You are on page 1of 6

Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

I. Giới thiệu chung về công ty:


Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà có trụ sở chính đặt tại số 25 Trương Định - Quận Hai Bà Trưng
- Thành phố Hà Nội.
Kẹo các loại vẫn là dòng sản phẩm chủ lực của HHC trong nhiều năm, với doanh thu
chiếm khoảng76% trong cơ cấu doanh thu của cả Công ty. Ngoài ra, bánh kem xốp, bánh quy
& cracker cũng là những sản phẩm truyền thống của HHC, với tỷ trọng đóng góp vào trong
cơ cấu doanh thu trung bình các năm là khoảng 22%.

HHC được thành lập năm 1960, với tiền thân là xưởng sản xuất nước mắm và magi. Cho
đến nay, HHC đã trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất Việt
Nam với sản lượng trung bình hàng năm trên 15.000 tấn.
Năm 2003 Công ty Bánh Kẹo Hải Hà được cổ phần hóa chuyển thành công ty cổ phần
bánh kẹo Hải Hà theo Quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ Công
nghiệp (nay là Bộ Công thương).
Năm 2007 Công ty CP bánh kẹo Hải Hà chính thức niêm yết giao dịch trên thị trường
chứng khoán với tên giao dịch là HAIHACO, mã giao dịch là HHC.
Từ đó đến nay HAIHACO luôn khẳng định được vị trí của mình trong ngành bánh kẹo,
đang nỗ lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước để khẳng định
thương hiệu của mình, tạo lòng tin đối với người tiêu dung, là nơi tạo ra nhiều nhãn hàng ưa
thích đối với người tiêu dùng.
II. Phân tích môi trường ngành và chiến lược kinh doanh của công ty:
1. Phân tích môi trường ngành bánh kẹo:
- cạnh tranh từ các DN hiện có
- đe dọa từ các đối thủ mới
- đe dọa từ các sản phẩm thay thế
tuy nhiên nhóm mình chủ yếu phân tích về cạnh tranh từ các DN hiện có
a. Cạnh tranh từ các doanh nghiệp hiện có:
- Tăng trưởng ngành:
Cách đây 10 năm, phần lớn bánh kẹo lưu thông trên thị trường nước ta đều là hàng
của Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia nhập về. Tuy nhiên 7-8 năm trở lại đây, các
thương hiệu bánh kẹo trong nước đã bắt đầu phát triển và khẳng định được tên tuổi tại thị
trường nội địa lẫn xuất khẩu nhờ chât lượng tốt, giá thành ổn định hơn so với hàng nhập
Như vậy, trước những lợi thế về giá rẻ, về chất lượng và minh bạch về thông tin, nguồn gốc
rõ ràng, bánh kẹo nội đang có ưu thế trong cuộc chiến giành thị phần.
Triển vọng về giá bánh kẹo
Có thể thấy rằng, giá bánh kẹo tại Việt Nam ít biến động thường xuyên như các sản
phẩm khác mà thường được giữ cố định trong một thời gian từ 3-6 tháng, và có xu hướng
tăng lên chứ rất hiếm khi giảm xuống. Trong bối cảnh giá các nguyên vật liệu đầu vào chủ
yếu là đường và bột mì có xu hướng tăng cao vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011
Ngành bánh kẹo có mức tăng trưởng là 5,43% năm 2009 và 6,12% năm 2010. Dự kiến
tăng trưởng về doanh số năm 2011 sẽ cao hơn 2 năm trước, tăng tới con số là 10%. Có thể thấy,
ngành bánh kẹo tuy có mức tăng trưởng ổn định nhưng lại ở mức thấp do vậy mức độ cạnh tranh
trong ngành cao.
- Mức độ tập trung: nhìn biểu đồ: Kinh đô: 28%, Bibica 8%, Hải Hà 6,5%, các công ty
trong nước khác 38%, nhập khẩu 20%.. Cho đến nay, HHC chiếm 6,5% thị phần cả nước tính
theo doanh thu, sau KDC và BBC; và là doanh nghiệp sản xuất kẹo lớn thứ 2 Việt nam, chiếm
14% thị phần kẹo cả nước, chỉ sau BBC. Có thể thấy rằng mức độ tập trung của ngành bánh kẹo
khá cao, 42,5% nằm trong 3 công ty bánh kẹo trong nước là Kinh Đô, Bibica và Hải Hà. Kinh đô
là đối thủ mạnh, có thể thấy Bibica là đối tượng trực tiếp đối với Hải Hà, khi Hải Hà và Bibica
có tỷ lệ gần tương đương hơn cả. Kinh Đô tuy chiếm tỷ trọng cao hơn các công ty khác nhưng
cũng chưa chiếm tới 1/3 nên không thể dễ dàng chi phối ngành bánh kẹo Việt Nam, do vậy điều
này cũng tạo nên tính cạnh tranh khá cao với ngành bánh kẹo.

