You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.

HCM
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN HỌC


QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC :


1. Tên môn học : QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
2. Mục tiêu, yêu cầu của môn học :
- Giúp sinh viên hiểu rõ vai trò then chốt của nguồn nhân lực và quản trị nguồn
nhân lực trong các tổ chức. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và các
công cụ cần thiết về quản lý con người trong doanh nghiệp.
- Kết thúc môn học, sinh viên sẽ nắm được những quan điểm và xu hướng mới
trong quản trị nguồn nhân lực, hiểu được các chức năng quản trị nguồn nhân lực,
làm quen với các công cụ quản trị nguồn nhân lực, phát triển các kỹ năng cần
thiết để vận dụng trong thực tế sau này.
3. Số đơn vị học trình :3 (45 tiết)
4. Phân bổ thời gian : 30.15.00
5. Các kiến thức căn bản cần học trước : Quản trị học; Hành vi tổ chức.
6. Hình thức giảng dạy chính : giảng lý thuyết, bài tập cá nhân, thảoluận giải
quyết tình huống trên lớp và thuyết trình nhóm.
7. Giáo trình, tài liệu :
a) Tài liệu chính :
Trần Kim Dung, Quản trị nguồn nhân lực , NXB Giáo dục năm 2001
b) Tài liệu tham khảo :
- Nguyễn Văn Điểm và Nguyễn Ngọc Quân, Quản trị nguồn nhân lực
NXB Lao động - Xã hội 2004
- Nguyễn Hữu Thân , Quản trị nhân sự , NXB Thống kê 2004
- Gorge. J. Borjas – Vũ Trọng Hùng, Quản trị nguồn nhân lực, NXB
Thống kê 2000
8. Các công cụ hỗ trợ : bảng – phấn (hoặc bảng – viết), máy chiếu LCD hoặc
đèn chiếu.

II. NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC

Bài mở đầu : Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực


Số tiết dự kiến : 5
Mục tiêu yêu cầu : Sinh viên cần nắm được tầm quan trọng của việc quản lý con
người; bản chất, mục đích và nội dung của quản trị nguồn nhân lực trong các tổ chức.
Các đề mục của chương :
- Vai trò của yếu tố con người, khái niệm, mục tiêu và các cách tiếp cận về quản
trị nguồn nhân lực trong một tổ chức:
- Các chức năng và các hoạt động chủ yếu trong quản trị nguồn nhân lực
- Vai trò, nhiệm vụ và các kỹ năng cần có của những người làm công tác nhân sự
- Xu hướng mới trong quản trị nguồn nhân lực
Những kiến thức cốt lõi cần nắm:
- Hai mục tiêu cơ bản của quản trị nguồn nhân lực
- Sự khác biệt gĩưa quản trị hành chính nhân viên với quản trị nguồn nhân lực.
- Ba chức năng: Thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực
- Vai trò của cán bộ quản lý trực tuyến và bộ phận nhân sự trong quản trị nguồn
nhân lực
Phương pháp dạy và học : giảng lý thuyết và hướng dẫn thảo luận.

Chương 1: Chiến lược và hoạch định nguồn nhân lực


Số tiết dự kiến : 5
Mục tiêu yêu cầu : Hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa chiến lược nguồn nhân lực
với chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được sự cần thiết của
công tác hoạch định nguồn nhân lực; nắm được các bước tiến hành hoạch định.
Các đề mục của chương :
- Chiến lược nguồn nhân lực và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
- Các bước hoạch định nguồn nhân lực
- Các phương pháp dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực
- Phân tích hiện trạng và dự báo nguồn cung về nguồn nhân lực trong thời gian tới.
- Các xu hướng điều chỉnh nguồn nhân lực
Những kiến thức cốt lõi cần nắm:
- Sự tương ứng giữa chiến lược và chính sách quản trị nguồn nhân lực với chiến
lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các phương pháp dự báo nhu cầu và nguồn cung ứng nhân lực trong tương lai
- Những biện pháp có thể áp dụng khi dự đoán thừa hay thiếu nguồn nhân lực
Phương pháp dạy và học : giảng lý thuyết và làm bài tập trên lớp.

