You are on page 1of 16

Chênh lệch lãi suất USD - VND và hành vi của DN kinh doanh quốc tế

Đề tài:

CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT USD – VND VÀ HÀNH VI CỦA


DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ

GVHD: Hồ Thúy Ái

Nhóm thực hiện:

Lê Quốc Việt: Tổng quan và thực trạng chênh lệch lãi suất USD- VND
trong năm 2010 (1+2)

Lưu Thị Thu Hiền: Nguyên nhân chênh lệch lãi suất USD-VND trong 2010
(3)

Cao Thị Thái: Hành vi của DN trước biến động lãi suất (4.1)

Phan Nguyên Phương: Hành vi của DN trước biến động lãi suất (4.2)

Nguyễn Hải Thủy: Biện pháp của NHNN (5)

Nhìn chung, các thành viên trong nhóm đều tham gia họp nhóm đầy đủ, đóng
góp ý kiến, và làm việc nhóm ăn ý.

1. Tổng quan
Lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một
khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền
không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi
tiêu. Có nhiều loại lãi suất như: lãi suất tiền vay; lãi suất tiền gửi; lãi suất tái cấp vốn; lãi
suất liên ngân hàng, v.v.

Khi quan sát bảng niêm yết lãi suất của các ngân hàng thương mại (NHTM),
thấy rằng, cùng một thời hạn, các mức lãi suất của các đồng tiền khác nhau là rất khác
nhau, đồng tiền này có mức lãi suất cao và đồng tiền kia lại có mức lãi suất thấp.

Khi xét đến lãi suất USD-VND ta thấy rõ được sự khác nhau đó. Nhìn chung,
trên thị trường chợ đen cũng như hệ thống liên ngân hàng thì mặt bằng lãi suất VND
bao giờ cũng cao hơn lãi suất USD. Nếu so sánh với mặt bằng chung của nhiều nền kinh
tế phát triển, thì lãi suất huy động USD ở VN đã cao hơn 10 lần, còn lãi suất cho vay
cũng cao gần xấp xỉ 2 lần.

1
Chênh lệch lãi suất USD - VND và hành vi của DN kinh doanh quốc tế

Nhìn vào đồ thị trên, ta thấy khoảng chênh lệch giữa lãi suất huy động VND và
USD rõ ràng luôn ở mức khá lớn. Cụ thể, vào thời gian 3 tháng 05, 07, 09 năm 2010,
khoảng chênh lệch này xấp xỉ 8%/năm.

2. Thực trạng chênh lệch lãi suất trong năm 2010


Xét trong năm 2010, lãi suất huy động USD vào khoảng 4-5% trong khi đó lãi
suất huy động VND lại cao,vào khoảng 11-12%. Và 9 tháng đầu năm nay có thể được
chia làm 2 xu hướng chính : Xu hướng chênh lệch lãi suất cao, và chênh lệch lãi suất
thấp.

2.1 Chênh lệch lãi suất USD – VND cao

Nhìn chung, chênh lệch lãi suất USD – VND khá lớn tập trung vào 3 tháng đầu
năm. Trong những tháng này, việc nguồn vốn USD tạm dư thừa đã là vấn đề cấp bách
của không ít các NHTM, vì thế bằng nhiều cách NHTM phải đẩy vốn ngoại tệ ra thông
qua những sản phẩm tín dụng với lãi suất thấp so với cho vay VND. Lãi suất VND tăng
cao trong khi lãi suất USD giảm. Đặc biệt lãi suất vay VND tăng lên từ 15% -
17%/năm, thậm chí 18%/năm…, trong khi lãi suất vay USD chỉ khoảng 6% - 9%/năm .
Đối với LS huy động, LS huy động USD là 3.5 – 4.2%/năm , VND là 11.5 – 12%/năm

2.2 Chênh lệch lãi suất USD – VND thấp

Trong 2 tháng gần đây (tháng 8, 9) khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất USD –
VND dần được rút ngắn: lãi suất USD tăng cao chưa từng có trước đây, còn lãi suất
VND giảm nhẹ. Lãi suất huy động USD tăng nhanh, có khi lên 5.5%,VND giảm nhưng
vẫn ở mức khá cao, cụ thể 11.2%/năm.

2
Chênh lệch lãi suất USD - VND và hành vi của DN kinh doanh quốc tế

3. Nguyên nhân chênh lệch lãi suất USD – VND trong năm 2010
3.1 Chênh lệch lãi suất cao: Lãi suất USD giảm, lãi suất VND tăng

3.1.1 Lãi suất USD giảm

Tháng 8/2009, đứng trước nỗi lo thiếu vốn USD trong dài hạn khi mà nhu cầu vay USD
để hưởng lãi suất thấp và nhu cầu vay vốn ngoại tệ để nhập khẩu phục vụ cho quá trình
sản xuất vào giai đoạn cuối năm tăng lên, làm bùng lên một làn sóng tăng lãi suất USD.
Mức điều chỉnh tăng lãi suất USD cao nhất lên đến 0,5%/năm, cụ thể tại ngân hàng
thương mại cổ phần Đông Nam Á, từ mức lãi suất trước đây là 3%/năm kì hạn 60 tháng
thì vào đầu tháng 9/2009 lên đến 3,5%/năm.

Để ổn định thị trường ngoại tệ, tháng 12/2009, NHNN ban hành thông tư số
25/2009/TT-NHNN mở rộng đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ, đặc biệt là các đối
tượng xuất khẩu. Thông tư này tác động tín dụng ngoại tệ tăng đột biến tới 14,07%
trong quý I/2010, trong khi cùng kì năm ngoái giảm 2,24%.

Cũng trong tháng 12/2009, với chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ, NHNN ban hành
thông tư 26/2009/TT-NHNN hướng dẫn việc các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà
nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng nhằm thu hẹp một lượng ngoại tệ rất lớn đang
được găm giữ. Việc bán lại được thực hiện khá nhanh, tạo một nguồn cung đáng kể, hỗ
trợ các ngân hàng cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn căng thẳng trước đó.

