You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC MỞ TP.

HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
------------------------

ÐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN MÔN HỌC

THỰC HÀNH VI SINH CƠ SỞ

I. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN


1. Nguyễn Văn Minh
 Địa chỉ liên lạc: 97 Võ Văn Tần – Quận 3- TPHCM
 Điện thoại: 08. 9300086
 Email: nguyenminhou@gmail.com; minh.nv@ou.edu.vn
2. Dương Nhật Linh
 Địa chỉ liên lạc: 97 Võ Văn Tần – Quận 3- TPHCM
 Điện thoại: 08. 9300086
 Email: duongnhatlinh@gmail.com

II. THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC


1. Tên môn học : Thực hành vi sinh cơ sở
2. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: sinh viên có khả năng hình thành mới các kiến thức sau
 Trình bày được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động các trang thiết bị phòng thí nghiệm
vi sinh.
 Trình bày những nguyên tắc cơ bản của từng phương pháp cơ bản trong nghiên
cứu vi sinh vật học.
 Nhận biết mục đích, ý nghĩa của các phương pháp trong công tác nghiên cứu vi
sinh vật học.
- Về kỹ năng: sinh viên có khả năng hình thành và rèn luyện các kỹ năng sau
 Kỹ năng chuẩn bị dụng cụ trong nuôi cấy vi sinh.
 Kỹ năng pha chế môi trường.
 Kỹ năng sử dụng kính hiển vi để quan sát vi sinh vật.
 Kỹ năng phân lập và nuôi cấy vi sinh vật.
 Kỹ năng làm tiêu bản ở trạng thái sống và nhuộm màu để quan sát
 Kỹ năng định lượng tế bào vi sinh vật bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp
 Kỹ năng thực hiện các phương pháp thử nghiệm sinh hóa vi sinh vật

3. Số đơn vị học trình : 3


4. Phân bổ thời gian: 45.00.00
5. Các kiến thức căn bản cần học trước :
- Lý thuyết vi sinh cơ sở
6. Hình thức giảng dạy chính của môn học: giảng lý thuyết thực hành và thao tác thí
nghiệm
7. Giáo trình, tài liệu :
a) Tài liệu chính:
- Gíao trình thực hành vi sinh cơ sở, ĐH Mở Tp.HCM.
b) Tài liệu tham khảo:
 Tài liệu trong nước:
- Trần Thanh Thủy (1998), Hướng dẫn thực hành vi sinh vật học. NXB Giáo
dục.
- Trần Linh Thước (2005), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực
phẩm và mỹ phẩm. NXB Giáo dục.
- Bộ Thủy sản (2004), Sổ tay kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm thủy sản. NXB
Nông nghiệp.
 Tài liệu nước ngoài:
- Jean F. MacFaddin (2000), Biochemical Test for Indentification of Medical
Bacteria. Lippincott Williams and Wilkins
8. Công cụ hỗ trợ: Phòng thí nghiệm, Projector.

III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔN HỌC:

Bài 1: TRANG THIẾT BỊ- DỤNG CỤ- MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY VI SINH VẬT
MỘT VÀI KỸ NĂNG PHÒNG THÍ NGHIỆM VI SINH

