You are on page 1of 5

A Trình tự thủ tục cấp giấy phép đầu tư của nhà đầu tư

trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh


I Đối với 1 dự án nói chung
1. Cơ sở pháp lý:
- Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
- Luật Đầu tư năm 2005.
- Luật của nước tiếp nhận đầu tư
- Nghị định 108/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 22/09/2006 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đầu Tư.

2. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài:


Theo quy định tại điều 76 Luật Đầu tư Để được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu
tư trực tiếp, nhà đầu tư phải có các điều kiện sau đây:
- Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với các
trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

3. Cơ quan thụ lý:


Nhà đầu tư làm thủ tục đầu tư tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cụ thể tại Cục Đầu tư Nước
ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

4.Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư:


4.1. Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam

a) Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

- Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.


- Văn bản đăng ký dự án đầu tư.
- Bản sao có công chứng: Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; hoặc Giấy phép đầu tư.
- Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc
hợp tác đầu tư đối với dự án đầu tư có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.
- Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ
đông về việc đầu tư trực tiếp ra nước.
b) Thủ tục đăng ký và thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

- Hồ sơ: 03 bộ (có 01 bộ hồ sơ gốc)


- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
có văn bản đề nghị nhà đầu tư giải trình về nội dung cần phải được làm rõ (nếu có).
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời sao gửi các Bộ, ngành và địa phương liên
quan.
- Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn
bản thông báo và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.

4.2. Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở
lên

a) Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

- Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.


- Văn bản đề nghị thẩm tra dự án đầu tư.
- Bản sao có công chứng: Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; hoặc Giấy phép đầu tư.
- Văn bản giải trình về dự án đầu tư gồm các nội dung sau: mục tiêu đầu tư; địa điểm đầu
tư; quy mô vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; việc sử dụng lao động Việt Nam (nếu có); việc
sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam (nếu có); tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
- Hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc cùng
hợp tác đầu tư đối với trường hợp có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.
- Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ
đông về việc đầu tư ra nước ngoài.

b) Thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

- Đối với các dự án đầu tư phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:
Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèm theo hồ sơ dự án
đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan để Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính
phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

- Đối với các dự án đầu tư không quy định phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướng
Chính phủ:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp
Giấy chứng nhận đầu tư.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về thủ tục pháp lý để đầu tư ra nước ngoài hoặc về các vấn đề
khác, quý khách
trích dẫn tại trang http://www.luatgiapham.com/tai-nguyen/kinh-doanh/2759-thu-tuc-dau-
tu-ra-nuoc-ngoai.html
II những biện pháp để nhanh chóng cấp giấy phép cho
nhà đầu tư của thành phố Hồ Chí Minh
Ngoài ra để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực ưu tiên của thành phố,
Sở KH&ĐT thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chú trọng đẩy mạnh công tác xem xét, cấp
giấy phép cho nhà đầu tư càng nhanh càng tốt
Bên cạnh đó, Sở chủ trương đẩy mạnh các chương trình xúc tiến giới thiệu các dự án,
mời gọi nhà đầu tư nuớc ngoài cũng như trong nuớc mạnh dạn đầu tư vào các dự án,
trong đó sẽ tiếp cận các đối tượng sở hữu công nghệ và nguồn tài chính mạnh, chủ yếu
tập trung các tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia. Thành phố cũng tiến hành nhanh
việc đền bù, giải phóng mặt bằng cho các khu thu hút đầu tư trọng điểm như: Khu đô thị
Tây Bắc, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị Cảng Hiệp Phước để làm chất xúc tác
thu hút các nhà đầu tư.
Ngoài ra, để có thể đạt mức thu hút đầu tư nước ngoài cao và thu hút được nhiều dự án
lớn, thành phố cũng đã chấp thuận chủ trương đưa năm khu “đất vàng” nằm ở trung tâm
quận 1 với vị trí đắc địa và dự kiến có vốn huy động từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đô la
cho mỗi dự án vào danh mục các dự án cần tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Bên
cạnh đó, thành phố cũng đang có một số dự án đầu tư lớn đang chờ cấp phép như dự án
đầu tư vào khu đô thị Tây Bắc Củ Chi của Tập đoàn Capital Group có vốn đầu tư từ 2-3 tỉ
USD ; dự án đầu tư của Tập đoàn Lotte Hàn Quốc…..