Ngoài ra, để giảm bớt tình trạng thiếu hụt USD, CP có thể vay nợ nước ngoài hoặc cung
ứng USD từ nguồn dự trữ ngoại hối. Việc vay nợ nước ngoài có thể là trong nay hoặc
mai, tuy nhiên, còn phải cân nhắc rất nhiều yếu tố. Trước tình hình đó, ngày 18/1/2010,
NHNN ban hành quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỉ lên dự trữ bắt buộc bằng
ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Việc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ làm
nguồn vốn để các ngân hàng thương mại cho vay trên thị trường tăng một cách đáng kể.
Cụ thể đối với kì hạn dưới 12 tháng, tỉ lệ dự trữ bắt buộc còn 4% thay vì 7%, đối với kì
hạn trên 12 tháng còn 2% thay vì 3% làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD (9.000
tỉ đồng).

Đặc biệt, việc quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ
chức tín dụng là 1%/năm khi mà NHNN ban hành thông tư số 03/2010/TT-NHNN, điều
này làm ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của các tổ chức kinh tế có tiền gửi bằng USD, bởi
trước đó, họ được hưởng lãi suất 2,3% - 4%/năm tại các NH thương mại nhà nước, và
3,3% - 4,5%/năm tại các NH thương mại cổ phần. Quy định này buộc các tổ chức trên
phải tự cân nhắc lợi ích, có thể bán ngoại tệ chuyển sang VND để có lãi suất tiền gửi
cao hơn. Đồng thời, các NHTM đồng loạt tăng giá USD mua vào để thu hút nguồn
ngoại tệ tiềm năng này.

Chính những nguyên nhân trên làm thay đổi tình trạng từ lo thiếu hụt vốn USD sang
tình trạng dồi dào về nguồn cung USD trên thị trường. Đây cũng chính là nguyên nhân
chính khiến lãi suất USD giảm trong những tháng đầu năm 2010.

3
Chênh lệch lãi suất USD - VND và hành vi của DN kinh doanh quốc tế

3.1.2 Lãi suất VND tăng

Trong thời buổi đất chật, người đông, cùng với vàng, đô la, bất động sản được xem như
là nóng lên từng giờ, nhất là đối với những khu vực trung tâm, thành phố lớn. Từ giữa
năm 2009, nhiều khu vực tại TP.HCM và Hà Nội bùng lên các cơn sốt đất, đặc biệt là ở
Hà Nội khiến nhu cầu rút tiền gửi từ ngân hàng, vay vốn từ ngân hàng,…tăng lên. Việc
cầu vốn nội tệ trên thị trường bất động sản tăng, đẩy lãi suất VND lên cao.

Hơn nữa, để đối phó với NHNN, khi NHNN ấn định tỉ lệ khống chế số dư vốn huy động
(không quá 20% huy động từ các tổ chức và dân cư) và tỉ lệ sử dụng vốn huy động ngắn
hạn để cho vay trung và dài hạn (không quá 40%) của các NHTM dẫn đến sự mất cân
dối giữa huy động và sử dụng vốn tại các NHTM, buộc các NHTM phải tăng lãi suất
huy động để giảm bớt sự mất cân đối giữa huy động và sử dụng vốn.

Trong thời gian này, các tổ chức tín dụng đua nhau phát hành chứng khoán để tăng vốn
theo quy định, tăng vốn theo kế hoạch ( 20 NHTM phải tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỉ
đồng theo quy định, nhiều công ty niêm yết thực hiện tăng vốn theo kế hoạch năm 2010,
các DN đua nhau phát hành trái phiếu),… buộc các tổ chức phải tăng cường thu hút
vốn từ nền kinh tế. Điều này càng làm cho mặt bằng lãi suất VND tăng thêm.

3.2 Chênh lệch lãi suất thấp: Lãi suất USD tăng, lãi suất VND giảm nhẹ

3.2.1 Lãi suất USD tăng

Trong những tháng đầu năm 2010, trong khi lãi suất VND cao, lãi suất USD trở nên hấp
dẫn hơn, chính điều này làm tín dụng ngoại tệ tăng nhanh, tăng 27% trong sáu tháng
đầu năm, vượt khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng, thậm chí dư nợ cho vay ngoại
tệ của toàn hệ thống NH vượt tổng huy động ngoại tệ 2,05 tỉ USD (40.000 tỉ đồng) .
Nhằm cân đối cung cầu, trong 2 tháng gần đây, tháng 8 và tháng 9, các ngân hàng đã
liên tục tăng lãi suất huy động USD. Cụ thể, tại các ngân hàng lớn, lãi suất USD khoảng
4,5%/năm kì hạn 12 tháng, còn ở các NH nhỏ lên đến 5%/năm. Lãi suất USD tăng
nhanh, gấp đôi so với một năm trước, thậm chí lãi suất USD trong nước cao gấp 10 lần
thế giới. Với huy động kì hạn 3 tháng, ở VN lãi suất USD là 4,5 - 4,6%/năm, trong khi
trên thị trường quốc tế chỉ khoảng 0,25 – 0,35%/năm với cùng kì hạn. Tuy nhiên, vì huy
động một lượng lớn USD từ tổ chức nước ngoài với mức lãi suất thấp như trên thị
trường quốc tế là không thể nên các NH trong nước lại tiếp tục huy động từ thị trường
nội địa. . Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, “lãi suất USD ở VN đang cao một cách phi
lí” khi so với thị trường quốc tế, nhưng vì giữ chân khách hàng (nhất là khi tỉ giá tăng
mạnh, khách hàng có thể rút tiết kiệm USD đem bán và chuyển sang VND) và để thu
hút khách hàng về nên lãi suất USD của các NH cứ đồng loạt tăng.

Chưa kể các khoản vay USD của các doanh nghiệp từ đầu năm dồn dập đáo hạn từ
tháng 9, trong khi đó, hiện tại các NH đều đang khan USD, bởi lượng USD huy động ở
mức thấp, do đó, để tăng lượng huy động buộc các NH cũng phải sử dụng đến công cụ
lãi suất.