-Mức độ khác biệt và chi phí chuyển đổi: bánh kẹo vừa mang tính chung lại có đặc trưng
riêng, tức là một loại bánh kẹo thì có thể có nhiều công ty cùng sản xuất nhưng mỗi công ty lại
mang lại hương vị bánh kẹo riêng biệt, chính hương vị riêng biệt này tạo ra sự ưa thích, gắn bó
của người tiêu dùng đối với một hãng nào đó, vì nhu cầu bánh kẹo phụ thuộc khá nhiều vào thị
hiếu người tiêu dùng.
Nói tóm lại, hiện nay Hải Hà kinh doanh trong ngành bánh kẹo gặp phải cạnh tranh cao.
Trong môi trường như vậy để có thể tồn tại và phát triển thì mỗi công ty lại cần phải có chiến
lược kinh doanh phù hợp. và theo đánh giá của nhóm mình thì công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
đang theo đuổi chiến lược kinh doanh nghiêng về khác biệt hóa sản phẩm.
Tại sao nhóm mình lại đưa ra kết luận như vậy??
2. Chiến lược kinh doanh:
Dựa vào những tuyên bố trong báo cáo thường niên năm 2009 và thực tế kinh doanh của công ty
ta có thể thấy chiến lược canh tranh của công ty nghiêng về hướng làm khác biệt hóa sản phẩm.
Xác định sản phẩm kẹo Chew, kẹo Jelly, kẹo xốp, bánh kem xốp, bánh mềm cao cấp, bánh phủ
sôcôla và các sản phẩm dinh dưỡng là những sản phẩm chủ lực của HAIHACO. Tiếp tục cơ cấu
danh mục sản phẩm, chú trọng các mặt hàng đem lại lợi nhuận cao.
Xét về dòng kẹo Chew, đã từ lâu người tiêu dùng quen với thương hiệu kẹo Chew, theo cá nhân
mình mà nói kẹo Chew Hải Hà ngon nhất. ^^.
HAIHACO giữ vị trí số 1 về công nghệ, uy tín và thương hiệu trên thị trường. Hiện nay, sản
phẩm của các đối thủ cạnh tranh như Bibica, Perfectti Van Melle sẽ chưa phải là thách thức lớn
nhất đối với HAIHACO. Sản phẩm kẹo chew Hải Hà có mười hai hương vị: nhân dâu, nhân
khoai môn, nhân sôcôla, nhân cam….với công suất 20 tấn/ngày. Như vậy trên thị trường ngành
bánh kẹo, kẹo Chew với ưu thế của mình là loại kẹo đặc trưng của HAIHACO.

III. Báo cáo KQHĐKD dạng so sánh:


Tại sao CPGVHB tăng:

Chi phí nguyên vật liệu (đường, sữa bột, bột mỳ, và gluco) chiếm 65-70% giá thành sản phẩm,
trong đó đường là nguyên liệu chiếm tới 25% tổng chi phí nguyên liệu đầu vào của các sản phẩm
kẹo Hải Hà. Trong khi HHC không thể điều chỉnh ngay giá bán ra sản phẩm trong ngắn hạn, việc
giá nguyên vật liệu biến động sẽ ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Diễn biến giá bột mỳ:


Đối với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo thì bột mì là mộtt trong những nguyên vật liệu
đầu vào quan trọng và được nhập khẩu là chủ yếu. Chính vì vậy, giá bột mì sẽ tác động
đến chi phí sản xuất dựa trên sự biến động của giá lúa mì thế giới và tỷ giá USD/VND.
Trong 8 tháng đầu năm 2010, trên thị trường thế giới giá lúa mì có nhiều diễn biến bất thường.
Cụ thể, giá lúa mỳ tương lai giao dịch trong tháng 8 tại Chicago, Mỹ đã tăng đến 80% so
với 1 tháng trước, và đạt mức cao kỷ lục trong vòng 23 năm qua. Giá lúa mỳ tăng chóng
mặt bắt nguồn từ nguyên nhân nước Nga đã ngừng xuất khẩu lúa mỳ. Hạn hán nghiêm
trọng ở nhiều nước trên thế giới đã khiến sản lượng nhiều loại cây lươn g thực sụt giảm
mạnh, trong đó có lúa mỳ.
Diễn biến giá đường:
Đường cũng là một nguyên vật liệu rất quan trọng ảnh hưởng đến giá thành trong bánh kẹo.
Trước diến biến cung cầu đường hiện nay ở Việt Nam, nhiều khả năng giá đường sẽ tiếp tục
tăng vào cuối năm 2010, và đầu năm 2011 do một số nguyên nhân sau đây:
Đường nội địa chưa đáp ứng được nhu cầu trg nước. Công suất của các nhà máy dg trg nước
đáp ừng dc 75%. Trong khi , hiện nay lượng mía nguyên liệu lại đang có xu hướng giảm
nên trong 8 tháng đầu năm 2010 sản lượng đường mới đạt được 606,6 nghìn tấn. Do đó
sản lượng đường năm 2010 sẽ khó có thể đạt được ở mức 1triệu tấn, cộng với lượng đường
nhập khẩu theo hạn ngạnh là 160 nghìn tấn chắc chắn sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu nội
địa. giá mía nguyên liệu trong những năm gần đây không ngừng tăng cao do các yếu tố chi
phí sản xuất như nhân công, phân bón, chi phí tài chính tăng lên. Giá đường thế giới cũng ở
mức cao. Và cuối cùng cầu về đường tăng mạnh vào cuối năm do vào mùa vụ sản xuất bánh
kẹo phục vụ Tết nguyên đán.

