You are on page 1of 14

JAN AMOS KOMENSKY

I- Sơ lược tiểu sử và bối cảnh thời đại


1.1 Tiểu sử
Jan Amos Komensky là một nhà thần học, nhà giáo dục học và nhà triết học
uyên bác của Cộng Hòa Czech. Sự ảnh hưởng của ông đối với hậu thế còn lớn hơn
rất nhiều so với thời kì của ông.
Ông sinh ngày 28/03/1592 tại miền đông nam Moravia, Cộng hòa Czech. Cho
đến ngày nay, người ta vẫn chưa xác định được nơi sinh cụ thể của ông. Có người
cho rằng ông sinh ra tại Knomna, một làng mà cha mẹ ông đã sinh sống. Tên của
ông cũng được đặt theo tên của vùng quê này (Komna- Komensky). Cũng có giả
thuyết cho rằng Komenxky sinh ại Nivnice, nơi ông đã trải qua thời thơ ấu. Một khả
năng nữa là Uhersky Brod, Đây là nơi mà thuở bé ông thường lui tới.
Komensky xuất thân từ một gia đình trung lưu được trọng vọng. Cha ông là
chủ một xưởng xay bột ở ven thị trấn. Ông được hưởng một tuổi thơ êm đềm bên
những quả đồi nằm lặng yên, cánh đồng cỏ ngọt ngào và những vùng nho tuyệt đẹp
của vùng Moravia. Thế nhưng năm ông 12 tuổi, cha mẹ ông qua đời vì dịch bệnh,
Komensky được bà Zuzana mang về nuôi. Nhưng chưa đầy hai năm, đoàn kị binh
Hungari kéo đến, uy hiếp nhân dân, đốt phá làng mạc, khiến cho Komensky phải đi
ở nhờ nơi khác.
Năm ông 16 tuổi (1608), ông theo học tại một trường chuyên tiếng Latinh của
Cộng hòa Czech tại thành phố Prerov. Trong ba năm theo học ở đây, ông đã có thêm
chữ “Amo” trong tên của mình. Nhờ có trí thông minh và kết quả học tập xuất sắ,
Komensky được gửi sang Đức học đại học. Sau khi tốt nghiệp tại Herborn và
Hidelberg, ông trở về Moravia vào năm 1614. Trong hồi kí của của ông, Komensky
cho biết, do không có tiền đi tàu xe, ông đã phải đi bộ gần 700km để trở về tổ quốc.
Tuy nhiên, nhờ có sức khỏe và niềm háo hức trở về đất mẹ, ông không hề cảm thấy
mệt mỏi. Hai năm sau vào năm 1616, ông được phong làm mục sư.
Đến năm 1618, ông được lên làm hiệu trưởng một trường đại học tại Fulnek.
Cũng trong năm này, Ở Crezch, nổ ra chiến tranh tôn giáo giữa những tín đồ Cơ đốc
giáo và tín đồ theo đạo Tin lành. Đất nước Czech nổ ra chiến tranh tôn giáo giữa
những tín đồ Cơ đốc giáo và tín đồ theo đạo Tin lành. Đất nước Czech bước vào
thời kì đen tối, Komensky cũng như những người theo đạo Tin lành khác phải chịu
biết bao sự đọa đày, khổ cực và nghèo đói. Một thời gian sau, vợ và hai đứa con nhỏ
của ông qua đời vì dịch bệnh. Đến năm 1628, sau 7 năm sống chui lủi trên quê
hương mình, ông cùng một nhóm nguời Tin lành chạy trốn sang Ba Lan. Kể từ đó,
ông phải sống lưu vong đến suốt đời.
Trong suốt 42 năm cuối đời, Komensky đã lưu lạc sang nhiều nước châu Âu.
Trong suốt quãng đời còn lại, ông phải sống cuộc sống nghèo khổ của người dân tị
nạn. Ông đã đi qua nhiều nước, từ Ba Lan ông sang Thụy Điến, Anh, Hungari, và
cuối cùng là Hà Lan để nghiên cứu và viết sách, với hi vọng sẽ có ngày trở về xây
dựng lại đất nước.

1
Komensky qua đời vào ngày 15/11/1670, thọ 78 tuổi. Thi hài của ông chôn
cất tại vùng ngoại ô Amstecdam. Một thời gian dài ngôi mộ rơi vào lãng quên. Mãi
đến năm 1937, tức là 267 năm sau khi qua đời, chính phủ Czech mới có điều kiện
hoàn tất việc xác định phần mộ và sửa sang, xây bảo tàng, dựng tượng kỉ niệm ngay
tại thị trấn Naarden là nơi Komensky yên nghỉ trên đất Hà Lan.
1.2 Bối cảnh thời đại
Như ở trên đã đề cập, năm 1618, đất nước Czech xảy ra cuộc chiến tranh
tôn giáo giữa tín đồ Cơ đốc giáo và tín đồ đạo Tin lành. Bởi vậy, Komensky đã
chịu biết bao khổ cực, và nghèo đói. Ông đã phải tha hương cầu thực nơi xứ
người và lưu lạc tại rất nhiều quốc gia như Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Hungri.
Komensky và những người cùng cảnh ngộ luôn hi vọng sẽ có một ngày trở lại
quê hương. Chính vì thế, họ luôn cố gắng chuẩn bị cho công cuộc xây dựng lại
Tổ quốc đã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Và họ nhận thức được rằng, giáo
dục sẽ đóng vai trò thiết yếu trong việc này.
Cuộc đời của ông được miêu tả bởi sự lưu lạc, tuyệt vọng và hỗn loạn. Tuy
nhiên trong suốt thời gian lưu lạc đó, ông đã để lại cho đời hơn 200 cuốn sách và
nhiều bản thảo có giá trị. Nhờ những tác phẩm của mình mà ông đã nổi tiếng
khắp châu Âu.
+ Năm 1631, ông cho xuất bản cuốn sách giáo khoa bằng tiếng Latinh
“Ngữ pháp nhập môn”. Trong cuốn sách này, ông đã khuyến cáo rằng, các giáo
viên phải sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh để dựa vào đó mà giúp cho học sinh
hiểu được những từ ngữ xa lạ. Ông còn cho rằng, giáo viên phải bắt đầu từ những
bài học đơn giản để học sinh có thể tiếp thu một cách triệt để các tri thức cơ bản
trước khi dạy nâng cao cho chúng. Trong suốt thể kỷ 17 cho đến cuối thế kỷ 18,
cuốn sách này đã trở thành sách giáo khoa tiếng Latinh chuẩn ở châu Âu và châu
Mĩ.
+ Năm 1632, ông bắt đầu viết cuốn “Lý luận dạy học vĩ đại”. Đến năm
1657, cuốn sách được xuất bản tại Hà Lan. Đây là cuốn sách nối tiếng nhất của
Komensky. Trong này, ông đã phác họa những phương pháp giáo dục phổ thông
của nguyên lý giáo dục toàn trí. Theo ông, giáo dục toàn trí là sự cần thiết cho sự
cứu rỗi linh hồn con người. Komensky đã phác họa ra phương pháp giáo dục phổ
cập, hay là những nguyên lý giáo dục cơ bản. Đây chính là công cụ hữu hiệu
nhất để trao đổi tri thức giữa giáo viên và học sinh.
Năm 1641-1646, ông sang Anh và viết cuốn “Con đường ánh sáng”. Trong
cuốn sách này, Komensky đưa ra những điểm cơ bản của ý tưởng về việc xuất
bản sách giáo khoa, tạo ra một ngôn ngữ chung và trường bách khoa. Ông tin
rằng, một ngôi trường đào tạo toàn diện sẽ góp phần thiết lập nên sự thống nhất
về tri thức và tâm linh trên toàn thế giới.
+ Năm 1658, ông viết cuốn “Thế giới qua hình ảnh”. Đây là cuốn sách
có hình minh họa đầu tiên trên thế giới. Cuốn sách này nhanh chóng trở nên nối
tiếng ở châu Âu và Mĩ. Cho tới năm 1887, cuốn sách vẫn được tái bản tại Mĩ.
Với cuốn sách này, ông đã đưa ra một phương pháp dạy học hoàn toàn mới, giúp
học sinh tri giác về những sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Đây cũng là cuốn
2
sách mở đường cho phương pháp giáo dục hiện đại: sử dụng công cụ minh họa
cho bài học, giúp cho học sinh có thể nhận thức vấn đề tốt hơn.
Xét về nhiều mặt, những đóng góp của Komensky cho nền giáo dục là
không thể đếm được. Theo các nhà nghiên cứu, thì ông xứng đáng được tôn là
“cha đẻ của nền giáo dục hiện đại”. Hiện nay, ở Slovakia và cộng hòa Czech,
ngày sinh của Komensky, 28/03 được lấy làm ngày Hiến chương các nhà giáo.

