You are on page 1of 9

Xã hội ngày càng phát triển, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội ngày càng được quan

tâm hơn. Mỗi


doanh nghiệp đều có cách lựa chọn con đường phát triển cho riêng mình và để có được sự phát triển bền vững,
liệu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có phải là câu trả lời….
Những thảm hoạ thiên nhiên liên tiếp trong một vài năm trở lại đây như động đất, sóng thần, núi lửa, bão lũ…
đang đặt ra những thách thức lớn lao với con người trong xã hội hiện đại.
Rõ ràng song song với sự phát triển, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, đặc biệt là vấn đề
môi trường, đói nghèo, tài nguyên và năng lương... Từ đó những giá trị về “trách nhiệm xã hội,” “phát triển bền
vững” được nhắc đến nhiều hơn và trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm của báo chí và các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp “khôn ngoan” đều lựa chọn cách phát triển bền vững, chia sẻ lợi ích từ công việc kinh doanh
cho nhân viên, đối tác và đóng góp chung vào sự phát triển của cộng đồng. Trách nhiệm doanh nghiệp (CSR) giờ
không chỉ đơn giản là những hoạt động từ thiện như xây nhà tình nghĩa, thăm trẻ em mồ côi, người già neo đơn…
mà còn là lời cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, bao gồm lời cam kết thân
thiện với môi trường, quan tâm đến người lao động. Mỗi doanh nghiệp lại có cách khác nhau để thể hiện trách
nhiệm xã hội của mình.
Có những doanh nghiệp hướng đến sự phát triển của xã hội như “Tôi yêu Việt Nam” của Honda, “Quỹ hỗ trợ tài
năng sinh viên Việt Nam” của Sam Sung, “Vì thế hệ tương lai” của Canon hay chương trình khôi phục thị lực cho
người khiếm thị của Ngân hàng Standard Chartered… Những hoạt động này thể hiện mối quan tâm của doanh
nghiệp với những vấn đề bức xúc đang được xã hội quan tâm như nghèo đói, bệnh tật, giao thông…
Bên cạnh đó, cũng có không ít những doanh nghiệp thể hiện mối quan tâm của mình với cộng đồng thông qua
những hoạt động bảo vệ môi trường. Đặc biệt là trong hoàn cảnh môi trường của chúng ta đang ngày càng bị đe
doạ bởi sự phát triển nhanh của quá trình đô thị hoá, các nhà máy, các khu công nghiệp…
Các nhà khoa học trên thế giới và trong nước khẳng định Việt Nam là một trong năm nước bị ảnh hưởng nặng nề
nhất của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Hiện nay nhiệt độ Trái Đất mới tăng lên khoảng 0,7 độ C, mực
nước biển dâng lên khoảng 20cm, mà trong mấy năm qua, lũ lụt, hạn hán, bão tố ở Việt Nam đã xảy ra thường
xuyên hơn với mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn.
Những tác hại xấu của thiên tai trong những năm gần đây khiến cho mỗi chúng ta phải giật mình nhìn lại và hành
động ngay lập tức vì môi trường.
Do đó, hàng loạt các chiến dịch về bảo vệ môi trường và tài nguyên đã được các tổ chức và doanh nghiệp khởi
xướng như “Hành trình xanh” của Toyota, “Vì một Việt Nam xanh” của Canon, tiêu biểu là chiến dịch “Giờ Trái
Đất" do Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đề xướng kêu gọi mọi người tắt điện một giờ để thể hiện sự ủng
hộ cho những nỗ lực ứng phó với tình trạng nóng lên trên toàn cầu.
Các doanh nghiệp cũng nhiệt tình hưởng ứng chiến dịch này, không chỉ đơn giản là hưởng ứng hành động tắt đèn
trong một giờ, mà quan trọng hơn, là thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với những hành động thiết thực để
tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
“Vấn đề là các nguồn năng lượng Việt Nam dùng không phải là vô tận. Nếu không biết tối ưu hoá việc sử dụng
năng lượng và tài nguyên, sự tồn tại của cộng đồng, địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động sẽ bị đe doạ và kéo
theo đó là sự tồn tại của chính doanh nghiệp. Ở thế kỷ 21, tiết kiệm năng lượng là hành động mang tính sống còn
của mỗi doanh nghiệp,” ông Mario Lotti, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần bất động sản Hà Quang, đơn vị tài
trợ cho "Giờ Trái Đất," tại Nha Trang năm 2011 nhấn mạnh.
Nhiều khách sạn tại Nha Trang cũng đã tích cực tham gia vào chương trình "Giờ Trái Đất" bằng cách khuyến
khích khách tắt các thiết bị điện không sử dụng, tắt đèn và dùng nến trong nhà hàng và các khu vực công cộng, tắt
đèn chiếu sáng mặt tiền… Đây đều là những hành động tượng trưng mang tính kêu gọi nhưng lại có tác động rất
lớn đến việc giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường.
Như vậy rõ ràng mỗi doanh nghiệp đều có những cách riêng để thể hiện trách nhiệm xã hội của mình để cùng
hướng tới sự phát triển chung về môi trường và về xã hội. Và dù lựa chọn cách thể hiện như thế nào, những hoạt
động ấy, đều là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên giá trị phát triển bền vững của doanh nghiệp, đặc biệt
là trong một thế giới “phẳng” nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ về môi trường và biến đổi khí hậu như hiện nay./.
Phát triển nhanh, bền vững là yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Bảo vệ
môi trường trong thời gian tới có ý nghĩa sống còn, là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải đổi mới
tư duy, đổi mới cách làm và cần những giải pháp mang tính đột phá. Tôi xin phép đề xuất một số giải pháp để Đại
hội thảo luận, cho ý kiến:

Thứ nhất: Chúng ta cần làm sâu sắc hơn và cụ thể hóa nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
thân thiện với môi trường, tiếp cận mô hình “tăng trưởng xanh” đã được đề cập trong Chiến lược phát triển kinh
tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta cần kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với bảo vệ môi trường, ứng
phó với biến đổi khí hậu; xây dựng năng lực nội sinh nhằm sử dụng và phát triển các công nghệ tiết kiệm tài
nguyên, nguyên liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế xanh. Vì đây là động lực chủ yếu,
làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình cải cách và tái cấu trúc kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt
Nam.

Chưa bao giờ chúng ta có cơ hội lớn như hiện nay để lựa chọn mô hình tăng trưởng bền vững hơn. Những
bài học về xây dựng nền “kinh tế xanh” của các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển rất có
giá trị để chúng ta tham khảo.

Thứ hai: Đẩy mạnh cơ chế kinh tế hóa, chuyển đổi quyết liệt cơ chế nặng về “bao cấp,” “xin-cho,” nặng
về kiểm soát hành chính trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường sang cơ chế thị trường, nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, nâng tầm đóng góp của ngành tài nguyên và môi trường trong nền kinh tế
quốc dân. Tài nguyên khoáng sản chỉ mang lại lợi ích to lớn cho đất nước khi chúng ta có kế hoạch khai thác, sử
dụng hợp lý, bền vững.

Khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp
hỗ trợ, sử dụng công nghệ sạch. Hạn chế đầu tư vào các ngành khai thác tài nguyên, sử dụng nhiều đất, tiêu hao
nhiều năng lượng; không chấp nhận những dự án đầu tư công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường.

Thực hiện nghiêm pháp luật về bảo vệ môi trường và các giải pháp đồng bộ, chúng ta mới có thể xử lý
được triệt để gần 4.000 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tiếp tục đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường cho
hơn 1.500 làng nghề, hơn 200 khu công nghiệp trên cả nước; kiểm soát được việc xả nước thải ra các lưu vực
sông chính và khí thải tại các khu vực nhạy cảm. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường và phát triển
các dịch vụ môi trường.

Thứ ba: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, tiến tới xây dựng Bộ luật môi trường, hình
thành hệ thống các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và
hội nhập, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ trách nhiệm, bỏ trống trách nhiệm và thiếu khả
thi.