Ngày 18/8/2010, NHNN thực hiện phá giá VND gần 2,1 % từ 18.544 VND/USD xuống
18.932 VND/USD, nhằm tạo điều kiện cho các NH thuận lợi hơn trong việc huy động

4
Chênh lệch lãi suất USD - VND và hành vi của DN kinh doanh quốc tế

USD, thế nhưng, mức phá giá này vẫn chưa đủ để cân đối cung - cầu. Các NH tiếp tục
chạy đua lãi suất huy động USD, chưa kể kèm theo các dịch vụ khuyến mãi. Ví dụ tại
NH xuất nhập khẩu VN (Eximbank), lãi suất USD kì hạn 12 tháng là 4,25%/năm, và lên
đến 4,45%/năm nếu cộng thêm 0,2%/năm lãi suất thưởng.

Ngày 1/10/1010, áp dụng thông tư số 13, chỉ được sử dụng tối đa 80% vốn huy động để
cho vay, trong đó không bao gồm tiền gửi không kì hạn của các tổ chức kinh tế, kho bạc
nhà nước, bảo hiểm xã hội và các tổ chức khác, khiến nguồn vốn dành để cho vay giảm
đi. Do đó, các NH lại phải tăng lãi suất huy động.

Ngoài những nguyên nhân trên, thâm hụt cán cân thương mại, thâm hụt cán cân vãng
lai,… cũng là nguyên nhân khiến các NH tăng lãi suất huy động USD.

3.2.2 Lãi suất VND giảm nhẹ

Ngày 5/7, nhóm các NHTM, thành viên của hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã
họp và đồng thuận điều chỉnh lãi suất huy động VND xuống mức 11%/năm đối với
nhóm NHTM nhà nước, và 11,2%/năm đối với nhóm NHTM cổ phần.

Ngoài ra, NHNN đã và đang thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm ổn định mặt bằng
lãi suất thị trường theo xu hướng giảm dần: tích cực hỗ trợ thanh khoản đối với NHTM
với kì hạn dài hơn, khối lượng lớn hơn so với trước đây, hỗ trợ thông qua tái cấp vốn và
hoán đổi ngoại tệ, chỉ đạo các NHTM nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng vốn
và điều chỉnh lãi suất giảm dần phù hợp với diễn biến nền kinh tế.

Thực hiện thông tư 13, ngành ngân hàng tập trung thực hiện giảm lãi suất VND, cụ thể
NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tăng vốn điều lệ lên thêm
33% từ 13.224 tỉ đồng là bằng chứng cho quyết tâm thực hiện giảm lãi suất VND.

Tuy nhiên, lãi suất VND chỉ giảm nhẹ và hiện vẫn còn đang ở mức cao.

4. Hành vi của doanh nghiệp trước sự biến động của lãi suất
4.1 Các doanh nghiệp tham gia nhằm mục đích kiếm lời

Trước thực trạng chênh lệch lãi suất giữa VND-USD, các doanh nghiệp khi tham gia thị
trường sẽ thực hiện kinh doanh trên sự chênh lệch đó. Các doanh nghiệp lựa chọn đồng
tiền nào cho mục tiêu kinh doanh của mình sẽ phải xem xét các yếu tố khi quyết định
đầu tư.

4.1.1 Cơ sở ra quyết định của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp khi quyết định lựa chọn đồng tiền đi đầu tư hay đi vay đều phải chú ý
đến lãi suất của các đồng tiền. Tuy nhiên đồng tiền có lãi suất cao không có nghĩa rằng
nhà đầu tư sẽ đầu tư vào đồng tiền đó. Lãi suất các nhà đầu tư nhận được lúc này là lãi
suất danh nghĩa chứ không phải lãi suất thực của các đồng tiền.

5
Chênh lệch lãi suất USD - VND và hành vi của DN kinh doanh quốc tế

 Lãi suất danh nghĩa: chỉ đơn thuần là lãi suất khi ta nhìn vào bảng lãi suất của các
ngân hàng niêm yết trên thị trường.
 Lãi suất thực : chính là lãi suất của các đồng tiền khi ta quy đổi kèm theo tỷ giá
giữa hai đồng tiền đó.
 Khi doanh nghiệp có trong tay số tiền là A VND.Tỷ giá giao ngay lúc này là S t.
Doanh nghiệp có hai phương án lựa chọn:
 Thứ nhất, doanh nghiệp đem tiền vào ngân hàng gửi với lãi suất huy động là I-
h/năm. Sau 1 năm doanh nghiệp thu về khoản tiền A*(1+Ih) VND.

Thứ hai, doanh nghiệp đem số tiền A VND bây giờ đổi ra A/S t USD và gởi ngân hàng
với lãi suất huy động If/ năm. Sau một năm doanh nghiệp thu về khoản tiền A*(1+If)/St
USD.

Tuy nhiên để có thể so sánh được khoản đầu tư nào đem lại lợi ích nhiều hơn thì doanh
nghiệp cần quy đổi chúng về cùng một đơn vị thì mới có thể so sánh được. Giả sử tỷ giá
lúc này là Fn, khoản tiền doanh nghiệp thu về ở phương án thứ hai là A*(1+If)*Fn/St VND.
Chênh lệch giá trị giữa hai khoản tiền thu được từ phương án một và phương án hai phụ
thuộc hoàn toàn vào lãi suất và tỷ giá của chúng. Sau đây là bảng so sánh lợi ích từ hai
khoản tiền thu về:

So Sánh

A*(1+If) và A*(1+If)*Fn/St

Ih > If Ih = If Ih < If
Hai khoản đầu tư
Hai khoản đầu tư
Khoản đầu tư bằng bằng nhau cần có
bằng nhau cần có một
VND sẽ đem lại lợi một mức bù kì hạn
St < mức bù kì hạn. Nghĩa
nhuận ít hơn USD. (Fn < St). TH này St <
Fn là tỷ giá lúc sau phải
Fn nên đầu tư vào
cao hơn tỷ giá lúc
USD sẽ được lợi
đầu.
hơn.
Khoản đầu tư bằng Khoản tiền đầu tư Khoản đầu tư bằng
VND sẽ đem lại lợi bằng VND sẽ đem lại VND sẽ đem lại ít
St =
nhuận cao hơn USD. lợi nhuận bằng USD. lợi nhuận hơn USD.
Fn

Khoản đầu tư bằng


Hai khoản đầu tư
Hai khoản đầu tư VND sẽ đem lại lợi
bằng nhau cần có
bằng nhau cần có một nhuận cao hơn USD.
một mức bù kì hạn.
mức bù kì hạn (St
St > Nghĩa là tỷ giá lúc
<Fn). TH này St > Fn
Fn sau phải thấp hơn tỷ
nên đầu tư VND sẽ
giá lúc đầu.
lợi hơn.

