chiến hào thì đụng phải tảng
đá cứng nên không thể đào tiếp tục được, họ báo cho Rosul (saw) biết thì
Người đến xem, Người lấy một vật cứng cầm trong tay để chuẩn bị đập tảng
đá đó, trước khi đập Người nói câu: “Bismilla (Nhân danh Allah)” rồi đập
mạnh vào tảng đá làm nó nứt ra thành hai mãnh và có ngọn lửa toát ra.
Rosul (saw) thấy vậy mới nói: “Allahu Akbar (Allah Vĩ Đại), Allah đã ban
cho Ta chìa khóa để mở cửa vào vùng đất Sham, và Ta thấy được dinh
thự màu hồng sáng chói của họ”. Rồi Người đập thêm lần nữa và nói rằng
Allah đã mở cửa cho Người (Muslim) cánh cửa vào vùng đất Farishi.
Người đập thêm lần thứ ba và báo cho mọi người biết là Allah đã mở cánh
cửa để vào vùng đất Yemen. Và lần đập cuối cùng tảng đá to kia đã trở
thành cát bụi…

:‫بين طرفي الخندق‬


6.33 - Ðóng quân giữa hai bên chiến hào Khanđak.

Ông Abu Suffiyan chỉ huy bốn ngàn binh sĩ Quraish, ba trăm ngựa chiến, một ngàn
con lạc đà do ông Osman ibnu Talha ibnu Abu Talha Al Abđary cầm cờ lệnh. Họ
tiến đến vùng Rawma giữa Al Jarfu và Zagobah đóng quân gần con đường nước
chảy (mỗi khi có mưa nhiều). Còn bộ lạc Gatfan có lực lượng sáu ngàn người thì
từ Nađđy đến đóng quân ở Zambun Nakmy gần núi Uhud. Những lực lượng này
đưa quân chuẩn bị để tấn công vào thành phố Medinah, làm cho mọi người dân
hoảng sợ rất nhiều, vấn đề này Allah đã phán:

‫ )إذ جآءوكم من فوقكم ومن أسفل منكم وإذ زاغت البصار وبلغت القلمموب الحنمماجر وتظنممون بممال‬:‫قال تعالى‬
.10:‫ هنالك ابتلى المؤمنون وزلزلوا زلزال شديدا( الحزاب‬.‫الظنزنا‬

“Khi chúng đến tấn công các người từ phía trên và phía dưới của các người và
cặp mắt (thất thần) của các người đảo lộn sang một bên và (vì quá sợ hãi), quả
tim (của các người) nhảy lên đến tận cổ và các người đâm ra nghĩ bậy về
Allah.” Suroh 33:10
Trang 9 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

Nhưng Allah đã củng cố tinh thần cho những người Muslim như sau:

‫ )ولما رءا المؤمنون الحزاب قالوا هذا ما وعدنا ال ورسوله وصممدق ال م ورسمموله وممما زاهممم إل‬:‫قال تعالى‬
.22 :‫ ألحزاب‬.(‫إيمنا وتسليما‬
“Và khi những người có đức tin thấy liên quân (địch), họ nói: “Ðây là điều mà
Allah và Sứ Giả của Ngài đã hứa với chúng tôi, bởi vì Allah và Sứ Giả của
Ngài nói sự thật.” Và điều đó chỉ làm tăng thêm đức tin và sự tuân phục của
họ (đối với Allah).” Suroh 33:22

Ngược lại đối với những kẻ ngụy thiện mà trong tâm của họ mang đầy bệnh tật thì
Allah phán:
.12:‫ )ما وعدنا ال ورسوله إل غرورا( الحزاب‬:‫قال تعالى‬
“...Allah và Sứ Giả của Ngài chỉ hứa với chúng tôi điều hão huyền.” Suroh 33:12

Lúc đó, Rosul (saw) đề cử ông Ummul Maktum ở lại để cai quản thành phố
Medinah, còn đàn bà và trẻ con thì ở trong nhà. Sau đó Người dẩn ba ngàn quân
Muslim đến núi Salu cấm quân tại đó để không ai tấn công từ phía sau được, còn
chiến hào Khanđak thì nằm chính giữa hai bên Muslim và Kafir (người đa thần).
Sau khi đến địa điểm đóng quân thì cũng là lúc lực lượng dân quân của Quraish tấn
công vào thẳng thành phố Medinah. Họ không ngờ trước mặt có một chiến hào xâu
và rộng nên ngựa thường không thể phóng qua đó được. Thấy vậy, ông Abu
Suffiyan nói: “Ðây là trận địa mà người Arab không bao giờ biết đến”. Ông
Suffiyan và đoàn quân Quraish cứ đi qua, đi lại trong sự tức giận mà không có
cách nào vượt qua được. Ngược lại, trong lúc này dân quân Muslim ở bên này cứ
phóng lao và bắn cung qua phía họ làm cho không ai có thể tiến đến gần chiến hào
được, còn họ dùng ngựa cứ phóng qua phóng lại bên kia để cho cát bụi bay tung
tóe nhằm không cho quân Muslim thấy rõ được họ đang làm gì. Họ cố gắng tìm
mọi cách để băng qua chiến hào nhưng đều tuyệt vọng. Phía bên này, người
Muslim cứ phòng thủ bằng tên, bằng ná và dùng đá ném vào họ, vì mãi lo trận
chiến mà những người Muslim và Rosul (saw) quên hẳn đi sự solah (hành lễ, cầu
nguyện) ban ngày, mãi đến khi mặt trời lặn hoặc lúc gần tối quân thù mệt mõi
không thể tấn công được nữa thì mọi người mới tuần tự đi solah. Vào thời điểm
này chưa có ban lệnh solah Al Khawfu (Solah sợ hãi) nên mọi người Muslim chỉ
solah bình thường như hàng ngày mà thôi.