1. Số tiết dự kiến: 5 tiết


2. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
- Về kiến thức: sinh viên có khả năng củng cố và hình thành mới các kiến thức
sau
 Trình bày được nguyên tắc hoạt động, cấu tạo và tính năng các thiết bị sử dụng
trong phòng thí nghiệm vi sinh vật học.
 Xác định các loại dụng cụ chuyên dùng và công dụng của chúng trong thực hành
vi sinh vật học, trình bày những nguyên tắc chung của việc xử lý dụng cụ, bao gói
dụng cụ.
 Trình bày được nguyên tắc các phương pháp khử trùng.
 Khái niệm về môi trường dinh dưỡng, yêu cầu cơ bản của môi trường dinh
dưỡng, cơ sở phân loại môi trường dinh dưỡng, nguyên tắc cơ bản của việc chế
tạo môi trường dinh dưỡng.
 Ý nghĩa của việc phân lập, nuôi cấy trong công tác nghiên cứu vi sinh vật học.
 Trình bày các nguyên tắc cơ bản của quá trình phân lập, nuôi cấy vi sinh vật.
- Về kỹ năng: sinh viên có khả năng hình thành và rèn luyện các kỹ năng sau
 Làm trung tính và rửa dụng cụ.
 Bao gói và làm nút bông.
 Sử dụng các loại dụng cụ và khử trùng dụng cụ và môi trường bằng nồi hấp khử
trùng ở áp suất cao và tủ sấy.
 Cân đong và pha chế môi trường.
 Kỹ năng phân lập và nuôi cấy vi sinh vật hiếu khí.
3. Nội dung bài học:
 Giới thiệu nguyên tắc hoạt động và tính năng các thiết bị sử dụng trong phòng thí
nghiệm vi sinh
- Tủ sấy
- Tủ ấm
- Tủ lạnh
- Nồi hấp ướt (Autoclave)
- Cân phân tích
- Cân kỹ thuật
- Tủ cấy
- Máy ly tâm
- Máy lắc
- Máy đo quang phổ
- Máy cất nước
- Máy đo pH
 Xử lý dụng cụ, bao gói dụng cụ
- Nguyên tắc chung
- Phương pháp xử lý
 Hóa chất, thuốc thử, môi trường dinh dưỡng
- Khái niệm về hóa chất, thuốc thử, chỉ thị màu
- Khái niệm về môi trường dinh dưỡng, yêu cầu cơ bản của môi trường dinh
dưỡng, cơ sở phân loại môi trường dinh dưỡng, nguyên tắc cơ bản của việc
chế tạo môi trường dinh dưỡng.
 Các phương pháp khử khuẩn
- Nguyên tắc chung
- Các phương pháp chính: lý học và hóa học
 Phương pháp phân lập và cấy truyền
- Nguyên tắc phương pháp phân lập và cấy truyền
- Thao tác phân lập và cấy truyền
4. Kiến thức cốt lõi cần nắm:
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm vững những kiến thức trọng tâm và căn
bản sau:
 Nguyên tắc phương pháp phân lập và cấy truyền
 Thao tác phân lập và cấy truyền
 Nguyên tắc cơ bản của việc chế tạo môi trường dinh dưỡng.
 Tính năng các thiết bị sử dụng trong phòng thí nghiệm vi sinh vật học
 Các phương pháp khử khuẩn, cách sử dụng nồi hấp ở áp suất cao
5. Phương pháp dạy và học:
Bài học được tiến hành dưới hình thức bài giảng và thao tác thực hành
6. Đánh giá bài học:
- Mỗi sinh viên nộp một ống giống thuần vi sinh vật, một đĩa petri phân lập được
khuẩn lạc riêng lẻ.
7. Giáo trình, tài liệu:

Để học tốt bài này, ngoài tài liệu giảng dạy chính: “ Giáo trình thực hành vi sinh cơ sở” sinh
viên cần tham khảo những tài liệu sau:
- Trần Thanh Thủy (1998), Hướng dẫn thực hành vi sinh vật học.. NXB Giáo dục,
trang 17- 56.
- Trần Linh Thước (2005), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực
phẩm và mỹ phẩm. NXB Giáo dục, trang 43- 59.

8. Câu hỏi:
- Que trang khử trùng bằng cách nào? Có nên đốt trực tiếp trên ngọn lửa không? Vì
sao?
- Trước khi sử dụng, những dụng cụ thủy tinh cần phải đảm bảo yêu cầu như thế nào?
- Tóm tắt cách sử dụng nồi hấp ở áp suất cao?
- Nêu và phân tích các điều kiện chính của quá trình nuôi cấy vi sinh vật?
- Thế nào là môi trường chọn lọc? Vì sao cần dùng môi trường chọn lọc trong nuôi cấy
vi sinh vật?

Bài 2, 3: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC QUAN SÁT TẾ BÀO VI SINH
VẬT

