You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I - LỚP 12 THPT

KIÊN GIANG MÔN: NGỮ VĂN


Ngày kiểm tra: 16/12/2010
Đề thi chính thức Thời gian làm bài: 90’

HƯỚNG DẪN CHẤM THI


(Bảng Hướng dẫn chấm thi gồm có ba trang)

I. HƯỚNG DẪN CHUNG


- Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận
dụng đáp án và thang diểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có), phải bảo đảm không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và
được thống nhất trong Tổ chấm thi.
- Chỉ cho điểm tối đa cho mỗi ý, mỗi câu khi bài viết của thí sinh đạt yêu cầu cả về kiến thức
lẫn diễn đạt theo yêu cầu chung đã nêu.
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
Câu Đáp án Điểm
Câu 1 Nêu những nét chính trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu? 2.0
- Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc Mỗi ý
- Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, luôn đề cập tới những vấn đề có ý nghĩa lịch 0.5
sử và có tính chất toàn dân với cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử - dân tộc. điểm
- Giọng thơ Tố Hữu mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành.
- Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.
Câu 2 Suy nghĩ của anh/chị về vai trò của rừng đối với sự sống của con người trên 3.0
trái đất? (Bài viết không quá 400 từ)
* Yêu cầu:
- Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống;
kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Về kiến thức: Nắm vững vấn đề cần nghị luận: Vai trò quan trọng của
rừng đối với sự sống của con người trên trái đất
Thí sinh có thể triển khai vấn đề và trình bày theo nhiều cách, nhưng bài viết
cần bảo đảm có các ý sau:
Nêu vấn đề cần nghị luận: Vai trò của rừng đối với sự sống của con người 0.25
* Giá trị và lợi ích lớn lao của rừng: 1.5
- Là lá phổi duy trì sự sống trên trái đất
- Cung cấp nguồn tài nguyên quý báu phục vụ cho cuộc sống của con người
- Là lá chắn che đỡ thiên tai và bảo vệ không khí trong lành, mang lại vẻ đẹp
bình yên cho cuộc sống
* Thực trạng hiện nay: 0.5
- Rừng đang bị cháy, bị chặt phá, khai thác bừa bãi
- Ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu, mất nguồn tài nguyên, mất vẻ yên bình
của cuộc sống
* Nguyên nhân, giải pháp: 0.5
- Nguyên nhân: do sự bất cẩn và nhận thức nông cạn, vụ lợi của chính con
người
- Giải pháp giữ gìn màu xanh của những cánh rừng:
+ Tuyên truyền rộng rãi về lợi ích của việc bảo vệ rừng và trồng rừng.
+ Cần có biện pháp ngăn chặn phá rừng hiệu quả
Bài học thực tiễn 0.25
Câu 3.a Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: 5.0
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
………………………………………
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Trích Tây Tiến-Quang Dũng-SGK Ngữ văn 12 tập I-Tr.88-89-NXB GD-2008)
* Yêu cầu:
- Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ; kết cấu
chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Quang Dũng và bài thơ Tây
Tiến, cần làm nổi bật vẻ đẹp của người lính Tây Tiến và thiên nhiên, con người
Tây Bắc trong đoạn thơ.
Thí sinh có thể có nhiều cách khám phá, trình bày nhưng bài viết cần đạt đến
những ý chính sau:
Nêu vấn đề: Giới thiệu tác giả, bài thơ và đoạn thơ cần cảm nhận. 0.5
* Khổ 1: Vẻ đẹp tâm hồn người lính Tây Tiến qua hình ảnh một đêm liên hoan văn
nghệ: chú trọng khai thác các từ ngữ, hình ảnh trong khổ thơ để làm rõ các ý sau: 1.75
- Tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, hào hoa, nghệ sĩ của những chàng trai vốn
sinh ra ở đất Thăng long ngàn năm văn hiến.
- Tình nghĩa quân dân thắm thiết với đồng bào địa phương, trở thành kỷ
niệm khắc sâu không thể phai mờ trong ký ức người lính Tây Tiến
* Khổ 2: Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc qua hình ảnh một buổi 1.75
chiều sương: chú trọng khai thác các từ ngữ, hình ảnh trong khổ thơ để làm rõ các
ý sau:
- Thiên nhiên Tây Bắc dữ dội, hùng vĩ lại vừa hết sức thơ mộng trữ tình qua
cảnh sông nước mênh mang mờ ảo.
- Con người Tây Bắc dịu dàng, duyên dáng mà cứng cỏi, hài hòa trong thiên
nhiên đất trời, tạo nên vẻ đẹp riêng của con người và vùng đất này.
* Nghệ thuật: Hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi. Chất thơ và chất nhạc hòa quyện 0.5
với nhau đến mức khó tách biệt.
- Khẳng đinh giá trị nổi bật của đoạn thơ trong việc khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của 0.5
con người và thiên nhiên miền Tây Bắc thời kháng chiến chống Pháp.
- Cảm nghĩ của bản thân về người lính, về vùng đất Tây Bắc từ đoạn thơ nói riêng
cũng như bài thơ nói chung.
Câu 3.b Vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc qua hình ảnh con sông Đà trong tùy bút 5.0
Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.
* Yêu cầu:
- Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn xuôi; kết
cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Tuân và thiên tùy
bút Người lái đò sông Đà, cần làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc qua
hình ảnh con sông Đà được miêu tả trong tác phẩm.
Thí sinh có thể có nhiều cách khám phá, trình bày nhưng bài viết cần đạt đến
những ý chính sau:
Giới thiệu tác giả, bài tùy bút và nội dung cần nghị luận: Vẻ đẹp của thiên nhiên 0.5
Tây Bắc qua hình ảnh con sông Đà
* Ý 1: Con sông Tây Bắc hung bạo dữ dằn: 1.5
- Khai thác các chi tiết nhà văn dùng để miêu tả con sông: hướng chảy (..độc
bắc lưu), những bờ đá dựng vách thành, những ghềnh đá, hút nước, thác nước…
Æ hình ảnh con sông Tây Bắc hung bạo, dữ dằn, trở thành “kẻ thù số 1 của con
người” chính là biểu tượng của thiên nhiên miền Tây hiểm trở, hùng vĩ và dữ dội
* Ý 2: Con sông Tây Bắc dịu dàng, thơ mộng 1.5
- Khai thác các chi tiết nhà văn dùng để miêu tả con sông: hình dáng tuôn dài
mềm mại, sắc màu gợi cảm, bờ sông đầy nỗi niềm, dòng chảy lặng tờ, thơ mộng…
Æ Hình ảnh con sông Tây Bắc dịu dàng, gợi cảm, trở thành bạn của con người
(riêng đối với cái Tôi tác giả, con sông còn được nhìn như một cố nhân) lại là
biểu tượng cho thiên nhiên Tây Bắc lãng mạn, thơ mộng, trữ tình.
* Nghệ thuật: nhà văn vận dụng kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật như so sánh, 1.0
nhân hóa, ẩn dụ, liên tưởng táo bạo, bất ngờ để thổi linh hồn vào con sông; kiểu
kết cấu trùng điệp, thủ pháp tương phản, đối lập để tô đậm hai nét tính cách của
dòng sông; hình ảnh mang giá trị biểu tượng để người đọc có thể hình dung ra vẻ
đẹp đặc trưng của thiên nhiên vùng cực Tây của Tổ quốc…
- Khẳng đinh giá trị của thiên tùy bút: ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc 0.5
trong công cuộc dựng xây mới.
- Cảm nghĩ của bản thân về tình yêu quê hương đất nước mà thiên tùy bút gợi ra.

You might also like