You are on page 1of 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Học phần: Lý thuyết xếp hàng.
( Queueing theory).

- Mã số: CT126

- Số Tín chỉ: 2.
+ Giờ lý thuyết: 20.
+ Giờ thực hành/bài tập/đồ án/: 10
1. Thông tin giảng viên
Tên giảng viên: Lê Quyết Thắng, Tiến sĩ.
Tên người cùng tham gia giảng dạy: Phạm Nguyên Khang, Duơng Văn Hiếu,
Đơn vị: Khoa CNTT & TT
Điện thoại: 0918547228
E-mail: lqthang@cit.ctu.edu.vn.
2. Học phần tiên quyết: (học viên cần phải học phần nào trước đó?- ghi mã số): Xác
suất và thống kê.
3. Nội dung
3.1. Mục tiêu: (học viên sẽ được lĩnh hội những gì?, có được kỹ năng gì sau khi học?,
hiểu biết gì sau khi học? vận dụng vào những học phần/lĩnh vực gì?)
Mục tiêu của môn học LÝ THUYẾT XẾP HÀNG là xây dựng phương pháp phân tích,
đánh giá và cải tiến một hệ thống phục vụ có đầu vào (input) và đầu ra (output) phát sinh
ngẫu nhiên, chẳng hạn, dịch vụ bán hàng, dịch vụ giao dịch hành chính, dịch vụ truyền dữ
liệu trên mạng, hệ điều hành các giao dịch với CPU, … .
Đầu vào được hiểu như là sự phát sinh ngẫu nhiên của khách hàng đi vào hệ thống để
được phục vụ với mật độ xác định λ. Đầu ra được hiểu là các trạm (Station) phục vụ
khách hàng (Client) với một khoảng thời gian ngẫu nhiên. Lượng khách hàng được phục
vụ xong đi ra khỏi hệ thống với một mật độ xác định µ tại mỗi trạm Nếu các trạm phục
vụ bận phục vụ khách hàng và khách hàng vẫn tiếp tục phát sinh, thì hệ thống có sự chậm
trể (delay) và một “hàng đợi” được sinh ra (Queueing).
Yêu cầu nghiên cứu được phát sinh rất tự nhiên đó là: độ dài của hàng đợ (Length of
Queue)i cũng như thời gian đợi (Queueing Time) của mỗi khách hàng được tính như thế
nào ?. Lý thuyết nghiên cứu các hệ thống như vậy được gọi là “lý thuyết xếp hàng” hay
còn gọi là “lý thuyết phục vụ đám đông”. Kết quả nghiên cứu của lý thuyết xếp hàng
được ứng dụng trong quản lý các hệ thống dịch vụ trong xã hội, cũng như trong việc tổ
chức các hàng đợi trong hệ điều hành máy tính hoặc mạng các máy tính.
3.2. Phương pháp giảng dạy: (lý thuyết, tình huống, tham quan, bài tập, …? Có thể
đưa ra tỷ lệ giờ cụ thể)
- Giảng lý thuyết : 20 giờ,
- Hướng dẫn sửa bào tập: 5 giờ.
- Thảo luận nhóm về các tình huống và viết báo cáo: 4 giờ.
- Kiểm tra giữa kỳ: 1 giờ.
3.3. Đánh giá môn học: mỗi học phần gồm tối thiểu 2 phần đánh giá trong các phần:
phần thực hành, đánh giá nhận thức, thảo luận, chuyên cần, kiểm tra giữa
kỳ, đồ án, thi kết thúc. Phần thi kết thúc là bắt buộc phải có và chiếm tỷ lệ
không dưới 50%.
- Thực hành %
- Kiểm tra giữa kỳ: 20%
………………….. %
- Đồ án/báo cáo 10%
- Chuyên cần %
- Thi kết thúc 70% (tỷ lệ không dưới 50%)

4. Đề cương chi tiết: (nêu những vấn đề chính học viên sẽ được học tập và trao đổi)

Nội dung Tiết


GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1

Giới thiệu mục tiêu, nội dung kiến thức, các tình huống trong thực tế và các bài
toán đặt ra phải xử lý và phưong pháp học tập,
Chương I: XÍCH MARKOV 5
Trình bày các khái niệm cơ bản về xich Markov, phuơng pháp dự báo với
phương trình Chapman-Kolmogorov và nên tảng của lý thuyết xếp hàng với
nguyên lý của quá trình dừng.
I . Khái niệm:
II . Phương pháp dự báo:
III . Quá trình dừng:
IV . Phương pháp đồ thị cân bằng:
Bài tập chương 1
Chương II: LÝ THUYẾT XẾP HÀNG 7

Kiến thức cơ bản của môn học cũng chính là kiến thức của chương 2 này. Kiến
thức này tập trung vào xây dựng mô hình toán cho một hệ thống xếp hàng dựa
trên nguyên lý Kendall và quá trình xếp hàng đã ổn định và dừng.
I . Ký hiệu Kendall:
II . Mô hình M/M/1
III . Hệ thống M/M/S: 1
IV . Nghiên cứu tổng thể một tình huống:
V . Mô hình tổng quát G/G/S:và M/G/1
VI . Hê thống có ưu tiên:
Bài tập chương 1
Kiểm tra giữa kỳ 1
Chương III: ỨNG DỤNG 6
Chương này tập trung vào xây dựng mô hình, sau đó đưa ra phuơng pháp phân
tích và đánh giá tính hiệu quả của một hệ điều hành và một mạng truyền tin.
Nền tảng của phương pháp này là sự tổng hợp các kết quả của chưong 2.
I . Phân tích hệ điều hành:
II . Phân tích hệ thống truyền dữ liệu:
Báo cáo của sinh viên. 5
Bài tập tổng hợp: 2

5. Tài liệu của học phần: (liệt kê hiện có giáo trình, bài giảng, sách chuyên khảo,
tham khảo?
1. Bài giảng Lý thuyết xếp hàng, Lê Quyết Thắng, Phạm Nguyên Khang, Dương Văn
Hiếu, Khoa CNTT & TT, Đại học Cần thơ, 2006.
2. An Introduction to Queueing System, Bose Sanjey K., Springer, 2002
3. Guide de recherche opérationnelle, Alj A., Faure R., Masson, 1990.
4. Fundamental of Queueing Theory, Donald Gross and Carl M. Harris, Wiley,

Ngày….. tháng… năm


Duyệt của đơn vị Người biên soạn

You might also like