You are on page 1of 8

Bài 1

Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao,
lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình lạm phát hiện nay
ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối
đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế
của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới
đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang
Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch của Mỹ vừa công bố một báo cáo về tình hình kinh tế
châu Á, trong đó lấy Việt Nam làm tâm điểm để phân tích tình trạng lạm phát leo thang
trong khu vực Báo cáo nhận định, Việt Nam chỉ là một nền kinh tế nhỏ trong khu vực
châu Á vì GDP 70 tỷ USD của Việt Nam chỉ tương đương với 1% GDP của toàn khu
vực này, trừ Nhật Bản. Trong những năm gần đây, Việt Nam gây ấn tượng bởi tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao liên tục. Mặc dù vậy, Việt Nam đang chịu tác động từ chính
thành công quá lớn và quá nhanh chóng của chính mình.
Theo các số liệu đưa ra trong báo cáo, các dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong năm
2007 có thể đạt 5,7 tỷ USD (8,1% GDP), còn các dòng vốn khác có thể đạt khoảng 8,9
tỷ USD (12,7% GDP). Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng trong năm 2007 đạt mức 54%,
thị trường chứng khoán cũng phát triển bùng nổ. . Ở các nước châu Á khác, giá lương
thực - thực phẩm tăng cao là nguyên nhân chính gây lạm phát, nhưng ở Việt Nam, giá
cả các mặt hàng phi lương thực cũng tăng tới trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái do
tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu cao và thanh khoản dồi dào. Tình hình lạm phát ở Việt
Nam hiện nay được coi là một ví dụ về “cú sốc” lạm phát. Một số ví dụ khác bao gồm
Trung Quốc hồi mùa xuân năm 2004 và mùa thu năm 2007, Ấn Độ đầu 2008, Indonesia
mùa hè 2005…
Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay giảm xuống rất thấp và lạm phát ở mức rất cao (trên
20%). Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay rất thấp, chỉ còn 6,7% mặc dù tốc độ tăng
trưởng của Việt Nam năm 2007 cao nhất trong 10 năm qua. Mục tiêu tăng trưởng GDP
năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm trước là 8,5- 9%, Thủ tướng Chính
phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9%. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã chậm
lại so với tốc độ của quý 1/2007. Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% và lạm
phát năm 2008 tình đến nay là 22,3%. Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số
(12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và
bằng gần ba phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho
cả năm 2008; nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với
1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5% so với 18,2%)...
Lạm phát ở nước ta trong năm 2008 là sự tích hợp của nhiều yếu tố: Lạm phát cầu kéo,
lạm phát chi phí đẩy, lạm phát tiền tệ, lạm phát do yếu tố tâm lý.... Chúng ta đã bàn
nhiều đến nguyên nhân trong nước và quốc tế nhưng nguyên nhân cơ bản là do đã mở
rộng tín dụng và đầu tư một cách quá mức để hy vọng đạt được tăng trưởng kinh tế
cao trong ngắn hạn. Chính vì vậy, bây giờ chúng ta phải trả giá bằng mất ổn định kinh
tế vĩ mô, ít nhất là trong trung hạn

Chuyên gia IMF cho rằng, với chính sách hiện nay, Việt Nam đang nhập khẩu lạm phát
từ bên ngoài. Việt Nam cần có một cách tiếp cận mới, linh hoạt hơn, thích ứng với biến
động thị trường để cuối 2008 lạm phát có thể trở về một con số. Cách đây vài năm,
năm 2004, Việt Nam cũng đặt trong chỉ số lạm phát của Việt Nam ở mức 9,4%. Tuy
nhiên, so với thời điểm đó, tình hình lạm phát năm nay có nhiều điểm khác.
Một là, đồng USD bị mất giá trên toàn cầu, đòi hỏi có những tính toán, cân nhắc về việc
có nên tiếp tục cố định tỷ giá tiền đồng so với tiền USD không.
Hai là dòng vốn từ nước ngoài đổ vào Việt Nam nhiều hơn rất nhiều so với trước. Ngân
hàng Nhà nước giữ vai trò điều tiết buộc phải đóng vai trò người mua ngoại tệ cuối
cùng và đưa thêm tiền đồng vào lưu thông. Tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam cao
hơn nhiều so với các nước trong khu vực, đặc biệt mức chênh lệch giữa tăng trưởng
GDP và tăng cung tiền của Việt Nam dãn rộng trong 3 năm qua.