6
Chênh lệch lãi suất USD - VND và hành vi của DN kinh doanh quốc tế

Qua bảng phân tích trên các doanh nghiệp cần nhận thấy rằng:

 Mặc dù có sự chênh lệch lãi suất danh nghĩa tuy nhiên các doanh nghiệp chỉ nên
quan tâm đến chênh lêch lãi suất thực. Và nhân tố quan trọng quyết định chênh lệch lãi
suất thực đó chính là sự thay đổi của tỷ giá kỳ hạn so với tỷ giá giao ngay.
 Lãi suất danh nghĩa của đồng tiền này cao không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ đầu
tư vào đồng tiền đó. Điều đó còn phụ thuộc vào tỷ giá kỳ hạn.

4.1.2 Phân tích hành vi của các doanh nghiệp trong thời gian qua

Trong xu hướng 1 thị trường lúc này đang có sự chênh lệch lớn giữa lãi suất USD và
VND. Lãi suất USD thấp trong khi đó lãi suất VND cao. Cùng với sự biến động tỷ giá
trong ngắn hạn xem như là không đáng kể. Lãi suất thực của USD lúc này thấp hơn lãi
suất thực của VND. Như vậy doanh nghiệp đi vay bằng USD sẽ chịu chi phi thấp hơn,
doanh nghiệp gửi ngân hàng bằng VND sẽ có lợi nhuận cao hơn. Thật vậy:

Đối với hoạt động lựa chọn đồng tiền đầu tư:

Với cùng một khoản tiền VND nhất định để đầu tư, các doanh nghiệp nhận thấy khi đầu
tư vào VND sẽ được hưởng một khoản tiền lớn do lãi suất huy động VND lúc này khá
cao khoảng 11.5-12% . Hơn là khi đầu tư vào USD bằng cách chuyển số tiền VND đó
sang USD với tỷ giá nhất định rồi sau đó đem gửi ngân hàng với lãi suất USD thấp
khoảng 3.5-4.2%.

Ví dụ: giả định tỷ giá giao ngay và kì hạn không đổi 1USD = 19000VND

Với số tiền 19 tỷ VND, DN đem đi gửi NH với lãi suất 11,5%, sau một năm DN nhận
được 21.185 tỷ VND

Nếu đem khoản tiền này đổi sang USD, DN thu được 1 triệu USD sau đó đem gửi NH
với lãi suất 4%/năm, thì sẽ thu được 1,04 triệu USD, đem quy về VND chỉ thu được
19,76 tỷ VND.

Như vậy đem số tiền bằng VND đi gửi ngân hàng doanh nghiệp nhận về khoản lợi lớn
hơn.

Đối với hoạt động lựa chọn đồng tiền đi vay:

Cũng tương tự thì với cùng một khoản tiền cần vay các doanh nghiệp cũng nhận thấy
rằng khi vay bằng VND thì họ phải trả số lãi cao cho mức lãi suất vay VND cao vào
khoảng 16-18%. Thay vào đó, họ có thể đi vay số tiền tương đương bằng USD theo tỷ
giá chuyển đổi nhất định với lãi suất thấp hơn chỉ khoảng 6-9%, do đó họ sẽ phải trả
một số lãi ít hơn là vay bằng VND.

7
Chênh lệch lãi suất USD - VND và hành vi của DN kinh doanh quốc tế

Trong trường hợp các doanh nghiệp chỉ có USD thì họ sẽ phải bán đi để lấy VND gửi
ngân hàng, còn các doanh nghiệp đi vay nếu cần VND thì sẽ vay USD rồi bán lại lấy
VND.

Như vậy, nếu là các doanh nghiệp lựa chọn đồng tiền để đầu tư thì họ sẽ chọn đầu tư
bằng VND trong khi các doanh nghiệp đi vay thì sẽ chọn vay USD.

Do chênh lệch lãi suất quá lớn các doanh nghiệp sẽ tận dụng cơ hội để kiếm những
khoản lợi đầu tư lớn và sẽ chỉ phải chi những chi phí thấp hơn.

Trong xu hướng hai khoảng cách chênh lệch lãi suất lúc này đã được rút bớt.

Lãi suất USD tăng cao song lãi suất VND giảm không đáng kể. Có thể nói mặt bằng lãi
suất VND vẫn còn khá cao so với USD. Vì vậy các doanh nghiệp lúc này vẫn lựa chọn
đi vay bằng USD là chủ yếu.

Hơn nữa, cuối năm các doanh nghiệp cần nguồn USD để thanh toán các đơn hàng, các
hợp đồng đến hạn, do đó nhu cầu USD là rất lớn.

Những khoản lợi mà các doanh nghiệp kiếm được trong các trường hợp trên chỉ tồn tại
trong ngắn hạn. Bởi vì trong ngắn hạn sự biến động của tỷ giá được xem như là không
đáng kể. Tuy nhiên, tỷ giá thì luôn biến động trong tương lai mà các doanh nghiệp
không thể dự đoán trước. Tỷ giá biến động sẽ gây rủi ro cho các doanh nghiệp. Vì vậy
các doanh nghiệp lựa chọn các hình thức bảo hiểm rủi ro tỷ giá và lãi suất để hạn chế
bớt rủi ro cho mình.

4.2 Các doanh nghiệp đi bảo hiểm rủi ro tỉ giá và lãi suất

4.2.1 Những rủi ro tiềm ẩn từ hoạt động kinh doanh

Như phần phân tích trên chúng ta thấy trong thời gian qua các doanh nghiệp đã lựa chọn
đi vay đồng USD và đầu tư vào đồng VND nhằm tiềm kiếm lợi ích trong sự chênh lệch
lãi suất thực giữa hai đồng tiền. Tuy nhiên có một điều mà chúng ta cần chú ý: hành vi
kinh doanh chênh lệch lãi suất chỉ thực hiện được khi sự biến động của tỉ giá là không
đáng kể đủ để đảm bảo cho các doanh nghiệp còn duy trì được lợi ích cho mình. Chính
vì vậy bước sử dụng hợp đồng kì hạn trong phân tích trên có thể thấy là một bước
không thể thiếu nhằm hạn chế sự biến động bất lợi của tỉ giá

Ngay cả những doanh nghiệp không tham gia vào để kinh doanh chênh lệch lãi suất, tuy
nhiên đứng trước giữa hai đồng vốn rẻ và đắt cũng đưa họ đến quyết định phải lựa chọn
một đồng vay phù hợp là điều cần thiết. Tuy nhiên lợi ích chỉ là trong ngắn hạn, chỉ là
những dự tính ban đầu của họ. Về lâu dài kinh tế biến động chúng ta không thể dự tính
được bởi vậy nguồn lợi nhuận tương lai cũng không thể xác định trước được. Các doanh
nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì đây là 1 điều quá rủi ro và
tối kị.

