You are on page 1of 6

1.

Định nghĩa báo hiệu:


Báo hiệu là sự trao đổi thông tin giữa các thành phần tham gia vào một phiên gọi để cung cấp và duy
trì dịch vụ.
Là người sử dụng dịch vụ PSTN, chúng ta trao đổi báo hiệu với các thành phần trong mạng ở mọi thời
điểm. Ví dụ: quay số, truy cập hộp thư thoại, gửi call waiting tone, ...
SS7 là phương pháp các thành phần trong mạng trao đổi thông tin. Thông tin này được truyền trong
các bản tin. Bản tin báo hiệu số 7 có thể gồm các thông tin như:
- Thuê bao trên đường trung kế 11 đang bận. Releasse cuộc gọi và chạy tin báo bận.

2. Out-of-band signaling:
Out-of-band signaling là báo hiệu mà không tham gia và cùng một tuyến với phiên liên lạc.
Chúng ta thường nghĩ báo hiệu là báo hiệu trong băng. Chúng ta nghe thấy chuông báo, nghe quay số
và nghe tiếng chuông trên cùng một kênh trên một cặp dây dẫn. Khi cuộc gọi kết thúc, chúng ta nói
trên cùng một đường dẫn sử dụng cho báo hiệu. Điện thoại thời xưa thường làm việc theo cách này.
Báo hiệu để thiết lập cuộc gọi giữa một bộ chuyển mạch và các bộ khác thường diễn ra trên cùng một
đường trung kế mang cuộc gọi. Báo hiệu theo dạng multifrequency tones.
Báo hiệu ngoài băng thiết lập các kênh số riêng biết để trao đổi thông tin báo hiệu. Kênh số này được
gọi là kênh báo hiệu. Các kenh báo hiệu được sử dụng để mang tất cả các bản tin báo hiệu cần thiết
giữa các node mạng. Vì thế, khi một cuộc gọi được xác định, số bị gọi và đường trung kế được xác
định, và thông tin thích hợp được gửi đi giữa các bộ chuyển mạch sử dụng kênh báo hiệu, chứ không
dùng các đường trung kế. Ngày nay, kênh báo hiệu mang thông tin có tốc độ 56 hoặc 64 kbps.

3. Kiến trúc báo hiệu Bắc Mĩ


Kiến trúc báo hiệu Bắc Mĩ xác định mạng phân biệt báo hiệu toàn diện.. Mạng báo hiệu được xây
dựng dựa trên ba thành phần quan trọng, liên kết với nhau qua kênh báo hiệu:
- Signal switching points (SSPs)-SSPs là các tổng đài chuyển mạch (tandem) gồm báo hiệu số 7,
phần mềm và điểm cuối của kênh baosh iệu. Nhìn chung, chúng thực hiện chức năng tạo, kết thúc
hoặc chuyển mạch cuộc gọi.
- Signal transfer points (STPs) – STPs là các bộ chuyển mạch gói của mạng báo hiệu số 7. Chúng
nhận và định tuyến các bản tin báo hiệu tới đích đến phù hợp. Chúng cũng thực hiện các chức năng
định tuyến đặc biệt.
- Signal control points (SCPs)-SCPs là các cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin cần thiết để xử lý các
cuộc gọi.
Khi được triển khai, tính sẵn sàng của mạng số 7 cực kì cần thiets cho việc xử lý cuộc gọi. Trừ khi
SSPs có thể trao đổi báo hiệu, chúng không thể hoàn thiện bất kifcuoocj gọi nào cần chuyển mạch. Vì
nguyên nhân này, mạng báo hiệu số 7 được sử dụng cấu trúc high redundancy.