Mức tăng cung tiền của Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu
vực.
Đối với một nước dân số đông và tăng nhanh như Việt Nam, số người nghèo có thể
tăng lên cùng với lạm phát. Ứng phó trước tình trạng này, chỉ một bộ phận người Việt
có thể đầu tư vào lĩnh vực tài chính, bảo vệ chính mình. Người nghèo không có được
công cụ bảo vệ đó. Họ phụ thuộc vào thu nhập hằng ngày. Họ có thể bị đói trong "cuộc
đua" mua hàng hóa trong cơn lạm phát.
Việt Nam đang nhập khẩu lạm phát
Nhìn ra khu vực, cùng chịu tác động của cú sốc cung, của tăng giá hàng hóa nhưng
tình trạng lạm phát của các nước rất thấp, ngay cả Trung Quốc có tốc độ phát triển kinh
tế nhanh hơn nhiều so với Việt Nam.
Chuyên gia IMF cho rằng, một trong những lí do tại sao lạm phát ở Trung Quốc,
Malaysia, Thái Lan thấp hơn Việt Nam nằm ở chính sách tỷ giá hối đoái.
Việt Nam ràng buộc tỷ giá vào một điểm so với đồng USD trong khi đồng tiền này biến
động trên thị trường tiền tệ toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đã nhập
khẩu một phần ảnh hưởng lạm phát của việc đồng USD mất giá.
Trong khi đó, các nước khác trong khu vực đã cho phép tỷ giá biến động phù hợp với
những biến động của đồng USD trên thị trường. Đồng USD đã giảm giá 9% so với
euro, 7% so với đồng yên. Điều này đồng nghĩa với giá hàng hóa trên thế giới tính theo
tiền USD tăng rất nhanh. Phản ứng của các nước này giúp cho giá hàng hóa không bị
tăng theo sự mất giá của đồng USD, xóa đi một số tác động xấu đối với nền kinh tế.
Bài 2:Phần II: Dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm 2010
Đánh giá lạm phát từ khía cạnh cung – cầu
Nguyên nhân lạm phát chi phí đẩy và cầu kéo như phân tích ở phần I là xem xét giá cả hàng hóa
ở khía cạnh cung-cầu. Trong một nền kinh tế có cơ chế thị trường được vận hành tốt thì giá sau
một thời gian sẽ tự điều chỉnh về mức cân bằng và mức giá mới thường không cao bằng chi phí
sản xuất tăng thêm. Do vậy mức tăng giá hàng hóa sẽ tùy thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá
và mức tăng lên của cung cầu thực sự trên thị trường.
Phía cung: Chúng ta gộp những yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa do chi phí đẩy thành
nhóm tăng giá từ phía cung. Trong nhóm này gồm có giá hàng hóa nhập khẩu tăng, tiền trong
nước giảm giá, tăng giá điện, nước, than, xăng, dầu…
Chúng tôi cho rằng, giá hàng hóa trên thế giới năm 2010 khó có thể tăng mạnh, vì kinh tế thế
giới vẫn đang phải vật lộn với nhiều khó khăn. Việc điều chỉnh tỷ giá cũng không ảnh hưởng
mạnh trên diện rộng đối với nhiều hàng hóa vì cơ cấu hàng tiêu dùng trong nhập khẩu chiếm tỷ
lệ không cao (khoảng 30%). Ngoài ra, ngay trước khi có quyết định điều chỉnh tỷ giá của NHNN
vào ngày 10/02/2010, thực tế rất ít nhà nhập khẩu mua USD theo đúng tỷ giá niêm yết.
Việc tăng giá điện, nước, than, xăng, dầu tác động trực tiếp và lan tỏa đến chi phí sản xuất thực
tế không lớn (ước tính 0,27% - 0,49%). Như vậy, mức độ tác động thực lên CPI của việc tăng giá
điện sẽ không phải là một vấn đề đáng lo ngại quá mức.
Lo ngại lớn nhất hiện nay có lẽ là hiệu ứng tâm lý từ việc tăng giá của nhiều mặt hàng cơ bản,
đặc biệt là điện, sẽ kích hoạt một đợt tăng giá mới. Vừa qua, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện
pháp kiểm soát bình ổn giá cả, giãn tăng giá xăng dầu nên hiệu ứng tâm lý được dự báo cũng sẽ
không còn quá mạnh.
Phía cầu: Chúng ta xem xét nguyên nhân tăng giá hàng hóa xuất phát từ phía cầu. Ở những nền
kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, dù giá nhiều hàng hóa tăng lên khá mạnh vào cuối năm 2009,
chính sách tiền tệ được mở rộng nhưng CPI năm 2009 vẫn ở mức khá thấp.
Trong báo cáo gần đây, World Bank và IMF dự báo, CPI thế giới năm 2010 cũng chỉ tăng 1 -
2%. Điều này cho thấy nhu cầu thực sự trong các nền kinh tế vẫn chưa thể tăng mạnh trở lại để
đẩy giá hàng hóa thế giới tăng cao.
Đối với tình hình trong nước, chúng tôi cũng cho rằng, sức ép lạm phát từ phía cầu sẽ không quá
lớn. Kinh tế trong nước dù đạt được sự phục hồi nhưng vẫn còn khó khăn so với trước khủng
hoảng. Lãi suất hiện nay vẫn đang ở mức 16-17% nên nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội sẽ bị
ảnh hưởng đáng kể. Cầu hàng hóa từ Chính phủ cũng không quá mạnh do chính sách kích cầu
được thu hẹp và Chính phủ cũng phải nỗ lực để giảm thâm hụt ngân sách.