8
Chênh lệch lãi suất USD - VND và hành vi của DN kinh doanh quốc tế

Vì vậy hơn bao giờ hết công cụ phái sinh ra đời là một biện pháp cần thiết cho các
doanh nghiệp trang bị thêm công cụ phòng chống sự rủi ro trước sự biến động của tỉ giá
cũng như lãi suất.

4.2.2 Doanh nghiệp sử dụng các hợp đồng phái sinh hạn chế rủi ro tỉ giá
và lãi suất

Hiện nay ở Việt Nam thị trường phái sinh vẫn còn rất hạn chế. Bên cạnh đó trước sự
biến động của tỷ giá thì chính phủ luôn có những động thái tương ứng nhằm điều chỉnh
lại tỉ giá nên nhìn chung sự biến động tỉ giá ở Việt Nam dường như là không đáng kể.
Bởi vậy các công cụ phái sinh không thể có một môi trường thuận lợi để phát triển cũng
như phát huy tác dụng của mình. Hiện nay, các giao dịch phái sinh chủ yếu chỉ xoanh
quoanh 2 loại giao dịch chính đó là

 Giao dịch ngoại tệ


 Giao dịch phái sinh

Chúng ta sẽ không nói quá nhiều về các loại hợp đồng này để tránh lạc đề. Chúng ta chỉ
cần biết vì sao những hợp đồng này lại được sử dụng trong hoạt động kinh doanh chênh
lệch lãi suất của các nhà đầu tư và bên cạnh đó chúng ta sẽ cùng làm rõ những đặc điểm
khác biệt của các loại hợp đồng này.

Đây là bảng do nhóm thống kê về các loại hợp đồng phái sinh hiện đang cung cấp tại
các NHTMCP hiện nay

NGÂN HÀNG QUYỀN CHỌN KÌ HẠN HOÁN ĐỔI


TMCP
LS $ ------ $ LS $
HD Bank √ √
HAHU Bank √ √
TECHCOMBANK √ √ √
GP Bank √ √
DONGA Bank √ √
DAIA Bank √ √
ACB Bank √ √
SACOMBANK √ √
MILITARY Bank √ √ √
SAIGON Bank √ √
AGRIBANK √ √ √ √
BIDV Bank √ √ √ √

9
Chênh lệch lãi suất USD - VND và hành vi của DN kinh doanh quốc tế

4.2.2.1 Giao dịch ngoại tệ:

Hạn chế sự biến động của tỉ giá là một điều rất cần thiết giúp các doanh nghiệp dự
đoán được lợi nhuận hàng năm của mình. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về
các loại giao dịch này

 Kỳ hạn ngoại tệ

Trong thời gian vừa qua việc doanh nghiệp lựa chọn đi vay USD và đầu tư vào đồng
VND đã được giải thích trong phần trên. Nhưng có 1 bước quan trong trong hoạt động
kinh doanh chênh lệch lãi suất mà chúng ta không được bỏ qua. Đó là thời điểm mà nhà
kinh doanh đồng thời kí 1 hợp đồng kì hạn vào lúc vay USD để bảo vệ khoản tiền qui
đổi được sau này của mình trước sự biến động của tỉ giá.

Điều chúng ta cần chú ý lúc này là cách xác định tỉ giá kì hạn cho các chủ thể mua quyền
là như thế nào. Có một qui tắc chung làm nền tảng để ta xác định giá trị cũng như chi phi
hay tỉ giá thực hiện cho các loại hợp đồng phái sinh đó là: “Chênh lệch lãi suất giữa
hai quốc gia phải được bù đắp bởi chênh lệch tỷ giá giữa hai đồng tiền để những
người kinh doanh chênh lệch giá không thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn kiếm lợi
nhuận trên cơ sở chênh lệch lãi suất”. Điều này có nghĩa là n ếu lãi suất ngắn hạn ở
VND cao hơn ở Mỹ thì thì trong tương lai đồng V ND sẽ giảm giá so với USD đủ để
bù đắp những khoản lợi nhuận từ việc kinh doanh chênh lệch lãi suất.
Nếu ta gọi
• F là tỷ giá kỳ hạn
• S là tỷ giá giao ngay, chẳng hạn S = USD/VND
• rd là lãi suất của đồng tiền định giá, tức là lãi suất VND
• ry là lãi suất của đồng tiền yết giá, tức là lãi suất USD

Giả sử hiện tại rd > ry lãi suất VND cao hơn USD. Nhà đầu tư cảm nhận trong ngắn hạn
việc đi vay USD đầu tư vào VND là rất thuận lợi.
Vậy là các nhà đầu tư Mĩ sẽ dịch chuyển nguồn vốn từ Mĩ sang VN, bởi vậy lúc này họ
cần VND. Giả sử họ có trong tay p USD  số tiền VND họ có được p*S VND, sau 1
năm họ nhận p*S(1 + rd). Lúc này các nhà đầu tư cần qui đổi số tiền này về USD để sử
dụng trong nước  p*S(1 + rd)/F USD
Nếu không có sự dịch chuyển nguồn vốn đầu tư sang VN thì số tiền mà các nhà đầu tư
Mĩ nhận được sau 1 năm p*(1 + ry) USD
Rõ rang theo nguyên tắc trên thì tỉ giá kì hạn phải được xác định sao cho không tồn tại 1
cơ hội kinh doanh chênh lệch lãi suất. Hay nói cách khác ta có
p*S(1 + rd)/F = p*(1 + ry) hay F = S(1 + rd)/(1+ ry)
Đây là các bước để xác định tỉ giá kì hạn cho hợp đồng

