You are on page 1of 40

Số 04-THÁNG TƯ-2011/năm thứ 3

www.anlacphungsu.blogspot.com

Cờ Vàng Chính nghĩa còn bay


QUỐC NẠN - PHÁP NẠN Có NGÀY VƯỢT QUA
.
1
BẢN TIN AN LẠC SỐ 04/2011 - Năm thứ 3
-Hình bìa: Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ tại Thành phố Westminster………………………….01
-Mục lục………………………………………………………………………………………............................................02
-Lá thư nối kết ‘Lá thư Điều Ngự:…..………………………………………………………………………….
. 03
-Thông báo Tiệc chay gây quỹ tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL.2555………………………….04
-Đại Lễ Phật Đản 2555, Đại giới Đàn Thống Nhất và An Cư Kiết Hạ……………………..05
-Đơn xin Thọ giới………………………………………………………………………………………………………..09
-Tâm và Trí…………………………………………………………………………………………………………………10
-Thông báo chiêu sinh cho Đại Học Hè Phật Giáo…………………………………………………….11
-Thông báo giải thưởng học sinh ưu tú………………………………………………………………………………………………13
-Thông báo giải thi viết về Phật Đản…………………………………………………………………………………15
-Tưởng niệm ngày Quốc hận 30-4-1975…………………………………….…………………………….16
-Ký ức một thanh niên Hà Nội về ngày 30-4-1975………………………………………………….. 19
-Thơ: Vá lại cơ đồ……………………………………………………………………………………………………... 24
- - : Sống - Chết………………………………………………………………………….. ………………………. 25
-Tâm tình của một trí thức trẻ trong Nước …………………………………….. …………………….. 26
-Thơ :Dẹp tan đi bản ngã…………………………………………………………………………..……………… 29
-Tri ân và cảm niệm bảo trợ An Lạc……………………………………..…………………………….30&32
-Chào Cờ Việt Mỹ và cách cắm cờ…………………………………………………………………………...31
-Giáo Sư Phạm Công Thiện-Một con người rất người…………………………………………….36
-Bản tin đặc biệt số 11 Lễ tưởng niệm Giaó Sư/Triết Gia
Phạm Công Thiện Pháp danh Nguyên Tánh (Tin Web đã gởi chỉ có trên Bản tin tập)…….
-Thư Tín …………………………………………………………………………………………………………………….39
-Lịch sinh hoạt thường xuyên hàng tuần của Chùa Điều Ngự……………………………….40

”Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất biểu trưng cho nền Phật giáo dân tộc
có quá trình hình thành và phát huy trên chiều dài lịch sử hai nghìn năm. Thế kỷ
trước, biết bao công trình thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, máu xương của biết bao
chư Tăng Ni, Phật tử dâng hiến bảo vệ đạo Phật Việt, mà danh xưng Giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống nhất tập đại thành chí nguyện tiền nhân truyền nối ”.

Trích Thông Điệp Xuân Tân Mão của Đại Lão Hoà Thượng THÍCH QUẢNG ĐỘ

. 2
LÁ THƯ NỐI KẾT

Kính Thưa Quý Vị và Quý Đạo hữu,


Lá thư nối kết kỳ nầy chúng tôi xin trân trọng
chuyển đến Quý Vị và Quý Đạo hữu
“LÁ THƯ ĐIỀU NGỰ”, với nội dung đầy tâm
tình nhân ái. Tuy hơi muộn nhưng vẫn còn có giá
trị với những tháng đầu Xuân .
Ban Biên tập An Lạc
Nguồn từ Liên Khuôn Phật Học

Lá Thư Điều Ngự

Thưa chư liệt vị,

Xuân là mùa của hy vọng, nhưng hy vọng chỉ có thể biến thành thực thể
khi sự hy vọng ấy được thể hiện qua hành động cụ thể. Nỗ lực hành động
để tạo phúc lạc miên trường cho sinh chúng là bản hoài của ba đời mười
phương chư Phật nhưng đồng thời cũng là bản thệ của mỗi Phật tử chúng
ta.

Với ý thức minh mẫn đó, trước mùa Xuân Di Lặc, người Phật tử tri nhận
rằng, bản thân của hận thù chính là đau khổ, bệnh chấp ngã chính là tự
hủy diệt, vì thế, hành từ bi, tập hỷ xả là cách báo ân đích thực nhất lên
đức Phật.
Chùa Điều Ngự được dựng lập trong một bối cảnh lịch sử khá đặc biệt.
Sau hai năm đầy vất vả vì thiếu những phương tiện cần có; tuy nhiên,
quý Đạo hữu có lòng với Chùa vẫn một lòng trung kiên với Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam Thống Nhất và Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, luôn lấy hạnh
nhẫn nhục, tinh tấn và vô ngã làm dưỡng tố để trưởng dưỡng tâm Bồ đề,
lấy hạnh tri túc thay cho những bất túc, chẳng những thế, ngàn người
nhưng chỉ một hướng, tất cả đều quyết tâm hành hoạt cho một cứu cánh
duy nhất: Bảo vệ Đạo pháp, gìn giữ Dân quốc, cứu độ chúng sanh. Đạo
tâm đó, hạnh nguyện ấy đang và sẽ là ngọn đuốc ngời sáng cho bây giờ
và mãi tận nghìn sau.
3
Trước thềm Xuân mới Tân Mão, thay mặt chư Tăng tại Chùa Điều Ngự và
Diệu Pháp, chúng tôi thành tâm tán thán và cảm niệm công đức của
những Cấp Cô Độc thời đại và tất cả quý Đạo hữu xa gần. Chính sự tiếp
tay đầy ý nghĩa và vô giá của chư liệt vị mà những Phật sự tại Chùa và
Giáo Hội được thành tựu viên mãn.

Xin chấp tay cúi đầu thâm tạ và cầu nguyện chư liệt vị một năm mới
thành tựu, an tịnh.

Trân trọng,
Tỳ kheo Thích Viên Lý

THÔNG BÁO

Về Tiệc Chay Gây Quỹ Cho Đại Lễ Phật Đản


Kính thưa chư liệt vị
Vì lòng từ bi, đức Phật đã thị hiện để cứu độ muôn loài, để biểu tỏ lòng tri ân sâu xa
lên đức Phật, Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ sẽ long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản lúc 2 giờ chiều Chủ
Nhật, ngày 15 tháng 5 năm 2011 tại Chùa Điều Ngự, thành phố Westminster.
Nhằm trợ duyên để Đại Lễ Phật Đản của Văn Phòng II và Giáo Hội được thành tựu
viên mãn, chúng tôi sẽ tổ chức Tiệc Chay gây quỹ tại:

Nhà hàng: Seafood World, 15351 Brookhurt St. Westminster, CA 92683


Thời gian: Từ 6 giờ đến 10 giờ tối thứ Bảy, ngày 23 tháng 4 năm 2011.

Giá vé ủng hộ: $30.00

Kính mời quý đồng hương, Phật tử hoan hỷ phát tâm tham dự để cúng dường Đại lễ
Phật Đản hầu tích lũy công đức.
Mọi chi tiết xin quý vị hoan hỷ liên lạc Chùa Điều Ngự, điện thoại số: (714)
890-9513 hoặc Đh Nhật Thiện (Thanh Tước) Trưởng Tiểu Ban Tài Chánh (714)
350-5543.
Westminster, ngày 03 tháng 3 năm 2011
Trưởng Ban Tổ Chức Đại Lễ Phật Đản

Thượng Toạ Thích Viên Lý

4
Sinh hoạt Phật sự của Văn phòng II Viện Hóa Đạo : Đại lễ
Phật Đản 2555, Đại Giới Đàn Thống nhất và An Cư Kiết hạ

2011-03-02 | | PTTPGQT

PARIS, ngày 2.3.2011 (PTTPGQT) - Đức Phó Tăng Thống Thích Hộ


Giác, Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo kiêm Chủ tịch Hội đồng Điều
hành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) Hải ngoại
tại Hoa Kỳ vừa ban hành một số Thông tư, Thông bạch gửi đến các cấp
Giáo hội ở hải ngoại cho biết lịch trình những Phật sự quan trọng trong
qúy đầu năm 2011. Đặc biệt là Đại lễ Phật Đản 2555, Đại giới đàn
Thống nhất và An Cư Kiết hạ.

Thông tư về Đại lễ Phật Đản Chung của Giáo hội, Đức Phó Tăng Thống
viết :

« Cách đây 2635 năm, bằng vào tâm từ bi bao la và trí giác vô thượng,
đức Từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn đã thị hiện đản sinh để
cứu độ muôn loài.

« Để đền đáp ân đức hóa độ sâu dày của đức Phật, Văn Phòng II Viện
Hóa Đạo và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa
Kỳ sẽ long trọng cử hành Đại Lễ Phật Đản chung Phật lịch 2555 lúc
2 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 15 tháng 5 năm 2011, nhằm ngày 13
tháng 4 năm Tân Mão tại Chùa Điều Ngự, Trụ sở Trung Ương của
Giáo Hội, 14472 Chestnut St., Westminster, CA 92683. Nhằm
duy trì sự truyền thừa, trưởng dưỡng giới đức, thành tựu phạm
hạnh, Giáo Hội cũng sẽ tổ chức Khoá Tu Học từ 10 giờ sáng thứ
Bảy, ngày 14 đến 10 giờ sáng Chủ Nhật, ngày 15 tháng 5 năm
2011 tại khuôn viên Chùa Điều Ngự.

« Thay mặt Hội Đồng Điều Hành, chúng tôi thành tâm cung thỉnh chư
Tôn đức Giáo phẩm hoan hỷ quang lâm chứng minh, tham dự Đại Lễ
Phật Đản chung của Giáo Hội, đồng thời yêu cầu quý thành viên
VPIIVHĐ, GHPGVNTNHN-HK, các Miền, quý vị lãnh đạo các Cơ sở Đơn
vị hoan hỷ thực hiện những Phật sự sau đây :

5
« 1/ Tích cực hỗ trợ cả vật chất lẫn tinh thần cho Đại lễ ; nỗ lực vận động
để mọi giới tham dự Đại lễ Phật Đản chung và Khóa Tu Học đặc biệt do
Giáo Hội tổ chức.

« 2/ Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện, tổ chức thật trang nghiêm Đại lễ
Phật Đản tại mỗi Tự viện, Tịnh xá, Niệm Phật đường để biểu tỏ lòng tri ân
sâu xa lên đức Phật, đồng thời thắp sáng tuệ giác và góp phần lưu bố
chánh pháp, lợi lạc quần sinh.

« 3/ Tuyên đọc và phổ biến Thông Điệp Phật Đản Phật lịch 2555 của Hội
Đồng Lưỡng Viện, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong Đại lễ
của quý Tự viện ; Văn Phòng Thường Trực của Giáo Hội sẽ gởi Thông Điệp
này đến quý Tự viện sau.

« 4/ Nhân mùa đản sanh của Đức Phật, hãy nỗ lực sách tấn mọi giới sống
đời sống Phật, xiển phát tâm Bồ đề ; tổ chức các khóa tu học, Bát Quan
Trai, ngày Tịnh nghiệp v.v… đặc biệt khích lệ giới trẻ tham gia Đại Học
Hè do Giáo Hội tổ chức vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 năm 2011 tại
Nam California.

« 5/ Tham dự khóa An cư Kiết hạ và Đại Giới Đàn do Giáo Hội tổ chức vào
cuối tháng 6 năm 2011 tại Nam California. Chư Tăng, Ni ở xa cũng có thể
tập trung An cư Kiết hạ tại những trú xứ có đủ thuận duyên.

« 6/ Trong khả năng có thể, tích cực vận động quý vị Dân cử, các chính
phủ, tổ chức quốc tế yêu chuộng tự do và công lý lên tiếng hậu thuẫn
mạnh mẽ công cuộc tranh đấu bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và quyền sống
của con người cũng như pháp lý của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống
Nhất hiện do Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Viện Tăng Thống
kiêm Viện trưởng Viện Hoá Đạo lãnh đạo.
« 7/ Cầu nguyện và hành động cho một Việt Nam thật sự tự do, dân chủ
và nhân quyền ; thế giới chung sống hoà bình, chúng sanh thoát vòng
luân hồi sinh tử.

« 8/ Mọi chi tiết Đại Lễ Phật Đản chung của Giáo Hội xin liên lạc với
Thượng tọa Thích Viên Lý, Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành, kiêm
Trưởng Ban Tổ Chức Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2555.
« Trước hiện tình quốc nạn, pháp nạn và vì sự xương minh của chánh
pháp, yêu cầu các cấp Giáo Hội toàn tâm thực hiện và phổ biến rộng rãi
Thông Tư này ».

6
Qua Thông bạch về Đại Giới Đàn Thống nhất, Thượng tọa Thích Viên
Lý cho biết :

« Giới luật là thọ mạng của chư Phật, Giới luật còn, Phật pháp còn, Giới
luật mất, Phật pháp mất ».

« Để tiếp dẫn hậu học, báo ân đức Phật, Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo
Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ sẽ mở Đại Giới
Đàn THỐNG NHẤT nhằm truyền trao giới Tỳ kheo,Tỳ kheo ni, Thức xoa
Ma na Ni, Sa di, Sa di ni, Bồ Tát và Thập Thiện.

« Thời gian : Từ ngày 28- đến 29 tháng 6 năm 2011

« Địa điểm : Chùa Diệu Pháp, 311 E. San Gabriel, CA, 91776 USA.
Điện thoại : (626) 614-0566.

« I. TIÊU CHUẨN THỌ GIỚI :

1 - Tỳ kheo, Tỳ kheo ni :
- Tuổi từ 20 trở lên.

- Các căn đầy đủ, phạm hạnh uy nghiêm, không bị chứng bịnh tâm thần
và truyền nhiễm.

- Đã thọ Sa di, Thức xoa Ma na ni (nếu là Tỳ kheo ni).

