You are on page 1of 17

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP: KEY BANK

Nhóm 5 lớp NHD-K10


Danh sách nhóm

Trần Thị Ánh


Nguyễn Thúy An
Đỗ Thị Hưởng
Phạm Văn Huy
Trịnh Hằng Nga
Hoàng Thị Mai Sen
Nguyễn Thị Nga
Lê Xuân Lợi
Lương Hồng Thắng
I. Phân tích đánh giá kết quả hoạt động của KEY BANK:
Keybank là một ngân hàng nhỏ được thành lập năm 1993. Trong năm
2009, lợi nhuận của keybank tăng về quy mô so với năm 2008. Tuy
nhiên so với các ngân hàng có cùng quy mô tại các địa bàn cùng đặc
diểm kinh tế và nhân chủng thì lợi nhuận ròng của keybank xét trên %
tổng tài sản thì lại thấp hơn.
Năm 2008, tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của keybank là
0,95%, trung bình ngành là 1,02%. Năm 2009, tỷ lệ này lần lượt là
0,91% và 1,04%. Như vậy keybank đang đi ngược lại xu hướng của
ngành, trong khi tỷ lệ trong ngành có xu hướng tăng thì keybank lại
giảm đi. Tổng tài sản của keybank năm 2009 tăng rất nhiều so với
2008 nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận lại không bằng tốc độ tăng của
tài sản. Tài sản tăng không tương xứng với lợi nhuận. Như vậy
keybank đã sử dụng tài sản của mình chưa hợp lý.
nguyên nhân
• Tổng thu nhập trên tổng tài sản
Năm 2008, tỷ lệ tổng thu nhập trên tổng tài sản của keybank là 10,89%
cao hơn trung bình ngành ( 10,62%) là 0,27%. Năm 2009 là 9,98% cao
hơn so với mức trung bình ngành ( 9,78%) là 0,2%.
Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy, doanh thu chủ yếu của
keybank được tạo ra là từ hoạt động cho vay và cho thuê tài chính. Trong
hai năm 2008 và 2009, tỷ lệ thu nhập từ lãi cho vay và cho thuê tài chính
so với tổng tài sản của keybank đều cao hơn so với mức trung bình của
ngành: năm 2008 là 8,35%, TB ngành là 7,27%, cao hơn 0,1,08% ; năm
2009 là 7,81%, TB ngành là 6,80%, cao hơn 1,01%. Nguyên nhân chủ
yếu là do tỷ lệ cho vay và cho thuê tài chính của keybank năm 2008 và
2009 đều cao hơn so với TB ngành ( năm 2008 cao hơn 7,77%, năm 2009
cao hơn 8,21%). Thu nhập từ lãi đầu tư chứng khoán, thu từ số dư của các
tài khoản hưởng lãi, thu từ lãi gửi thặng dư quỹ dự trữ của keybank đều
thấp hơn so với mức trung bình của ngành. Như vậy có thể thấy, tỷ lệ cho
vay của keybank so với tổng tài sản của keybank là cao hơn so với các
Ngân hàng khác trong ngành, trong khi đó tỷ lệ tài sản tham gia vào các
hoạt động kinh doanh khác là chưa cao. Điều này có thể mang lại rủi ro
cho keybank khi tập trung quá nhiều vốn vào hoạt động tín dụng.
• chi phí của keybank cũng cao hơn so với các ngân hàng khác trong
ngành
Năm 2008 chi phí trả lãi tiền gửi của keybank là 5,49% cao hơn so với
mức trung bình ngành là 0,09%. Năm 2009, tỷ kệ này của keybank là
4,83% cao hơn mức trung bình của ngành là 0,13%. Như vậy xét về
tương đối trong hai năm 2008 và 2009 thì chi phí của keybank cũng tăng
lên và cao hơn so với trung bình ngành. Nhìn vào bảng cân đối ta thấy
rằng: xét về mặt tương đối, tỷ lệ vay từ huy động vốn phải trả lãi của