Đánh giá lạm phát từ nguyên nhân tiền tệ


Tương quan tăng trưởng tín dụng và CPI cuối kỳ
Liệu mức tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao có tạo ra lạm phát cao? Nếu sử dụng dữ liệu
thống kê cuối kỳ tính theo năm, chúng ta sẽ thấy không có một mối quan hệ rõ ràng giữa mức
tăng trưởng tín dụng và lạm phát trong năm đó.
Các kiểm định thống kê cho thấy ít có mối tương quan chặt chẽ giữa lạm phát ngay trong chính
năm đó. Hình dưới cho thấy mối tương quan này ở mức rất thấp (R2 = 0,0043). Những tham số
thống kê chỉ ra rằng từ năm 1990 đến 2009, CPI tính theo năm vào cuối kỳ (tháng 12) và tăng
trưởng tín dụng trong năm đó gần như không có mối quan hệ nào.
Năm 2000, các chính sách kích thích kinh tế được sử dụng một cách mạnh mẽ ở Việt Nam. Tín
dụng năm 2000 tăng trưởng 73%, cung tiền tăng 56% (Nguồn: ADB), nhưng CPI vẫn giảm
1,6%.
Nguyên nhân khiến CPI giai đoạn này thấp là do kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn sau
khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Á năm 1997 - 1998. Kinh tế thế giới trong giai đoạn này
cũng bị đình trệ bởi một số cuộc khủng hoảng ở Nga và châu Mỹ Latin. Với việc người dân hạn
chế chi tiêu, giá cả hàng hóa khó có cơ hội tăng mạnh. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là độ trễ
giữa tăng trưởng cung tiền và lạm phát ở Việt Nam thường là 5 - 7 tháng nên số liệu cuối kỳ tính
vào cùng một thời điểm sẽ không phản ánh được mối quan hệ này.
Thực tế này khiến chúng tôi tin rằng, việc duy trì một mức tăng trưởng tín dụng vừa phải trong
năm 2010 sẽ khó gây ra mức lạm phát cao ngay trong năm, khi mà giá hàng hóa thế giới có thể
sẽ không tăng mạnh và sức cầu trong nước vẫn chưa mạnh trở lại.