- Trình độ Trung đẳng Phật học

- Tốt nghiệp Trung học hoặc có trình độ tương đương.

- Trúng tuyển khảo hạch của Đại Giới Đàn.

- Trường họp đặc biệt sẽ được Ban Kiến Đàn cứu xét.
2. Sa di, Sa di ni, Thức xoa Ma na ni.
- Tuổi từ 14 tuổi trở lên.
- Các căn đầy đủ, đạo hạnh oai nghiêm, không mắc bịnh tâm thần và
truyền nhiễm.
- Đã xuất gia ít nhất 02 năm.
- Có trình độ Trung học cấp II hoặc trình độ tương đương.
- Có trình độ Sơ đẳng hoặc Trung đẳng Phật học.

7
- Trúng tuyển khảo hạch của Đại Giới Đàn.

- Trường họp đặc biệt sẽ được Ban Kiến Đàn cứu xét.
3. Thập Thiện : Đã thọ Tam quy, Ngũ giới.

4. Bồ tát Tại gia : Đã thọ Thập Thiện.

« II. HỒ SƠ THỌ GIỚI


- Đơn xin thọ giới có sự chứng nhận của Bổn sư hoặc Y chỉ sư.

- Sơ yếu lý lịch với sự chứng nhận của Bổn sư hoặc Y chỉ sư.

- Bản sao Chứng diệp Sa di (nếu thọ Tỳ kheo) ; Thức xoa Ma na Ni (nếu
. thọ Tỳ kheo ni).

- Hai tấm ảnh 3x4 (ghi rõ tên họ phía sau).


5. Thập thiện, Bồ Tát tại gia :
- Chư Phật tử đã thọ Tam quy.

- Hai tấm ảnh 3x4 (ghi rõ tên họ phía sau).


« III. THỜI GIAN NẠP ĐƠN :

Để Ban Kiến Đàn có đủ thời gian chuẩn bị việc cư trú, ẩm thực, Đơn Xin
Thọ Giới cần gởi cho Ban Kiến Đàn trước ngày16 tháng 6 năm 2011.

Đơn Xin Thọ Giới gởi về địa chỉ : Chùa Diệu Pháp, 311 E. Mission Rd., CA,
91776. Điện thoại : (626) 614-0566 ;
Email : ……………………………………………………

« IV. THỜI GIAN GIỚI TỬ VÂN TẬP :


Để huân trưởng đạo nghiệp nhằm tạo thắng duyên cho sự tiếp thọ giới
pháp, các giới tử phải có mặt tại giới trường trể nhất là chiều ngày 23
tháng 6 năm 2011.

“Tam Thế Chư Phật dĩ giới luật vi sư”, vì sự trường tồn của Phật pháp, cúi
xin Chư tôn đức Giáo phẩm và quý thiện tín xa gần hết lòng hỗ trợ để Đại
Giới Đàn Thống Nhất được thành tựu viên mãn ».

Mẫu đơn xin thọ giới :

8
.......... ngày .......... tháng .......... năm 2011

ĐƠN XIN THỌ GIỚI


Kính gởi : BAN KIẾN ĐÀN ĐẠI GIỚI ĐÀNTHỐNG NHẤT

Con tên : ..................................................


Pháp danh : ..................................................
Đạo hiệu thường xử dụng : ..................................................
Sinh ngày : .......... tháng .......... năm ..........
Tại ..................................................
Hiện trú tại : ..................................................
Điện thoại : ..................................................
Email : ..................................................
Xuất gia ngày .......... tháng .......... năm ..........
Tại chùa ..................................................
Là đệ tử của : ..................................................
Đã thọ giới (Sa di, Sa di ni,Thức xoa ma
ni) ..................................................
Ngày .......... tháng .......... năm ..........
Tại Đại giới đàn ..................................................
Do .................................................. tổ chức.
Trình độ học lực : ..................................................
Kính xin Giáo hội và Ban Kiến Đàn bi mẫn cho con được phát nguyện thọ
giới .................................................. Tại Đại Giới Đàn Thống Nhất do
Giáo Hội tổ chức .

Khể thủ
Ký tên : ..................................................
Chứng nhận của Bổn sư, Y chỉ sư hoặc Trụ trì :
Về việc An Cư Kiết Hạ trong năm nay, Hòa thượng Thích Thiện Hữu,
Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự cho biết :
« An cư Kiết hạ là một truyền thống đặc thù của Phật giáo được khởi đi từ
khi đức Phật còn trụ thế.
« Mục đích của An cư Kiết hạ không chỉ giới hạn sự đi lại nhằm giảm thiểu
sát nghiệp mà còn là để thúc liễm thân tâm, trưởng dưỡng giới đức và
thắp sáng trí giác qua sự hành trì Giới Định Huệ hầu tiếp nối huệ mạng
của chư Phật, nhiêu ích hữu tình. Với sứ mệnh thiêng liêng trọng đại như
thế, năm nay, Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ sẽ tổ chức Khóa An cư Kiết hạ ngắn hạn
tại :

9
« Địa điểm : Chùa Diệu Pháp, 311 E. Mission Rd., San Gabriel, CA,
91776. Điện thoại : (626) 614-0566
« Thời gian : Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng 6 năm 2011.
« Nhân khóa An cư Kiết hạ này, Giáo hội cũng sẽ mở Đại Giới Đàn để
truyền trao giới phẩm cho đàn hậu tấn và quý Thiện tín hữu duyên.
« Thay mặt Tổng Vụ Tăng Sự, chúng con / tôi nhất tâm cung thỉnh chư
Tôn đức Giáo phẩm Tăng Ni hoan hỷ quang lâm tham dự Khóa An Cư Kiết
hạ đồng thời khuyến tấn hàng hậu học phát tâm thọ trì giới pháp để tăng
triển đạo nghiệp.
« Cầu nguyện đức Phật chứng minh gia bị chư Tôn đức Giáo phẩm Tăng
Ni pháp thể khinh an, Phật sự viên mãn ».

TÂM VÀ TRÍ
. Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ tất cả những gì làm Tâm ta đau khổ trong khi
hành thiền. Phiền não đau khổ, chứ không phải tâm đau khổ. Chúng ta chẳng biết
cái gì là tâm, cái gì là phiền não. Những gì không làm ta thỏa mãn thì ta không muốn
gặp. Cuộc sống của chúng ta chẳng khốn khổ gì ! Cái khốn khổ ở đây là không thỏa
mãn, không hài lòng với cuộc sống. Thật vậy, chỉ có phiền não và khốn khổ mà thôi.
. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng ở một nơi, bạn sẽ cảm thấy không hài lòng ở
mọi nơi. Chẳng có nơi nào bên ngoài làm bạn khó chịu. Nơi khó chịu nằm bên
trong bạn.
. Hãy nhìn vào tâm mình. Người mang vật nặng chẳng thấy gì, nhưng người ngoài
nhìn vào thấy nặng. Vất bỏ mọi vật, buông bỏ tất cả, bạn sẽ nhẹ nhõm.

. Tâm vốn an tịnh tĩnh lặng. Khi tâm ra khỏi an tịnh tĩnh lặng thì bất an rối loạn sẽ
nhảy vào. Khi nhìn thấy được bất an rối loạn này thì an tịnh tĩnh lặng sẽ trở về.
. Phật giáo là đạo của tâm. Thế thôi! Người nào đào luyện tâm, người đó thực
hành Phật giáo.

. Khi đèn mờ, bạn không thể thấy mạng nhện giăng ở góc phòng, nhưng lúc đèn
sáng bạn có thể thấy rõ ràng để quét sạch đi. Cũng vậy, khi tâm trong sáng bạn sẽ
thấy rõ phiền não để khử trừ.

. Huấn luyện tâm không giống như huấn luyện cơ thể. Muốn cơ thể mạnh phải bắt
cơ thể vận động, nhưng muốn tâm mạnh phải giữ tâm đứng yên.

. Đức Phật dạy chúng ta hãy xét đoán chính mình mà đừng xét đoán kẻ khác dầu họ
tốt xấu thế nào đi nữa. Đức Phật chỉ cho ta con đường và nói: “ Chân lý là như vậy
đó ”. Tâm ta có được như vậy không?

Trích từ nie.

10
VĂN PHÒNG II VIỆN HOÁ ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI

TẠI HOA KỲ
Chùa Điều Ngự - 14472 Chestnut St, Westminster, CA. 92683

Westminster ngày 12 tháng 3 năm 2011


THÔNG BÁO
Chiêu sinh Đại học Hè Phật giáo
Nhằm mục đích đào tạo giới trẻ thanh niên, sinh viên học và hiểu giáo lý đạo Phật để
hoằng dương đạo Phật Việt trên thế giới, đồng thời đáp ứng các công tác truyền thông
theo kỹ năng điện toán hiện đại phục vụ các ban ngành báo đài, vận động quốc tế, cũng
như sinh hoạt văn hóa, xã hội, giáo dục trong các Cộng đồng Người Hải ngoại, Văn Phòng
II Viện Hoá Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, sẽ mở
Đại Học Hè Phật giáo tại miền Nam California, Hoa Kỳ.
Học trình 3 năm. Học khóa năm thứ nhất, 2011, ấn định từ 30.6 đến 4.7.2011.
Điều kiện ghi danh theo học Đại học Hè Phật giáo mở rộng cho tất cả Phật Tử cũng như
những ai muốn học hiểu nền Phật Giáo Việt Nam có hai nghìn năm lịch sử. Học viên ghi
danh phải có trình độ sinh viên đại học hoặc tương đương lớp 12 Trung Học đệ Nhị cấp,
và đoàn sinh Gia Đình Phật tử thuộc ngành Thanh trở lên.
Thành phần Ban Giảng huấn sơ khởi gồm có : Hòa thượng Thích Chánh Lạc, Pháp sư
Niên trưởng Thích Giác Đức, Thượng tọa Thích Viên Lý, Thượng tọa Thích Giác Đẳng,
Giáo sư Võ Văn Ái, Nữ sĩ Ỷ Lan (thành phần Giảng viên còn bổ túc thêm sau).
Chương trình học gồm có :
1.Lịch sử Phật giáo Việt Nam : Thời kỳ du nhập / Nét đặc thù của Đạo Phật Việt Nam so
với các quốc gia khác trong vùng / Năm phái Thiền Việt Nam / Sự phát triển của Phật giáo
qua các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn / Phong trào chấn hưng Phật giáo tiền bán thế kỷ XX /
Cuộc tranh đấu của Phật giáo cho tự do tín ngưỡng năm 1963 / Cuộc tranh đấu của Phật
giáo cho dân chủ và hòa bình năm 1966 / Cuộc tranh đấu của Phật giáo phục hồi Quyền
Con Người và Quyền sống của người dân từ năm 1975 trở đi.
2. Giáo lý cơ bản của đạo Phật : Tam quy / Ngũ giới / Bát chánh đạo / Thập thiện / Tứ ân /
Bốn nhiếp pháp / Lục độ / Lục hòa / Lý nhân duyên sinh / Tứ đế / Mười hai nhân duyên /
Bồ tát thừa / Dẫn nhập phương pháp lý luận Phật giáo “Nhân Minh học”, / Sơ dẫn về các
tông phái Phật giáo.
3. Truyền thông và Báo chí :
a) Phương pháp tổ chức một tờ báo, từ báo tường đến nguyệt san, tạp chí và nhật báo ;
b) Phương pháp viết Thông cáo báo chí, cách lấy tin, thu tập tài liệu và thực hiện bản tin
rồi phổ biến ;
c) Phương cách tổ chức một cuộc họp báo địa phương hay quốc tế ;
d) Phương pháp tiếp cận báo chí quốc tế, cá nhân và đoàn thể trên thế giới ;
4. Vận động quốc tế :
a) Làm sao tiếp cận các diễn đàn quốc tế và các trung tâm quyền lực : LHQ, các Quốc
hội, các Bộ Ngoại giao, Chính giới và các Trung tâm quyền lực ;
b) Làm sao tiếp cận các cơ quan truyển thông, báo chí, đài quốc tế ;
c) Làm sao thu tập hồ sơ, thành lập hồ sơ, viết và phổ biến hồ sơ ;

11
5. Dẫn nhập Ý thức mới về Nhân quyền và Dân chủ ở thế kỷ XXI, và các cơ cấu nhân
quyền, dân chủ trong thế giới có thể liên hệ đến vấn đế Phật giáo và Việt Nam.

Thể thức ghi danh :


Ghi danh theo mẫu đơn dưới đây và gởi bằng đường Bưu Điện về Ban Tổ Chức Đại Học
Hè Phật giáo :

Chùa Điều Ngự


14472 Chestnut St.
Westminster, CA 92683
USA
Điện thoại (714) 890-9513
E-mail : Daihochepg@yahoo.com

ĐƠN GHI DANH ĐẠI HỌC HÈ PHẬT GIÁO

Tên họ : .....................................................................................

Ngày sinh, nơi sinh : ..................................................................


Tôn giáo : ...................................................................................
Địa chỉ hiện tại, số điện thoại, Email : .........................................

...................................................................................................

...................................................................................................
Học lực, hiện học ở đâu : .............................................................
Xin ghi danh theo học Đại học Hè Phật giáo Năm Thứ nhất từ 30.6.2011 đến 4.7.2011.

Ký tên,

Thời hạn nộp đơn kể từ ngày ra Thông báo này (15.3.2011) cho đến hết ngày 15.5.2011
Muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc về Ban Tổ Chức Đại Học Hè điện thoại số : 714 – 890
9513.
Kính mong quý cơ quan Truyền thông, Đài và Báo chi hoan hỉ giúp đỡ để Thông báo này
được loan tải rộng rãi đến giới thanh niên, sinh viên khắp nơi được biết và tham dự.

Trân trọng thông báo.