keybank trong hai năm đều thấp hơn so với mức trung bình ngành, tuy
nhiên chi phí trả lãi lại cao hơn so với TB của ngành. Điều này cho thấy
chính sách huy động vốn của keybank đang có vấn đề và chưa hiệu quả.
Họ đang phải huy động vốn với chi phí cao hơn so với các ngân hàng
khác. Cũng có thể do uy tín của ngân hàng chưa cao. Keybank cần phải
đổi mới chính sách huy động để giảm chi phí đầu vào.
Chi phí quản lý chung trên tổng tài sản của Ngân hàng cũng cao hơn so
với trung bình của ngành. Tổng chi phí chung là 3,80% năm 2008 và
3,61% năm 2009. Năm 2009 xét tương đối thì chi phí có giảm so với năm
2008 nhưng chủ yếu là do tổng tài sản tăng lên, còn theo số tuyệt đối thì
chi phí của keybank năm 2009 vẫn cao hơn 2008. Đặc biệt so với mức
bình quân của ngành thì lại cao hơn. Chi phí trả lương, chi văn phòng
thiết bị và chi khác đều cao hơn so với trung bình của ngành. đây là dấu
hiệu không tốt trong việc quản lý chi phí của keybank khi chi phí chung
là chi phí cố định và không có liên quan tới quy mô kinh doanh cùa ngân
hàng. Chi phí cố định này cao đã làm cho lợi nhuận của keybank năm
2009 thấp hơn 2008 và cả hai năm đều thấp hơn so với ngành.
Một nguyên nhân nữa dẫn tới lợi nhuận của ngân hàng keybank thấp hơn
so với ngành là chất lượng các khoản cho vay của keybank chưa thực sự
tốt khi mà tỷ lệ dự phòng nợ xấu năm 2009 cao hơn năm 2008 và đều cao
hơn so với trung bình của ngành. Năm 2009, tỷ lệ này là 0,55%, TB
ngành là 0,43%. Năm 2008 tỷ lệ tương ứng là 0,49% và 0,41%. Như vậy,
mặc dù keybank mở rộng cho vay trong năm 2009 tuy nhiên chất lượng
của các khoản vay chưa tốt. Khả năng mất vốn tăng cao.
Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời
- Năm 09
+ ROA=LN sau thuế*100/ tổng TSBQ
ROA (Key Bank) = 0.91< ROA(TB ngành)= 1.04 chứng tỏ hiệu quả kinh
doanh của Key Bank chưa tốt, cơ cấu TS chưa hợp lí, chưa có sự linh
hoạt trong việc điều động TSC trước sự thay đổi của nền kinh tế.
+ ROE= LN sau thuế*100/ tổng VCSHBQ
ROE(Keybank)= 13.82< ROE( TB ngành)= 14.9 chứng tỏ thu nhập của
các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào Keybank thấp hơn TB ngành.
Như vậy, qua phân tích trên ta thấy là tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của
keybank thấp hơn so với mức trung bình của ngành là do việc keybank
mở rộng cho vay và cho thuê tài chính nhưng chất lượng các khoản vay
này chưa thực sự tốt làm khả năng mất vốn cao, tỷ lệ nợ xấu tăng. Trong
khi đó các hoạt động khác (như đầu tư chứng khoán) có thể tạo ra lợi
nhuận cho ngân hàng thì mức độ tăng cho hoạt động này lại rất thấp. Chi
phí keybank bỏ ra để huy động vốn cao, đặc biệt là việc quản lý chi phí
quản lý chung chưa tốt. keybank cần phải xem xét lại danh mục đầu tư
cho cân đối và hợp lý, cần có kế hoạch huy động vốn hiệu quả hơn và đặc
biệt là quản lý chi phí tốt hơn nữa để tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Câu 2: các rủi ro tài chính:
Rủi ro mất vốn:

2009 2008 ngành


VTC 25669 23304
TTSC
RR 269130 241998
Hệ số an toàn vốn 9.54% 9.63% >8%

So sánh ngành: đảm bảo quy định tối thiểu an toàn vốn.

So sánh năm:quy mô tăng trưởng ngày càng cao. Năm 2009 hệ số an toàn
vốn thấp hơn năm 2008:0,09% do quy mô tài sản sinh lời của năm 09
tăng mạnh hơn quy mô VTC=>Keybank mở rộng quy mô đầu tư, mở
rộng tiếp xúc với khách hàng, sản phẩm dịch vụ đa dạng.

Rủi ro thanh khoản:

%Mức % mức
2009 TB 2008 TB
Tỷ lệ ngân quỹ/ tổng TS
11.96 15.21 11.86 14.9
Tỷ lệ chứng khoán KD/ TTS
16.87 21.85 18.64 23.21

ngân quỹ 09 tăng son với 08 nhưng tăng không đáng kể, nhỏ hơn mức
TB=> ko đảm bảo.

Đầu tư chứng khoán giảm, nhỏ hơn mức TB mà quy mô tổng ts của NH
tăng mạnh=> NH cho vay và cho thuê tc nhiều=> rr lớn.

Rủi ro lãi suất:

2009 2008
RSA 332209 307285
RSL 275527 252584
GAP 56682 54701

GAP>0  ngân hàng gặp rủi ro khi lãi suất tăng.


II.
Câu 1: Phân tích GAP tại các kỳ hạn định giá lại

Trong báo cáo độ nhạy lãi suất vào ngày 31/12/2009 của Key Bank có
các khoản mục: số dư các tài khoản hưởng lãi, cho vay thặng dư quỹ dự
trữ, cho vay khác, các tài sản khác ( tài sản có nhạy cảm với lãi suất ), vay
thặng dư quỹ dự phòng, nợ khác, vốn chủ, dự phòng nợ xấu ( tài sản nợ
nhạy cảm với lãi suất). Đây không phải là các khoản mục nhạy cảm với
lãi suất, vì thế không được đưa vào để tính GAP. Số liệu tính toán trong
bảng cũng cho kết quả sai. Như vậy cần phải sửa lại báo cáo độ nhạy lãi
suất ngày 31/12/09 như sau:

Kỳ hạn Tài sản có Tài sản nợ GAP


1-7 days 72640 2279 70361
8-30 days 9496 81932 -72436
31-60 days 12066 33036 -20970
61-90 days 16016 26952 -10936
91-120 days 9067 20934 -11867
121-150 days 15704 19038 -3334
151-180 days 7856 9529 -1673
181-365 days 40531 40335 196
>365 days 176639 125679 50960
Tổng 360015 359714 301

 Ngân hàng cần huy động thêm một lượng tài sản nợ là 301 000$
để cân bằng với tài sản có nhạy cảm với lãi suất.
Thông qua bảng có thể thấy ngân hàng sẽ gặp rủi ro lãi suất khi lãi suất
các kỳ hạn sau giảm: (1-7 days), (181-365 days), (> 365 days). Và khi lãi
suất các kỳ hạn sau tăng : (8-30 days), (31-60 days), (61-90 days), (91-
120 days), (121-150 days), (151-180 days).

Ngân hàng có thể duy trì chiến lược quản trị GAP như sau:

Dự đoán sự biến
Kỳ hạn Quản lý
động lãi suất
Giảm cho vay tiêu dùng, giảm đầu tư
1-7 days giảm chứng khoán, tăng huy động tiền gửi,
tiền vay
8-30 days tăng Tăng đầu tư chứng khoán, tăng cho vay
tiêu dùng, giảm huy động tiền gửi, tiền
vay, chứng chỉ tiền gửi.
Tăng đầu tư chứng khoán, tăng cho vay
31-60 days tăng tiêu dùng, giảm huy động tiền gửi, tiền
vay, chứng chỉ tiền gửi.
Tăng đầu tư chứng khoán, tăng cho vay
61-90 days tăng tiêu dùng, giảm huy động tiền gửi, tiền
vay, chứng chỉ tiền gửi.
Tăng đầu tư chứng khoán, tăng cho vay
91-120 days tăng tiêu dùng, giảm huy động tiền gửi, tiền
vay, chứng chỉ tiền gửi.
Tăng đầu tư chứng khoán, tăng cho vay
121-150
tăng tiêu dùng, giảm huy động tiền gửi, tiền
days
vay, chứng chỉ tiền gửi.
Tăng đầu tư chứng khoán, tăng cho vay
151-180
tăng tiêu dùng, giảm huy động tiền gửi, tiền
days
vay, chứng chỉ tiền gửi.
Giảm cho vay tiêu dùng, giảm đầu tư
181-365
giảm chứng khoán, tăng huy động tiền gửi,
days
tiền vay
Giảm cho vay tiêu dùng, giảm đầu tư
>365 days giảm chứng khoán, tăng huy động tiền gửi,
tiền vay