Đến một ngày, những người đa thần gồm có ông Amru ibnu Abdu, Ikhrama ibnu
Abu Jahal, Ðoro ibnu Al Khottob, Nawfil ibnu Abdulloh và một vài người nữa đi
dọc theo chiến hào Khandak để xem xét thì họ thấy có một khoảng hơi hẹp, họ
nghĩ ở đây có thể cho ngựa phóng qua được nên họ làm thử. Không ngờ vừa băng
qua đường hầm thì họ bị ông Aly ibnu Abi Talib ® cùng đoàn quân Muslim cản
đường họ lại. Thế là ông Amru ibnu Abdu bên phía Quraish là một người rất khỏe
mạnh nhưng rất ác độc thách ông Aly ® có dám ra đánh tay đôi với ông không?
Ông Aly ® đồng ý và sau đó đánh ông Amru té ngựa, hai người vật lộn với nhau
Trang 10 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

một hồi thì ông Aly đã giết được ông Amru. Những người còn lại thấy vậy vứt bỏ
vũ khí và quân cụ để dể bỏ chạy, nhưng ông Nawfil ibnu Abdulloh phóng ngựa
gắp quá nên bị té trong chiến hào Khanđak rồi bị những người Muslim giết chết.

Trong thời gian hai bên đóng quân phòng thủ thì cũng có những sự đụng độ nhỏ
thường xảy ra. Cho nên, người Musrikin (người đa thần) đã thiệt mạng mười
người, còn bên Muslim tử vì đạo có sáu người, và ông Sađđu ibnu Muaz bị quân
địch bắn tên trúng vào cạnh mắt, ông cầu xin với Allah hãy để cho ông sống nếu
chiến tranh còn xảy ra nữa với quân Quraish. Nếu không, ông xin được chết bởi
vết thương này. Ông nói: “Tôi không mong ước gì hơn là đôi mắt tôi được chứng
kiến cảnh đau thương của bộ lạc Quraiđoh”.

‫غدر بني قريظة وأثره على سير الغزوة‬


6.34 - Sự lừa gạt của bộ tộc Quraiđoh và dấu vết của cuộc chiến.

Bộ tộc Bani Quraiđoh đã ký kết hiệp ước với Rosul (saw) như chúng tôi đã nói
phần trên. Nhưng sau đó, ông Huyai ibnu Akhtab lãnh đạo bộ tộc Bani An Nađir
đến gặp ông Kabun ibnu Asađ lãnh đạo bộ tộc Quraiđoh và hứa hẹn đủ điều. Vì
thế, bộ tộc Quraiđoh bội ước lời giao kết với Rosul (saw) để đi theo lực lượng
đồng minh có đông đảo người Quraish yểm trợ.

Bộ tộc Quraiđoh nằm về phía Nam của thành phố Medinah, còn những người
Muslim thì đa số sống ở vùng phía Bắc của Medinah. Cho nên, trong lúc người
Muslim ra trận thì hướng đó bị bỏ ngõ không có ai phòng thủ để bảo vệ những
người Muslim yếu đuối như phụ nữ, trẻ em và người già. Vì vậy, khi Rosul (saw)
được tin bộ tộc Quraiđoh có ý đồ tấn công từ phía đó thì Người đề cử ông
Musallamah ibnu Aslam chỉ huy hai trăm quân dân và ông Zaidu ibnu Harith lãnh
đạo ba trăm quân dân đến đó bảo vệ những người Muslim. Cùng lúc, Rosul (saw)
bảo hai ông Sad ibnu Muaz và Sad ibnu Ubadah cùng vài người nữa đến AnSar để
xem xét tình hình. Nhưng khi họ đến nơi thì không ngờ những người Do Thái đã
chuẩn bị sẵn sàng vũ khí để giết hết những người Muslim tại đó, họ dùng lời thóa
mạ Rosul (saw) như sau: “Ai là Sứ Giả của Allah? Chúng tôi không có giao ước gì
với Muhammad cả”. Đoàn người được Rosul (saw) gửi đi rất bực tức nên họ trở về
báo cáo với Rosul (saw). (Ađol và Qoroh có nghĩa là: Quraiđoh). Họ đã bội ước
như nhóm của Ađol và Qoroh đã bội ước và giết chết những người Muslim đi
truyền bá Islam ở Ar Rajieua.

Ðược hung tin đó, người dân hoảng sợ, lo lắng như Allah đã phán với ý nghĩa:
“...và cặp mắt (thất thần) của các người đảo lộn sang một bên và (vì quá sợ
hãi) quả tim (của các người) nhảy lên đến tận cổ và các người đâm ra nghĩ
bậy về Allah. Vào lúc đó, các tín đồ bị thử thách tột độ và dao động tinh thần
dữ dội...” Suroh 33 : 10-11.
Trang 11 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

Nhân cơ hội này, những người có trái tim bệnh hoạn và đạo đức giả nói:
“Muhammad đã hứa hẹn với chúng ta là sẽ chia của cải thu được từ Kasry và
Qoisar. Nhưng mọi lần chúng tôi đi giải quyết nhu cầu, cũng chưa an tâm vì lo
sợ”. Còn những người khác thì nói qua ý nghĩa mà Allah đã phán:
“...Allah và Sứ Giả chỉ hứa với chúng tôi điều hão huyền...” Suroh 33:12.
Một số khác thì nói:
13 :‫ )يآهل يثرب ل مقام لكم فارجعوا( الحزاب‬:‫قال تعالى‬
“Này hỡi người dân của Yazrib (Al Medinah)! Các người không thể cầm cự
nổi (truớc sức tấn công của họ). Bởi thế hãy tháo lui.” Suroh 33:13

Một số người Muslim yếu đuối khi nghe họ nói vậy thì hoảng sợ, nên đến xin phép
Rosul (saw) cho họ trở về nhà với lý do không ai bảo vệ vợ con, hay nhà cửa bỏ
ngỏ không ai trông như Allah đã phán:
.(‫إن بيوتنا عورة‬..)
“...nhà cửa của chúng tôi bỏ ngỏ.”

Khi Rosul (saw) nghe những lời lẽ ấy thì Người rất buồn và lo vì địch đang bao
vây mọi phía. Lúc ấy, Người lấy khăn trùm lên đầu để suy nghĩ, sau một thời gian
khá lâu thì Người gỡ khăn ra nói rằng có tin mừng từ Allah: “Allahu Akb’ar
(Allah Vĩ Đại), hãy thông báo với người Muslim là Allah sẽ ban sự chiến thắng
vẻ van cho chúng ta.”