Tổng Thư Ký Văn Phòng II Viện Hóa Đạo


GHPGVNTN/HN tại HOA KỲ
kiêm Trưởng Ban Tổ Chức Đại Học Hè Phật giáo
ấn ký
Thượng Toạ Thích Viên Lý

12
VĂN PHÒNG II VIỆN HÓA ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GÍAO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI TẠI HOA KỲ
CHÙA ĐIỀU NGỰ
14472 Chestnut St, Westminster, CA. 92683 –Tel:714-890-9513

Westminster ngày 24 tháng 3 năm 2011

Thông Báo
GIẢI THƯỞNG HỌC SINH ƯU TÚ
Nhân Mùa Phật Đản, nhằm khuyến khích những học sinh, Ưu Tú, có tài năng và đạo hạnh,
biết trau dồi trí tuệ để trở thành người Việt Nam chân Chính. Văn Phòng II Viện Hoá Đạo,
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, có tổ chức phát giải
thưởng cho các Hoc Sinh Ưu Tú.

Giải thưởng cho 3 cấp:

• Tiểu học 4 - 6: không quá 12 tuổi (thiếu nhi)


• Trung học 7 - 9: không quá 15 tuổi (thiếu niên)
• Trung học 10 - 12: không quá 18 tuổi (thanh niên)

Tiêu Chuẩn: Tầt cả học sinh gốc Việt dều được dự tranh.
Giải thưởng tuyển chọn dựa trên 4 tiêu chuẩn: Học Lực (GPA 3.8 trở lên), Tiếng Việt(đọc,
viết nói), Hạnh Kiểm (tốt), Sinh Hoạt Gia Đình Phật Tử hoặc Sinh Hoạt cộng đồng.
Mẫu Đơn xin Tham Dự đính kèm. Nhận đơn kể từ ngày ra thông báo này đến hết ngày 24
tháng 4 năm, 2011.
GIẢI THỬƠNG SẼ ĐƯỢC TRAO TRONG NGÀY ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2555 TẠI CHÙA ĐIỀU NGỰ

• Ứng viên phài điền đầy đủ những phần trong đơn tham dự và gửi về:
GIẢI THƯỞNG HỌC SINH ƯU TÚ
CHÙA ĐIỀU NGỰ
14472 Chestnut St. Westminster, CA 92683
Tel: 890-9513
Kính nhờ quý vị Phụ Huynh, Quý Gia Trưởng, Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử, quý Hội
đoàn, quý giới Truyền Thông phổ biến rộng rãi và khuyến khích Học Sinh, dự tranh giải
thưởng này.
Chúng tôi hân hạnh được đón nhận sự bảo trợ quà tặng của quý vị hảo tâm dành cho
Phần Thưởng Học Sinh Phật Tử Ưu Tú. Quà tặng làm phần thưởng xin gửi về địa chỉ nêu
trên.
Trân trọng,
Tổng Thư Ký Văn Phòng II Viện Hóa Đạo
Thượng Toạ Thích Viên Lý
13
VĂN PHÒNG II VIỆN HÓA ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GÍAO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI TẠI HOA KỲ
CHÙA ĐIỀU NGỰ
ĐƠN THAM DỰ GIẢI THƯỞNG
HỌC SINH ƯU TÚ

Họ & Tên: ____________________pháp danh(nếu có)______________


Điện thọai: (____) _____-____ Giới tính: Nam; Năm sinh______
Họ/Tên Cha: ___________________ Họ/Tên Mẹ: _________________
Địa chỉ: ___________________________________________________
Email: ____________________________________________________
Sinh hoạt tại Đơn vị Gia Đình_Phât Tử__________________________
Tên Gia Trưởng hoặc Liên Đoàn Trưởng: _____________________
California, Ngày………tháng………Năm…………………
Chữ ký cuả ứng viên:________________________________________

Chữ ký phụ huynh chấp thuận cho con em tham dự và đồng ý để


Ban Tổ Chức thu hình, thu thanh, và toàn quyền sử dụng dữ kiện,
hình ảnh của con em để phổ biến về Giải Thưởng (nếu dưới 18 tuổi):
________________________________________________
ĐƠN THAM DỰ XIN GỬI VỀ:
GIẢI THƯỜNG HỌC SINH ƯU TÚ PL. 2555
CHÙA ĐIỀU NGỰ
14472 Chestnut St, Westminster, CA 92683-Tel:714-890-9513
Hạn chót nộp đơn chiếu theo dấu đóngcuả bưu điện.
ngày 24 tháng 4 năm 2011.
____________________________________________________________________
PHẦN GHI CHÚ CỦA BAN TỔ CHỨC
Ngày nhận đơn: _____/____/20 . MÃ SỐ: ____-______
1. PHẦN TRÌNH BÀY CÁ NHÂN: (**cần chứng từ) MÃ SỐ: ____-______
- Cấp lớp Việt Ngữ: ________ Lớp trường Mỹ: ________ GPA trường Mỹ**: __________
- Sinh ngày _____, tháng _____, năm _________; Nơi Sinh: _________________________
- Tự viết tay(không đánh máy) về ngày Phật Đản bằng tiếng Việt:( nếu viết bằng tiếng Anh bớt 10
điểm) .………………………………………………………………………………………………………………………

2. SINH HOẠT ,HỌC ĐƯỜNG: (đính kèm chứng từ)
1. _______________________________________________________________________
2. _______________________________________________________________________
3. _______________________________________________________________________
4. _______________________________________________________________________

3. PHẦN NHẬN XÉT CUẢ: Cha Mẹ, Thầy Cô, đơn vị đang sinh hoạt
-Hạnh kiểm:
-Học lực:
-Sinh họat: 14
VĂN PHÒNG II VIỆN HÓA ĐẠO
GIÁO HỘI PHẬT GÍAO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI TẠI HOA KỲ
CHÙA ĐIỀU NGỰ
14472 Chestnut St, Westminster, CA. 92683 Tel:714-890-9513

Ban Tổ Chức Đại Lễ Phật đản 2555

THÔNG BÁO

Giải Thi Viết Về Phật Đản


I/ Mục đích:

1/ Nhằm mục đích ngưỡng mộ và tri ân công đức cao dầy của Đức Từ Phụ, Đấng Giác Ngộ đã tìm
ra chân lý cứu khổ cho nhân lọai.

2/ Để tạo cơ duyên và hổ trợ cho công tác hoằng dương chánh pháp gây thành thông lệ, Văn
Phòng II Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (VP2/VHĐ/GHPGVNTN) hằng năm
sẽ tổ chức cuộc thi viết văn lấy tên là:” Giải Thi Viết Về Phật Đản”.

II/ Điều kiện

A/Thành phần dự thi: Gồm hai thành phần tham dự là:

1/ Trưởng thành: Từ 18 tuổi trở lên .

2/ Thiếu niên: Dưới 18 tuổi.

B/ Hình thức:

1/ Tác phẩm dự thi viết theo thể văn xuôi, có thể viết bằng Việt ngữ hoặc Anh ngữ. Trên 1/3 phần
đầu trang nhất của tác phẩm dự thi bắt buộc phải ghi rõ: Họ và tên tác giả, thuộc thành phần trưởng
thành hay Thiếu niên, địa chỉ ( hoặc địa chỉ E.mail – nếu có) và số điện thoại .

2/ Mỗi tác giả không giới hạn số tác phẩm dự thi. Tác phẩm có thể viết bằng tay hoặc đánh máy và
chỉ một một mặt, dài không quá bốn trang khổ 8.50 X 11và phải gởi đến Ban Tổ chức hạn chót là ngày 24
tháng 4 năm 2011 theo các địa chỉ sau đây:

- Chùa Điều Ngự 14472 Chestnut St - Wesminster - CA, 92683 - tel: (714) 890-9513.

- Cácđịa chỉ E.mail:chuadieungu@gmail.com hay Anlacphungsu@yahoo.com.

III/ Điều lệ:

1/Ban Tổ Chức từ chối chấm những tác phẩm dự thi không phù hợp với chủ đề và chủ trương của
Giáo Hội PGVNTN Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo
15
2/Ban Tổ Chức không trả lại bản thảo và có quyền sử dụng tác phẩm dự thi dù trúng giải hay không.

3/Tác giả chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung tác phẩm dự thi của mình..

4/Các thành viên trong Ban Tổ Chức không quyền gởi tác phẫm dự thi.

IV/ Giải thưởng:

1/Tác giả trúng giải sẽ được thông báo theo chi tiết tác giả đã cung cấp trên tác phẩm dự thi

2/Mỗi thành phần dự thi: Trưởng thành và Thiếu niên có hai giải là giải nhất và giải khuyến khích.

3/Thời gian và địa diểm phát giải thưởng: Phát giải thưởng là một phần trong chương trình Đại Lễ
Phật Đản Phật Lịch 2555 vào ngày 15 tháng 5 năm 2011 tại Chùa Điều Ngự dưới sự chứng minh của Chư
Tôn Đức thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo .

Chùa Điều Ngự, ngày 23.tháng 3 năm 2011

Trưởng Ban Tổ Chức

Tổng Thư Ký Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo

Thượng Tọa Thích Viên Lý

Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai

16
TƯỞNG NIỆM NGÀY QUỐC HẬN 30-4-1975
“Ôi thôi thế sự tan tành,
tăng giặc tiến chiếm tung hoanh Thủ Đô
thôi rồi ! sụp đỗ cơ đồ !
Cờ Vàng Chính nghĩa bây giờ cắm đâu ?
HP.Saigon 11:30 trưa ngày 30.4.1975

BÀI THƠ
VIẾT RIÊNG CHO NGÀY QUỐC HẬN
Ngô minh Hằng
(Thương mến về Quê Hương và Đồng Bào Việt Nam,
riêng tặng tuổi trẻ trong và ngoài nước. )

Ba Mươi Tháng Tư : Độc tài cướp Ngày Tự Do sao dối lừa, gian xảo
nước Súng đã buông, người vẫn trả thù
Ba Mươi Tháng Tư : Dân tộc đau buồn người !
Ba Mươi Tháng Tư : Máu đỏ quê Cũi sắt thê lương lạnh tiếng ma cười
hương Bao cái chết trong oan khiên, sầu
Mà ai bảo "Ngày Tự Do" ? Lạ nhỉ !!! muộn !!

Ngày Tự Do sao đất, nhà, vườn, ruộng


Ngày Tự Do ư ??? Hỡi đâu, công Của dân đen, ai cướp rất vô tình !
lý ??? Sao triệu con người đẵn gỗ, đào kinh
Ngày Tự Do ư ??? Tráo trở ngôn Không khác cảnh xa xưa: thời nô lệ !
từ !!!
Ngày Tự Do sao bốn cõi âm u ?
Sao rúng động, bàng hoàng người thế
giới ??? Ngày Tự Do sao người lìa quê mẹ
Tan tác anh em, chia biệt vợ chồng ?
Ngày Tự Do sao có bày lang sói Bất chấp sóng cuồng, hải tặc, biển
Đông
Đêm đến nhà gõ cửa, bắt dân đi ?
Để tìm nghĩa nhân quyền vùng đất lạ !
Sao có giết người ác độc tinh vi

17
Ngày Tư Do sao tình đời nghiệt ngã Ba mươi năm với tham tàn dã thú
Người nhìn người e ngại, dối lừa Ai thành tên tư bản đỏ sang giàu ???
nhau ! Ai muốn tiền tài, ngôi vị dài lâu
Bức vách có tai, điên đảo, cơ cầu Dùng nghị quyết làm đấu tranh suy
Tên tuổi sổ đen, chuyên hồng, báo cáo nhược ?

Ngày Tự Do sao độc tài chỉ đạo Ba Mươi Tháng Tư : Tự Do đất nước
Dân chẳng có quyền cay đắng, than Sao triền miên dân tù ngục tội tình ???
van ? Ra điêu ngoa, miệng lưỡi giống hồ tinh !
Nuốt lệ căm hờn, mộng vỡ, mơ tan Không !!! ngày đó, với ta : NGÀY QUỐC
Thương xã hội đang tận cùng băng HẬN !!!
hoại !!!

Tuổi trẻ Việt Nam! Hỡi giòng bất khuất !


Ngày Tự Do sao muôn lòng tê tái ? Nào, đứng lên, vì dân tộc, sơn hà !!
Đắng miệng khoai sùng, gạo mốc, bo Độc ác lụn tàn, chính nghĩa khai hoa
bo
Mau, xin dựng một
Sách giáo khoa sao rèn luyện học trò
Những thù hận, những dối gian lịch
sử !? MUÀ XUÂN HUYỀN DIỆU !!!

Ngô Minh Hằng


Biển Việt Nam xanh tóc dài thiếu nữ
Bản Giốc, Nam Quan, sao cắt dâng
Tàu ???
Cúi mặt, cong lưng ai, kiếp chư hầu
Mà lừa mị: Đây, tự do, tự chủ !!!

18
Hậu thuẫn "Lời kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam" của Hòa thượng Thích Quảng Ðộ.
Một chương trình 8 điểm chuyển hóa dân chủ như điểm tụ hội nhân dân Việt Nam
thuộc các khuynh hướng chính trị và tôn giáo khác nhau để cùng tham gia tiến trình
thay đổi dân chủ.
Hội nghị Quốc tế - Diễn đàn Thế giới Dân chủ hóa Châu Á trong 2 ngày 16 và
17.12.2004 tại Đài Loan.

Ký Ức Một Thanh Niên Hà Nội Về Ngày 30-4-1975


Phạm Thắng Vũ

Bài dưới đây là tâm tình của anh H, một người bà con trong họ đã kể cho nghe, PTV chép lại.

