You are on page 1of 80

Teachers’ Guide

The mediocre teacher tells


The good teacher explains
The superior teacher demonstrates
The great teacher inspires

William Arthur Ward

(For questions and comments, please contact Phan Hien Giang at 8517244 or
btnghia@fpt.vn)

Unit 1. Task 1.

LàM CHO TRƯờNG ĐạI HọC THựC Sự ĐEM LạI HIệU QUả

1. Trường đại học là nơi ta gửi gắm bao hi vọng, và cũng là một sự đầu tư đầy rủi ro cho tất cả
chúng ta. Dù theo học chương trình trung cấp, đại học hay cao học, dù chương trình kéo dài
hai năm hay tám năm, thì tất cả chúng ta dành thời gian đi học đều nhằm tự khẳng định bản
thân và có được một tấm vé vào đời. Chúng ta đến trường với một mong ước thầm kín về
những điều chúng ta sẽ học hỏi được. Chúng ta mong muốn sẽ được xã hội chấp nhận, tôn
trọng và sử dụng. Chúng ta cũng hi vọng rằng việc học tập sẽ mở ra cho chúng ta những giải
đáp kỳ diệu, giúp chúng ta thành công chắc chắn khi vào đời. Khi hoàn thành xong khoá
học, chúng ta hi vọng rằng mọi sự đều trở nên rõ ràng; chúng ta sẽ thông minh sáng láng, và
mọi kiến thức đều rộng mở trước mắt chúng ta.

2. Tôi đã từng tư vấn cho không biết bao nhiêu người - tất cả đều đã hi vọng vào điều kỳ diệu
ấy, và nhiều người trong số họ đã thất vọng khi điều họ mong đợi chẳng bao giờ xảy ra.
Nhiều năm sau họ mới nhận thấy rằng quá trình kỳ diệu ấy đơn giản là đã không trở thành
hiện thực.

3. Tất cả chúng ta đều đã quen với việc thụ động ngồi chờ sự việc xảy đến với mình, chứ
không biết chủ động đạt được những điều mình muốn. Chúng ta đã được học rằng nếu làm
hết các bài tập thầy giao thì sẽ học giỏi, hay chí ít thì cũng đạt mức trung bình. Chúng ta đã
được học rằng cần phải xem thầy giáo yêu cầu điều gì, thực hiện yêu cầu đó, và sau đó thì
đợi kết quả. Sau khi đã học hết các môn, chúng ta sẽ được lên lớp, chẳng hạn từ năm thứ
nhất lên năm thứ hai. Nhưng thực sự chúng ta đã học được gì? Chỉ là sự phụ thuộc vào một
hệ thống cứng nhắc! Chúng ta chỉ học được một điều là ai trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất thì
được coi là người giỏi nhất lớp.

4. Nhưng thực tế cuộc sống lại hoàn toàn khác. Vậy mà chẳng mấy ai trong chúng ta nhận ra
điều đó. Dù chúng ta 10 tuổi, 25 tuổi hay 44 tuổi thì chúng ta vẫn chỉ là một học sinh thụ
động như lúc mới 14 tuổi, tiếp tục mang quan hệ thầy trò áp dụng vào quan hệ công việc. Và
khi đó chúng ta mới nhận ra rằng tuy học lịch sử hay nghệ thuật hay gì đi nữa có thú vị thật
đấy, nhưng bản thân điều đó chẳng đem lại gì nhiều nhặn - như những kinh nghiệm mới,
những quan hệ mới, hay việc làm mới.
5. Chúng ta thất bại phần nhiều là do chúng ta đã sử dụng trường học sai mục đích. Vì thế đã
đến lúc chúng ta cần điều chỉnh lại quan niệm của mình để có thể tiếp cận trường học theo
cách tích cực, hiệu quả và chủ động giống như những người thành đạt tiếp cận cuộc sống.

6. Trường học có thể biến tất cả ước mơ của ta thành hiện thực. Đó là nơi chúng ta học tập, nơi
mở ra những chân trời mới, nơi để ta tự khám phá bản thân, khám phá mối quan hệ với
những người xung quanh, là nơi đặt ra mục tiêu và chủ động đạt được những mục tiêu đó.
Tóm lại, trường học là nơi ta phát triển những kỹ năng cần thiết, những kỹ năng đó sẽ giúp
ta không chỉ trong những năm ngồi trên ghế nhà trường mà còn mãi sau này khi đã trưởng
thành; những kỹ năng ấy còn quý giá hơn tấm bằng tốt nghiệp, giúp chúng ta chuẩn bị hành
trang khi vào đời.

7. Vì vậy, đừng quan niệm trường đại học chỉ là một cấp học khó hơn lớp 12, mà hãy coi đó
như trường đời. Hãy đứng dậy và thoát ra khỏi cái vỏ ốc ngột ngạt đang kìm hãm những khả
năng tiềm ẩn của bạn. Hãy ghi nhớ rằng càng ngồi lâu thì sức ì càng lớn. Thái độ “học sinh
ngoan” đầy thụ động chắc chắn sẽ làm bạn mất đi cơ hội để trở thành một con người nhiệt
huyết, năng động, sáng tạo và có quan hệ rộng rãi với những người xung quanh. Đừng chùn
bước, hãy cố gắng thêm một chút. Nếu bạn chỉ thực hiện những yêu cầu thầy giáo giao cho
thì đó sẽ là sự hiểu lầm đáng tiếc nhất về mục đính của trường đại học!

Unit 1. Task 2

1. Những phụ nữ nông thôn này phải đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương.

2. Chúc bạn thượng lộ bình an.

3. Cô ấy đẹp không bút nào tả xiết.

4. Hãy biết sử dụng thời gian của bạn cho có ích/Thời gian là vàng là bạc.

5. Qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai.

6. ở đây bạn sẽ thấy thoải mái như ở nhà/Đây là ngôi nhà thứ hai của bạn.

7. Nhiều người chết dưới tay Lưu Linh hơn dưới tay Hà Bá.

8. Anh ấy nói với tôi cứ như nói với người dưng nước lã.

9. Tay trợ lý mới của tôi rất được việc.

10. Khác với các nhà quản lý, người lãnh đạo cực chẳng đã (bất dắc dĩ) mới phải dùng tới quyền
lực.

Unit 1. Task 4

IMPROVING EDUCATION IN A TRANSFORMING COUNTRY

1. With 91% of children between the ages of 5 and 10 enrolled in school and 88% of the
working age population reported to be literate, Vietnam has an impressive educational
record. As Vietnam enters the new millennium, however, competition from its East Asian
neighbours will pose important new challenges for the country’s system of education and
training.

2
2. The government of Vietnam has set ambitious targets for increasing enrolments in
educational and training institutions, but it also faces crucial challenges in implementing
policies that will ensure that the expanded system provides the knowledge and skills
demanded by the future society.

3. The key challenge for educators in Vietnam is to ensure that the system will be responsive to
the emerging demands of a growing market economy. Expansion and modernisation of the
system are important elements of the government’s strategy to sustain rapid economic
growth and alleviate poverty.

4. Stated government policy objectives include the achievement of universal primary education
by the year 2005, and universal lower secondary education by 2010. Tertiary enrolment,
which comprised 450 000 in the year 2000, is expected to increase by 30% at the end of the
decade.

5. Achieving these objectives will require changes in both the supply of and the demand for
education services. On the supply side, improvements in quality are needed to attract more
people and achieve higher enrolments. Critical improvements in quality will require
improved teacher qualifications and salaries, longer school hours, and expanded access to
teaching facilities and materials.

6. On the demand side, people need to see that the returns to schooling will be sufficient to
compensate them for their investment costs - both direct and indirect. In fact, the demand for
education services is on the increase in recent years. This is reflected in the mushrooming of
numerous new educational modes and institutions such as people-founded schools, semi-
public schools, or open universities.

Unit 2. Task 1.

Điều quan trọng nhất trong vấn đề bảo vệ môi trường

1. Khi một phi hành gia người Mỹ nhìn thấy Trái Đất qua cửa kính con tàu vũ trụ của mình,
anh đã phải thốt lên: “Nó quả là to lớn và đẹp đẽ vô cùng.” Nhờ được quan sát Trái Đất từ
vũ trụ mà anh đã cảm nhận được một cách sâu sắc về những của cải vô giá mà tạo hoá đã
ban cho hành tinh của chúng ta . Bầu khi quyển của Trái Đất có chứa ôxi để muôn loài có
thể hít thở được. Trái Đất còn có nước ngọt và nước mặn cần thiết cho sự sinh tồn của con
người, động vật, chim muông, tôm cá và cây cối. Trái Đất còn có nhiều loại đất để các cây
lương thực giàu chất dinh dưỡng có thể mọc. Trái Đất quay xung quanh một mặt trời, và mặt
trời đó cho chúng ta năng lượng, ánh sáng và hơi ấm. Không khí, nước, đất, cây cối, động
vật và khí hậu của Trái Đất tạo thành môi trường sống của Trái Đất, nơi nuôi sống 13 triệu
loài cây cối và động vật khác nhau, trong đó có loài người.

2. Môn học nghiên cứu mối liên hệ giữa loài người và tất cả các yếu tố của môi trường tự nhiên
được gọi là môn sinh thái học. Môn khoa học này trang bị cho chúng ta những kiến thức về
sự cân bằng tự nhiên tinh tế trong ngôi nhà Trái Đất của chúng ta. Môn học này còn cho ta
thấy khi ta thay đổi môi trường thì sẽ phá vỡ sự cân bằng đó như thế nào. Qua môn học này,
ta cũng biết được con người đã phá hoại ngôi nhà tự nhiên của chính mình như thế nào, làm
sao để khắc phục những tổn hại đó, và làm sao để tránh không lặp lại những hành động phá
hoại đó trong tương lai. Mặc dù chúng ta không thể khôi phục được nguyên trạng môi
trường, nhưng nếu chúng ta áp dụng những biện pháp bảo vệ hệ sinh thái chặt chẽ thì vẫn có
thể bảo tồn được những vùng đất chưa kịp bị bàn tay con người tàn phá.

3
3. Trong một đánh giá về tương lai nhân loại trong những năm đầu của thế kỷ tới, ông Klaus
Topfer, giám đốc điều hành chương trình môi trường của LHQ đã phát biểu rằng những đe
doạ lớn nhất đối với sự sinh tồn của loài người là sự thiếu nước sạch, sự nóng lên của trái
đất, và tình trạng ô nhiễm khí nitơ trên toàn thế giới. Ông nói rằng chỉ khi nào các chính phủ
có một quyết tâm chính trị cao hơn thì chúng ta mới có thể đẩy lùi được các cuộc khủng
hoảng có thể xảy ra trong tương lai. Chúng ta có công nghệ, nhưng lại không muốn áp dụng
công nghệ đó.

4. Theo ông, những cố gắng của chúng ta trong việc ngăn chặn sự nóng lên của trái đất còn
chưa thấm vào đâu so với mức cắt giảm cần thiết là 60%; ông còn nói thêm rằng thế giới đã
bắt đầu phải hứng chịu hậu quả của sự thay đổi khí hậu, và con người đã phải bó tay trước sự
thay đổi đó . Trong vòng 5 năm qua, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 3 triệu người .

5. Theo bản báo cáo thì nhiều nơi tình trạng đã lên tới mức báo động: sự khan hiếm nước đang
làm các nước đang phát triển phải điêu đứng; sự xuống cấp của đất đai đã làm giảm độ phì
nhiêu và giảm sản lượng nông nghiệp, và nạn chặt phá rừng nhiệt đới đã trở nên tràn lan đến
mức không khắc phục được; nhiều sinh vật trên trái đất đã bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt
chủng; một phần tư số loài có vú đang có nguy cơ bị tuyệt chủng hoàn toàn.

6. Ngoài khơi, các loài cá đang bị đánh bắt quá mức cho phép, và một nửa số núi đá san hô của
thế giới đang có nguy cơ bị phá huỷ. ở nhiều thành phố, ô nhiễm không khí đã lên đến mức
báo động, và giờ đây việc ngăn chặn sự nóng lên của trái đất đã trở nên quá muộn. Chính sự
thiếu kiểm soát của chính phủ đã làm giảm khả năng giải quyết vấn đề. Tiến sĩ Topfer nói
rằng điều tối quan trọng là chúng ta cần phải buộc các công ty đa quốc gia có trách nhiệm
hơn đối với hành động của họ cũng như đối với những sản phẩm họ sản xuất ra.

7. Cuối cùng, bản báo cáo kết luận rằng “chúng ta không thể cứ tiếp tục tình trạng như hiện
nay, và không thể cứ trì hoãn mãi mà không hành động. Chúng ta cần phải có sự lãnh đạo
của các chính phủ với tinh thần trách nhiệm cao và sự hợp tác chặt chẽ của tất cả các vùng
cũng như các khu vực của nền kinh tế vực để có thể thực hiện những công cụ chính sách
hiện nay và trong tương lai.”

Unit 2. Task 3

1. Never before has this little village suffered from such a devastating typhoon.

2. What every country has to do is to raise people’s awareness of the importance of


environment protection.

3. No longer have the mitigation of greenhouse gas emission and the protection of the ozone
layer been the task of a single nation. They now become a common task of the human race.

4. It is estimated that with the present level of energy consumption and in the absence of
alternative/substitute energies, especially renewable ones, by as early as 2050, all the
world’s fossil fuels will be depleted.

5. International conventions on biological diversity have created the legal tools to control the
trade of the world wild animals. It is the increased demand for natural resources, however,
that gives rise to the continued depletion of endangered species.

Unit 2. Task 4

4
UNDP HELPS TO PHASE OUT OZONE-DEPLETING SUBSTANCES

1. UNDP will be working closely with the Ministry of Industry and the Hydro-Meteorological
Service of Vietnam in a 15-month project to reduce CFC emission in the commercial
refrigeration sector.

2. The project is channeling nearly $0.5 million from the Trust Fund of UNDP, Montreal
Protocol and Australia’s Environment Protection Agency for identifying and implementing
recycling and other cost-effective emission reduction measures.

3. “We believe that this project marks a milestone for phasing out ozone depleting substances
in Vietnam,” said UNDP Deputy Resident Representative Nicholas Rosellini, who signed
the project today with Vice Minister of Industry Le Quoc Khanh.

4. In 1994, Vietnam became a signatory to the Vienna Convention on Ozone Layer Protection
and the Montreal Protocol, which aim to limit and then to eliminate the production and
consumption of ozone-depleting substances.

5. In the commercial refrigeration sector alone, as many as 450 small and medium-sized
enterprises are now consuming CFCs, a substance that has been linked to ozone depletion
and global warming. The average annual consumption of these enterprises ranges from 300
to 1500 kgs.

6. Through this project, UNDP will work with various enterprises to identify the most cost-
effective opportunities to achieve emission mitigation through recycling. Specialised
equipment and training will then be provided for a number of enterprises so that they can
implement the identified measures.

7. “This project is indeed an evidence that we can achieve sustainable development: protect the
environment and yet, achieve better economic output,” Mr. Rosellini said.

Unit 3. Task 1.

nạn tham nhũng


gánh nặng tồi tệ nhất đối với xã hội

1. Hơn bao giờ hết, các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế trên thế giới hiện nay đều đang nỗ lực
kiếm tìm cách điều trị cho căn bệnh tham nhũng. Hồi thập kỷ 70, người ta đã từng bao biện
rằng tham nhũng giúp nâng cao hiệu quả, hay chí ít cũng là một tệ nạn cần thiết. Nhưng giờ
đây, những luận cứ đó đã bị phản bác vì có quá nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tham nhũng
đem lại hậu quả vô cùng tệ hại: năng suất lao động bị giảm sút, nghèo đói gia tăng, chi tiêu
công cộng lệch lạc, cùng một loạt các vấn đề xã hội khác.

2. Một tổ chức chống tham nhũng phi chính phủ đặt tại Béc lin mang tên Transparency
International đã đưa ra một chỉ số gọi là “chỉ số bài trừ tham nhũng” với thang điểm từ 1 đến
10. Một nghiên cứu đã cho thấy nếu chỉ số của một quốc gia tăng thêm 2 điểm thì tốc độ đầu
tư của quốc gia đó sẽ nhanh thêm 4% và GDP sẽ tăng khoảng 0.5%. Một nghiên cứu khác
chỉ ra rằng mức độ tham nhũng cao có liên quan mật thiết tới kiến trúc hạ tầng kém chất
lượng, chủ yếu là do không có đủ tiền dành cho hoạt động vận hành và bảo dưỡng kiến trúc
hạ tầng đó, vì hoạt động này vốn là nguồn thu bất minh chẳng lấy gì làm béo bở.

3. Một nghiên cứu gần đây hơn đã đưa ra một luận cứ rất thuyết phục rằng không những nạn
tham nhũng là một gánh nặng đối với các đơn vị kinh doanh cũng như các cá nhân trong xã

5
hội nói chung, mà nó còn có xu hướng phá huỷ chính những thể chế làm trụ cột cho hoạt
động của thị trường. Khi những người cầm cân nảy mực cũng có thể bị mua chuộc thì quyền
sở hữu tài sản và những cơ chế vô tư trong việc thực hiện các hợp đồng thương mại sẽ bị đe
doạ nghiêm trọng. Nếu chính những nhà quản lý ngân hàng lại vi phạm những chuẩn mực về
vay vốn, thì làm sao có thể bảo đảm được sự hợp lý trong phân phối tín dụng được nữa.

4. Đối với nhiều nhà quan sát, mức độ tham nhũng toàn cầu chẳng hề thuyên giảm là một bài
toán khó. Vào đầu thập niên 90, khi các quốc gia thuộc khối Liên xô cũ và các quốc gia đang
phát triển cùng tham gia vào những chương trình cải cách theo định hướng thị trường của
WB và IMF, nhiều kinh tế gia đã tưởng rằng nạn tham nhũng sắp đến đoạn diệt vong. Người
ta đã nghĩ rằng tự do hoá kinh tế sẽ giải quyết tệ tham nhũng đến tận gốc thông qua việc cắt
giảm các thủ tục phiền hà và giảm bớt quyền sinh sát của các quan chức nhà nước. Bằng
việc xoá bỏ sự khan hiếm giả tạo của các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, người ta đã
tưởng rằng những vị thủ trưởng quan liêu chuyên ăn hối lộ sẽ không còn chốn dung thân.

5. Thế nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy. Paulo Mauro, một kinh tế gia của IMF, đã lý
luận rằng việc chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường đã tạo ra vô vàn cơ
hội để phân bổ lợi nhuận, và vì thế nó thường đi kèm với “một sự dịch chuyển từ một hệ
thống tham nhũng có tổ chức sang một hệ thống hỗn loạn hơn và nguy hiểm hơn”.

6. Các nghiên cứu về khía cạnh chính trị của các cuộc cải tổ kinh tế ở các quốc gia như ấn độ,
Uganda hay Nam phi đã đưa ra hai lý giải hết sức thuyết phục cho câu hỏi tại sao tự do hoá
đã không bài trừ được tận gốc tệ tham nhũng như người ta ban đầu mong đợi. Lý do thứ nhất
là: bản thân quá trình chuyển giao tài sản và trách nhiệm từ khu vực kinh tế nhà nước sang
khu vực tư nhân đã là một cơ hội làm nảy sinh các hình thái tham nhũng như các phi vụ tư
nhân hoá với giá “người nhà”, hay việc thực thi một cách thiên lệch các ưu đãi thuế nhằm
khuyến khích đầu tư.

7. Lý do thứ hai bắt nguồn từ bản chất liên tục của các chương trình cải tổ ở hầu hết các nền
kinh tế đang phát triển và thực hiện chuyển đổi. Sau những cải tổ rùm beng ban đầu thường
là một quá trình kéo dài vô tận trong đó chính phủ phải loay hoay với các qui định khác
nhau, thử nghiệm với các hình thức quản lý khác nhau, áp dụng cơ chế quản lý doanh
nghiệp...v.v và v.v. Tóm lại, những người thực hiện cải tổ hầu như có toàn quyền quyết định
sẽ thực hiện cải tổ theo kiểu nào. Và đương nhiên mỗi kiểu cải tổ lại có những ảnh hưởng
khác nhau tới những phe phái khác nhau trong giới kinh doanh.

8. Chính vì vậy mà cơ hội cho tham nhũng vẫn tiếp tục nảy nở, và trong một số trường hợp còn
vượt xa những cơ hội trong thời quan liêu bao cấp. Ngay cả khi các quyết định cải tổ được
thực hiện một cách công bằng thì việc được thông báo trước cũng hết sức có giá trị đối với
các chủ thể kinh tế tư nhân, đặc biệt là trường hợp cải tổ thị trường vốn. Chính quá trình cải
tổ liên tục đã biến thông tin nội bộ cả về thời gian lẫn nội dung trở thành một thứ hàng hoá
được săn lùng ráo riết.

Unit 3. Task 3.

Vietnam - the deepening rich-poor divide

1. The discrepancy between the rich and poor in Vietnam, although not very pronounced
according to international standards, is on the rise. This conclusion is drawn from Vietnam
Development Report 2002 jointly compiled by government agencies, international aid
donors and NGOs in an attempt to do away with poverty incidence in Vietnam.

6
2. The countrywide increasing rich-poor gap could be atributed to the worsening discrepancy
between urban and rural areas, says the report. Growth rates in urban areas are far higher
than in all rural ones, except the Red River Delta. The difference is especially pronounced
when the richest and poorest regions of Vietnam are compared.

3. As revealed by Nguyen Phong, deputy director of the Social and Environment Department,
General Department of Statistics, while income improves by only 30% in rural areas, it has
already doubled in urban areas and even quadrupled or quintupled in major cities. A survey
conducted by the General Department of Statistics shows that 4 out of 5 poor people work in
the agriculture sector.

4. Director of the Statistics Division at the Science Information Centre of War Invalids and
Social Affairs Hoang Thuy Nhung said that the income gap between rural and urban areas
not only affects people’s standard of living but also has important implications for their
access to job, health care, and education opportunities. As estimated by the report, a visit to
hospital can cost a poor person a sum equivalent to 22% of his annual food expenditure.

5. Despite the encouraging inrease in school enrolment, a large proportion of rural population
still enjoy less favourable conditions than their urban counterparts in accessing basic
education. A finding of the report shows that on average spending on education is 10 times
higher in urban areas than in rural ones. Going to school is even more difficult in
mountainous and remote areas. Only 49% of adult women in Lai Chau are literate.

6. The widening rich-poor gap can also be attributed to the difference in growth rates across
regions. The South East region has had the highest growth rate during the 93-99 period
(hitting the 78%record), according to the report. The Mekong Delta, on the other hand, is the
slowest growing region, with only 18% growth.

7. Preventing the rich-poor divide from developing any further, and trying to bridge the urban-
rural gap, therefore, is one of Vietnam’s top priorities in the planning and implementing of
its socio-economic development strategy in the years ahead.

Unit 3. Task 4.

Table 1. Intransitive verbs

Increase Decrease
accelerate abate
be up collapse
balloon decline
climb diminish
crawl drop
creep fall
develop plummet
deepen plunge
edge up slash
escalate slide
gain slow
go up shrink
grow worsen
improve
intensify
jump

7
pick up
rally
rebound
rise
rocket
soar
surge
swell
uphill
widen
worsen

Table 2. Maximizers and minimizers

considerable manageable
encouraging modest
dramatic moderate
drastic reasonable
enormous slight
formidable slow
fabulous sluggish
great soft
heavy steady
impressive weak
magnificient
massive
marvelous
noticeable
outstanding
rapid
remarked
remarkable
respectable
robust
severe
sharp
significant
spectacular
splendid
steep
striking
surprising
sustainable
strong
substantial
swift
tremendous
unprecedented
unrivaled
vast
vigorous

Unit 4. Task 1

8
Triều Nguyễn (1802 - 1945)

1. Hoàng đế Gia Long đã khởi xướng cái mà nhà sử học David Marr gọi là "chính sách khôi
phục lại giá trị và tư tưởng đạo Khổng một cách toàn diện" nhằm củng cố vị thế non yếu của
triều đình bằng cách lôi kéo những nhà nho có xu hướng bảo thủ đang còn sợ hãi trước trào
lưu cải tổ của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.

2. Gia Long cũng khởi xướng những công trình quy mô lớn như đê kè, kênh đào, đường xá,
cảng biển, cầu cống và khai hoang ruộng đất để chấn hưng đất nước bị tàn phá sau gần 3
thập kỷ chiến tranh. Con đường Thiên Lý nối Huế với Sài Gòn và Hà Nội được xây dựng
trong thời kỳ này, và cả thành trì hình ngôi sao ở thủ phủ của các tỉnh theo nguyên lý của
kiến trúc sư quân sự Vauban người Pháp cũng vậy. Tất cả những công trình này đã đặt một
gánh nặng lên dân chúng VN dưới dạng thuế khoá, cưỡng bức tòng quân hay lao dịch.

3. Thái tử của Gia Long, hoàng đế Minh Mạng, đã củng cố xây dựng đất nước và thiết lập một
chính quyền tập quyền mạnh. Do được giáo dục theo Nho giáo nên Minh Mạng đề cao tầm
quan trọng của giáo dục Nho giáo truyền thống , một cách giáo dục theo kiểu ghi nhớ và
diễn giải kinh điển các điển tích Nho giáo và văn tự trong lịch sử Trung Hoa cổ đại. Do vậy
mà giáo dục và các lĩnh vực dựa vào Nho giáo đều bị đình trệ.

4. Minh Mạng đặc biệt đối nghịch (thù địch) với đạo Cơ đốc vì ông ta coi đạo Cơ đốc là mối đe
doạ đối với quốc gia, và ông ta còn ác cảm cả với tất cả những ảnh hưởng của phương Tây. 7
nhà truyền giáo và rất nhiều người VN theo đạo cơ đốc đã bị hành quyết trong những năm
1830, gây ra sự căm phẫn của người Pháp Cơ đốc giáo và họ đã đòi chính phủ Pháp can
thiệp vào VN.

5. Những cuộc nổi dậy lớn đã nổ ra ở cả miền Bắc lẫn miền Nam trong giai đoạn này và ngày
càng lan rộng trong những năm 1840 và 1850. Tình hình còn trở nên tồi tệ hơn khi các vụ
bạo động ở các vùng châu thổ lại diễn ra cùng với dịch bệnh đậu mùa, nổi loạn ở vùng sơn
cước, hạn hán, nạn châu chấu và đặc biệt nghiêm trọng là các vụ vỡ đê sông Hồng liên miên
do triều đình lơ là, sao nhãng.

6. Các hoàng đế đầu triều Nguyễn tiếp tục chính sách bành trướng của các triều trước, lấn đất
của Campuchia và mở rộng bờ cõi trên một dải biên giới dài ở miền núi phía Tây. Triều
Nguyễn đã chiếm giữ một vùng đất rộng lớn của Lào và tranh chấp với Thái Lan trong việc
giành quyền kiểm soát đất đai của triều đình Cao Miên suy yếu.

7. Hoàng đế Thiệu Trị kế vị tiên hoàng Minh Mạng và trục xuất hầu hết các nhà truyền giáo.
Hoàng đế Tự Đức lên nối ngôi và tiếp tục cai trị theo quan điểm Nho giáo cổ hủ và bắt
chước cách cai trị của triều Thanh bên Trung Quốc. Cả hai vị hoàng đế này đều ra tay đàn áp
những cuộc nổi dậy của nông dân.

Unit 4. Task 3

Vietnamese Dishes

1. Foreigners like Vietnamese food not only because of its refined taste but also its variety.
Vietnamese cookery has, at least, three distinct styles, each deriving from a particular region:
northern, central, and southern, to say nothing of the various sub-regional styles.

9
2. Southerners also like to use groudnuts and rice paper sheets as ingredients in their cooking.
Pho is a dish of northern origin, but when preparing it southern cooks often use additional
ingredients that northerners would not use, such as bean sprouts and herbs.

3. While both northern and southern dishes are enjoynable, the southern tend to be more exotic
and the northern more profound. This is probably why Vu Bang, a Vietnamese gastronome,
has titled his book on northern cooking “The Delicious Dishes of Ha Noi” and southern
cooking “The Extraordinary Dishes of the South”.

4. Hue’s dishes, on the other hand, are highly refined. Many such dishes originated at the
Nguyen court in the 19th century. Some popular dishes from Hue are fermented shrimps,
round rice noodle with beef and part of a pig’s leg, rice pan cake and bean pudding. As more
and more people are looking for delicate tastes, restaurants serving Hue food are
mushrooming in Hanoi and Ho Chi Minh City.

5. Vietnam is a long, narrow country stretching from north to south, with many different social,
cultural and geographic regions and sub-regions, so its wide variety of dishes is
understandable. A cookbook recently published in Hanoi has listed 555 Vietnamese dishes,
but experts say this is just one tenth of the total number of the dishes eaten across the whole
country.

6. Hanoi’s foods are described in early historical records. In his book “Vietnam’s Geography”
published in the early 15th century, Nguyen Trai listed some well-known foods and drinks of
the capital city at that time.

7. Vu Bang observes, “One Autumn day I wandered through the 36 streets of Hanoi’s old
quarter and suddenly realised that Hanoi had changed a lot: the streets, houses and clothes.
One thing remained unchanged, though: the foods Hanoians eat.”

8. Flavouring the food is an important part of Hanoian cooking. Each dish has its own spices
and garnishes: lemon leaves and peppered salt for boiled chicken; sweet marjoram for bun
noodle soup with rice field crabs; garlic for duck; and ginger for beef.

9. For traditional Hanoians, the way one dines is no less important than the food itself. Because
they consider it an occasion for friends and ralatives to meet and talk. They will eat and
drink little by little to savour all the flavours of the different dishes. But in the rush of
modern life this traditional way of eating is vulgarised, as people devour their food without
really tasting what they are eating.

Unit 4. Task 4

1. The Vietnamese are not only brave in fighting but also diligent at work.

2. Both students and teachers must be on time for classes.

3. Vietnamese cuisine is loved by foreign visitors and local people alike.

4. The last couple of decades saw Vietnam’s strong performance on social as well as economic
fronts.

5. China is seen thesedays as the world’s most dynamic economy as its impressive rate of
growth is coupled with sustainability.

10
6. The American Constitution owes its staying power/ its enduring character to not only its
simplicity but its flexibility as well.

Unit 5. Task 1.

những ý kiến phản đối và ủng hộ


những sinh thể được biến đổi gen

1. Dân số các nước đang phát triển đang tăng nhanh, nhưng đất đai dành cho trồng trọt thì lại
không tăng. Người ta dự đoán vào năm 2025, thế giới sẽ có thêm 2 triệu miệng ăn, và để
nuôi sống những người này, cần phải tìm ra những biện pháp để tăng năng suất cho mỗi
hécta đất nông nghiệp. Có nhiều người hơn không chỉ có nghĩa là phải sản xuất ra nhiều
lương thực hơn để nuôi sống họ, mà còn có nghĩa là chúng ta phải lao tâm khổ tứ nhiều hơn
để tìm cách sản xuất ra được số lương thực ấy.

2. Đã có nhiều ý tưởng hay được đề xuất, trong đó có sức thuyết phục hơn cả là áp dụng công
nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ biến đổi gen. Đây là một ngành khoa học mới: sinh thể
được cải biến gen đầu tiên mới chỉ được tung ra thị trường cách đây có 5 năm. Những người
ủng hộ công nghệ biên đổi gen hi vọng rằng nó sẽ giải quyết được nạn đói trên thế giới.
Nhưng những người phản đối công nghệ này thì lại quan ngại rằng nó có thể gây độc hại
cho tất cả chúng ta. Đã đến lúc chúng ta cần bình tĩnh xem xét những cơ hội chưa từng có
cũng như những vấn đề khó xử mà công nghệ này có thể mang lại.

3. Thực ra người nông dân đã có những thao tác can thiệp để biến đổi bộ gen của cây trồng và
vật nuôi từ rất lâu trước khi thực sự biết đến khái niệm này. Từ hàng ngàn năm nay, họ đã
tìm cách chuyển những đặc tính ưu việt của một loài cây này sang cho một loài cây khác
thông qua lai ghép. Đây chính là quá trình cỏ dại biến thành cây lúa mì. Họ cũng gây giống
vật nuôi một cách có chọn lọc để chúng tăng trọng nhanh hơn và cho thịt ngon hơn. Chính
nhờ vậy mà lợn rừng đã biến thành lợn nhà.

4. Công nghệ biến đổi gen cũng nhằm đạt được những kết quả tương tự, nhưng nhanh hơn và
chính xác hơn nhiều. JT, giáo sư kiêm trưởng khoa vi sinh của ĐH Cape Town Nam Phi đã
nói về tầm quan trọng của các cây trồng được cải biến gen đối với khu vực cận sa mạc
Sahara ở Phi châu. Trong nghiên cứu thực hiện trên loài ngô, bà đã chứng kiến giống cây
này và nhiều cây khác có thể được cải tạo như thế nào để chịu đựng được hạn hán và chống
chọi với virut, nấm và sâu bệnh tốt hơn. Lương thực được biến đổi gen là một phần trong
giải pháp tổng hợp nhằm giải quyết nạn thiếu lương thực ở những nơi trên thế giới mà nạn
đói vẫn đang hoành hành.

5. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thực sự và tiềm tàng kể trên của công nghệ biển đổi gen,
chúng ta cũng cần ý thức được về những rủi ro của nó. Cấy ghép gen của các loài khác nhau
có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ, và các cây trồng được biến đổi gen cũng có thể gây ra
những vấn đề đối với môi trường. Cũng như bất kỳ một công nghệ mới nào, khó mà có thể
chứng minh một cách thuyết phục rằng lương thực được biến đổi gen là an toàn. Do đó cần
thử nghiệm những sản phẩm được biến đổi gen một cách kỹ lưỡng trước khi tung ra bán
trên thị trường, và sau đó cần tiếp tục theo dõi ảnh hưởng của những sản phẩm đó.

