You are on page 1of 4

Hóa 3B - Nhóm 3 : Lợi Minh Trang

Nguyễn Thị Kim Thoa


Phan Thanh Tùng

I. Đại cương về polime :

− Bài tập chia làm các loại : định nghĩa, tính chất, danh pháp, điều chế, cấu trúc...

− Muốn giải tốt loại bt này cần nắm vững kiến thức (định nghĩa, tính chất ...) về polime.

• Bài tập phần định nghĩa :

1. Cho các chất sau : saccarozo, amilozo, plexiglas, tinh bột, glicogen, amilopectin. Có bao nhiêu
polime trong các chất trên :

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

• Hướng dẫn giải : các polime là : amilozo, plexiglas, tinh bột, glicogen, amilopectin. Hs
thường bỏ qua glicogen vì không nhớ glicogen là tinh bột động vật, và thường quên tinh bột
cũng là polime.

2. Chọn câu sai trong các câu sau đây ;

A. Ssản phẩm của phản ứng trùng hợp phải là polime.

B. Khi đốt cháy 1 loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích 1 : 1 thì polime đó
có thể là polianken.

C. Tơ capron và tơ enang không bền trong môi trường acid và kiềm.

D. Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime tổng hợp còn tinh bột và xenlulozo là loại polime
thiên nhiên.

• Hướng dẫn giải :

− Hs thường không chọn câu A vì polime là chất có phân tử khối rất lớn, không xác
định, nhưng một số phản ứng trùng hợp lại tạo ra chất có phân tử khối xác định. Ví
0
dụ : 3C2H2 
600 C ;C
→ C6H6 (M = 78)

− Hs phân vân ở câu C vì không hiểu rõ. Do tơ capron và tơ enang thuộc loại tơ poliamit,
đều có nhóm -CO-NH- nên đều bị acid và kiềm phá hủy do phản ứng thủy phân. Kết
quả mạch polime bị cắt tại các liên kết -CO-NH-.

• Bài tập về tính chất :


1. Khi đun nóng cao su với lưu huỳnh ta được cao su lưu hóa. Hỏi phản ứng đó thuộc tính chất hóa
học nào sau đây của polime ?

A. Phản ứng thế B. Phản ứng giữ nguyên mạch


C. Phản ứng phân cắt mạch D. Phản ứng tăng mạch

• Hướng dẫn giải : Hs sẽ phân vân giữa thế và tăng mạch. Nhưng nếu học kĩ thì học sinh sẽ biết
tính chất hóa học của polime chỉ có 3 tính chất : Phản ứng giữ nguyên mạch, phân cắt mạch,
tăng mạch và cao su lưu hóa thuộc lọai phản ứng tăng mạch.

2. Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của cao su thiên nhiên ?

A. Không tan trong xăng và benzen B. Không dẫn điện và nhiệt

C. Tính đàn hồi D. Không thấm khí và nước

• Bài tập về danh pháp : Hs cần chú ý các tên gọi thông thường của polime

1. Tên nào sau đây là tên của tơ lapsan ;

A. caprolactam B. poli(etylen-terephtalat)
C. poli(hexametylen-adipamit) D. tơ enan

• Bài tập về điều chế :

1. Từ metan điều chế cao su buna tối thiểu qua bao nhiêu phản ứng ?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

• Hướng dẫn giải : CH4 --> C2H2 --> C4H4 (vinylaxetilen) --> C4H6 (buta-1,3-dien) --> cao su

buna

2. Trong các tơ sau đây , tơ nào được điều chế từ phản ứng trùng hợp và trùng ngưng ;

A. (-NH-[CH2]5-CO-)n B. (-NH-[CH2]6-CO-)n

C. (-CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O-)n D. PVC

• Hướng dẫn giải : Hs thường không chú ý , sự thống kê lại nên sẽ không nhớ để điều chế tơ
nilon-6 thì có thể đi từ 2 phản ứng: Trùng hợp caprolactam và trùng ngưng acid
ε − a min ocaproic

• Bài tập cấu trúc :

1. Cho các polime sau : PE, PVC, polibutadien, poliisopren, amilozo, amilopectin, xenlulozo, cao su
lưu hóa. Các polime có cấu trúc mạch thẳng là :
A. PE, PVC, polibutadien, poliisopren, xenlulozo, cao su lưu hóa

B. PE, polibutadien, poliisopren, amilozo, xenlulozo, cao su lưu hóa

C. PE, PVC, polibutadien, poliisopren, amilozo, amilopectin, xenlulozo

D. PE, PVC, polibutadien, poliisopren, amilozo, xenlulozo

• Hứơng dẫn giải : chú ý về dạng cấu trúc của polime

II. Vật liệu polime :

− Phân biệt được giữa tơ nhân tạo (bán tổng hợp) và tơ tổng hợp.

− Phân loại giữa chất dẻo, cao su, tơ, nhựa ...

• Bài tập ví dụ :

1. Trong các loại tơ sau đây, chất nào là tơ nhân tạo ?

A. tơ visco B. tơ capron C. nilon - 6,6 D. tơ tằm

2. Tại các chỗ vá xe, người ta thường dùng một loại keo để vá, thường gọi là nhựa vá xăm(một loại
polime). Theo bạn nhựa vá xăm là polime nao sau đây :

A. tinh bột B. Cao su thiên nhiên C. PVC D. teflon

I. Bài tập về tính hệ số polime hóa :

− Chú ý về phân tử khối của các mắt xích.

− Chú ý tên và công thức các polime.

1. Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên là 105.000 . Số mắt xích gần đúng trong phân tử của
loại polime trên là :

A. 1543 B. 1545 C. 1542 D. 1544

• Hướng dẫn giải : HS thường hay quên công thức của cao su thiên nhiên nên dẫn đến không
làm được bài tập này

2. Phân tử khối trung bình của tơ lapsan là 178.600 u. Số mắt xích gần đúng trong công thức phân tử
là :
A. 930 B. 940 C. 950 D. 960

• Hướng dẫn giải : HS thường hay quên công thức của tơ lapsan nên dẫn đến không làm được
bài tập này

II. Bài tập về mắt xích :

− Chú ý về cách viết phương trình (dùng CTPT hay CTCT).

1. Cứ 5,668 g cao su buna - S phản ứng vừa hết với 3,462 g brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích stiren và
butadien trong cao su buna - S là :

A. 2/3 B. 1/2 C. 2/1 D. 3/2

• Hướng dẫn giải :

C 6H 5 C 6H 5
H2 H2 H2 H2 H H H2 H2
C C C C C C + nBr2 C C C C C C
H H H H
n m Br Br n m

2. Một loại cao su lưu hóa chứa 2% lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắc xích isopren có một
cầu nối disunfua S-S, giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm Methylen trong mạch cao su?

A. 45 B. 46 C.47 D.48

• Hứơng dẫn giải :

(C5H8)n + 2S --> C5nH8n - 2S2

3. Để sản xuất tơ Clorin người ta Clo hóa PVC bằng Clo. Polyme thu được chứa 67,18% Clo. Giả
thiết rằng hệ số polyme hóa k không thay đổi sau phản ứng. Số mắt xích - CH2 - CHCl - trong phân tử
PVC trung bình có một mắt xích bị Clo hóa là:

A. 1 B.2 C.3 D.4

• Hứơng dẫn giải :

C2kH3kClk + Cl2 --> C2kH3k - 1Clk + 1 + HCl

Cl
H2 H H2 H H2
C C + Cl2 C C C C + HCl

Cl Cl
k Cl k-1

You might also like