 Hoán đổi ngoại tệ

Sau đây ta cùng điểm qua ví dụ sau để hiểu rõ vì sao loại hợp đồng này ra đời

 Công ty X tại VN đang muốn huy động một nguồn vốn lớn. Tuy nhiên lãi suất kì
vọng của các nhà đầu tư hiện tại đang khá cao. Vậy là họ quyết định phát hành các chứng

10
Chênh lệch lãi suất USD - VND và hành vi của DN kinh doanh quốc tế

khoán ra nước ngoài với mức lãi suất thấp hơn. Các nhà đầu tư muốn đa dạng hóa danh
mục đầu tư của mình nhằm giảm thiểu rủi ro sẽ mua các chứng khoán này. Như vậy tại
thời điểm này các nhà đầu tư nước ngoài cầm trong tay lượng chúng khoán hưởng lãi
định kì và nhận lại toàn bộ vốn gốc khi đáo hạn còn công ty X có trong tay lượng ngoại tệ
bằng giá trị vốn họ huy động. Tuy nhiên ngay tại thời điểm này họ cần đổi ra nội tệ để
tiện sử dụng cho các hoạt động trong nước. Đồng thời tương lai họ sẽ phải trả nợ cho nhà
đầu tư và lúc đó họ lại cần số ngoại tệ bây giờ để hoàn trả lại cho các nhà đầu tư. Như vậy
lúc này ta thấy công ty X đang phát sinh 2 nhu cầu: nội tệ ở hiện tại và ngoại tệ trong
tương lai.

 Bên cạnh đó các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với chu kì kinh doanh khác nhau
cũng luôn phát sinh nhu cầu nội tệ và ngoại tệ ở những thời điểm trái ngược nhau.

Vì vậy hợp đồng hoán đổi ngoại tệ ra đời như là một phương tiện giúp cho các
chủ thể này gặp nhau trong nền kinh tế để hạn chế sự biến động của tỉ giá

 Quyền chọn ngoại tệ

Cũng giống như các hợp đồng kì hạn, hoán đổi, tương lai, hợp đồng quyền chọn cũng
cho phép người mua quyền xác định 1 tỉ giá thực hiện hợp đồng trước và sẽ thực hiện
nó khi hợp đồng đáo hạn. Tuy nhiên trong khi các hợp đồng khác có 1 nhược điểm đó
là vào lúc đáo hạn dù tỉ giá có biến động theo chiều hướng có lợi hay bất lợi cho
doanh nghiệp thì họ vẫn phải thực hiện hợp đồng. Vì vậy hợp đồng quyền chọn ra đời
tạo cho người mua quyền có quyền quyết định hợp đồng sao cho phù hợp với tình
hình thị trường hiện tại. Với những ưu điểm vượt trội của mình thì chi phí của loại
hợp đồng này thường là cao nhất trong số các hợp đồng phái sinh.

4.2.2.2 Giao dịch lãi suất:

Tiếp theo chúng ta sẽ đến với các phương thức hạn chế sự biến động của lãi suất.

 Giao dịch hoán đổi lãi suất (Interest Rate Swap)

Là thỏa thuận trao đổi mang tính ràng buộc pháp lý để trao đổi khoản phải trả về lãi
suất bằng cùng một đồng tiền từ lãi suất cố định lấy lãi suất thả nổi (hoặc ngược lại)
hoặc từ loại lãi suất thả nổi này lấy lợi lãi suất thả nổi khác. Trong hợp đồng hoán đổi
lãi suất, một bên đồng ý trả lãi suất cố định, bên kia đồng ý nhận lãi suất cố định và trả
lãi suất thả nổi. Vì sao các chủ thể lại sử dụng loại hợp đồng này, ta cũng xem qua ví dụ
sau:

Giả sử hai ngân hàng ACB và HSBC cùng đi vay từ thị trường tiền tệ 1 khoản tiền là
100.000 USD rồi sau đó đem cho vay với hình thức lãi suất được cho như bảng sau:

ACB HSBC

11
Chênh lệch lãi suất USD - VND và hành vi của DN kinh doanh quốc tế

LSHĐ LSTT Cố định 5%


LSCV Cố định 8% LSTT+0.75%

Sau 1 năm ta sẽ có khoản vay phải trả cũng như lợi nhuận cá ngân hàng nhận được được
tính như sau:

LSTT tăng ACB HSBC

Trả lãi A=LSTT*100.000 5%*100.000=5000

Thu lãi cho vay 8% * 100.000 = 8000 B=(LSTT+0.75%) * 100.000

Lợi tức NH 8000-A B-5000

Nhìn vào bảng tính trên ta thấy dù lãi suất có biến động theo chiều hướng nào thì vẫn luôn
tồn tại một bên có lợi và 1 bên bị thiệt. Ví dụ khi lãi suất thị trường tăng lên thì lợi tức ACB
sẽ bị giảm, ngược lại lợi tức của HSBC sẽ được tăng cao. Tuy nhiên khi không có nghĩa là
LSTT sẽ không chuyển biến theo chiều hướng ngược lại, khi đó ưu thế giữa 2 bên sẽ bị
thay đổi. Rõ ràng tương lai thị trường biến đổi theo chiều hướng nào cả 2 bên đều không
thể dự báo chính xác. Vì vậy cả HSBC cũng như ACB không thể ngồi đó mà kì vọng lãi
suất diễn biến theo chiều hướng có lợi cho mình. Đó là 1 việc làm hết sức rủi ro đặc biệt là
trong lĩnh vực ngân hàng.