Câu 2:
1. xác định dòng tiền qua từng năm:

dòng tiền vào: đơn vị: nghìn USD


Maturity
Assets (year) 1 2 3 4 5
80 3.84
Loan 1 .000 4,80% 5 0 3.840 3.840 3.840 83.840
70 3.22 73.22
Loan 2 .000 4,60% 4 0 3.220 3.220 0 0
40 1.88
Loan 3 .000 4,70% 3 0 1.880 41.880 0 0
60 2.94
Loan 4 .000 4,90% 5 0 2.940 2.940 2.940 62.940
110 4.95 114.95
Loan 5 .000 4,50% 3 0 4.950 0 0 0
total 360
assets .000
sum 16.830 16.830 166.830 80.000 146.780
Dòng tiền ra:
Liabilitite Maturity
s (year) 1 2 3
55.0
Borrowing1 00 4,40% 2 2.420 57.420 0
170.0 177.31
Borrowing2 00 4,30% 1 0 0 0
110.0
Borrowing3 00 4,50% 3 4.950 4.950 114.950
25.0
Equity 00
total 360.0
liabilities 00
184.68
sum 0 62.370 114.950
Tính thời lượng:

CT tính thời lượng của một tài sản:


∑PVt ×t
D=
∑PVt
Thời lượng tài sản:
DA= ∑X Ai × D Ai =3,70 (năm)
Thời lượng tài sản nợ:
DL= ∑X Li × DLi =1,65 (năm)

2. Giá trị kinh tế và thời lượng vốn tự có:


giá trị kinh tế vốn tự có:
EVE = ∑∑
(PVt −∑
) ∑
Ai (
PVt ) Li

( PV ) = 369.268.721,19
MVA = ∑∑ t Ai

MVL = ∑(∑PVt ) Li = 324387590,38

 EVE = 369.68.21,19 - 324.87.90,38= 44.881.130,81

Thời lượng vốn tự có:

M VA * DA− M VL * DL
DE =
MVA − M VL
DE = 18,57 ( năm)

3. GAP từng năm:


GAP = dòng tiền ngân hàng nhận được do người vay hoản trả gốc
và lãi – dòng tiền ngân hàng chi trả cho khách hàng gửi tiền
Năm Dòng tiền vào Dòng tiền ra GAP Rủi ro khi lãi
suất biến động
1 16.830.000 184.680.000
-167.850.000 Tăng
2 16.830.000 62.370.000
-45.540.000 Tăng
3 166.830.000 114.950.000
51.880.000 Giảm
4 0
80.000.000 80.000.000 Giảm

5 146.780.000 0
146.780.000 Giảm

Giả sử lãi suất thị trường biến động tăng, giảm 1% ( ± 1% ), tính toán
mức độ rủi ro của ngân hàng:
Áp dụng CT tính tổn thất thu nhập lãi ròng:
∆NII = GAP x ∆i

Năm ∆NII
1 -167.850.000
2 -45.540.000
3 51.880.000
4 80.000.000
5 146.780.000

a, Nếu lãi suất tăng, khi đó Δi >0:


Trong trường hợp này ΔNII<0 khi GAP<0. Nhìn vào bảng tính toán trên
chúng ta thấy GAP vào năm 1 và năm 2 là nhỏ hơn 0, nên vào năm 1, 2
ngân hàng sẽ gặp rủi ro lãi suất.
b, Nếu lãi suất giảm, khi đó Δi <0:
Trong trường hợp này ΔNII<0 khi GAP>0. Nhìn vào bảng tính toán trên
chúng ta thấy GAP vào năm 3, năm 4, năm 5 đều lớn hơn 0, nên ngân
hang sẽ gặp phải rủi ro vào những năm này.
3. Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất cho ngân hàng.
a, Nếu lãi suất tăng: vào năm 1 và năm 2 ngân hàng sẽ gặp rủi ro lãi suất.
Để giảm thiểu rủi ro lãi suất, ngân hang cần giảm thời lượng của Tài sản
có. Lúc này ngân hang tiến hành mua hợp đồng hoán đổi lãi suất.
b, Nếu lãi suất giảm: vào năm 3,4,5 ngân hang sẽ gặp rủi ro lãi suất. Để
giảm thiểu rủi ro lãi suất ngân hang nên gia tăng tốc độ tăng trưởng của
tài sản bằng cách sử dụng chứng khoán hóa khoản vay.
4. Giả sử lãi suất thị trường biến động tăng -> giá trị hiện tại của TSC và
TSN giảm làm cho thời lượng TSC, TSN, vốn tự có và giá trị kinh tế
VTC giảm
 Ưu điểm:
• Có thể tính toán được và sử dụng dễ dàng
• Từ mô hình này ngân hàng có thể đo lường được thiệt hại trước sự
biến động của lãi suất. Từ đó đưa ra các biện pháp quản trị kịp thời
nhằm hạn chế rủi ro
 Nhược điểm:
• Mô hình giả định rằng mối quan hệ giữa lãi suất và giá tài sản là
tuyến tính nhưng thực chất mối quan hệ này là phi tuyến tính
( dạng đường cong). Vì vậy, khi lãi suất thị trường thay đổi ở mức
lớn thì mô hình trở nên kém tin cậy.
• Đối với một số laoij tài khoản như tài khoản tiền gửi giao dịch, tài
khoản tiết kiệm, ngân hàng không thể xác định chính xác mô hình
luồng tiền vào ra khiến cho việc tính toán trở nên khó khăn. Hơn
nữa trong nhiều trường hợp hàng thanh toán trước hạn hoặc không
hoàn trả được nợ, các dự tính về luồng tiền trở nên thiếu chính xác,
dẫn tới sự sai lệch trong kỳ hạn hoàn trả.

III. Quản trị thanh khoản của KEY BANK:


Đánh giá trạng thái thanh khoản của keybank

Mức Mức
chỉ số thanh khoản 2009 TB 2008 TB
1. trạng thái ngân quỹ 11.96% 11.86%
2. Chứng khoán tiết kiệm 15.35% 17.31%
3.Hệ số về năng lực 67.47% 65.65%
4. Cấu trúc TG 132.84% 132.15%
5, đầu tư CK NH / TTS 10,64% 15,07% 11,02% 16,15%
16,26
6.Nghĩa vụ nợ nhạy cảm /TTS 28,86% % 28,58% 16,83%
7. Tổng CV và cho TTC/TG 107,692 78,59 104,12
chính % % % 77,60%

Qua bảng chỉ số thanh khoản có thể đánh giá khái quát trạng thái
thanh khoản của keybank năm 2009 kém hơn năm 2008 và so với
ngành .Đánh giá chi tiết cac chỉ số dể thấy rõ điều này:

- TRạng thái ngân quỹ năm 2009 cao hơn năm 2008 , chứng tỏ năm
2009 tỷ trọng TS có tính thanh khoản cao trong tổng tài sản của
NH cao hơn năm 2008=> làm tăng khả năng thanh khoản của NH .
Có được điều này la do khoản mục tiền và nợ của NH khác năm
2009 tăng 1555 nghìn $ tương ứng 6,01%, tuy nhiên xét trong tỷ
trọng TTS thì năm 2009 giảm so năm 2008 ( từ 7,16% xuống
7,03%) nhưng cao hon so với mức TB. Khoản mục tiền gửi hưởng
lãi tăng 1049 nghìn $ ưng với 14,37%,tỷ trọng trong TTS năm
2009 chiếm 2,14% cao hơn năm 2008 , nhưng lại thấp hơn mức
TB. Khoản mục Thặng dư quỹ dự trữ năm 2009 tăng 1201 nghìn $
tương ứng 12,4%,và chiếm tỷ trọng cao hơn so voi năm 2008 tuy
nhiên lại thấp hơ n mức TB.Mặt khác, năm 2008 là năm khủng
hoảng kinh tế thế giới nên năm 2009 NH có xu hương tăng khoản
mục ngân quỹ để đảm bảo an toàn =>khả năng thanh khoản của
NH qua khoản mục ngân quỹ tốt hơn so với năm 2008

- Chỉ số chứng khoán tiết kiệm năm 2009 thấp hơn so với năm 2008,
điều này chứng tỏ năm 2009 NH nắm giữ chứng khoán CP ít hơn.
Chứng khoán CP giảm 2661 nghìn $, trong đó “ chính quỳên địa
phuơng giảm 1974 nghìn $ tuơng ứng với 7,41%, chính quyền TW
giảm 687 nghìn $ ứng với 1,91%. Xét tỉ trọng trong tổng tài sản thì
cả 2 loại chứng khoán này năm 2009 có xu hứơng giảm so với năm
2008 và thấp hơn so với mức trung bình ngành => Đáp ứng khả
năng thanh khoản kém hơn so với năm 2008.

- Hệ số năng lực năm 2009 cao hơn năm 2008, cho thấy năm 2009
NH tăng cho vay và cho thuê tài chính và dẫn tới tăng phần tài sản
đựoc phân bổ vào những tài sản kém tính thanh khoản nhất. Gía trị
cho vay và cho thuê tài chính ròng tăng 26007 nghìn $ tuơng ứng
với 19,01%. Tỉ trọng trong tổng tài sản của khoản mục cho vay và
cho thuê tài chính ròng tăng so với năm truớc và cao hơn so với
mức trung bình ngành => Điều này làm giảm khả năng thanh
khoản của NH.
- Cấu trúc tiền gửi năm 2009 cao hơn 2008 => tỉ trọng tiền gửi giao
dịch caovà tính ổn định của vốn tiền gửi giảm, do đó làm tăng yêu
cầu về thanh khoản cho NH

- Đầu tư CK ngắn hạn trên tổng tài sản năm 2009 là 10,64% thấp
hơn so với 2008 là 11,02% và đều thấp hơn so với mức trung bình
của ngành. Chứng tỏ năm 2009 NH đầu tư ít hơn vào CK ngắn hạn
làm giảm tỉ trọng tài sản có tình lỏng => đáp ứng khả năng thanh
khoản kém hơn.

- Nghĩa vụ lợi nhạy cảm/ trên tổng tài sản năm 2009 là 28,86% cao
hơn so với 2008 và cao hơn rất nhiều so với mức TB ngành
(16,26%), tỉ trọng lợi nhạy cảm năm nay cao hơn so với năm trứơc,
các khoản vay nóng của NH nhiều hơn. => làm tăng yêu cầu thanh
khoản đối với NH. Đòi hỏi NH phải có nguồn vốn để đáp ứng kịp
thời

- Tổng cho vay và cho thuê tài chính/tiền gửi chính năm 2009 cao
hơn so với năm truớc chứng tỏ NH cho vay và cho thuê nhiều hơn,
trong khi đó nguồn tiền gửi chính có thể không tăng hoặc tăng
không đáng kể và làm tăng yêu cầu thanh khoản

KL: Có thể thấy rằng năm 2009 trạng thái thanh khoản của Keybank
kém hơn so với năm 2008. NH cần có biện pháp để quản trị rủi ro
thanh khoản có thể xảy ra và tăng khả năng thanh khoản cho NH.

