You are on page 1of 5

1.

Tên học phần : TRUYỀN DẪN VÔ TUYẾN SỐ


DIGITAL RADIO TRANSMISSION
2. Hệ đào tạo : Đại học
3. Ngành : ĐTVT
4. Mã học phần : 411TDV360
5. Loại môn học : Chuyên ngành; bắt buộc
6. Khoa : Viễn thông
7. Thời lượng : 4 đvht
- Lý thuyết : 47 tiết.
- Kiểm tra : 3 tiết
- Thực hành : 10 tiết
8. Yêu cầu kiến thức :
Truyền sóng và Anten, Kỹ thuật siêu cao
9. Giới thiệu học phần :
Môn học đề cập đến các vấn đề : Giới thiệu chung về truyền dẫn vô tuyến số; Lý
thuyết truyền dẫn dạng sóng; Mã hoá kênh kiểm soát lỗi ở vô tuyến số; Các kỹ thuật điều
chế và giải điều chế số ; Ngẫu nhiên hoá (Scrambler); Mật mã hoá và giải mật mã; Các
mạch điện tích cực và các bộ lọc ở vô tuyến số; Phân tích đường truyền vô tuyến số;
Thiết bị và hệ thống truyền dẫn vô tuyến số; Thiết kế và đo đạc ở mạng truyền dẫn vô
tuyến số; Hệ thống truyền dẫn băng siêu rộng (UWB)
10. Đề cương chi tiết :

Chương 1. Giới thiệu chung LT1


1.1. Vai trò của truyền dẫn vô tuyến số trong mạng viễn thông
1.2. Đặc điểm truyền dẫn vô tuyến số
1.3. Các biện pháp kỹ thuật khắc phục các nhược điểm để nâng cao
chất lượng truyền dẫn vô tuyến số
1.4. Sơ đồ khối chung của một kênh truyền dẫn vô tuyến số

Chương 2. Lý thuyết truyền dẫn dạng sóng LT2


2.1. Phân tích Fourier các tín hiệu xung
2.2. Ảnh hưởng của hạn chế băng tần và định lý Nyquist
2.3. Truyền dẫn xung ở băng tần mang
2.4. Ảnh hưởng của đặc tính đường truyền dẫn

Chương 3. Mã hoá kênh kiểm soát lỗi ở vô tuyến số LT7


3.1. Mở đầu
3.2. Các nguyên tắc mã hoá kênh kiểm soát lỗi
3.3. Các mã khối tuyến tính
3.4. Mã xoắn
3.5. Mã hóa turbo
3.6. Kết hợp mã hoá kênh kiểm soát lỗi và đan xen

Chương 4. Các kỹ thuật điều chế và giải điều chế số LT8/KT1(C1,2,3,4)


4.1. Mở đầu
4.2. Các kỹ thuật điều chế và giải điều chế hai trạng thái
4.3. Các kỹ thuật điều chế và giải điều chế bốn trạng thái
4.4. Các kỹ thuật điều chế và giải điều chế M trạng thái
4.5. Phổ công suất của các tín hiệu được điều chế
4.6. So sánh tính năng cuả các kỹ thuật điều chế
4.7. Đồng bộ
4.8. Điều chế và mã hoá kết hợp, TCM

Chương 5. Ngẫu nhiên hoá (Scrambler) LT1


5.1. Mở đầu
5.2. Các bộ tạo mã giả ngẫu nhiên và quá trình ngẫu nhiên hoá

Chương 6. Mật mã hoá và giải mật mã LT2


6.1. Mô hình mật mã
6.2. Tính bí mật của một hệ thống mật mã
6.3. Độ an toàn thực tế
6.4. Mật mã luồng
6.5. Các hệ thống mật mã sử dụng khoá công cộng

Chương 7. Các mạch điện tích cực và các bộ lọc ở vô tuyến số LT3
7.1. Tạp âm ở các mạch điện vô tuyến số
7.2. Các bộ tách sóng và trộn ở vô tuyến số
7.3. Các bộ khuyếch đại bán dẫn ở vô tuyến số
7.4. Các bộ dao động
7.5. Các mạch tích hợp vi ba

Chương 8. Giảm cấp chất lượng đường truyền dẫn và các biện pháp chống pha đinh
LT3
8.1. Giảm cấp chất lượng đường truyền
8.2. Méo kênh truyền dẫn do thiết bị
8.3. Méo kênh truyền dẫn do truyền sóng
8.4. Phân biệt phân cực vuông góc
8.5. Các kỹ thuật chống phađinh và giảm cấp

Chương 9. Phân tích đường truyền vô tuyến số LT4/KT1(C5,6,7,8,9)


9.1. Mở đầu
9.2. Công suất tín hiệu thu và tạp âm
9.3. Hệ số tạp âm và nhiệt độ tạp âm
9.4. Phân tích quỹ đường truyền
9.5. Thí dụ tính toán quỹ đường truyền

Chương 10. Thiết bị và hệ thống truyền dẫn vô tuyến số LT6


10.1. Các phần tử của thiết bị vô tuyến số
10.2. Máy phát vô tuyến số
10.3. Máy thu vô tuyến số
10.4. Xử lý băng tần cơ sở
10.5. Các phần tử nối ghép máy thu và máy phát với anten
10.6. Các cấu hình của hệ thống vô tuyến số
10.7. Khai thác, bảo dưỡng và quản lý hệ thống vô tuyến số

Chương 11. Thiết kế và đo đạc ở mạng truyền dẫn vô tuyến số LT6


11.1. Lựa chọn các thông số thiết kế
11.2. Tính toán ảnh hưởng của truyền sóng lên tuyến truyền dẫn vô tuyến số
11.3. Tính toán ảnh hưởng của nhiễu
11.4. Bố trí các thiết bị trên các tuyến của mạng truyền dẫn vô tuyến số
11.5. Bố trí và lắp đặt thiết bị ở trạm vô tuyến số
11.6. Đo các thông số ở hệ thống vi ba số

Chương 12. Hệ thống truyền dẫn băng siêu rộng (UWB) LT4/KT1(C10,11,12)
12.1. Mở đầu
12.2. Các tính chất cơ sở của các tín hiệu và các hệ thống UWB
12.3. Tạo tín hiệu UWB
12.4. Các phương pháp điều chế UWB
12.5. Máy phát UWB
12.6. Máy thu UWB

Thực hành: TH10


- Trên thiết bị vi ba số RMD 904
- Trên thiết bị vi ba số SDH của Jica
- Các chương trình mô phỏng
11. Tài liệu :
1. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Cơ sở truyền dẫn vô tuyến số, Nhà xuất bản Bưu
Điện, 2000.
2. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Vô tuyến số 34 Mbit/s ba tập, Trung tâm đào tạo Bưu
chính Viễn thông 1, 1993
3. Nguyễn Phạm Anh Dũng dịch, Vô tuyến chuyển tiếp, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, 1977
4. Towsend, Digital Light- of- Sight Radio Links, A.A.R, Prentice Hall, 1988
5. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Các máy ghép kênh bậc cao PDH và SDH, 1996
6. Nguyễn Phạm Anh Dũng, Cơ sở truyền dẫn vô tuyến số, HVCNBCVT, 1999

You might also like