Hệ thống pháp luật về môi trường phải tương thích, đồng bộ trong tổng thể hệ thống luật chung của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép
đánh giá tác động của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, để ban hành Luật về môi trường mới, rộng hơn, cụ thể
hơn và thực thi hơn vào thời gian sớm nhất. Trước mắt, cần bổ sung, hoàn thiện các quy định và cơ chế quản lý về
bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp, làng nghề, các lưu vực sông,
môi trường nông thôn, miền núi, biển và hải đảo.

Thứ tư: Nâng cao hơn nữa nhận thức về nguy cơ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và nước biển dâng
đối với sự phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng cần để lại dấu ấn quan trọng về công tác quy
hoạch. Vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và nước biển dâng phải được thể hiện rõ trong quy hoạch, kế hoạch
phát triển của từng vùng lãnh thổ, từng ngành, địa phương trong từng dự án, với tầm nhìn dài hạn, thậm chí có
nhưng quy hoạch phải tính đến 50 năm, 100 năm tới. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động có tính toàn
cầu này.

Theo dự báo, Việt Nam là một trong số những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
Nhiều vùng ven biển, một phần lớn Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập nước biển trong
tương lai.

Theo tính toán của các chuyên gia, nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40.000km2 Đồng bằng
ven biển bị ngập nặng hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu
như hoàn toàn; khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%.
Thiên tai, bão, lũ, hạn hán sẽ gia tăng về quy mô và mức độ khốc liệt. Cần sớm xây dựng Chiến lược ứng
phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, theo hướng thích
ứng để sống chung với biến đổi khí hậu, bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội và cuộc sống, an sinh của nhân dân.

Thứ năm: Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về môi
trường theo hướng hiện đại, đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ ngày càng phức tạp, nặng nề, đáp ứng yêu cầu đề ra.
Bên cạnh đó, tạo cơ chế phối hợp, hợp tác và huy động mọi thành phần kinh tế, toàn xã hội và tranh thủ sự hỗ trợ
của quốc tế cho công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Lực lượng cán bộ quản lý môi trường ở Việt Nam mới chỉ khoảng 10 người/1 triệu dân, thấp xa với các
nước khác như Trung Quốc 20 người/1 triệu dân, Thái Lan 30 người/1 triệu dân, Malaysia là 100 người/1 triệu
dân. Việc tăng cường lực lượng cán bộ quản lý môi trường nói chung, đặc biệt là ở địa phương, cấp phường, xã là
hết sức cần thiết và cấp bách.

Thứ sáu: Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; trong đó, đặt trọng tâm đối với các khu công
nghiệp, khu chế xuất và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên phạm vi cả nước và việc thực hiện nội dung báo
cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các cấp, các ngành, phải coi nhân dân là “tai mắt” trong quá trình thanh
tra, kiểm tra. Kết quả thanh tra, kiểm tra cần được công bố công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại
chúng để nhân dân biết.

Thứ bảy: Chúng ta cần xây dựng một chiến lược vận động các nước, các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ Việt
Nam ưu tiên giải quyết các vấn đề về môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm tranh thủ các nguồn lực
này phục vụ mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam. Các bộ, ngành và địa phương cần phối hợp chặt
chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường để tiếp tục vận động, mở rộng hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và
ứng phó với biến đổi khí hậu.

Là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, Việt Nam đang cung cấp lương thực cho gần 90 triệu dân
Việt Nam và hàng trăm triệu dân trên thế giới, an ninh lương thực của Việt Nam cũng là một phần quan trọng của
an ninh lương thực thế giới. Nếu biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất lương thực ở Việt Nam, sẽ ảnh hưởng
lớn đến an ninh lương thực trên toàn thế giới.

Thứ tám: Chúng ta cũng cần xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường, đẩy mạnh tuyên truyền,
giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, hành vi ứng xử thân thiện
với thiên nhiên, môi trường. Lấy chỉ số đầu tư hiệu quả cho môi trường, kết quả bảo vệ môi trường cụ thể để đánh
giá. Môi trường phải trở thành tiêu chí cơ bản trong các hoạt động bình chọn, xét thi đua, khen thưởng.