6. Đối với người nghèo thì công nghệ biến đổi gen xuất hiện chả đúng lúc tí nào. Sau khi xảy
ra một số ca tử vong ở Anh mà nguyên nhân hầu như chắc chắn là do bệnh bò điên ở người
gây nên, dân chúng châu Âu đã mất lòng tin vào khả năng của chính phủ trong việc bảo vệ
họ khỏi những thực phẩm độc hại. Có lẽ vì vậy mà một số nước nghèo vẫn do dự chưa
muốn trồng các loài cây được biến đổi gen vì sợ làm kinh động dân châu Âu. Các tổ chức
phi chính phủ đã rêu rao rằng các loài cây được biến đổi gen có thể gây độc hại cho những

11
cánh đồng lân cận do phấn hoa bay sang. Và cũng rất có thể họ sẽ nhân cơ hội đó để kêu gọi
mọi người tẩy chay không dùng tất cả các loại lương thực nhập khẩu từ các nước có trồng
rộng rãi các loại cây biến đổi gen, dù sản phẩm nhập khẩu đó có được biến đổi gen hay
không.

7. Vì dân ở các nước giàu chả mấy khi bị đói nên họ cũng không quá hào hứng trước viễn
cảnh là thế giới sẽ có nhiều lương thực hơn với giá rẻ hơn. Nhưng sẽ thật đáng buồn nếu
chúng ta chỉ lo làm đẹp lòng một số ít người lúc nào cũng no bụng mà quên mất rằng hàng
tỉ người đói kém trên thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nuôi sống chính bản
thân mình.

Unit 5. Task 3.

the ethical aspect of genetics


1. Few could argue that using genetic therapies to predict and cure diseases is a giant leap
forward for humanity, but also gives rise to ethical dilemmas. In a session entitled “Science
and medicine: are we playing God?”, Peter Singer, professor at American Princeton
University pointed out that there were, in fact, enormous advantages in using genetic
techniques to deal with diseases, but there must be some boundaries to this. What will
happen if we use genetic engineering to clone cute babies according to their parents’ orders?

2. Prof. Singer was not alone in his deep concern about the applications of genetics and its
long-term effects. Many still recall how Robert Oppenheimer, developer of the atomic
bomb, and his colleagues died from the effects of radiation when the first bomb was tested in
Los Alamos. This is a hard lesson for us all.

3. Moreover, many share the fear about what the G-revolution would mean for those who are
not able to access it and the potential for deepening the divide between the rich and the poor.

4. Mrs. Shiva, Director of the Research Foundation for Science and Technology in India, is
another doubter about the assumption that genetically-modified organisms are superior to
natural ones. She pointed out that people in the region around the Himalayas where she
comes from regularly live to reach 100 or more without the aid of genetically modified
drugs.

5. In some other nations such as Australia the level of disquiet about the development of
genetically modified crops has been growing with each passing year. People in other
countries even boycott such varieties. Indeed, a hardening of community attitudes is being
reflected in a broad range of initiatives by government to stiffen provisions regulating the
development, use and labelling of genetically modified foods.

Unit 5. Task 4.

1. The benefits of genetical modification technology is now being questioned.

2. In health and environment terms, there seem to be no reasonable scientific evidence to


support the commercial manufacturing of genetically modified crops.

3. It is important to negotiate and implement international arrangements to protect community


health and environmental resources.

12
4. Genetically modified crops is expected to be a topic of lively debate at the WTO ministerial
meeting in Seattle.

5. It is widely believed that research is needed to explore opportunities to enable poor farmers
and low income consumers to benefit from genetically modified foods.

Check your progress 1


EN-VN

1. Thế giới của chúng ta là một thế giới trong đó không một cá nhân nào hay một quốc gia nào
tồn tại đơn lẻ. Chúng ta đều cùng chịu ảnh hưởng của những biến đổi về chính trị, xã hội và
công nghệ như nhau. Tương tự như vậy, nạn ô nhiễm, tội phạm có tổ chức và sự phổ biến vũ
khí giết người cũng không loại trừ một quốc gia nào. Giữa chúng ta luôn có sự ràng buộc,
liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.

2. Hầu hết những điều này thực ra chẳng có gì xa lạ. Nhưng riêng xu thế toàn cầu hoá trong
thời đại ngày nay thì lại mang một sắc diện mới. Nó diễn ra nhanh chóng hơn và bị chi phối
bởi nhiều qui luật hoặc đôi khi chẳng theo một qui luật nào. Toàn cầu hoá đem lại cho chúng
ta nhiều sự lựa chọn và thời cơ mới. Tuy nhiên đối với nhiều triệu người trên thế giới, nó lại
không phải là một tác nhân đem lại sự tiến bộ, mà là một trở lực có thể làm đảo lộn cuộc
sống, phá vỡ thuần phong mỹ tục và làm họ mất đi kế sinh nhai.

3. Đối mặt với những cơ hội cũng như thách thức của xu hướng toàn cầu hoá, với những cuộc
xung đột đẫm máu triền miên mà nạn nhân chủ yếu là những người dân lành vô tội, đối mặt
với đói nghèo và bất công vẫn còn đầy rẫy, chúng ta cần phải xác định xem cần đồng tâm
hiệp lực như thế nào để bảo vệ được lợi ích cho toàn nhân loại. Đã đến lúc chúng ta cần
chứng minh rằng “cộng đồng quốc tế ” không phải là một khẩu hiệu suông.

4. Có người nói rằng “cộng đồng quốc tế ” chỉ là viễn tưởng hoặc là một khái niệm quá mơ hồ.
Nhưng tôi lại có một niềm tin sắt đá vào sự hiện hữu của nó. Khi chúng ta thấy những nạn
nhân của các vụ động đất ở Thổ nhĩ kỳ hay Hi lạp nhận được viện trợ, thì đó chính là cộng
đồng quốc tế đang thực hiện sứ mạng nhân đạo của mình. Khi các chính phủ bị gây áp lực
phải xoá những khoản nợ chồng chất cho các nước nghèo nhất thế giới, thì đó chính là cộng
đồng quốc tế đang rũ bỏ những gánh nặng đang kìm hãm quá trình phát triển kinh tế chung.
Và khi các tổ chức đoàn thể buộc các chính phủ phải kí một công ước cấm vũ khí giết người
hàng loạt, thì đó cũng chính là cộng đồng quốc tế đang nỗ lực gìn giữ cho hoà bình thế giới.

5. Vậy điều gì khiến chúng ta xích lại gần nhau trong một cộng đồng quốc tế? Nói một cách
nôm na nhất thì đó là ước vọng về một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, như được
nêu trong Hiến Chương Thành Lập Liện Hợp Quốc. Đó là khuôn khổ của luật pháp, hiệp
ước và công ước nhân quyền quốc tế. Đó cũng là mong muốn của chúng ta về những vận hội
chung cho mọi người, chính vì vậy chúng ta mới thành lập nên những thị trường chung và
các tổ chức chung. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Kofi Annan
Tổng thư kí LHQ

VN - EN

1. Before human came on the scene, the world changed only slowly over periods of thousands,
if not millions of years. But during the past two milleniums, the rate of change has been
dramatic. Forests have vanished, river courses have been altered, and large areas of natural
vegetation have disappeared under/ been replaced by farmland and cities. The delicate

13
balance of nature have been disturbed/upset, and some of the results pose serious problems
for the survival of the human race.

2. The greenhouse effect. The build-up of the so-called “greenhouse gases” (e.g. carbon
dioxide, methane and CFCs) arising from industry and agriculture traps heat in the
atmosphere and causes global warming. If the earth continues to warm at its present rate, sea
levels could rise by over 1 meter by 2030, which would make 15 million people homeless in
Bangladesh. Large areas of London would be under the water and the whole Venice would
be destroyed.

3. Ozone depletion/ erosion. The ozone layer absorbs 99% of the harmful incoming ultra
violet radiation from the sun. But industrial pollutants such as CFCs, methane and nitrous
oxides are damaging this protective shield where significant holes have already been
detected. Ozone depletion is the main culprit in causing fatal diseases like skin cancer,
rickets, and kidney-stones.

4. Deforestation. More than 100 000 sq km of forests, major suppliers of the world’s oxygen,
are being destroyed every year. Undiscovered plant and animal species of potential benefit to
man disappear as the forest is cut down/ with wanton logging. Burning produces CO2 which
fuels/agravates/worsens the greenhouse effect. The exposed soil is then washed away
leaving a sterile and arid landscape.

5. Acid rain. Industrial emissions of acid gases combine with moisture in the air to produce
acid rain, which attacks trees and plants, kills fish and water animals, damages the brick and
stonework of houses and buildings and corrodes the metalwork of steel bridges and railings.

Unit 6. Task 1.

hiệp định thương mại mang lại niềm hi vọng

1. Mọi người đều tỏ ra phấn khởi trước sự kiện hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết
vào tháng 7 năm 2001 sau hơn bốn năm đàm phán kéo dài. Hiệp định này sẽ giúp cho nền
kinh tế Việt nam mở cửa mạnh mẽ và thúc đẩy mậu dịch giữa hai quốc gia. Hiệp định sẽ
giúp cho Việt nam cơ hội tiếp cận với thị trường Mỹ với những điều kiện như các quốc gia
khác đang được hưởng, và có thể giúp cho các công ty Việt nam kiếm thêm được 1 tỉ đôla
nhờ có nhiều cơ hội làm ăn hơn. Hiệp định cũng sẽ tạo điều kiện cho Hà nội trong việc xin
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Đổi lại, cơ hội cho các nhà đầu tư Mỹ ở Việt nam
cũng trở nên rộng mở hơn.

2. Tuy vậy vẫn cần phải ý thức được những mặt hạn chế của hiệp định. Hiệp định chẳng mang
lại gì hơn là cho Việt nam được hưởng điều kiện quan hệ thương mại bình thường, trước
đây được gọi là qui chế tối huệ quốc, cho phép hàng hoá của Việt nam vào thị trường Mỹ
với mức thuế suất nhập khẩu thấp như mức mà hầu hết các nước khác đang được hưởng.
Hiệp định không đả động gì đến hệ thống hạn ngạch hiện tại. Mặc dù các nhà kinh tế học đã
dự tính rằng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ - mà năm ngoái là 450 triệu đôla -
có thể sẽ tăng gấp đôi trong năm đầu tiên hiệp định có hiệu lực, nhưng cũng nên nhớ rằng
người ta cũng đã từng đưa ra những dự đoán lạc quan tương tự như vậy khi hai nước bình
thường hoá quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Thế nhưng sự bùng nổ về du lịch mà người
ta hằng mong đợi đã không bao giờ trở thành hiện thực.

3. Một hạn chế nữa là sự suy giảm nghiêm trọng của đầu tư nước ngoài vào Việt nam, một
phần là do cuộc khủng hoảng khu vực gây nên. Nhưng một nhân tố không kém phần quan
trọng khác là sự chán ngán của các nhà đầu tư trước những khó khăn khi làm ăn ở Việt nam.

14
Kể từ khi Việt nam mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào năm 1998, các nhà đầu tư đã
chuyển từ tâm lý hi vọng, sang thất vọng, rồi sang tuyệt vọng.

4. Vẫn có những công ty ăn nên làm ra tại Việt nam, nhưng thực tế này lại ít được đề cập một
cách đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này một phần là do các doanh
nhân cả người Việt nam lẫn người nước ngoài đều cho rằng không nên phô trương mình.
Đảng Cộng sản thường hay nghi ngờ sự giàu có và công ty tư nhân, và các cơ quan thuế
thường rất thính và tài phát hiện ra những doanh nghiệp giàu có.

5. Gần đây thủ tục cấp phép đã được giản tiện ngay cả đối với các doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài. Ban đầu, hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu ở Việt nam là liên doanh với tỉ lệ
góp vốn Việt nam 30-nước ngoài 70, nhưng sau đó người ta nhận ra rằng phía đối tác Việt
nam thường chẳng đem gì đến bàn đàm phán ngoài mặt bằng kinh doanh bị định giá quá
cao. Do đó các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng thích hình thức doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài hơn mặc dù thời gian hoạt động có bị hạn chế hơn và gặp nhiều khó khăn hơn
trong việc xin quyền sử dụng đất. Một hình thức đầu tư khác là hợp đồng hợp tác kinh
doanh, trên thực tế là hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân Việt nam. Rất nhiều doanh
nghiệp đã thành công nhờ nắm được phương châm “không phô trương” nói trên.

6. Tuy nhiên khó khăn vẫn còn chồng chất. Tất cả các doanh nghiệp ở Việt nam đều phải chịu
một hệ thống thuế tuỳ tiện, không rõ ràng và thất thường đánh vào lợi nhuận , mặt bằng
kinh doanh và người lao động, những người này phải chịu một chế độ thuế luỹ tiến rất cao,
có nghĩa là nếu một nhân viên nhận được mức lương 2000đôla một tháng thì công ty phải
tốn tới 10000đôla. Các doanh nghiệp không thể chuyển thu nhập ra ngoại tệ, cũng không
thể xâm nhập vào các kênh phân phối sẵn có của Việt nam. Các hợp đồng giữa bên Việt
nam và bên nước ngoài thường là không thực hiện được. Hệ thống toà án kinh tế hầu như
không hoạt động. Hệ thống trọng tài trong nước không có khả năng cưỡng chế thi hành án,
còn khả năng cưỡng chế của phán quyết trọng tài theo Công ước New York về Tài Phán
Nước ngoài mà Việt nam đã tham gia ký kết thì còn chưa được kiểm chứng.

7. Các nhà chức trách Việt nam cũng tuyên bố rằng họ đang cố gắng khắc phục những tồn tại
trên, và thường tổ chức các buổi toạ đàm cấp cao giữa các quan chức chính phủ và các nhà
đầu tư nước ngoài, nhưng các nhà đầu tư thì ngày càng tỏ ra nghi ngờ tính hiệu quả của
những buổi toạ đàm đó.

Unit 6. Task 3

ALBRIGHT URGES MOVEMENT ON TRADE AGREEMENT

1. Good afternoon. I am pleased to be back in Vietnam. Before continuing on to HCM City, I


would like to say a few words about my talks today with the General Secretary, the Prime
Minister, and the Vice Prime Minister.

2. Since my last visit 2 years ago, the US and Vietnam have consolidated our progress on 2 key
issues. First and foremost, we remain grateful for Vietnam’s cooperation with our effort to
obtain the fullest possible accounting of Americans still missing in the Vietnam war.

3. Another stepping stone toward more normal ties has been immigration. Vietnam’s strong
performance has permitted us to renew our Jackson-Vanik waiver and to normalise consular
relations - as signified by the new consulate I will commission tomorrow in HCM City.

15
4. In my talks today, however, I also emphasised that Vietnam needs to conclude a number of
pending agreements that would help to revitalise growth and strengthen economic ties with
the US.

5. Most importantly, we must reach closure on a landmark agreement which, if approved by the
Congress, would open way for freer trade between our countries. After nearly 4 years of
negotiation effort, prompt action is needed if this golden opportunity is not to be missed.

6. Ofcourse, Vietnam’s economic development depends on far more than agreements with the
US. To spur overall foreign investment and trade, Vietnam must continue and intensify its
reforms. This is also a precondition to boost Vietnam’s bid for membership of the WTO .

7. I also urged Vietnamese leaders to move decisively on a variety of non-economic matters


that are ripe for progress. These range from fighting against drug trafficking to concluding a
pact that will facilitate joint research on a number of science and health issues.

8. Once more, I want to thank Minister Cam for his welcome. We have some work left to do,
but if Vietnam does its part, the US is willing to redouble our effort in the months to come.
And now I would be pleased to answer your questions.

Unit 6. Task 4

1. He is very popular in spite of his appearance.

2. In his speech, the governor promised a solution to the plight of the homeless.

3. People are revolting against their corrupt leaders.

4. After coming to power, he destroyed all his political opponents.

5. The world is asking them to abide to the peace treaty that they have signed with their
neighbouring countries.

6. They betrayed their country when selling the army secrets to the enemy agents.

7. Banks say losses are an unavoidable step in their recovery from the crisis.

8. It’s the downturn in American markets that cause investors to move their funds to Asia.

Unit 7. Task 1

câu trả lời là : phi toàn cầu hoá

1. Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm nảy sinh vô vàn ý tưởng về việc cải tổ lại trật tự tài
chính toàn cầu. Tuy khác nhau về chi tiết, song có thể chia các ý tưởng đó ra làm ba trường
phái lớn.

2. Trường phái thứ nhất cho rằng cấu trúc tài chính thế giới hiện nay là tương đối ổn. Cái cần
phải sửa đổi là sự kết nối bên trong của hệ thống. Theo trường phái này, cách khắc phục
khủng hoảng là nâng cao vai trò và mở rộng nguồn lực của IMF với tư cách là người cho vay
cuối cùng, nhưng chỉ cho vay đối với những nước sẵn sàng tiến hành cải tổ triệt để mà thôi.

16
3. Trường phái thứ hai lại kiến nghị rằng nên áp dụng các quản chế đối với việc di chuyển vốn
thông qua một loại thuế chuyển nhượng vốn. Các biện pháp quản chế này không chỉ nhằm
ngăn chặn sự di chuyển của những dòng vốn đầu cơ gây mất ổn định kinh tế, cũng không chỉ
nhằm thu hút các dòng vốn đầu tư và tín dụng dài hạn. Các biện pháp quản chế này còn cần
được coi như những công cụ hợp pháp để các quốc gia có thể áp dụng các chính sách thương
mại và công nghiệp của mình.

4. Trường phái thứ ba lại nhìn nhận vấn đề theo một cách khác. Theo trường phái này, vấn đề
chính lại nằm ở bản thân mô hình phát triển - lấy xuất khẩu và đầu tư nước ngoài làm hai
động năng tăng trưởng chính. Sai lầm cơ bản của các nền kinh tế bị khủng hoảng là đã hoà
nhập một cách bừa bãi vào nền kinh tế thế giới.

5. Do đó cách thoát khỏi khủng hoảng là phải phi toàn cầu hoá nền kinh tế quốc dân trong một
chừng mực nhất định - có nghĩa là phải tái định hướng nền kinh tế quay về với thị trường
nội địa, phải phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn vốn trong nước, phải hợp tác chặt chẽ hơn
với các quốc gia xung quanh, phải hạ bớt nhịp độ tăng trưởng để giảm đi sự chênh lệch quá
lớn về thu nhập, và phải tiến hành cải tổ chính trị để làm nòng cốt cho tăng trưởng bền vững.

6. Đương nhiên, nếu chúng ta có được một cơ cấu tài chính thích hợp thì còn gì bằng. Nhưng vì
sẽ không thể đạt được điều này trong ngày một ngày hai, nên trước mắt chúng ta có hai
nhiệm vụ chính. Thứ nhất, cần phải ngăn chặn các cuộc cải tổ hiện nay không để cho khu
vực tài chính của các quốc gia đang phát triển bị hoà tan vào hệ thống toàn cầu do các nước
phát triển chi phối. Thứ hai, cần thiết lập một loạt các biện pháp quản chế vốn, các chính
sách thương mại và các thoả ước hợp tác khu vực có hiệu quả để nền kinh tế quốc dân có thể
thực hiện chuyển đổi với sự can thiệp tối thiểu của các thế lực bên ngoài.

Unit 7. Task 3

Search of new growth engines

1. As East Asia continues to sift/struggle through the wreckage of one of the greatest financial
collapses since the Great Depression, there finally are signs that the foundations of a new
Asian economy are starting to rise. China’s decision to lower its trade barriers in order to
enter the WTO and revitalise its economy is part of the ocerwhelming liberalisation trend
sweeping the region.

2. Sobering economic realities/The gloomy economic picture in East Asia are driving the
changes. Chief among them is the region’s shattered financial system. The 3% of GNP the
US paid to fix its savings and loans in the 80s pales in comparison with the 15% of GDP it
will cost South Korea to clear bad loans, which some analysts believe exceed $95 billion.
Deutsche bank puts the cleanup bill at 50% of GDP in Indonesia and 56% in Thailand.

3. The financial meltdown and changes in the global economy have dealt a heavy blow to the
old economic model. Many of the giant groups that propelled the tiger economies in the past
are in shambles, as are the banks that supported them. At the same time, Asia’s
manufacturing base has come under threat by falling world prices and mounting competition
from Latin America and Eastern Europe. So Asian governments are struggling to find new
engines of growth for the 21st century.

4. For the first time since the region’s takeoff in the 60s, industrial giants are focusing on
profits rather than on new output records. Once mighty conglomerates are breaking up, as
Asia can no longer depend on them to fuel growth. Banks, once merely conduits for
funnelling Asia’s savings to favoured companies, are having to become more sophisticated.

17
Governments, long obsessed with rigid statistics, are focusing more on basic social needs.
And they are looking inward, toward the domestic consumers, to find new engines of growth
in high tech, services, and small business.
5. The goal for many Asian leaders is nothing more than replicating the success of the
American New Economy. Economies that rely too heavily on manufacturing “are quickly
becoming obsolete,” says the managing director of Singapore’s Economic Development
Board, Liew Heng San. Thus Singapore is aggressively planning to turn the island into an
R& D centre. “The new paradigm is based on knowledge,” added Liew.

6. But change is often painful, and risky. It will be years before Asia’s new economic model
can fly in its full wings. Tigers can’t change their stripes overnight/ Rome was not built in
one day. It took nearly two decades for America to lay the grounds for its New Economy
with corporate reengineering, government budget fights, and technology investment. For
Asia, that journey is just beginning.

Unit 7. Task 4

1. You should be patient. Diligence is the mother of good fortune.

2. I’ll pay you right after this consignment is sold.


- Don’t count your chickens before they are hatched. Who knows the goods can sell?

3. I won’t buy so many shares of this company if I were in your shoes. You shouldn’t put all
your eggs in one basket.

4. I think you’ve been too hard on him. To err is human, you know.

5. I don’t think you should learn at two universities at the same time. You will be Jack of all
but master of none.

6. Your idea is interesting and feasible, go ahead with it. Don’t hesitate. Man proposes and God
disposes.

7. What matters is that you’ve been well prepared. The first step is the hardest. I’ll give you a
hand if you want.

Unit 8. Task 1.

bắc kinh có thể học hỏi gì


từ sai lầm của các nước láng giềng

1. Người ta vẫn thường mặc nhiên cho rằng tự do hoá thị trường là hoàn toàn có lợi. Nhưng
khi Bắc Kinh, Oasinhtơn và cả thế giới đang hân hoan ăn mừng việc Trung quốc gia nhập
WTO, chúng ta vẫn cần phải nhớ rằng nếu vội vàng tham gia vào thế giới tư bản chủ nghĩa
cạnh tranh khốc liệt của thế giới mà chưa có sự chuẩn bị kỹ càng thì sẽ vô cùng nguy hiểm.
Trước khi buộc phải tuân thủ những luật chơi mới, Trung quốc cũng cần phải nghiên cứu
những sai lầm mà các nước khác trước đó đã mắc phải khi tự do hoá và phải tiến hành
những cải tổ cần thiết.

2. Kinh nghiệm của Hàn quốc và Thái lan trong việc mở cửa thị trường tài chính trước khi nổ
ra cuộc khủng hoảng châu á đã để lại những bài học xương máu. Việc để cho đồng nhân
dân tệ được tự do chuyển đổi và dỡ bỏ các rào cản đối với dòng vốn nước ngoài vào Trung

18
quốc chưa nằm trong kế hoạch của nước này khi gia nhập WTO. Nhưng khi các công ty
Trung quốc trở nên dày dạn hơn và buộc phải cạnh tranh trong một thế giới mà biên giới
giữa các quốc gia đã bị xoá nhoà, thì Trung quốc tất yếu sẽ phải mở cửa thị trường tài chính
hơn nữa.

3. Hàn quốc đã tỏ ra rất yếu kém trong việc thực hiện chuyển đổi khi phải đối mặt với thách
thức này. Chính quyên Seoul đã tiến hành tự do hoá thị trường tài chiính dúng vào lúc nước
này gia nhập tổ chức OECD vào năm 1996. Kết quả là các ngân hàng, các nhà môi giới và
các công ty của Hàn quốc được mặc sức tự tung tự tác. Được phép vay trực tiếp từ các ngân
hàng nước ngoài, các tập đoàn khổng lồ như Daewoo đã lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.
Một năm sau, quỹ dự trữ ngoại hối của Hàn quốc đã hoàn toàn cạn kiệt. Chính quyền Seoul
đã phải muối mặt đến xin IMF một khoản viện trợ tài chính trị giá 58 tỉ đôla.

4. Trường hợp của Thái lan cũng chẳng sáng sủa hơn. Quyết định của nước này trong việc
thực hiện chương trình Dịch vụ Ngân hàng Quốc tế Bangkok vào năm 1993 đã nhận được
sự tán thưởng nhiệt tình của những người chủ trương tự do hoá thị trường. Với mục tiêu
biến Băng cốc thành một trung tâm tài chính quốc tế, chương trình này đã cho phép các
công ty Thái lan vay ngoại tệ một cách dễ dàng hơn, với lãi suất thấp hơn lãi suất trong
nước từ 0.5 đến 0.6 phần trăm. Ban đầu việc này tưởng chừng như vô hại. Nhưng khi cán
cân thanh toán của Thái bắt đầu bị thâm hụt và các khoản nợ nước ngoài ngắn hạn đã đến
hạn thanh toán, thì đồng bạt đã sụt giá nghiêm trọng. Hàng loạt các công ty tài chính đã phá
sản, và hệ thống ngân hàng Thái đến giờ vẫn còn chìm ngập trong những khoản nợ không
có khả năng chi trả.

5. Mặc dù hiệp định WTO của Trung quốc chủ yếu đề cập đến vấn đề mậu dịch, nhưng nó
cũng đem lại cho các ngân hàng, các quỹ đầu tư và công ty bảo hiểm nước ngoài nhiều cơ
hội hơn trong việc tiếp cận thị trường rộng lớn của mình. Một khi đã xâm nhập được vào thị
trường, các công ty nước ngoài rất có thể sẽ phá vỡ thế cân bằng mỏng manh của hệ thống
tài chính vốn đã lung lay của Trung quốc.

6. Những điều trên đây không phải là một luận cứ nhằm phản đối tiến trình toàn cầu hoá, mà
chỉ là một lời cảnh báo râừng Trung quốc cần phải khôn ngoan trong việc đón nhận những
cơ hội ở phía trước. Ngay từ bây giờ, Trung quốc cần phải đào tạo những chủ ngân hàng,
các nhà môi giới và các nhà quản lý quỹ đầu tư để họ có được những kỹ năng cần thiết cho
tương lai. Nếu Trung quốc không tiến hành cải tổ tài chính một cách hợp lý thì nước này sẽ
không thể tận dụng được những cơ hội do WTO mang lại.

Unit 8. Task 3.

China - the promise and peril of the WTO DEAL

1. By the time China’s Trade Minister and America’s Trade Representative signed a WTO deal
on Nov 15, it was clear that Beijing had little choice. Chinas economy was looking shaky,
with growth slowing and unemployment rising into double digits. Foreign investors, weary
of bureaucratic obstacles, were withdrawing from China. China needed WTO to force
through needed reforms.

2. The agreement paving the way for entry into the WTO, however, won’t produce an
overnight miracle. But it is a significant step for China on its path to open markets after

19
decades of halting progress. Despite the pains that will accompany reform, Chinese leaders
recognized that the potential gains were too great to ignore.

3. Estimates are that entry into the WTO could bring China $100 billion of new investment
annually, and add one percentage point to its economic growth thanks to enhanced
efficiency, improved competitiveness and boosted exports. Companies in the hightech and
biotech industries will thrive. The garment and textile industry within 5 years can create 5
million jobs, the service industry 2.6 million, and the construction industry 1 million.

4. But grabbing that growth depends on China following through on its new pledges, and on
investors felling confident in China’s resolve. The deal calls for China to open sectors
ranging from telecom and internet, to banking, securities, and distribution. Also to be phased
in are tariff cuts on a wide range of products, from an average of 22% to 17%. Beijing also
promised to end all export subsidies.

5. For the first time, Western companies will be able to sell products directly to Chinese
consumers. Currently, computer manufacturers face headaches in China, including quotas
and tariffs on imported components, and restrictions on distribution. With the WTO, they
now can consider expanding.

6. American farmers have hopes, too. China is now supposed to drop export subsidies and
sharply cut tariffs for farm products. But it is hardly a win for the Chinese farmers or
manufacturers. Entry into the WTO will force a dramatic split, creating winners and losers.
Many companies in noncompetitive heavy industries such as steel and petrochemicals run
the risk of going bankrupt as the trade barriers that used to prop them up now evaporate.

Unit 8. Task 4

1. conduct/ adopt/ pursue/ formulate/design policy


2. set a target/ meet the given target
3. fulfil/ follow through commitments
4. errode/ undermine/ smash/restore/regain/ rebuild/ consolidate/ win/ rekindle confidence
5. take/ adopt a measure
6. lift/ remove/dismantle/ lower barriers
7. ease/loosen/relax/abolish/remove/end restrictions
8. improve/build/develop/sharpen skills
9. fight/combat/attack/alleviate/eradicate/eliminate/do away with/win the battle against poverty
10. add to/create/ease/relieve/shoulder/remove/lift a burden

Unit 9. Task 1.

thúc đẩy xu hướng toàn cầu hoá

1. Vì nhiều quốc gia đã không đủ sức đương đầu với những tác động của toàn cầu hoá, như
trường hợp của châu A trong cuộc khủng hoảng tài chính cuối thập kỷ 90, nên nhiều chuyên
gia đã cho rằng vai trò của chính phủ đang mờ nhạt dần. Các công ty đa quốc gia, các tổ
chức tài chính, các nghiệp đoàn lao động, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức đoàn thể
khác giờ đây dường như ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế thế giới.
Điều này khiến người ta đi đến chỗ tin rằng thị trường đã chiếm ưu thế và đẩy chính phủ
sang một bên. Điều tai hại trong quan điểm này là nó dẫn đến một quan điểm khác cho rằng:
nếu toàn cầu hoá đã không thể phục vụ lợi ích cho một quốc gia, thì làm sao nó có thể phục

20
vụ lợi ích cho cá nhân được. Và ẩn sau quan điểm này có thể là tư tưởng bài xích toàn cầu
hoá.

2. Đi ngược lại với tư tưởng trên, các nhà lãnh đạo trên thế giới như thủ tướng Anh Tony Blair
đã đưa ra “giải pháp thứ ba” nhằm cố gắng đặt chính phủ vào vị trí trung tâm của quá trình
toàn cầu hoá. Tuy chính phủ có thể không can thiệp vào thị trường, nhưng lại có thể giúp
cho thị trường hoạt động suôn sẻ và có hiệu quả. Và khi phát sinh chi phí xã hội thì chính
phủ có thể hỗ trợ. Nếu hiểu theo cách này thì chính phủ không hề giảm sút vai trò, mà chỉ tự
xác định mình với tư cách là một bộ phận không thể tách rời của toàn cầu hoá. Nhưng tuy
các nhà lãnh đạo Âu châu đều ủng hộ quan điểm trên, chưa ai thành công trong việc biến ý
tưởng đó thành chính sách cụ thể. Tuy vậy, chính phủ có thể đảm nhiệm ba vai trò cơ bản.

3. Thứ nhất, nhiệm vụ của chính phủ theo quan điểm này là buộc các chủ thể kinh tế phải tuân
theo những chuẩn mực đạo đức nhất định, có như vậy thì thị trường mới hoạt động đúng
chức năng của nó. Chính phủ có thể đạt được điều này bằng cách đưa ra những qui định và
giám sát việc thực hiện những qui định đó. Thứ hai, chính phủ có thể giúp trang bị cho công
dân nước mình những kỹ năng cần thiết để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Chẳng hạn
như ngày nay việc người lao động biết sử dụng vi tính và biết giao tiếp bằng ngoại ngữ ngày
càng trở nên quan trọng. Cuối cùng, chính phủ cần phải thiết lập một hệ thống an sinh xã
hội. Trong cạnh tranh bao giờ cũng có kẻ thắng người bại. Nhưng nếu không có ai quan tâm
đến những người thua thiệt thì mối liên kết xã hội sẽ trở nên lỏng lẻo khi những người này bị
đẩy ra ngoài lề.

4. Nhưng vai trò của chính phủ không dừng lại ở đó. Người ta ngày càng tỏ ra quan ngại rằng
nền kinh tế thị trường đang tạo ra những lối tư duy có hại cho nhân phẩm. Lẽ nào vai trò của
chính phủ lại chỉ là đảm bảo tính hiệu quả của thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh
cho công dân? Còn việc nuôi dưỡng một bản sắc văn hoá và tâm linh, đem lại cho con người
sự hoàn thiện về mặt tâm hồn thì sao? Việc trả lời những câu hỏi này cũng là cách để người
dân nhận thức được tầm quan trọng của toàn cầu hoá. Điều này lại càng trở nên quan trọng ở
châu á, nơi mà người ta bắt đầu có chút hoài nghi về xu thế mạnh mẽ này.

5. Do đó, bên cạnh những vai trò cơ bản, chính phủ còn phải khuyến khích người dân chú trọng
đến những giá trị đạo đức, mà diến đạt một cách nôm na là phải dạy cho con người biết
thắng không kiêu, bại không nản - đây là những phẩm chất vô cùng quan trọng nếu chúng ta
muốn duy trì ổn định xã hội. Nói tóm lại, cạnh tranh chỉ có lợi cho chúng ta nếu nó đi kèm
với những giá trị đạo đức. Về vấn đề này, chính phủ đóng vai trò rất lớn thông qua giao dục
và nuôi dưỡng cho người dân biết ý thức về bản sắc văn hoá.