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi đang ngồi trong căng tin của nhà máy Hoá Chất
Việt Trì thì tai nghe những tiếng la hét ầm ĩ vui nhộn từ phòng thông tin của Công
Đoàn nhà máy. “Thắng rồi… Ta thắng rồi… Dương Văn Minh đầu hàng rồi.”
Tôi bỏ dở cốc nước chè và cùng vài người chạy vội ra xem chuyện gì. Một nhóm công
nhân đang vây chung quanh anh Minh, thư ký Công Đoàn cho biết tin vừa nhận được qua
đài Tiếng Nói Việt Nam là quân ta đã chiếm được Dinh Độc Lập, bắt Dương Văn Minh phải
tuyên bố đầu hàng. Nghe vậy, những tiếng hét lớn vui mừng một lần nữa lại vang lên.
Những ngày trước đây, kể từ sau trận đánh vào Buôn Mê Thuột, Đoàn Thanh Niên Lao
Động Hồ Chí Minh của nhà máy đã làm một áp phích lớn vẽ bản đồ của 44 Tỉnh miền Nam
Việt Nam Cộng Hòa và dựng nó gần cổng ra vào. Trên tấm áp phích đó, cứ mỗi khi được
tin quân ta giải phóng thêm tỉnh nào thì lập tức tỉnh đó được vẽ một lá cờ Đỏ sao Vàng
ngay.
Tôi đã thấy càng lúc càng nhiều lá cờ Đỏ sao Vàng xuất hiện trên tấm áp phích chỉ trong
một thời gian ngắn đến nỗi phải hoài nghi, dù không nói ra mặt. Bây giờ, điều nghi ngờ đó
đã thật rồi, mừng quá đi. Thôi từ nay là hết chiến tranh và những thanh niên miền Bắc sẽ
không còn phải xuôi Nam chiến đấu trong chiến trường B nữa. Và điều quan trọng tôi sẽ
gặp lại người cha ruột đã xa cách gia đình tới 21 năm rồi.
Hôm đó, như để cùng chào mừng với niềm vui lớn của đất nước, trừ những khâu cần phải
vận hành máy chạy liên tục còn tất cả các khâu lao động trong các phân xưởng và các
phòng ban khác được ban lãnh đạo nhà máy cho nghỉ việc sớm để mang tin vui về cho gia
đình biết. Tôi phóng nhanh xe đạp về nhà báo tin cho mẹ tôi biết ngay tin vui này.
Về đến nhà, dắt xe vào trong, chưa kịp khoe tin thì mẹ tôi đã nói: “Sao nay con về sớm
vậy? Bộ đội vào tới Sài gòn rồi con biết chưa?”. Tôi trả lời mẹ là đã biết, được nhà máy
cho về sớm định kể mẹ nghe đây. Mẹ tôi ngồi ở bàn sát cửa sổ như đang suy nghĩ điều gì.
Tôi cởi áo đi ra giếng nước sau nhà múc nước tắm sau đó quay -
sau đó quay trở vào mà vẫn thấy mẹ tôi ngồi yên tại chỗ. Tôi bước lại bên bà, hỏi: “U sao
vậy?” và đặt tay tôi lên trán bà, tiếp: “U cảm hay sao nói cho con biết với”. Nhưng bà nhìn
tôi, miệng cười mỉm, trả lời:
- Không con. Mẹ khoẻ mà… có điều mẹ đang nghĩ về thầy con thôi. Không biết thầy con
bây giờ trong đó đang như thể nào?

19
Nghe thế, tôi đi mở cái tủ gỗ gụ cũ, lục lọi rồi lấy ra tấm ảnh đen trắng chụp chân dung cha
tôi đã cũ, ố vàng. Trong ảnh, một người đàn ông mặc bộ đồ trận rằn ri, ánh mắt nghiêm
nghị, đứng cạnh lề đường một khu nào đó trong thành phố Sài Gòn của miền Nam. Tấm
ảnh này là tấm duy nhất, gia đình nhận được từ cha tôi, khi hai miền Nam-Bắc còn liên lạc
được bằng thư từ.
Cha tôi, một chiến binh trong lực lượng Dù thuộc quân đội Liên Hiệp Pháp. Những ngày
cuối cuộc chiến năm 1954, đơn vị ông được máy bay thả xuống tiếp sức cho căn cứ Điện
Biên Phủ đang bị vây hãm để không lâu sau đó, căn cứ nầy lọt vào tay bộ đội Việt Minh.
May mắn thoát chết, bị bắt làm tù binh rồi ông được trả tự do và theo đơn vị quay về Hà
Nội. Những ngày cuối của Hiệp Định Geneva, ông đã cho người về quê Sơn Tây đón mẹ
con tôi lên để cùng ông vào miền Nam nhưng chuyện không thành, ông phải theo đơn vị
vô Sai Gòn trước.
Thực ra chuyến đi ra Hà Nội khi đó, đoàn người làng có hai mẹ con tôi đã bị cán bộ Việt
Minh lừa đưa vào tạm trú trong khu rừng vắng. Khi đoàn người được phép ra khỏi rừng thì
thời hạn di cư đã qua, gia đình bị chia cắt từ đó lúc tôi mới được gần một tuổi.
.
Hai mẹ con quay trở về Hà Nội sống trong gian nhà của ông ngoại tôi.
Là dân thành thị, mẹ tôi biết cắt may quần áo rất khéo và nhờ cái khéo tay này mà bà đã
nuôi tôi ăn học. Tôi được nghe kể là các cán bộ đã tìm bà để đặt may quần áo cho họ rồi
khi các Hợp Tác Xã May Mặc giải thể, bà đã tìm mua sở hữu thực thụ được một máy may
cũ và nhờ vậy mà cuộc sống đỡ vất vả so với nhiều người khác.
Tuổi ấu thơ của tôi gắn liền với thành phố Hà Nội từ những làn sương mờ buổi ban mai
trên mặt Hồ Tây, mùi không khí đường phố quyện với lá cây sau các cơn mưa rào. Những
buổi trưa mùa Hè, trốn mẹ đi chơi, tôi cùng chúng bạn đi lang thang vào vườn bách thú,
quanh bờ hồ hoặc trèo lên những cây bên vệ đường để tìm bắt các chim non trong tổ. Có
khi rình ném đá vào nhà hàng xóm buổi nghỉ trưa để rồi cả bọn ù té chạy khi chủ gia mở
cửa ra nhìn.
Khi tuổi lớn hơn, tôi mới nhận ra những khác biệt giữa mình và các bạn đồng trang lứa mỗi lần nghe
chuyện chiến tranh về miền Nam. Có những buổi sinh hoạt chung mà người phụ trách không cho tôi
tham dự. Lúc đó, tôi cũng không hiểu tại sao? Có khi về hỏi mẹ thì bà chỉ nói: “Thôi con, họ không
cho thì về nhà với mẹ”.
Rồi những năm chiến tranh lan ra miền Bắc. Máy bay Mỹ ném bom nhiều nơi và ngay ở cả
Hà Nội nữa. Những đợt bom chùm tuốt từ trên mây rải xuống đã phá huỷ nhiều khu phố
lớn. Cảnh người chết mất xác trong các đống gạch vụn cùng lửa khói cháy nghi ngút khiến
ai cũng sợ. Đành phải kéo nhau đi sơ tán về các miền quê cho an toàn. Hai mẹ con tôi về
. quê nội trong một làng ở tỉnh Sơn Tây cũ. Đây là vùng bán sơn địa có ruộng có vườn cùng
các núi đồi rất đẹp. Trong làng có nhiều đứa thiếu niên trạc tuổi tôi và tôi rất muốn làm bạn
cùng chơi với chúng nhưng họ không thích tôi ra mặt. Trẻ em đã vậy mà người lớn cũng
nói xấu, dèm sau lưng mẹ tôi mỗi khi họ gặp mặt nhau trên đường hoặc trong phiên chợ.
Tôi đành kết bạn với mẹ thôi, không ai khác.
Đến tuổi trưởng thành, thấy nhiều thanh niên xung phong vào bộ đội, tôi cũng giơ tay xung
phong nhưng bị cán bộ trong Ban Tuyển Quân từ chối
Tuổi thanh niên, hình ảnh người lính với cây súng cuốn hút tôi lắm nhưng họ không nhận
thì đành chịu. Về kể lại cho mẹ tôi biết, bà chép miệng nói làm sao họ cho con vào bộ đội
được rồi trách khẽ: “Có mỗi một mình mẹ mà con định bỏ đi sao!”. Tôi rất chật vật khi xin
một việc làm. Đơn gửi tận tay nhiều nơi mà không hề có chút hồi báo làm tôi buồn. Không
lẽ thân đã lớn lại cứ để mẹ phải nuôi mình mãi nhưng đi xin việc không ra. Tôi có lúc nhủ

20
thầm chắc số mình đến phải làm ruộng nhưng ruộng, nhà cũng không có. May mắn làm
sao, mẹ tôi tình cờ gặp lại một người bạn học cũ với bà năm xưa khi còn trẻ. Người này
nay là một cán bộ cao cấp và nhờ sự giúp đỡ của ông ta, tôi đã vào làm việc trong nhà
máy Hoá Chất Việt Trì. Rồi cũng nhờ ông ta giúp mà tôi mới được công đoàn nhà máy
phân cho một phòng nhỏ trong khu tập thể. Tôi đưa mẹ lên đó cùng sống chung.
Hai tháng sau cái ngày chiến thắng, mẹ tôi về lại Hà Nội để dò hỏi tung tích cha tôi. Trong
họ hàng bên nội, có người vào miền Nam công tác và qua đó đã tìm được các thân nhân
theo các địa chỉ cũ năm xưa. Khi quay trở lại miền Bắc, người bà con này gặp bà và cho
biết các tin tức về cha tôi. Theo đó, ông là một sĩ quan quân đội cao cấp của chính quyền
miền Nam và đã phải bị học tập cải tạo. Thêm một tin nữa, ông đã lập gia đình khác và có
được hai người con gái. Quay về nhà mẹ tôi cho biết tin và khi kể chuyện, không hiểu vì
nghĩ đến việc học tập cải tạo rồi liên tưởng những cảnh tù tội của cha tôi năm xưa lúc bị
bắt làm tù binh hay vì cám cảnh thân phận mà mẹ tôi khóc rất nhiều.
Tôi dỗ mẹ đừng khóc nhưng rồi tôi cũng khóc theo mẹ.
Mẹ tôi rất muốn đi vào miền Nam ngay để biết thêm các tin tức về thầy tôi nhưng khi đó
giao thông hai miền còn khó khăn lắm, vẫn còn hạn chế chỉ ưu tiên cho những cán bộ đi
công tác. Đường xuyên Việt nhiều nơi phải sửa chữa và đường sắt nhiều vùng đã mất hẳn
từ lâu. Chiến tranh bao năm trời đâu phải một sớm một chiều thông đường ngay được.
Cơn háo hức vào miền Nam để tìm gặp cha tôi cùng gia đình riêng của ông cũng dần
nguôi ngoai trong lòng mẹ tôi. Tôi vẫn tiếp tục đi làm, cũng không hề nghĩ là có ngày mình
đặt chân vào miền Nam và thành phố Sài gòn. Nhà máy Hoá Chất Việt Trì tổ chức một
cuộc họp lớn có sự tham dự của cán bộ Tổng Cục Hóa Chất từ trung ương về chủ trì.
Theo đó, nhà nước cần khá đông cán bộ và công nhân viên trong ngành xung phong vào
tiếp quản các nhà máy hóa chất trong miền Nam. Tin về một xã hội miền Nam đói nghèo,
lạc hậu do chính miệng những bộ đội miền Bắc từ chiến trường miền Nam trở về kể lại
trong các tháng trước đã làm con số người xung phong chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Ai cũng sợ khổ, sợ phải xa gia đình để đến công tác trong vùng đất đói nghèo đến nỗi cả
bát ăn cơm cũng không có. Kết quả, công đoàn nhà máy phải họp và xét hoàn cảnh từng
Mẹ tôi rất muốn đi vào miền Nam ngay để biết thêm các tin tức về thầy tôi nhưng khi đó
giao thông hai miền còn khó khăn lắm, vẫn còn hạn chế chỉ ưu tiên cho những cán bộ đi
công tác. Đường xuyên Việt nhiều nơi phải sửa chữa và đường sắt nhiều vùng đã mất hẳn
từ lâu. Chiến tranh bao năm trời đâu phải một sớm một chiều thông đường ngay được.
Cơn háo hức vào miền Nam để tìm gặp cha tôi cùng gia đình riêng của ông cũng dần
nguôi ngoai trong lòng mẹ tôi. Tôi vẫn tiếp tục đi làm, cũng không hề nghĩ là có ngày mình
đặt chân vào miền Nam và thành phố Sài gòn. Nhà máy Hoá Chất Việt Trì tổ chức một
cuộc họp lớn có sự tham dự của cán bộ Tổng Cục Hóa Chất từ trung ương về chủ trì.
Theo đó, nhà nước cần khá đông cán bộ và công nhân viên trong ngành xung phong vào
tiếp quản các nhà máy hóa chất trong miền Nam. Tin về một xã hội miền Nam đói nghèo,
lạc hậu do chính miệng những bộ đội miền Bắc từ chiến trường miền Nam trở về kể lại
trong các tháng trước đã làm con số người xung phong chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Ai cũng sợ khổ, sợ phải xa gia đình để đến công tác trong vùng đất đói nghèo đến nỗi cả
bát ăn cơm cũng không có. Kết quả, công đoàn nhà máy phải họp và xét hoàn cảnh từng
người một để chỉ định bắt buộc. Tên tôi đã được họ chọn, đành phải chuẩn bị hành lý để
theo đoàn vào Nam dù tôi không muốn.
Đường sắt vẫn chưa sửa xong, chúng tôi 18 người ngồi nằm chung với hành lý trong chiếc
xe tải Molotova cũ kỹ của đoàn xe vào miền Nam. Trên xe tuy mệt nhưng có cái thú