4. Các dạng link SS7


Các link SS7 được phân biệt theo tác dụng của chúng trong mạng báo hiệu.
5. Ví dụ thiết lập cuộc gọi đơn giản:
Trong ví dụ này, một thuê bao trên chuyeenr mạch A gọi cho thuê bao ở chuyển mạch B.
1. Chuyển mạch A (SSP) phân tích số bị gọi và quyết định xem nó cần gửi cuộc gọi tới thuê bao B
2. Chuyển mạch A chọn một đường trung kế giữa nó và chuyển mạch B và tạo ra một bản tin khởi tạo
địa chỉ (initial address message IAM), bản tin cơ bản cần để thiết lập cuộc gọi. Bản tin IAM được
gán địa chỉ đích tới chuyển mạch B. Nó xác định chuyển mạch khởi tạo là A, và đích đến là B,
đường trung kế được sử dụng, số gọi và số bị gọi, và thông tin dựa trên qui mô của ví dụ này.
3. Chuyển mạch A chọn một trong các link A của nó (ví dụ AW) và truyền bản tin trên kết nối này để
tới chuyển mạch B.
4. STP W nhận bản tin, kiểm tra nhãn định tuyến của nó, và quyết định xem no được chuyển tới
chuyển mạch B. Nó chuyển bản tin sang link BW
5. Chuyển mạch B nhận bản tin. Khi phân tích bản tin, nó quyết định phục vụ số bị gọi và số này
đang rỗi.
6. Chuyển mạch B tạo bản tin địa chị hoàn thiện (address complete message ACM), chỉ ra rằng IAM
đã đến đúng đích. Bản tin xác định
7. Chuyển mạch B chọn 1 trong acacs link A của nó (ví dụ BX) và truyền bản tin ACM trên link này
tới CM A. Đồng thời, nó hoàn thành đường dẫn cuộc gọi theo hướng ngược lại (với CM A), gửi
chuông báo trên trung kế tới CM A, và chuông đường dây tới số bị gọi.
8. STP X nhận bản tin, kiểm tra nhãn định tuyến, và quyết định định tuyến tới CM A. Nó truyền bản
tin trên kênh AX.
9. Khi nhận được ACM, CM A nối với số gọi để chọn kênh trung kế theo hương ngược lại (để người
gọi có thể nghe thấy tiếng chuông báo tử CM B).
10. Khi số bị gọi nhấc máy, CM B tạo bản tin trả lời (answer message)
11. CM B chọn link A giống link nó gửi bản tin ACM (libnk BX) và gửi ANM. Trong lúc này,
dduwonwgf trung kế cũng được kết nối tới đường dây gọi theo cả hai hướng.
12. STP X nhận ra rằng ANM được định hướng tới CM A và chuyển nó qua link Ã.
13. CM A đảm bảo người gọi kết nối tới kênh trung kế ra (theo cả hai hướng) và liên lạc bắt đầu.
14. Nếu người gọi gác máy trước, CM a sẽ tạo ra bản tin release (REL) tới CM B, xác định kênh trung
kế hỗ trợ cuộc gọi. Nó gửi bản tin trên link AW.
15. STP W nhận REL, quyết định gửi nó qua link WB.
16. CM B nhận bản tin REL,cắt kết nối đường trung kế từ đường dây thuê bao, trả đường trung kế về
trạng thái rỗi, tạo ra bản tin hoàn tất release (Release complete message) ngược lại CM A, và
truyền nó trên link BX. Bản tin RLC xác định đường trung kế được sử dụng để mang cuộc gọi.
17. STP X nhận RLC, gửi nó tới A qua đường AX.
18. Khi nhận RLC, CM A làm rảnh đường trung kế.
8. Ví dụ về truy vấn cơ sở dữ liệu
Phần lớn mọi người thường quen thuộc với kiểu gọi toll-free của số 800, nhưng những số này là do mạng
báo hiệu số 7 làm cho đặc biệt như vậy. Số 800 là số điệnt hoại ảo. Mặc dù được sử dụng để chỏ đến các
số thật, chúng không được gán cho một đường dây nào cả.
Khi gọi số 800, thuê bao truyền báo hiệu tới bộ chuyển mạch để dừng gọi và tìm kiếm thông tin từ một bộ
csdl. Csdl sẽ cung cấp số điện thoại thật cho những cuộc gọi cần chuyển hướng.
9. Các lớp giao thức báo hiệu số 7

Tầng vật lý MTP1


Tầng này xác định các đặc điểm vật lý của kênh báo hiệu trong mạng ss7. Kênh báo hiệu thường mang dữ
liệu có tốc độ 56 kbps hoặc 64 kbps (56 kbps thông dụng hơn)
Message Transfer Part-level 2
Tầng 2 cung cấp chức năng về link. Nó đảm bảo hai điểm cuối của đường link có thể trao đổi bản tin báo
hiệu một cách đáng tin cậy.
Message Transfer Part-level 3
Tầng 3 mở rộng chức năng cung cấp từ tầng 2, cung cấp chức năng về lớp mạng. Nó đảm bảo bản tin có
thể được truyền đi giữa các điểm báo hiệu trong mạng số 7 bất chấp chúng nối trực tiếp với ai. Nó bao gồm
các chức năng như: đánh địa chỉ các node, định tuyến, định tuyến khác và điều khiển nghẽn.
Signaling Connection Control Part
SCCP cung cấp hai chức năng chính. Một là đánh địa chỉ các ứng dụng trong một điểm báo hiệu. Lớp
MTP chỉ có thể nhận và chuyển bản tin từ node này sang node khác, nó không tham gia vào xử lý phần
mềm.
Trong khi các bản tin MTP quản lý mạng và các bản tin thiết lập cuộc gọi đơn giản được đánh địa chỉ tới
một node
Global title translation: Giao thức dịch nhãn toàn cầu
- Global title: là địa chỉ được SCCP sử dụng để định tuyến bản tin báo hiệu trong mạng. Trong lý
thuyết, global title là địa chỉ duy nhất gán cho một điểm đầu cuối, nhưng trong thực tế các điểm
đích có thể thay đổi theo thời gian.
- GTT trong SS7 tương tự như định tuyến trong IP. Bộ translation kiểm tra địa chỉ đích (ví dụ như số
điện thoại cần gọi) và quyết định làm thế nào xác định nó trong mạng điện thoại. Quá trình này gọi
là Global title analysis, quá trình tìm số và xác định địa chỉ, và global title modification.
Kết quả sau quá trình GTT có thể định tuyến dựa trên SSN(Subsystem number). Như vậy, thay vì
phải định tuyến Global title, các tầng MTP (Message Transfer Part) thấp sẽ được sử dụng. Trong hệ
thống sử dụng SIGTRAN, kết quả sau quá trình GTT có thể là đường dẫn tới một server IP.