1. Số tiết dự kiến: 10 tiết


2. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
- Về kiến thức:
 Trình bày được cấu tạo, chức năng của các bộ phận chính của kính hiển vi quang
học
 Trình bày cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và vai trò của các loại kính hiển vi khác
như: kính hiển vi nền đen, kính hiển vi đổi pha, kính hiển vi huỳnh quang, Kính
hiển vi điện tử
 Phân biệt hình thái, cấu tạo tế bào vi sinh vật: nấm mốc, nấm men, vi khuẩn khi
quan sát dưới kính hiển vi quang học (bào tử, thể bình, khuẩn ty,…)
- Về kỹ năng:
 Sử dụng thành thạo kính hiển vi quang học, đặc biệt kỹ năng sử dụng vật kính
dầu X100
 Quan sát và vẽ lại hình thái vi thể của nấm mốc, nấm men, vi khuẩn
- Về thái độ:
 Tuân thủ chính xác các thao tác sử dụng kính hiển vi.
3. Nội dung bài học:
 Giới thiệu nguyên tắc và chức năng các loại kính hiển vi
- Kính hiển vi nền đen
- Kính hiển vi đổi pha
- Kính hiển vi huỳnh quang
- Kính hiển vi điện tử
- Kính hiển vi quang học thường
 Chi tiết kính hiển vi quang học thường
- Nguyên tắc hoạt động
- Chức năng
- Cấu tạo
 Sử dụng kính hiển vi quan sát vi sinh vật
- Thao tác sử dụng kính hiển vi để xem tiêu bản ở vật kính x10
- Thao tác sử dụng kính hiển vi để xem tiêu bản ở vật kính x40
- Thao tác sử dụng kính hiển vi để xem tiêu bản ở vật kính x100
- Quan sát và phân biệt hình thái và cấu tạo tế bào
 nấm mốc: Aspergillus, Penicillium, Fusarium, Mucor, Rhizopus
 nấm men: Saccharomyces, Candida
 vi khuẩn: Streptococus, Staphylococcus, Bacillus, Clostridium,
Lactobacillus, E.coli, Salmonella, Vibrio
- Các thao tác bảo quản KHV

4. Kiến thức cốt lõi cần nắm:


Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm vững những kiến thức trọng tâm và căn
bản sau:
 Sử dụng thành thạo kính hiển vi quang học thường để quan sát vi sinh vật.
 Phân biệt hình thái, cấu tạo và gọi tên vi sinh vật.
5. Phương pháp dạy và học:
Bài học được tiến hành dưới hình thức bài giảng và thao tác thực hành
6. Đánh giá bài học:
- Mỗi sinh viên trả lời kết quả những tiêu bản đã được giảng viên đánh mã số
- Vẽ và chú thích hình thái vi thể của nấm mốc, nấm men, vi khuẩn
7. Giáo trình, tài liệu:

Để học tốt bài này, ngoài tài liệu giảng dạy chính: “ Giáo trình thực hành vi sinh cơ
sở” sinh viên cần tham khảo những tài liệu sau:

 Tài liệu trong nước:


- Trần Thanh Thủy (1998), Hướng dẫn thực hành vi sinh vật học.. NXB Giáo dục,
trang 58- 66.
 Tài liệu internet:
- Sinh viên sử dụng từ khóa “microscope” để tham khảo tài liệu về kính hiển vi.
- Tham khảo một số đường link sau:
http://www.microscope-microscope.org/basic/basic-microscope.htm
http://web.uvic.ca/ail/techniques/scope_basics.html
http://www.austin.cc.tx.us/microbugz
http://www.textbookofbacteriology.net

8. Câu hỏi:
- Vì sao khi sử dụng vật kính X100 lại cần phải có dầu soi?
- Sử dụng và bảo quản như thế nào để kéo dài tuổi thọ kính hiển vi?

Bài 4, 5 : CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT VI SINH VẬT

1. Số tiết dự kiến: 10 tiết


2. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
- Về kiến thức: sinh viên có khả năng củng cố và hình thành mới các kiến thức
sau
 Phân loại các đặc điểm hình thái vi sinh vật đặc trưng của mỗi nhóm vi sinh vật.
 Nhận biết và phân biệt các cấu trúc khác nhau trong thành phần tế bào vi sinh vật.
 Nhận biết mục đích, ý nghĩa của các phương pháp khảo sát trực tiếp trong nghiên
cứu vi sinh vật học.
 Trình bày nguyên tắc chung khi làm tiêu bản nhuộm, nguyên tắc của các phương
pháp nhuộm (nhuộm Gram, nhuộm Ziehl- Neelsen, nhuộm bào tử).
 Tìm hiểu những sai lầm có thể gặp trong quá trình làm tiêu bản.
- Về kỹ năng: sinh viên có khả năng hình thành và rèn luyện các kỹ năng sau
 Kỹ năng làm tiêu bản giọt ép, giọt treo.
 Kỹ năng làm tiêu bản nhuộm: nhuộm Gram, nhuộm Ziehl- Neelsen, nhuộm bào
tử.
 Quan sát các đặc điểm vi thể của vi sinh vật bằng kỹ thuật soi tươi và nhuộm dưới
kính hiển vi quang học.
3. Nội dung bài học:
 Kỹ thuật soi tươi:
- Mục đích
- Cách làm tiêu bản giọt treo, giọt ép
 Nguyên tắc chung khi làm tiêu bản nhuộm
- Phết kính tiêu bản
- Cố định mẫu
 Các phương pháp nhuộm
- Nguyên tắc chung
- Phương pháp Nhuộm Gram: nguyên tắc và thao tác nhuộm
- Phương pháp nhuộm Ziehl- Neelsen: nguyên tắc và thao tác nhuộm
- Phương pháp nhuộm bào tử: nguyên tắc và thao tác nhuộm
4. Kiến thức cốt lõi cần nắm:
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm vững những kiến thức trọng tâm và căn
bản sau:
 Kỹ thuật nhuộm
 Cơ chế bắt màu của vi khuẩn Gram âm và Gram dương
 Những sai lầm thường gặp trong các phương pháp nhuộm