6. Thực ra, nếu hiểu như vậy thì không chỉ có châu á mà tất cả các nước trên thế giới đều biết
tôn trọng những giá trị đạo đức, miễn là sự tôn trọng đó bao hàm cả sự tôn trọng đối với các
nền văn hoá khác. Cuộc khủng hoảng châu á là một tấn bi kịch do toàn cầu hoá gây ra.
Không phải vì toàn cầu hoá là xấu, mà vì các nước á châu đã không chuẩn bị đầy đủ để đón
nhận nó. Nhưng khủng hoảng cũng có mặt tốt của nó. Cuối cùng nó đã khiến các nước châu
á tỉnh ngộ rằng mình đã quá chậm chạp trong việc thích ứng với các luật chơi mới. Nó cũng
nhắc nhở tất cả chúng ta rằng dưới sức ép của tiến bộ khoa học kỹ thuật và toàn cầu hoá,
chúng ta đã xem nhẹ tầm quan trọng của những giá trị đạo đức. Toàn cầu hoá có thể và nên
có tính nhân văn. Và thực sự nó có thể trở thành một xu thế còn mạnh mẽ hơn nữa trong thế
kỷ tới.

Unit 9. Task 3.

globalisation in the new millennium

21
1. Thirty years ago, when asked what they wished for at the turn of the millenium, many
teenagers would have said “world peace.” Ask the same people now what they wished for,
and their answer may well be “world domination,” for many of those idealistic youths are
now at the heads of some of the world’s- greatest companies and are working frantically to
build their organisations’ market shares worldwide.

2. The emphasis on the importance of globalisation was spelt out recently by AT& T president
John Zeglis, who believes that companies in the future will have only two options: go global,
or go bankrupt. His idea captures the spirit of a corporate world where now, more than ever,
the Darwinian theory of the survival of the fittest holds true.

3. In many ways, this is nothing new. The past century saw plenty of multinational
corporations extending their influence across the globe and many of the largest and most
successful are still dominating international markets. Among the list of the best global
companies, the majority, including Ford Motor, General Electric, and IBM, have long been
favourite household names around the world.

4. What has changed is the speed with which they are able to operate and to change. Advanced
communications make it now possible to manage a truly global company and yet remain
nimble. New production techniques are reducing operating costs and making it feasible to
site manufacturing facilities where they can utilize the cheapest labour or raw materials.

5. But while established giants are using these technologies to their advantage, they also
present a threat. The field is also left wide open for new players, and with the advent of
Internet, market shares built up over decades can be lost almost overnight.

6. Globalization also faces resistance from developing nations, who are concerned that global
companies are threatening their own fragile companies and economies. Many are blaming
the U. S of rigging the world trading system for their own benefits. Developing nations
therefore are demanding more gains from international trade and economic arrangements.

Unit 9. Task 4.

1. At the recent World Economic Forum, the fact of globalisation was not challenged, but the
debate on alternative approaches to this overwhelming trend truly achieved critical mass.

or: At the recent World Economic Forum, debate was centered on alternative
approaches to globalisation rather than on criticism against this overwhelming
trend.

2. While a market economy is always desired, a market society is not. The challenge that needs
to be addressed, therefore, is to ensure that society is more than just the market/ to prevent
our society from becoming a purely market one.

3. According to UK PM Tony Blair, government’s political leadership in our societies is


changing. What is needed is a government that is responsive to and unafraid of reforms.

4. Grants have certain advantages over loans. They can be withdrawn if conditions are not met.

5. Globalization requires that old rules have to be scrapped.

22
Unit 10. Task 1.

kinh tế á châu cố gắng vượt qua khủng hoảng

1. Nếu có ai đó đã từng nghĩ rằng thảm kịch hôm 11/9 chỉ là một sự kiện ở phía bên kia bờ đại
dương, tuy đau thương nhưng đã lùi vào dĩ vãng mà chẳng hề có ảnh hưởng thực sự nào đến
cuộc sống thường nhật của mình, thì giờ đây chắc chắn họ đã phải thay đổi suy nghĩ ấy.

2. Cuộc suy thoái kinh tế từ bi kịch nước Mỹ đã phủ một bầu không khí ảm đạm lên khắp khu
vực châu á Thái Bình Dương. Khi hoạt động mậu dịch thưa thớt dần và các dòng đầu tư trở
nên cạn kiệt thì châu á mới bắt đầu nếm trải vị đắng của quá trình toàn cầu hoá. Giờ đây dù
chẳng có lỗi gì, các nước châu á vẫn đang phải đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế trầm
trọng hơn và có thể sẽ kéo dài 6 tháng lâu hơn so với người ta từng dự đoán.

3. Tồi tệ hơn cả là các nước châu á hầu như lực bất tòng tâm. Các ngân hàng trung ương trong
khu vực có thể cắt giảm lãi suất để đối phó với những cắt giảm lãi suất ở Mỹ, các chính phủ
có ngân sách dư thừa có thể tăng chi tiêu công cộng, và các nước có chế độ tỉ giá hối đoái
thả nổi có thể cố gắng hạ giá đồng nội tệ hơn nữa. Nhưng Mỹ lại là nền kinh tế lớn nhất thế
giới và xưa nay vốn là động năng tăng trưởng cho kinh tế toàn cầu, nên khi niềm tin trong
lòng nước Mỹ bị giảm mạnh bởi các cuộc tấn công vào New York và Washington thì các
biện pháp mà các nước á châu đang áp dụng chỉ có thể giảm nhẹ phần nào ảnh hưởng của
suy thoái kinh tế Mỹ chứ không tránh hoàn toàn được sự suy thoái đó.

4. ảnh hưởng của suy thoái Mỹ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các nền kinh tế dựa vào xuất
khẩu của châu á. Trước khi xảy ra sự kiện 11/9, các nước á châu vốn đã phải hứng chịu
ảnh hưởng của cuộc suy thoái công nghệ toàn cầu. Sau khi kim ngạch xuất khẩu hàng
điện tử bị sụt giảm ở mức kỉ lục hai con số trong nửa đầu năm nay, Singapore và Đài
loan đã bắt đầu lâm vào suy thoái.

5. Không chỉ xuất khẩu, mà cả đầu tư cũng bị đe doạ kể từ sau cuộc tấn công hôm 11 tháng
9. Việc bán tống bán tháo các cổ phiếu tại các thị trường chứng khoán trên thế giới hồi
hạ tuần tháng 9 đã cho thấy rõ các nhà đầu tư gián tiếp ngày càng tỏ ra e ngại rủi ro. Sự
suy thoái kinh tế ở hầu hết các nước châu á là đặc biệt nghiêm trọng. Trong 3 tuần sau
cuộc tấn công, chỉ số công nghiệp Down Jones chỉ giảm có 8%, trong khi chỉ số của
Thời báo Singapore Strait giảm tới 15%.

6. Ngay cả trước khi sự kiện 11 tháng 9 xảy ra thì châu á cũng đã chuẩn bị để đối mặt với
một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhưng giờ đây, các nước trong khu vực sẽ phải trải
qua một giai đoạn nhiều gian nan thử thách hơn để phục hồi kinh tế.

Unit 10. Task 3.

TRADE IN ASIA

1. Trade in paper and ink, at the very least, must be booming in South-East Asia, given the
number of commercial agreements the countries of the Association of South-East Asian
Nations (ASEAN) are busily signing. In November, at their eigth summit in Phnom Penh,
they unveiled a framework deal to achieve free trade with China by 2013. At the same
time, they made a declaration about strengthening trade with Japan, held their first summit
with India (with trade high on the agenda) and published a report about integrating the

23
economies of “ASEAN+3”, which ropes in China, Japan and South Korea. Last week,
America announced a new scheme to promote free-trade agreements with individual ASEAN
members. And on January 1st 2003, the ASEAN Free Trade Area (AFTA) came into full force
among the six original members of ASEAN: Brunei, Indonesia, Malaysia, the Philippines,
Singapore and Thailand.

2. Ironically enough though, this frenzy of deal-making may actually signal a loss of
momentum towards free trade in the region. As a relatively open, stable and low-cost
manufacturing base, ASEAN used to attract much export-oriented investment. But the Asian
crash of 1997, and the instability that followed, reduced the region's appeal, while
investors stampeded off to ever more welcoming China. Since then, ASEAN governments
have accelerated their effort to forge a common market among their 500m citizens to lure
back foreigners. AFTA, which caps intra-ASEAN tariffs at 5%, marks the culmination of this
effort. Despite their consensus on the benefits of free trade, however, AFTA's members do
not trust one another enough to streamline the current system, nor to negotiate collective
deals with outsiders. Hence the bewildering array of overlapping protocols and compacts.

3. Even the new China pact will entail special exemptions and varying timetables for the
different ASEAN members, albeit under a shared framework. Anyway, the deal comes more
at China's initiative than ASEAN's. China first floated the idea two years ago — and
sweetened it by offering to lower tariffs on agricultural imports from ASEAN within three
years as a gesture of goodwill.

4. Of course, the deal is in ASEAN's best interests anyway: trade with China has grown
threefold over the past decade, with ASEAN running a healthy surplus. This boom is helping
to lessen South-East Asia's dependence on exports to America, Europe and Japan, which
are stuck in the doldrums. The prospect of duty-free exports to China will doubtless
persuade some of those flighty investors to return to ASEAN. The proposed free-trade area,
after all, would be the world's biggest, with some 1.7 billion consumers.

5. The hope is that the benefits of even the initial “early harvest” of Chinese tariff cuts
announced in Phnom Penh will inspire ASEAN to redouble the pace of integration and trade
liberalisation. But the effect, some fear, could be the reverse: such deals might deepen the
divisions within ASEAN, and weaken its ability to bargain collectively with outsiders.

Unit 10. Task 4.

1. The administration’s complacency has been punctured/has taken a severe beating/ has been
hammered hard by an underworld scandal in which a number of high-profile officials are
believed to be involved.

2. The door remains shut to a multi-party political system in Vietnam.

3. Deputy Prime Minister Vu Khoan has a lot of expertise in negotiating and can lend a big
hand to the government in pinpointing priorities and danger spots.

4. The nusts and bolts / the heart and soul of a sound corporate sector are transparency and
accountability.

5. It’s mating season for Asian companies.

Check your progress 2

24
EN - VN

1. Thay thế cho Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hoá giờ đây đã trở thành một vũ đài chính trị quan
trọng để tranh luận về những giá trị được coi là cơ sở để xây dựng nên các xã hội, các quốc
gia và các tổ chức quốc tế. Một trong những nguyên nhân khiến cho quá trình toàn cầu hoá
tiến triển ngày càng nhanh trong thời gian gần đây là trào lưu chuyển sang hướng dân chủ.
Tiếp theo sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông và Trung Âu, nhiều nước theo chế độ
độc tài chuyên quyền trước đây đã dần theo cơ chế dân chủ và tái hoà nhập vào nền kinh tế
thế giới.

2. Toàn cầu hoá vừa là sự thiết lập các mối quan hệ quốc tế, lại vừa là một quá trình thay đổi.
Làn sóng toàn cầu hoá bắt đầu phôi thai từ sau Đệ Nhị Thế chiến đã được định hình bằng
một loạt các quy tắc hay tổ chức quốc tế, từ những tổ chức được nhiều người biết đến như
Ngân hàng Thế giới cho đến các tổ chức ít có tiếng tăm như Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng. Trải qua bao thăng trầm trong vòng 50 năm trở lại đây, đến nay tiến
trình toàn cầu hoá đã mang một diện mạo khác hẳn so với những giai đoạn đầu trong lịch sử
thế giới.

3. Mỗi quốc gia sẽ phải tự quyết định lấy con đường tham gia toàn cầu hoá cho riêng mình. Cả
những nước phát triển và đang phát triển đều phải thích ứng với sự hội nhập thị trường
nhanh chóng, đầu tư tài chính ngày càng gia tăng cũng như việc sử dụng công nghệ một
cách rộng rãi. Thậm chí cả những nước có nền kinh tế mở với qui mô nhỏ cũng không nhất
thiết sẽ trở thành những nạn nhân xấu số bị guồng quay của những thế lực quốc tế ngoài
tầm kiểm soát của họ cuốn trôi đi.

4. Nước nào không hội nhập được vào hệ thống toàn cầu đang hình thành và vận hành dựa
trên các quy luật chặt chẽ thì nước đó sẽ phải trả giá. Bài học cay đắng trong quá trình hội
nhập của các nước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây ở Trung và Đông Âu,
trong đó có Liên bang Xô viết, không chỉ đơn thuần là hậu quả của một hệ tư tưởng sai lệch.
Bài học đó còn cho thấy rằng chúng ta không thể tiếp tục cố gắng thay thế nền kinh tế thị
trường mang tính cạnh tranh bằng những kế hoạch đầu tư theo định hướng của nhà nước.

VN - EN

1. Vietnam’s economy is manifesting apparent defects, and staying disconnected is no longer


an option. Deputy Prime Minister Nguyen Manh Cam at a conference quoted a recent
survey by Vietnam Chamber of Commerce and Industry that 16% of Vietnamese businesses
have no information about global economic integration, and 50% do not have even the
roughest idea about the Vietnam-U.S. Bilateral Trade Pact. Heavy subsidies, which is
unacceptable in the integration process, still persist.

2. This is a matter of opportunities and challenges. However, instead of waiting for things to
happen to us, we ourselves have to make things happen. “It’s vital to realize our
shortcomings and correct them when engaging in international business,” Cam stressed.

3. Nguyen Dinh Luong, Assistant Trade Minister, believes that massive effort is needed in the
struggle against internal economic difficulties and perils, which are easy to recognize but
hard to deal with. The first and foremost challenge, according to many conference
participants, is the low competitiveness of Vietnamese goods.

4. When pointing out some benefits for WTO entry, Cam said Vietnam will have a relatively
stable export market and a place to settle international trade disputes. In addition, the
accession can contribute to a more logical world trade rule and avoid imposition. The
country, however, will also have to face numerous contraints. Its economy is still

25
underdeveloped, import tax cut will result in loss of revenue, or domestic market share of
Vietnamese goods will shrink, etc. Yet, overall, Vietnam is believed to have the needed will-
power to defeat internal hurdles and surmount external threats.

Unit 11. Task 1.

thầy thuốc làm thêm ở việt nam

1. Kể từ khi cải cách y tế được thực hiện vào năm 1989, bác sĩ và nha sĩ đã được phép
khám bệnh tư nhân để có thêm thu nhập ngoài giờ làm việc của mình ở bệnh viện. Các
bác sĩ đã nghỉ hưu trước đây thuộc biên chế nhà nước cũng được phép mở phòng mạch
tư.

2. Cuộc cải tổ cùng với việc chuyển sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường cũng
khiến cho dịch vụ y tế của Việt nam bắt đầu thay hình đổi dạng. Chính phủ chủ trương
khuyến khích các bác sĩ tư nhân, và điều này được thể hiện cụ thể ở việc các phòng
khám của cả nhà nước và của tư nhân đều không phải nộp thuế.

3. Mức độ phổ biến của phòng mạch tư nhân được thể hiện rõ nhất trong chi phí y tế: hiện
nay, người dân Việt nam đóng góp tới hơn một nửa tổng chi phí chăm sóc y tế của cả
nước. Các số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy người Việt chi cho việc đến
khám và mua thuốc ở các phòng mạch tư nhiều hơn là ở các phòng khám thuộc quản lý
nhà nước. Mặc dù khám tư có tốn kém hơn, nhưng đúng là tiền nào của nấy vì họ được
chăm sóc tốt hơn. Không chỉ là vấn đề chất lượng, mà ưu điểm quan trọng của phòng
mạch tư còn ở sự thuận tiện nữa. Các phòng mạch này mở cửa cả chiều và tối những
ngày trong tuần và cả những ngày cuối tuần, ngoài ra thủ tục cũng giản tiện hơn nhiều.
Các bác sĩ tư còn có thể chẩn đoán và cung cấp những dịch vụ khác như xét nghiệm,
điện tâm đồ và tiểu phẫu.

4. Những lý do chính mà các đốc-tờ nêu ra khi mở thêm phòng khám tư là giá cả leo thang,
đời sống đắt đỏ, và chi tiêu cho việc học tập của con cái. Cũng như ở Nhật, Nam Hàn
hay Đài Loan, nhiều người Việt nam chi khá nhiều tiền để con mình theo các lớp học
phụ đạo toán, lý, hoá và ngoại ngữ với hi vọng các cô cậu ấm sẽ đỗ vào một trường đại
học danh tiếng.

5. Tuy nhiên, không phải ai cũng tỏ ra lạc quan đối với những đổi thay này. Một số nhà
quản lý các bệnh viện quan ngại rằng những thay đổi này sẽ làm giảm chất lượng chăm
sóc y tế và làm cho khối lượng công việc của các bác sĩ vốn đã nặng lại càng nặng nề
thêm. Các nhà quản lý lý luận rằng các bác sĩ làm thêm sẽ bị quá tải và kiệt sức, không
thể hoàn thành công việc với chất lượng tốt ngay cả trong giờ làm hành chính chứ chưa
nói gì đến làm ngoài.

6. Hơn nữa, nhiều bác sĩ còn kiêm cả bán thuốc để thêm thu nhập, chính vì thế mà người ta
còn lo ngại rằng họ sẽ kê đơn thuốc nhiều và nặng hơn mức cần thiết. Một vấn đề nữa là
sự phân bố bác sĩ không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt nam. Nhà nước hiện nay
không còn chịu trách nhiệm phân công công tác cho các sinh viên y khoa mới tốt nghiệp,
mà những sinh viên này chẳng mấy ai lại muốn đi xa nơi phồn hoa đô thị mà họ đã được
đào tạo.

Unit 11. Task 3.

26
United against aids

1. Measured in nature’s terms, HIV is a success. In the 20 years since its effects were first
medically recognized, the immuno-deficiency virus is thought to have infected almost 60
million people, and that number grows by 16,000 a day. But in human terms, HIV is a
disaster. Of those 60 million people, more than 22 million have already died of AIDS,
the disease it causes. Most of the rest will die soon.

2. HIV infection has taken root in South Asia and poses a threat to development and
poverty alleviation efforts in the region. HIV infection is fueled by risk behaviours,
extensive commercial sex, low awareness, lack of blood safety, injecting drug use,
population movements (cross-border/rural-urban migration), and trafficking of women
and girls into sex work. Social and economic vulnerabilities, including poverty and
illiteracy, highlight the need to act effectively and aggressively to reduce its spread.

3. In Vietnam, the number of HIV-positive cases has steadily risen since 1990 when the
first case of HIV infection was detected in Ho Chi Minh City. As of February 2002, a
total of 18, 196 people had been diagnosed as HIV-positive, more than 3,000 people
were diagnosed with full-blown AIDS, and more than 2,000 AIDS patients had died.

4. These numbers are only the officially reported cases, while government projections are
actually much higher. What is worse is that the epidemic is now beginning to spread
form risk groups to the general population. A rise in sexually transmitted infections,
increasing drug use and Vietnam’s mobile workforce are all helping to speed the spread.

Unit 11. Task 4.

1. Home-made motorbikes are under great competition pressure of low-price imports.

2. The government states that rapid and well-balanced development of the rural sector is a
top priority in the country.

3. A UNDP- funded survey revealed that food security together with education and primary
health care is the most critical concern for ethnic minorities.

4. Vietnam and China have pledged to improve the well-established relationship and multi-
faceted cooperation.

5. She prefers delicate but long-lasting perfumes.

Unit 12. Task 1.

Nỗi ưu phiền của người ngoại quốc trên đất Sài Gòn

Việc đối phó với đội quân đạp xích lô và bán thuốc lá rong trong những ngày trên đất Sài
Gòn có thể làm khách du lịch ngoại quốc phiền lòng. Tuy nhiên, phóng viên Arrts của tạp chí
Marie-Claire lại chiêm nghiệm ra rằng, phương thuốc chữa phiền muộn lại chính là tiếp tục
quay lại mảnh đất này.

1. “Sài Gòn thật lắm phiền toái”, Barbara - bạn tôi - ngượng nghịu nói với tôi sau khi cô
buộc phải to tiếng/nặng lời với một người bán thuốc lá dạo cứ lẵng nhẵng bám theo

27
chúng tôi. Đối với người nước ngoài, cuộc sống trên đất Sài Gòn đôi khi mang lại quá
nhiều phiền toái, đến mức họ có thể nổi cáu.

2. “Nỗi ưu phiền” của người nước ngoài trên đất Sài Gòn không đến một cách bất ngờ mà
thường tích tụ dần dần qua một thời gian dài, và những ai tinh ý sẽ dễ dàng nhận ra
những dấu hiệu đầu tiên. Có người đã từng ví những ưu phiền đó giống như những hòn
đá cuội ném vào bạn ngày qua ngày. Nếu chỉ là một viên cuội, thì hẳn bạn chẳng thấy hề
hấn gì; nhưng nếu là một trận mưa đá dội vào bạn liên tục thì chắc chắn bạn sẽ ngã gục.

3. Nỗi ưu phiền bắt đầu xuất hiện khi bạn xuống sân bay Tân Sơn Nhất và một đội quân
bán hàng rong, đổi tiền và tài xế tắc-xi lập tức bu lấy bạn. Bạn thoát khỏi đám bao vây
đó và vào thành phố một cách yên ổn, để rồi ngay lập tức nhận ra rằng mình đã trở thành
“mồi săn” của các bác tài xích lô.

4. “Cyclo madam?” là lời chào mời cửa miệng của những người đạp xích lô, và trước đó là
một lời hỏi han niềm nở cứ như thể bạn là cố tri vậy. “Ai thế nhỉ? Không biết có phải
người mình quen không?” chắc chắn ban đầu bạn sẽ thầm hỏi như thế trong đầu. Nếu là
người quen mà bạn lại phớt lờ thì thật tệ. Và hơn thế nữa, dầu sao chúng ta tới đây du
lịch cũng là để kết giao tình bằng hữu với người dân ở đây cơ mà? Tuy nhiên, bạn thật
đáng thương bởi những chào hỏi vồn vã đó hoá ra chỉ là một cách chào mời khách thông
dụng ở đây mà thôi.

5. Bạn hãy thử tưởng tượng việc chèo kéo khách như thế nhọc công đến thế nào. Các bác
tài tỏ ra dẻo dai và bền bỉ vô cùng, trong khi các vị khách nước ngoài lại rất dễ mềm
lòng. Việc này giống như một cuộc đua sức bền, và bạn sẽ thấy những người phục vụ
của Thượng đế sẽ luôn thắng cuộc.

6. Trên thực tế, có một cách duy nhất để bạn thoát được sự săn lùng của đội quân xích lô
Sài Gòn: đừng nhìn họ cho dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Bởi, nhìn lên có nghĩa là định
mệnh, nghĩa là bạn sẽ phải kết tình bằng hữu vĩnh viễn, hoặc ít nhất cũng là đến lúc bạn
“chuồn” vào được một cửa hàng. Và ở đó bạn cũng không thể tha thẩn quá hai tiếng
đồng hồ mà không bị nghi ngờ. Những người bán hàng sẽ dễ dàng nhận ra “kẻ trốn chạy
từ đường phố”, và trước khi bạn kịp nhận ra mọi điều thì bạn đã trở thành khổ chủ bất
đắc dĩ của một lô xích xông những bật lửa Zippo và đĩa cổ “loại xịn” vừa được chế tác ở
một con hẻm cách đó chỉ vài bước chân.

7. Cuối cùng thì cũng đến lúc bạn phải rời cửa hàng, tay xách nách mang đủ các thứ thập
cẩm vừa mua. Thì kia, người bạn trung thành của bạn, bác tài xích lô đã xuất hiện. Tất
nhiên, lần này thì madam cần một xích lô để chở những của nợ đó về. Thở dài đánh sượt
một cái, bạn trèo lên xích lô và kêu bác tài nơi cần tới.

8. Thôi chết, bạn đã mắc một sai lầm nghiêm trọng! Lẽ ra bạn phải mặc cả giá tiền trước,
bởi rất có thể với một cuốc xích lô vỏn vẹn 5 phút, madam sẽ phải trả tới 2 đô-la. Trong
khi đó, một gia đình với một ông bố, một bà mẹ, lũ trẻ và 5 con vịt chỉ mất có tương
đương có 40 xu. Vào những lúc như thế, bạn sẽ cảm thấy thấm thía hơn hết nỗi niềm của
người ngoại quốc.

9. Nỗi ưu phiền của bạn hầu như là vô phương cứu chữa. Tất nhiên, bạn vẫn hoàn toàn có
thể lựa chọn đặt một vé máy bay, đi khỏi đất nước này. Thế giới bên ngoài đang vẫy gọi;
đó có thể là một bãi biển vắng người, sạch sẽ không ô nhiễm, hoặc cũng có thể là những
cảnh sắc thân thuộc nơi quê nhà. Tuy nhiên, dù bạn có lựa chọn nơi nào để chạy trốn
Việt Nam, thì có một điều bạn cho là không thể xảy ra lại chắc chắn sẽ xảy ra: bạn cảm
thấy nhớ đến cồn cào mảnh đất ấy.

28
10. Rất nhiều người nước ngoài đã thử cách đó, họ đã đi và cũng đã cố gắng không quay trở
lại. Nhưng, chỉ một vài tháng sau bạn lại thấy họ xuất hiện ở mảnh đất đó. Nhún vai,
cười ngượng nghịu, tuy đã hào hứng hơn so với trước, họ thừa nhận: “Quả thật tôi rất
nhớ nơi này.”

11. “Nỗi nhớ Việt Nam” - đó là cái tên mà nhiếp ảnh gia Tom Page đã đặt cho hiện tượng
này . Ông đã ở Sài Gòn suốt những năm cuối của thập kỷ 60 và nhịp sống sôi động ở
Việt Nam đã kéo ông quay lại nơi này không biết bao nhiêu lần. Quả thật là một nỗi nhớ
kỳ lạ với một đất nước mà mỗi ngày trôi qua là đầy vất vả, song ở đó cuộc sống không
bao giờ đơn điệu, buồn tẻ.

Unit 12. Task 3.

Vietnam’S Tourism

1. The reason why the world’s leading travel operators focus their eyes on Vietnam is so
simple: it has tremendous sources of tourism awaiting to be tapped.

2. Vietnam’s tourist attractions lie in its cultural and ethnic diversity, tumultuous history,
French-, Chinese- and Cham-influenced architecture, ancient pagodas, vast coastline,
saucy cuisine and of course, business opportunities as well.

3. Vietnam has become one of the top tourist destinations in Asia in recent years. Today
hardly any aspect of life here is left untouched by tourism. Although statistics provided
by official sources are questionable, estimates indicate that the sub-sector contributes
roughly 2% to the country’s total employment. Tourist receipts have shown a continuous
upward trend since 1996. Fully aware of this vast foreign exchange earner and
employment source, the government has released the Master Plan for Tourism
Development Period 1995-2010, which lays out the overall framework for the
development of the country’s tourism sub-sector.

4. Having made inroads to the regional market, yet Vietnam is a small player in the global
tourism market and will likely remain so in the years to come. A recent study conducted
by the World Bank has identified sector-specific and cross-cutting issues seen as
constraints to the operation and development of Vietnam’s tourism businesses.

5. Despite reports that improvements have been made during the past few years (e.g
improved hotel quality, availability of the Internet, upgraded infrastructure and
abolishment of the two-tiered pricing system), the private sector is held back from
exploiting opportunities. A licensing regime blocks private-owned companies from
dealing fully with international tourists, while state-owned enterprises have full rein over
the sub-sector.

6. Compounding the challenges facing the sub-sector are the complicated and lengthy
investment procedures, overlapping responsibilities and unofficial payments, which limit
both domestic and foreign investment.

7. Some other issues are also recognised by the researchers as impediments to the growth
of the sub-sector as a whole. Existing regulations relating to visas, for example, may
direct tourism to other Asian countries. Or, lack of competition in the airlines industry
results in overbooking, insufficient number of flights and disgruntled tourists, especially
during peak seasons.

29
8. Much should be done by Vietnam to reap ample opportunities for growth in the regional
market. Liberalization of the sub-sector as part of Vietnam’s accession to the WTO
would promote competition and encourage important benefits, but only in the long run.
Of more immediate concern is the need to level the playing field between the state-
owned and private-owned companies. The removal of regulatory restrictions that are
stunting the growth of the private sector would benefit all types of tourism enterprises
regardless of their ownership. Improvements are sorely needed to formulate a
comprehensive strategy if the future sustainability of the sub-sector is to be guaranteed.
This is not only for the sake of the sub-sector itself because tourism, as empirical
experience shows, can serve as a catalyst to expand other sub-sectors of the economy.

Unit 12. Task 4

Its huge sources of tourism have yet to be tapped/ are remaining untapped/ /It has vast
sources of tourism remaining untapped

VN attracts tourists by / VN appeals to tourists by / Tourists are attracted to VN by

Most aspects are affected by... (to some extent) / Few aspects are left untouched by / Hardly
any ... can be seen untouched by ...

Tourist receipts have recorded/reported/seen a continuous upward trend / have gone up


continuously

Is still held back/blocked from fully exploiting/ /(active) (smt) obstructs sb in exploiting

Hinder/stunt/dampen the growth/progress of//be a big brake on/be impediments to


/constraints to

Made important inroads into = gained a significant presence/foothold in

Unit 13. Task 1.

liệu nông nghiệp có trở thành


gánh nặng đối với nền kinh tế?

1. Đối với các nhà chính trị và kinh tế, khái niệm “phát triển kinh tế” bấy lâu nay đồng
nghĩa với khái niệm “công nghiệp hoá”. Những nền kinh tế tiên tiến trên thế giới sở dĩ
trở nên giàu có như hiện nay là nhờ chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công
nghiệp. Vì vậy, chẳng có gì là lạ khi các nước đang phát triển lại đua nhau thực hiện
bước chuyển đổi này.

2. Việc gửi gắm niềm tin vào sự nghiệp công nghiệp hoá đã đi ngược lại một trong những
trào lưu phổ biến của thập kỷ 1990: tự do mậu dịch. Trong cơ chế mậu dịch tự do, mỗi
nước sẽ tập trung sản xuất những sản phẩm mà mình có lợi thế tương đối. Điều đó có thể
có nghĩa là một số nước sẽ “đời đời kiếp kiếp” sản xuất cà phê và chăn nuôi gia súc, mà
sẽ không bao giờ sản xuất máy tính hay ôtô. Và nếu những nước đó gắn bó suốt đời với

30
nông nghiệp thì phải chăng họ chẳng có hy vọng thoát khỏi tình trạng đói nghèo và kém
phát triển?

3. Chi-lê là một ví dụ điển hình để bác bỏ lập luận trên. Kể từ khi nước này mở cửa nền
kinh tế, quy mô tương đối của ngành công nghiệp đã giảm, trong khi đó tỷ trọng của sản
xuất nông nghiệp trong GDP lại liên tục tăng.

4. Tuy nhiên, sự sút giảm của hoạt động sản xuất công nghiệp không đồng nghĩa với nền
kinh tế tăng trưởng chậm. Trái lại, kinh tế Chi-lê phát triển nhanh chóng. Động lực tăng
trưởng kinh tế là xuất khẩu, trong đó xuất khẩu nông sản có vai trò nổi bật nhất. Từ một
nước xuất khẩu trái cây không đáng kể (chủ yếu là xuất khẩu táo) vào những năm 1960,
đến nay Chi-lê đã trở thành một trong những nước xuất khẩu trái cây nhiều nhất trên thế
giới.

5. Có thể những mặt hàng xuất khẩu không phải là hàng công nghiệp, song những doanh
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đã liên tục đổi mới công nghệ sản xuất và công tác quản
lý. Mặc dù nho vẫn là mặt hàng trái cây xuất khẩu lớn nhất hiện nay, song từ những năm
1980 Chi-lê đã bắt đầu xuất khẩu rượu vang và đến thập kỷ 1990 họ đã chiếm lĩnh được
một thị phần đáng kể trên thị trường rượu vang thế giới. Tương tự như vậy, việc xuất
khẩu cá trước kia chủ yếu lấy nguồn từ cá đánh bắt trên biển, nhưng hiện nay sản lượng
cá hồi nuôi thả ngày càng tăng. Việc áp dụng tiến bộ KHKT đã nâng cao năng suất trong
ngành nông nghiệp và cảI thiện đáng kể thu nhập.

6. Vậy phải chăng nông nghiệp cũng có thể mở ra một con đường phát triển kinh tể theo
hướng khác? Một nhà kinh tế nhận xét: “Trước kia chúng ta thường cho rằng để phát
triển các nước phải đi theo con đường công nghiệp hoá, tuần tự theo các bước sản xuất
hàng dệt may, đồ chơi, v..v rồi cuối cùng là hàng điện tử. Nhưng ngày nay chúng ta nhận
ra rằng có nhiều con đường khác nữa để phát triển kinh tế, ví như các nước có thể đi từ
hoa quả tươi sang rượu, cá hồi v.v...”

7. “Nghe cũng có lý,” những người ủng hộ chính sách công nghiệp hoá có thể sẽ nói như
vậy. Song, theo họ, cho dù năng suất trong ngành nông nghiệp có cao đến đâu thì các
nước đang phát triển vẫn cần công nghiệp hoá bởi nhu cầu đối với lương thực, thực
phẩm chỉ là hữu hạn. Luận điểm này xuất phát từ một kết quả nghiên cứu khá nổi tiếng
mang tên “Quy luật của ăng-ghen.” Theo Quy luật này, khi thu nhập của một người tăng
thì tỷ lệ chi tiêu của người đó dành cho lương thực, thực phẩm giảm. Tuy nhiên, điều
này không có nghĩa là trước sau gì thì nông nghiệp cũng sẽ trở thành gánh nặng đối với
nền kinh tế. Thực ra, hàm ý sâu xa của quy luật này là các nhà sản xuất phải liên tục nắm
bắt và đáp ứng những thay đổi trong thị hiếu khách hàng: một xã hội giàu có có thể sẽ
tiêu thụ ít khoai tây, nhưng lại nhiều thịt bò và hoa quả hơn.

8. Một lập luận cuối cùng nhằm bác bỏ ý kiến cho rằng các nước gắn bó với nông nghiệp
sẽ không có cơ hội phát triển: Sai lầm của ý kiến này là đã giả định rằng lợi thế so sánh
của các nước là tĩnh, vì thế một nước đang sản xuất chuối thì 20 năm sau vẫn chỉ trồng
chuối mà thôi. Không nhất thiết là như vậy, bởi nếu một nước chuyên tâm vào sản xuất
những mặt hàng họ có lợi thế tương đối và nhờ đó thu nhập tăng lên, thì họ có thể tăng
cường đầu tư vào giáo dục và cơ sở hạ tầng, và kết quả là sẽ có được những lợi thế mới.