II- Nội dung của những tư tưởng giáo dục cơ bản


2.1 . Tư tưởng giáo dục chủ đạo
2.1.1. Giáo dục thích ứng với tự nhiên
Có thể nói tư tưởng chủ đạo chi phối toàn bộ lý luận giáo dục của Komensky
là một nền giáo dục đúng đắn phải được tổ chức và hoạt động sao cho thích ứng với
thiên nhiên. Tư tưởng chủ đạo này trở thành nguyên tắc lớn nhất trong hoạt động
giáo dục của ông và cũng là sự phản ánh tổng hợp vốn hiểu biết rộng lớn mà ông đã
tích lũy suốt đời và tích lũy bằng chính cuộc đời ông
2.1.1.1 Nguyên tắc thích ứng với tự nhiên
Komensky cho rằng thiên nhiên là cái chuẩn, là cái mẫu mực mà giáo dục
phải bắt chước để có thể đạt được kết quả như mong muốn. Theo ông mối quan hệ
chi phối của thiên nhiên đối với giáo dục phản ánh mối quan hệ giữa thiên nhiên và
con người, hay nói cách khác, con người là một bộ phận của thiên nhiên. Phương
thức tồn tại và vận động của thiên nhiên cũng là phương thức tồn tại và vận động
của con người. Chính vì thế mà con người phải tuân theo những quy luật quan trọng
nhất, phổ biến nhất của thiên nhiên đang tác động trong thế giới cỏ cây, động vât
cũng như trong mối quan hệ của con người.
Thiên nhiên theo cách hiểu của ông có nội dung rất rộng mà trước hết ở mỗi
con người,thiên nhiên là bản tính của người đó. Chính vì vậy ông luôn nhìn thấy sự
giống nhau giữa con người và cây cối. Komensky từng so sánh trẻ em như những
cây non trong vườn ươm: “Để cây đó lớn lên một cách lành mạnh nhất thiết phải
được sự quan tâm, chăm sóc, tưới bón, tỉa tót…” Hay ông từng quan niệm rằng:
“Một cái cây cần thoát hơi nước hay nhờ gió, mưa và sương giá mang lại sức sống
dồi dào, nếu không cái cây đó sẽ dễ dàng trở nên cằn cỗi. Con người cũng vậy, cơ
thể chúng ta cũng cần phải hoạt động, cần luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, cần
có những tác động từ bên ngoài cho dù những tác động ấy là tự nhiên hay do chính
chúng ta tạo ra” Ông cũng cho rằng “Con người sinh ra mà không được học, không
được sự giáo dục của nhà trường và xã hội thì lớn lên chẳng khác nào những cây
mọc hoang dại, sẽ không có khả năng hành động theo đúng mục tiêu của lẽ sống, sẽ
không nhìn rõ cái thiện và dễ sa vào cái ác, cái tội lỗi….”
Cũng từ nguyên tắc này ông cho rằng con người phải được giáo dục từ tuổi
thơ, bắt đầu từ khi còn rất nhỏ. Trên quan điểm thích ứng với thiên nhiên ông chỉ ra
rằng: “Trật tự chính xác của nhà trường cần phải vay mượn từ thiên nhiên, cần phải
xuất phát từ quan sát, những quá trình mà thiên nhiên thể hiện khắp mọi nơi trong
hành động của mình” Ông có ý thiết lập những quy luật giáo dục bằng phép tương
đồng với những quy luật của thiên nhiên. Ông cho rằng một người có thể điều hòa
3
được ba thế giới riêng biệt đó là thiên nhiên, bản thân con người và thần linh. Ông
cũng cho rằng một con người có lý trí phải hiểu được Chúa thông qua thiên nhiên.
Ông căn cứ vào sự sinh hoạt của động vật, thực vật vào những hiện tượng
trong trời trong đất mà lý luận về tổ chức, giáo dục cũng như về phương pháp giáo
dục. Thí dụ ông cho rằng loài chim sinh sản không phải về mùa đông rét mướt hoặc
về mùa hạ nóng nực hoặc về mùa thu khi mọi vật bắt đầu tàn tạ mà là về mùa xuân
khi ánh mặt trời đem lại sức sống cho muôn vật. Vậy giáo dục cũng phải bắt đầu từ
tuổi thanh xuân của cuộc đời. Dựa vào những thí dụ lấy trong giới tự nhiên, ông đã
nêu lên 10 nguyên tắc giáo dục sau:
- Quá trình giáo dưỡng và giáo dục phải thực hiện từ sớm, trước khi tinh
thần người ta bị hư hỏng đi.
- Quá trình đó cần có sự chuẩn bị tư tưởng để người học sinh ham thích
sự học
- Cần đi từ cái dễ tới cái khó
- Công việc ở nhà trường không nên là một gánh nặng cho một ai
- Tiến hành mọi việc đều phải đi từng bước
- Chỉ nên bắt người ta làm cái gì người ta muốn và làm có phương pháp
- Dạy bất cứ điều gì cũng phải đặt ngay trước giác quan của người ta
- Dạy điều gì cũng cần cho biết cái lợi ích thực tế của điều ấy
- Dạy mọi điều cần tuân theo nguyên tắc của một phương pháp tự nhiên
Komensky đã đi đến những khái quát sâu sắc của mình trong lĩnh vực giáo
dục và dạy học sâu sắc từ quan sát đời sống xã hội, tình trạng giáo dục, từ kinh
nghiệm sư phạm. Trên cơ sở hoạt động giáo dục của bản thân và những kinh nghiệm
tiên tiến của thời đại mình, những tư tưởng sâu sắc về mặt lý luận đã nảy sinh và
hình thành ở ông mà điều đó thể hiện trong cuốn “Lý luận dạy học vĩ đại”. Điều này
khác với trước đây người ta lý giải một luận điểm giáo dục đều dựa vào những luận
điểm tôn giáo, được trích ra dưới dạng những tín điều.