5. Phương pháp dạy và học:


Bài học được tiến hành dưới hình thức bài giảng và thao tác thực hành
6. Đánh giá bài học:
Mỗi sinh viên nộp một tiêu bản nhuộm/ 1 phương pháp.
7. Giáo trình, tài liệu:

Để học tốt bài này, ngoài tài liệu giảng dạy chính: “ Giáo trình thực hành vi sinh cơ
sở” sinh viên cần tham khảo những tài liệu sau:

 Tài liệu trong nước:


- Bộ Thủy sản (2004), Sổ tay kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm thủy sản. NXB Nông
nghiệp, trang 63- 71.

8. Câu hỏi:
- Cách trả lời kết quả nhuộm Gram?
- Cách trả lời kết quả nhuộm Ziehl- Neelsen?
- Các sai lầm có thể gặp trong phương pháp nhuộm Gram, nhuộm Ziehl- Neelsen?
- Tại sao nhuộm vi khuẩn Lao lại không sử dụng phương pháp nhuộm Gram thông
thường mà dùng phương pháp nhuộm Ziehl- Neelsen?

Bài 6, 7 : CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SỐ LƯỢNG TẾ BÀO VI SINH VẬT

1. Số tiết dự kiến: 10 tiết


2. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
- Về kiến thức: sinh viên có khả năng củng cố và hình thành mới các kiến thức
sau
 Nhận biết mục đích, ý nghĩa của các phương pháp kiểm tra số lượng tế bào vi
sinh vật (phương pháp kiểm tra trực tiếp và gián tiếp) trong nghiên cứu vi sinh vật
học.
 Trình bày nguyên tắc chung khi kiểm tra số lượng tế bào vi sinh vật.
 Nhận biết và phân biệt các cấu tạo khác nhau của các loại buồng đếm.
 Trình bày nguyên tắc của các phương pháp kiểm tra số lượng tế bào vi sinh vật.
- Về kỹ năng: sinh viên có khả năng hình thành và rèn luyện các kỹ năng sau
 Kỹ năng đếm tế bào vi sinh vật bằng phương pháp đếm trên lam phết kính,
phương pháp đếm bằng buồng đếm hồng cầu.
 Kỹ năng đếm tế bào vi sinh vật bằng phương pháp đếm gián tiếp (màng lọc, đếm
đĩa, pha loãng tới hạn ).
3. Nội dung bài học:
 Phương pháp đếm trực tiếp:
- Phương pháp đếm trên lam kính
- Phương pháp đếm bằng buồng đếm hồng cầu
 Phương pháp đếm gián tiếp:
- Phương pháp màng lọc
- Phương pháp đếm đĩa
- Phương pháp pha loãng tới hạn
4. Kiến thức cốt lõi cần nắm:
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm vững những kiến thức trọng tâm và căn
bản sau:
 Nguyên tắc và thao tác tiến hành của từng phương pháp đếm số lượng tế bào vi
sinh vật.

5. Phương pháp dạy và học:


Bài học được tiến hành dưới hình thức bài giảng và thao tác thực hành.
6. Đánh giá bài học:
- Gỉang viên kiểm tra thao tác chỉnh kính hiển vi để quan sát cấu tạo buồng đếm
- Mỗi tổ tiến hành đếm số lượng tế bào nấm men bằng phương pháp đếm trực tiếp,
đếm số lượng Staphylococcus bằng phương pháp đếm đĩa, đếm số lượng
Coliforms bằng phương pháp pha loãng tới hạn  viết bài báo cáo.
7. Giáo trình, tài liệu:
Để học tốt bài này, ngoài tài liệu giảng dạy chính: “ Giáo trình thực hành vi sinh cơ
sở” sinh viên cần tham khảo những tài liệu sau:

 Tài liệu trong nước:


- Trần Linh Thước (2005), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực
phẩm và mỹ phẩm. NXB Giáo dục, trang 63- 70.
- Bộ Thủy sản (2004), Sổ tay kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm thủy sản. NXB
Nông nghiệp, trang 71- 80.
8. Câu hỏi:
- Ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp kiểm tra số lượng vi sinh vật?
- Chứng minh các công thức tính của các phương pháp?
- Khi nào dùng phương pháp trực tiếp hay gián tiếp?