Khi được lệnh của Allah, Rosul (saw) có ý định gửi người đi thương lượng với ông
Uyainu ibnu Houssna để họ được hưởng một phần ba của cải ở Medinah với điều
kiện là họ phải rời bỏ xứ ra đi cùng với bộ tộc Gotfan. Nhưng hai nhà lãnh đạo của
quần chúng Al Ansar là ông Sad ibnu Muaz và Sad ibnu Ubađah thì không bằng
lòng giải pháp của Rosul (saw) đưa ra có lợi cho họ: “Trước đây, chúng tôi cùng
với họ đã mù quáng tôn thờ những bục tượng, không ai chia sẻ của cải của nhau,
(cuộc sống của ai người nấy lo). Bây giờ do Hồng Ân của Allah, Allah đã ban cho
chúng tôi ánh sáng và cuộc sống, rồi chúng tôi lại chia sẻ với họ hay sao? Wallohy
chúng tôi thề có Allah làm chứng, chúng tôi không thể chia sẻ gì cả ngoại trừ bằng
cách dùng kiếm này.” Sau khi nghĩ lại thì hai nhà lãnh đạo này nói có lý, vì những
người Do Thái là những người đã bội ước lời hứa.

:‫تخاذل الطراف ونهاية الغزوة‬


6.35 - Kế hoạch của hai bên và chấm dứt chiến cuộc.

Allah là Ðấng Tạo Hóa Biến Thiên. Tất cả những gì trong vũ trụ là do ý muốn của
Ngài. Trong tình trạng khẩn trương tột độ như lúc bấy giờ, thì Allah đã an bài một
sự việc xãy ra bất ngờ. Ông Al Kosim Naiam ibnu Masoud Al Akhshay, thuộc bộ
lạc Gatfan, là người bạn của Quraish cũng như của người Do Thái đến trình với
Rosul (saw): “Hỡi Thiên Sứ của Allah! Tôi đã tuyên thệ theo Islam nhưng những
Trang 12 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

người trong bộ tộc của tôi thì không ai biết việc theo Islam của tôi. Người hãy ra
lệnh cho tôi bất cứ những gì tôi có thể làm được (để giúp Islam)”. Rosul (saw) nói:
“Ông là người duy nhất mà tôi nghĩ là ông có thể làm được. Ông hãy tỏ ra là
người bội ước với chúng tôi, bởi vì chiến tranh là sự mưu mô thủ đoạn ở đó.”

Sau đó, ông Al Kosim Naiam đi đến bộ tộc Quraiđoh. Khi gặp ông, họ hớn hở vui
mừng tiếp đón thật nồng hậu. Nhưng ông nói: “Các người đã biết tình thân hữu
giữa tôi với các người như thế nào rồi! Tôi nói ra đây với tư cách là bạn thân. Nếu
nghe được thì nghe bằng không thì coi như không có gì xảy ra cả”.
Họ cùng trả lời: “Ông cứ nói đi”.
Ông Naiam nói: “Các người đã chứng kiến những gì xảy ra với bộ tộc Qoinuko,
An Nađir rồi chứ gì? Nhưng những người của Quraish cũng như những người của
Gatfan đã nói những gì với các người? Họ có phải thân nhân họ hàng gì với các
người không? Các người đang sống trong mảnh đất thân yêu của các người, nơi
các người và ông bà các người đã lớn lên, lập nên sự nghiệp, đã sinh con, đẻ
cháu, đàn bà phụ nữ, những người làm việc (nô lệ) của các người. Họ là người
ngoài. Nếu họ chiến thắng thì họ hưởng trên mảnh đất của các người. Ngược lại,
nếu họ thất bại, họ rút về quê quán của họ và bỏ lại các người thì lúc đó những
người của Muhammad sẽ thanh toán và làm bất cứ những gì có thể với các người.
Lúc đó các người sẽ ra sao?”
Họ nghe vậy liền hỏi: “Vậy thì chúng tôi phải làm gì?”
Ông Naiam nói: “Ðừng tham chiến với họ cho đến khi nào họ chấp nhận trao cho
các người những con tin để bảo đảm (lời hứa của họ)”. Ông Naiam nói tiếp: “Tôi
đã đưa ra ý kiến của tôi”.
Sau đó, ông Naiam đi thẳng đến gặp những vị lãnh đạo của Quraish và nói với họ:
“Các bạn đã biết tôi với các bạn thân thiết như thế nào. Tôi xin có vài lời khuyên
cho các bạn có được không?”
Họ nói: “Ông bạn cứ nói”.
Ông Naiam nói: “Tôi nói với các bạn nhưng đừng có nói là tôi nhiều chuyện”.
Họ trả lời: “Không”.
Ông Naiam tiếp: “Những người Do Thái mà tôi quen biết đã hối hận vì họ đã bội
ước với Muhammad. Họ lo sợ sau khi các bạn rút quân về, họ sẽ không đối phó
nổi với Muhammad nên họ có ý đòi hỏi ở các bạn phải bảo đảm an toàn cho họ
bằng cách giao cho họ vài con tin để có gì họ dễ nói chuyện với các bạn. Nếu các
bạn bằng lòng thì họ tham chiến, bằng không thì họ không tham chiến. Nhưng theo
ý tôi thì các bạn đừng đưa những con tin để bảo đảm với họ, vì họ là người như
thế nào các bạn đã biết”. Sau đó ông bỏ đi gặp những người của Gotfan và cũng
nói giống như trên.

Qua những mẩu chuyện tự bịa ra để làm lung lay tinh thần đoàn kết, đồng minh
nhất trí của kẻ thù, quả thật nó đã có sự ảnh hưởng không ít trong lòng người tham
chiến nên đã bắt đầu có sự nghi ngờ, bất tin lẫn nhau. Sau đó, ông Abu Suffiyan
gửi sứ giả đến mời gọi những người của bộ tộc Quraiđoh tham chiến vào ngày mai.
Họ trả lời: “Hôm nay là ngày thứ Bảy, chúng tôi không di chuyển đi đâu cũng như
Trang 13 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

không tấn công ai, ngoại trừ người ta tấn công chúng tôi. Cũng vậy, chúng tôi sẽ
không tham chiến bên cạnh các người, ngoại trừ các người phải giao cho chúng
tôi vài con tin để bảo toàn trong trường hợp các người bỏ chúng tôi mà trở về quê
quán của các người”. Sau khi nghe qua, những người của Quraish và Gotfan nói:
“Wallohi (thề có Allah chứng giám), chúng tôi tin tưởng nơi anh, hỡi Naiam!”