Vì vậy 2 ngân hàng lúc này cũng sẽ kí hợp đồng hoán đổi lãi suất. Theo đó ACB sẽ hoán
đổi cho HSBC khoản lãi suất cố định của mình 8% và nhận khoản lãi suất thả nổi từ HSBC.
Lúc này lợi tức của cá NH sẽ được tính lại như sau

LSTT tăng ACB HSBC

Trả lãi A=LSTT*100.000 5%*100.000=5000

Thu lãi cho vay (LSTT+0.75%)* 100.000 8%*100.000=8000

Lợi tức NH 0.75%*100.000= 750 3000 USD

Lúc này các bạn thấy cả 2 ngân hàng đều có 1 khoản lợi tức nhất định cho mình tuy nhiên
lợi tức đó là không cao. Vì sao lại không cao, chúng ta cùng giả sử HSBC biết chắc rằng
12
Chênh lệch lãi suất USD - VND và hành vi của DN kinh doanh quốc tế

tương lai LSTT tăng cao. Như vậy lúc đó lợi tức HSBC (B – 5000) có thể sẽ vượt qua con
số 3000 vậy thì không dại gì mà bây giờ HSBC lại kí hợp đồng hoán đổi. Tuy nhiên thực tế
cả 2 ngân hàng đều không biết trước được chính xác điều gì sẽ diễn ra trong tương lai.

 Quyền chọn lãi suất (Interest Rate Option)

Cho phép người mua quyền được quyền nhưng không bắt buộc, thực hiện hợp đồng theo lãi
suất đã được ấn định trước vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Bên mua quyền chọn phải trả
phí cho bên bán. Đây là 1 công cụ giúp cho người mua quyền có thể cố định lãi suất mình
sẽ thực hiện trong tương lai. Khách hàng sẽ phải thanh toán khoản phí cho ngân hàng trước.
Việc thực hiện quyền chọn hoàn toàn phụ thuộc vào người mua quyền chọn, người bán ở
thế bị động, phải thực hiện theo yêu cầu của người mua. Về nguyên tắc, tại thời điểm đáo
hạn hợp đồng, nếu có lợi, người mua sẽ thực hiện quyền chọn, nếu bất lợi, người mua sẽ
không thực hiện quyền chọn.

T0 T1

1.000.000 USD LS LSTT= 12%/năm


thả nổi 10% / năm DN thực hiện quyền chọn.
NH phải trả khoản chênh
lệch tăng lên 1.000.000 * 2%
NH DN = 20.000 USD
Mua IRO cho HĐ
và trả phí cho NH
LSTT= 8%/năm
DN không thực hiện quyền
chọn nhưng cũng trả phí

Tại thời điểm T0 doanh nghiệp vay ngân hàng 1.000.000 USD áp dụng hình thức LS
thả nổi, hiện tại LSTT là 10% và trong khả năng chấp nhận được của DN. Nếu trong
tương lai LS tăng cao sẽ khiến DN gặp rủi ro, vì vậy DN sẽ kí 1 hợp đồng quyền
chọn LS áp dụng mức lãi suất thực hiện là 10% khi hợp đồng đáo hạn nhằm giữ mức
lãi suất mà DN phải trả vượt khỏi con số 10%. Một năm sau khi hợp đồng đáo hạn có
2 tình huống có thể xảy ra
o LSTT tăng lên (12%): như ban đầu đã thỏa thuận áp dụng lãi suất thả nổi nên
doanh nghiệp vẫn phải trả NH mức lãi suất đi vay là 12% tuy nhiên do DN đã kĩ hợp đồng
IRO nên họ sẽ được ngân hàng bù đắp khoản chênh lệch 1.000.000 * 2% = 20.000 USD
o LSTT xuống thấp (8%): doanh nghiệp lúc này được lợi vì chí phí sử dụng
vốn của mình xuống thấp và vì vậy DN không thực hiện hợp đồng tuy nhiên doanh nghiệp
cũng phải trả phí cho ngân hàng ( thường thì phí cho loại hợp đồng này khá cao )

 Thỏa thuận lãi suất kì hạn (Forward Agreement Rate)

13
Chênh lệch lãi suất USD - VND và hành vi của DN kinh doanh quốc tế

T0 T1
LSTT= 12%/năm
1.000.000 USD LS
DN thực hiện hợp đồng ở
thả nổi 10% / năm
mức LS 10%. NH trả khoản
chênh lệch tăng lên
1.000.000 * 2% = 20.000
NH Mua FAR cho HĐ DN
USD
và trả phí cho NH
LSTT= 8%/năm
DN vẫn thực hiện hợp đồng
ở mức LS 10%

Cũng tương tự như ví dụ trên tuy nhiên trong trường hợp lãi suất chuyển biến theo chiều
hướng có lợi như xuống thấp 8% thì doanh nghiệp sẽ trả lãi cho khoản vay ngân hàng với
mức lãi suất này. Tuy nhiên vì doanh nghiệp đã kí hợp đồng thỏa thuận lãi suất kì hạn với
ngân hàng nên doanh nghiệp phải trả thêm cho ngân hàng khoản chênh lệch là
1.000.000 * 2% = 20.000 USD

5. Những biện pháp của NHNN


Đứng tình hình cán cân thương mại bị đe dọa trầm trọng Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam (NHNN) đã điều chỉnh tăng tỷ giá nhằm khuyến khích xuất khẩu và hạn chế
nhập siêu góp phần cải thiện cán cân thương mại của nước ta.

Trong một thời gian ngắn, NHNN đã liên tục có 2 lần thay đổi mạnh tỷ giá giữa
đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Lần thay đổi thứ nhất vào ngày 26/11/2009, tỷ lệ phá
giá là 5,44%, đồng thời NHNN thu hẹp biên độ biên độ giao động của tỷ giá từ 5%
xuống 3%. Lần thay đổi thứ hai, chỉ cách lần thứ nhất chưa đầy 2 tháng, vào ngày
11/2/2010 tỷ giá VND/USD tăng thêm 3,36%.

Những thay đổi chính sách tỷ giá vừa qua, có thể đem lại những tác dụng tức
thời nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, nhưng sự can thiệp của
Ngân hàng Nhà nước vào thị trường bằng quyết định hành chính sẽ để lại cho xã hội
tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ. Những người làm chính sách cần phải có xem xét
toàn diện hơn khi triển khai những quyết định thay đổi tỷ giá bất ngờ, không thể ra
quyết định chỉ phục vụ giải quyết tình huống mà quên đi những tác động có tính dài hạn
hơn. Nói cách khác, việc tiếp tục nới lỏng tỷ giá VND/USD lần thứ hai cho thấy kỳ
vọng của người cầm tiền đã đúng, củng cố tâm lý tiếp tục găm giữ ngọai tệ và thị trường
lại khan hiếm dòng vốn ngọai tệ luân chuyển, ngân hàng tiếp tục nâng tỷ giá và ..., khép
kín một vòng tròn luẩn quẩn.