21
ngồi ngắm cảnh hai bên dọc đường. Chúng tôi qua nhiều vùng, địa danh trước giờ chỉ
nghe tên trên báo. Hố bom, cầu sập, đường bị bóc từng tảng nhựa, các khu dân cư, chợ…
xuất hiện đây đó dọc theo các đoạn đường xe qua. Ở các vùng xa thủ đô, người dân lam
lũ, nghèo khổ, thiếu thốn lộ rõ trên ánh mắt, quần áo và khung cảnh sống. Miền Bắc quê
hương xã hội chủ nghĩa còn như vậy thì miền Nam chắc chắn phải nghèo, thiếu thốn ghê
gớm. Tất cả cũng do chiến tranh, do đế quốc Mỹ reo rắc mà ra…, người đi chung trên xe
kết luận.
Xe vừa vào địa giới miền Nam, chúng tôi đã bấm tay nhau nhìn khung cảnh mới. Nhà cửa
người dân cùng các công trình đô thị như cầu, đường gần các trục lộ giao thông trông đẹp
và văn minh hơn hẳn miền Bắc. Đi rồi nghỉ ngơi rồi đi tiếp cho đến khi đoàn xe đến được
khu công nghiệp Biên Hoà. Có quá nhiều nhà máy tại đây. Đoàn 18 người chúng tôi nhìn
ngang nhìn dọc từng dãy nhà máy trong khu vực này và tuy không ai nói với ai nhưng đều
trầm trồ trước công nghiệp miền Nam. Rồi chúng tôi được phân công vào công tác trong
một nhà máy có cái tên VICACO. Một nhà máy sản xuất chất Sút (NaOH) từ muối biển và
cả Acid Chlohidric (HCL) nữa. Một nhà máy bề ngòai trông rất nhỏ mà không ngờ bên
trong lại lắp đặt các máy móc tối tân, sản xuất được các hóa chất với sản lượng, hàm
lượng rất cao gấp nhiều lần so với công nghệ tại miền Bắc. Chúng tôi ngạc nhiên và ngầm
thán phục trong bụng. Nhìn những công nhân miền Nam đang làm việc tại đây rồi sau đó
làm việc chung với họ, tôi mới thấy người dân miền Nam khác xa người dân miền Bắc.
Kiến thức chuyên môn và xã hội của họ hơn hẳn chúng tôi. Kỹ sư hơn hẳn kỹ sư ở miền
Bắc và công nhân cũng vậy. Một sự rụt rè, cẩn thận tự nhiên nẩy sinh trong đoàn tiếp
quản chúng tôi. Ai cũng sợ người trong nhà máy tại miền Nam này biết trình độ thực sự
của cả đám chúng tôi. Sợ họ cười, nỗi lo chính trong lòng vì dầu gì mình cũng thuộc phía
chiến thắng. Về nằm nghỉ trong căn phòng mà được biết trước đây là các phòng dành cho
công nhân ngủ qua đêm nếu phải ở lại tăng ca, tôi suy nghĩ xã hội miền Nam không hề lạc
hậu về công nghệ về con người… như lời nói trước giờ vẫn được nghe. Ngay cả trong
buổi họp khi chọn người xung phong vào tiếp quản, cán bộ ngành từ trung ương cũng đã
nói như vậy khi động viên cán bộ công nhân viên. Những dãy nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi từ
các trang bị như bàn ghế, giường ngủ, quạt trần, phòng vệ sinh, đèn chiếu… Ở đây, trong
khu vực khép kín của khu công nghệ còn được như vậy thì trong thành phố Sài gòn chắc
chắn phải rất đẹp. Tôi cũng chưa nghĩ sẽ ra sao khi tìm gặp được hai cô em gái tôi.
Rồi một ngày tôi theo đoàn vào làm các thủ tục công tác trong một toà nhà Tổng Cục Hoá
Chất vừa tiếp quản nay trở thành trụ sở của Công Ty Hóa Chất Cơ Bản miền Nam nằm
gần chợ Bến Thành. Lần đầu tiên trong đời tôi biết đến thang máy khi lên một phòng tuốt
trên tầng thượng. Sau khi làm xong các giấy tờ và thụ tục, chúng tôi được thoải mái đi
thăm phố xá. Ngay từ lúc còn ngồi trên xe buýt nhìn cảnh vật dọc theo đường và khu phố
dẫn vào Sài gòn tôi đã thấy vượt trội nhiều lần so với thủ đô Hà Nội. Một vẻ bề ngoài sáng
sủa, văn minh lộ ra từ cách phục sức, sinh hoạt của người dân miền Nam. Giờ đây đi bộ
trên các con đường trong khu trung tâm thành phố mới thấy bản thân tôi, một người dân
miền Bắc quá sức lạc hậu, nghèo nàn… từ bộ cánh (quần áo) trên người. Tôi rõ ràng xa lạ
với các tiện nghi đang được người dân trong thành phố này sử dụng. Bên vệ đường và
trong các cửa hiệu sang trọng đầy ắp hàng hoá thật đẹp và mới lạ lần đầu chúng tôi được
thấy. Có tiền cứ việc vào mua thoải mái khác hẳn với cảnh chen chúc để chờ được tới
lượt mua số hàng ít ỏi như cảnh thường thấy ở các khu phố ngoài miền Bắc. Phố xá thì
thôi, những tòa nhà to đẹp thấp thoáng sau dòng xe gắn máy chạy hối hả trên đường.

22
Khung cảnh y như ở nước ngoài, một người trong đoàn chúng tôi nói nhỏ cho nhau cùng
nghe. Tôi bối rối ngắm nhìn các cô gái miền Nam nói chính xác là cô gái Sài gòn đang dạo
bước trên đường. Họ đẹp quá sức, như tiên… từ dáng điệu, mái tóc, y phục mặc trên
người và nhất là khuôn mặt của họ lộ rõ vẻ sung túc đài các so với những nữ cán bộ trẻ
trong đoàn chúng tôi. Tôi mỉm cười, nghĩ thầm hai cô em gái tôi trong này cũng vậy. Tôi
âm thầm tách ra khỏi đoàn để tự mình đi theo ý muốn. Tôi đi rảo qua nhiều con phố Sài
Gòn rồi thấy mỏi chân, tôi lấy can đảm bước vào một hàng nước thật đẹp gần một giao lộ
lớn, có tên là Cafe Minirex. Chọn một bàn sát khung cửa kính trong suốt có thể nhìn rõ
người đi bên ngoài, tôi quan sát chung quanh. Bàn ghế, các bình hoa, quầy thu ngân,
khách cùng vách tường trang trí cảnh một rừng cây thật đẹp… thật không khác một tiệm ở
nước ngoài trong phim ảnh. Chợt một người hầu bàn bước đến, gật đầu chào tôi rồi hỏi:
- Thưa ông, ông dùng chi?

Trời ơi! Người hầu bàn này quá lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng thật khác hẳn với cung
cách của mậu dịch viên trong các tiệm ăn ngoài miền Bắc. Tôi lại nghĩ, hay ông ta biết tôi
là cán bộ chế độ mới qua quần áo mặc trên người nên xưng hô như vậy? Tôi gọi nước
uống và ngầm để ý xem sao. Nhưng không, bất cứ có khách nào vào quán, người hầu bàn
này cũng một cách tiếp đón như vậy. Rất tự nhiên, lịch sự mà không khúm núm hoặc hách
dịch.

Một thay đổi đã đến trong lòng tôi mà tôi biết điều này cũng sẽ đến với bất kỳ người nào từ
miền Bắc xã hội chủ nghĩa khi đặt chân vào miền Nam ở thời kỳ đó. Sài Gòn hay nói rộng
ra cả miền Nam không phải là một xã hội lạc hậu, nghèo nàn, đói khổ, đầy rẫy cảnh người
bóc lột người như bao lâu nay người dân miền Bắc được (hay bị) báo chí, đài phát thanh
Hà Nội… mô tả về con người và xã hội của chế độ Ngụy quyền tay sai đế quốc Mỹ. Đây là
mô hình của một xã hội văn minh và người nào được sống trong xã hội này quả thật may
mắn hơn sống ở xã hội xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc.

Tiếc thay! Một xã hội như vậy lại vừa bị cướp mất đi.

Phạm Thắng Vũ

SÓNG THẦN ĐỘNG ĐẤT TAI ƯƠNG


BAO NHIÊU THẢM HỌA TÌNH THƯƠNG TỎ BÀY
XIN MAU CỨU KHỔ RA TAY
NGƯỜI NHIỀU KẺ ÍT ĐÓ ĐÂY GIÚP NGƯỜI

23
VÁ LẠI CƠ ĐỒ
CỦA TỔ TIÊN

Góp nhặt mãnh tim để vá Trời


Vá mãnh cơ đồ rách tả tơi
Vá hồn Dân tộc đang quằn quại
Vá nỗi đau thương đến ngập Trời.

Anh hy sinh ,thân cờ in vết đạn


Em vá cờ, Em vá mãnh giang san Ta vá giang sơn vá mãnh đời
Cho dầu thịt nát với xươbng rơi
Cảm đề tác phẩm “VÁ CỜ “
của NGUYỄN NGỌC HẠNH Cho dầu bảo táp đang vần vũ
Vá mãnh hồn ta đang tả tơi.

Dẫu cảnh can qua đến ngất Trời


Thăng trầm ơi hỡi vận nước tôi
Gieo neo song dữ con thuyền nhỏ
Ta nguyện vá Trời giữa biển khơi.

Chí sĩ đâu rồi chí sĩ ơi


Nam quan Việt Cộng bán mất rồi
Hoàng Sa giặc chiếm còn đâu nữa
Cờ Vàng ta vá lại đi thôi.

24
SỐNG

Sống tủi làm chi đứng chật trời?


Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến?
Sống chịu ngu si để chúng cười?
Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống!
Sống tủi làm chi đứng chật trời?

CHẾT

Chết mà vì nước, chết vì dân,


Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân...
.

của Cụ PHAN SÀO NAM

25
TÂM TÌNH CỦA MỘT TRÍ THỨC TRẺ
TRONG NƯỚC
Tôi viết bài này như một lời tâm tình với tất cả trí thức trẻ Việt Nam và hải ngoại. Mục đích
duy nhất bài viết là mong muốn trí thức Việt Nam hãy làm điều gì đó để cứu lấy Việt Nam,
cứu lấy chính mình. Tôi là một người Việt trẻ sinh trong thời bình, với kiến thức hạn hẹp
nên tôi rất mong được sự góp ý của tất cả các bậc tiền bối. Tôi xin nhấn mạnh một điều:
Bài viết của tôi chỉ là một lời chia sẻ gửi đến trí thức mang dòng máu Việt Nam.
Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển: nguồn
lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên. Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái
vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là do đất nước chúng ta
không tôn trọng tri thức.
Một xã hội bảo thủ, coi thường sư tiến bộ của khoa học dương nhiên sẽ tụt hậu. Và Việt
Nam đã tụt hậu. Nếu chỉ so sánh trong Đông Nam Á chúng ta cần tới 18 năm để đuổi kịp
Indonesia, 34 năm với Thái Lan và 197 năm với Singapore. Hậu quả của một chính phủ
xem thường trí thức.
Ngay trong định hướng của đảng: “Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo” đã sai lầm
trầm trọng, phản khoa học.
Vấn đề đầu tư vào giáo dục luôn quyết định hưng, suy của một quốc gia. Nền giáo dục của
Việt Nam và cả xã hội Việt Nam làm nhân tài không có đất dụng võ. Với bằng cấp tràn lan,
người Việt có khi ảo tưởng về mình. Mỗi năm chúng ta có rất nhiều kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ,
giáo sư mới nhưng nền kinh tế của chúng ta èo uột, đất nước chúng ta lạc hậu. Hoàn toàn
thiếu một sản phẩm Việt sánh ngang tầm các quốc gia khác trên thế giới. Nhắc đến
Samsung, Hyundai, người ta nghĩ đến Hàn Quốc, nhắc tới Sony nhớ tới Nhật… Thực tế
này cho thấy chất xám Việt đang bi lãng phí.
Có thể nói Việt Nam đã tụt hậu, người lãnh đạo đất nước không phải là tinh hoa của dân
tộc, học thứckém xa nhiều người trong xã hội. Bằng cấp Việt Nam không có giá trị quốc tế.
Theo tôi, đã đến lúc trí thức Việt Nam nhìn thẳng vào chính mình, nhìn nhận thực tế và
thực hiện vai trò của mình để cứu chính mình và cứu xã hội. Thực tế cần phải chấp nhận:
nước ta là nước nghèo nàn, lac hậu. Và nếu chúng ta không khắc phục được sự yếu kém
của đất nước nạn nhân cũng chính là chúng ta.
Bất cứ xã hội nào, trí thức và tinh thần dân tộc luôn dẫn đầu để đưa đất nước đi lên. Nước
Mỹ phồn vinh với giấc mơ Mỹ, Người Hàn Quốc chấp nhận “ăn mày chất xám” ở phương
tây, tinh thần Samurai của Nhật… Các dân tộc khác đã làm rạng danh dân tộc họ. Việt
Nam kém phát triển chứng tỏ trí thức Việt chưa phát huy được vai trò của mình. Trí thức
Việt đang bị gông cùm, bị cuốn vào vòng xoáy của xã hội lưu manh và mất đi trí thức, ý
chí.
Là một người sinh sau 75, tôi chỉ nêu ra cái vòng xoáy mà người trí thức trẻ phải chịu.
Sau năm 75, thế hệ 8x là lực lượng trí thức đông đảo nhất. Rất tiếc, không ít phải thỏa
hiệp với cái lưu manh trong xã hội “hành hạ nhau mà sống”. Xã hội mà trí thức vừa là nạn
nhân vừa là thủ phạm. Tôi đưa ra vài ví dụ cho thấy cái vòng luẩn quẩn mà tri thức phải
chịu:
VD: Một bác sĩ với mức lương chết đói, anh ta tìm cách làm khó bệnh nhân để nhận “lót
tay”. Nhưng khi anh ta sử dụng các dịch vụ khác, anh ta lại bị làm khó lại.