Tương quan tăng trưởng tín dụng và CPI theo tháng


Sử dụng số liệu tăng trưởng tín dụng, cung tiền và lạm phát tính theo tháng so với cùng kỳ năm
trước cho thấy có một liên hệ khá chặt chẽ. Nếu mối tương quan này duy trì như trong quá khứ
thì CPI năm 2010 sẽ đạt mức cao nhất vào tháng 4 và 5.
Tuy vậy, kể từ tháng 11/2009 đến tháng 02/2010 mối tương quan này đã giảm đi đáng kể. Thực
tế cũng cho thấy mức tăng của CPI từ tháng 11/2009 đến tháng 02/2010 đã thấp hơn khá nhiều
so với kết quả dự báo của chúng tôi, theo mô hình được thiết lập từ dữ liệu của các nhân tố liên
quan trong quá khứ.
Như vậy, có thể tin tưởng CPI trong tháng 4 và 5/2010 nhiều khả năng sẽ không cao như nhiều ý
kiến quan ngại. Lạm phát năm 2010 có thể được kiểm soát nếu NHNN duy trì mức tăng cung
tiền một cách hợp lý.

Dự báo bằng mô hình định lượng: Lạm phát năm 2010 ở mức 8,7%
Việc dự báo lạm phát luôn là một công việc không dễ dàng. Lý thuyết và thực tế cho thấy lạm
phát phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố rất khó xác định và thường xuyên
biến động. Tuy vậy, dự báo được xu thế của lạm phát có ý nghĩa rất quan trọng đối với những
người làm chính sách và nhà đầu tư.
Chúng tôi xây dựng mô hình dự báo dựa trên đánh giá các yếu tố tác động lạm phát trong bối
cảnh kinh tế Việt Nam năm 2010. Dữ liệu CPI, tăng trưởng tín dụng, cung tiền M2 và chỉ số giá
hàng hóa được tính theo chu kỳ 12 tháng. Nguồn dữ liệu cập nhật từ IMF, Tổng cục Thống kê và
NHNN, từ tháng 01/2007 đến tháng 02/2010.
Kết quả dự báo cho thấy chỉ số CPI của tháng 3 tăng khoảng 0,87%, mức tăng này thấp hơn khá
nhiều so với 4 tháng gần đây. Tuy vậy, đây lại là mức cao so với cùng kỳ của những năm vừa
qua (trừ năm 2008).
Trong mô hình dự báo, chúng tôi giả định NHNN sẽ kiểm soát tăng trưởng tín dụng trong năm
2010 ở mức khoảng 30% (mục tiêu này của NHNN trong năm 2010 là 25%). Với mức này thì tín
dụng vào tháng 5 và tháng 6/2010 có thể sẽ tăng trưởng ở mức 30% (YoY) và tăng trưởng cung
tiền M2 cũng chỉ khoảng 20% (YoY). Với các giả định này, mô hình của chúng tôi chỉ ra CPI kết
thúc năm 2010 sẽ quanh mức 8,7%.

CPI dự báo cho từng tháng và cả năm 2010


Tháng
1a 2a 3f 4f 5f 6f 7f 8f 9f 10f 11f 12f
(2010)

CPI 1,3 1,9 0,8 0,3 0,7 0,3 0,0 0,4 0,4 0,1 0,5 0,98
(MoM) 6 6 7 4 5 7 9 3 8 8 6

CPI lũy 1,3 3,3 4,2 4,6 5,3 5,7 5,8 6,3 6,8 7,0 7,6 8,70
kế 6 5 5 0 9 8 8 4 5 4 4

CPI 7,6 8,4 9,5 9,5 9,9 9,7 9,2 9,4 9,3 9,1 9,1 8,70
(YoY) 2 6 9 8 3 3 7 7 2 1 2

Nguồn: TCTK và Vietstock dự báo Ghi chú: (a) thực tế


(f) dự báo

Mô hình dự báo của chúng tôi cũng cho thấy lạm phát tính theo năm ở mức trên 9% gần như suốt
năm 2010. Đây là một tỷ lệ tương đối cao nếu so sánh với CPI của Việt Nam thời kỳ trước năm
2007.