2.1.1.2 . Vận dụng nguyên tắc thích ứng tự nhiên trong giáo dục
Dựa vào những quy luật phổ biến của tự nhiên, Komensky đã vận dụng nó để
lý giải sự phân kỳ lứa tuổi, hệ thống nhà trường cùng một số nguyên tắc dạy học.
Ông chia cuộc đời của thế hệ trẻ đang lớn lên thành 4 thời kì lứa tuổi, cứ 6 năm 1
thời kì gồm:
- Thời thơ ấu (từ lọt lòng đến 6 tuổi): là thời kì tăng trưởng mạnh mẽ về
mặt thể chất và sự phát triển các giác quan.
- Thời niên thiếu (từ 6 tuổi đến 12 tuổi): sự phát triển trí nhớ, tưởng
tượng với những cơ quan thực hiện - ngôn ngữ và tay.
- Tuổi thanh xuân (từ 12 đến 18 tuổi): sự phát triển tư duy ở trình độ cao
hơn (hiểu và suy luận).
- Tuổi trưởng thành (từ 18 đến 24 tuổi): sự phát triển ý chí và năng lực
bảo toàn sự hài hòa.
Tương ứng với 4 lứa tuổi đó Komensky đã vạch ra 4 bậc học: trường lòng mẹ
hay còn gọi là trường mẫu giáo, trường quốc ngữ, trường latinh, và viện hàn lâm (đại
4
học). Komensky muốn rằng chỗ nào cũng có trường mẫu giáo, mỗi một làng phải có
một trường quốc ngữ, mỗi một thành phố phải có một một trường La tinh, mỗi một
nước phải có một trường đại học.
• Trong thời kì mẫu giáo, cần rèn luyện giác quan của trẻ em để chúng
nhận thức được thế giới bên ngoài. Phải chú ý đến sức khỏe của chúng, phải tạo điều
kiện cho chúng phát triển được mọi khả năng của chúng, trong các trò chơi cũng như
trong khi học vẽ, học hát.
• Ở trường quốc ngữ, phải rèn luyện trí tưởng tượng và ký ức cho học
sinh. Ở đây, người ta dạy cho trẻ em đọc, viết, vẽ, hát, làm tính, đo lường …nghĩa là
những tri thức cơ bản
• Ở trường Latinh, người ta dạy cho thiếu niên ngữ pháp, tu từ học,
biện chứng pháp, toán học, thiên văn, lý luận về âm nhạc để trau dồi trí thông minh
và óc phán đoán của họ.
• Sau cùng, trường đại học hun đúc ý chí cho thanh niên và dạy cho
họ triết học, y học, luật học, ….Trường này đào tạo những giáo sư và những người
thủ lĩnh tương lai. Ở đây người ta dùng phương pháp đi du lịch để mở rộng tầm mắt
của học sinh.
Chúng ta cũng cần tuân theo những giai đoạn phát triển tự nhiên. Trên thế giới
này, không có hốc đá hay ngọn núi nào mà ta không thể chinh phục được nếu như
những chiếc thang được đặt đúng vị trí, những bước chân đã được in dấu trên vách
đá và ta được trang bị với những rào chắn bảo vệ trong trường hợp gặp rủi ro. Nếu
chúng ta tự xem lại bản thân, ta cũng sẽ nhận ra rằng khả năng của chúng ta ngày
một hoàn thiện hơn nếu chúng ta đi đúng hướng và mở đường cho những gì sắp diễn
ra sắp tới. Ông cũng nhắc đến quy luật phổ biến của tự nhiên đã chỉ ra rằng tất cả
mọi người đều có chung những giai đoạn của sự phát triển trí tuệ. Trong giáo dục,
giáo viên cần nhận thức được những giai đoạn phát triển đó của học sinh để từ đó
tìm ra những mức độ truyền đạt kiến thức thích hợp. Thêm vào đó, bài học cũng cần
được sắp xếp từ dễ đến khó một cách từ từ và thận trọng.

2.1.2. Phổ cập giáo dục


Theo ông con người sinh ra ma không được học, không có sự giáo dục của
nhà trường và xã hội thì lớn lên chẳng khác nào những cây mọc hoang dại, sẽ không
có khả năng hành động theo đúng mục tiêu của lẽ sống, sẽ không hiểu rõ cái thiện và
dễ sa vào cái ác, cái tội lỗi …Cho dù con người là một sinh vật khôn ngoan nhất
trong thế giới tạo vật, nhưng nếu không được học hành sẽ không có ánh sáng trí tuệ
soi đường – cái mà tạo hóa đã ban cho con người. Chính vì vậy mà triết lý giáo dục
của Komensky mang tính nhân văn sâu sắc và tính dân chủ triệt để. Cách đây ba
trăm năm ông đã chủ trương mọi người đều phải kinh qua trường lớp. Theo ông,
“Phàm con người đều phải học, không phân biệt đắng cấp xã hội, nam nữ, dân tộc,
tuổi tác …” Komensky ước mơ dân tộc được tự do, con người được giải phóng khỏi
nỗi thống khổ và cảnh bất công xã hội, nhưng con đường tiến tới mục tiêu đó cần