Bài 8, 9 : CÁC ĐẶC TÍNH SINH HÓA VI SINH VẬT

1. Số tiết dự kiến: 10 tiết


2. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
- Về kiến thức: sinh viên có khả năng hình thành mới các kiến thức sau
 Trình bày nguyên tắc của các thử nghiệm sinh hóa
 Gỉai thích cơ chế về các quá trình phân giải các hydratcarbon, các hợp chất chứa
nitrogen và một số đặc tính sinh hóa khác
 Nhận biết mục đích, ý nghĩa của các thử nghiệm sinh hóa trong nghiên cứu vi
sinh vật học.
- Về kỹ năng: sinh viên có khả năng hình thành và rèn luyện các kỹ năng sau
 Kỹ năng thực hiện phương pháp thử và đọc kết quả các thử nghiệm sinh hóa sao
cho chính xác và phù hợp với đặc tính sinh hóa của mỗi chủng vi sinh vật.
3. Nội dung bài học:
 Xác định khả năng sử dụng các hydratcarbon:
- Khả năng lên men đường
- Phản ứng MR (Methyl Red)
- Phản ứng VP (Voges - Proskauer)
- Phản ứng tìm khả năng thủy phân tinh bột
 Xác định khả năng phân giải các hợp chất chứa nitrogen:
- Khả năng tạo Indol
- Sự tạo thành NH3
- Sự tạo thành H2S
- Khả năng phân giải gelatin.
- Khả năng sử dụng Nitrat (khử NO3-)
- Khả năng phân giải urea (NH)2CO
 Xác định một số đặc tính sinh hóa khác:
- Hoạt tính Oxydase
- Hoạt tính Catalase
- Xác định khả năng làm đông tụ sữa (lên men lactos và sinh acid lactic)
- Xác định khả năng làm dung huyết (tan máu)
- Xác định khả năng di động
- Xác định nhu cầu Oxy
- Xác định khả năng sử dụng Citrat
- Xác định khả năng làm đông huyết tương
- Thử nghiệm KIA, TSI

4. Kiến thức cốt lõi cần nắm:


Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm vững những kiến thức trọng tâm và căn
bản sau:
 Cơ chế về các quá trình phân giải các hydratcarbon, các hợp chất chứa nitrogen
và một số đặc tính sinh hóa khác .
 Cách đọc kết quả các thử nghiệm sinh hóa.
5. Phương pháp dạy và học:
Bài học được tiến hành dưới hình thức bài giảng và thao tác thực hành
6. Đánh giá bài học:
- Mỗi tổ tiến hành thử nghiệm các đặc tính sinh hóa, đọc kết quả  viết bài báo
cáo.
7. Giáo trình, tài liệu:
Để học tốt bài này, ngoài tài liệu giảng dạy chính: “ Giáo trình thực hành vi sinh cơ
sở” sinh viên cần tham khảo những tài liệu sau:

 Tài liệu trong nước:


- Trần Linh Thước (2005), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực
phẩm và mỹ phẩm. NXB Giáo dục, trang 71- 99
- Bộ Thủy sản (2004), Sổ tay kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm thủy sản. NXB
Nông nghiệp, trang 97- 156
 Tài liệu nước ngoài:
- Jean F. MacFaddin (2000) , Biochemical Test for Indentification of Medical
Bacteria. Lippincott Williams and Wilkins
 Tài liệu internet:
- Tham khảo một số đường link sau:
http://www2.austin.cc.tx.us/microbugz/index.html
http://medic.med.uth.tmc.edu/path/TESTS.HTM

8. Câu hỏi:
- Cơ chế của các thử nghiệm sinh hóa?
IV. ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
- Báo cáo, kết quả mỗi bài thực hành: 30%
- Thi trắc nghiệm: 70%

Người viết đề cương

Nguyễn Văn Minh

You might also like