9. Thật khó có thể nói trước được các nước nông nghiệp phát triển và thực hiện cơ chế mở
hiện nay trong tương lai sẽ ra sao. Có thể họ sẽ xây dựng thẳng một khu vực dịch vụ mà
không cần tới một khu vực công nghiệp đồ sộ. Hoặc họ cũng có thể tìm ra những con
đường phát triển mới trên cơ sở khai thác những tài nguyên thiên nhiên của mình. Có thể
cơ chế mở cửa mậu dịch sẽ gây nhiều khó khăn cho họ trong việc xây dựng một số
ngành công nghiệp nhất định, song điều đó không có nghĩa là số phận của họ gắn liền
với tình trạng tăng trưởng chậm.

31
Unit 13. Task 3.

Vietnam’s agriculture in the economic reforms

1. The agriculture sector is central to the Vietnamese economy and hence to the country’s
reform efforts. Prior to the beginning of doi moi, the sector was characterized by poor
production performances and stagnating per capita food production, which were partly
attributed to collectivization.

2. The failure of collectivization was among the driving forces behind a series of far-
reaching reform efforts. The first efforts to carry out reform in agrriculture were made in
1981 but more profound reform was only introduced in 1988. For the agriculture sector,
the reforms implied first and foremost departure from the collective organization of
production and a return to the farm household as the basis unit of production.

3. A strengthening of the reforms was initiated in 1993, following the adoption of


Resolution 5 at the Seventh Party Congress. The decisions made under the Resolution
called for promotion of rural development in general, with recognition and
encouragement of the private sector’s role in the rural economy; and for the renovation
of cooperatives and state-owner enterprises, emphasizing their self-government and
innovation.

4. With the revised Land Law of 1993, farmers were granted long-term use rights (20 years
for annual crops and 50 years for perennial crops), together with the right to transfer,
exchange and inherit land and to use land as collateral. Through the revision of the Land
Law in 1998, land use rights were further expanded, with an extension of lease rights
and possibility of granting land use rights to people other than farmers.

5. The sector has responded dynamically to the policy reforms. Overall production
expanded at an everage annual rate of 5.4% over the period 1991-99, with per capita
food production increasing by an annual 3.1% over the same period. Most important has
been the rapid expansion in rice production, the main staple crop, since the late 1980s.
This has allowed Vietnam not only to turn from a small net importer to a large net
exporter of rice, but also to become the world’s third largest rice exporter in terms of
volume and the fourth largest in terms of value.

Current policy emphases in agriculture and rural development

6. Policies recently emphasize the improvement of agriculture market linkages and the
promotion of rural development. Improving market linkages in agriculture implies,
among other measures, a shift away from the traditional emphasis on rice production for
food security towards more commercial agriculture production, in particular for exports.

7. Rural development is the other cornerstone of current government policies. Rural


poverty remains pervasive and rural - urban income gaps have been increasing. There is
a need to generate off-farm income and employment opportunities as well as to further
the process of rural industrialization. This, however, requires rural development based
on diversification within agriculture, in order to make agriculture production more
responsive to market forces, as well as diversification to the other economic activities.

Unit 13. Task 4.

32
1. Although a variety of new forms of ownership flourished, not until the mid-1990s,
did de facto privatization get underway in China.

2. Rarely in recent years have there been such divergent views on where the country is
heading.

3. Little evidence is there to suggest that he is anything more than a loyal executor of
his manager’s orders.

4. Barely a week after the managing director quit his position, are the departures of two
other experienced managers.

5. OPEC has just announced a temporary cut in their oil supply, then up goes the price
of crude oil in the world market.

Unit 14. Task 1

bạn nhạy bén đến đâu đối với công nghệ thông tin?

1. Bạn có phải là người sùng bái công nghệ thông tin? Nếu vậy, hẳn bạn tin rằng hệ Internet
đã thay đổi mọi qui luật cạnh tranh, làm đảo lộn lối tư duy xưa về việc điều hành công ty,
và đem lại vô vàn cơ hội tạo lập những cơ sở kinh doanh mới cũng như cơ hội để làm
giàu.

2. Hay bạn hoàn toàn thờ ơ với ngành điều khiển học? Nếu vậy có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng người
ta đã nói quá về hệ Internet, hoặc cho rằng thương mại điện tử chẳng phục vụ cho con
người nhiều như vẫn thường được rêu rao. Bạn cũng có thể ca thán rằng sử dụng e-mail
hay truy cập thông tin trên mạng tốn quá nhiều thời gian khiến năng suất lao động bị
giảm sút.

3. Bạn hãy xem mình thuộc týp người nào: ủng hộ hay nghi ngờ ngành công nghệ thông
tin? Trên đây chỉ là một vài quan điểm của những nhà lãnh đạo công ty trên khắp thế
giới. Đằng sau những quan điểm này là hàng loạt những quan điểm về việc liệu có nên
thay đổi hay không, bao giờ nên thay đổi, và thay đổi đến mức nào. Khi những chuyên
gia Internet nói về “ngày xưa”, ý họ muốn nói đến cuối năm 1997. Quả là làn sóng
thương mại điện tử đã diễn ra một cách vũ bão ở hầu như tất cả các ngành đến nỗi chẳng
còn thứ gì được coi là mới nữa.

4. Việc phát minh ra hệ Internet là một bước đột phá mạnh mẽ chưa từng có trong việc quản
lý sự thay đổi. Internet đã đặt tất cả các công ty kinh doanh trước một bối cảnh mới, dù
họ có giao dịch qua mạng hay tên công ty của họ có kết thúc bằng chấm com hay không.
Các công ty sừng sỏ trong các ngành truyền thống giờ đây mới chỉ bắt đầu nhận thức
được bản chất và mức độ của sự thay đổi. Một số công ty chỉ biết thụ động ngồi chờ, phó
mặc số phận cho khách hàng, nhà cung cấp hay các đối thủ cạnh tranh của mình định
đoạt.

5. Nhưng thành công lại không chỉ đơn thuần là việc nối mạng Internet hay lập một trang
web. Một nhà lãnh đạo đã nói ví von rằng việc cố gắng bắt các công ty đã già cỗi phải
giao dịch kinh doanh trên mạng thì cũng chẳng khác gì việc bôi son môi cho một chú chó
bull. Công việc hoá trang này không những khó thực hiện, mà nó còn không thể biến quạ
thành công chỉ vì có bộ lông cánh sặc sỡ. Một công ty cũng không thể thay đổi chỉ vì nó
đã lập một trang web. Để thành công, còn cần phải thay đổi mô hình tổ chức công việc và

33
lãnh đạo của công ty. Điều đó buộc chúng ta phải xem xét lại những lối tư duy cũ về tổ
chức, về giao tiếp, về việc ra quyết định, về phong cách làm việc, về hành vi quản lý - và
sau đó xác lập ra một hướng đi mới. Đây là vấn đề con người, chứ không phải vấn đề
công nghệ.

6. Để có thể tận dụng được hết tiềm năng của kinh doanh điện tử, các nhà lãnh đạo phải
lãnh đạo theo một phong cách mới, và mọi người cũng phải làm việc cùng nhau theo một
cách mới. Chúng ta có thể gọi lối làm việc mới này là văn hoá điện tử - một khái niệm
phản ánh khía cạnh nhân văn của kỷ nguyên thông tin toàn cầu, là yếu tố căn bản của nền
kinh tế mới.

7. Tuy nhiên chưa có ai đưa ra được một định nghĩa chính xác cũng như hiểu một cách thấu
đáo về khái niệm văn hoá điện tử. Nếu một công ty vốn đã không sử dụng công nghệ điện
tử thì công ty đó phải thay đổi những gì trong văn hoá và phong cách làm việc của mình
để thích hợp được với công nghệ điện tử? Để có thể xác định được ý nghĩa của văn hoá
điện tử, mức độ sẵn sàng của các công ty để thích ứng với nó, và khả năng của các nhà
lãnh đạo để có thể chèo lái trong nền văn hoá đó, người ta đã lập ravmột dự án toàn cầu
về văn hoá điện tử. Dự án này bao gồm các nghiên cứu tình huống của Đại học Kinh
doanh Harvard, các cuộc phỏng vấn với một số cán bộ quản lý từ các công ty có chiến
lược kinh doanh đối lập nhau, và một cuộc điều tra trên giấy và trên mạng với qui mô
toàn cầu.

8. Các điều tra ban đầu của dự án đã cho thấy một loạt các lý do mà các công ty sừng sỏ đưa
ra để giải thích tại sao họ lại không chuyển, hoặc có chuyển thì cũng rất chậm chạp, sang
mô hình kinh doanh điện tử. Những rào cản đối với sự thay đổi có thể là nhân viên không
thích thay đổi, hay những hạn chế về nguồn nhân lực hay tài lực. Tại một số công ty thay
đổi chậm chạp, bản thân ban lãnh đạo cũng là một cản trở. Điều này cũng hoàn toàn dễ
hiểu: việc tận dụng được bất kỳ một công nghệ mới nào đều yêu cầu chúng ta phải thay
đổi tư duy đối với mọi khía cạnh của toàn bộ hệ thống.

Unit 14. Task 3

IT- MORE AN OPPORTUNITY THAN A THREAT

1. With IT now claimed to be the main engine of growth over the next couple of decades,
there is massive concern that developing economies, which have far fewer computers and
Internet connections than the rich world, will get left behind. But such fears about a
“digital divide” seem to be based on a misunderstanding of the nature of growth as well
as of the nature of IT. If IT can boost growth in the rich economies, why should it not do
the same trick in developing economies?

2. Pessimists point out the fact that the rich countries account for only 15% of the world’s
population but as much as/up to 90% of global IT spending and 80% of Internet users.
Much of the developing world is too poor to buy computers or telephones. Worse still,
the role of first-movers wil favour rich nations to establish a dominant position, so that
developing countries will be frozen out of e-commerce, as some economists worry.

3. Their argument has a grain of truth in it somehow, but there are good reasons for hoping
that developing economies could gain even more from IT than the rich world does. As
latecomers, poorer countries do not need to reinvent the telephone or the computer, but
merely open their economies to ideas from the rich world.

34
4. Computers, modern telecommunications and the Internet all reduce communications
costs and loosen the concept of geographical borders, so they are bound to speed up the
global diffusion of knowledge. IT can even allow developing economies to leapfrog/skip
old technologies, for example copper wires. New wireless technologies require less fixed
investment and maintenance than traditional wire-based ones, so they are more effective
in countries with sparse populations and tricky terrain. Mobile phones can extend
communications to areas that copper wires might have taken decades to reach, allowing
people from remote villages to tap into the global store of knowledge.

5. But before we get carried away with rosy visions of IT bringing up huge prosperity to
developing economies, some big caveats need to be added. There is nothing automatic
about the process of economic catch-up. IT will increase the opportunities for poorer
countries to narrow the income gap with rich countries, but wiring the country is only the
beginning. IT has no Midas touch/is not a panacea that allows governments to avoid
doing all the hard stuff, such as opening up markets to foreign trade and investment,
liberalizing telecommunications, improving education, and ensuring an effective legal
system and efficient financial markets. Indeed, IT makes it even more important for
governments to do all these basic things, because it increases the rewards for doing so.
There is little point in doling out millions of dollars connecting villages to the Internet if
most people cannot even read and write. To reap the economic benefits from IT
investment, developing countries need to put in place other policies as well.

Unit 14. Task 4

1. Just a few years ago, it might have been considered smart to wear a shirt with a
designer’s logo embroidered on the pocket; it now seems a bit naff.

2. All could have been forgiven or tolerated, were it not for that financial scandal.

3. Some economists said that the country may have come out of recession too early to get
fundamental reforms.

4. Some U.S. congressmen said that the administration did know about Enron’s impending
disaster and should have warned the public in advance.

5. Korea must have struggled hard to have pulled itself of the Asian financial turmoil.

Unit 15. Task 1

Ai là chủ nhân của nền kinh tế tri thức?

1. "Nếu Tạo hoá đã sáng tạo ra một thứ duy nhất không thể bị sở hữu độc quyền thì đó
chính là tri thức. Không ai sở hữu tri thức ít hơn ai bởi tất cả mọi người đều có thể sở hữu
chúng. Khi một người lắng nghe ý kiến của ta, tự anh ta đã tiếp nhận thêm tri thức cho
mình mà không làm cho ta kém đi. Cũng giống như khi anh ta thắp sáng ngọn nến của
mình từ ngọn nến của ta, anh ta sáng lên mà không làm ta tối đi." Theo quan điểm trên
của Thomas Jefferson, có thể thấy rằng hoàn toàn không tồn tại một rào cản nào đối với
quá trình tiếp thu tri thức. Không ai có thể độc chiếm tri thức, mọi người đều có thể sở
hữu chúng, và vì vậy, hẳn là mọi điều trên thế giới này sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

35
2. Ngày nay, khi tri thức đã chiếm lĩnh một vị trí đáng kể trong nền kinh tế thì dường như
nhận định trên của Jefferson càng trở nên xác đáng. Bấy lâu nay vốn vẫn là một trong
những rào cản lớn nhất đối với việc gia nhập ngành; ngày nay, ý tưởng, hay tri thức,
chính là vốn. Một khi việc tiếp nhận vốn trở nên dễ dàng như việc thắp sáng một ngọn
nến thì hẳn mọi cản trở đối với việc gia nhập bất kỳ một ngành nào cũng sẽ không còn
nữa. Và vậy thì, "Vĩnh biệt nhé, độc quyền ơi!"

3. Nếu điều đó là đúng thì tại sao phán quyết của Toà án Mỹ trong vụ kiện chống lại tập
đoàn Microsoft hồi tháng 4/2000 lại gây xáo trộn trên thị trường tài chính? Và tại sao tình
trạng độc quyền vẫn liên tiếp diễn ra trong lĩnh vực công nghệ thông tin? Câu trả lời là:
trên thực tế tri thức và ý tưởng không phải là nhừng dòng tự do lưu chuyển như Jefferson
đã thấy trong trạng thái nguyên thuỷ của chúng. Chính phủ đề ra những quy định về
quyền sở hữu trí tuệ, và một khi những quy định đó bị lạm dụng thì tri thức và ý tưởng
hoàn toàn có thể bị chiếm hữu độc quyền.

4. Xét từ nhiều góc độ thì vụ Microsoft chẳng qua cũng chỉ là một vụ kiện như bao vụ
chống độc quyền khác về tình trạng cá lớn nuốt cá bé. Nhưng ẩn chứa sau bề mặt tưởng
chừng như đơn giản ấy là một mối lo ngại không hề nhỏ về bản chất dễ bị độc quyền của
ngành công nghệ thông tin. Giá trị của một hàng hoá (ví dụ: một hệ điều hành máy tính)
ngày càng phụ thuộc vào số lượng người sử dụng hàng hoá đó, vì thế một sản phẩm mới
khó có thể cạnh tranh được với một sản phẩm đã được thị trường chấp nhận rộng rãi (như
hệ điều hành Windows). Chính phủ Mỹ đã hoàn toàn đúng khi tỏ ra cảnh giác trước loại
hình độc quyền mới manh nha này trong ngành CNTT.

5. Tuy nhiên, sự cảnh giác đó hoàn toàn đi ngược lại với chính sách của chính phủ Mỹ về
quyền sở hữu phát minh sáng chế. Bằng phát minh sáng chế (patent) là hình thức bảo hộ
sở hữu trí tuệ mạnh mẽ nhất. Mục đích của patent là khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu
khoa học và công nghệ, từ đó thúc đẩy khả năng phát minh và sáng tạo trong tương lai.
Xã hội phải cân nhắc giữa một bên là lợi ích trước mắt thu được từ việc tự do trao đổi ý
tưởng và tri thức với một bên là lợi ích lâu dài của việc khuyến khích phát minh sáng chế.
Và biện pháp để cân bằng hai lợi ích đó là cho phép người có patent sở hữu độc quyền
trong một khoảng thời gian nhất định.

6. Người ta đã bắt đầu cấp patent trong cả những trường hợp mà trước đây chẳng mấy người
cho rằng có thể cần đến patent. Cục Thương hiệu và Bằng sáng chế của Mỹ (cơ quan
chức năng) cho rằng chẳng có lý do gì để không cấp patent trong những trường hợp đó
bởi chúng thoả mãn đầy đủ những tiêu chí đặt ra là những ý tưởng muốn được cấp patent
phải mới, hữu ích và không hiển nhiên. Tuy nhiên, ở đây lại nảy sinh một vấn đề quan
trọng: Liệu hệ thống luật pháp của Mỹ trong lĩnh vực này có còn phát huy tác dụng khi
mà hai thế kỷ qua nó chẳng có điều chỉnh gì đáng kể? Cục TH và BSC lại phản bác rằng
chính sự tồn tại của hệ thống đó qua hai thế kỷ, cũng như sự phát triển vũ bão của khoa
học công nghệ dưới tác động của nó, đã là một bằng chứng thuyết phục về tác dụng của
hệ thống. Các nhà phát minh sáng chế lớn trong lịch sử đều tự bảo vệ mình thông qua
một loạt patent. Và nếu không có sự bảo hộ đó, họ hẳn sẽ chẳng có động lực để phát
minh và sáng chế nhiều đến thế.

7. Vấn đề là ở chỗ: sự bảo hộ của hệ thống luật pháp giành cho một ý tưởng bất chợt nảy
sinh (thậm chí có thể là nảy sinh trong khi tắm) cũng nhiều như giành cho một dược
phẩm mà người ta phải mất hàng năm trời và tiêu tốn hàng triệu đô-la để phát triển và
đưa ra thị trường. Bảo hộ sở hữu trí tuệ là cần thiết, nhưng mức độ bảo hộ như hiện nay là
quá nhiều. Nước Mỹ cần sớm thay thế hệ thống bảo hộ có tính đánh đồng của mính bằng
một hệ thống mới dựa trên cơ sở mức độ đầu tư của mỗi phát minh hoặc sáng chế. Tình
trạng bảo hộ vô lối như hiện nay thậm chí sẽ cản trở chứ không hề khuyến khích sự phát
triển của khoa học công nghệ. Về vấn đề này, năm 1882, Toà án Tối cao Mỹ đã nhận

36
định: “Nó sẽ tạo ra một nhóm kẻ cơ hội (ăn trên ngồi chốc) chờ đợi làn sóng phát triển
của KHCN dâng lên, ‘hớt lấy một chút bọt’ và đóng dấu độc quyền vào đó với tên của
họ. Loại người này vốn chẳng đóng góp gì vào sự phát triển của KHCN mà chỉ là một
gánh nặng đối với đất nước.”

Unit 15. Task 3.

Knowledge is power

1. Knowledge, as embodied in human beings and in technology, has always been central to
economic development. So the concept of a knowledge-based economy (KBE) is not an
unfamiliar one to economists. What is new is that a growing chunk of production in the
modern economy is based on the exploitation of ideas rather than material things.

2. The KBE seems to defy the basic economic law of scarcity. If a TV set is sold, the seller
ceases to own it. But when an idea is sold, the seller still possesses it and can sell it over
and over again. However much knowledge is used, it does not get used up.

3. Traditional economic theory assumes that the economy is based on the notion of
scarcity. Most industries run into “diminishing marginal returns” at some point, so no
one firm can corner the market.

4. But an increasing number of products have “increasing marginal returns”. A new


software program might cost millions of dollars to develop, but each extra copy costs
next to nothing to make. Economies of scale have thus increased. In the early 20th
century, if a firm was twice as big as its rivals, its average unit costs might be up to 10%
lower. Today, if a software firm is twice as big as its competitor, its average unit costs
might be up to 50% lower. This makes it harder for new entrants to break into a market.

5. An added complication is that the value of many goods, such as fax machines or
software packages, increases as more people use them. If everybody you know uses
Microsoft Word, then you will find life easier if you use it too. This also creates strong
barriers to entry.

6. Another factor can then strengthen a leader’s grip on the market is “the lock-in effect”.
Once the customer has learned how to use a computer program, he is loath to switch
because of the hassle of learning a new program. So a newcomer has to show a huge
advantage to persuade consumers to switch.

7. Many pundits suggest that existing competition rules are no longer appropriate for the
information economy. In particular, they argue that the government should go easy on
hi-tech companies. With rapid technological change and vigorous competition,
monopolies will prove only temporary/ monopolies won’t last long. Furthermore,
breaking up a monopoly could actually hurt consumers. A traditional monopoly
maximizes profits by restricting supply and raising the price. But in the new economy, a
firm will do the exact opposite. So there is a strong case for governments to show greater
tolerance of monopolies to allow them to reap full economies scale. Rapid innovation
will always keep firms on their toes. If they become inefficient, they will quickly be
displaced/overthrowwn/ruled out of the game by sharper rivals.

Unit 15. Task 4.

37
1. Một số quốc gia Trung Âu dù mới chỉ đang nuôi hy vọng trở thành thành viên EU đã bắt
đầu tính đến chuyện chính thức áp dụng đồng Euro.

2. ứng cử viên tổng thống đó nổi danh về khả năng lãnh đạo kinh tế, và đây chính là điều
mà nền kinh tế quốc gia đang trong thời kỳ khó khăn này rất cần.

3. Nếu chính phủ tiếp tục dỡ bỏ những rào cản đối với đầu tư nước ngoài thì cuối cùng ấn
Độ sẽ có thể sánh vai/ngang hàng với những con rồng châu á.

4. Những cơ hội mới đó chắc sẽ trở thành hiện thực đối với châu Âu và so với những năm
vừa qua, châu lục này trong năm nay sẽ đóng một vai trò lớn hơn đối với nền kinh tế thế
giới.

5. Mặc dù đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính 1997, nhưng Hàn Quốc vẫn chưa
giải quyết tận gốc những vấn đề về cơ cấu đã gây ra cuộc khủng hoảng đó.

6. Các nước nghèo hy vọng rằng một vòng đàm phán thương mại toàn cầu mới sẽ loại bỏ
những rào cản còn tồn tại đối với hàng dệt may và những mặt hàng nông sản quan trọng
của họ.

7. Người ta cho rằng vụ khủng bố ngày 11/9 đã ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức nhìn nhận
thế giới của các nhà chính trị Mỹ/quan điểm của các nhà chính trị Mỹ đối với thế giới.

8. Việc xây dựng một hệ thống ngân hàng hiện đại là yếu tố cốt lõi để nâng cao hiệu quả
phân bổ vốn và duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh ở các nền kinh tế trong thời kỳ quá độ.

9. Tốc độ cho vay của các ngân hàng nhà nước hiện nay có vẻ không phải là một tốc độ
bền vững về mặt kinh tế.

10. Tỷ lệ tiết kiệm trong dân chúng cao luôn là động cơ thúc đẩy tăng trưởng trong suốt thời
kỳ tiến hành cải cách, song sự sụp đổ của một số ngân hàng lớn có thể gây những tác
động tiêu cực trong dài hạn đối với tỷ lệ đó.

Check your progress 3


EN-VN

1. Trong suốt những năm sau khi Thế chiến thứ Hai kết thúc, hai tiếng Việt nam thường
gợi cho người phương Tây nhớ đến một cuộc chiến tranh du kích ác liệt hoặc là sự thảm
bại của người Mỹ - hoặc là cả hai điều đó. Mặc dù ký ức về cuộc chiến vẫn sẽ tiếp tục
ám ảnh tất cả những ai đã từng trải qua cảnh khói bom, nhưng đất nước Việt nam ngày
nay đã là một đất nước trong thời bình, với nền văn minh độc đáo và đa dạng, với phong
cảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp và những con người hiếu khách, mang đậm một bản
sắc văn hoá riêng.

2. Hầu như mọi du khách đến Việt nam đều bị chinh phục bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ
của mảnh đất này. Đi từ đồng bằng sông Hồng ở miền bắc, suốt dọc dải duyên hải miền
trung cho đến đồng bằng sông Cửu long ở miền nam, đâu đâu ta cũng bắt gặp những
cánh đồng lúa xanh mơn mởn được chăm bón bởi bàn tay những người nông dân tần tảo,
một nắng hai sương. 3451 kilômét bờ biển của Việt nam được tô điểm bằng rất nhiều
những bãi tắm còn nguyên sơ và những vịnh nhỏ với vẻ đẹp mê hồn. Có nơi, bãi biển
rợp bóng dừa và phi lao xanh tốt. Cũng có nơi ta lại bắt gặp bờ biển với những đụn cát
trải dài hút tầm mắt hoặc những đỉnh núi điệp trùng của dãy Trường Sơn.

38
3. Khách du lịch đến Việt nam sẽ bị cuốn hút bởi những cảnh sắc, âm thanh và hương vị
của một đất nước với hơn một thế kỷ giao thoa hai nền văn hoá Đông Tây. Thật khó tả
nổi cảm giác của bạn khi ngồi thưởng thức những đặc sản địa phương ngon tuyệt ở một
dãy hàng ăn tít sâu trong góc chợ, vây quanh bạn là những người bán hoa quả vùng nhiệt
đới và một lũ nhóc hiếu kỳ. Cũng không có gì sánh được với cái thú khi bạn ngồi bên
một thác nước ở miền Cao nguyên Trung bộ, nhấm nháp nước sôđa chanh và ngắm
những đôi tân hôn diện những bộ cánh đẹp nhất đang nhón bước bên bờ suối trong tuần
trăng mật ngọt ngào. Đối với nhiều du khách, Việt nam quả là một dịp hiếm hoi để ngắm
nhìn một đất nước với những nét duyên truyền thống đang e ngại bước những bước đầu
tiên để hoà nhập với cuộc sống hiện đại.

VN-EN

1. In the wake of the dotcom/digital meltdown and terrorist attacks, and among the 2002’s
economic miseries/gloomy economic picture, all the excitement about the Internet of the
90s can seem like a distant memory. But while the enthusiasm over the digital
revolution/e-revolution has gone/faded, its significance has not.

2. For many countries, HIV/AIDS is a development crisis/ obstacle/ impediment/ challenge


and not solely a health issue. Multisectoral partnerships/concerted actions are therefore
needed to scale up/push forward with and sustain/ preserve effective measures to control
and prevent the epidemic’s spread.

3. In the emerging knowledge economy, the creation and diffusion of knowledge are
increasingly crucial in enhancing/ improving/ sharpening competitiveness of companies
and nations alike. Knowledge is not only embodied/manifested in goods and services but
also in knowledge as an intangible commodity itself under such forms as intellectual
property rights or the talents/wisdom of key employees.

Unit 16. Task 1

chết vì làm việc

1. Một phóng sự đặc biệt vừa được chiếu trên TV đã lột tả rất rõ hiện tượng này: phóng sự
quay cảnh một toà nhà ở trung tâm Tôkyô với những ngọn đèn văn phòng đã được đặt
chương trình sẵn đều đồng loạt tự tắt vào lúc 10 giờ khuya, nhưng chỉ vài giây sau, hầu
như tất cả các ngọn đèn đó lại được bật sáng trở lại. Nhật bản là nước đã từng lấy cụm từ
“quá say mê công việc” làm niềm tự hào, là đất nước chiếm có 2% dân số thế giới nhưng
lại sản xuất ra 10% lượng hàng xuất khẩu của thế giới. Mặc dù vậy, đất nước này giờ đây
đang bị ám ảnh bởi một hiện tượng chết người mà tiếng Nhật gọi là karoshi, có nghĩa là
chết vì làm việc quá sức. Testunojo Uehata, một chuyên gia y tế đã phát minh ra thuật
ngữ này, đã định nghĩa karoshi là “một tình trạng trong đó lối làm việc có hại cho tâm lý
con người được kéo dài và phá vỡ nhịp độ làm việc và sinh hoạt bình thường của người
lao động, dẫn đến suy nhược cơ thể, và là một tình trạng làm việc quá sức triền miên làm
trầm trọng thêm căn bệnh cao huyết áp, làm xơ cứng động mạch và cuối cùng dẫn đến
suy sụp nghiêm trọng”. Nói cho dễ hiểu là: chỉ làm việc mà không nghỉ ngơi có thể huỷ
hoại sức khoẻ của con người, dù người đó là người Nhật bản.

2. Chẳng có tuần nào trôi đi mà báo đài không đưa những tin tức giật gân về một viên chức
nào đó đang ở độ sung sức nhưng quá tham công tiếc việc nên không thể từ chối làm
thêm giờ. Cách đây không lâu, một trung sĩ cảnh sát 39 tuổi tên là Haruo Okada đã được
đưa lên trang nhất vì là nạn nhân của hội chứng karoshi do làm việc hai ca trong suốt một
tháng tổ chức lễ đăng quang cho vị tân Nhật Hoàng. Tuy chưa có con số thống kê chính

39
xác về số nạn nhân, nhưng các nhà phân tích cho rằng hàng năm có tới hàng vạn người
Nhật bị ốm thập tử nhất sinh hoặc bỏ mạng vì làm việc quá sức. Mặc dù chính phủ đã hứa
sẽ giảm giờ làm, nhưng con số thống kê năm 1989 cho thấy tổng số giờ một người Nhật
trung bình làm trong một năm là 2150 tiếng đồng hồ, trong khi người Mỹ chỉ làm có
1924 tiếng, còn người Pháp chỉ làm có 1643 tiếng.

3. Một số người Nhật muốn chấm dứt tình trạng này. Khi một nhóm luật sư và bác sĩ thiết
lập đường dây nóng karoshi đầu tiên ở Nhật vào năm 1988, trong ngày đầu tiên đã có 135
người gọi điện đến. Cho đến nay đã có gần 2000 ca được cấp báo cho 42 đường dây nóng
trên toàn nước Nhật, và gần đây người ta đã thành lập một trung tâm cấp báo quốc tế.

4. Để nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề này, và để buộc chính phủ cũng nhu các
doanh nghiệp phải hành động, một nhóm luật sư, bác sĩ và vợ của các nạn nhân đã cho
xuất bản một cuốn sách mang tựa đề “Karoshi: khi chiến binh cho doanh nghiệp qua
đời”, trong đó kể lại nhiều câu chuyện khủng khiếp. Vậy nhưng chính quyền và hầu hết
các doanh nghiệp Nhật lại không thừa nhận karoshi và không có chế độ bồi thường đặc
biệt nào cho những người còn trụ lại. Theo định nghĩa của Bộ Lao động Nhật, làm việc
quá sức chỉ được coi là nguyên nhân gây nên tử vong nếu nạn nhân “làm việc liên tục 24
giờ liền trước khi chết”, hoặc “làm việc 16 tiếng một ngày liên tục trong 7 ngày trước khi
chết”.

5. Than ôi, như vậy thì dù cho báo chí có làm rùm beng cũng sẽ chẳng làm cho người Nhật
giảm bớt cường độ làm việc của họ. Trong một cuộc thăm dò dư luận do một công ty bảo
hiểm tiến hành mới đây, hơn 40% nhân viên mua bảo hiểm của công ty khi được hỏi đều
nói rằng họ sợ sẽ chết vì làm việc quá sức; nhưng chẳng mấy ai định làm điều gì để ngăn
chặn chuyện này. Xem ra năm tới sẽ vẫn là một năm đầy bận rộn đối với những người
trực máy ở các đường dây nóng karoshi.

Unit 16. Task 2

1. Although some Japanese women are successful in business, the majority of Japanese
companies are run by men.

2. In spite of their dedication to their companies, many young Japanese employees want
more leisure time.

3. Although they have intense work habits, many Japanese socialise quite easily after work.

4. Despite the increase in their salaries, 60% of Japanese workers still spend Saturday at
work.

5. Even though some Japanese and American management practices are similar, there are
many striking differences between them.

6. The headquarter of most major Japanese companies are located in Tokyo despite the very
expensive rents.

Unit 16. Task 4

knowledge management starts with coporate culture

40
1. There has been an unusual amount of interest the last 4 years or so in knowledge
management - that is, finding ways to capture the wisdom of the workers within an
organization in order to leverage that knowledge to its fullest or to preserve it after key
individuals retire from or quit the organization.

2. At first blush, it seems like an idea that someone should have thought of long ago. And
that may be why nearly every company from Intel to Chevron to Lockheed Martin - just
to name a few - is working feverishly to put knowledge management system in place.
Intel, for example, has on its company intranet a yellow page of on-call expert resources,
another site that contains the best practices within the company, a site for a network of
experts who look to create standards and best pratices within a given business area, and
center-of-excellence sites that serve as almost a virtual university for the rest of the
organization.

3. Of course, one should not oppose to the idea of knowledge management. Indeed, it makes
sense for a company to leverage the many years of experience and knowledge of its
workers into better products and services. But when a company tells you that it has a
sense of urgency to put in place a knowledge management system, that suggests that
somethings is missing in its management style.

4. Maybe its managers aren’t empowering their workforce but just paying lip service to the
concept. Or maybe they only think they have a good environment to spur creativity and
innovation, but in reality they don’t. Or maybe they’re simply not doing a good job of
managing their people or planning for the future.

5. How frequently do you hear managers moaning the fact that the only person familiar with
a technology or process is retiring and they don’t know how they’re going to find an
adequate replacement? And how often do you see employees with great knowledge
underutilized?

6. No doubt, knowledge management can help a company. But if a company needs to move
in that direction, maybe it also should take a look at its management style, its work
environment, and its culture to see whether it is fostering an environment of sharing and
openess.

Unit 17. Task 1

Doanh nghiệp nhỏ: Khám phá sức mạnh bản thân


Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) sẽ trở thành lực
lượng vận động hành lang lớn nhất đất nước.

1. Bấy lâu nay linh hồn của hệ thống doanh nghiệp Mỹ chính là các nhà doanh nghiệp nhỏ.
Đó là những người tự mình tham gia kinh doanh cho chính bản thân mình với tràn trề
nhiệt huyết, lòng quyết tâm, sự sáng tạo, khéo léo, một cái đầu tỉnh táo để đảm bảo luôn
thu được lợi nhuận và họ luôn thành công trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt của
chúng ta. Trớ trêu là, bấy lâu nay không phải là họ, mà chính là các ông chủ của các tập
đoàn lớn mới là những người có ảnh hưởng quan trọng đến chính sách kinh tế quốc gia.
Song tình hình giờ đây có thể sẽ thay đổi. Chúng ta sẽ được nghe nhiều hơn ý kiến tập
thể của các chủ tiệm hoa, chủ tiệm văn phòng phẩm, các đại lý du lịch hay chủ nhà

41
hàng..., tất cả những người này hợp thành một lực lượng hơn 14 triệu doanh nghiệp nhỏ
ở Mỹ.