5
thiết phải có vai trò của việc mở mang dân trí, để con người dần thoát khỏi tình trạng
tư duy mù quáng, sống không theo quy luật tạo hòa, hành động không theo lý trí.
Với việc tiếp nhận chủ nghĩa nhân đạo, sự yêu đời, tính lạc quan từ nên văn
hóa Phục hưng ông đã vạch ra tính bất bình đẳng của chế độ xã hội lúc bấy giờ. Có
những người quá no nê, còn những người khác thì đói khát, lao động vất vả đến kiệt
sức. Với tư tưởng “Dạy mọi điều cho tất cả mọi người” Komensky nhấn mạnh: yêu
cầu cho mọi trẻ em thuộc mọi gia đình giàu có cũng như nghèo khổ, con quý tộc
cũng như con thường dân, có danh tiếng hay không danh tiếng, ở nông thôn hay
thành thị, nam cũng như nữ đều được học trường quốc ngữ một cách bình đẳng. Có
thể nói lúc bấy giờ Komensky đã đẻ ra tư tưởng phổ cập giáo dục tiểu học.
Khác với những nhà nhân văn- nhà giáo dục của thời văn hóa Phục Hưng
Komensky đã tạo nên hệ thống giáo dục không cho tầng lớp của bọn quý tộc mà để
cho mọi tầng lớp quảng đại quần chúng trong xã hội.
Với triết lý toàn trí, ông đã đưa ra mục đích của giáo dục cũng như việc phát
triển trí thức toàn cầu chung cho tất cả mọi người bao gồm phụ nữ, và trẻ em, trên tất
cả các quốc gia. Ông cho rằng giáo dục con người như một công cuộc tìm kiếm
trong nguồn kiến thức để tạo ra những con người toàn trí như Chúa được hình thành
nên bằng sự thông hiểu vạn vật và lòng yêu thương nhân loại.
Ông đặc biệt phân biệt quyền học tập của phụ nữ và cho rằng họ có đầy đủ
khả năng như nam giới và không có lý gì lại chỉ bằng lòng cho họ học đến a, b, c mà
thôi. Ông cũng từng nói “Ví phỏng có người hỏi tôi :nếu thợ thuyền, nông dân,
người khuân vác và cả đến đàn bà nữa cũng học tập, chúng ta sẽ tới đâu? Tôi sẽ trả
lời: chúng ta sẽ đến kết quả là sự giáo dưỡng và giáo dục chung ấy, tiến hành với
những phương pháp tốt, sẽ khiễn cho mỗi người đểu đủ điều kiện để có tư tưởng
đúng và hành động đúng”.
Komensky cho rằng việc học tập bắt đầu từ gia đình và từ bố mẹ (trong đó
phải bao goomgs cả người mẹ). Nếu các bà mẹ không được giáo dục thì những đứa
con của họ cũng không được giáo dục tốt.

2.1.3. Giáo dục toàn diện


Từ khẩu hiệu “Dạy mọi điều cho tất cả mọi người” Komensky đã xây dựng
một nội dung giáo dục theo nguyên tắc: “ngoài phạm vi giáo dục và tôn giáo, chỉ
giáo dục cái gì có lợi tức thời mà thôi” vì theo ông cho rằng sống trên trần thế cần
tìm hiểu cái gì căn bản trên trần thế. Vì vậy ông chủ trương về nội dung dạy học,
cung cấp cho học sinh những tri thức thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau, cần
thiết với yêu cầu cần phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn giai cấp tư sản đã lớn
mạnh. Với quan điểm toàn trí, ông cho rằng cần kết hợp việc học các tri thức về triết
học, tôn giáo và khoa học. Song những tri thức đó phải hữu ích và cơ bản. Ngoài ra,
theo ông để mọi người có thể dễ dàng học tập thì phải có tài liệu, sách giáo khoa
trình bày dễ hiểu. Mỗi môn học phải lựa chọn nội dung cần thiết, hữu ích đối với
cuộc sống, cơ bản và trình bày ngắn gọn.
Theo ông “người hiền không phải là người biết nhiều mà là người biết cái
điều hữu ích” và “lát bánh mì và hớp rượu có ích cho dạ dày con người hơn là máng
6
ăn đầy cám và rác bẩn” do đó ông đề ra phải học khoa học tự nhiên thay thế cho văn
học và cổ ngữ.
Ngoài những bài học về trí, đức, thể mỹ, ông còn muốn học sinh có những ý
niệm đại cương về công nghệ để họ không bỡ ngỡ trước những hoạt động xã hội.
Ông đặc biệt chú trọng đến việc dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh: trong 1 thời đại
mà người ta say với tiếng La-tinh và tiếng Hy Lạp, mà người ta chỉ tưởng rằng chỉ
chỉ có tiếng Hy Lapjhay tiếng La tinh mới có khả năng phô diễn được những điều
sâu sắc, cao siêu, ông đã cương quyết nói rằng: “ Nếu có những ngôn ngữ tối nghĩa,
kém cỏi, thiếu thốn thì đó là lỗi ở người ta chứ không phải là lỗi ngôn ngữ”. Ông
nói: “Muốn dạy một ngoại ngữ cho người chưa nắm được tiếng của dân tộc mình thì
khác nào dạy trẻ em cưỡi ngựa khi biết đi”. Nếu học tiếng thì trước hết phải học
tiếng mẹ đẻ, sau đó hóc các ngôn ngữ để làm phương tiện giao dịch với nhau, còn cổ
ngữ chỉ có tác dụng để đọc các tài liệu mà thôi. Do đó ông luôn phối hợp việc dạy
tiếng và kiến thức lịch sử, văn hóa, khoa học, tránh được lối học ngôn ngữ khô khan,
trừu tượng (một lối học phổ biến thời trung cổ).
Cũng như Rabole, Komensky chủ trương nội dung giáo dục phải có tính bách
khoa, toàn diện nhưng khác với Rabole, Komensky đã lý giải chứng minh về mặt
triết học và về mặt xã hội chủ trương. Theo ông, với nội dung giáo dục có như vậy
thì nó mới cần thiết cho con người ra đời hoạt động và tránh được. Khi học đầy đủ
các khao học đó với tinh thần bách khoa làm cho các sự vật được gắn liền với nhau
bởi các quan hệ logic và làm như vậy sẽ tạo nên cái móng thắt chặt các bộ phận của
hệ thống giáo dục và càng làm cho hệ thống đó ngày càng vững chắc.