Kết luận
Kết quả dự báo từ mô hình định lượng của chúng tôi chỉ ra rằng mức lạm phát trong năm 2010 sẽ
chỉ quanh mức 8,7% khi tăng trưởng tín dụng được kiểm soát dưới 30%. Mô hình cũng thể hiện
kết quả CPI dự báo trong tháng 3/2010 vào khoảng 0,87%, và tháng 4 giảm xuống còn 0,34%, so
với tháng trước. Kết quả này là thấp hơn nhiều so với những lo ngại trước đây.
Với kết quả dự báo này chúng tôi cho rằng trong thời gian tới, hoạt động trên thị trường tín dụng
có thể sẽ sôi động trở lại, cung tiền được tăng lên nhằm hạ lãi suất cho vay trên thị trường xuống
còn 12 - 14%, phù hợp với mức lạm phát dưới 9% trong năm 2010.
Chúng tôi tin rằng, Chính phủ đang ý thức được tầm quan trọng của vấn đề lạm phát khi thời
gian gần đây các biện pháp bình ổn giá cả, yêu cầu giãn tăng giá xăng dầu…liên tục được thực
hiện. Tác động tiêu cực của vấn đề lạm phát lên kinh tế vĩ mô và TTCK trong năm 2010 có thể là
không quá lớn khi lạm phát nhiều khả năng được kiểm soát dưới 2 chữ số. Tuy nhiên, có thể
chính phủ sẽ phải duy trì kỷ luật về chi tiêu ngân sách, kiểm soát chặt hơn việc đầu tư và các
khoản hỗ trợ cho doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, NHNN cũng phải kiểm soát tăng trưởng tín
dụng và cung tiền ở mức vừa phải (theo chúng tôi là dưới 30%).
Điều này cũng cho thấy rằng hoạt động nới lỏng tiền tệ trong thời gian tới chỉ có thể diễn ra
trong thận trọng. Kỳ vọng một sự tăng trưởng mạnh trên TTCK là một hành động không nên
trong bối cảnh hiện nay. Thay vào đó, TTCK có thể sẽ có các đợt sóng ngắn hơn theo nhịp lạc
quan của triển vọng nền kinh tế.

Hồ Bá Tình, Trưởng nhóm Vĩ mô và Thị trường, Vietstock


Bài 3:ADB dự báo kinh tế Việt Nam 2010: Lạm phát sẽ ở mức 8,5%

Kích thích sản xuất và tiêu thụ hàng nội địa cũng là một trong những biện pháp chống
suy giảm kinh tế. (Ảnh chụp tại chợ Bình Tây, TP.HCM) Ảnh: HTD
Suy giảm kinh tế của Việt Nam dường như đã chạm đáy.

“Nhờ những phản ứng chính sách nhanh chóng và mạnh mẽ của Chính phủ mà Ngân
hàng Phát triển châu Á đã điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng năm 2009 của Việt Nam
lên 4,7% thay vì 4,5% như dự báo đưa ra hồi tháng 3 vừa qua. Chúng tôi xin chúc
mừng Chính phủ và nhân dân Việt Nam”. Đó là lời khai mạc lễ công bố Báo cáo cập
nhật Phát triển kinh tế châu Á năm 2009 của ông Ayumi Konishi - Giám đốc quốc gia
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam vào sáng qua (22-9).