26
Vụ sập cầu Cần Thơ, những kỹ sư làm việc trên công trình đó đã làm hại hoặc tiếp tay cho
người khác làm hại rất nhiều người. Sẽ ra sao nếu như những kỹ sư này đứng dưới công
trình của chính họ.

Mỗi người trong xã hội tự hại mình và hại người khác. Có thể nói trí thức Việt Nam cũng
như bao người Việt khác là nạn nhân của nhau, nạn nhân của định hướng xã hội, nạn
nhân của sự lãnh đạo tồi tệ. Một nền giáo dục tồi tệ.

Khi một người nước ngoài nói: “Giáo dục Việt Nam tồi tệ”, chúng ta phải công nhận họ
đúng. Nền giáo dục của chúng ta mang tính chất bịt miệng, giáo điều. Học sinh phổ thông
học khổ hơn đi cày. Học, học như điên, như bị ma đuổi. Học sinh cố gắng vào trường A,
trường B mà đôi khi không biết học ngành đó làm gì, ngành đó ra sao, mình có thích
ngành đó hay không. Học sinh bị nhồi vào đầu những kiến thức mang tính giáo điều. Ngay
cả văn chương, nhạc họa cũng sặc mùi đảng, đảng, đảng..... Họ không được cung cấp
kiến thức xã hội để có thể định hướng cuộc đời. Phương tiện truyền thông đưa những
thông tin láo khoét. Cứ coi điểm chuẩn của các trường đại học sẽ thấy nực cười. Có
ngành năm trước cao ngất, năm sau xấp xỉ xuống sàn. Học sinh chạy theo ngành nghề
đan g nổi. Những năm gần đây, kinh tế lên ngôi, sự bùng nổ của ngân hàng, chứng khoán
làm mức lương ngành này cao ngất và đương nhiên điểm chuẩn tăng theo. Bên cạnh đó,
nhiều ngành kỹ thuật lại không phát triển, lương kỹ sư bèo bọt. Có thể nói giáo dục không
định hướng, nền giáo dục ăn theo. Nhìn nhận lại nền giáo dục, chúng ta thấy hầu như các
trường đào tạo theo kiểu đem con bỏ chợ, lãng phí thời gian và tiền bạc của sinh viên. Việt
Nam có rất nhiều trường thuộc bộ nhưng ngành chính thì mờ nhạt so với các ngành khác.

Các trường này chỉ biết cấp bằng còn sinh viên ra trường sẽ như thế nào họ không quan
tâm. Sinh viên bị buộc đóng tiền và lãng phí rất nhiều thời gian cho các môn vô bổ hoặc vô
lí. Triết học Mác- Lê tốn khá nhiều thời gian, kinh tế chính trị, học xong bỏ xó, lịch sử đảng
tách thành 1 môn riêng biệt. Có những trường đào tạo Anh Văn cho sinh viên với giáo
trình cơ bản mà học sinh phổ thông đã học qua. Nếu tính số tiền đầu tư cho một sinh viên
đại học ta thấy sự lãng phí rất lớn, cái bằng không có giá trị thực thụ. Bốn năm học tiêu tốn
cả trăm triệu và sau ra trường phải đi “đào tạo lại”.

Điều chắc chắn là nếu giáo dục không được đầu tư đúng sẽ rất lãng phí thời gian, tiền bạc
và chất xám.Thực tế là kỹ sư Việt Nam có rất nhiều người làm bảo trì nhưng nếu máy hư,
kỹ sư chỉ được phép gỡ, chờ kỹ sư nước ngoài. Có người đã nói : Kỹ sư Việt Nam thầy
không ra thầy, thợ không ra thợ.

Cả xã hội đang đuổi theo một thứ rất hư ảo: Bằng cấp. Một thứ mà ngay tại Việt Nam cũng
chưa được tôn trọng. Nếu những năm trước đây, tiến sĩ, giáo sư hiếm thì nay tràn lan. Có
vẻ như bậc đại học bây giờ chỉ là phổ cập. Cả xã hội đua bằng cấp trong khi giá trị của cái
bằng lại ngày càng giảm. Tư tưởng học lấy bằng rất đáng lo ngại.

Với hệ thống giáo dục tệ hại, người Việt không phát huy được năng lực, không sánh tầm
được với đồng nghiệp thế giới. Trí thức Việt sống trong môi trường thiếu lành mạnh, khoa
học.
Đảng cộng sản Việt Nam và hệ thống truyền thông nô dịch đã lừa bịp toàn dân. Họ làm

27
cho người dân tưởng đất nước đang đi lên một cách mạnh mẽ bằng cách đưa ra những
con số mị dân trên phương tiện truyền thông.

Nhưng nếu chúng ta thử đặt bên cạnh những con số khác thì sẽ ra một kết quả cười ra
nước mắt. Ví dụ: tăng trưởng 7% bên cạnh lạm phát 11%. Nhà nước ra rả nói đã thoát
nghèo nhưng trên VTV1 ngày 21-1-2011, khi nói về một gia đình “cận nghèo”, thu nhập
300 ngàn/ người/tháng. Mức cận nghèo là 0.5 USD/người/ngày. Nhiều người vì không
để ý đã tin tưởng vào thông tin họ nghe thấy và ảo tưởng về Việt Nam.

Điều đáng tiếc là vẫn còn nhiều trí thức trẻ đang tiếp tay cho sự dối trá. Về mục đích, họ
cũng vì mưu sinh. Họ chấp nhận mua việc làm ở các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước
với cái giá không nhỏ và tin tưởng rằng họ sẽ ổn định. Họ bước vào vòng xoáy, đầu
hàng nghịch lí. Nhưng nếu xét kỹ họ cũng không khá hơn được. Ai hiểu về cơ quan,
doanh nghiệp nhà nước đều phải công nhận rằng càng ngày xin chỗ làm càng khó, giá
càng cao. Trong khi hoạt động của doanh nghiệp nhà nước yếu kém còn nguồn nhân lực
tăng nhanh (do con cháu, quen biết trong ngành) thì việc hiếm là đương nhiên. Với 40%
tổng vốn của nền kinh tế quốc doanh chỉ tạo ra 26 % GDP. Vinashin là bài học nhãn tiền.

Nhìn sâu vào hoạt động của các tập đoàn nhà nước, chúng ta có thể thấy các tập đoàn
này đang tìm mọi cách để giành giựt lợi nhuận của nhau. Việc các tập đoàn kinh doanh
đa ngành không nói lên sự phát triển: Dầu khí, EVN, nhảy vào viễn thông. Viettel, VNPT
cũng giành giựt nhau từng ngày. Các tập đoàn đang bế tắc, tìm cách kiếm tiền bằng
cách đầu tư vào ngành đang ăn khách. Hiện tại,Vinashin đang gây ảnh hưởng lớn đến
sự tồn vong của các tập đoàn khác. Trái phiếu chính phủ xuống hạng rác, các tập đoàn
khó khăn với ngân hàng nước ngoài. Nếu như các tập đoàn này phá sản như Vinashin ,
những trí thức đã mua việc vào cảnh tiền mất tật mang. Họ cũng khó thích ứng với công
việc ngoài quốc doanh.
Nhiều trí thức chọn con đường du học. Họ đi và phải tìm cách ở lại nước ngoài vì so với
mức đầu tư của họ, mức lương trong nước không thích ứng được. Họ vào cảnh tha
phương cầu thực.
Vài trí thức bước vào con đường của doanh nhân và không ít đã bị gẫy nặng trước một
cách thức làm ăn lưu manh. Trí thức Việt bị bít đường sống.
Với hiện trạng, tôi nghĩ đến tư tưởng của Lỗ Tấn: Chữa bệnh thể xác không quan trọng
bằng chữa bệnh tinh thần. Đã đến lúc người trí thức Việt phải tự giải cứu mình để trở
thành trí thức thực thụ, để nhận đồng lương một cách công khai, xứng đáng và không
phải áy náy với bất cứ ai. Trong lịch sử, các cuộc cách mạng thường được một lực
lượng trí thức dẫn đầu. Trong dân tộc cũng có những người đã từng đưa thanh niên đi
du học để giải phóng đất nước.
Tôi nghĩ trí thức Việt nên nhìn nhận xã hội và hành động thiết thực bằng cách đưa tin
tức chân thực đến với mọi người. Truyền thông luôn đóng vai trò quan trọng để thay đổi
xã hội. Chúng ta hãy tự đào tạo mình, hãy viết suy nghĩ của mình, hãy phân tích bẻ gẫy
luận điệu dối trá của đảng. Gửi những thông tin, bài viết có giá trị về tình hình đất nước
cho bất cứ ai qua email hay bất cứ phương tiện nào có thể. Tôi mong muốn những trí
thức ở hải ngoai hãy giúp đỡ trí thức trong nước bằng những tài liệu, giáo trình của các
đại học tân tiến trên thế giới qua internet để người muốn học có cơ hội tiếp cận. Chúng

28
một lực lượng mạnh nếu đoàn kết. Đảng cộng sản xử dụng chiêu chia rẽ, đưa vào chúng
ta những ranh giới: hải ngoai- trong nước, khen người này chê người kia nhằm ngăn cản
sự đoàn kết. Chúng ta hãy sát cánh bên nhau để trí thức tiền bối chỉ dạy trí thức trẻ, một
khối đại đoàn kết Việt Nam. Tôi góp ý vài điều mà bất cứ ai cũng có thể làm:

- Tích cực tự học hỏi và chia sẻ tài liệu cho người khác, xích lại gần nhau qua email
(chúng ta không cần biết nhau, chỉ cần là người Việt )
- Viết báo, phân tích báo chí nô dịch để vạch mặt kẻ nói dối.
- Tham gia tuyên truyền (Gửi email cho bất cứ ai)

Hãy cùng tôi tích cực dọn đường cho sự thay đổi của Việt Nam. Vì chính chúng ta, vì Việt
Nam, để không còn nỗi nhục nhược tiểu, để không có cảnh phụ nữ Việt phải đi lấy chồng
ngoại, trẻ em Việt bị mua bán, bị đẩy vào các nhà chứa, để trí thức Việt không còn phải
tha phương cầu thực, nông dân, công nhân không phải vất vả và còng lưng trả nợ cho kẻ
cầm quyền. Chúng ta hãy hành động. Tự cứu mình và cứu những người khác nữa. Vì
tương lai, xin tất cả hãy tìm cách liên kết với nhau trong tình dân tộc.

Nguyễn Nguyễn

Dẹp tan đi, bản ngã


Có đó rồi mất đó, đã nhiều lần mất mát

Vẫn chưa biết thân, biết phận, vẫn tưởng


mình …ngon!

Vẫn ấu trĩ, hành vi còn con nít!

Vẫn cứ ta đây, vẫn kiêu căng, phách lối

Vẫn dẫy nẩy khi có người đụng đến

Vẫn khoái nghe khen dù biết huyễn,


hoang đường

Ôi, cái tôi, ôi, bản ngã vô thường


“biết bao nhiêu cảnh trong thế gian này, dù không
Xin dẹp bỏ, dẹp tan tành bản ngã
uống rượu mà vẫn say, không phải say vài tiếng

đồng hồ mà say triền miên không tỉnh … “ t/TNNH Như N. 3/11/2011

29
Ban Chủ biên BẢN TIN AN LẠC xin chân thành tri ân và cảm niệm Đạo tâm của
Đại Lão Hoà Thượng Thích Chánh Lạc & Chư Tôn Đức
Quý Bác sĩ - Dược sĩ- Cơ Sở Dịch vụ - Thương mãi - Đoàn thể Phật Tử - Đạo hữu và Thân
hữu có phương danh sau đây đã bảo trợ, yểm trợ thường xuyên hoặc bất thường để in
ấn phát hành BẢN TIN AN LẠC hàng tháng
“Nam mô công đức lâm Bồ Tát Ma Ha Tát”

Bác sĩ CUONG P.TRAN, D. D.S Chân thành cảm niệm đạo tâm yểm
General Dentistry - trợ của :
Nữ Bác Sĩ TRUC N.MAI, D.D.S.,PC
Family Dentistry 1466B Beauregard
St. Alexandria, Đạo hữu DIỆU LÊ - THIỆN GIÁC
DIỆU NIỆM - NHẬT HUY
VA 22311 (703) 778-1221
Đh.TRỊNH ĐÌNH ĐĂNG-AN MAI-DIÊU HIỀN
NHẬT YẾN-NHẬT HIỀN-NHẬT TẠNG
GIANG NGUYỄN

TÂM HƯNG-TÂM GIA- NHẬT TUỆ YẾN


NHƯ AN-TÂM THUẬN-NHẬT ĐOAN
NHẬT TRÍ-ĐÀO ANH- NHƯ AN-NHẬT BẢO ĐỨC
TỊNH NGỌC- CHÁNH ĐỨC TUỆ-NGUYÊN THÂN
TỤÊ SIÊU- QUẢNG KIÊN-QUẢNG HIẾU
DIỆU HƯƠNG- TÂM TỪ-DIỆU ĐỨC- DIỆU HẢO
TỪ ĐỨC- TÂM THỦY- THIỆN TUỆ
QUANG MINH-TUỆ QUANG-NHẬT HẠNH
DIỆU PHƯỚC HẢI-DIỆU HOA-DIỆU TRANG-
THANH VÂN-ĐỒNG TRANG -QUẢNG HIỆU

TDT Comunity Market & Water Store


814 W. GARDENA Blvd
GARDENA,CA90247
Tel: 310-323-4708

Mrs. ĐẶNG MỸ DUNG


Mr.HỨA TRUNG LẬP

30
Lời BBT: Nhân thời gian sắp có nhiều buổi lễ sinh hoạt Cộng Đồng cũng như trong sinh
hoạt Tôn Giáo mà vấn đề lễ nghi có nơi có lúc còn cần lưu ý, Vậy chúng tôi xin chuyển tải
bài viết sau đây để cùng biết và tùy nghi.