2.2 Mục đích, mục tiêu giáo dục


2.2.1 Mục đích giáo dục
Với Komensky, mục đích cuối cùng của cuộc đời con người là có thể hòa hợp
với Chúa và có hạnh phúc bất diệt trong đời sau khi chết bởi cuộc sống trên trái đất
chỉ là bước đệm chuẩn bị cho cuộc sống sau khi con người ta từ giã cõi đời. Chỉ có
giáo dục mới làm cho người ta trở nên một con người đáng là con người.
Vì mục đích đó, con người nên:
1. Hiểu biết tất cả mọi thứ
2. Trở thành một người có thể tự mình kiểm soát được tất cả
3. Có thể trở thành hình ảnh của Chúa
2.2.2. Mục tiêu giáo dục
Theo ông, giáo dục phải chuẩn bị cho con người bước vào đời, không những
cuộc đời tinh thần mà cả cuộc đời xã hội. Vì vậy, nhà trường phải xây dựng cả hai
mặt đó của con người để họ có thể làm tốt mọi việc theo chức năng của mình trong
đời sống xã hội và chuẩn bị cho cuộc đời trường cửu sau này. Ông còn cho rằng mục
tiêu của giáo dục là chúng ta có được sự khôn ngoan trong đó bao gồm học tập, đạo
đức vào lòng tin của đức Chúa.

2.3.Phương pháp giáo dục, dạy học


2.3.1 Phương pháp trực quan
7
Komensky yêu cầu việc dạy học bắt đầu không phải từ những công việc giảng
dạy bằng lời về những sự vật hiện tượng mà từ sự quan sát cụ thể chúng vì “sự vật là
thân thể, lời nói chỉ là cái áo ngoài”. Theo ông, nghiên cứu sự vật không phải chỉ
dựa vào những cái mà người khác đã quan sát và chứng minh mà phải căn cứ vào
những cái chính mắt mình nhìn, chính tay mình nghe, chính mũi mình ngửi, chính
lưỡi mình nếm, chính tay mình sờ… và nếu có thể được thì quan sát trực tiếp sự vật
trong thiên nhiên. Trong những trường hợp không quan sát trực tiếp được thì cần
thay chúng bằng tranh, hình vẽ, mô hình. Ông đã vận dụng rộng rãi tính trực quan
trong thực tiễn, đưa vào sách giáo khoa của mình những hình vẽ. Cuốn sách “Thế
giới qua hình ảnh” của ông là cuốn sách giáo khoa đầu tiên có hình minh họa cho trẻ
em và hơn hai trăm năm trôi qua nó vẫn là một cuốn sách chuẩn ở châu Âu và Mĩ.
Trên cơ sở thuyết cảm giác luận, Komensky đã cho kinh nghiệm cảm
tính là cơ sở nhận thức và dạy học. Ông đã lí giải một cách tỉ mỉ về măt lí luận về
nguyên tắc trực quan. Trước ông những nhà giáo dục – nhà nhân văn thời Văn hóa
Phục hưng đã vận dụng nguyên tắc này trong khi trình bày các tài liệu in ấn, sách
báo với các hình, nhưng hoàn toàn với tính chất kinh nghiệm, thiếu lí giải một cách
có cơ sở lí luận. Theo ông, tính trực quan không chỉ là trực quan thị giác, mà phải
thu hút nhiều giác quan vào việc tri giác những sư kiện hiện tượng. Do đó ông quan
tâm đến phương pháp nêu gương cho học sinh bắt trước, dặc biệt là sự gương mẫu
của thầy cô giáo, cha mẹ và người thân khác.

2.3.2 Phương pháp tuần tự hệ thống


Komensky đề cao tính tuần tự trong dạy học. Theo ông, tất cả những
điều trình bày để học sinh lĩnh hội cần phân bổ như thế nào để khi học tài liệu mới
đều đã được chuẩn bị từ trước. Dựa vào những đặc điểm lứa tuổi của trẻ ông khuyên
lúc đầu nên phát triển cảm giác, sau đó đến trí nhớ, tiếp nữa là tư duy ,và cuối cùng
là ngôn ngữ và bàn tay. Vì đến lúc này, học sinh phải biết biểu hiện điều mà họ đã
lĩnh hội và họ vận dụng nó trong công việc.
Komensky đòi hỏi dạy học phải đảm bảo tính hệ thống. Ông đã chỉ ra sự cần
thiết phải làm sao cho học sinh hiểu rõ mối liên hệ giữa các hiện tượng và tổ chức tài
liệu học tập như thế nào để họ không cảm thấy lộn xộn, trái lại được trình bày ngắn
gọn dưới dạng một vài luận điểm cơ bản. Ông yêu cầu người thầy khi giảng dạy phải
gắn liền điều đang giảng với những điều đã giảng, đi từ cái đã biết đến cái chưa biết,
từ cái giản đơn đến cái phức tạp, từ sự kiện tới kết luận, từ thí dụ tới quy tắc mà
chúng giúp khái quát, hệ thống những sự kiện, thí dụ; cần đi từ cụ thể tới trừu tượng,
từ dễ tới khó, từ cái riêng tới cái chung và ngược lại.

2.3.3. Phương pháp sát đối tượng


Komensky xác định tầm quan trọng của nguyên tắc giảng dạy theo trình độ
tiếp thu của học sinh. Trẻ em học tập khác nào một con chim non mới lớn lên dần.
Chim vừa mới mọc đủ lông đã bắt bay ngay thì sao được! Giangr dạy phải tùy theo
lứa tuổi, tùy theo trình độ hiểu biết của học sinh. Nhồi cho học sinh những thứ họ
không tiêu được thì chỉ có hại.
8
Komensky cũng đã có những chỉ dẫn có giá trị về việc dạy học phải vừa sức
đối với học sinh. Theo ông, tính vừa sức trong dạy học chỉ đạt được bằng việc giảng
dạy một cách rõ ràng, bằng việc thông bảo điều cơ bản mà không quá nhiều chi tiết.

2.3.4. Phương pháp củng cố tri thức


Komensky cho rằng: giảng dạy như trồng cây, rễ càng sâu thì cây càng vững.
Cho nên những điều gì học sinh đã học, cần nắm vững lấy. Do đó, người thầy phải
luyện tập, ôn tập tài liệu mà học sinh đã lĩnh hội, nhờ đó mà thấy được điểu học sinh
chưa hiểu. phải ôn tập nhiều lần bằng cách nói to sẽ làm phát triển kĩ năng biểu đạt
điều mình đã học, nhờ vậy điều đã học trở nên rõ ràng và vững chắc hơn. Với mục
đích đó, ông khuyên nên tạo điều kiện cho học sinh dạy lại điều họ đã học được cho
người khác.