Chi phí các yếu tố khác:


Bên cạnh, sự tác động của giá một số nguyên vật liệu, các yếu tố khác như chi phí nhân
công, lãi suất, giá năng lượng cũng tác động đến giá thành bánh kẹo. Hiện nay mặt bằng
lãi suất cho vay của các ngân hàng đang dao động ở mức khá cao từ 13-19%, và mức lãi
suất này khó có thể giảm xuống do tác động của cả yếu tố liên quan đến quy định nghiêm
ngặt của NHNN nhằm đảm bảo tính an toàn của hệ thống ngân hàng và các yếu tố khách
quan khác. Trong khi chi phí nhân công thường được điều chỉnh hàng năm tùy thuộc vào
lạm phát và mức tăng trưởng của từng doanh nghiệp sản xuất thì giá điện chịu sự quản lý
của nhà nước, và có nhiều khả năng sẽ tăng trong năm tới.
3. Phân tích SWOT ngành Bánh kẹo
3.1. Điểm mạnh (Strengths):
 Lực lượng lao động dồi dào với chi phí nhân công thấp
 Người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ, thu nhập cao rất thích
dùng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng. Chính vì vậy các sản phẩm bánh kẹo nếu
được hậu thuận bằng chiến lược đầu tư và khuyếch trương rầm rộ sẽ có thể nhanh
chóng thâm nhập được vào thị trường trong nước.
 Khách hàng ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có khả năng tiếp nhận
thông tin và sản phẩm ở mức độ cao
3.2. Điểm yếu (Weaknesses):
 Cơ sở hạ tầng còn yếu: đường bộ, đường sắt, cảng biển chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế và kết nối với thế giới
 Nguyên vật liệu đầu vào (bột mì, bánh kẹo) còn chưa chủ động được, phải nhập khẩu
nên phụ thuộc vào giá thế giới
 Có sự chênh lệch khá lớn về mức thu nhập giữa thành thị và nông thôn, trong khi đó
khuynh hướng tiêu dùng của người dân lại phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập
3.3. Cơ hội (Opportunities):
 Việc gia nhập vào WTO năm 2007 có thể sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các nhà xuất
khẩu do các nước bạn hàng dỡ bỏ dẫn các rào cản thương mại đối với Việt Nam.
 Việt Nam đang có những bước hồi phục kinh tế khá ổn định; tăng trưởng GDP ổn
định; lạm phát được duy trì ở mức 8% có thể sẽ làm tăng chi tiêu của người dân nói
chung, và chi tiêu cho bánh kẹo nói riêng.
 Cơ hội mua bán, sát nhập hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp bánh kẹo được cổ phần hóa
 Người dân có xu hướng tiêu dùng sản phẩm sản xuất trong nước
 Thị trường tiêu dùng nội địa lớn có tiềm năng tăng trưởng cao, nhiều cơ hội xuất khẩu
 Thu nhập nguời dân ngày càng tăng và sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng đang diễn
ra mạnh mẽ, đặc biệt tại khu vực thành thị đã làm tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm
snacks, và các loại bánh kẹo cao cấp..
3.4. Thách thức:
 Các doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực tài chính yếu khó có thể chống đỡ trong môi trường
cạnh tranh ngày càng khốc liệt do việc gia nhập WTO mang lại.
 Giá bột mì và đường đang có xu hướng tăng vào cuối năm 2010 và đầu 2011 do
nguồn cung hạn chế, điều này sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm
tăng nhanh trong khi giá bán sản phẩm chỉ tăng chậm sẽ ảnh hưởng đến tình hình lợi
nhuận của các doanh nghiệp.
 VND có xu hướng ngày càng giảm giá nên sẽ có những tác động nhất định đến giá
thành sản phẩm do phải nhập khẩu một số nguyên vật liệu đầu vào như bột mì,
đường, hương liệu, và một số chất phụ gia khác.

You might also like