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt hơn khu vực

Theo ông Konishi, sở dĩ ADB có thể có đánh giá tích cực như vậy là do kết quả của các
biện pháp, chính sách nhanh chóng và mạnh mẽ của Chính phủ, hạn chế mức thấp
nhất các tác động tiêu cực của suy giảm kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, gói kích thích kinh
tế là rất có ý nghĩa vì đã hỗ trợ kịp thời cho khu vực sản xuất kinh doanh. Đồng thời,
việc đẩy mạnh tiêu thụ thị trường nội địa cũng là một hướng đi rất đúng đắn trong bối
cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm.

Ông Konishi dự báo suy giảm kinh tế của Việt Nam dường như đã chạm đáy từ đầu
năm 2009. Điều đó được thể hiện qua mức tăng trưởng GDP đã tăng 3,9% trong nửa
đầu năm 2009 so với 6,2% trong năm 2008 và trên 8% trong giai đoạn 2005-2007. Khi
công bố Báo cáo cập nhật Triển vọng phát triển châu Á 2009 vào tháng 3 hằng năm,
ADB lưu ý kinh tế Việt Nam đã phản ứng với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tương
đối tốt. Mặc dù môi trường bên ngoài không mấy thuận lợi, nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng
trưởng trong năm nay.
Theo dự báo của ADB, năm 2009 kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt hơn so với các nền
kinh tế trong khu vực. GDP của Việt Nam đạt 4,7%, trong khi đó Indonesia đạt 4,3%,
Thái Lan -3,2%, Philippines 1,6%, Singapore -5%...

Lạm phát đang có nguy cơ trở lại

Đánh giá cao những nỗ lực Việt Nam đạt được trong thời gian qua, tuy nhiên ông
Bahodir Ganiev (chuyên gia kinh tế của ADB) cho rằng sức ép lạm phát xuất hiện ngay
trở lại trong quý II khi giá cả hàng hóa cơ bản tăng vọt. Hiện lạm phát của Việt Nam vẫn
cao hơn một số nước trong khu vực như Philippines, Singapore...

ADB giả định Chính phủ không thông qua các biện pháp kích thích tài khóa bổ sung
vào năm tới, nếu các chính sách thắt chặt tiền tệ vẫn được duy trì thì tăng trưởng GDP
của Việt Nam sẽ tăng lên 6,5% vào năm 2010 và lạm phát là 8,5%.

Thắt chặt tín dụng tiêu dùng và cổ phiếu

Ông Konishi cũng khuyến cáo những rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.
Đó là sự phục hồi chậm của nền kinh tế toàn cầu sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của Việt
Nam. Đồng thời, giá cả hàng hóa thế giới tăng sẽ làm lạm phát trong nước tăng lên khi
ngành sản xuất của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu ngoại
nhập. Đồng thời, lạm phát năm 2010 tăng cũng do nguồn cung tiền năm 2009 quá lớn.
Do khủng hoảng kinh tế, với thâm hụt ngân sách đang gia tăng và áp lực lạm phát,
cũng như thâm hụt cán cân thanh toán, Chính phủ nên đảm bảo cân bằng giữa kích
thích tăng trưởng thông qua các biện pháp kích cầu và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

Để ngăn chặn kịch bản đó xảy ra, ông Bahodir Ganiev khuyến nghị: Ngân hàng nhà
nước nên yêu cầu các ngân hàng thương mại quốc doanh hạn chế tăng trưởng các
khoản vay xuống 25% trong năm 2009 và yêu cầu toàn bộ ngân hàng thương mại thắt
chặt tín dụng tiêu dùng và mua bất động sản, cổ phiếu. Bên cạnh đó, Chính phủ cần
đánh giá kỹ lưỡng các tác động trung hạn của những biện pháp đã thực hiện trước khi
thực hiện thêm các biện pháp kích thích tài chính nữa. Đồng thời, Ngân hàng nhà nước
cần hạn chế tình trạng thiếu hụt ngoại tệ trên thị trường chính thức thông qua việc bán
thêm ngoại tệ, áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn.

Theo www.phapluattp.vn

You might also like