2.3.5 Phương pháp tích cực hóa vai trò của người học
Komensky chú ý phát triển mạnh mẽ năng lực nhận thức của học sinh, làm
bùng lên ngọn lửa khát khao tri thức, nhiệt tình say mê học tập. Theo ông để làm
được điều đó, phải kết hợp cái hứng thú với điều ích lợi, khuyến khích tính tò mò
của trẻ. “Tôi luôn luôn làm phát triển tính độc lập trong quan sát, trong ngôn ngữ,
trong thực hành, trong vận dụng ở những học sinh của tôi”, ông đã viết như vậy.
Komensky cho rằng người thầy cần luôn luôn khêu gợi cho học sinh chú ý
đến bài và mỗi khi đặt câu hỏi là phải có sự tham gia của cả lớp. Những học sinh trả
lời đúng phải được khen ngợi để khích lệ

2.3.6. Phương pháp áp dụng kỷ luật trong nhà trường


Komensky đã có những ý kiến xác đáng và sự tiến bộ so với những lề lối của
những nhà trường trong thời kỳ ấy. Ông viết “trong tiếng Bô-hem có một câu tục
ngữ được nhắc đến luôn là: Một nhà trường không có kỷ luật là một cái cối xay
không có nước. Câu tục ngữ ấy nói lên một chân lý : Nếu cối đang quay mà anh bỏ
nước đi thì nhất định cối xay phải ngừng lại. Trong nhà trường cũng thế, nếu anh bỏ
kỷ luật đi thì nhất định công việc không chạy được”.
Ông chỉ rõ mục đích của việc vận dụng kỷ luật trong nhà trường: kỷ luật trong
nhà trường là gì? nếu không phải là cách làm cho học sinh thành những người học
sinh chân chính? Ông nói: “Kỷ luật phải thi hành với những kẻ lệch lạc, không phải
vì họ lệch lạc mà là để họ đừng lệch lạc nữa.” Chính vì vậy đối với việc áp dụng kỷ
luật, ông cho rằng: “Dùng kỷ luật thì phải không nhu nhược, không giận dữ, không
thù hằn, phải có một sự trong trắng và một sự thành thực có thể khiến kẻ mà mình
muốn cho trở thành một người có kỷ luật nhận thấy rằng trừng phạt là vì lợi ích của
kẻ ấy và vì các thầy thương yêu như cha mẹ.”
Komensky cực lực phản đối kỷ luật roi vọt thời Trung cổ vì theo ông, roi vọt
chẳng ích lợi gì, khi ta muốn khêu gợi cho trẻ lòng yêu mến nhà trường, trái lại nó
chỉ làm cho trẻ càng sợ, càng căm ghét nhà trường mà thôi.Về vấn đề này,
Komensky thể hiện tính nhị nguyên của mình. Điều đó thể hiện một mặt ông bác bỏ

9
việc trách phạt bằng roi vọt trong việc học tập với kết quả kém, nhưng mặt khác thì
ông vẫn giữ trong trường hợp nếu học sinh thiểu tôn sùng Chúa hoặc ương bướng.

2.4.Nội dung giáo dục


Từ mục tiêu giáo dục và từ khẩu hiệu “dạy mọi điều cho tất cả mọi người”,
Komenxki đã xây dựng mọt nội dung giáo dục theo nguyên tắc sau: “ngoài phạm vi
giáo dục tôn giáo và giáo dục đạo đức, chỉ giáo dục cái có lợi ích tức thời mà thôi”
vì sống trên trần thế cần tìm hiểu cái gì căn bản trên trần thế.
2.4.1. Về giáo dục tôn giáo
Komenxki cho rằng con người cần phải có long tin tuyệt đối vào Chúa và phải
nỗ lực phấn đấu để trở thành con người toàn diện như Chúa. Ngoài ra, ông cũng chỉ
ra rằng cuộc sống hiện tại chỉ là bước đệm cho cuộc sống sau khi chết. Cuộc sống
trần thế là sự chuẩn bị cho một cuộc sống vĩnh hằng.Chết chưa phải đã hết mà chết
chính là bắt đầu một cuộc sống mới. Vì vậy, ông cho rằng con người cần phải
thường xuyên học tập, trau dồi để có kiến thức toàn diện nhằm nhận thức thế giới
khách quan phục vụ bản thân và hoàn thiện nhân cách. Từ đó có thể hiểu được mối
quan gệ linh thiêng giữa 3 cõi: cõi người, cõi tự nhiên và cõi thần thánh.

2.4.2. Về vấn đề giáo dục đạo đức


Không chỉ quan tâm đến vấn đề giáo dục tôn giáo, Komenxki còn đặc biệt chú
trọng đến vấn đề giáo dục đạo đức. Nếu như Khổng Tử đề cao “ nhân, nghĩa, lễ, trí,
tín” thì Komenxki cho rằng học sinh và thanh niên cần có 5 đức hạnh cơ bản:
2.4.2..1 Tính công bằng
Theo Komenxki, chúng ta nên giáo dục cho các em làm điều có lợi cho mình
đồng thời tránh hại cho người khác; biết tránh những điều bất công độc ác, biết làm
điều thiện, yêu thương và giúp đỡ mọi người. Ông chỉ ra nguyên nhân duy nhất của
đói khổ, chiến tranh… do con người không nắm bắt được mục tiêu của chính mình
cũng như của tạo vật. Giáo dục là con đường duy nhất có thể làm thay đổi tư duy
con người, soi đường cho tư duy phát triển. Công bằng là không làm bất cứ điều gì
gây tổn hại đến người khác, không làm điều ác và thương yêu con người. Đó là
những nét cư bản nhất của tính công bằng theo quan điểm của Komenxki.
Luận điểm này được thể hiện rất rõ thông qua một câu chuyện giữa ông và học
trò của mình. Tất cả các câu hỏi của đều được trả lời rất rõ ràng, thể hiện đầy đủ các
quan điểm của ông về tính công bằng, mang itnhs nhân văn cao cả. Người học trò
hỏi:
- Thưa thày, ở đời có nhiều điều thiện khác nhau, vậy chúng con nên làm theo
điều thiện nào?
- Hãy làm điều thiện cao cả nhất!
- Thưa thày, nghĩa là thế nào?
- Là tự do. Tự do là trạng thái tốt nhất khi con ngườilàm chủ được bản thân.
Ta không làm nô lệ cho của cải bên trong ta, không làm nô lệ cho các thói hư
tật xấu!
- Thưa thày, thế nào là nô lệ của thói hư tật xấu?
10
- Đó là khi con người bị lôi kéo bởi những ham muốn, dục vọng …rồi lao đàu
vào một cách mù quáng. Các em hãy cảnh tỉnh trước những hình thức nô lệ đó
để được tự do từ đó mới có hạnh phúc!
- Thưa thày, những người thế nào là đáng quí trọng hơn cả?
- Đó là những người biết khinh thường những thứ cơ hội, sự phú quí giàu sang,
danh vọng và long tham tận hưởng cuộc đời!
2.4.2.2 Tính thận trọng.
Theo Komenxki, một trong những yếu tố giúp người ta đạt kết quả vững chắc
trong cuộc sống, tự do lựa chọn sau khi đã phân biệt được một cách chính xác giữa
cái tốt và cái xấu để từ đó không rơi vào sự sai lạc của lí trí chính là tính thận trọng.
Thận trọng trong cả lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành động, trong quan hệ giữa con người
với con người.
2.4.2.3. Tính điều độ
Điều quan trọng cần dạy cho trẻ là biết điều độ trong ăn uống, nghỉ ngơi, lao
động, chơi đùa. Tất cả đều phải cân bằng nhau, không qược qua chú trọng vào bất cứ
cái nào. Như thế cơ thể của trẻ mới đạt được sự cân bằng và có thể phát triển một
cách toàn diện được. Vì thế, ông đưa ra quy tắc là “không điều gì quá đáng, phỉa biết
dừng lại trước khi đến chỗ no nê, chán ngán và mọi việc phải có ranh giới”.