Sau đó, Quraish lại gửi người đến với những người Do Thái và trả lời họ: “Chúng
tôi không gửi ai để làm con tin của các người cả. Hãy tham gia cuộc chiến!”
Nhưng không ai nghe ai nên sau đó hai bên đều nói: “Thề có Allah làm chứng, ông
Naiam đã nói sự thật”. Từ đó, nội bộ của đồng minh bắt đầu có sự nghi ngờ, bất
tin và tỏ ra bất bình với nhau vì không ai thành thật với ai cả.

Trong khi đó, những người Muslim cầu nguyện với Allah: “Ôi Alalh! Xin Ngài
hãy che chở và ban sự an tâm trong trái tim của chúng tôi”. Ðối với Rosul (saw),
Người chìm đắm trong sự cầu nguyện với những lời thỉnh cầu như sau: “Ôi Allah,
Ngài là Ðấng ban xuống những kinh sách, Ngài xử lý thật nhanh chóng. Xin
Ngài hãy ban sự chiến thắng đối với quân đồng minh. Ôi Allah! Xin Ngài hãy
ban sự chiến thắng và dẹp tan họ”.

Không bao lâu thì Allah đã ban xuống trận địa những trận gió lạnh và cho những
thiên thần của Ngài xuống giả làm binh lính. Tất cả những điều đó đã làm cho họ
run sợ giống như trận động đất đang xảy ra dưới chân họ, làm cho trái tim của họ
hoảng hốt, bối rối. Những trận gió thổi bay cả nồi chảo, lương thực và những túp
lều của họ. Rồi những luồng gió lạnh buốt giá như băng đổ xuống mình của họ
khiến họ lạnh run không chịu đựng nổi nên bắt buộc phải bỏ chạy.

Trong tình hình hỗn loạn đó, Rosul (saw) bảo ông Huzaifah đi qua bên trại của
địch để dò xét tình hình. Ông Huzaifah đã nhập vào trong trại của họ mà không ai
hay biết. Trong khi quân địch lạnh cóng thì đối với ông Huzaifah thì ngược lại, ông
cảm thấy ấm áp như đang tắm hơi nước nóng. Khi ông trở về thông báo với Rosul
(saw) là quân địch không chịu nổi cảnh tượng này nên sửa soạn, cuốn gói lên
đường và đêm đó mọi người đều được ngủ yên giấc.

Sáng thức dậy, những người Muslim nhìn qua bên kia chiến tuyến thì không thấy
động tĩnh gì cả và không thấy một bóng dáng quân địch nào, như Allah đã phán
như sau:
(‫ )ورد ال الذين كفروا بغيظهم لم ينالوا خيممرا وكفممى الم المممؤمنين القتممال وكممان الم قويمما عزيممزا‬:‫قال تعالى‬
.25.‫الحزاب‬
“Và Allah đẩy lui những kẻ không tin ra đi trong giận dữ. Chúng không thu
được một mối lợi nào. Và Allah đủ giúp những người tin tưởng chiến đấu. Bởi
vì quả thật Allah Toàn Lực, Toàn Năng.” Suroh 33:25

Cuộc chiến này bắt đầu vào tháng Shawal năm thứ Năm của Hidry và chấm dứt
vào tháng Zul Qođah. Đó là những kế hoạch mà kẻ thù của Islam đã chuẩn bị qui
Trang 14 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

mô nhằm tấn công dẹp tan Medinah để những người Msulim không còn chỗ đứng
mà truyền bá đạo giáo Islam nữa. Nhưng con người muốn đâu bằng Allah định. Tất
cả những kế hoạch, thủ đoạn của họ đã bị Allah dẹp tan, không còn sự đoàn kết để
liên minh với nhau nữa. Những bộ lạc nhỏ đã học được bài học, người Arab và
người Do Thái không còn tin tưởng nhau nên từ đó họ không còn liên minh với
nhau nữa mà mỗi bộ tộc tự túc lo lấy. Từ đó không ai dám tấn công Medinah như
Rosul (saw) đã nói: “Bắt đầu từ ngày hôm nay, nếu muốn thì chúng ta sẽ tiến
quân tấn công họ, còn họ thì không dám khiêu chiến với chúng ta nữa”.

‫غزوة بني قريظة‬


6.36 - Trận chiến với Bani Quraiđoh.

Khi kết thúc trận chiến Khanđak, Rosul (saw) trở về nhà bà Ummul Salma (r)
trong tình trạng rất mệt mõi, vừa vào nhà thì Người thay đồ đi tắm để cho khỏe
khoắn, nhưng trong lúc Người đang tắm thì thiên thần xuất hiện và ban lệnh cho
Người hãy gấp rút kéo quân đến bao vây bộ tộc Quraiđoh. Thiên thần nói với
Người: “Tôi sẽ đi trước Người để làm cho họ hoang mang và mất tinh thần để
không chuẩn bị đối phó kịp thời, sau đó Người hãy dẩn quân đến đó”.

Nói xong thì thiên thần ra đi, Rosul (saw) vội tạt vài gáo nước cho mát rồi thay đồ
đến gặp quần chúng ra lệnh rằng: “Những ai nghe lệnh này đều phải thi hành,
hãy tạm gát lại giờ solah Asar (hành lễ, cầu nguyện buổi chiều) mà đến bộ tộc
bani Quraiđoh rồi hành lễ tại đó”. Rasul (saw) giao lệnh cho ông Ummul
Maktum ở lại cai quản Medinah, còn cờ lệnh thì Người giao cho ông Aly ibnu Abi
Talib ® nắm giử. Phân công xong, Rosul (saw) dẩn một toán quân tiến về nơi cư
trú của bộ tộc Quraiđoh, khi thấy Rosul (saw) đến, họ lên tiếng chửi bới với những
lời lẽ không lịch thiệp chút nào, Rosul (saw) làm như không nghe cứ dẩn những
người li hương và những người dân An Sar đến nơi có giếng nước Ana rồi dừng
chân ở đó. Số người Muslim còn lại được ông Aly ® chia ra nhiều nhóm đã đến
nơi hẹn, một số thì đã dừng chân solah Asar (hành lễ, cầu nguyện buổi chiều) ở
dọc đường, một số thì chấp hành chỉ thị của Rosul (saw) là đến điểm hẹn mới solah
Asar dù đã qua giờ.