Dù thế nào thì việc tỷ giá niêm yết biến động mạnh với tần suất cao, không có
tín hiệu cho trước để "đuổi theo" tỷ giá tự do cũng sẽ là một trong những hệ quả xấu
của chính sách. Mặt khác, quyết định hành chính này cũng đẩy mạnh kỳ vọng của người
cầm tiền USD vào những biến động trong tương lai của tỷ giá.

14
Chênh lệch lãi suất USD - VND và hành vi của DN kinh doanh quốc tế

Bên cạnh đó, với lãi suất VND cao như hiện nay Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn
trong việc tiếp cận nguồn vốn. Nếu như đối với các doanh nghiệp nước ngoài đây
là kênh huy động bổ sung, thì ở nước ta lại là một kênh huy động chủ yếu của
doanh nghiệp, điều này sẽ gây khó khăn trong việc kinh doanh sản xuất của doanh
nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài như hiện nay.
Trước tình hình này NHNN đã thực hiện các giải pháp hạ lãi suất VND giúp cho
Doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn đầu tư như:

1. Tăng lượng tiền cung ứng - thông qua nghiệp vụ thị trường mở, cho vay tái cấp vốn
và hoán đổi ngoại tệ.
2.Ổn định các mức lãi suất cơ bản, tái cấp vốn.. Giữ nguyên lãi suất cơ bản, lãi suất
tái cấp vốn ở mức 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu ở mức 6%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị
trường mở ở mức 7%-8%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên
ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam đối với các ngân hàng là 8%/năm.

3.Tăng thêm khối lượng vốn giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở với kì hạn và lãi
suất thích hợp

4.Tiếp tục cho vay tái cấp vốn để hỗ trợ các NHTM mở rộng tín dụng đối với nông
nghiệp, nông thôn, DN vừa& nhỏ, XK (Đối với tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ cho
vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên 40% tổng dư nợ được áp dụng tỷ lệ dự trữ
bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam thấp hơn so với mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc
thông thường; Hằng năm, dành lượng tiền cung ứng để tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng
cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với mục tiêu, biện pháp điều hành
chính sách tiền tệ.)

5.Phối hợp với hiệp hội NHVN thúc đẩy các NHTM thực hiện đồng thuận về lãi suất
huy động và cho vay theo hướng giảm phù hợp với chỉ đạo Chính phủ.

( định hướng và lộ trình giảm lãi suất huy động và cho vay VND: “bước 1”, từ tháng 7,
lãi suất huy động rút xuống khoảng 11%/năm, và “bước 2”, phấn đấu vào cuối tháng
9/2010 xuống mức khoảng 10,2% - 10,5%/năm.)
Định hướng đó nhằm tạo điều kiện để hạ lãi suất cho vay, tiến dần tới chủ
trương lãi suất huy động VND khoảng 10% và cho vay khoảng 12% mà Chính phủ dự
tính trước đó. Đúng hẹn, đến 5/7, hầu hết các ngân hàng thương mại đồng loạt rút lãi
suất huy động VND. Nhiều thành viên “kéo thẳng” lãi suất huy động thống nhất
11,2%/năm ở hầu hết các kỳ hạn. Lãi suất cho vay các nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh
cũng hạ dần về khoảng 12,5% - 15%/năm, tuy theo các nhóm đối tượng và chính sách
ưu đãi.
Thế nhưng, đến tận tuần từ 6 - 12/8, một số thành viên như Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Phát triển Mê Kông, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội, Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải vẫn áp dụng mức lãi suất cao hơn mức đồng thuận
của các thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) với lãi suất 11,25% -
11,3%/năm. Và phải đến tuần kế tiếp mới rút về mức cao nhất 11,2%/năm (theo thông
tin cập nhật hàng tuần của Ngân hàng Nhà nước).

15
Chênh lệch lãi suất USD - VND và hành vi của DN kinh doanh quốc tế

Nhưng trong thực tế thì trong những tháng cuối năm thì lãi suất VND khó giảm như
dự kiến, bên cạnh nhiều lí do mà các NHTM đưa ra, thì lí do dễ thấy nhất đó là lãi suất
trái phiếu chính phủ ở mức cao, gây nên chốt chặn hạ lãi suất. Giải thích cho vấn đề
này, có ý kiến cho rằng do trái phiếu chính phủ có rủi ro thấp, nên lãi suất thường chỉ
bằng 60% lãi suất huy động cùng kỳ hạn, nếu cao cũng chỉ bằng 80 – 90%, điều này có
nghĩa, muốn lãi suất huy động xuống 10% như định hướng của Chính phủ, lãi suất trái
phiếu phải ở mức từ 9% trở xuống. Vì thế, những phiên đấu thầu “ép” lãi suất xuống,
thì trái phiếu lại bị “ế hàng”.

Tóm lại, những biện pháp mà NHNN đưa ra nhằm định hướng lãi suất, giúp doanh
nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay, cân bằng cán cân thương mại,… Nhưng cũng cần phải
cân nhắc trong việc sử dụng các công cụ tránh việc chạy theo giải quyết vấn đề này để
rồi lại gây ra những rủi ro khác. Bên cạnh đó, cần có sự thống nhất giữa các nhà hoạch
định chính sách, cân đối quyền lợi các bên, để đưa ra biện pháp tốt nhất.

Danh mục tài liệu tham khảo


Sách:
- PGS. TS Nguyễn Văn Tiến (2009), chương “Học thuyết ngang giá lãi suất”, sách
Giáo trình Tài chính quốc tế, trang 375- 390 (tái bản lần 3)
- Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định (2008), chương “Arbitrage và ngang giá lãi
suất”, sách Tài chính quốc tế trang 55 – 68 (tái bản lần 2)
Trang web:
- VNeconomy (2010), 4 tác động khiến tỉ giá USD/VND giảm.
[http://www.vntrades.com/4-tac-dong-khien-ty-gia-USDVND-giam.sid-51970.htm]
- VTC (2010), Lãi suất USD ở VN cao gấp 10 lần.
[http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/thitruong/462076/index.html]

16

You might also like