2.4.2.4. Biết nhường nhịn


Thực tế, học sinh, thanh niên rất dễ kích động, vì thế phải dạy cho họ biết
cách tự kiềm chế và chiến thắng bản thân mình. Mọi người đều phải xử sự trong
công việc và trong quan hệ một cách có hiểu biết, có lí trí, người này nhường nhịn
người kia thì thế giới sẽ không hỗn loạn và con người sẽ đước sống trong vui vẻ và
hòa thuận.

2.4.2.5. Lòng dũng cảm


Lòng dũng cảm của thanh thiếu niên phải thể hiện ở sự công bằng thẳng thắn,
sự tột bụng, bền bỉ dẻo dai trong lao động. Dám nghĩ dám lànm biết chịu trách
nhiệm trước nmhững hành động của mình. Ngoài ra, long dũng cảm, đó là phẩm
hạnh bao gồm những nét đặc tính như sự tự chủ, tính kiên trì, khi hoàn cảnh đòi hỏi
sự thực hiện nghĩa vụ.
Ưu điểm nổi bật của Komensky là ông không chỉ dừng ở lí luận, lí thuyết
chung mà luôn gắn nó với thực tiễn. Ông cho rằng đức hạnh con người cuối cùng và
quan trọng nhất phải thể hiện ở hành vi giao tiếp. Đó không chỉ là cách xử sự giữa
người với người, người với thiên nhiên, giữa cá nhân cới cộng đồng mà còn biểu lộ
qua lời ăn tiếng nói, cách đi đứng, cử chỉ, điệu bộ. Vì vậy, ông rẩt chú ý đến việc
giáo dục hành vi cụ thể, chi tiết, trong đó có 5 đức hạnh cư bản nhất. Ông cho rằng “
nơi đông người mà nói năng thô tục bạn hãy cho đó là liều thuốc độc. Cuộc trod
chuyện không lích sự làm hỏng những người lịch sự”. “Bất cứ lời nói nào cũng cười
là thuộc tính của người vô duyên nhưng ngược lai, nếu không biết cười lại là người
ngu ngốc”.

11
Bên cạnh đó, J.A.Komensky cũng rất coi trọng việc người lớn nêu gương cho
trẻ, cho đó là cách giáo dục có tác dụng trực tiếp lớn lao: “cha mẹ, vú nuôi, thầy
giáo, người lớn…phải nêu gương cho trẻ một cuộc sống nề nếp, vì trẻ em bắt chước
trước khi hiểu biết”. Bởi vì thời kì tuổi ấu thơ là thời kì chúng làm quen tiếp xúc với
môi trường xung quanh, hình thành nhữg hình ảnh đầu tiên về thế giới. Vì thế, người
lớn phải biết tạo hoc trẻ “sự bận rộn với những việc làm nghiêm túc, hoặc vui chơi
giải trí, miễn là đừng để chúng lêu lổng”. Cần phải dạy cho chúng đức tính khiêm
tốn, sự vâng lời, sự hảo tâm đối với người khác, sự chỉnh tề, tính cẩn thận, tính lịch
thiệp, sự tôn trọng người lớn tuổi, tính cần cù. HÃy khuyên bảo, trò chuyện với con
cái bằng những hành vi đạo đức, đaqcj biệt là khi giáo dục long dũng cảm, chống lại
sự bê tha lười biếng , sự thiếu suy nghĩ chin chắn, tính vô kỉ luật. Đó là nên tảng cơ
bản giúp trẻ hình thành nhân cách và phát triển một cách toàn diện.

2.4.3. Về trí dục


Do “ngoài phạm vi giáo dục tôn giáo và giáo dục đạo đức, chỉ giáo dục cái
có lợi ích tức thời mà thôi”, Komenxki chủ trương cung cấp cho học sinh những tri
thức thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau, cần thiết đối với yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội trong giai đoạn giai cấp tư sản đã lớn mạnh. Tuy nhiên, những trí thức đó
phải hữu ích và cơ bản, thiết thực và phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người. Theo
ông, “người hiền minh không phải là người biết nhiều mà là người biết cái điều hữu
ích” và “ lát bánh mì và hớp rượu có ích cho dạ dạy con người hơn là máng ăn đầy
cám và rác bẩn”. Do đó ông đề ra là phải học khoa học tự nhiên thay thế cho văn học
và cổ ngữ. Nếu học tiếng thì phải học tiếng mẹ đẻ, sau đó học các sinh ngữ để làm
phương tiện giao dịch với nhau. Còn cổ ngữ chỉ có tác dụng để đọc các tài liệu cổ
mà thôi. Và ông đã xây dựng nội dung dạy học cho từng loại trường ở các cấp học
nêu trên. Về vấn đề này, công lao to lớn của Kôménky ở chỗ ông là người đầu tiên
trên thế giới đã soạn tài liệu hướng dẫn giáo dục trước tuổi học-trường lòng mẹ.
Ngoài ra theo ông để mọi người có thể dễ dàng học tập thì phải có tài liệu,
sách giáo khoa để nghiên cứu. Tất cả đều phải được trình bày dễ hiểu theo một trình
tự nhât định Mỗi môn học phải chọn nội dung cần thiết, hữu ích đối vơí cuộc sống,
cơ bản và trình bày ngắn gọn, sát với thực tế.
Kômensky cũng như Rabơle đều chủ trương nội dung giáo dục phải có tính
bách khoa toàn diện, nhưng khác với Rabơle ở chỗ Kômensky đã lí giải, chứng minh
về mặt triết học và về mặt xã hội chủ trương đó. Theo ông với nội dung giáo dục có
như vậy thì nó mới cần thiết cho con người ra đời hoạt động và đấu tranh được. Hơn
nữa thế giới là một thể thống nhất không thể tách rời, các khoa học khác nhau phản
ánh từng mặt vận động khác nhau của thế giới. Khi học đầy đủ các khoa học đó,
chúng ta sẽ có được một nền tảng vững chắc.
Có thể nói, những bài học của J.A.Cômenxki, “Ông tổ của nền sư phạm cận
đại”, người sống cách chúng ta trên 300 năm, vẫn còn nguyên giá trị và luôn là ánh
sang soi đường cho các thế hệ sau.