Với nhận thức, quan điểm và các giải pháp đồng bộ nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp
chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương trong cả nước, quyết tâm thực hiện các mục tiêu về bảo vệ môi trường,
ứng phó với biến đổi khí hậu mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra; đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI thảo luận, thông qua Nghị quyết chuyên đề làm kim chỉ nam cho hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó
với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước trong thời gian tới./.

Bảo vệ môi trường là việc rất quan trọng mà nhiều nước đã phải trả giá rất đắt khi đánh đổi chất
lượng môi trường lấy phát triển kinh tế. Vì môi trường ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh tật và ảnh hưởng
đến nhiều thế hệ. Tuy nhiên, do chi phí cho việc xử lý môi trường là tốn kém cộng với sự buông lỏng
quản lý nên nhiều doanh nghiệp kể cả to lẫn nhỏ, nhà nước hay liên doanh đều xả thẳng chất thải ô
nhiễm ra môi trường.
Đây là lý do tại sao rất nhiều nhà khoa học đã phản biện và phản đối việc khai thác mỏ bô xít tại Đắc
nông, Lâm đồng
Thực sự, tình hình phát triển của đất nước hiện nay đang để ra cho chúng ta cẩu hỏi
lớn: Kinh tế được đặt ưu tiên hàng đầu, hay bảo vệ môi trường được đặt ưu tiên hàng đầu.
trước tiên ta thử hỏi những người dân bình thường xem sao. Tât nhiên họ chẳng thể biết
được bảo vệ môi trường quan trọng đối với sự sống và phát triển của con người nhu thế
nào cả. Và họ chắc chúng sẽ trả lới là bây giờ phát triển sẽ làvấn đề cần được ưu tiên trên
hết.
Còn các nhà doanh nghiệp thì sao. Họ sẽ có cho rằng bỏ ra một chi phí lớn để xây dựng
các công trình xử lý các chất thải trước khi thải ra môi trường hay không. Tât nhiên không
như vậy. Có nhiều doanh nghiệp, họ thực sự cóxây dựng các công trình xử lý chất thải,
nhưng thật chất là mang tính đối phó mà thôi. Có rất ít công trình xử lý chất thải đúng
nghĩa.
còn chúng ta, những người môi trường. Chúng ta cứ hô hào là hãy bảo vệ môi trường, hãy
đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp gây o nhiễm môi trường, nhưng chúng ta có nghĩ là sau
khi nhà máy, xí nghiệp đóng cửa thì có hàng ngàn công nhân phải thất nghiệp không.
Tôi đã từng đọc đâu đó một câu: Muốn phát triển kinh tế thì hãy bỏ qua vấn đề môi
trường. Và người Nhật đã rất thành công khi áp dụng câu nói này. Đất nước Nhật Bản
hoang tàn sau Thế chiến thứ II đã phát triển một cách thầng kỳ. Từ một nước nghèo nàn,
lạc hậu, không có tài nguyên đã trở thành cường quốc thế giới.

Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con
người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá.
Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và
sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển,
còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.

Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và
tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành
phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường
đang tồn tại trong địa bàn đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo.

Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi
trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi
trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát
triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động
phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.

ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi
trường khác nhau.
“…Nêu ́ chỉ vì lơi nhuân
̣ trươc măt mà quay lưng laị vơi môi trương, cac ́ doanh nghiêp ̣ sẽ
tư đaò thaỉ …”. Xã hội ngày càng đang đi theo quy luật phát triển tất yếu, nghĩa là người tiêu dùng
không chỉ muốn có hàng hóa tốt mà còn phải thân thiện với môi trường. Do đó, các doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển bền vững cũng không thể đi ra ngoài quy luậtnày. Có ý kiến cho rằng bảo vệ
môi trường là tốn kém, nâng cao giá thành sản phẩm khiến cho doanh nghiệp khó cạnh tranh. Bảo vệ
môi trường không phải cần nhiều tiền nếu người quản lý có tầm nhìn xa và biết cách làm. Lấy ví dụ,
hơn 30 năm trước, các nhà máy đường ở Thái Lan xả nước thải chưa qua xử lý ra sông rạch, gây ô
nhiễm nặng nề, công luận và người dân lên án mạnh mẽ. Nhờ có luật môi trường kiên quyết bắt buộc,
có chế tài chặt chẽ, các nhà máy đường phải xây dựng nhà máy xử lý nước thải trung tâm để tiếp
nhận nước thải từ một số cơ sở lọc đường quanh vùng thì mới được phép hoạt động. Kết quả là giá
đường không tăng bao nhiêu dù đã cộng thêm chi phí xử lý nước thải. Giá bán được người tiêu dùng
chấp nhận vì quyền lợi chung của cả cộng đồng. Hơn 30 năm trước, Thái Lan đã làm được, chẳng lẽ
bây giờ Việt Nam lại chịu bó tay trong khi nhận thức và công nghệ ngày nay đã vượt xa lúc ấy về xử lý
ô nhiễm, bảo vệ môi trường?

ã hội ngày càng đang đi theo quy luật phát triển tất yếu, nghĩa là người tiêu
dùng không chỉ muốn có hàng hóa tốt mà còn phải thân thiện với môi trường.
Do đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cũng không thể
đi ra ngoài quy luật này.

Có ý kiến cho rằng bảo vệ môi trường là tốn kém, nâng cao giá thành sản phẩm
khiến cho doanh nghiệp khó cạnh tranh. Bảo vệ môi trường không phải cần nhiều
tiền nếu người quản lý có tầm nhìn xa và biết cách làm.

Lấy ví dụ, hơn 30 năm trước, các nhà máy đường ở Thái Lan xả nước thải chưa qua
xử lý ra sông rạch, gây ô nhiễm nặng nề, công luận và người dân lên án mạnh mẽ.
Nhờ có luật môi trường kiên quyết bắt buộc, có chế tài chặt chẽ, các nhà máy đường
phải xây dựng nhà máy xử lý nước thải trung tâm để tiếp nhận nước thải từ một số
cơ sở lọc đường quanh vùng thì mới được phép hoạt động. Kết quả là giá đường
không tăng bao nhiêu dù đã cộng thêm chi phí xử lý nước thải. Giá bán được người
tiêu dùng chấp nhận vì quyền lợi chung của cả cộng đồng. Hơn 30 năm trước, Thái
Lan đã làm được, chẳng lẽ bây giờ Việt Nam lại chịu bó tay trong khi nhận thức và
công nghệ ngày nay đã vượt xa lúc ấy về xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường?

Trong cái khó, ló cái khôn

Một khi luật pháp đã chặt chẽ, bắt buộc phải xử lý ô nhiễm, chế tài nghiêm
minh đối với các vi phạm, thì tự bản thân các doanh nghiệp sẽ biết tìm cách
giảm nguồn thải, như tách nước mưa khỏi dòng nước thải, cải thiện quy trình
sản xuất, tăng cường sử dụng lại nguyên liệu thô, tái chế sản phẩm chưa đạt
chất lượng để giảm chất phế thải.

Có thể họ còn phải chuyển đổi công nghệ, thiết bị để giảm tiêu thụ năng lượng, như
việc sử dụng bóng đèn huỳnh quang compact thay bóng đèn sợi tóc.

Như vậy, có thêm cơ hội cho doanh nghiệp đạt hiệu năng cao hơn về việc sử dụng
nguyên liệu thô, sử dụng năng lượng để hạ giá thành, từ đó tăng tính cạnh tranh
trong việc hội nhập.