CHÀO CỜ VIỆT MỸ & CÁCH CẮM CỜ


Ngày xưa khi còn tàu còn biển , các chiến sĩ Hải Quân, cứ mỗi thứ hai , hầu như tất cả các
đơn vị Hải Quân , tất cả các căn cứ HQ trên khắp các vùng đất nước, đến các chiến hạm ở
Sài Gòn , cứ thứ hai đều phải dự lễ chào cờ , sau lễ chào cờ , tất cả nhân viên phải nghe
một bài đọc : Câu Chuyện Dưới Cờ " của Đề Đốc Tư Lệnh HQVNCH Trần Văn Chơn....
Sau năm 1975 , Công Đồng Người Việt Hải Ngoại nói chung , Các hội đoàn , tập thể quân
nhân nói riêng , mỗi khi có lễ hội đều có làm lễ chào cờ ( Mỹ Việt ) , Phút mặc niệm.....
Khi chúng ta làm công việc đó không hề tìm hiểu , các nghi thức của người bản xứ ( Mỹ )
mà chỉ làm theo thói quen , tuỳ sự suy diễn....Theo phong tục của Người Việt chúng ta thì
luôn luôn lễ phép " tiên học lễ , hậu học văn "mà, bởi thế cho nên chúng ta giữ lễ với Lá
Cờ và bài Quốc Ca của Mỹ là " Tiên chủ hậu khách ", đó là nói về bài Quốc ca hay dù chỉ
chơi Quốc Thiều....Còn vấn đề vị trí của Lá Cờ Mỹ và vị trí của lá cờ VNCH chúng ta cũng
cung kính luôn đặt để lá cờ Mỹ ở vị trí trung tâm , vì thường có ba lá cờ cho mỗi một buổi
lễ hội , ( Cờ VNCH , Cờ Mỹ , Cờ hội đoàn , hoặc quân binh chủng )....Có lẽ chúng ta làm
những điều đó đã tới khoảng hơn ba mươi năm , mà không một ai thắc mắc hay khiếu
nại , cho đến một ngày đẹp trời có một buổi lễ nơi Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ( Freedom
Park ) Buổi lễ này có một số khách là những người thuộc cơ quan chính quyền của thành
phố Westminster tham dự , những người này họ nói cho ban tổ chức biết những điều sai
lầm mà chúng ta đã mắc phải cần thay đổi :

1/ Quốc Ca Nếu có hơn hai bài quốc ca của những Quốc Gia tham dự thì luôn luôn những
bài quốc ca của nước ngoài phải được hát trước , và quốc ca Hoa Kỳ hát sau cùng và liên
tục ( không ngưng nghỉ giữa các bài Quốc Ca )

2/ Quốc Ca hay Quốc Thiều , trước đây chúng ta thường chỉ cho chơi bản nhạc Quốc Thiều
Hoa Kỳ ( mãi gần đây mới có một vài buổi lễ cử một người đứng lên hát Quốc Ca Hoa
Kỳ ) , trong khi đó bài Quốc ca VNCH thì được toàn thể khách tham dự cất tiếng ca vang
vọng ....Đây là một điều làm nghĩ kỹ lại chúng ta đã không công bằng , bởi thế họ đề nghị
nếu đã hát thì phải hát cả hai bài Quốc Ca , và nếu chỉ Chơi Nhạc ( Quốc Thiều )thì cũng
nên chơi nhạc luôn cả hai bài chứ đừng một bài chỉ đờn một bài hát
3/ Vị Trí của Cờ Hoa Kỳ luôn luôn nằm bên cạnh trái đối với khán giả và dĩ nhiên chiều cao
cũng như khuôn khổ của các lá cờ phải bằng nhau ...Nếu muốn đặt cờ Hoa Kỳ ở trung
tâm , thì cờ Hoa Kỳ phải có chiều cao cao hơn các lá cờ kia hơn thế các lá cơ kia phải thụt
lùi ở hàng sau chứ không được đi ngang hàng

"Nói có sách , mách có chứng " họ đã in ra những bản nghị định thư (protocol ) chỉ định
hướng dẫn về cách chào cờ , đi cờ và cắm cờ đưa cho chúng ta đọc để học hỏi và thực
(xem tiếp trang 27)

31
*BS.TRẦN MINH PHƯƠNG
*DS.TRẦN TRÍ TUỆ
*DS.NGUYỄN HỮU THÀNH
*DS.ĐỖ TẤN ĐẠT
*BS. LÂM QUỲNH

UNION PACIFIC REALTY


9842 Bolsa Ave.#102
Westminster,CA 92683
JULIE NGUYỄN THANH TƯƠC
(714) 350-5543
Chuyên viên địa ốc thành thật, tận tâm sẽ
giúp quí vị tìm mua hoặc bán được căn nhà
nhanh với giá vừa ý. Có listing nhà mới ra
thị trường hàng ngày.Có nhiều nhà rẽ do
nhà bank tịch thu. Mọi dịch vụ về địa
ốc ,mua, bán, đầu tư,
finance & refinance

32
và thực hành, ngoài ra họ cũng phổ biến những link của các web site có viết những bài
hướng
dẫn đó để chúng ta tự tìm hiểu và kiểm chứng :
http://www.state.gov./s/cpr/what/c18027.htm

Protocol Frequently Asked Questions

Q: How do you address the President of the United States ?


A: An envelope is addressed as:
The President
The White House
Washington , D.C. 20500
The salutation would be: Dear Mr. President
Q: How do you address the Secretary of State?
A: When addressing an envelope to the Secretary of State, it would be:
The Honorable
Hillary Rodham Clinton
Secretary of State
Washington, D.C. 20520
The salutation would be: Dear Madam Secretary
Q: Does a person retain the honorific title "The Honorable" after leaving the position for
which they hold it?
A: Yes, a person who has been in a position that entitled them to "The Honorable"
continues to retain that honorific title even after he or she leaves that position.
Q: If both the U.S. national anthem and the national anthem of a foreign country were
being played at an event (in the United States ), which one would be played first?
A : Traditionally, as a courtesy, the foreign anthem is played first.
Q: What is the order of display for the U.S. flag and a flag of a foreign nation?
A: The two flags should be on separate staffs. Both flags should be the same
size and flown at the same height. The U.S. flag is flown in the place of honor,
which is to the viewer's left.
Q: How is a meeting between a foreign leader and the President of the United States
arranged?
A: The President, working with the White House staff, schedules meetings with foreign
chiefs of state and heads of government. The country's Ambassador in Washington , D.C.
works with the President's National Security Advisor and his staff to set a date. When the
date is set, the Office of the Chief of Protocol coordinates with the foreign Ambassador to
the United States and the American Embassy overseas to make all of the arrangements
from arrival through departure.
The Office of the Chief of Protocol coordinates approximately 350 visits per year by foreign
leaders, foreign ministers and other high- ranking foreign dignitaries to Washington , D.C.
Q: Is the United States the only country with a Chief of Protocol?
A: No. There is a counterpart, usually called the Chief of Protocol, in almost every country.

33
ranking foreign dignitaries to Washington , D.C.
Q: Is the United States the only country with a Chief of Protocol?
A: No. There is a counterpart, usually called the Chief of Protocol, in almost every country.
Diplomatic protocol is a very historic profession dating back to the Babylonians who
initiated the first recorded exchange of envoys with other kingdoms. The word "protocol" is
the combination of two Greek words: "Proto," meaning first, and "colon," meaning glued.
The "glued" portion of the word is derived from the Greek diplomatic tradition, or protocol,
requiring that any diplomatic dispatch have a content summary glued to the outside of its
case so that it could be read first and quickly
Q: What is the Blair House?
A: The Blair House is the building officially known as The President's Guest House. It is
located on Pennsylvania Avenue across the street from the White House and its principal
use is as a guest house for foreign chiefs of state and heads of government visiting the
President.
It is named the Blair House after the Blair Family who owned he residence and lived there
from 1835 until 1943. In 1943 it was purchased from the family by President Franklin
Roosevelt for use as a guest house for foreign leaders. The Blairs were the nearest
neighbor of every President from Andrew Jackson through Franklin Roosevelt. A great deal
of American history occurred in the house when the Blairs lived there. The term "kitchen
cabinet" was born in the house when Andrew Jackson's friends and advisors would gather
in the Blair's kitchen.
For a wonderful website about the Blair House, including an interactive tour, visit
www.blairhouse.org.
Q: When a chief of state, head of government or foreign dignitary from another country is
in the United States , does the Secret Service provide all security or is the home country's
protection used or a combination of each?
A: When a foreign chief of state or head of government visits the United States , the
. Secret Service provides security for them from entry in the United States through
departure. This includes not only Washington , D.C. but anywhere in the United States
they may travel.
A foreign minister is provided security by the State Department's Diplomatic Security (DS)
DS may also provide security for foreign dignitaries who are not foreign ministers. For
example, Prince Charles and his wife Camilla, the Duchess of Cornwall, were provided
security by DS during their visit to the United States .
Q: What is the process for accrediting a new Ambassador to the United States ?
A: A government must request agrement and await approval for an individual to be
accepted as Ambassador to the United States . Agrement often is requested in the form of
a diplomatic note from the Embassy in Washington to the Department of State or from the
Ministry of Foreign Affairs to an American Embassy abroad. After agrement is approved,
the local embassy in Washington should be in touch with the Office of Protocol Diplomatic
Affairs Division regarding the arrival of the new Ambassador in Washington

34
The Embassy should submit the Form DS-2008 (Notification of Termination of Diplomatic,
Consular, or Foreign Government Employment) for the previous Ambassador. After the
new Ambassador has arrived in Washington with the necessary documents, the Office of
Protocol will arrange for him/her to present copies of credentials to the Secretary of State
or her designee. The Embassy should submit the Form DS-2003 (Notification of
Appointment of Foreign Diplomatic and Career Consular Officer) for the new Ambassador.
The final step is for the new Ambassador to present credentials to the President at a White
House Credentialing ceremony.

Thế rồi, có những hội đoàn vì thói quen , vì không biết nên vẫn cứ chào cờ theo nghi thức
cũ có nghĩa là chào cờ Hoa Kỳ trước rồi mới chào cờ VNCH ( làm như vậy là sai ) " Nhập
gia tuỳ tục , đáo giang tuỳ khúc ".... Nếu vì không biết thì nên tìm hiểu và học hỏi , còn vì
thói quen thì nên cố gắng bỏ dần những điều sai lầm đó đi....Lại có một số người cứng
lòng, biết mà không làm không nghe theo...Chả hiểu vì sao (?)
Nếu như người Hoa Kỳ nói rằng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ , bây giờ không còn đại diện cho Quốc
Gia VN nữa mà chỉ là lá cờ đại diện cho những Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn cộng sản , bởi
thế không được hát ngang hàng với Quốc Ca Hoa Kỳ , nếu thế lại là lẽ khác , đằng này họ
chỉ yêu cầu chúng ta thực hiện cho đúng nghi thức mà quốc hội của Hoa Kỳ đã đặt thành
luật hơn nữa khi làm những điều đó không hạ phẩm giá của lá cờ Vàng VNCH mà trái lại là
khác...Thế mà họ không chịu tuân theo thì, Xin mượn lời của ông Du Tử Lê mà vò đầu bứt
tóc than rằng :"Chuyên dương gian không thể hiểu "

Xin quí vị hay có lòng " vác ngà voi " thích tổ chức lễ hội hãy vào link trên để tìm hiểu , để
cùng thực hiện những buổi lễ chào Cờ Việt Mỹ đồng nhất giống nhau, chúng ta nên chứng
tỏ cho người Hoa Kỳ thấy rằng chúng ta cũng văn minh và phục thiện....