III. Ảnh hưởng của các tư tưởng GD của Komensky tới GD Việt Nam hiện nay
12
Komensky là nhà giáo dục học cận đại có ảnh hưởng to lớn đối với sự nghiệp
giáo dục và đào tạo của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Những tư tưởng, nguyên tắc
và quy tắc tổ chức công tác dạy học của ông đã được các nhà giáo dục học Việt Nam
ứng dụng và phát huy, đạt được những hiệu quả to lớn và bên cạnh đó cũng có
những hạn chế nhất định.
3.1. Những hiệu quả đạt được
- Trước hết, bàn về phương pháp dạy học giáo dục Việt Nam cũng áp
dụng những nguyên tắc trực quan làm nguyên tắc vàng ngọc của lý luận dạy học.
Hệ thống trường lớp được đầu tư các trang thiết bị học tập như sơ đồ, bảng biểu,
tranh ảnh, các phòng thí nghiệm giúp học sinh trực tiếp hình dung, trực quan bằng
các giác quan nhằm tiếp thu tri thức nhanh hơn và sâu hơn. Thông qua việc quan sát
những hình ảnh minh họa, thực hiện thí nghiệm vật lý, hóa học cơ bản, học sinh tự
đúc rút kinh nghiệm biến bài học thành kinh nghiệm bản thân, “học đi đôi với hành”,
“trăm nghe không bằng một thấy”.
- Áp dụng quan điểm giáo dục phải có tính hệ thống của Komensky, nền
giáo dục Việt Nam đã và đang xây dựng hệ thống các chương trình bài giảng, sách
giáo khoa hài hòa tương xứng với khả năng nhận thức và tư duy của từng giai đoạn
lứa tuổi nhất định. Các nhà trường đặc biệt chú ý và nhấn mạnh liên hệ chặt chẽ giữa
các kiến thức khoa học được truyền đạt nhằm mục đích bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau góp
phần tạo nên tư duy tổng hợp logic dựa trên việc áp dụng môn khoa học tích hợp,
học trò hình dung các kiến thức khoa học theo thứ tự, tuần tự đang diễn ra ngay ở
thực tế. Các bộ môn được giảng dạy trong trường đại học như logic học, triết học là
những môn khoa học tích hợp điển hình.
- Dựa trên phương pháp giáo dục của Komensky, yêu cầu đảm bảo học
sinh lĩnh hội được những tri thức vững chắc, nền giáo dục Việt Nam đã và đang áp
dụng sáng tạo những hình thức học tập nhóm, thuyết trình, thảo luận tạo cơ hội giúp
người học trực tiếp truyền đạt, trao đổi những tri thức mà mình tiếp thu được với
nhau nhằm khắc sâu, kiểm tra những kiến thức còn mơ hồ biến thành kiến thức bản
thân.
- Yêu cầu nhà trường cung cấp kiến thức có hệ thống và toàn diện về
nhiều ngành khoa học, giáo dục Việt Nam đã ứng dụng hiệu quả nguyên tắc “giáo
dục vừa sức đối với học sinh” . Điều này được thể hiện rõ ràng ở những mục tiêu
giáo dục cụ thể đối với từng lứa tuổi. Việc phân chia bậc học tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông, đại học và các chương trình giáo dục chuyên biệt phân ban
tùy theo năng lực và sở thích của người học theo ban khoa học tư nhiên, khoa học xã
hội, khoa học cơ bản. Những quy định về lượng kiến thức phân bổ trong mỗi tiết
học, thời gian học cho mỗi tiết cũng là những ứng dụng đó.
- Về mặt giáo dục đạo đức học, các nhà giáo dục Việt Nam cũng áp dụng
phương pháp giáo dục nêu gương người tốt, việc tốt, các chương trình học bổng toàn
phần và bán phần, hỗ trợ du học sinh đối với hệ đại học, tuyên dương khen thưởng
và vinh danh học sinh đạt thành tích cao trong học tập, mở các diễn đàn học sinh,
sinh viên nhằm trao đổi kinh nghiệm, kiến thức.
3.2. Một số hạn chế
13
- Theo mục đích đào tạo “hệ thống, toàn diện” hệ thống giáo dục của
Việt Nam đã quá chú trọng dạy một số môn văn hóa nhằm đạt chỉ tiêu lên lớp, tốt
nghiệp, đậu đại học và các cuộc thi học sinh giỏi mà ít quan tâm đến các hoạt động
khác như văn nghệ- thể thao, lao động sản xuất và một số các hoạt động xã hội
- Tình trạng thanh niên “mờ nhạt về lý tưởng” cũng phản ảnh tính bất cập
trong việc áp dụng tư tưởng giáo dục đào tạo con người công bằng, bình đẳng, giàu
lý tưởng, yêu chủ nghĩa xã hội.
- Hệ thống trường chuyên lớp chọn phát triển nhanh, bồi dưỡng học sinh
giỏi tiến hành công phu nhưng số lượng nhân tài ít xuất hiện.
- Công tác giáo dục đạo đức thể hiện những hạn chế của mình thể hiện ở
những tệ nạn xã hội và số lượng tội phạm gia tăng ở trong nhà trường từ khi chuyển
sang cơ chế kinh tế thị trường.
Thông qua đó, đòi hỏi giám sát chặt chẽ vấn đề lý luận và thực tiễn giáo
dục, tìm kiếm con đường hiệu quả hình thành nhân cách và xây dựng hệ thống
giáo dục quốc dân.
Tóm lại, thông qua tìm hiểu và áp dụng tư tưởng giáo dục của Komensky,
các nhà giáo dục Việt Nam cũng cần phát huy tích cực hơn vai trò của mình trong
công tác quản lý giáo dục, áp dụng sáng tạo và hiệu quả tư tưởng ấy vào nền giáo
dục riêng của nước nhà nhằm thấy được những tính ưu việt của tư tưởng giáo dục
tiên tiến của Komensky.

14

You might also like