Một khi doanh nghiệp bị “làm khó” thì họ mới nhận ra có những sự phung phí cần cắt
giảm, những khoản chi vô lý cần được xem xét lại. Tôi được nghe chuyên gia môi
trường kể chuyện cách đây gần 30 năm, một nhà máy dầu cọ ở Thái Lan để vương
vãi bao nhiêu rác thải chảy vào dòng nước thải, vì quy trình lạc hậu nên hàm lượng
dầu cọ còn rất cao trong nước thải, đến mức người dân địa phương đến hồ nước
thải vớt dầu cọ mang đi bán, kiếm được khá nhiều tiền. Đấy là vào thời kỳ luật môi
trường còn lỏng lẻo, chế tài chưa nghiêm, còn việc ép dầu cọ tuy lạc hậu vẫn có lời
khá. Khi các điều kiện này không còn nữa thì tự doanh nghiệp biết cách sắp xếp lại
nhà máy, nâng cấp quy trình để vừa bảo vệ môi trường vừa đảm bảo có lãi.

Cùng thời gian với nhà máy dầu cọ ở Thái Lan nói trên, có tình trạng tương tự đối
với một nhà máy phân đạm ở Việt Nam. Cũng do luật môi trường chưa nghiêm và
quy trình lạc hậu, một số lượng đạm cao thoát ra nước thải, đến nỗi dân địa phương
múc nước thải này về bón phân cho ruộng rẫy của mình như là nguồn phân đạm
miễn phí! Tài nguyên được sử dụng uổng phí, môi trường bị tàn phá một cách không
cần thiết, cả Nhà nước và doanh nghiệp không có ý thức, chứ không phải vì lấn cấn
ở chỗ giá thành sản phẩm hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã mang công nghệ lạc hậu, có hại cho môi
trường, đến nước nghèo khó để làm ăn cho dễ dàng và lãi nhiều hơn. Kết quả là
nước nghèo khó như Việt Nam tiếp nhận công nghệ lạc hậu theo nghĩa mỗi triệu đô
la Mỹ đầu tư đã thải chất thải cao hơn, tiêu thụ nguyên liệu thô và nhiên liệu nhiều
hơn. Ta thiệt đơn lẫn thiệt kép: tài nguyên quốc gia bị hao phí, và môi trường bị hủy
hoại. Tính toán chi li mọi mặt thì giá thành sản phẩm của ta không hề rẻ. Ta thấy rẻ
vì chưa tính hết việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên như nước (làm ô nhiễm để tạo
sản phẩm), rừng (phải phá rừng để làm thủy điện, cấp điện năng cho doanh nghiệp)
cao hơn, và thêm thiệt hại về sức khỏe nhân dân. Thật trớ trêu là ở chính quốc, các
doanh nghiệp cùng ngành nghề vẫn ăn nên làm ra mà môi trường của họ sạch hơn
hẳn so với Việt Nam!

Sản xuất sạch hơn

Trong những năm gần đây, quốc tế đã viện trợ cho Việt Nam để quảng bá và thực
hiện công nghệ sạch hơn (Cleaner Technology). Nguyên tắc chủ yếu ở đây không
phải chỉ lo xử lý chất thải, mà là giảm nguồn thải qua các cách tái sử dụng, tái chế,
và ngăn chặn nguồn thải. Cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ sạch hơn, đặc biệt là ở
các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn ít tiếp cận với kiến thức và công nghệ cần thiết.
Nhà nước cũng cần đầu tư để trợ giúp các doanh nghiệp này vì thực chất họ đóng
góp không nhỏ vào việc tạo công ăn việc làm và tăng trưởng GDP cho đất nước.

Cần phải hiểu cách đầu tư như thế vừa là đạo lý, vừa là một hình thức kinh doanh
khôn ngoan: Có khoản đầu tư cho ra sản phẩm cụ thể như hàng tiêu dùng hoặc
hàng xuất khẩu, nhưng cũng có khoản đầu tư đem lại lợi ích môi trường, phải được
hiểu cũng là một khoản lợi nhuận nhưng ở bình diện quốc gia.

Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên,
nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Ðiều này có nghĩa là thay
vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm.
Ðể đạt được điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận
hành cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một đánh giá về sản xuất sạch hơn.