2. Phải chăng chúng ta đang quá phóng đại mọi việc? Hoàn toàn không. Bất kỳ ai đã chứng
kiến những hoạt động sôi nổi bất ngờ của 2.100 đại biểu tham dự cuộc họp gần đây của
Nhà Trắng về doanh nghiệp nhỏ sẽ đều đồng ý rằng hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ
đang sắp sửa bước sang một trang mới.

3. Lý do thứ nhất, và có lẽ cũng là lý do quan trọng nhất, các chủ doanh nghiệp nhỏ đã nhận
thấy một điều là tất cả các nghị sỹ, quan chức chính phủ và thậm chí cả tổng thống Mỹ
đều rất sẵn sàng, thậm chí sốt sắng, lắng nghe ý kiến của họ. Điều này không chỉ đúng
với những chủ doanh nghiệp đã tham dự hội thảo ngày hôm đó, mà đúng với cả hàng
ngàn, thậm chí là hàng vạn chủ doanh nghiệp khác khi họ được nghe các đại biều đi dự
cuộc họp về kể lại. Cuối cùng thì Washington (Quốc hội Mỹ) cũng đã hiểu được tầm
quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ đối với tương lai đất nước.

4. Thứ hai, rõ ràng là cộng đồng doanh nghiệp nhỏ không còn tình trạng bị chia rẽ do mâu
thuẫn về lợi ích như trước nữa. Hai cuộc họp trước tại Washington đều kết thúc thất bại;
cuộc họp đầu tiên vào năm 1937 đã kết thúc trong xô xát, lần thứ hai vào năm 1956 thì
toàn những lời bóng bẩy vô nghĩa. Năm nay, công tác trù bị cuộc họp được tiến hành rất
kỹ càng. Nhưng với một loạt đòi hỏi từ các phía phụ nữ, dân tộc thiểu số, cựu chiến
binh, và nhiều đoàn thể khác, những tưởng cuộc họp sẽ lại một lần nữa kết thúc thất bại.
Nhưng không, trước sự ngạc nhiên và vui mừng của các đại biểu, cuộc họp đã diễn ra
trong tinh thần hoà hợp nhất trí, và điều này rõ ràng là có thể tạo dựng một nền tảng
chung để toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ có một vai trò chính trị mới mẻ hơn và
năng động hơn.

5. Thứ ba, các doanh nghiệp cũng đã bàn bạc, trao đổi về những vấn đề mà họ dự định đề
đạt lên chính phủ và quốc hội vào năm tới, đồng thời thống nhất thứ tự ưu tiên của các
vấn đề. Cộng đồng các doanh nghiệp cũng xây dựng một chương trình để đạt được các
mục tiêu chung.

6. Cái được lớn nhất của chương trình này là việc khơi dậy sự tôn trọng của cộng đồng đối
với các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời cũng đánh thức lòng tự trọng của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nhỏ bấy lâu đã tự coi mình là những phần tử bé nhỏ và tầm thường
trong cả hệ thống kinh tế. Nhưng giờ đây, họ đã thay đổi lối suy nghĩ ấy.

7. Một trong những hệ quả quan trọng của thay đổi này trong đời sống chính trị của Mỹ là
những chuyển biến trong thái độ của công chúng đối với doanh nghiệp nói chung. Các
luật sư và người dân nói chung sẽ có thái độ thiện chí đối với những doanh nghiệp nhỏ.
Khi các chủ doanh nghiệp này phát biểu về vấn đề tự do kinh tế, ý kiến của họ được
đánh giá cao bởi những người lâu nay thường lớn tiếng chỉ trích các tập đoàn lớn đã lợi
dụng công chúng vì mục đích riêng của mình.

8. Một số người vẫn chờ đợi màn kết của các doanh nghiệp nhỏ. Nhưng số đông lại tin
tưởng rằng đây mới chỉ là khúc dạo đầu và nước Mỹ đang chờ đợi một bầu không khí
kinh doanh sục sôi trở lại với quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ nhằm thực
hiện xuất sắc vai trò trụ cột của mình.

Unit 17. Task 3

SMEs - issues and solutions

42
1. Never before has there been such broad consensus about what needs to be done to reduce
poverty, and this consensus includes realization of the importance of the private sector, a
key engine of growth. One of the best way to build it is from the bottom up - focusing on
small-scale entrepreneurs. This means listening to their concerns, identifying their
biggest obstacles, and helping them compete in an increasingly global economy. Given
the right tools, they can create many of the jobs, and much of the wealth, that their
society so badly requires.

2. What is needed are healthier, more competitive, and more sustainable small business
sectors that can take full advantage of the opportunities before them. But experience
shows they rarely evolve on their own. Carefully chosen, transparent, and well-designed
interventions are important, especially in expanding access to critical resources such as
capital, skills, and industry information that help small businesses move on faster,
straighter growth paths.

3. Development institutions worldwide have long tried to do just this, but found the micro
sector especially difficult to serve. While many individual programs have been put in
place, lasting and far-reaching results have been the exception, not the rule. Meanwhile,
income gaps have widened in many areas, and population growth has increased the
number of poor people.

4. The World Bank Group has therefore begun taking a more proactive approach to help
countries diagnose their key constraints to small business growth and efforts are
underway to integrate SME issues into the planning tools of the borrowing governments.
To this end, a strategy with four pillars has been developed in an attempt to addressing
SMEs’ most essential problems.

5. Business Environment. SMEs do not operate in a vacuum, but in a business


environment determined by government policies, public and private sector institutions,
physical infrastructure, and other factors. Frequently, small businesses have to struggle
against macroeconomic uncertainty, weak infrastructure, widespread corruption, and
difficulties enforcing contracts and property rights. Other factors also stand in their way,
including excessive demands for licenses, permits, inspections, fees, burdensome tax and
regulatory regimes. More than anything else, they need a more level playing field.
Unless weaknesses in this environment, which impose major constraints to SMEs
operation, are addressed, international efforts to strengthen the micro sector are likely to
have uneven results.

6. Technical assistance and capacity building. SMEs need more than just money. Many
of them often “don’t know what they don’t know.” To move forward, they need
affordable, easy access to accountants, management and marketing consultants, technical
experts and others who can bring them direct bottom-line, well-targeted advice and
support services.

7. Access to capital. Established financial institutions are reluctant to lend to small


businesses they don’t know, leaving SMEs dependent on their own cashflows or less
reliable informal sources of capital. It is therefore important that new and better financial
products be designed and quickly made available. Today the emphasis is on helping
local banks, leasing companies, equity investors, credit rating agencies and others see the
benefits that can come from providing SMEs with properly-structured financing
packages. Once this happens, financial institutions can build a potentially strong new
line of business.

8. Access to information technology. Small businesses often lack the awareness and skills
to tap into the unprecedented opportunities offered by Internet-based computer

43
applications. But the Internet should indeed be seen as a tool that facilitates a firm’s
evolution. E-commerce, for example, can help entreprneurs with small budgets find new
buyers in overseas markets that would otherwise be unreachable. Placement and
fulfillment of orders, arranging of financing, accounting and insurance, and interactions
with distributors can also be done online at a fraction of the offline costs. Such
opportunities require affordable access to the Internet and other new technologies.

Unit 17. Task 4

1. Có tin cho hay một nhà báo người Anh đang có trong tay một số cuốn băng cát sét ghi lại
bốn cuộc nói chuyện giữa Thái tử và Công nương Diana, trong đó người ta buộc tội Thái
tử đã có thái độ thiếu tôn trọng đối với dân úc.

2. Thủ tướng thời xưa của Anh, ông Churchill, đã ca ngợi công lao của Lực lượng Không
quân Hoàng gia sau Đệ nhị Thế chiến như sau: “Trong suốt lịch sử của Vương quốc Anh,
chưa bao giờ cả một dân tộc lại phải chịu ơn một số ít người đến như vậy, mà lại chịu ơn
sâu sắc đến như vậy.”

3. Giấc ngủ là một quá trình tự nhiên, và con người vẫn chưa thể khám phá những bí ẩn về
nó mặc dù đã viết rất nhiều về nó.

4. Chúng ta có được ngày hôm nay là nhờ công lao của rất nhiều người Việt nam và Mỹ,
những người đã cùng nhau hợp tác trong việc thống kê số người Mỹ mất tích của chúng
ta. Từ trước đến nay, chưa bao giờ chúng ta lại nỗ lực nhiều đến vậy để an ủi vong linh
của những chiến sĩ đã không thể trở về nhà sau cuộc chiến.

5. Khách du lịch đến Việt nam vẫn sẵn lòng chi tiền, nhưng họ không muốn chi mà không
biết khoản tiền đó sẽ rơi vào túi ai.

6. Lúc nào cũng sợ bị mất uy tín nên mỗi khi ban hành một chính sách nào đó mà bị dư luận
phản đối, chính phủ thường biện bạch là mình lực bất tòng tâm.

7. Vì có tới 2/3 người nghèo trên thế giới sống tại châu á nên khu vực này chính là nơi
chúng ta cần phải chiến thắng đói nghèo.

Unit 18. Task 1

các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

1. Khi tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, một công ty đa quốc gia có thể cân nhắc lựa
chọn nhiều hình thức sở hữu khác nhau, từ sở hữu 100% vốn đến các mức độ thấp hơn,
thậm chí có thể chỉ là mức độ thiểu số. Ngày nay, khi sức hấp dẫn của nhiều thị trường
đầu tư đã giảm, nhiều công ty đã bắt đầu sử dụng phương thức hợp đồng quản lý như
một hình thức đầu tư quốc tế.

2. Hình thức sở hữu 100% vốn. Đối với nhiều công ty khi quyết định đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài, hình thức sở hữu 100% vốn thường được họ xem xét trước tiên. Điều này có
thể xuất phát từ tâm lý “vọng nội”, nghĩa là những người quản lý doanh nghiệp cho rằng
không thể để cho người ngoài “xen vào” những quyết đinh của nội bộ công ty. Quyết
định đầu tư cũng có thể dựa trên những tính toán về mặt tài chính. Ví dụ, những nhà
quản lý của tập đoàn IBM cho rằng việc chấp nhận chia sẻ quyền sở hữu với đối tác
nước ngoài có thể đặt ra một tiền lệ cho việc chia sẻ quyền kiểm soát công ty với các đối

44
tác nước sở tại, và điều đó hẳn sẽ có hại nhiều hơn là có lợi. Trong một số trường hợp,
IBM đã lựa chọn chấm dứt hoạt động đầu tư thay vì chấp nhận yêu cầu của chính phủ
nước sở tại về việc chia sẻ quyền sở hữu (liên doanh) với doanh nghiệp nước đó.

3. Để có thể đưa ra được một quyết định hợp lý về hình thức sở hữu, các nhà đầu tư phải
xác định được liệu việc duy trì kiểm soát toàn bộ sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với thành
công của công ty ở nước ngoài. Thường thì, việc duy trì sở hữu 100% vốn sẽ tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của công ty trên phạm vi quốc tế, nhưng hình thức sở
hữu đó không phải là điều kiện bắt buộc (điều kiện cần) để đảm bảo thành công. Tuy
nhiên, sở hữu toàn phần đôi khi cũng có ý nghĩa sống còn, đặc biệt là trong trường hợp
hoạt động của công ty hoàn toàn dựa trên những mối liên kết chặt chẽ trong nội bộ.
Trong những trường hợp đó, mối quan hệ phụ thuộc giữa công ty mẹ và công ty con ở
nước ngoài chặt chẽ đến mức bất kỳ một sự thiếu đồng bộ nhỏ nào trong phối hợp hoạt
động cũng có thể gây tổn hại đến lợi ích của toàn thể công ty nói chung.

4. Tuy nhiên, môi trường đầu tư quốc tế ngày càng trở nên bất lợi cho hình thức sở hữu
này. Những quy định có tính hạn chế hoặc phân biệt đối xử của chính phủ các nước sở
tại đang dần khiến cho hình thức đầu tư này trở nên kém hẫn dẫn. Các nhà đầu tư đứng
trước hai con đường: hoặc là tuân thủ những quy định hạn chế đó và chấp nhận nhường
một phần kiểm soát cho đối tác nước sở tại; hoặc là mất đi cơ hội làm ăn tại nước đó.
Ngoài sức ép chính thức từ phía chính phủ, tình hình chung trên thị trường đầu tư quốc
tế cũng có thể khiến cho các công ty cảm thấy cần phải liên doanh liên kết với các đối
tác địa phương.

5. Hình thức liên doanh. Sức ép từ phía chính phủ không phải là nguyên nhân duy nhất
giải thích cho sự phát triển liên tục về mặt số lượng của các liên doanh trên thị trường
đầu tư quốc tế hiện nay. Trong bối cảnh chi phí kinh doanh ngày càng tăng, cạnh tranh
thì ngày càng khốc liệt, các công ty đang nhìn nhận hình thức liên doanh như là một giải
pháp cho những vấn đề của họ.

6. Liên doanh thực sự không phải là một hình thức đầu tư mới mẻ. Ngay từ năm 1879,
Thomas Edison đã liên kết với Corning Glass Works để chế tạo và sản xuất bóng đèn
điện. Cũng tương tự như thế, các công ty đường sắt của Mỹ từ cuối những năm 1880 đã
cùng liên doanh với nhau để thực hiện những dự án lớn.

7. Mặc dù từ trước đến nay các liên doanh thường hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế
tạo, nhưng hiện nay hình thức này ngày càng trở nên phổ biến trong cả lĩnh vực dịch vụ.
Ngành hiện có nhiều liên doanh hoạt động nhất là chế tạo, sau đó đến thông tin liên lạc,
vận tải và khai khoáng.

8. Điểm mấu chốt trong quyết định thành lập một liên doanh là các bên phải có mục tiêu
kinh doanh chung. Điều đó làm cho mối quan hệ của các bên tham gia liên doanh khăng
khít hơn so với mối quan hệ mua - bán, nhưng lại không bó buộc như mức thôn tính mua
lại công ty. Lý do căn bản của các đối tác khi tham gia liên doanh có thể rất khác nhau.
Ví dụ, trong công ty NUMMI liên doanh giữa Toyota và GM, phía đối tác Nhật hy vọng
có thể thâm nhập một cách trực tiếp vào thị trường Mỹ, còn phía công ty Mỹ lại kỳ vọng
học hỏi được về công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý của người Nhật.

9. Thông thường, việc liên doanh chỉ được tiến hành trên cở sở thành lập một thực thể độc
lập, có nghĩa là công ty liên doanh hoàn toàn độc lập với hai công ty bố mẹ. Tuy nhiên,
rất nhiều hình thức liên doanh mới đang xuất hiện. Liên kết trong hoạt động R&D ngày
càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực công nghệ cao. Một số công ty lại tiến hành liên
doanh liên kết theo từng vụ việc cụ thể, chứ không lập ra một thực thể mới, độc lập.
Ngay cả thuật ngữ sử dụng cho hình thức này cũng được thay đổi. Ngày nay, người ta
gọi các liên doanh là các liên minh chiến lược hoặc liên kết chiến lược. Một nhà quản

45
lý đã nói: “Vị thế cạnh tranh của một công ty ngày nay không còn phụ thuộc duy nhất
vào công ty đó nữa, mà nó phụ thuộc cả vào khả năng tạo dựng liên doanh liên kết của
công ty đó.”

Unit 18. Task 3

investors, welcome back to vietnam !

1. It isn’t hard to find plenty of foreign investors disillusioned with their forays into
Vietnam. In 1994, they came in enormous numbers with grand plans for oil refineries and
automotive plants. But to a large extent their ambitions were thwarted: bureaucracy or
lack of clarity in government policy stood in their way, and laws kept changing. Or they
found the great market they had predicted didn’t exist in the first place. Often, their own
naiiveté was as much to blame as any restrictive practice in Vietnam. Either way, many
have left the country disappointed.

2. But although foreign direct investment figures are at historic low levels - total FDI in the
first half of the year was $318.6 million, there are brighter signs for foreign investors.
Apart from the traditional sectors of footwear, garment and textiles, electronics and
processed seafood, there is also scope for greater overseas participation in service sectors
like legal consultancy, banking and insurance.

3. In addition, new legislation is improving Vietnam’s appeal to investment. The Law on


Foreign Investment allows and guarantee convertibility from dong into foreign
currencies. The new Enterprise Law also dramatically simplifies the way new businesses
can be established.

4. Another positive sign is the Private Sector Forum, formed by the WB and IFC with the
MPI, to back reforms in this sector. The raising of interest rate ceilings , the institution of
a base rate and the formation of the new stock exchange are also seen as positive.

5. Despite public applause, these changes in legislation also pose a headache. “People talk
about the lack of laws in Vietnam, but in fact it is completely the opposite,” says HCM
City lawyer Lucy Wayne. “There were 4600 laws, regulations, circulars and so forth in
Vietnam in 1998, and that figure has more or less doubled since then.” Many investors
find this confusing, and furthermore, enforcement of legal awards is difficult and corrupt.

6. Nobody should assume Vietnam is without problems for foreign investors; even the most
bullish enthusiasts think it will be 5 to 7 years before the country becomes a sound place.
But against the grim backdrop of the last 6 years, things are looking up for Vietnam.

Unit 18. Task 4

1. Although the talks have been dragging on for a couple of months, the two sides/countries
haven’t reached/ have yet to reach an agreement on their borderline.

2. The rescue package from the IMF has helped Turkey fend off a financial crisis, but will it
be enough to get Turkey’s economic reforms back on track?

46
3. In the long run, price-fixing conspiracies will fall apart under the pressure of market
forces; therefore, it would be hard for companies to corner the market.

4. Many governments still turn a blind eye toward professional associations that limit
competition; for example, doctors’ and lawyers’ professional bodies can set minimum
prices for their services.

5. So many major incidentshave occurred in the past 6 months that the government has been
forced to accept that the problem can no longer be swept under the carpet.

6. The curent situation is somewhat under control for now, but if the economy doesn’t move
forward, the social tensions are likely to get out of hand.

Unit 19. Task 1.

Thuốc lá và sức mạnh của nhãn hiệu

1. Người ta đã bàn cãi quá nhiều về vấn đề (nên hay không nên cho phép) quảng cáo thuốc
lá. Một mặt, có những người cho rằng đây là một vấn đề có tính nguyên tắc: nếu thuốc lá
được phép tiêu thụ trên thị trường thì nghiễm nhiên nó phải được tự do quảng cáo.

2. Đó hoàn toàn không phải là một cách lập luận hợp lý. Nó đã châm ngòi cho những tranh
luận gay gắt xoay quanh một vấn đề đặc biệt nhạy cảm (một sản phẩm gây hại cho sức
khoẻ); và đã dẫn dắt cuộc tranh luận đó đi trệch hướng - vấn đề mấu chốt ở đây không
phải là có nên quy định cấm quảng cáo thuốc lá hay không, mà là cần áp dụng những
biện pháp gì để hạn chế tiêu thụ thuốc lá.

3. Mặt khác, cũng với cách lập luận không kém phần vô lý, một số người khác lại cho rằng
việc cấm quảng cáo thuốc lá (và có lẽ cấm cả việc các hãng thuốc lá tài trợ cho một giải
đấu thể thao) sẽ là biện pháp duy nhất giải quyết tận gốc mọi vấn đề. Thế nhưng chỉ có ai
hồ đồ mới tin rằng Silk Cut và Marlboro sẽ không thể bán được hàng khi bị cấm quảng
cáo. Đơn giản là những nhãn hiệu thuốc lá đó đã quá nổi tiếng rồi.

4. Điều đó dẫn dắt chúng ta đến cốt lõi của vấn đề: đó là sức mạnh của nhãn hiệu, chứ
không chỉ đơn thuần là quảng cáo. Bất kỳ ai nếu thật sự muốn chống thuốc lá hãy sử
dụng các yếu tố P trong marketing mix để đánh vào sức mạnh của các nhãn hiệu thuốc lá,
cũng như khi người ta đã sử dụng các yếu tố P để xây dựng nên sức mạnh đó.

5. Chữ P thứ nhất (Product) chính là sản phẩm, người ta có thể làm cho thuốc lá trở nên
kém hấp dẫn và ít độc hại hơn bằng cách sản xuất những điếu thuốc nhỏ hơn. Như vậy,
trông điếu thuốc bạn hút không được tao nhã lắm, và hút 20 điếu một ngày cũng ít bị độc
hại hơn.

6. Chữ P thứ hai (Packaging) là bao bì, những quy định của luật pháp về bao bì cũng có thể
làm tổn hại đến sức mạnh của nhãn hiệu. Bạn thử tưởng tượng xem hiệu quả sẽ thế nào
nếu như các nhà sản xuất chỉ được bán sản phẩm trong những bao bì không có biểu trưng
của hãng, ví dụ tất cả các vỏ bao chỉ ghi: “20 điếu, tiêu chuẩn chính phủ, loại A, hàm
lượng nicôtin thấp”.

7. Chữ P thứ 3 (Price) là giá cả, hãy thử nghĩ tới việc đẩy giá thuốc lá lên cao và dùng
khoản tiền thu được để tổ chức một chiến dịch rầm rộ chống thuốc lá. Việc tài trợ cho các
giải thi đấu có lẽ cũng sẽ chấm dứt. Hẳn các nhà sản xuất sẽ không mấy mặn mà với việc
tài trợ cho một sự kiện mang tên “Giải Vô địch Bi-a Snooker thuốc lá hảo hạng, loại B”.

47
8. Vậy còn chữ P thứ 4 (Place) - kênh tiêu thụ? Chỉ cho phép bán thuốc lá ở các quầy CTN
(quầy bán bánh kẹo, thuốc lá và báo), và tiếp tục thực hiện việc cấm hút thuốc ở những
nơi công cộng. Thực hiện đồng loạt những điều trên sẽ chấm dứt được những tranh luận
gay gắt về vấn đề quảng cáo thuốc lá. Và lúc này cốt lõi thực sự của vấn đề sẽ được
người ta quan tâm đến, đó là quyết định của chính phủ thể hiện thái độ của xã hội đối với
sản phẩm thuốc lá.

9. Vậy mục đích cuối cùng của tất cả những phân tích trên là gì? Thứ nhất, để chỉ ra rằng
nếu một người thực sự quan tâm đến việc giải quyết những vấn đề thuộc kiểu này, hãy
nhìn nhận và phân tích vấn đề trên phương diện marketing, chứ không phải phương diện
quảng cáo đơn thuần.

10. Thứ hai, để cho mọi người thấy rằng việc không nhận thức được đầy đủ sức mạnh của
marketing có thể sẽ đem lại nhiều rắc rối. Cuối cùng và quan trọng hơn cả là để khẳng
định sức mạnh thực sự của marketing mix với những nhà quản lý doanh nghiệp và những
người khác còn tỏ ra nghi ngờ sức mạnh đó. Đánh giá thấp uy lực của nó, điều đó có
nghĩa là bạn đã tự chuốc vạ cho mình.

Unit 19. Task 3

marketing in vietnamese companies


(an extract from an interview with a foreign marketing specialist)

1. I’ve visited and worked with some sate-owned and private-owned businesses here. But
I’d prefer not to refer to any specific enterprise as well as what is behind their particular
success or failure. I just want to speak from the angle of an observer.

2. During my visit it occurred to me that marketing performance in state-owned businesses


isn’t as good as (that) in private ones. The objective cause is: Vietnam is now still in its
transition to a market economy; so the concept of marketing somehow sounds unfamiliar
to most managers. But the subjective cause is that while most state-owned enterprises
currently operate on a large scale, accounting for a remarkable share of the domestic
market, just few of them have specialized marketing staff. These activities are
traditionally performed by sales department, thus resulting in their poor knowledge of the
market, demand and consumer taste and consequently their inefficiency.

3. Another cause is that management of these companies is often influenced by higher-


ranking directorship, such as from the General Corporation or the Union. They can’t take
the initiatve in production and investment planning.

4. Vietnamese enterprises generally invest in an unplanned way; they run business in a wide
range of goods rather than focus on what they are best at. While their competitiveness is
weak, competition is often ruthless among these businesses themselves. This particularly
holds true for those dealing in import-export and processing. In short, given their poor
knowledge of the market, both at home and abroad, they stand little chance of making
money.

5. Despite the fact that much progress has been reported in this field, much still should be
done. Businesses are seemingly paying too much attention to mere advertising while
taking for granted all such things as price, product quality, consumer taste. In the near
future, as more foreign investors are choosing Vietanm as their destination and bringing
with them modern technology and professional marketing expertise, local businesses will

48
be fighting a losing battle if they insist on/keep on adopting their old-fashioned tactics.
The challenge is: businesses should quickly plot themselves a marketing strategy and
modern, effective tactics. Bear in your mind that “Customers are the God” and the God
decides your fate/fortune.

Unit 19. Task 4

1. Một số doanh nghiệp từ lâu đã nhận thức được rằng bảo vệ môi trường và phát triển kinh
tế hoàn toàn có thể là hai người bạn đồng hành.

hoặc: Một số doanh nghiệp từ lâu đã nhận thức được rằng họ hoàn toàn có thể phát triển
kinh tế mà vẫn bảo vệ được môi trường.

2. Lý lẽ của cậu nghe cũng được đấy, nhưng đáng tiếc là nó chẳng ăn nhập gì mấy với vấn
đề chúng mình đang bàn.

3. Các đảng đối lập cũng đã nắm trong tay những bằng chứng về một số vụ tham nhũng và
bê bối tài chính trong vận động tranh cử của đảng cầm quyền. Vấn đề là ở chỗ, các đảng
đối lập cũng chẳng lấy gì làm trong sạch.

4. Các đảng đối lập đã bắt đầu bàn tới chuyện liên minh tranh cử trong cuộc bầu cử tháng 7
tới.

5. Nếu không lập tức hành động, rất có thể ông sẽ kết thúc nhiệm kỳ của mình với hình ảnh
một tổng thống chỉ giỏi thuyết giáo suông về cải cách.

6. Tình hình kinh tế xấu đi có thể có lợi cho thủ tướng bởi ông có thể lấy đó làm vũ khí tấn
công những kẻ đang cực lực phản đối cải cách.

7. Bộ Thương mại và Công nghiệp xưa nay vốn bảo thủ nhưng giờ đây đã quyết định cho
thêm từ “Kinh tế” và tên của bộ mình. Đây là dấu hiệu cho thấy bộ này đã chấp nhận
một lối tư duy khái quát hơn.

8. Ông Hồ Cẩm Đào khó có thể thực hiện ngay những biện pháp mạnh tay để đẩy mạnh cải
cách doanh nghiệp nhà nước và giải quyết nợ đọng, vì giờ đây ông còn đang phải cố
gắng khẳng định uy tín của mình sau kỳ Đại hội Đảng (Trung Quốc lần thứ 16).

Unit 20. Task 1

ĐIềU HàNH DOANH NGHIệP

1. Ngày nay, trong kinh doanh quốc tế và chương trình phát triển của các quốc gia, ít có vấn
đề nào lại đóng vai trò quan trọng như vấn đề điều hành doanh nghiệp. Nếu định nghĩa
một cách chính thống thì điều hành doanh nghiệp có nghĩa là giải quyết “các vấn đề nảy
sinh trong việc quản lý doanh nghiệp do người sở hữu và người quản lý doanh nghiệp là
những người khác nhau”. Những sự kiện xảy ra trong 2 thập niên trở lại đây đã khiến cho
vấn đề điều hành doanh nghiệp trở thành mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng kinh
doanh quốc tế cũng như các tổ chức tài chính quốc tế. Gần đây, sau một số vụ bê bối tài
chính lớn ở Nga cũng như cuộc khủng hoảng châu á, các nước đang phát triển và đang
chuyển đổi tỏ ra đặc biệt quan tâm đến việc điều hành doanh nghiệp. Hơn nữa, cộng đồng
doanh nghiệp ở các nước đều đã thấm thía rằng nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh

49
quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài thì không có con đường nào khác ngoài việc phải
thiết lập những hệ thống quản lý và kinh doanh thiết yếu.

2. Sau khi bức tường Béclin sụp đổ và toàn bộ cơ cấu kinh doanh ở các nền kinh tế hậu
cộng sản được tư nhân hoá một cách nhanh chóng, người ta bắt đầu quan tâm nhiều hơn
đến vấn đề điều hành doanh nghiệp và coi đó là một nhân tố càan thiết để phát triển đất
nước. Bước khởi đầu là phải cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, tức là chuyển từ sở
hữu nhà nước sang laọi hình doanh nghiệp đa sở hữu. Bước tiếp theo là phải xây dựng
được một bộ luật thương mại hoàn chỉnh bao gồm luật phá sản doanh nghiệp, luật sở hữu
tài sản, chế độ kế toán, và môtk loạt các luật lệ và qui định kinh tế khác. Nhiệm vụ khó
khăn nhất là phải bồi dưỡng được nhân tài, bởi vì trong thời bao cấp chẳng mấy ai có đủ
kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cần thiết để có thể đảm nhiệm tốt một vị trí trong
hội đồng quản trị.

3. Giờ đây có nhiều ý kiến cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính ở châu á thực chất là do
thiếu tính công khai trong điều hành doanh nghiệp, trong mối quan hệ giữa chính phủ và
doanh nghiệp, giữa cổ đông và những người nắm giữ trái phiếu công ty, và các biện pháp
về mặt pháp lý đối với phá sản doanh nghiệp. Hơn nữa, đúng như báo chí đã từng nhận
định, việc thiếu những thể chế quan trọng ở Nga cũng đã dẫn đến một số vụ bê bối lớn
liên quan đến chiếm đoạt tài sản, khai khống việc mua vật tư và gian lận thương mại hay
tài chính. Chương chình tư nhân hoá ở Cộng hoà Séc cũng đã cho thấy nhược điểm của
hệ thống thanh toán bằng hoá đơn nếu như cơ chế điều hành doanh nghiệp không được
thực hiện một cách sát sao, bởi vì điều đó sẽ làm cho việc tái cơ cấu khó thực hiện và tất
yếu dẫn tới năng lực cạnh tranh bị giảm sút.

4. Đã bao nhiêu lần bạn được nghe mọi người nói câu này: “Tốt nhất là chính phủ hãy tránh
sang một bên và mặc cho thị trường hoạt động đúng chức năng của nó.” Đương nhiên đó
là điều không tưởng. Chính phủ thực ra đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thiết
lập nên khuôn khổ cho nền kinh tế thị trường. Nếu không có những qui định và luật lệ
ràng buộc thì hậu quả sẽ là một tình trạng kinh doanh hỗn loạn, vô tổ chức, và lúc đó kih
doanh chỉ là một kiểu “chủ nghĩa tư bản sòng bạc” và các quyết định đầu tư chỉ là trò
may rủi: chúng ta đầu tư và hi vọng rằng đối tác sẽ làm ăn đứng đắn, hi vọng rằng doanh
nghiệp mà ta đầu tư đang nói những lời trung thực, hi vọng rằng người lao động sẽ được
trả lương sòng phẳng, hi vọng rằng số tiền ta cho vay sẽ không bị người ta quịt mất. Nếu
nói một cách khái quát thì điều hành doanh nghiệp thực chất là làm sao tạo ra được một
khuôn khổ trong đó mọi người được tự do tối đa trong kinh doanh nhưng phải tuân thủ
những qui định của pháp luật. Cuối cùng thì những qui định đó sẽ là nền tảng cho sự tin
cậy lẫn nhau, mà sự tin cậy lại chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong làm
ăn kinh tế.

5. Một hệ thống điều hành doanh nghiệp sát sao sẽ phục vụ cho xã hội rất nhiều. Ngay cả ở
các nước mà các công ty không tích cực tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán
thì việc áp dụng những chuẩn mực về tính công khai đối với các nhà đầu tư và cấp tín
dụng cũng sẽ có lợi cho tất cả các bên, vì nó giúp ngăn chặn khủng hoảng trong hệ thống
ngân hàng. Tiến thêm một bước nữa - áp dụng những qui định chặt chẽ về phá sản doanh
nghiệp - và điều này giúp chúng ta biết trong trường hợp kinh doanh thua lỗ thì phải giải
quyết thế nào cho thoả đáng đối với các bên có liên quan, trong đó có người lao động, cổ
đông và những người nắm giữ trái phiếu công ty.

6. Điều hành doanh nghiệp cũng liên quan mật thiết với một vấn đề thời sự nóng hổi hiện
nay trên thế giới - vấn đề bài trừ nạn tham nhũng. Việc các nước cùng nhau phê chuẩn
công ước về chống tham nhũng của OECD mới đây chỉ là bước khởi đầu chứ chưa phải
là đích đến của một chiến dịch chống tham nhũng toàn cầu. Việc thiết lập một hệ thống
điều hành doanh nghiệp chặt chẽ giờ đây đang là mối quan tâm hàng đầu đối với các tổ

50
chức phát triển, các cơ quan tham mưu và hiệp hội kinh doanh ở tất cả các nền kinh tế
đang phát triển và đang chuyển đổi.

Unit 20. Task 3.

soe dOWSIzing - the initial stEPS

1. We’ve met Le Trung Tien, a 57-year-old supervisor at the Hanoi Construction Company
N 2, who admitted that he’s no longer a spring chicken after devoting 27 years of his life
to the company. But by mid October, Tien and 252 co-workers will leave after pocketing
cash payouts and other perks. This is the first batch of state employees to opt for
voluntary redundancy under the government’s new scheme (to be implemented in 7 pilot
SOEs) to speed up dowsizing efforts at oversmanned state firms.

2. The 400 million scheme, backed by the WB and other donors, aims to lift/ease/relieve the
burden of surplus workers from heavily indebted state firms; this, in turn, will help
accelerate privatization and resolve the bad debts weighing on Vietnam’s state-run banks.