Chương 2: Phân tích công việc và tuyển dụng nhân viên


Số tiết dự kiến : 10
Mục tiêu yêu cầu : Giới thiệu khái niệm, các ứng dụng cụ thể và các phương pháp
phân tích công việc. Làm rõ các vấn đề liên quan đến tuyển dụng nhân viên như
cách thức thu hút, các bước sàng lọc và việc hội nhập nhân viên. Qua đó, người
học sẽ hiểu và nắm được các phương pháp phân tích công việc, quy trình tuyển
dụng nhân viên, các bước tuyển chọn, kỹ năng phỏng vấn …
Các đề mục của chương :
- Khái niệm và nội dung của phân tích công việc
- Các ứng dụng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn nhân viên
- Các phương pháp thu thập thông tin để phân tích công việc
- Các bước trong quá trình tuyển dụng
- Các nguồn tuyển dụng và cách thức thu hút ứng viên
- Trắc nghiệm và phỏng vấn trong tuyển chọn nhân viên
- Công tác định hướng và hội nhập người mới
Những kiến thức cốt lõi cần nắm:
- Bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn nhân viên
- Xây dựng quy trình tuyển dụng hợp lý
- Các công cụ phù hợp trong tuyển chọn nhân viên
- Tầm quan trọng của việc định hướng và hội nhập nhân viên mới
Phương pháp dạy và học : Giảng lý thuyết ; bài tập tình huống và trò chơi đóng vai

Chương 3: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.


Số tiết dự kiến : 5
Mục tiêu yêu cầu : Người học cần thấy được mức độ quan trọng của đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực trong việc tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời
nhận biết những thách thức cần đối mặt trong công tác đào tạo và phát triển trong
môi trường kinh doanh đầy biến động ngày nay.
Các đề mục của chương :
- Khái niệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Phân tích nhu cầu và xác định mục tiêu đào tạo
- Xác định nội dung và phương pháp đào tạo
- Đánh giá hiệu quả đào tạo
- Lập kế hoạch và quản lý sự nghiệp của nhân viên
Những kiến thức cốt lõi cần nắm:
- Các vấn đề tồn tại trong đào tạo hiện nay ở các doanh nghiệp
- Sự cần thiết của phân tích nhu cầu và xác định mục tiêu đào tạo
- Làm thế nào đánh giá đúng hiệu quả đào tạo.
- Kết hợp mục tiêu của tổ chức và mục tiêu cá nhân trong đào tạo và phát triển
nhân viên
Phương pháp dạy và học : Giảng lý thuyết ; bài tập tình huống, thuyết trình nhóm

Chương 4: Đánh giá nhân viên.


Số tiết dự kiến : 5
Mục tiêu yêu cầu : Sinh viên cần nhận thức được rằng việc đánh giá nhân viên phải
được thực hiện liên tục, có hệ thống và là cơ sở của mọi quyết định về nhân sự. Sau
chương này, sinh viên sẽ nắm được các phương pháp đánh giá và hướng áp dụng
chúng vào thực tế.
Các đề mục của chương :
- Các mục tiêu cơ bản của đánh giá nhân viên.
- Các phương pháp đánh giá nhân viên
- Đánh giá thực hiện công việc bằng phương pháp định lượng
- Những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình đánh giá
- Đánh giá kết quả công việc và đánh giá năng lực
- Các lỗi thường mắc khi đánh giá nhân viên
Những kiến thức cốt lõi cần nắm:
- Ý nghĩa của việc đánh giá thành tích và năng lực của nhân viên một cách chính
xác, công minh
- Phương pháp đánh giá phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể
- Lợi ích mang lại cho cả người đánh giá lẫn người được đánh giá
Phương pháp dạy và học : Giảng lý thuyết và làm bài tập theo nhóm

Chương 5: Trả công và khuyến khích tinh thần nhân viên .


Số tiết dự kiến : 10
Mục tiêu yêu cầu : Sinh viên cần hiểu được mục tiêu, cơ sở và các nguyên tắc trả
công lao động, nắm được các hình thức trả lương, trả thưởng phổ biến hiện nay
trong các doanh nghiệp. Chương này cũng giới thiệu một số biện pháp khuyến
khích tinh thần cho người lao động.
Các đề mục của chương :
- Một số khái niệm cơ bản trong hệ thống trả công lao động
- Mục tiêu và các nguyên tắc trả công lao động
- Định giá công việc- cơ sở để xây dựng hệ thống thang bảng lương
- Các hình thức trả công: theo thời gian, theo kết quả công việc, theo nhân viên
- Các hình thức động viên người lao động
Những kiến thức cốt lõi cần nắm:
- Phân biệt giữa tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, thu nhập
- Các nguyên tắc công bằng trong trả công
- Ưu, nhược điểm của các hình thức trả công khác nhau
- Các hình thức kích thích, động viên người lao động
Phương pháp dạy và học : Giảng lý thuyết, thảo luận trên lớp và thuyết trình nhóm

Chương 6: Quan hệ lao động .