Trong tình hình căng thẳng nhưng những Muslim rất can đảm và tự tin vì họ nghĩ
rằng Allah sẽ ban cho họ chiến thắng quân thù. Những người Muslim bao vây
vòng đai không cho kẻ thù ra vào nhưng mai mắn là hai bên không xảy ra cuộc
giao chiến nào. Thời gian bao vây kéo dài làm những người Do Thái bực dọc
nhưng lo lắng, họ tỏ ý muốn trao đổi ý kiến với những người bạn của họ xưa kia
nay đã đi theo Muhammad (saw), họ yêu cầu Rosul (saw) cho ông Aba Lubabah
đến nói chuyện với họ và Rosul (saw) bằng lòng. Khi họ vừa thấy ông Aba
Lubabah đến thì tất cả bọn họ ràng rụa nước mắt và kêu la nhờ ông cầu cứu. Họ
hỏi ông Aba Lubabah: “Có phải ông đến qua lệnh của Muhammad không?” Ông
Aba Lubabah trả lời: “Ðúng vậy” và ông còn ra dấu hiệu đưa bàn tay kéo dọc
Trang 15 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

ngang cổ, có ý nghĩa là: “các người sẽ bị giết vì các người đã phản bội Allah và
Sứ Giả của Ngài”. Nhưng sau đó, ông rất ân hận đã lỡ lời nên ông không cùng về
với Rosul (saw) mà lại đi thẳng đến Masjid Nabawy (Thánh đường Nabawy) rồi tự
trói tay của ông vào cột Masjid và thề là sẽ không tháo ra đến khi nào Rosul (saw)
tha lỗi mà thôi. Đến khi Rosul (saw) biết được việc này thì Người nói rằng: “Nếu
ông ta trở về thông báo với tôi thì tôi sẽ tha thứ cho ông ta, nhưng nếu ông ta đã
tự hành hạ mình như vậy thì hãy chờ Allah ban lệnh xuống vậy”.

Như đã nói, cuộc bao vây kéo dài làm cho tinh thần của bộ tộc Quraiđoh suy xụp
và lương thực dần dần cũng cạn. Cứ như thế trôi qua hai mươi lăm ngày đêm, lúc
mà họ không còn chịu đựng được nữa thì Rosul (saw) ra lệnh cho họ, đàn ông
đứng qua một bên, còn phụ nữ và trẻ con thì đứng qua bên đối diện. Lúc ấy, những
người Do thái bắt đầu rung sợ nên đòi hỏi để cho những vị trưởng tộc của Al Awfu
xét xử họ, như vậy sẽ tốt với họ giống như tình trạng của trưởng tộc Al Qainuko
thuộc bộ lạc Bani Qainuko. Thế là, Rosul (saw) đề cử ông Sad ibnu Muaz đến xét
xử họ thì họ rất hài lòng.

Nhưng ông Sad thì đang nằm dưỡng bệnh ở Medinah vì bị thương trong trận chiến
Khanđak vừa qua. Cho nên, Rosul (saw) cử người trở về Medinah để ông Sad lên
lưng con lừa chở ông đến gặp Rosul (saw), và Người nói với ông Sad rằng: “Hãy
đến nói chuyện phải quấy với những người thân thuộc của ông trước kia đi!”
Ông Sad vâng lệnh đến đó thì họ xúm lại bao vây ông để dò la tin tức. Họ nói với
ông rằng: “Hỡi Sad! Hãy cư xử tốt đẹp với những người thân thuộc của ông”. Ông
im lặng không trả lời tiếng nào nhưng họ cứ hỏi mãi nên ông Sad mới trả lời: “Tôi
đến đây để nói sự thật, không sợ một ai cả ngoại trừ Allah, vì sự thật đã rõ ràng”.
Sau khi họ nghe qua lời phán xử của ông Sad thì một số đã biết số phận của họ
những giờ phút tới sẽ như thế nào nên họ tìm thân nhân để tâm sự trong những giờ
phút còn lại.

Khi ông Sad thông báo là chiếu theo luật của họ (người Do Thái) là sẽ tử hình tất
cả những người đàn ông, còn đàn bà và con nít sẽ được tha với điều kiện trở thành
nô lệ, những đồ đạt của cải sẽ bị tịch thu. Nói xong, ông Sad trở về báo cáo với
Rosul (saw) thì Người nói rằng: “Ông đã xử lý theo những luật lệ đã được truyền
xuống từ trên bảy tầng trời”. Ðây là giáo luật chiếu theo kinh sách của người Do
Thái nên họ đành chấp nhận mà không dám than van. Sau khi ông Sad ibnu Muaz
xử lý xong thì người Muslim đưa đàn ông Do Thái từ đó về Medinah và nhốt tất cả
ở nhà bà Al Harith thuộc bộ tộc An Najar để chờ xử tội... Còn một số người trong
bộ tộc này đã đi theo Islam trước khi bị bao vây nên họ đã được thoát thân, người
Muslim tịch thu tất cả những vũ khí của họ được hơn một ngàn năm trăm cây
kiếm, ba trăm áo giáp, hai ngàn cây lao, năm trăm dụng cụ chiến đấu khác, cùng
nồi, xoong, chảo, bếp, ngựa, lạc đà và những cầm thú khác… Những đồ vật nào có
nhiều mà không cần thiết để dùng thì được đem đến Nađđy bán lại hay đổi lấy vũ
khí. Còn những chiến lợi phẩm khác thì được chia ra một phần năm cho những
người tham gia trận chiến và cộng thêm vườn cây chà là và thú vật. Một phần
Trang 16 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

chiến lợi phẩm được chia cho người đánh bộ, còn ai có ngựa tham chiến thì ba
phần, nghĩa là một phần cho chủ và hai phần cho ngựa. Rosul (saw) cũng được
hưởng phần chia như bao người khác nhưng thêm một người phụ nữ để giúp việc,
đó là bà Raihannah con ông Zaid ibnu Amru ibnu Khonakoh. Phần này có sử ghi
lại là bà bị bắt làm tù binh nên trao cho Rosul để giúp việc nhà của Người. Nhưng
cũng có sử ghi là sau này Rosul (saw) giải phóng cho bà được tự do rồi cưới về
làm vợ để bà được sống thoải mái như những người vợ khác của Rosul (saw),
nhưng bà Raihannah chỉ sống chung với Rosul (saw) cho đến Hajj Wida thì bà qua
đời.