3. Compared with China, Vietnam has relatively few state workers to make redundant. With
about 80% of Vietnamese earning their living from agriculture, only 1.6 million work in
the country’s 5650 state firms, of whom 400,000 will be laid off over the next five years.
Yet the political sensitivities loom large. What will happen to those dismissed workers,
including the party faithfuls?

4. Balance sheets, however, make clear that the transition must be made. By the end of last
year, state firms had debts of 190 trillion dongs, roughly 10 times more than their assets.
And having locked itself into an ambitious reform timetable with the IMF, the regime
couldn’t afford to wait any longer.

5. To tempt workers to quit, the government is offering an incentive-laden package.


Compared to the late 80s and early 90s when state workers were laid off with a tiny lump
sum and no pension, the new package is generous: 2 months of basic salary per year of
service, a lump sum of 5 million dong, an additional 6 months of full salary, and, at
retirement age, a monthly pension payment.

6. Whether the scheme comes up to expectations remains to be seen/ There is much


speculation that the scheme will finally be able to fulfil its promise. But in any case,
trimming the workforce is just one small step toward sharpening competitiveness.
Managers must prove they can run profitable companies without relying on a safety net
of endless state handouts.

Unit 20. Task 4.

1. Through taxation and public spending, governments can cushion the losers.

2. Public confidence has been hammered hard by the Enron’s financial scandal.

3. ASEAN has signed the ASEAN+3 agreement to rope in China, South Korea and Japan.
4. The over-burdened state-owned banks can no longer milk the state-owned enterprises.

51
5. As the 21st century dawns, challenges to the global economy begin to appear on the
horizon.

6. One of Honda’s famous business philosophies is to axe costs to improve productivity.

7. SMEs are central to fueling economic growth.

8. Japan’s economy hasn’t bottomed out in spite of the bold economic reforms.

Check your progress 4


Task 1.

1. Cách đây 8 tháng, một đảng viên đảng Cộng sản Việt nam đã phải lên tiếng chỉ trích
những yếu kém căn bản của nền kinh tế, trong đó nổi lên là năng suất lao động và năng
lực cạnh tranh cũng như chất lượng sản phẩm thấp kém. Và ý kiến đó không phải của ai
xa lạ mà của chính Thủ tướng Phan Văn Khải, một nhà kinh tế được đào tạo ở Liên Xô,
trong bài phát biểu năm ngoái của ông trước quốc hội, cơ quan lập pháp cao nhất của
Việt nam.

2. Uy tín của ông Khải đã được nâng lên khá nhiều vì ông đã đẩy mạnh cải cách kinh tế, đặc
biệt trong việc mở rộng khu vực kinh tế tư nhân. Vào thời điểm này, bộ máy lãnh đạo của
Việt nam đang phải xử lý một vụ tham nhũng của các quan chức cao cấp, đồng thời lại
phải đối phó với những ảnh hưởng sắp tới của tự do hoá thương mại. Chính phủ cũng đã
cam kết thực hiện một lịch trình cải cách chặt chẽ, thể hiện bằng hiệp định thương mại
song phương với Hoa kỳ vừa bắt đầu có hiệu lực vào tháng 12 năm 2001.

3. Với áp lực cạnh tranh gay gắt từ AFTA và việc gia nhập WTO sẽ diễn ra trong nay mai,
hơn bao giờ hết, đảng cộng sản Việt nam đang trông đợi vào ông Khải trong việc khắc
phục những yếu kém căn bản của nền kinh tế.

4. Xem ra thủ tướng Phan Văn Khải lần này đã thành công trong việc giảm biên chế 5650
doanh nghiệp nhà nước, một tiền đề để tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại thuộc
sở hữu nhà nước hiện đang quá tải. Vào tháng 10 năm 2002, chính phủ đã bắt đầu rót
những khoản tiền lớn cho những cán bộ thuộc biên chế tự nguyện nghỉ việc. Đây là một
phần trong chương trình an sinh xã hội mới của nhà nước.

5. Trong khi đó, khu vực tư nhân cũng tỏ ra có nhiều khả năng hơn trong việc tạo công ăn
việc làm cho lao động dôi dư. Luật doanh nghiệp mới đây đã đơn giản hoá thủ tục thành
lập doanh nghiệp, nhờ đó mỗi tháng có tới hơn 2000 doanh nghiệp mới được thành lập.
Tuy vậy ông Khải vẫn còn phải tiếp tục bãi bỏ thêm hàng trăm giấy phép nữa đang là
những rào cản khó chịu đối với việc thành lập doanh nghiệp, đồng thời cần rót thêm vốn
cho khu vực tư nhân.

6. Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng chờ đợi những hỗ trợ nhiều hơn nữa từ
phía chính phủ đối với khu vực tư nhân, cũng như những tiến bộ rong cải cách ngành
ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước, như chính phủ đã nêu trong cam kết năm 2002 của
mình. Với rất nhiều nhà đầu tư đang có ý định rót vốn vào Việt nam, đất nước này không
còn nhiều thời gian để thực hiện những cải cách cần thiết.

Task 2.

52
1. As the global economy becomes more open to international business, countries
increasingly have to compete for foreign investors. In response to this situation, most
countries are liberalizing their FDI framework. The following three elements are crucial
to successfully attracting FDI:

2. Formulating a vision of technological upgrading, and targeting FDI to this aim. Host
countries should formulate strategic goals and try to identify windows of opportunity
relating to foreign investment. Policies to attract FDI should not only be professional and
aggressive but also selective and embedded in a comprehensive national development
strategy. As a first step it is necessary to create a consensus among national
entrepreneurs, trade unions, policy-makers and civil society in general about the necessity
of technological upgrading. Second, strategic goals should be set forth. Third, efforts
should be made to identify which foreign investors and activities are suitable – and at the
same time realistic – for achieving these strategic goals. This requires continuous
monitoring of changes in the market and of their specific strengths and weaknesses in
order to timely and precisely identify windows of opportunity. Fourth, based on this
assessment, promotion should be intensified in order to attract the targeted investors.

3. Creating and promoting a positive image of the location. Countries are undertaking
pro-active approaches to sell their image abroad. Investment promotion is usually done
by public agencies or private non-profit organizations. These institutions should
nevertheless be organized in a businesslike manner and develop an attitude oriented
towards the private sector. Often it is helpful to advertise success stories of pioneering
investors because would-be investors tend to observe the performance of these pioneers
before making their own investment decisions, which is an efficient way to minimize
risks.

4. Improving advanced and specialized factors in accordance with technological goals.


Most developing countries strive to attract foreign direct investment by their low costs
(especially for labor and natural resources), subsidies (which may take the form of grants,
tax holidays, or subsidized land). In fact, these are basic and generalized factors, which
are usually not enough to sustain long-term competitiveness. Subsidies draw off
resources from other activities and may lead to a subsidy race among competing locations
while they do not help to improve the underlying factors of competitiveness. In order to
achieve the envisaged goal, advanced and specialized factors need to be developed. These
include a knowledge workforce, R&D activities, specific infrastructure in fields such as
information technology.

Unit 21. Task 1.

Hai trào lưu lớn trong thời đại của chúng ta

1. Mới có hơn 10 năm trôi qua kể từ khi bức tường Béclin sụp đổ, nhưng lịch sử thế giới thì
đã lật sang một trang mới. Gần một nửa thế kỷ qua, các nước phương Tây đã đấu tranh
mãnh liệt để truyền bá chủ nghĩa tư bản và tư tưởng dân chủ ra khắp thế giới. Giờ đây họ
đã đạt được điều mình muốn - sức mạnh thị trường và tài trí của con người được phát huy
một cách tối đa, và quản lý được sức mạnh đó sẽ trở nên khó khăn hơn bất kỳ ai có thể
hình dung được. Chủ nghĩa tư bản và tư tưởng dân chủ là hai trào lưu chính của lịch sử
thế giới đương đại; chúng giải phóng cho sức sáng tạo và năng lực của con người hơn bất
cứ lực lượng nào khác. Nhưng chúng cũng là những trở lực vô cùng nguy hiểm. Chúng
làm đảo lộn những tôn ti trật tự cũ, những truyền thống lỗi thời, những cộng đồng hay
nghề nghiệp không phù hợp, thậm chí chúng còn đe doạ sự ổn định và sự thanh thản của
chính chúng ta. Một cách không thương xót, hai làn sóng này liên tục tràn dâng lên phía

53
trước, thay đổi tất cả những gì trên đường đi của mình. Thách thức đối với các nước
phương Tây trong thế kỷ tới là làm sao kiểm soát được sức mạnh vũ bão của hai trào lưu
này và khống chế ảnh hưởng của chúng trong việc thay đổi các hoạt động và hành vi của
con người. Nếu không thì hầu hết các nước trên thế giới sẽ khó tránh khỏi những hậu quả
nặng nề mà hai làn sóng này mang lại.

2. Ngày nay mọi thứ đều đã thay đổi. Ngày xưa, suốt 3 thế hệ, những sự kiện nổi bật nhất
của thế giới là những cuộc đấu tranh chính trị: cuộc Đại Suy thoái, Thế chiến thứ hai,
cuộc Chiến tranh Lạnh, và phong trào giành độc lập của các nước thuộc địa. Thời dó,
chính trị và ngoại giao đóng vai trò chủ đạo. Còn ngày nay, đâu đâu ta cũng cảm thấy
một bầu không khí mới rất sôi sục - khát vọng làm giàu. Ngày xưa, người ta có thể tôn
thờ các chiến binh, các chính khách, các hoạ sĩ, hay nhà văn. Còn anh hùng thời nay lại là
các nhà doanh nghiệp. Ngay cả những nước ngày xưa vốn khinh bỉ chủ nghĩa trọng
thương thấp kém của các nước phương Tây như Trung Quốc, ấn độ hay Brazil giờ đây
cũng ra sức tìm cách thiết lập các khu chế xuất và các hành lang công nghệ cao để thu hút
đầu tư và phát triển kinh tế.

3. Các nhà trí thức có lẽ muốn nhắc nhở chúng ta rằng toàn cầu hoá thực ra chẳng có gì là
mới mẻ. Ngay từ đầu thế kỷ 20, mậu dịch và thị trường tự do cũng như cơ chế chính trị
dân chủ đã rất phổ biến. Ngày nay chúng ta có thể đi khắp châu Âu mà không cần thị
thực; nhưng thời đó ông cha ta còn chẳng cần đến hộ chiếu nữa cơ!

4. Nhưng đầu thế kỷ trước và đầu thế kỷ này vẫn có những nét khác biệt rất quan trọng. Làn
sóng toàn cầu hoá ngày nay là một quá trình có ảnh hưởng sâu rộng chưa từng có. Hàng
ngàn sản phẩm, dịch vụ và thậm chí cả ý tưởng được tạo ra trên phạm vi toàn cầu, tạo nên
những mối quan hệ tương tác phức tạp giữa các nước. Một nét khác biệt nữa là bản chất
của các siêu cường. Một nền kinh tế thế giới tự do cần phải dựa trên sự tồn tại của hoà
bình, mà điều này thường chỉ có được khi có một nước đóng vai trò bá chủ thế giới. Hồi
đầu thế kỷ 20 thì đó là nước Anh, còn đầu thế kỷ 21 thì đó là nước Mỹ. Nhưng hồi năm
1900 thì nước Anh là một cường quốc đang trên đà suy vong. Còn giờ đây thì tình hình
lại khác hẳn. Không những Mỹ vẫn đang tự tin trong vai trò bá chủ thể giới, mà ảnh
hưởng của nước này vẫn đang không ngừng lan rộng: chúng ta đang sống trong thời đại
của Hoa Kỳ.

5. Vậy điều gì sẽ chờ đợi chúng ta trong thiên niên kỷ mới này? Hầu hết các nước đều nhận
thấy rằng cần phải không chế được những ảnh hưởng tiêu cực khôn lường của chủ nghĩa
tư bản. Càng ngày chúng ta sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm ra biện pháp
hữu hiệu nhất để đối phó với chủ nghĩa dân tuý. Một vài quốc gia đã bắt đầu nhận thấy
những hiểm hoạ mà chủ nghĩa này có thể mang lại: dân chủ mà không có luật pháp,
không có sự bảo vệ đối với những nhóm người thiểu số và quyền sở hữu tài sản, thì dân
chủ đó chỉ là vô nghĩa. Khó khăn lớn nhất là các nước phải tự điều chỉnh mình khi những
làn sóng đổi mới tràn đến với sức mạnh ngày càng vũ bão không gì cản nổi. Dù sau đó
các nước có đạt được một sự cân bằng mới, thì họ cũng vẫn phải liên tục thay đổi một
cách sâu rộng hơn và nhanh chóng hơn nhiều so với trước kia. Lời khuyên duy nhất mà
chúng ta có thể đưa ra lúc này, khi toàn thế giới bước vào một thời đại mới, là: hãy cẩn
thận và chuẩn bị tinh thần, chặng đường phía trước sẽ còn nhiều gian lao thử thách.

Unit 21. Task 3.

An overview of international politics

1. It is only in the most recent years of human existence that we have had a world of regular
contacts between different states - what we call international politics. Exploration of most

54
of the planet has been accomplished only in the past three hundred years, detailed
mapping is less than one hundred years old and we never saw the entire planet until the
1960s, when the missions to outer space sent back the first snapshots.
2. The rise of European power in the 15th century makes the start of world politics as we
know it. The European kingdoms found their vital trade routes to the south and east
blocked by powerful, hostile empires. Armed with modern firearms and bold enough to
attempt hazardous, long-distance sea ventures, first the Spanish and Portuguese and later
the north Europeans set out in search of new trade routes and new opportunities. Sea
routes rather than land routes formed the first avenues of this new international contact.
Of course some, notably the Russians, began expanding on land eastward, but most sailed
west to ‘discover’ and conquer the Americas. By the 18th century, the basic structure of
the modern international political system was established. By the 19th century, Africa had
become the focus of European colonial attention, while the older colonies of the
Americas were gaining their independence.

3. The spread of European power brought new political and religious ideas in its wake and
closer international relationships in trade. The interchange of plants, for example, helped
create a boom in food production which spawned uncontrolled growth in population.
More people meant, in turn, a greater demand for trade and hence multiplied the clash of
interests between states.

4. This exchange of ideas and goods where interests clashed led to wars over power and
wealth. There was also a new desire for a trading currency of exchange, to replace the old
barter system. This creation of money also helped create new mercantile classes which
began to challenge hereditary rulers or military leaders for power.

5. In the Second World War the United States triumphed in Asia, and, with its allies, in
Europe. After the war, the most powerful land power was the Soviet Union. As it swept
through Eastern Europe, the Soviet Union established friendly, communist-led
governments and, in its wake, challenged the political order in Western Europe. The old
empires of the European powers were shattered and the board was reset.

6. Fifty-one states formed the United Nations in 1945 but it was already clear that not all the
states were equally important. Two Superpowers, the Soviet Union and United States,
clearly dominated all the others (the term Superpower as coined in 1944). However, the
locus of world power had not entirely shifted from Europe. The continent was effectively
divided into East and West and the Superpowers split the Europeans into the key
alliances that formed the basis of their global contest for power. Although the European
allies were important to Moscow and Washington, the decline of the European age of
international relations was already apparent.

7. However, in the late 1980s, the United States was gradually coming to terms with its
declining influence, even though many in the United States were reluctant to accept this
view. But it was the rapid reforms in the Soviet Union that took the world by surprise.
Mikhail Gorbachev pulled back Soviet forces from distant engagements and above all,
allowed the East Europeans to abandon Communism. The breaching of the Berlin Wall
on 9 November 1989 marked the end of the Cold War, and perhaps a new European
renaissance. By the early 1990s, several states, most notably the Soviet Union, had
broken up into new units. Many of the Cold War conflicts were being wrapped up, but a
whole range of new disputes were re-emerging. Not since 1945 had the balance of power
been so uncertain.

Unit 21. Task 4.

55
xây dựng lòng tin build/gain/win confidence
xây dựng kế hoạch make a plan
xây dựng chính sách formulate a policy
xây dựng đề án develop a project
xây dựng nền móng lay the foundation
xây dựng chỉ số construct an index

thực hiện dự án đúng kế hoạch đề ra to fulfil a project on schedule


thực hiện kế hoạch to carry out a plan
thực hiện ước mơ to realise a dream
thực hiện lời hứa to keep a promise
thực hiện chuyến thăm to pay a visit
thực hiện cam kết to fulfil/ follow through a commitment
thực hiện nhiệm vụ to perform a task
thực hiện chính sách to adopt a policy
thực hiện kiểm tra giám sát to exercise control/supervision
thực hiện đơn hàng to fulfill an order

áp dụng biện pháp take a measure


áp dụng khoa học kỹ thuật apply technology
áp dụng chiến lược pursue a strategy

thành phố lớn major cities


số tiền lớn huge amount
công ty lớn giant companies
vấn đề lớn key issue
thành tựu lớn impressive achievement
tiến bộ lớn remarkable progress
thách thức lớn considerable challenge
mục tiêu lớn ambitious target
khửng hoảng lớn serious crisis
ảnh hưởng lớn profound impact
sự phân cách lớn dramatic split
giải thưởng lớn prestigious prize
sự đa dạng lớn enormous diversity

đặt hàng place an order


đặt phòng reserve a room
đặt vé book a ticket
đặt bàn reserve a table
đặt niềm tin vào... place trust in ...
đặt bát lên bàn put ... on the table
đặt nền móng cho ... lay the foundation for ...

Unit 22. Task 1.

Các siêu cường đang suy yếu và những cường quốc mới

1. Sự hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, chưa kể tới sự thù nghịch tự nhiên giữa
họ, là cuộc chơi vĩ đại nhất trên thế giới ngày nay. Chỉ trong một vài thập niên ngắn ngủi

56
sau năm 1945 đã nổi lên hai siêu cường có vũ khí hạt nhân đủ sức tiêu huỷ toàn bộ nền
văn minh nhân loại trong một cuộc thảm stá hạt nhân, và khả năng triển khai lực lượng
quân sự đáng sợ trên toàn thế giới. Nhưng đến đầu thập niên 90, một trong hai siêu cường
đó đã sụp đổ, còn siêu cường thứ hai - Hoa kỳ - thì đang rút lui khỏi nhiều cam kết toàn
cầu. Thế giới dần dần quay trở lại tình trạng tranh giành vốn đã trở nên quen thuộc nhưng
lại phức tạp hơn của chính trị cường quyền.

2. Thời đại của các siêu cường đã bắt đầu khi Hoa Kỳ và Liên Xô thống trị thế giới sau thế
chiến thứ hai. Mỗi bên cầm đầu một trong hai liên minh quân sự hùng mạnh nhất, và cả
hai đều kiểm soát lực lượng vũ khí nguyên tử nhiều hơn bất cí quốc gia nào khác. Mỗi
bên đều triển khai các chương trình chính trị mang tính thù nghịch với phía bên kia và
tranh giành đồng minh và ảnh hưởng với nhau ở những khu vực xa xôi trên toàn thế giới.

3. Mặc dù Nga và Mỹ đã phối hợp cùng nhau để đánh bại Đức và Nhật, song họ không thể
nhất trí với nhau về hình thù của thế giới thời hậu chiến. Châu Âu bị chia cắt dọc theo
ranh giới kiểm soát quân sự đã được nhất trí trong thời kỳ chiến tranh. Tất nhiên việc
Trung Âu bị chia cắt không thương tiếc bởi bức màn sắt như Churchill đã gọi là điều trái
tự nhiên, nhưng mãi tới khi ranh giới chia cắt được phân định rõ ràng thì các cuộc khủng
hoảng mới thôi không tiếp diễn.

4. Châu Âu đã được bình ổn bởi chiến tranh Lạnh, nhưng ngay sau đó những bất ổn lớn lại
nhanh chóng nổi lên ở những khu vực nằm xa hơn những mối quan tâm trực tiếp của các
siêu cường. Cuộc chiến Triều Tiên năm 50-53 đã mở đầu cho một loạt các cuộc xung đột
ở châu á và Trung đông, vì xung đột giữa các siêu cường đã dịch chuyển khỏi châu Âu,
và nhiều nước đang phát triển đã đấu tranh giành độc lập từ tay các cường quốc châu Âu
già cỗi. Nhưng cuộc xung đột nguy hiểm nhất xảy ra tại Cuba năm 62 lại liên quan tới
việc Liên Xô triển khai tên lửa hạt nhân ở sân sau của Mỹ. Khiếp sợ trước viễn cảnh phải
lao vào một cuộc chiến hạt nhân, năm 1963, hai siêu cường đã đồng ý ký kết hiệp ước
kiểm soát vũ khí có qui mô lớn đầu tiên - Hiệp ước Cấm thử Vũ khí Hạt nhân Cục bộ -
nhằm thiết lập các cơ chế mới để kiểm soát xung đột.

5. Khi các siêu cường nhận thấy rằng các kho vũ khí hạt nhân của họ không phải là công cụ
chính sách hữu hiệu, thì họ cũng bắt đầu ý thức được về những hạn chế thực sự đối với vị
thế siêu cường và những rủi ro mà họ có thể phải gánh chịu khi là địch thủ của nhau. Các
hiệp ước Đàm phán Hạn chế Vũ khí Chiến lược đã được ký kết năm 1972 và các văn bản
khác cũng được ký kết năm 1974 tại Helsinki để đảm bảo cho thời kỳ hoà dịu Đông-Tây
tại châu Âu. Song về phía các siêu cường, những giới hạn mà những hiệp ước đó đề ra
đối với sự ganh đua giữa họ không có nghĩa là sự cạnh tranh giữa họ đã chấm dứt.

6. Đến năm 1980, các siêu cường dường như cố giải quyết nỗi thất vọng của họ bằng cách
lao vào một cuộc chiến tranh lạnh mới. Việc Liên Xô xâm lược Afghanistan cuối năm 79
và việc trúng cử của chính quyền Reagân bảo thủ tại Mỹ năm 80 lại dẫn tới tình trạng
căng thẳng ngày càng lớn, phần nhiều thể hiện qua những lời lẽ chỉ trích gay gắt hơn về
sự ganh đua giữa họ. Nhưng ở hầu hết các khu vực, tình hình đã đỡ nguy hiểm đi nhiều.
Cuộc khủng hoảng tại Balan năm 80-81 kéo dài hơn cuộc khủng hoảng Tiệp khắc năm
68, nhưng chưa bao giờ Hoa kỳ thách thức một cách nghiêm trọng khu vực ảnh hưởng
của Liên Xô ở Đông Âu. Cuộc chiến Iran-Iraq nổ ra từ năm 1980, trong đó các tàu chở
dầu thường xuyên bị đánh đắm, nhưng cả hai siêu cường đều hết sức kiềm chế. Bằng
cách mở rộng qui mô kho vũ khí hạt nhân của mình mà không làm đảo lộn thế cân bằng
hạt nhân, các siêu cường chỉ có thể khiến cho tình hình càng trở nên phức tạp hơn mà
thôi.

7. Sự bất lực của vũ khí hạt nhân và khả năng không thể đạt được mục tiêu thông qua xung
đột của các siêu cường tại các quốc gia đang phát triển đã khiến người ta phải xem lại ý

57
nghĩa thực sự của một siêu cường. Khi Xô-Mỹ mất đi sự tin tưởng thì Trung Quốc, Nhật
bản và Cộng đồng Châu Âu đã bắt đầu lên tiếng, làm giảm tầm ảnh hưởng của 2 cường
quốc này. Hoa Kỳ nhận tháy họ không còn thống lĩnh nền kinh tế thế giới nữa, và phải
đối xử với Nhật và đặc biệt là Tây Âu một cách thận trọng hơn. Nhưng chính Liên Xô
mới rơi vào tình trạng khó khăn sâu sắc nhất vì thất bại kinh tế của chính mình. Cả hai
siêu cường đều sẵn sàng đạt đến một thoả thuận nếu muốn cứu vãn một chút gì đó từ vị
thế vang bóng một thời của họ.

8. Sự sụp đổ của Liên Xô năm 91 và sự suy yếu của quân đội Hoa kỳ sau khi chiến tranh
Lạnh kết thúc chỉ tạm chững lại bởi việc liên quân do Mỹ cầm đầu đã đánh bại Iraq năm
91. Nếu không có sự ủng hộ từ các đồng minh thì Hoa kỳ khó mà tập hợp được liên minh
chiến thắng của họ hay đủ tiền trả cho liên minh đó. Giờ đây, một vòng xoáy quyền lực
đan cài lẫn nhau đã bắt đầu nổi lên thay thế cho một thế giới do các siêu cường chi phối.
Đã có 5 uỷ viên thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ, 7 cường quốc công nghiệp và
thậm chí 3 khối mậu dịch lớn tại châu Âu, đông á và Bắc Mỹ. Thế giới mới và đầy bất
chắc đó hoá ra có thể sẽ nguy hiểm hơn cả một thế giới gồm những siêu cường thiếu nhậy
bén.

Unit 22. Task 3.

The end of the american era?


(another american era?)

1. It has been the American century in more than one sense. Not only did this indisputable
leader prevail in the century’s great conflicts, but these helped to eliminate potential
rivals. WWI effectively removed Britain. WWII did the same for Germany. And the Cold
War left Russia exhausted.

2. For the moment, America has no rivals for military or economic superiority. China’s
forces may outnumber America’s, but the U.S. army is the most advanced and mobile - as
shown in Kosovo and the Persian Gulf. As for economic superiority, the U.S. GDP in
1999 of more than $8 trillion slightly exceeded the output of the E.U, which has 100
million more people. On average, income per capita are 45 % higher in America than in
Europe and 26% higher than in Japan.

3. It is hard to deny the U.S. pre-eminence. Five of the ten largest MNCs are American.
Coca Cola is the world’s best-selling soft drink. Hollywood is the world's entertainment
capital. And the American ideal - with its emphasis on human dignity, freedom and
material progress - was the only ideal that survived at the end of the 20th century,
overruling the empire at the outset, or fascism and communism in the middle of the
century.

4. Given this vast U.S. dominance, it may seem illogical to suggest that the nest century
won't belong to America. Yet this is the best bet. The “American century“ label has, to
some extent, distorted history. For most of the century, America did not dictate events,
but frustrated the will of others. Meanwhile, domestic tranquility was often absent, with
the 1930s Great Depression and the 1960s social turmoil being the clearest examples.
Pessimism abounded in the 1980s, with inflation hitting the 14% mark.

5. The U.S. dominance, moreover, also depends on objective factors. Even the most
powerful nation-state may not be able to tame menaces of the new millenium: nuclear
proliferation, terrorism, use of mass-destruction weapons, economic instability, and
technological breakdowns of vital computer or communications systems. And beyond

58
these threats lie internal challenges to social cohesion and economic well-being. What
our future will be like still remains to be seen.

Unit 22. Task 4.

1. Last year’s euphoria over China’s WTO accession now becomes clearly premature.

2. The fiasco in Seattle, when the WTO ministerial meeting collapsed without agreement on
a Millennium Round, had a great effect on the international political cycle not so much in
the area of trade policy, but in the future of globalisation.

3. Indonesia’s A. Wahid said the discrepancy between rich and poor was a natural result of
competition, which is the essential mechanism for economic growth.

4. The U.S Congress, with 2/3 votes in each house, may initiate an amendment of the
Constitution.

Unit 23. Task 1.

chính sách của hoa kỳ đang hướng về châu á

1. Thông thường thì thời kỳ chuyển giao quyền lực chính trị ở Hoa kỳ là thời điểm thích
hợp để các công dân cũng như các ứng cử viên tổng thống suy ngẫm một cách nghiêm
túc về lịch sử chính trị những năm gần đây và đưa ra những nhận định về tương lai đất
nước. Điều này không chỉ được áp dụng với các chính sác đối nội mà còn cả đối ngoại
nữa. Nhưng vì việc kiểm phiếu và các chiến dịch sau bầu cử chuẩn bị cho ông Bush lên
nắm quyền vào năm 2000 kéo dài quá lâu, nên người ta đã quên mất công việc quan trọng
này.

2. Nhà Trắng đã quá bận rộn đến nỗi không có lúc nào để nghĩ đến việc hoạch định chính
sách khi ông Bush bắt đầu nhiệm kỳ mới. Điều này quả là khó chấp nhận, bởi vì trong khi
báo chí và các trang xã luận đều nói tràng giang đại hải về tiến trình của cuộc bầu cử,
nhưng điều mà dư luận quốc tế và đặc biệt là châu á quan tâm thì lại ít được nhắc tới: vị
tổng thống Hoa kỳ mới này sẽ có những chương trình hành động như thế nào?

3. Chiến dịch tranh cử mang tầm thiên niên kỷ của ông Bush cùng với giai đoạn chuyển
giao quyền lực sau đó được đánh giá là một bước ngoặt lịch sử đánh dấu sự thay đổi
trong ưu tiên chính trị của Hoa kỳ – từ châu Âu chuyển sang châu á. Thực ra khả năng
chuyển trọng tâm của chính sách ngoại giao sang châu á không được đề cập nhiều khi
ông Bush vận động tranh cử. Điều này một phần là do cả Đảng Cộng hoà lẫn Đảng Dân
chủ đều có đồng quan điểm về ba mục tiêu hàng đầu ở châu á: tầm quan trọng của các
liên minh song phương của Mỹ, sự cần thiết của quan hệ với Trung quốc, và những lợi
ích thu được từ việc tự do hoá hoạt động thương mại và đầu tư.

4. Tuy nhiên, dù hai đảng đều có chung quan điểm về châu á, và dù châu lục này ít được
nhắc đến trong chiến dịch tranh cử, thì điều đó cũng không có nghĩa là quan hệ với châu
lục này sẽ suôn sẻ trong tương lai. Thế kỷ tới sẽ là thế kỷ của châu á Thái Bình Dương,
mặc dù xưa nay người ta chỉ lớn tiếng nói về khu vực này chứ ít ai thực sự hiểu về nó.
Sau một thập kỷ tương đối ít biến động, giời đây châu á đang chuẩn bị có những bước đổi
thay chiến lược. Trước mắt, ba thách thức lớn nhất đối với Hoa kỳ là lường trước và đối
phó được với những biến đổi tất yếu chắc chắn sẽ diễn ra nay mai ở bán đảo Triều Tiên,

59
khống chế được vị thế quân sự và chính trị ngày càng mạnh của Trung Quốc trên trương
quốc tế, và đối phó với những diễn biến chính trị phức tạp ở Inđônêxia.

5. Ngoài ba thách thức lớn nói trên, còn rất nhiều thách thức nữa đối với Mỹ, và đều có liên
quan tới châu á. Cụ thể là mâu thuẫn về mậu dịch giữa Mỹ và châu á - xưa nay vốn không
được đặt ra vì nền kinh tế Mỹ quá mạnh - giờ đây sẽ tái hiện như một nguy cơ lớn đối với
Mỹ nếu đà tăng trưởng kinh tế của nước này bị giảm sút. Mối quan hệ Đài Loan với
Trung Hoa Đại Lục cũng đang là một trong những nơi nguy hiểm nhất và diễn biến phức
tạp nhất trên thế giới, và Mỹ cũng không biết mình sẽ đóng vai trò gì trong vấn đề này.
Trên thực tế, cơ cấu an ninh châu á ( hoặc việc thiếu một cơ cấu an ninh ở châu lục này)
sẽ là một thách thức lơn mà Hoa kỳ cần giải quyết trong nhiều năm tới.

6. Điểm mấu chốt ở đây là sự ổn định của giai đoạn chính trị tới đây sẽ phụ thuộc rất nhiều
vào những quyết sách của Hoa kỳ trong vài năm tới. Bối cảnh chiến lược đang thay đổi
hàng ngày ở châu á đòi hỏi Hoa Thịnh Đốn phải chú tâm đặc biệt đến khu vực này, ít
nhất thì cũng như Nhà Trắng đã từng chú ý đến việc hình thành châu âu mới hồi thập
niên 90.

Unit 23. Task 3.

the transatlantic rift

1. One of the themes that emerged in this year’s World Economic Forum Annual Meeting
was the worry about increasing strains in the relationship between the US and EU. The
underlying root of the problem, as far as Europeans are concerned, is that the US has
become the world’s sole superpower. The result is that it started to see the rest of the
globe as less important. With the evaporation of the Soviet bloc menace, the US clearly
began a slow disengagement from Europe. America cut the number of its troops in
Europe from 300,000 to 100,000 during the 90s alone.

2. Europe is also accusing the US of the latter’s growing reluctance to commit itself to
international treaties, conventions and organisations. The saga of money owed by the US
to the UN loads up. The Congress has refused to ratify the Comprehensive Test Ban
Treaty and the Kyoto Treaty on global climate change. During the last spring’s Kosovo
conflict, when air attacks failed to expel the Serbs, America was slow in sending ground
troops to the area.

3. Moreover, Europe charges that America is becoming more unilateralist. One


manifestation of this trend is the enthusiasm of America’s political classes for a system of
National Missile Defense, despite the strong objections of Russia and the European allies.

4. Meanwhile, from the America’s angle, Europe is becoming more unified in a way that
disturbs many Americans. A year before the launch of the euro, many American
commentators believed that Europe would never create a single currency. Now that it is a
fact, they assume that the euro will not challenge the global role of the dollar, and that it
therefore will not require the US to re-examine its own policies.

5. They are probably wrong. Although the euro is still in its infancy, once it has established
a track record as a solid currency, investors and central banks will want to balance their
dollar holdings with euro investments. The establishment of a bipolar global financial
system indeed proves awkward for Uncle Sam.

6. Europe is integrating not only economically, but also in the field of defence. EU
governments believe that they need to be able to back up their diplomatic

60
pronouncements with the threat of force. Therefore, 15 EU nations, at the insistence of
Britain, have agreed to focus on improving their military capabilities in the years ahead.

7. So it is hard to be optimistic about the immediate outlook for transatlantic relations. In


the long run, however, the emergence of a more powerful and successful Europe could
encourage Washington to accept a new world order that is less unipolar and more rule-
based than that of today.

Unit 23. Task 4.