Biện pháp quản trị thanh khoản: quản trị thanh khoản nợ-có

1-quản trị thanh khoản có:

Ngân hàng tích lũy thanh khoản bằng cách nắm giữ các tài sản có tính
thanh khoản cao,chủ yếu là tiền mặt và chứng khoán dễ bán

Việc quản trị thanh khoản có của key bank cũng được thực hiện:
Năm 2008: kb nắm giữ tiền mặt 25869000

Chứng khoán thanh khoản cao:35913000

Tổng cộng là: 61782000

Năm 2009: tiền mặt:27424000

Chứng khoán thanh khoản cao: 35226000

Tổng cộng: 62650000

=>năm 2009 key bank chú trọng quản lý thanh khoản có hơn năm 2008

+ưu điểm:

- Giải quyết nhanh chóng,kịp thời các yêu cầu thanh khoản:

Khi cần tiền để chi trả là ngân hàng có thể lấy tiền mặt trong quỹ
hay bán những chứng khoán có tính thanh khoản cao ngân hàng
đang nắm giữ để thu tiền mặt về thực hiện chi trả

-chủ động đối phó với vấn đề thanh khoản:

Ngân hàng chủ động,không phải phụ thuộc vào các tổ chức tín
dụng do không phải vay mượn hay cam kết các điều kiện ràng
buộc với các khoản vay

-rủi ro thanh khoản tương đối thấp: do đó giải quyết được vấn đề
không cân xứng giữa thời hạn tài sản nợ và tài sản có

+ nhược điểm:

-ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào tài sản sinh lời: do phải dự
trữ tiền mặt và các chứng khoán dễ bán nhiều nên ngân hàng không
thực hiện đầu tư được vào các lĩnh vực khác có mức sinh lời cao
hơn (tương đương với lĩnh vực đầu tư có mức rủi ro cao hơn)
->ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân hàng
-chi phí để giải quyết các vấn đề thanh khoản này cao: đó là các chi
phí cơ hội do việc bỏ lỡ các cơ hội đầu tư hấp dẫn

-gây lên những tổn thất khi ngân hàng phải bán gấp: chủ yếu là tổn
thất về danh tiếng và uy tín của ngân hàng khi việc phải bán gấp.
thị trường có thể đánh giá là ngân hàng đang kiệt quệ nguồn vốn
đảm bảo nhu cầu thanh khoản

2.quản trị thanh khoản nợ:

Ngân hàng sẽ thực hiện mua thanh khoản hoặc vay nợ trên thị
trường tiền tệ để đáp ứng các yêu cầu về thanh khoản phát sinh

+ưu điểm:

-giải quyết vấn đề thanh khoản 1 cách linh hoạt:có thêm các nguồn
khác để bù đắp cho những nhu cầu thanh toán

Khi ngân hàng có nhu cầu,ngân hàng sẽ tỡm đến những nguồn
này,đơn giản và nhanh chóng

-linh hoạt trong đầu tư tài sản sinh lời:

Ngân hàng có thể dung tiền đầu tư theo mong muốn vào các lĩnh
vực khác sinh lời cao hơn,không cần phải dự trữ 1 lượng tiền mặt
hay chứng khoán kia

+nhược điểm:

-khả năng xảy ra rủi ro cao:


Rủi ro thanh khoản có thể xảy ra khi ngân hàng có nhu cầu nhưng
không mua thanh khoản được hoặc không vay được trên thị trường
tiền tệ->ngân hàng dễ bị phá sản do mất khả năng thanh toán

-khó xác định được chi phí:

Lãi suất trên thị trường tiền tệ biến động theo cung cầu thị trương.
Không những thế việc dự trữ thanh khoản vốn cũng khó xá định
theo

-bị động phụ thuộc vào thị trường tiền tệ:

Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường,vào cung cầu thị
trường,vào giá cả chi phí sử dụng vốn -> ngân hàng bị động.

IV. cô xem bản exel mục aplicationof var.

You might also like