Các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn là: giảm thiểu chất thải, phòng ngừa
ô nhiễm, và năng suất xanh. Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với sản xuất
sạch hơn, đều cùng có ý tưởng cơ sở là làm cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn và
ít ô nhiễm hơn.

Các giải pháp về sản xuất sạch hơn có thể là:

- Tránh các rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển và sản xuất, hay còn gọi là kiểm
soát nội vi.

- Ðảm bảo các điều kiện sản xuất tối ưu từ quan điểm chất lượng sản phẩm, sản
lượng, tiêu thụ tài nguyên và lượng chất thải tạo ra.

- Tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng các nguyên liệu thay
thế khác.

- Cải tiến thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất.

- Lắp đặt thiết bị sản xuất có hiệu quả, và thiết kế lại sản phẩm để có thể giảm thiểu
lượng tài nguyên tiêu thụ.
Sản xuất sạch hơn không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như xử lý khí thải,
nước thải hay bã thải rắn. Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô
nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất đi. Do đó, xử lý
cuối đường ống, luôn làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó, sản xuất sạch hơn
mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm. Sản xuất sạch
hơn, đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn
cũng là một bước hữu ích cho hệ thống quản lý môi trường như ISO14000.

Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) định nghĩa: “Sản xuất sạch hơn là
việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá
trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu
rủi ro cho con người và môi trường”:

- Ðối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và
năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả
các chất thải ngay tại nguồn thải.

- Ðối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực
trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.

- Ðối với dịch vụ: Sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế
và phát triển các dịch vụ.

Phát triển trong bảo vệ

Bảo vệ môi trường không phải là đương nhiên đi ngược lại với việc giảm lợi nhuận
doanh nghiệp hoặc tăng giá thành sản phẩm. Hai lĩnh vực này không phải lúc nào
cũng đối kháng nhau, mà nhiều lúc còn hỗ trợ cho nhau. Ở các nước phát triển, các
sản phẩm đạt chứng nhận môi trường ISO:14000, mặc dù có thể có giá thành cao
hơn các sản phẩm cùng loại, nhưng vẫn được người dân ưa thích sử dụng do họ có
ý thức cao đối với việc bảo vệ môi trường.

Ở Việt Nam, điều kiện tiên quyết và quan trọng là Nhà nước, cụ thể là các bộ và
chính quyền địa phương có trách nhiệm hỗ trợ, có cơ chế chính sách phù hợp tiếp
vốn cho doanh nghiệp (chứ không chỉ kêu gọi suông doanh nghiệp phải bảo vệ môi
trường); kiên quyết chế tài thực thi luật hiện có trong khi vẫn tiếp tục cải thiện cơ sở
pháp lý.

Những người làm công tác hoạch định chính sách, kế hoạch, không nên ảo tưởng,
xây dựng các định hướng mục tiêu thường lấy con số phần trăm để minh họa. Xin
lưu ý con số phần trăm không có ý nghĩa phát triển mà con số tuyệt đối mới là điều
chúng ta cần quan tâm. Ví dụ hiện nay mới có 30% nhà máy được trang bị công
nghệ xử lý nước thải, mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đạt 70% nhà máy có công
nghệ xử lý nước thải. Nhìn vào con số phần trăm tăng từ 30 lên đến 70 rất hấp dẫn
nhưng thực tế không phải như vậy. Bởi vì 30% của số lượng nhà máy hiện nay so
với 70% của số lượng nhà máy vào năm 2020 là khác nhau rất xa về số trị tuyệt đối.