1. I love this room because it is beautifully designed and well equipped.

2. Although e-commerce is in fashion nowadays, a recent survey revealed that 75% of all e-
commerce initiatives failed due to bad business planning and unrealistic expectations
from this lucrative field.

3. When East Asian countries began to learn about the dark side of liberalisation, they had
neither the time nor the effort nor the courage to set up the institutions that would have
been needed to protect themselves from the volatility of the outside world.

4. A nation’s constitution is the most important instrument for the governmnt and the
supreme court. It’s also the basis for political stability, individual feedom and social
progress.

Unit 24. Task 1.

các tổ chức liên chính phủ

1. Các tổ chức quốc tế hay tổ chức liên chính phủ là một trong những chủ thể chủ yếu của
hệ thống quốc tế đương đại. Thông thường, người ta sử dụng thuật ngữ tổ chức LCP bởi
vì bản thân thuật ngữ đó nhấn mạnh một thực tế là những tổ chức như vậy, trong đó có
LHQ, là do các quốc gia hợp thành, và những cá nhân được cử tới làm đại diện tại những
tổ chức đó phải đại diện cho quyền lợi và chính sách của quốc gia họ.

2. Các tổ chức LCP có thể được phân loại theo phạm vi tham gia của các thành viên và
phạm vi mục đích của chúng. Một mặt, chúng ta có các tổ chức chính trị rộng rãi như Hội
Quốc liên trước kia và LHQ hiện nay, với mục tiêu kết nạp càng nhiều thành viên trên
qui mô thế giới càng tốt. Những tổ chức như vậy cũng là những tổ chức có mục đích
chung chung, trong đó họ đảm nhận chức năng chính trị, kinh tế, phát triển, quân sự, văn
hoá xã hội và các chức năng khác cho các quốc gia thành viên. Các tổ chức có mục đích
chung chung khác lại có số thành viên hạn chế hơn, ví dụ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương, Tổ chức Thống nhất châu Phi và một số tổ chức khác. Khối Thịnh vượng chung
của Anh không mang tính khu vực nếu xét theo tiêu chí hợp nhất các thành viên trong
một khu vực địa lý bất kỳ, mà chỉ hạn chế trong phạm vi các thuộc địa cũ của đế chế Anh
quốc trước đây.

3. Rất nhiều các tổ chức khác, gọi là các tổ chức chuyên môn liên chính phủ, lại thực hiện
các chức năng cụ thể hơn. Có tổ chức thì nhấn mạnh vào chức năng quân sự, ví dụ như
Liên đoàn ả Rập, khối NATO hay Hiệp ước Vác-sa-va trong thời kỳ đầu mới thành lập.
Các tổ chức khác lại liên quan chủ yếu tới các vấn đề kinh tế, chẳng hạn các cơ quan
chuyên môn của Cộng đồng châu Âu hay các tổ chức như Thị trường chung khu vực
Trung Mỹ, Hiệp hội các quốc gia Đông nam á, hay Hội đồng Tương trợ kinh tế do Liên

61
Xô thiết lập ở Đông Âu trước đây. Một số khác lại cung cấp các dịch vụ xã hội như Tổ
chức Y tế Thế giới hay Tổ chức Lao động Quốc tế. Một số khác nữa lại chuyên môn về
vấn đề tiền tệ và phát triển kinh tế, như Quỹ Tiền tệ quốc tế hay Ngân hàng Thế giới.

4. Các tổ chức LCP có tác động liên tục và đáng kể tới quan hệ giữa các quốc gia. Vai trò
của nhiều tổ chức LCP rõ ràng đã được thể chế hoá theo đó các quốc gia trông chờ các tổ
chức như vậy ra tay hành động trong một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ, họ trông chờ LHQ
sẽ hành động ở những nơi có xung đột liên miên, chẳng hạn giúp chấm dứt giao tranh
giữa Iran và Iraq năm 88. Họ trông mong Tổ chức Thống nhất châu Phi hành động ở
Ăng-gô-la năm 76, hay Liên đoàn ả Rập hành động ở Li-băng cuối thập niên 70. Khi một
quốc gia lâm vào tình trạng khó khăn kinh tế trầm trọng, lập tức các quốc gia đó sẽ trông
chờ vào các hình thức viện trợ khác nhau của WB hay IMF. Các nước thế giới thứ ba
ngày càng nhận thấy việc gắn bó với các tổ chức LCP sẽ giúp họ cải thiện hoạt động kinh
tế của mình. Ngoài ra, các tổ chức LCP còn là những chủ thể liên tục ảnh hưởng tới
những ứng đối trong chính sách đối ngoại của các quốc gia, miễn là các quốc gia đó gia
nhập tổ chức và thực tâm muốn là một thành viên lâu dài của tổ chức đó. Chỉ riêng việc
cử đại diện của mình tới một tổ chức, sử dụng các nguồn lực để duy trì các tổ chức đó,
hoặc liên kết với các thành viên khác thong qua các tổ chức LCP cũng có tác động tới
mỗi quốc gia. Có lẽ điều quan trọng nhất là các tổ chức LCP được xem là các chủ thể bởi
lẽ các quốc gia và các nhà lãnh đạo tin tưởng rằng các tổ chức LCP đang hoạt động với tư
cách là các chủ thể trên trường quốc tế và cần phải được cân nhắc trong nhuững tính toán
về chính sách đối ngoại của họ. Người ta sẽ thấy các tổ chức LCP có ảnh hưởng tới cách
thức và lĩnh vực tương tác giữa các quốc gia.

5. Các tổ chức LCP có thể gây ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau. Chức năng dễ nhận
thấy nhất tại LHQ và nhiều tổ chức LCP khác là tạo ra một diễn đàn cho các quốc gia
thành viên gặp gỡ và tiếp xúc với nhau. Các tổ chức LCP có thể đóng vai trò trung gian,
là một kênh liên lạc hay là một nơi gặp gỡ, hoặc đóng vai trò trung gian hoà giải tích cực.
ở một hình thức tích cực hơn, các tổ chức LCP còn đóng vai trò điều tiết trong một loạt
các lĩnh vực như kinh tế, y tế, thông tin liên lạc và vận tải, ví dụ như Liên minh Bưu
chính châu Phi hoặc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. ở đây, các tổ chức LCP,
với sự nhất trí của các quốc gia thành viên, sẽ điều chỉnh hình thức quan hệ giữa các
thành viên với nhau để hoạt động một cách suôn sẻ, hiệu quả và có lợi trong một lĩnh vực
cụ thể. Chức năng quản lý và điều phối này đóng vai trò quan trọng đảm bảo cho các mối
quan hệ toàn cầu diễn ra một cách qui củ.

6. Tuy nhiên, một số tổ chức LCP lại có chức năng phân phối, tức là phân chia lợi ích và chi
phí giữa các quốc gia với nhau. Mặc dù người ta sẽ nghĩ ngay tới các tổ chức như WB,
song các tổ chức khác như Toà án Quốc tế có thẩm quyền quyết định pháp lý cũng có
chức năng phân phối tương tự. Các quốc gia phải tính tới quyền hạn của các nhân viên
chuyên nghiệp của các tổ chức LCP tương xứng, những người sẽ quyết định chia sẻ chi
phí và lợi ích hiện có như thế nào.

7. Nếu chức năng phân phối được thực hiện một cách triệt để hơn thì một vài tổ chức LCP
còn có thể tổ chức Siêu quốc gia. Những tổ chức như vậy có quyền ra quyết định áp dụng
cho tất cả mọi quốc gia thành viên ngay cả khi có một vài thành viên không nhất trí. Thực
ra những tổ chức LCP đó tước đi một phần chủ quyền của các quốc gia thành viên. Rất
nhiều cơ quan chuyên môn của Cộng đồng châu Âu có quyền như vậy và là những tổ
chức LCP siêu quốc gia thực sự duy nhất đang tồn tại hiện nay.

Unit 24. Task 3.

the united nations system

62
1. In the aftermath of World War II, the United Nations reflected the desire of the victorious
states to maintain world peace and to attack the conditions that appeared to foster war:
colonialism, poverty, inequality, and ignorance. The charter of the United Nations (UN),
drawn up at the Dumbarton Oaks Conference of August-September 1944, was largely the
product of American, British, and Soviet negotiations. At the Yalta Conference in
February 1945, Roosevelt, Churchill and Stalin agreed the procedures that ensured the
great power dominance of the UN. The founding conference of the UN took place in San
Francisco in April-June 1945. The Charter was signed on 26 June by fifty-one members,
twenty of them from Latin America, eleven from Asia and only three from Africa.

2. The UN placed its headquarters in New York, partly in recognition of the United States’
leading role in formulating the Charter. The official languages are now Arabic, Chinese,
English, French, Russian and Spanish, symbolizing the genuinely international character
of the organization. But by far the most important balancing act of the UN was evident in
the types of institutions it set up. There were, and still are, three main bodies.

3. The most powerful is the Security Council which has responsibility for ‘maintaining
peace and security’. Its fifteen members are dominated by five permanent members
(Britain, China, France, Russia, United States) with the right to veto any non-procedural
matter. (The Chinese seat was occupied by Nationalist China until 1971.) The veto is the
vivid evidence of the ‘power’ in the term ‘great power’. The other ten UNSC members
are elected for two-year terms by the UN’s second main body, the General Assembly
(UNGA).

4. In the UNGA all UN members are notionally equal - each with one vote. The UNGA
meets regularly each year in September and has seven main committees which deal with
a range of issues. The UNGA can discuss and subject, but a two-thirds majority is
required before an ‘important question’ can be passed. However, the UNGA merely has
the power to recommend, unlike the UNSC which can ‘enforce’ observance.

5. The third UN institution is the Secretariat headed by the Secretary General, who is
elected for a five-year term. President Roosevelt had visions of the Secretary-General as a
‘world moderator’ but the reality has been an often powerless figurehead whose good
offices are regularly by-passed.
6. Despite its excesses during the Cold War, the UN has its good points. First, its various
types of peacekeeping have been useful. By now we are familiar with the mixed-race,
multi-lingual, blue-helmeted soldiers, lightly armed and operating in squalid or remote
places. They have to carry out difficult, if not impossible, tasks because the UN itself is
rarely sure about what it is doing and does not give its forces much authority.
Nevertheless, enough states have seen it fit to make use of UN troops in a wide range of
passive and active roles.

7. Second, the UN serves a passive role as a venue for traditional diplomacy. In the more
obscure, smoky corridors or small back rooms, enemies can meet, signals can be sent and
talks can begin. Even in a shrinking world of modern communications, there is still a
need for face-to-face contacts.

8. Third, the UN has established a wide range of specialized agencies and associated
organizations that are of practical use. The World Bank and the International Monetary
Fund (IMF) are perhaps two of the best-known suppliers of funds to states in economic
need. The UN International Children’s Emergency Fund (UNICEF) and the High
Commission for Refugees (UNHCR) provide essential help for individuals in need.

63
9. Fourth, the UN is simply a place where the poor and weak, in a world so dominated by
great powers and the developed states, can feel they are being heard. To be sure, this has
too often deteriorated into absurd and outrageous proposals, childish antics and shrill
speeches. The impotent may feel better for upbraiding the powerful but their actions only
undermine the ability of the UN to act effectively.

10. There is much speculation that the UN will finally be able to fulfil its promise. Although
it is likely that reforms will take place - greater payments of debts by great powers like
Russia and the United States, and perhaps even a seat on the Security Council for Japan -
there is little sign that the UN could manage effective collective security. Although there
are reasons to deride or ignore the organization, if the UN did not already exist it would
certainly have to be invented.

Unit 24. Task 4.

1. The food giant will put credit cards on trial in 12 of its outlets.

2. A number of changes have been made to credit cards usage to make them more
acceptable.

3. There has been a reduction in the number of cheque book users, which proves the
advantage of credit cards in payment.

4. We are enclosing our latest catalogue and price list. Please note that some alterations
have been made with regard to the payment of large orders.

5. Various objections to smoking in the office were brought up in the recent staff meeting.

6. They do not place much trust in the minister’s promise.

7. For 18 years the US has enjoyed continuous economic expansion.

8. The London Business School enjoys recognition all over the world.

Unit 25. Task 1.

châu âu cần một sự khởi sắc

1. Châu Âu cần một con đường phát triển kinh tế mới. Châu lục này cần phải chứng tỏ rằng
mình có thể vận dụng những thành tựu khoa học và công nghệ, tri thức và tính sáng tạo
để tạo ra công ăn việc làm, tăng trưởng và thành tựu kinh tế. Việc sáng tạo, truyền bá, áp
dụng và khai thác các bí quyết kỹ thuật chính là động lực cho tăng trưởng kinh tế trong
bối cảnhtoàn cầu hoá ngày nay, khi mà không một quốc gia nào có thể tồn tại trong cô
lập. Điều này khiến cho tính sáng tạo, đầu óc kinh doanh và tinh thần bền bỉ không ngại
khó khăn ngày càng được đánh giá cao. Việc tìm ra con đường phát triển cho riêng mình
trong nền kinh tế tri thức cũng chính là việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi mà bất cứ ai
cũng tự đặt ra cho mình: chúng ta và con cái chúng ta sẽ sống ra sao trong tương lai? Nếu
các nhà lãnh đạo chính trị không đưa ra được một câu trả lời sáng tỏ và thuyết phục cho
câu hỏi này thì uy tín của họ sẽ bị lung lay nghiêm trọng. Tuy nhiên việc tìm ra một câu
trả lời thuyết phục ngày càng trở nên khó khăn bởi vì đời sống kinh tế của chúng ta giờ
đây đang trải qua những đổi thay vũ bão hơn bao giờ hết.

64
2. Có một vài nhân tố khiến cho nền kinh tế của chúng ta biến đổi từng ngày. Xu thế toàn
cầu hoá đang buộc các công ty phải mở cửa để đối mặt với cạnh tranh từ phía các nhà sản
xuất với chi phí thấp hơn cũng như từ phía các nhà đầu tư và thị trường vốn đang ngày
càng trở nên khắt khe hơn. Sự chuyển đổi từ các ngành chế tạo sang khu vực dịch vụ
đang diễn ra ngày càng nahnh chóng và phức tạp dưới ảnh hưởng sâu rộng cảu công nghệ
thông tin và máy vi tính. Các sản phẩm chế tạo ngày càng có hàm lượng tri thức cao hơn
và trình độ công nghệ tinh vi hơn. Hệ Internet và hệ thống thông tin di động đã giúp cho
con người có khả năng lưu trữ, truy cập, phân tích và chia sẻ thông tin với một khối
lượng lớn và tốc độ nhanh chưa từng có. Các xã hội tiên tiến có khả năng tiến hành các
nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả hơn, và áp dụng kết quả nghiên cứu nhanh chóng
hơn vào việc sản xuất ra những sản phẩm mới cũng như khai sinh một số ngành mới như
công nghệ sinh học và công nghệ gen.

3. Tất cả nhữgn đổi thay này kết hợp lại khiên cho các tài sản vô hình như nghiên cứu và
phát triển, thương hiệu, bí quyết kĩ thuật và nguồn nhân lực trở thành những động lực cơ
bản trong việc tạo ra của cải vâtj chất cho xã hội. Tính sáng tạo và óc kinh doạnh đang
chuyển những tài sản vô hình này vào trong giá trị của những sản phẩm và dịch vụ mới,
và góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, đáp ứng nhu cầu xã hội
và tăng năng suất lao động.

4. Từ xưa đến nay châu Âu vốn kém năng động so với Mỹ trong việc bắt nhịp với nèn kinh
tế mới. Đó là một trong những lí do tại sao tỉ lệ tạo công ăn việc làm ở châu Âu không
cao bằng ở Mỹ. Châu Âu cũng tỏ ra chậm chân hơn trong các ngành công nghệ cao. Rất
nhiều công ty Mỹ cách đây 10 năm chỉ là những công ty hết sức nhỏ bé, vậy mà giờ đây
họ đã trở thành những công ty tầm cỡ quốc tế và đang giữ vai trò thống trị trong cạnh
tranh. Nền kinh tế mới này đang đựt ra những thách thức vô cùng to lơn đối với trật tự
kinh tế ở châu Âu.

5. Đầu óc kinh doanh đòi hỏi chúng ta phải biết chấp nhận rủi ro, và một xã hội kinh doanh
cũng phải biết chấp nhận nhiều thất bại hơn, vì đây là những yếu tố khong thể thiếu trong
quá trình tìm tòi học hỏi, khuyến khích con người thử nghiệm và tự hoàn thiện bản thân.
Nhiều công ty ở Thung lũng Silicon (khu công nghệ thông tin lớn nhất Hoa kì) trước khi
thành danh đã phải trải qua đôi ba lần thất bại. Nếu một xã hội không có chỗ cho thất bại
thì xã hội đó không thể nào tiến bộ được.

6. Một nền kinh tế sáng tạo sẽ khiến cho thay đổi diễn ra nhanh chóng. Tính sáng tạo chỉ
thành công nếu những ý tưởng mới, sản phẩm và dịch vụ mới, và các doanh nghiệp mới
thay thế cho những gì đã cũ, và các nguồn lực được chuyển sang những kgành hiệu quả
hơn. Vào những năm 50 và 60, để thay thế được 1/3 số công ty lớn nhất của Mỹ, người ta
phải mất 20 năm. Vào những năm 70, người ta chỉ mất có 10 năm; những năm 80 - chỉ
còn 5 năm. Còn giừo đây một công ty trong ngành chế tạo của Mỹ chỉ có tuổi thọ trung
bình là 3 năm. Chính tốc dộ thay đổi như vũ bão này đã đặt ra một thách thức lớn đối với
các công ty có “bề dày hoạt động” ở châu Âu.

Unit 25. Task 3.

A measure of success

1. How ready is Europe for the 21st century? It is out of question that European countries,
West and East, have made incredible strides over the past 50 years. Nonetheless, the old
continent must change agendas, directions and priorities if it is to prepare for the future.

65
To that end, a group of European leaders have met at the World Economic Forum to
identify what needs to be done.

2. The leaders were convinced that the old measures of success, especially those that track
only economic wealth, are no longer adequate. The major task of European leaders is not
to rebuild a war-devastated continent, but to ensure prosperity for the next generation. In
the future, a successful society will be sustainable in economic, political and
environmental terms. It will afford its citizens the possibility to develop and grow. And it
will be able to resolve its own conflicts. All this is such a tall order that none of the
contemporary European societies meets it today.
3. These ideas have been developed by European leaders into four broad measures of
success:

- Sustainability: wealth creation is an important aspect, but not the only one. A sustainable
society must have a good health care system, a clean environment and a government
playing an active role in the economy.
- Readiness for the future: since technology is the key to the future, this index measures
the availability of internet hosts and access to telecommunication lines. We also have to
look at R & D and patents and the number of well-educated and trained people.
- Fairness and individual freedom: it is crucial that all citizens have equal opportunities to
develop. More specifically, this captures youth unemployment, education, illiteracy, life
expectancy and the distribution of wealth.
- Harmony: not a word often used in political or business circles, but an important
characteristic of the kind of society we all long to live in. Harmony goes to our ability to
resolve conflicts between different social classes, or between different racial or religious
groups. Since this is not an easy thing to measure, the leaders have used proxies such as
prison population, homicides and suicides.

4. Finally, the leaders incorporated the four measures above to produce an overall ranking
for European countries. The key findings are that in general, the North does better than
the South, small does better than large, and homogeneous beats heterogeneous.

5. And not just Europeans. For the sake of comparison, the leaders have applied the overall
index to data from the U.S., Canada and Japan. Three European nations outpaced Japan,
and no fewer than nine seem better prepared for the future than the U.S. and Canada. So
it is not only the Old Continent that needs to ask how ready it is for the new century.

Unit 25. Task 4.

1. Why are you so happy today? Well, I have just received a pay rise.

2. In the recent department meeting he was heavily criticised of his being impunctual.

3. The depreciating baht has made Thailand an attractive destination for tourists.

4. The worst thing that can happen to investors in limited companies is to lose their initial
contribution if the company goes bankrupt.

5. You are looking cool today! Well, I have just had my hair cut.

6. I am so delighted to be awarded the Master Degree after nearly 2 years of hard work.

7. Why does he look so sad? Well, he has just been sacked.


8. This photocopying machine is not working! Isn’t it? I will get it mixed soon.

66
Check your progress 5
EN-VN

Sự bấp bênh CủA NềN KINH Tế TOàN CầU

1. Chủ nghĩa tư bản (CNTB) là hệ thống kinh tế thành công nhất mà thế giới từng biết đến
trong việc tạo ra của cải vật chất. Hệ thống này tạo ra của cải thông qua việc ngày càng
đạt đến những năng suất lao động ngày càng cao hơn và trình độ công nghệ ngày càng
tinh vi, phức tạp hơn; nó đòi hỏi phải đào thải các nhà máy kém hiện đại, những lĩnh vực
tụt hậu của nền kinh tế, và thậm chí cả những kĩ năng đã lỗi thời của con người. Trong
hệ thống này, ai làm việc năng động và hiệu quả thì sẽ được trọng dụng, còn ai kém hiệu
quả và không cần thiết sẽ không còn chỗ đứng.

2. Quá trình “phá huỷ để sáng tạo” này đã tạo ra rất nhiều những kẻ thắng và người bại, ít
nhất thì cũng trong ngắn hạn, đe doạ nghiêm trọng đến những giá trị, niềm tin và cả
những thể chế xã hội truyền thống. Hơn nữa, sự phát triển của CNTB luôn đi kèm với
những giai đoạn suy thoái có thể làm tổn hại đến cuộc sống của con người. Mặc dù
CNTB cuối cùng sẽ phân bố của cải vật chất một cách công bằng hơn vì nó thưởng công
xứng đáng cho những ai làm việc hiệu quả với năng suất cao nhất, nhưng nó cững có xu
hướng làm cho của cải, quyền lực, và hoạt động kinh tế tập trung trong tay một số ít
người. Do đó, những cá nhân, tổ chức hoặc thậm chí cả các quốc gia bị CNTB đe doạ sẽ
trở thành một lực lượng có thể lật đổ hoặc chí ít thì cũng cản trở sự phát triển của hệ
thống này.

3. Dưới tác động của một số diễn biến về chính trị, kinh tế và công nghệ, kinh tế thế giới bị
phân cực mạnh mẽ thời chiến tranh lạnh giờ đã chuyển thành một nền kinh tế toàn cầu
với mức độ hội nhập ngày càng mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hoá nhanh chóng trong
thập kỷ 80 và 90 ở những thị trường mới nổi ở Đông á, châu Mỹ Latinh và nhiều nơi
khác đã làm dịch chuyển quyền lực kinh tế toàn cầu và tạo ra một nền kinh tế thế giới
ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn. Tuy nhiên, đến cuối thập niên 90 thì những biến đổi
này cũng đã dẫn đến một loạt những đột biến tiêu cực trong từng nước cũng như trên
toàn thế giới.

4. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ ở Thái lan tháng 7 năm 1997 đã nhanh
chóng tràn qua các nền kinh tế đang công nghiệp hoá ở châu á TBD và lan sang cả Nhật,
rồi nhấn chìm rất nhiều nước khác trên thế giới. Đến mùa thu năm 98 thì 1/4 nền kinh tế
thế giới đã lâm vào suy thoái. Bao nhiêu của cải ở châu á TBD và những nước khác
bỗng chốc tiêu tan/không cánh mà bay. Các nước xuất khẩu hàng nguyên liệu bị thiệt hại
nặng nề khi thị trường xuất khẩu của họ trở nên cạn kiệt. Các thị trường mới nổi lúc này
bị coi là một môi trường rất không ổn định về kinh tế và chính trị, mặc dù chính những
nước này đã từng được ca ngợi hết lời hồi đầu những năm 90.

5. Vào đầu thế kỷ 21 này, nền kinh tế thế giới với mức độ hội nhập ngày càng cao hơn vẫn
sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mặc dù những khó khăn của Đông á đã được khắc
phục rất nhiều. Hệ thống TBCN thế giới sẽ không thể tồn tại nếu thiếu sự lãnh đạo
chính trị khôn khéo và cứng rắn. Sự lãnh đạo này phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thiết
lập và thực thi các qui định về mậu dịch, đầu tư nước ngoài và tài chính tiền tệ. Một vấn
đề không kém phần quan trọng khác là sự lãnh đạo đó phải đảm bảo quyền lợi cho
những người thua cuộc trong cơ chế thị trường. ít nhất những người này cũng phải thừa
nhận rằng mình thua là đúng. Sự tồn vong của cơ chế thị trường sẽ bị đe doạ nếu như
người ta chỉ quan tâm đến hiệu quả mà quên đi việc bảo vệ những người bị thiệt thòi về

67
kinh tế và không đào tạo lại những người lao động bị tụt hậu do những thay đổi vũ bão
về kinh tế và công nghệ.

VN-EN
Asian regionalism

1. From the mid 1980s until the financial crisis struck in the fall of 1997, the Pacific Asian
region, an arc of countries from Japan and Korea in the northeast to Indonesia, Thailand,
Singapore and Southern China in the southeast, was the fastest growing region in the
world economy. Some have estimated that these economies were growing at 8% a year
and accounted for approximately 1/4 of world output and almost 2/3 of world capital
spending. Indeed, the spectacular economic growth of the emerging markets of East Asia
transfixed the rest of the world. Before the 1997 meltdown, it seemed possible that these
economies would become the center of the world economy early in the 21st century.

2. During the past quarter century, a number of significant developments within this vast
and extraordinarily diverse area transformed the region and its place in the global
economy. Steady development of a regional economy and regional identity under
Japanese leadership, rapid industrialization of southern China, and the financial collapse
that suddenly enveloped the region in the late 1997 were particularly important and have
significant implications for the future of the region.

3. Pacific Asian regionalism has several distinctive features that have set it apart from both
West European and North American regionalism. There is no hegemon or core alliance
of major powers like Ameica in North America or the French-German alliance in
Europe. In the Pacific Asia, there are three major powers - the U.S., Japan, and China -
with interests and ambitions vary considerably from one another.

4. Despite the increasing integration of certain aspects of the region, its immense
economic, cultural, and political diversity has significantly inhibited the development of
a regional mentality and of regionwide institutions. While Asian nations share some
important characteristics, the region is deeply riven by cultural differences, diverse
economic systems, and serious political conflicts.

5. As the 21st century dawns, the Asia Pacific region remains in economic turmoil. East
Asia is slowly emerging from the severe storm, and Japan is by no means out of the
woods. Yet the region is rich in such economic fundamentals as an excellent labor force
and large pools of national savings that propel economic growth over the long term.
Despite its ample supply of problems, the resion is slowly regaining its strength.

Unit 26. Task 1.

Nền tảng cho sự ổn định

1. Cuối cùng thì các quan chức tài chính ở Đông nam á cũng có thể hãnh diện tuyên bố rằng
thoả thuận hợp tác khu vực giờ đây không còn là một khẩu hiệu suông. Việc bộ trưởng tài
chính các nước ASEAN, Nhật, Nam hàn và Trung quốc mới đây đưa ra tuyên bố chính
thức về thoả ước chuyển đổi tiền tệ - được gọi là sáng kiến Chiềng Mai - là một sự kiện
quan trọng trên nhiều phương diện.

2. Trước đây dư luận vẫn nghi ngờ về những đề xuất này vì các nền kinh tế ở đông nam á
đều có qui mô nhỏ và các quyết định của hiệp hội ASEAN thường có động cơ chính trị

68
nhiều hơn là kinh tế. Nhưng dù sao thì tuyên bố vừa rồi cũng khiến cho người dân yên
tâm rằng sẽ khó có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính thứ hai ở châu á, tuy diễn
biến kinh tế toàn cầu đang tỏ ra phức tạp và khó kiểm soát.

3. Các hiệp định về chuyển đổi tiền tệ - được phác thảo trong cuộc họp thường niên của
ADB ở Honolulu, Hawaii vào tháng 5 vừa qua - đã thể hiện tính đồng nhất cao hơn trong
việc hoach định chính sách của các nước đông á, và điều này có thể là cơ sở cho sự hội
nhập khu vực sâu rộng hơn. Khi hoạt động thương mại, đầu tư và thị trường chứng khoán
giữa các quốc gia trở nên gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ thì việc phối
hợp các chính sách tiền tệ sẽ trở thành một yêu cầu và một thực tế tất yếu.

4. Theo những hiệp định này, các nước kí kết hiệp định cam kết sẽ cho nươc khác vay nhằm
bù đắp thâm hụt dự trữ ngoại hối nếu khủng hoảng tiền tệ xảy ra. Cho đến nay, Nhật bản
đã cam kết sẽ cho vay tối đa là 3 triệu đôla cho Thái lan, 2 triệu đôla cho Hàn quốc và 1
triệu đôla cho Malaysia. Số tiền trên chưa phải là lớn, nhưng cũng đủ để các nước muốn
vay phải thoả mãn những điều kiện nhất định. Các nước bị khủng hoảng nếu muốn sử
dụng hơn 10% số tiền trên thì phải được sự cho phép của IMF - đây là điều kiện quan
trọng để dân chúng yên tâm rằng các nước cho vay sẽ không hỗ trợ tài chính cho các
chính sách thiếu khôn ngoan của nước đi vay.

5. Các thoả ước chuyển đổi tiền tệ này sẽ giúp cho các nước đi vay phản ứng một cách kịp
thời và linh hoạt trước tâm lý hoảng loạn của các nhà đầu tư như đã từng xảy ra ở cuộc
khủng hoảng năm 97. Đồng thời các hiệp định này còn là cơ sở cho một trật tự tài chính
với qui mô lớn hơn nhằm đảm bảo rằng các nước trong khu vực sẽ không bao giờ cần
dùng đến số tiền đó. Việc công bố số liệu kinh tế trong khu vực thời gian gần đây đã có
những tiến bộ vượt bậc về chất, về độ công khai cũng như về tính hiệu quả, và nhờ đó các
nhà đầu tư có thể sẽ tránh được những bất ngờ chẳng lấy gì làm dễ chịu. Hầu hết các
quốc gia bị khủng hoảng giờ đây đã ít bị lệ thuộc hơn vào các khoản vay ngắn hạn của
các ngân hàng nước ngoài. Không quốc gia nào còn áp dụng chế độ tỉ giá hối đoái cố
định cứng nhắc nhưng lại khó duy trì. Tất cả những nước này đều đã phá giá đáng kể
đồng nội tệ của mình và do đó không còn bị nguy cơ từ phía các nhà đầu cơ tham lam đe
doạ.

6. Điều này không có nghĩa là các nền kinh tế trong khu vực đã hoàn toàn hạ cánh an toàn.
Nhiều nước vẫn còn phải tiếp tục quá trình tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp, nâng cao
tính công khai minh bạch và bài trừ nạn tham nhũng - những vấn đề khiến họ không thể
nào đối phó với hậu quả của khủng hoảng vào năm 97. Tuy nhiên, hiệp định về chuyển
đổi tiền tệ đã đem lại hiệu quả tâm lý cao và là một minh chứng cho thiện chí hợp tác
trong khu vực. Điều mà chúng ta hi vọng nhất đối với những hiệp định này là các nước kí
kết hiệp định sẽ không bao giờ phải dùng đến chúng.

Unit 26. Task 3.

IMF NEEDS TO MEND ITS WAY

1. There is little doubt by now that both the IMF and the WB are in a crisis of confidence. A
recent report delivered to the U.S. Congress by the International Financial Institution
Advisory Commission contains significant analysis and findings which uncover what is
wrong with these two major international institutions as they now function, and what can
best be done to set them right.

2. While there were disagreement on a number of points within the Commission, the
majority felt strongly that neither the IMF nor the WB has been very effective in the past

69
two decades in carrying out its assigned responsibilities. Originally, the IMF was set up
immediately after WWII to help maintain financial stability by acting as a monitor and
advisor of member governments, and also as a lender of last resort when countries fall
into acute financial distress as occurred in east Asia in 1997. But since the 1970s, its
mission has expanded enormously.

3. In addition to the originally assigned task of preserving global financial stability, it has
taken on two other enormous tasks. First, for the past 20 years it has teamed up with the
WB in overseeing structural adjustment loans to the world’s poorest countries to help
them reduce poverty and achieve sustained economic growth. Second, it supported
market transitions in the post-communist countries of eastern Europe and the former
Soviet Union.

4. Sadly, the IMF’s record is pretty mediocre on all three of these aims. The emerging
markets in Latin America, eastern Europe and east Asia have suffered wild financial
shocks during the second half of the 1990s. The IMF failed to foresee those crises, and
IMF interventions proved futile in moderating their virulent outbreak.

5. Even now when the crisis-hit nations are turning around, the IMF’s role is somewhat
ambiguous. There are big debates on whether the IMF programmes actually speeded
recovery in those countries, or whether the bounce back simply reflected the market cycle
of financial panic giving way to financial balance once again. After all, countries that
shunned or avoided the IMF such as Malaysia or Hongkong seemed to bounce back at
least as fast as the IMF-managed crisis cases.

6. The Commission finally reached the conclusion that the IMF can be fixed only if it
focuses again on its core mission: helping to preserve global financial stability. Of
course, it would still play a useful role through policy consultations, economic
monitoring, and data collection. But it should get out of its long-term lending activities.
Even when providing emergency funds to financially distressed nations, the IMF should
require them to get their banking sector cleaned up and their budget under better control.

Unit 26. Task 4.

1. Heart disease is the number one killer in the United States.

2. The time of heavy-handed state intervention is dead and burried.

3. Threats from the digital age include job losses and increased need for education and
social safety nets.

or: The digital age has exposed us to so many challenges, including job losses and increased
demand for education and social safety nets.

4. The public deficit disappeared and productivity increased strongly due to technological
advances, economic deregulation, and company downsizing.

5. In Asia today, a robust rebound has rekindled confidence, but doubts about the
sustainability of the recovery still remain.

or: Public confidence is returning in Asia thanks to the respectable economic recovery,
the sustainability of which remains in doubt.

70
6. Singapore has been the best performer in Southeast Asia since the regional meltdown, but
the future of this externally-driven economy may be limited by events outside its control,
despite continued restructuring efforts by the government.