GTT là phương pháp định tuyến gián tiếp được sử dụng để tránh cho các nút báo hiệu (SP) phải biết mọi
đích đến (PC point code+SSN).
Ví dụ, các truy vấn calling-card (được sử dụng để xác định xem một cuộc gọi có được tính tiền chính xác
hay không) phải được định tuyến tới một SCP thuộc công ty phát hành calling-card. Hơn là phải điều chỉnh
dữ liệu trên toàn quốc (dựa trên số calling-card), các SSP(Service switching point) tạo ra các truy vấn mà
được đánh địa chỉ tới các STP khu vực của chúng, để lựa chọn đúng đích bản tin cần định tuyến tới. Các
STP phải thay đổi cơ sở dữ liệu để cho phép chúng xác định đường đi của truy vấn.
Thậm chí khi SP bị một SP khác yêu cầu dịch nhãn GTT, nó cũng không cần biết chính xác địa chỉ đích
của bản tin. Thay vào đó, nó có thể lập tức thực hiện GTT, bằng cách sử dụng bảng để định vị các SP khác
mà có thể có địa chỉ đích mà nó cần. SP thực hiện GTT cuối cùng cung cấp cả số PC và SSN cần thiết đền
định tuyến bản tin tới địa chỉ đích cuối cùng. Quá trình GTT trung gian làm giảm sự gia tăng thông tin mà
STP phải biết về các node mạng nằm xa nó. GTT cũng được sử dụng tại STP để share tải giữa các cặp SCP
trong trường hợp bình thường cũng như trong trường hợp lỗi. Trong ví dụ này, khi các bản tin đến được SP
cuối cùng để thực hiện GTT lần cuối và định tuyến tới SP đích, STP định tuyến bản tin này có thể lựa chọn
giữa các cặp SP redundant. Nó có thể lựa chọn SP theo thứ tự ưu tiên hoặc để cân bằng tải giữa các SP
đang hoạt động.
Như ví dụ, GTT được thực hiện để quyết định vị trí SCP mà truy vấn cần gửi tới để thực hiện dịch vụ dịch
số như tollfree và LNP. Nếu bạn gọi số 1800-xxxx ở US, truy vấn sẽ được gửi tới SCP để dịch số toll-free
sang routing number.

SIGTRAN
I. Overview
1. Định nghĩa:
- SIGnaling TRANslations (SIGTRAN) là một bộ tiêu chuẩn mà trong đó, các giao thức báo hiệu
truyền thống được truyền trong mạng IP.
- SIGTRAN là tên gọi của một nhóm thuộc IETF để phát triển các tiêu chuẩn điều khiển việc truyền
thông tin báo hiệu qua IP
- SIGTRAN sử dụng các giao thức mới để thức ứng với việc báo hiệu giữa mạng VoiceIP và PSTN
- SIGTRAN là phiên bản mở rộng của giao thức SS7
2. SS7 over IP Delivery process
SS7 over IP cần một đường dẫn qua mạng phải được xác định trong STP.
Delivery process:
- SSP tạo ra bản tin SS7 MSU(message signaling unit) và gửi nó cho STP
- Các MSU được định tuyến qua STP (dựa trên DPC) đến card SIGTRAN
- SIGTRAN lưu bản tin SS7 trong trường Data, tạo các header và gửi packet qua cổng Ethernet.
- Gói tin truyền qua mạng IP
- Gói tin được truyền tới STP đích
- Card SIGTRAN lọc ra SS7 MSU từ trường Data Field và địnht uyến nó (dựa trên DPC destination
point code ) tới linkset tiếp theo.
- SSP nhận MSU.
3. SIGTRAN trên STP Eagle

SIGTRAN không chỉ truyền các MSU SS7, nó mở rộng các MSU này:
SS7: thiết lập cuộc gọi, quản lý SCP và HLR
SIGTRAN: tích hợp tốt VoIP, quản lý mạng SS7 và IP, hỗ trợ SCP và HLR và các dịch vụ trên nền IP
- STP adapts các MSU để truyền tải nó qua Ethernet và IP qua Module SIGTRAN (IP Card)
- Truyền MSU đến Ethernet
- Ethernet module phải được nối với các Ethernet Switch
- Mạng Ethernet local truyền các packet sang mạng WAN, sau đó mạng WAN truyền gói tới mạng
LAN đích
- IP của Endpoint có thể là một STP khác hoặc có thể là thiết bị báo hiệu IP nào khác
- SIGTRAN coi mỗi một link MTP3 như một ứng dụng riêng biệt
- Đường logic từ một MTP3 link tới một MTP link được gọi là 1 “association”

You might also like