B những thành tựu đạt được từ khi cải cách hành chính

Ngày 4/11/2005
Thành phố Hồ Chí Minh đã có thêm 233 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp giấy
phép với tổng vốn đăng ký 317 triệu USD và 111 dự án xin điều chỉnh tăng vốn với số
vốn tăng thêm là 305 triệu USD.

Như vậy, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian này
đạt 622 triệu USD, tăng gần 9,3% so với cùng kỳ năm 2004

Hiện số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn thành phố là 1.843 dự án với tổng vốn
đăng ký trên 12 tỷ USD.

Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp FDI đã đạt giá trị sản xuất công nghiệp
70.753 tỷ đồng, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước. Các ngành có mức tăng
trưởng cao như sản xuất kim loại tăng 23%, may mặc tăng 28,9%, da giày tăng
29,3%, sản phẩm hóa chất tăng 33,5%, sản xuất điện tăng 36,8%, máy móc thiết bị
điện tăng 39,2%, cao su plastic tăng 49,8%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài đạt 2.133 tỷ đồng, tăng 25,5%
Lấy từ: http://vietbao.vn/Kinh-te/TPHCM-thu-hut-them-233-du-an-dau-tu-nuoc-
ngoai/55088259/88/

Từ đầu năm 2007 đến ngày 25/11/2007, Thành phố Hồ


Chí Minh đã thu hút thêm gần 2 tỷ USD vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI).
Thành phố đã cấp phép đầu tư cho hơn 400 dự án mới với tổng vốn đăng ký gần 1,7 tỷ USD và
cấp phép bổ sung vốn cho 125 dự án khác, với số vốn tăng thêm là hơn 286 triệu USD.

Đầu tư nước ngoài tại Thành phố trong thời gian chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh tài
sản và dịch vụ tư vấn, với 166 dự án có tổng vốn đầu tư gần 970 triệu USD. Tiếp theo là ngành
công nghiệp, với 120 dự có tổng vốn gần 264 triệu USD.

Hàn Quốc là quốc gia có số dự án nhiều nhất trong số 33 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào
Thành phố Hồ Chí Minh, với 128 dự án có tổng vốn hơn 815 triệu USD.

Tính đến thời điểm này, Thành phố Hồ Chí Minh có gần 2.560 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu
lực hoạt động, với tổng vốn đăng ký gần 16,5 tỷ USD, tăng hơn 21% về số dự án và 15% về số
vốn so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong 11 tháng, thành phố đã có thêm hơn 15.800 doanh nghiệp ngoài Nhà nước được cấp
phép hoạt động, với số vốn đăng ký 124.100 tỷ đồng
Trích: http://www.tin247.com/tp_hcm_thu_hut_gan_2_ty_usd_von_fdi-3-21222646.html
Trong thời kỳ tiếp theo do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh thế thế
giới nên đầu tư trự tiếp nước ngoàitại thành phố này có giảm sút so với dự
kiến xong vẫn là 1 trong những thành phố dẫn đầu trong thu hút FDI
Tới 2010 Dù tình hình thu hút đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) tại TP.HCM trong hai
tháng đầu năm 2010 có nhiều chuyển biến, Thông tin từ Phòng đăng ký đầu tư, Sở Kế
hoạch Đầu tư TP.HCM cho biết, tính đến tháng 2/2010, Thành phố đã cấp mới giấy
chứng nhận đầu tư cho 39 dự án, với tổng vốn 333,4 triệu USD và 5 dự án tăng vốn (2,55
triệu USD).

So với mức 69,8 triệu USD cùng kỳ năm 2009, dù ít hơn 1 dự án, nhưng giá trị vốn đăng
ký mới lại tăng hơn 4 lần. Tuy vậy, nếu so với Bà Rịa – Vũng Tàu (với giá trị thu hút FDI
2 tháng đầu năm trên 900 triệu USD) thì kết quả của TP.HCM quá khiêm tốn.

Ông Lư Thanh Phong, Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM cho rằng, Thành phố
đang chủ trương thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng như: cơ khí – tự động
hóa; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin và vật liệu mới.

Theo đó, với chủ trương như vậy, nên số lượng vốn đầu tư không nhiều nhưng về cơ bản,
ông Lư Thanh Phong cho rằng, TP.HCM vẫn là trung tâm thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài ở các lĩnh vực này tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Và tới hiện tại qua thong tin trên tivi báo chí ta vẫn thấy nhận định này là rất chính xác

You might also like