Còn phần ông Sad ibnu Muaz sau khi xử lý quần chúng của ông xong thì ông được
đưa về ở trong túp lều gần Masjid (thánh đường) để Rosul (saw) và những người
Muslim chăm sóc cho vết thương của ông. Nhưng không may trong lúc ở đây thì
ông bị những con cừu chạy băng qua lều của ông và chúng dẩm đạp lên vết thương
làm máu chảy quá nhiều nên rồi qua đời tại đó. Thi hài của ông đã được những vị
thiên thần và những bạn hữu Muslim đưa đến nơi an nghĩ cuối cùng.

Riêng ông Aba Lubabah thì tự cột mình vào cột trụ ở Masjid trong vòng sáu đêm.
Đến giờ solah (hành lễ, cầu nguyện) thì vợ ông đem nước đến để ông lấy nước
wudu, solah xong thì ông tự trói mình lại, mãi đến khi Allah truyền lệnh cho Rosul
(saw) tại nhà của bà Ummul Salma chấp nhận sự ăn năn, xám hối của ông thì mọi
người chạy đến báo cho ông Lubabah biết và định tháo dây ra, nhưng ông không
bằng lòng mọi người tháo dây cho ông mà ông đợi Rosul (saw) đến solah Fajar
(hành lễ, cầu nguyện buổi sáng) thì tự tay Người tháo ra.

:‫مقتل أبي رافع سلم بن أبي الحقيق‬


6.37 - Cái chết của ông Abi Rofiau Salam ibnu Abi Al Hakikoh.

Sau khi xử lý bộ tộc Quraiđoh thì năm người trong bộ tộc Al Khojzad tức tốc lên
đường đi tìm ông Abi Rofiau Salam ibnu Abi Al Hakikoh để giết, vì họ đã chứng
kiến cái chết của ông Kabun ibnu Al Ashraf và muốn lấy lại danh dự như bộ tộc Al
Awfu đã làm. Ông Abi Rofiau Salam ibnu Abi Al Hakikoh là một thương buôn,
lãnh đạo của quần chúng Do Thái tại Khoibar và là một trong những vị lãnh đạo
của Do Thái đã tìm đến Quraish để khích động và đồng minh với họ nhằm tấn
công Medinah trong trận Al Ahzab.

Năm người bộ tộc Al Khokzad đi đến Husnah gần Khoibar thì mặt trời vừa lặn.
Ông Abdulloh ibnu Utaikah, người chỉ huy trong nhóm nói với đồng bạn: « Các
bạn cứ ở đây, ta sẽ đi dọ thám tình hình một mình, biết đâu ta lén vào được trong
nhà hắn để hành động». Thế là ông Abdulloh lấy đồ che đầu lại rồi tiến đến gần
cửa một ngôi nhà (nhà tập thể chỉ có một cửa ngõ ra vào), ông ngồi xuống giả dạng
như người trong nhà mà hô to rằng: « Hỡi Abdulloh! Nếu ngươi muốn vào nhà thì
Trang 17 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

vào đi, nếu không vào ta sẽ đóng cửa lại», sau đó ông Abdulloh ibnu Utaikah tự
mỡ cửa vào nhà và kiếm chỗ nằm xuống như những người đang sống trong ngôi
nhà đó. Ông nằm chờ cho mọi người đều ngủ yên giấc thì ông lấy chìa khóa ra mở
cửa sẵn nếu gặp bất trắc thì dễ bề tẩu thoát. Sau đó, ông liền tìm đến phòng của
ông Abi Rofiau. Mỗi lần đi ngang qua phòng nào ông đều khóa lại bên trong. Nếu
có động tĩnh gì, người ở trong không chạy ra được, như vậy ông sẽ rảnh tay giết
ông Aba Rafiau. Khi ông tìm đến phòng của ông Abi Rafiau thì trong phòng đã tắt
hết đèn nên tối thui không thấy rõ đường đi nước bước. Khi nhìn vào thì thấy một
người nằm giữa đám con trẻ. Vì không thấy rõ ai là ai, nên ông Abdulloh làm bộ
gọi: « Hỡi ông Aba Rafiau! » Ông ta nghe tiếng người gọi nên trả lời: « Ai gọi tôi
vậy? » Khi nghe tiếng ông Aba Rafiau trả lời thì ông Abdulloh tiến đến dùng cây
kiếm trên tay đánh vào người ông Aba Rafiau thế là ông Aba Rafiau ngã xuống
gần như bất tỉnh. Láng giềng nghe tiếng động liền hỏi: « Có chuyện gì vậy, hỡi ông
Aba Rafiau ? » Ông ta trả lời với giọng nhỏ vì vết thương trên mình: « Người nhà
của tôi đánh lầm tôi ». Khi nghe vậy, ông Abdulloh liền đánh ông ta thêm một lần
nữa nhưng không giết ông ta mà chỉ chĩa lưỡi kiếm vào bụng, xong liền xóc ông ta
lên lưng định bắt cóc đem về. Ông vừa khiêng, vừa mở từng cánh cửa để đi ra.
Đêm thì tối thui mà không rõ đường đi nước bước, mắt thì lại yếu mà lại khiêng
nặng trên lưng, cho nên ông vấp phải cái thang rồi hai người cùng té nhào xuống
đất đụng vào cánh cửa nên ông Abdulloh bị thương ở chân. Ông Abdulloh cố nhịn
đau mà tìm nơi trốn gần cánh cửa. Khi nghe tiếng gà gáy vào hừng sáng, ông tỉnh
dậy và nghe người ta bàn tán là ông Aba Rafiau đã bị đánh chết. Ông Abdulloh
liền tìm cách lén chạy về báo cáo với đồng bạn về chuyến xâm nhập vào nhà và đã
giết ông Aba Rafiau như thế nào. Khi toán người này trở về báo cáo với Rosul
(saw) về chuyến đi phục kích thành công đó nhưng ông Abdulloh đã bị thương ở
chân, Rosul (saw) đến dùng tay vuốt lên vết thương của ông Abdulloh. Lạ thay,
Người vừa rút bàn tay cao quý của Người ra thì vết thương đã lành lại như cũ, và
từ đó ông Abdulloh ibnu Utaikah không hề cảm thấy đau đớn, như không có gì xảy
ra.