Unit 27. Task 1.

một đồng tiền lớn đang bị lãng quên

1. Euro là đồng tiền quốc tế. Ngày nay, euro vừa là đồng tiền của hơn 300 triệu người dân
châu Âu, vừa là đồng tiền của một đối tác thương mại lớn nhất thế giới, chiếm gần 20%
kim ngạch xuất khẩu và 15% GDP toàn cầu. Phạm vi sử dụng đồng euro còn có thể mở
rộng thêm nữa - tăng 60% về số người sử dụng và 35% về GDP - nếu 3 nước thành viên
EU còn lại và tất cả các nước đang chuẩn bị gia nhập Eu đều tham gia liên minh tiền tệ
châu Âu trong nhưng năm tới.

2. Mục tiêu cơ bản của đồng tiền chung châu Âu là thể hiện một bản sắc tiền tệ chung cho
khối, duy trì ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong khu vực. Việc biến đồng
euro thành đồng tiền quốc tế bản thân nó không phải là mục đích cuối cùng đối với các
nhà lãnh đạo chính trị, và cũng không phải là mục tiêu của Ngân hàng TW châu Âu. Vai
trò của đồng euro là đẩy mạnh hội nhập và duy trì trật tự kinh tế trong liên minh. Điều
này phụ thuộc hoàn toàn vào tác động thị trường cũng như đánh giá của thị trường về
mức độ ổn định và tính hiệu quả của nền kinh tế khu vực. Tuy nhiên giờ đây đồng euro
có vẻ như ít được ưa chuộng và cũng ít được nhắc đến hơn là người ta từng mong đợi.

1. Những người lạc quan thương tự an ủi mình rằng tuy thoạt đầu người ta có thể lạnh nhạt
trước những gì mới lạ - chẳng hạn như một người ngoại quốc hay một đồng tiền mới -
nhưng tiếp xúc càng lâu thì ta sẽ quen dần. Chính vì thế mà người ta hi vọng rằng dân
Anh dần dần sẽ bớt nghi ngại đối với đồng euro khi họ hiểu được rằng cầm đồng tiền mới
này tay họ cũng không bị bẩn, hay đồng tiền đó cũng chẳng tự nhiên bốc cháy đâu mà lo!

2. Nhưng có vẻ như người ta đã không lạc quan đúng chỗ. Một cuộc thăm dò dư luậnmới
đây đã phỏng vấn những người đi nghỉ mát ở Tây Ban Nha về xem cảm giác của họ ra
sao khi cầm đồng euro “bằng xương bằng thịt” để mua món đồ uống đặc sản sangria. Câu
trả lời là họ chẳng cảm thấy gì cả. Những người được phỏng vấn cũng tỏ rõ thái độ phản
đối của mình đối với việc thay thế đồng bảng Anh bằng đồng euro. Một phần nguyên
nhân dẫn đến thái độ này là do dân chúng ở các nước đã sử dụng đồng euro đang kêu ca
rằng giá cả ở nước họ ngày càng trở nên đắt đỏ từ khi đồng tiền này chính thức được lưu
hành.

3. Cứ cho là dân Anh có nghĩ tới đồng tiền chung đi nữa thì cũng chẳng mấy ai mặn mà gì
với nó. Rất ít người nghĩ tới đồng euro hay nói về nó. Một số ít người cuồng tín có thể
ủng hộ mạnh mẽ, một số người cực đoan khác có thể phản đối kịch liệt, nhưng đa số
người dân bình thường thì việc gia nhập liên minh tiền tệ chẳng làm họ bận tâm. Tuy vậy
các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy ngày càng có ít người coi việc gia nhập đồng
tiền chung là quan trọng. Nhưng vì chính phủ vẫn tỏ ra ... về vấn đề này cho nên việc
đồng euro ít được nhắc đến cũng chẳng có gì là lạ.

4. Tất nhiên các quan chức chính phủ cũng bắt đầu nói đến những việc cần làm trong mùa
hè năm nay. Chính phủ sắp tới sẽ phải công bố xem nước Anh có đủ điều kiện của 5 bài
trắc nghiệm kinh tế để có thể gia nhập liên minh tiền tệ vào tháng 6 năm 2003 hay
không. Nhiều nhà quan sát dự báo rằng đầu năm 2003 chính phủ sẽ tổ chwcsmootj cuộc
trưng cầu dân ý, nhưng trước đó cần phải được quốc hội cho phép. Tuy nhiên trong thời
điểm hiện nay thì vẫn chưa có sự kiện đáng kể nào xảy ra.

71
5. Trong những năm đầu tiên áp dụng đồng tiền chung, động lực chủ yếu của sự hội nhập tài
chính là tác động của thị trường. Nhưng giờ đây, muốn tiếp tục quá trình hội nhập, cần
phải có quyết tâm cụ thể hơn từ phía chính phủ và các tổ chức thị trường của các nước
thành viên tong việc hỗ trợ cho đồng tiền chung phát triển. Sự ổn định về giá cả, các biện
pháp tài khoá của chính phủ, việc hài hoà hoá cơ cấu luật pháp, sự hội nhập thị trường tài
chính và việckhắc phục những bất cập của thị trường lao động và hàng hoá là những yếu
tố cơ bản để đồng euro ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn cả về chất lẫn về lượng
trong nền kinh tế Âu châu.

Unit 27. Task 3.

The Euro debate

1. The sinking of the euro beyond the psychological parity level with the dollar is causing a
stir. Most economists were of the opinion that in the long-term, the plunge of the euro
didn’t matter very much, and that there was enough data to support a prediction of an
upturn in the near future. Willem Buiter, member of the Monetary Policy Committee of
the Bank of England and professor of economics at Cambridge University, called the
weakness of the euro “the biggest non-event of the decade“. President of the Bundesbank
Earnst Welteke said that the decline went against expectations, but was more a
psychological than an economical problem.

2. Financier George Soros said that the fall of the euro was largely a matter of capital flows.
The US was attracting the capital, the euro zone wasn’t. However, he added at a press
briefing, “I think it would be a mistake to defend the euro by raising interest rates too
much“ just as growth in the region was picking up. Even the capital flow situation could
reverse itself, argued Bergsten, director of the US-based Institute for International
Economics, if investors took fright at the yawning trade and current account deficits in
the US.

3. Some other was less sanguine. Nobel prize-winner Robert Mundell was of the opinion
that if the European Central Bank did not pay attention to the exchange rate, it could be
setting up the region for inflationary pressures. So what is it that ails the euro? Structural
problems, to start with. Unemployment, while falling, is still relatively high. Unattractive
tax rates and inflexible labour markets tend to keep investors away. Added to this were
the brewing political uncertainties in Germany and Austria.

4. The ECB also needs to establish greater credibility. A collection of 11 central bankers
with differing agendas could give conflicting signals to the market. Some pointed out that
decision-making within the ECB needed to be made transparent to thwart any perception
that members were being swayed by national interests. Christian Noyer, vice president of
the ECB, could only defend his institution by saying that a balance has been struck to
ensure accountability and transparency without freezing open debate among members.

5. The concensus was that if there is indeed a “new economy“ in the US, it has yet to make
it to Europe. But the lesson to be learned is that the US’s much-vaunted productivity
gains have been fueled by IT. In order for Europe to embrace an e-culture, it has to
undergo some painful restructuring and loosen labour rigidities. The euro itself is helping
to overcome inefficiencies in the capital markets and is facilitating cross-border
transactions. And Europe has the advantage through its leadership in wireless technology.
It now remains to be seen whether politicians have the stomach to turn these gains into a
period of sustained growth - and thus prevent the euro from taking any further plunge.

72
Unit 27. Task 4.

1. After reaching dizzying heights over the summer, mainland stocks have come back to
earth now.

2. A heavy impact of US interest rate movements is fuelling demand for Hong Kong to
break off its peg to the US dollar.

3. Confidence is booming in Malaysia, with all the key indicators pointing to a healthy
rebound.

4. The decline in interest rates has injected life into Indonesia’s debt market.

5. The government efforts to entice more FDI seem to be paying off/bearing fruits/ making
themselves felt.

6. Globalization is adding to the reach and power of the market. Now even the government,
not just firms and people, must bow down before the new master of worldwide
competition.

7. To win the battle against poverty, Asian countries need to push stronger forward with
their economic policy reforms.

Unit 28. Task 1.

Thanh toán trên mạng đang làm vai trò của


ngân hàng bị lu mờ dần

1. Vai trò trụ cột của ngân hàng trong hệ thống thanh toán đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi
một đối thủ mới cung cấp dịch vụ xuất trình và thanh toán hoá đơn bằng phuơng tiện diện
tử. Cho tới thời điểm này, đã có 2% số hộ gia đình ở Mỹ thanh toán hoá đơn qua mạng,
mặc dù họ vẫn nhận được một đống hoá đơn giấy gửi đến họ qua đường bưu điện mỗi
tháng.

2. Hệ thống thanh toán qua mạng có những ưu điểm nổi bật. Những người phát hành hoá
đơn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền vì họ không phải mất công xử lý hoá đơn giấy và
không phải trả bưu phí nữa. Các khoản phải thu cũng ít bị tồn đọng hơn vì hoá đơn sẽ
được thanh toán nhanh hơn. Theo ước tính, các công ty phát hành hoá đơn ở Mỹ có thể
tiết kiệm được hơn 2 tỉ đôla trong vòng vài năm tới.

3. Mặc dù những người phải thanh toán hoá đơn cũng sẽ tiết kiệm được bưu phí, tiền mua
phong bì, và có lẽ cả phí thanh toán bằng séc, nhưng lợi ích lớn nhất đối với họ lại là sự
tiện lợi. Công ty Transpoint do Microsoft và First Data lập nên đã ước tính rằng ngày nay
người tiêu dùng mỗi tháng phải mất 2 tiếng đồng hồ cho việc thanh toán các loại hoá đơn,
và nếu họ thanh toán qua mạng thì sẽ chỉ mất 1 tiếng thôi. Công ty Tower Group dự báo
rằng tất cả những ưu điểm trên sẽ khiến cho số hộ gia đình sử dụng phương thức thanh
toán qua mạng ở Mỹ tăng từ 1.3 triệu hộ vào thời điểm hiện nay lên hơn 10 triệu hộ vào
năm 2003.

4. Vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng là liệu họ có thể duy trì được vị trí trung tâm của
mình hay không khi mà các hoạt động thanh toán được tiến hành trên mạng ngày càng

73
nhiều. Rủi ro mà các ngân hàng đang gặp phải rất lớn. Nếu các ngân hàng chịu hi sinh vị
trí của mình trong hệ thống thanh toán thì rất có thể họ sẽ mất luôn cả những “mối”
khách hàng quan trọng.

5. Hệ thống thanh toán trên mạng có thể là dấu chấm hết cho các ngân hàng. Nếu một công
ty khác, chẳng hạn như Microsoft, chiếm được vị trí đứng đầu trong hệ thống thanh toán
thì khách hàng sẽ kết nối mạng của mình vào mạng của công ty để thanh toán hoá đơn
hàng tháng của họ. Và một khi đã “chắc chân” trong hệ thống thanh toán thì Microsoft sẽ
chẳng khó khăn gì trong việc tung ra các sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu về tài chính cuả
khách hàng, từ nhu cầu đầu tư cho đến vay để mua nhà thế chấp.

6. Tình hình có thể còn tồi tệ hơn. Hệ thống thanh toán qua mạng có thể khiến cho doanh
thu từ các dịch vụ quản lý tiền mặt - vốn là một lĩnh vực làm ăn béo bở - bị giảm sút khi
núi hoá đơn và séc bằng giấy biến mất và thay vào đó là dịch vụ thanh toán qua mạng.
Nếu các ngân hàng bị đẩy ra rìa và tuột mất các “mối” khách hàng với các công ty đặc
biệt thì tổn thất còn lớn hơn nhiều khi mà họ không còn cơ hội để cung cấp các dịch vụ
như két mật gửi ở ngân hàng, kiểm soát việc giải ngân, hay đối chiếu tài khoản.

7. Nguy cơ mà các ngân hàng đang gặp phải hiện nay cũng gần giống với nguy cơ mà họ đã
từng gặp phải, và đã chịu thua cuộc, trước sự cạnh tranh trong giao dịch bằng thẻ tín
dụng. Ngày nay, 75% các giao dịch bằng thẻ tín dụng ở Mỹ là do các tổ chức không phải
ngân hàng đảm nhiệm. Để lịch sử cay đắng đó không lặp lại, các ngân hàng Mỹ đã phản
ứng bằng cách thành lập nên tập đoàn Integrion và Spectrum - những tập đoàn đang cố
gắng giữ vai trò đầu mối chuyên cung cấp các loại dịch vụ thanh toán qua mạng cho ngân
hàng. Tuy vậy cho đến nay 2 tập đoàn này vẫn hoạt động ì ạch cầm chừng do bị cnả trở
bởi các vấn đề về điều hành doanh nghiệp và bất đồng quan điểm trong việc quyết định
những chuẩn mực và nội dung chủ yếu.

8. Vì tình hình diễn biến phức tạp như vậy cho nên nhiều ngân hàng đang lo tìm cho mình
những giải pháp an toàn hơn. Chẳng hạn ngân hàng Citibank vừa là thành viên của
Integrion lại vừa có cổ phiếu trong công ty Transpoint, còn ngân hàng Cháe vừa là thành
viên của tập đoàn Spectrum đồng thời lại liên kết với CheckFree. Các ngân hàng đều biết
rằng rủi ro là rất lớn, và nếu họ không nhanh chân chớp lấy cơ hội do hệ thống thanh toán
qua mạng đem lại thì người khác sẽ tranh thủ ngay cơ hội đó.

Unit 28. Task 3.

banking in the 21st century

1. As the world’s banks enter the new millenium, they face a confusing paradox. On the one
hand, they need to be bigger, more diversified, and offer more comprehensive services in
order to compete globally. On the other hand, in a rapidly changing market, only the most
nimble will survive.

2. European banks are facing the toughest challenges as they wrestle with the implications
of the single currency and play catch-up on technology. Mergers have been picking up
pace as banks seek to defend their positions. More consolidations are expected,
particularly through cross-border mergers, although clouds are already gathering over the
merger arena.

3. Economic analysts are beginning to realise that mergers are not necessarily a good thing.
Efficiency gains are easily outweighed by cultural clashes, while strict employment laws

74
in Europe mean the scope for rationalization is limited. More worrying is the fact that
many mergers resulted in nothing but eroded share values.

4. The major banking groups’ sloth is leaving the field wide open for new players,
particularly the Internet banks. With low overheads, and the benefit of being in fashion,
Internet banks in Europe are wresting customers from their cumbersome old rivals.

5. Bankers operating in the emerging markets are facing different challenges as the new
millenium dawns. Worldwide anxiety about credit risks and lingering pain from the 97
Asian meltdown are leading to increasing demands for security from those investing in
emerging markets. New proposals relating to credit risk ratings and reserve requirements
could lead to a shakeout of the industry, forcing unreliable businesses out of the market.
In the banking world, there is only one principle: bigger is better.

Unit 28. Task 4.

1. While there is upside potential in the stock market, investors are advised to give a second
thought to their decisions/ to think twice before making up their minds/thrusting into their
pockets/ parting with their money.

2. With the new bond issue, the market has roared into life, signalling/heralding the dawn
of a new era.

3. Financial reform tops the regional agenda/ is high on the regional agenda.

4. China is losing its charm/appeal to foreign investors. Much of the blame lies with
excessively stringent regulations and mounting competition from domestic rivals.

5. A heavy dependency on mainland’s economic outlook and US monetary policy is


clouding the forecasts for Hongkong. But signs are emerging of brighter prospects.

6. The shakeup of the state sector will surely give the talent chance to shine.

7. Many analysts believe that the rally in Indonesian stocks is drawing to a close as
investors are beginning to fear the widespread corruption in the country.

8. Singapore has barely put a foot wrong in its response to the turmoil. With careful
management, the economy is showing every sign of effecting a full rebound.

Unit 29. Task 1.

thị trường bảo hiểm việt nam đang khởi sắc

1. Việt nam là nước đông dân thứ hai ở đông nam á với 80 triệu người. Kể từ khi Việt nam
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, ngành BHVN đã tăng trưởng nhanh chóng và
vững chắc, từ một qui mô còn rất khiêm tốn. Bảo Việt, được thành lập vào năm 1965, là
công ty trực thuộc bộ tài chính và giữ vị trí độc tôn trong ngành cho tới tận năm 94. Hoạt
động của Bảo việt tập trung chủ yếu vào bảo hiểm cho hoạt động xuất nhậpkhẩu, bảo
hiểm hàng hải qui mô nhỏ, bảo hiểm giao thông đường thuỷ và bảo hiểm phương tiện
giao thông đường bộ. Công ty phục vụ nhu cầu bảo hiểm của một nền kinh tế nhỏ gồm
toàn các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng khi nền kinh tế thực hiện cải tổ vào năm 96, các
công ty nước ngoài và liên doanh bắt đầu có nhu cầu về những sản phẩm bảo hiểm không

75
thuộc phạm vi kinh doanh của Bảo Việt. Đồng thời, nhiều công ty bảo hiểm khu vực và
quốc tế cũng bắt đầu tỏ ra quan tâm đến viẹc xâm nhập vào thị trường bảo hiểm Việt
Nam như Allianz (Đức), Công ty bảo hiểm hoả hoạn và tai nạn hàng hải Tokyo (Nhật),
hay công ty ACEINA của Mỹ.v.v...

2. Mặc dù các công ty nước ngoài được phép kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm trên thị
trường Việt nam, Bộ tài chính vẫn đặt ra một số hạn chế nhằm bảo hộ các công ty trong
nước (đều do bộ này quản lý) và để hỗ trợ sự phát triển của các doạnh nghiệp này, giúp
họ chuẩn bị tốt hơn trong việc cạnh tranh với các công ty nước ngoài khi mở cửa thị
trường. Chẳng hạn năm 97, một vài công ty nước ngoài đã được phép bán bảo hiểm y tế
và nhân thọ, nhưng chỉ cho các đối tượng không phải là công dân Việt nam (tức là người
nước ngoài sống và làm việc tại Việt nam cùng các thân nhân của họ).

3. Tháng 3 năm 98, Bộ Chính trị - cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng - đã ban hành một
văn bản chính thức thể hiện một tư tưởng, đường lối hoàn toàn mới: cho phép các công ty
bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ 100% vốn nước ngoài được tự do hoạt động trên thị
trường bảo hiểm Việt nam. Lần đầu tiên các công ty nước ngoài được tự do tiếp thị và
bán trực tiếp các sản phẩm bảo hiểm đa dạng, hiện đại với trình độ chuyên môn cao cho
người Việt nam với rất ít hạn chế và một số những điều kiện bất lợi nhỏ trong cạnh tranh
với các công ty bảo hiểm trực thuộc bộ tài chính.

4. Hiện nay ở Việt nam có 5 công ty bảo hiểm lớn trong nước, ngoài ra còn có hơn 45 công
ty nước ngoài và 4 công ty đại lý đã đặt văn phòng ở Việt nam. Những công ty nước
ngoài cảm thấy đây là một thị trường có tiềm năng to lớn và mức tăng trưởng hangf năm
khá cao. Một vài công ty trong số đó là những tên tuổi có hạng trong thị trường bảo hiểm
quốc tế, và những công ty tầm cỡ và dày dạn kinh nghiệm này đã giúp cho năng lực cạnh
tranh giữa các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước tăng lên đáng kể.

5. Nhờ triển vọng kinh tế sáng sủa cùng với Luật Kinh doanh Bảo hiểm mới được ban hành
và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2001, hi vọng rằng thị trường bảo hiểm
Việt nam sẽ có những khởi sắc mới trong thế kỉ 21. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành năm
2001 đạt khoảng 40%, tính cả nhân thọ lẫn phi nhân thọ. Bảo hiểm nhân thọ có tốc độ
tăng trưởng 80%, chiếm hơn một nửa tổng thu phí. Bảo hiểm phi nhân thọ có tốc độ tăng
10%.

6. Khác với các ngành khác, thị trường bảo hiểm không bị giới hạn bởi tốc độ tăng trưởng
kinh tế trong nước. Các công ty bảo hiểm nước ngoài có thể tận dụng được một thực tế
hiện nay là cung không đủ đáp ứng nhu cầu đối với các sản phẩm bảo hiểm. Đấy là hiện
trạng của các dạng bảo hiểm như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo
hiểm xăng dầu, bảo hiểm hàng hải Hull và P&I, và bảo hiểm CAR/EAR, vì các công ty
bảo hiểm trong nước không đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu về những sản phẩm này.
Ngoài ra các công ty bảo hiểm cũng chưa đáp ứng được nhu cầu về những sản phẩm mới
chưa có trên thị trường, những sảnp phẩm tuy đã có bán trên thị trường nhưng còn trong
giai đoạn thí điểm, hay những sản phẩm chưa được pháp luật công nhận hay chưa được
phổ biến. Những sản phẩm này bao gồm các sản phẩm nhân thọ và phi nhân thọ, bảo
hiểm y tế, và bảo hiểm xã hội. Với việc sắp gia nhập WTO và cải thiện được quan hệ
thương mại với Hoa kỳ, Việt nam sẽ tạo ra được một thị trường nhiều tiềm năng đối với
các công ty bảo hiểm trong cũng như ngoài nước.

Unit 29. Task 3.

76
LEVEL THE PLAYING FIELD FOR
VIETNAM’S INSURANCE COMPANIES

1. Competition in Vietnam’s insurance market is intense and state firms are trying to hold
on to their former monopolies against well-organized and stiff foreign pressures.

2. The Vietnam Insurance Corporation (Bao Viet) has a head start in this aspect. Its
collected premiums of $96 mil in 1999 posted an impressive rise of 12% over the
previous year. With 63 branches and over 4000 staff, Bao Viet remains the market leader,
grabbing around 60% of the market share around the land, followed by Bao Ming CMG (
a joint-venture between the Australian financial group Colonial and the HCM Insurance
Company), Prudential UK ( the largest foreign insurer with total investment of $14 mil)
and AIG ( the American International Group).

3. The unleveled playing field is causing concerns among insurers, especially with non-life
insurance products. To sell more policies, some companies are willing to pay
commissions much higher than levels permitted by the Ministry of Finance, and reduce
premiums to unacceptable levels. The Government, in an attempt to secure future
sustainability of the sub-sector, is moving forward with new policies and regulations.
Circular 144, for instance, governs insurance commissions for agents and brokers with
regard to 5 insurance products: death, term life, endownment, lifetime and annuity.

4. The establishment of the Association of Vietnam Insurers signifies another move to bar
unfair competition and promote cooperation in the sub-sector. The founding members
expect to reach consensus on minimum insurance premiums and to seek ways to
strengthen effective cooperation in the face of foreign competition.

5. The sub-sector’s role in the national economy is also a matter of public interest. Figures
from the MPI reveal a trivial contribution of 0.58% GDP from premium revenue, in sharp
contrast to the 5-14% GDP in developed countries. But there’s grounds for optimism: the
amount of premiums has demonstrated an annual growth of 30%. Foreign insurers
therefore believe that increased marketing and strategic alliances will boost demand for
existing and new products that will be affordable to the majority of Vietnam’s 80 million
residents.

Unit 29. Task 4.

1. heated/ lively debate


2. intense/ great/immense/enormous pressure
3. solid/ sound/profound understanding
4. key/ major/burning/pressing issue
5. vigorous/ fierce/ intense/ stiff/ pressing/ mounting/ tough/harsh competition
6. overwhelming/ irreversible/ unstoppable/ strong/ pervasive/ sweeping trend
7. radical/ swift/ bold/ tough/ painful /tentative/ drastic reform
8. acute/serious problem
9. devastating/ damaging/ violent/ raging storm
10. outstanding/ impressive/ spectacular/ formidable performance
11. corrosive/deleterious/negative/profound/major/significant/positive/favoura-ble/lasting/far-
reaching impact
12. unique/unprecedented/valuable/golden/precious/breath-taking/impressive opportunity
13. convincing/persuasive/compelling answer

77
14. hostile/ inhospitable/ unattractive/ agressive/ attractive/ supportive/charming / healthy/
favourable/ welcoming/ encouraging/enabling environment
15. strong/ robust/ impressive/ spectacular/ respectable/ vigorous economic rebound
16. massive/ numerous/ painstaking/ enormous/ collected/ concerted effort

Unit 30. Task 1.

dù sao cũng là một sự khởi đầu

1. Sở giao dịch chứng khoán mới được thành lập này chỉ có vỏn vẹn 4 công ty được niêm
yết, cách một ngày mới mở cửa giao dịch một lần (trừ thứ bảy và chủ nhật), và chỉ trong
tuần khai trương mà qui định giao dịch đã thay đổi tới hai lần. Nhưng thôi, chúng ta cũng
không nên mỉa mai thị trường chứng khoán mới khai sinh của Việt nam làm gì. Việc thị
trường này được thành lập đã là cả một sự kiện trọng đại rồi. Tuy khó có thể xác định
ngày tháng một cách chính xác, nhưng cũng chẳng ngoa nếu nói rằng người ta đã phải
mất ít nhất 6 năm để Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại thành phố HCM có thể
mở cửa đón các nhà đầu tư.

2. Bước khởi đầu không hoàn toàn suôn sẻ. Ngày giao dịch đầu tiên hôm 28 tháng 7 chỉ có
2 công ty thực hiện giao dịch là Công ty Cơ Điện lạnh (REE) và Công ty Vật liệu Dây
cáp và Viễn thông (SACOM), với khối lượng giao dịch 70.4 triệu đồng (tức là chỉ hơn
5000 đôla). Một tuần sau, thêm hai công ty khác là Công ty Giấy Hải phòng và Công ty
Kho bãi và Giao nhận được niêm yết (hai công ty này đã không kịp hoàn tất hồ sơ để
được “lên sàn” trong ngày đầu tiên). Vậy là Sở GDCK Việt nam đã trở thành SGD vô
tiền khoáng hậu trong lịch sử: có số lượng số công ty niêm yết tăng gấp đôi chỉ trong tuần
đầu tiên!

3. Không chỉ những con số nói trên tỏ ra kém thuyết phục đối với các nhà đầu tư nước
ngoài, mà cả cách quản lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng khiến họ ngạc nhiên.
Ngay trước phiên giao dịch đầu tiên, đùng một cái uỷ ban này tuyên bố áp đặt mức giá
trần đối với cổ phiếu của cả hai công ty được niêm yết (kết quả là mặc dù có lệnh đặt mua
tới 187000 cổ phiếu của SACOM, nhưng cuối cùng chỉ có 100 cổ phiếu được bán).
Trước ngày thứ hai, biên độ dao động giá bị thu hẹp từ 5% xuống còn 2%. Báo Sài gòn
đã trích dẫn lời một quan chức của UBCKNN giải thích rằng đây là biện pháp nhằm
“ngăn chặn đầu cơ” – thực tế chẳng có sở giao dịch nào lại đặt ra mục tiêu này.

4. Nói chung sở GDCK mới của Việt nam vẫn còn rất nhiều tồn tại cần khắc phục. Nhưng
dù sao dân chúng cũng tỏ ra phấn khởi khi sở được thành lập. Phó giám đốc Trung tâm
GDCK, ông Trần Đắc Sinh, cho biết trong tương lai sẽ có khoảng 20 đến 30 công ty nữa
được yết danh, nhưng có lẽ qui mô của các công ty là vấn đề quan trọng hơn chứ không
phải là số lượng các công ty được niêm yết. Cho đến nay các công ty lên sàn đều là
những công ty làm ăn tương đối phát đạt và ổn định, nhưng nếu Việt nam muốn thu hút
được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài thì Sở GDCK cần phải yết danh các
công ty có tầm cỡ hơn như Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông, Tổng Công ty xăng dầu
Việt nam, hay Hãng Hàng không Quốc gia Việt nam.

5. Một thách thức nữa mà chính phủ cần phải vượt qua để hấp dẫn các nhà đầu tư là nền
kinh tế Việt nam vẫn còn dựa quá nhiều vào giao dịch tiền mặt, một phần là do mức thuế
đánh vào người giàu quá cao – một nét điển hình của các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Muốn mua cổ phiếu, các nhà đầu tư phải đăng ký với một trong số 6 công ty môi giới
chứng khoán được nhà nước chỉ định, và phải đặt tiền vào tài khoản của công ty môi giới
đó trước khi tiến hành giao dịch. Các nhà đầu tư trong nước lo ngại rằng như vậy thì sẽ
lộ ra họ giàu đến thế nào – một điều mà họ không muốn chính phủ biết được.

78
Unit 30. Task 3.

toward a fair securities trading centre

1. Fund managers are gearing up for the launch of the first securities trading centre in
Vietnam which has just been opened late July 2000. “Both a primary and an OTC stock
market have sprung up some time ago. What we aim to do is to legalise the whole system
by setting up an official stock exchange in the form of a Securities Trading Centre,” said
Tran Dac Sinh, deputy director of the centre.

2. He said a set of measures to protect the rights of prospective investors have been
implemented. These include a comprehensive legal framework concerning securities
trading, establishment of professional securities companies, and installation of advanced
facilities and equipment. Also, the State Securities Committee (SSC) will only allow
transactions involving good-quality financial assets such as government bonds and listed
companies’ shares. Some $214.9 million of shares and bonds are expected to be ready for
transactions.

3. In another move to ensure smooth trading at the newly born stock market, Sinh said the
SSC will control the maximum price movement on each trading day within a 5% band.
“We have now completed the installation of the system and conducted training
programmes for our officers and staff,” Sinh said. “In the near future we will work
towards creating a favourable working environment as well as establishing connections
between the trading floor and securities firms.”

4. Regarding the extremely small scale of the future stock market with only 5 stockbroking
firms lisenced and 2 joint-stock companies registered for trading so far, Sinh said he is
optimistic the number of players and commodities will incease rapidly once the exchange
takes shape and proves to be efficient.

5. Yet a word of caution. In the flush of Vietnam enthusiasm 5 years ago, no less than 6
Vietnam country funds raised a total of $400 million in capital. Unfortunately, none have
invested all their funds due to the small size of Vietnam’s private sector. Two funds have
already moved out. Others have been forced to write down the values of their portfolios.

6. The Government has therefore issued a decision to give tax concessions to encourage
securities trading activities. VAT is temporarily exempted with respect to the business
acitvities of securities companies. They also enjoy exemption of Enterprise Income Tax
for one year and a 50% reduction for the subsequent two years.

Unit 30. Task 4.

1. China’s political outlook seems promising, but on the financial front, things can not be
more different.

2. Economic growth depends on far more than foreign aid.

3. The use of force is no longer an option. Any conflict or dispute must be settled by
negotiation and compromise.

4. Hardly a week goes by without a complaint from a customer.

79
5. Japan’s role in the regional economy is far from clear.

6. Nothing like this happens in real life/ Things don’t quite turn out that way.

7. You can’t convince buyers unless you yourself believe that you’re selling good value.

check your progress 6


Task 1. EN-VN

1. Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tuần này sẽ lại gặp rắc rối to. Với mục đích cứu
thế giới khỏi “căn bệnh đậu mùa” đầy nguy hiểm, hàng ngàn người phản đối toàn cầu hoá
đang dự định sẽ bao vây trụ sở của hai tổ chức này ở Washington, nơi vào ngày 28 và 29
tháng 9 này sẽ diễn ra cuộc họp thường niên của bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng
trung ương đến từ 184 nước trên thế giới. Sau một thời gian ngắn im hơi lặng tiếng vào cuối
năm ngoái do có cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ, giờ đây hoạt động của những người
chủ trương vô chính phủ, các sinh viên đại học và các nhà hoạt động xã hội khác đã bắt đầu
sôi nổi trở lại. Họ cố gắng phá hoại các hội nghị kinh tế quốc tế với phương châm “Một cách
phản đối chủ nghĩa tư bản đầy sáng tạo”.

2. Mặc dù những người giương cao khẩu hiệu và biểu ngữ này đã khiến cho phố xá trở nên
đông nghẹt, và đài báo hầu như chẳng đưa được tin gì khác, nhưng họ lại không thể gây một
đe doạ thực sự nào cho Quỹ Tền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Khẩu hiệu “kết liễu chủ
nghĩa tư bản” mà họ đưa ra thật vô lý, những lập luận của họ cũng rất thiếu nhất quán.
Nhưng năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế lại phải đương đầu với sự phản đối nghiêm trọng hơn
từ chính nội bộ của mình chứ không phải từ những kẻ bên ngoài. Càng ngày, các nhân viên
của tổ chức này (tuy chỉ tỏ thái độ một cách mềm mỏng) và các giám đốc ngân hàng ở thị
trường tài chính Mỹ (những người này thì phản đối gay gắt hơn) càng tỏ ra nghi ngờ không
biết tổ chức này và các nước giàu vốn có tiếng nói quan trọng trong việc hoạch định chính
sách của tổ chức có hiểu rõ việc mình làm hay không.

3. Vào thời điểm này, người ta không còn tin tưởng vào lý lẽ chính mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế
thường dùng để thanh minh cho những sai lầm trước đây của mình - đó là họ đang thử áp
dụng những “loại thuốc men dùng để cấp cứu”. Đúng là ở châu á, Quỹ đã phải quyết định
nhanh chóng xem phải làm thế nào để đối phó với cuộc khủng hoảng về ngoại hối hết sức
đột ngột xảy ra ở những nước mà Quỹ đã không theo dõi sát sao nhiều năm nay. Còn ở Nga,
Quỹ đã phải hỗ trợ cho công cuộc chuyển đổi có một không hai trong lịch sử – từ chủ nghĩa
cộng sản sang chủ nghĩa tư bản. Nhưng thậm chí với sự chăm nom cẩn thận của Quỹ đối với
khu vực châu Mỹ Latinh, thì ngay cả Giám đốc quỹ, ông Horst Kohler, cũng vẫn phải thừa
nhận rằng thất bại của quỹ trong việc ngăn chặn khủng hoảng hiện nay ở khu vực này đã cho
thấy rằng “Quỹ Tiêng tệ Quốc tế còn phải tiếp tục rút kinh nghiệm trong tương lai”.

80

You might also like