Số tiết dự kiến : 5
Mục tiêu yêu cầu : Chương này giới thiệu một số nội dung liên quan tới quan hệ giữa
người sử dụng lao động và người lao động trong doanh nghiệp. Qua đó, sinh viên
hiểu thêm về các thủ tục cần thiết và những nghĩa vụ, quyền lợi của mình trong quá
trình công tác sau này.
Các đề mục của chương :
- Hợp đồng lao động cá nhân và thỏa ước lao động lao động tập thể
- Cơ chế ba bên và vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động
- Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động
- Hình thức, nguyên nhân và tổ chức thi hành kỷ luật lao động
- Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp lao động
Những kiến thức cốt lõi cần nắm:
- Các hình thức hợp đồng lao động, các khái niệm về thỏa ước lao động tập thể,
khiếu nại, tranh chấp lao động và đình công.
- Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động
- Tầm quan trọng của sự am hiểu luật pháp trong việc lành mạnh hóa quan hệ lao
động ở các doanh nghiệp.
Phương pháp dạy và học : Giảng lý thuyết + bài tập tình huống

Báo cáo chuyên đề của chuyên gia có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực quản
trị nguồn nhân lực : 5 tiết

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP


Tổng điểm các bài tập trên lớp tích lũy trong suốt môn học : 30% tổng điểm.
Bài thi hết môn : 70% tổng điểm (thi trắc nghiệm)

---------------------------------------------------------------
DÁNH SÁCH GIẢNG VIÊN
1/ NGUYỄN HỮU THÂN
Tiến sỹ Kinh tế, Đại học nam California.
1972 – 1974 Giáo viên Trường Đồng Tiến & Cứu Thế
1974 – 1975 Giảng viên cơ hữu Trường chính trị Kinh doanh
1975 – 1976 Công tác viên Báo Giải Phóng
1976 – 1977 Nhân viên Viện KHXH Miền Nam
1977 – 1978 Nhân viên Công ty Công nghệ phẩm
1978 – 1992 Cán bộ biên chế Nhà nước, Viện Khoa học Xã hội TPHCM
1990 – nay Giảng viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Đại học Mở Bán công
TPHCM
Lĩnh vực chuyên sâu: Quản trị nhân sự - Quản trị Hành chành văn phòng.

2/ VŨ VIỆT HẰNG
Giảng viên chính
Tiến sĩ ngành Kinh tế quản lý và kế hoạch hoá kinh tế quốc dân, Đại Học Kinh Tế TP.HCM
1979-1983: Giảng viên Khoa Kỹ sư Kinh tế ĐHBK Hà nội
1983-1987: Làm việc tại Phòng Kinh doanh Công ty Thép Miền Nam
1987-8/2005: Giảng viên Khoa Kinh Tế Phát triển, Đại Học Kinh Tế TP.HCM
Từ tháng 9/2005 : Phụ trách ngành Quản Trị Kinh Doanh- Khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh
Doanh, Đại Học Mở bán công Tp. Hồ Chí Minh
1997: thực tập tại Cộng Hoà Pháp
1999: thực tập tại Canada.
2001: Thỉnh giảng tại Đại học Tổng hợp vùng Tây Bretagne (CH Pháp)
Email : vuviethang@yahoo.com
Lĩnh vực chuyên môn sâu : Kinh tế vi mô ứng dụng, Kinh tế lao động, Quản lý nguồn nhân
lực.
3/ TẠ THỊ HỒNG HẠNH
Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế Tp. HCM chương trình cao học Hà
Lan.
1997 – 1998 Công ty FidiInirist
1998 – 2000 Khoa Quản lý Công nghiệp, Đại học Bách khoa.
2001 – 2004 Thỉnh giảng Đại học Kỹ thuật – Công nghệ.
2004 – nay Giảng viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Đại học Mở Bán công Tp.
HCM
Lĩnh vực chuyên sâu: Quản trị Dịch vụ

4/ Hồ Thiện Thông Minh


Thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế Phát triển, Dự án Cao học Hà Lan thuộc Đại học Kinh
tế Tp. HCM
2000 – 2003 Nghiên cứu viên Phân viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội thuộc Bộ
Lao động và Thương binh xã hội.
2003 – nay Giảng viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Đại học Mở Bán công Tp.
HCM
Lĩnh vực chuyên sâu: Quản trị nguồn nhân lực

You might also like