‫أسر ثمامة بن أثال سيد اليمامة‬


6.38 - Tích sử của ông Thamama ibnu Asal, lãnh đạo của bộ tộc Al Yamama.

Ông Thamama ibnu Asal là một người lãnh tụ của bộ tộc Al Yamama, là một trong
những người rất thù ghét Rosul (saw) và tôn giáo mà Người đang truyền bá từ lâu.
Khi ông Musailamatul Kazzab (người chuyên môn nói láo) biết được sự thể này thì
ông đến rỉ tai lời ra tiếng vào để kích động ông Thamama đi giết Rosul (saw). Vào
tháng Al Muharram, năm thứ sáu của niên lịch Hidry thì ông Thamama lên đường
để kiếm Rosul (saw).

Trong khi đó, Nabi (saw) đề cử ông Muhamad ibnu Muslima mang theo ba chục
người đến Ðoriya, cách Medinah khoảng bảy ngày đường về hướng Al Boshro để
Trang 18 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

trừng trị bộ lạc Bani Bak ibnu Kilab. Trên đường đoàn quân trở về thì tình cờ họ
gặp ông Thamama nên bắt ông ấy về Medinah rồi trói ông ấy lại vào cột của
Masjid (thánh đường). Khi Rosul (saw) đi hành lễ thì thấy ông Thamama bị trói
trong Masjid thì hỏi: « Hỡi ông Thamama ! Có chuyện gì vậy?». Ông Thamama
trả lời: « Hỡi Muhamad ! Ta không có gì cả, vẫn bình thường. Nếu ngươi muốn
giết ta thì hãy giết phứt đi. Nếu muốn ban ân huệ thì cứ tự nhiên, ta không quên ơn
đâu. Nếu ngươi cần chuộc tiền thì cứ nói giá bao nhiêu, ta sẽ trả !!! ». Rosul (saw)
thấy ông ấy có hành động bực bội và lớn tiếng nên Người bỏ đi. Qua ngày hôm
sau, Người cũng đến trao đổi vài câu với ông ấy, đến ngày thứ ba Người cũng đến
trò chuyện với ông ấy vài lời rồi Người ra lệnh cho người thả ông ấy đi. Khi được
cởi trói thì ông Thamama không bỏ đi mà ông đi tắm rồi xin Rosul (saw) cho ông
vào Islam. Sau đó, ông tự thú tội với Rosul (saw) về mục đích chuyến đi vừa rồi
như sau: « Thề có Allah làm chứng, trên thế gian này, gương mặt duy nhất mà ta
đã từng ghét là gương mặt của Ngươi, hỡi Sứ Giả của Allah. Nhưng nay, nó đã trở
thành gương mặt mà ta yêu thương nhất. Ta thề có Allah làm chứng, không có tôn
giáo nào trên thế gian này mà ta đã từng ghét nhất bằng tôn giáo của Người
truyền bá. Nhưng nay, nó đã trở thành tôn giáo mà ta tôn trọng nhất. »

Sau đó, trên đường trở về quê hương thì ông Thamama ghé qua Mecca để làm
Umroh (đi bảy vòng Kab’ah và đi sa-y). Tại đây, ông thấy những người bạn
Quraish xưa kia đã từng chỉ trích và chê bai Islam, nên ông nói với họ: « Thề có
Allah làm chứng, từ nay trở đi, chúng tôi sẽ không mua bán ngũ cốc gì với các
người từ Yamamah nữa cho đến khi nào Rosul Muhammad (saw) cho phép ». Từ
đó, ông không bán ngũ cốc cho những người Quraish nữa nên càng ngày dân
Quraish càng thiếu lương thực để ăn. Người dân Quraish phải tìm mọi cách liên lạc
với gia quyến của Rosul (saw) để nhờ Rosul (saw) can thiệp với ông Thamama, và
Rosul (saw) bảo người viết thư cho ông Thamama nên tiếp tục mua bán trở lại với
Quraish.

:‫غزوة بني لحيان‬


6.39 - Cuộc chiến với Bani Lahyan.

Bộ tộc Bani Lahyan nằm ở vùng Al Hijaz, gần ranh giới của Osfan, đây là bộ tộc
của những người đã phục kích rồi giết những người Muslim được Rosul (saw) gửi
đi truyền bá Islam tại Ar Rojieau. Trong thời gian bận rộn, Rosul (saw) tạm thời
chưa tính sổ với họ. Cho đến khi giải quyết xong trận chiến Al Ahzab và an tâm là
kẻ thù không dám tấn công Medinah nữa thì Người bảo ông Ummul Maktum ở lại
quản lý Medinah, còn Người đích thân dẩn hai trăm quân cùng hai chục ngựa chiến
tiến về Botnon Goro ở giữa thung lũng Amjah và Osfan (nơi mà những bạn hữu
của Người trước kia bị bộ lạc này giết). Khi đến nơi, Rosul (saw) cùng đoàn quân
dừng lại và cầu xin (đu’a) Allah cho họ rồi đóng quân tại đó hai ngày, lúc đó vào
tháng Robiul Awwal, năm thứ Sáu Hidry. Phần những người của bộ tộc Bani
Lahyan thấy Rosul (saw) dẩn quân Islam đến thì bỏ chạy lên đỉnh núi cao để ẩn
Trang 19 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

trốn. Cho nên khi Rosul (saw) gửi mười người cởi ngựa chiến đi thăm dò tin tức
nơi bộ tộc Osfan và xem tình hình của họ với Quraish ra sao thì không thấy một
bóng người. Rồi Người đưa quân đến Karoul Gomim thì cũng không thấy một ai
chống đối, cho nên Người dẩn đoàn quân trở về Medinah sau mười bốn đêm vắng
bóng tại thành phố này.

..‫سيرة العيص وإسلم أبي العاص زوج زينب بنت رسول ال صلى ال عليه وسلم‬
6.40 - Cuộc ra đi ở Al Asiso và Islam của ông Abi Al Asy, chồng của bà Zainob
(con gái lớn của Rosul (saw)).