. Phuong Hoang

VUI MỪNG NHỚ NGÀY MƯỜI LĂM


ĐIỀU NGỰ PHẬT ĐẢN THÁNG NĂM CÙNG VỀ

35
Giáo sư Phạm Công Thiện, Một Con Người Rất Người
Thích Viên Lý
Tôi đã sống với một con người với tất cả ý nghĩa của Người trong một thời gian tương
đối dài giữa một giai kỳ buồn vui pha trộn. Có thể nói Gs Phạm Công Thiện là người có
một cách sống giản dị, không kiểu cách, cầu kỳ, ngược lại rất khiêm cung và nhẫn nại,
nhẫn nại ngay cả trong hoàn cảnh rất khó nhẫn.
Với mái tóc bạc phơ bồng bềnh như chồm mây bạc, lúc nào Gs Thiện cũng tươi cười
định tỉnh và ung dung trên những bước chân chậm rãi, đĩnh đạc, biểu lộ rõ phong thái tự
tin và lòng khoang dung độ lượng của một tâm hồn đã siêu việt lên mọi hơn thua đầy tục
lụy. Đời sống của Giáo sư Thiện là một bài học lớn mà qua đó tùy theo cách nhìn, mỗi
người có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm thực tiễn, giá trị.
Từ năm 1983 đến 1987, khi chung sống tại Chùa Việt Nam ở thành phố mà Gs Phạm
Công Thiện gọi là Thành phố "Thiên Thần" giữa Gs Thiện và cá nhân tôi có nhiều kỷ niệm.
Giáo sư làm Chủ bút, chúng tôi làm Tổng Thư ký của Tạp chí Phật Giáo Việt Nam, lúc ấy
cố Chủ nhiệm là HT Thích Thiên Ân và Chủ nhiệm là HT Thích Mãn Giác. Trong giai đoạn
này, máy Computer chưa có bộ phận chữ Việt, vì thế mỗi lần layout, tất cả đều thực hiện
bằng tay và, cái khó khăn nhất là phải cặm cụi bỏ từng cái dấu, càng khó hơn cho Gs
Thiện vì Giáo sư bị cận thị ở một độ cao. Giáo sư Thiện đề nghị nên tìm mua một máy
đánh chữ kiểu trước năm 1975 tại VN, tôi đưa Gs Thiện đến một số tiệm bán máy đánh
chữ nhưng chúng tôi đã không tìm thấy, trên đường về, Giáo sư Thiện nói đùa, " Ở Mỹ coi
vậy mà cũng không có những cái cần có". Thuở ấy, ngoài việc đi học, phụ giúp Nguyệt
san, chúng tôi còn dành thì giờ để đóng góp cho những Phật sự thuộc Hội đồng Giáo
phẩm Lãnh đạo của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đồng thời cũng hỗ trợ những
Phật sự khác trong vai trò Phó Chủ tịch Nội vụ Điều hành của Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam Liên Hữu tại Hoa Kỳ do cố HT Thích Thiên Ân sáng lập và được HT Mãn Giác duy trì.
Giáo sư Thiện là người đã có nhiều tiếp khích và là nguồn an ủi lớn trước những nghịch
cảnh và thiếu thốn đối với cá nhân tôi trong bước đầu định cư tại xứ người. Hồi ấy, trước
sự ngửa nghiêng của thời thế, Giáo sư Thiện đề nghị xuất bản Tạp chí Hiện Thức và yêu
cầu tôi làm Chủ bút, tuy nhiên có lẽ vì nhân duyên thời tiết lúc ấy chưa đủ chín muồi, do
vậy tôi đã chủ xúy cho ra đời Tạp chí Chân Nguyên mà sau này Giáo sư Phạm Công
Thiện là Chủ bút và tôi là Chủ nhiệm.
Sau khi khai sơn chùa Diệu Pháp tại Alhambra, chúng tôi đã mời Gs Thiện đến ở chung
trong một ngôi chùa vừa chật hẹp vừa gần sát đường rầy xe lửa, sự ồn động là một trong
những cái đáng nhớ mà sau này mỗi lần tâm sự, Giáo sư thường nhắc lại những hồi còi
vào giữa đêm khuya vắng với biết bao xúc động khiến người nghe phải rung cảm bồi hồi .
Khi chùa Diệu Pháp dời sang thành phố Monterey Park, Gs Thiện cũng đến chung
sống trong suốt nhiều năm. Có lẽ cảnh trí của ngôi chùa nhỏ nằm trên lưng đồi không mấy
cao nhưng lại thơ mộng nên Giáo sư rất tâm đắc. Tại đây, Gs Thiện vừa sáng tác, vừa làm
việc cho Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại
Tại Hoa Kỳ với cương vị Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa đồng thời cũng vừa giúp
chúng tôi giảng dạy Phật pháp cho Đại chúng. Điều làm tôi vô cùng kính trọng là dù Giáo
sư chí mực uyên bác, hết sức thông thái nhưng sống rất thật lòng, lúc nào cũng quan tâm
đến những khó khăn của đất nước, đạo pháp và dân tộc, đặc biệt là GHPGVNTN, nhất là
tình trạng tù tội của đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang và đức Xử lý Thường vụ
36
Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.
Tại ngôi chùa mới ở San Gabriel, Giáo sư cũng đến ở chung và biếu chúng tôi nhiều
loại sách quý, đặc biệt Gs Thiện đã tặng tôi cuốn "Anh-Ngữ Tinh-Âm Từ Điển" do Hoàng
Long xuất bản năm 1957, một tác phẩm đầu tay mà khi bắt đầu viết, Giáo sư chỉ mới 14
tuổi.
Lúc Giáo sư Thiện đang sống tại Houston, tiểu bang Taxes, khi nghe tin tôi hoàn tất
48 tín chỉ của chương trình tiến sỹ, trúng tuyển các kỳ khảo họach và chuẩn bị viết luận án,
Người đã gởi tôi một lá thư viết tay dài ba trang với nhiều tâm sự mà chỉ giữa Giáo
sư và tôi chia sẻ cho nhau. Một đoạn ngắn trong bức thư này, Gs Thiện viết:

Nhận được bức thư trên của Gs Thiện, tôi rất xúc động nhưng cố giữ im lặng, không trả
lời Giáo sư cả bằng thư từ cũng như điện thoại vì tôi tự biết là tôi phải chứng tỏ cách vững
chãi trong học vị cuối cùng mà không cần sự nâng đở, giới thiệu của bất cứ ai trong đó có
Gs Thiện người mà tôi rất kính và thương. Có thể tôi sai, nhưng tôi có cảm nghĩ Gs Thiện
đã không vui lắm về quyết định tỏ ra bất cần ấy của tôi. Bây giờ, sau khi tốt nghiệp học vị
tiến sỹ, mỗi khi hồi ức, lòng tôi cảm nghe sự thương kính Gs Thiện hơn bất cứ lúc nào.
Thời gian sau này vì địa dư cách trở, Phật sự đa đoan, dù không gặp nhau thường
xuyên như trước nhưng chúng tôi vẫn giữ liên lạc qua điện thọai và trao đổi với nhau rất
nhiều vấn đề. Lần cuối cùng chúng tôi điện đàm với nhau là cuối năm Canh Dần, trong lần
trao đổi này, tôi đã chúc TẾT và cầu nguyện Giáo sư luôn sức khỏe, trường thọ và an lạc.
Đáp lại, Giáo sư chúc tôi thành tựu mọi Phật sự và đừng để tâm đến những chống phá phi
lý, Giáo sư còn nhấn mạnh, nếu cần, Giáo sư sẽ lên tiếng bảo vệ tôi. Trân quý biết bao
trước đạo tình của một người đi trước, người mà tôi vẫn xem như một nhà giáo dục khả
kính, khả ái đã tận hiến đời mình cho phúc lợi của tha nhân. Trước khi kết thúc cuộc điện
đàm, Giáo sư bảo rằng Giáo sư sẽ lên đường để đi về một nơi không biên cương và tên
gọi. Tôi có cảm nhận Giáo sư nói đùa cho vui, không ngờ đó là lời vĩnh biệt!
Với Gs Phạm Công Thiện, chúng tôi có nhiều kỷ niệm vì đã cùng sống chung trong nhiều

37
năm tại 4 địa điểm khác nhau ở Nam California, kỷ niệm đáng nhớ nhất là lần Giáo sư
Thiện mời HT Ân Huệ, TT Thích Nhơn và cá nhân tôi dùng cơm tại nhà cô Phạm Phong
Sương, một ngôi nhà nhìn xuống dòng sông thơ mộng trên một dãy đồi Earlwood ở Úc.
Những gì nghĩ về Gs Phạm Công Thiện, tôi đã viết trong mấy dòng ngắn gọn khi đọc
xong bài "Martin Heidegger and Zen Buddhism for Phạm Công Thiện" của Gs Nohira
Munehiro, người đã nghiên cứu tư tưởng của Gs Phạm Công Thiện để viết luận án tiến sỹ
của mình.

"Triết gia Phạm Công Thiện, người mà nhiều thập niên trước đây đã trở thành thần tượng
của tuổi trẻ VN bởi thiên tài lỗi lạc được thể hiện qua những tư tưởng khai phá triệt để ở
mọi góc cạnh của đời sống, đặc biệt là lãnh vực triết học và đạo học. Ở ông, người ta phát
hiện rất nhiều tư tưởng đặc dị, ưu thắng vượt cả thời và không gian mang tính qui ước.
Hiện nay, ông đang là một triết gia đương đại kỳ vĩ mà các học giả Nhật Bản đánh giá như
một kiến trúc sư tư tưởng triết học kiệt xuất."

Dù vẫn biết, ai rồi cũng sẽ phải bước vào cuộc hành của trình cuối đời. Với cuộc hành
trình này, sẽ không có bất cứ ai, dẫu thương ta cách chi mà có thể đồng hành với ta
được, bởi thế, cô đơn, sợ hải và khổ đau là điều chắc chắn không thể tránh khỏi nếu
chúng ta chưa sẵn sàng cho cuộc hành trình cuối cùng ấy. Điều đáng nói ở đây là, Gs
Phạm Công Thiện không chỉ đã sẵn sàng mà còn chuẩn bị rất chu đáo cho cuộc hành trình
của mình từ rất nhiều năm trước. Tôi tin là chơn linh Giáo sư Thiện đang tiêu dao tự tại
nơi một cảnh giới đặc thoát như những áng mây thong dong giữa hư không vô cùng tỉnh
mịch.

Gs Phạm Công Thiện vĩnh viễn ra đi, nhưng những đóng góp của Giáo sư cho thế giới
nhân lọai qua những lĩnh vực như văn học nghệ thuật, giáo dục, Phật học, triết học sẽ còn
mãi như một thực tại không thể phủ bác. Khi nghe tin Gs Thiện xả bỏ huyễn thân để trở
về chân thân thường tại, tôi cảm nhận tất cả sự mất mát và vội vã ghi lại đôi dòng cảm
nghĩ của mình:

Nhớ những tháng năm còn chung sống


Tách trà tình đạo chửa phôi phai
Người về chốn củ không tên gọi
Niết bàn tịch lặng chẳng biên cương
Chim hồng ủ dột thôi ca hát
Thi phú im lời lại ngẩn ngơ
Giữa lúc trăng sao chưa xuất hiện
Buồn nghe da diết tận nguồn cơn
Hoa nở trời tây hay trời đông
Nụ cười tỏa sáng chốn đồng mông
Tan bao loạn tưởng và si hận
Chân thường một cõi tự tiêu dao.

38
ĐOÀN CỰU HUYNH TRƯỞNG
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ CHÙA ĐIỀU NGỰ MIỀN VẠN HẠNH
Cần được sự hợp tác của Quý Anh Chị cựu Hân hoan đón nhận các Anh Chị cựu Huynh
Giáo Viên Việt ngữ. Trưởng, Đoàn sinh và thân hữu đến cùng
Xin vui lòng liên lạc với chúng tôi: chung sinh hoạt với Đoàn.
NGUYÊN HÒA : 310-951-8863 Xin liên lạc: TÂM NHƠN: 714-867-8109

PHẦN THƯ TÍN


*Xin Chân thành Cám ơn Quý Vị đã gởi bài viết, thơ và tin tức Phật sự cho Ban Biên Tập,
chúng tôi tùy duyên đã hoặc chưa kịp đưa vào Bản Tin An Lạc.
*Xin Cám ơn và tôn trọng mọi ý kiến đóng góp, tuy nhiên trong khuôn khổ của một BẢN TIN
chúng tôi chưa thực hiện được nhiều lãnh vực. Kính mong Quý Vị thông cảm.

Kính mời Quý Vị vào trang nhà Bản tin AN LẠC :

www.anlacphungsu.blogspot.com
với nhiều tin tức cập nhật hơn

Rất mong sự bảo trợ của Quí vị, Quý Đạo hữu và Thân hữu để “BẢN TIN TẬP” hàng tháng
được quảng bá rộng rãi đến Quý Cụ Cao niên và Quý Đạo hữu không xử dụng Internet.
Ở xa khi cần xin in ra thêm để phục vụ nhu cầu của Quý Vị.

Chi tiết xin liên lạc:Chơn Diệu 714-548-8227- Nhật Tạng 714-588-0035
Email: hoangvphong2@yahoo.com

Chi phiếu ủng hộ xin ghi : Kim thanh Hoang for Bản tin An Lạc

Thơ tín xin gởi về : Đoàn Phật Tử An Lạc Phụng Sự P.O.Box 718 Midway City, CA 92655

Email : anlacphungsu@yahoo.com.

39
Địa chỉ CHÙA ĐIỀU NGỰ / VĂN PHÒNG II VIỆN HÓA ĐẠO
GHPGVNTN HẢI NGOẠI TẠI HOA KỲ
14472 CHESTNUT ST. WESTMINSTER, CA 92683 TEL: 714-890-9513
Email: chuadieungu@gmail.com

LỊCH SINH HOẠT THƯỜNG XUYÊN HÀNG TUẦN


-Thứ 3 và thứ 5: 7:00 pm Thọ trì và giảng kinh Pháp Hoa &Đại Bát Niết Bàn
- Rằm và mồng một Khóa lễ Sám Hối
- Thứ 7 : 11:00 am Thuyết Pháp – 11:30 am Khoá lễ Cầu an-Cầu Siêu
- 12:30 pm Thọ Trai
-
- Chủ Nhật : 10:00 am Khóa lễ GĐPT
10:30 am Các lớp Giáo Lý và các lớp Việt Ngữ
11:30 am Khóa lễ Cầu An # Cầu Siêu
12:30 Thọ trai
02:00 pm Giảng kinh
-Thứ bảy tuần lễ thứ tư : 8:00 am đến 6:30 pm Thọ bát quan trai
( chương trình có thể linh động thay đổi khi cần để thích ứng với nhu cầu
của mọi giới quần chúng Phật Tử ).

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH PHẬT GIÁO


HÀNG TUẦN DO CHÙA DIỆU PHÁP VÀ CHÙA ĐIỀU NGỰ PHỤ TRÁCH

TRUYỀN THANH :

*Thứ tư : - 8:30 pm trên làn sóng 106.3 Chương trình Hướng đến Cứu cánh
*Thứ sáu: - 8:30 pm - 1480 Chuyển vận chương trình Đài Phật
Giáo Việt Nam

TRUYỀN HÌNH :
*Thứ ba : - 4:00 pm trên Đài SET băng tầng 57-4 Chương trình Sống đúng
Chánh Pháp
*Thứ bảy: - 2:00 pm -nt- 57-4 -nt-

*Ngày thứ bảy của tuần lể thứ hai và tuần lễ thứ tư: - 12.30 pm trên Đài SBTN
Chương trình Sinh hoạt Tôn Giáo do Thượng Tọa Thích Viên Lý phụ trách

KÍNH MỜI QUÝ VỊ VÀ QUÝ ĐẠO HỮU ĐÓN NGHE & ĐÓN XEM
KÍNH CHÚC THÂN TÂM THƯỜNG AN LẠC
40

You might also like