You are on page 1of 2

1.

Những giả thiết của lý thuyết Heckscher – Ohlin


Lý thuyết Heckscher – Ohlin được xây dựng trên một số giả thiết nhằm làm cho
vấn đề nghiên cứu trở nên đơn giản hơn và trực tiếp hơn. Những giả thiết đó là:
- Đối tượng nghiên cứu chỉ bao gồm 2 quốc gia (quốc gia 1, quốc
gia 2), 2 sản phẩm (sản phẩm X, sản phẩm Y) và 2 yếu tố sản
xuất (lao động và tư bản).
Ý nghĩa của giả thiết này làm cho việc minh họa lý thuyết trên đồ thị 2 trục dễ
dàng hơn.
• Cả 2 quốc gia có cùng một trình độ kĩ thuật – công nghệ như nhau.
• Sản phẩm X là sản phẩm thâm dụng lao động và sản phẩm Y la sản
phẩm thâm dụng tư bản ở cả 2 quốc gia.
• Lợi suất theo quy mô không đổi trong sản xuất cả 2 sản phẩm ở 2
quốc gia.
• Chuyên môn hóa không hoàn toàn trong sản xuất ở cả 2 quốc gia.
• Thị hiếu hay sở thích người tiêu dùng giống nhau ở cả 2 quốc gia.
• Cạnh tranh hoàn toàn trong cả 2 sản phẩm và thị trường yêu tố sản
xuất.
• Các yếu tố sản xuất chuyển động hoàn toàn trong mỗi quốc gia
nhưng không chuyển động trên địa bàn quốc tế.
• Mậu dịch quốc tế là hoàn toàn tự do, không tính chi phí vận chuyển,
không có thuế quan và những cản trở khác.
3. Nguồn lực sản xuất vốn có và lý thuyết Heckscher – Ohlin
Lý thuyết xem xét và dự đóan mô hình mậu dịch (lý thuyết H-O)
Với những giả thuyết đã cho ở phần 1 lý thuyết H-O phát biểu như sau:
Một quốc gia sẽ xuất khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó dư thừa
tương đối và nhập sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quóc gia đó khan hiếm tương
đối.
Trong ví dụ nghiên cứu ở phần 2, quốc gia 1 xuất khẩu sản phẩm X vì X là
sản phẩm thâm dụng lao động mà lao động là yếu tố thừa tương đối và rẻ ở quốc
gia 1, còn quốc gia 2 xuất khẩu sản phẩm Y vì Y là sản phẩm thâm dụng tư bản
mà tư bản là yếu tố thừa tương đối và rẻ ở quốc gia 2. Ngược lại, quốc gia 1 nhập
khẩu sản phẩm Y vì Y là sản phẩm thâm dụng tư bản mà tư bản là yếu tố khan
hiếm tương đối của quốc gia này. Còn quốc gia 2 sẽ nhập khẩu sản phẩm X vì X là
sản phẩm thâm dụng lao động mà lao động là yếu tố khan hiếm tương đối của
quốc gia này.
Như vậy, Lý thuyết H-O đã giải thích sự khác nhau trong giá cả sản phẩm so sánh
hay lợi thế so sánh giữa các quốc gia chính là sự khác nhau giữa các yếu tố thừ
tương đối hoặc khan hiếm tương đối hay nguồn lực sản xuất vốn có của mỗi quốc
gia.

Để hiểu rõ hơn bản chất của lý thuyết H-O, chúng ta liên hệ nó qua biểu đồ sau
3.16
Bên (hình A) là 2 đường giới hạn sản xuất của quốc gia 1 và quốc gia 2.
Vì theo giả thiết 2 quốc gia đều có thị hiếu như nhau nên họ có biểu đồ bang quan
là như nhau. Do đó, đường bàng quan I là chung cho 2 quốc gia, tiếp tuyến với
đường giới hạn sản xuất của quốc gia 1 tại A và tiếp tuyến với đường giới hạn sản
xuất của quốc gia 2 tại A’. Điểm A và A’ thể hiện những điểm cân bằng giữa sản
xuất và tiêu dùng của 2 quốc gia khi không có mậu dịch. Đường tiếp tuyến với
đường bang quan I tại các điểm A và A’ xác định giá cả so sánh khi không có mậu
dịch (hay người ta thường gọi là giá cả tự cung tự cấp) PA và PA’. vì PA < PA’, nên
quốc gia 1 có lợi thế so sánh đối với sản phẩm X và quốc gia 2 có lợi thế so sánh
đối với sản phẩm Y.

Khi có mậu dịch (hình B) quốc gia 1 chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm X và
quốc gia 2 chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm Y. Quá trình chuyên môn hóa tiếp
tục cho đến khi quốc gia 1 đạt tới điểm B và quốc gia 2 đạt tới điểm B’ trên các
đường giới hạn sản xuất. Tại đây, tiêu dung của 2 quốc gia đã tăng lên và thể hiện
tại điểm E và E’ trên đường bang quan II và II’, đường giá cả chung PB’ tiếp tuyến
với đường bàng quan II và II’ tại các điểm này.
Quốc gia 1 bây giờ sẽ xuất khẩu sản phẩm X để nhập khẩu sản phẩm Y và tiêu
dùng đạt tới điểm E trên đường bàng quan II (xem tam giác mậu dịch BCE). Quốc
gia 2 sẽ xuất khẩu sản phẩm Y để nhập khẩu sản phẩm X và tiêu dung sẽ đạt tới
điểm E’, điểm E’ trùng với điểm E (xem tam giác mậu dịch B’C’E’).

Chú ý rằng xuất khẩu sản phẩm X của quốc gia 1 băng nhập khẩu sản phẩm X của
quốc gia 2 ( tức là BC = C’E’). Tương tự xuất khẩu sản phẩm Y của quốc gia đúng
bằng nhập khẩu của quốc gia 1 ( tức là B’C’ = CE). Tại PX/PY > PB, quốc gia 1
muốn xuất khẩu nhiều sản phẩm X hơn là quốc gia 2 muốn nhập khẩu tại giá cả so
sánh giá cả cao như vậy và khi đó PX/PY phải giảm xuống tới PB. Mặt khác, tại
PX/PY < PB, quốc gia 1 muốn xuất khẩu ít sản phẩm X hơn là quốc gia 2 muốn
nhập sản phẩm này từ quốc gia 1 với giá cả so sánh thấp như vậy, nên P X/PY lại
tắng lên đến PB. Đối với sản phẩm Y, xu hướng giá cả so sánh PX/PY trong 2 quốc
gia cũng trở về PB theo cách giải thích tương tự.

You might also like