Vào tháng Jamađul Ula của năm thứ Sáu Hidry, có tin cho Rosul (saw) biết rằng
ông Abu Al Asy ibnu Ar Robiau, (tức chồng của bà Zainob, con gái của Rosul
(saw)) đang cầm đầu một đoàn thương buôn đang trên đường từ Sham trở về
Mecca. Người liền ra lệnh cho ông Zaid ibnu Harith dẩn hơn hai trăm bảy chục
người đi đến Al Asiso ngăn chặn đoàn thương buôn này, chủ yếu của Người là phá
vỡ những đường dây liên quan đến kinh tế của bọn Quraish. Nhưng khi đến nơi,
đoàn quân của ông Zaid chặn đoàn thương buôn lại rồi bắt tất cả đàn ông đưa về
Medinah để làm tù binh, còn hàng hóa thì bị tịch thu đưa vào công quỉ.

Bà Zainob hay tin chồng mình bị bắt và đang ở Medinah thì cũng đến thăm ông
Abu al Asy. Sau vài lời tâm sự thì ông Abu al Asy nhờ bà đi can thiệp với Rosul
(saw) cho ông nhận lại tất cả những đồ vật lớn nhỏ mà người Muslim đã tịch thu.
Bà Zaynob về báo cho Rosul (saw) biết sự yêu cầu của chồng, nghe xong thì
Người kêu gọi mọi người nên hoàn trả tất cả những hàng hóa lại cho họ mà không
thiếu một vật gì.

Ông Abu al Asy là một trong những người hành nghề làm thương buôn, tuy ông
không giàu có hay không phải là một nhà thương gia tầm cở, nhưng ông cũng là
một trong những người có tiếng tăm vì sự thành thật trong việc buôn bán của ông.
Sau khi nhận lại tất cả hàng hóa và được Rosul (saw) cho mang về Mecca để trao
trả lại cho chủ nhân của nó thì ông quay trở lại Medinah, trước hết là đọc câu tuyên
thệ vào Islam và sau đó xin Rosul (saw) cho hai vợ chồng ông được đoàn tụ bên
nhau. Thế là, sau ba năm rưỡi hai người xa cách, nay được Rosul (saw) cho phép
hai người trở lại sống chung với nhau, nhưng phải làm lễ Nikah (đám cưới) cho hai
người. Trong thời gian này, Allah chưa truyền xuống những giáo luật liên quan đến
vấn đề hôn nhân của người Muslim. Sau chuyện này, Rosul (saw) tổ chức cho từng
toán quân nhỏ để ngăn chận sự cướp bóc dọc đường mà xưa nay những đoàn
thương buôn thường bị đột kích, và không cho quân địch có thời cơ đột nhập vào
thành. Nhờ vậy, Rosul (saw) có thời gian để chuẩn bị tấn công bộ tộc Bani Al
Mustolaq.

:‫غزوة بني المصطلق وهي غزوة المريسيع‬


Trang 20 chương 6b
Chanlyislam
Tiểu sử Nabi Muhammad (saw)

6.41 - Trận chiến với Bani Al Mustolaq hay trận Al Murisia.

Bộ tộc Banu Al Mustolaq lúc đầu là một phần tử của bộ tộc Khoja’ah, sau này đa
số những người dũng cảm của bộ tộc Khoja’ah đã đi theo Islam, họ thường bàn
thảo với Rosul (saw) những điều lợi ích cho hai bên. Ngược lại, bộ tộc Bani Al
Mustolaq thì đi theo Quraish và cứ tìm cách tấn công Rosul (saw). Khi nhận được
tin là nhóm này chuẩn bị tấn công người Muslim nên Rosul (saw) bảo ông
Buraiđah ibnu Al Houssien đi dò tình hình xem họ muốn gì? Sau khi thăm dò tin
tức thì biết rằng họ đang đóng quân ở Al Marisia về hướng Kudai, nằm gần ven
biển nơi có nhiều nguồn nước để chuẩn bị tấn công người Muslim.

Vào hai đêm của tháng Shaban năm thứ sáu Hidry (có sử ghi lại là năm thứ Năm
Hidry). Rosul (saw) cử ông Zaid ibnu Harith ở lại quản lý Medinah (có sử ghi là
người khác nhưng ai không quan trọng), còn Rosul (saw) đích thân dẩn bảy trăm
sohabah (những bạn hữu của Người) đến nơi kẻ thù đang đóng đô tấn công bất ngờ
làm họ trở tay không kịp, một số thì chết dưới gươm đao, một số thì bị bắt làm tù
binh, trong đó có phụ nữ và trẻ em, và tịch thu được một số chiến lợi phẩm. Trong
số phụ nữ bị bắt làm tù binh có bà Juwairiyah bintu Al Harith ibnu Abi Ðororo,
lãnh đạo bộ tộc Al Mustolaq. Khi Rosul (saw) dẩn đoàn quân chiến thắng trở về
đến Medinah thì Người ra lệnh thả bà Juwairiyah được tự do, và sau đó Rosul
(saw) chính thức đến hỏi cưới bà về làm vợ, bà đồng ý và chấp nhận Islam từ ngày
đó. Nhân dịp này, những người Muslim thả hơn một trăm người của bộ tộc này
được tự do, nhưng sau đó họ đều vào Islam và nói rằng: « Rosul (saw) là anh rể và
cũng là anh vợ của chúng tôi». Bà Juwairiyah sau khi trở thành mẹ của những
người tin tưởng thì bà đã góp công làm nhiều điều tốt đẹp cho Islam và dân tộc của
bà.

Trên đây chỉ tóm lược câu chuyện lịch sử về trận chiến với bộ lạc Bani Al
Mustolaq mà không đi sâu nhiều vào chi tiết. Quan trọng ở đây là sau khi Rosul
(saw) cưới bà Juwairiyah ® thì những người trong bộ tộc của bà đều theo Islam.
Nhưng bên cạnh đó có xảy ra một vài điều đáng tiếc do những người đạo đức giả
dựng lên để gây sự hoang mang, chia rẽ trong hàng ngũ người Muslim, nhất là
trong cộng đồng mới hình thành và cả gia đình của Rosul (saw) nữa.

Trang 21 chương 6b
Chanlyislam

You might also like