Các cơ sở doanh nghiệp vẫn còn đang hoạt động với rất nhiều uổng phí, đến mức
“xa xỉ” theo tiêu chuẩn hiện đại, chỉ cần cắt giảm những uổng phí này thì môi trường
sẽ được cải thiện đáng kể. Cần tổng rà soát theo cách “kiểm toán môi trường”
(environmental auditing) để cân đối đầu ra, đầu vào, từng dòng nguyên liệu, nhiên
liệu và chất thải phát xuất từ đâu và đi về đâu, rồi ta sẽ nhận ra những công đoạn
nào cần cải thiện, những khâu hoặc cơ sở nào cần đầu tư nâng cấp...
Theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến, áp dụng các biện pháp quản lý môi trường
tích hợp bao gồm ba nhóm giải pháp: công cụ pháp lý, công cụ kinh tế và công cụ
giao tiếp truyền thông là một hệ thống đồng bộ với các chính sách, quy định pháp lý,
biện pháp chế tài rất hiệu quả trong việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
như không khí, tiếng ồn và đặc biệt là môi trường nước.

Một thực trạng cần được nhanh chóng chấn chỉnh là có một số nhà máy, xí nghiệp
ra đời trước khi có chủ trương quy hoạch. Chủ đầu tư thường chủ động chọn địa
điểm xây dựng trước, sau đó hợp pháp hóa các thủ tục và tiến hành sản xuất kinh
doanh. Điều đó dẫn đến nhiều cơ sở xây dựng đan xen trong khu dân cư, trên một
đơn vị hành chính, một đoạn sông. Tình trạng trên đây đã gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Ngoài việc phân bố sản xuất không đồng đều, quá tải môi trường, đa
số mặt bằng chỉ vừa đủ cho bố trí máy móc, thiết bị và các công đoạn sản xuất, hậu
cần và trụ sở văn phòng, thiếu đất cho xây dựng hệ thống xử lý chất thải gây ô
nhiễm môi trường.

Ví dụ công nghệ chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu hiện nay ở các tỉnh đều tương
đối hiện đại, nhưng tiềm ẩn nguy cơ về sự cố môi trường do sử dụng thiết bị áp lực
và dung môi làm lạnh có hại cho sức khỏe con người, hệ sinh thái, nếu phát tán ra
môi trường. Công nghệ sản xuất không đồng bộ với công nghệ xử lý ô nhiễm môi
trường. Đơn vị cung cấp thiết bị, quy trình sản xuất không cung cấp tư vấn thiết bị,
quy trình bảo vệ môi trường. Tuy công nghệ sản xuất khí, điện, đường kết tinh, phân
đạm... tương đối mới, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trNgoài ra, các
doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp thường xao lãng áp dụng biện
pháp bảo vệ môi trường do phải tự bỏ chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng. Việc di dời
các doanh nghiệp công nghiệp phân tán trong khu vực dân cư vào khu công nghiệp
là công việc khó khăn cần có thời gian, quyết tâm, chính sách nhất quán, nguồn lực
thích hợp và cơ chế, bộ máy quản lý đủ hiệu lực.

Việc phát triển các khu công nghiệp cần tính đến các yếu tố đặc thù của hệ sinh
thái, đến tác động lâu dài của phát triển công nghiệp bền vững. Ưu tiên phát triển
công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, phát triển hệ thống quan trắc, cảnh báo
môi trường, xây dựng thương hiệu khu công nghiệp.

Phát triển khu công nghiệp phải đồng bộ với phát triển hạ tầng bảo vệ môi trường
như: các phương tiện chuyên dùng thu gom, xử lý chất thải, khai thông luồng lạch để
tăng tính tự làm sạch của dòng sông, tránh ứ đọng nước rác trên sông gần khu công
nghiệp...

Nói tóm lại, phát triển các khu công nghiệp là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển
đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng vấn đề quan trọng là làm sao giải quyết
hài hòa giữa tăng trường kinh tế với việc nâng cao đời sống của người dân và kiểm
soát mức độ ô nhiễm trong phạm vi cho phép. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường cùng một nội hàm, vì thế chiến lược, hướng tiếp cận cho bài toán
doanh nghiệp phát triển bền vững chính là “phát triển trong bảo vệ”.

Nếu chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà quay lưng lại với môi trường, các doanh nghiệp
sẽ tự đào thải trên con đường phát triển và hội nhập của đất nước. Bài học của
Vedan rất đáng để cho các doanh nghiệp suy ngẫm.

ường, đe dọa đến phát triển bền vững.

You might also like